Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Phân tích tài chính và định giá công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (553.18 KB, 55 trang )

1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
KHOA TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
TP. Hồ Chí Minh – ngày 12 tháng 12 năm 2011
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐỊNH GIÁ
CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
BOURBON TÂY NINH
CHỦ ĐỀ:
LẬP MÔ HÌNH TÀI CHÍNH
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Trước khi đi vào các chi tiết của quy trình định giá một công ty, chúng tôi xin trích dẫn
một câu nói nổi tiếng của nhà đầu tư huyền thoại Warren Buffet, được nhiều người dùng
làm kim chỉ nam trong việc đầu tư. Câu nói nổi tiếng thể hiện triết lý đầu tư rất đặc trưng
của Warren Buffet:
“ Đầu tư vào một công ty tuyệt vời với mức giá hợp lý sẽ tốt hơn nhiều việc đầu tư vào
một công ty hợp lý với mức giá tuyệt vời.”
Có lẽ các bạn không lạ gì với triết lý đầu tư giá trị của Warren Buffet. Ở đâu đó trong thị
trường, luôn có những cơ hội để chúng ta chớp lấy, luôn có những cổ phiếu tốt nhưng
đang bị thị trường “lãng quên” và hãy nhân cơ hội đó mà “quan tâm” đến nó. Cuối cùng,
sự thành công, sự giàu có sẽ đến với bạn.
Nhưng để đạt đến sự thành công, sự giàu có trong việc đầu tư trên thị trường chứng
khoán, bạn phải thực hiện một công việc hết sực quan trọng, cốt yếu. Công việc này sẽ
giúp bạn tìm được “một nửa” của mình trên thị trường, “một nửa” mà bạn nghĩ là nó
đáng để bạn “quan tâm” và đi tìm niềm “hạnh phúc” với nó.
Có lẽ đến đây, các bạn đã đủ sự tò mò muốn biết công việc đó là gì. Vâng, công việc mà
chúng tôi muốn đề cập đến ở đây chính là phân tích tài chính và định giá một công ty. Là
chìa khóa để mở cánh cửa đi đến con đường thành công, giàu có trên thị trường chứng
khoán.
Những phần tiếp theo chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn các quy trình phân tích tài


chính và định giá một công ty. Cụ thể, công ty mà chúng tôi phân tích là Công ty Cổ Phần
Mía Đường Bourbon Tây Ninh (Mã CK: SBT).
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY BOURBON TÂY NINH
1.1 Lịch Sử Hình Thành
 Khi mới thành lập, công ty TNHH mía đường Bourbon Tây Ninh là một công ty
liên doanh được thành lập tại Việt Nam theo giấy phép đầu tư số 1316/GP ngày 15
tháng 7 năm 1995 do ủy ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là bộ kế hoạch
và đầu tư) cấp.
 Theo giấy phép đầu tư điều chỉnh số 1316A/GP ngày 22 tháng 5 năm 2000, kể từ
năm 2000, công ty đã được chấp thuận trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư
nước ngoài do Groupe Bourbon (G.B), trụ sở đặt tại B.P.2 La Mare 97438 Sainte-
Marie, tỉnh Reunion, cộng hòa Pháp thành lập.
 Công ty đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần và hoạt động theo giấy chứng
nhận đầu tư số 451033000014 do Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh cấp vào ngày 23
tháng 3 năm 2007, điều chỉnh lần thứ 7 ngày 31 tháng 12 năm 2010, theo đó, vốn
điều lệ của Công ty là 1.419.258.000.000 VND, bao gồm 141.925.800 cổ phần với
mệnh giá 10.000/cổ phần.
 Ngày 25/02/2008 Công ty niêm yết 44.824.172 cổ phiếu trên Sàn giao dịch chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh, chiếm 31,58% số cổ phiếu phát hành. Mã chứng
khoán: SBT.
1.2 Ngành Nghề Kinh Doanh
 Sản xuất đường, các sản phẩm phụ.
 Trồng cây mía
 Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm có sử dụng đường hoặc sử dụng phụ phẩm,
phế phẩm từ sản xuất đường;
 Sản xuất điện thương phẩm và điện để tự sử dụng từ nguyên liệu chính là bã mía
và/hoặc than đá;
 Sản xuất và kinh doanh phân bón, vật tư nông nghiệp;
 Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, các công trình dân dụng;

 Xây dựng và kinh doanh siêu thị, nhà hàng, khách sạn .
1.3 Sản Phẩm
Đường tinh luyện cao cấp theo tiêu chuẩn Châu Âu là sản phẩm chính của SBT.
Ngoài ra, phụ phẩm mật rỉ được bán cho các doanh nghiệp sản xuất cồn, bột ngọt; bã bùn,
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
tro lò để sản xuất phân hữu cơ, cung cấp cho nông dân bón mía. Đặc biệt SBT bán điện
thương phẩm cho tập đoàn Điện lực Việt Nam, được sản xuấttừ nhiệt lượng đốt bã mía.
 Nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường, SBT cho ra 2 dòng sản phẩm đường khác nhau:
 Đường tinh luyện thượng hạng thương hiệu BonSu loại túi 1kg với tính năng
SIÊU SẠCH, đem lại sự an toàn tuyệt đối cho sức khỏa của người tiêu dùng. Hiện
nay, đường BonSu có mặt tại hầu hết các siêu thị và cửa hàng tại các tỉnh thành
phố lớn trong nước.
 Đường tinh luyện thương hiệu Mimosa loại bao 50kg phục vụ cho nhóm khách
hàng công nghiệp là nguyên liệu cho ngành dược phẩm, nước giải khát và thực
phẩm chế biến cao cấp.
1.4 Quá Trình Phát Triển
Những Cột Mốc Quan Trọng:
 7/1995 Nhận giấy phép đầu tư, thành lập liên doanh giữa tập đoàn
Bourbon,Tổng công ty mía đường II và Công ty mía đường Tây Ninh.
 11/1995 Khởi công xây dựng nhà máy.
 10/1998 Đưa Nhà máy vào chạy thử.
 02/1999 Lễ khánh thành khai trương hoạt động của Nhà máy.
 01/2000 Điện thương phẩm của nhà máy hòa vào lưới điện Quốc gia.
 05/2000 Chuyển sang Công ty 100% vốn nước ngoài.
 11/2003 Đạt chứng chỉ ISO 9001:2000.
 03/2007 Chuyển sang Công ty cổ phần.
 04/2007 Ký hợp đồng với 17 đối tác chiến lược.
 07/2007 Nhận giấy phép IPO.
 09/2007 Hủy IPO.
 12/2007 Hoàn tất thủ tục thanh toán tiền thuê đất khu Trung tâm Thương Mại.

