Chuyờn thc tp tt nghip GVHD : Th.S Nguyn Th Phng Linh
trờng đại học kinh tế quốc dân
khoa QUảN TRị KINH DOANH
ơ
chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Đề tài :
XY DNG H THNG QUN TR CHT LNG THEO TIấU CHUN
ISO 9001:2008 TRONG MNG T VN V CUNG CP THIT B GIO
DC TI CễNG TY C PHN CễNG NGH BCH KHOA H NI
Sinh viên thực hiện : Tạ THàNH LUÂN
Mã sinh viên : cq501601
Lớp : QUảN TRị CHấT LƯợNG 50
Khoá : 50
Hệ : chính quy
Giáo viên hớng dẫn : THS. NGUYễN THị PHƯƠNG LINH
SV : T Thnh Luõn Lp : Qun tr cht lng 50
Hà Nội - 2012
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
2
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
MỤC LỤC
MỤC LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
LỜI MỞ ĐẦU 9
Qua bài viết tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên-Th.S Nguyễn Thị
phương Linh, ông Nguyễn Anh Tuấn-Giám đốc công ty, ông Hà Quan
Đồng-trưởng bộ phận Thiết bị đà tạo; ông Tô Trung Kiên-Trưởng phòng
Kỹ thuật, ông Vũ Ngọc Quỳnh-Trưởng phòng Kinh doanh, bà Trần Thị
Kim Oanh-Trưởng phòng Tài chính-Kế toán và bà Trần Lan Hương-
Trưởng phòng Hành chính-Nhân sự cùng toàn thể các CBNV trong Công ty
đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Do kiến thức có
hạn nên bài viết còn nhiều thiếu sót, hạn chế kính mong Thầy, Cô và bạn
đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn. 10
Tôi xin chân thành cảm ơn! 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
BÁCH KHOA HÀ NỘI 11
1.1.Giới thiệu về công ty 11
1.1.1.Vài nét khái quát chung 11
1.1.2.Ngành nghề kinh doanh 12
1.1.2.1.Ngành nghề đăng ký trong giấy phép kinh doanh 12
1.1.2.2.Ngành nghề kinh doanh chính 12
1.1.3.Quá trình hình thành và phát triển 13
1.1.4.Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp 16
1.2.Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu 18
1.2.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 18
1.2.2.Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ 20
1.2.3.Đặc điểm về đội ngũ công, nhân viên 20
1.2.4.Đặc điểm về khách hàng 21
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
1.3.Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2010 22
1.3.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty 22
1.3.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận Giáo dục 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
TRONG MẢNG TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI 27
2.2.Tình hình chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong mảng tư vấn và cung
cấp thiết bị giáo dục trong thời gian qua 32
2.3.Đánh giá chung về hệ thống QTCL trong mảng tư vấn và cung cấp thiết
bị giáo dục 33
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT
LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TRONG MẢNG TƯ VẤN
VÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI 37
3.1.Phương hướng, mục tiêu của Công ty 37
3.2.Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 9001:2008 38
3.2.1.Giới thiệu về ISO 9001:2008 38
3.2.2.Sự cần thiết áp dụng hệ thống QTCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
trong mảng tư vấn và cung cấp thiết bị giáo dục 39
3.3.Đề xuất các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào mảng tư vấn và
cung cấp thiết bị giáo dục tại CTCP Công nghệ Bách khoa Hà Nội 40
3.3.1.Giai đoạn chuẩn bị 40
3.3.2.Giai đoạn áp dụng thứ nhất 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
4
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
DANH MỤC BẢNG BIỂU
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
BKHANOTEC : Công ty cổ phần công nghệ Bách khoa Hà Nội
BMU : Building Mainternance Unit
CBNV : Cán bộ nhân viên
CHLB Đức : Cộng hòa Liên bang Đức
CTCP : Công ty cổ phần
DT, LN : Doanh thu, Lợi nhuận
GVHD : Giảng viên hướng dẫn
HN : Hà Nội
HPL : High Pressure Laminate
HSMT : Hồ sơ mời thầu
KD : Kinh doanh
KH : Khách hàng
KT : Kỹ thuật
PLC : Programmable Logic Controller
QTCL : Quản trị chất lượng
SP/DV : Sản phẩm dịch vụ
STT : Số thứ tự
SV : Sinh viên
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TC, CĐ, ĐH : Trung cấp, Cao đẳng, Đại học
Th.S : Thạc sỹ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
VN : Việt Nam
ZLP : Sàn vệ sinh công nghiệp ZLP
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
MỤC LỤC 3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC BẢNG BIỂU 6
LỜI MỞ ĐẦU 9
Qua bài viết tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên-Th.S Nguyễn Thị
phương Linh, ông Nguyễn Anh Tuấn-Giám đốc công ty, ông Hà Quan
Đồng-trưởng bộ phận Thiết bị đà tạo; ông Tô Trung Kiên-Trưởng phòng
Kỹ thuật, ông Vũ Ngọc Quỳnh-Trưởng phòng Kinh doanh, bà Trần Thị
Kim Oanh-Trưởng phòng Tài chính-Kế toán và bà Trần Lan Hương-
Trưởng phòng Hành chính-Nhân sự cùng toàn thể các CBNV trong Công ty
đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp này. Do kiến thức có
hạn nên bài viết còn nhiều thiếu sót, hạn chế kính mong Thầy, Cô và bạn
đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn 10
Tôi xin chân thành cảm ơn! 10
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
BÁCH KHOA HÀ NỘI 11
1.1.Giới thiệu về công ty 11
1.1.1.Vài nét khái quát chung 11
1.1.2.Ngành nghề kinh doanh 12
1.1.2.1.Ngành nghề đăng ký trong giấy phép kinh doanh 12
1.1.2.2.Ngành nghề kinh doanh chính 12
1.1.3.Quá trình hình thành và phát triển 13
Bảng 2. Danh mục hợp đồng, dự án tiêu biểu 15
Nguồn: Hồ sơ năng lực của BKHANOTEC 15
1.1.4.Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp 16
1.2.Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu 18
1.2.1.Đặc điểm về cơ cấu tổ chức 18
