Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

TIỂU LUẬN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CHUYÊN NGÀNH Giáo viên hướng dẫn PGS. TSKH Nguyễn Xuân Huy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.36 KB, 31 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

------------------

TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH

Giáo viên hướng dẫn : PGS. TSKH Nguyễn Xuân Huy
Lớp

: Cao học K12E


2
MỤC LỤC


3
LỜI NĨI ĐẦU
Trong nghiên cứu khoa học thì việc viết các báo cáo nghiên cứu khoa học,
luận văn hay luận án... là việc cần thiết và ta phải tuân thủ theo một số quy định
chặt chẽ. Để việc làm luận văn, báo cáo nghiên cứu khoa học trở nên đơn giản và
đạt hiệu quả tốt nhất thì chúng ta cần phải nắm rõ các quy tắc cũng như kỹ năng và
phương pháp trình bày trong quá trình thực hiện.
Với nội dung môn học “Phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành”
đã được học, nhóm tác giả thực hiện bài báo cáo tiểu luận với các nội dung sau:
CHƯƠNG 1: PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM
CHƯƠNG 2: PHÂN BIỆT CÁC THUẬT NGỮ
CHƯƠNG 3: KỸ NĂNG TRÌNH BÀY


CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ


4
CHƯƠNG 1
PHÂN BIỆT CÁC KHÁI NIỆM
Sáng tạo, sáng chế, sáng tác, phát minh, phát kiến, phát hiện, ý tưởng, chế tác

1.1. Sáng tạo
Sáng tạo (Creativity): là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có đồng thời tính
mới và tính lợi ích [1].
Trong định nghĩa khái niệm này, từ "hoạt động" được dùng với nghĩa rất
rộng, chứ không phải theo nghĩa hẹp - "hoạt động của riêng con người". Đó chính
là hoạt động tạo ra sự phát triển của bất kỳ đối tượng nào và sự phát triển là thuộc
tính của vật chất (hiểu theo nghĩa triết học). Còn cụm từ "bất kỳ cái gì" cho thấy
kết quả (thành phẩm) sáng tạo cũng như chính hoạt động sáng tạo có thể có ở bất
kỳ lĩnh vực nào của thế giới vật chất và thế giới tinh thần, miễn là "cái gì đó" có
đồng thời tính mới và tính ích lợi. Nếu "cái gì đó" chỉ có hoặc tính mới, hoặc tính
ích lợi thì khơng được coi là sáng tạo.
"Tính mới" Là bất kì cái gì khác biệt của bất kì sự vật, hiện tượng nào mà
trước đây chưa từng có của sự vật, hiện tượng ấy.
"Tính ích lợi" do tính mới tạo ra có thể rất đa dạng như tăng năng suất, hiệu
quả; tiết kiệm năng lượng, nguyên vật liệu; giảm giá thành; có thêm chức năng
mới; sử dụng thuận tiện hơn; thân thiện hơn với môi trường; tạo thêm được các xúc
cảm, thẩm mỹ tốt... Ở đây, cần đặc biệt lưu ý: "Tính ích lợi" chỉ thể hiện ra khi đối
tượng cho trước "làm việc" theo đúng chức năng và phạm vi áp dụng của nó.
Dưới đây là những sáng tạo trong thiết kế sản phẩm phục vụ lợi ích cho con
người, đem lại cho người dùng những cảm giác mới lạ, tiện dụng.



5

Vô cùng tiện lợi
Hãy trượt nào!
Hầm rượu kiểu mới
Sáng tạo là một tư duy luôn tiềm tàng trong mỗi con người lao động, hãy

tạo mọi điều kiện để sáng tạo tự do phát triển, tạo ra ngày một nhiều những lợi ích
lớn cho con người trong bất cứ xã hội nào.
1.2. Sáng chế
Sáng chế (Invention): là giải pháp kỹ thuật mang tính mới so với trình
độ kỹ thuật trên thế giới về ngun lý kỹ thuật, có tính sáng tạo, có khả năng áp
dụng trong các lĩnh vực kinh tế – xã hội.
Sáng chế (invention) là một giải pháp kỹ thuật mang tính mới về nguyên lý
kỹ thuật, tính sáng tạo và áp dụng được [2]. Sáng chế là một trong những đối
tượng sở hữu công nghiệp được pháp luật bảo hộ.
Sáng chế có khả năng áp dụng trực tiếp vào sản xuất và đời sống, nó có ý
nghĩa thương mại, trong thực tế người ta có thể mua, bán sáng chế (chuyển
nhượng quyền sở hữu sáng chế) hoặc license sáng chế (chuyển quyền sử dụng
sáng chế).
Có 3 tiêu chí bắt buộc để một giải pháp kỹ thuật được cấp Bằng độc quyền
sáng chế (Patent), đó là: Có tính mới (so với thế giới); có trình độ sáng tạo; có khả
năng áp dụng cơng nghiệp.
Tính mới là một trong những tiêu chí hàng đầu của sáng chế (phát minh và
phát hiện khơng có tiêu chí này). Như vậy, một sáng chế khơng sử dụng tình trạng
kỹ thuật đã biết.
Tính sáng tạo của sáng chế được thể hiện trên 3 khía cạnh, đó là: Vấn đề
cần giải quyết, giải pháp cho vấn đề đó và các ưu điểm của sáng chế so với tình
trạng kỹ thuật đã biết.



