Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên đề THU THẬP THÔNG TIN BẰNG PHIẾU ĐIỀU TRA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (718.3 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
oOo
TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
Đề tài:
THU THẬP THƠNG TIN BẰNG PHIẾU
ĐIỀU TRA
GVHD: PGS.TS Trịnh Văn Biều
HVTH : Hồng Bích Trâm
Cao học khóa 23: 2012-2014
Chun ngành: Lý luận và phương pháp dạy học mơn Hóa học
Thành phố Hồ Chí MinhTháng 04/2013
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN 6
1.1. Thu thập thông tin 6
1.1.1. Các bước thu thập thông tin [4] 6
1.1.1.1. Phân tích vấn đề 6
1.1.2. Tầm quan trọng của việc thu thập thông tin [2] 8
1.1.3. Nguyên tắc khuyết danh trong thu thập thông tin [2] 9
1.2. Các phương pháp thu thập thông tin 11
1.2.1. Một số quan điểm về sự phân loại các phương pháp [2] 11
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN BẰNG PHIẾU ĐIỀU
TRA 15
2.1. Vai trò của phiếu điều tra trong nghiên cứu khoa học [1],[2] 15
2.1.1. Khái niệm 15
2.1.2. Vai trò của phiếu điều tra 15
2.2. Các loại câu hỏi dùng trong phiếu điều tra[1],[2],[5] 17
2.2.1. Câu hỏi theo nội dung 17
2.2.2. Câu hỏi có hay không có các câu trả lời được chuẩn bị trước 18


2.2.2.1. Câu hỏi mở 18
2.2.3. Câu hỏi theo chức năng 27
2.2.4. Một số trường hợp đặc biệt 29
2.3. Những yêu cầu chung cho các câu hỏi trong phiếu điều tra [1],[2],[4] 31
2.4. Thiết kế phiếu điều tra[1],[2] 34
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 2
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
2.4.1. Phần giới thiệu mở đầu 34
2.4.2. Phần nội dung chính 35
2.4.3. Phần cám ơn (nếu đã cám ơn phần đầu thì có thể thôi) 38
Người nghiên cứu cũng có thể giới thiệu địa chỉ của mình để khi cần thiết có
thể trao đổi thông tin 38
2.5. Những yêu cầu khi soạn phiếu điều tra [2] 38
2.5.1. Việc xây dựng câu hỏi 38
2.5.2. Thứ tự đặt các câu hỏi 39
2.5.3. Số lượng câu hỏi 40
2.5.4. In phiếu điều tra 41
2.5.5. Kiểm tra phiếu điều tra 41
2.6. Một số lỗi hay mắc phải khi soạn phiếu điều tra[2],[5] 42
2.7. Các bước thực hiện khi điều tra bằng phiếu hỏi [1],[2] 43
2.8. Các ưu, nhược điểm của phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi[1],[2 49
2.8.1. Ưu điểm 49
2.8.2. Nhược điểm 49
2.9. Cách thức tổ chức phân phát phiếu điều tra[2] 50
2.9.1. Tại nhà hay tại nơi làm việc 50
2.9.2. Trưng cầu qua bưu điện 52
2.9.3. Qua báo chí 53
1.1.1. 2.9.4. Trưng cầu theo nhóm 53
KẾT LUẬN 56
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 3

Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
TÓM TẮT 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 61
MỞ ĐẦU

Trong thời đại ngày nay, khoa học chiếm một vị trí quan trọng trong nền văn minh
của nhân loại. Nó là động lực chủ yếu để tạo ra các giá trị vật chất tăng gấp bội so với các
thời kì trước cộng lại. Nhờ có tri thức khoa học mà con người có thể tìm tòi khám phá thế
giới tự nhiên, điều khiển thế giới tự nhiên nhằm phục vụ lợi ích con người. Khoa học góp
phần vào việc nghiên cứu thế giới quan đúng đắn, duy vật, giải phóng con người khỏi
mọi tín ngưỡng, mê tín, mở rộng tầm mắt, hoàn thiện khả năng trí tuệ. Xét theo bản chất,
khoa học có sứ mệnh giảm nhẹ lao động làm cho đời sống con người dễ chịu hơn, chỉ ra
những con đường để cải thiện cuộc sống. Tất cả những điều đó cho thấy rằng khoa học đã
và sẽ chiếm vị trí ngày càng cao trong tương lai. Do đó, để tránh tụt hậu so với các nước
trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam cần đẩy mạnh hơn nữa phong trào nghiên cứu
khoa học, phải xem nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cần
thiết.
Quá trình nghiên cứu khoa học có đạt hiệu quả tốt hay không phụ thuộc rất nhiều
vào cách thức nghiên cứu, các phương tiện kỹ thuật nghiên cứu. Do đó, việc tìm hiểu về
các phương pháp nghiên cứu khoa học là nhiệm vụ hết sức cần thiết. Có rất nhiều tiêu chí
để phân loại các phương pháp nghiên cứu khoa học, tùy theo nội dung nghiên cứu mà
người nghiên cứu có thể sử dụng những phương pháp khác nhau.
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 4
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
Trong phương pháp nghiên cứu khoa học, phương pháp nghiên cứu thực tiễn đóng
một vai trò hết sức quan trọng. Vì đó là nhóm các phương pháp trực tiếp tác động vào đối
tượng có trong thực tiễn để làm bộc lộ bản chất và các qui luật vận động của các đối
tượng ấy. Phương pháp này giúp người nghiên cứu có được những thông tin, cơ sở cần
thiết để hoàn tất công trình nghiên cứu: đặt giả thuyết, kiểm chứng giả thuyết…
Và một trong các phương pháp điều tra, thu thập thông tin quan trọng nhất là lập

