Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

hóa môi trường dành cho sinh viên chuyên hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.08 KB, 29 trang )

HÓA MÔI TRƯỜNG
(2 TC)
Câu 1: Khái niệm môi trường? Cấu trúc của môi trường tự nhiên?
- Môi trường là một tập hợp tất cả các thành phần của thế giới vật chất bao quanh có khả năng tác
động đến sự tồn tại và phát triển của mỗi sinh vật.
- Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một môi trường nhất định.
- Cấu trúc của môi trường tự nhiên gồm: môi trường vật lí và môi trường sinh vật.
- Môi trường sống của con người (hay còn gọi là môi sinh) là tổng hợp các điều kiện vật lý, hóa
học, sinh học, kinh tế xã hội bao quanh có ảnh hưởng tới sự sống và phát triển của từng cá nhân
và cả cộng đồng.
- Môi trường vật lý: Là thành phần vô sinh của môi trường tự nhiên, bao gồm khí quyển, thủy
quyển, thạch quyển, sinh quyển.
• Khí quyển: là lớp khí bao quanh Quả Đất, chủ yếu ở tầng đối lưu. Khí quyển quyết định đến tính
chất khí hậu, thời tiết của Trái Đất.
• Thủy quyển: Thủy quyển đóng vai trò không thể thiếu được trong việc duy trì cuộc sống con
người, sinh vật, cân bằng khí hậu toàn cầu và phát triển các ngành kinh tế.
• Thạch quyển: bao gồm lớp vỏ Trái Đất có độ dày từ 60–70 km trên phần lục địa và 20–30 km
dưới đáy đại dương.
• Sinh quyển: là các phần của môi trường vật lý có tồn tại sự sống. Sinh quyển bao gồm phần lớn
thủy quyển, lớp dưới của khí quyển, lớp trên của địa quyển. Đặc trưng cho hoạt động sinh quyển
là các chu trình trao đổi vật chất và năng lượng.
- Môi trường sinh vật: Là thành phần hữu sinh của môi trường, bao gồm các hệ sinh thái, quần thể
động vật và thực vật. Môi trường sinh vật tồn tại và phát triển trên cơ sở sự tiến hóa của môi
trường vật lý.
- Các thành phần của môi trường không tồn tại ở trạng thái tĩnh mà luôn luôn có sự chuyển hóa
trong tự nhiên theo chu trình Sinh – Địa – Hóa và luôn luôn ở trạng thái cân bằng động như chu
trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình photpho, chu trình lưu huỳnh, …
- Ví dụ: CO
2
trong không khí qua quá trình quang hợp được cây xanh hấp thụ, tiếp theo động vật
bậc thấp hấp thụ dưới dạng hợp chất, sau đó động vật bậc 2 ăn động vật bậc 1 ( hổ ăn thỏ).


- Hiện nay, nạn chặt phá rừng, đốt rừng,… làm mất cân bằng tự nhiên. Một khi các chu trình sống
không còn ở trạng thái cân bằng sẽ tạo ra diễn biến thất thường, gây tác động xấu cho sinh vật
và con người.
1
Câu 2: Phân tích chức năng của môi trường?
- Môi trường là không gian sống của con người: trong cuộc sống, con người cần có một không
gian sống trong một không gian nhất định. Trái Đất bộ phận của môi trường gần gũi nhất với
loài người, không thay đổi nhưng số lượng người trên Trái Đất đã và đang tăng lên rất nhanh, vì
thế mà diện tích đất bình quân cho một người cũng đã và đang giảm sút rất nhanh chóng. Con
người đòi hỏi ở không gian sống, không chỉ ở phạm vi rộng lớn mà còn cả về chất lượng. Không
gian sống có chất lượng cao trước hết phải sạch sẽ, tinh khiết, cụ thể là không khí, nước đất tiếp
xúc với con người, được con người sử dụng không chứa hoặc chứa ít chất bẩn, độc hại tới sức
khỏe con người. Không gian sống cần có cảnh quan đẹp đẽ, hài hòa thỏa mãn được thỏa mãn
được đòi hỏi mỹ cảm của con người.
- Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất
của con người: con người đã khai thác các nguồn vật liệu và năng lượng cần thiết cho hoạt động
sản xuất và cho cuộc sống của mình. Trải qua các nền tảng sản xuất từ săn bắn, hái lượm, qua
nông nghiệp đến công nghiệp rồi hậu công nghiệp, con người phải sử dụng các nguyên liệu
khoáng sản và các dạng năng lượng để phục vụ cho mục đích ăn, ở và lao động, sản xuất của
mình. Như vậy, vấn đề tài nguyên lại được đặt ra, con người phải bảo vệ và sử dụng một cách
hợp lí để đảm bảo sự phát triển bền vững.
- Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động
sản xuất của mình: trong quá trình sử dụng nguyên liệu và năng lượng và cuộc sống, và sản xuất
của mình, con người chưa bao giờ và hầu như không bao giờ có thể đạt hiệu suất 100%. Nói
cách khác, con người luôn tạo ra phế thải: phế thải sinh hoạt, phế thải sản xuất. Môi trường
chính là nơi chứa đựng các phế thải đó. Dân số tăng thì phế thải sinh hoạt ngày càng nhiều. Sản
xuất dịch vụ ngày càng phát triển thì lượng phế thải ngày càng gia tăng, gây ô nhiễm môi
trường. Do vậy, vấn đề chứa đựng và xử lí các phế thải đã trở thành nhiệm vụ bức xúc của mọi
người và mọi quốc gia.
2

Câu 3: Trình bày đặc điểm của tầng đối lưu và ảnh hưởng của nó tới sự sống của trái đất?
- Là tầng thấp nhất trong khí quyển độ cao từ bề mặt Trái đất đến 11 km.
- Nhiệt độ không khí giảm theo chiều cao: từ 15
0
C (ở mặt nước biển) đến - 56
0
C (đỉnh của tầng
này).
- Tầng này chiếm khoảng 70% tổng khối lượng khí quyển và hầu như toàn bộ hơi nước. Không
khí trong tầng đối lưu không đồng nhất về tỉ khối và nhiệt độ, càng lên cao thì áp suất càng
giảm.
- Thành phần: N
2
, O
2
, Ar, CO
2
, H
2
O và vết nguyên tố hoặc chất khí khác. Các quá trình tự nhiên
quan trọng nhất là phản ứng tổng hợp quang hóa và cố định nitơ để tổng hợp đạm của thực vật.
- Là nơi xảy ra các hiện tượng tự nhiên như: gió, bão, mưa,… Phản ứng đặc trưng: phản ứng oxi
hóa khử, phản ứng với hơi nước, sự hòa tan kim loại.
- Tồn tại tất cả các đám mây nhìn thấy được, quyết định khí hậu Trái Đất.
- Không khí ở gần mặt đất bị đốt nóng bởi bức xạ từ trái đất, thu nhiệt, giãn nở, không ngừng bốc
lên cao còn lớp không khí lạnh ở bên trên chìm xuống, mặt khác bức xạ của mặt trời xuống trái
đất không đềi nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về nhiệt ddoooj và áp suất ở mọi nơi.
- Chính sự không đồng nhất giữa các vùng cả về nhiệt độ và áp suất nên không khí trong tầng
này có sự xáo trộn mạnh mẽ các dòng hỗn hợp không khí và các đám mây hơi nước cả theo
chiều thẳng đứng và chiều ngang.

- Các chất gây ô nhiễm sinh ra do hoạt động tự nhiên và nhân tạo cũng dễ bị xáo trộn để pha
loãng, đồng thời cũng có thể xảy ra các quá trình chuyển hóa, biến đổi. Lớp lạnh ở phần trên
cùng gọi là lớp tạm dừng, phân biệt với tầng bình lưu, đánh dấu bước ngoặt thay đổi nhiệt độ,
tức là nhiệt độ tăng theo chiều cao.
Câu 4: Trình bày đặc điểm của tầng bình lưu và ảnh hưởng của nó tới sự sống của trái đất?
- Có độ cao từ 11km đến 50km, nhiệt độ thay đổi từ - 56
0
C đến -2
0
C.
- Thành phần: chủ yếu là O
3
, ngoài ra có N
2
, O
2
, … Quá trình quan trọng là phản ứng quang hóa.
- Sự thay đổi nhiệt độ theo chiều cao là do sự hấp thụ bức xạ tử ngoại và tỏa nhiệt của Ozon thành
phần chính của tầng bình lưu. Ozon có thể tồn tại lâu dài ở tầng này do áp suất khí quyển tầng
này rất thấp (0,1 – 0,001 atm)
- Phía trên đỉnh tầng đối lưu và đáy tầng bình lưu là lớp ozon với hàm lượng khoảng 10 ppm.
- Tầng bình lưu có vai trò quan trọng đối với Trái Đất, giống như một lá chắn bảo vệ Trái Đất,
đồng thời phân chia khí quyển thành vùng bình lưu và đối lưu.
- Không khí trong tầng bình lưu tương đối bình ổn, coi như chỉ chuyển động theo chiều ngang,
chính vì vậy nếu như chất ô nhiễm bằng cách nào đó, bị đẩy lên tầng bình lưu, chúng sẽ tồn tại
và sẽ có ảnh hưởng độc hại lâu dài hơn nhiều so với khi chúng ở tầng đối lưu.
3
Câu 5: Trình bày đặc điểm của tầng nhiệt và ảnh hưởng của nó tới sự sống của trái đất?
- Độ cao từ 85km đến 500km, Không khí rất loãng.
- Nhiệt độ tăng mãi theo chiều cao từ - 92

0
C đến 1200
0
C.
- Do bức xạ mặt trời mà phản ứng quang hóa xảy ra và sản phẩm là các ion khác nhau: O
2
+
, O
+
,
NO
+
, CO
3
2-
, NO
2
-
, NO
3
-
, …
- Nhiệt độ của tầng nhiệt đang giảm dần, co lại và lạnh hơn do bức xạ cực tím từ mặt trời giảm.
- Tầng này xảy ra hiện tượng cực quang.
Câu 6: Trình bày đặc điểm của tầng điện li và ảnh hưởng của nó tới sự sống của trái đất?
- Tầng điện li hay tầng ngoại quyển có nhiệt độ tăng nhanh đến 1700
0
C, độ cao trên 500km.
- Tầng này mở rộng đến độ cao 1000km rồi dần dần vào khoảng không gian vũ trụ bao la.
- Thành phần hóa học chủ yếu: H