6
Khả năng áp dụng công nghiệp của một sáng chế là vệc sản xuất, sử dụng
sáng chế đó bằng những phương tiện kỹ thuật ở một quy mô nhất định. Sáng chế
được coi là có khả năng áp dụng cơng nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế
tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung
của sáng chế và thu được kết quả ổn định.
• Ví dụ

Johannes Gutenberg sáng chế ra máy in

Thomas Alva Edison sáng chế

năm 1450

ra bóng đèn sợi tóc năm 1879

1.3. Sáng tác
Sáng tác là việc tạo dựng nên tác phẩm văn học, nghệ thuật: sáng tác thơ,
nhạc, kịch bản phim. [5]
• Ví dụ

Văn Cao sáng tác bài Tiến quân ca năm 1944 và được sử dụng làm
quốc ca của nước CHXHCN Việt Nam từ năm 1976
Trong mỗi một lĩnh vực văn học, nghệ thuật đều vinh danh các nhà thơ,
nhà văn, nghệ sĩ có đóng góp lớn cho sự phát triển văn hóa nghệ thuật của đất


7
nước. Mỗi nhà văn, mỗi nhà nghệ thuật đều tạo cho mình một phong cách riêng,

khơng giống ai, ln tạo nên sự tươi mới trong mỗi tác phẩm của mình làm phong
phú thêm các tác phẩm trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật của nước ta.
• Đặc điểm: Chỉ dùng trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật.
1.4. Phát minh (Discovery)
Theo tác giả Vũ Cao Đàm: “Phát minh là sự khám phá ra những quy luật,
những tính chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất tồn tại một cách
khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của
con người”.[2]
• Ví dụ

Philo Farnsworth phát minh ra ti vi

Alexander Fleming phát minh ra Penicilin

năm 1927
• Đặc điểm:

năm 1928

+ Nhận ra vật thể, chất, trường hoặc quy luật vốn tồn tại;
+ Chỉ có trong lĩnh vực khoa học tự nhiên;
+ Đã tồn tại khách quan (khơng có tính mới);
+ Có khả năng áp dụng để giải thích thế giới;
+ Chưa thể áp dụng trực tiếp vào sản xuất hoặc đời sống mà phải thông
qua các giải pháp kỹ thuật, tuy nhiên một số kiến thức thu được từ các khám phá
có thể ứng dụng ngay vào đời sống;
+ Luôn luôn tồn tại cùng lịch sử;
+ Nó khơng có giá trị thương mại. Bởi vậy người ta không mua, bán,
chuyển quyền sử dụng các phát minh.



8
Phát minh thường dùng cho việc tìm thấy các quy luật tự nhiên, những tính
chất hoặc những hiện tượng của thế giới vật chất.
1.5. Phát kiến
Phát kiến (Discovery): là tìm ra những gì cịn xa lạ chưa biết tới để phục
vụ cho nhu cầu khám phá khoa học, lợi ích kinh tế, tìm hiểu văn hóa, tơn giáo,
hoạt động chính trị.[5]
• Ví dụ

Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học do nhà khoa học Nga Dmitri Mendeleev
soạn ra năm 1869 đã được chọn là phát kiến vĩ đại nhất trong lịch sử vật liệu mới.
• Đặc điểm: giống với phát minh.
1.6. Phát hiện
Phát hiện (Discovery): Là việc khám phá ra những vật thể, những quy
luật xã hội đang tồn tại một cách khách quan.[2]
• Ví dụ


9

Edward Jenner phát hiện ra vacxin
năm 1978

Marie Curie phát hiện ngun tố phóng

• Đặc điểm

xạ radium


+ Nó chỉ khám phá ra các vật thể hoặc các quy luật xã hội;
+ Làm thay đổi nhận thức;
+ Chưa thể áp dụng trực tiếp vào đời sống;
+ Nó khơng có giá trị thương mại. Bởi vậy người ta không mua, bán,
chuyển quyền sử dụng các phát hiện.
1.7. Ý tưởng
Ý tưởng được biên dịch từ “Idea” tức là quan niệm, ý kiến, ý tưởng. Ý
tưởng là một lối suy nghĩ có thể tạo ra được một sản phẩm mới hay một ấn phẩm
khác biệt với những gì đang có và đang hiện hữu. Thậm chí ý tưởng là một phát
kiến của mình theo một lối tư duy có logic hợp lý.[6]
Xét về mặt khoa học, ý tưởng có thể là một giai đoạn tiền - giả thuyết hoặc
là những phán đoán trực cảm về bản chất sự vật hoặc hiện tượng; Ý tưởng xuất
hiện theo cảm nhận, chưa được tổng kết đầy đủ về mặt phương pháp luận nhận
thức.
• Ví dụ


10

Leonard de Vinci một nhà họa sĩ, nhà khoa học, giải phẫu học, qn sự. Ơng đã có
ý tưởng cho một chiếc máy bay, cái dù, bằng phác thảo chì trên các bản thảo của
ông nhằm để phục vụ lợi ích chung của toàn cầu, mà mãi sau này mới thành hiện
thực.

