Tải bản đầy đủ (.doc) (86 trang)

Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán” tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng Nam Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (571.58 KB, 86 trang )

LỜI CẢM ƠN
Sau thời gian học tập tại khoa kế toán trường Đại Học Công Nghiệp Việt –
Hưng, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo,cô giáo và bạn bè, em đã hoàn thành
bài báo cáo thực tập với đề tài “ Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh
toán” tại công ty cổ phần thương mại và xây dựng Nam Sơn”
Hoàn thành bài báo cáo này cho phép em được gửi lời cảm ơn đến cô giáo :
Đặng thị Minh Loan người đã tận tình hướng dẫn,giúp đỡ em trong quá trình hoàn
thành bài báo cáo . Đồng thời xin cảm ơn thầy cô giáo trong khoa đã giúp
Đỡ em hoàn thành bài báo cáo này
Xin chân thành cảm ơn ban giám đốc, phòng kế toán các anh ,chị trong
phòng kế toán đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thưc tập tại công ty
Trong quá trình thưc tập cũng như trong quá trình viết bài báo cáo khó tránh
khỏi những sai sót, rất mong các anh chị ở công ty và thầy cô giáo bỏ qua và chỉ
dẫn tận tình cho em
Em xin chân thành cảm ơn
MỤC LỤC
Căn cứ vào sổ chi tiết lập bảng tổng hợp chi tiết 25
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm qua cùng với sự phát triển của đất nước, của toàn nhân loại,
dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đang từng ngày, từng giờ
khắc phục mọi khó khăn quyết tâm hoàn thành đổi mới nền kinh tế đất nước, nhằm
nhanh chóng phát triển nền kinh tế Việt Nam sớm chuyển dịch kinh tế kế hoạch
sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước đến nay, bộ mặt của nền
kinh tế Việt Nam đã nhập cùng nền kinh tế các quốc gia trong khu vực. Thực tế sau
nhiều năm thực hiện có nhiều thay đổi to lớn và trở thành một nền kinh tế có tốc độ
cao.
Hạch toán kế toán là một trong những phương tiện quản lý kinh tế tài chính
của các đơn vị cũng như trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Ra đời và phát triển
cùng với sự xuất hiện và tồn tại của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, hệ thống hàng
hóa tiền tệ cho nên hệ thống hạch toán kế toán phải phù hợp đáp ứng được yêu cầu
từng giai doạn phát triển của nền kinh tế sản xuất xã hội, xuất phát từ thực tế trên lý


thuyết đi đôi với thực hành cho việc xuống cơ sở thực tập là hết sức cần thiết.
Trong nền kinh tế hiện nay muốn sản xuất ra nhiều của cải vật chất cũ như
việc kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả đều không thể thiếu được "Vốn
bằng tiền". Đó là mối quan tâm hàng đầu của mọi doanh nghiệp, quản lý chặt chẽ
vốn bằng tiền là điều kiện tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, bảo vệ chặt chẽ
ngăn ngừa các hiện tượng lãng phí tham ô tài sản của các đơn vị
Ngoài việc liên quan tới nguồn tài chính quốc gia xuất phát từ tầm quan trọng
của "Vốn bằng tiền" qua khảo sát thực tế tại "Công ty cổ phần thương mại và Xây
dựng Nam Sơn" Em đã nhận được sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình tỷ mỉ của cô giáo
hướng dẫn Đặng Thị Minh Loan và cơ quan thực tập. Cho nên em đã nghiên cứu và
chọn đề tài: "Nghiên cứu kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần Thương mại &
Xây dựng Nam Sơn".
Báo cáo gồm 4 chương trình:
Chương I: Đặc điểm tình hình chung của công ty cổ phần Thương mại & Xây
dựng Nam Sơn
3
Chương II: Cơ sở lý luận chung về kế toán vốn bằng tiền tại Cty cổ phần TM
& XD Nam Sơn.
Chương III: Thực trạng công tác kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần
Thương mại & Xây dựng Nam Sơn.
Chương IV: Một số nhận xét và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán
Vốn bằng tiền tại công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn.
Với kiến thức và trình độ có hạn chưa có điều kiện tiếp xúc nhiều với thực tế
nên báo cáo không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Kính mong nhận
được sự thông cảm và đóng góp ý kiến của cô giáo và các anh chị trong phòng kế
táo công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn để báo cáo của em được
hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo Đặng thị Minh Loan cùng các anh chị
trong phòng kế toán tại công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn đã chỉ
bảo tận tình cho em để em hoàn thành đợt thực tập này.

Sinh viên thực hiện
Phạm Bá Thành
4
CHƯƠNG I
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI & XÂY DỰNG NAM SƠN
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần Thương mại
& Xây dựng Nam Sơn
1.1.1. Sự ra đời và phát triển của công ty cổ phần Thương mại & Xây
dựng Nam Sơn
Công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn được thành lập theo
quyết định số 41/1990 ngày 16/07/1999 của Bộ nông nghiệp nay là bộ công thương
có giấy phép kinh doanh số 11202324 cấp ngày20/06/2000 do sở kế hoạch đầu tư
TP Hà Nội cấp.
Năm 2000, công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn được thành
lập với số vốn điều lệ 1.800.000.000 (Một tỷ tám trăm triệu đồng). Chuyên xây
dựng các công trình dân dụng, kinh doanh sắt thép, gia công các mặt hàng cơ khí.
Năm 2005, công ty thay đổi đăng ký kinh doanh lần 1, tăng vốn diều lệ
5.000.000.000 (năm tỷ đồng). Mở rộng kinh doanh thép đầu tư trang thiết bị máy
móc để sản xuất. Trang bị máy móc hiện tại trong việc xây dựng.
Năm 2010, công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn thay đổi
đăng ký kinh doanh số 05004011835 và tăng vốn điều lệ lên 20.000.000.000
(Một trăm tỷđồng) để đầu tư máy móc, trang thiết bị phục vụ trong thi công xây
dựng các công trình.
Công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn thực hiện đúng chế độ
kinh doanh tự chủ về tài chính và làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước
theo chế độ ban hành. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã
phải trải qua nhiều khó khăn do tình hình thực tế có nhiều biến động nhưng công ty
đã nhanh chóng đổi mới phương thức kinh doanh mở rộng tiêu thụ, đa dạng hoá mặt
hành kinh doanh ngày càng mở rộng, phát triển tiêu thụ trong và ngoài nước đến

