Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (425.71 KB, 61 trang )

Chuyên đề thực tập
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

CHYÊN ĐỀ THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
HOÀN THIỆN QUI TRÌNH NGHIỆP VỤ HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT
KHẨU CỦA XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN NÔNG SẢN THỰC PHẨM INTIMEX QUANG
MINH

Sv Đào Duy Thao Lớp Hải quan 50
Giảng viên hướng dẫn
:
GS.TS HOÀNG ĐỨC THÂN
Họ và tên sinh viên
:
ĐÀO DUY THAO
Mã sinh viên
:
CQ502318
Chuyên ngành
:
HẢI QUAN
Lớp
:
HẢI QUAN 50
Khóa
:
50
Hệ
:


CHÍNH QUY
Chuyên đề thực tập
HÀ NỘI,THÁNG 05 NĂM 2012
Sv Đào Duy Thao Lớp Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
***
BẢN CAM ĐOAN
Tên em là: Đào Duy Thao
Mã SV : CQ502318
Lớp : Hải quan 50
Khoa : Thương mại và Kinh tế quốc tế
Em xin cam đoan rằng Chuyên đề thực tập này là hoàn toàn do em tự nghiên cứu
đề tài hoàn thành, không sao chép. Các số liệu sử dụng trong bài là tài liệu em thu thập
được hoàn toàn có nguồn gốc rõ ràng bám sát với tình hình hoạt động kinh doanh thực tế
của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh.
Nếu có điều gì vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường!
Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên
Đào Duy Thao
Sv Đào Duy Thao Lớp Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo GS.TS Hoàng Đức Thân
đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo cho em những ý hiến quý báu để em có thể hoàn thành
chuyên đề thực tập này.
Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Thương mại và
Kinh tế quốc tế cùng các ông bà,cô chú, anh chị cán bộ nhân viên công ty cổ phần
Intimex Việt Nam và Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh đã

nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực tập cũng như trong quá trình
thực hiện chuyên đề thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 05 năm 2012
Sinh viên

Đào Duy Thao
Sv Đào Duy Thao Lớp Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương 1-Những cơ sở hoàn thiện nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến
nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh 3
1.1 Đặc điểm xuất khẩu hàng nông sản 3
1.1.1 Đặc điểm hàng nông sản 3
1.1.2 Đặc điểm sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu 3
1.1.3:Đặc điểm thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam 5
1.2:Nội dung qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu 7
1.2.1 Qui trình nghiệp vụ hải quan xuất khẩu thông thường 7
1.2.2 Nội dung qui trình nghiệp vụ hải quan điện tử: 16
1.3 Tổ chức bộ phận nghiệp vụ xuất nhập khẩu và giao dịch đối với Hải quan của Xí nghiệp chế biến
nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh 17
1.3.1 Chức năng,nhiệm vụ của bộ phận nghiệp vụ: 17
1.3.2 Tổ chức bộ máy của bộ phận nghiệp vụ 18
Chương 2-Thực trạng qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông
sản thực phẩm Intimex Quang Minh 20
2.1 Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh20

2.1.1 Kết quả xuất khẩu hàng hóa của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh
từ năm 2008 đến quý I năm 2012 20
2.1.2 Doanh thu và hiệu quả xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang
Minh 25
2.2 Thực trạng qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản
thực phẩm Intimex Quang Minh 25
Sv Đào Duy Thao Lớp Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
2.2.1:Qui trình nghiệp vụ đối với hàng xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu của Xí nghiệp chế
biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh 25
2.2.2 Qui trình nghiệp vụ Hải quan theo cửa khẩu xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực
phẩm Intimex Quang Minh 29
2.2.3 Qui trình nghiệp vụ Hải quan điện tử của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex
Quang Minh 32
2.3: Đánh giá thực trạng qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Xí nghiệp chế
biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh 34
2.3.1:Một số ưu điểm trong qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu của Xí nghiệp
chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh 34
2.3.2: Một số hạn chế và nguyên nhân trong qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh 35
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện qui trình nghiệp vụ thủ tục Hải quan đối với hàng xuất
khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh 37
3.1 Phương hướng xuất khẩu hàng hóa của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang
Minh 37
3.1.1 Định hướng về kim ngạch và tiến độ xuất khẩu: 37
3.1.2 Định hướng về sản phẩm và chiến lược xuất khẩu của Xí nghiệp 37
3.1.3 Định hướng nghiên cứu thị trường và thu nhập 38
3.2: Giải pháp hoàn thiện qui trình nghiệp vụ thủ tục Hải quan đối với hàng xuất khẩu của Xí nghiệp
chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh 39
3.2.1 Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ theo phương thức xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản

thực phẩm Intimex Quang Minh 39
3.2.2 Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ Hải quan theo cửa khẩu xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông
sản thực phẩm Intimex Quang Minh 39
3.2.3 Hoàn thiện qui trình nghiệp vụ Hải quan điện tử của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm
Intimex Quang Minh 40
3.2.4 Một số kiến nghị hoàn thiện qui trình nghiệp vụ hải quan của xí nghiệp chế biến nông sản
thực phẩm Intimex Quang Minh 41
KẾT LUẬN 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
Sv Đào Duy Thao Lớp Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
Sv Đào Duy Thao Lớp Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CIF : Cost and insurance freight
C/O : Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
DN : Doanh nghiệp
FOB : Free on board
KCS : Kiểm tra chất lượng hàng hóa
KD : Kinh doanh
KHKD : Kế hoạch kinh doanh
UNDP : Phát triển Liên Hợp Quốc
T/T : Telegraphic Transfer
WTO : Tổ chức thương mại thế giới
XK : Xuất khẩu
XNK : Xuất nhập khẩu
Sv Đào Duy Thao Lớp Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Sơ đồ I Tổ chức bộ máy của bộ phận nghiệp vụ