1.2.2.Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ 20
1.2.3.Đặc điểm về đội ngũ công, nhân viên 20
1.2.4.Đặc điểm về khách hàng 21
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
7
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
1.3.Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2010 22
1.3.1.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty 22
1.3.2.Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận Giáo dục 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG
TRONG MẢNG TƯ VẤN VÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI 27
2.2.Tình hình chất lượng sản phẩm và dịch vụ trong mảng tư vấn và cung
cấp thiết bị giáo dục trong thời gian qua 32
2.3.Đánh giá chung về hệ thống QTCL trong mảng tư vấn và cung cấp thiết
bị giáo dục 33
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT
LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TRONG MẢNG TƯ VẤN
VÀ CUNG CẤP THIẾT BỊ GIÁO DỤC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI 37
3.1.Phương hướng, mục tiêu của Công ty 37
3.2.Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 9001:2008 38
3.2.1.Giới thiệu về ISO 9001:2008 38
3.2.2.Sự cần thiết áp dụng hệ thống QTCL theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008
trong mảng tư vấn và cung cấp thiết bị giáo dục 39
3.3.Đề xuất các bước áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2008 vào mảng tư vấn và
cung cấp thiết bị giáo dục tại CTCP Công nghệ Bách khoa Hà Nội 40
3.3.1.Giai đoạn chuẩn bị 40
3.3.2.Giai đoạn áp dụng thứ nhất 42
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
8
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ có vai trò hết
sức quan trọng trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Cuộc
cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng quyết liệt và sự thắng bại trong cuộc
cạnh tranh đó chủ yếu phụ thuộc vào mức độ phù hợp của chất lượng sản phẩm, sự
hợp lý về giá cả và dịch vụ thuận tiện. Chiến thắng sẽ thuộc về đơn vị có sản phẩm
thoả mãn tốt nhất nhu cầu ngày càng phong phú của khách hàng. Do đó các doanh
nghiệp luôn nỗ lực, cố gắng tìm kiếm các phương pháp tối ưu nhất để sản xuất và
cung ứng sản phẩm có chất lượng cao nhất với giá thành hợp lý nhất. Đó chính là
con đường chủ yếu để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài.
Một phương hướng được các doanh nghiệp áp dụng rất hiệu quả trong hai thập
niên vừa qua đó là xây dựng được một hệ thống quản lý chất lượng, từ đấy hướng
toàn bộ nỗ lực của mình cho mục tiêu phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn. Và
trong quá trình xây dựng đó, có không ít nhà lãnh đạo lựa chọn bộ tiêu chuẩn ISO
9000 là kim chỉ nam cho hệ thống quản trị chất lượng của doanh nghiệp mình.
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là phương tiện hiệu quả giúp các nhà lãnh đạo tự xây
dựng và áp dụng hệ thống đảm bảo chất lượng ở cơ sở mình, đồng thời cũng là
phương tiện mà bên mua có thể căn cứ vào đó tiến hành kiểm tra người sản xuất,
kiểm tra sự ổn định của sản xuất và chất lượng sản phẩm trước khi ký hợp đồng.
ISO 9000 đưa ra các chuẩn mực cho một hệ thống chất lượng và có thể áp dụng
rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất , kinh doanh và dịch vụ. ISO 9000 hướng dẫn
các tổ chức cũng như các doanh nghiệp xây dựng một mô hình quản lý thích hợp và
văn bản hoá các yếu tố của hệ thống chất lượng theo mô hình đã chọn.
Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ phần công nghệ Bách khoa Hà Nội,
được nắm bắt về tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình về quản lý chất lượng,
định hướng xây dựng hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001:2008 của Công ty, tôi
lựa chọn đề tài : “Xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 trong mảng tư vấn và cung cấp thiết bị giáo dục tại công ty cổ phần
công nghệ Bách khoa Hà Nội” nhằm cụ thể các bước việc áp dụng và đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng, tăng tính khả thi cũng như thành công của
các dự án thực hiện. Kết cấu của báo cáo thực tập chuyên đề gồm có ba chương:
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
9
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
Chương I : Tổng quan về công ty cổ phần Công nghệ Bách khoa Hà Nội
Chương II : Thực trạng hệ thống quản trị chất lượng trong mảng tư vấn
và cung cấp thiết bị giáo dục tại công ty cổ phần Công nghệ
Bách khoa Hà Nội
Chương III : Giải pháp xây dựng hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2008 trong mảng tư vấn và cung cấp thiết bị
giáo dục tại công ty cổ phần Công nghệ Bách khoa Hà Nội
Qua bài viết tôi xin chân thành cảm ơn Giảng viên-Th.S Nguyễn Thị phương
Linh, ông Nguyễn Anh Tuấn-Giám đốc công ty, ông Hà Quan Đồng-trưởng bộ
phận Thiết bị đà tạo; ông Tô Trung Kiên-Trưởng phòng Kỹ thuật, ông Vũ Ngọc
Quỳnh-Trưởng phòng Kinh doanh, bà Trần Thị Kim Oanh-Trưởng phòng Tài
chính-Kế toán và bà Trần Lan Hương-Trưởng phòng Hành chính-Nhân sự cùng
toàn thể các CBNV trong Công ty đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề thực tập tốt
nghiệp này. Do kiến thức có hạn nên bài viết còn nhiều thiếu sót, hạn chế kính
mong Thầy, Cô và bạn đọc đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 18 tháng 5 năm 2012
Người viết
Tạ Thành Luân
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
10
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI
1.1. Giới thiệu về công ty
1.1.1. Vài nét khái quát chung
Tên doanh nghiệp : CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ BÁCH KHOA HÀ NỘI
Địa chỉ : 55 Yên Ninh - Phường Trúc Bạch - Quận Ba Đình - Hà Nội.
