Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.85 KB, 57 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo của trường Đại học Kinh
tế quốc dân đã trang bị cho em những kiến thức về kỹ năng cơ bản cũng như
chuyên sâu để em hoàn thành chuyên đề : “Hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá
ở Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội”.
Em xin chân thành cảm ơn TS Đỗ Thị Hương đã vô cùng nhiệt tình hướng
dẫn và hết lòng giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu đề tài.
Em cũng xin cảm ơn các anh, chị trong Phòng kinh doanh ngoại tệ - Ngân
hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội đã giúp đỡ em trong thời gian thực tập tại cơ
quan, tạo điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề.
Do hạn chế về thời gian, kinh nghiệm và kiến thức thực tế, chuyên đề
không tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy và các
anh, chị trong Phòng kinh doanh ngoại tệ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Vân
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
LỜI CAM ĐOAN
Sau thời gian thực tập tại Phòng kinh doanh ngoại tệ - Ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội, em đã hoàn thành đề tài “Hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá
ở Ngân hàng SHB”. Đó là kết quả của quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thực tiễn
hoạt động của cơ sở thực tập kết hợp với tham khảo giáo trình, sách báo, tạp chí
và các website.
Em xin cam đoan chuyên đề này không sao chép từ bất kỳ tài liệu nào mà không có trích dẫn.
Mọi số liệu trong chuyên đề đưa ra đều được sự cho phép của cơ sở thực tập. Nếu có nội dung sai
phạm trong chuyên đề em xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước khoa và nhà trường.


Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2012
Sinh viên
Nguyễn Thị Vân


SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ
1 TMCP Thương mại cổ phần
2 CN ĐKKD Chứng nhận đăng ký kinh doanh
3 NHNN Ngân hàng Nhà nước
4 FX Phòng kinh doanh ngoại tệ
5 CP Chính phủ
6 TCTD Tổ chức tín dụng
7 VN Việt Nam
8 HĐ Hoạt động
9 KDNT Kinh doanh ngoại tệ
10 TN Thu nhập
11 TCKT Tổ chức kinh tế
12 NHTM Ngân hàng thương mại
13 TTTT Trung tâm thanh toán
14 NHTW Ngân hàng trung ương
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Cơ cấu huy động vốn của SHB giai đoạn 2007 - 2011 Error:
Reference source not found
Bảng 2.1 Hoạt động KDNT của Ngân hàng SHB Error: Reference source not
found
Bảng 2.2 Thu nhập từ HĐKDNT và tổng TN của SHB. Error: Reference source
not found
Bảng 2.3 Doanh số mua bán ngoại tệ theo đối tượng 2010 – 2011 Error:
Reference source not found
DANH MỤC SƠ ĐỒ
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đổ 1.1 : Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của SHB Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh doanh các loại tiền tại SHB năm 2011 Error:
Reference source not found
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
LỜI MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài
Với xu hướng hội nhập và toàn cầu hoá nền kinh tế như hiện nay, hoạt
động kinh doanh của các Ngân hàng đã vươn ra phạm vi toàn thế giới. Các Ngân
hàng thương mại hiện nay đang có xu hướng mở rộng và đa dạng hoá các nghiệp
vụ kinh doanh hiện đại mới trên thị trường. Trong đó nghiệp vụ kinh doanh
ngoại hối ngày càng phát triển, trở thành một nghiệp vụ quan trọng hàng đầu
trong hoạt động của các Ngân hàng thương mại, chiếm tỷ trọng không nhỏ trong
tổng số lợi nhuận chung của Ngân hàng. Tuy nhiên, cũng như các hoạt động
kinh doanh khác, kinh doanh ngoại tệ cũng đang gặp rất nhiều rủi ro tiềm tàng,

đặc biệt là rủi ro tỷ giá trong hoạt động thị trường mở, gây ra những tổn thất sẽ
vô cùng lớn nếu các Ngân hàng không có các hoạt động phòng ngừa hợp lý.
Thậm chí các rủi ro này có thể dẫn tới sự phá sản của Ngân hàng, lan rộng ra
toàn bộ mạng lưới Ngân hàng khác hay toàn bộ nền kinh tế, hệ thống chính trị -
xã hội.
Qua một thời gian thực tập tại ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tôi
nhận thấy ngân hàng SHB đã có những biện pháp nhất định phòng ngừa rủi ro tỷ
giá và đã đạt được những kết quả đáng kể song vẫn còn một số những mặt hạn
chế. Chính vì những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Hoạt động phòng ngừa
rủi ro tỷ giá ở Ngân hàng TMCP SHB” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp.
II. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích và đánh giá những hoạt động phòng rủi ro tỷ giá từ đó nêu ra
một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hệ thống phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro ở
Ngân hàng SHB.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá và
một số giải pháp tăng cường hoạt động này.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
(SHB).
IV. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề thực hiện dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng kết hợp với phương pháp lôgic, phương pháp thống kê, phương pháp
phân tích.
Nguồn số liệu lấy từ phòng Kinh doanh ngoại hối của SHB, ngoài ra còn
sử dụng dữ liệu thu thập từ một số sách, báo, tạp chí, các trang web.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
1
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
V. Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục các
từ viết tắt, chuyên đề gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội
(SHB)
Chương 2: Thực trạng hoạt động phòng ngừa rủi ro tỷ giá tại SHB
Chương 3: Một số giải pháp tăng cường hoạt động phòng ngừa rủi ro
tỷ giá tại SHB
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
2
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP
SÀI GÒN – HÀ NỘI (SHB)
1.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
1.1.1 Giới thiệu về SHB
Tên doanh nghiệp: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI
GÒN – HÀ NỘI
Tên giao dịch: SHB
Trụ sở chính: Số 77 phố Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo,
quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội
Điện thoại: (04) 39423388
Fax: (04) 39410844
Email:
Website: www.shb.com.vn
Vốn điều lệ: 4.815.795.470.000 đồng
Giấy phép hoạt động: Số 0041 – NH/GP ngày 13/11/1993 của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam.
Giấy CNĐKKD: Giấy chứng nhận ĐKKD số 0103026080 do Sở Kế
hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp – sửa đổi lần thứ 16 ngày 25/08/2009.
Ngành nghề kinh doanh:

Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của các thành phần kinh tế
và dân cư dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn; phát hành kỳ
phiếu có mục đích sau khi được Ngân hàng Nhà nước cho phép.
Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của tổ chức và cá nhân trong
nước và ngoài nước khi được NHNN cho phép.
Vay vốn NHNN và các tổ chức tín dụng khác.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân
sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tùy theo tính chất và khả năng của nguồn vốn.
Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá.
Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành.
Thực hiện thanh toán giữa các khách hàng.
Kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
3
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
Thực hiện các hoạt động ngoại hối theo Quyết định số 1946/QĐ – NHNN
của Thống đốc NHNN Việt Nam ngày 09/10/2006.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của SHB
Những mốc thời gian quan trọng đánh dấu sự ra đời và trưởng thành của
SHB:
13/11/1993: Ngân hàng TMCP Nông Thôn Nhơn Ái (tiền thân của Ngân
hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội (SHB)) được thành lập theo giấy
phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam cấp và chính thức đi vào hoạt động ngày 12/12/1993.
20/01/2006: Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ký quyết định
số 93/QĐ- NHNN về việc chấp thuận cho SHB chuyển đổi mô hình hoạt động
từ Ngân hàng Thương mại Cổ phần Nông thôn sang Ngân hàng thương mại cổ
phần đô thị, từ đó tạo được thuận lợi cho SHB có điều kiện nâng cao năng lực
về tài chính, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh, có đủ sức cạnh tranh và

phát triển, đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của SHB và đây là Ngân hàng
TMCP đô thị đầu tiên có trụ sở chính tại Thành phố Cần Thơ, trung tâm tài
chính – tiền tệ của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
22/7/2008: Ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định chấp thuận việc Ngân
hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội chuyển địa điểm đặt trụ sở chính từ Cần Thơ ra
Hà Nội. Ngày 09/9/2008, SHB đã long trọng tổ chức lễ khai trương trụ sở mới
tại số 77 Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Việc đặt trụ sở chính tại Hà
Nội sẽ tạo điều kiện tốt nhất cho SHB tiếp nhận với các cơ hội phát triên và
nâng cao vị thế của mình khi đây là trung tâm kinh tế, tài chính, chính trị của cả
nước và là nơi hội tụ nhiều tổ chức kinh tế, tài chính hàng đầu trong và ngoài
nước. Đồng thời đây cũng là mốc đánh dấu bước ngoặt mới của SHB từ sau
chuyển đổi ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn lên đô thị, tạo một trong
hững bước tiến đầu tiền trong mục tiêu trở thành thập đoàn tài chính đa năng
vào năm 2015.
20/4/2009: 50 triệu cổ phiếu phổ thông của SHB đã chính thức chào sản
tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội với mã chứng khoán là SHB.
06/08/2009: Niêm yết bổ sung 150 triệu cổ phiếu phổ thông của SHB lên
sàn giao dịch chứng khoán tại Sở Giao dịch chứng khoán thành phố Hà Nội.
Sau gần 20 xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB luôn nỗ lực không
ngừng để mang đến cho quý khách hàng dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt
nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất. Với quyết tâm trở thành Ngân
hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và là tập đoàn tài chính năm
2015.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
4
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
P. KIỂM TOÁN NỘI BỘ
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
Tổ KTNB các

khu vực
VP HĐQT
BQL&XL nợ có VĐ
HĐ QL&XL nợ có VĐ
UB QLRR
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
UB NS
P. TC&NS
CÁC CHI NHÁNH&P. GIAO DỊCH
KHỐI
KHDN
KHỐI
KHCN
P. PCHE
TTTT
trong nước
P.Kiểm tra
KSNB
P.PTTT
KHCN
P.hỗ trợ TD
KHCN
P.TD KHDN
TTTT
QT
P.TD KHCN
P.PTTT
KHDN
V&N
P.PTTT

KHDNL
P.SP&CS
KHDN
P.NV&
KDTT
P.ĐTTC
P.ĐTDA
P.THẺ
P. tái TĐ
P.DVKH
&NQ
P. HCQT
P.KTTC
P.QHCĐ
P.KHTH
P.QHQT
P.CS&GS
TD
B.DA HĐH
NH
B. Bản tin
nội bộ
B. Thi đua
khen thưởng
P. PHÁT
TRIỂN HỆ
THỐNG
P.QLRR
P.CNTT
Tổ KT

KSNB các
chi nhánh
SHB
P.SP&CSKH
CN
P. hỗ trợ TD
KHDN
TT ĐÀO
TẠO
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
1.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA SHB
1.2.1 Cơ cấu tổ chức và bộ máy điều hành của SHB
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức SHB
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
5
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
Nguồn: Bản cáo bạch 2010 – Ngân hàng SHB.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
6
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
1.2.1.1 Cơ cấu bộ máy quản trị
1.2.1.1.1 Đại hội cổ đông
Đại hội cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Ngân hàng TMCP
Sài Gòn – Hà Nội (SHB), quyết định những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền
hạn được pháp luật cho phép và Điều lệ SHB quy định.
1.2.1.1.2 Hội đồng quản trị
Do Đại hội cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị Ngân hàng, có toàn quyền

