Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

TIỂU LUẬN MÔN KINH DOANH QUỐC TẾ NESTLÉ: NHỮNG TRANH LUẬN XUNG QUANH SỮA CHO TRẺ EM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.43 KB, 10 trang )

1
Case 1-2 NESTLÉ: NHỮNG TRANH LUẬN XUNG QUANH SỮA CHO TRẺ
EM
Nestlé Alimentana của Vervey, Thụy Sỹ, là một trong những công ty chế biến thực
phẩm lớn nhất của thế giới với doanh số trên toàn cầu hơn 100 tỷ USD, đang là một
chủ đề của một cuộc tẩy chay quốc tế. Hơn 20 năm qua, bắt đầu từ luận điểm của tổ
chức y tế Pan American, Nestle đã bị cáo buộc có liên quan đến cái chết của những
đứa trẻ ở các nước thuộc thế giới thứ ba (những nước đang phát triển của châu Phi,
châu Á và Mỹ la tinh, nhất là những nước không liên kết với các quốc gia cộng sản
hoặc phương Tây). Sự cáo buộc xoay quanh việc bán sửa dành cho trẻ sơ sinh, là
nguyên do dẫn đến cái chết hàng loạt của trẻ sơ sinh thuộc thế giới thứ ba.
Vào năm 1974, một nhà báo người Anh đã xuất bản một bài báo cho rằng những nhà
sản xuất sữa bột có công thức pha sẵn đã góp phần cho những cái chết của trẻ ở thế
giới thứ ba bởi việc bán lâu dài những sản phẩm của họ cho những người không có
khả năng sử dụng chúng một cách thích hợp. Bài báo cáo 28 trang đã buộc tội ngành
này khuyến khích những người mẹ từ bỏ việc cho con bú bằng sữa mẹ và sử dụng
công thức sữa bột. Bài báo này sau đó lại được xuất bản ở một nhóm làm việc vì thế
giới thứ ba, hỗ trợ cho những nước kém phát triển. Một cuốn sách nhỏ có tựa đề:
“Nestle giết những đứa trẻ” và buộc tội Nestle với hành vi trái với luân lý và vô đạo
đức.
Dù có một vài công ty thâm nhập thị trường sữa cho trẻ sơ sinh trên toàn thế giới
nhưng Nestle vẫn nhận được hầu hết sự chú ý. Tình huống này cảnh báo một vài vấn
đề quan trọng đối với tất cả công ty đa quốc gia. Trước khi đề cập đến vấn đề, chúng
ta hãy xem xét kỹ hơn về những lời buộc tội của liên minh hành dộng vì chế độ cho
trẻ sơ sinh và các tổ chức khác cũng như sự tự bảo vệ của Nestle.
NHỮNG LỜI BUỘC TỘI
Hầu hết sự phản đối các công thức sữa cho trẻ sơ sinh tập trung vào vấn đề quảng cáo
và marketing những sản phẩm như vậy đã không khuyến khích việc cho con bú sữa
mẹ đối với một số bà mẹ ở thế giới thứ ba và dẫn tới việc sử dụng sai sản phẩm, từ đó
2
góp phần vào nạn suy dinh dưỡng trẻ em và chết. Dưới đây là một số lời buộc tội


được đưa ra:
- Một y tá người Peru báo cáo rằng công thức sữa này đã tìm đường tới các bộ lạc
Amazon nằm sâu trong các khu rừng phía Bắc Peru. Ở đó nước được lấy từ một
con sông ô nhiễm, con sông đó cũng được sử dụng để giặt giũ và vệ sinh, những
đứa trẻ được nuôi từ đó cũng bị tấn công liên tiếp bởi dịch tả và nôn mửa.
- Trên toàn thế giới thứ ba, nhiều bậc cha mẹ đã pha loãng sữa của bé để tiết kiệm
hơn. Thậm chí một số tin là chính cái chai đã có chất lượng nuôi dưỡng và chỉ cần
đổ đầy nước vào chai. Kết quả là sự thiếu dinh dưỡng nghiêm trọng.
