Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 51 trang )

Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 3
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU 4
1.1. Thực trạng của việc đọc và nghiên cứu tài liệu hiện nay và nguyên nhân của nó 4
1.2. Tầm quan trọng của việc đọc và nghiên cứu tài liệu 5
1.3. Khái niệm tài liệu 6
1.4. Phân loại tài liệu 7
1.4.1. Phân loại theo nguồn gốc của tài liệu 7
1.4.2. Phân loại theo phương tiện phát hành 8
1.4.3. Phân loại theo độ sâu chuyên môn 8
1.4.4. Phân loại theo phương thức phân phối 8
1.5. Một số nguồn tài liệu 8
1.5.1. Các nguồn tài liệu truyền thống 8
1.5.2. Các cơ sở dữ liệu 10
1.5.3. Các danh bạ mạng 11
1.5.4. Một số website hóa học 12
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM VÀ LỰA CHỌN TÀI LIỆU 14
2.1. Tầm quan trọng của việc tìm kiếm tài liệu 14
2.2. Chú ý khi tìm kiếm tài liệu 14
2.3. Các bước thực hiện khi tìm kiếm tài liệu 15
2.4. Công cụ tìm kiếm 15
2.4.1. Ưu điểm và nhược điểm của các công cụ tìm kiếm 16
2.4.2. Một số công cụ tìm kiếm thông dụng 17
2.5. Một số kinh nghiệm tìm kiếm thông tin trên internet 19
2.6. Lựa chọn tài liệu 22
2.7. Các yếu tố cơ bản quyết định giá trị tài liệu 23
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 1
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP ĐỌC TÀI LIỆU 25


3.1. Nguyên tắc chung của việc đọc tài liệu 25
3.2. Những chú ý khi đọc tài liệu 25
3.3. Các bước đọc tài liệu 27
3.4. phương pháp đọc lấy thông tin 28
3.5. Phương pháp đọc hiệu quả giúp tăng tốc độ đọc và khả năng tiếp thu thông tin 30
3.6. Phương pháp đọc một cuốn sách khoa học 41
3.7. Phương pháp đọc một bài báo khoa học 42
Chương 4. PHƯƠNG PHÁP KHAI THÁC THÔNG TIN TỪ TÀI LIỆU 44
4.1. Tầm quan trọng của việc khai thác thông tin từ tài liệu 44
4.2. Các mẫu phiếu đọc 44
4.3. Kỹ thuật diễn ngữ 46
4.3.1. Khái niệm diễn ngữ 47
4.3.2. Lợi ích của diễn ngữ 47
4.3.3. Nguyên tắc diễn ngữ 47
4.3.4. Phương pháp diễn ngữ 48
KẾT LUẬN 49
TÓM TẮT 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 2
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
MỞ ĐẦU
Chúng ta đang sống trong thế kỷ của Khoa học – kỹ thuật và công
nghệ, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật cùng với những
thành tựu của nó đã giúp cho cuộc sống con người ngày càng văn minh, hiện
đại và tiện nghi hơn….Nhưng chúng ta hãy thử đặt câu hỏi liệu khoa học kỹ
thuật có thể phát triển như vũ bão và cuộc sống con người có thể phát triển
với tốc độ nhanh chóng như ngày nay hay không nếu không có những hoạt
động nghiên cứu khoa học? Và bất cứ người nghiên cứu khoa học nào muốn
đi đến đích cuối cùng trên
sự nghiệp nghiên cứu

của mình cũng như muốn gặt
hái được những trái thơm
trong khoa học để cống
hiến cho xã hội cũng đều
phải thực hiện công việc tưởng
chừng như cơ bản nhất nhưng lại quyết định sự thành công của một đề tài
đó là đọc và nghiên cứu tài liệu.
Tiểu luận ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU sẽ giúp hiểu được tầm
quan trọng của việc đọc và nghiên cứu tài liệu cũng như làm sao để đọc và
nghiên cứu tài liệu có hiệu quả nhất Tuy nhiên với thời gian và khả năng còn
hạn chế nên tiểu luận này không tránh khỏi những thiếu sót, em kính mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy, các anh chị và các bạn.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 3
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU
1.1. Thực trạng của việc đọc và nghiên cứu tài liệu hiện nay và nguyên nhân của nó [5]
Trong nghiên cứu khoa học, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của công tác
đọc và nghiên cứu tài liệu. Tuy nhiên, vì nhiều lí do, lâu nay ở Việt Nam mảng này
dường như chưa được quan tâm và đầu tư đúng mức.
Trong rất nhiều lí do có thể liệt kê, vấn đề hàng đầu là kinh phí. Các thư viện
nghèo nàn hoặc chậm có sách mới, các tủ sách
chuyên ngành hạn chế về số lượng, chi phí mua
tài liệu trực tiếp quá cao, không có phương tiện
thanh toán, v.v.
Nguyên nhân quan trọng thứ hai, đó là yêu
cầu khoa học đối với việc nghiên cứu tài liệu bị
thả lỏng. Có thể thấy trong không ít tài liệu khoa học, phần tài liệu tham khảo chiếm
một vị trí hết sức khiêm tốn, thông tin trích dẫn, tham khảo được trình bày không đúng
chuẩn mực, vẫn thường được dễ dàng cho qua.
Và thời gian gần đây, với sự phát triển kinh tế nhanh chóng và sự bùng nổ của