nhân danh Ngân hàng để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích,
quyền lợi của Ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng
cổ đông. Hội đồng quản trị giữ vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt
động hàng năm; chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ngân hàng thông qua Ban
điều hành và các Hội đồng.
1.2.1.1.3 Ban kiểm soát
Do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra hoạt động tài chính
của Ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động
của hệ thống kiểm tra và kiểm toán nội bộ của Ngân hàng; thẩm định báo cáo tài
chính hàng năm; báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông tính chính xác, trung thực,
hợp pháp về báo cáo tài chính của Ngân hàng.
1.2.1.1.4 Các Ủy ban
Do Hội đồng quản trị thành lập, làm tham mưu cho Hội đồng quản trị
trong việc quản trị Ngân hàng, thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh; đảm
bảo sự phát triển hiệu quả, an toàn và đúng mục tiêu đã đề ra.
1.2.1.2 Cơ cấu bộ máy điều hành
1.2.1.2.1 Ban Tổng Giám đốc
Ban Tổng Giám đốc bao gồm Tổng Giám đốc và các phó Tổng Giám đốc.
Tổng Giám đốc thực hiện quyền và nghĩa vụ theo Điều lệ quy định.
Tổng Giám đốc là người chịu trách nhiệm chính về hoạt động của Ngân
hàng. Tổ chức triển khai thực hiện các quyết định của Hội đồng quản trị, kế
hoạch kinh doanh do Đại hội cổ đông thông qua. Kiến nghị phương án bố trí cơ
cấu tổ chức và quy chế quản lý nội bộ công ty theo đúng Điều lệ, Nghị quyết của
Đại hội cổ đông và hội đồng quản trị công ty. Tổng giám đốc có trách nhiệm báo
cáo trước Hội đồng quản tị tình hình hoạt động, tình hình tài chính, kết quả kinh
doanh và chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của công ty trước Hội đồng quản
trị.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
7
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị

Hương
Giúp việc cho Tổng Giám đốc có các Phó Tổng Giám đốc, các Phó Tổng
Giám đốc được phân công, ủy quyền thực hiện các nhiệm vụ do Tổng Giám đốc
giao. Tổng Giám đốc quy định cụ thể về nhiệm vụ, quyền hạn của các Phó Tổng
Giám đốc bằng văn bản phân công nhiệm vụ.
Khi Tổng Giám đốc vắng mặt, một Phó Tổng Giám đốc được ủy quyền
thay mặt Tổng Giám đốc để giải quyết công việc chung của SHB và phải chịu
trách nhiệm về các công việc mà mình đã quyết định trong thời gian ủy quyền.
1.2.1.2.2 Các phòng ban nghiệp vụ tại trụ sở chính
Trên cơ sở các chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quy chế tổ chức
điều hành, các phòng nghiệp vụ hội sở có thể được Tổng Giám đốc ủy quyền
giải quyết và thực hiện một số công việc cụ thể.
Thực hiện các nghiệp vụ theo quy định về chức năng nhiệm vụ, quyền
hạn do Tổng Giám đốc ban hành và tuân thủ những quy định của Ngân hàng
Nhà nước.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh
ngoại tệ của SHB.
Chức năng của phòng kinh doanh ngoại tệ ở SHB như sau:
- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ,
- Quản lý hoạt động kinh doanh ngoại tệ
- Xây dựng và phát triển các sản phẩm FX và sản phẩm phái sinh có liên
quan đến ngoại hối và hàng hóa,
Trong đó cụ thể:
Bộ phận FX sale: là bộ phận kinh doanh mua bán ngoại tệ đối với các tổ
chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước có mục đích sử dụng ngoại tệ hợp pháp,
thông qua các hợp đồng mua bán ngoại tệ.
Bộ phận Trade interbank: là bộ phận kinh doanh ngoại tệ trên thị trường
liên ngân hàng.
SHB tham gia kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng thường xuyên
với mục tiêu đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh và kinh doanh tiền

tệ thu lợi nhuận.
1.3 MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHÍNH TẠI SHB, GIAI ĐOẠN
2007 ĐẾN NAY
Hoạt động kinh doanh chính của SHB là: huy động vốn, tiếp nhận vốn
trong nước; cho vay, hùn vốn liên doanh, dịch vụ thanh toán, huy động vốn ngắn
hạn, trung hạn, dài hạn của tổ chức nhân dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
8
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi, vay vốn của các tổ chức tín dụng khách,
cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, chiết khấu thương phiếu, trí phiếu và
các giấy tờ có giá khác, hùn vốn liên doanh; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc,
thanh toán quốc tế,…
1.3.1 Chủng loại và chất lượng sản phẩm/dịch vụ
1.3.1.1 Sản phẩm tiền gửi
Tiền gửi thanh toán cá nhân và doanh nghiệp: Phục vụ nhu cầu thanh
toán không dùng tiền mặt của khách hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán
qua Ngân hang. Khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán bằng VNĐ, USD và
ngoại tệ khác.
Tiền gửi có kỳ hạn: đáp ứng nhu cầu tiền gửi Ngân hàng để được hưởng
lãi căn cứ vào số tiền gửi và kỳ hạn gửi của khách hàng, bao gồm nhiều laoij
hình tiết kiệm đa dạng như là: Tiết kiệm rút gốc linh hoạt VNĐ, tiết kiệm bậc
thang theo số tiền VNĐ/USD, tiết kiệm bậc thang theo kỳ hạn USD, tiết kiệm
EUR, và các loại hình tiết kiệm với ngoại tệ khác.
Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: là loại tiền gửi khách hàng có thể gửi và
rút bất cứ lúc nào và hưởng lãi thực tế theo ngày gửi, bao gồm các laoij tiền
VNĐ, USD và ngoại tệ khác.
Tiết kiệm dự thưởng: Tùy vào điều kiện hoạt động và từng thời điểm,
SHB có thể áp dụng hình thức tiết kiệm dự thưởng, khi đó người gửi tiển không

