Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Quản lý chi phí nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.01 KB, 26 trang )

Báo cáo thực tập tổng hợp
MỤC LỤC
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
Báo cáo thực tập tổng hợp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp hết sức
gay gắt. Doanh nghiệp nào yếu kém tất yếu sẽ bị thị trường loại bỏ, doanh nghiệp
nào không ngừng đổi mới, thay đổi linh hoạt, thích ứng được đối với thị trường
thì doanh nghiệp đó thành công.
Để tồn tại và phát triển thì nhất thiết các doanh nghiệp phải làm ăn có hiệu
quả. Có lợi nhuận doanh nghiệp mới mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh,
nguồn vốn chủ sở hữu, thu nhập của cán bộ công nhân viên tăng và sẽ là động
lực khuyến khích tăng năng suất lao động, đồng thời tăng phần đóng góp vào
Ngân sách Nhà nước. Như vậy, lợi nhuận là nguồn nội lực tăng cường và biểu
hiện trực tiếp sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, là đích cuối cùng mà mỗi
doanh nghiệp phải vươn tới nhằm đảm bảo sự sinh tồn, phát triển và thịnh vượng
trong nền kinh tế thị trường.
Trong quá trình cạnh tranh kinh doanh và khát vọng lợi nhuận đã thực sự
trở thành động lực thúc đẩy các doanh nghiệp tăng cường mục đích cuối cùng là
đạt được chỉ tiêu lợi nhuận ngày càng cao.
Việc nghiên cứu về quản lý chi phí, về lợi nhuận giúp chúng ta có một cái
nhìn toàn diện hơn về các hoạt động như quản trị kinh doanh và đặc biệt là quản
trị tài chính sao cho đồng vốn đem lại nhiều hiệu quả nhất.
Qua quá trình học tập tại trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân, kết hợp với
thời gian thực tập tại Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi trường
AMECO, cùng với sự chỉ bảo và hướng dẫn tận tình của Th.S Nguyễn Thị Diệu
Chi và các anh chị trong Công ty, em đã chọn đề tài:
“Quản lý chi phí nhằm tăng lợi nhuận tại Công ty TNHH Tự Động
Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO”.
Báo Cáo Thực Tập Tổng Hợp của em được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Khái quát về Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi


Trường AMECO.
Chương 2: Tình hình quản lý Chi phí và lợi nhuận của Công ty TNHH Tự
Động Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO trong 3 năm (2009-2011)
Chương 3: Phương hướng hoạt động kinh doanh trong thời gian tới của
Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
2
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HOÁ
CƠ KHÍ VÀ MÔI TRƯỜNG (AMECO)
1.1 Giới thiệu sơ lược về Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi
Trường AMECO.
Tên Công ty: Công ty TNHH Tự động hoá cơ khí và môi trường AMECO
Tên giao dịch: The Automation- Mechanics- Environment Company
Limited
Tên viết tắt: AMECO,. LTD
Trụ sở chính: Phòng 2010, toà nhà 151A Nguyễn Đức Cảnh, Phường
Tương Mai, Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Tài khoản số: 11110115357011
Tai: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh
Chương Dương
Mã số thuế: 0100775593
Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh số 043764 do Sở kế hoạch và đầu
tư Thành phố Hà Nội cấp ngày 07/10/1998
Ngày tháng thành lập Công ty: 07/10/1998
Vốn điều lệ: 2.000.000 đồng ( Hai tỷ đồng)
Người đại diện của Công ty: Ông Nguyễn Thái Hưng
Chức vụ: Giám đốc
Điện thoại: 04.36627943

Fax: 04.36627945
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ
Khí và Môi Trường AMECO.
Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO là Công ty
TNHH được cấp giấy phép thành lập: Số 3709 GP/TLDN do UBND Thành phố
Hà Nội cấp ngày 02/10/1998. Số Đăng ký Kinh doanh: số 043764 được cấp ngày
07/10/1998. Công ty AMECO là Doanh nghiệp TNHH ở Việt nam, có tư cách
pháp nhân, có quyền và nghĩa vụ theo luật định, tự chịu trách nhiệm về hoạt động
kinh doanh trong phạm vi số vốn của Công ty. Công ty có con dấu, có tài sản,
được mở tài khoản tại các ngân hàng theo quy định của nhà nước, được tổ chức
và hoạt động theo điều lệ của Công ty.
Công ty TNHH Tự Đông Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO có trụ sở
chính tại: Phòng 2010, Toà nhà 151A Nguyễn Đức Cảnh, Phường Tương Mai,
Quận Hoàng Mai, Hà Nội.
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
3
Báo cáo thực tập tổng hợp
Khi Công ty mới thành lập thì số nhân viên của Công ty có 8 người. Sau
15 năm hoạt động thì số nhân viên của Công ty hiện nay gồm 25 người. Trong
đó, Cử nhân 10 người, Kỹ sư 15 người.
Chuyên ngành của đội ngũ nhân viên của Công ty AMECO luôn làm việc
năng động với tính chuyên nghiệp và trình độ cao, được đào tạo chính quy từ các
trường Đại học Bách Khoa, và trường Đại học kỹ thuật (các chuyên ngành Cơ
khí và Chế tạo máy, Tự động hoá, Điện tử viễn thông, Nhiệt điện lanh, Ô tô, Máy
kéo…) và các trường Đại học Kinh Tế. Ngoại Thương và Ngoại Ngữ.
Công ty Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO chú trọng đầu tư
vào việc huấn luyện các kỹ năng và nâng cao chất lượng, nguồn lực, trình độ kỹ
thuật viên của Công ty để từng nhân viên làm việc chuyên nghiệp và cường độ
cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phát triển thị trường. Đội ngũ nhân viên
được tham gia các khoá huấn luyện do các giảng viên và chuyên gia trong nước,