Internet, đang dần hình thành một xu hướng có phần thái quá: sử dụng gần như mọi
thứ tìm thấy trên Internet để đưa vào tài liệu khoa học mà không cần kiểm chứng
nguồn gốc, độ tin cậy, đánh giá giá trị, cũng như không tuân thủ đúng các quy tắc trình
bày và sử dụng đối với các tài liệu này.
Vậy, làm sao để giải quyết các vấn đề đó?
• Vấn đề kinh phí: đang dần có sự quan tâm trở lại từ góc độ quản lí; Internet trở
thành một nguồn cung cấp quan trọng, gần như không thể thiếu, các tài liệu cơ
bản cần thiết.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 4
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
• Yêu cầu khoa học: trong xu thế hội nhập, vấn đề này cũng đang được điều
chỉnh, vì chúng ta càng chậm đặt yêu cầu cao thì càng chậm phát triển kịp cùng
với thế giới.
• Sử dụng Internet: đây là một công cụ thuận tiện để tiếp cận nhanh và dễ dàng
đến một lượng thông tin khổng lồ và phong phú trên khắp thế giới, trong mọi
lĩnh vực. Nhưng, trong một thế giới hỗn độn thông tin như thế, làm sao để tìm
được thông tin phù hợp với nhu cầu một cách nhanh chóng, hiệu quả? Đó
không phải là điều dễ dàng! Và những nội dung tiếp theo đây sẽ được trình bày
với mong muốn góp phần vẽ ra một con đường như thế.
1.2. Tầm quan trọng của việc đọc và nghiên cứu tài liệu [4]
Trong nghiên cứu khoa học, thông tin có vai trò hết sức quan trọng. Vì thế, việc
đọc và nghiên cứu tài liệu là công việc cơ bản nhất, có vai trò đặc biệt đối với sự
thành công của một đề tài.
Nhờ đọc tài liệu ta có thêm kiến thức
sâu sắc về các phương diện khác nhau thuộc
chủ đề nghiên cứu, hiểu rõ hơn về đề tài.
Đọc và nghiên cứu tài liệu có vai trò đặc
biệt quan trọng khi lựa chọn đề tài, xác định
mục tiêu nghiên cứu, xây dựng cơ sở lý
luận cho đề tài.

Đọc và nghiên cứu tài liệu giúp ta kế thừa được kết quả nghiên cứu của những
người đi trước để đỡ mất công sức vì không phải làm lại từ đầu. Nó giúp ta nắm được
phương pháp nghiên cứu của những người đi trước, cách họ giải quyết vần đề. Từ đó
học tập cách họ đã làm để tìm ra một giải pháp tốt và thích hợp nhất.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 5
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
Khi thực hiện các nhiệm vụ của đề tài, đọc và nghiên cứu tài liệu giúp cho việc
xây dựng luận cứ để chứng minh giả thuyết khoa học có hiệu quả. Đây là công việc
thường xuyên trong suốt quá trình nghiên cứu. Kinh nghiệm cho thấy rằng, mỗi khi
cảm thấy “bí” về ý tưởng, tìm đọc các tài liệu liên quan ta sẽ nhận được những lời gợi ý
cần thiết.
1.3. Khái niệm tài liệu [9]
Phân tích sự phát triển của khái niệm “tài liệu” có thể khẳng định tính không tách
rời của vật mang tin và của thông tin ghi trên nó. Nhưng những định nghĩa sớm hơn
lại nhấn mạnh sự chú ý vào đối tượng vật chất – vật mang thông tin, còn những định
nghĩa muộn hơn lại dành sự chú ý nhiều hơn tới thành tố thông tin của tài liệu.
Ở nước Nga, theo tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên về thuật ngữ GOST 16487 – 70 “văn
thư và công tác lưu trữ. Các thuật ngữ và định nghĩa”, khái niệm “tài liệu” đã được
định nghĩa là “phương tiện để giữ lại các tin tức về những sự việc, sự kiện, hiện
tượng của thực tiễn khách quan và hoạt động tư duy của con người”.
Trong tiêu chuẩn GOST 16487 – 83
“văn thư và công tác lưu trữ. Các thuật
ngữ và định nghĩa”, thuật ngữ “tài liệu” đã
được định nghĩa như là “ đối tượng vật
chất cùng với thông tin được ghi nhận
bới con người, bởi phương pháp để
truyền nó trong thời gian và không gian”.
Ngày nay, khái niệm “tài liệu” được định nghĩa như sau: “Tài liệu- là thông tin
được gắn trên vật mang tin với những tiêu chí cho phép nhận dạng nó”. Đối với công
tác quản lý, văn thư, lưu trữ, điều quan trọng là làm sao có thể nhận dạng được thông