Văn phòng tại VN : 50 Nguyễn Văn Cừ - Long Biên - Hà Nội.
Văn phòng tại Đức : Mockaure , Str.16 D-04357, Leipzing, Germany.
Điện thoại : 04. 37152379/80.
Fax : 04. 37152339.
Website : www.bkhanotec.vn
Email :
Tên viết tắt : BKHANOTEC,.JSC
Loại hình công ty : Công ty cổ phần.
Giám đốc : Nguyễn Anh Tuấn.
Thành lập tại : Hà Nội – Việt Nam.
Ngày thành lập
doanh nghiệp
: Ngày 05 tháng 04 năm 2006.
Số cổ đông : 04 cổ đông sáng lập.
Vốn điều lệ : 4.500.000.000 đồng (Bốn tỷ năm trăm triệu đồng)
Số tài khoản : 115 20155406 017 tại Ngân hàng Techcombank,
chi nhánh Ba Đình
Logo của công ty :
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
1.1.2. Ngành nghề kinh doanh
1.1.2.1. Ngành nghề đăng ký trong giấy phép kinh doanh
Căn cứ vào Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số
0103011593 do phòng Kinh doanh-sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội ban
hành, công ty Cổ phần Công nghệ Bách khoa Hà Nội được phép kinh doanh trong
phạm vi các ngành nghề, lĩnh vực sau:
− Mua bán nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng, linh kiện cho các ngành: giấy, xi
măng, điện, điện tử, tin học, thép, hóa chất (trừ hóa chất nhà nước cấm), dầu
khí khai thác mỏ, công nghiệp, nông lâm nghiệp (trừ lâm sản nhà nước cấm),
xây dựng, giao thông vận tải;
− Mua bán thiết bị tin học, văn phòng, thiết bị y tế, thiết bị phục vụ ngành dược;
− Mua bán vật tư, thiết bị và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực đào tạo;
− Mua bán thiết bị cơ khí, điện, điện tử, điện lạnh, tự động hóa, đo lường điều
khiển, an toàn bảo vệ;
− Đại lý kinh doanh xăng dầu, khí hóa lỏng và các chất phụ gia;
− Chế tạo, thi công, lắp đặt, bảo hành bảo trì các hệ thống đo lường điều khiển,
tự động hóa, công nghệ thông tin và công nghệ môi trường;
− Tư vấn đào tạo, hướng nghiệp;
− Chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp, nông lâm nghiệp, xây
dựng và giao thông vận tải;
− Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch (không
bao gồm kinh doanh vũ trường, quán ba, phòng karaoke);
− Vận chuyển hành khách, vận tải hàng hóa;
− Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hóa Công ty kinh doanh.
1.1.2.2. Ngành nghề kinh doanh chính
Thành lập vào năm 2006 với lĩnh vực kinh doanh duy nhất là tư vấn và cung
cấp thiết bị giáo dục, đào tạo. Tuy nhiên cho đến nay BKHANOTEC đã mở rộng
kinh doanh trên năm lĩnh vực, bao gồm:
+ Lĩnh vực tư vấn và cung cấp thiết bị giáo dục,
+ Lĩnh vực giải pháp tự động hóa,
+ Lĩnh vực thiết bị bảo trì,
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
12
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
+ Lĩnh vực sàn kỹ thuật,
+ Lĩnh vực môi trường.
Với số năm kinh nghiệm ứng với từng công việc cụ thể được thể hiện ở bảng 1
dưới đây.
Bảng 1. Năng lực thực hiện của Công ty Cổ phần Bách Khoa Hà Nội
(năm 2011)
STT Công việc Số năm kinh nghiệm
1
Thi công, lắp đặt, bảo dưỡng hệ thống thang tời,
sàn treo…vệ sinh mặt ngoài toà nhà
05 năm
2
Chế tạo, thi công, lắp đặt, bảo hành bảo trì các hệ
thống đo lường điều khiển, tự động hóa, công
nghệ thô ng tin và công nghệ môi trường;
06 năm
3
Thi công, lắp đặt sàn giả, sàn kỹ thuật cho công
trình viễn thông, phòng mạng, phòng điều hành…
05 năm
4
Cung cấp thiết bị cho hệ thống điện, tự động hóa,
cung cấp nước, cứu hỏa, chiếu sáng… 06 năm
5
Đào tạo chuyển giao công nghệ cho các dây
chuyền sản xuất (nhà máy xi măng, điện…) 06 năm
6
Cung cấp thiết bị ngành đào tạo và chuyển giao
công nghệ
06 năm
7 Xử lý nước thải công nghiệp 01 năm
Nguồn: Hồ sơ năng lực của BKHANOTEC
1.1.3. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Công nghệ Bách khoa Hà Nội được thành lập theo giấy phép
kinh doanh số 0103011593 ngày 05 tháng 4 năm 2006, lấy tên là: “Công ty Cổ
phần Công nghệ bách khoa Hà Nội”. Đây là một công ty được thành lập trên cơ sở
sự cộng tác của những cựu giảng viên, sinh viên của trường ĐH Bách Khoa Hà Nội,
với đội ngũ kỹ thuật và thi công dày dạn kinh nghiệm, có thể tư vấn cho khách hàng
những chủng loại sản phẩn phù hợp với yêu cầu và mục đích sử dụng. Công ty
BKHANOTEC mong muốn cống hiến cho cộng đồng những sản phẩm chất lượng
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
13
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
cao và dịch vụ chuyên nghiệp, công ty đang tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các
nhân viên của mình chứng tỏ khả năng trong công việc.
