Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

Đầu tư phát triển huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2011 Thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.62 KB, 61 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LÂM THAO, 6
TỈNH PHÚ THỌ 6
1.1. Điều kiện tự nhiên 6
1.1.2. Khí hậu và thuỷ văn 7
1.1.3. Tài nguyên 8
1.2.1. Dân số và lao động 10
Nguồn: TT Dân số huyện
Lâm Thao 11
2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao 14
14
2.1.2. Mục tiêu phát triển xã hội 15
3.1. Quan điển phát triển kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao 36
3.2. Mục thiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 37
3.2.1. Mục tiêu tổng quát 37
37
3.2.2. Mục tiêu cụ thể 38
3.2.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế 38
3.2.2.3. Mục tiêu môi trường 38
3. 3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020 38
3.3.2.1. Mạng lưới giao thông 42
3.3.2.2. Hệ thống thông tin truyền thông 42
3.4.1.1. Nhu cầu đầu tư và cân đối vốn 45
3.4.1.2. Các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư 47
3.4.3.4. Giải pháp quản lý nhà nước và cải cách hành chính 54
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CN&XD Công nghiệp và xây dựng
GTSX Giá trị sản xuất
Giá SS Giá so sánh
Giá TT Giá thực tế


NN Nhà nước
NL-TS Nông, lâm, thủy sản
UBND Ủy ban nhân dân
TC-KH Tài chính kế hoạch
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LÂM THAO, 6
TỈNH PHÚ THỌ 6
1.1. Điều kiện tự nhiên 6
1.1.1.1. Khái quát 6
1.1.1.2. Vị trí, địa giới 6
1.1.1.3. Địa hình 7
1.1.2. Khí hậu và thuỷ văn 7
1.1.3. Tài nguyên 8
1.1.3.1. Tài nguyên đất 8
1.1.3.2. Khoáng sản 9
1.1.3.3. Tài nguyên nước 10
1.1.3.4. Cảnh quan môi trường 10
1.2.1. Dân số và lao động 10
Nguồn: TT Dân số huyện
Lâm Thao 11
* Cơ cấu kinh tế 12
Nguồn: Phòng Thống kê Lâm Thao và Cục Thống kê Phú
Thọ 12
2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao 14
14
2.1.2. Mục tiêu phát triển xã hội 15
* Giao thông bộ, đường sắt 22
* Giao thông thủy 23
* Giao thông tĩnh và các tuyến vận tải 23

Trên địa bàn Lâm Thao chưa có những bến xe, bãi đỗ được quy hoạch bài
bản, chủ yếu mới chỉ là những bãi đất trống làm bãi, bến đỗ xe tạm
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
thời. Về các tuyến vận tải, điển hình nhất là tuyến Lâm Thao - Hà
Nội với tần suất cao, hàng trăm chuyến/tháng. Qua Lâm Thao có
nhiều tuyến khác như, Việt Trì - Thanh Sơn, Việt Trì - Sơn La và
các tuyến đi Yên lập, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Hạ Hòa 23
Sự tăng trưởng và cơ cấu ngành công nghiệp và xây dựng 32
Tình hình phát triển ngành công nghiệp 33
3.1. Quan điển phát triển kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao 36
3.2. Mục thiêu phát triển kinh tế- xã hội đến năm 2020 37
3.2.1. Mục tiêu tổng quát 37
37
3.2.2. Mục tiêu cụ thể 38
3.2.2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế 38
3.2.2.3. Mục tiêu môi trường 38
3. 3. Định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực đến năm 2020 38
3.3.2.1. Mạng lưới giao thông 42
3.3.2.2. Hệ thống thông tin truyền thông 42
3.4.1.1. Nhu cầu đầu tư và cân đối vốn 45
3.4.1.2. Các giải pháp huy động nguồn vốn đầu tư 47
3.4.1.2.1. Vốn ngân sách 47
3.4.1.2.2. Thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp và vốn trong dân 47
3.4.1.2.3. Tăng cường các nguồn vốn tín dụng và các nguồn vốn khác 48
3.4.1.2.4. Khai thác các nguồn vốn liên doanh, liên kết và vốn vay từ bên
ngoài, đặc biệt là từ các tổ chức tiền tệ và của các nhà đầu tư quốc
tế 48
* Đối với nông, lâm nghiệp và thủy sản 53
* Đối với công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng 53
* Đối với các ngành dịch vụ 54

3.4.3.4. Giải pháp quản lý nhà nước và cải cách hành chính 54
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
4
LỜI MỞ ĐẦU
Huyện Lâm Thao nằm ở phía Đông của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp thị xã Phú
Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội),
phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông.
Lâm Thao là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, có ruộng
đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Sát di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng cùng mạng
lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà
Nội, Lâm Thao nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì - Bãi
Bằng - Lâm Thao) đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển
kinh tế - xã hội.
Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá cao; các
lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ; an
toàn xã hội, an ninh chính trị được giữ vững, đời sống vật chất, tinh thần của
người dân từng bước được cải thiện.
Để đạt được những thành tựu ấy, có sự đóng góp rất lớn của các hoạt động đầu
tư phát triển kinh tế - xã hội của huyện. Nhằm xem xét và đánh giá các hoạt động đầu
tư đó, tác giả đã nghiên cứu và viết đề tài “ Đầu tư phát triển huyện Lâm Thao,
tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006- 2011: Thực trạng và giải pháp”
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HUYỆN LÂM THAO,
TỈNH PHÚ THỌ
1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình
1.1.1.1. Khái quát
Lâm Thao là huyện thuộc tỉnh Phú Thọ từ năm 1945; đến năm 1977, theo
Quyết định số 178/CP ngày 5-7-1977 của Hội đồng Chính phủ, huyện Lâm Thao sáp

nhập với huyện Phù Ninh thành huyện Phong Châu. Đến năm 1999, huyện Lâm Thao
lại được tách ra theo Nghị định số 59/1999/NĐ-CP ngày 24/7/1999 của Chính phủ.
Theo đó, Lâm Thao có 12.534 ha diện tích tự nhiên và 122.038 nhân khẩu, gồm 17
đơn vị hành chính.
Tiếp đó, theo Nghị định số 32/2003/NĐ-CP, ngày 01/04/2003 của Chính phủ
về việc điều chỉnh địa giới hành chính mở rộng thị xã Phú Thọ, xã Hà Thạch của Lâm
Thao được chuyển về thị xã Phú Thọ.
Đến năm 2006, theo Nghị định số 133/2006/NĐ-CP ngày 10/11/2006 của
Chính phủ, 3 xã: Hy Cương, Chu Hóa và Thanh Đình được chuyển về thành phố Việt
Trì.
Đến nay, huyện Lâm Thao có diện tích 9769,11 ha, với dân số 99.700 người và
gồm 14 đơn vị hành chính, trong đó có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã
(Xuân Huy, Thạc Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên,
Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng, Cao Xá)
1.1.1.2. Vị trí, địa giới
Huyện Lâm Thao có tọa độ địa lý trong khoảng 21
0
15
’ -
21
0
24

