Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
LỜI CAM ĐOAN
Sau quá trình học tập tại trường và qua quá trình tìm hiểu thông tin tại Trung
tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ cấp nước Hà Nội. Tôi đã thực hiện đề tài
tốt nghiệp: “Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn
tại Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012”.
Tôi xin cam đoan không sử dụng và sao chép những nghiên cứu, lí luận của
người khác khi thực hiện đề tài: “Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp
nước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012”.
Hà Nội, ngày … tháng …. năm 2013
Sinh viên
Nguyễn Thị Hoa
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
MỤC LỤC
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DA : Dự án
DACN : Dự án công nghiệp
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội
GĐ1 : Giai đoạn 1
GĐ2 : Giai đoạn 2
NS&VSMTNT : Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn
PTNT : Phát triển nông thôn
QCVN : Quy chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
UBND : Ủy ban nhân dân
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Nước sạch là vô cùng cần thiết trong cuộc sống của chúng ta, việc đảm bảo
cung cấp nguồn nước sạch để sinh hoạt và sản xuất là vô cùng quan trọng. Vì vậy,
vấn đề cung cấp nước sạch đảm bảo chất lượng cuộc sống ngày càng được quan tâm
và mang tính thời sự.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc cung cấp nước sạch đối với đời sống
người dân tại nông thôn, tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn. Sau 13 năm thực hiện chương trình,
Bắc Ninh đã đạt được những kết quả khả quan nhiều công trình được hoàn thành đi
vào sử dụng, góp phần cải thiện chất lượng nước sinh hoạt, nâng cao đời sống tại
nông thôn.
Do đó, tôi đã chọn Bắc Ninh làm địa phương để nghiên cứu và thực hiện đề
tài: “ Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn
tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012”. Đề tài này rất thiết thực nghiên cứu vấn
đề xã hội mang tính thời sự và phù hợp với chuyên ngành Kinh tế phát triển mà tôi
theo học.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu tổng quát: Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch
cho nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh.
Mục tiêu cụ thể:
-Xây dựng khung lí thuyết về đánh giá chương trình
- Giới thiệu tổng quan về Bắc Ninh và chương trình cấp nước sạch cho nông
thôn tại Bắc Ninh.
- Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại
tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
- Về mặt không gian: Vùng nông thôn toàn tỉnh Bắc Ninh gồm 8 huyện, thị xã,
thành phố của tỉnh Bắc Ninh.
- Về mặt thời gian: nghiên cứu chương trình trong giai đoạn năm 2007- 2012.
- Về nội dung nghiên cứu: công tác cấp nước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh.
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
4. Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài nghiên cứu này tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính: đây
là phương pháp cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trường xã hội
tại nơi nghiên cứu được tiến hành.
Thông thường người ta sẽ áp dụng phương pháp này với các vấn đề mà dữ liệu
trong quá khứ không có sẵn hoặc đối với các vấn đề mà mối quan hệ giữa các biến
số không có tính ổn định.
Phương pháp định tính được cụ thể qua các phương pháp sau: phương pháp
khảo sát thu thập số liệu, phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp …
5. Kết quả dự kiến.
Đánh giá một cách tổng quan quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch
cho nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh. Chuyên đề nghiên cứu giải quyết vấn đề về cung
cấp nước sạch, quá trình thực hiện các công trình cấp nước và công tác quản lí tại
địa phương.
6. Tổng quan nghiên cứu.
Đánh giá chương trình là quá trình xem xét một cách có hệ thống và khách
quan một dự án, chương trình, một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn một
giai đoạn hoặc toàn bộ Chương trình/ dự án. Đánh giá chương trình giúp xác định
tính phù hợp và mức độ hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền
vững mà chương trình mang lại.
Với đề tài nghiên cứu: “Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp
nước sạch cho nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012” tôi lựa chọn
phương pháp đánh giá dựa trên kết quả làm khung lí luận xuyên suốt đề tài đánh
giá. Đây là phương pháp đánh giá rất hiệu quả dựa trên các kết quả của quá trình
thực hiện chương trình trong vòng 5 năm. Đánh giá dựa trên kết quả với quy trình
thực hiện gồm 6 bước cơ bản sẽ phản hồi liên tục các thông tin, kết quả giúp cho
nhà quản lí định hướng các chính sách hữu ích để đạt được mục tiêu.
Đánh giá dựa theo kết quả đáp ứng được các yêu cầu cấp thiết của chương
trình, dự án. Phương pháp đánh giá này có nhiều tiến bộ hơn phương pháp đánh giá
truyền thống và thường tập trung tại giai đoạn đánh giá cuối kì. Đánh giá chương
trình sẽ đảm bảo được tính trách nhiệm, minh bạch và hiệu quả đem lại những kết
quả cao hơn của phát triển.
Quá trình đánh giá cần cung cấp thông tin tin cậy và hữu ích, cho phép lồng
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
ghép những bài học kinh nghiệm vào quá trình ra quyết định. Với đề tài nghiên cứu
này, tôi muốn làm rõ vai trò quan trọng của công tác đánh giá chương trình được cụ
thể qua 3 nội dung chính như sau:
• Những lí luận chung về đánh giá chương trình: cung cấp khung lí thuyết về
hoạt động đánh giá, phương pháp đánh giá theo kết quả và quy trình thực hiện cùng
các tiêu chí, chỉ số được đặt ra như thế nào.
• Giới thiệu tổng quan về Bắc Ninh và chương trình cấp nước sạch cho nông
thôn tại Bắc Ninh
• Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại
Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012.
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
CHƯƠNG I: LÍ LUẬN CHUNG VỀ ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH
1.1. Tổng quan về chương trình.
Khái niệm
Chương trình phát triển kinh tế xã hội là một công cụ để cụ thể hóa và triển
khai thực hiện các mục tiêu, chiến lược và của kế hoạch định hướng vĩ mô. Nó là
tập hợp các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp đồng bộ về kinh tế- xã hội, công nghệ,
môi trường cơ chế chính sách nhằm thực hiện một hoặc một số mục tiêu của chiến
lược và của kế hoạch định hướng vĩ mô trên cơ sở nguồn lực nhất định và trong
khoảng thời gian nhất định.