Bảng II.1 Kết quả kinh doanh giai đoạn 2008-2011
Bảng II.2 Hiệu quả thực hiện hợp đồng
Bảng II.3 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu từ năm 2008 đến năm 2011
Bảng II.4 Kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu từ năm 2008 -2011
Bảng II.5 Doanh thu và hiệu quả xuất khẩu từ năm 2008-2011
Biểu đồ II.1 Khối lượng xuất khẩu hàng năm(2008 đến năm 2011)
Biểu đồ II.2 Kim ngạch xuất khẩu hàng năm (2008 đến năm 2011)
Sv Đào Duy Thao Lớp Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do lựa chọn đề tài
Với một nền kinh tế ngày một đổi mới, mở cửa và hội nhập với nền nền kinh tế thị trường
trong khu vực và thế giới thì hoạt động ngoại thương là một lĩnh vực rất quan trọng đối
với sự phát triển của Việt Nam hiện nay và tương lai. Một trong những hoạt động cần
thiết để ngoại thương sảy ra là phải có qui trình nghiệp vụ Hải quan. Đây là vấn đề đáng
lưu tâm hàng đầu của các nhà kinh doanh xuất nhập khẩu vì nó có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến sự thành công hay thất bại của mỗi doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu. Nếu một trong số các khâu trong qui trình nghiệp vụ hải quan bị gián đoạn,
thì nó có thể làm ngưng trệ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
ngay lập tức. Hàng hóa không được thông quan thì các hợp đồng có thể bị hủy bỏ, hiệu
quả kinh doanh của doanh nghiệp bị giảm sút, doanh nghiệp có thể dẫn đến tình trạng
làm ăn thua lỗ và phá sản. Chính vì vậy em đã quyết định lựa chọn đề tài ““Hoàn thiện
qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông
sản thực phẩm Intimex Quang Minh” làm đề tài nghiên cứu cho mình.
2.Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm mục đích: Phân tích tổng quan, đánh giá về thực trạng,hiệu quả
kinh doanh và qui trình hoạt động xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm
Intimex Quang Minh nhằm tìm ra những ưu điểm, những mặt còn hạn chế và nguyên
nhân. Trên cơ sở đó, sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm hoàn thiện qui trình nghiệp vụ Hải
quan đối với hàng nông sản xuất khẩu của Xí nghiệp, phần nào giúp cho Xí nghiệp nâng

cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-Đối tượng nghiên cứu: Lý luận và thực tiễn về quy trình nghiệp vụ hải quan đối với hàng
xuất khẩu.
-Phạm vi không gian: Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh
-Thời gian: Phân tích thực trạng từ năm 2008 đến hết quý I năm 2012 và kiến nghị cho
đến năm 2015.
4.Kết cấu của đề tài
Sv: Đào Duy Thao
Page
1
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu, bảng biểu, sơ đồ, số đồ, kết luận, danh mục viết
tắt, và danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3
chương:
-Chương 1:Những cơ sở hoàn thiện nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu của
Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh
-Chương 2:Thực trạng qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu của Xí
nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh
-Chương 3:Phương hướng và giải pháp hoàn thiện qui trình nghiệp vụ thủ tục Hải
quan đối với hàng xuất khẩu của Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex
Quang Minh
Do thời gian nghiên cứu, cũng như kiến thức thực tế chưa nhiều nên bài chuyên đề của
em còn nhiều điểm chưa đề cập đến và còn những thiếu sót nhất định. Em rất mong được
sự góp ý của các thầy cô giáo để chuyên đề của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đào Duy Thao
Kinh tế Hải quan 50

Sv: Đào Duy Thao
Page
2
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
Chương 1-Những cơ sở hoàn thiện nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu của
Xí nghiệp chế biến nông sản thực phẩm Intimex Quang Minh
1.1 Đặc điểm xuất khẩu hàng nông sản
1.1.1 Đặc điểm hàng nông sản
Nông sản là những sản phẩm hàng hóa có nguồn gốc từ hoạt động sản xuất nông nghiệp.
Nông nghiệp thực hiện những công việc gì thì có những loại nông sản đó kể cả trong
trồng trọt, chăn nuôi gia cầm, gia súc, thuỷ hải sản như: Cà phê, điều, chè, cao su, lúa,
ngô, khoai, sắn, rau , đậu, gà, vịt, heo, bò, cá, tôm
Ở Việt Nam với đặc trưng là một nước nông nghiệp, điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đã tạo
điều kiện thuận lợi cho ngành sản xuất hàng nông nghiệp phát triển đa dạng. Một số mặt
hàng nông sản đã là thế mạnh của Việt Nam trong thời gian qua như: gạo, cà phê, cao su,
tiêu, hạt điều, chè
1.1.2 Đặc điểm sản xuất và chế biến hàng nông sản xuất khẩu
1.1.2.1 Đặc điểm sản xuất nông sản xuất khẩu:
Việt Nam là một quốc gia có truyền thống canh tác nông nghiệp, với diện tích đất nông
nghiệp lớn khoảng 9,4 triệu ha, với dân số hơn 85 triệu dân và hơn 70% dân số làm trong
lĩnh vực sản xuất nông nghiệp dịch vụ đã đem lại lợi thế rất lớn cho Việt Nam canh tác và
phát triển nông nghiệp một cách bền vững. Đặc điểm vị trí địa lí và khí hậu của Việt Nam
đa dạng phong phú vì vậy mà nông nghiệp của Việt Nam cũng rất đa dạng, mỗi vùng
miền khác nhau thì canh tác những loại cây, con khác nhau phù hợp với thổ nhưỡng và
điều kiện của từng vùng miền.từ một nền nông nghiệp lạc hậu, các mặt hàng nông sản
thực phẩm mới đầu chỉ là tự cung tự cấp nhưng với sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước,
cải tiến phương thức canh tác, sản xuất nông sản của Việt Nam đã có sự dư thừa và được
xuất khẩu ra thị trường thế giới. Nông sản mà Việt Nam có rất phong phú và đa dạng,
trong lĩnh vực sản xuất xuất khẩu nông sản thì thế mạnh của Việt Nam trong thời gian