nay công ty đã đạt được những thành công nhất định. Công ty có con dấu riêng và
5
được phép mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng trong và ngoài nước. Tự chịu
trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh, hạch toán kinh tế độc lập và tự chủ về
tài chính.
Sau 12 năm kể từ ngày thành lập đến nay công ty đã đạt được những bước
phát triển đáng nể, với đội ngũ cán bộ, công nhân viên đông đảo có chuyên môn
nghề nghiệp, sáng tạo nhiệt tình. Công ty hoạt động theo khẩu hiệu:
CHẤT LƯỢNG LÀ SỐ 1
Địa cỉ: công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn có trụ sở tại:
375 Kim Ngưu - Phường Vĩnh Tuy - Hai Bà Trưng - Hà Nội.
ĐT: 043.232.1180.
Fax: 043.232.8133
Email:
Hiện nay công ty đang mở tài khoản tại 2 ngân hàng đó là:
+ Ngân hàng Đầu tư và phát triển Hà Nội với mã tài khoản: 45110000004850
+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Tây Đô. Mã tài khoản:
1462201002970
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng
Nam Sơn
1.1.2.2. Chức năng
- Xây dựng các công trình dân dụng.
- Sản xuất kinh doanh thép như: nhà thép kết cấu
- Đại lsy xăng dầu, đại lý bán hàng.
- Nhập gia công sản xuất các mặt hàng theo đơn đặt hàng.
- Nhập khẩu NVL, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất.
1.1.2.2. Nhiệm vụ
- Bảo tồn và phát huy hiệu quả các nguồn vốn và tài sản, chấp hành đầy đủ các
quy định của nhà nước.
- Xây dựng công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn trở thành một

trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam và tiến xa hơn
nữa là chiếm lĩnh thị trường trong ngoài nước.
6
- Xây dụng công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn trở thành sự
lựa chọn số 1 đối với người tiêu dùng nhờ vào khả năng cung cấp hàng hoá và khả
năng chăm sóc khách hàng.
- Bảo vệ công ty bảo vệ sản xuất, giữ gìn trật tự an ninh xã hội trên địa bàn
hoạt động của công ty, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.
- Hạch toán và báo cáo trung thực lên cơ quan cấp trên theo quy định của luật
doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện cho cán bộ và công nhân viên trong công ty có thu nhập ổn
định đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống và ngày càng được nâng cao.
1.1.2.3. Định hướng phát triển của công ty.
- Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh của công ty và sản phẩm đến với người tiêu đúng
bằng sự nỗ lực không mệt mỏi của tập thể ban lãnh đạo và nhân viên.
- Tạo ưu thế cạnh tranh bằng các giải pháp tổng thể, cung cấp đa dạng các mặt
hàng của công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn ra ngoài thị trường.
- Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, cải tiến kĩ thuật góp phần nâng cao
chất lượng sản phẩm.
- Với mục đích cung cẫp xây dựng công trình tốt nhất, bền vững nhất tạo niềm
tin cho mọi khách hàng.
- Không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo việc
bảo tồn vốn, đảm bảo tự trang trải cho mọi chi phí và làm tròn nghĩa vụ nộp ngân
sách nhà nước.
- Doanh nghiệp quan hệ và liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trên
nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi hỗ trợ cho nhau sản xuất kinh doanh và tiêu thụ
sản phẩm.
- Quan hệ và thực hiện nghĩa vụ đối với chính quyền địa phương trên cơ sở
phù hợp với chế độ chính sách đúng của những và làm tốt nghĩa vụ kinh tế, xã hội,
an ninh quốc phòng trên địa bàn, địa phương.

- Cùng với sự hỗ trợ phấn đấu của đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty nên
công ty đã thực hiện tốt các nhiệm vụ trên, bảo toàm và phát triển được vốn kinh
doanh, khai thác được nguồn hàng và có chất lượng ổn định giữ vững được mối
7
quan hệ kinh doanh với nhiều bạn hàng như: Đài Loan, Nhật Bản.
1.1.2.4. Quyền hạn
- Được phép giao dịch và ký hợp đồng kinh tế liên doanh, liên kết hợp tác với
các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Được quyền sở hữu và quyết định sử dụng vật tư tiền vốn đất đai máy móc
thiết bị và các nguồn tài sản khác của công ty trong sản xuất kinh doanh đạt hiệu
quả kế toán cao nhất theo pháp luật hiện hành.
- Chủ động lựa chọn ngành nghề, địa bàn đầu tư, hình thức đầu tư mở rộng
quy mô sản xuất kinh doanh theo khả năng của công ty. Được phép mở rộng lĩnh
vực kinh doanh những ngành nghề khác theo nhu cầu của thị trường trong và ngoài
nước sau khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Được lựa chọn hình thức và cách thức huy động vốn cho nhu cầu sản xuất
kinh doanh theo quy định tại điều 61 và 62 luật doanh nghiệp.
- Được quyền tuyển dụng thuê mướn lao động, thử việc hoặc cho nghỉ việc
theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh theo những quy định của bộ luật lao động.
Được quyền bảo hộ về quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Các sáng chế, giải pháp
hữu ích, nhãn hiệu sản phẩm, kiểm dáng công nghiệp tên gọi xuất xứ hàng hoá theo
quy định của pháp luật nhà nước đảm bảo công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài
sản, vốn đầu tư, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công ty.
- Mời và tiếp khách nước ngoài hoặc cử cán bộ, nhân viên của công ty đi công
tác nước ngoài phù hợp với chủ trương mở rộng hợp tác của công ty và các quy
địnhcủa nhà nước.
- Được đặt chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty tại các địa phương trong
và ngoài nước khi được phép của cơ quan có thẩm quyền nhà nước.
1.1.3. Một số kết quả đạt được trong thời gian gần đây
Sau nhiều năm xây dựng và phát triển, công ty cổ phần Thương mại & Xây