hệ thống câu hỏi bằng văn bảng thường được gọi là phiếu điều tra. Vậy sử dụng phương
pháp thu thập thông tin bằng phiếu điều tra như thế nào để có thể phục vụ chiến lược điều
tra tốt nhất, giúp người nghiên cứu có được những thông tin, cơ sở cần thiết để hoàn tất
công trình nghiên cứu một cách hiệu quả nhất, tiết kiệm được thời gian và chi phí.
Do vậy việc tìm hiểu về phương pháp thu thập thông tin bằng phiếu điều tra là
một vấn đề quan trọng.
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 5
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
CHƯƠNG 1. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
1.1. Thu thập thông tin
1.1.1. Các bước thu thập thông tin [4]
1.1.1.1. Phân tích vấn đề
- Trước khi tiến hành thu thập thông tin hiệu quả, ta phải phân tích vấn đề. Việc
phân tích vấn đề hiệu quả sẽ giúp người thu thập lựa chọn huớng đi cũng như phương
pháp thu thập một cách phù hợp nhất. Để phân tích vấn đề một cách chính xác và toàn
diện, trước hết ta nên trả lời những câu hỏi sau:
Những thông tin bạn cần biết?
Một trình bày mười phút?
Một báo cáo từ 5000 chữ?
Một luận văn 15000 từ?
Một thử nghiệm trong phòng thí nghiệm?
- Những câu hỏi này sẽ giúp ta đánh giá đuợc số lượng thông tin mà ta cần phải tìm
kiếm. Thêm vào đó, ta cũng có thể được xem xét cho mức độ thông tin cần thiết.
1.1.1.2. Đánh giá vấn đề
- Sau khi nhận định được chính xác vấn đề, bước tiếp theo cần tiến hành đó là đánh
giá vấn đề. Nhưng liệu việc đánh giá này sẽ dựa trên những tiêu chí nào? Hãy trả lời
những câu hỏi dưới đây để biết hướng đi tiếp theo:
Làm thế nào biểu đạt hiểu biết được bạn?
Làm thế nào cho người đọc hiểu bạn?
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 6

Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
Mức độ những gì hiểu biết của bạn dự kiến sẽ được hiển thị?
- Một khi đã xác định được lý do tại sao ta muốn có thông tin, ta sẽ cần phải làm
việc trong những thông tin ta cần nhuư thế nào? Câu hỏi này có thể được trả lời thông
qua các câu hỏi tìm kiếm cụ thể sau:
Có một bằng sáng chế về ?
Các nhà cung cấp ai là chính ?
Cho phương trình là gì ?
Tôi có thể tìm một mô tả của ?
Đã có bất kỳ nghiên cứu ?
1.1.1.3. Xác định khu vực thu thập
Sau khi đã xác định được những gì ta cần phải tìm. Bước tiếp theo ta cần phải tìm
hiểu làm thế nào ta có thể tìm thấy chúng. Hãy trả lời những câu hỏi thuộc những tiêu chí
dưới đây để xác định một cách chính xác nhất:
 Môn học/ Chủ đề
Thông tin của ta rơi vào loại đối tượng nào?
- Sẽ rất nguy khi cả hai quá chung chung và quá cụ thể.
- Cần phải linh hoạt xác định chủ đề thu thập bởi vì không phải tất cả thông tin được
lưu trữ hoặc thiếu thông tin.
- Hãy suy nghĩ của một loạt các từ tương tự cũng có thể mô tả hoặc bao gồm các
vấn đề khi quyết định rằng nguồn của ta có chứa ít hoặc không có thông tin sử dụng.
 Tác giả
Bạn có (hoặc bạn bè của bạn, gia sư, ) biết bằng văn bản của bất cứ ai trong lĩnh vực
này cụ thể không?
Khi xem xét tác giả, bạn sẽ cần phải xem xét:
- Nhà chuyên môn (nghệ sĩ, nhà thiết kế, các nhà nghiên cứu, )
- Thông tin thứ cấp (các nhà phê bình, nhà sử học )
 Nguồn
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 7
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều

Bạn có biết về bất kỳ văn bản cụ thể, tạp chí, sách tham khảo mà có thể phục vụ nhu cầu
của bạn?
Khi xem xét các nguồn, bạn sẽ cần phải suy nghĩ về:
- Đã được phát hành bằng văn bản?
- Những loại tài liệu có được? (Sách có thể cung cấp thông tin cơ bản, các tạp chí,
ngày xuất bản, giấy phép công nhận, chi tiết chính sách, )
- Cơ bản hoặc nâng cao?
- Là vật liệu ở dạng in không? (Không chỉ đơn giản là tập trung vào các văn bản in,
một lớn lượng thông tin bây giờ dạng điện tử có sẵn).
1.1.1.4. Xác định phương pháp thu thập
Sau khi đã hoàn thành ba bước trên, việc cốt yếu nhất là lựa chọn một phương
pháp thu thập phù hợp, vừa tiết kiệm thời gian, hiệu quả tốt và thông tin chính xác nhất.
Đây là giai đoạn mà ở đó bạn sẽ lập kế hoạch làm thế nào để thu thập thông tin. Chính vì
vậy, việc trả lời những câu hỏi sau sẽ giúp ta giải quyết vấn đề này.
- Bao lâu để bạn thực hiện việc thu thập ?
- Những gì bạn cần để giúp bạn tìm kiếm ?
- Những nơi bạn có thể thu thập thông tin ? (Trong thư viện, trung tâm máy tính,
phòng thí nghiệm?)
- Là những thông tin dễ dàng / tự do?
- Là những thông tin sẵn có? (Hoặc sẽ cần phải đi du lịch, đi khảo sát ?)
- Liệu bạn có quyền truy cập vào các tài liệu? (Hoặc sẽ truy cập được giới hạn
không phê duyệt?)
1.1.2. Tầm quan trọng của việc thu thập thông tin [2]
 Giúp cho nhà nghiên cứu biết được vấn đề nào đã được nghiên cứu.
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 8
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
 Bằng cách tham khảo những kết quả nghiên cứu trước, nhà nghiên cứu có thể
dẫn giải cho đề tài của mình đồng thời tiết kiện được thời gian, tiền bạc vì
không phải đi nghiên cứu lại.
 Nghiên cứu là một đóng góp mới từ những khía cạnh nghiên cứu đã có hay là