những được hưởng lãi từ khoản tiền gửi mà còn có cơ hội trúng thưởng giá trị.
Tiết kiệm gia tăng: là loại hình tiết kiệm đi theo sản phẩm tiền gửi có kỳ
hạn, theo đó ngoài lãi xuất khách hàng được hưởng trên khoản tiền gửi khách
hàng còn được cộng thêm lãi suất thường và nhận nhiều quà tặng ưu đãi. Hiện
nay SHB đang cung cấp nhiều sản phẩm với những ưu đãi đặc biệt như: Trao
may mắn gắn niềm tin Mới, Gửi tiền có tiền nhận liền niềm vui, Kỳ hạn duy
nhất lãi suất cao ngất, Tri ân nhà giáo,…
Tiết kiệm lãi suất điều chỉnh: là loại hình tiết kiệm khi lãi suất tăng sẽ
được tự động điều chỉnh tăng theo, khi lãi suất giảm sẽ giữ nguyên mức lãi suất
ban đầu theo sổ. Loại hình tiết kiệm này đem đến lợi ích tối đa cho khách hàng
khi lãi suất thay đổi.
Tiết kiệm vàng: là loại hình đáp ứng nhu cầu tích lũy vàng để nhận lãi suất
của khách hàng. Khách hàng gửi vàng sẽ được nhận lãi suất bằng vàng khi đến
hạn nếu tròn chỉ, phẩn lẻ sẽ được nhận lãi suất bằng tiền quy đổi theo tỷ giá mua
tại thời điểm rút.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
9
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
Các chứng chỉ tiền gửi: là các loại hình huy động khác mà ngân hàng
cung cấp vào từng thời kỳ cụ thể để tạo ra sự lựa chọn đa dạng cho khách hàng
và tưng vốn huy động cho ngân hàng.
Các chương trình tiết kiệm cho từng phân đoạn khách hàng: SHB cũng
thường xuyên cung cấp các sản phẩm tiết kiệm đặc thù cho từng nhóm khách
hàng của Ngân hàng như tiết kiệm cho người cao tuổi với việc liên kết bảo hiểm,
tiết kiệm cho phụ nữ, tiết kiệm cho giáo viên.
1.3.1.2 Sản phẩm cho vay
Đối với doanh nghiệp:
Cho vay bổ sung vốn lưu động: tài trợ cho khách hàng có nhu cầu bổ sung
vốn lưu động cho quá trình sản xuất kinh doanh, cung ứng dịch vụ, thanh toán

tiền mua nguyên vật liệu hay thanh toán tiền hàng hóa mua của các nhà cung cấp
trong nước, SHB thiết kế bộ sản phẩm Cho vay bổ sung vốn lưu động đặc thù
theo từng ngành hàng với phương thức tính lãi đa dạng, thời hạn linh hoạt.
Cho vay tài trợ tài sản cố định: tài trợ cho khách hàng có nhu cầu bổ sung
vốn để đầu tư mới hoặc sửa chữa, nâng cấp máy móc thiết bị, phương tiện vận
tải, văn phòng làm việc, nhà xưởng, nhà kho,…
Cho vay đầu tư/dự án: tài trợ cho khách hàng khi có nhu cầu vay vốn để
thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án
phục vụ mục đích hợp pháp khác.
Cho vay tài trợ xuất khẩu: là tài trợ cho khách hàng có nhu cầu vay vốn
để chế biến, sản xuất hoặc mua nguyên vật liệu, hàng hóa,… phục vụ cho đơn
hàng xuất khẩu. Với dòng sản phẩm này, SHB đang cung cấp ra thị trường các
sản phẩm riêng biệt như: tài trợ xuất khẩu trước giao hàng, chiết khấu bộ chứng
từ xuất khẩu, cho vay cầm cố bằng L/C xuất, tài trợ xuất khẩu lãi ưu đãi với việc
cho vay VNĐ lãi suất USD,…
Cho vay tài trợ nhập khẩu: tài trợ cho khách hàng có nhu cầu vay vốn để
chế biến, sản xuất hoặc thu mua nguyên vật liệu, … phục vụ cho hoạt động sản
xuất kinh doanh hoặc mục đích khác. SHB cũng cung cấp các sản phẩm tài trợ
nhập khẩu theo từng ngành hàng mục tiêu.
Đối với cá nhân:
Cho vay mua ô tô: tài trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu mua xe phục vụ
sản xuất, kinh doanh, làm phương tiện đi lại hoặc mục đích hợp pháp khác. Đặc
biệt có những gói cho vay các loại sản phẩm ô tô khác nhau đối với các đối
tượng khách hàng khác nhau như: sản phẩm ô tô năng động, sản phẩm ô tô
doanh nhân, sản phẩm ô tô Trường Hải,…
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
10
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
Cho vay mua nhà/ xây dựng sửa chữa nhà: tài trợ vốn cho khách hàng có

nhu cầu mua nhà, nền nhà không thuộc các dự án và đã có đầy đủ giấy tờ sở hữu
hợp pháp. Ngoài ra, Ngân hàng cũng tài trợ vốn cho khách hàng có nhu cầu xây
dựng sửa chữa nhà để ở hoặc các mục đích hợp pháp khác. Các sản phẩm liên
quan: sản phẩm nhà đẹp, sản phẩm căn hộ mơ ước, sản phẩm xây dựng sửa chữa
nhà, sản phẩm hoán đổi nhà,…
Hỗ trợ du học trọn gói: bao gồm nghiệp vụ cho vay và các dịch vụ hỗ trợ
du học khác để phục vụ mục đích chứng minh tài chính hoặc chi trả học phí cho
các khách hàng có nhu cầu du học trong và ngoài nước.
Cho vay cán bộ - công nhân viên: Tài trợ vốn cho khách hàng dưới hình
thức vay tín chấp nhằm phục vụ sinh hoạt tiêu dùng trên cơ sở nguồn trả nợ từ
tiền lương, trợ cấp và các khoản thu nhập hợp pháp khác. Bao gồm: Cho vay tín
chấp Cán bộ nhân viên và cho vay tín chấp Quản lý điều hành. Ngoài ra SHB
cũng có bộ sản phẩm phục vụ đời sống nhằm nâng cao hơn cuộc sống tiện nghi
của khách hàng.
Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh: Tài trợ vốn cho khách hàng để bổ
sung vốn lưu động thường xuyên, thời vụ hoặc để phục vụ các mục đích sản
xuất kinh doanh khác.
Thấu chi tài khoản: Tài trợ vốn cho khách hàng thông qua việc cho khách
hàng được sử dụng vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi của mình tại SHB.
Bao gồm: Thấu chi tài khoản có tài sản đảm bảo, thấu chi tài khoản không có tài
sản đảm bảo (Thấu chi tài khoản dành cho cán bộ nhân viên, Cổ đông của SHB
và dành cho Cán bộ quản lý điều hành hoặc Chủ doanh nghiệp)
Cho vay cầm cố giấy tờ có giá: Bao gồm Cho vay cầm cố giấy tờ có giá
và Cho vay Chiết khấu giấy tờ có giá.
1.3.1.3 Dịch vụ chuyển tiền
Chuyển tiền trong nước: Thực hiện dịch vụ chuyển tiền và nhận tiền theo
yêu cầu của khách hàng tại các tỉnh thành trên lãnh thổ Việt Nam:
Chuyển tiền trong cùng hệ thống;
Chuyển tiền ngoài hệ thống;
Chuyển tiền ngân hàng liên kết dịch vụ.

