Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đến 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (291.52 KB, 44 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU 3
GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT 3
LỜI MỞ ĐẦU 4
2. Mục đích nghiên cứu 5
- Cung cấp một số lý luận để chứng minh và luận giải sự cần thiết phải tăng
cường hợp tác thương mại, thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay
+ Đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm
2001 đến nay. 5
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu cà phê của Việt Nam
sang Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO 5
3. Đối tượng nghiên cứu 5
- Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong
thời gian qua (từ năm 2001 đến nay) 5
4. Phạm vi nghiên cứu 5
- Tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam
sang thị trường Trung Quốc từ năm 2001 đến nay. Những nguyên nhân tồn tại
khiến cho hoạt động xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Trung Quốc còn nhiều
bất cập. Tổng kết kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước như Thái lan,
Indonesia để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 5
5. Phương pháp nghiên cứu 5
- Đề tài kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác- Lênin cùng với phương pháp thống kê thực chứng,
phương pháp so sánh để tổng hợp giải quyết vấn đề đặt ra 5
6. Những đóng góp của chuyên đề 6
- Hệ thống hoá những vấn đề lý kuận chung về xuất khẩu và tổng kết kinh
nghiệm xuất khẩu cà phê của một số nước từ đó rút ra bài học cho Việt Nam 6
- Đánh giá được thực trạng của hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang
thị trường Trung Quốc trong thời gian qua 6


- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu cà phê của Việt Nam
vào thị trường Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay 6
7. Kết cấu của chuyên đề 6
- Ngoài lời mở dầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu,
danh mục tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài được trình bày trong 2 chương:
+ Chương 1: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc.
+ Chương 2: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc đến năm 2015 6
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG
THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC 7
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH 23
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
QUỐC ĐẾN NĂM 2015 23
2
DANH MỤC CÁC BẢNG SỐ LIỆU
Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời kỳ 2007 – 2011
Bảng 1.2: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc thời kỳ 2007 – 2011
Bảng 1.3: Cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Bảng 1.4: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạgn 2008 - 2011
(USD/tấn).
Bảng 1.5: Thuế suất nhập khẩu một số sản phẩm nông lâm sản của Việt Nam
vào thị trường Trung Quốc.
GIẢI THÍCH TỪ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á
AFTA: Khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN.
CEPT: Lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung của các nước ASEAN
CFD: Quỹ đầu tư phát triển Pháp
FAO: Quỹ nông lương thực Liên Hiệp Quốc

FDI : Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
GATT: Hiệp định chung về thuế quan và thương mại.
ICO : Tổ chức cà phê quốc tê.
IFM : Qũy tiền tệ quốc tế.
MFN: Quy chế tối huệ quốc.
ODA: Nguồn vốn viện trợ và cho vay ưu đãi nước ngoài.
VCCI: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
VICOFA: Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam.
WB : Ngân hàng thế giới.
WTO: Tổ chức thương mại thế giới.
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu của chuyên đề
Thế giới đã và đang bước vào một kỷ nguyên mới. Đó chính là kỷ nguyên của
toàn cầu hoá, khu vực hoá. Sự mở rộng các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, sự hợp
tác liên minh, liên kết hiện nay đã trở thành một yếu tố khách quan. Bởi lẽ, đây là
quá trình nhằm thu hút các nguồn lực phát triển bên ngoài đồng thời phát huy nội
lực của nền kinh tế trong nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội một cách nhanh chóng và bền vững.
Không nằm ngoài guồng quay đó, Việt Nam - với một nền kinh tế đang phát
triển thì việc tham gia vào sân chơi thương mại quốc tế đã giúp Việt Nam tận dụng
và phát huy lợi thế so sánh của mình. Nổi bật lên là hoạt động xuất khẩu hàng hoá
đã mang lại những kết quả đáng kể như: tăng thêm nguồn thu ngoại tệ, thúc đẩy sản
xuất trong nước phát triển, tạo công ăn việc làm cho người lao động và đặc biệt là
đẩy mạnh quá trình CNH - HĐH đất nước. Không chỉ vậy, đây còn là con đường để
góp phần nâng cao vị thế, hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, là cơ sở
để Việt Nam bước vào sân chơi thương mại toàn cầu một cách vững vàng. Như
Đảng và Nhà nước ta đã có những chủ trương, nghị quyết, chính sách nhằm thực
hiện đa dạng hoá thị trường, đa phương hoá các quan hệ kinh tế với các nước trong
khu vực và trên toàn thế giới bằng các hiệp định song phương, đa phương, bằng

quan hệ hợp tác, hữu nghị, bình đẳng và cùng có lợi.
Trung Quốc là một trong những đối tác thương mại lớn của Việt Nam. Hai quốc
gia Việt Nam - Trung Quốc là hai nước láng giềng “núi liền núi, sông liền sông”.
Các quan hệ về văn hoá, ngoại giao, thương mại của hai nước đã hình thành từ lâu
đời. Đó như một tất yếu khách quan và là một mối quan hệ bền vững. Lật lại những
trang sử vàng oanh liệt của một thời chúng ta không thể không thấy được những
biến động chính trị - xã hội của hai quốc gia là không nhỏ. Song điều đó không bao
giờ triệt tiêu hoàn toàn mối quan hệ của hai nước. Bằng chứng là việc cả hai bên đã
trở lại bình thường hoá quan hệ vào cuối năm 1991. Đó là dấu mốc quan trọng đánh
dấu quan hệ giữa hai quốc gia nói chung và quan hệ thương mại nói riêng ngày
càng phát triển bền vững, mạnh mẽ và đang trở thành một trong những bộ phận
quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam.
Cho đến nay, mối quan hệ kinh tế của hai nước vẫn được duy trì và phát triển.
Đứng ở phía Việt Nam để đánh giá về mức độ thâm nhập hàng hoá của Việt Nam
4
vào thị trường Trung Quốc hay hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung
Quốc em thấy có những thành công đáng kể song khó khăn, tồn tại là không ít.
Là một sinh viên chuyên ngành kinh tế quốc tế, trong bối cảnh đất nước tham gia
vào sân chơi thương mại toàn cầu, em thấy được sự cần thiết của việc phát triển
mạnh hơn nữa quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc. Vì vậy, em quyết định
chọn đề tài: “Xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc đến 2015” để
làm chuyên đề nghiên cứu. Trong thời gian tìm hiểu và nghiên cứu chuyên đề, có
rất nhiều điều em chưa hiểu và đã nhận được sự hướng dẫn và chỉ bảo rất tận tình
của thầy GS.TS Đỗ Đức Bình. Em xin chân thành cảm ơn thầy đã giúp đỡ em hoàn
thành chuyên đề này.
2. Mục đích nghiên cứu
- Cung cấp một số lý luận để chứng minh và luận giải sự cần thiết phải tăng cường
hợp tác thương mại, thúc đẩy xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay
+ Đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2001