+
, O
+
, He
+
, bụi vũ trụ, thành phần nhỏ hidro, khi chúng chuyển
động va chạm vào nhau tạo thành điện và song điện từ.
- Tầng điện ly có ảnh hưởng rất lớn đến việc truyền sóng vô tuyến, nhất là khi có bão từ.
4
Câu 7: Trình bày các phản ứng chuyển hóa oxi trong khí quyển?
- Trong tầng đối lưu, oxy đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình xảy ra trên bề mặt Trái
đất. Oxy tham gia vào các phản ứng tạo ra năng lượng, như quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch:
CH
4
(khí thiên nhiên) + 2O
2
→ CO
2
+ 2H
2
O
- Vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxy của khí quyển để phân hủy các chất hữu cơ. Một số quá trình
phong hóa oxy hóa xảy ra dưới tác dụng của oxy, ví dụ:
4FeO + O
2
→ 2Fe
2
O
3
- Bên cạnh các quá trình tiêu thụ oxy, trong khí quyển oxy được tái tạo nhờ quá trình quang hợp:

- Hầu như toàn bộ lượng oxy có trong khí quyển là sản phẩm của quá trình quang hợp. Lượng
cacbon được cố định trong các sản phẩm hữu cơ do quá trình quang hợp trước đây tạo ra:
CO
2
+ H
2
O + hν → {CH
2
O} + O
2
- Dưới tác dụng của tia tử ngoại (λ < 290 nm) O2 bị phân tích thành oxy nguyên tử:
O
2
+ hν → O + O
do phản ứng này nên ở độ cao 400 km (thuộc tầng nhiệt lưu) chỉ còn khoảng 10% oxy trong khí
quyển tồn tại dưới dạng phân tử O
2
.
- Bên cạnh nguyên tử oxy O, trong khí quyển còn tồn tại dạng nguyên tử oxy ở trạng thái kích
thích O

. Dạng O

được tạo thành từ các phản ứng sau:
O
3
+ hν (λ = 290−320 nm) → O
2
+ O


O + O + O → O
2
+ O

- Ion oxy O
+
có thể đã được sinh ra trong khí quyển do ánh sáng tử ngoại tác dụng lên oxy nguyên
tử:
O + hν → O
+
+ e
- ion O
+
có mặt rất phổ biến ở một số vùng trong tầng ion. Một số ion khác có chứa oxy là O
2
+

NO
+
.
- Ozon (O
3
) được tạo thành trong khí quyển nhờ các phản ứng:
O
2
+ hν (λ < 290 nm) → O + O
O + O
2
+ M → O
3

+ M
5
Câu 8: Trình bày các phản ứng chuyển hóa cacbon trong khí quyển? (Chu trình Cacbon)
- Vi sinh vật đóng một vai trò quan trọng trong chu trình cacbon. Các loại tảo quang hợp là loại sinh vật
cố định cacbon quan trọng nhất trong môi trường nước. Tảo quang hợp tiêu thụ CO2, làm pH của
nước tăng và do đó làm kết tủa CaCO
3
và CaCO
3
.MgCO
3
.
- Lượng cacbon hữu cơ được tạo thành nhờ hoạt động của vi sinh vật sẽ tiếp tục bị chính vi sinh vật phân
hủy chuyển hóa trong chu trình sinh địa hóa thành nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ, than đá, than
bùn,…
- Cacbon hữu cơ trong sinh khối, nhiên liệu hóa thạch có thể bị vi sinh vật phân hủy hoàn toàn tạo thành
CO
2
. Có thể tóm tắt các quá trình chuyển hóa cacbon có liên quan đến vi sinh vật như sau:
− Quang hợp: là quá trình trong đó tảo hoặc các loại thực vật bậc cao, vi khuẩn quang hợp sử dụng
năng lượng ánh sáng để cố định cacbon thành chất hữu cơ:
CO
2
+ H
2
O + hν → {CH
2
O} + O
2
(k)

− Hô hấp hiếu khí: là quá trình trong đó chất hữu cơ bị oxy hóa trong điều kiện có oxy phân tử O
2
:
{CH
2
O} + O
2
(k) → CO
2
+ H
2
O
− Hô hấp kỵ khí: quá trình oxy hóa chất hữu cơ sử dụng nguồn oxy kết hợp như NO
3

, SO
4
2−
…, không
sử dụng oxy phân tử.
− Sự phân hủy sinh khối: vi khuẩn hoặc nấm phân hủy xác động thực vật, chuyển cacbon hữu cơ, nitơ,
lưu huỳnh, photpho thành các dạng hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ đơn giản có thể hấp thụ bởi thực vật.
− Quá trình tạo metan: các chất hữu cơ có thể bị vi khuẩn tạo metan (methane-forming bacteria) như
Methanobacterium chuyển thành metan trong điều kiện thiếu khí (anoxyc) ở lớp trầm tích bằng phản
ứng lên men (đây là một loại phản ứng oxy hóa khử, trong đó chất oxy hóa và chất khử đều là chất hữu
cơ):
2{CH
2
O} → CH
4

+ CO
2

đây là quá trình đóng vai trò quan trong trong chu trình cacbon tại một khu vực cũng như trên toàn cầu,
vì đây là khâu cuối cùng trong quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ. Quá trình này cung cấp
khoảng 80% lượng CH
4
cho khí quyển.
− Quá trình phân hủy các hợp chất hydrocacbon: các hợp chất hydrocacbon lớn có thể bị Micrococcus,
Pseudomonas, Mycobacterium và Nocardia oxy hóa trong điều kiện hiếu khí. Nhờ có quá trình này mà
chất thải dầu mỏ có thể bị phân hủy trong nước và trong đất. Ví dụ các phản ứng:
CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
CH
2
O
2
H + O
2
→ CH
3
CH
2
CH

2
O
2
H + 2CO
2
+ 2H
2
O
− Sự phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ: như các quá trình xảy ra trong quá trình xử lý nước thải
đô thị. Có thể biểu diễn sự phân hủy này bằng phản ứng đại diện sau:
{CH
2
O} + O
2
(k) → CO
2
+ H
2
O + sinh khối
6
Câu 9: Trình bày các loại phản ứng quang hóa? ( Các phàn ứng quang hóa của oxit nitơ (NOx)
trong khí quyển. Các phản ứng của các hiđrocacbon trong khí quyển)
*Phản ứng chuyển hóa của oxit nitơ:
- Nitơ oxit (NO): là khí được tạo ra cả từ nguồn tự nhiên và nhân tạo qua quá trình đốt cháy nhiên liệu
hóa thạch ở nhiệt độ cao và sấm sét trong không khí. NO có thể gây nguy hiểm cho cơ thể do tác dụng
với hồng cầu trong máu, làm giảm khả năng vận chuyển oxi, gây bệnh thiếu.
- Nitơ đioxit (NO
2
): NO
2

được tạo ra với lượng nhỏ cùng với NO và cũng được tạo ra trong khí quyển
bởi sự oxi hóa NO bằng oxi không khí. NO2 tác dụng với hơi nước trong khí quyển tạo thành HNO3,
ngưng tụ, tan trong nước tạo nên “mưa axit” máu.
- Phản ứng quang hóa của N
2
:
N
2
+ hv N
2
+
+ e
N
2
+
+ O
2
NO
+
+ NO
NO
+
+ e
NO + O
2

- NO và NO
2
giữ vai trò quan trọng về mặt hóa học của sự ô nhiễm môi trường không khí. NO
2

rất bền
với phản ứng quang hóa. Ở điều kiện thích hợp, NO
2
phân ly quang hóa tạo ra NO và O:
NO
2
*
NO + O
- NO và O tiếp tục tham gia vào quá trình phân hủy Ozon, NO cũng có thể tiếp tục phản ứng với gốc
OH
.
trong nước mưa tạo thành axit, rơi xuống tầng đối lưu:
OH
.
+ NO
NO + H
2
O
- Đây là quá trình có vai trò làm giảm tạm thời lượng oxit NO trong khí quyển:
O
3
+ NO NO
2
+ O
2
O + NO
2
NO + O
2
O + NO

2
+ M NO
3
+ M
NO
3
+ NO 2NO
2

NO
3
+ NO
2
N
2
O
5
- Đinitơ oxit (N
2
O): Ở hạ tầng khí quyển thì N
2
O là oxit nitơ phổ biến nhất, nó là sản phẩm của hoạt
động sinh học. Nó là nguồn tạo ra NO trong tầng đối lưu, bình lưu nơi có oxi nguyên tử tạo ra do quang
phân O
3
.
- Các hiđrocacbon Các quá trình đốt cháy nhiên liệu như than đá, dầu mỏ, gỗ do hoạt động của con
người là nguồn phát tán các hiđrocacbon vào khí quyển là chủ yếu. Người ta ước tính tổng lượng
hiđrocacbon toàn cầu phát ra từ nguồn này tới 80 triệu tấn/năm. Cơ chế của phản ứng này rất phức tạp.
Các phản ứng chính thường xảy ra với ba loại hidrocacbon phổ biến: paraffin, olefin, hidrocacbon

thơm với O, HO
.
và O
3
được coi là những chất oxi hóa quan trọng nhất.
- Các phản ứng với oxi nguyên tử O: tạo ra chủ yếu do phản ứng quang phân hóa của NO
2
, phản ứng
chậm với anken và aren nhưng nhanh với olefin.
- Phản ứng oxi hóa của gốc hydroxyl: gốc này đi vào khí quyển do sự phân ly quang hóa HNO
2
và từ các
phản ứng với gốc tự do.
- Các phản ứng oxi hóa của Ozon O
3
: được tạo ra với một lượng đáng kể khi = 25 lần, nhưng Ozon oxi
hóa không mạnh bằng O, HO
.
.
7
Câu 10 Phân tích nguyên nhân gây ô nhiễm khí quyển?
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh ô nhiễm chia tác nhân ô nhiễm làm 2 loại:
*Nguồn thiên nhiên:
-Núi lửa: nham thạch, khói bụi, khí metan,CO2, SO2… Khí núi lửa: núi lửa phun ra những nham
thạch nóng với nhiều khói bụi giàu sunfua, ngoài ra còn metan và một số khí khác. Bụi được phun
cao và lan tỏa rất xa.
-Cháy rừng: sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô => bụi và các khí. Các đám cháy này thường
lan truyền rất nhanh, rộng có nhiều bụi và khí.
-Bão bụi gây nên gió mạnh, bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi.
Sóng biển cũng tung hơi nước mang theo bụi muối kim loại lan truyền vào không khí.