Chuyển tiền ra nước ngoài: Thực hiện các dịch vụ nhằm hỗ trợ khách
hàng chuyển tiền, ngoại tệ ra nước ngoài để sử dụng vào mục đích công tác,
thanh toán tiền hàng, du học,…
Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam: nhận tiền chuyển về của các
khách hàng đang sinh sống, làm việc ở nước ngoài cho người thân thông qua các
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
11
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
công ty kiềuh ối, công ty chuyển tiền, hoặc trực tiếp vào tài khoản ngoại tệ của
SHB.
Dịch vụ chuyển tiền siêu tốc – Etransfer: Dịch vụ chuyển tiền siêu tốc cho
phép khách hàng thực hiện các giao dịch chuyển khoản giữa các tài khoản mở
tại SHB mà không cần phải đến Ngân hàng. Khách hàng có thể thực hiện giao
dịch qua 2 kênh giao dịch: SMSBanking và InternetBanking.
1.3.1.4 Dịch vụ bảo lãnh
Là việc ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách
hàng với nhiều loại hình sau:
Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Đảm bảo khả năng và kế hoạch thực hiện
hợp đồng của khách hàng nếu hợp đồng được ký kết.
Bảo lãnh dự thầu: SHB cam kết bảo lãnh cho doanh nghiệp đang chuẩn bị
tham gia vào đợt đấu thầu, cam kết thực hiện nghĩa vụ của khách hàng trong
việc tham gia trong đấu thầu các dự án, giúp cho doanh nghiệp có đủ điều kiện
và có uy tín lớn khi tham gia vào một giao dịch đấu thầu mà việc phải có bảo
lãnh của Ngân hàng là bắt buộc theo yêu cầu của chủ thầu.
Bảo lãnh thanh toán: Bảo lãnh với bên thứ ba về việc cam kết sẽ thanh
toán thay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc
thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ của mình khi đến hạn.
Bảo lãnh vay vốn: SHB phát hành bảo lãnh cho bên thứ ba khác về việc
cam kết trả nợt hay cho khách hàng trong trường hợp khách hàng không trả nợ,

hoặc không trả nợ đầy đủ, đúng hạn.
Bảo lãnh nộp thuế nhập khẩu: SHB cam kết với cơ quan thu thuế (bên
nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thay cho khách hàng không
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế nhập khẩu cho cơ quan thu thuế trong vòng 30 ngày
kể từ ngày nhận được thông báo chính thức của cơ quan thu thuế về số thuế phải
nộp.
Bảo lãnh hoàn tạm ứng: cam kết thanh toán phần ứng trước khách hàng
đã nhận được trong trường hợp khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện
không đầy đủ hợp đồng ký kết.
Bảo lãnh phát hành chứng từ có giá: một lĩnh vực hoạt động của ngân
hàng nhằm hỗ trợ cho công ty phát hành của mình, hoặc chủ sở hữu phát hành
và phân phối các chứng từ có giá ( cổ phiếu, trái phiếu, các loại chứng chỉ tiền
gửi,…) bằng việc thỏa thuận mua bán chứng khoán để bán lại hoặc bán chứng
khoán thay mặt người phát hành hay người chủ sở hữu.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
12
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
Ngoài ra, SHB còn tiến hành thực hiện bảo lãnh quốc tế: thư tín dụng dự
phòng (Stand by L/C) và Thư bảo lãnh (Letter of Guarantee), SHB cam kết với
đối tác nước ngoài của doanh nghiệp về việc thực hiện hợp đồng, dự thầu, thanh
toán tiền hàng hóa, dịch vụ,… trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm các nghĩa
vụ thỏa thuận.
1.3.1.5 Dịch vụ thẻ
Thẻ ghi nợ Solid card của ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (Solid
Card SHB), là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và an toàn, hiện
đại, tiện ích với nhiều dịch vụ gia tăng. Khách hàng gửi tiền vào thẻ và sử dụng
bằng tiền của mình. Ngoài ra chủ thẻ Solid Card SHB có thể sử dụng dịch vụ
thấu chi trên thẻ.
Trong năm 2008 SHB đã liên kết với Vietcombank triển khai thực hiện

