Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐƯỜNG TRANSMECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 47 trang )

Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
MỤC LỤC
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
1
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với các nước khác, Việt Nam đã và đang tham gia vào quá trình hội
nhập với nền kinh tế thế giới. Những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta chủ trương
thực hiện đổi mới công nghiệp hóa hiện đại hóa theo hướng xuất khẩu thay thế nhập
khẩu. Tuy vậy, không vì thế mà nhập khẩu giảm sút, mà vẫn tăng theo nhu cầu sản
xuất và tiêu dùng trong nước. Ở Việt Nam hiện nay nhập khẩu giữ một vai trò hết
sức quan trọng, nó là nhân tố đảm bảo cho quá trình sản xuất được liên tục và có
hiệu quả, ngoài ra hoạt động nhập khẩu còn cho phép ta tiếp cận khoa học công
nghệ tiên tiến phục vụ cho sự phát triển của đất nước, và là công cụ thúc đẩy quá
trình sản xuất và tiêu dùng trong nước. Nhưng câu hỏi đặt ra là làm thế nào để nhập
khẩu phải có hiệu quả và đảm bảo. Đây không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của
các doanh nghiệp nhập khẩu mà còn của toàn bộ nền kinh tế hiện nay.
Để hiểu rõ hơn về hoạt động nhập khẩu trong nước ta, em đã xin thực tập tại
Công ty TNHH MTV Nhựa Đường Transmeco. Trong vòng hai tháng thực tập tổng
hợp, em đã viết báo cáo thực tập này với mục đích tìm hiểu về hoạt động kinh
doanh, trong đó có hoạt động nhập khẩu của công ty, đồng thời đánh giá về thực
trạng kinh doanh của công ty và đề ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động
nhập khẩu tại công ty TNHH MTV Nhựa Đường Transmeco.
Dưới sự hướng dẫn của thầy giáo GS.TS Đỗ Hoàng Toàn và tập thể các anh chị
trong công ty đã tận tình giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo thực tập này. Tuy
nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn nên chắc chắn bài viết không tránh khỏi
được những thiếu sót.
Em xin chân thành cám ơn thầy giáo Đỗ Hoàng Toàn, cùng toàn thể ban lãnh
đạo và cán bộ nhân viên của công ty TNHH MTV Nhựa Đường Transmeco đã góp
ý và giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình viết bài
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
2
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ
CÔNG TY TNHH MTV NHỰA ĐƯỜNG TRANSMECO
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty TNHH MTV Nhựa đường
Transmeco:
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH MTV Nhựa đường Transmeco tiền thân là Phòng kinh doanh
Nhựa đường thuộc Công ty Cổ phần Vật tư thiết bị giao thông Transmeco và đã
tham gia hoạt động kinh doanh từ những năm 1962. Để duy trì, phát triển lĩnh vực
kinh doanh nhựa đường, Công Ty TNHH MTV Nhựa đường Transmeco được thành
lập theo quyết định số 59/QĐ-HĐQT ngày 08/08/2009 của Hội đồng quản trị Công
ty Cổ phần vật tư thiết bị giao thông, do công ty Cổ phần Vật tư thiết bị giao thông -
Transmeco đầu tư 100% vốn, với số vốn điều lệ là 15 tỷ VNĐ. Liền với sự kiện đó,
dự án đầu tư hệ thống kho chứa nhựa đường nóng (lỏng) được đầu tư tại khu vực
cảng sông thuộc khu công nghiệp Shinec - Hải Phòng. Trên diện tích 15.000m với
hệ thống kho 3.000m, tiếp nhận tàu biển trọng tải 5000 MT, Nhựa đường
Transmeco có thể cung cấp cho thị trường hàng trăm ngàn tấn nhựa đường mỗi
năm, đáp ứng nhu cầu xây dựng đang phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam.
Theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0104007938 do Sở kế hoạch
và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 21/09/2009, hoạt động chính của công ty là:
• Bán buôn, bán lẻ nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (Nhựa
đường, các sản phẩm hóa dầu);
• Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng;
• Vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
• Dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường bộ;
• Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa;
• Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu.
Từ khi thành lập đến nay, đã trên 40 năm, Transmeco là một trong các đơn vị

chủ lực cung cấp nhựa đường cho các đơn vị thi công trong ngành giao thông vận
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
3
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
tải. Sản phẩm chính là nhựa đường có độ kim lún 60/70 và 80/100, đóng trong
thùng kim loại. Sản lượng bình quân hàng năm khoảng 15 nghìn tấn, phục vụ cho
công tác duy tu, sửa chữa, làm mới các quốc lộ, tỉnh lộ. Uy tín, đảm bảo chất lượng
hàng hóa nhập khẩu, luôn có sẵn hàng trong kho, dịch vụ vận tải đến tận công trình
cũng như đảm bảo số lượng giao hàng cho khách là những ưu thế của Transmeco.
Bên cạnh đó, hệ thống kho được cơ giới hóa công việc bốc xếp và giá cả cạnh tranh
cũng là những điểm mạnh trong tổ chức dịch vụ kinh doanh. Với hàng trăm khách
hàng, mạng lưới dịch vụ được tổ chức ở nhiều địa phương trên miền Bắc, thương
hiệu NHỰA ĐƯỜNG TRANSMECO được thị trường nghi nhận như một đơn vị
cung cấp chuyên nghiệp.
* Một vài nét sơ lược về công ty tổng - Công ty cổ phần Vật tư thiết bị giao thông
Transmeco
Công ty cổ phần Vật tư thiết bị Giao thông - TRANSMECO tiền thân là một
doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải, được thành lập từ năm
1967, và từ tháng 7 năm 2004 chuyển sang hoạt động theo mô hình công ty Cổ
phần. Trụ sở của Công ty được đặt tại Đường Khuất Duy Tiến, Quận Thanh Xuân,
Thành phố Hà Nội. Trong hơn 40 năm xây dựng và phát triển, ngày nay
TRANSMECO đã trở thành một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực sản xuất và
cung ứng vật liệu, thiết bị cho thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng ở Việt Nam.
Những sản phẩm mang thương hiệu TRANSMECO: Đá xây dựng TRANSMECO,
Bê tông thương phẩm TRANSMECO, nhũ tương nhựa đường TRANSMECO –
CHAMBARD, Nhựa Đường TRANSMECO là biểu tượng cho chất lượng sản
phẩm và chất lượng dịch vụ tốt nhất đã được thị trường chấp nhận.
Bên cạnh những sản phẩm truyền thống, chủ đạo, TRANSMECO tiếp tục
phát triển lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu phát triển
Kinh tế - xã hội trong quá trình Việt Nam đang trên con đường công nghiệp hóa -

