Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Nhập khẩu của tổng công ty thương mại Hà Nội. Thực trang và giải pháp phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (400.1 KB, 46 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Đề tài:
NHẬP KHẨU CỦA TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI
(HAPRO) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Giảng viên hướng dẫn: Gs. TS Đỗ Đức Bình
Sinh viên thực hiện: Lại Hà Quang Huy
Lớp Kinh tế quốc tế 50B
Mã sinh viên: CQ501130
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
LỜI MỞ ĐẦU 1
Chương I: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG NĂM GẦN
ĐÂY 4
1.1. Khái quát về Tổng công ty thương mại Hà Nội 4
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty 4
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty 4
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động của tổng công ty 7
1.1.4. Hiệu quả kinh doanh của tổng công ty 8
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu của tổng công ty 8
1.2.1. Nhân tố quốc tế 8
1.2.2. Nhân tố quốc gia 9
1.3. Cơ cấu mặt hàng và thị trường nhập khẩu của tổng công ty 11
1.3.1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của tổng công ty trong những năm
qua 11
1.3.2. Thị trường nhập khẩu của tổng công ty 17
1.3.3. Hình thức nhập khẩu trong tổng công ty 20
1.4. Nhận xét chung trên một số mặt của hoạt động nhập khẩu ở tổng công ty
thương mại Hà Nội 25


1.4.1. Ưu điểm 25
1.4.2. Hạn chế 26
1.4.3. Những vấn đề cần đặt ra 27
Chương II MỘT SỐ PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ CỦA TỔNG CÔNG TY 28
2.1. Phương hướng, mục tiêu của hoạt động nhập khẩu hàng hóa 28
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
2.1.1. Phương hướng tổng quát 28
2.1.2. Phương hướng cụ thể 28
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình nhập khẩu 30
2.2.1. Những thuận lợi trong quá trình nhập khẩu 30
2.2.2. Những khó khăn trong quá trình nhập khẩu 31
2.3. Giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu hàng hóa của tổng công
ty 34
2.3.1.Tăng cường nghiên cứu mở rộng thị trường đối tác (việc tìm kiếm thị
trường) và thị trường trong nước 34
2.3.2. Đa dạng hoá thị trường nhập khẩu và hình thức kinh doanh 37
2.3.3. Hoàn thiện nghiệp vụ nhập khẩu 38
2.3.4.Tạo vốn và hoạt động vốn có hiệu quả 40
2.3.5. Tổ chức và đào tạo tốt lực lượng lao động.Khuyến khích lợi ích vật
chất cho cán bộ công nhân viện 41
2.4. Một số kiến nghị 42
2.4.1. Kiến nghị đối với công ty 43
2.4.2. Kiến nghị đối với nhà nước 43
Kết luận 45
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy

MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của việc nghiên cứu đề tài
Thế giới đã và đang bước vào một kỷ nguyên của toàn cầu hoá, khu vực hoá.
Sự mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, sự hợp tác liên minh, liên kết hiện
nay đã trở thành một yếu tố khách quan. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
và tự do hóa thương mại như hiện nay, thương mại quốc tế trở thành một tất yếu
khách quan đối với sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia, và Việt Nam không thể
đứng ngoài quy luật này được. Nhập khẩu là một trong những hoạt động chủ yếu
tạo điều kiện thúc đẩy nhanh chúng quá trình xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật,
chuyển dich cơ cấu kinh tế theo hướng cụng nghiệp hóa, hiện đại hóa đảm bảo
kinh tế phát triển cân đối; thúc đẩy xuất khẩu, tạo đầu vào cho sản xuất hàng hóa.
Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động nhập khẩu hàng hóa, trong những năm
qua, Đảng và Nhà nước đã có rất nhiều cách chính sách kinh tế thúc đẩy hoạt động
nhập khẩu phát triển nhằm khai thác thế mạnh về vốn và công nghệ của nước ngoài
cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của nước ta để đẩy mạnh quá trình sản
xuất và tiêu dùng phát triển kịp thời với tiền trình chung của nhân loại.
Qua thời gian thực tập tại tổng công ty thương mại Hà Nội, bằng những kiến
thức đã học được kết hợp với việc nghiên cứu hoạt động nhập khẩu của tổng công
ty, em đã chọn đề tài :”Nhập khẩu của tổng công ty thương mại Hà Nội. Thực
trang và giải pháp phát triển” làm đề tài nghiên cứu
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
2. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp một số lý luận để chứng minh và luận giải sự cần thiết phải đẩy
mạnh hoạt động nhập khẩu của Việt Nam
+ Đánh giá tình hình nhập khẩu của tông công ty thương mại Hà Nội