độ vĩ Bắc và
105
0
14

- 105
0

21’ độ kinh Đông, cách trung tâm thành phố Việt Trì khoảng 10 km về
phía Tây; phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành
phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông.
Trung tâm huyện là thị trấn Lâm Thao.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
6
Lâm Thao là huyện đồng bằng của Phú Thọ, cửa ngõ giữa miền núi với đồng
bằng, đồng thời là cửa ngõ quan trọng giữa thành phố Việt Trì với các tỉnh phía Bắc
do có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy khá phát triển. Trên
địa bàn có tuyến Quốc lộ 32C, nối thông giữa Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A đi dọc sông
Thao theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái. Ngoài ra, có 5 tuyến đường tỉnh 320, 324,
324B, 324C và 325B. Từ đây, có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như
Tam Nông, Thanh Sơn, Phù Ninh, Cẩm Khê, thị xã Phú Thọ và thành phố Việt Trì;
giao thương với các tỉnh lân cận. Với vị trí địa lý đó, Lâm Thao là đầu mối giao lưu
quan trọng và có nhiều tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hóa giữa
các khu vực…
1.1.1.3. Địa hình
Lâm Thao có địa hình khá đa dạng, có đồi núi, đồng ruộng của một số xã miền
núi, có những cánh đồng bát ngát của những xã đồng bằng. Nhìn chung địa hình thấp,
độ cao trung bình chỉ 30-40 mét so với mặt biển; địa hình thấp dần từ Bắc xuống
Nam, từ Tây sang Đông. Loại đất dốc của Lâm Thao chủ yếu là dưới 3
0
, được phân
bố ở tất cả các xã và thị trấn, nhưng tập trung nhiều nhất ở các xã miền núi Tiên Kiên,
Xuân Lũng và thị trấn Hùng Sơn. Tuy nhiên, về cơ bản, Lâm Thao vẫn là huyện đồng
bằng, có địa hình thấp, đa dạng thuận lợi trong việc bố trí quy hoạch sản xuất nông
nghiệp cũng như bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.
1.1.2. Khí hậu và thuỷ văn
Lâm Thao thuộc vùng đồng bằng và trung du của tỉnh Phú Thọ, bị ảnh hưởng
bởi khí hậu nhiệt đới nóng ẩm chung của vùng với 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 4

đến tháng 10 với nền nhiệt độ cao, mưa nhiều và hướng gió chủ yếu là gió Đông
Nam. Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 có nền nhiệt trung bình là 19
0
C và lượng mưa
là 66,2mm. Nhiệt độ trung bình năm là 23
0
C; số giờ nắng trung bình là 135giờ/tháng.
Lượng mưa trung bình năm là 1.720mm, trung bình tháng 143mm; độ ẩm trung bình
năm là 85%. Đây là yếu tố thích hợp cho việc bố trí cơ cấu cây trồng ngắn ngày
tương đối đa dạng, đặc biệt đối với một số rau màu thực phẩm ưa nền nhiệt thấp và
các loại cây ăn quả nhiệt đới. Tuy nhiên, lượng bốc hơi hàng năm cao, hạn về mùa
khô, thỉnh thoảng có lốc xoáy kèm theo mưa lớn ảnh hưởng ít nhiều đến sản xuất và
đời sống.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
7
Chế độ thuỷ văn của các sông, ngòi ở Lâm Thao phụ thuộc chủ yếu vào
chế độ thủy văn của sông Hồng. Hàng năm vẫn có lũ vào mùa mưa, sớm muộn
dao động trong vòng một tháng. Mùa khô, nước sông ngòi cạn kiệt ảnh hưởng tới
nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và giao thông thủy.
1.1.3. Tài nguyên
1.1.3.1. Tài nguyên đất
Tính đến ngày 01/01/2010, tổng diện tích tự nhiên của Lâm Thao là
9.769,11ha, trong đó có 5.886,02 ha đất nông nghiệp (chiếm 60,25%); có 3.691,11 ha
đất phi nông nghiệp (chiếm 37,78 %) và 191,98 ha đất chưa sử dụng (chiếm 1,97%)
tổng diện tích tự nhiên của huyện.
Đất đai của Lâm Thao được chia thành hai nhóm có nguồn gốc phát sinh khác
nhau đó là nhóm đất đồng bằng, thung lũng và nhóm đất đồi gò. Nhóm đất đồng
bằng, thung lũng chiếm 93,06 % tổng diện tích, được chia thành 5 loại đất: Đất cát
chua; đất thung lũng và đất phù sa xen giữa đồi núi; đất phù sa chua; đất có tầng sét
loang lổ và đất phù sa trung tính ít chua. Nhóm đất này đa dạng, thích hợp với nhiều

loại cây trồng khác nhau, đòi hỏi phải có những biện pháp canh tác phù hợp với từng
loại đất. Nhóm đất đồi gò (đất địa thành) chiếm 6,94% diện tích, phân bố chủ yếu ở
các xã ở vùng Đông Bắc của huyện như Tiên Kiên, Xuân Lũng, thị trấn Hùng Sơn…
Độ phì của đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ, đạm, lân, Kali tổng số, lân dễ tiêu
nghèo, dung tích hấp thụ của đất thấp.
Nhìn chung, tài nguyên đất của Lâm Thao rất màu mỡ, phù hợp với phát triển
các loại cây trồng hàng năm như lúa, rau màu.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
8
Bảng 1.1: Biến động sử dụng đất huyện Lâm Thao 2005- 2010
Đơn vị: ha
Thứ
tự
Mục đích sử dụng đất 2005 2010
Biến động
Tăng
(ha)
Giảm
(ha)
Tổng diện tích tự nhiên 9.769,11 9.769,11
1 Đất nông nghiệp 6.129,52 5.886,02 -243,5
1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 5.791,97 5.139,73 -652,24
1.2 Đất lâm nghiệp 254,77 259,93 5,16
1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 372,26 472,75 100,49
1.4 Đất nông nghiệp khác 10,45 13,61 3,16
2 Đất phi nông nghiệp 3.416,52 3.691,11 274,59
2.1 Đất ở 514,57 545,59 31,02
2.2 Đất chuyên dùng 1.331,04 1.542,40 211,36
2.3 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 10,24 10,27 0,03
2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 78,54 71,29 -7,25