-Bụi muối biển: sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển.
-Động thực vật: quá trình thối rữa xác động thực vật cũng thải ra nhiều khí độc như NH
3,
H
2
S. CH
4,

*Nguồn nhân tạo: nguồn ô nhiễm nhân tạo cũng rất đa dạng, chủ yếu do
- Chất thải phóng xạ
- Chất thải công nghiệp
- Giao thông vận tải
- Đốt nhiên liệu hóa thạch:
- CO, CO2, SOx, hiđrocacbon, NOx, H2S, CFC, các bụi kim loại nặng,…
- Các hoạt động khác
Căn cứ vào tiến trình gây ô nhiễm, chia tác nhân ô nhiễm làm 2 loại:
- Tác nhân ô nhiễm sơ cấp: là những chất trực tiếp thoát ra từ các nguồn và tự chúng đã có đặc
tính độc hại và tác động ngay đến bộ phận tiếp nhận. Ví dụ: SO
2
sinh ra khi đốt than và dầu khí,
nếu con người hít phải sẽ gây ra tức ngực và đau đầu, ở hàm lượng lớn có thể gây ra tử vong.
- Có 5 chất gây ô nhiễm sơ cấp chính đóng góp hơn 90% vào tình trạng ô nhiễm không khí toàn
cầu. Các chất này là:
• Sulfua dioxit, SO2,
• Các oxit của nitơ,
• Cacbon monoxit, CO,
• Các hydrocacbon, HC,
- − Các hạt lơ lửng.
- Tác nhân ô nhiễm thứ cấp: là những chất mới được tạo ra trong khí quyển do sự tương tác hóa
học giữa các chất gây ô nhiễm sơ cấp với các chất vốn có của thành phần khí quyển, rồi mới tác

động đến bộ phận tiếp nhận. Ví dụ: mưa axit là tác nhân gây ô nhiễm thứ cấp được tạo ra bởi
khí SO
2
và nước, gây ảnh hưởng tới mùa màng và công trình xây dựng.

8
Câu 11: Phản ứng quang hóa là gì? Điều kiện để có phản ứng quang hóa. Hậu quả của hiện
tượng sương mù quang hóa?
- Khói quang hóa là hỗn hợp gồm các chất phản ứng và các sản phẩm phản ứng sinh ra khi các
hiđrocacbon, các oxit nitơ cùng có mặt trong khí quyển dưới tác dụng của bức xạ Mặt trời.
- Sự tạo thành khói quang hóa diễn ra trong một hệ hết sức phức tạp và phụ thuộc vào nhiều yếu
tố như khí tượng học, các nguồn phát tán chất ô nhiễm, cơ chế các phản ứng hóa học. Khói
quang hóa là loại khói mang tính chất oxi hóa rất cao.
- Điều kiện:
- Năng lượng bức xạ phải đủ lớn để phá vỡ các liên kết hóa học của chất tham gia phản ứng để tạo
ra các gốc tự do hoặc các nguyên tử hoạt động.
- Phân tử chất tham gia phản ứng phải hấp thụ được năng lượng bức xạ. Đây là điều kiện có tính
chất quyết đinh để phản ứng quang hóa xảy ra.
- Khói có màu nâu, gây tác hại cho mắt và phổi, làm gãy cao su và phá hoại đời sống thực vật.
- Đối với động vật và con người, sương khói quang hóa kích thích gây cay bỏng mắt, khí quản,
phổi và đường hô hấp nói chung.
- Đối với thực vật, sương khói quang hóa ngăn cản quá trình quang hợp, làm giảm năng suất cây
trồng.
- Sương khói quang hóa có thể gây lão hóa, cắt mạch cao su, ăn mòn kim loại và nhiều loại vật
liệu khác.
9
Câu 12: Mưa axit là gì? Nguyên nhân? Cơ chế? Hậu quả và thực trạng mưa axit ở Việt Nam?
- Thuật ngữ “Mưa axit” dùng cho loại nước ngưng tụ có pH < 5. Nước ngưng tụ bao gồm nước
mưa, mưa đá, tuyết, sương mù. Trong thực tế, mưa axit ít khi có pH thấp hơn 3.
- Chất ô nhiễm sơ cấp chủ yếu gây ra mưa axit là SO2 và NOx.

- Các chất ô nhiễm thứ cấp như SO3, H2SO4, HNO3 còn gây ảnh hưởng lớn hơn SO2 nhiều, do
chúng là các axit mạnh trong môi trường nước.
*Nguyên nhân: là do quá trình sản xuất con người tiêu thụ nhiều than đá, dầu mỏ và các nguyên liệu
khác. Hiện tượng mưa axit tự nhiên do phun trào núi lửa hay các đám cháy. Quá trình mưa axit diễn ra
theo:
*Hậu quả:
- Mưa axit ảnh hưởng đến các nguồn nước tự nhiên.
- Làm suy giảm mạnh tính đa dạng về loài của hệ động thực vật thủy sinh.
- Cá thường rất nhạy cảm và có thể chết khi có sự thay đổi đột ngột độ axit của môi trường (do
mưa axit hay tuyết axit tan).
- Mưa axit làm giảm pH các nguồn nước tự nhiên dẫn đến làm tăng nồng độ các ion kim loại độc
trong nước.
- Ảnh hưởng đến các công trình xây dựng, bể chứa, đường ống dẫn nước do có khả năng ăn mòn.
- Ô nhiễm nước bề mặt và nước ngầm bởi các chất hóa học hòa tan trong axit, theo nước uống đi
vào cơ thể người, động vật.
- Gây hại cho mùa màng do ảnh hưởng của sự rửa trôi các nguyên tố, chất dinh dưỡng trong đất.
*Thực trạng mưa axit ở Việt Nam:
- Trong cả nước mưa axit chiếm tới 30-50% tổng số lần mưa.
- Những nơi có tần suất cao: Cần Thơ (58%), Việt Trì ( Phan Thiết), Huế (50%), thành phố công
nghiệp lớn: Hà Nội, Đà Nẵng, Hồ Chí Minh,…
- Do sự chuyển động của các luồng khí nên mưa axit có tính đa quốc gia.
- 30-50% lưu huỳnh lắng đọng là chất gây ô nhiễm không khí, và tạo mưa axit tại miền Bắc có
xuất xứ từ nước lân cận.
- Mưa axit ở các thành phố lớn thuộc đô thị vượt ngưỡng cho phép, một số điểm còn vượt gấp 3-4
lần. Mặc dù vậy, nhưng điều đáng mừng là chất lượng môi trường ở các vùng nông thôn hiện
nay còn khá tốt, chưa có hiện tượng ô nhiễm, nẵm ở ngưỡng cho phép theo chuẩn Việt Nam.
10
Câu 13: Hiệu ứng nhà kính? Nguyên nhân, cơ chế, hậu quả?
- Bức xạ mặt trời là bức xạ sóng ngắn nó dễ dàng xuyên qua các lớp “khí nhà kính” chiếu xuống
Trái Đất; ngược lại bức xạ nhiệt từ mặt Trái Đất phản xạ vào khí quyển là bức xạ sóng dài, nó

không có khả năng xuyên qua lớp CO2 và lại bị CO2 và hơi nước hấp thụ, do đó nhiệt độ của
khí quyển bao quanh Trái Đất nóng lên. Hiện tượng này được gọi là “hiệu ứng nhà kính”.
- Lớp khí CO2, CH4, hơi nước bao quanh Trái Đất có tác dụng tương tự như lớp kính giữ nhiệt
của nhà kính trồng rau xanh mùa đông, chỉ khác là nó có quy mô toàn cầu.
- Bức xạ Mặt trời bao gồm các phần tử ngoại (UV), khả kiến (VIS), hồng ngoại (IR), sau khi đi
vào khí quyển Trái Đất, thành phần UV bị tầng ozon hấp thụ, chỉ còn phần VIS và một phần IR
đến được mặt đất và bị mặt đất hấp thụ.
- Sau khi hấp thụ năng lượng, mặt đất bức xạ trở lại vào khí quyển các bức xạ bước sóng dài hơn
bước sóng của ánh sáng đã được hấp thụ. Các bức xạ này chủ yếu là bức xạ IR. Bức xạ IR từ
mặt đất bị khí nhà kính trong khí quyển hấp thụ và tỏa ra nhiệt, làm khí hậu ấm lên.
*Nguyên nhân:
- Các khí nhà kính chính:
- Tự nhiên: CO
2
, CH
4
, N
2
O: sự tiêu thụ nhiên liệu: dầu mỏ, khí đốt,… , tạo ra CH
4
, N
2
O. Dân số
tăng cao và công nghiệp phát triển mạnh mà rừng bị chặt phá quá mức làm lượng CO
2
thải vào
khí quyển tăng lên đáng kể.
- Nhân tạo: CFCs, được sử dụng rộng rãi trong các bình khí nén của máy lạnh, máy điều hòa,…
*Hậu quả:
- Nhiệt độ trung bình toàn cầu đến năm 2050 sẽ cao nhất trong vòng 150.000 năm gần đây.