các chuyên gia nước ngoài của các hãng cung cấp giảng dạy. Ngoài ra, Công ty
còn có một hệ thống các cộng tác viên là các giảng viên, các chuyên viên có kinh
nghiệm lâu năm trong các lĩnh vực mà Công ty hoạt động.
1.3 Chức năng, nhiệm vụ chính của Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và
Môi Trường AMECO.
1.3.1 Chức năng
Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO là đại lý
phân phối sản phẩm cho các tập đoàn và các hãng sản xuất thiết bị, công nghệ
tiên tiến trên thế giới như Đức, Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Israel…
Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO là nhà tích
hợp hệ thống, cung cấp các giải pháp kỹ thuật trọn gói cho khách hàng trong các
lĩnh vực tự động hoá, cơ khí, môi trường, giáo dục đào tạo và dạy nghề.
Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO chuyên
cung cấp các giải pháp về công nghệ toà nhà và các thiết bị nhà thông minh
(smart home) với tất cả các kỹ thuật tiên tiến nhất, hiện đại nhất nhằm tăng giá trị
cho các công trình.
Cùng với sự cộng tác của đội ngũ các chuyên gia đầu ngành trong nước và
các chuyên gia của các hãng nước ngoài đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực hoạt
động, Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO có thể tiến
hành dịch vụ tư vấn về công nghệ, giải pháp kỹ thuật đồng bộ, tư vấn xây dựng
dự án, thành lập và nâng cấp các dây chuyền sản xuất, các phòng thí nghiệm
trong lĩnh vực liên quan cho khách hàng là các nhà máy công nghiệp, các cơ sở
nghiên cứu và đào đạo.
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
4
Báo cáo thực tập tổng hợp
1.3.2 Nhiệm vụ
Công ty TNHH Tự Động hoá Cơ Khí và Môi Trường đã đăng ký đúng với
mục tiêu và nhiệm của Công ty.
Công ty thực hiện hạch toán kinh doanh độc lập, có con dấu riêng để thực

hiện các giao dịch theo đúng trình tự mà pháp luật quy định.
Công ty chấp hành đúng chính sách chế độ quản lý kinh tế tài chính của
Nhà nước và quy định của Doanh nghiệp. Công ty AMECO thực hiện đầy đủ
việc báo cáo hàng tháng, hàng quý, và báo cáo tài chính hàng năm tới cục thuể để
cục thuế có thể quản lý tình hình kinh doanh của Công ty theo đúng quy định.
Công ty còn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ khác cho nhà nước
theo đúng quy định của pháp luật.
Phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ khác cho nhà nước theo
đúng quy định của pháp luật.
1.4 Cơ cấu bộ máy tổ chức của Công ty Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi
Trường AMECO
1.4.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AMECO
Công tác tổ chức bộ máy quản lý của Công ty AMECO

`
1.4.2 Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban của Công ty AMECO
Bộ máy quản lý của Công ty AMECO được tổ chức theo một cấp, theo
kiểu trực tuyến. Là một doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân
đầy đủ nên công ty trực tiếp quan hệ với Ngân hàng các khách hàng.
Bộ máy quản lý của công ty AMECO bao gồm: Ban Giám đốc, Phòng tài
chính kế toán, Phòng hành chính nhân sự, Phòng xuất nhập khẩu, Phòng Kinh
doanh, Phòng kỹ thuật.
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
5
Ban giám đốc
Phòng hành chính nhân
sự
Phòng kinh doanh
Phòng Kỹ thuật
Phòng tài chính

kế toán
Phòng Xuất nhập khẩu
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Ban giám đốc bao gồm: Giám đốc và phó Giám đốc
+ Giám đốc: là đại diện pháp nhân của công ty, quản lý và kiểm tra chiến
lược, kế hoạch kinh doanh tổng thể, giám đốc là người có quyền quản lý và điều
hành cao nhất các mặt tài chính, và các tổ chức hoạt động kinh doanh của công
ty. Giám đốc là người quyết định quản lý công ty một cách toàn diện về mọi mặt
hoạt động cũng như kết quả kinh doanh của công ty đồng thời định hướng cho sự
phát triển của Công ty.
+ Phó giám đốc: Do giám đốc bổ nhiệm, giúp giám đốc quản lý điều
hành hoạt động của công ty theo sự phân công và uỷ quyền của Giám đốc và phải
chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những công việc mình được phân công đảm
nhiệm.
- Phòng tài chính kế toán : Là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc
quản lý hoạt động tài chính, hạch toán kế toán trong toàn Công ty. Quản lý tài
chính, nguồn vốn của Công ty theo đúng chế độ và quy định của Nhà nước. Kiểm
soát các thủ tục thanh toán, thực hiện thanh toán lương thưởng cho cán bộ công
nhân viên và đề suất các biện pháp giúp công ty thực hiện các chỉ tiêu về tài
chính có nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:
+ Tổng hợp số liệu, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảo đảm quyền
chủ động trong kinh doanh và tự chủ về tài chính.
+ Thực hiện chế độ báo cáo, phục vụ tốt các yêu cầu kiểm toán, thanh tra
kiểm tra về tài chính của cấp trên.
+ Phản ánh chính xác, trung thực đầy đủ, kịp thời, rõ ràng về dễ hiểu toàn
diện các hoạt động kinh doanh của công ty trên nguyên tắc kế toán độc lập và
nghiệp vụ.
+ Bảo đảm việc ghi chép, tổng hợp tình hình, số liệu liên quan đến hoạt
động tài chính, kinh doanh của Công ty.
Tổ chức công tác kế toán trong Công ty AMECO.