dựng Nam Sơn từ một công ty có quy mô nhỏ nay đã trở thành một doanh nghiệp
lớn có uy tín ở trong nước và vinh dự được thị trường đánh giá là một trong những
doanh nghiệp tiềm năng đang trên đà phát triển mạnh.
8
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2009, 2010 - 2011
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
So sánh 2009,2010 So sánh 2010,2011
Tuyệt đồi
Tương
đối(%)
Tuyệt đối Tương đối(%)
1. Vốn cố định 33.180.729.137 42.917.520.890 48.218.785.421 9.808.728.573 129,6 15.014.993.107 145,5
2. Vốn lưu động 75.108.314.624 154.635.029.875 206.641.273.481 78.921.415.251 204,2 131.532.958.957 275,1
3. Tổng doanh thu 10.334.047.725 244.796.163.945 256.213.641.330 234.462.116.220 2368,8 245.879.593.605 2479,3
4. Nộp NSNN 4.750.314 131.625.920 142.720.196 126.901.976 367,4 137.969.882 300,4
5. Lợi nhuận trước thuế 19.001.257 526.609.161 548.720.633 507.607.904 2771,4 529.701.376 2887,7
6. Lợi nhuận sau thuế 14.250.943 394.956.871 421.213.627 380.705.928 2771,4 406.962.684 2955,7
7. Tổng quỹ lương 187.233.625 515.628.925 627.118.325 328.395.300 275,5 440.184.700 335,1
8. tổng số cán bộ công
nhân viên
110 140 154 30 44 140
9. Thu nhập bình quân 1.720.124 3.725.921 4.450.432 2.023.797 218,9 2.730.380 258.7
7
Qua số liệu bảng trên ta thấy được sự phát triển vượt bậc của doanh nghiệp số liệu
cụ thể như sau:
Năm 2019, do quy mô của công ty còn nhỏ mà thị trường tiêu thụ chưa được
mở rộng. Mặt khác giá mua nguyên vật liệu đầu vào tăng vọt nên giá vốn của sản
phẩm cao. Do vậy, tổng doanh thu của năm 2009 chỉ là: 10.334.047.725 đ. Nhưng
sang năm 2010 tổng doanh thu đã lên tới con số 244.796.163.945 đ, Năm 2011 tăng

15.014.933.107, tăng 45,4 % so với năm 2009, bởi ở thời kỳ này quy mô sản xuất
đã được mở rộng, doanh nghiệp huy động được chiều vốn lưu động từ các ngân
hàng và đối tác để chi phí cho đầu vào sản xuất (VLĐ năm 2009 là:
154.635.029.875 đ tăng 104,2% so với năm 2010, và tăng 131.532.958.957 tương
đương tăng 175.1 %) hơn nữa sản phẩm của doanh nghiệp đã chiếm được lòng tin
của khách hàng trong nước, thị trường được mở rộng khắp toàn quốc. Nhiều máy
móc thiết bị được mua phục vụ sản xuất sản phẩm, do đó tổng doanh thu tăng lên
2268,8% tương ứng với mức tăng lên là 234.462.116.220đ.
Do mức doanh thu tăng lên nhanh như vậy nên cùng với đó mức nộp NSNN
của công ty cũng tăng lên từ mức 4.570.314 đ (năm 2009) tăng 2671,4% lên tới con
số 131.652.290 đ (năm 2010).137.969.882 năm (2011)
Tổng lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp năm 2009 đạt mức 526.609.161đ
tăng 2671,4% (tức là 507.607.904 đ) so với năm 2010 chỉ là 19.001.257đ. năm 2011
tăng 529.701.376 tức tăng 2787,7% Nguyên hân do kết cấu mặt hàng tiêu thụ thay
đổi và công ty đã đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của thị trường. Để làm được
điều đó công ty đã phải điều chỉnh lại từ khâu sản xuất đến khâu bán hàng. Vì thế
tổng lợi nhuận của năm 2010 đã tăng vọt. Từ đó mức thu nhập bình quân của công
nhân viên cũng tăng lên đáng kể từ mức 1.702.124 đ (năm 2009) tăng 175,4% lên
mức 3.725.921 đ (năm 2010),và năm 2011 tăng 2.023.979 thông qua việc tăng
lương, công ty đã tạo nên sức gắn bó với người lao động, thúc đẩy tăng năng suất
lao động.
Từ bảng số liệu trên ta thấy, công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam
Sơn là một doanh nghiệp có mức tăng trưởng cao, luôn tự vận động để tìm ra hướng
đi phát triển mở rộng sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ.
8
1.2. Tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại công ty cổ phần Thương mại
& Xây dựng Nam Sơn
1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại công ty cổ phần Thương mại & Xây
dựng Nam Sơn
Để có hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thì việc thiết lập bộ máy quản lý