- Trong thế kỷ 21 tốc độ thay đổi nhiệt độ trung bình toàn cầu sẽ cao nhất so với 10.000 năm gần
đây.
- Mức nước đại dương sẽ tăng một cách đáng kể, do khi nhiệt độ tăng thì khối lượng riêng của
nước giảm, băng tan. Một số đảo nhỏ, các vùng đất thấp ven bờ sẽ bị nhấn chìm trong nước.
Những thay đổi này dự đoán có thể xảy ra trong thế kỷ 22.
- Mức nước một số hồ sẽ bị giảm đáng kể do tốc độ bay hơi tăng.
- Sự ấm lên toàn cầu sẽ xảy ra không đồng nhất cả về không gian lẫn thời gian. Lục địa sẽ bị ấm
lên mạnh hơn đại dương, đặc biệt đáng lưu ý ở các vĩ tuyến cao ở phía Bắc vào mùa đông, do đó
làm giảm sự chênh lệch nhiệt độ giữa các cực với vùng xích đạo, nên có thể dẫn đến suy giảm
các dòng đối lưu của Trái đất.
11
Câu 14:Trình bày nguyên nhân, cơ chế gây lỗ thủng tầng ozon? Ảnh hưởng của nó tới sức khỏe
của con người?
Lớp khí ozon được hình thành là do các tia tử ngoại chiếu vào các phân tử oxi và các phân tử
khác như NO2, SO2,… phân tích chúng thành nguyên tử oxi, các nguyên tử này lại tiếp tục hóa
hợp với phân tử oxi để hình thành phân tử ozon.
*Nguyên nhân:
- trong khí quyển dưới tác dụng của bức xạ, ozon được hình thành và phân hủy :
- Phản ứng tạo thành ozon:
O2 + hν (UV-C) →2O (a)
O + O2 + M → O3 + M (b)
- Phản ứng phân hủy ozon:
O3 + hν (UV-B) → O2 + O (c)
O + O3 → 2O2 (d)
- Như vậy trong thiên nhiên khí ozon luôn luôn phân hủy và tái tạo tự nhiên, hình thành cân bằng
động, giữ được sự tồn tại ổn định và có tác dụng hấp thụ bức xạ tử ngoại.
- Ngoài ra còn có phản ứng phân hủy ozon do các tác nhân khác:
X + O3 → XO + O2 (e)
XO + O → X + O2 (f)
- Tổng cộng của (e) & (f):

O + O3 → 2O2 (g)
- Trong đó, X có thể là Cl, NO, OH, hay H. Cấu tử X được tái tạo sau quá trình phân hủy ozon, do
đó mỗi nguyên tử hay phân tử X có thể phân hủy hàng ngàn phân tử ozon trước khi phản ứng
xúc tác bị kết thúc do X phản ứng với một phân tử khác ozon.
- Hoạt động nhân tạo đã đưa vào tầng bình lưu ngày càng nhiều các khí gây phân hủy ozon (N2O,
NO, NO2, CFCs, halons, các hợp chất hydrocacbon brom hóa , ). Các hợp chất này hoặc là
đóng vai trò của X, XO trong các phản ứng (e), (f), hoặc chuyển hóa để tạo ra X, XO.
- Tầng ozon hấp thụ bức xạ tử ngoại bước sóng trong khoảng 230 − 320 nm. Bức xạ này chủ yếu
thuộc nhóm UV-B. Bức xạ nhóm UV-B có thể hủy hoại ADN và một số hệ sinh học.
*Ảnh hưởng:
- Bệnh phổi nhiễm bụi: do con người hít thở trong bầu không khí có bụi khoáng, bụi amiăng, bụi
than và kim loại. Người sẽ bị sơ phổi, suy giảm chức năng hô hấp. Ví dụ: ở Nam Phi có 30-40%
thợ mỏ chết do bị nhiễm bụi thạch anh.
- Bệnh đường hô hấp: gây ra bệnh viêm mũi, viêm học, viêm phế quản. Bụi hữu cơ như bông gai
đay dính vào niêm mạc gây viêm, phù, tiết ra các niêm dịch, dẫn tới viêm loét. Bụi vơi cơ rắn có
các góc nhọt đâm vào niêm mạc, gây viêm mũi. Ví dụ: bụi crôm, asen, gây viêm loét, thủng
vách mũi trước sụn lá mía. Bụi len, bụi kháng sinh gây dị ứng,…
- Bệnh ngoài da: bụi gây kích thích da, gây mụn nhọt, lở loét. Ví dụ: bụi đồng gây nhiễm trùng
da, bụi nhựa than dưới tác dụng của ánh sáng làm cho da ngứa, sưng tấy, bỏng.
- Bênh về mắt: bụi gây chấn thương mắt, viêm màng tiếp hợp. Viêm mi mắt,…Bụi kiềm, axit gây
bỏng giác mạc, để lại sẹo, làm giảm thị lực, nặng hơn có thể bị mù.
- Bệnh đường tiêu hóa: bụi đường, các loại bột các thể gây ra sâu rang, làm hỏng men răng, bụi
kim loại, bụi khoáng gây viêm niêm mạc dạ dày, rối loạn tiêu hóa. Đặc biệt bụi chì gây ra bệnh
thiếu máu, giẩm hồng cầu, gây rối loạn thận. Bụi vi sinh vật gây ra các dịch bệnh, bệnh đường
hô hấp, bệnh đau mắt, bệnh đường tiêu hóa.
12
Câu 15: Trình bày vai trò của khí quyển đối với sự sống trên trái đất?
- Khí quyển là một hợp phần của các yếu tố môi trường rất cần thiết của các hệ sinh thái.
- Khí quyển bao quanh Trái Đất, giữ vai trò như lá chắn giúp bảo vệ sinh vật khỏi bị ảnh hưởng
bởi các tia bức xạ Mặt Trời, tia vũ trụ.

- Khí quyển đóng vai trò then chốt duy trì cân bằng nhiệt trên Trái Đất, đồng thời là nơi vận
chuyển nước trong chu trình thủy văn toàn cầu.
- Các dòng khí đối lưu cũng là các phương tiện chuyển các khí độc từ mặt đất lên không trung.
- Khí quyển là nguồn CO2 cần thiết cho quá trình quang hợp và tổng hợp các chất hữu cơ của
thực vật, tạo năng suất sinh học từ năng lượng mặt trời.
- Oxi có trong khí quyển luôn cần thiết cho các tế bào thực hiện các quá trình sống, nếu không có
O
2
các cơ thể sinh vật sẽ chết.
- Khí quyển cũng là kho chứa nitơ và thông qua quá trình cố định đạm sinh học, hoặc qua các
phản ứng điện hóa, nó sẽ chuyển thành dạng amoni và nitrat cung cấp cho quá trình tổng hợp
protein, một hợp phần cần thiết cho sự sống.
- Bên cạnh O
2
, CO
2
, N
2
, hơi nước có ảnh hưởng đáng kể đến các quá trình trao đổi chất ở thực vật,
đặc biệt là quá trình thoát hơi nước, cùng với mặt trời và gió, hơi nước tạo nên khí tượng muôn
hình vạn trạng như mây, sương tuyết, mưa, mưa đá,… quyết định khí hậu toàn cầu.
Câu 16: Cho biết nguồn phát sinh NH3 và tác hại của nó?
- NH
3
chủ yếu sinh ra từ các nguồn tự nhiên qua các quá trình phân hủy chất hữu cơ của xác động
thực vật. Nguồn nhân tạo chủ yếu là từ khí thải của các nhà máy hóa chất, phân đạm, từ các hệ
thống thiết bị làm lạnh có sử dụng NH
3
. Trong môi trường không khí NH
3

có thể tham giao vào
các quá trình như: Hấp phụ trên các bề mặt ướt hoặc phản ứng với các chất có tính axit trong
pha khí hay pha ngưng tụ tạo thành ion NH
4
+
rồi có thể bị oxi hóa đến tận nitrat NO
3
-
.
- NH
3
có mùi khó chịu, gây viêm đường hô hấp cho người và động vật, gây loét giác mạc, thanh
quản, … Khi tan vào nước, NH
3
gây nhiễm độc cá và vi sinh vật trong nước. Thực vật bị nhiễm
NH
3
ở nồng độ cao sẽ bị bệnh lá cây bị trắng, đốm lá, giảm tỷ lệ nảy mầm ở hạt giống.
- Các muối nitrat và amoni thường không thải lên khí quyển với bất kì lượng đáng kể nào, mà chỉ
sinh ra do lượng chuyển hóa của NO, NO
2
và NH
3
trong khí quyển. Như vậy, các oxit nitơ cuối
cùng được chuyển hóa thành nitrat và tiếp đó được loại khỏi khí quyển do mưa hoặc được sa
lắng khô.
13
Câu 17 : Ô nhiễm không khí là gì? Các tác nhân gây ô nhiễm không khí. Tình trạng ô nhiễm không khí
ở Việt Nam hiện nay.
- Ô nhiễm không khí là hiện tượng làm cho không khí sạch thay đổi thành phần và tính chất do bất cứ

nguyên nhân nào, có nguy cơ gây tác hại tới thực vật và động vật, đến các môi trường xung quanh và
sức khỏe con người.
Căn cứ vào nguồn gốc phát sinh ô nhiễm chia tác nhân ô nhiễm làm 2 loại:
*Nguồn thiên nhiên:
-Núi lửa: nham thạch, khói bụi, khí metan,CO2, SO2… Khí núi lửa: núi lửa phun ra những nham
thạch nóng với nhiều khói bụi giàu sunfua, ngoài ra còn metan và một số khí khác. Bụi được phun
cao và lan tỏa rất xa.
-Cháy rừng: sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô => bụi và các khí. Các đám cháy này thường
lan truyền rất nhanh, rộng có nhiều bụi và khí.
-Bão bụi gây nên gió mạnh, bão, mưa bào mòn đất sa mạc, đất trồng và gió thổi tung lên thành bụi.
Sóng biển cũng tung hơi nước mang theo bụi muối kim loại lan truyền vào không khí.
-Bụi muối biển: sóng biển tung bọt mang theo bụi muối biển.
-Động thực vật: quá trình thối rữa xác động thực vật cũng thải ra nhiều khí độc như NH
3,
H
2
S. CH
4,