2.5 Đất sông suối và mặt nước 1.492,76 1.521,43 28,67
2.6 Đất phi nông nghiệp khác 0,13 0,13
3. Đất chưa sử dụng 208,55 191,98 -16,57
3.1 Đất bằng chưa sử dụng 121,58 109,79 -11,79
3.2 Đất đồi núi chưa sử dụng 86,97 82,19 -4,78
Nguồn: Kiểm kê đất đai huyện Lâm Thao năm 2010
1.1.3.2. Khoáng sản
Lâm Thao là huyện nghèo về tài nguyên khoáng sản và nhỏ bé về trữ lượng,
chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ của địa phương. Tuy nhiên cũng có một số loại tài
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
9
nguyên khoảng sản như: mỏ nước khoáng ở Tiên Kiên, mỏ cao lanh ở Xuân Lũng,
hiện đang khai thác. Ở khu 2 thị trấn Hùng Sơn cũng có mỏ cao lanh, tuy nhiên chưa
được thăm dò đầy đủ và chưa được khai thác. Ở Xuân Huy có mỏ sét khá tốt. Ngoài
ra, các xã Cao Xá, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Kinh Kệ, Xuân Lũng đều có nhiều sét để làm
gạch. Lâm Thao có nguồn cát sông Hồng khá dồi dào, chủ yếu phục vụ cho san lấp
mặt bằng, tập trung ở Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Thạch Sơn, Hợp Hải
và Xuân Huy.
1.1.3.3. Tài nguyên nước
Lâm Thao có nguồn tài nguyên nước rất phong phú. Trước hết, sông Hồng
chảy qua 8 xã, thị trấn với trữ lượng nước rất lớn. Đây là nguồn nước chủ yếu cho
giao thông thủy, cho công nghiệp, xây dựng và sản xuất nông nghiệp. Về nước ngầm,
Lâm Thao có nguồn nước ngầm lớn, dễ khai thác nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng của
việc xử lý ô nhiễm của một số sơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn chưa thật tốt.
Với lượng mưa trung bình 1.720 mm trong năm, nước mưa là nguồn nước bổ sung cho
các ao, hồ đầm và cho các sinh hoạt khác của nhân dân. Nước mưa là nguồn cung cấp
chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp.
1.1.3.4. Cảnh quan môi trường
Lâm Thao có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có dòng sông Thao chảy qua 8 xã và
thị trấn, dọc theo phía Tây huyện và ôm trọn phía Đông Nam của huyện, có ngã 3

sông nơi gặp nhau giữa sông Đà và sông Thao chảy về sông Hồng.
Lâm Thao nằm trong quần thể khu di tích lịch sử Đền Hùng. Trên địa
bàn huyện có một số địa điểm có thể xây dựng các khu bảo tồn, khu lưu trữ các
di sản lịch sử văn hóa và xây dựng các khu du lịch sinh thái.
1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
1.2.1. Dân số và lao động
Dân số trung bình năm 2010 là 99.700 người, trong đó, nữ chiếm 51,51%; tỷ lệ
dân số đô thị chiếm 17,97%; tỷ lệ dân tộc ít người và tỷ lệ dân số theo một tôn giáo
không đáng kể.
Lực lượng lao động dồi dào với 58.650 người trong độ tuổi (từ 15 trở lên đến
55 đối với nữ, đến 60 đối với nam), trong đó, số tham gia lao động là 52.662 người
chiếm 89,80%. Cơ cấu lao động theo ngành vận động theo hướng giảm tỷ trọng lao
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
10
động nông lâm thủy sản, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp - xây dựng và nhất là
tăng tỷ trọng lao động dịch vụ. Hiện tại, lao động nông lâm thủy sản chiếm 57,0%,
công nghiệp và xây dựng chiếm 27,1% và dịch vụ chiếm 15,9%. Chất lượng nguồn
nhân lực của Lâm Thao cũng từng bước được nâng cao; tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
là 39,80% tổng số; tỷ lệ lao động có trình độ từ trung cấp nghề trở lên chiếm gần 10%
tổng số lao động.
Bảng 1.2: Một số chỉ tiêu về dân số huyện Lâm Thao
Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2010
BQ (06–10)
(%)
Tổng dân số Người 98.798 99.700 0,18
Theo giới tính
- Nam Người 47.258 48.341 0,45
- Nữ Người 51.540 51.359 -0,07
Theo Thành thị - NT
- Thành thị Người 17.401 17.922 0,59

- Nông thôn Người 81.397 81.778 0,09
Nguồn: TT Dân số huyện Lâm Thao
1. 2.2. Truyền thống phát triển kinh tế văn hóa
Lâm Thao là huyện đồng bằng, vựa lúa của tỉnh Phú Thọ, có truyền thống
canh tác lúa, rau, mầu lâu đời, cung cấp nông sản cho nhiều địa phương quanh vùng
như Việt Trì, Tam Nông, Thanh Sơn Lâm Thao là địa phương có nhiều ngành nghề
thủ công truyền thống có giá trị, có nhiều làng nghề đã được công nhận như: làng
nghề xây dựng Xuân Huy, làng nghề sản xuất ủ ấm và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề
sản xuất tương Dục Mỹ (Cao Xá), làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã.
Lâm Thao là Đất Tổ, nằm trong quần thể khu di tích quốc gia Đền Hùng,
có truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời; có nhiều di tích lịch sử, văn hóa, trong
đó có 27 di tích cấp tỉnh và 21 di tích quốc gia đã được công nhận; có nhiều di
chỉ khảo cổ như Gò Mun (Tứ Xã), Gò Rừng Sậu (Sơn Vi), Phùng Nguyên
(Kinh Kệ); có nhiều lễ hội văn hóa như lễ hội Trò Trám (Tứ Xã), lễ hội Rước
Chúa Gái (thị trấn Hùng Sơn), rước các vị Tướng thời Hùng Vương (thị trấn
Lâm Thao, Tiên Kiên, Sơn Vi) và lễ hội Cướp cầu đánh phết (Sơn Vi)
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
11
1.3. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao
1.3.1. Tình hình phát triển kinh tế
* Tăng trưởng kinh tế
Sau khi được tách ra từ Phong Châu, nhờ sự chỉ đạo đúng đắn của Đảng bộ và
chính quyền, đoàn thể các cấp, cùng với sự cố gắng của nhân dân, kinh tế của huyện
Lâm Thao đã có những bước tăng trưởng đáng kể. Sản lượng thóc năm 2010 ước đạt
35.971 tấn; bình quân lương thực tăng từ 339 kg vào năm 2000 lên 361kg/người/năm
vào năm 2010; giá trị sản xuất bình quân đầu người tăng từ 9,1 triệu đồng vào năm
2000 lên đạt 20,2 triệu đồng vào năm 2010.
Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân trên địa bàn Lâm Thao giai đoạn 2006-
2010, đạt 7,02%, thấp hơn so với giai đoạn 2001-2005 (9,85%). Các ngành dịch vụ có
tốc độ tăng trưởng nhanh nhất, rồi đến công nghiệp - xây dựng; ngành nông lâm và