tin chứa đựng trong tài liệu sao cho tài liệu được trình bày theo trật tự được thiết lập
với những tiêu chí nhất định (các yếu tố trình bày tài liệu). Cần phải nói thêm rằng, tài
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 6
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
liệu còn có hai đặc điểm phân biệt nữa. Thứ nhất, thông tin chứa đựng trong tài liệu
nhờ sự tham gia sáng tạo của con người, vì vậy tài liệu phản ánh quá trình quản lý hay
hoạt động cá nhân; Tài liệu không chỉ đơn giản là tập hợp các dữ liệu mà còn là kết quả
hoặc là sản phẩm của một sự kiện nào đó. Thứ hai, một thành phần mang tính pháp lý
của tài liệu – khả năng dùng làm bằng chứng của nó đóng vai trò không kém phần quan
trọng trong hoạt động quản lý và hoạt động cá nhân. Chính vì vậy, trong tiêu chuẩn
quốc tế ISO 15489, “tài liệu” được hiểu là thông tin được tạo lập, tiếp nhận và lưu giữ
bởi tổ chức hoặc cá nhân như là bản chứng nhận trách nhiệm pháp lý hay hoạt động
quản lý. Nghĩa là, khác biệt với thông tin và dữ liệu, trước tiên tài liệu là bằng chứng
về hoạt động của tổ chức hoặc cá nhân trong xã hội
1.4. Phân loại tài liệu [4], [5]
Có nhiều cách phân loại tài liệu, sau đây là một số cách phân loại thường gặp:
1.4.1. Phân loại theo nguồn gốc của tài liệu
- Tài liệu nguyên cấp (tài liệu gốc) là tài liệu xuất phát từ tác phẩm nguyên thủy,
cung cấp thông tin đúng ở trạng thái mà tác giả đã viết. Các tài liệu dạng này gồm:
sách, báo, tạp chí, báo cáo, văn kiện, các kết quả nghiên cứu, băng đĩa CD, VCD Đây
là những tài liệu có giá trị cao nhất, đáng tin cậy nhất.
- Tài liệu thứ cấp là tài liệu dựa trên tài liệu gốc để viết, như các trích dẫn (nguyên
văn hay trích theo ý tưởng), các ý kiến được trình bày lại Các thông tin dạng này tính
chính xác có thể bị suy giảm, vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.
- Tài liệu tam cấp là tài liệu dựa trên tài liệu thứ cấp để viết, thường không trích
dẫn rõ ràng. Tài liệu này khó đảm bảo tính chính xác, vì vậy cần sử dụng hạn chế. Nếu
sử dụng cần hết sức thận trọng, phải kiểm tra lại nguồn và mức độ chính xác của
chúng. Nếu có điều kiện, người nghiên cứu nên dựa vào các tài liệu này để tìm đọc tài
liệu gốc đã trích dẫn.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 7

Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
1.4.2. Phân loại theo phương tiện phát hành
- Tài liệu in trên giấy (sách, báo).
- Tài liệu trên băng đĩa (băng cassette, video, CD – ROM, DVD).
- Tài liệu trên internet…
1.4.3. Phân loại theo độ sâu chuyên môn
- Tài liệu khoa học phổ thông.
- Tài liệu khoa học kỹ thuật chuyên ngành.
Ngoài ra còn có thể phân loại theo cách sau:
1.4.4. Phân loại theo phương thức phân phối
- Ấn bảng thương mại (sách, báo, tài liệu bán trên thị trường);
- Ấn bản phi thương mại (khóa luận, luận văn, luận án, báo cáo kĩ thuật, )
1.5. Một số nguồn tài liệu [5]
1.5.1. Các nguồn tài liệu truyền thống
Thông thường, địa điểm đầu tiên cần nghĩ đến khi tìm kiếm tài liệu tham khảo khoa
học, đó là các thư viện và trung tâm tài liệu.
 Thư viện
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 8
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
Có thể hiện nay các thư viện Việt Nam (thư viện quốc gia, thư viện chuyên ngành
khoa học, thư viện đại học, ) chưa có đủ một lượng tài liệu mới dồi dào, phong phú,
đáp ứng nhu cầu của đông đảo các nhà nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực, nhưng điều đó
đang thay đổi từng ngày một. Đồng thời, không thể bỏ qua lượng tài liệu tuy cũ nhưng
có tính chất kinh điển, căn bản, đã được chọn lọc và tích luỹ trong thời gian dài. Và
vẫn có một xác suất không nhỏ có thể tìm thấy những tài liệu thực sự quan trọng
cho một đề tài nghiên cứu.
Các loại tài liệu lưu trữ ở thư viện bao gồm sách, tạp chí, tài liệu nghe nhìn, các văn
bản nhà nước, các luận văn, luận án, v.v., được sắp xếp và phân loại một cách khoa
học, trật tự.
Để phục vụ tra cứu, các thư viện thường lập các phiếu thư mục mô tả vắn tắt về tài

liệu được lưu trữ (phổ biến nhất là sách), theo một hệ thống được quy định riêng. Qua
các phiếu thư mục, có thể tìm thấy tên tác giả,
tựa tài liệu, thông tin ấn loát (năm xuất bản,
phương tiện phát hành, số trang hoặc dung
lượng, v.v.) Các phiếu thư mục có thể được sắp
xếp theo chủ đề, theo tên tác giả hoặc theo tựa
tài liệu, tuỳ theo cách tổ chức của thư viện.
Với sự phát triển của công nghệ thông tin và Internet hiện nay, việc tin học hoá hệ
thống thư mục của các thư viện là xu thế tất yếu. Nhiều thư viện lớn hiện nay đã tin
học hoá thư mục để có thể tra cứu trực tuyến, với nhiều chức năng tìm kiếm theo tên
tác giả, tựa tài liệu, từ khoá, chủ đề, v.v.
• Thư viện Quốc gia Việt Nam: />• Thư viện Quốc hội Hoa Kì: />HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 9
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
• Thư viện Anh quốc: />• Thư viện Quốc gia Pháp: />• V.v.
 Các trung tâm tài liệu
Bên cạnh hệ thống thư viện được tổ chức quy củ, chặt chẽ, các trung tâm tài liệu
(của các đơn vị nghiên cứu, các tổ chức chuyên môn, ) có quy mô nhỏ hơn, nhưng bù
lại, các tài liệu lưu trữ có tính đặc thù chuyên môn cao, nhất là các tài liệu tập trung
về một số chủ đề chuyên biệt, là thế mạnh hay mối quan tâm ưu tiên của từng đơn vị.
Thông tin về các trung tâm này có thể tìm thấy trong danh bạ các đơn vị chuyên
ngành, hoặc đôi khi có thể trên Internet.
 Các tủ sách chuyên ngành
Đây là dạng "trung tâm tài liệu thu nhỏ", thường gặp ở các bộ môn hoặc khoa ở
trường đại học, các phòng thí nghiệm, v.v. Các tài liệu cũng có tính đặc thù cao.
Nói chung, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của các nguồn tài nguyên trên Mạng,
các nguồn tài nguyên truyền thống dễ bị các nhà nghiên cứu quên lãng hoặc bỏ qua khi
tìm tài liệu. Tuy nhiên, cần khẳng định lại rằng, nếu biết cách khai thác nghiêm túc các
nguồn tài nguyên truyền thống kể trên, nhà nghiên cứu hoàn toàn có thể tìm được
những tài liệu tham khảo có giá trị cho đề tài của mình. Vấn đề then chốt là xác định
được loại tài liệu nào cần, có ở đâu, để tiếp cận được một cách hiệu quả.