Với quyết tâm xây dựng một doanh nghiệp Việt Nam lớn mạnh cùng với sự
phát triển của đất nước. BKHANOTEC đã đề ra tôn chỉ:
“Tôn trọng pháp quy – Kỹ thuật chuyên nghiệp – Dịch vụ hoàn hảo”
Cùng với mục tiêu đơn giản là chữ “TÍN”. BKHANOTEC luôn mang lợi ích đến
với khách hàng qua hai khía cạnh sau:
- Về sản phẩm: Tôn trọng pháp quy cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp,
BKHANOTEC cung cấp cho Khách hàng các giải pháp kỹ thuật, dịch vụ công
nghệ cao.
- Về chất lượng và giá cả : Các sản phẩm của BKHANOTEC làm hài lòng Khách
hàng của mình bằng bằng chất lượng tốt, dịch vụ hoàn hảo và giá cả phù hợp.
Đó là lý do cho sự phát triển không ngừng cả về chiều rộng cũng như chiều
sâu trong hơn 6 năm qua. Từ quy mô chỉ với 7 nhân viên khi thành lập, kinh doanh
trong lĩnh vực chính là thiết bị đào tạo và giải pháp tự động hóa, đến nay công ty đã
có một danh sách nhân viên chính thức lên tới 43 người. Không chỉ kinh doanh
trong giới hạn lĩnh vực cũ mà Công ty còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như:
thiết bị bảo trì, sàn kỹ thuật và đặc biệt năm 2010 BKHANOTEC đã chính thức hợp
tác với tập đoàn SCHOLZE PARTNERS của Công hòa Liên bang Đức trong các dự
án về môi trường, cụ thể là các dự án về xử lý nước thải công nghiệp.
Sáu năm hình thành và phát triển BKHANOTEC đã có tới hàng nghìn đối tác,
với hơn 100 dự án lớn nhỏ đã thực hiện, trong đó có một số dự án tầm cỡ, trọng
điểm, gắn với các mốc son lịch sử của công ty được trình bày ở bảng 2 dưới đây.
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
14
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
Bảng 2. Danh mục hợp đồng, dự án tiêu biểu
(Năm 2011)
Nguồn: Hồ sơ năng lực của BKHANOTEC
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
TT Nội dung Đối tác Năm
1
Cung cấp các bộ thiết bị thí nghiệm phục
vụ giảng dạy
Trường đào tạo nghề Nông Công
nghiệp và Vận tải tỉnh Hà Nam
2006
2 Nâng cấp hệ thống điều khiển Nhà máy điện Cái Lân 2006
3
Cung cấp thiết bị và hiệu chỉnh dây
chuyền kéo khô
Nhà máy que hàn Việt Đức 2006
4
Nâng cấp Hệ thống thử nghiệm các loại
bơm điện
XN Liên danh Vietsovpetro-
Vũng tàu
2007
5
Nâng cấp chương trình điều khiến PLC
S5 cho truyền thông và nâng cấp chương
trình giao diện OP25
Công ty TNHH Dầu Nhờn
Chevron - Hải phòng
2007
6 Nâng cấp Hệ thống Công ty Ford Việt nam 2007
7 Cung cấp hệ thống cấp nước cứu hỏa CTCP Xi măng Bút Sơn 2008
8
Cung cấp và lắp đặt hệ thống thang tời
vệ sinh mặt ngoài tòa nhà
Tổng công ty bưu chính viễn
thông _VNPT
2008
9
Cung cấp vật tư lắp đặt hoàn chỉnh hệ
thống sàn kỹ thuật
Công ty TNHH Bệnh Viện Hồng
Ngọc
2009
10
Cung cấp và lắp đặt hệ thống sàn kỹ
thuật – Mạng Gtel
Công ty Viễn thông toàn cầu-Bộ
Công An
2009
11
Cung cấp và lắp đặt sàn nâng công
nghiệp ZLP 800
Công Ty TNHH Phú Thuận 2010
12 Cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm Đại học Đà Nẵng 2010
13 Cung cấp thiết bị phòng thực hành
Trường CĐ Nghề cơ khí Nông
Nghiêp
2011
14
Cung cấp và lắp đặt hệ thống thang tời
vệ sinh mặt ngoài tòa nhà
Trụ sở Tổng cục Hải quan HN 2011
15
Tư vấn, cung cấp tủ điều khiển máy bơm
làm mát tua bin
Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2011
15
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
1.1.4. Các sản phẩm và dịch vụ cung cấp
1.1.4.1. Tư vấn và cung cấp thiết bị giáo dục
− Tư vấn: Công ty chuyên tư vấn, đào tạo trong lĩnh vực điện, điện tử. Cụ thể
Công ty tư vấn xây dựng phòng thí nghiệm, tư vấn các máy móc thiết bị cần
dùng, và các phương pháp giảng dậy cho các trường Đại học, Cao đẳng;
Trung cấp, dạy nghề chuyên nghệp; các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.
− Cung cấp thiết bị: đi kèm với tư vấn và đào tạo Công ty còn cung cấp các
thiết bị phục vụ cho các phòng thí nghiệm tại các trường, các thiết bị phục vụ
cho sản xuất, bao gồm: bo mạch; chip; bảng mạch; mạch nạp; bàn, ghế; sách
giáo trình; hệ thống tự động hóa (rô bốt công nghiệp, các dây truyền tự động
hóa…) và các hoạt động đào tạo.