bổ sung thêm vào lí thuyết đã có.
1.1.3. Nguyên tắc khuyết danh trong thu thập thông tin [2]
1.1.3.1. Nguyên tắc khuyết danh đối với người được nghiên cứu
Nguyên tắc khuyết danh có một vai trò quan trọng trong việc đảm bào độ tin cậy
của thông tin, vì nó ảnh hưởng một cách tích cực đến người được nghiên cứu, kể cả
những người đi thu thập thông tin.
Đa số những người được nghiên cứu họ không cần biết những thông tin mà họ
cung cấp được sử dụng để khái quát và lập nên một mô hình cho cà nhóm lớn như thế
nào. Họ chỉ quan tâm xem người khác có biết những thông tin riêng tư của họ hay không,
các thông tin riêng tư của họ được giữ gìn và bảo vệ như thế nào.
Thông thường , khi họ đã được khẳng định rằng những thông tin mà họ cung cấp
sẽ được giữ kín tối đa và họ không cần cung cấp tên, địa chỉ, thì người được nghiên cứu
sẽ cởi mở, chân thành hơn.
Bằng việc đảm bảo tính khuyết danh, chúng ta sẽ tạo được lòng tin ở người được
nghiên cứu rằng cuộc ghiên cứu ít nhất không làm phương hại đến mọi lợi ích của họ.
Thậm chí họ còn có lợi khi tham gia vào cuộc nghiên cứu đó. Việc tạo nên lòng tin ở
người nghiên cứu không những chỉ quan trọng trong việc khuyến khích họ nói thật, nói
thẳng những điều họ nghĩ, những cái họ thấy, mà còn có ý nghĩa lớn trong việc hình
thành ở họ sự quan tâm, sự hứng thú, sự nhiệt tình đến vấn đề nghiên cứu.
1.1.3.2. Nguyên tắc khuyết danh đối với nhà nghiên cứu
Nguyên tắc khuyết danh cũng ảnh hưởng đến người đi thu thập thông tin. Khi
được củng cố bởi nềm tin rằng, nghiên cứu trong mối quan hệ nào đó hoàn toàn không
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 9
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
đụng chạm đến quyền lợi của người được nghiên cứu, thì những người đi thu thập thông
tin khi tiếp xúc trực tiếp với người được nghiên cứu sẽ cảm thấy tự tin hơn, tiến hành
công việc bình tĩnh và có kết quả hơn. Qua sự tiếp xúc họ cũng dễ dàng truyền cảm niềm
tin này của mình cho đối tượng được nghiên cứu.
1.1.3.3. Biểu hiện của tính khuyết danh
 Thứ nhất: tính khuyết danh được biểu hiện ở khía cạnh là những thông tin thu thập

được ghi nhận ở những cá nhân riêng biệt sẽ không được công bố, công khai trước
công luận. Thực tế, nếu không giữ bí mật cho những người cung cấp các thông tin
như thế sẽ gây ra những tổn hại nào đó đối với họ, từ đó ít hoặc nhiều ảnh hưởng
đến quyền lợi của họ.
 Thứ hai: trong phần lớn các cuộc nghiên cứu, mục tiêu cuối cùng thu thập thông
tin tổng thể, nghĩa là thông tin đặc trưng cho một giai cấp xã hội nhất định, một
nhóm, một tầng lớp, một cộng đồng xã hội nhất định, chứ không đơn giản chỉ đặc
trưng cho từng cá nhân riêng biệt. trong quá trình xử lí và khái quát thông tin, ý
nghĩa cá biệt của những tài liệu gắn với cá nhân mất đi.
 Thứ ba: tính khuyết danh cũng còn thể hiện ở chỗ, các cá nhân hay tổ chức xã hội
khác, tuyệt đối không được sử dụng thông tin thu được từ người được nghiên cứu
để đưa ra những kết luận về các khái cạnh chính trị, ý thức tổ chức và công việc.
Tóm lại, tính khuyết danh có thể được hiểu theo những cách sau:
+ Không gắn tên, địa chỉ của cá nhân với thông tin mà cá nhân cung cấp, hoặc
giữ bí mật lí lịch của người cung cấp thông tin.
+ Thông tin sơ cấp của cá nhân sẽ được xử lí và trình bày khái quát hóa.
+ Các quyền lợi và uy tín của cá nhân người được nghiên cứu được bảo vệ trước
công luận.
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 10
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
1.2. Các phương pháp thu thập thông tin
1.2.1. Một số quan điểm về sự phân loại các phương pháp [2]
Các phương pháp thu thập thông tin bao gồm tập hợp các qui tắc, cách thức cho
việc thu thập và ghi nhận thông tin các biệt đầu tiên. Cùng với nguyên tắc khuyết danh,
việc lựa chọn đúng phương pháp cụ thể cũng là những yếu tố quan trọng cho việc đảm
bảo độ tin cậy của thông tin.
 Phân chia theo tâm lí học: phương pháp cụ thể được phân chia thành hai phương
pháp chủ yếu là quan sát và thực nghiệm ( Piriov, T.1968)
 Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập thông tin về các hiện tượng
như nó đang tồn tại. Quan sát được thực hiện thông qua các giác quan. Nó