• Đặc điểm
+ Nhiều triết gia xem xét ý tưởng là một phạm trù bản thể học. Khả năng

tạo ra và hiểu được ý nghĩa của ý tưởng được coi là một tính năng cần thiết và xác
định đặc tính của con người. Trong một ý nghĩa phổ biến, một ý tưởng phát sinh
theo một phản xạ, một cách tự phát, thậm chí khơng suy nghĩ hoặc thể hiện một sự

phản ánh nghiêm trọng.
+ Để gọi là một ý tưởng hồn chỉnh thì cịn phải suy xét theo nhiều góc độ.
1.8. Chế tác
(Ít dùng) Sử dụng ngun vật liệu và sức sáng tạo để làm ra (thường là
sản phẩm tinh xảo, rất quý giá) nghệ thuật chế tác kim hoàn [7].

Vertu Signature Cobra được Frederic
Boucheron chế tác gắn thêm rất nhiều kim
cương

Công nghệ chế tác kim cương nhân tạo


11
CHƯƠNG 2
PHÂN BIỆT CÁC THUẬT NGỮ
Định luật, định lí, tiên đề, bổ đề, định đề, mệnh đề, nguyên lí, hệ quả, luật
2.1. Định luật
Một định luật Định luật: Là một phát biểu có tính khái qt hóa, dựa trên
nhiều quan sát thực nghiệm lâu dài, lặp đi lặp lại. Định luật thường nói về một
quy luật của tự nhiên. Định luật không được suy ra một cách logic từ các hệ tiên
đề như là "định lý". Do vậy định luật cần phải được kiểm chứng, và khơng nhất
thiết ln đúng.[4]
• Ví dụ
• Định luật I Newton: Nếu một vật khơng
chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng
của các lực có hợp lực bằng 0 thì vật hoặc
đứng n (nếu lúc đầu nó đang đứng yên) hoặc
chuyển động thẳng đều.
Issac Newton – nhà vật lý người,

nhà toán học người Anh
• Đặc điểm của định luật:
+ Là một phát biểu có tính khái qt hóa, dựa trên nhiều quan sát thực
nghiệm lâu dài, lặp đi lặp lại;
+ Định luật thường nói về một quy luật của tự nhiên;
+ Định luật không được suy ra một cách logic từ các hệ tiên đề như là "định
lý". Do vậy định luật cần phải được kiểm chứng, và không nhất thiết luôn đúng.
2.2. Định lý
Định lý là một phát biểu có ý nghĩa, có thể chứng minh một cách logic
chặt chẽ từ một hệ tiên đề cho trước [4].
Một định lý toán học là một mệnh đề toán học đã được, hoặc cần
được chứng minh dựa trên một số hữu hạn các tiên đề và quá trình suy luận.
Chứng minh các định lý là hoạt động chủ yếu trong ngành toán học.


12
• Ví dụ
Định lý bốn màu (cịn gọi là định lý bản đồ bốn
màu): đối với bất kỳ mặt phẳng nào được chia
thành các vùng phân biệt, chẳng hạn như bản đồ
hành chính của một quốc gia, chỉ cần dùng tối đa
bốn màu để phân biệt các vùng lân cận với nhau.
Hai vùng được coi là lân cận nếu như chúng có
chung nhau một đoạn đường biên, khơng tính
chung nhau một điểm.
• Đặc điểm
+ Một định lý thường bắt đầu bằng việc giới thiệu các điều kiện (nhiều khi
các điều kiện được giới thiệu trước khi đi vào định lý); tiếp đến là một kết luận,
đúng trong trường hợp của các điều kiện đã nêu.
+ Bắt buộc phải chứng minh để khẳng định đề xuất và thường không nằm

trong phát biểu của định lý.
2.3. Hệ quả
Hệ quả (Corollary) là một kết luận được rút ra một các logic từ một kết
luận trước đó [4].
• Ví dụ
Từ bất đẳng thức Cơ-si ta suy ra ba hệ quả sau:
Hệ quả 1
Tổng của một số dương với nghịch đảo của nó
ln lớn hơn hoặc bằng 2. Tức là:
a+

1
≥ 2,
a

∀a > 0

Hệ quả 2
Nếu x, y cùng dương và có tổng khơng đổi thì tích
xy lớn nhất khi và chỉ khi x = y.
Augustin Louis Cauchy


13
Hệ quả 3
Nếu x, y cùng dương và có tích khơng đổi thì tổng x + y nhỏ nhất khi và chỉ
khi
x = y.
• Đặc điểm: Nếu độ quan trọng, hay độ tổng quát thấp, chúng có thể được
gọi là hệ quả, tức là các kết luận dễ dàng suy ra từ định lý quan trọng hơn.

2.4. Tiên đề
Tiên đề là các quy ước ban đầu. Nếu có một hệ tiên đề thì nó phải thỏa
mãn một số quy tắc nhất định (tính độc lập, tính đầy đủ, đóng kín). Đơi khi trong
vật lý nó cũng gần nghĩa với định luật (vì đều là cái khơng thể chứng minh).[4], [5]
Một tiên đề trong toán học là một đề xuất được coi như luôn đúng mà
không thể và không cần chứng minh.
• Ví dụ
+ Nếu qua điểm M nằm ngồi đường thẳng a có 2
đường thẳng song song với a thì chúng trùng nhau.
+ Qua một điểm ở ngoài đường thẳng chỉ có một
đường thẳng song song với đường thẳng đó.
Eclid – nhà tốn học
• Đặc điểm
+ Tiên đề cũng được sử dụng trong các ngành khoa học khác như: vật
lý, hố học, ngơn ngữ học, v.v.
+ Tiên đề là điều kiện cần thiết để xây dựng bất cứ một lý thuyết nào. Bất
cứ một khẳng định (hay đề xuất) nào đưa ra đều cần được giải thích hay xác
minh bằng một khẳng định khác.
2.5. Bổ đề