đến nay.
+ Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang
Trung Quốc trong điều kiện gia nhập WTO.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời
gian qua (từ năm 2001 đến nay)
4. Phạm vi nghiên cứu
- Tập trung nghiên cứu đánh giá tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc từ năm 2001 đến nay. Những nguyên nhân tồn tại khiến cho
hoạt động xuất khẩu cà phê từ Việt Nam sang Trung Quốc còn nhiều bất cập. Tổng
kết kinh nghiệm xuất khẩu của một số nước như Thái lan, Indonesia để từ đó rút ra
các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài kết hợp phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử
của chủ nghĩa Mác- Lênin cùng với phương pháp thống kê thực chứng, phương
pháp so sánh để tổng hợp giải quyết vấn đề đặt ra.
5
6. Những đóng góp của chuyên đề
- Hệ thống hoá những vấn đề lý kuận chung về xuất khẩu và tổng kết kinh nghiệm
xuất khẩu cà phê của một số nước từ đó rút ra bài học cho Việt Nam.
- Đánh giá được thực trạng của hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị
trường Trung Quốc trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường xuất khẩu cà phê của Việt Nam vào thị
trường Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay.
7. Kết cấu của chuyên đề
- Ngoài lời mở dầu, kết luận, danh mục chữ viết tắt, danh mục các bảng biểu, danh
mục tài liệu tham khảo, mục lục, đề tài được trình bày trong 2 chương:
+ Chương 1: Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc.
+ Chương 2: Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê của Việt Nam

sang thị trường Trung Quốc đến năm 2015
6
CHƯƠNG I: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG QUỐC
1.1 Khái quát về thị trường Trung Quốc
1.1.1 Cung cà phê ở thị trường Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường hấp dẫn đối với bất kỳ một quốc gia nào. Có thể
nói thị trường Trung Quốc chấp nhận mọi loại hàng hóa. Chính vì vậy các quốc gia
đều thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của mình vào thị trường này nếu có thể.
Theo các quan chức ngành nông nghiệp, sản xuất cà phê của Trung Quốc còn
quá nhỏ để các hãng cà phê lớn chú ý tới. Nhưng khi nhu cầu trong nước tăng lên
đang thu hút phần lớn sự chú ý của những hãng này. Chủ yếu cà phê được tiêu thụ ở
Trung Quốc là cà phê hòa tan với các thương hiệu lớn như Nestle, Maxwell House,
Kelai Shi KreisKaffee,…Cà phê hòa tan G7 của Việt Nam cũng đang dần chiếm
được cảm tình của người tiêu dung.
Trung Quốc không có số liệu chính thức về việc sản xuất cà phê. Các quan chức
ngành công nghiệp ước tính, mỗi năm Vân Nam, một tỉnh miền núi có diện tích
ngang với Nhật Bản, tiếp giáp với Việt Nam, thu hoạch từ 22.000 đến 28.000 tấn
Arabica. Đó chỉ là một con số nhỏ nếu so sánh với khoảng 900.000 tấn của Việt
Nam – nhà xuất khẩu cà phê lớn thứ 2 thế giới, hay với 400.000 tấn của Indonesia.
Và cơ hội để tăng lượng sản xuất cà phê lên là rất ít vì người nông dân vẫn thích
trồng lúa, cây cao su hay những cây hoa màu có giá cao.
Trung Quốc tự sản xuất để cung ứng một phần nhỏ nhu cầu tiêu thụ cà phê trong
nước còn phần nhiều các đối tác nước ngòai xuất khẩu cà phê vào thị trường này.
Ngoài Việt Nam còn có Indonesia, Colombia và nhiều nước khác với nhiều thương
hiệu xuất khẩu cà phê vào thị trường Trung Quốc.
1.1.2 Cầu cà phê ở thị trường Trung Quốc
7
Nhu cầu cà phê ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn phát triển nhanh nhất, có thể tiếp
tục mở rộng đến 20% một năm nếu các doanh nghiệp cung cấp các sản phẩm phù

hợp với túi tiền và thị hiếu người tiêu dùng địa phương.
Số lượng của các công ty cà phê ở Trung Quốc đã tăng lên đến 30 công ty từ số
không kể từ 25 năm trước đó khi doanh số bán hàng tăng cho người tiêu dùng ở
Thượng Hải và các thành phố ven biển khác.
Nhưng Trung Quốc vẫn còn một nhà sản xuất và tiêu thụ cà phê rất nhỏ của thế
giới. Với mức tiêu thụ hàng năm khoảng 30,000-35,000 tấn và sản lượng trong
nước 40,000-45,000 tấn. Tức là trung bình một người Trung Quốc chỉ uống 5 tách
cà phê mỗi năm. Cây cà phê vẫn còn những khoảng cách trước khi có thể thay thế
được cây chè trên chính quê hương Trung Quốc khi mà mỗi năm đất nước này tiêu
thụ tới 700.000 tấn chè. Người Trung Quốc uống cà phê vẫn còn rất ít. Với đại đa
số, một tách là đủ, số khác chỉ nửa tách.
1.2 Thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc giai đoạn 2001 – 2011
1.2.1 Khái quát về xuất khẩu cà phê của Việt Nam
1.2.1.1 Tình hình sản xuất và cung ứng cà phê của Việt Nam
Đến nay ngành cà phê Việt Nam có khoảng 500.000 ha diện tích trồng cà phê
với sản lượng trên 80 vạn tấn, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước (gồm cả các
doanh nghiệp trung ưng và địa phương) chỉ nắm giữ khoảng 10 –15% diện tích còn
80 – 85% diện tích còn lại nằm trong tay người nông dân hoặc các hộ gia đình hay
các chủ trang trại nhỏ.
Toàn ngành cà phê Việt Nam hiện nay có khoảng 150 đơn vị tham gia xuất khẩu
cà phê. Trong đó có 78 đơn vị là thành viên của Vicofa. Mỗi năm toàn ngành cà phê
xuất khẩu khoảng 700 nghìn tấn với giá trị lên đến 2,5 tỉ USD vào năm 2011 và thu
hút khoảng 800.000 lao động mỗi năm.
1.2.1.2 Tình trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam
8
Những năm trước đây cà phê là một ngành nhỏ có đóng góp khá kiếm tốn trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên trong những năm gần đây nó đã
vươn lên trở thành ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch lên tới
500 triệu USD lần đầu tiên vào năm 1995 và cho đến nay hàng năm kim ngạch xuất

