Tải bản đầy đủ (.docx) (1 trang)

các loại hình nghệ thuật dân gian

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (33.77 KB, 1 trang )

Hát trò là một môn kịch hát dân gian đặc sắc được tỏ chức định kỳ 12 năm một lần
vào đầu mùa xuân hoặc vào các dịp làng nhận sắc phong, hay khi có lệnh triều đình mở
hội mừng chiến thắng, mùng thọ các vua chúa,…
Tập chèo là loại hình hát xướng dân gian thường được tổ chức ở đinhg làng trong
các dịp thu thuế. Trước ngày tế, sau khi dựng rạp xong, làng tổ chức hát tập chèo đón
rước thần linh cùng tổ tiên về dự lễ tế. lời hát có lúc nghiêm trang nhưng có lúc pha tính
cách hài hước gây nên những trận cười hả hê đối với người xem, nhất là phần hát đố, nhất
là ở phần hát đố, hát ghẹo.
Hát sắc bùa là hình thức hát xướng dân gian, thể hiện chủ yếu là phép trấn trạch
nhằm yểm quỷ trừ tà cho nhà ở. Sắc bùa Phò Trạch được tổ chức theo định kỳ 12 năm mộ
lần (năm tý tập, năm sửu sắc theo vòng 12 con giáp). Hát sắc bùa khởi đầu từ đêm trừ
tịch (30 tết) cho đến hết ngày 14 tháng Giêng là kết thúc để chuẩn bị những trò chơi khác
của mùa xuân.
Múa thiên hạ thái bình hay múa chạy chữ có từ thời Lê Sơ, cách đây hơn 500 năm.
Khởi đầu bằng điệu múa đàn xà (di chuyển như loài rắn) sau đó ổn định đội hình và xếp
chữ theo nội dung của bài ca xướng tuần tự các chữ Thiên, hạ, thái, bình.

×