thủy sản tăng trưởng chậm nhất.
* Cơ cấu kinh tế
Bảng 1.3: Cơ cấu giá trị sản xuất huyện Lâm Thao
theo giá hiện hành
Chỉ tiêu
2000 2005 2010
(Tr.đ) % (Tr.đ) % (Tr.đ) %
Tổng GTSX
1.186.32
0
100,0
0
2.251.33
8
100,0
0
5.374.056
100,0
0
Nông, lâm, thủy sản 155.984 13,15 307.767 13,67 727.680 13,54
Công nghiệp, xây dựng 876.547 73,89 1.621.998 72,05 3.958.376 73,66
Dịch vụ 153.789 12,96 321.573 14,28 688.000 12,80
Nguồn: Phòng Thống kê Lâm Thao và Cục Thống kê Phú
Thọ
Nhìn chung, cơ cấu các ngành kinh tế của huyện Lâm Thao trong những năm
vừa qua hầu như không có sự thay đổi. Công nghiệp vẫn là ngành chiến tỷ trọng cao
nhất trong tổng giá trị sản xuất với hơn 70%. Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp nhất
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
12
trong ba ngành. Vì vậy trong thời gian tới cần tăng tỷ trọng ngành dịch vụ giảm tỷ

trọng ngành nông, lâm, thủy sản.
1.3.2. Tình hình phát triển xã hội
Ước năm 2010, Huyện sẽ đạt được một số chỉ tiêu như sau: số máy điện thoại
đạt bình quân 65 máy/100 dân; tỷ lệ phủ sóng phát thanh là 100%; số xã có lưới điện
quốc gia 100%; tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới là 4,0%; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là
0,84%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng là 18,0%; 29 trường học đạt chuẩn
quốc gia, 100% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; có 86,7% số gia đình, 70,8% số khu
dân cư đạt tiêu chuẩn văn hóa; có 3/14 xã đạt văn hóa cấp tỉnh; hàng năm giải quyết
việc làm mới cho khoảng 2.000 lao động; tổ chức cho khoảng 200 người/năm đi xuất
khẩu lao động
Các mục tiêu xã hội của Huyện đã được các cấp, các ngành và đoàn thể rất
quan tâm, do đó đã có bước phát triển khá mạnh mẽ, góp phần nâng cao dân trí, giải
quyết việc làm, ổn định chính trị và trật tự xã hội, nâng cao đời sống văn hóa và tinh
thần của nhân dân.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN HUYỆN LÂM THAO,
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
13
TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006- 2011
2.1. Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao
2.1.1. Mục tiêu phát triển xã hội
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch
cơ cấu kinh tế của huyện Lâm Thao
Ngành ĐV 2005 2010 2015 2020+
I. Tổng GTSX (Giá SS) Tỷ.đ 1.444,8 2.027,4 4.084,5 9.127,4
1. Nông lâm nghiệp – Thủy sản Tỷ.đ 198,4 223,7 265,7 304,3
2. Công nghiệp và Xây dựng Tỷ.đ 1.071,8 1.473,7 3.095,3 6.786,2
3. Các ngành dịch vụ Tỷ.đ 174,6 330,0 723,5 2.036,9
2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2020
II. Tốc độ tăng GTSX (Giá SS) % 9,86 7,02 15,04 17,45
1. Nông lâm nghiệp – Thủy sản % 8,84 2,43 3,50 2,75

2. Công nghiệp và Xây dựng % 10,59 6,58 16,00 17,00
3. Các ngành dịch vụ % 6,88 13,58 17,00 23,00
2001-2005 2006-2010 2011-2015 2016-2020
III. Cơ cấu GTSX (Giá TT) % 100,00 100,00 100,00 100,00
1. Nông lâm nghiệp – Thủy sản % 13,67 13,54 9,83 6,36
2. Công nghiệp và Xây dựng % 72,05 73,66 76,60 76,54
3. Các ngành dịch vụ % 14,28 12,80 13,57 17,10
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Lâm Thao

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
14
2.1.2. Mục tiêu phát triển xã hội
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về phát triển xã hội của huyện Lâm Thao
Chỉ tiêu ĐV 2005 2010 2015 2020
1. Tỷ lệ huy động học sinh đến trường
1.1. Nhà trẻ % 7,5 11,5 25,0 45,0
1.2. Mẫu giáo % 84,60 92,40 97,0 100,0
1.3. Tiểu học % 100,00 100,00 100,0 100,0
1.4. Trung học cơ sở % 97,36 99,92 100,0 100,0
1.5. Trung học phổ thông % 75,5 83,6 86,0 90,0
1.6. Tốt nghiệp THPT học nghề và TCCN % 10,0 12,5 >15,0 20,0
2. Tỷ lệ trường chuẩn Quốc gia
2.1. Trường mầm non % 27,4 68,75 90,0 >95,0
2.2. Trường tiểu học % 42.2 81,25 90,0 >95,0
2.3. Trường THCS % 24,8 57,20 70,0 >95,0
2.4. Trường THPT % 0 0 70,0 >95,0
3. Tỷ lệ giáo viên đạt trên chuẩn % 38,5 53,5 65,0 75,0
4. Phổ cập bậc trung học Xã 0/14 0/14 14/14 14/14
5. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng % 23,0 18,0 14,5 <10,0
6. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế % 100,0 100,0 100,0 100,0