sao cho phù hợp phản ánh được chính xác nhiệm vụ của các phòng ban chức năng
và có thể theo dõi, giám sát chặt chẽ hoạt động của công ty là rất quan trọng. Cùng
với đó, do lĩnh vực kinh doanh của công ty đa dạng, phức tạp nên đòi hỏi bộ máy
quản lý phải linh hoạt, gọn nhẹ. Do vậy công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng
Nam Sơn đã áp dụng mô hình tổ chức quản lý theo kiểu:
Trực tuyến - Chức năng.
Dưới đây là sơ đồ bộ máy quản lý của công ty cổ phần Thương mại & Xây
dựng Nam Sơn.
Bộ máy hoạt động của công ty gồm 4 khối chủ yếu:
- Khối điều hành (ban giám đốc)
- Khối văn phòng
- Khối sản xuất
- Khối kinh doanh
9
Biểu 2: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn
Ghi chú:
* Chức năng nhiệm vụ của khối điều hành:
- Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách
nhiệm trước hội đồng quản trị, trước pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng
ngày của ty. Tổng giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất tại công ty.
Tổng giám đốc có nhiệm vụ điều hành và quyết định các vấn đề có liên quan
đến hoạt động kinh doanh của công ty theo đúng luật và nghị định của công ty.
Ngoài ra, Tổng giám đốc còn có nghĩa vụ thực hiện quyền và nghĩa vụ được
giao để đảm bảo lợi ích của công ty và các cổ đông.
- Các giám đốc chức năng: Là người được tổng giám đốc phân công điều hành
một số lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, chịu trách nhiệm trước tổng
Hội đồng quản trị
Ban an toàn lao động
Ban phát triển
công nghệ

GĐ kinh
doanh
GĐ sản xuất GĐ KT và
công nghệ
GĐ Tài chính
Tổng giám đốc
P. Kinh doanh
P. Kinh doanh
dịch vụ
Xưởng đóng
tàu
Xưởng
kết cấu thép
P. Kĩ thuật và
công nghệ
P. Kế hoạch
vật tư
P. kế toán
Phòng
HCNS
Chỉ đạo trực tuyến
Phối hợp giám sát
10
giám đốc, trước pháp luật về phần việc được giao.
+ Giámđốc kinh doanh: quản lý và điều hành phòng kinh doanh và phòng kinh
doanh dịch vụ. Đề ra các phương án tiêu thụ hợp lý để tăng doanh thu cho doanh
nghiệp. Giám đốc kinh doanh hàng ngày có nhiệm vụ lên Tổng giám đốc thông báo
tình hình kinh doanh của doanh nghiệp và đưa ra các phương án của tháng tiếp theo
cho Tổng giám đốc ký duyệt.
+ Giám đốc sản xuất

Quản lý điều hành hoạt động sản xuất của xưởng chịu trách nhiệm chung về
hoạt động của công ty lập kế hoạch sản xuất, tổ chức điều hành thực hiện đảm bảo
năng suất chất lượng theo đúng tiến độ yêu cầu.
+ Giám đốc kỹ thuật và công nghệ
Quản lý phòng công nghệ và phòng kế hoạch vật tư. Nhiệm vụ chính là nghiên
cứu hoàn thiện cải tiến chất lượng sản phẩm giảm tiêu hao chi phí NBL và nâng cao
chất lượng sản phẩm.
+ Giám đốc tài chính:
Nhiệm vụ tiến hành phân tích tình hình tài chính của công ty nhằm nhận diện
những điểm mạnh, yếu của công ty. Hoạch định chiến lược tài chính của công ty
đánh giá các phương tiện chương trình hoạt động của công ty về mặt tài chính.
* Chức năng nhiệm vụ của khối kinh doanh
Khối kinh doanh bao gồm: Phòng kinh doanh và phòng kinh doanh dịch vụ.
+ Phòng kinh doanh là bộ phận chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động tiếp
thị, bán hàng tới đối tác và khách hàng các sản phẩm của doanh nghiệp. Phòng kinh
doanh bao gồm: trưởng phòng kinh doanh và các nhân viên kinh doanh dưới quyền.
+ Phòng kinh doanh dịch vụ: Là bộ phận chịu trách nhiệm về mảng dịch vụ
như trạm xăng, phòng bán vé máy bay, siêu thị, bộ phận vật tư, vận tải… Bên cạnh
đó phòng kinh doanh dịch vu liên kết chặt chẽ với phòng kinh doanh để phục vụ tốt
cho khâu chăm sóc khách hàng khi khách hàng đến mua hàng tại công ty.
* Chức năng nhiệm vụ của khối sản xuất
Khối sản xuất bao gồm: các xưởng đóng tàu và sản xuất nhà thép kết cẩu kiến thức
kĩ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, cung cấp thông tin cho Ban giám đốc. Bộ phận
sản xuất phối kết hợp và liên kết chặt chẽ với bộ phận kỹ thuật công nghệ để hoàn thành
11
sản phẩm theo đúng tiến độ trong các hợp đồng kinh doanh của công ty.
* Chức năng nhiệm vụ của khối văn phòng
+ Phòng kế toán:
Thực hiện công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo đúng
quy định của nhà nước về chuẩn mực và nguyên tắc kế toán. Tổ chức ghi chép phản