+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động nhập khẩu của
tổng công ty
3. Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi của một chuyên đề thực tập, đề tài này chỉ xoay quanh vấn đề
về hoạt động nhập khẩu ở tổng công ty diễn ra như thế nào và những biện pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu.
4. Kết cầu của đề tài
Nội dung của đề tài gồm 3 chương:
Chương I: Phân tích thực trạng hoạt động nhập khẩu của tổng công ty thương mại Hà
Nội trong những năm gần đây
Chương II: Một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động nhập khẩu
hàng hóa của tổng công ty
Trong quá trình viết đề tài này em được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo
GS.TS Đỗ Đức Bình. Em xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới thầy đã giúp em
hoàn thành đề tài này. Trong giới hạn về thời gian cũng như kiến thức và kinh
nghiệm nên đề tài em nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót, em mong nhận được
sự chỉ bảo hướng dẫn của các thầy cô giáo giúp em hoàn thiện kiến thức.
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Chương I
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI TRONG NHỮNG
NĂM GẦN ĐÂY.
1.1. Khái quát về Tổng công ty thương mại Hà Nội
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của tổng công ty.
Tổng công ty Thương mại Hà Nội (tên giao dịch HAPRO) là doanh nghiệp
nhà nước được thành lập theo Quyết định số 125/2004/QD-UBND ngày 11 tháng
08 năm 2004 của UBND thành phố Hà Nội. Tổng công ty hoạt động theo mô hình

Công ty mẹ – Công ty con bao gồm công ty mẹ - tổng công ty thương mại Hà Nội-
và 33 công ty con là các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên các công ty
cổ phần, các công ty liên doanh liên kết. Tổng công ty thương mại Hà Nội trực tiếp
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh; thực hiện quyền, nghĩa vụ chủ
sở hữu đối với phần vốn đầu tư vào các công ty con
Hiện nay, tổng công ty có thị trường tại hơn 60 nước và vùng lãnh thổ trên
thế giới.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của tổng công ty
- Đứng đầu tổng công ty là Hội Đồng Quản Trị bao gồm: Chủ tịch Hội đồng
quản trị và 4 Ủy viên
- Trực tiếp điều hành công ty là ban điều hành gồm: Tổng giám đốc, các phó
tổng giám đốc và các giám đốc điều hành
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
- Các khối phòng ban chức năng bao gồm:phòng dự án, ban pháp lý hợp
đồng, ban tài chính kế toán và kiểm toán, ban thương hiệu – Marketing, ban đối
ngoại,bộ phận thư kí tổng hợp, phòng kinh doanh bất động sản, phòng phát triển
dự án, phòng phát triển hạ tầng thương mại, phòng quản trị nhân sự, phòng quản trị
mạng lưới
- Các đơn vị hạch toán phụ thuộc: Công ty Siêu thị Hà Nội, Nhà máy mỳ
Hapro, trung tâm phát triển thị trường nội địa, trung tâm kinh doanh chợ đầu mối
phía Nam, trung tâm kinh doanh chợ đầu mối Bắc Thăng Long, trung tâm xuất
nhập khẩu phía Bắc, trung tâm kinh doanh hàng miễn thuế
- Công ty con: công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hà Nội (Simex), công ty
TNHH nhà nước một thành viên xuất nhận khẩu và đầu tư Hà Nội (Unimex), công
ty thương mại dịch vụ Tràng Thi,
- Công ty liên kết: Công ty cổ phần du lịch Hapro, công ty cổ phần phát triển
hạ tầng thương mại Hà Nội, công ty cổ phần dịch vụ Hapro, công ty cổ phần kinh

doanh xuất nhập khẩu An Phú Hưng
- Công ty có vốn từ công ty mẹ: công ty cổ phần đầu tư dầu khí toàn cầu,
công ty cổ phần đầu tư dầu khí toàn cầu, công ty đầu tư và phát triển Hà Nội, công
ty cổ phần LIXEHA
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
HỘI
ĐỒNG QUẢN
TRỊ
BAN ĐIỀU
HÀNH
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
CÁC KHỐI,
PHÒNG BAN
CHỨC
NĂNG
CÁC ĐƠN VỊ
HẠCH
TOÁN PHỤ
THUỘC
CÔNG TY
CON
CÔNG TY
LIÊN KẾT
CÔNG TY

CÓ VỐN TỪ
CÔNG TY
MẸ
1.1.3. Lĩnh vực hoạt động của tổng công ty.
Tổng công ty Thương mại Hà Nội hoạt động trong các lĩnh vực:
- Xuất khẩu nông sản, thực phẩn chế biến, đồ uống, hàng may mặc, hàng
thủ công mỹ nghệ và hàng hóa tiêu dùng.
- Nhập khẩu máy, thiết bị, nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng.
- Phân phối, bán lẻ với hệ thống trung tâm thương mại, siêu thị, chuỗi cửa
hàng tiện ích và chuyên doanh
- Cung ứng các dịch vụ: nhà hàng ăn uống, du lịch lữ hành, kho vận, trung
tâm miễn thuế nội thành.
- Sản xuất, chế biến: hàng thực phẩm, gia vị, đồ uống, thủ công mỹ nghệ,
may mặc v.v
- Đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, dịch vụ
1.1.4. Hiệu quả kinh doanh của tổng công ty.
Quan quá trình hoạt động và phát triển, Tổng công ty Thương mại Hà Nội trở
thành đơn vị mạnh trong ngành thương mại, dịch vụ của Việt Nam. Tổng công ty
Thương mại Hà Nội đã được trao tặng nhiều danh hiệu, giải thưởng như: Giải
thưởng “Đơn vị xuất khẩu uy tín” do Bộ Thương mại trao tặng nhiều năm liền;
“Doang nghiệp tiêu biểu Hà Nội vàng”, “Thương hiệu mạnh Việt Nam”; giải
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
thưởng “Top Trade Service” các năm do Bộ Công Thương trao tặng; và nhiều giải
thưởng khác.
1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến nhập khẩu của tổng công ty.
1.2.1. Nhân tố quốc tế
Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong gần đây đã gây không it khó khăn