cũng có thể được thực hiện với sự trợ giúp của các công cụ đặc biệt như
phỏng vấn trao đổi, bảng hỏi.
 Phương pháp thực nghiệm là phương pháp tạo tình huống trong đó nguưười
gnhie6n cứu kiểm tra sự thay đổi của hiện tượng dưới sự tác động của các
yếu tố được người nghiên cứu chủ động đưa vào, tức là xác định mối liên hệ
giữa những thay đổi của các biến số.
Theo Caplow (1970) đã tiến hành việc phân chia các nghiên cứu theo sơ đồ sau:
 Quan sát trực tiếp
+ Quan sát bên ngoài, quan sát có tham gia
 Thực nghiệm
+ Thực nghiệm trong phòng thí nghiệm
+ Thực nghiệm trên hiện trường
 Phân tích tài liệu
+ Phân tích định tính
+ Phân tích định lượng
 Trao đổi miệng
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 11
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
+ Trao đổi miệng cấu trúc
+ Trao đổi miệng bán cấu trúc
+ Trao đổi miệng phi cấu trúc
 Bảng hỏi
+ Bảng hỏi đóng (Cấu trúc)
+ Bảng hỏi theo mức độ (bán cấu trúc)
+ Bảng hỏi mở (phi cấu trúc)
 Phân tích lặp lại các tài liệu đã có
 Những nguồn đặc biệt
+ Điều tra thống kê
+ Các ghi chép thường xuyên
 Những thể thức đặc biệt

Theo Oshavkov (1983)
 Nghiên cứu tài liệu viết, in ấn (văn bản)
 Quan sát
 Phỏng vấn (hỏi bằng lời)
 Trưng cầu ý kiến (hỏi bằng bảng hỏi)
 Thực nghiệm
Với cách phân loại này tác giả đã chỉ ra sự khác hau giữa các phương pháp cụ thể
là dựa trên nguồn thông tin và cách thức tiến hành. Trên cơ sở phân tích từng phương
pháp cụ thể trên đây tác giả cũng đã chỉ ra rất nhiều các phương pháp thành phần trong
đó.
Ví dụ như phương pháp quan sát có: quan sát tích cực, quan sát có hệ thống…
Trong phương pháp phỏng vấn có phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, nói chuyện tự
do…
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 12
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
Tuy nhiên trong các phương pháp tác giả đã mô tả còn một vài phương pháp nữa
đó là: phương pháp Test, phương pháp phân tích tâm sinh lí, phương pháp nghiên cứu
quỹ thời gian…
Theo S.Mikhailov các phương pháp có thể phân thành hai nhóm
 Thứ nhất: Nhóm các phương pháp thành phần, chủ yếu gồm những phương pháp
chỉ sử dụng có một nguồn thông tin.
 Thứ hai: Nhóm các phương pháp tổng hợp, gồm những phương pháp sử dụng một
vài hay tất cả các nguồn tin có thể có.
Các phương pháp bộ phận Nguồn thông tin
1. Quan sát Hành vi của người được nghiên cứu
2. Trưng cầu trực tiếp Ý thức của ngời được nghiên cứu
3. Phỏng vấn
4. Chuyện trò tự do
Ý thức của người được nghiên cứu và những người
quen biết xung quanh

5. Trắc nghiệm
6. Nghiên cứu tâm sinh lí
7. Nghiên cứu y học
Khía cạnh tâm sinh lí và ý thức của người được nghiên
cứu
8. Nghiên cứu tài liệu
9. Phân tích nội dung
Tài liệu về người được nghiên cứu hay tài liệu của họ
Các phương pháp tổng hợp
10. Trưng cầu gián tiếp Tất cả các nguồn thông tin
11. Thực nghiệm xã hội học Tất cả các nguồn thông tin
Trường hợp đặc biệt
12. Nghiên cứu quỹ thời gian Hành vi hoặc ý thức của người được nghiên cứu
Theo Therese L. Baker (1994) và Martin Bulmen (1984)
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 13
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
 Phương pháp điều tra, trong đó chủ yếu nói về các phương pháp thu thập thông tin
bằng bảng hỏi và phỏng vấn.
 Phương pháp thực nghiệm trong đó có các loại thực nghiệm cổ điển và bán thực
nghiệm.
 Phương pháp điền dã trong đó chủ yếu trình bày về các loại quan sát trên hiện
trường.
 Phân tích tài liệu có sẵn, trong đó có đề cập đấn hàng loạt các phương pháp như
phân tích nội dung, nghiên cứu lịch sử, phân tích các số liệu thống kê…
1.2.2. Cơ sở lựa chọn phương pháp thu thập thông tin[2]
 Thứ nhất: Phụ thuộc vào nội dung được nghiên cứu thể hiện trong chương trình
nghiên cứu, chính điều đó xác định những yếu tố nào, những mối quan hệ xã hội
nào của thực tiễn xã hội sẽ được nghiên cứu. Rõ ràng cái đó có mối quan hệ trực
tiếp với phương pháp cụ thể của việc thu thập thông tin, vì được gắn chặt chẽ với
đặc tính thông tin cần tìm kiếm, với nguồn thông tin…