ánh các nghiệp vụ chuyên môn, kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính, bảo
quản lưu trữ hồ sơ sổ sách kế toán.
+ Phòng hành chính nhân sự
Chấp hành thực hiện các chủ trương quy định của ban điều hành, kiểm tra việc
thực hiện nội quy các bộ phận trong công ty, là cầu nối giữa ban điều hành với công
nhân. Quản lý nhân sự, giải quyết các vấn đề về người lao động, bố trí sắp xếp
nhânl ực thông qua trao đổi với các phòng ban trong công ty. Quản lý các vấn đề
như bảo vệ, triển khai kế hoạch sản xuất.
* Chức năng nhiệm vụ của các ban chuyên trách
+ Ban an toàn lao động
Đảm bảo đồng bộ các giải pháp nhằm tạo môi trường lao động an toàn vệ sinh
có lợi cho sức khoẻ người lao động tại công ty nói chung và tại các xưởng nói riêng.
* Ban phát triển công nghệ
Đây là ban chuyên trách giúp ban tổng giám đốc thực hiện các chức năng quản
lý công tác ứng dụng và triển khai các kết quả nghiên cứu kỹ thuật công nghệ, cải
tiến sáng kiến trong lao động.
+ Phòng công nghệ: Có nhiệm vụ nhận đơn đặt hàng từ bộ phận kinh doanh
sau đó lên kế hoạch nghiên cứu công nghệ sản xuất nhà thép kếtcấu để đạt hiệu quả
kinh tế và chất lượng cao nhất cho đơn đặt hàng.
+ Phòng kỹ thuật: tiếp nhận các kế hoạch và kết hợp với bộ phận sản xuất để
tiến hành gia công, thiết kế các thiết bị hoặc nguyên vật liệu phục vụ công tác sản
xuất hay lắp dựng nhà thép.
+ Bộ phận sản xuất: Kết hợp với phòng kỹ thuật trong công tác gia công thiết
kế các thiết bị dụng cụ. Tiếp nhận bản vẽ thiết kế nhà thép kết cấu từ phòng kỹ thuật
gia công (cắt, chặt, gia công, phôi, hàn, làm sạch, phun sơn ). Bộ phận sản xuất
được chia thành các tổ như tổ gia công (gia công phôi: cắt chặt, uốn nắn…) tổ hàn,
12
tổ điện, tổ sơn, tổ hoàn thiện, tổ lắp dựng…
+ Bộ phận lắp dựng: lắp các thiết bị từ bộ phận sản xuất để hoàn thiện khối
lượng công việc.

+ Phòng kiểm tra chất lượng: Kiểm tra chất lượng từ những chi tiết cũng như
thành phẩm đả hoàn thiện.
+ Kho: nhập kho những thành phẩm đã hoàn thiện chờ tiêu thụ.
1.2.2. Tổ chức sản xuất tại công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn
Biểu 3: Sơ đồ sản xuất sản phẩm nhà thép kết cấu
Bảng vẽ thiết kế
kỹ thuật
Xuất bản vẽ
xuống xưởng
Hàn gá đính
Hàn tổ hợp
Bảng vẽ thiết kế
kỹ thuật
Xuất bản vẽ
xuống xưởng
Hàn tổ hợp
Gia công phôi
Chặt, cắt uốn, nắn
Hàn gá đính
Hàn tổ hợp
13
Bản vẽ kỹ thuật được các kiến trúc sư thiết kế một cách chi tiết hoàn chỉnh rồi
tiến hành in ra thành bản vẽ hoàn chỉnh rồi đưa xuống cho bộ kỹ thuật phụ trách
công tác sản xuất, sau đó bộ phận này căn cứ vào bảng vẽ để tiến hành phân công
công việc cho bộ phận; gia công, hàn, đính giá, uốn nắn. Bộ phận này sẽ tiến hành
hoàn thành và làm ra một sản phẩm như thiết kế ban đầu.
1.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng
Nam Sơn
1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty cổ phần Thương mại & Xây
dựng Nam Sơn

Toàn bộ công ty là một đơn vị hạch toán: Bộ máy kế toán của công ty đảm
nhận những chức năng, nhiệm vụ hạch toán trong công ty.
Dự trên cơ cấu quản lý của công ty, bộ máy kế toán được tổ chức dự theo mô
hình tập trung hay còn gọi là tổ chức kế toán một cấp. công ty chỉ mở một bộ sổ kế
toán, tổ chức một bộ máy kế toán để thực hiện tất cả các giai đoạn ở mọi phần hành
kế toán.
Phòng kế toán của công ty là toàn bộ công tác kế toán từ thu nhận, ghi sổ xử lý
thông tin trên hệ thống báo cáo phân tích và tổng hợp của đơn vị.
Tổ chức bộ máy kế toán trong công ty được thể hiện khái quát qua sơ đồ sau:
Biểu 4: Sơ đồ bộ máy kế toán
Ghi chú:
Kế toán
thuế
Kế toán
thanh toán và
công nợ
Kế toán
tổng hợp
Kế toán vật
tư và giá
thành
Thủ quỹ Kế toán
Xăng dầu
Kế toán trưởng
Chỉ đạo trực tuyến
Phối hợp giám sát
14
1.3.1.1. Chức năng, nhiệm vụ chung của phòng kế toán của công ty
* Chức năng
- Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo

đúng quy định của nhà nước về chuẩn mực kế toán nguyên tắc kế toán.
- Hàng ngày theo dõi, phản ánh sự vận động vốn kinh doanh của công ty dưới
mọi hình thức và cố vấn cho ban lãnh đạo và các vấn đề có liên quan.
- Tham mưu cho ban Tổng giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi của
chế độ qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
* Nhiệm vụ
- Ghi chép, tính toán phản ánh số liệu có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài
sản vật tư, tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng
vốn của công ty.
- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi
tìa chínhviệc thu nộp, thanh toán, kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng tài sản, vật tư,
tiền vốn.
- Phổ biến chính sách chế độ quản lý tài chính của nhà nước với các bộ phận
liên quan khi cần thiết.
- Cung cấp số liệu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho ban TGĐ và các
cơ quan có liên quan theo chế độ báo cáo tài chính, kế toán hiện hành.
1.3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ riêng của từng bộ phận kế toán
* Kế toán trưởng
Toàn quyền phân công và chỉ đạo trực tiếp tất cả nhân viên kế toán tại công ty.
Xét duyệt báo cáo kế toán, thống kê và báo cáo tài chính của đơn vị trực thuộc
lập tổng hợp đầy đủ và gửi đúng hạn báo cáo kế toán, thống kê và quyết toán tài
chính của công ty theo chế độ quy định.
Tổ chức kiểm tra kế toán trong nội bộ công ty và các đơn vị trực thuộc (nếu
có).
Tham gia việc tuyểndụng (kiểm tra chuyên môn nghiệp vụ ) thuyen chuyển
xét nâng, kỹ thuật các nhân viên kế toán kho trong phạm vi quản lý.
Có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận trong công ty cung cấp đầy đủ kịp thời
15
các tài liệu, số liệu cần thiết cho công tác kế toán, kiểm tra, thanh tra của phòng
hoặc cơ quan hữu quan. Và phải có trách nhiệm báo cáo tài chính kế toán liên quan

đến công ty của Tổng giám đốc công ty, phó tổng giám đốc phụ trách tài chính của
công ty hoặc hội đồng thành viên khi có lệnh.
* Kế toán tổng hợp
Tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý và chế độ báo cáo định kỳ, hàng tháng, quý,
năm căn cứ vào số liệu trên hệ thống, các tài liệu và khấu hao, tiền lương phân bổ
chi phí để tính giá thành, lập báo cáo tổng hợp, cân đối kế toán, cân đối số phát
sinh, kết quả kinh doanh, báo cáo VAT hàng tháng.
Lập hồ sơ hoàn thuế theo luật định
Giúp kế toán trưởng tổ chức phân tích hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh
doanh trong công ty .
Lưu trữ, bảo quản tài liệu kế toán, bảo mật số liệu kế toán.
Thông qua kế toán trưởng có quyền yêu cầu kế toán phần hành và các bộ phận
(khi cần) cung cấp tất cả những chứng liệu liên quan đến công tác tổng hợp số liệu.
* Kế toán thuế
Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng của các xưởng, bộ phận riêng trong công
ty kiểm tra và theo dõi tờ khai thuế hàng tháng của đơn vị trực thuộc từ đó lên từ
khai GTGT tổng hợp cho toàn công ty.
* Kế toán công nợ và thanh toán
Cùng kế toán vật tư, hàng hoá, thành phẩm, kế toán thanh toán đối chiếu các
khoản công nợ phát sinh. Kiểm tra tính hợp lý hợp lệ của các phát sinh này.
Theo dõi tình hình phát sinh công nợ trong phạm vi quản lý quy định chi tiết
theo từng đối tượng.
Báo cáo tài chính công nợ định kỳ hoặc thời điểm theo chế độ báo cáo hiện
hành hoặc theo yêu cầu của ban giám đốc lập biên bản đối chiếu công nợ khi có yêu
cầu (của ban giám đốc hoặc kế toán trưởng).
Lập chứng từ thanh toán trên cơ sở kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ
gốc và các chứng từ khác theo quy định (bao gồm các loại thanh toán tiền mặt và
không dùng tiền mặt và tín dụng).
16
Nhập liệu vào hệ thống xử lý, theo dõi, quản lý và báo cáo mọi phát sinh biến

động.
* Kế toán vật tư giá thành
Lập chứng từ kế toán ban đầu (phiếu nhập, phiếu xuất) dựa vào chứng từ gốc
hợp lệ. Kiểm tra việc thực hiện phát hành và lưu chuyển chứng từ theo quy định.
Theo dõi và báo cáo tình hình sử dụng và tồn kho vật tư thành phẩm, phục vụ
công tác kiểm kê và quyết toán tài chính.
Thông qua kế toán trưởng có quyền yêu cầu tất cả các bộ phận cung cấp tất cả
những chứng từ liên quan đến vấn đề nhập xuất, tồn kho vật tư thành phẩm, hàng
hoá phục vụ cho công tác, đối chiếu, hạch toán kế toán. Cuối kỳ tổng hợp số liệu và
tính giá thành sản phẩm.
* Kế toán xăng dầu
Chịu trách nhiệm theo dõi và báo cáo tình hình xuất nhập và kinh doanh xăng
dầu cho kế toán tổng hợp để cuối kỳ lập báo cáo tài chính.
* Thủ quỹ
Thực hiện việc thu, chi tiền mặt theo chứng từ thu, chi do phòng phát hành
theo quy định. Kiểm quỹ và lập báo cáo kiểm quỹ theo định kỳ.
Phát lương hàng tháng theo bảng lương cho từng bộ phận.
Rút và nộp tiền cho ngân hàng khi có yêu cầu.
Báo cáo mọi tình hình công việc được giao cho kế toán trưởng và phó kế toán
trưởng, các vấn đề liên quan khác chỉ báo cáo với ban lãnh đạo công ty hoặc các bộ
phận khác khi có lệnh của Ban giám đốc thông qua kế toán trưởng về nội dung.
Hình thức kế toán và các chế độ kế toán áp dụng tại công ty.
Công ty sử dụng hệ thống kế toán. Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính áp dụng đối với doanh nghiệp vừa và
nhỏ.
Tuy nhiên do đặc điểm sản xuất kinh doanh riêng của công ty mà hệ thống kế
toán của công ty có đặc điểm sau:
- Niên độ kế toán bắt đầu từ 01 tháng 01 đến 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: đồng Việt Nam (VNĐ)
17