khai thác dịch vụ thẻ ATM. Năm 2010, SHB triển khai dịch vụ thẻ Visa, Master
và thẻ tín dụng với 800 điểm chấp nhận thẻ (POS), 50.000 thẻ ghi nợ, 20.000 thẻ
quốc tế, 950 thẻ ATM.
1.3.1.6 Dịch vụ thanh toán
Dịch vụ thanh toán trong nước: thanh toán hộ cước VNPT tại HCM và Đà
Nẵng, thanh toán tiền điện tại SHB, thanh toán mua bán hàng qua mạng,…
Dịch vụ thanh toán quốc tế: chuyển tiền bằng điện (T/R), nhờ thu, tín
dụng chứng từ,…
Thanh toán điện tử - Ezpay: dịch vụ thanh toán trực tuyến EZPAY là dịch
vụ cho phép khách hàng của SHB thực hiện các giao dịch thanh toán, mua thẻ
trả trước, nạp tiền điện thoại, đặt vé,…mọi lúc mọi nơi mà không cân phải đến
ngân hàng. Với thao tác đơn giản, giao dịch an toàn và không mất nhiều thời
gian cho khách hàng. Khách hàng có thể thực hiện giao dịch qua 02 kênh giao
dịch: SMSBanking và Interbanking.
1.3.2 Hoạt động huy động vốn
Huy động vốn là một hoạt động rất quan trọng đối với ngân hàng. Mặc dù
thị trường có nhiều biến động nhưng với chính sách lãi suất linh hoạt, dịch vụ
chăm sóc khách hàng tốt và có các chương trình khuyến mại có giá trị lớn nên
SHB luôn thực hiện hiệu quả hoạt động này.
Nguồn vốn huy động của SHB các năm qua đều tăng cao do SHB đã
không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh. SHB chú trọng đẩy mạnh huy động
vốn từ thị trường 1 là thị trường dân cư và các tổ chức kinh tế. Các sản phẩm tiết
kiệm cả về nội tệ lẫn ngoại tệ của ngân hàng được thiết kế phù hợp để đáp ứng
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
13
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
các yêu cầu của khách hàng và sự biến động của thị trường trong từng thời kỳ.
SHB đã phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ đa dạng và đồng bộ cho các doanh
nghiệp, các sản phẩm ngân hàng bán buôn của SHB bao gồm các sản phẩm huy

động vốn linh hoạt và đa dạng, các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng với các
loại dịch vụ khác có giá trị giao dịch lớn, độ phức tạp cao và thường được thiết
kế phù hợp với những nhu cầu riêng biệt của từng nhóm, ngành nghề của doanh
nghiệp.
Bảng 1.1 : Cơ cấu huy động vốn của SHB giai đoạn 2007 - 2011
Khoản mục 2007 2008 2009 2010 2011
Các khoản nợ CP và
NHNN VN
0% 0% 0% 2% 3.4%
Tiền gửi & vay TCTD 69.59% 18.4% 39.7% 28% 24.7%
Tiền gửi khách hàng 27.52% 78.5% 58.6% 55% 71%
Vốn tài trợ, ủy thác đầu
tư của CP
0.51% 0.2% 0.1% 1% 0.35%
Phát hành giấy tờ có giá 0% 0% 0% 12% 0%
Nợ khác 2.36% 2.9% 1.6% 2% 0.55%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của SHB.
Nhìn vào bảng trên có thể thấy nguồn vốn huy động phân theo cơ cấu của
SHB có sự chuyển dịch mạnh. Năm 2007, vốn huy động từ các TCTD chiếm tỷ
trọng lớn tới 69.59% tổng nợ phải trả trong khi tiền gửi của khách hàng và các
tổ chức kinh tế chỉ chiếm 27,52%. Việc huy động vốn lớn từ các TCTD không
phải là một biện pháp an toàn cho hoạt động kinh doanh của SHB nên ngân hàng
đã dần điều chỉnh tỷ lệ này. Đến 2008, nguồn vốn huy động từ các TCTD đã
được kiểm soát, chiếm 18,4% tổng nợ phải trả còn vốn huy động từ các cá nhân
và tổ chức kinh tế khác chiếm tỷ trọng rất lớn là 78,5%. Tỷ lệ huy động từ thị
trường 1 được duy trì khá tốt trong năm 2009, 2010 và 2011 với mức 58,65% ,
55% và 71%, cao gấp hai, ba lần vốn huy động từ thị trường 2. Việc điều chỉnh
cơ cấu nguồn vốn này đảm bảo cho SHB có được nguồn vốn ổn định cho phát
triển kinh doanh hiện tại và những năm tới.
1.3.3 Hoạt động tín dụng

SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
14
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
Trong bối cảnh biến động của nền kinh tế xã hội, thị trường vốn và thị
trường trong nước, SHB đã không ngừng nâng cao năng lực tái cơ cấu và hoàn
thiện bộ máy hoạt động, sửa đổi quy chế và quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm
thích ứng với điều kiện từng vùng miền, ngành nghề kinh doanh. Đưa các sản
phẩm dịch vụ cho vay hấp dẫn linh hoạt đến nhiều đối tượng khách hàng. Ngoài
ra, SHB luôn kiểm soát chất lượng tín dụng, tập trung đầu tư vốn trên cơ sở thận
trọng an toàn. Nhờ đó, hoạt động tín dụng của SHB đã đạt được sự tăng trưởng
và bền vững.
Biểu đổ 1.1 : Tỷ lệ tăng trưởng tín dụng của SHB
Đơn vị: %
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh SHB.
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy hoạt động tín dụng giai đoạn 2007 -
2011 của SHB tăng trưởng với tốc độ rất cao qua các năm (từ trên 60% (2008)
đến gần 95% (2010)). Sở dĩ có tốc độ tăng trưởng vượt bậc này là do trong năm
2006 SHB đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược với Tập đoàn Công nghiệp Than
– Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, theo đó
SHB sẽ tài trợ vốn ngắn, trung và dài hạn cho các công ty và các dự án của hai
tập đoàn này. Tuy nhiên tỷ lệ dư nợ cho vay từ năm 2010 đến năm 2011 là
không đáng kể, với dư nợ cho vay đến 31/12/2011 là 29.161,9 tỷ đồng, tăng
4.786,3 tỷ đồng tương ứng tăng 19,6% so với cuối năm 2010 trong khi đó dư nợ
cho vay của SHB trong năm 2010 đạt 24.375 tỷ đồng, tăng 95% so với năm
2009.
Bên cạnh đó, với diễn biến của nền kinh tế Việt Nam 2012 đang gặp khó
khăn, hàng loạt các doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, doanh số cho vay giảm
sút nhanh chóng do việc thẩm định các dự án cho vay của ngân hàng không đáp
ứng được hạn mức rủi ro ( nếu cho vay, những doanh nghiệp khó có thể trả nợ

SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
15
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
và trở thành nợ xấu). Do đó, hoạt động tín dụng của ngân hàng đang được đặt
vào một thách thức không nhỏ.
1.3.4 Hoạt động kinh doanh ngoại tệ
Từ tháng 7 năm 2008, ngân hàng Nhà nước đã ký quyết định chấp thuận
cho SHB được thực hiện cung ứng dịch vụ ngoại hối bao gồm: cung ứng dịch vụ
thanh toán quốc tế và thực hiện các giao dịch mua bán ngoại hối trên thị trường
nước ngoài. SHB được phép cung cấp đa dạng các sản phẩm và dịch vụ ngoái
hối như: mua bán giao ngay, mua bán kỳ hạn, quyền chọn và hoán đổi ngoại tệ
swaps. Hoạt động mua bán ngoại tệ chủ yếu nhằm thực hiện thanh toán ngoại tệ
cho khách hàng trong và ngoài nước của SHB.
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ tuy chưa đóng góp nhiều vào trong tổng
doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng nhưng đang dần khẳng định vị trí quan
trọng trong các hoạt động của ngân hàng thể hiện qua mức độ tăng trưởng của
thu nhập thuần kinh doanh ngoại tệ từ năm 2007 đến 2011 là hơn 25 lần.
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
16
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG PHÒNG NGỪA
RỦI RO TỶ GIÁ TẠI SHB
2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI SHB, GIAI
ĐOẠN 2007 ĐẾN NAY.
2.1.1 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối tại SHB
Do hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SHB thực hiện thông qua ngân
hàng TMCP Quân Đội và mới chỉ phát sinh từ năm 2006 nên hoạt động này
chưa đóng góp nhiều vào trong tổng doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Tuy

nhiên trong những năm gần đây nó đang dần khẳng định vị trí quan trọng trong
các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thể hiện qua tốc độ tăng trưởng
của thu nhập thuần kinh doanh ngoại tệ từ năm 2007 đến 2011.
Nếu như năm 2006, thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
SHB chỉ đạt 4,9 triệu đồng thì đến năm 2007 giá trị lợi nhuận từ kinh doanh
ngoại tệ đạt 2.467 triệu đồng và đến năm 2011, con số này đã tăng khoảng 25
lần đạt 54.759 triệu đồng.
Bảng 2.1 Hoạt động KDNT của Ngân hàng SHB
Đơn vị: triệu đồng
Khoản mục 2007 2008 2009 2010 2011
Thu nhập từ HĐ KDNT 2.785 32.378
168.27
0
93.766 110.794
Chi phí từ HĐ KDNT 318 6.355
115.78
3
40.628 56.035
Thu nhập thuần 2.467 26.023 52.487 53.138 54.759
Nguồn:Phòng FX tại hội sở SHB
Nhìn vào bảng số liệu 2.1, ta có thể thấy tình hình hoạt động kinh doanh
ngoại hối của SHB đã phát triển nhanh chóng, đặc biệt là vào năm 2009 doanh
số từ hoạt động kinh doanh ngoại hối đã tăng đột biến, gấp hơn 2 lần so với năm
2008 (từ 26.023 triệu đồng (2008) lên tới 52.138 triệu đồng (2009)), và từ đó
hoạt động này tiếp tục phát triển qua các năm 2010, 2011 nhưng với tốc độ
chậm hơn, xấp xỉ qua các năm (đó là: 52.487 triệu đồng (2009), 53.138 triệu
đồng (2010) và 54.759 triệu đồng (2011)). Sở dĩ từ năm 2009 có sự gia tăng lợi
nhuận đột biến từ hoạt động kinh doanh ngoại hối như vậy là do tháng 7 năm
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
17

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
2008 SHB đã được NHNN cho phép hoạt động kinh doanh ngoại hối trực tiếp
trên thị trường quốc tế. Với tốc độ phát triển mảng hoạt động kinh doanh ngoại
tệ như vậy SHB dự đoán lợi nhuận thuần từ hoạt động này năm 2012 sẽ là 60 tỷ
vnđ.
Bảng 2.2 Thu nhập từ HĐKDNT và tổng TN của SHB.
Đơn vị: tỷ đồng.
Khoản mục 2007 2008 2009 2010 2011
TN HĐKDNT 2,8 32,4 168,3 93,8 110,8
Tổng thu nhập (TTN) 887,1 1640,1 2015,3 4087,6 8242,7
Tỉ lệ TN
HĐKDNT/TTN
0,32% 1,98% 8,35% 2,29% 1,34%
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngân hàng SHB
Nhìn vào bảng 2.2, có thể thấy tỉ lệ thu nhập đóng góp từ hoạt động kinh
doanh ngoại tệ so với tổng thu nhập từ tất cả các hoạt động kinh doanh của ngân
hàng là rất nhỏ bé, chủ yếu là dưới 3%. Tuy nhiên vào năm 2009, tỉ lệ này lại
tăng lên đột biến là khoảng 8%, đặc biệt nếu như năm 2007 tỉ lệ này chỉ là
0.32% thì đến 2008 nó đã tăng lên trên 6 lần với tỉ lệ 1,98%. Đối với năm 2011
do tình hình kinh tế khó khăn, thị trường tài chính tiền tệ biến động xấu nên tỷ lệ
đóng góp thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ so với tổng thu nhập của
ngân hàng giảm sút với mức 1,34%. Tuy nhiên đến năm 2012 dự đoán hoạt
động này sẽ khởi sắc trở lại với mức đóng góp khoảng 3% trong tổng thu nhập
của Ngân hàng.
Ngoài ra, nếu xét cụ thể hơn về cơ cấu đóng góp tỉ trọng lợi nhuận trong
tổng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh ngoại tệ, nó bao gồm tỉ trọng đóng góp
lợi nhuận của hoạt động giao dịch ngoại tệ cho khách hàng và hoạt động tự
doanh của bản thân SHB. Theo đó, nguồn lợi nhuận đóng góp chủ yếu vào trong
tổng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ đó là mảng giao dịch mua bán