Đặc điểm của chương trình.
Chương trình phát triển kinh tế- xã hội có những đặc điểm như sau:
• Tính mục tiêu
Chương trình là một tập hợp các mục tiêu đã được lựa chọn có liên quan chặt
chẽ với nhau. Mục tiêu của chương trình thường được xác định trên cơ sở mục tiêu
của các cấp kế hoạch cấp trên. Bản thân mục tiêu của chương trình cũng được chia
thành nhiều cấp mục tiêu.
• Tính đồng bộ.
Chương trình tập hợp các mục tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau. Sự liên
quan có tính chất liên ngành để thực hiện các mục tiêu của chương trình cần phải có
sự phối hợp ăn khớp nhịp nhàng của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực tổ chức kinh tế.
• Tính hiệu quả.
Chương trình sẽ đạt được mục tiêu xác định với chi phí và nguồn lực nhất định
trong khoảng thời gian nhất định.
• Tính tổ chức.
Các chương trình cần có tổ chức chặt chẽ và nhất quán nhằm huy động sử
dụng tối đa các nguồn lực, phân loại nhân lực cho từng công việc, cho từng khoảng
thời gian. Phân công trách nhiệm của từng đối tác tham gia chương trình tuân thủ kế
hoạch tham gia chương trình.
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
4
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
Phân loại chương trình.
Chương trình phát triển kinh tế xã hội được xem như là một công cụ triển khai
thực hiện các kế hoạch phát triển nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về kinh tế- xã
hội. Các chương trình thường có quy mô lớn, kéo dài nhiều năm giải quyết nhiều
khía cạnh của đời sống xã hội. Do đó, chương trình cần được phân loại để đạt kết
quả cao khi bước vào giai đoạn thực hiện chương trình.
Phân loại chương trình cần phải căn cứ vào tính chất, quy mô và nhìn nhận ở
nhiều góc độ. Trước hết, chúng ta xem xét chương trình dưới góc độ thời gian.
-Căn cứ vào thời gian ta có thể phân loại chương trình như sau:
Chương trình kéo dài từ 10- 20 năm là chương trình dài hạn
Chương trình kéo dài từ 5-10 năm là chương trình trung hạn
Chương trình kéo dài từ 3-5 năm là chương trình ngắn hạn
- Căn cứ vào tính chất mục tiêu: chương trình dân số bảo vệ môi trường, khoa
học- công nghệ ….
- Căn cứ phạm vi chương trình: phạm vi quốc gia, liên quốc gia
- Căn cứ vào cấp quản lí.
Vai trò của chương trình với sự ra quyết định đầu tư.
Chương trình sẽ góp phần hạn chế đầu tư tản mạn, đầu tư không đồng bộ, bỏ
sót các mục tiêu quan trọng vì vậy các chương trình có chức năng sau:
• Cụ thể hóa mục tiêu của các kế hoạch phát triển thành các mục tiêu
cần đầu tư, phát triển.
• Xác định thứ tự ưu tiên của các mục tiêu đầu tư.
• Thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư người ta điều chỉnh trở
lại các mục tiêu kế hoạch của năm sau.
Với các chức năng nêu trên, chương trình đóng vai trò rất quan trọng với sự ra
quyết định đầu tư.
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
Nội dung cơ bản của một chương trình phát triển
Một chương trình phát triển bao gồm 6 giai đoạn. Các giai đoạn này liên quan chặt
chẽ với nhau tạo thành “ vòng xoắn ốc của chương trình”
1.2. Đánh giá chương trình
Đánh giá là quá trình xem xét một cách có hệ thống và khách quan một dự án,
chương trình, một chính sách đang được thực hiện hoặc đã hoàn một giai đoạn hoặc
toàn bộ Chương trình/ dự án. Đánh giá là sự giúp xác định tính phù hợp và mức độ
hoàn thành các mục tiêu, tính hiệu quả, tác động và tính bền vững. Quá trình đánh giá
cần cung cấp thông tin cậy và hữu ích, cho phép lồng ghép những bài học kinh
nghiệm vào quá trình ra quyết định của các nhà tài trợ và của đối tượng tiếp nhận tài
trợ.
Mục tiêu của công tác đánh giá chương trình.
Đánh giá chương trình hướng tới các mục tiêu chính như sau:
• Thông báo các quyết định về hoạt động, chính sách hay chiến lược liên
quan đến các can thiệp của chương trình đang và sắp tiến hành.
• Thể hiện tính trách nhiệm cho những người ra quyết định ( các nhà tài
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
6
Lập chương trình, xác định các dự
án thực hiện chương trình
Đánh giá thực hiện chương trình
Thực hiện và quản lí thực hiện
Lựa chọn mục tiêu của
chương trình
Đánh giá các mục tiêu nhỏ,
sắp xếp thứ tự ưu tiên của
các mục tiêu đó
Phân tích tình hình cơ bản
Phân tích tình hình cơ bản 2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
trợ và các nước thực hiện chương trình.
Bên cạnh đó, đánh giá chương trình còn có các mục tiêu khác bao gồm:
• Khuyến khích việc cùng nhau học tập và xem xét cái gì có hiệu quả, cái
gi không hiệu quả và nguyên nhân tại sao.
• Thay đổi hoặc nâng cao chất lượng và năng lực quản lí chương trình
• Xác định các chiến lược đã thành công để có thể kéo dài, mở rộng và
nhân rộng chương trình.
• Điều chỉnh các chiến lược không có tính hiệu quả.
• Đo lường hiệu quả lợi ích của các can thiệp trong dự án và chương
trình.
• Cung cấp cơ hội cho các bên liên quan đóng góp ý kiến về đầu ra và
chất lượng chương trình.
• Điều chỉnh hoặc giải trình về chương trình cho các nhà tài trợ, các đối
tác và các thành phần khác.