- Phương pháp nộp thuế GTGT: Phương pháp khấu hao
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.
Hình thức kế toán: công ty cổ phần Thương mại & Xây dựng Nam Sơn là một
đơn vị kinh doanh với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày nên công ty đã áp
dụng hình thức ghi sổ nhật ký chung.
Tuy nhêin hình thức nhật ký chung có nhược điểm là:
Trùng sổ sách, nghĩa là 1 chứng từ khi đã vào hệ thống ghi sổ nhật ký chung
có thể bị trùng nhiều lần nhưng do đặc điểm là một công ty vừa và nhỏ, số lượng
chứng từ ít nên hình thức nhật ký chung lại được phát huy ưu điểm là vừa đơn giản
và dễ thực hiện, hình thức công ty áp dụng gồm các loại sổ kế toán sau:
- Nhật ký chung
- Nhật ký đặc biệt
- Sổ cái
- Sổ qũy
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết
18
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ đã được kiểm tra, kế toán ghi vào sổ Nhật
ký chung, sau đó căn cứ vào số liệu đã ghi trên sổ Nhật ký chung để ghi vào Sổ Cái
các tài khoản có liên quan. Đồng thời từ các chứng từ gốc đó kế toán cũng ghi vào
Sổ chi tiết mở cho từng đối tượng theo yêu cầu của quản lý.
Riêng đối với các nghiệp vụ bán hàng và mua hàng, từ các chứng từ gốc sẽ
được ghi vào Sổ Nhật ký bán hàng, Nhật ký mua hàng. Đến cuối tháng cộng số liệu
trên các sổ Nhật ký mua hàng, Nhật ký bán hàng chuyển số liệu vào Sổ Cái các tài
khoản có liên quan.
Cuối tháng, cộng số liệu trên Sổ Cái, lập Bảng Cân đối số phát sinh. Sau khi
đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết

được dùng để lập các báo cáo tài chính
Nhật ký đặc biệt
Chứng từ gốc
Sổ Cái
Sổ ( thẻ ) kế
toán chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
Nhật ký
chung
19
CHƯƠNG II
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
VÀ CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN
2.1. KHÁI NIỆM VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN VÀ
CÁC KHOẢN THANH TOÁN
2.1.1. Khái niệm và phân loại vốn bằng tiền
Vốn bằng tiền là toàn bộ các hình thức tiền tệ thực hiện do đơn vị sở hữu tồn
tại dưới hình thái giá trị và thực hiện chức năng phương tiện thanh toán trong quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn bằng tiền là một loại tài sản mà
doanh nghiệp nào cũng có và sử dụng.
Theo hình thức tồn tại vốn bằng tiền của doanh nghiệp được chia thành:
- Tiền Việt Nam: là loại tiền phù hiệu. Đây là các loại giấy bạc do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam phát hành và được sử dụng làm phương tiện giao dịch chính
thức đối với toàn bộ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngoại tệ: Là loại tiền phù hiệu. Đây là các loại giấy bạc không phải do Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam phát hành nhưng được phép lưu hành chính thức trên thị trường Việt

Nam như các đồng: Đô la Mỹ (USD), Bảng Anh (GBP), phrawng Pháp (FFr), Yên Nhật
(JPY) đô la Hồng Koong (HKD), mác Đức (DM)
- Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Là tiền thực chất, tuy nhiên được lưu trữ chủ
yếu là vì mục tiêu an toàn hoặc một mục đích bất thường khác chứ không phải vì
mục đích thanh toán trong kinh doanh.
- Nếu phân loại theo trạng thái tồn tại, vốn bằng tiền của doanh nghiệp
bao gồm:
- Tiền tại quỹ: Gồm giấy bạc Việt Nam, ngoại tệ, bạc vàng, kim khí quý, đá
quý, ngân phiếu hiện đang được giữ lại két của doanh nghiệp để phục vụ nhu cầu
chi tiêu trực tiếp hàng ngày trong sản xuất kinh doanh.
- Tiền gửi ngân hàng: Là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí đá quý
mà doanh nghiệp đang gửi tại tài khoản của doanh nghiệp tại Ngân hàng.
20
- Tiền đang chuyển: là tiền đang trong quá trình vận động để hoàn thành chức
năng phương tiện thanh toán hoặc đang trong quá trình vận động từ trạng thái này
sang trạng thái khác.
Đối với vàng bạc, kim khí quý đá quý phản ánh ở tài khoản vốn bằng tiền chỉ
áp dụng cho doanh nghiệp không kinh doanh vàng bạc, kim khí quý đá quý phải
theo dõi số lượng trọng lượng , quy cách phẩm chất và giá trị của từng loại, từng
thứ. Giá nhập vào trong kỳ được tính theo giá thực tế, còn giá xuất có thể được tính
theo một trong các phương pháp sau:
+ Phương pháp giá thực tế bình quân gia quyền giữa giá đầu kỳ và giá các lần
nhập trong kỳ.
+ Phương pháp giá thực tế nhập trước, xuất trước.
+ Phương pháp giá thực tế nhập sau, xuất trước.
+Phương pháp thực tế đích danh +Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập
Phải mở sổ chi tiết cho từng loại ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý theo
đối tượng, chất lượng Cuối kỳ hạch toán phải điều chỉnh lại giá trị ngoại tệ vàng
bạc, kim khí quý, đá quý theo giá vào thời điểm tính toán để có được giá trị thực tế
và chính xác.