 02/2008 Chính thức niêm yết tại SGDCK TPHCM.
 09/2008 Công ty CP Bourbon An Hòa nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
 11/2008 Đạt chứng nhận hệ thống quản lý môi trường 14001:2004.
 12/2008 Công ty Cp Bourbon An hòa nhận giấy Chứng nhận đầu tư do BQL các
KCN Tây Ninh cấp.
 06/2009 SBT giới thiệu sản phẩm đường tinh luyện thượng hạng với tính năng
Siêu Sạch BonSu.
 10/2009 Lễ động thổ Vườn Công nghiệp Bourbon An Hòa.
 02/2010 Đạt chứng nhận ISO 9001:2008.
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
 11/2010 Tập đoàn Bourbon chuyển nhượng toàn bộ số lượng cổ phần sở hữu tại
SBT cho đối tác Việt Nam.
 12/2010 SBT nhận giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ 7, đổi tên người đại
diện theo Pháp luật.
1.5 Mục Tiêu Phát Triển
1.5.1 Tầm Nhìn
Trở thành công ty sản xuất đường tinh luyện hàng đầu Việt Nam và khu vực.
1.5.2 Hoạt Động Cốt Lõi
Từ khi thành lập đến nay, hoạt động cốt lõi của SBT vẫn là ngành mía đường. Kế
thừa 60 năm kinh nghiệm trong ngành sản xuất đường tại pháp của Tập đoàn Bourbon –
sáng lập viên, SBT sở hữu nhà máy hiện đại nhật Việt Nam và khu vực Đông Nam Á với
công nghệ Châu Âu. Duy nhất Bourbon Tây Ninh có thể sản xuất trực tiếp đường tinh
luyện từ mía tại Việt Nam.
1.5.3 Định Hướng Phát Triển
Với SBT sản xuất và kinh doanh đường tinh luyện luôn là ngành chính và là hoạt
động cốt lõi, vì vậy, công ty luôn xác định định hướng phát triển là duy trì vùng nguyên
liệu mía đang có, mở rộng diện tích mía, từng bước nâng công suất nhà máy lên 9.000 tấn
mía/ngày trong vụ sản xuất 2011-2012 và nâng công suất lên 16.000 tấn mía/ ngày khi
vùng nguyên liệu mía đáp ứng được yêu cầu. Trong định hướng dài hạn, SBT sẽ tiếp tục
đa dạng hóa sản phẩm đường đang có và phát triển các dự án đầu tư khác mang lại hiệu

quả cao.
1.5.4 Đa Dạng Hóa sản Phẩm Và Mở Rộng Ngành Nghề Kinh Doanh
Đáp ứng nhu cậu thị trường, năm 2009 SBT đã mang đến người tiêu dùng sản
phẩm đường tinh luyện với tính năng siêu sạch: không chất tẩy trắng, không hóa chất,
không vi khuẩn. Hiện nay, SBT tiếp tục nghiê cứu và đa dạng hóa sản phẩm, mang đến
cho người tiêu dùng sản phẩm đường vàng thiê nhiên và đường tinh luyện cực tinh khiết
theo tiêu chuẩn Châu Âu.
Bên cạnh hoạt động cốt lõi là sản xuất và kinh doanh đường tinh luyện, được sự
chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông năm 2008, SBT mở rộng sang lĩnh vực xây dựng hạ
tầng khu công nghiệp và các công trình dân dụng, kinh doanh siêu thị, nhà hàng, khách
sạn.
1.6 Đánh Giá Năng Lực Ban Quản Trị
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
SBT được điều hành và phát triển bởi đội ngũ lãnh đạogiàu kinh nghiệm không chỉ
trong nước và cả trên trường quốc tế. Đặc biệt, thừa hưởng được kinh nghiệm quản trị
tiên tiến trong lĩnh vực mía đường từ sáng lập viên Tập đoàn Bourbon của pháp trước
đây.
Trong đó, phải kể đến bà Huỳnh Bích Ngọc – hiện đang là chủ tịch hội đồng quản
trị (HĐQT) của công ty. Khởi nghiệp với cơ sở sản xuất Cồn Thành Thành Công từ năm
1980, sau thời gian hoạt động, Bà đã phát triển cơ sở cồn Thành Thành Công thành công
ty TNHH SX – TM Thành Thành Công. Đến ngày 28/07/2007, Công ty Thành Thành
Công đã chuyển sang hoạt động ở một mô hình mới – công ty cổ phần với tên gọi: Công
ty cổ phần SX – TM Thành Thành Công. Thành Thành Công cũng là cổ đông lớn của
một số doanh nghiệp mía đường trong thời gian qua như công ty cổ phần mía đường Biên
Hòa (BHS), công ty cổ phần mía đường Ninh Hòa (NHS) và công ty cổ phần mía đường
Nhiệt Điện Gia Lai (SEC). Đây là một yếu tố rất thuận lợi đối với SBT khi bà Huỳnh
Bích Ngọc nắm giữ chức HĐQT của công ty, ngoài ra, Bà cũng là chủ tịch HĐQT của
Thành Thành Công.
Bên cạnh đó, tổng giám đốc điều hành của SBT – ông Nguyễn Bá Chủ cũng là
một lãnh đạo giàu tài năng và kinh nghiệm trong lĩnh vực mía đường. Là cử nhân kinh tế

công nghiệp trường Đại học kinh tế TPHCM. Bắt đầu làm việc tại công ty đường Bình
Dương từ năm 1987, đến nay ông đã hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành mía đường.
Ông đã từng tham gia nhiều khóa đào tạo quản lý cấp cao trong và ngoài nước, đặc biệt là
các khóa đào tạo chuyên sâu về quản lý sản xuất trong ngành mía đường. Ông cũng từng
là Phó Tổng giám đốc công ty cổ phần SX – TM Thành Thành Công.
Với đội ngũ lãnh đạo đầy tài năng và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực mía đường
như vậy; hứa hẹn con tàu SBT sẽ được lèo lái đi đúng hướng, chinh phục những mục tiêu
giàu tham vọng trong lĩnh vực mía đường.
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
2.1. PhânTích Ngành Mía Đường Việt Nam
2.1.1. Đặc điểm của ngành mía đường
 Giá thành đường cao
Là ngành mới bắt đầu hoạt động mạnh từ những năm 1990, có tuổi đời rất non trẻ
so với khu vực và thế giới (Ấn Độ là nước đầu tiên trên thế giới biết sản xuất đường từ
mía, công nghiệp đường tuy có từ lâu đời, nhưng200 năm gần đây mới được cơ khí hóa,
nhiều thiết bị quan trọng được phát minh vào thế kỷ 19), máy móc công nghệ lạc hậu,
công suất thấp, chi phí sản xuất và chế biến đường cao nên giá thành trung bình đường
Việt Nam luôn cao hơn từ vài chục đến cả 100 USD/tấn so với Ấn Độ, Thái Lan, Trung
Quốc, Braxin… dẫn đến khó khăn khi cạnh tranh với đường nhập lậu.
 Diện tích trồng mía nhỏ lẻ, phân tán và chưa được đầu tưtương xứng yêu cầu sản xuất
công nghiệp, năng suất mía thấp.
Diện tích trồng, sản lượng mía bình quân/niên vụ/hộ quá thấp (30 – 40 tấn
mía/niên vụ/hộ), thời gian sinh trưởng dài, lại bị cạnh tranh quyết liệt bởi các cây trồng
khác (cao su, cafe…), còn nông dân thì không mặn mà với cây mía. Nguyên nhân do:
Một là,Nhà nước chưa có cơ chế hỗ trợ cho nông dân ổn định sản xuất mía, tuy
các nhà máy có ký kết hợp đồng hẳn hoi song thường chỉ là hợp đồng 1 năm (trong khi
một chu kỳ trồng mía thông thường là 3 năm), trong đó giá mía thu mua không được đảm
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VÀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
bảo và xác định là bao nhiêu nên nông dân không mạnh dạn đầu tư vì không chắc chắn sẽ