Công tác đánh giá được thực hiện tương ứng với từng giai đoạn của chương
trình/ dự án. Cụ thể, từ khi một dự án được thiết kế/ lập kế hoạch thực hiện cho đến
khi nó kết thúc thường có những loại hình đánh giá sau đây:
Đánh giá ban đầu (ante evaluation) hay còn được một số nhà tài trợ gọi là
thẩm định thường do chính các nhà tài trợ thực hiện, với nội dung chủ yếu là đánh
giá tính cần thiết và mức độ phù hợp của chương trình/ dự án sắp được tiến hành.
Đánh giá giữa kì ( mid-term evaluation) thường do một nhóm tư vấn độc lập
(độc lập với chính phủ của nước sở tại và với nhà tài trợ) phối hợp với cơ quan quản
lí chương trình/ dự án tiến hành, nhằm xem xét tính phù hợp, hiệu quả và hiệu suất
của dự án đang thực hiện.
Đánh giá cuối kì (terminal evaluation) thường do tư vấn độc lập phối hợp
với cơ quan quản lí chương trình/ dự án khi chương trình/ dự án vừa kết thúc, nhằm
xem xét hiệu quả và tính bền vững của dự án.
Đánh giá tác động (ex-post evaluation) do tư vấn độc lập thực hiện sau khi
dự án kết thúc khoảng 2-5 năm, nhằm xem xét tác động và tính bền vững của
chương trình/dự án đã hoàn thành.
Với đề tài: “Đánh giá quá trình thực hiện chương trình cấp nước sạch cho
nông thôn tại Bắc Ninh giai đoạn 2007-2012” tôi thực hiện loại hình đánh giá
cuối kì. Đánh giá cuối kì hoàn toàn phù hợp với đề tài do chương trình vừa kết thúc
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
giai đoạn 2007-2012 với những kết quả đạt được rất khả quan. Vì vậy tập trung vào
đánh giá cuối kì sẽ xem xét hiệu quả của dự án từ đó hoạch định ra các kế hoạch để
thực hiện các giai đoạn tiếp theo của chương trình một cách tốt hơn.
1.3. Phương pháp đánh giá
Đánh giá chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh sử dụng
phương pháp đánh giá dựa trên kết quả.
Phương pháp đánh giá dựa trên kết quả là một công cụ quản lí công đặc biệt.
Phương pháp đánh giá kết quả được thiết kế để trả lời cho câu hỏi “ rồi sao nữa”.
Các đầu ra đã được tạo ra rồi sao nữa ? các hoạt động (được thống nhất ) đã hoàn
thành rồi sao nữa? Đầu ra của các hoạt động này đã được tín toán xong rồi sao nữa?
Đánh giá dựa trên kết quả cung cấp thông tin phản hồi về các kết quả thực tế và
mục tiêu hoạt động của chương trình.
Đánh giá dựa trên kết quả giúp trả lời cho các câu hỏi sau:
• Các mục tiêu của chương trình là gì?
• Các mục tiêu này có đạt được không?
• Kết quả thực hiện được minh chứng bằng cách nào?
Để trả lời cho những câu hỏi trên, đánh giá dựa trên kết quả phải thu thập số
liệu liên tục, phân tích số liệu để so sánh với các kết quả dự định xem dự án,
chương trình hay chính sách được thực hiện tốt đến mức nào.
Phương pháp đánh giá dựa trên kết quả được ứng dụng rất hiệu quả cho dự án,
chương trình và chính sách. Đánh giá dựa trên kết quả được thiết kế và sử dụng
thành công cho mục đích đánh giá tại tất cả các cấp: dự án, chương trình và chính
sách. Thông tin và số liệu có thể được thu thập và phân tích tại tất cả các cấp để
phản hồi tại mọi thời điểm. Theo cách này, thông tin có thể được sử dụng để báo
cáo tốt hơn cho các nhà lãnh đạo chủ chốt, cho đông đảo công chúng và cho các bên
hữu quan khác.
Đánh giá dựa trên kết quả có thể và phải được thực hiện trong suốt cả vòng
đời của dự án, chương trình hay chính sách và cả sau khi chúng được hoàn thành.
Hệ thống đánh giá với luồng số liệu và thông tin phản hồi liên tục đem lại giá trị gia
tăng trong tất cả các công đoạn từ thiết kế, thực hiện cho tới tác động. Thông tin về
tiến độ, các khó khăn và kết quả hoạt động đều là chìa khóa cho các cán bộ quản lí
công đang cố gắng đạt được kết quả. Đánh giá dựa trên kết quả còn có thể giúp phát
hiện các chương trình có tiềm năng, các kết quả không lường trước- nhưng có lẽ là
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
hữu ích của dự án, chương trình. Ngược lại, đánh giá dựa trên kết quả cũng có thể
giúp các cán bộ quản lí phát hiện các điểm yếu của chương trình và sửa chữa các
điểm yếu này.
Bên cạnh đó, đánh giá dựa trên kết quả có thể hỗ trợ tăng cường tính minh
bạch và tính trách nhiệm trong tổ chức hay chính quyền. Các tác động lan tỏa có lợi
cũng có thể được tạo ra từ việc xem xét các kết quả. Các bên hữu quan kể cả trong
nội bộ lẫn từ bên ngoài sẽ có thông tin tốt hơn về tình trạng của dự án, chương trình.
Khả năng chứng tỏ được các kết quả tích cực cũng có thể giúp thu hút được sự ủng
hộ chính trị và ủng hộ của dân chúng.
Việc thực hiện các đánh giá dựa trên kết quả cũng có chi phí và rủi ro về tổ
chức và chính trị. Tuy nhiên, nếu không thực hiện các hệ thống này cũng có rủi ro
và phải trả giá đáng kể.
Tóm lại, đánh giá dựa trên kết quả có rất nhiều ứng dụng và có thể dùng được
cho cấp dự án, chương trình hay chính sách.