cho hầu hết các quốc gia trên thế giới, qua đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt
động thông thương mại quốc tế trong những năm qua. Và nên kinh tế nước ta cũng
không ngoại lệ.
Những mặt hàng nhập khẩu chủ yếu có trị giá tăng cao so những năm trước
như ôtô nguyên chiếc, linh kiện ôtô, thép, phôi thép, phân bón, chất dẻo nguyên
liệu, sợi các loại, máy móc thiết bị phụ tùng, tân dược, điện tử, máy tính và linh
kiện, vải, dầu mỡ động thực vật, sản phẩm hóa chất, gỗ và nguyên liệu, sữa, thức
ăn gia súc và nguyên liệu. Trong khi đó, các mặt hàng nhập khẩu có kim ngạch lớn
thuộc nhóm nguyên nhiên vật liệu, phụ liệu (không kể xăng dầu) và chiếm gần
60% tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu vẫn là sự ưu tiên hàng đầu.
Ngoài ra, lợi thế về vận tải, giá cả và tính phù hợp nên đa số nguyên nhiên
phụ liệu và vật tư phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu như nguyên phụ liệu
dệt may, da giày, phôi thép, xăng dầu, máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất và
gia công hàng xuất khẩu được nhập chủ yếu từ các nền kinh tế trong khu vực, đứng
đầu là Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Thái Lan. Nhập khẩu từ các
khu vực phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU chủ yếu là một số máy móc thiết bị
công nghệ nguồn, một số nguyên vật liệu phụ trợ.
1.2.2. Nhân tố quốc gia
1.2.2.1.Từ phía nhà nước
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Việt Nam là một nước đang phát triển. Với nền kinh tế như hiện nay, hoạt động
nhập khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng, nó phục vụ đắc lực cho công cuộc đổi
mới nên kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Hoạt động
nhập khẩu làm cho công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước diễn ra
nhanh hơn, mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín của nước ta trên thế giới.
Vì vậy, trong những năm gần đây chính sách nhập khẩu của nước ta được định
hướng như sau:

- Nhập khẩu chủ yếu những vật tư phục vụ cho sản xuất như xăng dầu sắt
thép những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và hạn chế nhập những mặt hàng
tiêu dùng xa xỉ.
- Nhập khẩu thiết bị, phụ tùng, dây chuyền sản xuất máy móc tiên tiến hiện
đại ưu tiên công nghệ cao cho sản xuất hàng xuất khẩu.
- Khuyến khích nhập khẩu hàng hoá phi mậu dịch.
Gần đây nền kinh tế dần thoát khỏi khủng hoàng và tiếp tục đà tăng trưởng, đầu
tư nước ngoài tăng nhanh. Ngoài ra, việc nhập khẩu máy móc thiết bị và nguyên
nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cho các công trình trọng điểm quốc gia cũng ở mức
cao như máy bay, máy móc cho , thiết bị dầu khí, thiết bị cho các nhà máy xi
măng,đóng tàu
Bên cạnh đó, việc cắt giảm thuế một số mặt hàng dẫn tới nhu cầu tiêu dùng, sức
mua trong nước tăng cao đối với hàng hóa nhập khẩu cũng đã góp phần làm cho
kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng như nguyên liệu dệt may, giày dép, ôtô và
linh kiện ôtô, điện tử, nông sản thực phẩm… tăng nhanh. Mặc dù vậynhưng nhập
khẩu hàng tiêu dùng chỉ tăng với giá trị tuyệt đối nhỏ, chiếm tỷ trọng thấp trong
tổng kim ngạch nhập khẩu do đa số các mặt hàng tiêu dùng phổ thông đã được sản
xuất trong nước, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng.
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Như vậy, với chính sách phù hợp thì nhập khẩu trong giai đoạn tới sẽ đem lại
cho nền kinh tế nước ta những chuyển biến đáng kể cả trong sản xuất và trong tiêu
dùng.
1.2.2.2. Từ phía tổng công ty
Nắm bắt được chủ trương chính sách của Nhà nước, trong những năm qua, tổng
công ty thương mại Hà Nội luôn ưu tiên nhập khẩu các hàng hóa, nguyên vật liệu
phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước phục vụ cho các doanh nghiệp (kể cả các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) và cho kinh doanh nội địa của tổng công