Dưới chế độ XHCN, kế toán là một trong những công cụ quan trọng của
hệ thống quản lý kinh tế, quản lý Doanh nghiệp. Kế toán được sử dụng như một
công cụ có hiệu lực nhất để phản ánh khách quan và có hiệu quả trong quá trình
kinh doanh. Ngày nay chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước
kế toán thể hiện rõ vai trò rất quan trọng của nó trong việc điều hành, theo dõi và
kiểm tra các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó chứng tỏ là một công
cụ không thể thiếu của hoạt động kinh tế.
Nội dung của công tác kế toán trong doanh nghiệp bao gồm nhiều nội
dung khác nhau, song mỗi nội dung đều được thực hiện và đảm bảo tính khoa
học như tổ chức hệ thống chứng từ kế toán, tổ chức hạch toán ban đầu và luân
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
6
Báo cáo thực tập tổng hợp
chuyển chứng từ một cách khoa học, hợp lý, tổ chức vận dụng kế toán thống nhất
phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh và yêu cầu quản lý của doanh
nghiệp.
- Phòng hành chính nhân sự: phòng hành chính nhân sự có nhiệm vụ
giải quyết các vấn đề về tổ chức hành chính, quản lý cán bộ, nhân sự theo đúng
quy định của nhà nước. Lên kế hoạch tuyển dụng theo yêu cầu của Công ty và
thực hiện công tác văn thư lưu trữ hồ sơ giấy tờ quan trọng của Công ty.
- Phòng Xuất nhập khẩu: Có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan
đến lĩnh vực xuất nhập khẩu các mặt hàng mà Công ty kinh doanh.
- Phòng Kinh doanh: Là phòng phân phối các sản phẩm của công ty và
phát triển thị trường kinh doanh, thực hiện các giao dịch thương mại, tổng hợp số
liệu và lập kế hoạch chiến lược.
- Phòng Kỹ thuật: Là phòng có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề về kỹ
thuật mà công ty yêu cầu, tổ chức quản lý và thực hiện những công việc thuộc về
lĩnh vực kỹ thuật công nghệ và thiết bị, quản lý chất lượng sản phẩm, ứng dụng
công nghệ mới vào công việc kinh doanh của Công ty
1.5 Mặt hàng kinh doanh của Công ty TNHH Tự Động Hoá Cơ Khí và Môi

Trường AMECO.
Các sản phẩm kinh doanh chủ yếu hiện nay của Công ty TNHH Tự Động
Hoá Cơ Khí và Môi Trường AMECO bao gồm:
- Thiết bị Tự Động hoá bao gồm:
+ Logo!
+ PLC
+ Thiết bị vào ra phân tán
+ Hệ thống xử lý ảnh
+ Thiết bị lập trình
+ Thiết bị điều khiển trên cơ sở máy tính
+ Thiết bị giao diện người máy
- Thiết bị đo lường và điều khiển
+ Thiết bị đo áp suất
+ Thiết bị đo nhiệt độ
+ Đo lưu lượng
+ Đo mức
+ Điều khiển định vị điện khí
+ Điều khiển điện cơ cấu thấp hành
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
7
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Thiết bị nghiên cứu và giảng dạy khoa học cơ bản gồm:
+ Thiết bị nghiên cứu, đào tạo về công nghệ môi trường và xử lý môi
trường
+ Thiết bị giảng dạy kỹ thuật điện- Điện tử dân dụng và điện công nghiệp
(các thiết bị giảng dạy điện, điện tử cơ bản, nâng cao, kỹ thuật số, vi xử lý,
và điều khiển bằng vi xử lý…)
+ Thiết bị giảng dạy kỹ thuật cơ khí, động lực hoặc máy (các thiết bị
giảng dạy nguyên lý máy, chế tạo máy, ma sát và động học máy, gia công
cơ khí, đo lường kiểm tra và thử cơ tính vật liệu …)

+ Thiết bị giảng dạy kỹ thuật điện tử viễn thông
+ Thiết bị giảng dạy kỹ thuật thuỷ lực, khí nén, PLC và điều khiển quá
trình
+ Thiết bị giảng dạy kỹ thuật về tự động hoá quá trình sản xuất, kỹ thuật
gia công CNC, CAD, CAM, FMS, ROBOT, và CIM.
+ Các loại phần mềm mô phỏng các quá trình và thiết bị dùng cho dạy
học, dạy nghề
+ Thiết bị giảng dạy kỹ thuật nhiệt-lạnh (các thiết bị giảng dạy máy lạnh,
tủ lanh, điều hoà không khí, bơm nhiệt và nhiệt động học…)
- Hệ thống cân và định lượng gồm:
+ Cân băng tải
+ Cân băng định lượng
+ Hệ thống cân hành lý
+ Cân Ô tô
+ Cân đóng bao
- Điều khiển chuyển động gồm:
+ Biến tần
+ Điều khiển NC và CNC
+ Động Cơ
+ Đo Lường
- Thiết bị đóng cắt điện
+ Áptomát
+ Khởi động từ
+ Bảo vệ Rơle
+ Khởi động động cơ
+ Sensor
+ Nguồn một chiều
+ Tủ điện phân phối SIVACON
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
8

Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Máy cắt trung thế chân không, SF6
+ Cáp điều khiển
+ Cáp động lực
- Công nghệ môi trường
+ Thiết bị và hệ thống đo, phân tích đánh giá tác động môi trường
+ Hệ thống giám sát nước thải
+ Hệ thống giám sát chất thải
+ Hệ thống quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường nước
+ Hệ thống quan trắc và cảnh báo ô nhiễm môi trường không khí
+ Hệ thống quan trắc ô nhiễm phóng xạ
+ Thiết bị đo, phát hiện và cảnh báo khi độc và khí cháy nổ
+ Thiết bị, hệ thống và công nghệ xử lý môi trường công nghiệp
- Giải pháp
Tự động hoá trong công nghiệp
+ Hệ thống cấp nước và xử lý nước thải
+ Hoá chất và hoá dầu
+ Dầu khí
+ Hệ thống cân
+ Hệ thống giám sát thiết bị
+ Trạm trộn xi măng và nhựa trải đường
+ Hệ thống điều khiển phân tán
+ Hệ thống điều khiển giám sát (SCADA)
+ Hệ thống điều khiển đóng khẩn cấp (ESD)
+ Hệ thống cảnh báo cháy và dò khí (F&G)
Tự động hoá toà nhà
+ Hệ thống điều khiển thông gió điều nhiệt (HVAC)
+ Hệ thống an ninh
+ Hệ thống điều khiển chiếu sáng (Lighting control): Chiếu sáng, trang trí,
rèm cửa, cảm biến ánh sáng.