thu hồi đủ vốn và có lãi;
Hai là, do cơ cấu phân chia tỷ lệ lợi nhuận chưa hợp lý trong đó nông dân bị thiệt
nhiều nhất, Nhà nước chỉ khuyến cáo mua một tấn mía với giá bằng 60 kg đường, không
áp đặt và không kiểm soát được, giá đường lại luôn lên xuống thất thường, do đónông
dân chưa yên tâm sản xuất vì lợi ích không rõ ràng và không được đảm bảo. Vì vậy dẫn
đến việc diện tích mía tăng chậm, năng suất mía thấp, bình quân đạt gần 60 tấn/ha, ngoài
đồng bằng sông Cửu Long đạt trung bình 70-80 tấn/ha, còn lại hầu hết các vùng khác
chỉđạt 45-50 tấn/ha (so với năng suất mía bình quân trên thế giới hiện nay là 70 tấn/ha).
 Cạnh tranh nguyên liệu đầu vào gay gắt
Hiện nay trên cả nước có khoảng 40 nhà máy sản xuất đường nằm ở ba khu vực
lớn là miền Bắc, miền Trung – Tây Nguyên vàđồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên
không phải nhà máy nào cũng tự xây dựng được cho mình vùng nguyên liệu ổn định, sản
lượng mía chỉđáp ứng được 61,2% tổng công suất , 40 nhà máy đang hoạt động thì có 2
nhà máy không đủ nguyên liệu (NM Tuyên Quang 21%, Sugar Việt Nam 15,5%) và 13
nhà máy hoạt động dưới 50% công suất. Vì vậy sự cạnh tranh giữa các nhà máy trong
cùng một địa bàn trở nên vô cùng gay gắt. Tình trạng các nhà máy không có vùng nguyên
liệu của mình mà phải thu mua từ các thương lái đã tạo nên sự cạnh tranh không lành
mạnh, phá giá mua giữa các thương lái.
 Hiệu suất thu hồi đường của các nhà máy thấp
Một ha mía ởĐBSCL chỉ thu hồi được 4-6 tấn đường, trong khi các nước trong
khu vực có hiệu suất thu hồi đường từ 10-13 tấn/ha. Hiệu suất thu hồi đường thấp, chất
lượng mía nguyên liệu thấp do giống mía cũ có năng suất thấp, trữ lượng thấp tỷ lệ thoái
hóa sâu bệnh nhiều, thu mía non mía dơ, dẫn đến tỷ lệ mía/đường của Việt Nam là tương
đối cao. Đồng thời, tỷ lệ mía/đường ở Việt Nam cho thấy phụ thuộc vào cả quy mô của
nhà máy.Điều đó có nghĩa làđối với các nhà máy có quy mô càng lớn thì hoạt động có
hiệu quả hơn với tỷ lệ mía/đường thấp hơn.
 Các nhà máy đường có quy mô nhỏ, công suất thấp
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
Bình quân chỉ đạt khoảng 2.500 tấn/ngày/nhà máy, nguyên nhân chính là do là
công nghệ lạc hậu, phần lớn các nhà máy đều sử dụng dây chuyền công nghệ thiết bị cũ

của Trung Quốc - hệ quả của sự phát triển ồ ạt các nhà máy đường trong giai đoạn đầu
sau khi có chương trình 1 triệu tấn đường (ngoại trừ các nhà máy liên doanh và có vốn
đầu tư nước ngoài như SBT), và hai là do khó khăn về nguồn nguyên liệu.
2.1.2. Năng lực sản xuất
Ngành sản xuất mía đường không được nhà nước quan tâm đúng mức.
Nếu như các ngành khác như: lúa, cao su, ngô, v.v… được nhà nước khuyến
khích phát triển thìngành mía đường hầu như không được hỗ trợ. Việc trồng mía là sự
thỏa thuận giữa haibên: người trồng mía và các chủ doanh ngiệp sản xuất mía. Chính vì
yếu tố này mà diện tích trồng mía không được ổn định và năng suất mía chưa thực sự
cao.
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
Sản lượng đường trong nước và nhu cầu tiêu thụ
Nhìn vào số liệu ta thấy rằng diện tích trồng mía và sản lượng mía
không ổn định.Cụthể vào năm 2008, diện tích trồng mía giảm so với năm 2007 là 7.6%
và sản lượng cũng giảm tương ứng là 7.3%. Vì vậy mà lượng cung cầu mía đường trong
nước không được ổn định, điều này xuất phát từ hai nguyên nhân:
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
Thứ nhất, cây mía không thể cạnh tranh nổi với một số loại cây trồng khác, điển
hình nhất có lẽ là cây sắn.
Thứ hai, không thể không kể đến những cam kết “không kết dính” giữa
người nông dân trồng mía và các chủ nhà máy mía.Khi những năm năng suất mía cao thì
các các doanh nghiệp mía lại chèn ép giá của người dân, đẩy giá mía xuống thấp.Còn
vào những năm mất mùa thì ngược lại, vì mục đích lợi nhuận, người dân đã tự
ý phá vỡ hợp đồng để bán mía với giá cao, làm thiệt hại cho các chủ sản xuất
mía.
Hiện nay, cả nước có khoảng 40 nhà máy sản xuất mía đường đa số là
nhà máy quốcdoanh. Các nhà máy lớn như là: nhà máy đường Nghệ An Tatte & Lyle,
nhà máy đường Sơn La, nhà máy đường Biên Hòa, nhà máy đường Lam Sơn, nhà máy
đường Bourbon Tây Ninh… Nhưng hiện nay chỉ mới có 3 công ty mía đường niêm yết
trên sàn HOSE là:CTCP đường Biên Hòa (BHS), CTCP mía đường Lam Sơn