1.5.2. Các cơ sở dữ liệu
Các cơ sở dữ liệu thông tin khoa học kĩ thuật thường được các công ty, tổ chức lớn
xây dựng, bằng cách tập hợp thông tin tóm tắt từ rất nhiều các tạp chí chuyên ngành
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 10
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
khác nhau, sắp xếp và tổ chức sao cho việc tìm kiếm thông tin (chủ yếu là các bài báo
đăng trên các tạp chí chuyên ngành) được dễ dàng hơn.
Thông tin về các tài liệu thường được cung cấp ở dạng tóm tắt, với tên tác giả, tựa
bài, tựa tạp chí, thông tin ấn loát (năm, tập, số, trang), có hoặc không có bài giới thiệu
tóm tắt nội dung (abstract/résumé) chính.
Mỗi cơ sở dữ liệu có cách tra cứu khác nhau, nhưng thông thường đều cung cấp
nhiều khả năng kết hợp các công thức tìm kiếm khác nhau, từ đơn giản đến nâng
cao. Phần lớn đều cho phép mở tài khoản tra cứu miễn phí nhằm lưu trữ các kết quả đã
tìm kiếm, lịch sử các phiên làm việc, gửi kết quả hoặc thông báo, theo dõi tin tức qua
thư điện tử, v.v.
Có nhiều kiểu cơ sở dữ liệu: tra cứu tóm tắt hoàn toàn miễn phí, không có toàn văn;
tra cứu tóm tắt miễn phí, truy cập toàn văn thu phí; cả tra cứu và truy cập đều thu phí;
tra cứu tóm tắt miễn phí và truy cập một số tài liệu miễn phí; v.v.
1.5.3. Các danh bạ mạng
Một trong những loại công cụ tìm kiếm thông tin đầu tiên trên Internet là danh bạ
mạng (Web directory/annuaire en ligne). Danh bạ nổi tiếng đầu tiên có lẽ là Yahoo!, ra
đời năm 1994, do David Filo và Jerry Yang sáng lập. Tuy nhiên, với sự phát triển
nhanh chóng của nhiều công cụ tìm kiếm khác, dường như các danh bạ mạng ngày
càng ít được nhớ đến. Nhưng cũng không vì thế mà danh bạ mạng đánh mất đi giá trị
của mình. Và nếu biết cách khai thác, người sử dụng Internet sẽ nhanh chóng tìm được
những nguồn thông tin vô cùng hữu ích và có giá trị từ Internet.
 Ngoài ra còn có các nguồn tài liệu khác như:
+ Các website trường, viện, phòng thí nghiệm
+ Các tổ chức, hiệp hội khoa học lớn
+ Các cổng thông tin chuyên đề

+ Các nhà xuất bản khoa học và nhà trung gian cung cấp tài liệu
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 11
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
+ Các bách khoa thư, các loại từ điển
+ Các diễn đàn chuyên môn
+ Các website cá nhân, chuyên gia
….
1.5.4. Một số website hóa học
 Hóa phân tích www.anachem.amu.se/jumpstation .htm
 Công nghệ và điện hóa www.cmt.aln.gov/estir/info.htlm
www.electrochem.org
 Hóa sinh www.arachnet.com/~jlyon/biochem
 An toàn phòng thí nghiệm www.virginia.edu/~enhealth/guide.htm
 Diễn đàn dành cho sinh viên và giáo viên hóa
www.sci.ccny.cuny.edu/~chemwksp
 Hóa lí www.chem.brown.edu/chem-ph.htlm
 Hóa hữu cơ www.acdlabs.com/iupac/nomenclacture
Heme.gsu.edu/post_docs/koen/worgche.htlm
www.gwup.org/orgchem.htlm
 Tham khảo về ngành hóa acad.tnstate.edu/chemnet/chem.html
 Bảng tuần hoàn ander.compart.fi/winpte
Domains.tware.net/do-main/yinon/default.htlm
 Tạp chí trực tuyến hóa www.betacyte.pair.com/jounals.htlm
 Tinh thể lỏng và polime plc.cwru.edu
 Đọc thêm về hóa học yip5.chem.wfu.edu/yip/organic
 Thư viện ảo hóa www.chem.ucla.edu/chempointers.html
 Thông tin ngành hóa www.shef.ac.uk/~chem/chemdex/
 Kiến thức hóa www-wilson.ucsd.edu/education/gchem/gchem.html
 Phản ứng hóa học
Ghoper://ec.sdcs.k12.ca.us:70/11/lessons/ucds_internet_lessons/physical