+ Hệ thống quản lý năng lượng (Energry management), điện, nước, điều
hoà, nóng lạnh, khí Gas…
+ Hệ thống dữ liệu trung tâm
+ Hệ thống Home Automation dành cho căn hộ sang trọng.
- Dịch vụ
+ Cung cấp phụ tùng thay thế
+ Sử chữa, nâng cấp hệ thống tự động hoá
+ Bảo trì thiết bị và dây chuyền công nghệ
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
9
Báo cáo thực tập tổng hợp
+ Lắp ráp tủ bảng điện phân phối, điều khiển động cơ.
+ Lắp ráp hiệu chỉnh thiết bị và chạy thử hệ thống
+ Tư vấn giải pháp chuyển giao công nghệ
+ Huấn luyện nâng cao về hệ thống tự động hoá
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
10
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHI PHÍ VÀ LỢI NHUẬN
CỦA CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HÓA CƠ KHÍ VÀ
MÔI TRƯỜNG (AMECO) TRONG 3 NĂM (2009-2011)
2.1 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty AMECO từ năm 2009-2011
2.1.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ năm 2009-2011
Để đánh giá một cách tổng thể về hoạt động kinh doanh của Công ty
TNHH Tự động hoá cơ khí và môi trường AMECO trong những qua, trước hết ta
có thể xem xét một số chỉ tiêu về kết quả kinh doanh của Công ty được thể hiện
qua số liệu tại một số bảng biểu sau đây:
- Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm
2009, 2010, 2011.

-Bảng 2: So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong
3 năm 2009, 2010, 2011.
-Bảng 3: Bảng tổng kết chi phí và lợi nhuận của công ty trong 3 năm
2009, 2010, 2011.
Qua số liệu bảng 1, bảng 2 ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh của
doanh nghiệp như sau:
Xét về doanh thu: Doanh thu Công ty TNHH Tự động hoá cơ khí và môi
trường AMECO năm 2010 giảm 4,874,024,214 đồng với tỷ trọng là 56% so với
năm 2009, kết quả này nằm ngoài sự mong đợi của Công ty, nhưng do tình hình
kinh tế chung bị rơi vào suy thoái nên Công ty cũng phải chịu hậu quả. Nhu cầu
tiêu thụ sản phẩm từ các khách hàng truyền thống giảm sút một cách đột ngột,
hoạt động bán hàng của Công ty năm 2010 cũng hụt hẫng nghiêm trọng trong khi
công ty lại không tìm thêm được các khách hàng mới. Năm 2011 doanh thu lại
tăng lên 4,267,859,023 đồng với tỷ trọng là 169%. Sở dĩ doanh thu của Công ty
năm 2011 tăng lên vì nhờ có chiến lược tìm kiếm, phát triển mặt hàng mới, cung
cấp thêm nhiều loại hình dịch vụ theo đúng nhu cầu của khách hàng nên đã giúp
Công ty thu được doanh thu cao hơn năm 2010.
Xét về chi phí: Năm 2010 tuy doanh thu giảm sút nhưng chi phí vẫn cao là
do nguyên nhân khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra khó khăn cho rất nhiều
Công ty, trong đó các khách hàng của công ty cũng không loại trừ. Do tình hình
chậm thanh toán tiền hàng và nợ xấu nên chi phí tài chính tăng đáng kể.
Xét về lợi nhuận: Năm 2009, lợi nhuận sau thuế của Công ty TNHH tự
động hoá cơ khí và môi trường AMECO 137,353,138 đồng, năm 2010 lợi nhuận
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
11
Báo cáo thực tập tổng hợp
sau thuế là 51,276,698 đồng giảm hơn so với năm 2009 là 86,076,440 đồng,
nguyên nhân là do lợi nhuận trước thuế năm 2010 giảm đi so với năm 2009. Năm
2011 lợi nhuận sau thuế 235,976,625 tăng 184,699,927 đồng so với năm 2010.
Trên cơ sở phân tích những nhận xét khái quát về kết quả hoạt động

kinh doanh của Công ty AMECO để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến lợi
nhuận kinh doanh ta sẽ tiến hành phân tích các chỉ tiêu về chi phí cụ thể ở
bảng 3 như sau:
Qua số liệu của bảng 3 ta thấy: Chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty
năm 2010 giảm 588,812,233 đồng so với năm 2009, sở dĩ có kết quả trên là vì tại
thời điểm đó kinh tế thị trường rơi vào suy thoái nên công ty cũng chịu ảnh
hưởng dẫn đến công ty phải giảm thiểu chi phí kinh doanh. Đến năm 2011 chi
phí kinh doanh đã tăng thêm 433,119,665 đồng so với năm 2010 điều này chứng
tỏ Công ty đang dần phục hồi sau suy thoái và tiếp tục phát triển. Chi phí quản lý
doanh nghiệp bao gồm các khoản chi phí tài sản cố định, chi phí tiếp khách, giao
dịch, các khoản chi phụ cấp, trợ cấp…. Giờ thì chúng ta có thể hiểu rằng để đánh
đổi lại chi phí bán hàng là 0 thì công ty phải bỏ ra một lượng chi phí phụ trợ
tương ứng mới có thể đem lại doanh thu như vậy cho Công ty trong 3 năm qua.
Tuy nhiên sự tăng cao về chi phí doanh nghiệp là một điều không tốt, nó cho
thấy sự lãng phí cũng như quản lý nhân sự, cũng như khấu hao trong hoạt động
kinh doanh của Công ty chưa thực sự tốt.
Tổng lợi nhuận của Công ty qua các năm đều dương, đó là một dấu hiệu
vô cùng tốt cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những
năm gần đây đều có lãi. Điều này cho thấy Quản trị doanh nghiệp và phòng ngừa
rủi ro của công ty tương đối tốt, khủng hoảng suy thoái kinh tế chỉ ảnh hưởng tới
doanh số và tỷ suất lợi nhuận. Công ty vẫn đứng vững và có tiềm năng phát triển
trong những năm tới.Tuy lợi nhuận của năm 2010 thấp hơn so với hai năm còn
lại, nhưng đó là do tình hình kinh tế chung, còn lại lợi nhuận năm 2009 và 2011
tăng cao và ổn định là điều mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn hướng tới.
Mặc dù kết quả kết quả kinh doanh của 3 năm 2009, 2010, 2011 tăng không đều
nhưng Công ty vẫn kinh doanh có lãi trong khi hầu hết các doanh nghiệp điêu
đứng trong thời kỳ khủng hoảng, phần lớn đều thua lỗ và hoà vốn. Do Công ty
tập trung đầu tư và phát triển vào một số ngành hàng truyền thống mà Công ty có
lợi thế kinh doanh và sự ổn định lâu dài của Công ty. Nhưng muốn tăng lợi
nhuận ngoài việc tăng doanh thu thì còn phải đi đôi với tiết kiệm các khoản chi