(LSS), CTCP Bourbon TâyNinh (SBT).Theo số liệu thống kê thì tổng công suất chế
biến mía chỉ là 175,750 tấn, nghĩa là công suất bình quân mỗi nhà máy đường của nước
ta hiện nay chỉ là 2,644 tấn mía cây/ngày.Trong đó, nếu không kể 8 công ty lớn của
Việt Nam hiện nay, với tổng công suất 50 nghìn tấn mía cây/ngày - tức là công
suất bình quân của nhóm này là 6,250 tấn mía cây/ngày, thì tổng công suất của
32 nhà máy đường còn lại chỉ là 55.7 nghìn tấn mía cây/ngày và công suất bình
quân của mỗi nhà máy thuộc nhóm này chỉ là 1,742 tấn mía cây/ngày. Đây quả thực là
một tình trạng đáng báo động đối với ngành mía đường ViệtNam. Bởi trên thế giới,
quy mô được coi là tối thiểu để đạt được hiệu quả kinh tế của một nhà máy
đường phải vào khoảng 6 - 7 nghìn tấn mía cây/ngày, như của nhóm 8công ty
mía đường lớn nhất trong nước. Quy mô bình quân của các nhà máy
đườngThái Lan hiện vào khoảng 12 nghìn tấn mía cây/ngày, của Australia
khoảng 10 nghìn tấn mía cây/ngày, hay của Mexico tuy thấp hơn rất nhiều,
nhưng cũng là 5 nghìn tấn mía cây/ngày cũng đủ cho thấy điều đó
2.1.3.Sức cạnh tranh của ngành
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
Ngành đường Việt Nam không có tính cạnh tranh cao so với các nước trong khu
vực và trên thế giới, do giá thành sản xuất cao, một phần là do giá mua nguyên
liệu mía cao hơn các nước trong khu vực khoảng 30%, đồng thời dây chuyền sản xuất
mía nước ta chưa cao so với các nước trên thế giới. Giá đường trên thế giới đang có
xu hướng thấp hơn so với trong nước. Một ví dụ cụ thể, theo số liệu thống kê cho
thấy vào tháng 2/2009, khi giá đường nhập khẩu của NewYork và London về VN chỉ
khoảng 9.000 đồng/kg, thì ở Việt Nam, giá đã lên đến khoảng 13,000 - 14,000 đồng/kg.
Rõ ràng là chúng ta chưa thể cạnh tranh nổi về giá cả trên thị trường quốc tế. Mặt khác,
trong các năm gần đây, giá đường Việt Nam được bảo hộ bởi thuế quan cao và hạn ngạch
nhập khẩu, đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước. Thuế suất nhập
khẩu mặt hàng đường 2008
Tuy nhiên, bước sang năm 2010, theo lộ trình hội nhập AFTA, nước ta đã bắt đầu
áp dụng thuế xuất nhập khẩu đường là 5%, cùng với việc gia nhập WTO, Việt
Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu trong hạn ngạch là 25% với đường thô, ngoài hạn

ngạch là 65%, khối lượngnhập khẩu trong hạn ngạch còn tăng 5% mỗi năm. Đây
là một khó khăn ngành đường để cạnh tranh với các nước công nghiệp đường
phát triển trong khu vực và trên thếgiới.
2.1.4.Triển vọng ngành
Ngành mía đường thế giới đang trên đà hồi phục
Theo dự báo trong vòng từ 2-3 năm tới, giá đường sẽ ở mức cao và ổn định, do tác
động của dân số thế giới hiện nay là 6,7 tỷ và được dự báo sẽ tăng lên tới trên 7 tỷ người
vào năm 2012, giá dầu thô tăng (gần 100 USD/thùng) và chương trình phát triển ethanol
nhiên liệu (đặc biệt là của Braxin chiếm 60% sản lượng đường). Khi kinh tế thế giới bắt
đầu hồi phục, nhu cầu về ethanol trên thế giới sẽ tăng rất cao do dầu ngày càng khan
hiếm và khó khai thác, đồng nghĩa với việc giá dầu ngày càng tăng cao như hiện nay
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
cùng với những vấn đề về ô nhiễm môi trường. Ethalnol kém gây ô nhiễm hơn xăng.Vì
vậy, chiến lược của Mỹ và châu Âu tập trung vào sự tăng cường hợp tác với Braxin trong
việc nhập ethanol nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào các nước sản xuất dầu.
Việt Nam có các điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây mía
Về mặt tài nguyên tự nhiên, như khí hậu, đất đai, Việt Nam được đánh giá là nước
có tiềm năng trung bình khá để phát triển mía cây. Địa hình Việt Nam có đủ đất đồng
bằng, lượng mưa khá (1.400 mm đến 2.000 mm/năm), nhiệt độ phù hợp, độ nắng thích
hợp cho cây mía phát triển. Các vùng như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, đặc biệt là
Duyên hải Nam Trung Bộ có khả năng cho cây mía có sản lượng đường cao.
Nhu cầu tiêu dùng nội địa của Việt Nam ngày càng tăng cao (năm 2011 khoảng
1,4 triệu tấn)
Mức tiêu thụ đường bình quân của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng khá cao. Bình
quân giai đoạn 1999-2009 tiêu dùng tăng khoảng 5,1%/năm, năm 2010 dự kiến đạt 17,5
kg/người/năm.Trong khi sản xuất đường trong nước mới chỉ đáp ứng đượckhoảng 70%
nhu cầu, phần còn lại chủ yếu nhập khẩu từ TrungQuốc và Thái Lan, như vậy, tiềm năng
từ thị trường nội địa vẫncòn rất lớn.
2.2. Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh Của Công Ty
2.2.1. Phân Tích SWOT

 Điểm mạnh:
SBT sở hữu một hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất tiên tiến và hoàn toàn tự
động theo tiêu chuẩn Châu Âu, hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á. Công suất sản xuất
lớn, phù hợp với xu hướng phát triển sắp tới của ngành đường Việt Nam.
Bộ máy quản lý tinh gọn, hiệu quả, theo phong cách Châu Âu, thừa hưởng kinh
nghiệm quản lý của cổ đông sáng lập trước đây là Tập đoàn Bourbon của Pháp. Đội ngũ
kỹ sư, công nhân hầu hết là người địa phương có trình độ tay nghề cao, hoàn toàn làm
chủ được công nghệ trước đây do những chuyên gia nước ngoài đảm nhiệm.
Các cổ đông lớn của SBT đều là các doanh nghiệp có những thế mạnh và kinh
nghiệm lâu năm trong các ngành nghề dịch vụ, công nghiệp, thương mại và tài chính có
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
thể hoạch định cho SBT những bước phát triển về chiều sâu cũng như mở rộng thêm các
ngành nghề kinh doanh khác phù hợp với tiềm năng của SBT và địa phương.
Vị trí nhà máy của SBT đặt ngay trong vùng trung tâm nguyên liệu của Tỉnh Tây
Ninh, là khu vực có diện tích trồng trọt lớn và thuận lợi cho việc phát triển cây mía. Do
vậy, có lợi thế là giảm chi phí vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy và giảm được tỷ lệ
hao hụt chữ đường của mía do rút ngắn thời gian chuyên chở mía từ nông trường đến nhà
máy.
Đến nay, SBT cũng đã xây dựng được cho mình một thương hiệu có tên tuổi và uy
tín đối với thị trường trong nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp lớn trong ngành
chế biến thực phẩm, bánh kẹo và nước giải khát. Bên cạnh đó, hệ thông phân phối của
công ty ngày càng hiệu quả và năng động.
Hệ thống kho cảng Bến Kéo tọa lạc tại xã Long Thành Nam, Huyện Hòa Thành,
tại cửa ngõ thị xã Tây Ninh, bên sông Vàm Cỏ Đông, được xây dựng trên cở sở hợp đồng
hợp tác đầu tư ngày 01/03/1996 giữa công ty Lâm Sản Tây Ninh và SBT. Hệ thống kho
cảng thuộc quyền quản lý và sử dụng của SBT trong thời gian 30 năm ( tính từ năm
1996) nằm trong khuôn viên có diện tích 10.800m2 gồm cầu cảng dài 40m, diện tích cầu
cảng 320m2 cho phép tiếp nhận phương tiện thủy có mớn nước lớn nhất là 3m. Một nhà
kho rộng 1.000m2, bồn mật rỉ 2.500m3, có trang bị hệ thống cẩu để bốc dỡ hàng hóa từ
tàu chuyển trực tiếp vào trong kho và ngược lại, ngoài ra còn có hệ thống đường ống bơm