qua là gạo, cà phê, chè, hồ tiêu…Và trong mỗi mặt hàng xuất khẩu đó thì đặc điểm sản
xuất lại có những điểm đặc trưng riêng.
Lúa gạo: Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu lúa gạo đứng thứ hai thế giới. Với hai
vùng sản xuất xuất lúa gạo chính là đồng bằng Sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long .
Với tổng diện tích trồng lúa cả nước là 7440 nghìn ha, hàng năm sản xuất ra trung bình
35 -40 triệu tấn thóc hàng năm. Đạt ky lục 42 triệu tấn vào năm 2011.
Sv: Đào Duy Thao
Page
3
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
Cà phê: Được đưa vào trồng thử nghiệm ở Việt Nam năm 1875 ở một số nhà thời tại Hà
Nam, Quảng Bình, Kon tum …Đến thế kỷ hai mươi, cây cà phê bắt đầu được trồng phổ
biến với quy mô lớn ở Nghệ An, Dacklac và Lâm đồng. Cho đến năm 1975, khi đất nước
thống nhất, diện tích cà phê của nước ta khoảng 13.000 ha, cho sản lượng 6.000 tấn Việt
Nam vốn là nước sản xuất cà phê chỉ đứng sau Brazil và là nước đứng đầu về sản xuất cà
phê vối. Theo số liệu từ Vicofa, tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích đất trồng cà phê
đạt khoảng 15% trong những năm 90, và tới cuối thế kỷ 20 cả nước đã có khoảng nửa
triệu hecta cà phê. Nếu năm 1985, năng suất cà phê Việt Nam mới ở mức 1 tấn/ha thì 20
năm sau năng suất đó đã đạt bình quân 1,7 tấn/ha, trong đó có một số năm đạt bình quân
2-2,5 tấn/ha. Bình quân trong 20 năm mỗi hecta cà phê đã cho sản lượng hàng năm là
1,68 tấn.Hiện nay hầu hết cà phê nhân được sản xuất ra là để phục vụ xuất khẩu. Năm
2012 diện tích trồng cà phê vào khoảng 600 nghìn ha.
Hồ tiêu: Ở Việt Nam hồ tiêu được trồng tập trung chủ yếu ở Daklak , Gia Lai và một số
tỉnh ở Miền Đông Nam Bộ. Diện tích hồ tiêu của cả nước là 54,3 nghìn ha và đạt năng
suất 23 tạ/ha năm 2012
Hạt điều:Ở Việt Nam điều được trồng nhiều ở vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và
Duyên Hải Nam Trung Bộ. Với tổng diện tích khoảng 360,3 nghìn ha và điều nhân xuất
khẩu đạt 200.000 tấn vào năm 2011.
1.1.2.2 Đặc điểm chế biến hàng nông sản xuất khẩu:

Công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp ở nước ta đang ở trong tình trạng: tỷ lệ
thiết bị cũ, hỏng, lạc hậu khá lớn; danh mục sản phẩm được chế biến quá ít và đơn điệu:
tỷ lệ sản lượng các sản phẩm qua chế biến quá thấp; chất lượng sản phẩm chế biến chưa
hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong và ngoài nước; tỷ lệ hao hụt nguyên
liệu cao; Khi nhận định về sự yếu kém của công nghiệp chế biến ở các quốc
gia,chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cho rằng: sự kém phát triển của
ngành công nghiệp chế biến có hàng loạt lý do: hệ thống vận tải yếu kém đã cản trở vận
chuyển đường dài các nguyên liệu và thành phẩm; các xí nghiệp chế biến xa nơi cung cấp
nguyên liệu; công nghệ lạc hậu và thấp kém gây ra tổn thất lớn trong chế biến và làm
giảm chất lượng sản phẩm; thiếu vệ sinh và vật liệu bao bì không tốt cũng làm giảm chất
lượng sản phẩm. Trình độ quản lý kém: thiếu thốn nghiêm trọng về vốn và thông tin thị
trường cũng như kỹ thuật đã hạn chế tốc độ phát triển. Cuối cùng, thu nhập thấp của
người tiêu dùng trong nước cũng hạn chế tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chế biến. Đó
là nhận định bao quát và đúng với tình hình phát triển của công nghiệp chế biến các sản
phẩm nông nghiệp ở nước ta. Công nghệ và các cơ sở chế biến nông sản của Việt Nam
trong thời gian dài ít được quan tâm đầy đủ, một phần do khó khăn về nguồn vốn đầu tư
Sv: Đào Duy Thao
Page
4
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
nên trình độ công nghệ thấp và chậm được đổi mới, tổn thất sau thu hoạch còn rất lớn. Cơ
sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu còn ít như ngành cà phê mới chỉ có khoảng 30 cơ sở
chế biến công nghiệp hoàn chỉnh, chủ yếu là sơ chế đảm bảo chiếm khoảng 30% sản
lượng cà phê/năm. Mặt hàng hạt điều tuy đã phát triển nhanh và chuyển từ xuất khẩu điều
thô sang xuất khẩu nhân hạt điều nhưng mức độ cơ giới hóa trong quy hoạch quy trình
công nghệ chế biến điều còn thấp, các nhà máy mới chỉ thu đựoc sản phẩm chính để xuất
khẩu là nhân điều, chưa áp dụng được quy trình "chế biến không phế liệu" để thu hoạch
các sản phẩm chính và các sản phẩm phụ, nên đã đạt hiệu quả kinh tế thấp. Vì vậy các
nhà máy chế biến chưa thể nâng cao được giá thu mua các mặt hàng nông sản thô từ nông

dân, một yếu tố để kích thích nông dân tích cực gieo trồng hàng nông sản.Đa số công
nghệ của ta còn giản đơn, thô sơ, lạc hậu, mang nặng tính kinh nghiệm, thậm chí những
điều kiện tối thiểu sân phơi, máy sấy, kho bảo quản cũng không đủ.
1.1.3:Đặc điểm thị trường xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Việt Nam sẽ nằm trong khu vực sôi động của thị trường hàng nông sản chế biến thế giới
cùng với sự hợp tác quan hệ quốc tế về ngoại thương.Việt Nam đã là thành viên thứ 150
của tổ chức Thương mại thế giới (WTO) vào năm 2008 do đó, hàng nông sản xuất khẩu
của Việt Nam có điều kiện tiếp cận thị trường, tăng cường buôn bán các sản phẩm nông
nghiệp chế biến, tạo được nhãn hiệu với các nước nhập khẩu.
Nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nặng về các sản phẩm trồng trọt, xuất khẩu chủ yếu là
các sản phẩm thô, ít qua chế biến do vậy mà các mặt hàng nông sản của Việt Nam đã bị
hạn chế tiếp cận sang các thị trường “khó tính”. Thị trường các nước đang phát triển
không phải là những thị trường “khó tính” và mức độ bảo hộ thấp mang lại những cơ hội
tiếp cận thị trường tốt hơn cho nông sảng chế biến Việt Nam
Những thị trường xuất khẩu mới, thu hút tỷ lệ lớn trong khối lượng xuất khẩu nông sản
của Việt Nam như Trung Quốc, singapore và một số nước Châu á khác, nhưng những thị
trường này, hoặc là thị trường tái xuất, hoặc là thị trường tiêu thụ không ổn định.
Hiện nay sự gia tăng của sản lượng các sản phẩm trong nông nghiệp nói riêng, đặc biệt là
những sản phẩm đã qua chế biến đã mang lại cho nông nghiệp Việt Nam một vị thế mới
trên thị trường hàng nông sản thế giới thông qua kết quả xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp. Việt Nam đã có những thành công nhất định về thị trường xuất khẩu các mặt
hàng nông sản như:
Mặt hàng gạo Việt Nam, theo thống kê hải quan, đã được bán cho hơn 120 quốc gia và
vùng lãnh thổ khác nhau nhưng mua với số lượng lớn và ổn định thì chỉ có khoảng 7 - 8
bạn hàng. Trong số này có 4 bạn hàng Châu á (Singapore, Philippines, Malaysia,
Sv: Đào Duy Thao
Page
5
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập

Hongkong), một số bạn hàng lớn ở Châu âu như Thuỵ Sĩ, Hà Lan;bạn hàng Trung Đông
như I-rắc.
Mặt hàng cà phê: Bạn hàng chủ yếu của Việt Nam, như năm 1997, vẫn là Mỹ (chiếm tỷ
trọng khoảng 25%) và Châu âu (chiếm tỷ trọng khoảng 50%, riêng Đức là 16%). Nhật
Bản vẫn nằm trong số 10 bạn hàng lớn nhất nhưng tỷ trọng tương đối nhỏ (khoảng 3%)
nên khủng hoảng kinh tế tại nước này hầu như không ảnh hưởng gì đến tiến độ xuất khẩu
cà phê của Việt Nam trong năm 1998. Hiện nay Cà phê Việt Nam được xuất khẩu
đi khoảng 60 nước trên thế giới. Các thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là các
nước EU (Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Pháp, Hà Lan, Tây Ban Nha, Italia…), Mỹ và Châu á
(Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Philipin, Malaixia và Indonesia),Chiếm lần lượt
49%,15% và 17% tổng sản lượng xuất khẩu trong năm 2011.
Mặt hàng điều nhân:Cây điều là loại cây có tiềm năng xuất khẩu rất lớn. Nhu cầu thế giới
tăng trung bình 5 - 7%/năm trong khi sản lượng điều thô thế giới không thể tăng nhanh
(chỉ dao động quanh mức 950,000 tấn/năm). Hạt điều Việt Nam đã có mặt tại trên 40
nước và vùng lãnh thổ, trong đó thị trường Hoa Kỳ đứng đầu với 40%, Trung Quốc 20%,
các nước châu Âu 20%, 10% còn lại được xuất sang Nga, Nhật Bản và khu vực Trung
Đông.
Hạt tiêu: Trong những năm trước đây, hạt tiêu là mặt hàng nông sản chiếm vị trí thứ yếu
trong cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam.Các nước nhập khẩu hồ tiêu lớn nhất từ Việt
Nam:Singapore ;Lào; Hà Lan;Hoa Kỳ;Trung Quốc;Hongkong;Đức;Ba Lan;Pháp
Mặt hàng chè:Việt Nam đứng thứ 5 trên thế giới về xuất khẩu Chè.Mặt hàng chè của ta
được tiêu thụ Những thị trường nhập khẩu chè của Việt Nam có mức tăng trưởng mạnh
như Nga, Pakistan, Ấn độ, Indonesia, Trung Quốc, Đài Loan. Và rải rác, từ I-rắc, Libi,
Angiêri đến Anh, Pháp, Ba Lan, Nhật Bản, Hongkong, Mỹ, mỗi nơi một ít.Pakistan là
bạn hàng chính trong những năm gần đây.
Mặt hàng rau quả:Hiện nay Trung Quốc là thị trường tiêu thụ rau quả lớn nhất của ta
(36%), tiếp đó là Đài Loan (17%), Nhật Bản (12,5%), Mỹ (7,5%) và Nga (4%).Tổng
cộng 5 bạn hàng này đã chiếm gần 90% kim ngạch xuất khẩu.
Mặc dù, nền nông nghiệp nước ta đã tạo ra những thành tựu đáng ghi nhận về sản lượng
một số sản phẩm nông nghiệp chủ yếu trong giai đoạn qua, nhưng nhìn tổng thể, nông

nghiệp Việt Nam vẫn trong giai đoạn nỗ lực vươn lên thoát khỏi tình trạng sản xuất nhỏ,
lạc hậu, tự cấp, tự túc để trở thành một nền nông nghiệp hàng hoá thực sự, có thị trường
xuất khẩu lớn và ổn định.
Sv: Đào Duy Thao
Page
6
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
1.2:Nội dung qui trình nghiệp vụ Hải quan đối với hàng xuất khẩu
1.2.1 Qui trình nghiệp vụ hải quan xuất khẩu thông thường
Qui trình thủ tục hải quan cho một lô hàng xuất khẩu bình thường luôn gồm các giai
đoạn: Khai báo và nộp tờ khai hải quan;kiểm tra và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra
thực tế hàng hóa;kiểm tra tính thuế và thu thuế đối với hàng hóa; thông quan hàng hóa.
Khai hải quan: Là việc người khai hải quan cung cấp cho cơ quan hải quan các thông tin,
dữ liệu về đối tượng làm thủ tục hải quan bằng các hình thức được pháp luật quy định.
Khai hải quan là hành vi pháp lý đầu tiên do người khai hải quan thực hiện để thực hiện
thông quan hàng hóa, đồng thời là cơ sở pháp lý ban đầu để công chức hải quan thực hiện
quá trình kiểm tra, giám sát hải quan.
Địa điểm khai hải quan được hiểu là nơi người khai hải quan nộp tờ khai cho cơ quan hải
quan và ở đó cơ quan hải quan tiếp nhận và đăng ký tờ khai hải quan. Với cách hiểu đó
địa điểm khai hải quan chính là địa điểm làm thủ tục hải quan, cụ thể là trụ sở Hải quan
cửa khẩu, trụ sở Hải quan ngoài cửa khẩu. Trụ sở Chi cục hải quan cửa khẩu: Cảng biển
quốc tế, cảng sông quốc tế, cảng hàng không dân dụng quốc tế, ga đường sắt, ga liên vận
quốc tế, bưu điện quốc tế, cửa khẩu biên giới đường bộ. Trụ sở Chi cục hải qan ngoài cửa
khẩu: Địa điểm làm thủ tục hải quan cảng nội địa, địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài
cửa khẩu. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu có thể
thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục Hải quan quy định.
Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan là khoảng thời gian quy định mà người khai hải
quan phải hoàn thành công việc khai và nộp tờ khai hải quan cho cơ quan hải quan. Đối
với từng đối tượng,thời gian khai và nộp tờ khai được quy định khác nhau. Chuẩn mực