hiện đại hóa đất nước.
Phương châm kinh doanh của TRANSMECO là: mọi hoạt động kinh doanh
phải đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội, của đất nước, trong đó bảo vệ
môi trường, trách nhiệm với con người và tuân thủ luật pháp là những nội dung
quan trọng nhất.
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
4
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
1.1.2. Thành tích công ty đã đạt được
Những kết quả kinh doanh và những giải thưởng mà Công ty CP Vật tư thiết
bị giao thông Transmeco nói chung cũng như Công ty TNHH MTV Nhựa đường
Transmeco nói riêng nhận được hàng năm đã khẳng định được sự phát triển, khẳng
định thương hiệu, khẳng định phương châm và chiến lược kinh doanh đã và đang
được thực hiện thành công. Sự nỗ lực của tổng Công ty CP Vật tư thiết bị giao
thông Transmeco đã được nhà nước ghi nhận qua các giải thưởng:
• Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2006
• Giải thưởng Doanh Nghiệp hội nhập và phát triển năm 2007
• Giải thưởng TOP TRADE SERVICES năm 2007
• Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2007
• Giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2008
• Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2008
• Giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2009
• Giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2009
• Giải thưởng TOP TRADE SERVICES năm 2009
• Giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2010
• Giải thưởng TOP TRADE SERVICES năm 2010
• Giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2011
Đạt được những giải thưởng trên, không chỉ là niềm tự hào của công ty mà
còn là động lực thúc đẩy mạnh mẽ để công ty có thể tiếp tục phát triển lớn mạnh,
đáp ứng tối đa nhu cầu của xã hội, đồng thời góp phần đưa đất nước đi lên theo con

đường hội nhập và phát triển quốc tế.
1.1.3. Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH MTV Nhựa đường Transmeco
Cũng giống như các công ty Nhập khẩu khác, hoạt động chủ yếu của Công ty
TNHH MTV Nhựa đường Transmeco là mua hàng từ các công ty ngoài nước (hay
còn gọi là nhập khẩu) và bán lại chính mặt hàng đó cho các đơn vị trong nước.
Tính cho đến nay, số lượng nhựa đường phuy của công ty cung cấp cho các
công trình, dự án hay các doanh nghiệp trong nước chiếm hơn 30% trên tổng số
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
5
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
lượng nhựa đường phuy được tiêu thụ trên thị trường. Trên thực tế, ước tính trên thị
trường hiện nay có khoảng 20 công ty vừa và nhỏ tham gia kinh doanh nhựa đường
đóng phuy, trong đó có các công ty nổi trợi hơn cả, cũng có thể coi là những đối thủ
tiềm năng đáng gờm của Công ty TNHH MTV Nhựa đường Transmeco như:
• Công ty TNHH Nhựa đường Petrolimex
• Công ty TNHH MTV Nhựa đường Best
• Công ty CP Nhựa và Nhựa công nghiệp Hải Phòng
• Công ty CP Thương mại Hải Long
• Công ty CP Dịch vụ Thương mại Thu Ngân
• Công ty CP Đầu tư Thương mại và Dịch vụ Trantimex
Tuy nhiên có thể nói, Nhựa đường Transmeco là một trong những doanh
nghiệp đi đầu và có uy tín nhất trong kinh doanh nhựa đường phuy trên thị trường
Việt Nam hiện nay. Để có thể đạt được con số 30% này, đó là cả một sự nỗ lực
không ngừng nghỉ của toàn công ty nói chung và các cá nhân trong công ty nói
riêng. Đó là đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, sẵn sàng tư vấn cho khách hàng chọn
loại nhựa, số lượng, cách sử dụng cho từng công trình cụ thể nhằm mang lại hiệu
quả kinh tế cao nhất. Dưới sự chỉ đạo của công ty tổng Vật tư thiết bị Transmeco,
công ty Nhựa đường Transmeco đang từng bước phát triển vươn lên nhằm trở thành
doanh nghiệp đi đầu trong cung cấp nhựa đường và các chế tác của nhựa đường
trong thời gian sắp tới.

SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
6
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
1.2.1. Sơ đồ tổ chức
Sơ đồ 1.1: Giới thiệu sơ đồ tổ chức của công ty tổng - Công ty CP Vật tư thiết
bị giao thông Transmeco
(Nguồn: Website của Công ty CP Vật tư thiết bị giao thông Transmeco)
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
7
Hội Đồng Quản Trị
Tổng Giám Đốc
Các Phó Tổng Giám Đốc
Phòng Tổng Hợp
Phòng XNK
Phòng Dự Án
Phòng CNTT
Phòng Kế Hoạch
Phòng CNTT
Phòng Kế Hoạch
Phòng KT-TC
Công ty TNHH
MTV Nhựa
Đường
Transmeco
Công ty TNHH
MTV Thiết bị
Transmeco
Công ty TNHH
Bê Tông

Transmeco
Xí Nghiệp Nhũ
Tương Nhựa
Đường Transmeco
Chambrand
Công ty TNHH
Đá Xây Dựng
Transmeco
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
Sơ đồ 1.2: Tổ chức công ty TNHH MTV Nhựa Đường Transmeco
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
1.2.2. Chức năng của từng bộ phận trong công ty TNHH MTV Nhựa Đường
Transmeco
• Giám Đốc công ty
• Người điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
• Chịu sự giám sát của Hội Đồng quản trị.
• Tổ chức thực hiện các chiến lược kinh doanh mà Hội đồng quản trị đặt ra.
• Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty.
• Quyết định lương thưởng cho nhân viên trong công ty.
• Chịu trách nhiệm trước Hội Đồng quản trị và pháp luật về những quyền và
nhiệm vụ được giao cho.
• Phòng kế toán
• Quản lý công tác kế toán, bao gồm kế toán tài chính theo pháp luật về thuế
và chuẩn mực kế toán Việt Nam và kế toán quản trị theo hệ thống quản lý
của Công Ty.
• Phối hợp thực hiện và kiểm soát các kế hoạch chi tiêu, lương thưởng, doanh
thu và công nợ của khách hàng, đầu tư và phản lý tài sản.
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
8
Giám Đốc Công Ty