14
Trong toán học, bổ đề là một giả thuyết đã được chứng minh hoặc chắc
chắn sẽ được chứng minh dùng làm nền tảng để từ đó các nhà tốn học tiếp tục
nghiên cứu và đạt tới một kết quả cao hơn [4].
• Ví dụ
Ngơ Bảo Châu là nhà tốn học nổi tiếng
với cơng trình chứng minh Bổ đề cơ bản cho các
dạng tự đẳng cấu do Robert Langlands và Diana
Shelstad phỏng đoán.

Năm 1987, Langlands đã phỏng đoán về
một tương tự tương ứng cho trường hàm trên
trường phức, về sau, được gọi là tương ứng
Langlands hình học. Để chứng minh được sự tồn
tại của tương ứng đó, phải giải quyết một bài toán
lớn mà lúc đầu Langlands chưa thấy hết mức độ
phức tạp của nó, nên mới gọi là Bổ đề cơ bản.

GS. Ngơ Bảo Châu

• Đặc điểm: Về bản chất, hầu như khơng có phân biệt chính thức giữa bổ
đề và định lý ngoài mặt tác dụng và quy ước.
2.6. Định đề
Là một mệnh đề tốn học mà có lẽ nó đúng nhưng hiện tại chưa chứng
minh được hay mới chỉ chứng minh được tính đúng đắn của nó cho một số trường
hợp con 4].
• Ví dụ


15
Bộ sách Cơ sở đồ sộ của Euclid đã đặt nền móng
cho mơn hình học cũng như tồn bộ tốn học cổ đại.
Trong cuốn thứ nhất, Euclid đưa ra 5 định đề:
1. Qua hai điểm bất kì, ln ln vẽ được một
đường thẳng.
2. Đường thẳng có thể kéo dài vơ hạn.
3. Với tâm bất kì và bán kính bất kì, ln ln vẽ
được một đường trịn.
4. Mọi góc vng đều bằng nhau.
5. Nếu 2 đường thẳng tạo thành với 1 đường thẳng

Eculid

thứ 3 hai góc trong cùng phía có tổng nhỏ hơn 180

độ thì chúng sẽ cắt nhau về phía đó.
Tiên đề cơ bản của một lí thuyết khoa học được coi là điểm xuất phát của
chứng minh, còn bản thân định đề không được chứng minh trong khuôn khổ của lí
thuyết ấy. Trong khoa học cổ đại, người ta dùng khái niệm tiên đề cho những luận
đề có quan hệ với mọi đại lượng, còn khái niệm định đề được dùng cho những
luận đề có quan hệ với một đại lượng của một ngành cụ thể nào đó. Trong lôgic
học và phương pháp luận khoa học hiện đại, chúng được sử dụng như những khái
niệm đồng nghĩa, đồng thời khái niệm định đề ít được dùng hơn khái niệm tiên đề.
Đôi khi người ta cũng phân biệt việc sử dụng các thuật ngữ này theo cách của thời
cổ đại: tiên đề là ngun lí lơgic xuất phát, định đề là nguyên lí xuất phát của một
lí thuyết cụ thể.
2.7. Mệnh đề
Mệnh đề là một khái niệm cơ bản trong lơgic học và triết học. Tùy theo
ứng dụng mà có những định nghĩa khác nhau của mệnh đề.
Mệnh đề toán học là khái niệm cơ bản của tốn học khơng được định
nghĩa mà chỉ được mơ tả. Mệnh đề tốn học (gọi tắt là mệnh đề) là một khẳng
định có giá trị chân lý xác định (đúng hoặc sai, nhưng khơng thể vừa đúng vừa
sai) [1], [4].
Ví dụ:


16
1. "Mặt trời mọc đằng đông"
2. " Mặt trời mọc đằng tây"
3. "Thứ 5 là ngày đầu tuần"
4. "Một năm có 12 tháng và mỗi tuần có 7 ngày"

8. Các câu sau:
"Cuốn sách này giá bao nhiêu tiền?"
"Ơi! ngơi nhà mới đẹp làm sao!"

← là mệnh đề đúng.
← là mệnh đề sai.
← là mệnh đề sai.
← là mệnh đề đúng.

đều khơng phải là mệnh đề.

2.8. Ngun lí
Ngun lý thường là một quy luật liên hệ dễ nhớ và nhiều ứng dụng. Về cơ
bản nó chỉ là một định lý (có thể chứng minh được, ví dụ: nguyên lý Đi-rích-lê),
hoặc là một định luật (khơng chứng minh được, ví dụ: Ngun lý nhân quả).[4]
• Ví dụ
Dưới đây là ngun lý tương đối Galileo:
Bằng các thí nghiệm cơ học thực hiện trên một hệ qui
chiếu đang chuyển động thẳng đều với một hệ qui chiếu lấy
làm mốc khác, người ta không thể phát hiện được hệ qui chiếu
của mình đứng yên hay chuyển động thẳng đều so với hệ quy
chiếu mốc. Ví dụ: trong một toa tàu chuyển động thẳng đều so
với mặt đất, tất cả các thí nghiệm cơ học vẫn xảy ra đúng như

Nhà triết học
Galileo

khi chúng được thực hiện trên mặt đất.