1.1.4.2. Thiết bị bảo trì
− Thiết bị Thang tời vệ sinh bề mặt ngoài toà nhà có tên chuyên ngành là
BMU – Building Mainternance Unit: là thiết bị nâng hạ đặc biệt dùng để xử
lý an toàn các bộ phận bề mặt ngoài, trên mái hoặc bên trong tòa nhà cao
tầng. Thiết bị cơ bản bao gồm: cụm chân đế máy, giá treo di chuyển được lắp
vào hệ ray dẫn hướng hoặc đường chạy ở trên cao, và cụm lồng nâng cho
công nhân làm việc được gắn vào giá treo bằng hệ thống cáp. Vị trí của lồng
treo khi làm việc được xác định thông qua hoạt động dịch chuyển của chân
đế máy và cơ cấu treo. BMU được chế tạo đơn chiếc (không sản xuất hàng
loạt), nhà chế tạo sẽ xem xét từng chi tiết của toà nhà để đưa ra giải pháp
hoàn hảo nhất về kiểu dáng, cấu tạo và giá thành của thiết bị. Ưu điểm nổi
bật của BMU là đem lại cho công trình một giải pháp vệ sinh bề mặt kính
của toà nhà một cách an toàn, hữu hiệu và BMU như một tác phẩm nghệ
thuật xứng tầm với toà nhà hiện đại mà nó chăm sóc.
− Thiết bị Sàn vệ sinh công nghiệp ZLP hoạt động theo nguyên tắc cơ bản sau:
sàn làm việc được trang bị động cơ để di chuyển lên xuống bằng cách leo
bám ma sát theo hai sợi cáp thép. Hai sợi cáp này được treo và giữ ở trên
cao nhờ hệ thống khung giá đỡ cơ khí có trang bị đối trọng. Người lao động
cùng với dụng cụ, vật liệu và thiết bị được giữ ở bên trong sàn làm việc để
thực hiện các công việc xử lý bề mặt ngoài của tòa nhà. Sàn làm việc có bề
ngang từ 2 đến 7.5m sẽ cung cấp không gian thi công lớn, nâng cao năng
suất làm việc của người lao động. Với thao tác tháo lắp đơn giản và thay đổi
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
16
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
vị trí đặt của khung giá đỡ cơ khí ở phía trên, sàn nâng ZLP sẽ được dịch
chuyển sang một dải làm việc mới. Thiết bị có các ưu điểm nổi bật như: Chi
phí đầu tư thấp - Tiêu thụ điện năng thấp - An toàn cho người lao động - Kết
cấu lắp đặt đơn giản gọn nhẹ - Dễ vận hành - Tạo khoảng thi công lớn - Môi
trường làm việc chuyên nghiệp và hiện đại cho người lao động. Sàn vệ sinh
công nghiệp ZLP sẽ loại bỏ được hầu hết các nhược điểm của hệ thống giàn
giáo, dây treo, người nhện.
1.1.4.3. Giải pháp tự động hóa
BKHANOTEC chuyên tư vấn, cung cấp các thiết bị đo lường điều khiển (điển
hình Công ty đã tư vấn, cung cấp tủ điều khiển máy bơm làm mát tua bin cho nhà
máy nhiệt điện Vũng Áng…).
1.1.4.4. Môi trường
Tư vấn và thực hiện các dự án xử lý nước thải công nghiệp.
1.1.4.5. Sàn kĩ thuật
− Tấm thép lõi xi măng nhẹ, mặt phủ HPL chống tĩnh điện thường được sử
dụng rộng rãi trong các thiết kế Phòng mạng, Server, Phòng máy tính, Văn
phòng, Trung tâm dữu liệu (datacentre), Phòng điều hành sản xuất…vì các
đặc tính chịu tải, chống tĩnh điện, chống cháy, độ bền của sàn cũng như thích
ứng với thời tiết ở Việt nam.
− Tấm gỗ ép phủ HPL: thành phần chính cấu tạo nên sàn gỗ là gỗ dăm ép
cường độ cao, bề mặt được hoàn thiện tại nhà máy bằng HPL . Lớp dưới của
tấm là lớp thép không dỉ dày 0,5mm. Loại tấm gỗ ép mặt phủ tĩnh điện
thường được sử dụng cho Phòng thiết bị mạng, viễn thông, phòng máy tính,
phòng mạng, văn phòng…với các tính năng chống tĩnh điện, chống ồn,
chống cháy.
− Sàn thép trơn: tấm khuôn thép lõi xi măng, được thiết kế dạng khuôn đúc
bằng thép cứng, mặt thép dày 0.8 – 2 mm. Mặt dưới của tấm sàn thiết kế
hình vòm liên kết với nhau nhằm tăng độ chịu lực. Có 64 vòm hình trứng /
tấm. Được sử dụng với thảm hoặc trải Vinyl hoàn thiện, dùng rộng rãi trong
văn phòng làm việc, phòng máy tính, phòng điều hành sản xuất, khu công
nghiệp…
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
17
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
1.2. Các đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu
1.2.1. Đặc điểm về cơ cấu tổ chức
Công ty được điều hành bởi Giám đốc, bên dưới Giám đốc là các phòng: Hành
chính-Nhân sự, Kinh doanh, Kỹ thuật, và phòng Kế toán; các bộ phận lĩnh vực
chuyên môn gồm: bộ phận thiết bị bảo trì, bộ phận thiết bị đào tạo, bộ phận giải
pháp, bộ phận sàn kỹ thuật và bộ phận môi trường.