Phòng
Kế
Toán
Thủ Kho –
Kho Bãi
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Tổng
Hợp
Phòng
XNK
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
• Quản lý hệ thống sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty.
• Quản lý công tác nhập, giữ và xuất tiền mặt, chịu trách nhiệm cung cấp vốn
và các dịch vụ tài chính, kế toán cho tất cả các bộ phận trong công ty.
• Làm việc với cơ quan thuế vv…. đối với các vấn đề liên quan đến công việc
kế toán – tài chính của công ty.
• Đảm bảo an toàn Tài sản của công ty về mặt giá trị.
• Kiểm tra định kỳ về công tác kế toán, thực hiện chế độ chính sách, kỷ luật
thu chi tài chính, kế toán vốn và các loại tài sản khác trong toàn công ty
nhằm thực hiện đúng các chế độ chính sách của Nhà nước đã quy định.
• Tổng hợp báo cáo quyết toán tài chính và các báo cáo tài chính khác của
công ty theo quy định trình Giám đốc duyệt. Xây dựng dự toán và lập báo
cáo quyết toán tài chính. Tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán hoàn thành
đúng tiến độ, bảo đảm đúng quy định của pháp luật.
• Tính toán, cân đối tài chính cho công ty nhằm đảm an toàn về mặt tài chính
trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
• Kết hợp với phòng quản trị thực hiện công tác kiểm kê tài sản trong toàn

công ty.
• Phòng xuất nhập khẩu:
• Trực tiếp nghiên cứu thị trường, nguồn hàng, đối tác trong và ngoài nước.
• Theo dõi chặt chẽ, nắm bắt kịp thời tình hình thị trường, giá cả, nhu cầu hàng
hóa để báo cáo lại với Giám đốc trong việc đàm phán tiến tới kí kết hợp đồng
kinh tế.
• Nghiên cứu theo dõi các chủ trương chính sách XNK, thuế của Nhà nước
ban hành để tổ chức triển khai và thực hiện đúng quy định.
• Cùng với các phòng ban khác của công ty xây dựng các phương án kinh
doanh và tài chính.
• Chịu trách nhiệm dự thảo, lập các hợp đồng thương mại, điều kiện và hình
thức thanh toán.
• Thực hiện tốt nghiệp vụ thủ tục XNK đúng quy định cũng như theo dõi tình
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
9
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
hình thực hiện hợp đồng, thanh lý hợp đồng.
• Thực hiện cung cấp chứng từ XNK, hóa đơn nhập hàng hóa, đồng thời quản
lý chặt chẽ hàng hóa và hệ thống kho hàng của Công ty.
• Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước và theo yêu
cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty.
• Phòng tổng hợp:
• Tham mưu và giúp Giám đốc thực hiện công tác tổ chức – cán bộ, công tác
hành chính, xây dựng kế hoạch, quản lí công tác tài chính.
• Tiếp nhận, xử lý, quản lý và tổ chức lưu giữ các loại công văn đi, đến và văn
bản nội bộ đúng quy trình.
• Tổng hợp các nội dung công tác của công ty và báo cáo định kỳ theo quy
định.
• Phòng Kinh Doanh:
• Tổ chức thực hiện thu thập và nắm bắt các thông tin phục vụ cho hoạt động

kinh doanh của công ty.
• Tìm kiếm đối tác, khách hàng nghiên cứu phát triển thị trường, tăng cường
công tác tiếp thị để đầu tư đẩy mạnh kinh doanh, đảm bảo nguồn hàng ổn
định cho công ty.
• Xây dựng kế hoạch, định hướng sản xuất kinh doanh hàng năm, hàng quý,
hàng tháng cũng như theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời đế
xuất với Giám đốc Công ty điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình
thực tế.
• Cùng với các đơn vị trực thuộc và các phòng chức năng khác của Công ty
xây dựng các phương án kinh doanh và tài chính.
• Thực hiện chế độ báo cáo thống kê theo quy định của Nhà nước và theo yêu
cầu của Ban Tổng Giám đốc Công ty.
• Đem mẫu sản phẩm đến phòng thí nhiệm để một lần nữa kiểm tra chất lượng
sản phẩm trước khi bán cho khách hàng.
• Thủ kho – Kho bãi:
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
10
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
• Nhận hàng, đưa hàng vào kho khi được bên bán chuyển hàng đến.
• Chịu trách nhiệm quản lý số lượng hàng xuất ra hay nhập vào, số hàng còn
tồn trong kho.
• Chịu trách nhiệm bảo quản hàng hóa theo qui trình và sắp đặt gọn gàng trong
kho.
• Định kì hàng tuần có sự đối chiếu với phòng kế toán để đảm bảo số liệu
chính xác và sẵn sàng để báo cáo.
• Báo cáo thống kê hàng tháng cho Phòng kế toán và Giám đốc công ty.
Bộ máy công ty TNHH MTV Nhựa Transmeco gọn nhẹ, linh hoạt và chủ
động trong tác nghiệp cùng với đội ngũ nhân viên trẻ ham học hỏi, có trình độ
chuyên môn, và có trách nhiệm cao trong công việc. Dưới sự lãnh đạo và hỗ trợ rất
lớn từ Ban lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ, các nhân viên trong công ty được tạo