*Nguồn nhân tạo: nguồn ô nhiễm nhân tạo cũng rất đa dạng, chủ yếu do
- Chất thải phóng xạ
- Chất thải công nghiệp
- Giao thông vận tải
- Đốt nhiên liệu hóa thạch:
- CO, CO2, SOx, hiđrocacbon, NOx, H2S, CFC, các bụi kim loại nặng,…
- Các hoạt động khác
Căn cứ vào tiến trình gây ô nhiễm, chia tác nhân ô nhiễm làm 2 loại:
Tác nhân ô nhiễm sơ cấp: là những chất trực tiếp thoát ra từ các nguồn và tự chúng đã có đặc tính độc
hại và tác động ngay đến bộ phận tiếp nhận. Ví dụ: SO
2

sinh ra khi đốt than và dầu khí, nếu con người
hít phải sẽ gây ra tức ngực và đau đầu, ở hàm lượng lớn có thể gây ra tử vong.
Tác nhân ô nhiễm thứ cấp: là những chất mới được tạo ra trong khí quyển do sự tương tác hóa học
giữa các chất gây ô nhiễm sơ cấp với các chất vốn có của thành phần khí quyển, rồi mới tác động đến
bộ phận tiếp nhận. Ví dụ: mưa axit là tác nhân gây ô nhiễm thứ cấp được tạo ra bởi khí SO
2
và nước,
gây ảnh hưởng tới mùa màng và công trình xây dựng.
*Tình trạng ô nhiễm ở Việt Nam:
- Tình trang ô nhiễm không khí ở Việt Nam đang là một vấn đề được cả xã hội quan tâm, tình trạng ô
nhiễm ngày càng gia tăng. Ô nhiễm không khí xảy ra ở hầu hết các đô thị trong vùng và các tuyến quốc
lộ, những nơi có mật độ xây dựng và giao thông cao. Tình trạng ô nhiễm ngày càng gia tăng rõ rệt.
Trong đó diễn biến phức tạp nhất là ở Tp. Hồ Chí Minh và Hà Nội
+ Ô nhiễm bụi: ở hầu hết các đô thị nước ta đều bị ô nhiễm, nhiều nơi nhiễm bụi trầm trọng, tới mức
báo động. Nhất là khu dân cư gần các nhà máy, khu công nghiệp, các nút giao thông
Ở Tp.Hồ Chí Minh: tại 6 của ngõ ra vào thành phố vượt mức cho phép tử 1,24-2,6 lần. Khu vực cao
nhất vượt mức cho phép 4,8 lần.
Ở Hà Nội: nồng độ bụi tại các nút giao thông > 2-2,5 lần.
14
Câu 18: Xói mòn đất là gì? Tác hại của nó và biện pháp phòng ngừa?
- Là quá trình làm mất lớp đất trên mặt và phá hủy các tầng đất bên dưới do tác động của mưa , băng
tuyết tan hoặc do gió.
- Nước và gió đều có thể gây ra xói mòn đất. Tuy vậy, xói mòn do nước thường xảy ra phổ biến và ở
mức độ cao hơn. Hàng năm, sông Mississippi xói mòn hàng triệu tấn đất tầng mặt và cuốn chúng ra
biển.
- Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng đất bị xói mòn là hoạt động canh tác không hợp lý. Xói mòn
xảy ra rất mạnh ở các đồng ruộng trồng cây theo luống. Khoảng đất trống không được phủ thực vật
giữa các luống rất dễ bị nước hoặc gió cuốn đi. Ngoài ra, việc tổ chức thâm canh liên tục trong
nhiều năm, không dành thời gian cho quá trình tự khôi phục, cũng làm đất trở nên kiệt quệ và vì vậy
để duy trì năng suất phải tăng lượng phân bón sử dụng.

- Xói mòn do gió thường xảy ra ở các vùng đất cao bị ảnh hưởng của tình trạng khô hạn. Để ngăn
chặn tình trạng xói mòn đất do gió, có thể trồng cỏ để bảo vệ lớp đất tầng mặt. Bộ rễ của cỏ là tác
nhân chính bảo vệ về mặt cơ học cho lớp đất tầng mặt.
- Một số biện pháp khác cũng đang được áp dụng trong nông nghiệp để chống xói mòn, ví dụ biện
pháp trồng tiếp vụ mùa mới trên phần đất canh tác của năm trước nhưng không loại bỏ các loại rơm
rạ, thân cây còn lại của vụ mùa trước; biện pháp trồng ruộng bậc thang, quy hoạch ruộng theo
đường viền cao độ.
- Trồng cây lấy gỗ là một biện pháp vừa chống được xói mòn hữu hiệu,vừa mang lại lợi ích kinh tế
cao. Bằng cách chọn giống tốt, sản lượng sinh khối khô thu được hàng năm trên một hecta có thể
lên đến 30 tấn, khoảng 50% (w/w) sinh khối này là cellulose.
Câu 19: Sa mạc hóa là gì? Nguyên nhân gây nên hiện tượng này?
- Sa mạc hóa là quá trình gắn liền với tình trạng bạc màu, hạn hán, đất không còn khả năng nuôi
sống cây trồng. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng sa mạc hóa trên toàn cầu là các hoạt động
của con người. Nuôi thả gia súc ăn cỏ ở những vùng đất khô hạn và cằn cỗi là một trong những
nguyên nhân đáng chú ý của hiện tượng sa mạc hóa. Achentina, Sahara, Uzbekistan, vùng Tây
Nam nước Mỹ, Syria và Mali là các vùng đất hiện nay đang bị sa mạc hóa mạnh do các hoạt
động nhân tạo.
- Một cách tổng quát, sa mạc hóa là quá trình có liên quan đến rất nhiều yếu tố như, xói mòn, sự
thay đổi thời tiết, tình trạng khô hạn, giảm sự màu mỡ và hàm lượng mùn, thoái hóa trong thành
phần hóa học của đất.
- Nạn phá rừng là một vấn đề có liên quan đến tình trạng sa mạc hóa. Nạn phá rừng đang xảy ra ở
mức độ đáng báo động, đặc biệt là ở vùng rừng nhiệt đới, nơi có mặt hầu hết các loài động và
thực vật đang tồn tại hiện nay trên Trái đất. Cùng với sự biến mất của các loài này, nạn phá rừng
còn dẫn đến sự suy thoái đất do xói mòn và thất thoát chất dinh dưỡng.
15
Câu 20: Thế nào là đất sunfat axit? Tác hại của nó đối với cây trồng? Làm thế nào cải tạo đất
này?
- Khoáng pyrite (FeS
2
) có mặt trong một số loại đất khi tiếp xúc với không khí có thể bị oxy hóa

thành axit sulfuric
FeS
2
+ 7/2O
2
+ H
2
O ⇌ Fe
2+
+ 2H
+
+ 2SO
4
2−
+ 7H
2
O
- Lúc này đất chứa nhiều sulfat và axit do đó được gọi là đất sulfat-axit (acid-sulfate soil).
- Các vùng đất được hình thành từ trầm tích biển trung tính chứa FeS
2
, có thể bị chuyển thành đất
sulfat-axit khi tiếp xúc với không khí. Các mỏ khoáng sản có chứa FeS
2
đã ngừng hoạt động
cũng tạo thành loại đất tương tự như đất sulfat-axit từ trầm tích biển.
-Nếu không được xử lý thích hợp thì không thể canh tác được trên đất sulfat-axit do loại đất này
chứa các yếu tố bất lợi như có pH thấp, nồng độ H
2
S cao gây hại cho rễ cây, chứa ion Al
3+

rất
độc đối với thực vật.
-Hầu hết các loại thực vật chỉ phát triển tốt trên đất có pH gần trung tính.
-Đất chua thường được xử lý bằng vôi hoặc CaCO
3
:
Đất}(H
+
)
2
+ CaCO
3
⇌ Đất}Ca
2+
+ CO
2
+ H
2
O
-Ở các vùng có lượng mưa thấp, đất có thể có môi trường kiềm do chứa các muối bazơ. Có thể
xử lý đất kiềm bằng muối nhôm hoặc sắt sulfat, các muối này khi tan vào nước thì bị thủy phân
và tạo ra môi trường axit.
2Fe
3+
+ 3SO
4
2−
+ 6H
2
O ⇌ 2Fe(OH)

3

(r)
+ 6H
+
+ 3SO
4
2−
- Cũng có thể sử dụng lưu huỳnh để xử lý đất kiềm. Vi khuẩn trong đất oxy hóa lưu huỳnh thành
axit sulfuric. Đây là một phương pháp có hiệu quả về mặt kinh tế, do lưu huỳnh sử dụng ở đây
chính là sản phẩm phụ rất dồi dào của công nghệ tách loại lưu huỳnh ra khỏi nhiên liệu hóa
thạch (nhằm mục đích giảm thiểu ô nhiễm không khí do SO
2
).
16
Câu 21: Trình bày vai trò của nước và sự phân bố nước trên bề mặt trái đất?
*Vai trò của nước
- Nước rất cần thiết cho sự sống, có thể nói ở đâu có nước ở đó có sự sống. Con người một ngày
cần 1,83 lít nước để ăn, uống. Nước giúp con người, động thực vật trao đổi vận chuyển thức ăn,
tham gia vào các phản ứng sinh hóa học và các mối liên kết, cấu tạo trong cơ thể. Nước cần thiết
cho tất cả các vi sinh vật.
- Cuộc sống ngày càng phát triển, nhu cầu nước sinh hoạt cho mỗi người, mỗi ngày khoảng 150
lít.
- Cơ thể người có khoảng từ 65 – 68% nước, nếu mất nước 12% là hôn mê, có thể chết. trong cơ
thể các động vật khác, nước chiếm hơn 70%.
- Con người cần nước ngọt cho ăn uống, sinh hoạt hàng ngày, sản xuất. Nhu cầu nước cho sản
xuất nông nghiệp và công nghiệp rất lớn. Nước cũng cần thiết cho giao thông vận tải, du lịch,
dịch vụ,…
*Chu trình của nước
- Khối lượng toàn bộ nguồn nước trên Trái Đất ước tính 1,5 tỉ km

3
. Diện tích mặt nước chiếm đến
70% diện tích bề mặt Trái Đất.
- Hơn 97% lượng nước toàn cầu là nước mặn, còn khoảng 3% nước ngọt nhưng phần lớn lại ở
dạng đóng băng ở 2 cực Trái Đất.
- Khoảng 1/3 năng lượng Mặt Trời được hấp thụ trên bề mặt Trái Đất được sử dụng để vận
chuyển vòng tuần hoàn nước – bốc hơi một lượng khổng lồ nước bề mặt từ các đại dương, sông,
hồ,… tạo thành mây.
- Quá trình thoát hơi nước từ các loài thực vật làm tăng độ ẩm của không khí.
- Khi gặp lạnh, hơi nước ngưng tụ rơi xuống thành mưa, tuyết và tỏa ra lượng nhiệt đã hấp thụ
trong quá trình bay hơi, sưởi ấm bầu khí quyển.
- Một phần nước mưa thấm qua các lớp đất thành nước ngầm và nước bề mặt đều hướng ra biển
để tuần hoàn trở lại.
- Theo chu trình tự nhiên, lượng nước được bảo toàn, chỉ chuyển từ dạng này sang dạng khác,
hoặc từ nơi này sang nơi khác.
- Nước ngầm và nước bề mặt có đặc tính khác nhau.
• Nước ngầm có chứa các muối khoáng hòa tan từ những lớp chất rắn mà nó chảy qua. Thành
phần các muối hòa tan trong nước có thể thay đổi tùy theo cấu tạo địa chất khác nhau của từng
khu vực
• Nước bề mặt thường chứa nhiều chất hữu cơ và các chất dinh dưỡng làm thức ăn cho các loài
tảo và một số lớn các vi khuẩn.
- Con người sử dụng nướcngầm và nước bề mặt cho nhu cầu sinh hoạt và phát triển, sau đó nước
thải được tập trung lại để xử lý rồi thải lại vào nguồn nước, vì vậy phần nước này coi như không
mất đi.
- Nguồn nước ngọt và nước mưa phân bố không đồng đều, trong khi nhiều vùng bị ngập lụt thì
các vùng khác lại thiếu nước ngọt
17
Câu 22:Thành phần hóa học của nước tự nhiên?
- Nước tự nhiên chiếm 1% tổng lượng nước trên Trái Đất, gồm nước chứa ở sông, hồ, nước bề
mặt, nước ngầm.