Giám đốc trực tiếp điều hành các phòng chức năng, và giám sát các bộ phận
chuyên môn. Phòng Kinh doanh và phòng Kỹ thuật được chia thành các ban nhỏ
nằm trong các bộ phận lĩnh vực chuyên môn. Phòng Kế toán và phòng Hành chính-
Nhân sự có nhiêm vụ hỗ trợ cho các phòng các bộ phận hoạt động.
Cơ cấu tổ chức của Công ty, về cơ bản giống cơ cấu của một công ty TNHH
một thành viên. Nguyên nhân vì BKHANOTEC là một công ty cổ phần nhưng với
số lượng cổ đông ít, và Giám đốc điều hành lại chính là chủ sở hữu do đó chưa đề
cập đến vai trò của Hội đồng Quản trị và ban Kiểm soát. Xét về dài hạn thì cơ cấu
tổ chức này là không hợp lý, tuy nhiên trong ngắn hạn thì nó có những ưu nhược
điểm sau đây:
− Ưu điểm:
+ Có sự chuyên môn hóa cao cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môn
của họ
+ Linh hoạt, các phòng ban co mối quan hệ chặt chẽ với nhau, dễ dàng triển khai
các thông tin, các dự án, các quyết định….
+ Tạo điều kiện tuyển dụng được các ứng viên với các kĩ năng phù hợp với từng
bộ phận chức năng
+ Tiết kiêm chi phí quản lý
− Nhược điểm:
+ Chưa đề cập tới vai trò của các cổ đông
+ Chưa có bộ phận chuyên trách về chất lượng
+ Chưa có tổ chức nào giám sát hoạt động của ban Giam đốc
+ Không phù hợp khi quy mô công ty quá lớn
+ Giảm sự tập trung của người quản lý khi hoạt động của công ty tăng về quy
mô và số lượng sản phẩm
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
18
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
Sơ đồ 1. Cơ cấu tổ chức của công ty Cổ phần Công nghệ Bách khoa Hà Nội
SV : Tạ Thành Luân Lớp : Quản trị chất lượng 50
Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Ban: KD
THIẾT BỊ
BẢO TRÌ
Ban: KT
THIẾT BỊ
BẢO TRÌ
Ban: KD
GIẢI
PHÁP
Ban: KD
MÔI
TRƯỜNG
Ban: KT
MÔI
TRƯỜNG
Ban: KT
THIẾT BỊ
ĐÀO TẠO
Ban: KT
SÀN KỸ
THUẬT
Ban: KT
GIẢI
PHÁP
Phòng:
KINH DOANH
Ban: KD
SÀN
KỸ
THUẬT
Ban: KD
THIẾT BỊ
ĐÀO
TẠO
Phòng:
KỸ THUẬT
Bộ phận:
THIẾTBỊ
ĐÀO TẠO
Bộ phận:
THIẾT BỊ
BẢO TRÌ
Bộ phận:
MÔI
TRƯỜNG
Bộ phận:
GIẢI PHÁP
Bộ phận:
SÀN KỸ
THUẬT
Bộ phận:
HỖ TRỢ
Phòng:
TÀI CHÍNH
-KẾ TOÁN
Phòng:
HÀNH CHÍNH-
NHÂN SỰ
BAN GIÁM ĐỐC
VĂN PHÒNG TẠI ĐỨC
Ban
Nhân sự
Ban
Hành chính
19
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm và dịch vụ
Sản phẩm và dịch vụ mà Công ty BKHANOTEC cung cấp là các sản phẩm
công nghệ cao, có một số đặc điểm như: chứa hàm lượng chất sám cao; liên tục biến
đổi; không dự trữ được; giá cao;…do đó đòi hỏi Công ty cần phải có các yếu tố sau:
- Nguồn nhân lực có trình độ cao;
- Nguồn vốn dồi dào;
- Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển;
- Do sản phẩm có đặc điểm không dự trữ được nên Công ty cần phải dự báo chính
xác nhu cầu của thị trường hoặc phải có mối liên hệ mật thiết với các nhà cung ứng.
Đi kèm với các yếu tố trên đòi hỏi Công ty phải có các hoạt động quản trị chất
lượng nguồn nhân lực, quản trị nghiên cứu và phát triển, hoạt động điề chỉnh và cải
tiến, quản trị, đánh giá nhà cung ứng, quản trị quan hệ khách hàng….
1.2.3. Đặc điểm về đội ngũ công, nhân viên
Là công ty hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ, được thành lập trên
cơ sở sự cộng tác của những cựu Giảng viên, Sinh viên của trường ĐH Bách Khoa
Hà Nội. Do đó cơ cấu đội ngũ công nhân viên của Công ty có một số đặc điểm đặc
trưng sau:
Cơ cấu về lĩnh vực: đặc điểm chính của đội ngũ cán bộ, công nhân viên trong
công ty là đa số đều tốt nghiệp từ các trường kỹ thuật, đặc biệt là từ trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội. Do đó năng lực về quản lý, quản trị kinh doanh của Công ty
còn hạn chế, gây khó khăn trong việc triển khai các quyết định về quản lý.
Bảng 3. Cơ cấu lao động theo lĩnh vực tại công ty BKHANOTEC
(từ năm 2008 đến 2010)
Lĩnh vực
Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
2008 2009 2010 2008 2009 2010
Kỹ thuật
8 36 37 80,00 85,71 86,05
Lĩnh vực khác
2 6 6 20,00 14,29 13,95
Nguồn: phòng Hành chính-Nhân sự
Cơ cấu theo giới tính: Cũng do đặc thù kỹ thuật của công ty mà tỷ lệ Nam
giới luôn chiếm ưu thế so với Nữ giới. Do đó Công ty phải có những cơ chế để
kiểm soát các quy trình, công việc đòi hỏi sự tỷ mỷ, khéo léo…
Bảng 4. Cơ cấu lao động theo giới tính tại công ty BKHANOTEC
SV : Tạ Thành Luân
Lớp : Quản trị chất lượng 50
20
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
(từ năm 2008 đến 2010)
Lĩnh vực
Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
2008 2009 2010 2008 2009 2010
Nam
8 37 38 80,00 88,10 88,37
Nữ
2 5 5 20,00 11,90 11,63
Nguồn: phòng Hành chính-Nhân sự
Cơ cấu về trình độ: theo hồ sơ nhân sự tại công ty BKHANOTEC thì 100%
cán bộ công nhân viên chính thức có trình độ đại học và trên đại học, đây là nền
tảng, là cơ sở tạo điều kiện cho việc triển khai, tiếp nhận cái mới cái cải tiến trong
Công ty.