khẩu cà phê trung bình hàng năm giữ ở khoảng gần 2 tỷ USD/năm, đạt 2,5 tỷ USD
năm 2011.
Cùng với sự mở cửa phát triển kinh tế của đất nước, thị trường của cà phê xuất
khẩu Việt Nam cũng được mở rộng. Tính đến năm 2011 cà phê Việt Nam đã xuất
khẩu sang khoảng 80 nước trên thế giới, gồm 70 hãng. Nhưng thị trường chính của
cà phê xuất khẩu Việt Nam tập chung chủ yếu vào mười thị trường chính. Trong đó
EU là thị trường lớn nhất của cà phê Việt Nam, sau đó là Hoa Kỳ và các nước Châu
Á, trong đó Trung Quốc là thị trường tiềm năng nhất.
1.2.2 Phân tích thực trạng xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc
- Kim ngạch xuất khẩu:
Bảng 1.1: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam thời kỳ 2007 – 2011
Năm Số
lượng
(nghìn tấn)
Tốc độ
tăng (%)
Giá
trung bình
(USD/tấn)
Giá trị
(tỷ USD)
Tốc độ
tăng (%)
2007 950 - 1768 1,8 -
2008 954 +2,1 2044 1,95 +7,7
2009 980 +2,7 1800 1,764 -10,5
2010 884 - 5,2 1650 1,7 -3,7
2011 1200 +53,2 1503 2,5 +32
Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam

Bảng 1.2: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc thời kỳ 2007 – 2011
9
Năm
Số lượng
(tấn)
Tốc độ
tăng
(%)
Giá
trung bình
(USD)
Giá trị
(USD)
Tốc độ
tăng (%)
2007 14179 - 1768 24615000 -
2008 14074 19,7 2044 32000000 +30
2009 14627 - 16,87 1800 24732000 -22,62
2010 13194 - 1,17 1650 22586000 -8,68
2011 17910 28,22 1503 29361000 +29,01
Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam
Từ 2 bảng số liệu trên ta có thể thấy kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam
vào Trung Quốc chỉ chiếm khoảng 1,5% so với kim ngạch xuất khẩu cà phê của
Việt Nam ra thị trường thế giới. Nguyên nhân mà 1,6 tỷ người Trung Quốc tiêu thụ
ít cà phê như vậy là do thói quen dùng trà. Tuy vậy điều này đang dần thay đổi, và
đây là cơ hội để chúng ta thay đổi những con số trên bảng số liệu xuất khẩu cà phê
vào thị trường Trung Quốc.
- Cơ cấu và chủng loại:
Cà phê của Việt Nam chủ yếu là cà phê vối. Mặt khác chúng ta xuất khẩu chủ

yếu là cà phê nhân, cà phê chế biến theo giá trị chỉ chiếm khoảng 0,5%/năm trong
tổng kim ngạch xuất khẩu của cà phê Việt Nam.
Bảng 1.3: Cơ cấu chủng loại cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Cơ cấu Niên vụ 2002/2003 Niên vụ 2003/2004
Sản
lượng
(tấn)
Tỷ trọng
(%)
Sản lượng
(tấn)
Tỷ trọng
(%)
Cà phê nhân 716.085 99,56 850.771 99,5
10
Cà phê thành
phẩm
3.165 0,44 4.276 0,5
Cộng 719.250 100 855.047 100
Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam.
- Giá cả:
Giá cà phê thế giới đang đồng loạt giảm, trong đó lún sâu ở thị trường New
York khi để mất trên 5% do hoạt động bán tháo và đồng USD mạnh.
Tại New York, chốt phiên 22/3, kỳ hạn tháng 5 để mất 9,55 cent còn 1,7515
USD/lb, mức giảm tương đương 5,45%. Kỳ hạn tháng 7 hạ 9,35 cent tức 5,25 cent
xuống 1,78 USD/lb. Đây là các mức giá thấp chưa từng thấy kể từ đầu tháng
10/2010, theo số liệu của Reuters.
Bảng 1.4: Giá cà phê xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2008 - 2011
(USD/tấn).
Năm 2008 2009 2010 2011

Giá cà phê thế Giới 2462 1.408 1201 1987
Giá cà phê xuất khẩu của Việt
Nam
2443 1340 1195 1975
Nguồn: Tổng công ty cà phê Việt Nam

1.3 Một số chính sách, biện pháp của Việt Nam đã áp dụng để đẩy mạnh
xuất khẩu Cà phê sang thị trường Trung Quốc
1.3.1 Chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và chiến lược của Việt Nam nên nó được
Nhà nước có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ xuất khẩu. Tuy nhiên, việc hỗ trợ này
chỉ chung cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê nói chung chứ
không cụ thể vào một thị trường nào.
Năm 2000 Thủ tướng chính phủ có quyết định số 1067/2000/QĐ –TTg ngày
27/10/2000 quy định tín dụng hỗ trợ xuất khẩu niên vụ 2000/2001. Thực hiện tạm
trữ 60.000 tấn cà phê nhân, phân bổ cho tỉnh Đăk lăk 20.000 tấn, Đồng Nai 10.000
11
tấn, Gia Lai 7.000 tấn, Lâm Đồng 8.000 tấn, Tổng công ty cà phê Việt Nam 15.000
tấn. Tiếp đó ngày 13/02/2001 Thủ tướng chính phủ lại quyết định tạm giữ thêm
90.000 tấn cà phê vối với thời hạn 6 tháng. Quỹ hỗ trợ xuất khẩu hỗ trợ 100% lãi
xuất vay ngân hàng. Năm 2001 Chính phủ cũng có quyết định miễn giảm 50% thuế
đối với người trồng cà phê. Với các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê
Chính phủ hỗ trợ lãi suất vay Ngân hàng với số tiền là 38 tỷ đồng để tạm trữ
150.000 tấn cà phê trong 6 tháng. Ngoài ra Nhà nước cũng hỗ trợ 70% lãi suất vốn
vay cho các doanh nghiệp thu mua chế biến cà phê đã xuất khẩu đến tháng 9/2000
khoảng 5,5 tỷ đồng. Bên cạnh đó Nhà nước còn hỗ trợ tiền cho nhập khẩu giống.
Cũng trong năm 2001 trước tình hình giá cà phê thế giới và giá cà phê xuất khẩu
Việt Nam giảm liên tục và đạt mức thấp nhất trong vòng 30 năm qua, khiến cho các
doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu cà phê bị thua lỗ nặng, Chính phủ có quyết định
khoanh nợ vay Ngân hàng trong thời hạn 3 năm cho người trồng cà phê, thu mua