- Một bác sỹ báo cáo rằng ở khu vực nông thôn, một đứa bé trai mới sinh ra nặng 7
pounds, sau 4 tháng nó chỉ còn 5 pounds. Chị của cậu bé – 18 tháng tuổi cân nặng
12 pounds, tương đương với cân nặng của một đứa bé 4 tháng tuổi. Rồi sau đó nó
chỉ còn 8 pound. Hai đứa trẻ chưa bao giờ được bú sữa mẹ, và kể từ khi sinh ra,
bữa ăn của chúng cơ bản chỉ là bú bình. Với một đứa trẻ 4 tháng tuổi, theo tiêu
chuẩn thì một hộp sữa chỉ được sử dụng dưới 3 ngày, trong khi đó người mẹ lại sử
dụng 1 hộp trong 2 tuần cho cả hai đứa trẻ.
- Ở nông thôn Mexico, Philippin, Trung Mỹ và toàn bộ châu Phi, có sự giảm mạnh
việc cho con bú bằng sữa mẹ. Những lời chỉ trích cho rằng sự giảm sút này phần
lớn là do quảng cáo và khuyến mại sữa cho trẻ. Những âm điệu qua radio đầy
khéo léo tán dương về sự tuyệt vời của “bột người da trắng sẽ làm cho đứa trẻ
phát triển và khỏe mạnh”. “Những y tá sữa” khi thăm những bà mẹ đang điều trị
trong bệnh viện và tại nhà cũng cung cấp những mẫu sữa miễn phí. Những hành
động này làm khuyến khích những bà mẹ từ bỏ việc cho con bú và sử dụng đến bú
bình bởi vì nó là “một thứ thời trang hay bởi vì đây là điều những bà mẹ cần phải
làm.”
SỰ BIỆN HỘ CỦA NESTLE
Những điểm dưới đây nhằm bảo vệ việc marketing sữa công thức cho trẻ ở thế giới
thứ ba:
Trước hết Nestle tranh luận rằng công ty chưa bao giờ ủng hộ việc bú bình thay cho
bú sữa mẹ. Tất cả các sản phẩm của công ty đều có một thông điệp đầu tiên rằng cho
3

trẻ bú sữa mẹ là tốt nhất. Công ty tuyên bố rằng “luôn tin tưởng sữa mẹ là thức ăn tốt
nhất đối với trẻ sơ sinh và khuyến khích bú sữa mẹ trên toàn thế giới bởi vì điều đó đã
được làm trong nhiều thập niên”. Công ty đã đưa ra sự hỗ trợ cho lời tuyên bố này,
một trong những cuốn sách giáo dục lâu nhất của Nestle về “Cho trẻ bú và vệ sinh”,
cuốn sách có từ năm 1913 và khuyến khích việc cho bú sữa mẹ.
Tuy nhiên, công ty vẫn tin rằng sữa bột có công thức dành cho trẻ vẫn đóng một vai
trò quan trọng trong việc bổ sung nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ khi mà những
đứa trẻ cần có đủ nguồn dinh dưỡng và thức ăn thích hợp ngoài nguồn sữa mẹ, hoặc là
thức ăn thay thế sữa mẹ khi bà mẹ không có khả năng hay không có sự lựa chọn cho
con bú sữa mẹ. Một bác sỹ báo cáo rằng: “Một bà mẹ không có khả năng kinh tế dẫn
đến không thể ăn uống đầy đủ, chỉ cho con bú sữa mẹ đang làm tăng những đứa trẻ
mà tỷ lệ tăng trưởng của chúng bắt đầu giảm rõ rệt vào khoảng 3 tháng tuổi. Những
bà mẹ này sau đó quay sang cho trẻ ăn bổ sung những thứ gây hại hại cho trẻ. Những
thứ này bao gồm trà thảo dược, nước gạo, nước ngô và sữa đặc có đường. Việc cho ăn
như thế này có thể cũng được chuẩn bị với nguồn nước ô nhiễm và cho ăn trong điều
kiện không vệ sinh.