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 12
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
_science_and_chemistry
 Nhựa phs.bgsd.wednet.edu/doc/projects/chem/doc/slime.html
 Các loại hóa chất www.nyu.edu/pages/mathmol/
 Thế giới hóa học www.schoolnet.ca/math_sci/chem/worldofchem/
 Cấu trúc vật thể www.lbl.gov/microworlds/
 Tìm hiểu về phân tử www.bris.ac.uk/depts/chemistry/MOTM/motm.html
 Hóa cho trẻ em www.chem4kids.com/
 Đồ họa, hình động chemconnections.org/Websters/graphics.htm
 Mô hình hóa sơ cấp www.nyu.edu/pages/mathmol/
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 13
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP TÌM KIẾM VÀ LỰA CHỌN TÀI LIỆU
2.1. Tầm quan trọng của việc tìm kiếm tài liệu [5]
Việc đầu tiên cần phải làm tốt trong một đề tài nghiên cứu là tìm kiếm tài liệu.
Lúc khởi đầu, có vẻ như mọi sự đều rối bù,
lộn xộn, không có trật tự, các tài liệu, thông tin
tìm được chưa giúp tìm thấy một hướng đi rõ
ràng. Nhưng điều đó không đáng lo ngại, vì
theo thời gian, bạn có thể lọc dần, loại bỏ
những tài liệu không cần thiết, những hướng
không khả thi, để tập trung vào những vấn đề
trọng tâm nhất và phù hợp nhất.
Trong giai đoạn này, đừng mất thời gian đọc kĩ từng tài liệu tìm thấy được. Chỉ cần
lưu trữ và sắp xếp trật tự, rõ ràng, ghi chú thông tin tham khảo đầy đủ để tiện dụng về
sau.
Thời gian cho giai đoạn này có thể dao động trong khoảng từ ba đến sáu tuần, tuỳ
thuộc vào điều kiện và khả năng của mỗi người. Không nên chỉ thụ động sử dụng
những gì được cung cấp sẵn, mà cần huy động mọi nguồn lực có thể có.

2.2. Chú ý khi tìm kiếm tài liệu [5]
Khi bắt đầu một đề tài nghiên cứu, công việc (hợp lý) đầu tiên là tìm hiểu vấn đề
đang được xử lí tới đâu, phạm vi và giới hạn của vấn đề trong chuyên ngành và trong
điều kiện thực tế, đáp ứng những mục tiêu nghiên cứu cụ thể.
Để tìm kiếm được tài liệu tham khảo cho đề tài, cần phải hiểu rõ có những loại
tài liệu nào với những đặc điểm riêng của chúng, có những nguồn tài nguyên nào cung
cấp mỗi loại tài liệu đó, có những công cụ nào (với cơ chế hoạt động, ưu và nhược
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 14
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
điểm) giúp tìm kiếm được các nguồn tài nguyên và tài liệu theo đúng nhu cầu. Thay vì
chỉ nghĩ đơn giản: "Hỏi Google là xong!"
Khi biết được cần những loại tài liệu nào, chọn công cụ nào phù hợp, thì cần biết
cách khai thác các công cụ tìm kiếm làm sao cho hiệu quả, có chiến lược mà không
phải dò dẫm may rủi, và làm sao để đánh giá và chọn lọc được những tài liệu có giá trị
tham khảo về mặt khoa học
2.3. Các bước thực hiện khi tìm kiếm tài liệu [4]
- Xác định những loại tài liệu, những chủ đề cần cho đề tài, những đặc điểm riêng
của chúng. Xác định “từ khóa” khi tra cứu trên internet.
- Tìm những địa chỉ, nguồn cung cấp các loại tài liệu đó.
- Lựa chọn những phương pháp, công cụ thích hợp để tìm kiếm được những tài
liệu có giá trị.
2.4. Công cụ tìm kiếm [4], [5]
Công cụ tìm kiếm là những phần mềm có chức năng tìm ra các trang web trên
mạng dựa vào sự tương thích giữa các thông tin của trang đó và từ khóa tìm kiếm của
người sử dụng. Sau khi so sánh từ khóa của người dùng với thông tin của các trang
web trong cơ sở dữ liệu, công cụ tìm kiếm sẽ đưa ra một danh sách các trang web chứa
các từ khóa mà người dùng vừa yêu cầu. Các trang web sẽ được liệt kê theo thứ tự ưu
tiên về mức độ phù hợp với từ khóa. Ví dụ, khi sử dụng trang tìm kiếm của Việt
Nam, nếu từ khóa là tiếng Việt thì những trang web tiếng Việt sẽ được ưu tiên xếp
trước. Thứ tự của các trang web cũng phụ thuộc vào tần số và vị trí xuất hiện của các