• Đặc điểm


+ Nguyên lý là những luận điểm xuất phát (tư tưởng chủ đạo) của một học
thuyết (lý luận) mà tính chân lý của nó là hiển nhiên, tức không thể hay không cần
phải chứng minh nhưng không mâu thuẫn với thực tiễn và nhận thức về lĩnh vực
mà học thuyết đó phản ánh.
+ Nguyên lý được khái quát từ kết quả hoạt động thực tiễn – nhận thức lâu
dài của con người. Nó vừa là cơ sở lý luận của học thuyết, vừa là công cụ tinh thần
để nhận thức (lý giải – tiên đoán) và cải tạo thế giới.


17
CHƯƠNG 3
KỸ NĂNG TRÌNH BÀY
3.1. Chuẩn bị bài báo cáo
Bài báo cáo là một loại văn bản thường được dùng để trình bày dữ liệu,
thơng tin dưới dạng kiến thức. Một bài báo cáo khoa học là một bài báo cáo ln
phải tn thủ nghiêm ngặt quy trình thu thập, phân tích dữ liệu, mơ tả logic, đưa ra
được kết quả nghiên cứu cụ thể.
3.1.1 Chuẩn bị bài viết
Chuẩn bị bài viết trước khi báo cáo là một công việc quan trọng khơng thể
thiếu được, nó trang bị cho người báo cáo kiến thức trọng tâm trong đề tài của
mình, củng cố cho sự tự tin khi báo cáo.
Khi viết báo cáo phải trả lời một số câu hỏi:
Mục đích và mục tiêu của bài báo cáo này là gì?
Phải xác định được mục đích của bài báo cáo. Khi mục đích của bài báo
cáo đã rõ ràng lúc này bạn đã có thể xác định mục tiêu của bài báo cáo. Bạn muốn
truyền đạt gì trong đây, bạn muốn người đọc có được kiến thức gì khi đọc bài báo
cáo của bạn. Bạn nên trình bày phần này ở phần giới thiệu của bài báo cáo.
Phạm vi và đối tượng của bài báo cáo.
Bài báo cáo chỉ giới hạn kiến thức cơ bản cho bạn bè bạn hay đó là một bài

báo cáo khoa học mà bạn phải bảo vệ trước hội đồng. Xác định được phạm vi, đối
tượng sẽ xác định được dữ liệu thông tin bạn cần tìm hiểu đến đâu. Ví dụ bạn báo
cáo về kỹ năng giao tiếp cho trẻ nhỏ thì nên chú trọng vào sự lễ phép cho trẻ nhỏ.
Còn nếu đối tượng của bạn là sinh viên thì kỹ năng giao tiếp là làm sao duy trì mối
quan hệ, nói chuyện tự tin, thể hiện mình…
Hiệu quả của bài báo cáo đến đâu?
Trình bày: Bài báo cáo phải được trình bày một cách khoa học, dễ nhìn.
Sử dụng font chữ gì, kích cỡ ra làm sao, tiêu đề, mục lục bạn trình bày như thế
nào. Một bài báo cáo lộn xộn sẽ làm người đọc mởi mắt và không muốn đọc.


18
Ngữ nghĩa: Bởi vì sẽ có nhiều người đọc bài báo cáo của bạn thế nên từ
ngữ sử dụng nên đơn giản dễ hiểu, đừng sử dụng những từ ngữ quá bác học. Làm
thế nào thông tin mà bạn truyền tải ai cũng có thể hiểu được.
Giá trị: Người đọc phải cảm thấy họ được cái gì khi đọc bài báo cáo của
bạn, bạn cung cấp gì trong bài báo cáo này.
3.1.2. Chuẩn bị bài trình diễn
Trong cơng việc cũng như mọi hoạt động khác, kỹ năng thuyết trình đóng
một phần quan trọng dẫn đến sự thành công của mỗi cá nhân cũng như tập thể. Có
được kỹ năng thuyết trình tốt, bạn sẽ dễ dàng truyền tải được ý tưởng và mong
muốn của mình đến người nghe.
Nhưng để đạt được điều đó, nắm vững nội dung thuyết trình là chưa đủ,
chúng ta cần có sự chuẩn bị tốt khơng chỉ về mặt nội dung mà cịn là cả hình thức.
Do đó phần chuẩn bị cho một bài thuyết trình là vô cùng quan trọng. Với sự chuẩn
bị tốt, dự trù mọi tình huống có thể xảy ra bạn đã nắm được 70% thành công.
Dưới đây là một số điều quan trọng trong công việc chuẩn bị cho một bài
thuyết trình:
3.1.1.1. Xác định đối tượng
Cần trả lời hai câu hỏi:

- Ai sẽ đến dự?
- Bao nhiêu người sẽ đến dự?
Trả lời được 2 câu hỏi trên bạn sẽ biết điều chỉnh bài thuyết trình phù hợp
nhất để thu hút người nghe. VD: Bill Gate đã có buổi nói chuyện với sinh viên
Bách Khoa Việt Nam. Với phong cách thoải mái, nụ cười luôn thường trực trên
gương mặt ông đã tạo 1 khơng khí thân thiện và cởi mở với những thanh niên trẻ.
3.1.1.2. Nội dung
Chúng ta cần xác định rõ:
- Mục đích của buổi thuyết trình.