Những người mẹ ở các nước đang phát triển thường hay có chế độ ăn uống thiếu hụt.
Tại Philippin, một người mẹ trong một gia đình nghèo đang nuôi một đứa trẻ cho ra
khoảng 1 pint (0,58 lít) sữa mỗi ngày. Những người mẹ ở Mỹ cho ra khoảng 1 quart
(1,14 lít) sữa mỗi ngày. Đối với cả người mẹ ở Philippin và Mỹ, sữa cho ra bổ dưỡng
như nhau. Vấn đề là có ít sữa hơn cho đứa trẻ Philippin. Nếu người mẹ Philippin
không tăng khẩu phần cho trẻ, đứa trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.
Rất nhiều người phụ nữ nghèo ở thế giới thứ ba cho trẻ bú bình vì công việc của họ
thường ở trên cánh đồng hay nhà máy sẽ không có điều kiện cho bé bú sữa mẹ.
Những người phụ nữ Tây Âu có dinh dưỡng tốt, trung bình nặng hơn hầu hết phụ nữ
ở những quốc gia kém phát triển từ 20-30 pounds, sẽ không thể cho con bú hoàn toàn
bằng sữa mẹ quá 5-6 tháng. Việc tuyên bố rằng phụ nữ thế giới thứ ba có thể cho con
bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 1-2 năm đầu mà chúng có thể khỏe mạnh là thái quá.
Vì vậy, tất cả trẻ trên 5-6 tháng tuổi đòi hỏi phải có nguồn thức ăn bổ sung.
4

Thực phẩm cai sữa có thể được phân loại như cháo ngũ cốc bản địa từ hạt kê hay gạo,
hoặc sữa được sản xuất thương mại. Các thực phẩm cai sữa truyền thống thường hay
được làm bằng việc pha trộn bột ngô, gạo, hạt kê với nước và sau đó nấu hỗn hợp này.
Những thực phẩm cai sữa khác được sử dụng là bánh nghiền, đường và nước, và
chuối nghiền.
Có hai mối nguy hiểm căn bản khi sử dụng thực phẩm cai sữa bản địa. Đầu tiên, chất
lượng dinh dưỡng của cháo bản địa rất thấp. Thứ hai, vi sinh vật trong thực phẩm cai
sữa truyền thống là điều chắc chắn tại nhiều nước thuộc thế giới thứ 3. Hạt kê hay bột
thì hầu như bị ô nhiễm, nước được sử dụng trong nấu ăn sẽ hầu như chắc chắn bị ô
nhiễm; vì vậy, cháo bản địa, ngay cả khi được nấu lên, thường hay ô nhiễm với ruột
kết trực khuẩn, tụ cầu khuẩn, và những vi khuẩn nguy hiểm khác.
Các nhà khoa học gần đây so sánh ô nhiễm vi sinh của cháo bản địa với sữa bột thông
thường phục hồi được chuẩn bị trong điều kiện thô. Họ nhận thấy rằng cả hai đều bị ô
nhiễm với mức độ như nhau.
Vấn đề dinh dưỡng thật sự ở thế giới thứ ba không phải là cho hay không cho trẻ bú
sữa mẹ hay bú sữa bột mà làm thể nào để bổ sung cho sữa mẹ với thực phẩm đầy đủ
dinh dưỡng khi chúng cần thiết cho cơ thể. Tìm kiếm thực phẩm đầy đủ dinh dưỡng
bổ sung cho sữa mẹ tại địa phương và dạy mọi người là thế nào để chuẩn bị và sử
dụng chúng một cách an toàn là việc cần phải làm. Chỉ có giáo dục dinh dưỡng hiệu
quả cùng với nâng cao điều kiện vệ sinh và thực phẩm tốt cái mà con người có thể
đáp ứng được sẽ mang lại chiến thắng trong cuộc đấu tranh chống lại tình trạng ăn
uống không đủ chất ở thế giới thứ ba.