phí trong Công ty.
Trong bảng 3 ta có thể thấy giá vốn hàng bán chiếm một tỷ trọng rất cao
trong doanh thu, vì đây là một Công ty kinh doanh mua bán các mặt hàng thông
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
12
Báo cáo thực tập tổng hợp
qua việc nhập khẩu. Đối với các Công ty kinh doanh mua bán thì hoạt động tài
chính chỉ là phụ, góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh cho Công ty trong điều
kiện kinh tế hiện nay. Nhưng ở góc độ chung Công ty cần xem xét để tăng lợi
nhuận từ hoạt động tài chính để góp phần tăng lợi nhuận cho Công ty trong
những năm tới góp phần tăng nguồn vốn kinh doanh cho Công ty trong điều kiện
kinh tế hiện nay.
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
13
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 01: So sánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong
3 năm từ 2009-2010
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
14
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 02: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tự động hoá
cơ khí và môi trường trong 3 năm từ 2009-2011
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
15
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 3: Bảng tổng kết chi phí và lợi nhuận của Công ty trong 3 năm 2009-2011
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
16
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.1.2 Thực trạng chi phí của Công ty từ năm 2009-2011

Để đánh giá về thực trang chi phí của Công ty TNHH Tự động hoá cơ khí
và môi trường ta dựa vào bảng số liệu sau: Bảng 4 Cơ cấu chi phí kinh doanh của
Công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011.
Năm 2010 tuy doanh thu giảm sút nhưng chi phí vẫn cao là do nguyên
nhân sau:
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra khó khăn cho rất nhiều Công ty,
trong đó các khách hàng của công ty cũng không loại trừ. Do tình hình chậm
thanh toán tiền hàng và nợ xấu nên chi phí tài chính tăng đáng kể.
Do yêu cầu về việc duy trì doanh số bán hàng nên Công ty đã đưa ra
chính sách giảm giá sản phẩm trong khi giá đầu vào của sản phẩm không thay
đổi do đã nhập hàng từ trước. Điều này dẫn đến chênh lệch giữa doanh thu bán
hàng và giá vốn hàng bán giảm sút, do đó chi phí giá vốn hàng bán cũng tăng lên
một cách tương đối.
Cũng với lý do trên nhưng Công ty lại được hưởng lợi thế vào năm 2011.
Do phát triển một số sản phẩm mới Công ty lại được ưu đãi về hạ giá của nhà
cung cấp. Trong khi tăng trưởng được doanh số bán hàng nên chênh lệch về
doanh thu bán hàng và giá vốn hàng bán của Công ty năm 2011 lại tăng cao.
Ta thấy rằng trong năm 2009 giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng rất lớn
trong tổng chi phí kinh doanh vào khoảng 84,76%, chi phí bán hàng chiếm
2.23% tổng chi phí còn chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm 13.01%.
Năm 2010 tổng chi phí giảm, giá vốn hàng bán giảm chỉ bằng 81,18%
tổng chi phí nhưng chi phí tài chính lại tăng bằng 4,84% so với tổng chi phí, còn
lại 13,9% là chi phí quản lý kinh doanh.
Năm 2011 giá vốn hàng bán tăng lên chiếm 84.01% tổng chi phí cùng với
đó chi phí tài chính giảm chiếm 3,28% và chi phí quản lý kinh doanh chiếm
12,70% tổng chi phí.
Vì vậy chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp chiếm chỉ trọng khá nhỏ
trong tổng chi phí nên việc phân tích tìm ra những yếu tốt tác động giá vốn hàng
bán để từ đó tìm ra những giải pháp giảm giá vốn hàng bán sẽ đóng vai trò quan
trọng giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận của Công ty.

SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
17
Báo cáo thực tập tổng hợp
- Bảng 4: Cơ cấu chi phí kinh doanh của công ty trong 3 năm 2009,
2010, 2011.
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
18
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.1.3 Thực trạng lợi nhuận của Công ty từ năm 2009-2011.
Qua bảng 5 ta thấy: Doanh thu thuần của Công ty năm 2009 là
11,071,429,610 đồng trong đó giá vốn hàng bán là 9,446,142,482 đồng chiếm
khoảng 85,31% tổng doanh thu. Doanh thu thuần của năm 2010 là 6,197,405,396
đồng giảm 4,874,024,214 đồng so với năm 2009 trong đó giá vốn hàng bán là
4,996,235,182 đồng chiếm khoảng 80,62% tổng doanh thu. Tuy lãi gộp của năm
2010 nhỏ hơn năm 2009 nhưng giá vốn hàng bán của năm 2009 lại chiếm tỷ
trọng lớn hơn so với năm 2010 nên lợi nhuận gộp của năm 2010 vẫn chiếm tỷ
trọng lớn hơn so với năm 2009 trong tổng doanh thu. Bên cạnh đó chi phí bán
hàng và quản lý doanh nghiệp năm 2009 lại lớn hơn 2010 trong khi lãi gộp của
năm 2009 tăng không đáng kể so với tăng chi phí bán hàng và quản lý doanh
nghiệp dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của năm 2009 cao hơn năm
2010. Ngoài ra thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 cũng lớn hơn năm 2010 vì
vậy độ chênh lệch giữa lợi nhuận của năm 2010 và 2009 là 98,119,721 đồng.
Còn trong năm 2011 doanh thu thuần của Công ty là 10,465,246,419 đồng tăng
4,267,859,023 đồng so với năm 2010, giá vốn hàng bán 8,555,062,754 đồng, mặc
dù giá vốn hàng bán của năm 2011 lớn hơn 2010 là 3,558,827,572 đồng, nhưng
xét về tỷ trọng thì giá vốn hàng bán của năm 2011 chiếm 81.73% trong tổng
doanh thu. Vì vậy lãi gộp của năm 2011 cũng tăng so với 2010 là 709,031,451
đồng. Ta lại thấy tuy chi phí quản lý kinh doanh tăng thêm 433,119,665 đồng
nhưng lãi gộp của năm 2011 lại tăng hơn so với năm 2010 vì vậy lợi nhuận của
hoạt động kinh doanh của Công ty tăng 217,663,342 đồng.