1.4. Quy trình đánh giá
Với phương pháp đánh giá dựa theo kết quả, quy trình đánh giá gồm 6 bước
cơ bản sau:
Bước 1: Xác định kết quả cần đánh giá
Bước 2: Lựa chọn chỉ số để giám sát kết quả
Bước 3: Phản ánh tình trạng ban đầu
Bước 4 : Lựa chọn chỉ tiêu phản ánh kết quả
Bước 5 : Giám sát kết quả
Bước 6 : Báo cáo phát hiện
Để hiểu rõ các bước trong quy trình đánh giá, chúng ta sẽ cụ thể từng bước như sau:
Bước 1: Xác định kết quả cần đánh giá
Xác định kết quả cần đánh giá có ý nghĩa quan trọng sống còn trong việc xây
dựng đánh giá dựa trên kết quả. Các chỉ số, dữ liệu tình trạng ban đầu, các chỉ tiêu
là các thành phần thiết yếu của một khung kết quả hoạt động, đều được suy ra và
dựa trên việc xác định các kết quả.
Xác định kết quả cần có việc xây dựng một quá trình tham vấn có sự tham gia
của các bên hữu quan chính. Quan điểm và tiếng nói của các bên hữu quan cần phải
được tham khảo một cách tích cực. Thu hút các bên hữu quan chính sẽ tham gia sẽ
giúp xây dựng sự đồng thuận và tạo ra quyết tâm đạt được các kết quả mong muốn.
Bên cạnh đó quá trình tổng thể để xác định và thống nhất về các kết quả. Việc
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
xác định và thống nhất về các kết quả mong muốn nằm trong cả một tiến trình chính
trị. Mỗi bộ phận đều có tính cấp thiết để có thể đạt được sự đồng thuận về các kết
quả giữa các bên hữu quan.
Bước 2: Lựa chọn chỉ số để giám sát kết quả
Sau khi đã khảo sát được tầm quan trọng của việc xác định các kết quả rõ ràng
và khả thi cũng như các vấn đề và quy trình cần xem xét để đi đến thống nhất về các
kết quả này, chúng ta sẽ xem xét việc lựa chọn các chỉ số cơ bản. Chỉ số là các biến
số định tính hoặc định lượng, cho ta các phương diện đơn giản để đo lường kết quả
hoạt động, phản ánh được các thay đổi liên quan tới một biện pháp can thiệp hoặc
hỗ trợ việc đánh giá kết quả hoạt động của một tổ chức so với các kết quả đã tuyên
bố.
Xác định chỉ số để đo sự tiến triển của đầu vào, đầu ra, hoạt động. Kết quả và
mục tiêu có vai trò quan trọng trong việc cung cấp những thông tin phản hồi cần
thiết cho hệ thống quản lí. Bằng cách đo các chỉ số thành tích một cách thường
xuyên, các nhà quản lí, nhà hoạch định chính sách có thể biết được liệu các dự án,
chương trình có đi đúng hướng, chệch hướng hay thậm chí tốt hơn dự kiến hay
không. Điều này tạo cơ hội để điều chỉnh, thay đổi phương hướng cũng như thu
thập các kinh nghiệm và kiến thức quý báu về dự án, chương trình, chính sách. Điều
này làm tăng khả năng đạt được các kết cục mong muốn.
Cũng giống như khi thống nhất về các kết quả, lợi ích của nhiều bên có liên
quan cần phải được tính đến khi lựa chọn các chỉ số. Các kết quả cần phải được
chuyển thành một tập hợp các chỉ số kết quả hoạt động có thể đo được. Quá trình
chọn lựa chỉ số là một quá trình phức tạp mà trong đó quyền lợi của tất cả các bên
liên quan đều phải được xem xét và điều hòa. Ở mức tối thiểu, cần phải có các chỉ
số trực tiếp đo lường kết quả mong muốn.
Khi đã lựa chọn được chỉ số thì chúng ta cần phải xây dựng chỉ số. Việc xây
dựng chỉ số đòi hỏi khối lượng công việc. Điều đặc biệt quan trọng là phải có các
chuyên gia chính sách và kĩ thuật tham gia vào quá trình xây dựng chỉ số. Tất cả các
khía cạnh chính sách, kĩ thuật, nội dung đều phải được tính đến khi xem xét các chỉ
số. Chỉ số cần được xây dựng để đáp ứng các yêu cầu cụ thể. Chúng cũng cần phản
ánh các kết quả một cách trực tiếp. Theo thời gian, các chỉ số mới có thể được đưa
vào và một số chỉ số cũ có thể bị loại.
Tóm lại, các chỉ số cần phải được cân nhắc một cách kĩ lưỡng. Không nên
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
thường xuyên thay đổi hoặc loại bỏ chỉ số vì làm như vậy có thể tạo nên tình trạng
hỗn loạn trong hệ thống thu thập số liệu. Cần phải đạt được sự thống nhất và sự rõ
ràng trong hệ thống đánh giá, từ người lãnh đạo cao cấp nhất đến những cán bộ thu
thập số liệu về logic và nguyên nhân đưa từng chỉ số vào sử dụng.
Bước 3: Phản ánh tình trạng ban đầu
Sau khi đã hoàn thành việc lựa chọn chỉ số quan trọng về kết quả hoạt động để
giám sát kết quả chúng ta sẽ tiến sang bước xác định số liệu ban đầu, tức là xem
chúng đang ở đâu so với kết quả mà chúng ta đang tìm cách đạt được . Số liệu tình
trạng ban đầu là thước đo đầu tiên của một chỉ số. Đó là tình trạng hiện tại được
dùng làm tình trạng ban đầu để theo dõi các thay đổi trong tương lai.
Để có thể phản ánh được tình trạng ban đầu chúng ta cần phải thiết lập số liệu
tình trạng ban đầu cho chỉ số, thu thập thông tin tình trạng ban đầu , xác định nguồn
số liệu cho các chỉ số, thiết kế và so sánh các phương pháp thu thập số liệu. Các vấn
đề trên sẽ phản ánh trực tiếp tình trạng ban đầu cung cấp các bằng chứng mà các
nhà lãnh đạo có thể đo lường kết quả của các chính sách, chương trình dự án tiếp
theo.