 Thứ hai: Phụ thuộc vào thành phần của đơn vị được nghiên cứu trong đa số trường
hợp là thành phần của tập hợp người được nghiên cứu. Thực tế, giới tính, tuổi tác,
tầng lớp xã hội, cơ cấu nghề nghiệp, học vấn, lãnh thổ… của tập hợp người được
nghiên cứu không thể không phản ánh phương pháp thu thập thông tin.
Ngoài hai cơ sở trên, khi lựa chọn phương pháp nào đó cho thu thập thông tin trong
một đề tài nghiên cứu cụ thể chúng ta cần hiểu kĩ về các phương pháp đó. Như được nói
ở trên có rất nhiều phương pháp cụ thể và trong quá trình phát triển sẽ có nhiều phương
pháp nữa được đưa vào sử dụng. Mỗi phương pháp đều có mặt mạnh và mặt yếu và đều
có những hạn chế nào đó. Vì vậy cần ghi nhớ rằng, khi có điều kiện thì nên sử dụng một
vài phương pháp cụ thể để thu thập thông tin. Điều này nhằm giúp các phương pháp bổ
sung cho nhau và hạn chế những mặt yếu của nhau, nâng cao hơn độ tin cậy của các dữ
liệu.
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 14
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN BẰNG
PHIẾU ĐIỀU TRA
2.1. Vai trò của phiếu điều tra trong nghiên cứu khoa học [1],[2]
2.1.1. Khái niệm
Phiếu điều tra là một hệ thống các câu hỏi được xếp đặt trên cơ sở các nguyên
tắc, tâm lý, logic và theo nội dung nhất định nhằm tạo điều kiện cho người được hỏi thể
hiện được quan điểm của mình với những vấn đề thuộc về đối tượng nghiên cứu và người
nghiên cứu thu nhận được các thông tin cá biệt đầu tiên đáp ứng các yêu cầu của đề tài và
mục tiêu nghiên cứu.
2.1.2. Vai trò của phiếu điều tra
 Phiếu điều tra là một công cụ quan trọng trong nhận thức thực nghiệm.
+ Đề tài và mục tiêu nghiên cứu phụ thuộc vào các giả thuyết thực tế đã được tái
hiện trong phiếu điều tra.
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 15
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
+ Những thông tin thực nghiệm cần tìm kiếm, cần thu thập cho việc kiểm định

các giả thuyết sẽ thu nhận được qua các câu trả lời các câu hỏi trong phiếu điều
tra.
+ Những yếu tố, những khía cạnh của thực tiễn xã hội thuộc vấn đề nghiên cứu,
đo lường sẽ không được nghiên cứu nếu trong phiếu điều tra không có một số
lượng đầy đủ các câu hỏi thích hợp.
+ Chính vì vậy, khi nhìn một phiếu điều tra người ta sẽ biết ngay được chương
trình nghiên cứu đó như thế nào.
 Phiếu điều tra là công cụ đo lường quan trọng
+ Nhờ có nó người ta đo được các biến số nhất định có quan hệ tới đối tượng của
công trình nghiên cứu, cụ thể là, đo những nhân tố quyết định có liên quan đến
cá nhân người trả lời (Osipov, 1988).
+ Vì vậy phiếu điều tra soạn thảo tốt sẽ cho ta thông tin đầy đủ, tin cậy và việc
đo lường sẽ đạt được độ chính xác, khoa học. Còn nếu trong phiếu điều tra các
câu hỏi được lập ra không đáp ứng được các yêu cầu thì khả năng thu thập
thông tin sẽ giảm, thậm chí chúng ta còn nhận được những thông tin méo mó,
xuyên tạc so với thực tế.
 Ở một góc độ khác, phiếu điều tra được xem là phương tiện để lưu trữ thông tin vì
thông tin cá biệt được ghi nhận trên phiếu điều tra, nên phiếu điều tra là cơ sở vật
chất tồn tại của thông tin. Trong các nghiên cứu khác sau này thông tin được lưu
trữ lại vẫn có thể được sử dụng.
 Trong giai đoạn thực hiện: việc xây dựng phiếu điều tra là một trong những
nhiệm vụ rất quan trọng cho việc xây dựng chương trình nghiên cứu. Trong giai
đoạn thực hiện: toàn bộ công việc thu thập thông tin đều được thực hiện nhờ vào
phiếu điều tra. Trong giai đoạn xử lí thông tin: phiếu điều tra có vai trò như người
mang thông tin.
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 16
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
 Phiếu điều tra là chiếc cầu nối giữa người nghiên cứu và người trả lời. Chiếc cầu
nối đó có đảm bảo hay không phụ thuộc rất nhiều vào sự chuẩn bị.
+ Nó chịu sự tác động của người nghiên cứu khi đưa ra các vấn đề, các mục tiêu

nghiên cứu vào đó. Người nghiên cứu mong muốn thu được thông tin chính
xác, đầy đủ theo chủ đề có sẵn và cũng muốn sử dụng phiếu hỏi như công cụ
đo lường.
+ Nó chịu sự ảnh hưởng của người trả lời, nghĩa là phiếu hỏi phải làm sao để
người trả lời chấp nhận nó và đưa ra những câu trả lời khách quan.
2.2. Các loại câu hỏi dùng trong phiếu điều tra[1],[2],[5]
2.2.1. Câu hỏi theo nội dung
2.2.1.1. Phân loại
Cơ sở để phân loại câu hỏi theo nội dung là những lĩnh vực của thực tế xã hội mà
câu hỏi đề cập đến, nghĩa là các yếu tố, các khía cạnh, các quá trình của thực tế xã hội,
mà thông tin chúng sẽ nhận được qua các câu hỏi tương ứng. Câu hỏi được chia thành hai
nhóm lớn :
 Nhóm thứ nhất: bao gồm những câu hỏi đặc trưng cho sự kiện nào đó (câu hỏi về
sự kiện) nghĩa là hỏi về một cái gì đó đã, đang tồn tại trong không gian và thời
gian, khi tỏ ra ảnh hưởng đến tiến trình của các quá trình xã hội.
Ví dụ: Anh (chị) có đồng hồ không ? Hôm qua anh chị có xem phim trên VTV3 không?
 Nhóm thứ hai: những câu hỏi thể hiện sự đánh giá hay những mong muốn của cá
nhân riêng biệt hay của một tập hợp người. Những đánh giá có thể thuộc về
những lĩnh vực rất khác nhau: đánh giá chính trị, đánh giá đạo đức, đánh giá nghệ
thuật, tôn giáo, pháp luật…
Ví dụ : Bạn có thích tham gia các công tác xã hội trong thời gian theo học ở đại học
không ?
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 17
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
2.2.1.2. Ưu điểm
 Đối với câu hỏi về sự kiện, chúng có tính khách quan, ít phụ thuộc vào cá nhân
con người vì vậy việc sự phản ánh chính xác chúng và việc ghi nhận chúng trở nên
dễ dàng hơn.
 Thông tin thu được từ những câu hỏi này có độ tin cậy cao hơn so với loại câu hỏi
mong muốn. Trong khi đó các đánh giá và mong muốn của con người thường rất