Bảng 5. Cơ cấu lao động theo trình độ tại công ty BKHANOTEC
(từ năm 2008 đến 2010)
Lĩnh vực Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
2008 2009 2010 2008 2009 2010
Đại học
9 36 35 90,00 85,71 81,4
Trên đại học
1 6 8 10,00 14.29 18,6
Nguồn: phòng Hành chính-Nhân sự
1.2.4. Đặc điểm về khách hàng
Sản phẩm của BKHANOTEC không phải là các sản phẩm dân dụng thông
thường, thị trường của nó là các doanh nghiệp, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực
giáo dục và đào tạo: các thường Trung cấp, nghề chuyên nghiệp; Cao đẳng, Đại
học, các doanh nghiệp sản xuất , thị trường này có một số yêu cầu và đòi hỏi sau:
+ Đòi hỏi sản phẩm phải tích hợp nhiều công dụng
+ Yêu cầu cao về thông số kỹ thuật
+ Yêu cầu cao về chất lượng
+ Yêu cầu cao về tính phù hợp
+ Yêu cầu cập nhật công nghệ mới liên tục
+ Đòi hỏi công ty phải cung cấp nhiều dịch vụ sau bán hàng
SV : Tạ Thành Luân
Lớp : Quản trị chất lượng 50
21
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 2007 đến năm 2010
1.3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty
Bảng 6. Tổng hợp các chỉ tiêu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty
cổ phần Công nghệ Bách Khoa Hà Nội. (Từ năm 2007 đến năm 2010)
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
DT bán hàng và cung cấp DV 5.942.406.217 16.902.949.279 49.604.130.215 49.518.629.343
LN gộp về bán hàng và cung cấp DV
590.147.607 3.139.277.496 6.546.357.540 1.885.243.776
Chi phí tài chính 251.595.175 1.488.886.050 3.650.078.775 347.684.216
DT từ hoạt động tài chính 18.115.514 69.989.183 15.323.379 55.487.584
LN từ hoạt động SXKD -503.975.653 -297.608.023 150.372.487 186.251.954
Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo tài chính các năm 2008; 2009; 2010
Nhận xét:
− Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh vào năm 2008 và 2009 và
chững lại vào năm 2010
+ Thành lập vào tháng 4 năm 2006 vì vậy năm 2007 là mới là năm thứ 2 Công ty
cổ phần Công nghệ Bách khoa Hà Nội đi vào hoạt động kinh doanh do đó công
ty chưa tìm được chỗ đứng trên thị trường nên doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ chỉ đạt được hơn 5,9 tỷ đồng
+ Năm 2008 là năm bước đầu Công ty đã có chỗ đứng trên thị trường. Điều đó
được thể hiện thông qua sự phát triển về quy mô của Công ty, cụ thể là doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng mạnh, đạt hơn 16,9 tỷ đồng (tăng 184,45% so
với năm 2007)
+ Năm 2009 chúng ta lại được chứng kiến một năm phát triển mạnh mẽ của
BKHANOTEC, với doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng sấp xỉ 193% so
với năm 2008, đạt mức 49,6 tỷ đồng
+ Tuy nhiên năm 2010 chúng ta lại thấy quá trình gia tăng về quy mô của Công ty
bị chững lại. Doanh thu trong năm chỉ đạt mức xấp xỉ bằng năm trước (2009).
Điều này có thể do nguyên nhân Công ty đã bước đầu ổn định được vị thế của
SV : Tạ Thành Luân
Lớp : Quản trị chất lượng 50
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
mình trên thị trường. Hay nói cách khác là Công ty đã đạt tới mức giới hạn trong
hoạt động kinh doanh
− Hoạt động tài chính của Công ty không được tốt hay nói cách khác là Công ty đang
gặp vấn đề về tài chính, đặc biệt là hai năm 2008 và 2009 chi phí tài chính tăng với
tốc độ chóng mặt. Cụ thể là từ năm 2008 chi phí đã tăng khoảng 491% so với năm
2007 lên tới xấp xỉ 1,5 tỷ đồng. Năm 2009 lại tăng 145% so với năm 2008. Trong
khi đó doanh thu từ hoạt động tài chính lại rất nhỏ so với chi phí bỏ ra. Nguyên
nhân của tình trạng này là do cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới bắt đầu từ năm
2008 dẫn đến tình hình kinh tế đất nước có nhiều biến động, nhiều ngân hàng
thương mại của Việt Nam gặp phải tình trạng khó khăn trong thanh khoản, làm cho
lãi suất qua đêm tăng rất cao. Kết hợp với những hành động, những cơ chế, chính
sách trong thời khủng hoảng của Chính phủ đặc biệt là chính sách thắt chặt tiền tệ
được áp dụng đã ảnh hưởng tiêu cực tới Công ty. Bước sang năm 2010 nền kinh tế
đất nước đã dần phục hồi, kết hợp với sự nỗ lực của Công ty vì vậy mà chi phí tài
chính trong năm đã giảm giảm mạnh chỉ còn sấp xỉ 348 triệu đồng và lợi nhuận tài
chính cũng tăng hơn 3 lần so với năm 2009.