7. Tỷ lệ xã có bác sỹ % 44,6 78,6 100,0 100,0
8. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 1,24 0,84 <0,9 0,78
9. Dân số Người 98.798 99.700 105.300 109.000
10. Tỷ lệ dân cư đô thị % 12,7 17,98 24,0 30,0
11. Tỷ lệ gia đình văn hóa % 66,3 86,7 90,0 90-95
12. Tỷ lệ khu dân cư văn hóa % 64,2 70,8 70-75 75-85
13. Tỷ lệ xã, thị trấn văn hóa % 10,6 21,43 35,7 50,0
14. Tỷ lệ người dân tham gia thể dục thể
thao thường xuyên
% 30,5 32,26 40,0 50 – 55
15. Tỷ lệ LĐ làm việc/tổng LĐ trong độ tuổi % 86,4 89,80 90,00 91,00
16. Số lao động được đào tạo nghề Người 1.200 1.600 1.700 2.000
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
15
17. Số lao động được giải quyết việc làm Người 1700 2.000 2.000 2.100
18. Cơ cấu lao động % 100,0 100,0 100,0 100,0
- Công nghiệp và xây dựng % 24,6 27,1 32,0 40,0
- Nông lâm thủy sản % 66,7 57,0 48,0 30,0
- Các ngành dịch vụ % 8,7 15,9 20,0 30,0
19. Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 32,5 39,8 48,0 70,0
20. Tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn mới) % 6,2 4,0 <5,0
(*)
<4,0
(*)
21. Số xã được công nhận là nông thôn mới Xã 0 1 9 12
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Lâm Thao
(*) Theo chuẩn mới 2011-2015
2.2. Quy mô và cơ cấu vốn đầu tư
2.2.1. Phân theo ngồn vốn
Thực hiện chủ trương phát huy nội lực, đa dạng hóa các nguồn vốn cho

hoạt động đầu tư và xây dựng, trong những năm qua công tác huy động vốn cho
đầu tư phát triển đã được Huyện ủy, UBND huyện quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo,
ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư, huy động tối đa
các nguồn lực cho đầu tư phát triển.
Bảng 2.3: Vốn đầu tư phát triển huyện Lâm Thao
giai đoạn 2006 – 2011
Đơn vị: triệu đồng
Nguồn vốn ĐV 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Vốn ngân sách
nhà nước
Tr.đ 112.440 124.825 108.564 106.387 217.387 284.267
% 65,23 69,90 71,60 69,52 75.59 76.06
Vốn doanh
nghiệp NN
Tr.đ 15.825 21.500 16.785 12.070 18.339 22.433
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
16
% 9,18 12.04 11,07 7,90 6.37 6,00
Vốn tư nhân
Tr.đ 44.104 32.231 26.275 34.570 51.865 67.023
% 25,59 18,06 17,33 22,58 18.04 17,94
Tổng vốn đầu
tư xã hội
Tr.đ 172.369 178.556 151.624 153.027 287.591 373.723
% 100 100 100 100 100 100
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Lâm Thao
Từ năm 2006 vốn đầu tư phát triển triên địa bàn huyện tăng khá nhanh từ
172.369 triệu đồng lên 373.723 triệu đồng năm 2011. Tổng vốn đầu tư trong 6 năm
2006 - 2011, đạt khoảng 1316.890 triệu đồng, bình quân đầu tư gần 220 tỷ đồng/
năm.

Trong đó: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước bình quân hơn 72%, chủ yếu phục
vụ cho công cuộc xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển xã hội. Tỷ trọng vốn ngân sách
nhà nước tăng mạnh từ 70% năm 2009 lên 75,59% năm 2010 và 76,06% năm 2011.
Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2010 khởi công Dự án cao tốc Hà Nội- Lào Cai đoạn
đi qua huyện Lâm Thao. Còn lại là vốn của doanh nghiệp nhà nước (Công ty cổ phần
Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao) và vốn tư nhân. Vốn đầu tư của tư nhân đang
có xu hướng gia tăng về số lượng từ 32.231 triệu đồng năm 2009 lên 51.865 triệu
đồng năm 2010 và 67.023 triệu đồng năm 2011, tuy nhiên tỷ trọng trong tổng vốn đầu
tư vẫn thấp, chiếm gần 18% năm 2011.
Nguồn vốn ngân sách nhà nước chủ yếu được dùng để phát triển kết cấu
hạ tầng ngành công nghiệp, hạ tầng giao thông, nông nghiệp nông thôn và giáo
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
17
dục y tế. Các chương trình mục tiêu quốc gia, hỗ trợ có mục tiêu và các dự án
trọng điểm.
Nguồn vốn của dân cư và tư nhân, tập trung đầu tư vào các dự án công
nghiệp, chăn nuôi, một số các dự án dịch vụ.
2.2.2. Phân theo ngành, lĩnh vực
Bảng 2.4: Vốn đầu tư huyện Lâm Thao phân theo ngành kinh tế
giai đoạn 2006-2011
Nguồn: Phòng TC-KH huyện Lâm Thao

Nhìn vào bảng trên ta thấy vốn đầu tư vào nông- lâm thủy sản có quy mô vốn
thấp nhất và ổn định qua từng năm.Vốn đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ giảm trong 2 năm
2008, 2009 và tăng mạnh vào năm 2011 (số vốn gần gấp đôi năm 2008).Vốn đầu tư
vào công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng và quy mô lớn nhất. Cao nhất vào năm
2010 và 2011 là năm mà có dự án đầu tư xây dựng giao thông trọng điểm quốc gia.
2.3. Đầu tư phát triển theo ngành, lĩnh vực
2.3.1. Ngành nông, lâm, thủy sản
Đối với kinh tế huyện Lâm Thao, nông, lâm, thủy sản vẫn là một trong những

ngành chiếm vị trí quan trọng hàng đầu. Với khoảng 82% dân số sống tại nông thôn
(năm 2010), 76% dân số và hơn 80% lao động làm việc trong ngành. Ngành nông,
lâm, thủy sản đã tận dụng tốt ưu thế của huyện giải quyết việc làm và tạo thu nhập
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Ngành ĐV 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Nông, Lâm
Tr.đ 22.145 23.662 20.524 21.337 26.251 25.780
% 12,85 13,25 13,53 13,94 9,13 6,9
Công nghiệp
và Xây dựng
Tr.đ 104.004 102.568 98.075 100.63 206.110 286.520
% 60,33 57,44 64.68 65,76 71,66 76,67
Dịch vụ
Tr.đ 46.220 52.326 33.025 31.060 55.230 61.423
% 26,82 29,31 21,79 20,30 19,21 16,43
Tổng vốn đầu
tư xã hội
Tr.đ 172.369 178.556 151.624 153.027 287.591 373.723
% 100 100 100 100 100 100
18
chủ yếu cho một bộ phận lớn dân cư.
Ngành này lượng vốn và tỷ trọng vốn đầu tư thấp nhất trong ba ngành. Năm
2009 có tỷ trọng cao nhất là 13.94%, còn năm thấp nhất là năm 2011 có tỷ trọng là
6.9%.Lượng vốn đầu tư qua từng năm khá đồng đều từ 20-25 tỷ đồng.
Lâm Thao đã xây dựng 4 chương trình kinh tế nông nghiệp trọng điểm cho
giai đoạn 2007- 2010, cụ thể là: Chương trình cây lương thực; chương trình sản xuất
cây vụ đông; chương trình chăn nuôi lợn lai, bò thịt chất lượng cao và chương trình
phát triển nuôi trồng thủy sản;
Ngoài ra, còn có một số kế hoạch, dự án khác như: Kế hoạch về thực hiện ứng
dụng công nghệ sinh học nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông

nghiệp, thủy sản; dự án sản xuất và cung ứng rau an toàn; dự án phát triển nuôi trồng
thủy sản đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015
Bên cạnh đó, huyện đã chỉ đạo thành lập ban chỉ đạo sản xuất các chương trình
kinh tế trọng điểm, phân công các thành viên theo dõi, phụ trách các xã, thị trấn; xây
dựng cơ chế, chính sách phù hợp với thực tế của địa phương để phát triển sản xuất
nông nghiệp; chỉ đạo các địa phương trong huyện xây dựng kế hoạch phù hợp với
thực tế địa phương trên cơ sở mục tiêu chung của huyện.
Thông qua các biện pháp chỉ đạo cụ thể trên, huyện và các xã, thị trấn đã tiến
hành việc quy hoạch, phân vùng sản xuất nông nghiệp; tập trung chỉ đạo việc dồn đổi
ruộng đất; chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo các chương trình sản xuất nông
nghiệp trọng điểm. Huyện đã chỉ đạo thay đổi tập quán canh tác của bà con nông dân
thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nhiều mô hình
trồng rau cao cấp được nhân dân mở rộng, như: cà chua, đậu đỗ các loại, dưa chuột,
sup lơ Mô hình sản xuất rau an toàn tại 4 xã: Cao Xá, Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Tứ
Xá bước đầu đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người trồng rau.
Cùng với trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình mới cũng đã có kết quả tốt nhờ
việc đẩy mạnh công tác dồn đổi ruộng đất, mạnh dạn chuyển những diện tích ruộng
sâu trũng sang chuyên nuôi trồng thủy sản hoặc theo phương thức lúa - cá kết hợp với
chăn nuôi gia súc, gia cầm.
* Kinh tế trang trại, gia trại trên địa bàn huyện Lâm Thao
Trên địa bàn huyện hiện có trên 300 trang trại, gia trại, trong đó chủ yếu là
kinh doanh tổng hợp, mỗi năm đóng góp 20-25% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
19
của huyện, tạo việc làm thường xuyên cho 500-700 lao động địa phương, góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương…
Huyện đã chỉ đạo phát triển kinh tế trang trại, khuyến khích các hộ dân có điều
kiện về đất đai, kinh tế, có kinh nghiệm sản xuất xây dựng trang trại trồng cây ăn quả ở
các xã vùng đồi, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản ở các xã
đồng bằng; đã ban hành các cơ chế thuận lợi và giao quyền sử dụng đất lâu dài, đủ diện

tích để các hộ nông dân phát triển trang trại. Đối với những hộ trực tiếp sản xuất
nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản có nhu cầu và khả năng sử dụng đất mở rộng sản
xuất thì ngoài phần đất đã được giao trong hạn mức của địa phương còn được UBND
xã xét cho thuê đất để phát triển kinh tế trang trại. Một số xã đã dùng quỹ đất 5% và đất
1 vụ lúa đổi ruộng cho nông dân, quy hoạch vùng chăn nuôi thủy sản (các xã Tứ Xã,
Cao Xá, Sơn Vi, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Sơn Dương, Thạch Sơn).
2.3.2. Ngành công nghiệp và xây dựng
Trong cơ cấu vốn đầu tư của huyện, ngành công nghiệp và xây dựng chiếm
khoảng 60-70%. Nếu năm 2006 số vốn đầu tư vào công nghiệp và xây dựng của Lâm
Thao 104.004 triệu đồng đến năm 2011 con số này đã lên đến 286.520 triệu đồng.
Vốn liên tục được gia tăng qua các năm do các dự án đi vào khởi công thực hiện.
Với phương châm cải thiện cơ sở hạ tầng để thu hút và thúc đẩy vốn đầu tư
Lâm Thao đã dành phần lớn nguồn Ngân sách nhà nước để đầu tư cho lĩnh vực xây
dựng. Trong 6 năm qua, một loạt các công trình đã được xây mới như : sân vận đọng
huyện Lâm Thao, đường vành đai, cao tốc Nội bài- Lào cai,trạm y tế xã Sơn Dương,
Cao Xá Các công trình này đã đẩy tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực công nghiệp –
xây dựng lên một cách đáng kể.
Vốn đầu tư vào công nghiệp chủ yếu của nhà máy Supe phốt phát và hóa chất
Lâm Thao chiến khoảng 80% còn lại là vốn đầu tư vào các ngành tiểu thủ công
nghiệp như chăn ga, gối đệm, sản xuất tương, sản xuất gạch…
Số cơ sở sản xuất công nghiệp cao nhất là 2005 với 1.173 cơ sở. Ngành công
nghiệp đã thu hút một lượng lao động khá lớn, năm cao nhất với 9.725 người, trong
đó, sử dụng nhiều lao động nhất là Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao với
3.372 lao động; công ty cổ phần cơ khí Supe Lâm Thao: 181 lao động; công ty cổ
phần bao bì và thương mại Lâm Thao: 160 lao động Về sản phẩm công nghiệp, có
một số loại sản phẩm có tốc độ tăng rất nhanh như khí ô xy, chè đen, đậu phụ, rượu
các loại, phân bón NPK ; nhưng cũng có một số loại sản phẩm giảm mạnh như vải
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
20
màn sợi bông, hộp carton giấy, xi măng, supe lân, đồ gỗ, trong đó, đặc biệt là sản