từ khóa. Thông thường, trang có tần số xuất hiện từ khóa lớn trong tiêu đề sẽ được liệt
kê trước.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 15
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
2.4.1. Ưu điểm và nhược điểm của các công cụ tìm kiếm [5]
Có thể rút ra những đặc điểm chính của các công cụ tìm kiếm như sau:
• Là công cụ tự động: kết quả tìm kiếm của các
robot tự động lướt khắp Mạng toàn cầu thông qua các
siêu liên kết.
• Sắp xếp tự động: toàn bộ thông tin sao chép
được của các robot được tự động lưu vào chỉ mục,
với các trường thông tin đã lập trình sẵn.
• Giới thiệu từng trang: tìm kiếm trong toàn bộ nội dung các trang web đã lưu chỉ
mục.
• Danh mục không hoàn chỉnh, không cập nhật: danh sách các website và trang web
được lưu chỉ mục chỉ chiếm một phần rất nhỏ dung lượng Mạng toàn cầu, và thời gian
cập nhật còn chậm (nhất là với các trang có ít siêu liên kết hướng vào).
• Tìm kiếm trên từ chính xác: các kết quả được đưa ra có chính xác các từ được sử
dụng trong công thức tìm kiếm.
Từ đó, tạm thời rút ra các nhận xét về ưu nhược điểm của các bộ máy tìm kiếm:
Ưu điểm Nhược điểm
Rất nhiều thông tin
Các bộ máy tìm kiếm có khả năng cung cấp
một lượng thông tin rất khổng lồ.
Thông tin chính xác
Các công cụ tìm kiếm cho phép tiếp cận
Kiểm soát thông tin ít nhiều kém hiệu
quả
Lượng dữ liệu khổng lồ lưu trữ trong chỉ
mục dẫn đến sự hạn chế trong kiểm soát

thông tin. Có rất nhiều địa chỉ cung cấp
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 16
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
được những thông tin rất chính xác, cụ thể.
Phân hạng kết quả
Thông thường các công cụ tìm kiếm đều có
cơ chế xếp hạng kết quả tìm kiếm theo mức
độ phù hợp giảm dần. Dù sự xếp hạng là tự
động, máy móc, nhưng hầu hết các thông
tin phù hợp đều được tìm thấy trong những
trang kết quả đầu tiên.
Cho phép kết hợp nhiều công thức tìm
kiếm
Hầu hết các công cụ tìm kiếm đều cung cấp
nhiều khả năng tìm kiếm và phối hợp các
công thức tìm kiếm khác nhau.
trong kết quả tìm kiếm không còn hoạt
động.
Kỹ thuật tra cứu phức tạp
Giao diện và kĩ thuật tra cứu thay đổi tuỳ
theo công cụ tìm kiếm, dù vẫn có một số
điểm tương đồng. Người mới làm quen với
máy tính hay Internet cần không ít thời gian
để có thể làm chủ được thao tác.
Kết quả đôi khi không liên quan hoặc
thường bị "nhiễu"
Do toàn bộ quá trình sưu tập thông tin và
lập chỉ mục đều tự động, và việc tìm kiếm
được thực hiện trên toàn bộ thông tin của
từng trang, có không ít kết quả không liên

quan đến chủ đề tìm kiếm vẫn được đưa
vào.
2.4.2. Một số công cụ tìm kiếm thông dụng [4]

Đây là trang web tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất hiện nay, có nhiều ngôn ngữ.

Trang web tìm kiếm phổ thông có thể tìm kiếm cơ bản hay nâng cao.

Đây là trang web tìm kiếm các thông tin thuần túy khoa học và học thuật, thu thập
từ các trường đại học, viện nghiên cứu.

HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 17
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
Đây là trang web tìm kiếm cũng khá phổ biến và hiệu quả. Bộ máy tìm kiếm tương
tự như google.

Ở công cụ tìm kiếm này bên cạnh chức năng tìm kiếm hình ảnh như google còn có
chức năng tìm âm thanh, phim, bài báo

Trang web này cho phép lựa chọn các định dạng tập tin hình ảnh, âm thanh, phim.
Mặt khác, khi xuất kết quả tìm kiếm phim, trang web cho phép xem hình ảnh đầu của
phim đó

Trang web này giúp tìm kiếm các bài báo khoa học từ các tạp chí nổi tiếng trên thế
giới. Kết quả tìm kiếm là các bản tóm tắt, đường dẫn và các bài báo hoàn chỉnh dưới
định dạng file pdf.

Trang web tìm kiếm tài liệu có tính học thuật trong các ngành khoa học, có nhiều
tính năng tìm kiếm nâng cao.


Trang web tìm kiếm thông tin khoa học theo các chủ đề. Ví dụ: toán, vật lý, hóa
học, khoa học trái đất, khoa học xã hội
2.5. Một số kinh nghiệm tìm kiếm thông tin trên internet [4], [5]
• Sử dụng các dấu đặc trưng
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 18
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
Dấu Công thức Công dụng Ví dụ
+ TK1+TK2+
(TK: từ khóa)
Tìm những trang có
tất cả TK1, TK2, mà
không theo thứ tự
Tìm một cuốn sách, sử
dụng từ khóa gồm tên
cuốn sách + tác giả
– –TK1–TK2– Loại bỏ những trang
có chứa TK1, TK2,
Tìm thông tin về hóa học
trừ hóa học hữu cơ có thể
sử dụng từ khóa:
chemistry-inorganic
“” “TK” Thường sử dụng để
tìm cụm từ trong
nguyên văn
Tìm thông tin về đào tạo
trực tuyến sử dụng từ
khóa “đào tạo trực
tuyến”
• Sử dụng các hàm đặc trưng
Hàm Công thức Công dụng