CÁCH GIẢI QUYẾT
Vào năm 1974, Nestle nhận ra sự thay đổi những mô tuýp xã hội ở những nước đang
phát triển, sự tiếp cận với radio và ti vi gia tăng. Nestle đã xem lại những cách thức
marketing của mình trên cơ sở theo khu vực. Kết quả là, quảng cáo sữa cho trẻ sơ sinh
trên phương diện truyền thông đa phương tiện bắt đầu được loại bỏ ngay tức khắc
trong những thị trường nhất định và vào năm 1978, bị cấm trên toàn thế giới bởi công
5
ty. Nestle sau đó bắt đầu thực hiện một số chương trình giáo dục sức khỏe toàn diện

hơn nhằm đảm bảo rằng sự hiểu biết về việc sử dụng hợp lý những sản phẩm của họ
đến với những bà mẹ, đặc biệt ở nông thôn.
“Nestle hoàn toàn ủng hộ các quy tắc của tổ chức y tế thế giới. Nestle sẽ tiếp tục
khuyến khích cho bú sữa mẹ và đảm bảo rằng hoạt động marketing của công ty không
ngăn cản việc cho bú sữa mẹ ở bất cứ nơi nào. Công ty dự định duy trì một cuộc đối
thoại mang tính xây dựng với các chính phủ và chuyên gia y tế ở tất cả các nước mà
công ty phục vụ với mục tiêu duy nhất là phục vụ các bà mẹ và sức khỏe của những
đứa trẻ” Trích dẫn từ bài báo “Nestle Discusses the Recommended WHO Infant
Formula Code”.
Vào năm 1977, trung tâm về trách nhiệm doanh nghiệp gồm những người có tín
ngưỡng khác nhau ở New York đã thúc đẩy việc chống lại dùng sữa bột tại các quốc
gia đang phát triển và tổ chức thế giới thứ ba đưa ra một chiến dịch tẩy chay nhiều sản
phẩm của Nestle. Mục đích của việc tẩy chay là làm ngưng lại các quảng cáo nuôi trẻ
bằng sữa bột ở thế giới thứ ba. Liên minh hành động vì thực phẩm sản xuất dành cho
trẻ (The Infant Formula Action Coalition), người tiếp nối của thế giới thứ ba, với một
vài tổ chức quốc tế khác, đã vận động thành công tổ chức y tế thế giới thảo ra một quy
định điều tiết quảng cáo và marketing thực phẩm dành cho trẻ sơ sinh ở thế giới thứ
ba. Năm 1981, bằng cuộc bỏ phiếu 114 - 1(ba nước bỏ phiếu trắng và Mỹ là nước duy
nhất không đồng ý), 118 quốc gia thành viên của WHO tán thành một quy tắc tự
nguyện. Quy tắc tự nguyện dài 8 trang thúc đẩy lệnh cấm trên toàn cầu về quảng cáo
và khuyến mãi thực phẩm cho trẻ sơ sinh và kêu gọi ngừng phân phát mẫu thử hoặc
quà tặng cho các bác sĩ, người khuyến khích sử dụng thực phẩm cho trẻ thay thế sữa
mẹ.
Vào tháng 5 năm 1981, Nestle tuyên bố họ sẽ hỗ trợ quy định trên và chờ mỗi nước
thông qua các quy định quốc gia mà sau đó sẽ có hiệu lực. Không may, rất ít quy định
như vậy được ban hành. Vào cuối 1983, chỉ có 25 trong số 157 quốc gia thành viên
của WHO đã thiết lập các quy định quốc gia. Theo đó, ban quản trị của Nestle quyết
định công ty phải áp dụng quy định trong chừng mực của luật pháp quốc gia, và vào
tháng 2 năm 1982, những hướng dẫn đối với nhân sự marketing được ban hành mô tả
6

sự hiểu biết tốt nhất về quy định của công ty và điều gì sẽ phải được làm tiếp theo sau
đó.