phẩm thủ công truyền thống là ủ ấm giảm mạnh với tốc độ 5,41%
Huyện đã có 4 làng nghề được công nhận: làng nghề xây dựng Xuân Huy, làng
nghề sản xuất ủ ấm và chăn ga, gối Sơn Vi, làng nghề sản xuất tương Dục Mỹ (Cao
Xá), làng nghề nuôi và chế biến rắn Tứ Xã. Các làng nghề đã giữ vững và phát huy
được các nghề truyền thống.
2.3.3. Ngành dịch vụ
Ngành dịch vụ có mức tăng trưởng đầu tư mạnh mẽ qua các năm từ 46.220
triệu đồng năm 2006 lên 61.423 triệu đồng năm 2011 chiếm tỷ trọng từ 15-25% trong
tổng vốn đầu tư toàn huyện.
Đầu tư phát triển của một số hoạt động dịch vụ:
+ Về thương mại: Bức tranh toàn cảnh diễn ra khá sôi động, đặc biệt là các
hoạt động giao lưu, trao đổi hàng hoá tại các khu vực trung tâm huyện và các chợ xã.
Tổng mức bán lẻ và tiêu dùng xã hội ngày càng tăng; số hộ và lao động hoạt động
trong lĩnh vực thương mại ngày càng tăng. Toàn huyện có 8 chợ họp hàng ngày, 7
chợ phiên, một số cơ sở kinh doanh đồ gỗ và bước đầu có sự manh nha cho sự phát
triển siêu thị (Cao Xá).
+ Về du lịch, Lâm Thao có hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa, có nhiều lễ hội,
trò chơi dân gian nhưng chưa tổ chức được các các tuyến du lịch, vẫn chủ yếu là thu
hút du khách địa phương. Trên địa bàn chưa có khách sạn, chỉ có một số nhà nghỉ tư
nhân; hệ thống nhà hàng cũng hạn chế, chỉ có vài nhà hàng gắn trang trại sinh thái với
ẩm thực.
+ Thông tin truyền thông khá phát triển; các mạng Viettel, Vinaphone,
Mobifone, EVN phát triển khá, diện phủ sóng ngày càng rộng. Huyện đã cải tạo và
nâng cấp một số mạng cáp quang nội hạt. Duy trì hoạt động có hiệu quả các điểm bưu
điện văn hoá xã, thị trấn; công tác phát hành báo chí các loại và cấp phát các bản tin
được coi trọng.
+ Mạng lưới kinh doanh xăng dầu đã bước đầu đảm bảo nhu cầu sản xuất và đời
sống của dân cư. Vận chuyển hành khách được quan tâm và phát triển khá mạnh. Ngành
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
21

vận tải đóng góp ngày càng lớn vào giá trị sản xuất của các ngành dịch vụ.
+ Hệ thống tín dụng ngân hàng có nhiều đổi mới; các ngân hàng thương mại,
ngân hàng chính sách đã phát huy được vai trò, có nhiều cố gắng trong việc tổ chức
huy động vốn, cải tiến các thủ tục cho vay. Quỹ tín dụng nhân dân các xã Cao Xá,
Sơn Vi, Thạch Sơn, Tiên Kiên và thị trấn Hùng Sơn hoạt động ngày càng có quy mô
vốn lớn hơn và có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân địa
phương.
2.4. Đầu tư phát triển theo các nội dung
2.4.1. Đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật
2.4.1.1. Mạng lưới giao thông
* Giao thông bộ, đường sắt
Trên địa bàn huyện Lâm Thao có tổng độ dài của các tuyến đường giao thông
dài 705,96 km.
- Về quốc lộ, trên địa bàn Huyện có Quốc lộ 32C với tổng chiều dài trên 11
km. Đây là tuyến đường quan trọng nối Quốc lộ 2 với Quốc lộ 32A dọc sông Thao
theo hướng Tây Bắc đi Yên Bái, có điểm đầu tại Hùng Sơn (giáp Hy Cương) và điểm
cuối tại cầu Phong Châu. Tuyến đường này đã được đầu tư nâng cấp, đảm bảo giao
thông thuận lợi.
- Về đường tỉnh, trên địa bàn Lâm Thao có 38,5 km đường tỉnh, bao gồm một
số tuyến sau: Đường 325B từ Tiên Kiên đi Phù Ninh, dài 4 km; đường 324C từ Tứ
Xã đến Hợp Hải, dài 3 km,; đường 324B từ Cao Xá đi Bản Nguyên, đến Sơn Vi, dài 7
km, đường 324 từ thị trấn Lâm Thao đến Cao Xá giáp Thụy Vân (Việt Trì) dài 10,5
km và đường tỉnh 320 từ Hợp Hải đi Xuân Huy, dài 14 km.
Đặc biệt năm 2010 là năm khởi công dự án Cao tốc Nội bài- Lào cai với số
tổng số vốn đầu tư hơn 2.385 tỷ đồng có đoạn đi qua huyện Lâm Thao dài hơn 4.5
km.
- Về đường huyện, trên địa bàn Lâm Thao có 18,6 km, chủ yếu đường cấp 5
cấp 6 với một số tuyến sau: Tuyến L2: Tiên Kiên - Xuân Huy, dài 4,2 km; tuyến L4:
Thị trấn Lâm Thao đi Sơn Vi, dài 5,6 km; tuyến L6: Tiên Kiên đi Hà Thạch, dài 5,02
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

22
km; tuyến L3: Phùng Nguyên đi Ba Đê, dài 2,1 km.
- Về đường khác: có đường trung tâm huyện dài 1,68 km; các tuyến đường xã,
liên thôn - đường giao thông nông thôn với tổng chiều dài 635,86 km. Ngoài ra còn
đường lên đồi, giao thông nội đồng với tổng chiều dài khoảng gần 300 km. Trên địa
bàn Lâm Thao còn có tuyến đường sắt chạy qua các xã và thị trấn Hùng Sơn, Tiên
Kiên, Xuân Lũng và Xuân Huy; có ga Tiên Kiên, điểm trung chuyển quặng phục vụ
cho Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao và cho vận chuyển hàng hóa, hành
khách.
* Giao thông thủy
Trên địa bàn huyện có tuyến sông Thao chảy qua với tổng chiều dài 28 km, đi
qua 7 xã: Xuân Huy, Thạch Sơn, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Cao Xá
và thị trấn Lâm Thao. Đây là tuyến đường thủy quan trọng trong giao thương, vận tải
của huyện vì nó ở gần lưu vực nối với sông Lô, sông Đà và sông Hồng.
* Giao thông tĩnh và các tuyến vận tải
Trên địa bàn Lâm Thao chưa có những bến xe, bãi đỗ được quy hoạch bài bản,
chủ yếu mới chỉ là những bãi đất trống làm bãi, bến đỗ xe tạm thời. Về các tuyến vận
tải, điển hình nhất là tuyến Lâm Thao - Hà Nội với tần suất cao, hàng trăm
chuyến/tháng. Qua Lâm Thao có nhiều tuyến khác như, Việt Trì - Thanh Sơn, Việt
Trì - Sơn La và các tuyến đi Yên lập, Thanh Sơn, Cẩm Khê, Hạ Hòa
Hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và đường sắt của Lâm Thao khá
phát triển, nhất là trong những năm gần đây. Các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường
huyện và đường liên xã đã tạo thành một hệ thống giao thông rộng khắp, đáp ứng nhu
cầu trước mắt của phát triển kinh tế - xã hội chung của Huyện.
Tuy nhiên, vẫn phải tiếp tục đầu tư xây dựng mới và nâng cấp một số tuyến
giao thông để tạo điều kiện môi trường đầu tư phát triển và đáp ứng kịp thời cho vận
chuyển hàng hóa, hành khách, đi lại của nhân dân.
2.4.1.2. Hệ thống thủy lợi, cấp nước
Về cấp nước, ngoài hệ thống giếng, trên địa bàn huyện Lâm Thao, có 9 xã hiện
có hệ thống cấp nước sạch do Unicef tài trợ với công nghệ giếng khoan và hệ thống