Bước 4: Lựa chọn chỉ tiêu phản ánh kết quả
Sau khi đã thu thập số liệu tình trạng ban đầu cho các chỉ số, bước tiếp theo là
lựa chọn chỉ tiêu phản ánh kết quả- những thứ có thể đạt được trong khoảng thời
gian nhất định nhằm từng bước đạt đến kết quả . Việc xác định mức độ mong muốn
và mức độ kì vọng của dự án, chương trình đòi hỏi phải có sự chọn lựa các chỉ tiêu
kết quả hoạt động cụ thể.
Xác định chỉ tiêu là bước cuối cùng trong quá trình xây dựng khung kết quả
hoạt động. Chỉ tiêu lại được xây dựng dựa trên các kết quả, thông tin chỉ số và tình
trạng ban đầu. Quá trình suy luận là một quá trình suy diễn ngược từ các kết quả
mong muốn.
Khi lựa chọn các chỉ tiêu dành cho các chỉ số kết quả hoạt động chúng ta sẽ
cần quan tâm đến các vấn đề như: tầm quan trọng của việc coi trọng dữ liệu tình
trạng ban đầu, mức độ kì vọng về nguồn tài chính và các nguồn lực khác, tính linh
hoạt, các yếu tố liên quan đến chính trị…
Bước 5: Giám sát kết quả
Sau khi đã lựa chọn chỉ tiêu và hoàn thiện khung theo dõi kết quả hoạt động,
chúng ta sẵn sàng sử dụng thông tin để giám sát nhằm đạt được kết quả. Các số liệu
thu được sẽ là bằng chứng cho các thành tích đạt được hoặc sẽ cảnh báo về các điều
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
chỉnh cần thiết trong các dự án, chương trình.
Giám sát để đạt được kết quả bao gồm cả giám sát thực hiện và giám sát kết
quả. Nó bao gồm việc thiết lập các mối quan hệ đối tác để đạt được kết quả chung.
Tất cả các hệ thống giám sát đều cần tính sở hữu, công tác quản lí, bảo trì và đáng
tin cậy. Giám sát để đạt được kết quả cũng đòi hỏi phải thu thập và phân tích số liệu
về kết quả hoạt động. Các tiêu chí chủ yếu để thu thập được các số liệu có chất
lượng đáng tin cậy, có giá và kịp thời. Cuối cùng, việc kiểm chứng, thử nghiệm các
phương tiện và quy trình thu thập số liệu cũng đóng vai trò quan trọng trong tất cả
các hệ thống giám sát.
Bước 6: Báo cáo phát hiện
Phân tích và báo cáo các phát hiện về kết quả hoạt động là một bước thiết yếu
vì nó xác định cần báo cáo cái gì, khi nào và cho ai. Bước này cũng phải đề cập đến
năng lực kĩ thuật hiện tại của tổ chức vì nó chú trọng đến khía cạnh phương pháp
luận của việc thu thập, đánh giá và chuẩn bị việc phân tích, báo cáo.
Trong bước này, cần đặc biệt chú trọng đến việc báo cáo những phát hiện và
nhấn mạnh vào những vấn đề sau đây: sử dụng những phát hiện trong quá trình
giám sát và đánh giá, hiểu rõ khán giả và hướng những thông tin phù hợp vào đối
tượng khán giả đó, trình bày các dữ liệu về kết quả hoạt động bằng hình thức rõ
ràng và dễ hiểu, nêu rõ điều gì sẽ xảy ra nếu chỉ có thông tin nghèo nàn về kết quả
hoạt động. Từ những phân tích và báo cáo số liệu, các nhà lãnh đạo sẽ đưa ra các
quyết định cải tiến cần thiết trong dự án, chương trình.
1.5. Nội dung đánh giá.
Với đề tài nghiên cứu: ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH CHO NÔNG THÔN TẠI TỈNH BẮC NINH GIAI
ĐOẠN 2007-2012 tôi đánh giá theo khung lí thuyết trên 3 khía cạnh:
• Hiện trạng cấp nước trên địa bàn
• Dân số được sử dụng nước sạch
• Hiệu quả của các công trình.
Từ phương pháp đánh giá dựa trên kết quả và quy trình đánh giá trên có thể
khái quát nội dung đánh giá qua bảng sau:
Kết quả Chỉ số Hiện trạng ban
đầu
Chỉ tiêu
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
Hiện trạng
cấp nước trên
địa bàn tỉnh
Các địa
phương trong
tỉnh đều có các
công trình cấp
nước sạch,
cung cấp nước
sinh hoạt cho
người dân
Số lượng công
trình trên địa
bàn tỉnh.
Tỷ lệ các công
trình đạt công
suất tối ưu khi
sử dụng
Công suất
nước cung cấp
Đa phần người
dân không có
nước sạch,
nguồn nước bị
ô nhiễm, vàng
và nhiều sắt.
Chưa có công
trình, dự án
cung cấp nước.
Người sử dụng
nước giếng
khoan, nước
mưa, ao hồ gây
dịch bệnh mất
vệ sinh.
Vùng nông
thôn của tỉnh
có nước sạch
để sinh hoạt
Các công trình
cấp nước được
đầu tư xây
dựng để phục
vụ người dân
Dân số được
sử dụng nước
sạch
Dân số được
sử dụng nước
sạch trên địa
bàn tỉnh là
796.143
người( đạt tỉ lệ
93,39%),
526.024 người
được sử dụng
nước hợp vệ
sinh đáp ứng
theo QCVN
02:2009 (đạt tỉ
lệ 61,07%)
Tỷ lệ người
dân được sử
dụng nước
sạch.
Người dân
nông thôn
không có nước
sạch sinh hoạt.
Các nguồn
nước từ tự
nhiên bị ô
nhiễm .
Dân số được sử
dụng nước
sạch đạt 100%
trong đó 80%
sử dụng nước
hợp vệ sinh
theo QCVN
02:2009 của
Bộ y tế.