Thêm vào đó, vào tháng 5 năm 1982, Nestle thành lập ban kiểm toán thực phẩm dành
cho trẻ (NIFACT), chủ tịch là cựu thượng nghị sỹ Edmund J.Muskie, và yêu cầu ban
này xem lại những hướng dẫn của công ty đối với nhân viên thuộc lĩnh vực nhằm
quyết định họ có thể được nâng cao trình độ để thực hiện tốt hơn quy định này. Cùng
lúc đó, Nestle tiếp tục các cuộc gặp với tổ chức WHO và UNICEF nhằm cố gắng đạt
được sự giải thích chính xác những quy định. NIFACT đề nghị làm rõ một số điểm
đối với hướng dẫn mà họ tin là sẽ diễn giải những phần mơ hồ của quy định tốt hơn;
vào tháng 10 năm 1982, Nestle chấp nhận những đề nghị này và ban hành những
hướng dẫn đã được sửa lại đối với nhân sự thuộc lĩnh vực này.
Nestle đã tham vấn chung với WHO trước khi ban hành tuyên bố cảnh báo nhãn hiệu
vào tháng 10 năm 1983 nhưng vẫn không có được sự đồng ý hoàn toàn đối với tuyên
bố này. Hành động theo đề xuất của WHO, Nestle hỏi ý kiến các hãng có kinh nghiệm
và các chuyên gia đang phát triển về lĩnh vực đó và những tài liệu giáo dục thực
nghiệp, để công ty có thể đảm bảo rằng những tài liệu này đáp ứng các quy định.
Khi ủy ban tẩy chay Nestle quốc tế (INBC) nêu danh sách bốn điểm khác so với
Nestle, một lần nữa vấn đề trở thành diễn giải những đòi hỏi của quy định. Tại đây ,
những cuộc họp được tổ chức bởi UNICEF, theo đó UNICEF đồng ý định nghĩa
những phần được diễn giải khác nhau – trong một số trường hợp cung cấp những định
nghĩa trái với diễn giải của cả Nestle và INBC.
Những cuộc họp với UNICEF vào đầu năm 1984 cuối cùng cũng dẫn đến một tuyên
bố chung của Nestle và INBC vào ngày 25 tháng 1. Tại thời điểm đó, INBC tuyên bố
ngưng lại các hoạt động tẩy chay của mình, và Nestle cam kết tiếp tục hỗ trợ quy định
của WHO.
NESTLE HỖ TRỢ QUY ĐỊNH CỦA WHO
Công ty có thành tích mạnh mẽ khi thực thi quy định của WHO bao gồm:
7
Hỗ trợ ngay lập tức quy định của WHO, tháng 5 năm 1982, và chứng thực kết quả này
trước quốc hội Mỹ, tháng 6 năm 1981.

Đưa ra những hướng dẫn tới tất cả những người lao động, đại lý và nhà phân phối vào
tháng 2 năm 1982 để thực hiện quy định này tất cả các nước thuộc thế giới thứ ba,
những nơi mà Nestle sẽ bán thực phẩm cho trẻ em.
Thành lập một ủy ban kiểm tra, theo mục 11.3 của quy định WHO, đảm bảo sự tương
thích của công ty với những quy định. Ủy ban đứng đầu là Edmund S. Muskie , bao
gồm những giáo sĩ và nhà khoa học nổi tiếng.
Sẵn lòng gặp gỡ những người đứng đầu nhà thờ có liên quan, các tổ chức quốc tế và
những người đứng đầu tổ chức có quan tâm nghiêm túc tới việc áp dụng các quy định
của Nestle.
Ban hành những hướng dẫn sửa đổi đối với nhân sự của Nestle, tháng 10 năm 1982,
như được đề nghị bởi ủy ban Muskie nhằm làm rõ và làm tăng tính hiệu lực của quy
định.
Tham vấn WHO, UNICEF và NIFAC về cách diễn giải những quy định và cách tốt
nhất để thực thi những điều khoản cụ thể bao gồm làm rõ định nghĩa của
WHO/UNICEF về trẻ em cần cho thay thế bú sữa mẹ nhằm hỗ trợ được quyết định
bởi nhu cầu cung cấp do bệnh viện đưa ra.