ty.
1.3. Cơ cấu mặt hàng và thị trường nhập khẩu của tổng công ty.
1.3.1. Cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của tổng công ty trong những năm qua
Mặc dù là doanh nghiệp nhà nước, song trong nền kinh tế mới hiện nay,
tổng công ty phải luôn cạnh tranh để tồn tại và phát triển. Một mặt coi trọng hoạt
động kinh doanh, một mặt tổng công ty luôn lấy hiệu quả kinh tế làm thước đo
trong kinh doanh, tổng công ty hoạt động không vì lợi ích trước mắt mà là vì lợi
ích cả nền ninh tế. Danh mục hàng hoá nhập khẩu của công ty đều đã được thông
qua của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và của cơ quan chức năng có liên
quan. Đó là những mặt hàng cần thiết, bổ sung nhu cầu tiêu dùng trong nước khi
sản xuất trong nước chưa đáp ứng đủ. Các mặt hàng đó là:
Máy móc thiết bị: để nước ta trở thành một nước có nền công nghiệp phát
triển thì máy móc thiết bị đóng vai trò đặc biệt trong quá trình ấy. Và tổng công ty
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
thương mại Hà Nội luôn là đơn vị đi đầu trong việc nhập khẩu máy móc thiết bị
cung cấp cho các dự án lớn không chỉ riêng của Hà Nội mà còn cho cả nước.
Phương tiện vận tải : Song song với sự phát triển mạnh mẽ của cơ sở hạ tầng
thì sự gia tăng các phương tiện vận tải ngày càng lớn mạnh. Đặc biệt là các loại xe
vận tải hạng nặng rất cần thiết cho nhu cầu vận chuyển hàng hoá ngày càng nhiều
trong các tổ chức kinh tế cũng như trong nhân dân. Trong hoàn cảnh hệ thống giao
thông công cộng chưa hoàn thiện, tổng công ty cùng các đơn vị khác được giao
nhiệm vụ nhập khẩu phương tiện vận tải để đáp ứng nhu cầu trong nước.
Hàng tiêu dùng : Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, do nhu cầu
và đời sống của nhân dân được nâng cao, nhu cầu tiêu dùng cũng gia tăng bắt
nguồn từ đó. Trình độ khoa học ngày càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu
dùng không dừng lại ở số lượng chất lưọng hàng hoá mà ở cả bao bì, mẫu mã,
chủng loại. Nhận thức được tầm quan trọng của việc nhập khẩu hàng tiêu dùng

trong những năm qua, tổng công ty đã góp phần vào việc đa dạng hoá nhằm bổ
sung thêm về mặt hàng tiêu dùng ở thị trường trong nước. Các mặt hàng công ty
nhập như : Tủ lạnh, điều hòa, máy giặt, rượu, bia, nước giải khát, các mặt hàng
thực phẩm, v.v
Ngoài ra, công ty còn nhập các loại vật liệu xây dựng như: Gạch lát nền, sắt
thép xây dựng, sơn, kính xây dựng, vật liệu điện như : que hàn điện, dây dẫn, công
tắc điện Đối với các mặt hàng này, công ty nhập về chủ yếu đáp ứng cho các đơn
vị kinh doanh thương mại, các đại lý tiêu thụ cũng như cửa hàng bán lẻ.
Bên cạnh đó, công ty còn nhập một số máy móc thiết bị như : máy xúc, máy
đào (đã qua sử dụng)
Và còn rất nhiều mặt hàng khác
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Bảng 1.1: Kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng (2008-2011)
Đơn vị : 1 tỷ đồng
Năm
Mặt hàng
2008 2009 2010 2011
Máy móc thiết bị
2815 3200 4000 4500
Hàng tiêu dùng
312.2 600 650 720
Phương tiện vận tải
216 309 325 435
Sắt thép
135 145 200 424
Vật liệu xây dựng khác
126 432 150 180

Máy móc đã qua sử dụng
312.82 400 450 500
Các mặt hàng khác
219.98 514 225 241
Tổng cộng
4137 5500 6000 7000
Trước sự cạnh tranh đầy khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường, tổng công ty
đã cố gắng vươn lên mở rộng thị trường để đa dạng hoá các loại hàng. Qua bảng số
liệu ta thấy : giá trị tổng kim nghạch và kim nghạch nhập khẩu của từng mặt hàng
đều có sự tăng lên đáng kể. Sang năm 2010 kim nghạch nhập khẩu của một số mặt
hàng có sự giảm sút là do biến động của thị trường trong và ngoài nước. Tuy nhiên
điều này vẫn khẳng định được sự cố gắng để đứng vững trong sự cạnh tranh trong
cư chế thị trường của công ty. Cụ thể, kim nghạch nhập khẩu của từng mặt hàng
qua các năm như sau:
+Kim nghạch nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị:
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Đây là mặt hàng nhập khẩu chính của công ty. Năm 2008 giá trị kim nghạch
nhập khẩu của mặt hàng này là 2.815 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 68% trong tổng số.
Năm 2009 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 3.200 tỷ đồng tăng 385 tỷ đồng so với
năm 2008, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ trọng 58% so với tổng số.
Năm 2010, giá trị kim nghạch nhập khẩu là 4000 tỷ đồng tăng 850tỷ đồng so
với năm 2009, chiếm tỷ trọng là 66% trong tổng số các mặt hàng nhập khẩu.
Năm 2011 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 4500 tỷ đồng tăng 500 tỷ đồng so
với năm 2010, chiếm tỷ trọng là 64% so với tổng số. Ta có thể thấy rằng, kim
nghạch nhập khẩu mặt hàng máy móc thiết bị đều tăng qua các năm, trong đó tăng
mạnh nhất là vào năm 2010. Sang năm 2011, giá trị kim nghạch nhập khẩu của mặt
hàng này tuy tăng không nhiều so với sự tăng của năm 2010 nhưng vẫn chiếm tỷ