mật rỉ chuyển từ bồn đến tàu nhận hàng.
Nguồn nguyên liệu của SBT ngày càng ổn định và phong phú trong thời gian tới
sau gần 9 năm nỗ lực triển khai các dự án hỗ trợ cho người nông dân trồng mía trong khu
vực và chính sách đầu tư mạnh vào phát triển vùng nguyên liệu và quá trình thu mua bài
bản, nâng cao năng suất trồng mía. Theo báo cáo của SBT, năng suất thu hoạch mía của
công ty trong năm 2010 là 71,2 tấn/ha cao hơn năng suất trung bình ngành rất nhiều
(khoảng 60,5 tấn/ha).
Các sản phẩm của SBT ngày càng đa dạng. Trong đó, duy nhất Bourbon Tây Ninh
có khả năng sản xuát 100% đường tinh luyện thượng hạng trực tiếp từ mía. Nhãn hiệu
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
đường BonSu của Bourbon Tây Ninh cũng là nhãn hiệu đường siêu sạch duy nhất tại Việt
Nam.
 Điểm yếu:
Công suất thiết kế của nhà máy khá lớn so với tình hình nguyên liệu trong những
năm gần đây. Do vậy, chưa phát huy được hết công suất sản xuất của nhà máy, làm chi
phí giá thành sản phẩm còn tương đối cao.
SBT hiện tại chỉ tập trung nhiều vào mảng bán sỉ mà bỏ qua khâu bán lẻ. Điều này
làm giảm bớt tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của sản phâm của công ty.
Vốn chủ sở hữu của SBT khá lớn so với qy mô hoạt động hiện tại của nhà máy, do
vậy vẫn chưa phát huy hết được tính hiệu quả của vốn đầu tư của các cổ đông.
 Cơ hội:
Với quyết định 26/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ trong việc phê duyệt
quy hoạch phát triển diện tích trồng mía đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, sẽ
quy hoạch phát triển diện tích trồng mía, nâng sản lượng đường trong cả nước lên 1,5
triệu tấn/năm và bù đắp phần còn thiếu hụt bằng đương nhập khẩu sẽ tạo điều kiện cho
SBT vận hành đủ công suất và cũng có cơ hội để nâng cao gấp đôi công suất sản xuất của
nhà máy.
Nhu cầu về đường trong nước cũng như trên thế giới ngày càng gia tăng, do vậy
xu hướng về giá đường sẽ mang tính ổn định và tăng trưởng trong tương lai gần cũng là
một tín hiệu tốt cho các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước nói chung.

Lượng đường sản xuất trong nước vẫn thấp hơn nhu cầu tiêu thụ nội địa, theo ước
tính năm 2011 nhu cầu tiêu thụ đường trong nước là khoảng 1,4 triệu tấn; trong khi sản
lượng đường trong nước tối đa chỉ đạt 1,3 triệu tấn. Điều này thể hiện một tiềm năng tăng
trưởng rất lớn cho ngành mía đường.
Mức độ cạnh tranh trong ngành sẽ bớt khắc nghiệt do một số nhà máy đường hoạt
động không hiệu quả sẽ bị đóng cửa do vậy nguồn nguyên liệu sẽ phong phú hơn.
Với thiết kế ban đầu của nhà máy với công suất tiêu thụ mía 16.000 tấn/ngày là cơ
hội cho SBT trong việc tăng gấp đôi công suất sản xuất của nhà máy với chi phí cũng như
thời gian thấp hơn nhiều so với các nhà máy đường phải xây mới. Do vậy, sẽ tăng thêm
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
khả năng của SBT đối với các doanh nghiệp khác trong ngành cũng như mở rộng thị
phần của công ty.
Hiện tại, SBT vẫn còn nhiều cơ hội để đầu tư phát triển thêm các sản phẩm mới
liên quan đến cây mía như sản xuất ethanol, phân bón hữu cơ, nhà máy nhiệt điện.
Dân số của tỉnh Tây Ninh đã lên đến hơn 1 triệu người, hệ thống giao thông nội
tỉnh và liên tỉnh đã hoàn chỉnh. Tây Ninh là cửa ngõ thông thương của Việt Nam cà
Campuchia, cửa khẩu Mộc Bài được biết đến nhiều qua ngoại giao và du lịch, tuy nhiên
cửa khẩu Xamat mới chính là con đường huyết mạch kinh tế giữa 2 nước, hiện tại, số thu
về thuế nhập khẩu tại Xamat cao gấp 5 lần tại cửa khẩu Mộc Bài. Việc phát triển khu
kinh tế quốc tế cửa khẩu Xamat là một cơ hội lớn cho SBT triển khai các dự án mới. Các
dự án mà công ty đã ký bản ghi nhớ đăng ký đầu tư với tỉnh là những dự án có tính khả
thi rất cao, đều thuộc thế mạnh của công ty và phù hợp với nhu cầu phát triển của địa
phương. Tỉnh ủy và UBND tỉnh Tây Ninh luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để công ty
tham gia đầu tư các dự án khác nhằm khai thác tiềm năng của công ty trên cơ sở đa dạng
hóa ngành nghề kinh doanh.
 Thách thức:
Việc gia nhập WTO có xu hướng tăng thêm tính cạnh tranh của đường nội với
đường ngoại và với tình hình hiện nay thì giá đường trong nước vẫn cao hơn đường nhập
khẩu. Do vậy các doanh nghiệp sản xuất đường trong nước sẽ cần triển khai sớm việc tái
cơ cấu nhà máy để giảm thiểu chi phí giá thành sản xuất của thành phẩm.