Trong năm 2009 cứ một 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán
chiếm 85,31 đồng, lợi nhuận gộp là 14,68 đồng, chi phí quản lý doanh nghiệp là
13,09 đồng và lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là 1,5 đồng, lợi nhuận sau thuế
là 1,24 đồng. Trong năm 2010, cứ 100 đồng doanh thu thuần thì giá vốn hàng
bán chiếm 80,62 đồng, lợi nhuận gộp chiếm 19,38 đồng, chi phí quản lý kinh
doanh chiếm 13,98 đồng, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm 1,1 đồng và
lợi nhuận sau thuế chiếm 0,83 đồng.
Năm 2011 lợi nhuận sau thuế của Công ty tăng mạnh cụ thể cứ 100 đồng
doanh thu thuần thì giá vốn hàng bán chỉ chiếm 81,75 đồng , lợi nhuận gộp
chiếm 18,25 đồng, chi phí quản lý kinh doanh chiếm 12,36 đồng, lợi nhuận từ
hoạt động kinh doanh chiếm 2,73 đồng , lợi nhuận sau thuế chiếm 2,25 đồng. Vì
vậy lợi nhuận sau thuế của năm 2011 sẽ tăng lên so với năm 2010 là 1,42 đồng.
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
19
Báo cáo thực tập tổng hợp
Bảng 5: Kết quả lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2009, 2010, 2011
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
20
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2 Đánh giá tình hình quản lý chi phí và lợi nhuận của Công ty từ năm
2009-2011
2.2.1 Những kết quả đạt được
Công ty được thành lập vào 17/02/1998 với vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. Sau 3
năm hoạt động số vốn này đã không đủ đáp ứng để thực hiện các dự án lớn, đến
năm 2005 thông qua các nguồn huy động Công ty đã tăng vốn điều lệ lên thành
10 tỷ đồng. Với số vốn này công ty đã đủ khả năng và mạnh dạn mở rộng thị
trường, tham dự đấu thầu các công trình lớn.
Năm 2005 Công ty đã đầu tư xây dựng được nhà máy Sản xuất tủ bảng
điện ở Hưng Yên với mức đầu tư 5 tỷ đồng
Năm 2008 Công ty đã mua được nhà để làm trụ sở văn phòng Công ty, từ

đó giảm được chi phí thuê văn phòng.
Lợi nhuận kinh doanh của Công ty trong năm 2011 tăng một cách rõ rệt so
với năm 2010 là do nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Sau khi trải qua khủng hoảng kinh tế 2009-2010, Công ty đã có
thể đứng vững và tìm tòi một số ngành hàng kinh doanh mới và khách hàng mới.
Bước đầu đã có kết quả cụ thể, một số hợp đồng cung cấp, lắp đặt thiết bị camera
đã đem lại doanh số trên 10 tỷ đồng cho năm 2011 tăng 69% so với năm 2010.
Kết quả lợi nhuận qua đó cũng tăng lên đáng kể với tỷ suất tăng tới 418%. Và
việc phát triển ngành hàng này cũng sẽ mở cho Công ty một định hướng và
tương lai sáng trong nhưng năm tiếp theo.
Thứ hai: Do tình hình kinh doanh khó khăn nên Công ty cũng đã có chủ
trương thực hiện cắt giảm chi phí. Thay đổi hình thức trả lương bằng cách khoán
doanh số, khoán quỹ lương nên việc bố trí và sử dụng lao động hợp lý và hiệu
quả hơn. Kết quả là năm 2011 so với năm 2010 tỷ suất tăng trưởng lợi nhuận
418% cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng doanh số 169%.
Mặc dù nền kinh tế đang trong giai đoạn khó khăn nhưng khả năng thanh
toán của Công ty là khá tốt.
Vòng quay hàng tồn kho tăng, hàng hoá Công ty sản xuất ra phù hợp với
nhu cầu của thị trường và được tiêu thụ kịp thời.
Ngoài ra, doanh thu từ hoạt động tài chính của Công ty cũng tăng lên qua
các năm đặc biệt là năm 2010 doanh thu từ hoạt động tài chính tăng hơn hai lần.
Điều này chứng tỏ Công ty đã có những đầu tư một cách rất hiệu quả vốn của
mình vào các công ty tài chính khác.
Các chính sách hoạt động nghiên cứu kinh doanh được đẩy mạnh và phát
triển, cơ cấu nguồn vốn được cải thiện theo xu hướng tốt, hệ số nợ giảm và hệ số
vốn chủ sở hữu tăng và tính chủ động trong sử dụng vốn ngày được cải thiện.
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
21
Báo cáo thực tập tổng hợp
2.2.2 Tồn tại và nguyên nhân