trọng cao trong tổng số kim nghạch nhập khẩu. Kim nghạch nhập khẩu không tăng
nhiều là do giá cả thị trường nước ngoài tăng trong khi đó giá trong nưóc lại ít biến
động. Mặt khác, do sự tăng lên của sản xuất trong nước cũng phần nào tác động
đến kế hoạch nhập khẩu của tổng công ty.
+Kim nghạch nhập khẩu mặt hàng tiêu dùng (đồ gia dụng) :
Đây là mặt hàng chủ chốt thứ 2 được công ty thường xuyên chú trọng tới
trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Cũng như mặt hàng máy móc thiết bị, kim
nghạch nhập khẩu của mặt hàng này đều tăng qua các năm. Cụ thể là :
Năm 2008 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 312,2 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
7,5% trong tổng số.
Năm 2009, giá trị kim nghạch nhập khẩu là 600 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng
10,9% trong tổng số, tăng so với năm 2008 là 287,8 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 52%.
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Năm 2010, giá trị kim nghạch nhập khẩu là 650 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
10,8% trong tổng số, tăng 50 tỷ đồng so với năm 2009.
Năm 2011, giá trị kim nghạch nhập khẩu là 720 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
10,2% so với tổng số, tăng 70 tỷ đồng so với năm 2010.
Giá trị kim nghạch nhập khẩu mặt hàng đồ gia dụng tuy không lớn như mặt
hàng máy móc thiết bị song đây cũng là mặt hàng nhập khẩu chủ chốt của công ty.
Kim nghạch nhập khẩu mặt hàng này tăng tương đối đều trong giai đoạn 2010-
2011, năm 2009 tăng ít hơn giai đoạn này. Tuy trong nước sản xuất hàng tiêu
dùngđã phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng song nhu cầu tiêu dùng là tương
đối cao nên mặt hàng tiêu dùng nhập khẩu vẫn tăng trưởng cao về giá trị.
+Kim nghạch nhập khẩu phương tiện vận tải.
Năm 2008, giá trị kim nghạch nhập khẩu mặt hàng này là 216 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 5,2% trong tổng số. Sang năm 2009 giá trị kim nghạch nhập khẩu là
309 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 5,6% trong tổng số, tăng 93 tỷ đồng so với năm 2008.

Năm 2010 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 325 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 5,4%
trong tổng số, tăng 16 tỷ đồng so với năm 2009.
Năm 2011 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 435 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 6,2%
trong tổng số, tăng 110 tỷ đồng so với năm 2010.
Trong điều kiện hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều liên doanh lặp ráp ôtô
trong nước nên công ty cần xen xét vấn đề này để có hướng giả quyết cho phù hợp.
+Kim nghạch nhập khẩu mặt hàng sắt thép:
Nhu cầu tiêu dùng mặt hàng này ngày càng tăng, nắm bắt kịp thời kim
nghạch nhập khẩu mặt hàng này của tổng công ty đều tăng qua các năm.
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Nếu kim nghạch nhập khẩu mặt hàng này năm 2008 là 135 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 3,2% thì sang năm 2009 giá trị kim nghạch nhập khẩu đã là 145 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 2,6% trong tổng số, tăng 10 tỷ đồng so với năm 2008.
Năm 2010 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 200 tỷ đồng , chiếm tỷ trọng
3,3% trong tổng số, tăng 35 tỷ đồng so với năm 2009.
Năm 2011 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 424 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 6%
trong tổng số, tăng 224 tỷ đồng so với năm 2010.
Như trên ta thấy, kim nghạch nhập khẩu mặt hàng này tăng mạnh nhất là vào
năm 2011, gấp hai lần so với năm 2010, có được sụ gia tăng đó là do công ty đã đi
sâu vào xem xét công tác nghiên cức thị trường, tránh nhập các loại kém chất
lượng. phẩm chất không tốt
+Kim nghạch nhập khẩu vật liệu xây dựng (ngoài sắt thép) :
Công ty đã tiến hành kinh doanh mặt hàng này từ năm 2007. Nhìn chung,
qua các năm kim nghạch nhập khẩu đều tăng.
Năm 2008 giá trị kim nghạch nhập khẩu mặt hàng này là 312,82 tỷ đồng
chiếm tỷ trọng 7,5% trong tổng số kim nghạch nhập khẩu. Sang năm 2009 giá trị
kim nghạch nhập khẩu là 400 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7,2% trong tổng số tăng