19
- Xác định những điểm chính mà bạn mong muốn người nghe khi ra về sẽ
nắm bắt được (có như vậy bạn mới tìm ra phương thức nhấn mạnh những nội dung
quan trọng trong bài thuyết trình).
- Xây dựng dàn cho bài thuyết trình một cách logic nhất (đủ 3 phần: giới
thiệu, nội dung và kết luận).
- Xác định thời lượng cho từng phần của bài thuyết trình. Điều này rất
quan trọng, bởi tâm lí người nghe là khơng muốn nghe một bài diễn văn quá dài
dù nó có hấp dẫn đến đâu. Đặc biệt nếu trong sự hạn hẹp về thời gian thì bạn phải
phân bổ thời lượng hợp lí để có thời gian đi sâu vào phần quan trọng nhất.
3.1.2. Chuẩn bị địa điểm và thiết bị
3.1.2.1. Địa điểm:
Nếu xác định được số lượng người tham gia bạn sẽ dễ dàng lựa chọn địa
điểm phù hợp với lượng người đó. Bên cạnh đó cần chọn địa điểm phù hợp với nội
dung thuyết trình. Ví dụ: Buổi thuyết trình về Sở hữu trí tuệ cho các cán bộ của sở
khoa học Cơng nghệ tỉnh Phú Thọ thì địa điểm là phịng họp với khoảng 50 chỗ.
Trước buổi thuyết trình cần sắp xếp nội thất, khung cảnh địa điểm. Với
một bài thuyết trình về văn học nghệ thuật bạn có thể chọn địa điểm ngồi trời,
trang trí căn phịng ấn tượng với tranh, hoa, tượng... Nhưng với một buổi thuyết

trình về đề tài khoa học bạn không cần sắp đặt căn phịng q cầu kì với các đồ
trang trí rườm rà.
Tập nói trước ở địa điểm đã chọn. Nếu ở ngồi trời thì cần tăng âm thanh.
Nếu trong phịng nhỏ điều chỉnh âm lượng vừa phải là khôn ngoan. Lưu tâm đến
độ sáng của địa điểm để bạn có thể đọc được những ghi chú của bản thân và cả
người tham dự có thể theo dõi được những tư liệu bạn cung cấp.
3.1.2.2. Thiết bị hỗ trợ.
- Kiểm tra chất lượng các thiết bị hỗ trợ.
- Các thiết bị phải tương thích ăn khớp với nhau.
- Các thiết bị phải tương thích với khơng gian và thời gian của buổi thuyết
trình.


20
Khơng thể dùng 1 màn hình 19 inch khi có đến hơn 200 người tham gia.
3.1.3. Luyện tập và trang phục
3.1.3.1. Rèn luyện lâu dài:
Giọng nói chuẩn là cần thiết, bạn cũng nên tập thở bằng bụng để cho hơi
được dài, thường xuyên đọc văn và hành văn để có lời nói hay, cũng cần phải tập
sử dụng nhiều giọng điệu khác nhau. Khơng phải ai sinh ra cũng có giọng nói hay,
nhưng nếu kiên trì tập luyện, giọng nói của bạn sẽ có sức lơi cuốn khán giả.
Ứng khẩu: viết dàn bài ra giấy, tập nói một mình nhiều lần, bạn sẽ luyện
được khả năng xử lý ngôn từ nhanh. Đồng thời, thường xuyên thu thập dụng ngữ,
lời hay, cách dùng từ ngữ lạ từ sách báo, trong khi nói chuyện.
Cử chỉ: tập sử dụng các cử chỉ của tay, nét mặt để thể hiện tình cảm trong
khi thuyết trình.
Để q trình rèn luyện này có hiệu quả, cách tốt nhất là cùng học theo
nhóm, tham gia sinh hoạt câu lạc bộ, có như vậy bạn mới được thực hành nói
trước mọi người.
3.1.3.2. Luyện tập ngay trước khi thuyết trình:

Chọn trang phục phù hợp chủ đề sẽ tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp cho khán
giả và giúp bạn tự tin hơn.
Khớp với các thiết bị phụ trợ và với các phần khác của chương trình. Đặc
biệt khi thuyết trình theo nhóm thì phải có buổi thao luyện cùng các thành viên
khác để có sự thống nhất và logic trong cả buổi thuyết trình.
3.2. Xác định tâm lý người nghe
3.2.1. Về nội dung:
+ Truyền tải thông tin mới.
+ Đặt ra câu hỏi lý thú.
+ Trình bày suy nghĩ của người trong lĩnh vực khác.
+ Mô tả ý tưởng phát minh mới.
3.2.2. Sự rõ ràng, sự tổ chức
+ Dễ hiểu.


21
+ Tránh những biệt ngữ.
+ Dùng các công cụ hỗ trợ hình ảnh rõ ràng, đơn giản.
+ Tổ chức tốt.
+ Giúp người nghe dễ dàng theo dõi nếu tôi ra ngồi và quay lại.
+ Khơng làm mất thời gian.
3.2.3. Phong cách truyền đạt
+ Làm người nghe tỉnh táo.
+ Giọng nói linh hoạt.
+ Truyền đạt nhiệt huyết, diễn cảm.
+ Không đứng im một chỗ.
+ Thân thiện, dễ gần.
3.2.4 Tính chuyên nghiệp
+ Đáng tin.
+ Truyền sự tin tưởng, tự tin.