Hiệu quả của
các chương
trình
Các công trình
được đưa vào
sử dụng đem
lại hiệu quả
thiết thực,
nâng cao chất
lượng cuộc
sống cho
người dân
Tỷ lệ các công
trình đã hoàn
thành và đi
vào sử dụng
Hiệu suất của
các công trình
Các công trình
mới trong giai
đoạn kế hoạch
và chưa được
thực thi, người
dân vẫn sử
dụng nước tự
nhiên, nhiều
sông hồ đã bị ô
nhiễm
Các công trình
đạt 100% công
suất hoạt động
Qua bảng trên, cho thấy khái quát nội dung đánh giá chương trình cấp nước
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
sạch trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Chương trình đã mang lại cho người dân nông thôn
một cuộc sống tốt hơn, nâng cao sức khỏe, đảm bảo cuộc sống.
1.6. Các tiêu chí đánh giá.
Đánh giá chương trình không chỉ tìm hiểu về quá trình cung cấp dịch vụ mà
còn tập trung vào kết quả của các nguồn lực đầu vào và những công việc đã được
làm. Kết quả của việc đánh giá này sẽ khẳng định liệu chương trình đã đạt được hay
có khả năng đạt được những đầu ra, đóng góp cho việc đạt được các kết quả và tác
động của chương trình hay không.
Đánh giá quan tâm tới hiệu quả đạt được các kết quả, tính thích hợp , tính bền
vững, hiệu suất các kết quả so với chi phí, những chiến lược thay thế để giải quyết
vấn đề, những kết quả không dự đoán trước được và những yếu tố ảnh hưởng đến
việc thực hiện chương trình.
Hiệu suất:
Xem xét hiệu suất của chương trình là đo lường “năng suất” của các can
thiệp trong chương trình. Nó lượng giá các kết quả đạt được liên quan đến những
chi phí đầu tư và những nguồn lực được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện
chương trình. Tiêu chí này được dùng để đánh giá chương trình có sử dụng nguồn
lực một cách tiết kiệm nhất để đạt được kết quả đề ra không. Đánh giá hiệu suất sẽ
trả lời những câu hỏi sau:
- Chương trình có đạt hiệu quả về chi phí không ?
- Kết quả, mục đích mục tiêu của chương trình có thực hiện đúng thời hạn đặt
ra không ?
Hiệu quả :
Đánh giá hiệu quả của một chương trình là đo mức độ đạt được mục đích của
chương trình đó. Đánh giá hiệu quả của một chương trình tập trung vào đầu ra đã
đạt được hoặc sẽ đạt được và liệu chương trình có khả năng đóng góp cho việc đạt
được kết quả và tác động đã đề ra hay không. Đánh giá hiệu quả là để trả lời cho các
câu hỏi sau:
- Chương trình đã đạt được kết quả, mục tiêu ở mức độ nào?
- Những yếu tố thuận lợi và khó khăn gặp phải trong quá trình triển khai
Tác động :
Đánh giá tác động của một dự án là tìm hiểu những thay đổi tích cực và tiêu
cực mà dự án đó mang lại (các thay đổi đó có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, dự tính
trước hoặc không dự tính trước). Những thay đổi này có thể là về xã hội, môi
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
trường, kinh tế, văn hoá v.v Đánh giá tác động là để trả lời những câu hỏi sau:
- Chương trình đã mang lại kết quả gì ?
- Có bao nhiêu người bị chương trình tác động ?
- Kết quả có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực, theo dự kiến hay ngoài dự kiến.
Sự phù hợp:
Đánh giá sự phù hợp của một chương trình là đo lường mức độ chương trình
đó phù hợp với chính sách và ưu tiên của nhà nước đối với đối tượng thụ hưởng
chương trình. Đánh giá sự phù hợp là để trả lời những câu hỏi sau:
- Mức độ phù hợp của chương trình đối với môi trường chính sách?
- Hoạt động và đầu ra của chương trình có góp phần thực hiện mục tiêu phát
triển hay không ?
- Các mục tiêu và mục đích có phù hợp với những vấn đề và nhu cầu đang
được giải quyết hay không ?
1.7. Công cụ đánh giá.
Công cụ đánh giá thường dùng là: các chỉ số.
Chỉ số được dùng như một công cụ để đo lường thành quả một cách rõ ràng,
giúp đánh giá các kết quả thực hiện, hoặc để phản ánh những thay đổi. Các chỉ số
có thể mang tính định lượng hoặc định tính.
Chỉ số định lượng là những đo lường mang tính thống kê
• Số lượng
• Phần trăm
• Tỷ lệ
• Tỷ số
Chỉ số định tính hàm ý những đánh giá định tính
• Sự tuân thủ
• Chất lượng
• Phạm vi
• Mức độ
Các chỉ số đều thể hiện số lượng, chất lượng hay tính hiệu quả. Mỗi loại chỉ số
đều thể hiện những khía cạnh khác nhau của đầu ra dự kiến. Các chỉ số tốt cần :
• Phù hợp với chương trình
• Phù hợp với chuẩn quốc gia
• Có tính khả thi trong việc thu thập
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
• Dễ dàng phiên giải
• Cho phép theo dõi sự thay đổi theo thời gian
Việc lựa chọn chỉ số thích hợp rất quan trọng trong công tác đánh giá.
Đánh giá chương trình rất quan trọng. Quá trình này giúp các nhà quản lí
theo dõi đánh giá chương trình đạt được hiệu quả như thế nào và có phương hướng
trong quá trình thực hiện chương trình tiếp theo. Với đề tài: “ Đánh giá quá trình
thực hiện chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại Bắc Ninh giai đoạn 2007-
2012” tôi hướng tới khung lí thuyết đánh giá chương trình theo kết quả. Phương
pháp đánh giá này rất phù hợp với chương trình, dự án. Quy trình đánh giá gồm 6
bước cơ bản đáp ứng các yêu cầu của đánh giá chương trình. Trong quá trình đánh
giá này, việc lựa chọn các tiêu chí, các chỉ số phù hợp rất quan trọng. Các chỉ số là
công cụ đo lường thành quả một cách rõ ràng giúp đánh giá các kết quả thực hiện,
hoặc phản ánh những thay đổi. Hoàn thiện khung lí thuyết về đánh giá chương
trình là một phần rất quan trọng trong đề tài này vì khung lí thuyết phục vụ cho
những đánh giá xuyên suốt trong đề tài.