- Thành phần của nước tự nhiên có hòa tan các chất rắn, lỏng, khí phụ thuộc vào địa hình mà nó
đi qua.
- Các ion hòa tan trong nước: nước tự nhiên là dung môi tốt hòa tan các axit, bazơ và muối vô
cơ.
- Các khí hòa tan trong nước:
+ Oxi trong nước: oxi có ý nghĩa lớn đối với quá trình tự làm sạch của nước và đảm bảo sự sống
cho sinh vật trong nước.
- Độ hòa tan của oxi trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất môi trường.
- Mức độ bão hòa oxi hòa tan trong nước ngọt khoảng 14 – 15 ppm (ở 0
o
C, 1atm), bằng 8 ppm (ở
25
o
C, 1atm) và bằng 7 ppm (ở 35
o
C, 1atm).
- Nhiệt độ càng tăng, lượng oxi hòa tan càng giảm và bằng 0 ppm ở 100
o
C.:
+ Khí cacbonic trong nước:
- Khí CO
2
hòa tan trong nước tạo ra các ion HCO
3
-
và CO
3
-
. Các phản ứng của khí CO
2

vào nước:

- Khí CO2 hòa tan trong nước tạo ra các ion .
- Với lớp trầm tích, CO2 trong nước tham gia phản ứng:


- Quá trình này sẽ dẫn tới sự thay đổi pH của môi trường.
- Các chất rắn:
+ Chất rắn không thể lọc được: là loại có kích thước hạt nhỏ hơn 10
-6
m, ví dụ: chất rắn dạng
keo, chất rắn hòa tan (các và ion phân tử hòa tan).
+ Chất rắn có thể lọc được: loại này có kích thước hạt lớn hơn 10
-6
m, ví dụ: hạt bùn, sạn,…
- Các chất hữu cơ trong nước:
+ Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học: Các chất đường, protein, chất béo, dầu mỡ động
thực vật, vi sinh vật phân hủy tạo ra khí cacbonic và nước.
+ Các chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học: Hợp chất clo hữu cơ, polycloro biphenyl (PCB),
các hợp chất đa vòng ngưng tụ như pyren, naphtalen, anthracen, dioxin,… là những chất bền
trong môi trường nước và có độc tính cao cho sinh vật và con người.
18
Câu 23: Tại sao nói nước biển có khả năng đệm pH và đệm pE?
Nuớc biển trên toàn cầu có những đặc điểm đáng chú ý sau:
− Tỷ lệ thành phần các cấu tử chính ổn định: nhìn chung trên phạm vi toàn cầu, nước biển khá
đồng nhất về tỷ lệ thành phần của các cấu tử chính, mặc dù nồng độ tuyệt đối của các cấu tử này
có thể biến động theo vùng, khu vực:
a. Tỷ lệ Na/Cl: 0,55 − 0,56
b. Tỷ lệ Mg/Cl: 0,06 − 0,07
c. Tỷ lệ K/Cl: 0,02

− pH ổn định: pH của nước biển gần như luôn ổn định ở giá trị 8,1 ± 0,2 trên phạm vi toàn cầu.
Điều này được giải thích do:
a. Tác dụng đệm của hệ đệm H
2
CO
3
− HCO
3

− CO
3
2−

CO
2
+ H
2
O H
2
CO
3
H+ HCO
3
-

HCO
3
-
H+ CO
3

2-
b. Tác dụng đệm của hệ đệm B(OH)
3
− B(OH)
4


B(OH)
3
+ H
2
O B(OH)
4

+ H
+
c. Cân bằng trao đổi giữa các cation hòa tan trong nước biển với lớp silicat trầm tích ở đáy đại
dương:
3Al
2
Si
2
O
5
(OH)
4 (S)
+ 4SiO
2

(S)

+ 2K+ + 2Ca
2+
+ 9H
2
O ⇌ 2KCaAl
2
Si
5
O
16
(H
2
O)
6(S)
+ 6H
+

trong đó, (c) được xem là nguyên nhân chính tạo tác dụng đệm cho nước đại dương.
− pE ổn định: pE của nước biển cũng có giá trị ổn định trong khoảng 12,5 ± 0,2. Do đó nước
biển không những có tác dụng đệm pH mà còn có khả năng đệm độ oxy hóa khử. Nước đóng vai
trò là chất khử cũng là chất oxy hóa:
Là chất khử:
2H
2
O - 4e 4H
+
+ O
2
2Cl
2

+ 2H
2
O 4H
+
+ 4Cl
-
+ O
2
Là chất oxi hóa:
2H
2
O + 2e 2OH
-
+ O
2
19
Câu 24:Trình bày các phản ứng xúc tác do vi sinh trong nước? (Phản ứng chuyển hóa cacbon.
Phản ứng chuyển hóa nitơ. Phản ứng chuyển hóa lưu huỳnh. Phản ứng chuyển hóa photpho. Phản ứng
chuyển hóa sắt)
*Phản ứng chuyển hóa cacbon:
- Cacbon hữu cơ trong sinh khối, nhiên liệu hóa thạch có thể bị vi sinh vật phân hủy hoàn toàn tạo thành
CO
2
. Có thể tóm tắt các quá trình chuyển hóa cacbon có liên quan đến vi sinh vật như sau:
− Quang hợp: là quá trình trong đó tảo hoặc các loại thực vật bậc cao, vi khuẩn quang hợp sử dụng
năng lượng ánh sáng để cố định cacbon thành chất hữu cơ:
CO
2
+ H
2

O + hν → {CH
2
O} + O
2
(k)
− Hô hấp hiếu khí: là quá trình trong đó chất hữu cơ bị oxy hóa trong điều kiện có oxy phân tử O
2
:
{CH
2
O} + O
2
(k) → CO
2
+ H
2
O
− Hô hấp kỵ khí: quá trình oxy hóa chất hữu cơ sử dụng nguồn oxy kết hợp như NO
3

, SO
4
2−
…, không
sử dụng oxy phân tử.
− Sự phân hủy sinh khối: vi khuẩn hoặc nấm phân hủy xác động thực vật, chuyển cacbon hữu cơ, nitơ,
lưu huỳnh, photpho thành các dạng hợp chất hữu cơ hoặc vô cơ đơn giản có thể hấp thụ bởi thực vật.
− Quá trình tạo metan: các chất hữu cơ có thể bị vi khuẩn tạo metan (methane-forming bacteria) như
Methanobacterium chuyển thành metan trong điều kiện thiếu khí (anoxyc) ở lớp trầm tích bằng phản
ứng lên men (đây là một loại phản ứng oxy hóa khử, trong đó chất oxy hóa và chất khử đều là chất hữu

cơ):
2{CH
2
O} → CH
4
+ CO
2

đây là quá trình đóng vai trò quan trong trong chu trình cacbon tại một khu vực cũng như trên toàn cầu,
vì đây là khâu cuối cùng trong quá trình phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ. Quá trình này cung cấp
khoảng 80% lượng CH
4
cho khí quyển.
− Quá trình phân hủy các hợp chất hydrocacbon: các hợp chất hydrocacbon lớn có thể bị Micrococcus,
Pseudomonas, Mycobacterium và Nocardia oxy hóa trong điều kiện hiếu khí. Nhờ có quá trình này mà
chất thải dầu mỏ có thể bị phân hủy trong nước và trong đất. Ví dụ các phản ứng:
CH
3
CH
2
CH
2
CH
2
CH
2
O
2
H + O
2

→ CH
3
CH
2
CH
2
O
2
H + 2CO
2
+ 2H
2
O
− Sự phân hủy sinh học các hợp chất hữu cơ: như các quá trình xảy ra trong quá trình xử lý nước thải
đô thị. Có thể biểu diễn sự phân hủy này bằng phản ứng đại diện sau:
{CH
2
O} + O
2
(k) → CO
2
+ H
2
O + sinh khối
* Phản ứng chuyển hóa nitơ:
Chu trình nitơ là một trong các quá trình hóa học quan trọng nhất trong nước và đất có sự tham gia của
vi sinh vật. Quá trình này dựa vào 4 chuyển hóa quan trọng:
− Cố định nitơ: là quá trình trong đó phân tử N
2
từ khí quyển được chuyển thành nitơ hữu cơ (chủ yếu

do vi khuẩn Rhizobium):
3{CH
2
O} + 2N
2
+ 3H
2
O + 4H
+
→ 3CO
2
+ 4NH
4
+
Nitrat hóa: là quá trình oxy hóa NH
3
hoặc NH
4+
thành NO
3−
(do vi khuẩn):
NH
3
+ 3/2 O
2
→ H
+
+ NO
2