3.22 và 3.23 Công ước Kyoto qui định.
Theo quy định của Luật Hải quan Việt Nam: Thời hạn khai và nộp tờ khai hải quan đối
với hàng hóa xuất khẩu được thực hiện chậm nhất là 08 giờ trước khi phương tiện vận tải
xuất cảnh; tờ khai hải quan có giá trị làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày, kể từ
ngày đăng ký.
Đăng ký hồ sơ hải quan.
Người khai hải quan tự khai và đăng ký hồ sơ hải quan và các chứng từ của hồ sơ hải
quan. Hồ sơ hải quan là hồ sơ bao gồm các chứng từ liên quan đến các đối tượng chịu
kiểm tra,giám sát của cơ quan hải quan. Hay nói cách khác hồ sơ hải quan là tất cả các
chứng từ phản ánh các hoạt động xuất khẩu mà người khai hải quan phải nộp cho cơ quan
hải quan theo quy định của pháp luật.
Sv: Đào Duy Thao
Page
7
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
Thông thường một bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu bao gồm các loại chứng từ sau:
Thứ nhất,chứng từ hải quan: Là chứng từ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc
phát hành mà theo chế độ hải quan chủ hàng phải nộp hoặc xuất trình cho cơ quan hải
quan khi hàng hóa ra, vào lãnh thổ hải quan của một quốc gia.Chứng từ bao gồm:
Tờ khai hải quan xuất khẩu (Entry,customs delaration): Là chứng từ pháp lí do chủ hàng
khai và nộp cho cơ quan hải quan để thực hiện thủ tục hải quan khi xuất khẩu hàng hóa.
Giấy phép xuất khẩu (Export licence): Là chứng từ do bộ thương mại hoặc cơ quan quản
lý nhà nước chuyên ngành cấp,cho phép chủ hàng xuất khẩu một số hàng hóa nhất định
trong một thời gian nhất định.
Giấy chứng nhận kiểm dịch và giấy chứng nhận vệ sinh: Là chứng từ cơ quan có thẩm
quyền của Nhà nước cấp cho chủ hàng để xác định hàng hóa đã được an toàn về dịch
bệnh, sâu hại, nấm độc
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật(Phytosanitary certificate): Do cơ quan bảo vệ thực
vật cấp khi hàng hóa là thực vật, thảo mộc hoặc có nguồn gốc từ thực vật (hạt giống,

bông, thuốc lá…)
Giấy chứng nhận xuất xứ (certificate of origin): Là chứng từ do tổ chức thẩm quyền cấp
để xác nhận nơi sản xuất hoặc khai thác hàng hóa.
Giấy chứng nhận này do Bộ Thương mại hoặc Bộ Thương mại ủy quyền cho phòng
Thương mại và Công nghiệp cấp.
Thứ hai,Chứng từ hàng hóa: Là những chứng từ do bên bán(bên xuất khẩu) phát hành
trong đó nói rõ đặc điểm về trị giá, chất lượng, sản lượng của hàng hóa. Chứng từ hàng
hóa bao gồm:
Hóa đơn thương mại (commercial invoice): Là chứng từ cơ bản phục vụ cho việc thanh
toán, là yêu cầu của người bán đòi người mua phải trả số tiền trên hóa đơn. Theo chức
năng có thể phân hóa thành: Hóa đơn chính thức(final invoice); hóa đơn chiếu lệ
(detailed invoice); hóa đơn xác nhận; hóa đơn hải quan.
Bảng kê chi tiết: Là chứng từ chi tiết hàng hóa trong lô hàng khi hàng hóa có nhiều loại
khác nhau, tên gọi khác nhau.
Phiếu đóng gói: Là bảng kê khai tất cả các hàng hóa đựng trong một kiện hàng(hòm,
thùng, container).
Sv: Đào Duy Thao
Page
8
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
Giấy chứng nhận phẩm chất: Là chứng từ xác nhận chất lượng của hàng thực giao và
chứng minh phẩm chất của hàng phù hợp với các điều kiện của hợp đồng.
Giấy chứng nhận sản lượng: Là chứng từ xác nhận sản lượng của hàng hóa thực giao.
Giấy chứng nhận trọng lượng: Là chứng từ xác nhận trọng lượng của hàng thực giao.
Thứ ba,chứng từ vận tải: Là chứng từ do người chuyên chở cấp để xác nhận mình đã
nhận hàng để chở. Chứng từ vận tải bao gồm:
Vận đơn đường biển(Bill of lading); Vận đơn đường sắt (way bill,railroad of lading); Vận
đơn hàng không ( Airway bill)
Thứ tư,chứng từ bảo hiểm: Là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp nhằm hợp thức hóa hợp

đồng bảo hiểm và được dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm với người được
bảo hiểm. Chứng từ bảo hiểm gồm Đơn bảo hiểm (Insurance policy) và giấy chứng nhận
bảo hiểm (Insurance certificate).
Thứ năm,hợp đồng thương mại quốc tế: Là sự thỏa thuận giữa các đương sự có trụ sở ở
các nước khác nhau, theo đó một bên gọi là bên xuất khẩu có nghĩa vụ chuyển quyền sở
hữu hàng hóa cho bên nhập khẩu, bên kia gọi là bên nhập khẩu có nghĩa vụ nhận hàng và
trả tiền. Nội dung của hợp đồng thương mại quốc tế bao gồm: Tên hàng; sản lượng; quy
cách phẩm chất; giá cả; phương thức thanh toán; địa điểm; thời hạn giao hàng, ngoài ra
còn có những nội dung khác do các bên thỏa thuận với nhau.
Thứ sáu, chứng từ kho hàng: Là những chứng từ do chủ kho hàng cấp cho chủ hàng
nhằm xác nhận đã nhận hàng để bảo quản và xác nhận quyền sở hữu của hàng hóa đó.
Chứng từ kho hàng gồm có: Biên lai kho hàng; chứng chỉ lưu kho.
Một bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu thường có 6 loại chứng từ nêu trên. Tuy nhiên không
phải bộ hồ sơ hải quan nào cũng phải đủ cả 6 loại chứng từ đó.
Theo qui định của pháp luật Việt Nam hiện nay, hồ sơ hải quan đối với hàng xuất khẩu
thương mại gồm:
Tờ khai hải quan: 02 bản chính, đây là hồ sơ cơ bản bắt buộc đối với tất cả các hình thức
xuất khẩu hàng hóa. Trong đó, 01 bản chính nộp cho cơ quan hải quan trực tiếp quản lý
và 01 bản chính lưu tại người khai hải quan. Ngoài ra bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu bổ
sung thêm các chứng từ sau:
Bản kê chi tiết hàng hóa(packing list): 01 bản chính và 01 bản sao đối với hàng hóa có
nhiều chủng loại hoặc đóng gói không đồng nhất;
Sv: Đào Duy Thao
Page
9
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
Giấy phép xuất khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp: 01 bản(là bản chính nếu
xuất khẩu 1 lần hoặc bản sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối
chiếu)