87,18 tỷ đồng so với năm 2008
Năm 2010 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 450 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 7,5%
trong tổng số. Năm 2011 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 500 tỷ đồng chiếm tỷ
trọng 7,1% trong tổng số, tăng 50 tỷ đồng so với năm 2010.
Qua các năm tăng trưởng về giá trị kim nghạch nhập khẩu mặt hàng này là
tương đối ổn định
+ Kim nghạch nhập khẩu hàng máy móc đã qua sử dụng:
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Trong các mặt hàng nhập khẩu của công ty, đây là mặt hàng có nhiều biến
động nhất. Năm 2008 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 126 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng
3% trong tổng số, sang năm 2009 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 432 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 7,8% trong tổng số, tăng gấp 2,4 lần so với năm 2008
Năm 2010 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 150 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 2,5%
trong tổng số, giảm 1,9 lần so với năm 2009
Năm 2011 giá trị kim nghạch nhập khẩu là 180 tỷ đồng, có tăng hơn so với
năm 2010 là 20% lần tương đương giá trị là 30 tỷ đồng.
+Tổng kim nghạch nhập khẩu các mặt hàng trong những năm qua:
Nếu tính năm 2008 giá trị tổng kim nghạch nhập khẩu các mặt hàng chỉ đạt
4137 tỷ đồng thì sang năm 2009 giá trị tổng kim nghạch nhập khẩu đã là 5500 tỷ
đồng, tăng 1363 tỷ đồng so với năm trước, đây là năm có tổng kim nghạch nhập
khẩu tăng cao nhất. Năm 2010 giá trị tổng kim nghạch nhập khẩu là 6000tỷ đồng
chỉ tăng 500tỷ đồng so với năm 2009. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới làm ảnh hưởng đến thị trường nhập khẩu của tổng công ty và do sự phát
triển của sản xuất trong nước về một số mặt hàng đã khiến cho giá trị tổng kim
nghạch nhập khẩu của tổng công ty tăng trưởng không cao. Sang năm 2011 tình
hình khu vực đã dần đi vào ổn định, giá trị tổng kim nghạch nhập khẩu của tổng
công ty đã tăng 1000 tỷ đồng so với năm 2010. Đây cũng là một cố gắng rất lớn

của tổng công ty để đảm bảo được kim nghạch nhập khẩu của mình.
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
1.3.2. Thị trường nhập khẩu của tổng công ty.
Trong hoạt động nhập khẩu, việc tìm kiếm để mở rộng thị trường là một vấn
đề quan trọng đảm bảo cho hoạt động nhập khẩu hàng hoá được diễn ra liên tục và
đạt hiệu quả cao. Nhận thức được vai trò to lớn này tổng công ty thương mại Hà
Nội đã cố gắng tìm kiếm mở rộng thị trường với mục đích đạt hiệu quả cao về mặt
kinh tế, chủ động nguồn hàng trong hoạt động kinh doanh. Cho tới nay tổng công
ty đã có thị trường tại hơn 60 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới
Bảng 1.2 : Kim nghạch nhập khẩu theo thị trường (2008-2011).
Đơn vị :1 Tỷ đồng.
TT Năm 2008 2009 2010 2011
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng

%
1 Hoa Kỳ 1572 38 880 16 900 15 1120 16
2 Singapore 165 4 302.5 5.5 30 6 434 6.2
3 Trung Quốc 608 14.7 2821.5 51.3 3090 51.5 3549 50.7
4 Nhật Bản 591.6 14.3 973.5 17.7 1080 18 1295 18.5
5 Hàn Quốc 537.8 13 401.5 7.3 420 7 455 6.5
6 Đức 579 14 104.5 1.9 90.0 1.5 70 1
7 Các nước khác 83.6 2 52.5 0.9 60 1 77 1.1
Tổng cộng 4137 100 5500 100 6000 100 7000 100
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Qua bảng số liệu trên ta thấy qua các năm tỷ trọng kim nghạch nhập khẩu
theo thị trường có sự thay đổi đáng kể. Mỗi thị trường đều có thể mạnh riêng đối
với nhập khẩu các mặt hàng.
Năm 2008 thị trường Hoa Kỳ là thị trường nhập khẩu chính của tổng công ty
giá trị kim nghạch nhập khẩu là 1572 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 36% tổng kim
nghạch nhập khẩu. Những cũng trong năm 2008 là năm có sự kiện khủng hoảng tài
chính toàn cầu. Cuộc khủng hoảng này đã tác động mạnh mẽ đến kinh tế Hoa Kỳ
làm tốc độ tăng trưởng của nó chậm lại, đồng thời, xuất khẩu hàng hóa của Hoa Kỳ
giảm nghiêm trọng. Điều này giải thích được nguyên nhân dẫn tới giá trị kim
nghạch nhập khẩu của tổng công ty thương mại Hà Nội tại thị trường này giảm sút
trong năm 2009, trong năm này kim nghạch nhập khẩu của Hoa Kỳ giảm xuống
chỉ còn 880 tỷ đồng, tỷ trọng chỉ còn chiếm 16% trong tổng sô và lại tiếp tục giảm
chỉ còn 15% trong năm 2010. Sang năm 2011 kinh tế Hoa Kỳ dần hồi phục sau
khủng hoảng, kim nghạch nhập khẩu tăng lên là 1120 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 16%
trong tổng số.
Thị trường Nhật Bản cũng là nơi cung cấp các mặt hàng như đồ điện tử, máy
móc thiết bị, vật liệu xây dựng, đây là thị trường mà công ty có giá trị kim nghạch