chế biến và xuất khẩu cà phê (khoảng 2500 tỷ đồng, tức là các doanh nghiệp và
người trồng cà phê không phải trả lãi vay mà ngân sách Nhà nước sẽ cấp bù lãi suất
cho các Ngân hàng) và tiếp tục cho vay mới để cho người trồng cà phê có vốn chăm
sóc cà phê. Đến tháng 7/2003 các Ngân hàng đã thực hiện gia hạn, giãn thời hạn trả
nợ cho các doanh nghiệp kinh doanh cà phê với số nợ 2752 tỷ đồng. Nợ quá hạn là
42 tỷ đồng, chiếm 6,5% tổng dư nợ.
Năm 2004 Tỉnh Đắk Lăk quyết định cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trên
địa bàn tỉnh vay 100 tỷ đồng từ nguồn quỹ hỗ trợ phát triển để thu mua cà phê dự
trữ xuất khẩu với thời hạn dưới 12 tháng, với lãi suất ưu đãi là 390,36%/tháng
trong khi lãi suất thông thường ở thời điểm đó là khoảng 0,62%/tháng. Với sự hỗ
trợ này, các doanh nghiệp mua được 10.000 tấn cà phê.
Việc hỗ trợ trên đã góp phần thúc đẩy người trồng cà phê, doanh nghiệp chế biến
xuất khẩu cà phê có thể đứng vững được trong những thời điểm khó khăn và vẫn
duy trì được vị trí là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai thế giới. Tuy vậy, không chỉ
có chúng ta mới hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu cà phê mà Braxin, là một nước xuất
khẩu cà phê lớn nhất thế giới với lợi thế lớn nhưng mỗi năm họ hỗ trợ cho cà phê
12
một năm rất lớn, lớn hơn chúng ta rất nhiều. Đơn cử như trong niên vụ 04/05 họ hỗ
trợ 500 triệu Real (180 triệu USD - tức khoảng 2900 tỷ VND) để hỗ trợ trang trải
chi phí lưu kho và thu hoạch vụ 04/05. Ngoài ra họ còn áp dụng mức lãi suất tín
dụng đặc biệt 8,75%/năm cho phép thực hiện các hoạt động Marketting cho vụ
04/05 và thời hạn lâu hơn. Như vậy, việc hỗ trợ tài chính cho cà phê xuất khẩu được
nhiều nước trên thế giới sử dụng để thúc đẩy xuất khẩu cà phê của mình. Trong thời
kỳ mà thị trường cà phê thế giới có nhiều biến động phức tạp như hiện nay thì việc
hỗ trợ tài chính cho cà phê được coi như là biện pháp ngắn hạn hữu hiệu hơn cả để
các nước sản xuất và xuất khẩu cà phê như Việt Nam và Braxin.
1.3.2 Chính sách tín dụng cho đầu tư
Trong những năm qua Việt Nam luôn là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên
thế giới sau Braxin và là nước xuất khẩu cà phê vối nhiều nhất trên thế giới.
Tuy nhiên giá của cà phê vối trong những năm gần đây biến động thất thường và

có xu hướng giảm mạnh khiến cho giá trị xuất khẩu cà phê không cao, không tương
xứng với sản lượng xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó cà phê chè lại giữ được
mức giá ổn định và tăng cao (cao gấp hai lần giá cà phê vối). Mặt khác thị người
dân Mỹ lại ưa thích loại cà phê chè hơn cà phê vối.Trước thực tiễn đó Nhà nước và
ngành cà phê có chiến lược đầu tư mở rộng trồng cây cà phê chè, chuyển dịch dần
cơ cấu cây cà phê nhằm mục tiêu là tỷ lệ cà phê chè và cà phê vối là 1: 4. Để thực
hiện mục tiêu đó Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Hiệp hội cà
phê ca cao Việt Nam (Vicofa) đã soạn thảo chương trình phát triển cà phê chè và
giao cho Tổng công ty cà phê Việt Nam thực hiện.
Để thực hiện kế hoạch có 40.000 ha trong thời kỳ 1999 -2003, ở các tỉnh phía
Bắc từ Huế trở ra với số vốn đầu tư là 150 tỷ đồng. Để hỗ trợ cho dự án này Thủ
tướng Chính phủ đã có quyết định số 172/QĐ –TTg ngày 24/3/97 cho phép ngành
cà phê Việt Nam vay quỹ phát triển Pháp (CFD) 42 triệu USD.
Ở tỉnh Nghệ An, những hộ trồng cà phê chè Cotimor được hỗ trợ 100% giá trị
bầu giống. Ngoài ra ngân sách tỉnh còn hỗ trợ 50% lãi suất vay cho việc đầu tư thủy
lợi tưới tiêu trong vào 2 năm đầu. Bên cạnh đó ngành nông nghiệp tỉnh còn cho
13
những hộ trồng cà phê chè vay 600kg phân NPK và 700 kg phân đạm hữu cơ không
tính lãi để chăm sóc cây cà phê chè trong hai năm đầu. Điều này đã tạo điều kiện rất
tốt cho người trồng cà phê của tỉnh yên tâm mạnh dạn trồng cây cà phê. Còn ở
Thanh Hóa đầu tư 100 tỷ đồng cho việc phát triển cây cà phê chè. Mỗi hộ trồng cà
phê được Nhà nước cho vay 35 triệu đồng/1ha chủ yếu cho cho phân bón và giống.
Với sự hỗ trợ này cả tỉnh đã trồng được khoảng 3000 ha cà phê chè. Tuy nhiên do
điều kiện cũng như kỹ thuật chăm sóc không tốt cộng với cây cà phê chè là loại cây
khó tính hay bị sâu bệnh nên cả tỉnh đã mất hơn 2000 ha cây cà phê trong thời gian
qua. Hiện nay chỉ còn khoảng 500 ha cây cà phê chè trên toàn tỉnh, diện tích cà phê
còn lại này cũng gặp nhiều khó khăn nếu không có biện pháp hỗ trợ kịp thời của các
cơ quan chức năng.
Với những sự hỗ trợ đó diện tích cà phê chè của của chúng ta đã tăng lên qua các
năm. Trong giai đoạn 1 toàn ngành cà phê đã trồng được khoảng 40.000 ha cà phê