Do tình hình suy thoái kinh tế trong nước và quốc tế, thị trường kinh
doanh ảm đảm, nên doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 và năm
2011 giảm sút rõ rệt so với năm 2009.
Khó khăn về huy động vốn cùng với lãi suất ngân hàng quá cao, đã làm
tăng chi phí và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả kinh doanh cũng như lợi nhuận
của Công ty.
Sản xuất của nhà máy bị ngừng trệ do thiếu vốn và tiêu thụ sản phẩm
chậm dẫn đến số lượng sản phẩm ít, chi phí đầu tư ban đầu trên đầu sản phẩm
cao, làm tăng chi phí sản xuất và giá vốn.
Thu nhập cá nhân giảm sút dẫn đến tinh thần phục vụ, ý thức kinh doanh
của một số nhân viên có nơi, có lúc chưa cao.
Một số mặt công tác chưa chú ý đúng mức và chưa kịp thích ứng với biến
động thực tế như: nghiên cứu thị trường, tìm hiểu nhu cầu, chăm sóc khách
hàng…, chưa thực sự chú ý đến hiệu quả trong đầu tư, trong chi tiêu thường
xuyên.
Công ty chưa có chiến lược quảng cáo nâng cao tên tuổi cho Công ty trên
thị trường cung cấp các thiết bị Tự động hoá, chưa thực sự đầu tư xây dựng hình
ảnh và thương hiệu. Công việc làm ăn theo phương thức cũ đã không còn hợp lý
cho nền kinh tế thị trường hiện nay, việc cạnh tranh trong mọi ngành nghề và
lĩnh vực là vô cung gay gắt, giữ vững và phát triển lượng khách hàng của mình là
yêu cầu hàng đầu đối với mỗi công ty trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ. Trang
Web của Công ty không cập nhật thường xuyên các sản phẩm, cũng như tình
hình hoạt kinh doanh chủ yếu của Công ty là do khách hàng dựa trên uy tín và sự
giới thiệu mà tự tìm đến với Công ty để đặt hàng, cũng như một phần Công ty
tìm hiểu và trực tiếp tạo mối quan hệ với khách hàng nhưng những hợp đồng như
vậy còn chưa nhiều. Khắc phục hạn chế này, Công ty sẽ có nhiều cơ hội mở rộng
được thị trường, tăng nhanh tốc độ tiêu thụ cũng như vòng quay của vốn, nâng
cao hiệu quả hoạt động và tăng lợi nhuận kinh doanh. Nên kinh tế thị trường hiện
nay bắt buộc mọi doanh nghiệp, Công ty phải chủ động tìm kiếm khách hàng và
lôi kéo họ về với mình.

Cùng tình trạng chung của nền kinh tế và đối với riêng ngành kinh doanh
các mặt hàng và thiết bị Tự động hoá tại Việt nam còn gặp nhiều hạn chế và khó
khăn.
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
22
Báo cáo thực tập tổng hợp
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TRONG
THỜI GIAN TỚI CỦA CÔNG TY TNHH TỰ ĐỘNG HOÁ
CƠ KHÍ VÀ MÔI TRƯỜNG AMECO
3.1 Phương hướng phát triển kinh doanh trong thời gian tới của Công ty
AMECO
3.1.1 Quan điểm phát triển của công ty
Biểu tượng mới của AMECO được xây dựng hướng tới phát triển một
doanh nghiệp công nghệ cao phát triển bền vững Xanh – Thông minh với sự cam
kết cao nhất đối với sứ mệnh bảo vệ môi trường, tham gia trả lời những thách
thức của thời đại như thay đổi khí hậu, đô thị hoá, tăng dân số và khủng hoảng
năng lượng.
Thế giới hiện đại phát triển trong những thế kỷ qua khởi đầu bằng cuộc cách
mạng công nghiệp. Hiện tại nền kinh tế thế giới bị lệ thuộc nặng nề vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên và năng lượng, đang từng bước chuyển dịch sang nền kinh tế
trí thức. Một thế giới phẳng, nóng và chật trội đã hình thành như một thực tế
khách quan. Nếu như trước đây động lực phát triển của loài người chủ yếu dựa
vào các phát minh, sáng chế khoa học và công nghệ, thì thời gian tới động lực
phát triển nhân loại là giải quyết những vấn nạn do chính con người gây ra đối
với trái đất, trong bối cảnh hiện hữu thách thức toàn cầu về: Khủng hoảng năng
lượng, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, xung đột tư tưởng. Chính vì vậy
AMECO nhận thức rằng con đường tốt nhất cho mình để phát triển doanh nghiệp
bên vững là hấp thụ chọn lọc tinh hoa thế giới, nhận thức khách quan các xu thế
lớn của thời đại (đô thị hoá, toàn cầu hoá, biến đổi khí hậu, tăng trưởng dân số)

và dân tộc (hoà bình, hội nhật, phát triển) định hướng tập trung, chuyên biệt và
thúc đẩy toàn diện các giải pháp và ứng dụng công nghệ Xanh- Thông minh.
3.1.2 Mục tiêu sắp tới của công ty
Cập nhật và đánh giá khách quan tình hình thị trường, kịp thời hoạch định
kế hoạch, triển khai các biện pháp bền vững để quản trị cơ hội và ứng phó rủi ro
kinh doanh, trong sự thách thức của cơn bão khủng hoảng tài chính toàn cầu và
với những hệ luỵ khôn lường đè nặng lên nền kinh tế thế giới, khu vực và Việt
nam.
Kiên trì chiến lược, lật ngửa tình thế, chuyển thách thức thành cơ hội phát
triển. Tái cấu trúc mạnh mẽ doanh nghiệp từ phân phối thành các bô phận hoạt
động tập trung và chuyên biệt trên lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và năng lượng
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
23
Báo cáo thực tập tổng hợp
như những nhà cung cấp giải pháp, chuyên giao công nghệ và phát triển dịch vụ
hàng đầu, định hướng tập trung vào công nghệ hội tụ Xanh – Thông minh.
Bảo vệ sở hữu trí tuệ. Xây dựng và vận hành hai trang web điện tử
ameco.com.vn và ameco-online.com để hỗ trợ quảng bá thương hiệu, sản phẩm,
giải pháp và dịch vụ, phát triển thị trường, nâng cao nhận thức công chúng, quản
trị mối quan hệ khách hàng và dịch vụ kinh doanh điện tử.
Sử dụng tối ưu nguồn lực, tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh trong và
ngoài nước, cổ phần hoá, mua bán sáp nhập để duy trì hoạt động hiệu quả và sự
phát triển của các công ty thành viên.
3.1.3 Định hướng phát triển của Công ty
Quảng bá, thúc đẩy và ứng dụng rộng rãi công nghệ hội tụ Xanh- Thông
minh vào mọi ngành kinh tế quốc dân.
Cung cấp và triển khai các giải pháp tích hợp tổng thể cho các lĩnh vực có
chọn lọc thuộc ngành công nghiệp, xây dựng, năng lượng và an ninh quốc gia.
Thúc đẩy kinh doanh sản phẩm mới gắn kết chặt chẽ với ứng dụng đa
dạng trong công nghiệp và dân sự.