+ H
2
O
NO
2−
+ ½ O
2
→ NO
3

− Khử nitrat: là quá trình khử NO
3

thành NO
2

:
½ NO
3


+ ¼ {CH
2
O} → ½ NO
2

+ ¼ H
2
O + ¼ CO
2


− Denitrat hóa: là quá trình trong đó NO
3

và NO
2

bị khử thành N
2
trong điều kiện không có oxy tự
do:
4NO
3

+ 5{CH
2
O} + 4H
+
→ 2N
2
↑ + 5CO
2
↑ + 7H
2
O
quá trình denitrat hóa cũng có thể tạo thành NO và N
2
O.
*Phản ứng chuyển hóa lưu huỳnh:
Chu trình lưu huỳnh có liên quan đến sự chuyển hóa qua lại giữa các dạng hợp chất khác nhau của lưu

huỳnh như: hợp chất sulfat vô cơ tan, hợp chất sulfat không tan, hợp chất sinh học chứa lưu huỳnh, hợp
chất hữu cơ tổng hợp chứa lưu huỳnh. Các quá trình có sự tham gia của vi sinh vật trong chu trình lưu
huỳnh bao gồm:
− Khử sulfat thành sulfua dưới tác dụng của các vi khuẩn:
SO
4
2−
+ 2{CH
2
O} + 2H
+
→ H
2
S + 2CO
2
+ 2H
2
O
H2S tạo thành do độc và có mùi khó chịu nên có thể làm giảm chất lượng nước.
− Oxy hóa sulfua dưới tác dụng của các vi khuẩn:
20
2H
2
S + 4O
2
→ 4H
+
+ 2SO
4
2−


Một số loại vi khuẩn oxy hóa sulfua có thể chịu được môi trường axit và rất nguy hiểm cho môi trường.
Ví dụ, các vi khuẩn loại này có thể oxy hóa pyrite FeS
2
trong nước rò rỉ từ mỏ khai thác quặng tạo
thành axit sulfuric. Axit tạo thành sẽ hòa tan nhiều kim loại trong quặng và cuối cùng đi vào các nguồn
nước ngầm, nước mặt và gây ô nhiễm chúng.
− Quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ có chứa lưu huỳnh dưới tác dụng của vi khuẩn có thể tạo ra
các chất hữu cơ chứa lưu huỳnh bay hơi và có mùi khó chịu, như metyl thiol CH
3
SH, dimetyl disulfua
CH
3
SSCH
3
. Ngoài ra, quá trình phân hủy này cũng tạo ra H
2
S.
*Phản ứng chuyển hóa photpho:
Các quá trình có sự tham gia của vi sinh vật trong đất và nước đóng một vai trò quan trọng trong chu
trình photpho. Điều đáng chú ý là photpho thường là chất dinh dưỡng giới hạn trong nước rất cần cho
sự phát triển của tảo. Một số vi khuẩn có khả năng tích lũy photpho từ nước tốt hơn tảo. Photpho tích
lũy trong tế bào và có thể giải phóng trở lại giúp vi khuẩn phát triển khi môi trường thiếu chất dinh
dưỡng này.
Sự phân hủy sinh học của các hợp chất photpho rất quan trọng đối với môi trường, thể hiện ở hai điểm
sau:
− Quá trình phân hủy photpho là quá trình khoáng hóa, nó chuyển các dạng photpho hữu cơ thành
photpho vô cơ, cung cấp chất dinh dưỡng octophotphat (PO43−) cho sự phát triển của thực vật và tảo.
− Nhờ quá trình phân hủy sinh học này mà các hợp chất photpho hữu cơ rất độc hại
dùng làm thuốc trừ sâu mới bị phân hủy mà không gây hại nhiều cho môi trường.

*Phản ứng chuyển hóa sắt:
Một số vi khuẩn có thể sử dụng các hợp chất của sắt để lấy năng lượng cho quá trình đồng hóa của
chúng, thông qua quá trình oxy hóa Fe(II) thành Fe(III) với oxy phân tử:
4Fe
2+
+ 4H
+
+ O
2
→ 4Fe
3+
+ 2H
2
O
nguồn cung cấp cacbon cho một vài loại vi khuẩn này là CO
2
. Vì các vi khuẩn này không cần nguồn
cacbon hữu cơ và có thể thu năng lượng từ phản ứng oxy hóa các chất vô cơ, do đó chúng có thể sống
ở môi trường không có chất hữu cơ. Người ta thường tìm thấy những lượng lớn sắt (III) oxit tích tụ
dưới dạng bùn sa lắng ở những nơi vi khuẩn oxy hóa sắt phát triển mạnh.
21
Câu 25: COD, BOD? Giá trị của chúng nói lên điều gì?
Nhu cầu oxi sinh hóa (BOD) – Biochemical Oxygen Demand:
- Là lượng oxi cần cho vi sinh vật tiêu thụ để oxi hóa sinh học các chất hữu cơ ở điều kiện nhiệt
độ và thời gian xác định.
- Giá trị BOD phản ánh lượng các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học có trong mẫu nước.
- Đơn vị đo BOD thường là mg/l.
Nhu cầu oxi hóa học (COD) – Chemical Oxygen Demand:
- Là lượng oxi cần để oxi hóa hóa học chất hữu cơ trong nước.
- Giá trị COD cho phép đánh giá lượng chất hữu cơ tổng cộng có trong mẫu.

- COD tính bằng mg/l.
- COD là một trong những thông số quan trọng nhất để đánh giá chất lượng nước, COD càng cao
thì mức độ ô nhiễm chất hữu cơ càng nặng nề.
Sự khác nhau giữa giá trị COD và giá trị BOD
- Cả hai thông số COD và BOD đều được sử dụng để xác định lượng chất hữu cơ có khả năng bị
oxy hóa trong nước; nhưng giá trị BOD đại diện cho lượng chất hữu cơ dễ bị phân hủy dưới tác
dụng của vi sinh vật; còn giá trị COD đại diện cho toàn bộ các chất hữu cơ có mặt trong nước có
thể bị oxy hóa bởi tác nhân oxy hóa hóa học mạnh. Vì vậy, tỷ số BOD/COD của một mẫu nước
luôn nhỏ hơn 1.
Câu 26:Trình bày ảnh hưởng của các tác nhân vật lí tới nguồn nước?
- Màu sắc:
• Nước tự nhiên sạch trong suốt và không màu, nếu nhìn sâu vào bề dày nước cho ta cảm giác
màu xanh nhẹ, đó là do sự hấp thụ chọn lọc các bước sóng nhất định của ánh sáng mặt trời.
• Màu xanh đậm hoặc có váng trắng đó là biểu hiện trạng thái thừa dinh dưỡng hoặc phát triển
quá mức của thực vật nổi (phytoplankton) và sản phẩm phân hủy thực vật chết.
• Sự phân hủy các chất hữu cơ làm xuất hiện axit hunic và fulvic (mùn) hòa tan làm nước có màu
vàng. Nước thải các khu công nghiệp có nhiều màu sắc khác nhau.
• Khi nước bị ô nhiễm có màu sẽ cản trở sự truyền ánh sáng mặt trời vào nước, làm ảnh hưởng tới
hệ sinh thái nước. Nhiều màu sắc do hóa chất gây nên rất độc đối với sinh vật nước.
- Mùi và vị: Nước thải công nghiệp chứa nhiều hợp chất hóa học làm cho nước có mùi vị không
tốt và đặc trưng như các muối của sắt, mangan, sunfuhiđro, các phenol và hiđrocacbon không
no. Các quá trình phân giải các chất hữu cơ, rong, tảo đều tạo nên những sản phẩm làm cho
nước có vị khác thường làm cho giá trị sử dụng của nước giảm nhiều.
- Độ đục: Nước tự nhiên sạch thường không chứa các chất rắn lơ lửng nên trong suốt và không
màu. Độ đục do các chất lơ lửng gây ra, chúng có kích thước rất khác nhau, từ dạng hạt keo đến
những thể phân tán thô. Những hạt vật chất gây đục thường hấp phụ những kim loại nặng, cùng
các vi sinh vật gây bệnh. Nước đục còn ngăn cản quá trình chiếu sáng của mặt trời xuống đáy
thủy vực làm giảm quá trình quang hợp và nồng độ oxi hòa tan trong nước.
- Nhiệt độ:
• Nhiệt độ của nước tự nhiên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết của lưu vực hay môi

trường khu vực. Nhiệt độ nước thải công nghiệp đặc biệt là nước thải của nhà máy nhiệt điện,
nhà máy điện hạt nhân, thường cao hơn từ 10 – 250C so với nước thường.
• Nước nóng có thể gây ô nhiễm hay có lợi tùy theo mùa và vị trí địa lý. Vùng có khí hậu ôn đới,
nước nóng có tác dụng xúc tiến sự phát triển của vi sinh vật và các quá trình phân hủy.
• Nhưng ở những vùng nhiệt đới, nhiệt độ cao của nước ở sông hồ sẽ làm thay đổi quá trình sinh,
hóa, lý học bình thường của hệ sinh thái nước, giảm lượng oxi tan vào nước và tăng nhu cầu oxi
của cá lên 2 lần.
• Một số loài sinh vật không chịu được nhiệt độ cao sẽ chết hoặc phải di chuyển đi nơi khác
nhưng có một số loài lại phát triển mạnh ở nhiệt độ thích hợp.
22
Câu 27:Thành phần của nước tự nhiên chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào?
- Các ion có trong nước: Trong nước thường có một số ion vô cơ như: Cl-, NO3-, NO2-, SO42-,
HSO4-, PO4-, S2-,…
Ion nitrat (NO
3
-
): Là sản phẩm cuối cùng của sự phân hủy các chất chứa nitơ có trong chất thải của
người và động vật. Do các chất thải công nghiệp, nước chảy tràn chứa phân bón từ các khu nông
nghiệp, nồng độ của nitrat trong các nguồn nước có thể tăng cao, gây ảnh hưởng đến chất lượng nước
sinh hoạt và nuôi trồng thủy sản.Trẻ em uống nước chứa nhiều nitrat có thể bị mắc hội chứng
methemoglobin (hội chứng “trẻ xanh xao”).
Ion photphat (PO
4
3-
): Khi có mặt trong nước ở nồng độ tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây
ra hiện tượng phú dưỡng (eutrophication, còn được gọi là phì dưỡng).Phú dưỡng chỉ tình trạng của một
vực nước đang có sự phát triển mạnh của tảo. Mặc dầu tảo phát triển mạnh trong điều kiện phú dưỡng
có thể hỗ trợ cho chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước, nhưng sự bùng nổ của tảo sẽ gây ra những hậu
quả làm suy giảm mạnh chất lượng nước.Khi mới hình thành, các hồ đều ở tình trạng nghèo chất dinh
dưỡng, nước hồ thường khá trong. Sau một thời gian, do sự xâm nhập của các chất dinh dưỡng từ nước