điều kiện làm việc trong một môi trường tốt nhất để từ đó không ngừng cống hiến
năng lực của mình góp một phần sức lực giúp công ty đạt được hiệu quả cao trong
sản xuất kinh doanh. Một công ty muốn phát triển vững mạnh, ngoài đường lối
chính sách đúng đắn của ban lãnh đạo ra thì yếu tố nhân sự cũng đóng một vai trò
quan trọng, tác động trực tiếp lên sự thành công hay không của công ty ấy. Công ty
Nhựa đường Trasmeco rất chú trọng đến quản trị nguồn nhân lực sao cho hợp lý và
có thể tận dụng tối đa nguồn lực này. Có thể rút ra một số đặc điểm chính của công
ty như sau:
• Bộ máy gọn nhẹ, linh hoạt, chủ động, độc lập trong tác nghiệp nhưng luôn có
sự tương trợ hợp tác trong việc thực hiện các kế hoạch mà ban lãnh đạo đề ra
• Có sự hỗ trợ rất lớn từ ban lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ trong công ty về
chủ trương, chế độ, vốn kinh doanh.
• Đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ, ham học hỏi, nhiệt tình và có trách
nghiệm cao trong công việc chung của tập thể.
• Nhân sự ổn định, công việc được phân công rõ ràng, cụ thể không bị chồng
chéo.

SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
11
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH MTV NHỰA
ĐƯỜNG TRANSMECO GIAI ĐOẠN 2009- 2011
2.1. Hoạt động mua hàng
2.1.1. Giới thiệu mặt hàng
Trên thị trường hiện nay,xuất hiện rất nhiều loại nhựa đường và chế tác của
nhựa đường, tuy nhiên mặt hàng chủ yếu của công ty nhập về là Nhựa đường đóng
thùng IRAN 60/70. Trước đây, ngoài Nhựa đường đóng thùng IRAN 60/70, công ty
còn nhập thêm loại Nhựa đường đóng thùng SK Hàn Quốc, nhưng do mặt hàng này
không còn phù hợp với yêu cầu của thị trường và lượng tiêu thụ giảm hẳn, công ty

không nhập về loại Nhựa đường đóng thùng SK Hàn Quốc này nữa.
Nhựa đường IRAN 60/70 là sản phẩm của công nghiệp lọc hóa dầu, ở
trạng thái tự nhiên có dạng đặc quánh màu đen, được chứa trong thùng phuy ở
nhiệt độ môi trường. Ứng dụng chính của nhựa đường đặc là để sản xuất bê
tông nhựa đường, nhựa đường lỏng và nhũ tương nhựa đường phục vụ thi công
đường bộ và các công trình giao thông khác. Ngoài ra, nhựa đường đặc còn có
thể sử dụng làm vật liệu xử lý bề mặt, chống thấm hoặc gắn kết các ván ốp
trong công nghiệp xây dựng.
Khi nhập hàng về, bên bán phải cung cấp cho công ty biên bản giám định về
số lượng và chất lượng của Nhựa đường đóng thùng IRAN 60/70 do Tổ chức giám
định quốc tế SGS thực hiện. Sau khi hàng đã về kho, một lần nữa công ty lại lấy xác
xuất một lượng nhựa đường bất kì trong lô hàng mới nhập để đem đi làm thí
nghiệm tại Phòng thí nghiệm trọng điểm Đường bộ 1 thuộc Viện Khoa học và Công
nghệ giao thông vận tải. Như vậy, trước khi nhựa đường IRAN 60/70 đến tay người
mua thì phải trải qua 2 bước kiểm tra về các thông số kĩ thuật nghiêm ngặt nhằm
đảm bảo chất lượng, đem đến cho khách hàng những sản phẩm tối ưu nhất.
Nhựa đường đóng thùng IRAN 60/70 mà công ty nhập khẩu phải đáp ứng
được các chỉ tiêu kỹ thuật đặc trưng được căn cứ theo Tiêu chuẩn vật liệu nhựa
đường đặc 22TCN 279-01 của Bộ giao thông vận tải như sau:
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
12
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
Bảng 2.1: Thông số kĩ thuật của nhựa đường đóng thùng IRAN 60/70
STT Thông số Đơn vị Kết quả Tiêu chuẩn
1 Khối lượng riêng ở 25
o
C g/cm
3
1.00 – 1.05 ASTM D70
2 Độ kim lún ở 25

o
C 0.1mm 60 – 70 ASTM D5
3 Độ kéo dài ở 25
o
C Cm Min.100 ASTM D113
4 Nhiệt độ mềm
o
C 49 – 56 ASTM D36
5 Nhiệt độ bắt lừa
o
C Min.250 ASTM D92
6
Lượng tổn thất sau khi nung ở
163
o
C trong 5h
% Max.0.2 ASTM D6
7
Độ kim lún sau khi nung ở 163
o
C trong 5h so với độ kim lún ở
25
o
C
% Max.20 ASTM D6/D5
8
Lượng hoà tan trong
Trichloroethylene
% Min.99,5 ASTM D4
9 Kiểm tra chất bẩn trong nhựa Negative

AASHO
T102-42
10 Hàm lượng Parafin % Max.2.0 DIN-52015
Nhựa đường đóng thùng phuy IRAN 60/70 khi nhập khẩu về phải chịu Thuế
Nhập Khẩu là 0%, và Thuế GTGT là 10%.
Trên thị trường, Nhựa đường phuy chiếm khoảng 50% đến 70% thị phần
miền Bắc và miền Trung - Việt Nam. Tuy nhiên con số này có xu hướng giảm mạnh
trong những năm gần đây do Nhựa đường đặc nóng tiếp tục gia tăng ưu thế trong thị
phần nhựa đường. Nó khắc khục được nhiều nhược điểm của nhựa đường đóng
thùng như: giảm hao hụt dính nhựa trong vỏ phuy, tiết kiệm thời giant hi công, giảm
chi phí đốt nóng, bảo vệ mội trường. Không thể phủ nhận được sự tiện dụng và
những ưu điểm vượt trội của Nhựa đường đặc nóng, hiện nay ngày càng có thêm
nhiều doanh nghiệp mới cung cấp nhựa đường đặc nóng cũng như doanh nghiệp thi
công chuyển từ nhựa đường đóng thùng sang nhựa đường đặc nóng.
2.1.2. Thị trường nhập khẩu
Nhựa đường đóng phuy được công ty nhập khẩu từ các nhà cung cấp nổi
tiếng trên thị trường khác nhau như Hàn Quốc, Singapore, Nga , nhưng chủ yếu
vẫn là nhập khẩu từ thị trường Trung Đông. Thị trường cung cấp nhựa đường từ
Iran có khá nhiều đối tác cung cấp, tuy nhiên thì chỉ có một đến ha đối tác đáp ứng
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
13
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
được yêu cầu của công ty về giá cả cũng như phương thức thanh toán. Nhìn chung
trong những năm vừa qua, công ty đã không ngừng tìm kiếm và hợp tác với một số
nhà cung cấp nhựa đóng thùng đáng tin cậy, điều này giúp cho công ty có thể đưa ra
các phương án đối phó với những tình huống bất lợi như: sự độc quyền trong cung
cấp nhựa đường, nhà cung cấp tăng giá sau khi kí kết hợp đồng, hủy hợp đồng do
biến động giá cả, giao hàng chậm so với quy định của hợp đồng dẫn đến không có
đủ lượng hàng phục vụ cho yêu cầu của thị trường
2.1.3. Quy trình nhập khẩu