Tình hình lao động phổ thông ngày càng khan hiếm do xu hướng của thị trường lao động
tập trung cào những thành phố lớn cũng sẽ là áp lực đối với ban lãnh đạo của công ty.
Việc chấp thuận cho gia tăng công suất của nhà máy đường trong nước trong tương lai
cũng là những thách thức không nhỏ đối với các nhà máy đường hiện nay.
2.2.2. Vị Thế Của Công Ty
Hiện nay, SBT cho ra 2 dòng sản phẩm đường khác nhau: Đường tinh luyện
thượng hạng thương hiệu BonSu loại túi 1kg với tính năng siêu sạch, đem lại sự an toàn
tuyết đối cho sức khỏe người tiêu dùng. Đây là loại đường siêu sạch chỉ duy nhất SBT có
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
khả năng sản xuất. Hiện nay, đường BonSu có mặt tại hầu hết các siêu thị và các cửa
hàng tại các tỉnh thành lớn trong nước. Đường tinh luyện thương hiệu Mimosa loại bao
50kg phục vụ cho nhóm khách hàng công nghiệp, dược phẩm, bánh kẹo cao cấp. Tuy
được đưa ra thị trường sau các nhãn hiệu đường khác nhưng Mimosa nhanh chóng được
các doanh nghiệp lớn như Vinamilk, Kinh đô, Bibica, chọn làm đường nguyên liệu sản
xuất sữa và bánh kẹo.
Với những lợi thế như vậy, SBT được kỳ vọng sẽ nhanh chóng chiếm được một
chỗ đứng vững chắc trong ngành mía đường. Bên cạnh đó, giá đường của SBT cũng khá
cạnh tranh so với giá đường của các doanh nghiệp khác.
Trong ngành đường hiện nay, các đối thủ lớn trong mảng thị trường đường tinh
luyện của SBT phải kể đến là công ty cổ phần đường Biên Hòa (BHS), Công ty đường
Lam Sơn (LSS), công ty đường cổ phần đường Ninh Hòa (NHS). Trong đó, công ty cổ
phần đường Biên Hòa chiếm 11,64% thị phần, gần gấp đôi SBT với 5,75% thị phần, hơn
nữa BHS đã có 47 năm hoạt động trong lĩnh vực mía đường. Kế đến là công ty đường
Lam Sơn với 6,42% thị phần, đây là công ty có quy mô vốn khá giống với SBT. Tuy
nhiên, với những thế mạnh về nguồn vốn, dây chuyền công nghệ hiện đại, đi tiên phong
trong việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao. SBT có tiềm năng rất lớn để gia tăng vị thế
trong ngành mía đường Việt Nam.
2.2.3. Chiến Lược Kinh Doanh
Định hướng phát triển của công ty cổ phần mía đường Bourbon Tây Ninh là phấn
đấu trở thành doanh nghiệp hàng đầu của ngành mía đường Việt Nam và khu vực về chất

lượng sản phẩm và sản lượng sản xuất. Để đạt được mục tiêu trên, công ty sẽ chú trọng
phát triển về nguồn nguyên liệu, về vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, đảm
bảo dung hòa lợi ích của người nông dân và nhà máy. Đây cũng chính là tinh thần của
quyết định số 26/2007/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạc phát triển mía đường đến
năm 2010 và định hướng phát triển ngành đến năm 2020.
Kế hoạch phát triển của công ty dự kiến cho niên vụ 2011-2012 là phát triển nguồn
nguyên liệu mía đang có, từng bước nâng công suất sản xuất nhà máy lên 9.000 tấn
mía/ngày và lên 16.000 tấn/ngày, đạt sản lượng thành phẩm 200.000 tấn/năm khi vùng
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
nguyên liệu mía đáp ứng được yêu cầu. Khi đạt được mức sản lượng này, công ty sẽ sử
dụng một phần để phục vụ cho xuất khẩu, tham gia vào xu hướng chung của thế giới, đáp
ứng nhu cầu ngày càng gia tăng về đường trên thế giới.
2.2.4. Rủi Ro Kinh Doanh
2.2.4.1. Rủi ro về kinh tế:
Rủi ro về kinh tế là khi một doanh nghiệp hay một ngành có thể bị ảnh hưởng xấu
do nền kinh tế của quốc gia có những biến động suy thoái và có khả năng làm giảm thu
nhập về những sản phẩm của doanh nghiệp, do đó làm giảm doanh thu và lợi nhuận của
doanh nghiệp. Đối với công ty Cổ Phần Mía Đường Bourbon Tây Ninh, các sản phẩm
của công ty là những mặt hàng mang tính thiết yếu đối với đời sồng hàng ngày của mọi
người, được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như tiêu dùng, ăn uống, thực phẩm,
nước uống, dược phẩm và cả về lĩnh vực năng lượng. Do vậy, khả năng và mức độ ảnh
hưởng của nền kinh tế đến các sản phẩm của công ty có thể nói là không cao lắm, ngay cả
khi nền kinh tế bị suy giảm hay khủng hoảng. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, với xu
hướng nhu cầu đường trong nước và trên thế giới đang ngày càng gia tăng cũng là một
điều kiện thuận lợi cho ngành mía đường trong nước nói chung và cho công ty nói riêng.
Rủi ro về lãi suất: Đối với một doanh nghiệp sản xuất thì rủi ro lãi suất là rủi ro
khi chi phí trả lãi vay của doanh nghiệp cao hơn khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh
nghiệp và mức độ rủi ro về lãi suất cũng khác nhau giữa các ngành với nhau tùy theo cơ
cấu nợ vay của các ngành đó. Hiện tại, đối với ngành mía đường trong nước thì cơ cấu tỷ
lệ vốn vay khá lớn là do phải đầu tư nhiều vào tài sản cố định. Đối với công ty cổ phần

Bourbon Tây Ninh, tổng nợ vay ngắn hạn và dài hạn của công ty vào ngày 30/09/2011
chỉ là 291,18 tỷ đồng trên tổng tài sản của công ty là 2.077 tỷ đồng (chiếm 14% tổng tài
sản) thuộc diện thấp nhất so với các công ty khác trong ngành. Do đó, chi phí trả lãi vay
của công ty hiện nay không ảnh hưởng nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
sau thuế của công ty.
Rủi ro về tỷ giá hối đoái: Rủi ro về tỷ giá là rủi ro khi có sự biến động bất lợi về
tỷ giá đến giá thành các nguồn nguyên liệu đầu vào hoặc giá bán các thành phẩm, tác
động xấu đến lợi nhuận của công ty. Hiện tại nhìn chung các nguồn nguyên liệu mà công
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
ty đang sử dụng như là mía nguyên liệu, dầu DO và các phụ gia và hóa chất sử dụng
trong quá trình tinh lọc đường đều được cung cấp theo giá tiền đồng Việt Nam và các
thành phẩm của công ty như đường và phụ phẩm là mật rỉ cũng được thanh toán bằng
tiền đồng. Chỉ trừ sản phẩm điện bán cho Tập đoàn điện lực Việt Nam được tính theo
ngoại tệ là đồng USD. Tuy nhiên, doanh thu về điện thu được hàng năm của công ty chỉ
vào khoảng 2% trên tổng doanh thu. Do đó, những biến động trong tỷ giá có thể xem như
không có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình doanh thu và lợi nhuận của công
ty.
2.2.4.2. Rủi Ro Về Nguyên Vật Liệu:
Trong giai đoạn từ năm 2008 trở về trước, hầu hết các nhà máy đường ở Việt Nam
chịu tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên vật liệu trầm trọng. Đại đa số các nhà máy đường
hoạt động cầm chừng, dưới công suất thiết kế.
Việc thiều hụt nguồn nguyên liệu cho ngành đường Việt Nam có thể nói là do
nhiều nguyên nhân khách quan tác động. Thứ nhất, ngay từ ban đầu, với sự quản lý lỏng
lẻo trong việc lập kế hoạch phát triển ngành đường, tổng công suất thiết kế của tất cả các
nhà máy đường được cấp phép thành lập vượt xa so với nguồn cung ứng nguyên liệu mía
ở các địa phương. Thứ hai, sự biến động về giá đường trong nước cũng như quốc tế đã có
những ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì việc trồng mía để cung cấp cho các nhà
máy đường trong nước và đã có sự cạnh tranh gay gắt giữa cây mía và các loại cây trồng
khác như cây cao su, cây sắn, cây điều làm giảm diện tích trồng mía. Thứ ba, sự cạnh
tranh không lành mạnh giữa các nhà máy đường với nhau trong việc thu gom mía nguyên