Các chứng từ khác theo quy định của pháp luật liên quan: 01 bản chính.
*Trách nhiệm đối với nhân viên hải quan:
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ
và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa:
1. Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo quy định tại Điều 11 Thông tư số
79/2009/TT-BTC.
2. Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm, chính sách
mặt hàng):
2.1. Nhập mã số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra doanh nghiệp có bị
cưỡng chế làm thủ tục hải quan hay không, kiểm tra ân hạn thuế, kiểm tra vi phạm để xác
định việc chấp hành pháp luật của chủ hàng. Trường hợp hệ thống thông báo bị cưỡng
chế nhưng doanh nghiệp có hồ sơ chứng minh đã nộp thuế hoặc thanh khoản, công chức
kiểm tra thấy phù hợp thì báo cáo lãnh đạo chi cục chấp nhận, lưu kèm hồ sơ và tiến hành
các bước tiếp theo.
2.2. Kiểm tra thực hiện chính sách mặt hàng (giấy phép, điều kiện xuất khẩu).
2.3. Xử lý kết quả kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
a) Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì hải quan trả hồ sơ và thông báo
bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ (mẫu 01/PYCNV/2009) cho người khai hải quan biết rõ lý
do;
b) Nếu đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì tiến hành tiếp các công việc dưới đây.
3. Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân
luồng hồ sơ.
3.1. Nhập thông tin trên tờ khai vào hệ thống
3.2. Kiểm tra, đối chiếu dữ liệu trong hệ thống với hồ sơ hải quan
3.3. Chấp nhận (lưu) dữ liệu để hệ thống tự động cấp số tờ khai, phân luồng hồ sơ và làm
cơ sở để khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu về trị giá, mã số, xuất xứ và thông tin khác.
4. Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)
4.1. Ghi số, ký hiệu loại hình, mã Chi cục Hải quan (do hệ thống cấp) và ghi ngày, tháng,
năm đăng ký lên tờ khai hải quan.
Sv: Đào Duy Thao

Page
10
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
Ví dụ: Tờ khai đăng ký tại Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài, có mã số Chi cục
là A01B, thì có số tờ khai là: 155/XK/KD/A01B.
4.2. Ký, đóng dấu công chức vào ô “cán bộ đăng ký tờ khai”.
5. In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan.
Lệnh chỉ in 01 bản để sử dụng trong nội bộ hải quan và lưu cùng hồ sơ hải quan: Hình
thức, mức độ kiểm tra hải quan bao gồm:
5.1. Hồ sơ hải quan:
a) Kiểm tra sơ bộ đối với hồ sơ của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và pháp
luật về thuế theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan, điểm a, khoản 2, Điều 10 Nghị định
số 154/2005/NĐ-CP và Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC;
b) Kiểm tra chi tiết đối với hồ sơ của chủ hàng khác theo quy định tại Điều 28 Luật Hải
quan, điểm b, khoản 2, Điều 10 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và Quyết định số
48/2008/QĐ-BTC;
5.2. Thực tế hàng hóa:
a) Miễn kiểm tra thực tế đối với hàng hóa quy định tại khoản 1, khoản 2, Điều 30 Luật
Hải quan, điểm a, khoản 2, Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và Quyết định số
48/2008/QĐ-BTC;
b) Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều 30 Luật Hải
quan, điểm b, khoản 2, Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và Quyết định số
48/2008/QĐ-BTC, cụ thể:
b1) Mức (1): Kiểm tra tỷ lệ (%);
b2) Mức (2): Kiểm tra toàn bộ lô hàng.
6. Kiểm tra hồ sơ hải quan
Căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra trên Lệnh và các thông tin khác có được tại thời điểm
kiểm tra, công chức tiếp nhận hồ sơ thực hiện:
6.1. Kiểm tra sơ bộ hoặc kiểm tra chi tiết theo hình thức, mức độ kiểm tra ghi trên Lệnh

và các thông tin khác có được tại thời điểm kiểm tra:
a) Kiểm tra sơ bộ:
a1) Nội dung kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định
154/2005/NĐ-CP, cụ thể: công chức Hải quan kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai,
kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan, kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại
các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì thực hiện
kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm b mục này.
a2) Thực hiện điểm 6.2 (trừ 6.2d và 6.2đ) dưới đây.
b) Kiểm tra chi tiết:
b1) Nội dung kiểm tra theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định
154/2005/NĐ-CP, cụ thể: công chức Hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải
quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các
chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập
khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật;
Sv: Đào Duy Thao
Page
11
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
b2) Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa;
b3) Kiểm tra xuất xứ hàng hóa;
b4) Kiểm tra trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, tham vấn giá trong trường hợp cần tham
vấn ngay; Giải quyết các thủ tục xét miễn thuế, xét giảm thuế… (nếu có).
Việc kiểm tra mã số, xác định trị giá, xuất xứ hàng hóa hoặc ấn định thuế, xét miễn thuế,
xét giảm thuế… thực hiện theo các quy trình của Tổng cục Hải quan; Nội dung kiểm tra
cần tập trung thực hiện theo chỉ dẫn rủi ro tại mục 3.2.1 trên Lệnh do hệ thống tự xác
định (nếu có) và tra cứu phân tích thông tin quản lý rủi ro theo hướng dẫn về quản lý rủi
ro của Tổng cục Hải quan.
b5) Thực hiện điểm 6.2 dưới đây
6.2. Ghi kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ vào Lệnh;

a) Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu, trước khi lãnh đạo
chi cục duyệt, quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa (theo quy định tại khoản 3 Điều
9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP);
b) Đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra hải quan thực hiện theo hướng dẫn về quản lý rủi
ro của Tổng cục Hải quan, gồm:
b1) Chấp nhận hình thức, mức độ kiểm tra hồ sơ do hệ thống xác định nếu không có
thông tin khác; đề xuất cụ thể mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp hệ
thống xác định hàng hóa phải kiểm tra thực tế:
- Mức (1) theo tỷ lệ 5% hoặc 10% tùy theo tính chất, quy cách đóng gói,… của lô hàng.
- Mức (2) kiểm tra toàn bộ.
b2) Trường hợp có thông tin khác thì đề xuất lãnh đạo chi cục thay đổi quyết định hình
thức, mức độ kiểm tra trên cơ sở có căn cứ, có lý do xác đáng, được ghi cụ thể vào Lệnh
hình thức, mức độ kiểm tra theo (số, ngày công văn hoặc các căn cứ đề xuất theo hướng
dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan).
c) Đề xuất hoàn chỉnh hồ sơ hoặc cho nợ chứng từ; và/hoặc
d) Đề xuất trưng cầu phân tích, giám định hàng hóa; và/hoặc
đ) Đề xuất tham vấn giá, ấn định thuế; và/hoặc
e) Đề xuất lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm hành chính về hải quan.
g) Đề xuất thông quan; hoặc
h) Giao cho chủ hàng mang hàng về bảo quản.
6.3. Ghi kết quả kiểm tra và ý kiến đề xuất vào Lệnh.
7. Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa theo khoản 2 Điều
29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan
Lãnh đạo chi cục căn cứ hồ sơ hải quan, các thông tin khác có được tại thời điểm đăng ký
tờ khai và đề xuất của công chức tiếp nhận hồ sơ để duyệt hoặc quyết định thay đổi hình
thức, mức độ kiểm tra hải quan; duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ của công chức. Ghi hình
thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa (tỷ lệ hoặc toàn bộ) trên Lệnh và trên tờ khai hải
quan.
Sv: Đào Duy Thao
Page