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình nhập khẩu
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
14
Kiểm tra giao hàng, bộ chứng từ
Kí kết hợp đồng
Đàm phán các điều khoản
Kí kết hợp đồng
Đàm phán các điều khoản
Thanh toán để nhận chứng từ
Liên hệ hãng tàu nhận D/O
Mở tờ khai Hải quan
Giao D/O tại cảng để nhận hàng
Nhận hàng và đưa hàng về kho công ty
Dỡ và kiểm tra hàng hóa
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
Các bước nhập khẩu của công ty
• Bước 1: Đàm phán các điều khoản trong Hợp đồng thương mại
Sau khi tìm kiếm được đối tác, 2 bên tiến tới quá trình đàm phán trao đổi các
điều khoản trong hợp đồng qua thư từ điện tử. Việc này nhằm tạo ra một bản hợp
đồng cụ thể, chặt chẽ đồng đem lại lợi ích chung nhất cho cả 2 bên.
• Bước 2: Kí kết Hợp đồng thương mại
Khi đã soạn thảo xong bản Hợp đồng, đôi bên tiến tới kí kết. Do đối tác của
công ty thuộc các quốc gia Trung Đông nên không thực hiện kí kết trực tiếp, mà
mỗi bên scan bản hợp đồng có chữ kí và đóng dấu của bên mình để gửi qua thư
điện tử cho bên đối tác.
• Bước 3: Kiểm tra tình hình giao hàng, bộ chứng từ
Từ ngày kí kết hợp đồng đến ngày hàng được bên bán giao lên tàu khoảng 3
đến 4 tuần. Trong thời gian này, công ty tiến hành kiểm tra tình hình vận chuyển
hàng hóa có được thực hiện đúng như trong hợp đồng hay không, bên cạnh đó bên

đối tác sẽ gửi fax cho công ty bộ chứng từ để công ty có thể kiểm tra trước.
• Bước 4: Thanh toán, nhận chứng từ gốc
Sau khi kiểm tra xong bước 3 và bên đối tác đã đáp ứng đủ các yêu cầu, công
ty tiến hành liên hệ với đối tác hoặc ngân hàng ủy thác do đối tác chỉ định để thanh
toán và nhận bộ chứng từ gốc tùy theo từng hình thức thanh toán trong hợp đồng.
Có 3 hình thức thanh toán chủ yếu mà công ty sử dụng đó là:
• Thanh toán bằng phương thức Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ ( Documents
against payment – D/P)
Theo như phương thức này, bên Xuất khẩu thực hiện giao hàng cho công ty
đến địa điểm đã được thỏa thuận trong hợp đồng không kèm theo chứng từ, đồng
thời lập bộ chứng từ nhờ thu để ủy thác cho Ngân hàng bên Xuất khẩu chỉ định
chuyển thu hộ tiền từ công ty Nhựa Transmeco. Sau khi Ngân hàng chuyển ủy thác
cho Ngân hàng đại lý tại Hà Nội, Ngân hàng đại lý sẽ xuất trình cho công ty để yêu
cầu thanh toán. Phía công ty sẽ kiểm tra bộ chứng từ là từ đó đưa ra quyết định chấp
nhận thanh toán hay từ chối nhận chứng từ.
Có thể nhận ra rõ được trong phương thức thanh toán này, rủi ro lớn sẽ thuộc về
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
15
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
phía người xuất khẩu, do đó chỉ sử dụng phương thức thanh toán này khi công ty đã
hợp tác làm ăn lâu năm và gây dựng được sự tin cậy cho bên đối tác.
• Phương thức thanh toán Chuyển tiền bằng điện ( Telegraphic Transfer – TT)
Với phương thức thanh toán này, sau khi kí kết hợp đồng công ty sẽ phải
chuyển đặt cọc 5% trên tổng giá trị lô hàng qua Ngân hàng được yêu cầu cho bên
đối tác. Sau khi nhận được đặt cọc của công ty, bên kia sẽ cho giao hàng lên tàu
kèm theo bản fax bộ chứng từ, và ngay sau đó công ty sẽ phải thanh toán nốt 95%
còn lại để được bên đối tác gửi bộ chứng từ gốc qua đường điện tín.
Đối với phương thức thanh toán TT, phần rủi ro lớn lại thuộc về phía nhập khẩu. Vì
vậy, bên công ty sẽ chỉ lựa chọn hình thức thanh toán này đối với các đối tác có uy
tín trên thị trường nói chung, tạo được sự tin cậy lâu năm cho công ty nói riêng.