liệu trong giai đoạn thiếu hụt nguyên liệu làm cho giá mía tăng kỷ lục. Thí dụ như năm
2009 chi phí thu mua mía nguyên liệu tăng 30% và năm 2010 là 29%.
Chịu ảnh hưởng chung của tình trạng của ngành, trong giai đoạn đầu SBT cũng
gặp không ít khó khăn trong việc thu mua mía nguyên liệu về cho nhà máy. Công ty đã
nghiên cứu và vận dụng nhiều biện pháp ổn định nguồn nguyên liệu như đầu tư về tài
chính cho các hộ nông dân để mua cây giống, phân bón, thuế đất trồng trọt, xây dựng hệ
thống tưới tiêu, triển khai công tác khuyến nông để hổ trợ cho nông dân trồng mía về kỹ
thuật canh tác và trồng trọt. Từng bước như vậy đến nay, công ty đã tạo ra nguồn cung
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
cấp mía nguyên liệu khoảng 1.200.000 tấn/năm. Như vậy, về cơ bản đến nay, nguồn
nguyên liệu đầu vào của SBT đã dần ổn định, đảm bảo cho việc sản xuất của nhà máy.
2.2.4.3. Rủi Ro Đầu Tư Vùng Nguyên Liệu:
Với đặc thù của công ty trong việc đẻ đảm bảo nguồn nguyên mía nguyên liệu cho
sản xuất, công ty đã phải hợp tác và cho người nông dân vay để mua cây giống, phân
bón, hệ thống tưới tiêu hoặc thuê đất song song với việc ổn định nguồn nguyên liệu,
phương thức này cũng đã làm doanh nghiệp đương đầu với một số khó khăn trong việc
thu hồi các khoản đầu tư từ người nông dân. Trước đây đã có một số trường hợp việc thu
hồi các khoản đầu tư cho các hộ nông dân đã phải kéo dài trong nhiều năm, một số đã bị
thất thoát và cũng có một số trường hợp không còn khả năng chi trả nữa. Hiện nay, tổng
giá trị đầu tư cho người nông dân vào khoảng 244 tỷ (11,7% tổng tài sản). Công ty đã thự
hiện trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi đối với những khoản nông dân vay
với thời hạn 1 năm trở lên. Tỷ lệ này của SBT trung bình khoản 3% trên tổng giá trị đầu
tư. Đến nay, chất lượng các khoản cho nông dân vay đã từng bước được cải thiện qua sự
đánh giá và sàng lọc hàng năm. Công ty đang nỗ lực giảm tối đa tỷ lệ khoản phải thu khó
đòi này trong tương lai.
Tháng 03/2007, công ty đã ký hợp đồng liên kết phát hành thư bảo lãnh với ngân
hàng Sacombank. Theo đó, Sacombank sẽ phát hành thư bảo lãnh nợ của nông dân đối
với công ty trên cơ sở giá trị tài sản đảm bảo của nông dân tại ngân hàng và hợp đồng đầu
tư mà công ty đã ký kết với nông dân. Động thái này giúp giảm thiểu các rủi ro khi phát
sinh nợ khó đòi và nâng cao trách nhiệm của nông dân đối với các cam kết đã ký trên hợp

đồng đầu tư.
2.2.4.4. Rủi Ro Về Pháp Luật:
Rủi ro luật pháp là rủi ro mang tính hệ thống, có ảnh hưởng chung đến toàn ngành.
Khi có những thay đổi trong chính sách quản lý vĩ mô của chính phủ bao gồm chậm trễ
trong việc cấp phép đầu tư, triển khai dự án, những thay đổi trong quy hoạch phát triển
diện tích trồng mía hoặc chậm trễ thực hiện các cam kết đều có những tác động bất lợi
đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
Theo lộ trình cắt giảm thuế nhập khẩu đường theo hiệp định thuế quan ưu đã
(CEPT/AFTA) có hiệu lực chung để tham gia khu vực mậu dịch tự do khối ASEAN đến
năm 2010 là 5%, do đó ngành đường trong nước không còn được bảo hộ như trước đây
khi mức thuế suất trên là 30%. Bên cạnh đó, hoạt động buôn lậu qua biên giới chưa được
quản lý chặt chẽ đã ảnh hưởng tới khả năng tiêu thụ và giá đường tại Việt Nam. Nếu hoạt
động buôn lậu đường qua biên giới vẫn tiếp tục mà chưa được kiểm soát chặt chẽ cộng
với chính sách điều tiết nhập khẩu đường thiếu linh động có thể dẫn tới những khó khăn
cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh đường.
2.2.4.5. Rủi Ro Về Giá Đường:
Một trong những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hoạt động
kinh sản xuất kinh doanh của các công ty trong ngành đường trong thời gian qua đó là
tình hình biến động về giá đường. Trong những năm 1999 đến 2001 hoặc gần đây nhất là
năm 2007, giá đường bị sụt giảm nghiêm trọng làm các công ty sản xuất đường phải chịu
thua lỗ nặng nề. Tuy nhiên từ đó đến nay, giá đường đang có dấu hiệu phục hồi và có xu
hướng tăng trưởng ổn định. Đây là một thuận lợi cho các doanh nghiệp mía đường trong
giai đoạn sắp tới.
2.2.4.6. Các Rủi Ro Khác:
Ngoài các yếu tố rủi ro nói trên, còn có một số rủi ro mang tính bất khả kháng, ít
có khả năng xảy ra nhưng nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của công ty như: các
hiện tượng thiên tai, hạn hán, bão lụt, dịch bệnh, hỏa hoạn, ảnh hưởng đến sản lượng
nguyên liệu đầu vòa đáp ứng cho nhu cầu sản xuất của công ty.
Công ty luôn thực hiện nghiêm chỉnh công tác an toàn lao động, phòng cháy nổ,

bảo vệ môi trường; cũng như mua bảo hiểm cho con người, nhà xưởng, máy móc thiết bị,
vật tư, thành phẩm, bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba để hạn chế những rủi ro
này trong hoạt động kinh doanh của mình.
GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
3.1. Phân Tích Tỷ Số Tài Chính Căn Bản