ngoại tệ cho khách hàng, hiện nay, nó chiếm tới khoảng 70% trong tổng lợi
nhuận từ HĐKDNT và tự doanh chỉ chiếm khoảng 30%(2011).
2.1.2 Mạng lưới khách hàng của hoạt động kinh
doanh ngoại hối tại SHB
Mạng lưới khách hàng của hoạt động kinh doanh ngoại hối tại SHB rất
rộng và đa dạng, với tất cả các đối tượng có nhu cầu mua bán ngoại tệ. Đó là
những cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong và ngoài nước; chủ yếu là là các
doanh nghiệp xuất – nhập khẩu, các tổ chức tín dụng, tài chính trên thị trường
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
18
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
liên ngân hàng và các đối tác nước ngoài là các tổ chức tín dụng, tổ chức tài
chính có ký hợp đồng giao dịch với ngoại hối với ngân hàng SHB.
Cùng với sự hình thành và phát triển của hoạt động kinh doanh ngoại hối,
mạng lưới khách hàng thuộc mảng này cũng được mở rộng và phát triển tương
xứng. Nếu như từ năm 2006 đến năm 2008 hoạt động kinh doanh ngoại tệ của
Ngân hàng được thực hiện gián tiếp thông qua Ngân hàng TMCP Quân Đội nên
mạng lưới khách hàng còn khá nhỏ hẹp, chủ yếu là một số các cá nhân và doanh
nghiệp nhỏ thì đến năm 2009 mạng lưới khách hàng đã được mở rộng tới tất cả
các đối tượng có nhu cầu mua bán ngoại tệ đặc biệt là các doanh nghiệp, tập
đoàn lớn và các TCTD trên thị trường liên ngân hàng.
SHB không chỉ tập trung mở rộng dịch vụ hướng vào các đối tượng khách
hàng truyền thống là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu, gia công hàng hóa mà còn chú trọng liên kết với các khách hàng
là các tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có tốc độ tăng
trưởng cao như: ngành công nghiệp than, ngành công nghiệp cao su, công
nghiệp đóng tàu,… những ngành có nhu cầu sử dụng cao về ngoại tệ mạnh.
Ngoài ra từ năm 2007 đến nay, SHB cũng không ngừng phát triển quan hệ đối
ngoại với nhiều đối tác nước ngoài, đặc biệt là việc mở chi nhánh hoạt động tại

2 nước Lào và Campuchia đã mở rộng hoạt động kinh doanh ngoại tệ cũng như
mạng lưới khách hàng ra thị trường khu vực.
Mặc dù vậy, hiện nay SHB mới chỉ tập trung hoạt động kinh doanh ngoại
tệ chủ yếu trên thị trường trong nước mà chưa có hoạt động mua bán ngoại tệ
nào trên thị trường hối đoái quốc tế, với các đối tượng thể hiện cụ thể trong bảng
sau:
Bảng 2.3 Doanh số mua bán ngoại tệ theo đối tượng 2010 – 2011
Đơn vị: Triệu USD
Chỉ tiêu 2010 2011
Quy đổi USD Ds mua Ds bán Ds mua Ds bán
Interbank 650 790 998 1350
Tổ chức kinh tế 498 350 650 520
Tổng 1148 1140 1648 1870
Nguồn:Phòng FX – ngân hàng SHB.
Xem xét bảng 2.3, ta có thể thấy hoạt động mua bán ngoại tệ tại SHB chủ
yếu diễn ra trên thị trường trong nước với 2 nhóm đối tượng chính là các tổ chức
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
19
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Đỗ Thị
Hương
tín dụng trên interbank và các tổ chức kinh tế hoạt động xuất nhập khẩu trong
nước, với doanh số mua và bán tăng đều qua các năm. Trong đó doanh số mua
bán ngoại tệ chủ yếu là đối với các TCTD trên liên ngân hàng với tỉ lệ năm
2010, 2011 lần lượt là khoảng 63% và 67% và dự kiến tỷ lệ này sẽ còn tăng lên
khoảng trên 70% năm 2012.
2.1.3 Cơ cấu kinh doanh các loại tiền
Do không có đủ khả năng kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tiền tệ quốc
tế nên hiện nay SHB chỉ kinh doanh các loại ngoại tệ mạnh trên vnđ
Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của SHB diễn ra chủ yếu với một số đồng
tiền mạnh như: USD, EUR, AUD, JPY,….trong đó đồng USD chiếm tỉ trọng

lớn nhất, tiếp đó là đồng EUR. Và cơ cấu kinh doanh các loại tiền này hầu như
không thay đổi qua các năm từ 2007 đến 2011. Chúng ta có thể thấy rõ cơ cấu
đó qua biểu đồ 2.1 sau:
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu kinh doanh các loại tiền tại SHB năm 2011.
Đơn vị: Phần trăm
Nguồn: Phòng FX – Ngân hàng SHB.
Nhìn vào biểu đồ 2.1 trên, chúng ta có thể thấy tỷ trọng giao dịch chiếm
phần lớn trong các giao dịch bằng ngoại tệ là USD (chiếm trên 90%), tiếp đó là
đồng EUR (chiếm khoảng 5%). Sở dĩ có kết quả này là do thói quen thanh toán
của các cá nhân, doanh nghiệp xuất – nhập khẩu. Điều này cũng là nhân tố làm
SVTH: Nguyễn Thị Vân Kinh tế quốc tế 50A
20

×