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BẮC NINH VÀ
CHƯƠNG TRÌNH CẤP NƯỚC SẠCH CHO NÔNG THÔN
TẠI BẮC NINH
2.1. Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Ninh.
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
• Phạm vi, vị trí địa lí.
Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng đồng bằng Bắc bộ, nằm gọn trong châu thổ sông
Hồng, liền kề với thành phố Hà Nội. Bắc Ninh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm:
tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, khu vực có mức tăng
trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang;
- Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên và một phần Hà Nội;
- Phía Đông giáp tỉnh Hải Dương;
- Phía Tây giáp thành phố Hà Nội.
Với vị trí như trên, Bắc Ninh có nhiều thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh:
- Nằm trên tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như quốc lộ 1A, quốc
lộ 18, đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn và các tuyến đường thuỷ như sông Đuống, sông
Cầu, sông Thái Bình rất thuận lợi cho vận chuyển hàng hoá và du khách giao lưu
với các tỉnh trong cả nước.
- Gần thành phố Hà Nội được xem như là một thị trường rộng lớn hàng thứ hai
trong cả nước, có sức cuốn hút toàn diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị
lịch sử văn hoá đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ thuận
lợi đối với mọi miền đất nước.
- Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ có
tác động trực tiếp đến hình thành cơ cấu và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Bắc Ninh về
mọi mặt, trong đó đặc biệt là công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ du lịch.
- Là cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội, Bắc Ninh là cầu nối giữa
Hà Nội và các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, trên đường bộ giao lưu chính với
Trung Quốc và có vị trí quan trọng đối với an ninh quốc phòng.
• Đặc điểm địa hình.
Địa hình của tỉnh tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống
Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, vùng đồng bằng thường
có độ cao phổ biến từ 3 - 7 m, địa hình trung du đồi núi có độ cao phổ biến 300 -
400m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích tự nhiên
toàn tỉnh, phân bố chủ yếu ở 2 huyện Quế Võ và Tiên Du. Ngoài ra còn một số khu
vực thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương Tài, Quế Võ, Yên Phong.
Nhìn chung đặc điểm địa hình của tỉnh tương đối thuận lợi để tiến hành xây
dựng các công trình cấp nước quy mô xã, liên xã và thuận lợi cho phân phối mạng
lưới cấp nước trên toàn địa bàn tỉnh.
• Khí hậu
Bắc Ninh có điều kiện khí hậu đồng đều trong toàn tỉnh và không khác biệt
nhiều so với các tỉnh đồng bằng lân cận nên việc xác định các tiêu trí xây dựng hệ
thống cấp nước có liên quan đến khí hậu như hướng gió, thoát nước mưa, chống
nóng, khắc phục độ ẩm là điều rất cần thiết.
Khí hậu Bắc Ninh được chia thành 2 mùa rõ rệt là: mùa khô từ tháng 11 đến
hết tháng 3 năm sau, nhiệt độ trong không khí trung bình của các tháng 24,3
o
C, số
giờ nắng theo các tháng trung bình 1.298,2 giờ, độ ẩm tương đối trung bình các
tháng trong năm luôn lớn hơn 80% và được đánh giá là tỉnh có độ ẩm tương đối khá
lớn. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến hết tháng 10, lượng mưa trung bình tháng trên
100 mm/năm và chiếm 70 ÷ 80% lượng mưa cả năm. Số ngày mưa trong tháng dao
động 13÷20 ngày. Biến động lượng nước mưa trong những năm gần đây được thể
hiện qua bảng:
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
Bảng 1: Lượng mưa các tháng trong một số năm gần đây tại Bắc Ninh
Đơn vị tính: mm
STT Tháng 2008 2009 2010 2011 2012
1 Cả năm 1.033,5 1.388,3 1.826,3 1.486,1 1.326,3
2 Tháng 1 3,0 0,5 29,4 2,6 94,3
3 Tháng 2 28,1 63,8 22,2 13,4 3,5
4 Tháng 3 31,6 53,6 44,4 31,0 9,0
5 Tháng 4 18,8 134,1 32,8 99,0 45,2
6 Tháng 5 133,7 131,7 90,6 291,7 156,7
7 Tháng 6 164,5 316,8 286,5 266,7 303,2
8 Tháng 7 219,3 186,2 280,7 419,7 190,6
9 Tháng 8 211,0 266,8 295,8 109,9 345, 6
10 Tháng 9 109,1 136,7 241,5 196,6 109,5
11 Tháng 10 31,1 84,3 204,3 48,7 55,6
12 Tháng 11 79,6 5,0 281,5 0,6 0,7
13 Tháng 12 3,7 8,8 16,6 6,2 12,4
Nguồn niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh 2012
2.1.2. Nguồn nước
Đặc trưng hình thái mạng lưới sông: Bắc Ninh có mạng lưới sông ngòi khá
dày, mật độ lưới sông từ 1,0 ÷ 1,2 km/km
2
(theo số liệu của đài khí tượng thủy văn
Bắc Bộ), được đánh giá vào loại cao so với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng (mật độ
lưới sông của Đồng bằng sông Hồng là 1,5 km/km
2
). Tổng lưu lượng nước mặt của
Bắc Ninh ước khoảng 177,5 tỷ m³, trong đó lượng nước chủ yếu chứa trong các
sông là 176 tỷ m³; được đánh giá là khá dồi dào. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 4 hệ
thống sông lớn chảy qua gồm: sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình và sông Ngũ
Huyện Khê
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có các hệ thống sông ngòi nội địa như sông
Dâu, sông Đông Côi, sông Bùi, ngòi Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng
Bình
Nhìn chung về mặt lưu lượng nước tất cả các con sông của Bắc Ninh có thể
đáp ứng nhu cầu xử lý cấp nước sinh hoạt trên địa bàn tỉnh, song trong những năm
gần đây lưu lượng ở các sông này đang có sự thay đổi rõ nét, cụ thể mực nước sông
của mùa khô đang có sự giảm đi nên trong quá trình khai thác nguồn nước mặt cho
mục đích sinh hoạt cần phải có biện pháp bảo vệ và tiết kiệm nguồn tài nguyên
nước này.