• Phương thức thanh toán Tín dụng chứng từ ( Letter of Credit – L/C)
Theo phương thức này thì một ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng), theo
yêu cầu của công ty Nhựa Transmeco (bên yêu cầu mở thư tín dụng) sẽ trả một số
tiền nhất định cho bên đối tác của công ty hoặc chấp nhận hối phiếu do công ty ký
phát trong phạm vi số tiền đó khi công ty xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ
thanh toán phù hợp với những qui định của thư tín dụng.
L/C là phương thức thanh toán cân bằng được lợi ích của cả hai bên xuất
khẩu và nhập khẩu và giải quyết được mâu thuẫn không tín nhiệm nhau của cả hai
bên. Vì vậy, công ty chỉ sử dụng phương thức thanh toán này đối với những đối tác
mới hợp tác lần đầu. Tuy nhiên phương thức này ít được sử dụng hơn do một phần
vì số lượng đối tác mới của công ty không nhiều, một mặt khác do phí phải trả cho
ngân hàng tương đối cao.
• Bước 5: Liên hệ hãng tàu để nhận D/O (Delivery Order)
Sau khi đã tiến hành bước thanh toán và nhận chứng từ đầy đủ, công ty tiếp
tục liên hệ với hãng tàu để nhận D/O phục vụ cho bước tiếp theo
• Bước 6: Mở tờ khai Hải quan
Công ty áp dụng mở tờ khai hải quan điện tử theo quy định của Hải Quan
Việt Nam.
• Bước 7: Giao D/O tại cảng để nhận hàng
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
16
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
Kể từ ngày hàng được giao lên tàu đến ngày hàng cập cảng là khoảng 1
tháng. Sau khi hàng đến nơi và được thông quan, cán bộ công ty tiến hành nhanh
chóng xuống cảng và giao D/O tại đây để nhận hàng. Hàng được nhập khẩu về chủ
yếu tập trung tại một số cảng ở Hải Phòng như: cảng Chùa Vẽ, cảng Đình Vũ, cảng
Hải An
• Bước 8: Tiến hành nhận hàng, đưa hàng về kho công ty
Không giống với một số công ty chuyên nhập khẩu khác, hàng hóa không
được kiểm tra ngay tại cảng dỡ hàng. Khi tiếp nhận hàng, lập tức số hàng ấy sẽ

được vận chuyển về kho riêng của công ty, kho Đình Vũ – Hải Phòng.
• Bước 9: Dỡ và kiểm tra hàng hóa
Tại kho Đình Vũ, cán bộ công ty tiến hành dỡ lô hàng và kiểm tra hàng hóa.
Trong một số trường hợp, công ty mời bên giám định Vinacontrol Hải Phòng tham
gia quá trình này để lập biên bản giám định. Nếu lô hàng đáp ứng được đúng yêu
cầu được đưa ra trong hợp đồng thì lô hàng sẽ đc chấp nhận. Ngược lại, công ty sẽ
sử dụng biên bản giám định và thực hiện những khiếu nại cần thiết với bên đối tác.
2.2. Hoạt động bán hàng
2.2.1. Thị trường kinh doanh
• Khách hàng của công ty tập trung chủ yếu ở miền Bắc, theo số liệu thống kê
trong 3 năm gần đây, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ tiêu thụ nhiều nhất (9582
tấn trên tổng số 26617 tấn), theo sau là khu vực Tây Bắc Bộ (7985 tấn), tiếp
đến khu vực Đông Bắc Bộ (6655 tấn), và cuối cùng là các khu vực khác
(2395 tấn).
• Chiếm tỷ trọng lớn trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ là Hà Nội (5084 tấn) và
Hải Phòng (2595 tấn). Tuy nhiên, Hà nội chỉ là nơi thống kê công ty có trụ
sở tại đây nhưng công trình thi công lại đa phần ở các tỉnh miền núi, còm Hải
Phòng là đầu mối tập trung khách mua buôn.
• Vì vậy, có thể nói rằng, thị trường sử dụng nhựa đường đóng thùng của công
ty chủ yếu là khu vực Tây Bắc Bộ và Đông Bắc Bộ. Đây là những công trình
làm đường nhỏ, vốn không lớn.
• Thị phần tiêu thụ theo từng vùng được biểu thị cụ thể trong biểu đồ sau:
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
Hình 2.1: Biểu đồ thị phần khách hàng theo khu vực từ năm 2010 đến 2012
(Nguồn: Tác giả tổng hợp theo “Báo cáo thị phần khách hàng theo khu vực giai
đoạn 2010-2012” – Phòng kinh doanh)
• Trong đó, khách hàng chủ yếu của công ty là các nhà thi công dự án trực
tiếp, số lượng nhựa đóng thùng cung cấp cho các đơn vị này chiếm khoảng

83% tổng sản lượng nhựa đóng thùng công ty bán trên thị trường. Ngoài ra,
có một vài trường hợp công ty bán cho cả các nhà bán buôn, tuy nhiên số
lượng này là ít, chỉ chiếm vỏn vẹn 17% tổng sản lượng.
2.2.2. Chuỗi phân phối
Không giống như các công ty khác, công ty Nhựa Transmeco không có các
cửa hàng hay đại lý cụ thể để bán sản phẩm, phòng kinh doanh của công ty đảm
nhiệm luôn công việc này. Các nhân viên trong phòng kinh doanh chịu trách nhiệm
tìm hiểu về các công trình xây dừng sắp được khởi công để từ đó liên hệ trực tiếp,
tìm kiếm khách hàng mới và quan tâm chăm sóc đến những khách hàng cũ của công
ty. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình luôn sẵn sàng tư vấn cho khách
hàng chọn loại nhựa, số lượng, cách sử dụng cho từng công trình cụ thể nhằm mang
lại hiệu quả kinh tế cao nhất, trong những năm gần đây số lượng khách hàng mới
tăng đáng kể, đồng thời công ty vẫn giữ được hầu hết các mối quan hệ làm ăn lâu
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
18
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
dài từ trước đó. Điều này là một trong những nhân tố quan trọng giúp cho công ty
kinh doanh có hiệu quả và phát triển ngày một vững mạnh hơn.
2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh những năm gần đây của công ty
Kể từ khi Công ty TNHH MTV Nhựa Transmeco được thành lập cho đến
nay, công ty đã tạo được chỗ đứng trên thị trường trong kinh doanh nhựa đường
đóng thùng để cung cấp nhựa đường cho các công trình tại Việt Nam. Nhưng phải
cho đến những năm gần đây 2010, 2011 và 2012, công ty mới vươn lên và giữ vững
vị trí là đơn vị hàng đầu trong kinh doanh nhựa đường đóng thùng với thị phần mỗi
năm chiếm trên 30% toàn miền Bắc.
Bảng 2.2: Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2009 đến 2011
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Sản lượng (tấn) 10.635 8.714 7.268
Doanh thu (Triệu
đồng)