hay bị thay đổi.
2.2.1.3. Nhược điểm
 Thông tin từ loại câu hỏi này thường có độ chính xác không cao, mang đậm dấu
ấn chủ quan cá nhân của người trả lời.
 Những mong muốn, đánh giá thường nằm trong ý thức của cá nhân riêng biệt,
chúng không phải luôn luôn tìm được sự thể hiện bên ngoài phù hợp, nghĩa là lời
nói, câu chữ đôi khi không diễn đạt nổi, hoặc không diễn đạt hết những nhận định,
những ý muốn trong tư duy của con người.
 Những ý muốn, ý thích của cá nhân nhiều khi là một cái gì đó mạng tính riêng tư
không phải luôn luôn trao hết cho người khác được, nhất là liên quan đến những
vấn đề thầm kín của cá nhân.
 Điều này gây khó khăn lớn cho việc thu thập thông tin, thậm chí trong một vài
trường hợp nó làm cho việc thu thập thông tin là không có khả năng.
2.2.2. Câu hỏi có hay không có các câu trả lời được chuẩn bị trước
2.2.2.1. Câu hỏi mở
 Khái niệm: Đó là những câu hỏi mà không kèm theo các câu trả lời chuẩn bị
trước, nghĩa là với người trả lời ta chỉ nêu câu hỏi và không hướng dẫn cách trả
lời.
Ví dụ: Theo anh, chị đặc điểm nổi bật của sinh viên hiện nay là gì?
 Đặc điểm của câu hỏi mở
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 18
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
+ Người được hỏi trả lời các câu hỏi như họ thấy, họ cảm thấy và họ muốn thông
qua các phương tiện thể hiện như ngôn ngữ, chữ viết.
+ Phụ thuộc vào trình độ văn hóa, ý thức cá nhân, trình độ hiểu biết và ngay cả tâm
trạng của người trả lời ở vào thời điểm đó mà chúng ta có được câu trả lời với sự
khác biệt khá lớn cả về hình thức và nội dung.
+ Câu trả lời sẽ có độ dài ngắn khác nhau: một số người câu trả lời chỉ là một từ,
một số người khác có câu trả lời là một câu hay vài câu; một số người khác tả lời
rất dài, hàng trang giấy.

 Ưu điểm
+ Người được hỏi không bị ảnh hưởng của các câu trả lời chuẩn bị trước, họ tự trả
lời theo những cái mà họ nghĩ, họ muốn, họ không bị phụ thuộc vào cái có sẵn,
không bị động.
+ Mỗi cá nhân được hỏi nhìn thấy và xem xét hiện tượng theo cách riêng của mình
nên có thể nhận được khá đầy đủ các chiều cạnh của hiện tượng nghiên cứu.
+ Khi người trả lời đưa ra ý kiến của mình, rất có thể những ý kiến đó bao trùm lên
được hầu hết các yếu tố, các khía cạnh của hiện tượng.
+ Câu hỏi mở thường được sử dụng cho các nghiên cứu tìm kiếm, phát hiện những
hiện mới trong đời sống xã hội mà chúng ta hiểu biết về nó còn chưa đủ.
+ Được sử dụng trong nghiên cứu thử để kiểm tra tính đầy đủ và chất lượng của câu
hỏi đóng. Chúng thích hợp với các vấn đề phức tạp không thể gói gọn vào một số
trả lời nhất định. Chúng cho phép người trả lời có thể biểu lộ một cách sáng tạo.
+ Trong nghiên cứu định tính người ta thường sử dụng câu hỏi mở vì những lí do
sau:
 Người tham gia trả lời câu hỏi cũng thuộc đủ mọi tầng lớp, mọi trình độ nhận thức
khác nhau. Người ta thường dùng câu hỏi mở cho các nghiên cứu sâu với mục tiêu
để hiểu biết kỉ, tỉ mỉ về hiện tượng nghiên cứu (vì có thể gặp trong đó những nhà
chuyên môn có sự am hiểu một cách sâu sắc về bản chất, cơ cấu, khuynh hướng
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 19
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
của hiện tượng nghiên cứu, hoặc có những cá nhân có những cá nhân rất phù hợp
với những đặc trưng nghiên cứu muốn tìm hiểu, làm rõ).
 Nhược điểm
+ Gây nhiều khó khăn trong việc xử lí, thống kê đôi khi không xử lí được vì những
câu trả lời nhận được từ câu hỏi mở có sự khác nhau rất lớn về nội dung, tức là
các câu trả lời nhận được có nhiều ý nghĩa khác nhau. Đưa đến việc tập hợp một
số thông tin không thích hợp.
+ Trong các nghiên cứu định lượng câu hỏi mở thường ít được quan tâm vì những lí
do sau:

 Những người trả lời đã không xem xét hiện tượng được hỏi dưới cùng một gốc
độ. Ngay bản thân câu hỏi mở cũng ít khả năng để tạo cho mọi người hiểu về
nó một cách như nhau.
VD: khi trả lời về lao động nghề nghiệp có người lại nhìn nó từ góc độ của đặc tính
lao động như lao động chân tay, lao động trí óc; có người nhìn nhận nó từ góc độ đào tạo
trong mối quan hệ giữa lao động đơn giản, lao động tay nghề.
 Những câu trả lời cũng thường được sử dụng với những từ, những thuật ngữ
rất khác nhau, nhiều từ, nhiều thuật ngữ mang tính đa nghĩa.
+ Câu hỏi mở đòi hỏi người trả lời có khả năng diễn đạt bằng lời nói hay bằng văn
viết, và một cách tổng quát đòi hỏi một trình độ học vấn cao.
+ Câu hỏi mở thường có tính cách tổng quát nhằm khám phá các khía cạnh của vấn
đề, do đó có thể mơ hồ với người trả lời.
+ Câu hỏi mở thường có thể đòi hỏi nhiều thời gian và nổ lực của người trả lời do
đó có thể có tỉ lệ bị từ chối cao.
+ Câu hỏi mở chiếm nhiều giấy và do đó có thể làm cho phiếu dài ra hơn, làm một
số người không muốn trả lời.
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 20
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
2.2.2.2. Câu hỏi đóng
 Khái niệm: Loại câu hỏi này luôn luôn kèm theo các câu trả lời được chuẩn bị
trước. Ở đây tính chủ động của người được hỏi bị hạn chế. Người trả lời không chỉ
quan tâm câu hỏi mà còn tất cả các phương án trả lời được nêu ra, để sau đó chỉ ra
các phương án trả lời nào đó mà họ thấy phù hợp nhất.
VD: Kết quả trung bình điểm thi các môn học trong học kì vừa qua của bạn được xếp
vào loại:
1. Xuất sắc  4. Trung bình 
2. Giỏi  5. Yếu 
3. Khá  6. Kém 
 Phân loại: Căn cứ vào các phương án trả lời được đưa ra như các khả năng cho sự
lựa chọn thì tốt nhất nên chia làm hai loại: câu hỏi đóng lựa chọn và câu hỏi đóng

tùy chọn.
+ Câu hỏi đóng lựa chọn
Điểm nổi bật của câu hỏi này là các câu trả lời được chuẩn bị trước của câu hỏi
mang tính chất loại trừ lẫn nhau và người trả lời chỉ có thể chọn một trong các phương án
trả lời được nêu ra.
VD: Anh (chị) có hài lòng về lịch học của mình hiện nay không ?
1. Rất hài lòng 
2. Hài lòng 
3. Khó nói 
4. Không hài lòng 
5. Hoàn toàn không hài lòng 
Trong loại câu hỏi này cũng đặc biệt chú ý đến loại câu hỏi đóng “ Có- Không”.
Đây là loại câu hỏi đóng đơn giản vì nó chỉ có hai phương án trả lời và người trả lời chỉ
có thể được lựa chọn một trong hai phương án đó: hoặc là có hoặc là không.
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 21
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
 Một số chú ý khi soạn câu hỏi lưa chọn “ Có – Không”:
 Cách diễn đạt loại câu hỏi này có phần lệch nên dễ gây ra sự dịch chuyển các
câu trả lời theo hướng “tích cực” mà câu hỏi lệch về phía đó. Song không vì
vậy mà đặt câu hỏi theo hướng phủ định vì nếu đặt câu hỏi theo nghĩa phủ định
sẽ dễ gây ra tính đa nghĩa trong các câu trả lời.
VD: câu hỏi “ Có-Không” ở dạng khẳng định có thể là:
1. Anh, chị có hút thuốc lá không?
Có  Không 
2. Anh, chị không hút thuốc lá phải không?
Đúng  Không đúng 
 Mỗi phương án trả lời được đưa ra trong câu hỏi dạng phủ định đều có thể hiểu
theo hai nghĩa: nghĩa thực tế của người trả lời và nghĩa logic của câu hỏi. Dạng
câu hỏi như thế này không thể chấp nhận được.
 Để giải quyết sự diễn đạt lệch trong câu hỏi đóng “ Có-Không” thì cách tốt

nhất là chuyển nó thành câu hỏi đóng lựa chọn cân bằng hơn.
Ví dụ: Anh chị có hài lòng với tiền lương hiện nay không ?
Có  Không 
 Có thể chuyển thành: Trong cơ quan chúng ta có một số người hài lòng với
tiền lương hiện nay của mình, một số người khác không hài lòng, cón anh/chị
thì thế nào ?
Tôi hài lòng  Tôi không hài lòng 
Hoặc một câu hỏi khác: Anh/chị có xem chương trình thời sự các buổi tối trên ti vi ?
Có  Không 
Chúng ta có thể đặt: Anh/chị thường xuyên hay ít khi xem chương trình thời sự các
buổi tối trên ti vi ?
1. Thường xuyên ( hàng ngày) 
2. Thỉnh thoảng (1,2,3 tối/tuần) 
3. Ít khi xem (vài lần trong tháng) 
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 22
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
4. Không xem 
Với sự cân bằng của việc lựa chọn trong cách diễn đạt câu hỏi sẽ làm cho câu trả
lời ít dịch chuyển hơn nhiều.
+ Câu hỏi đóng tùy chọn
Khác với câu hỏi đóng lựa chọn ở chỗ: nếu ở câu hỏi đóng lựa chọn người trả lời
chỉ chọn một trong các câu trả lời được đưa ra, thì trong câu hỏi đóng tùy chọn, người trả
lời có thể được chọn một hay một vài câu trả lời được đưa ra.
VD: Anh/chị ưa thích môn thể thao nào trong các môn thể thao sau ?
Bóng đá 
Bóng chuyền 
Bóng bàn 
Bóng rỗ 
 Đặc điểm của câu hỏi đóng tùy chọn:
 Người được hỏi có thể đưa ra một hoặc hai hoặc ba hay hơn nữa trong số các