nhập khẩu tương đối cao và khá ổn định, giá trị kim nghạch nhập khẩu và tỷ trọng
của nó thường xuyên tăng qua các năm. Đây là một thị trường ổn định để tổng
công ty có thể quan hệ buôn bán lâu dài.
Tổng công ty đã có quan hệ buôn bán với Trung Quốc từ lâu, song từ năm
2010 quan hệ nhập khẩu của tổng công ty đối với Trung Quốc mới được nâng cao.
Nếu như năm 2008 kim nghạch nhập khẩu ở thị trường này mới chỉ là 608 tỷ đồng
chiếm 14,7% tổng số thì sang năm 2009 đã tăng vọt lên 2821.5 tỷ đồng, chiếm tỷ
trọng 51,3%. Có sự gia tăng mạnh này là do các mặt hàng của Trung Quốc như
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
phụ tùng máy, vật liệu xây dựng, vật liệu điện, thức ăn chăn nuôi, giá cả thập hơn
các thị trường khác mà chất lượng sản phẩm tương đối cao. Nhờ quan hệ giao dịch
tốt mà trong những năm gần đây giá trị kim nghạch nhập khẩu ở thị trường này
luôn chiếm tỷ trọng rất cao. Vì vậy, Trung Quốc là thị trường trong tương lai có
nhiều tiềm năng để khai thác nguồn hàng của tổng công ty.
Ngoài ra cũng phải kể đến thị trường Đức là thị trường truyền thống của
tổng công ty với các mặt hàng như rượu bia, nước giải khát và máy móc thiết bị.
Tuy nhiên trong những năm gần đây tỷ trọng cũng như giá trị kim nghạch nhập
khẩu tại thị trường này lại giảm nhiều là do sản phẩm của Đức có chất lượng tốt
nhưng giá cả lại cao hơn so với sản phẩm cùng loại ở các thị trường khác. Năm
2008 giá trị kim nghạch nhập khẩu tại thị trường này là 579 tỷ đồng thì năm 2010
chỉ còn là 70 tỷ đồng. Do nhu cầu tiêu dùng của thị trường vẫn còn cần đến sản
phẩm của Đức nên tổng công ty vẫn nhập về. Tuy nhiên để gia tăng lợi nhuận thì
việc giảm bớt tỷ trọng nhập khẩu tại thị trường này là điều phù hợp. Thị trường
Singapore cung cấp các mặt hàng như vật liệu điện,nguyên vật liệu hạt nhựa kim
nghạch nhập khẩu tại thị trường này tương đối ổn định, đây là thị trường mà tổng
công ty đã đạt ra chiến lược kinh doanh lâu dài trong những năm tới.
Bên cạnh đó, Hàn Quốc là những thị trường mà tổng công ty đặt quan hệ từ

lâu, tuy nhiên giá trị kim nghạch nhập khẩu tại thị trường này còn chưa cao. Mặc
dù vậy, trong tương lai công ty sẽ có chiến lược phát triển mạnh hơn nữa quan hệ
buôn bán với các nước này. Như vậy sẽ làm phong phú hơn chủng loại các mặt
hàng nhập khẩu của công ty.
1.3.2. Hình thức nhập khẩu trong tổng công ty
Bảng 1.3: Kết quả nhập khẩu của tổng công ty theo hình thức
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Đơn vị tính: 1 tỷ đồng
Năm 2008 2009 2010 2011
Giá trị Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ
trọng
%
Giá trị Tỷ
trọng %
Nhập khẩu trực
tiếp
2689 65 3190 58 3180 53 3640 52
Nhập khẩu uỷ
thác
1448 35 2310 42 2820 47 3360 48
Tổng giá trị nhập

khẩu
4137 100 5500 100 6000 100 7000 100
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy hình thức nhập khẩu trực tiếp luôn
chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng giá trị kim nghạch nhập khẩu của tổng công ty
qua các năm gần đây. Tuy nhiên, tỷ trọng này lại có xu hướng giảm đi, tỷ trọng
nhập khẩu theo hình thức uỷ thác lại tăng lên. Cụ thể:
Năm 2008 nhập khẩu trực tiếp chiếm 65% đạt 2689 tỷ đồng trong tổng kim
nghạch nhập khẩu. Năm 2009, đạt 3190 tỷ đồng chiếm 58% tổng kim nghạch cả
năm, so với năm 2008 tỷ trọng nhập khẩu trực tiếp có giảm đi nhưng giá trị kim
nghạch nhập khẩu lại tăng lên 5010 tỷ đồng do kim nghạch nhập khẩu năm 2009
cao hơn 2008.
Năm 2010, tỷ trọng nhập khẩu trực tiếp lại giảm đi 5% so với năm 2009 và
giá trị kim nghạch nhập khẩu trực tiếp cũng giảm đi 10 tỷ đồng.
Sang năm 2011, giá trị kim nghạch nhập khẩu trực tiếp tăng 460 tỷ đồng
song tỷ trọng lại giảm 1% so với năm 2010. Bên cạnh sự giảm sút tỷ trọng kim
nghạch nhập khẩu trực tiếp thì tỷ trọng kim nghạch nhập khẩu uỷ thác lại liên tục
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
tăng qua các năm. Năm 2008 tỷ trọng kim nghạch nhập khẩu uỷ thác chỉ chiếm
35%, đạt 1448 tỷ đồng thì đến năm 2011 đã đạt 3360tỷ đồng chiếm tỷ trọng 48%
trong tổng số kim nghạch nhập khẩu năm 2011.
Từ bảng số liệu trên ta thấy hình thức nhập khẩu tự doanh tuy chiếm tỷ trọng
cao hơn hình thức nhập khẩu uỷ thác nhưng lại có xu hướng giảm đi. Vì đây là
hình thức nhập khẩu đem lại nhiều lợi nhuận nhưng lại gặp nhiều rủi ro. Đặc điểm
của hình thức này khác nhập khẩu uỷ thác ở chỗ, công ty phải chủ động tiêu thụ
hàng hoá nhập khẩu nếu có biến động theo chiều hướng bất lợi ở thị trường trong
nước thì công ty sẽ gắng chịu hết những rủi ro đó. Có điều trong nề kinh tế thị
trường muốn hưởng nhiều lợi nhuận đồng thời cũng phải chấp nhận rủi ro lớn. Vì