OR TK1 OR TK2 Tìm những trang web có mặt một trong những từ
khóa đã liệt kê.
Các trang web có thể dùng hàm OR là AltaVista,
AOL Search, Excite, Google, Inktomi (HotBot,
MSN), Ask Jeeves, Lycos, Northern Light,
HotBot, Gigablast
AND TK1 AND TK2 Tìm các trang có sự hiện diện của tất cả các từ
khóa.
Các trang web có thể dùng AND là: AltaVista,
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 19
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
AOL Search, Excite, Inktomi (HotBot, MSN),
Northern Light, Gigablast
NOT NOT TK Tương tự như cách dùng dấu – bỏ những trang có
từ khóa đi sau NOT.
Các trang web có thể dùng NOT là: AOL Search,
Excite, Inktomi (HotBot, MSN), Northern Light,
Gigablast
NEAR TK1 NEAR TK2 Dùng để tìm những trang web có các từ khóa nằm
gần nhau.
Các trang web cho dùng NEAR là: AltaVista,
AOL Search
• Dùng chức năng tìm kiếm nâng cao
Đa số các công cụ tìm kiếm cho phép người dùng lựa chọn ngôn ngữ, thời điểm cập
nhật thông tin, kiểu tập tin để loại bớt các kết quả tra cứu không cần thiết.
• Sử dụng từ khóa thích hợp, linh hoạt
- Sử dụng từ khóa bằng tiếng nước
ngoài (thông thường là tiếng Anh) để mở
rộng phạm vi tìm kiếm về mặt ngôn ngữ.
Ví dụ: muốn tìm tài liệu học thuật (mã

nguồn, tài liệu mở, giáo trình ) bằng ngôn
ngữ tiếng Anh có thể sử dụng những từ khóa
như tutor, tutorial, research, database, how-
to, instruction, source code, schematic, flow
chart, circuit, theorem, proof,
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 20
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
- Sử dụng đúng từ chuyên ngành: có thể dùng từ điển chuyên ngành hoặc giáo
trình chuyên ngành bằng ngôn ngữ nước ngoài.
- Sử dụng từ khóa chi tiết: từ khóa càng chuyên sâu và cụ thể thì càng dễ tìm được
nguồn thông tin cần thiết.
Ví dụ muốn tìm nguồn tư liệu về những mô hình cơ chế hóa học hữu cơ thiết kế
bằng flash có thể sử dụng từ khóa: animation+flash+chemistry+mechanism+organic.
• Dùng cách tra ngược
Muốn tìm một nội dung tổng quát, có thể tìm một nội dung cụ thể, sau đó truy cập
vào trang chủ để tìm ra những chủ đề liên quan. Ví dụ: muốn tìm phim về tính chất hóa
học của các nguyên tố, chỉ cần tìm trang chứa phim về tính chất hóa học của sắt. Sau
đó đi ngược về trang chủ tương ứng để tìm tới tang chứa các phim liên quan đến tính
chất hóa học của các nguyên tố khác.
• Sử dụng chức năng dịch thuật của công cụ tìm kiếm
Một số công cụ tìm kiếm như Google hay
Altavista cung cấp công cụ để dịch trang tìm thấy
sang ngôn ngữ mà người dùng đang sử dụng (thường
chỉ có dịch được ra Anh, Pháp, Đức hay Tây Ban
Nha). Nhờ công cụ này giúp hạn chế bớt ảnh
hưởng của rào cản ngôn ngữ nhờ đó mở rộng phạm
vi tìm kiếm thông tin.
 Có thể nói để việc tìm kiếm thông tin trên
internet một cách khoa học và có hiệu quả thì tuân thủ mười nguyên tắc vàng sau:
(1) Biết hỏi

(2) Làm chủ trình duyệt mạng
(3) Chọn từ khóa tốt
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 21
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
(4) Tìm được nguồn tốt
(5) Luôn phân tích thông tin
(6) Lưu trữ và sắp xếp thông tin
(7) Biết tự giới hạn
(8) Luôn tỉnh táo
(9) Phối hợp hài hòa các công cụ
(10) Nhanh nhẹn
2.6. Lựa chọn tài liệu [4]
Khi lựa chọn tài liệu, cần chú ý đến tính khoa học,
mức độ chính xác và tính trung thực của nó. Thường
các tài liệu thống kê của các cơ quan nghiên cứu, công
báo, các tạp chí khoa học chuyên ngành, bài viết của
các học giả uy tín… có độ tin cậy, chính xác cao.
- Khi tìm, chọn tài liệu theo yêu cầu của công việc nghiên cứu, có thể xem phần tài
liệu tham khảo cuối mỗi giáo trình, đề tài nghiên cứu hoặc nhờ những người có kinh
nghiệm giới thiệu cho danh mục các tài liệu cần đọc. Cũng có thể xem các mục giới
thiệu sách trên báo và tạp chí.
- Khi chọn được các tài liệu tham khảo rồi thì nên đọc tài liệu có giá trị, sát với đề
tài của mình trước, sau mới đến các tài liệu khác để đỡ mất thời gian. Cũng nên dựa
vào mục lục để tìm đọc thẳng vào nội dung cần quan tâm.
- Khi có nhiều tài liệu cùng một nội dung, nên ưu tiên các loại tài liệu có độ tin
cậy cao:
+ Các tác phẩm kinh điển, các văn kiện, nghị quyết đại hội.
+ Văn bản pháp quy của các cơ quan nhà nước.
+ Các bài viết trong các bộ bách khoa toàn thư có uy tín.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 22

Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
+ Các từ điển chuyên ngành.
+ Các tạp chí khoa học có quy trình phản biện chặt chẽ trước khi công bố thông tin.
+ Sách của các nhà xuất bản khoa học có uy tín.
+ Sách, báo, tạp chí, tập san chuyên ngành.
+ Các kỷ yếu hội thảo, hội nghị.
+ Tài liệu của các tác giả có uy tín và kinh nghiệm
+ Các tài liệu nước ngoài…
+ Website của các cơ quan, tổ chức tiếng tăm trong xã hội.
- Khi tìm kiếm và lựa chọn chủ đề nghiên cứu, nên đọc các tài liệu gần đây nhất, vì
đó là nguồn thông tin tốt để định hướng nghiên cứu.
2.7. Các yếu tố cơ bản quyết định giá trị tài liệu [5]
- Tính chính xác và khách quan khoa học của tài liệu.
- Quy trình công bố thông tin được tổ chức với sự phản biện khoa học chặt chẽ.
- Uy tín, kinh nghiệm xuất bản khoa học của đơn vị phát hành tài liệu.
- Uy tín, kinh nghiệm khoa học của tác giả.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 23
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
Chương 3. PHƯƠNG PHÁP ĐỌC TÀI LIỆU
3.1. Nguyên tắc chung của việc đọc tài liệu [5]
Để đọc tài liệu có hiệu quả, cần có sự tập trung và chú ý cao độ nhằm hiểu nội dung
thông điệp của tác giả, nắm bắt các thông tin phù hợp trong phạm vi đề tài nghiên cứu,
ghi nhớ các khái niệm và ý quan trọng để mở rộng hiểu biết, đào sâu kiến thức chuyên
ngành.
Trước khi đọc phải đánh giá tổng quát về
tính phù hợp của tài liệu với đề tài nghiên cứu.
Lao vào đọc chi tiết một tài liệu chưa được
sàng lọc trước rất có thể sẽ làm mất nhiều thời
gian và công sức cho những thông tin không
có ý nghĩa khoa học cao.

Đối các tài liệu bằng tiếng nước ngoài,
hiệu quả đọc tài liệu phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ ngoại ngữ. Điều này liên quan đến năng khiếu ngoại ngữ cá nhân, vốn tiếng
mẹ đẻ và quá trình rèn luyện lâu dài.
Nói chung, đối với mọi loại tài liệu, dù bằng tiếng mẹ đẻ hay tiếng nước ngoài, điều
kiên quyết trong xử lý thông tin khoa học mà tài liệu đó cung cấp là không sao
chép/dịch một cách máy móc toàn bộ nội dung tài liệu, mà cần trích rút các thông tin
cần thiết để tái cấu trúc và phát biểu lại bằng ngôn ngữ riêng của mình, với thông tin
trích dẫn chính xác và đầy đủ.
3.2. Những chú ý khi đọc tài liệu [4]
- Tài liệu nào cần trước, nội dung nào cần thiết thì đọc trước. Không cần đọc theo
thứ tự, đọc tất cả các chương trong tài liệu.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 24
Tiểu luận: Đọc và nghiên cứu tài liệu GVHD: PGS.TS. Trịnh Văn Biều
- Bỏ qua ngay những tài liệu ít liên quan với đề tài nghiên cứu.
- Đọc tài liệu nào thì ghi vào danh mục tài liệu tham khảo luôn để sau đỡ mất
công tìm kiếm.
- Trước tiên, đọc phần giới thiệu hay lời tựa để hiểu ý của tác giả, đọc phần mục
lục để biết sơ lược các vấn đề trong tài liệu. Sau đó, lướt qua toàn bộ để xem phần
nào đáp ứng được yêu cầu của mình rồi mới đọc sâu vào phần cần thiết.
- Khi đọc ở mỗi đoạn cần dùng bút màu tô lên các cụm từ quan trọng để nổi lên
các ý chính. Các nội dung quan trọng cần đánh dấu hoặc tóm tắt thành một vài câu
ngắn gọn.
- Gặp chỗ khó, rắc rối hãy đọc đi đọc lại để suy nghĩ, phân tích. Nếu vẫn thấy khó
hiểu, nên đọc trở lại các nội dung liên quan.
- Không nên đọc ngay những tài liệu có tính chuyên môn sâu, đòi hỏi phải có những
hiểu biết nhất định, mà cần chuẩn bị trước các kiến thức nền qua các tài liệu cơ bản
hơn.
- Có thể ghi ra các tờ giấy rời bỏ vào các túi hồ sơ theo từng chủ đề hoặc lập thư
mục trên máy vi tính.

- Đối với những cuốn sách dày nên lập dàn ý của từng chương, từng mục.
- Không nên tin tưởng hết vào sách mà phải có thái độ hoài nghi và phê phán.
Trong quá trình đọc, nên duy trì thái độ tích cực, luôn nhận xét, đánh giá, so sánh, đối
chiếu.
- Đối với mỗi loại tài liệu khác nhau phải có cách đọc khác nhau. Với tài liệu cần
nghiên cứu sâu, phải đọc nó một cách nghiêm chỉnh, chăm chú, có suy nghĩ, ghi chép.
Với một số tài liệu chỉ cần đọc lướt, cách quãng để tìm thông tin. Phải biết lướt qua
những chỗ không quan trọng để đọc được nhiều.
HVTH: Nguyễn Thị Ngọc Tuyết Trang 25

×