− Quy mô doanh nghiệp mở rộng kéo theo lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp
dịch vụ tăng lên, tăng mạnh nhất vào hai năm 2008 và 2009 lợi nhuận gộp tăng lần
lượt gấp 5,32 và 11,09 lần so với năm 2007. Tuy nhiên khi kết hợp với hoạt động
tài chính để đưa ra chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Lợi nhuận
gộp phải bù đắp cho thua lỗ của hoạt động tài chính do đó đã kéo lợi nhuận của hoạt
động sản xuất kinh doanh xuống. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận một lần nữa khẳng
định hoạt động tài chính của Công ty đang gặp khó khăn và nó ảnh hưởng tiêu cực
tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
1.3.2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bộ phận Giáo dục
Với tuổi đời sáu năm hoạt dộng trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp thiết bị giáo
dục, tính tới thời điểm quý I năm 2012 các dự án mà BKHANOTEC cung cấp các
sản phẩm thuộc lĩnh vực này đã lên tới con số 74. Trong đó điển hình là một vài dự
án được liệt kê ở bảng 7 dưới đây.
Bảng 7. Một số dự án điển hình về tư vấn và cung cấp thiết bị giáo dục
SV : Tạ Thành Luân
Lớp : Quản trị chất lượng 50
23
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
STT DỰ ÁN ĐỐI TÁC NĂM
1
Cung cấp thiết bị đồ dùng dạy học
cho trường CĐ nghề Cơ điện và Xây
dựng Bắc Ninh
Trường CĐ nghề Cơ điện và Xây
dựng Bắc Ninh
2012
2 Xây dựng phòng thực hành
Trường TC Kỹ thuật-Nông nghiệp
Quảng Bình
2011
3 Cung cấp thiết bị phòng thực hành
Trường CĐ nghề Cơ khí Nông
Nghiệp
2011
4 Xây dựng phòng thực hành Trường CĐ Điện lực 2010
5 Cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm Đại học Đà Nẵng 2010
6
Hệ thống tủ điện điều khiển cho hệ
thống xử lý nước thải KCN Đình
Trám - Bắc Giang
Công ty VINACONEX 7 2009
7 Xây dựng phòng thực hành
Trường CĐ Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh
Long
2009
8
Cung cấp thiết bị thực hành
thí nghiệm
Trường CĐ nghề cơ điện-Luyện kim
Thái Nguyên
2008
9
Cung cấp máy tiện CNC phục vụ
cho giảng dạy
Trường CĐ Nghề Nha Trang 2008
10
Cung cấp thiết bị dạy nghề Điện-
Điện công nghiệp
Trường dạy nghề tỉnh Hà Giang 2007
11 Thiết bị dạy học
Trường CĐ nghề Công Nông nghiệp
và Vận tải tỉnh Hà Nam
2007
12 Đào tạo về Tự động hoá Công ty Xi Măng Bút Sơn 2007
13
Cung cấp thiết bị phòng học
CAD/CAM/CNC
Trường Trung cấp nghề Bắc Ninh 2006
14
Cung cấp các bộ thiết bị thí nghiệm
phục vụ giảng dạy
Trường đào tạo nghề Nông Công
nghiệp và Vận tải tỉnh Hà Nam
2006
15 Xây dựng phòng thực hành
Trường CĐ Kinh tế-Kỹ thuật Nam
Định
2006
Nguồn: Hồ sơ năng lực BKHANOTEC
Gắn với các mốc son lịch sử của Công ty, trong suốt sáu năm qua bộ phận Thiết
bị giáo dục luôn là con chim đầu đàn, là đầu tầu kéo cả con tàu BKHANOTEC vượt
qua hết khó khăn này đến khó khăn khác, vượt qua khủng hoảng kinh tế, đứng vững
trên thị trường, sở hữu các thương hiệu được thị trường đánh giá cao như: BMU;
SV : Tạ Thành Luân
Lớp : Quản trị chất lượng 50
24
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD : Th.S Nguyễn Thị Phương Linh
ZLP; PLC; bo mạch BK, mạch nạp BK… và là nguồn thu chính của Công ty, với
mức doanh thu và lợi nhuận được thống kê ở bảng 8 dưới đây.
Bảng 8. Kết quả sản xuất kinh doanh bộ phận Thiết bị đào tạo
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Năm
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 2010
DT bộ phận Thiết bị đào tạo 5.348.165.595 14.367.506.887 32.242.684.640 31.225.618.726
LN bộ phận Thiết bị đào tạo 1.069.633.119 2.873.501.377 7.738.244.314 7.806.404.682
Nguồn:Bộ phận Thiết bị đào tạo
Nhận xét:
− Doanh thu của bộ phận Thiết bị đào tạo luôn chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu
của toàn công ty, cao nhất là năm 2007 chiếm 90%, thấp nhất là năm 2010
chiếm 63,06%.
Đơn vị tính: Đồng Việt Nam
Biểu đồ 1. Doanh thu bộ phận thiết bị đào tạo so với doanh thu toàn công ty
(từ năm 2007 đến năm 2010)
− Trong khi Công ty đang làm ăn thua lỗ thì bộ phận Thiết bị đào tạo vẫn hoạt
động hiệu quả, biểu hiện qua chỉ tiêu lợi nhuận của bộ phận luôn tăng trong bốn
năm từ 2007 đến 2010 với mức tăng mạnh nhất vào năm 2009 (với mức tăng
khoảng 169% so với năm 2008).
SV : Tạ Thành Luân
Lớp : Quản trị chất lượng 50
25