NHỮNG CHÍNH SÁCH CỦA NESTLE
Năm 1978, Nestle đã dừng tất cả những quảng cáo tiêu dùng và phát mẫu trực tiếp
đến những bà mẹ. Những hướng dẫn đối với lĩnh vực được ban hành tháng 2 năm
1982 và được làm rõ trong những hướng dẫn sữa đổi vào tháng 10 năm 1982 để điều
chỉnh cho phù hợp các khoản mục quy định của WHO như chính sách của Nestle bao
gồm:
- Không quảng cáo đến mọi tầng lớp dân chúng.
- Không phát mẫu cho các bà mẹ.
- Không sử dụng công nhân đang cho con bú.
8
- Không dùng hoa hồng/ phần thưởng cho người bán hàng.
- Không sử dụng ảnh em bé trên nhãn hiệu.
- Không quảng cáo bán hàng tận nơi.
- Không thu hút bằng tài chính hay vật chất nhằm khuyến mại sản phẩm.

- Không phát mẫu đến các bác sĩ ngoại trừ ba trường hợp cụ thể: một sản phẩm
mới, một công thức mới hay một bác sĩ mới tốt nghiệp; giới hạn mỗi người hai
hộp.
- Giới hạn cung cấp đối với những người được yêu cầu bằng văn bản và chỉ đáp
ứng nhu cầu thực tế đối với sản phẩm thay thế sữa mẹ.
- Ghi lời tuyên bố “sữa mẹ là tốt nhất” trên tất cả các nhãn/ tài liệu.
- Các nhãn và tài liệu giáo dục tuyên bố rõ mối nguy hại liên quan đến việc sử
dụng sai công thức cho trẻ, được phát triển theo sự tham vấn với
WHO/UNICEF.
Mặc dù Nestle dừng các quảng cáo tiêu dùng, họ vẫn có thể duy trì thị phần sữa cho
trẻ sơ sinh ở thế giới thứ ba. Cho đến năm 1988, lời kêu gọi tiếp tục kế hoạch tẩy chay
bảy năm được một nhóm các thành viên hoạt động vì người tiêu dùng và hành động vì
trách nhiệm doanh nghiệp đưa ra. Nhóm tuyên bố rằng Nestle đang phân phối sữa cho
trẻ miễn phí thông qua các khu nhà hộ sinh như chiến thuật khuyến mại làm ảnh
hưởng thói quen bú sữa mẹ. Nhóm cho rằng Nestle và các công ty sữa khác tiếp tục
bán hạ giá sữa cho trẻ ở các bệnh viện, khu hộ sinh và cũng tuyên bố rằng, kết quả là
“ những đứa trẻ đang chết vì các công ty đang vi phạm quy định của WHO”. Năm
1997 IGBM tiếp tục tố cáo Nestle vi phạm quy định của WHO. Năm 2008 IBFAN trụ
sở tại Malaysia cáo buộc Nestle và những công ty sữa khác đang vi phạm hay lách
luật những quy định cấm. Xem những phản ứng của Nestle với những cáo buộc trên
website www.nestle.com
Đối tượng bị tập trung tẩy chay là cà phê uống ngay với sự lựa chọn của người nếm,
cà phê nhiều kem không sữa, aspirin anacin và advil.
Đại diện Nestle và các công ty sản phẩm gia dụng Mỹ bác bỏ lời buộc tội và phát
ngôn rằng họ đang tuân theo WHO và quy định quốc gia của từng nước.