12
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
8. Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo
chi cục duyệt, chỉ đạo
8.1. Thực hiện nội dung đã được lãnh đạo chi cục duyệt, có ý kiến chỉ đạo ghi trên Lệnh;
8.2. Trường hợp có thay đổi về số thuế thì ghi vào phần kiểm tra thuế và ký tên, đóng dấu
công chức trên tờ khai hải quan. Riêng hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hóa thì chờ kết
quả bước 2 mới ghi phần kiểm tra thuế vào tờ khai.
8.3. Đánh giá kết quả kiểm tra theo nội dung tại mục 5 của Lệnh. Việc đánh giá thực hiện
theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan.
8.4. Nhập đầy đủ kết quả kiểm tra, ý kiến đề xuất của công chức, kết quả duyệt, quyết
định hình thức, mức độ kiểm tra, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo chi cục và nội dung chi tiết
đánh giá kết quả kiểm tra ghi trên Lệnh và trên tờ khai vào hệ thống.
9. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được miễn
kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hóa sang Bước 2.
9.1. Ký, đóng dấu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” đối với hồ sơ
miễn kiểm tra thực tế hàng hóa được thông quan.
9.2. Chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hóa (đã kiểm tra chi tiết hồ sơ) sang Bước
2.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế:
1. Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm
kiểm tra thực tế hàng hóa (theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-
CP).
1.1. Tiếp nhận, kiểm tra nội dung khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và đề
xuất, ghi vào Lệnh việc chấp nhận hoặc không chấp nhận nội dung khai bổ sung, trình
lãnh đạo chi cục xét duyệt.
1.2. Căn cứ phê duyệt của lãnh đạo chi cục, ghi kết quả tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung và
ký tên, đóng dấu công chức vào bản khai bổ sung (phần dành cho kiểm tra và xác nhận
của cơ quan hải quan).

2. Kiểm tra thực tế hàng hóa
2.1. Số lượng công chức kiểm tra thực tế hàng hóa do lãnh đạo chi cục quyết định tùy
theo từng trường hợp cụ thể.
2.2. Nội dung kiểm tra theo quy định tại Điều 14 Thông tư 79/2009/TT-BTC: Kiểm tra
đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung khai trên tờ khai hải quan
và chứng từ của bộ hồ sơ hải quan về: tên hàng, mã số; lượng hàng; chất lượng; xuất xứ.
2.3. Cách thức kiểm tra:
a) Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa;
b) Kiểm tra nhãn mác, ký, mã hiệu, quy cách đóng gói, các đặc trưng cơ bản của hàng
hóa để xác định tên hàng và mã số, xuất xứ hàng hóa;
c) Kiểm tra lượng hàng (cân, đo, đong đếm, giám định,…tùy theo từng trường hợp cụ
thể);
Sv: Đào Duy Thao
Page
13
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
d) Kiểm tra chất lượng theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 14 Thông tư số
79/2009/TT-BTC
2.4. Trường hợp kiểm tra theo tỷ lệ phát hiện có vi phạm, xét thấy cần thiết thì kiểm tra
tới toàn bộ lô hàng, do lãnh đạo chi cục quyết định theo khoản 4 Điều 14 Thông tư số
79/2009/TT-BTC.
2.5. Quá trình kiểm tra cần chú ý trọng tâm, trọng điểm theo chỉ dẫn rủi ro tại mục 3.2.1
trên Lệnh do hệ thống tự xác định (nếu có) và tra cứu phân tích thông tin quản lý rủi ro
theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan.
3. Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và kết luận kiểm tra.
3.1. Ghi kết quả kiểm tra vào Lệnh:
a) Về cách thức kiểm tra: Ghi theo các tiêu chí tại điểm 2.3 nêu trên.
b) Về tỷ lệ kiểm tra: Ghi cụ thể bao nhiêu %, vị trí các kiện hàng đã kiểm tra…
c) Về đặc trưng cơ bản của hàng hóa phải mô tả rõ ràng, cụ thể, đủ thông tin cần thiết để

đối chiếu với: (i) việc tự khai, tự tính của người khai hải quan; (ii) kết quả kiểm tra chi
tiết hồ sơ.
d) Các công chức kiểm tra cùng ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào mục 4.1 của
Lệnh.
3.2. Ghi kết luận kiểm tra vào tờ khai hải quan:
Trên cơ sở kết quả kiểm tra ghi trên mục 4.1 của Lệnh, công chức kiểm tra thực tế ghi kết
luận kiểm tra vào tờ khai hải quan, cách ghi như sau:
a) Hàng hóa được kiểm tra bằng máy móc, thiết bị hoặc thông qua cơ quan kiểm tra
chuyên ngành hoặc thương nhân giám định:
a1) Kiểm tra bằng máy soi thì ghi: “kiểm tra qua máy soi tại địa điểm, kết luận… và lưu
hình ảnh soi cùng hồ sơ”;
a2) Kiểm tra bằng cân điện tử thì ghi: “Kiểm tra bằng cân điện tử, kết luận ….và lưu kết
quả cân cùng hồ sơ”;
a3) Kiểm tra thông qua cơ quan kiểm tra chuyên ngành hoặc thương nhân giám định thì
ghi: “căn cứ kết luận kiểm tra của … tại Giấy thông báo kết quả kiểm tra/chứng thư giám
định số… ngày… tháng … năm” và ghi kết luận kiểm tra đó vào tờ khai.
b) Hàng hóa được kiểm tra bằng phương pháp thủ công hoặc kết hợp giữa kiểm tra bằng
thủ công với máy móc, thiết bị thì ghi rõ phần kiểm tra bằng phương pháp thủ công và
phần kiểm tra bằng máy móc, thiết bị.
c) Hàng được kiểm tra theo tỷ lệ:
c1) Kiểm tra một số container thì ghi rõ số hiệu container, số niêm phong của container.
Kiểm tra một/một số kiện thì ghi rõ số lượng kiện, vị trí của kiện và ký hiệu, mã hiệu của
từng kiện (kiện hàng không có ký hiệu, mã hiệu thì đánh dấu những kiện đã kiểm tra. Cục
trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố quy định việc đánh dấu áp dụng trong đơn vị mình
quản lý). Trường hợp là hàng rời phải ghi rõ là hàng rời, vị trí của phần hàng đã kiểm tra.
Sv: Đào Duy Thao
Page
14
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập

c2) Kết quả kiểm tra đúng như khai của người khai hải quan thì ghi: “căn cứ kết quả kiểm
tra thực tế hàng hóa trong container/các kiện hàng nói trên, kết luận: hàng xuất khẩu hoặc
nhập khẩu đã kiểm tra theo tỷ lệ đúng như khai của người khai hải quan”.
c3) Nếu kết quả kiểm tra có sai lệch so với khai của người khai hải quan thì phải ghi cụ
thể nội dung sai (như: sai về tên hàng, mã số, lượng hàng, xuất xứ, chất lượng…) và ghi
“các mặt hàng… xuất khẩu hoặc nhập khẩu sai so với khai của người khai hải quan về
…”; nếu có mặt hàng đúng như khai của người khai hải quan thì ghi thêm “các mặt hàng
… xuất khẩu hoặc nhập khẩu đúng như khai của người khai hải quan”.
d) Hàng được kiểm tra toàn bộ:
d1) Kết quả kiểm tra đúng như khai của người khai hải quan thì ghi: “hàng xuất khẩu
hoặc nhập khẩu đúng khai của người khai hải quan”.
d2) Kết quả kiểm tra phát hiện một/một số hàng hóa khác so với khai của người khai hải
quan thì phải ghi cụ thể nội dung sai (như: sai về tên hàng, mã số, lượng hàng, xuất xứ,
chất lượng…) và ghi “các mặt hàng …xuất khẩu hoặc nhập khẩu sai so với khai của
người khai hải quan về…”; nếu có mặt hàng đúng như khai của người khai hải quan thì
ghi thêm “các mặt hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu còn lại đúng như khai của người khai
hải quan”.
3.3. Ký tên, đóng dấu số hiệu của các công chức kiểm tra thực tế hàng hóa vào ô “cán bộ
kiểm hóa” trên Tờ khai hải quan. Đồng thời, yêu cầu người khai hải quan (hoặc đại diện)
ký tên xác nhận kết luận kiểm tra.
3.4. Đánh giá kết quả kiểm tra theo nội dung tại mục 5 của Lệnh. Việc đánh giá thực hiện
theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan.
3.5. Nhập đầy đủ kết luận kiểm tra thực tế hàng hóa ghi trên tờ khai và nội dung chi tiết
đánh giá kết quả kiểm tra trên Lệnh vào hệ thống.
4. Xử lý kết quả kiểm tra
4.1. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai của người khai hải quan thì
thực hiện điểm 5 dưới đây.
4.2. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sự sai lệch so với khai của người khai hải
quan thì đề xuất biện pháp xử lý, trình lãnh đạo chi cục xem xét, quyết định:
a) Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định ấn định thuế; và/hoặc

b) Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm; và/hoặc
c) Quyết định thông quan hoặc chấp nhận yêu cầu của chủ hàng đưa hàng hóa về bảo
quản (nếu đáp ứng được yêu cầu giám sát hải quan); và/hoặc
d) Báo cáo xin ý kiến cấp trên đối với những trường hợp vượt thẩm quyền xử lý của Chi
cục.
5. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan
5.1. Ký, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “Xác nhận đã làm thủ tục hải quan” nếu kết
quả kiểm tra thực tế hàng hóa không có sai phạm.
Sv: Đào Duy Thao
Page
15
Lớp : Hải quan 50
Chuyên đề thực tập
Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa do nhiều công chức thực hiện thì việc ký, đóng dấu
vào ô xác nhận đã làm thủ tục hải quan do lãnh đạo chi cục chỉ định một người (ghi vào
Lệnh) ký, đóng dấu công chức.
5.2. Chuyển hồ sơ sang Bước 3.
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho
người khai hải quan:
1. Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định;
2. Đóng dấu “Đã làm thủ tục Hải quan” lên mặt trước, phía trên góc trái tờ khai hải quan
(đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM);
3. Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) cho người khai
hải quan.
4. Chuyển hồ sơ sang bước 4 (có Phiếu bàn giao hồ sơ mẫu 02/PTN-BGHS/2009).
* Đối với hồ sơ còn nợ chứng từ hoặc chưa làm xong thủ tục hải quan thì lãnh đạo chi
cục tổ chức theo dõi, đôn đốc và xử lý theo quy định, khi hoàn tất mới chuyển sang bước
4.
Bước 4. Phúc tập hồ sơ
Thực hiện theo quy trình phúc tập hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải

quan ban hành.
1.2.2 Nội dung qui trình nghiệp vụ hải quan điện tử:
Quy trình khai báo Thủ tục Hải quan điện tử
Bước 1: Lập tờ khai hải quan điện tử
Lập tờ khai hải quan trên phần mềm. DN có thể sự dụng bất cứ phần mềm nào có thể kết
nối và truyền dữ liệu đến hệ thống tiếp nhận của Hải quan. Ngoài việc khai đầy đủ thông
tin trên tờ khai, bắt buộc doanh nghiệp phải khai thêm những chứng từ kèm theo như:
hợp đồng, invoice, packing list, vận tải đơn, giấy phép (nếu có),…vv.
Bước 2 : Khai báo tờ khai điện tử
Thực hiện gửi khai báo điện tử. Khi có số tiếp nhận của Hệ thống Hải quan trả về thì đã
xong bước gửi tờ khai điện tử.
Bước 3: nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử
Chờ 1 thời gian nhất định, cán bộ Hải quan sẽ xử lý tờ khai và phản hồi kết quả. Căn cứ
trên kết quả phản hồi này, doanh nghiệp tiến hành theo hướng dẫn của kết quả được
phản hồi.
- Trường hợp nếu doanh nghiệp khai báo sai hoặc chứng từ không rõ ràng thì cơ quan
Hải Quan gửi phản hồi yêu cầu doanh nghiệp bổ sung và điều chỉnh, sau khi điều chỉnh
doanh nghiệp gừi khai báo lại để lấy lại số tiếp nhận mới;
Sv: Đào Duy Thao
Page
16
Lớp : Hải quan 50

×