lắng lọc. Tại 2 thị trấn và xã Thạch Sơn, khu vực bị ô nhiễm nguồn nước do quá trình
sản xuất của Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao gây ra đã được Nhà nước
đầu tư và xây dựng hệ thống cấp nước với nguồn nước từ Công ty cấp nước Việt Trì.
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
23
Tỷ lệ hộ được dùng nước hợp vệ sinh đến nay là 85%.
Về thoát nước: đối với các cơ sở sản xuất công nghiệp như Công ty Supe phốt
phát và hóa chất Lâm Thao, cụm công nghiệp đã có hệ thống xử lý và thoát nước theo
quy định. Tại các khu dân cư, chỉ có các công trình thoát nước dọc theo các tuyến
giao thông theo quy chuẩn xây dựng giao thông; về cơ bản, chưa có hệ thống thoát
nước qua xử lý. Nước thải từ các cơ sở sản xuất trong khu dân cư, từ các cơ quan,
đơn vị, nước thải sinh hoạt dân cư vẫn được thoát tràn, theo hệ thống cống, rãnh,
mương máng thoát xuống các ruộng trũng, ao hồ và cuối cùng đổ ra sông. Tuy nhiên,
nước thải từ một số cơ sở sản xuất công nghiệp lạc hậu về công nghiệp vẫn có độ ô
nhiễm cao; nước thải sinh hoạt chưa qua xử lý vẫn là vấn đề cần phải nghiên cứu và
xử lý.
Về thủy lợi, hiện tại trên địa bàn huyện, hệ thống thủy lợi, hệ thống các trạm
bơm, hệ thống kênh mương tưới tiêu, về cơ bản đảm bảo đáp ứng nhu cầu của sản
xuất. Trên địa bàn huyện có tổng số 12 hồ đập chứa nước với dung tích 413.000 m
2
;
có 15 trạm bơm (trong đó có 1 trạm bơm điện) với tổng công suất 29.000 m
3
/h, đảm
bảo tưới cho 2.568 ha và tiêu cho 4.496 ha. Hệ thống kênh mương hàng năm được
nạo vét và tu bổ.
Về rác thải, Huyện đã sớm chú trọng tới vấn đề thu gom, nhất là ở hai thị trấn,
ở Công ty Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao Tuy nhiên, ở một số khu vực đô
thị hóa mạnh và nơi có điều kiện phát triển công nghiệp, làng nghề và dịch vụ, việc
thu gom rác thải vẫn chưa thật tốt.

2.4.1.3. Mạng lưới điện
Hệ thống lưới điện nông thôn đã phủ đều khắp tất cả các xã, thị trấn trong
huyện. Tỷ lệ hộ được sử dụng điện lưới quốc gia đạt 100%.
- Lưới cao áp: Nguồn cấp điện qua biến áp 110KV tại Công ty Supe phốt phát
và hóa chất Lâm Thao và tuyến 35KV chạy từ trạm biến áp trung gian Lâm Thao cấp
cho vùng Lâm Thao. Lưới 22 KV từ thành phố Việt Trì lên do trạm 110 KV Việt Trì
cung cấp.
- Về trạm biến áp: có một trạm 110 KV tại Công ty Supe phốt phát và hóa chất
Lâm Thao (2 x 16 MVA -110/35/6 KV) và trạm biến áp trung gian Kinh Kệ
2x1.800KV, Pmax = 26,5 MW và toàn huyện có 47 trạm biến áp, trong đó thị trấn
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
24
Lâm Thao có nhiều trạm biến áp nhất với 6 trạm.
- Lưới hạ áp: Trên địa bàn huyện đã hình thành hệ thống lưới điện hạ áp, phục
vụ cho tiêu dùng điện của dân cư. Về điện chiếu sáng, hiện tại đã có hệ thống điện
chiếu sáng đô thị tại khu trung tâm của 2 thị trấn.
Nhìn chung, hệ thống mạng lưới cung cấp điện hiện tại đã cơ bản đảm bảo
phục vụ nhu cầu tiêu dùng dân cư. Tuy nhiên theo định hướng phát triển, cần phải
đầu tư xây dựng các tuyến cao thế và cải tạo hệ thống lưới hạ thế cấp điện đến khu
công nghiệp, cụm công nghiệp - làng nghề, khu làng nghề và đến từng hộ dân.
2.4.1.4. Hệ thống thông tin truyền thông
Mạng lưới thông tin truyền thông trên địa bàn Lâm Thao khá phát triển. Bưu
điện huyện với 2 chức năng quản lý nhà nước và kinh doanh hoạt động khá tốt. Ở tất
cả các xã đều có điểm bưu điện văn hóa xã, về cơ bản đã đáp ứng được một phần nhu
cầu công cộng của dân cư. Hiện tại trên địa bàn huyện có sự hiện diện của 4 công ty
viễn thông như Vinaphone, Viettel, Mobifone và EVN với các trạm phát sóng ở 2 thị
trấn và một số địa bàn khác. Trung tâm Viễn thông Lâm Thao đã tích cực hoạt động,
xây dựng mạng lưới và đảm bảo sự liên lạc thông suốt cho mạng lưới thông tin truyền
thông. Hoạt động của các cơ sở bưu điện trên địa bàn đã hình thành mạng lưới thông
tin từ huyện đến tận cơ sở, nhất là sự xuất hiện của mạng Internet tại các cơ sở bưu

điện cấp xã, biến các cơ sở bưu điện thành các điểm sinh hoạt văn hóa và trao đổi
thông tin.
2.4.2. Đầu tư phát triển hạ tầng xã hội
Sau khi tái lập, huyện Lâm Thao đã tích cực đầu tư xây dựng và phát triển hệ
thống cơ sở hạ tầng như khu trung tâm hành chính huyện: huyện ủy, ủy ban nhân dân
huyện, các ngành của huyện, các trung tâm hành chính của 2 thị trấn và các khu trung
tâm xã cũng đang được đầu tư xây dựng, đảm bảo điều kiện cho hoạt động của bộ
máy chính quyền, các tổ chức đảng, đoàn thể
Hệ thống các cơ sở hạ tầng cho các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa
xã hội… đều được lãnh đạo các cấp quan tâm đầu tư xây dựng. Trên địa bàn có 53
trường học với hệ thống phòng học cao tầng khá kiên cố và có các trang thiết bị giảng
dạy và học tập cơ bản; có 2 trường cao đẳng, có trung tâm Giáo dục thường xuyên và
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
25

×