Nếu thực hiện đúng các nhiệm vụ và nguyên tắc trên thì hạch toán vốn bằng
tiền sẽ giúp cho doanh nghệp quản lý tốt vốn bằng tiền, chủ động trong việc thực
hiện kế hoạch thu chi và sử dụng vốn có hiệu quả cao đảm bảo quá trình sản xuất
kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục
2.1.2. Nội dung các khoản thanh toán.
- Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp thường có
quan hệ thanh toán với nhiều đối tượng nhưng là khách hàng, người bán, ngân sách
nhà nước hoặc giữa các đơn vị trong nội bộ của công ty về các khoản phải thu và
phải trả:
- Nợ phải thu: là một phần tài sản của doanh nghiệp, một phần nguồn lực của
doanh nghiệp do doanh nghiệp kiểm soát và có thể thu được lợi ích kinh tế trong
tương lai.
21
- Nợ phải trả: là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao
dịch và các sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực
của mình.
+ Nợ ngắn hạn: là các khoản nợ mà doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán
trong vòng 1 năm hay một chu kỳ sản xuất kinh doanh như vốn vay ngắn hạn, nợ
dài hạn đến hạn trả, các khoản tiền lương, nhận ký cược, ký quỹ ngắn hạn và các
khoản phải trả ngắn hạn khác.
+ Nợ dài hạn: là các khoản nợ mà thời gian trả nợ trên 1 năm bao gồm vay dài
hạn nợ dắi hạn phải trả, trái phiếu phát hành, dự phòng phải trả, quỹ trợ cấp mất
việc làm.
❖ Trong doanh nghiệp có rât nhiều mối quan hệ thanh toán khác nhau nảy sinh
trong quá trình kinh doanh.Có thể kể đến một số quan hệ thanh toán chủ yếu , phát
sinh thường xuyên sau:
_Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và các nhà cung cấp : là mối quan hệ
phát sinh trong quá trình mua sắm vật tư, tài sản, hàng hoá, lao vụ, dịch vụ.Thuộc
nhóm này bao gồm các khoản thanh toán với người cung cấp lao vụ, dịch vụ , thanh
toán với người nhận thầu xây dựng cơ bản, nhận thầu sữa chữa lớn

_Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp và khách hàng : mối quan hệ này phát
sinh trong quá trình doanh nghiệp bán sản phẩm, hàng hoá dịch vụ ra bên ngoài .
khi khách hàng chấp nhận mua ( chấp nhận thanh toán) khối lượng sản phẩm hàng
hoá dịch vụ mà doanh nghiệp chuyển giao hoặc khâch hàng đặt trước tiền cho
doanh nghiệp thì sẽ phát sinh quan hệ thanh toán này .Như vậy thuộc mối quan hệ
thanh toán này bao gồm: quan hệ thanh toán với người mua , quan hệ thanh toán với
người đặt hàng
_Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với ngân sách nhà nứơc : mối quan hệ
này phản ánh các khoản nghĩa vụ của doanh nghiệp vớ ngân sách nhà nước về thuế,
phí, lệ phí và các khoản khác . Các khoản thanh toán với nhà nước thường bao
gồm : thanh toán về thuế tiêu thụ , thuế thu nhập và các loại thuế khác và thanh toán
về các khoản phí, lệ phí
22
_Quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với các bên đối tác liên doanh, liên
kết: mối quan hệ thanh toán này phát sinh khi doanh nghiệp tham gia liên doanh
liên kết hoặc doanh nghiệp đứng ra tổ chức hoạt động liên doanh, liên kết. Thuộc
quan hệ này bao gồm các quan hệ liên quan đến việc góp vốn hay nhận vốn, thu hồi
vốn hay trả vốn , quan hệ về phân chia kết quả
_Quan hệ thanh toán nội bộ : đây là mối quan hệ thanh toán phát sinh trong
nội bộ doanh nghiệp .Thuộc mối quan hệ nay bao gồm quan hệ thanh toán nội bộ
giữa doanh nghiệp với công nhân viên, và các quan hệ thanh toán giữa doanh
nghiệp chính với các doanh nghiệp thành viên trực thuộc về phân phối vốn , về các
khoản thu hộ , trả hộ , nhận hộ , giữ hộ
_Các quan hệ thanh toán khác : ngoài các mối quan hệ trên , doanh nghiệp còn phát
sinh các mối quan hệ khác như quan hệ thanh toán với ngân hàng và các chủ tín dụng
khác về thanh toán tiền vay, quan hệ thanh toán các khoản thế chấp ký quỹ, ký cược ,
quan hệ thanh toán các khoản phải thu, phải trả khác
2.1.3. Nhỉệm vụ kế toán vốn bằng tiền
Xuất phát từ những đặc điểm nêu trên, hạch toán vốn bằng tiền phải thực hiện
các nhiệm vụ sau:

- Theo dõi tình hình thu, chi, tăng, giảm, thừa, thiếu và số hiện có của từng
loại vốn bằng tiền.
- Giám đốc thường xuyên tình hình thực hiện chế độ quản lý tiền mặt, kỷ luật
thanh toán, kỷ luật tín dụng.Phát hiện và ngăn ngừa các hiện tượng tham ô và lợi
dụng tiền mặt trong kinh doanh
- Hướng dẫn và kiểm tra việc ghi chép của thủ quỹ, thường xuyên kiểm tra đối
chiếu số liệu của thủ quỹ và kế toán tiền mặt để đảm bảo tính cân đối thống nhất
- Tham gia vào công tác kiểm kê quỹ tiền mặt, phản ánh kết quả kiểm kê kịp
thời
2.2. THỦ TỤC VÀ CHỨNG TỪ KÊ TOÁN SỬ DỤNG
2.1.1. Chứng từ kế toán sử dụng
* Tiền mặt: Kế toán sử dụng các chứng từ sau:
- Phiếu chi (Mẫu số 02-TT/BB)
- Giấy đề nghị tạm ứng Giấy thanh toán tiền tạm ứng (Mẫu số 03-TT/HD)
23

×