vậy, muốn thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu theo hình thức tự doanh đạt
kết quả cao hơn nữa, trước hết công ty phải giải quyết được vấn đề kinh doanh
hàng nhập khẩu. Trong hoạt động trực tiếp này công ty phải thường xuyên xem xét
tìm hiểu để khai thác những nguồn hàng mới, nghiên cứu bạn hàng và thị trường
mới, tìm ra biện pháp để tiêu thụ hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất và đem lại
hiệu quả cao nhất.
Đối với hình thức nhập khẩu uỷ thác của công ty các mặt hàng tập trung chủ
yếu là các loại sắt thép xây dựng, máy móc thiết bị. Việc nhập khẩu uỷ thác đã tạo
điều kiện cho công ty mở rộng thị trường, mở rộng quan hệ với các bạn hàng trong
nước, đáp ứng được nhu cầu về nhập khẩu những vật tư hàng hoá của các đơn vị
sản xuất kinh doanh trong nước nhằm khai thác thêm thế mạnh và nâng cao hiệu
quả hoạt động nhập khẩu cho công ty.
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
1.3.3. Kết quả công việc nhập khẩu trong tổng công ty.
Ngoài giá trị kim nghạch nhập khẩu thì kết quả hoạt động kinh doanh nhập
khẩu còn phản ánh hiệu quả hoạt động, mức đóng góp vào ngân sách và mức thu
nhập của cán bộ công nhân viên.
Đặc biệt, lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh là vấn đề sống còn đối
với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Trong những năm qua, hoạt
động kinh doanh nhập khẩu của công ty MATECO đã thu được nhiều kết quả
không chỉ nâng cao hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu, mở rộng thị
trường tiêu thụ mà mức nộp ngân sách cũng được đảm bảo.
Biểu số 1.4 : Kết quả kinh doanh nhập khẩu hàng hoá
Đơn vị : Triệu đồng.
Năm 2008 2009 2010 2011
Lãi gộp
Tỷ lệ

(%) Lãi gộp
Tỷ lệ
(%) Lãi gộp
Tỷ lệ
(%) Lãi gộp
Tỷ lệ
(%)
Máy móc
thiết bị
4.942,875 35 5.233,76 32 6.325,3
25
39 8.041,
775
34.7
Đồ gia dụng 1.412,250 20 3.321,84 17 2.970,3
9
18 3.511,
59
15.1
Phương tiện
vận tải
847,350 6 969,200 5.9 1.031,9
85
6.3 1.910,
17
8.2
Sắt thép 2.592,050 18 2.928,80 18 3.162,4
9
19.5 4.646,
84

20
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B
Chuyên đề thực tập GVHD: GS.TS. Đỗ Đức Bình
Vật liệu xây
dựng khác
988,575 7.1 1.021,52 6.3 1.172,6
3
7.2 2.493,
12
10.5
Máy móc đã
qua sử dụng
1.129,500 7.9 2.280,39 14 1.096,7
95
6.7 1.775,
895
7.5
Mặt hàng
khác
847,350 6 931,120 6.8 450.360 3.3 798,21 4.0
Tổng lợi
nhuận
14.122,20
0
100
16.686,63
100 16.709,
985

100 23.176
,6
100
Nộp ngân
sách
68.092 76.988,5
5
78.309,
0155
101.28
5,17
-Đối với mặt hàng máy móc thiết bị:Năm 2008 lợi nhuận đạt 4.942.875.000
Thì đến năm 2009 lợi nhuận đạt 5.233.760.000 đồng tăng 290.885.000 so với năm
2008. Năm 2010 lợi nhuận đạt 6.325.325.000 đồng tăng 1.091.565.000 đồng so với
năm 2009. Năm 2011 tăng 1.716.450.000 đồng so với năm 2010. Như vậy lợi
nhuận từ mặt hàng này đều tăng qua các năm, tuy nhiên năm 2011 lợi nhuận có
phần giảm sút là do có những đợt hàng khi nhập với giá cao nhưng lại phải bán với
giá thấp do sự thay đổi ở thị trường tiêu thụ của tổng công ty. Mặc dù có sự giảm
sút nhưng máy móc thiết bị vẫn là mặt hàng mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho
tổng công ty. Cụ thể : năm 2008 : 35%; năm 2009 : 32%; năm 2010 : 39%; năm
2011 : 34,7%.
-Đối với mặt hàng đồ gia dụng:Trong năm 2008, đây là mặt hàng mang lại
lợi nhuận cao thứ hai cho tổng công ty, chiếm 20% tổng lợi nhuận. Giá trị lợi
nhuận giữa các năm: 2010 so với năm 2009 và 2009 với 2008 tăng không đều,
mặc dù lượng nhập về giữa hai thời kỳ này lại tăng gần gấp đôi. Nguyên nhân chủ
__________________________________________________________________
SV : Lại Hà Quang Huy
MSSV :CQ501130 Lớp: Kinh tế quốc tế 50B

×