chè chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên do chưa được đầu tư đến nơi và đây là
loại cây rất khó chăm sóc nên đến nay diện tích cà phê chè của Việt Nam chỉ còn
khoảng 14.000 ha với sản lượng là 6.000- 7.000 tấn/năm. Việc hỗ trợ cho đầu tư
vào phát triển cà phê chè cũng như là một sự hỗ trợ cho việc xuất khẩu cà phê của
Việt Nam vào Trung Quốc. Bởi vì như chúng ta đã thấy thì người dân Mỹ chủ yếu
có nhu cầu về loại cà phê chè (70%), mặt khác trong những năm qua tỷ lệ cà phê
chè của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc cao hơn bất kỳ một thị trường nào
(tới 20%).
Về nguồn đầu tư thì có thể chia ra làm hai loại như sau. Về phía doanh nghiệp
Nhà nước thì nguồn tài chính đầu tư cho sản xuất và chế biến được vay từ quỹ hỗ
trợ phát triển và từ nguồn tài chính trung và dài hạn của ngân hàng.
Khoản này chiếm tới hơn 80% trong tổng nguồn vốn mà các doanh nghiệp Nhà
nước đầu tư cho sản xuất chế biến (bao gồm thu hái và bảo quản). Ngoài ra còn có
nguồn đầu tư từ ngân sách Nhà nước cũng như các nguồn tài trợ và đầu tư từ nước
ngoài. Đối với các hộ nông dân trồng cà phê và chế biến thủ công tại nhà thì nguồn
vốn của họ là vốn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn từ quỹ tín dụng, vốn vay của nhau
14
và vốn do người thân ở nước ngoài gửi về. Ở Đăk Lăk trong tổng diện tích cà phê
toàn tỉnh thì có tới 90% là nằm trong tay những hộ nông dân mà những hộ nông dân
này họ bí mật về nguồn cũng như số vốn đầu tư của mình.
Trong khi đó Đăk Lăk lại chiếm tới 2/3 sản lượng cà phê của cả nước nên chúng
ta không thể có đủ mẫu để tiến hành điều tra thống kê. Do đó về khoản đầu tư của
những hộ nông dân chúng ta không thể có số liệu thống kê được ít nhất là cho đến
thời điểm này.
Ngoài ra, những năm qua Chính phủ cũng có nhiều quan tâm trong việc xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho xuất khẩu cà phê. Tháng 9/2003 Chính phủ đã cho
phép xây dựng chợ giao dịch cà phê tại thành phố Buôn Ma Thuật với tổng số vốn
32 tỷ đồng. Bên cạnh đó Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam còn có dự án xây dựng
trung tâm mua bán cà phê của Việt Nam với số vốn đầu tư lên tới 56 tỷ đồng sắp
được triển khai trong năm 2005. Việc này đã giúp cho các doanh nghiệp kinh doanh

cà phê xuất khẩu có điều kiện thu mua cà phê từ người trồng cà phê, tạo ra được
một kênh phân phối tốt cho việc thúc đẩy xuất khẩu cà phê.
1.3.3 Chính sách thuế
Với cà phê nhân xuất khẩu thì không chịu thuế xuất khẩu tức thuế xuất khẩu của
cà phê là 0%, mặt khác cũng như các mặt hàng xuất khẩu khác thì cà phê xuất khẩu
cũng không phải chịu thuế giá trị gia tăng, nên khi xuất khẩu các doanh nghiệp xuất
khẩu cà phê được hoàn thuế. Còn về phía Trung Quốc, thì thuế nhập khẩu đối với
cà phê nhân là 0%, hơn Việt Nam và Trung Quốc đã ký hiệp định thương mại song
phương nên cũng tạo điều kiện thuận lợi nhất định cho xuất khẩu cà phê vào thị
trường này.
Bảng 1.5: Thuế suất nhập khẩu một số sản phẩm nông lâm sản của Việt
Nam vào thị trường Trung Quốc.
Sản phẩm Thuế phổ thông Thuế MFN
Gạo 35% 12,2%
Cà phê nhân 0% 0%
15
Cao su thiên nhiên 0 - 35% 0%
Hạt điều 0,9% 0%
Rau quả 20,8% 5,4%
Dứa hộp 25% 0,35 cent/kg
Chè 0% 0%
Sản phẩm gỗ các loại 40 – 50% 0 -12%
Nguồn: Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Như vậy cà phê nhân xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc cả
trước và sau khi có hiệp định đều có thuế suất bằng 0%. Nguyên nhân là do Trung
Quốc là nước có nhu cầu tiêu thụ cà phê ít nhất thế giới cả cho nhu cầu rang xay và
tiêu thụ cuối cùng mà trong nước lại không sản xuất nên việc họ áp dụng mức thuế
xuất bằng 0% cũng như có ít rào cản thương mại khác với cà phê nhân nhập khẩu là
để nhằm khuyến khích nhập khẩu cà phê để khai thác lợI thế từ nhập khẩu cho sản
xuất, chế biến cà phê trong nước. Đây chính là một điều kiện thuận lợi cho ngành cà

phê Việt Nam. Cà phê xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc không
phải chịu bất cứ một khoản thuế nào liên quan đến xuất nhập khẩu. Nhưng theo quy
định của Chính phủ thì sẽ có phần phụ thu đối với xuất khẩu cà phê đó là: khí giá
xuất khẩu cà phê là 3800USD/tấn thì phải nộp phần phụ thu là 20% giá, khi giá
xuất khẩu thấp hơn 3000USD/tấn thì phần phụ thu sẽ giảm dần và khi giá xuất khẩu
dưới 1000USD/tấn thì Nhà nước sẽ bỏ phần phụ thu. Như vậy với giá xuất khẩu
trong những năm qua của cà phê Việt Nam sang thị trường Trung Quốc với mức giá
trung bình từ 300 – 750 USD/tấn thì cà phê Việt Nam xuât khẩu sang thị trường
Trung Quốc không phải nộp phần phụ thu và các khoản thuế xuẩt nhập khẩu khác.
Ngoài ra với quyết định số 908/2001/QĐ –TTg của Thủ tướng Chính phủ và Nghị
định 79/2002/NĐ – TTg đã quy định chi tiết về thi hành luật thuế Giá trị gia tăng
trong đó quy định tỷ lệ khấu trừ đầu vào 1% đối với hàng mua có hóa đơn Giá trị
gia tăng là nông, lâm, thủy hải sản chưa qua chế biến, trong đó có cà phê nhân.
16
Chính nhờ sự hỗ trợ và chính sách này mà khối lượng xuất khẩu cà phê của Việt
Nam sang thị trường Trung Quốc trong thời gian qua có xu hướng tăng lên. Tuy
nhiên do cà phê xuất khẩu của chúng ta chủ yếu là loại cà phê robusta (cà phê vối)
lại có chất lượng không cao nên giá thấp vì vậy mà kim ngạch xuất khẩu còn kiếm
tốn và có xu hướng giảm trong những năm qua.
1.3.4 Chính sách bảo hiểm rủi ro
Để giúp cho người sản xuất ché biến và kinh doanh xuất khẩu cà phê tránh gặp
phải những rủi ro. Nhà nước đã có chính sách bảo hiểm rủi ro đối với các doanh
nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê, mà đơn vị tham gia bảo hiểm cho cá doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê là Ngân hang TECHOMBANK. Bảo hiểm cho rủi ro tỷ giá
với mức phí quyền lựa chọn trong giao dịch tỷ giá loại kỳ hạn lần lượt là: 1 tháng
1,3%; 2 tháng là 2,2%; 3 tháng là 2,8%.
Ngoài ra các doanh nghiệp khi tham gia mua bán cà phê trên thị trường kỳ hạn
còn được bảo hiểm, khi mức giá trong tương lãi thấp quá so với mức giá mua ở hiện
tại thì doanh nghiệp có quyền không thực hiện hợp đồng mà chỉ phải chịu phí bảo
hiểm với Ngân hàng còn giá lên cao thì doanh nghiệp thực hiện hợp đồng và bán lại