+ Trả lời các câu hỏi rõ ràng.
• Người nghe muốn:
+ Hướng sự chú ý vào người nghe.
+ Bày tỏ sự tôn trọng với người nghe, tập trung vào người nghe xem xét
những ý kiến của họ thật kỹ lưỡng. Không nên tỏ ra coi thường người nghe, vẻ
mặt cũng không được thiếu tôn trọng.
+ Đôi lúc cũng phải để người nghe được nói ra ý kiến của mình.
+ Người nói tạo ra những câu nói dí dỏm hài hước mang tính gợi mở và dễ
hiểu cho người nghe.
+ Người nói sử dụng ngôn ngữ cơ thể: hãy cởi mở với người nghe. Mặt đối
mặt và nhìn họ. Đừng để vật gì tạo ra khoảng cách giữa mình và người nghe.
+ Đặt câu hỏi: người nghe sẽ có thắc mắc những gì đã nghe và khi gặp thời
điểm thích hợp họ có thể đưa ra những câu hỏi để xác nhận lại thông tin.
+ Đề cập đến vấn đề mà người nghe đặc biệt quan tâm.
+ Diễn giải nội dung trình bày.
+ Chuẩn bị tất cả các phương án trước khi nói.


22
+ Thơng tin mới.
+ Phân loại thơng tin, nói có trật tự.
+ Thơng tin cũ nhưng quan trọng.
• Người nghe không muốn:
+ Diễn giải lan man, khô khan.
+ Không hướng sự chú ý vào người nghe.
+ Lời lẽ thiếu tôn trọng với người nghe.
+ Không xem xét ý kiến của họ một cách kỹ lưỡng.
+ Tỏ ra coi thường người nghe, vẻ mặt cũng lộ rõ sự coi thường.
+ Không cho người nghe có ý kiến.
+ Đặt ra các câu hỏi khó hiểu và khơng có thơng tin gì để trả lời.

+ Nói đến các vấn đề mà người nghe khơng quan tâm.
+ Nói khơng diễn giải.
+ Nói khơng có sự chuẩn bị trước.
+ Thông tin cũ không quan trọng.
+ Thơng tin khơng được phân loại.
+ Nói khơng có trật tự.
+ Thơng tin mới nhưng khơng quan trọng.
+ Nói q nhiều.
+ Khơng thích viết lan man.
+ Người thuyết trình khơng giao lưu.
3.3. Các bước trình bày
3.3.1. Mở đầu
Một bài báo cáo khoa học cũng như một bài nói chuyện đều bắt đầu bằng
slide đầu tiên (thường là tựa đề).
Trong slide này cần phải có các thơng tin quan trọng sau:
- Tựa đề bài báo cáo
- Tác giả và nơi làm việc


23
Tựa đề thường viết bằng font chữ 40 trở lên để dễ theo dõi. Lưu ý: slide
đầu tiên không nên cung cấp quá nhiều thông tin. Nhiều thông tin sẽ làm người
nghe bị sao lãng. Tùy theo hội nghị và tùy theo yêu cầu chỉ cần tựa đề và tên tác
giả có lẽ là đủ.
3.3.2. Nội dung trình bày
Ba đặc điểm sau đây làm cho báo cáo khó theo dõi:
1. Những slide đều có một format giống nhau
2. Dùng điểm bullet trong mỗi slide
3. Dùng một màu nền duy nhất
4. Mỗi slide cần phải có một tựa đề

Đặc điểm 1-3 có thể làm cho người theo dõi mệt mỏi, vì lặp đi lặp lại
nhiều lần. Nếu được, cố gắng sáng chế ra nhiều màu nền khác nhau để dùng trong
bài nói chuyện; nếu khơng có nhiều màu nền, thì chỉ dùng màu nền hết sức đơn
giản.
Tựa đề trên mỗi slide cũng giống như bảng chỉ đường. Bảng chỉ đường
dẫn dắt câu chuyện một cách logic và lí thú. Do đó, tác giả cần phải suy nghĩ cách
đặt tựa đề cho mỗi slide sao cho đơn giản nhưng đủ để khán giả biết mình đang ở
đâu trong câu chuyện.
Mỗi slide chỉ nên trình bày một ý tưởng. Đây là điều quan trọng không nên
nhồi nhét hơn một ý tưởng vào một slide. Do đó, tất cả những bullet, dữ liệu, hoặc
biểu đồ trong slide chỉ nên dùng để yểm trợ cho ý tưởng chính.
Ý tưởng của slide có thể thể hiện qua tựa đề của slide. Nếu tựa đề slide
không chuyển tải được ý tưởng một cách nhanh chóng, thì diễn giả sẽ phải tốn thì
giờ giải thích, và có thể làm loãng hay làm cho khán giả sao lãng vấn đề.
Một slides có quá nhiều chữ (text) sẽ làm khán giả khó theo dõi và ý tưởng
bị lỗng. Mỗi slide, nếu chỉ có chữ, thì nên tn thủ theo cơng thức n x n. Cơng
thức này có nghĩa là nếu quyết định mỗi slide có 5 dịng chữ thì mỗi dịng chỉ nên
có 5 chữ. Một slide khơng nên có quá 6 dòng chữ (n < 7).[7]