chảy tràn, sự phát triển và phân hủy của sinh vật thủy sinh, hồ bắt đầu tích tụ một lượng lớn các chất
hữu cơ gây nên hiện tượng phú dưỡng.Với sự phát triển bùng nổ của tảo, nước hồ trở nên có màu xanh,
một lượng lớn bùn lắng được tạo thành do xác của tảo chết. Dần dần, hồ sẽ trở thành vùng đầm lầy và
cuối cùng là vùng đất khô, cuộc sống của động vật thủy sinh trong hồ bị ngừng trệ.
Ion sunphat (SO
4
2-
): Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng độ
sunfat cao. Sunfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sunfit và axit sunfuric có thể gây
ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao, sulfat có thể gây hại cho cây trồng
Ion clorua (Cl
-
): Ion clorua kết hợp với các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước
có nồng độ clorua cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi thọ của các công
trình bằng bê tông, Nhìn chung clorua không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có thể
gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích
- Các kim loại nặng: Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn, thường có trong nước thải công nghiệp. Hầu hết
các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật khác ch ăn uống và
sinh hoạt.
Chì (Pb): Chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, ăcqui, luyện kim, hóa dầu. Chì còn được
đưa vào môi trường nước từ nguồn không khí bị ô nhiễm do khí thải giao thông.Chì có khả năng tích
lũy lâu trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động
vật thủy sinh.
Thủy ngân (Hg): Là kim loại được sử dụng trong nông nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công
nghiệp (làm điện cực). Trong tự nhiên, thủy ngân được đưa vào môi trường từ nguồn khí núi lửa.
Asen (As): Nguồn gốc tự nhiên gây ra ô nhiễm asen là núi lửa, bụi đại dương. Nguồn nhân tạo gây ô
nhiễm asen là chất thải trong một số ngành luyện kim, khai khoáng (đồng, chì, kẽm), đốt rừng, đốt các
chất thải, sử dụng thuốc trừ sâu,…Asen thường có mặt trong nước dưới dạng asenit (AsO
3
3-

), asenat
(AsO
4
3-
) hoặc asen hữu cơ. Asen là chất độc mạnh có tác dụng tích lũy và gây ung thư.
- Các hợp chất phenol: Các hợp chất phenol có nhiều trong nước thải công nghiệp sản xuất bột
giấy, nhuộm, lọc dầu,… Sự có mặt của chúng trong nước sẽ gây cho nước có màu, mùi, vị lạ,
gây độc đối với các loài động vật, thực vật sống trong nước.
- Các hợp chất bảo vệ thực vật: Những chất hóa học hữu cơ dùng để loại trừ các sinh vật gây hại
cho thực vật hoặc động vật gọi là thuốc bảo vệ thực vật. Về mặt hóa học có thể phân loại các
chất bảo vệ thực vật thành ba dạng cơ bản sau:
Hợp chất cơ – clo: Gồm DDT, lindane (666), Endrin, heptaclo,… Chúng có tác dụng diệt trừ sâu bệnh
rất tốt nhưng thời gian bán hủy dài, rất bền trong môi trường tự nhiên, tác dụng độc hại kéo dài với con
người và động vật nên đa số các hợp chất cơ – clo đã bị cấm sử dụng.
Hợp chất cơ – photpho: Gồm một số loại như parathion, malathion,… Các hợp chất này có thời gian
bán hủy nhanh hơn nhóm hợp chất cơ – clo. Các hợp chất cơ – photpho tác động vào thần kinh của côn
trùng. Loại này có độc tính cao cho người và động vật.
Các hợp chất cacbamat: Gồm sevin, furadan, bassa, mei (metyl isoxianat CH3NCO),…Chúng tác
động vào enzim cholinesteraza của hệ thần kinh sâu, côn trùng trên các loại cây ăn quả, rau màu.Các
chất tẩy rửa Các chất tẩy rửa là các chất có hoạt tính bề mặt cao, hòa tan tốt trong nước và làm giảm
sức căng bề mặt của nước với chất bẩn. Được sử dụng nhiều trong công nghiệp và trong sinh hoạt gia
đình.
23
Câu 28: Khái niệm nước cứng? Làm thế nào để xác định độ cứng của nước và độ cứng Mg?
- Nước cứng là nước tự nhiên có chứa trên 3 mili đương lượng của Ca
2+
và Mg
2+
trên 1 lít nước.
- Độ cứng của nước:

Độ cứng của nước được tính bằng số mili đương lượng của Ca
2+
và Mg
2+
trên 1 lít nước.
Số mili đương lượng (gam) = V.N
V: thể tích ml.
N: nồng độ đương lượng (gam).
Nồng độ đương lượng
(mg đương lượng/lít)
Loại nước
<1.5 Nước rất mềm
1,5 – 4 Nước mềm
4 – 8 Nước trung bình
8 – 12 Nước cứng
>12 Nước rất cứng
- Nước cứng có độ cứng > 100ppm là nước cứng, nhỏ hơn 100ppm là nước mềm
- Độ cứng Mg:
Để xác định độ cứng người ta dùng phương pháp chuẩn độ ion Ca
2+
và Mg
2+
trong nước bằng
Complexon, Ericomdent làm chất chỉ thị.
Độ cứng biểu thị số mili gam Ca
2+
và Mg
2+
trong một lít nước.
Quy tắc: lấy mẫu chất thêm nước cho hỗn hợp đệm NH

3
và NH
4
Cl vào, một ít chỉ thị Ericomdent chuẩn
EDTA cho đến khi dung dịch chuyển sang màu xanh. Tính độ cứng của nước theo miligam Ca
2+

Mg
2+

Câu 29:Trình bày vai trò của đất?
- Là nơi sản xuất ra lương thực, thực phẩm.
- Là một cơ thể sống vì trong nó có nhiều vi sinh vật khác như: vi khuẩn, …
- Đất là một hệ mở, thường xuyên trao đổi chất và năng lượng của khí quyển, thủy quyển và sinh
quyển.
- Đất cũng tuân thủ: các quy luật sống, phát sinh, phát triển, thoái hóa, già cỗi.
- Con người tác động vào đất tạo ra các sản phẩm phục vụ cho con người. Đất vừa là sản phẩm tự
nhiên, vừa là sản phẩm lao động của con người.
- Tài nguyên quốc gia quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là môi trường sống, là địa bàn xây
dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh và quốc phòng.
- Trong công nghiệp, là địa điểm, làm cơ sở để tiến hành các thao tác.
- Trong nông nghiệp là tư liệu để sản xuất.
24
Câu 30:Trình bày quá trình phong hóa đá và khoáng bằng các tác nhân vật lí?
- Quá trình phong hóa vật lí là quá trình làm vụn đá do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ, do hệ số
dãn nở nhiệt khác nhau của các loại khoáng cũng như do sự tăng áp suất trong quá trình kết tinh
của đá. Gió, xói mòn, băng hà có thể đồng thời là những yếu tố dẫn đến quá trình phong hóa vật
lý đối với đá.
- Nguyên nhân là do sự thay đổi về nhiệt độ, áp suất, gió, Chẳng hạn như sự thay đổi về nhiệt độ
giữa ngày và đêm, giữa các mùa làm cho đá bị co giãn, nhất là đá gồm nhiều khoáng vật khác

nhau sẽ có hệ số giãn nở khác nhau, điều đó gây nên hệ số co giãn không đồng đều dẫn đến đá
bị nứt rạn và vỡ vụn. Hoặc do dòng chảy của nước hoặc gió dẫn đến sự vỡ vụn đá,…
- Phong hóa vật lý giúp làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt của đá khiến cho quá trình phong hóa
hóa học dưới tác động của các yếu tố hóa học diễn ra nhanh hơn.
- Phong hóa vật lý có thể thấy ở nhiều nơi trên bề mặt Trái Đất nhưng diễn ra mạnh hay yếu tùy
thuộc vào điều kiện khí hậu, tính chất và cấu trúc các loại đá.
Câu 31: Trình bày quá trình phong hóa đá và khoáng bằng các tác nhân hóa học?
- Quá trình phong hóa hóa học bao gồm hàng loạt những quá trình hóa học đơn giản như thủy
phân, cacbonat hóa, oxy hóa khử, hòa tan và kết tinh, …Trong thực tế các quá trình nói trên
thường xảy ra theo cơ chế tổng hợp, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, trong đó nước và các thành
phần của khí quyển là những chaasttham gia phản ứng. Các quá trình này chịu ảnh hưởng mạnh
mẽ của các điều kiện địa hình và khí hậu.
- Diễn ra mạnh nhất ở những miền khí hậu xích đạo nóng ẩm và khí hậu gió mùa ướt. Sự phong
hóa hóa học là quá trình phá hủy trên phương diện hóa học. Quá trình do tác động của CO
2
,
H
2
O, O
2
gồm các quá trình sau:
- Oxi hóa do tác động của oxi:
FeS
2
+ 7O
2
+ 2H
2
O 2FeSO
4

+ 2H
2
SO
4
- Hidrat hóa: còn gọi là quá trình ngậm nước mà kết quả của quá trình này là làm giảm độ cứng
rắn của khoáng đá.
- Hòa tan: nước có khả năng hòa tan rất nhiều khoáng vật. Trên địa cầu có những nơi có những
lớp đá dễ bị hòa tan, nứt nẻ nhiều đá vôi, thạch cao,… nước thấm xuống, nước thấm xuống chảy
ngầm và tạo nên những địa hình độc đáo
CaCO
3
+ H
2
O + CO
2
Ca(HCO
3
)
2
- Sự thủy phân: quá trình này thường xảy ra đối với các silicate hay alumisilicate là muối của axit
yếu. Thường các khoáng này có chứa các gốc ion kim loại kiềm và kiềm thổ.
- Trong quá trình thủy phân những ion kim loại kiềm và kiềm thổ được thay thế bỏi các ion H
+
do
sự phân ly của nước:
H
2
O H
+
+ OH

-
- Nước có vai trò quan trọng trong quá trình phong hóa. Nước không chỉ là dung môi hòa tan mà
còn là tác nhân hữu hiệu với sự có mặt của CO
2
hoặc O
2
.
25

×