30/09/2011
SBT LSS BHS NHS
Tỷ số thanh toán hiện hành 3.13 3.25 1.23 1.21
Tỷ số thanh toán nhanh 2.30 2.54 0.44 0.98
Khả năng chi trả lãi vay 11.98 26.95 2.39 3.49
So sánh một vài tỷ số tài chính căn bản của SBT với một số công ty cùng ngành ta
thấy:
Tỷ số thanh toán hiện hành của SBT khá cao và lớn hơn 1. Tỷ số thanh toán hiện
hành của SBT là 3,13 tức là cứ 1 đồng nợ đến hạn trả thì có 3,13 đồng tài sản lưu động
đảm bảo chi trả. Tỷ số này ngang bằng với của LSS là 3,25 và cao hơn 2,5 lần so với
BHS và NHS.
Tỷ số thanh toán nhanh của SBT là 2,3: tức là có 2,3 đồng tài sản có tính thanh
khoản cao đảm bảo chi trả cho một đồng nợ đến hạn. Tỷ số này khá tốt, thậm chí cao gấp
2 đến 5 lần so với NHS và BHS.
Khả năng chi trả lãi vay cũng là một tỷ số khá quan trọng. Nó cho thấy bao nhiêu
đồng lợi nhuận của công ty được tạo ra để đáp ứng yêu cầu chi trả lãi vay. Tỷ số này của
SBT khá cao, lên đến 11,98.
Qua một vài các tỷ số tài chính căn bản, ta có thể thấy rằng tình hình tài chính của
SBT là khá khả quan và vững mạnh.
Nền tảng tài chính vững chắc là một điều kiện cốt yếu, quyết định sự thành bại của
công ty trong tương lai.
PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỢI

GVHD: GV. HUỲNH THỊ CẨM HÀ
3.2. Phân Tích Doanh Thu
3.2.1. Nguồn doanh thu chủ yếu của SBT
Cơ cấu doanh thu của SBT từ năm 2009
đến 3 quý đầu 2011 hầu như không đổi.
Trong đó, doanh thu bán hàng – cung cấp
dịch vụ chiếm trên 94%. Điều này cho
thấy, doanh thu của công ty trong những
năm qua đến chủ yếu từ lĩnh vực kinh
doanh chính của công ty là mía đường,
chiếm khoảng 18% thị phần đường tinh
luyện Việt Nam.
Ta sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về nguồn
doanh thu từ các sản phẩm cụ thể của
công ty trong biểu đồ cơ cấu doanh thu
sản phẩm bên dưới.
GVHD: GV.HUỲNH THỊ CẨM HÀ
Sản phẩm chính của SBT là đường tinh luyện (R.E), đường tinh luyện siêu sạch
hiệu BonSu và phụ phẩm là mật rỉ.Một sản phẩm khác nữa của SBT là điện, được sản
xuất từ nguồn nhiên liệu là bã mía được thải ra trong quy trình sản xuất đường.
Đường tinh luyện (R.E):có thương hiệu là Mimosa sản xuất theo tiêu chuẩn Châu
Âu, được sử dụng cho mục đích cho tiêu dùng cá nhân và công nghiệp. Đây là sản phẩm
chính của Công ty, doanh thu của sản phẩm này chiếm xấp xỉ 90% tổng doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
Đường tinh luyện với tính năng siêu sạch: hiệu BonSu loại 1kg an toàn tuyệt đối
cho người tiêu dùng, hiện nay đã được phân phối đến hầu hết các siêu thị và các cửa hàng
tại các thành phố lớn trong cả nước.
Mật rỉ: là một phụ phẩm của SBT trong quy trình sản xuất đường, được dùng cho
các nhà máy sản xuất bột ngọt, cồn Doanh thu từ sản phẩm này chiếm trung bình 8%
đến 9% trên tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty.

Điện sản xuất: được tận dụng từ nguồn năng lượng đốt bã mía trong quá trình sản
xuất đường, trung bình chiếm từ 2% đến 3% tổng doanh thu.
Như vậy qua cơ cấu nguồn doanh thu của SBT, ta thấy SBT sở hữu một cơ cấu
doanh thu ổn định, dựa trên nền tảng là lĩnh vực kinh doanh chính của công ty. Điều này
thể hiện rõ chất lượng nguồn thu nhập của công ty.
3.2.2. Tính bền vững của sự tăng trưởng doanh thu
Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng doanh thu, ta thấy doanh thu của SBT liên tục tăng
trưởng từ năm 2009, và đạt mức tăng trưởng khá cao năm 2010 là 43,3%; ba quý đầu
năm 2011 SBT cũng đạt tốc độ tăng trưởng ấn tượng 81,7%.
So sánh tốc độ tăng trưởng doanh thu của SBT với LSS, trong giai đoạn khủng
hoảng kinh tế SBT có một sự sụt giảm về doanh thu nhưng từ năm 2009, SBT liên tục
vượt mặt LSS với mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng.
GVHD: GV.HUỲNH THỊ CẨM HÀ
So sánh những biến động trong giá đường thô thế giới với biến động tăng trưởng
doanh thu của SBT, ta thấy một sự tương quan rõ rệt giữa hai yếu tố này. Sở dĩ có tình
trạng như vậy vì giá đường trong nước chịu tác động rất lớn từ giá đường thế giới do Việt
Nam vẫn còn nhập khẩu một phần lượng đường từ bên ngoài. Cho đến nay, sản lượng
đường sản xuất trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ nội địa.
Tại thị trường Việt Nam, giá đường tăng từ mức 8,000 đồng/kg vào năm 2005 lên
đến 12,000 đồng/kg vào năm 2006 và giảm xuống 8,000 - 9,000 đồng/kg vào năm 2007
sau đó tiếp tục tăng mạnh cho đến cuối năm 2010.Từ đầu năm 2010 tới nay, giá đường
liên tục tăng cao, từ mức 15,000 đồng/kg hồi đầu năm, leo lên đến 18,500 đồng/kg. Có
thời điểm đạt tới 23,000 đồng/kg. Chính vì vậy, doanh thu 2010 của SBT cũng tăng cao
chưa từng thấy. Thực tế sản lượng đường tiêu thụ năm 2010 giảm 8,3% so với năm 2009;
năm 2010 là 59,338 tấn – năm 2009 là 64,713 tấn nên doanh thu thuần tăng 43,3% hoàn
toàn là do giá bán đường tăng. Tương tự, doanh thu năm 2009 tăng 37% cũng hoàn toàn
là do sự gia tăng của giá đường.
Riêng 3 quý đầu năm 2011, mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng 81,7% một phần
là nhờ sự gia tăng trong giá bán. Tuy nhiên, theo chúng tôi cho rằng nó cũng xuất phát
một phần từ sự gia tăng sản lượng đường tiêu thụ của SBT. Theo kế hoạch sản lượng

đường tiêu thụ của SBT năm 2011 là 80.000 tấn tăng 33% so với mức sản lượng tiêu thụ
của năm 2010 là 60.000 tấn. Hơn nữa, giá đường thời gian qua cũng tăng trưởng khoảng
30 – 40% chứ không thể đạt mức tăng trưởng 81,7%.
Như vậy, có thể thấy mức tăng trưởng doanh thu ấn tượng của SBT trong 3 năm
qua phần lớn là do những biến động của giá đường. Sự tăng trưởng doanh thu như vậy
chắc chắn là không bền vững do giá đường trong nước liên tục biến động khó lường.
Vậy liệu SBT có duy trì được tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong thời gian sắp tới
hay không? Câu hỏi này sẽ được chúng tôi lý giải một phần thông qua quá trình phân tích
những nền tảng cơ bản và những tiềm năng nội tại của SBT trong các phần tiếp theo.
 Những nền tảng vững chắc mà SBT đang sở hữu:

×