24
Có thể sử dụng thêm hình ảnh và âm thanh để tăng hiệu quả vì nó giúp
người nghe nhanh chóng hiểu nội dung của bài thuyết trình. Tuy nhiên lại phải bỏ
thời gian để giải thích chúng.
Tránh sử dụng quá nhiều hiệu ứng (animation) cho các slide. Khi sử dụng
thì càng đơn giản càng tốt.
Font và cỡ chữ: Có hai nhóm font chữ chính: nhóm chữ khơng có chân
(sans serif) và nhóm có chân. Nhóm sans serif bao gồm Arial, Comic Sans,
Papyrus, v.v. Nhóm font chữ có chân bao gồm Times New Roman, Courier,
Script, v.v. Nhiều nghiên cứu tâm lí chỉ ra rằng font chữ sans serif thường dễ

đọc. Người đọc tiêu ra ít thời gian để đọc các font chữ như Arial hơn là Times hay
Times New Roman. Chính vì thế mà các “đại gia” internet như Google, yahoo,
Firefox, YouTube, v.v. đều dùng font chữ Arial, hay các font tương tự.
Về cỡ chữ (size), phần lớn các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cỡ (size)
từ 18 trở lên. Nếu dùng font chữ với cỡ <18 khán giả sẽ khó đọc, nhất là trong các
hội trường rộng. Riêng phần tựa đề, cỡ font chữ phải 40 đến 50. Tuy nhiên, trong
trường hợp phải trình bày tài liệu tham khảo thì font size khoảng 12-14 có thể chấp
nhận được.
Tránh sử dụng tất cả là chữ viết hoa vì chữ viết hoa cũng khó đọc và khó
theo dõi. Tuy nhiên, có thể viết nghiêng hay tô đậm (bold-faced), nhưng đừng nên
lạm dụng những cách viết này. Chỉ dùng gạch chân khi cần nhấn mạnh một điều gì
quan trọng; nếu khơng thì nên tránh cách viết này.[7]
Màu: Chọn màu cho chữ cũng là một nghệ thuật. Màu đỏ và màu cam là
màu “high-energy” nhưng rất khó tập trung. Màu xanh lá cây, xanh nước biển, và
nâu là những màu “ngọt dịu”, nhưng khó gây chú ý. Cách chọn màu còn tùy vào
bối cảnh và môi trường. Cũng cần phân biệt màu chữ (text color) và màu nền
(background color). Tựu trung lại, kinh nghiệm cho thấy:
+ Nếu hội trường nhỏ hay giảng dạy (lecture): chọn chữ màu tối trên nền
sáng. Ví dụ như chữ màu đen hay màu xanh đậm và nền trắng;
+ Nếu hội trường rộng lớn: chọn chữ sáng trên nền tối, như chữ màu trắng
hoặc vàng trên nền xanh đậm.


25
Tránh slide với chữ màu xanh lá cây và màu nền đỏ (hay chữ màu đỏ trên
nền màu xanh lá cây), vì rất nhiều người bị mù màu với sự kết hợp này. Nói chung
tránh chọn màu nền đỏ vì đây là loại màu “high energy” dễ làm cho mắt bị mệt và
khó theo dõi.[7]
3.4. Trình bày, trình diễn
Thành cơng của một bài phát biểu phụ thuộc rất nhiều vào cách trình bày

cũng như sự chuẩn bị của người thuyết trình. Để bài thuyết trình thành cơng cần
chú ý những điểm sau:
Nên
- Khởi đầu tích cực.

Khơng nên
- Khởi đầu thiếu tích cực.

- Trước khi trình bày nên chuẩn bị mọi - Lau bảng liên tục, cầm khăn lau bảng.
thứ kỹ càng.

- Khơng nên đứng n một chỗ.

- Chọn vị trí thích hợp.

- Khơng nên đi lại q nhiều.

- Đứng thẳng người.

- Không đứng quay lưng hay nghiêng

- Thái độ: thoải mái nhiệt tình trong người về phía người nghe.
cách di chuyển, cách thể hiện.

- Không nên cho tay vào túi quần khi

- Đặt các câu hỏi dễ.

nói.


- Thường xuyên kiểm tra mức độ hiểu - Không hiểu người nghe muốn gì.
của người nghe.

- Sử dụng các cử chỉ khiếm nhã, thiếu

- Sử dụng cách giao tiếp bằng mắt để tôn trọng người nghe.
thu nhận sự phản hồi của người nghe;

- Không nên chỉ giữ một cử chỉ thể hiện.

- Thay đổi các cử chỉ thể hiện.

- Thờ ơ với người nghe.

- Giao lưu với người nghe.

- Ăn mặc luộm thuộm.

- Ăn mặc phù hợp.

- Không nên đọc một bài phát biểu đã

- Sử dụng ngơn ngữ đơn giản, súc tích để viết sẵn trên giấy hoặc lạm dụng trình
đảm bảo bài thuyết trình rõ ràng, dễ hiểu; chiếu. Trong trường hợp bạn có một bài
- Ngắt nhịp dứt khốt và có chủ ý để phát biểu dài, chỉ nên đọc các trích dẫn,
người nghe có thời gian chiêm nghiệm số liệu phức tạp. Khơng nên chỉ nhìn và
những gì bạn nói.

nói với cái bảng, màn hình máy chiếu



×