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
Tài nguyên nước ngầm của tỉnh Bắc Ninh có trữ lượng dồi dào, nhất là ở vùng
phía Tây và Tây Nam của tỉnh. Nước ở khu vực này có chất lượng đảm bảo cho nhu
cầu ăn uống, sinh hoạt của người dân. Đặc biệt là khu vực Từ Sơn, Nam Tiên Du,
phía Nam Yên Phong và Thuận Thành có trữ lượng nước ngầm tương đối phong
phú. Đây là một thuận lợi rất lớn cho việc cung cấp nước sinh hoạt cho nhân dân địa
phương. Ngược lại tại các địa phương thuộc Gia Bình, Lương Tài và phần phía
Đông của Quế Võ, nước ngầm có biểu hiện bị nhiễm mặn nên cần hạn chế việc khai
thác và sử dụng nước ngầm.
2.1.3. Nguồn lực xã hội.
Bắc Ninh là một tỉnh mới được tái lập từ năm 1997, bao gồm 8 huyện, thị xã,
thành phố với 126 xã, phường, thị trấn. Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 822,71
km2, với dân số trung bình là 1.038.299 người (theo số liệu niên giám thống kê năm
2010), mật độ dân số 1,262 người/km2, gấp 5 lần mật độ dân số bình quân của cả
nước; khu vực thành thị có 268,5 nghìn người (chiếm 25,9% dân số toàn tỉnh) và
khu vực nông thôn có 769,7 nghìn người (chiếm 74,1% dân số toàn tỉnh). Với mật
độ dân số trên thì Bắc Ninh được xem là một tỉnh “đất chật người đông”. Phân bố
dân số tại từng địa phương của tỉnh không đồng đều, trong đó mật độ dân cư sinh
sống ở thành phố Bắc Ninh, huyện Thuận Thành và thị xã Từ Sơn rất cao.
Dân số của Bắc Ninh được đánh giá ở mức cao (đứng thứ 8 năm 2010) so với
cả nước, tỷ lệ tăng dân số ở mức cao (0,93 %) so với bình quân của cả nước, kéo
theo nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt ngày tăng cao.
Dân số ở khu vực nông thôn chiếm tỷ lệ 74,13%, cao hơn so với thành thị, số
lao động tham gia vào lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản cao hơn so với các
lĩnh vực khác (47,97%) nhưng thu nhập của người dân nông thôn thấp hơn so với
thành thị.Tỷ lệ hộ nghèo còn chiếm tỷ lệ lớn ở khu vực nông thôn nên ảnh hưởng
tới chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Mặt khác các tập quán canh tác và sinh sống của người dân nông thôn còn hủ
tục, lạc hậu nên ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, đặc biệt ảnh
hưởng tới việc cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày của nhân dân. Do vậy, cần phải có
các chính sách hỗ trợ giúp đỡ trong việc cung cấp và đảm bảo nguồn nước sinh hoạt
cho người dân nông thôn trên địa bàn của tỉnh.
2.1.4. Thực trạng phát triển kinh tế.
Kinh tế trong toàn tỉnh những năm qua tăng trưởng nhanh, có chuyển biến về
chất lượng và hiệu quả, nhiều chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Tổng sản phẩm
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS. Đặng Thị Lệ Xuân
(GDP) tăng bình quân 15,1% năm đạt mục tiêu đề ra, trong đó công nghiệp - xây
dựng tăng 18,3%; dịch vụ tăng 19,4%; nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản tăng
0,4%. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoạch 5
năm từ khi tái lập tỉnh tới nay. Năm 2012, GDP bình quân đầu người ước đạt 1.800
USD/năm, vượt 38% mục tiêu đề ra.
Bảng 2 :Giá trị sản xuất theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Giá trị Tổng số
Khu vực kinh tế
Công nghiệp và
xây dựng
Nông, lâm nghiệp và
thủy sản
Dịch vụ
Năm 2007 224.474,1 15.633,8 3.491,9 3.348,4
Năm 2008 29.485,8 21.176,8 3.765,4 4.543,6
Năm 2009 45.910,1 35.207,2 4.364,5 6.338,5
Năm 2010 62.812,1 49.265,0 5.618,8 7.928,4
Năm 2011 78.265,8 62.117,6 6.243,9 9.904.4
Năm 2012 140.768,0 120.893,7 7.515,6 12.358,8
Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh, 2012
Định hướng rõ ràng và những thành công đạt được trong phát triển kinh tế- xã
hội của tỉnh trong những năm qua làm cho đời sống của nhân dân trong tỉnh được
nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng được cải thiện. Tuy nhiên thu nhập bình
quân đầu người ở một số địa phương trong tỉnh vẫn ở mức thấp so với các địa
phương khác trong cả nước nên còn gặp nhiều khó khăn về nguồn nước cấp sinh
hoạt.
Do vậy cần đẩy mạnh công tác truyền thông về tầm quan trọng của nước sạch
để người dân có ý thức và tự đầu tư các công trình nhỏ lẻ với sự trợ giúp một phần
của địa phương. Nhà nước chỉ có khả năng hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng
các công trình cấp nước tập trung tại những nơi có nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt
cấp bách và hỗ trợ các đối tượng chính sách, các gia đình và các hộ nghèo ở vùng
sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.
2.2. Chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh
2.2.1. Giới thiệu về chương trình
Chương trình cấp nước sạch cho nông thôn tại tỉnh Bắc Ninh nằm trong
chương trình mục tiêu Quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Từ
SV: Nguyễn Thị Hoa Lớp: Kinh tế phát triển B
21