100.380,244 93.380 116.356
Lợi nhuận (Triệu
đồng)
1.526 1.325,322 1.816
(Nguồn: Số liệu công ty cung cấp)
Để đánh giá thực chất mức tăng trưởng về doanh thu, cần phải xét đến sự
điều chỉnh tăng của tỉ giá USD/VND hay sự mất giá của VND như sau:
Bảng 2.3: Mức tăng trưởng
Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 2012/2011
Sản lượng (tấn) 80% (18,1%) (16,6%)
Giá bán bình quân (0,5%) 15% 10%
Doanh thu 76% (7%) 24,6%
Điều chỉnh lại theo tỷ giá
Mức thay đổi Tỷ giá 3,8% 8,5% (6%)
Giá bán bình quân (4,2%) 6% 14%
Doanh thu 69% (12%) 29%
(Nguồn: Số liệu công ty cung cấp)
Bảng số liệu trên cho thấy:
• So với năm 2009, tỷ giá đô trung bình năm 2010 tăng lên 3,8% điều này kéo
theo những biến đổi về giá bán bình quân và doanh thu. Cụ thể là trong năm
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
19
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
2010 giá bán bình quân giảm 0,5%, tuy nhiên do tác động của việc tỷ giá
USD/VND tăng lên, điều này dẫn đến việc thực chất giá bán bình quân giảm
4,2% so với năm trước và kéo theo doanh thu năm 2010 thực chất chỉ tăng
69% so với năm 2009 chứ không phải 76% theo thống kê.
• Sang đến năm 2011, tỷ giá USD/VND vẫn tiếp tục xu hướng tăng mạnh ở
mức 8,5% so với năm trước. Mặc dù giá bán bình quân đã tăng lên 15% để
phù hợp với xu hướng của thị trường, nhưng có thể thấy rằng chỉ số này thực

chất chỉ tăng có 6%. Tương tự, mức doanh thu năm 2011 so với năm 2010 là
giảm 12% sau khi điều chỉnh lại theo mức thay đổi tỷ giá.
• Năm 2012, tỷ giá đô giảm 6% so với 2010, điều này kéo theo giá bán bình
quân thực chất tăng 14% chứ không chỉ tăng 10% và doanh thu tăng lên con
số 29%
Sau đây là một số biểu đồ theo số liệu thống kê được từ năm 2010 đến 2012:
Hình 2.2: Biểu đồ sản lượng tiêu thụ từ năm 2010 - 2012
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)

Hình 2.3: Biểu đồ doanh thu và lợi nhuận từ năm 2010 – 2012
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
20
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Sau đây là phần báo cáo chi tiết về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
trong các năm 2010, 2011 và 2012:
2.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010:
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010
Chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ (%)
Sản lượng (tấn) 7.000 10.635 152
Doanh thu (Triệu đồng) 67.000 100.380,244 150
Lợi nhuận (Triệu đồng) 1.004 1.526 152
(Nguồn: “Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010”)
2.3.1.1. Đặc điểm tình hình năm 2010:
• Nền kinh tế thế giới vẫn đang trong ảnh hưởng nặng nề của đợt khủng hoảng
kinh tế của hai năm trước. Hầu hết các nước đều bị thâm hụt ngân sách và biện
pháp được áp dụng thường là cắt giảm chi tiêu công và đẩy mạnh xuất khẩu.
• Nền kinh tế Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế
giới. Thâm hụt ngân sách cùng với thâm hụt cán cân thanh toán làm đồng
VN bị suy yếu đi. Tỷ giá USD/VND biến động không ngừng, từ mức 17.700

SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
21
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
VND/USD vào những tháng đầu năm, vào giữa năm tỷ lệ này có lúc đạt đến
đỉnh 20.000 VND/USD và sau đó giữ ổn định ở mức 18.500 VND/USD vào
những tháng cuối năm
• Trong năm 2010, Chính phủ ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng và giao thông,
do đó có rất nhiều công trình, dự án cầu đường trọng điểm được tiến hành thi
công, điều này góp phần thúc đẩy lượng tiêu thụ nhựa đường trên thị trường
• Thị trường nhựa đường đóng thùng: Trong năm nay nhu cần sử dụng nhựa
đường tăng đáng kể đạt mức 30.000 tấn tại thị trường miền Bắc, cao gấp 2
lần năm 2009 (14.893 tấn)
• Thị trường nhựa đặc nóng: Trong lĩnh vực nhựa đường nói chung, nhựa đặc
nóng đang đứng đầu về thị phần (khoảng 90% lượng nhựa đường nhập khẩu
vào Việt Nam). Hiện nay, mạng lưới giao thông ngày càng hoàn thiện, việc
sử dụng thảm bê tong asphalt ngày càng phổ biến, do đó nhựa đường đặc
nóng (dạng xá) là nhu cầu chủ yếu cho xây dựng công trình giao thông.
2.3.1.2. Đánh giá việc tổ chức hoạt động kinh doanh
a. Nhập hàng
• Nhìn chung trong năm 2010, nhựa đường được kí hợp đồng và nhập về kho
đúng thời điểm, kịp thời đáp ứng cho nhu cầu tăng mạnh ở thị trường trong
nước
• Nhờ có chính sách trợ cấp của Chính phủ IRAN đối với các doanh nghiệp
của họ, giá nhựa đường công ty nhập về trong năm đạt ở mức hợp lý không
quá cao. Tuy nhiên, biến động về tỷ giá đô trong năm 2010 ảnh hưởng trực
tiếp đến giá nhập nhựa đường, ở những tháng tỷ lệ đô tăng cao giá cả cũng
tăng theo. Nhưng nhìn chung trong năm, giá nhựa đường nhập về giữa các
tháng giao động không nhiều.
• Công ty có những hợp đồng buôn bán với những nhà cung cấp mới, phần nào
phù hợp với yêu cầu của công ty để bước đầu gây dựng mối quan hệ làm ăn