để kiếm lời. Như vậy thì doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được rủi ro. Chính nhờ việc
này cùng với sự đầu tư của Nhà nước mà ở đây là tỉnh Đăk Lăk mà hiện nay ở Việt
Nam đã có 6 doanh nghiệp tham gia vào thị trường kỳ hạn này. Điều đó không
những giúp cho các doanh nghiệp tăng cường đẩy mạnh xuất khẩu cà phê mà còn
giúp cho họ hoạt động có hiệu quả hơn.
1.3.5 Chính sách hỗ trợ khác
Liên tục trong những năm qua từ năm 2002 đến nay cà phê luôn năm trong danh
mục những mặt hàng được hỗ trợ về xúc tiến thương mại trọng điểm của quốc gia.
Thể hiện là ngày 2/4/2004 cục xúc tiến thương mại đã có công văn 44110/XTTM -
HCTH thành lập trung tâm giới thiệu sản phâm tại Trung Quốc và đã thông báo cho
ngành cà phê biết để tham gia.
Ngoài ra hàng năm quỹ thưởng thành tích xuất khẩu cũng đã thưởng cho các
doanh nghiệp xuất khẩu cà phê, năm 2001 số tiền thưởng dành cho các doanh
17
nghiệp xuất khẩu cà phê là 77 tỷ đồng. Năm 2002 thì mức thưởng cho các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê là 300đ/1USD vượt kim ngạch xuất khẩu, năm 2003 thì
quy định những doanh nghiệp xuất khẩu vượt trên 500.00 USD thì được thưởng
thành tích xuất khẩu. Trong đó Nhà máy chế biến cà phê Biên Hòa của Tổng công
ty Cà phê Việt Nam được Bộ thương mại thưởng về thành tích xuất khẩu sản phẩm
mới là cà phê chế biến, mà thị trường lớn của Nhà máy là Trung Quốc.
Chính nhờ có các chính sách hỗ trợ này đã khích lệ rất lớn cho các doanh
nghiệp xuất khẩu cà phê không những giúp cho các doanh nghiệp có thêm nguồn tài
chính để đầu tư vào thị trường xuất khẩu, vào đầu tư. Đặc biệt là với những doanh
nghiệp có sản phẩm xuất khẩu mới và thị trường mới thì những khoản hỗ trợ thông
qua thưởng xuất khẩu sẽ giúp cho các doanh nghiệp mạnh dạn hơn trong việc đầu tư
vào sản phẩm mới và thị trường mới, nâng cao hiệu quả cà phê xuất khẩu Việt
Nam.
1.4 Đánh giá chung về xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc.
1.4.1 Ưu điểm

- Cà phê Việt Nam có hương vị đặc thù với giá rẻ hơn so với cà phê cùng loại
của các nước. Bên cạnh đó cà phê Việt Nam được các nhà rang xay trên thế giới
đánh giá cao là dễ chế biến, đặc biệt là chế biến cà phê dùng ngay.
- Là mặt hàng xuất khẩu chiến lược nên được Nhà nước ưu đãi thông qua các
chính sách về tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu, xúc tiến thương mại cũng như
các hỗ trợ khác trong nghiên cứu và phát triển.
- Nhu cầu cà phê thế giới là không ngừng tăng lên, đặc biệt là sự thay đổi tập
quán và thói quen tiêu dùng của người Á Đông trong đó phải kể đến người tiêu
dùng Nhật Bản và Trung Quốc, hai quốc gia gần với chúng ta và có thị trường rộng
lớn. Bên cạnh đó nhu cầu tiêu dùng cà phê của Châu Âu và Bắc Mỹ cũng không
ngừng tăng.
18
Việc hai nước ký hiệp định thương mại song phương (7/2000) là một lợi thế cho
việc xuất khẩu cà phê Việt Nam đặc biệt là vào thị trường chiếm thị phần cà phê thế
giới nhỏ nhưng đầy tiềm năng như Trung Quốc.
Trong năm 2010, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đạt hơn 1.2 triệu tấn với giá
trị ước đạt 1.85 tỷ USD. Hiện nay, cà phê Việt Nam đã có mặt tại 75 quốc gia trên
thế giới, thị phần đạt 12% sản lượng thế giới (số liệu năm 2010, nguồn ICO).
Với thế mạnh về sản xuất cà phê Robusta, và tốc độ tăng trưởng mạnh hai con số
của dòng sản phẩm cà phê hòa tan, ngành cà phê được kỳ vọng sẽ đóng góp 3 tỷ
USD xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2011.
1.4.2 Hạn chế, tồn tại
1.4.2.1 Từ phía Việt Nam
- Chất lượng cà phê xuất khẩu của chúng ta thấp và không đồng đều, đây là một
bất lợi lớn của cà phê xuất khẩu Vịêt Nam. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến
cho cà phê xuất khẩu Việt Nam thấp và có sự chênh lệch lớn với giá cà phê thế giới
và với Indonesia.
- Tình trạng cung vượt quá cầu trên thị trường cà phê thế giới trong những năm
qua cũng làm cho cà phê xuất khẩu Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn.
- Thể thức mua bán phức tạp của chúng ta cũng góp phần tạo nên bất lợi cho cà