9
NHỮNG TÌNH TIẾT MỚI
Một nhân tố mới làm cho tình huống phức tạp hơn: vào năm 2001 người ta tin rằng
3,8 triệu trẻ em trên toàn thế giới bị nhiễm HIV khi bú sữa mẹ. Đa số người mẹ được
khuyên cho trẻ bú bình. Tuy nhiên, 90% em bé bị nhiễm là ở các nước đang phát

triển. Hầu hết những khu vực bị ảnh hưởng 70% bà mẹ không mang virus HIV và lựa
chọn cho trẻ bú bình có thật sự hợp lý. Phần lớn những phụ nữ mang bầu ở các nước
đang phát triển không quan tâm họ có bị nhiễm HIV hay không và đa số họ sẽ chuyển
sang cho em bé bú bình chỉ để được an toàn. Ngoài ra, nếu cho bú bình trở thành một
biểu tượng của nhiễm HIV, những bà mẹ có thể tiếp tục cho con bú sữa mẹ chỉ để
tránh bị kỳ thị. Ở Thái lan phụ nữ mang bầu được đề nghị xét nghiệm và nếu kết quả
HIV dương tính họ sẽ được cung cấp sữa bột miễn phí. Nhưng ở nhiều nước châu phi,
nơi mà phụ nữ mang bầu nhiều gấp ba lần ở Thái Lan và tỉ lệ nhiễm HIV chiếm 25%
so với 2% ở Thái Lan, giải pháp trên trở nên ít khả thi hơn. Hơn thế nữa, bằng chứng
y học gần đây nhất chứng minh rằng nuôi con bằng sữa mẹ làm giảm khả năng bị ung
thư vú.
Trong năm 2004 nhu cầu sữa cho trẻ sơ sinh ở Nam Phi vượt quá nguồn cung khi
những người mẹ bị nhiễm HIV chuyển sang dùng sữa ngoài. Nhu cầu tăng đột biến
20% trong năm, chính phủ tiến hành điều tra tình trạng thiếu sữa, Nestle đã nắm bắt
cơ hội. Công ty đã mở cửa trở lại một nhà máy và bắt đầu nhập khẩu công thức từ
Brazil.
NHỮNG VẤN ĐỀ
Nhiều vấn đề nổi lên từ tình huống này, công ty phải đối phó như thế nào với làn sóng
tẩy chay sản phẩm? tại sao Mỹ quyết định không ủng hộ các quy định của WHO? Ai
đúng, WHO hay Nestle? Và vấn đề quan trọng hơn là trách nhiệm của việc marketing
của các công ty đa quốc gia tại những nước đang phát triển. Đặt sang một bên những
vấn đề khác, xem xét khả năng có hay không những hoạt động marketing của Nestle
làm ảnh hưởng đến hành vi của nhiều người. Hay nói cách khác Nestle đã làm thay
10
đổi văn hóa tiêu dùng. Khi Nestle và những công ty khác thành công trong việc giới
thiệu một ý tưởng mới vào nền văn hóa, văn hóa bị thay đổi và những thay đổi này có
thể tích cực hay tiêu cực. Vấn đề chìa khóa là, trách nhiệm của các công ty đa quốc
gia khi làm thay đổi văn hóa qua kết quả của các hoạt động marketing? Sau cùng,
hiện tại Nestle đã và đang đóng góp những gì cho chiến dịch chống HIV và AIDS ở
các nước đang phát triển?

CÂU HỎI
1) Trách nhiệm của các công ty trong tình huống trên?
2) Nestle có thể làm gì để tránh cáo buộc “ đang giết chết trẻ em ở thế giới thứ ba”
và vẫn tiếp thị được sản phẩm của họ?
3) Sau kinh nghiệm của Nestle, bạn đề nghị những gì để những công ty có thể bảo
vệ nó trong tương lai?
4) Giả sử bạn là người ra quyết định sau cùng có hay không việc quảng bá công
thức sữa cho trẻ em ở các nước thuộc thế giới thứ ba. Đọc tiêu đề “ những
quyết định có đạo đức và trách nhiệm xã hội” trong chương 5 để nghiên cứu
trách nhiệm xã hội và vấn đề đạo đức đối với những chiến dịch marketing và
quảng bá. Trách nhiệm xã hội của những quyết định? Chúng có đạo đức không?
5) Lời khuyên của bạn đối với Nestle trong vấn đề trẻ em bị nhiễm HIV thông qua
bú sữa mẹ?

×