có uy tín với những đối tác này. Việc này nhằm đưa ra được những phương
án dự phòng trong trường hợp có những trục trặc trong quá trình nhập hàng
từ phía đối tác lâu năm.
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
22
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
b. Bán hàng
• Năm 2010 sản lượng nhựa đường đạt mức 10.635 tấn trên kế hoạch 7000 tấn,
và con số này tăng 80% so với năm 2008 (5.903 tấn). Công ty đã hoàn thành
và vượt xa chỉ tiêu một cách xuất sắc, đạt doanh thu ở mức hơn 100 tỷ VNĐ.
Nguyên nhân:
• Nguyên nhân khách quan:
• Nhà nước đã thông qua nhiều dự án lớn có sử dụng nhựa đường
thùng và cho phép thi công ngay trong năm, điều này làm nhu cầu
trên thị trường tăng mạnh mẽ.
• Công ty vẫn giữ được mối làm ăn với các khách hàng lớn và lâu
năm, thêm vào đó là không ngừng tìm kiếm và liên hệ với các
khách hàng mới.
• Công ty tạo được danh tiếng trên thị trường kinh doanh nhựa đóng
thùng, nhắc đến sản phẩm này không thể không nhắc tới Nhựa
đường Transmeco. Điều này khiến khách hàng có thể yên tâm cả
về giá cả và chất lượng của sản phẩm mà mình mua
• Nguyên nhân chủ quan:
• Chính sách giá hợp lý, linh động, việc mở rộng thị trường được
lãnh đạo công ty hết sức quan tâm và tạo điều kiện
• Sau khi tách ra thành một công ty có hoạch toán riêng rẽ, công ty
có thay đổi lại quy chế lương sản phẩm, đây là một động lực
khuyến khích tinh thần lao động của nhân viên trong công ty
• Nhân viên có trình độ chuyên môn, nhiệt tình với công việc, luôn
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao

SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
23
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
c. Công tác thị trường
• Đối với thị trường nhập khẩu:
• Công ty nhập khẩu nhựa đường đóng thùng từ các nước như Nga, Singapore,
Hàn Quốc, Thái Lan…nhưng chủ yếu vẫn là nhập khẩu từ thị trường Trung
Đông
• Thị trường cung cấp nhựa đa dạng, có nhiều đối tác cung cấp, tuy nhiên số
lượng đối tác có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty về giá cả cũng như
phương thức thanh toán là không nhiều
• Một vài đối tác còn chậm trễ trong việc giao hàng hóa làm ảnh hưởng đến
viện cung cấp cho khách hàng của công ty
• Đối với thị trường tiêu thụ:
• Khách hàng của công ty tập trung chủ yếu ở miền Bắc. Công ty là đơn vị dẫn
đầu trong ngành kinh doanh nhựa đường với thị phần chiếm trên 39% toàn
miền Bắc trong năm 2010.
• Luôn không ngừng tìm kiếm những khách hàng mới và khách hàng tiềm
năng. Bên cạnh đó công ty có những chế độ tri ân với khách hàng lâu năm để
củng cố mối quan hệ hợp tác làm ăn giữa hai bên
• Hoạt động khuếch trương thương mại:
• Kết hợp với hội doanh nghiệp tỉnh, tổ chức thành công nhiều hội thảo gặp gỡ
khách hàng
• Lập trang web riêng cho công ty kết hợp quảng cáo trên Internet
2.3.1.3. Đánh giá thực hiện các công tác khác
• Từ Quí 1 đến Quí 3 của năm 2009, khi công ty vẫn chỉ là Phòng kinh doanh
nhựa đường thuộc công ty Vật tư thiết bị Transmeco thì mọi hoạt động kinh
doanh nhựa đường đều do công ty Transmeco quản lý và hoạch toán.
• Từ Quí 4 trở đi, sau khi Phòng kinh doanh Nhựa đường được tách ra thành
Công ty TNHH MTV Nhựa đường Transmeco thì mọi công việc hoạch toán

của công ty được thực hiện độc lập trong TRANSMECO GROUP.
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
24
Báo cáo thực tập tốt nghiệp GVHD: GS.TS. Đỗ Hoàng Toàn
a. Quản lý tài chính
• Quản lý tài chính:
• Công ty tổng cung cấp đủ vốn kinh doanh cho Nhựa đường Transmeco trong
các kỳ kinh doanh.
• Đảm bảo luồn tiền hoạt động tốt, luôn đáp ứng được yêu cầu nhập hàng, trả
nợ ngân hàng và các khoản thanh toán khác.
• Quản lý có hiệu quả tài sản và các nguồn lực tài chính của công ty.
• Hàng hóa và vốn được luân chuyển tốt.
• Quản lý công nợ:
• Các khách hàng trả chậm đều có bảo lãnh hoặc thế chấp cam kết trả
• Hồ sơ công nợ đảm bảo đầu đủ chặt chẽ
• Đảm bảo khách hàng trả tiền đúng hạn, không có trường hợp khách trả tiền
muộn
• Quản lý thu – chi:
• Các hợp đồng nhập khẩu và mua bán trong nước đều có phương án cụ thể để
theo dõi trước trong và sau khi thực hiện
b. Quản lý kho:
• Luôn cập nhật thông tinh chính xác về lượng hàng hóa xuất ra, nhập vào kho
trành tình trạng xuất nhầm hoặc thiếu hụt hàng hóa
• Định kì hàng tuần có sự đối chiếu giữa bộ phận kho và kế toán để đảm bảo
chính xác
• Hàng hóa trong kho được bảo quản thep quy trình, sắp đặt gọn gàng
2.3.1.4. Đánh giá tình tình kinh doanh của công ty thông qua các chỉ số
Theo số liệu nhân viên thống kê được về hoạt động kinh doanh nhựa đường có:
• Giá bán hàng hóa bình quân trong năm 2010 là 12,2 triệu VNĐ/ Tấn
• Nhập về 11.500 tấn nhựa đường, bán ra 10.635 tấn

• Tổng doanh thu: 100.380,244 triệu VNĐ
• Lợi nhuận sau thuế: 1.526 triệu VNĐ
• Tỷ suất lợi nhuận ròng: (ROS)
SV: Mai Khánh Ngân - Lớp: K18 - QT1
25

×