lưa chọn được đưa ra. Đôi khi câu hỏi được đưa ra bằng cách chỉ cho phép lựa
chọn một số lượng nhất định câu trả lời. Ví dụ chúng ta có thể ghi chú thích
ngay sau câu hỏi: Anh/chị không chọn quá ba phương án trong các phương án
sau.
 Đối với người trả lời, trong câu hỏi tùy chọn các phương án trả lời được đưa ra
không nhất thiết phải loại trừ nhau.
 Trong một số trường hợp, người trả lời chỉ có thể chọn một câu trả lời, song
bản thân những câu trả lời đó có thể loại trừ những câu trả lời còn lại, đồng
thời bao hàm nội dung câu trả lời trước đó
VD: Lương của anh/chị tháng vừa qua:
Dưới 200 nghìn đồng 
Dưới 500 nghìn đồng 
Dưới 1 triệu đồng 
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 23
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
Dưới 2 triệu đồng 
Trên 2 triệu đồng 
Với câu hỏi này, người trả lời chỉ có thể chọn một câu trả lời. Mỗi câu trả lời sau bao
hàm nội dung của câu trả lời trước, trừ câu trả lời cuối cùng.
 Ưu, nhược điểm của câu hỏi đóng
- Ưu điểm
+ Giải thích và làm rõ nghĩa thêm cho nội dung câu hỏi vì có các câu trả lời đã
được chuẩn bị trước.
+ Tạo điều kiện cho mọi người cùng hiểu câu hỏi đó theo cùng một nghĩa.
+ Hầu hết các câu hỏi đóng trong phiếu điều tra đều nhận được sự trả lời vì
những câu hỏi dễ trả lời, người trả lời ít mất thời gian và không bị căng
thẳng.
+ Thuận lợi cho việc xử lí, thống kê, đo lường.
+ Câu hỏi đóng dễ dàng hơn trong việc đảm bảo những tiền đề bên ngoài của
tính khuyết danh vì người trả lời chỉ cần đánh dấu hoặc khoanh tròn vào câu

trả lời vì vậy họ không để lại bút tích gì trong phiếu điều tra.
+ Các câu trả lời được chuẩn hóa và so sánh với nhau.
+ Câu trả lời thường dễ được mã hóa và phân tích.
+ Người trả lời dễ dàng hiểu được ý nghĩa câu hỏi, bởi lẽ nếu không hiểu được
nghĩa của câu hỏi thì người trả lời cũng đoán được qua các phương án mà câu
trả lời đưa ra.
+ Các câu trả lời thường khá đầy đủ và do đó người nghiên cứu ít nhận được
các câu trả lời không thích hợp.
+ Đôi lúc câu hỏi đóng dễ được trả lời hơn các câu hỏi mở khi các biến có liên
quan đến một vài vấn đề nhạy cảm như lợi tức, số năm học đã hoàn thành,
tuổi tác hay vấn đề tình yêu, hôn nhân…
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 24
Thu Thập Thông Tin Bằng Phiếu Điều Tra PGS.TS Trịnh Văn Biều
+ Câu hỏi đóng thường dễ trả lời vì người trả lời chỉ chọn một hay nhiều khả
năng đã được đưa ra.
- Nhược điểm
+ Vì các câu trả lời được chuẩn bị trước vì vậy sẽ làm bó hẹp tư duy, suy nghĩ
của người trả lời. Làm hạn chế khả năng sáng tạo, khả năng đánh giá và
hướng suy nghĩ của họ.
+ Trong một phiếu điều tra, nếu xếp đặt nhiều câu hỏi đóng liền kề nhau, thì
làm cho người trả lời “lười” suy nghĩ đi rất nhiều.
+ Đối với một người trả lời không có ý kiến hay không biết trả lời thế nào thì
cũng dễ có trường hợp họ chọn một phương án sẵn có nào đó.
+ Đôi lúc người trả lời cảm thấy bị gò bó vì không có câu trả lời thích hợp.
+ Không thể khám phá ra các lối giải thích khác nhau về câu hỏi, trong khi với
một câu hỏi mở có thể biết người trả lời có hiểu câu hỏi hay không.
+ Những dị biệt trong những câu trả lời của những người trả lời khác nhau đôi
lúc được che giấu một cách giả tạo bởi lẽ họ phải chọn một phương án trả lời
nào đó.
+ Cũng có trường hợp người trả lời khoanh số hay đánh dấu sai.


Yêu cầu của câu hỏi đóng
 Các câu trả lời được chuẩn bị trước của câu hỏi đóng cần phải là một hệ thống
đầy đủ. Sẽ làm nguy hại đến chất lượng thông tin nếu câu hỏi mà phương án
trả lời không được chuẩn bị một cách kĩ lưỡng và nghiêm túc.
VD: Câu hỏi đóng nhưng các phương án trả lời chuẩn bị trước không phải là một hệ
thống đầy đủ.
Xin anh/ chị cho biết trình độ học vấn của mình?
1. Hết tiểu học 
PPNCKH - Hoàng Bích Trâm Trang 25

×