phê Việt Nam. Việc các nhà nhập khẩu than phiền về cách thức mua cà phê của họ
ở Việt Nam tốn thời gian. Họ phải đến tận nhà xuất khẩu để đàm phán xem xét chất
lượng cũng như các cam kết thời hạn, quá tốn kém thời gian. Trong khi với cách
thức mua bán trên các sở giao dịch thì họ chỉ mất vài giờ.
Theo thống kê của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam (Vicofa), cả nước hiện
có khoảng 150 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cà phê với tổng sản lượng 1-1,2
triệu tấn/năm. Tất nhiên lớn mà mạnh thì chẳng nói làm gì, vấn đề ở chỗ các ngành
chức năng thừa nhận căn bệnh lâu nay của thị trường cà phê là mạnh ai nấy làm,
dẫn đến tình trạng tranh mua tranh bán, ảnh hướng không tốt đến danh tiếng của
ngành cà phê Việt Nam. Điều đáng chú ý là trong số 150 doanh nghiệp xuất khẩu ấy
chỉ có 30% doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, còn lại thua lỗ triền miên. Đó là chưa
nói đến một nhược điểm lớn của ngành cà phê Việt Nam là tình trạng xuất khẩu thô,
19
sản xuất manh mún, nhỏ lẻ: chỉ có 10% sản xuất tập trung, 90% sản xuất cá thể, ảnh
hưởng đến việc đầu tư, quản lý nâng cao chất lượng cà phê. Với những con số ấy,
dễ hiểu khi trong chiến lược phát triển 15 -20 năm tới, ngành cà phê đã kiến nghị
với Chính phủ nên đẩy mạnh và hỗ trợ đầu tư vào chế biến, cố gắng đưa cà phê chế
biến chiếm 20-25% lượng cà phê xuất khẩu.
1.4.2.2 Từ phía Trung Quốc
Khi xuất khẩu sang Trung Quốc, đa số các doanh nghiệp Việt Nam đều lựa chọn
hình thức xuất khẩu biên mậu. Và chính sự lựa chọn này đã tiềm ẩn không ít rủi ro.
Tại cuộc họp về tình hình xuất nhập khẩu mới đây ở Bộ Công Thương, ông
Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội thủy sản Việt Nam đã bày tỏ, chỉ cần hạn chế
nhập siêu từ Trung Quốc là Việt Nam có thể khắc phục được nhập siêu tổng thể cả
nước. Nhưng, phía Trung Quốc luôn áp dụng những chính sách biên mậu đặc biệt,
khiến cho doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt, dễ rơi vào tình huống bị ép giá!
Không chỉ riêng ngành cà phê, có thể nói rằng, hầu hết các doanh nghiệp Việt
Nam xuất khẩu sang Trung Quốc theo con đường này, đều luôn thấp thỏm, âu lo vì
không thể nắm bắt, xoay xở nổi với các chính sách của đối tác!
Ví dụ điển hình do thiếu thông tin dẫn tới tình trạng hàng ách tắc dọc biên giới

đã diễn ra triền miên. Hàng trăm xe dưa hấu chở từ miền Trung, miền Nam ra cửa
khẩu Tân Thanh rồi lại phải đổ đi tái diễn thường xuyên khiến doanh nghiệp trong
nước thiệt hại cả trăm triệu đồng.
Với những đối tác lần đầu tiếp xúc, doanh nghiệp cần đề nghị cung cấp giấy
phép kinh doanh do Cục Quản lý hành chính công thương tại tỉnh, thành phố của
Trung Quốc nơi doanh nghiệp đó có trụ sở. Nếu doanh nghiệp xác định làm ăn lâu
dài thì nên cử người sang thẩm định văn phòng, hệ thống nhà xưởng của đối tác
Tuy nhiên, trong thực tế có nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã làm như vậy nhưng
20
vẫn bị lừa do phía đối tác Trung Quốc thuê mượn lại văn phòng, cơ sở vật chất của
doanh nghiệp khác nhằm qua mặt nhà xuất khẩu Việt Nam.
Ngoài ra, khi xuất khẩu tại thị trường Trung Quốc, doanh nghiệp không nên sử
dụng các mẫu hợp đồng của phía đối tác vì các điều khoản chế tài thường có lợi cho
phía họ. Trong hợp đồng thương mại, doanh nghiệp cần ghi rõ trường hợp có tranh
chấp thì trọng tài phân xử sẽ của Việt Nam hoặc một nước thứ ba vì việc xét xử
tranh chấp thương mại theo cơ quan trọng tài Trung Quốc thường rất tốn kém, phức
tạp về thủ tục và ngôn ngữ.
1.4.3 Nguyên nhân của hạn chế, tồn tại
- Nguyên nhân là do chất lượng cà phê nhân của Việt Nam không cao, không ổn
định, và việc xuất khẩu phụ thuộc rất nhiều vào các khách hàng. Ngoài ra, các sản
phẩm cà phê chế biến cũng chưa phát triển mạnh, chưa đáp ứng được yêu cầu của
thị trường
Hiện nay quá trình sơ chế cà phê vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Người
trồng cà phê vẫn chưa thu hái cà phê đúng thời điểm, quá trình sơ chế vẫn chủ yếu
thực hiện theo phương pháp khô, phương pháp mà chất lượng của hạt cà phê không
đồng đều (do quá trình thu hái theo kiểu tuốt cành). Đó là một trong những hạn chế
rất lớn để đảm bảo chất lượng của cà phê.
- Chúng ta chủ yếu xuất nguyên liệu thô cho thế giới, còn quá trình chế biến để
tạo nên những sản phẩm cà phê có giá trị thương phẩm cao vẫn chưa được phát
triển xứng với tiềm năng

- Bị cạnh tranh gay gắt bởi các nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới và có ưu
thế về địa lý so với Việt Nam như Mêhico, Braxin, Colombia.
- Công nghệ chế biến cà phê của Việt Nam chủ yếu là bằng phương pháp thủ
công lạc hậu và phân tán. Phương pháp chế biến chủ yếu của cà phê xuất khẩu Việt
Nam là phương pháp khô có chất lượng không cao.
- Phương thức mua bán cà phê xuất khẩu ở Việt Nam còn quá phức tạp cho các
nhà nhập khẩu cà phê trên thế giới nói chung và của Trung Quốc nói riêng so với
việc họ mua trên các sàn giao dịch như London hay NewYork.
21
- Các doanh nghiệp Việt Nam cũng nói riêng cũng như của ngành cà phê Việt
Nam nói chung chưa có được một thương hiệu mạnh.
- Các dịch vụ xúc tiến xuất khẩu kém, chất lượng lại không cao, trong khi đây
lại là một vũ khí cạnh tranh hiệu quả đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.
22
CHƯƠNG II: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG TRUNG
QUỐC ĐẾN NĂM 2015
2.1 Thuận lợi, khó khăn đối với Việt Nam khi xuất khẩu cà phê sang thị
trường Trung Quốc
Cũng theo Bộ Công Thương, nước ta đang được hưởng một số ưu đãi thuế quan
trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do như AFTA với Trung Quốc, Ấn Độ, New
Zealand, Hàn Quốc, Nhật Bản và đang đàm phán với EU và Mỹ. Nhưng các doanh
nghiệp Việt Nam chưa tận dụng hết cơ hội này nên tỷ lệ xuất khẩu được hưởng các
ưu đãi còn thấp. Điều này xuất phát từ việc các doanh nghiệp chưa cập nhật được
thông tin về các ưu đãi trên cũng như chưa quen với các thủ tục cần thiết để được
nhận ưu đãi. Ngoài ra, tỷ lệ sử dụng ưu đãi của các doanh nghiệp các nước khác
trong ASEAN cao hơn so với Việt Nam. Như vậy, các doanh nghiệp Việt Nam đã
bỏ lỡ cơ hội tăng cường xuất khẩu do thiếu thông tin và năng lực thực hiện các yêu
cầu được đề ra để được nhận ưu đãi.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng xuất khẩu của Việt Nam mới chỉ tận dụng được