Tập trung đầu tư và phát triển vào một số ngành hàng truyền thống mà
Công ty có lợi thế, tránh đầu tư dàn trải để giữ gìn và phát huy nguồn lực sẵn có
của Công ty đã tạo dựng được trong những năm trước đây.
Phát triển loại hình kinh doanh dịch vụ tiết kiệm năng lượng, năng lượng
mới, năng lượng tái tạo và bảo vệ môi trường. Nghiên cứu thị trường, đón đầu cơ
hội đầu tư và tập trung vào một số khách hàng tiềm năng.
3.2 Giải pháp nâng cao lợi nhuận tại Công ty AMECO
3.2.1 Nghiên cứu mở rộng thị trường
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì cần phải đầu tư cho công tác
nghiên cứu thị trường, có kế hoạch củng cố thị trường ở các khu vực thành phố
cũng như các tỉnh để khách hàng biết đến tên tuổi và sản phẩm công trình có
chất lượng của công ty, phấn đấu hàng năm trúng thầu và nhận được nhiều công
trình trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề và trên nhiều địa bàn. Vì ở đây có rất
nhiều nhà máy và xí nghiệp cần phải sử dụng đến các mặt hàng mà công ty
cung cấp.
Thành lập bộ phận Marketing để đẩy mạnh công tác quảng cáo và nghiên
cứu thị trường. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động marketing đóng
vai trò quyết định cho sự thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh
doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào trên thị trường và đặc biệt đối với các công ty
kinh doanh mua bán các loại hàng hoá. Vì thế việc thành lập một bộ phận
marketing và nghiên cứu thị trường là mục tiêu mà Công ty nên hướng tới.
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
24
Báo cáo thực tập tổng hợp
3.2.2 Công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng
Mở lớp huấn luyện công tác tiếp thị về kỹ năng chăm sóc khách hàng cho
các nhân viên nhằm tận dụng mọi lúc , mọi nơi để tuyên truyền quảng bá hình
ảnh và sản phẩm của công ty tới người tiêu dùng.
Đào tạo chuyên sau về kỹ thuật của các thiết bị kinh doanh để sản phẩm
và dịch vụ kỹ thuật được tốt.

3.2.3 Mở rộng quy mô đa dạng hoá kinh doanh - Mục tiêu lâu dài
Việc thực hiện đa dạng hoá hoạt động sản xuất kinh doanh gắn liền với
quá trình hoàn thiện và điều chỉnh phương hướng, nhiệm vụ của Công ty là cơ sở
để tăng quy mô sản xuất kinh doanh, tăng khôi lượng nhập hàng từ đó tăng
doanh thu hàng hoá, tăng lợi nhuận.
Hiện nay các mặt hàng mà công ty cung cấp đã có chỗ đứng trên thị
trường với nhiều doanh nghiệp, do khủng hoảng kinh tế khối lượng tiêu thụ hàng
hoá tuy có giảm sút nhưng thương hiệu và uy tín của công ty vẫn được duy trì.
Củng cố mạng lưới kinh doanh sẵn có theo hướng cung cấp đầy đủ các sản phẩm
ra ngoài thị trường.
3.2.4 Khuyếch trương tên và thương hiệu của Công ty
Ngoài các biện pháp trên thì còn có một biện pháp khác rất quan trọng
trong việc góp phần làm tăng lợi nhuận doanh nghiệp đó là việc giới thiệu, quảng
bá tên và thương hiệu của Công ty . Sở dĩ nên chọn biện pháp này là vì khuyếch
trương tên và thương hiệu của Công ty sẽ làm cho Công ty nổi tiếng hơn và quan
trọng nó tạo cho khách hàng một hình ảnh, niềm tin tưởng đối với Công ty tạo
cho Công ty có nhiều uy tín trên thị trường.
3.2.5 Đào tạo nguồn nhân lực về quản lý và nghiệp vụ phục vụ kinh doanh
hiệu quả.
Tiêu chuẩn hoá nguồn nhân lực, tăng cường đào tạo nâng cao trình độ của
cán bộ công nhân viên. Cử cán bộ chuyên môn tham gia các khoá huấn luyện để
nâng cao nghiệp vụ và trình độ. Lãnh đạo được nâng cao trình độ quản lý qua các
khoá đào tạo Giám đốc. Nhân viên kế toán hàng năm tham dự chương trình đào
tạo do Cục thuế tổ chức để nắm bắt kịp thời những chính sách thuế của nhà nước.
Nhân viên kỹ thuật: thường xuyên cập nhật công nghệ mới nhất qua
những khoá đào tạo do hãng Siemens Automation hoặc Schneider Electric tổ
chức ở trong và ngoài nước.Tuyển chọn cán bộ có năng lực, kinh nghiệm đáp
ứng ngay được công việc.
SV: Phạm Thị Nhung Lớp: Tài chính doanh nghiệp - K41
25

×