lợi thế so sánh tĩnh về lao động và tài nguyên. Kết quả là tỷ trọng xuất khẩu chủ yếu
gồm những ngành hàng sử dụng lao động với giá trị gia tăng thấp, nhất là các mặt
hàng nông nghiệp và tài nguyên khoáng sản. Tỷ trọng các mặt hàng sử dụng công
nghệ hiện đại thấp hơn so với Trung Quốc và các nước ASEAN. Trong bối cảnh
Chính phủ đang đặt ra nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, thay đổi mô hình tăng
trưởng theo hướng nâng cao chất lượng tăng trưởng, nước ta phải cải thiện cơ cấu
xuất khẩu bằng cách đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng sử dụng công nghệ hiện đại
trên cơ sở đổi mới công nghệ.
Thời gian tới, nếu xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia và vùng lãnh thổ châu
Á, Việt Nam sẽ tận dụng được lợi thế về khoảng cách địa lý và nhiều nét tương
đồng về văn hóa. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận và mở rộng
thị trường. Ngoài ra, để cải thiện cơ cấu xuất khẩu, người ta không thể không tính
23
đến vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vì hiện tại khu vực
này chiếm hơn 50% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và là kênh quan trọng kết
nối kinh tế trong nước với nền kinh tế toàn cầu. Do đó, việc định hướng xuất khẩu
mang công nghệ tiên tiến vào Việt Nam cần phải có chính sách thu hút các doanh
nghiệp FDI có chất lượng.
2.2 Phương hướng mục tiêu xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường
Trung Quốc
Hiện nay, Việt Nam đang có lợi thế cả về sản lượng, chất lượng và địa lý để xuất
khẩu cà phê sang thị trường Trung Quốc. Về chất lượng, cà phê Việt Nam ngày
càng đáp ứng được những tiêu chuẩn và yêu cầu khắt khe hơn từ các thị trường
nhập khẩu. Giá thành sản phẩm cạnh tranh so với các nước trong khu vực, cho nên
xuất khẩu cà phê của Việt Nam hiện đang chiếm thị phần đáng kể tại Trung Quốc.
Tùy theo loại cà phê sẽ có thị trường hiện hữu và tiềm năng khác nhau. Tuy
nhiên phải khẳng định rằng các thị trường vô tận như: EU, Nga, Mỹ, Trung Quốc
luôn cần nguồn cà phê của Việt Nam với số lượng lớn và đa dạng. Vậy, vấn đề còn
lại là giá bán và chất lượng ổn định.
2.3 Quan điểm đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung

Quốc
Ưu đãi đối với những mặt hàng xuất khẩu mới, thị trường mới kim ngạch và sản
lượng gia tăng
Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp để thúc đẩy xuất khẩu.
Hỗ trợ xuất khẩu cà phê phải đảm bảo sự phù hợp chặt chẽ về cơ chế khuyến
khích, sự kết hợp “bốn nhà”
2.4 Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Trung
Quốc
2.4.1 Đối với Nhà nước
2.4.1.1 Tăng cường hợp tác Quốc tế giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc
Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, Trung Quốc đang tăng cường xây dựng kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa;
24
cả hai Đảng đều đang lãnh đạo đất nước của mình theo phương châm chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế.
Đây là những phương hướng lớn của hai Đảng, được hình thành và phát triển
trong quá rình đổi mới, cải cách, mở cửa ở hai nước.
Vấn đề đặt ra là văn hóa sẽ phát triển như thế nào trong điều kiện ấy. Trong đổi
mới của Việt Nam, cải cách, mở cửa của Trung Quốc, hai Đảng đã có những chủ
trương, chính sách phù hợp, trên thực tế đã thu hút được những thành tựu trong lĩnh
vực xây dựng và phát triển văn hóa, nhưng cũng còn những khuyết điểm, hạn chế.
Việt Nam đã có những kinh nghiệm bước đầu, nhưng cũng còn lúng túng về xây
dựng văn hóa trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Chính vì thế,
chủ đề của hội thảo lần này rất quan trọng, thiết thực, bổ ích và thu hút sự quan tâm
của hai Đảng.
2.4.1.2 Đa dạng hóa mặt hàng cà phê xuất khẩu
Khủng hoảng tài chính của Trung Quốc có thể làm cho xuất khẩu của Việt Nam
vào Trung Quốc giảm mạnh vì nguyên nhân chủ yếu là do hàng xuất khẩu của Việt
Nam một phần lớn vẫn là các loại hàng thô, trong khi giá các nguyên liệu thô trên
thị trường thế giới đang giảm, kể cả khi không có khủng hoảng ở Trung Quốc , và

sự eo hẹp của thị trường tài chính dẫn đến eo hẹp thị trường nhập khẩu hàng hóa,
nhu cầu về hàng xuất khẩu của Việt Nam giảm đi.
Không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia ở Châu á còn phải chịu những tác
động sâu xa hơn từ việc thị trường xuất khẩu lớn nhất bị suy thoái. Trung Quốc là
một nền kinh tế 70% tiêu dùng. Một khi mà người tiêu dùng Trung Quốc thắt chặt
hầu bao, không còn vung tiền chi tiêu mua sắm ôtô, tivi, tủ lạnh, thực phẩm thì
các nền kinh tế dựa chủ yếu vào nguồn lợi từ xuất khẩu chắc chắn sẽ gặp rất nhiều
khó khăn.
Dự báo, xuất khẩu trong thời gian tới sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Với tình hình
kinh tế Mỹ khủng hoảng và tác động tới nhiều nước khác, nhu cầu nhập khẩu trên
thế giới sẽ thu hẹp. Ngoài ra, kinh tế toàn cầu suy thoái nên giá cả cũng có xu
hướng giảm dẫn tới tăng trưởng xuất khẩu cũng bị giảm. Như vậy, cần phải hiểu
25

×