Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận kỹ năng dạy học KĨ NĂNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 24 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Tp. HỒ CHÍ MINH
TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG DẠY HỌC
Đề tài:
KĨ NĂNG SỬ DỤNG SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG
Người hướng dẫn: PGS. TS. Trịnh Văn Biều
Người thực hiện: Phan Thị Thủy Hương
Cao học khoá 23: 2012 – 2014
Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học môn Hóa Học

TP. HỒ CHÍ MINH
2
Tháng 06/2013
3
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Hoá học là một bộ môn khoa học vừa lý thuyết vừa thực nghiệm, giúp học sinh phát
triển toàn diện khả năng nhận thức cũng như tư duy logic. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy
học, người giáo viên hóa học cần có sự trợ giúp của các đồ dùng dạy học trong đó có sơ đồ,
biểu bảng.
Sử dụng sơ đồ, biểu bảng hợp lí sẽ giúp người giáo viên phát huy năng lực sáng tạo của
mình trong công tác giảng dạy, làm cho hoạt động nhận thức của học sinh trở nên nhẹ
nhàng, hấp dẫn và nhanh chóng hơn.
Trong phạm vi đề tài tôi xin phân tích việc sử dụng sơ đồ, biểu bảng trong quá trình dạy
học môn hóa học để thấy rõ hơn tầm quan trọng của chúng .
4
5
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG
1.1. Khái niệm


Theo từ điển tiếng Việt:[4]
Sơ đồ là bản vẽ đơn giản chỉ ghi những nét chính.
• Grap nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức chốt cơ
bản (cần và đủ) của một nội dung dạy học và cả logic phát triển bên trong nó.
• Sơ đồ tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và
đào sâu các ý tưởng.
Biểu là bảng ghi hạng mục, số hiệu, số liệu để làm căn cứ đối chiếu, so sánh .
Bảng là bảng kê nêu rõ, gọn, theo thứ tự nhất định, một nội dung nào đó. Bảng
thường có cột và hàng, dùng để kê một nội dung nào đó, theo thứ tự và cách thức nhất
định.
Bảng biểu là bảng kê rõ, gọn một hạng mục, số hiệu, số liệu để làm căn cứ đối
chiếu theo một thứ tự nhất định, một nội dung nào đó.
Trong quá trình dạy học:[1]
Sơ đồ, biểu bảng là một hình thức mã hóa kiến thức, kiến thức sẽ được trình bày
dưới dạng khác, cô đọng, hấp dẫn, dễ khái quát hơn.
Có thể chia sơ đồ biểu bảng thành hai loại :
 Sơ đồ, biểu bảng do giáo viên vẽ trên bảng đen ngay trong khi giảng bài.
 Sơ đồ, biểu bảng đã vẽ sẵn (trên giấy khổ lớn, hoặc trình chiếu như sơ đồ, biểu
đồ, đồ thị, bản đồ)
1.2. Tác dụng của sơ đồ, biểu bảng
Theo nhà nghiên cứu Robert J.
Marzano thì học sinh học được:
− 10% khi đọc
− 20% khi nghe.
− 30% khi nhìn.
− 50% khi nghe và nhìn.
− 70% khi trao đổi với bạn.
6
− 90% khi giải thích, giảng giải cho người khác.
Qua kết quả nghiên cứu trên ta thấy HS tiếp thu kiến thức khi nhìn nhiều hơn nghe và

hiệu suất sẽ cao hơn khi ta biết kết hợp cả nghe và nhìn.
Sơ đồ và biểu bảng có tác dụng to lớn trong dạy học hóa học:
− HS thấy được mối quan hệ giữa những khái niệm, quy luật, tính chất của các chất có
trong nội dung bài học, bài tập. HS nhớ kiến thức đã được tiếp thu lâu hơn và vận dụng
một cách linh hoạt những kiến thức này vào thực tế đời sống và giải bài tập hóa học.
− Giúp làm sinh động nội dung học tập, nâng cao hứng thú học tập hóa học, nâng cao
lòng tin của HS vào khoa học.
− Giúp phát triển năng lực nhận thức của học sinh, đặc biệt là năng lực tư duy ( phân
tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,…các hiện tượng rút ra những kết luận có độ tin
cậy…)
− Giúp cho GV hệ thống hóa kiến thức một cách dễ dàng và tái hiện lại một cách cô
đọng, hấp dẫn, dễ hình dung và dễ khái quát hơn cách trình bày bằng lời nói hay chữ viết
thông thường. Vì vậy gây được sự chú ý, HS dễ hiểu, dễ nhớ bài hơn.
− Đơn giản hóa các cấu trúc phức tạp của các bộ phận máy móc trong sản xuất hóa học,
tạo điều kiện thuận lợi cho việc truyền đạt kiến thức mới về các quy trình sản xuất hóa học.
− Giúp GV tiết kiệm thời gian trên lớp trong mỗi tiết học.
− Giúp GV điều khiển được hoạt động nhận thức của HS, kiểm tra đánh giá kết quả học
tập của các em được thuận lợi có hiệu suất cao hơn.
Sơ đồ, biểu bảng có thể sử dụng ở các giai đoạn của quá trình dạy học, đặc biệt ở giai
đoạn:
7
 Ôn tập, củng cố hoàn thiện, hệ thống hoá kiến thức, kỹ năng.
 Kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của học sinh.
 Giải bài tập hoá học.
 Ngoài ra có thể dùng trong dạy bài mới
1.3. Yêu cầu sư phạm đối với sơ đồ, biểu bảng
Sơ đồ, biểu bảng phải sáng sủa, dễ coi, đảm bảo tính khoa học và thẩm mĩ.
Sơ đồ, biểu bảng cần thể hiện rõ ràng, đầy đủ nội dung kiến thức cần truyền đạt.
Sơ đồ, biểu bảng cần đơn giản, dễ hiểu, không quá nhiều chi tiết làm rối mắt học
sinh, học sinh có thể vẽ lại dễ dàng.

Tỷ lệ kích thước hài hòa và cân đối.
Màu sắc phù hợp, bắt mắt nhưng không quá sặc sỡ lòe loẹt.
8
Chương 2. THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG Ở TRƯỜNG
PHỔ THÔNG
2.1. Thuận lợi
Các trường học đã quan tâm và đầu tư rất nhiều trang thiết bị để phục vụ cho việc
giảng dạy nói chung và trong đó môn Hoá học nói riêng có rất nhiều sơ đồ sản xuất, biểu
bảng, hình vẽ với nhiều nguồn cung cấp (nhiều công ty cung cấp thiết bị trường học, các
cuộc thi tự làm đồ dùng dạy học )
Ngày nay PPDH đã được đổi mới theo hướng tích cực hoá hoạt động của HS, cho
nên nhiều GV đã thay đổi phương pháp và phối hợp với nhiều kỹ năng dạy học trong đó
có kỹ năng sử dụng sơ đồ, biểu bảng nhằm giúp học sinh tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.
Phần lớn các GV hiểu được tác dụng to lớn của sơ đồ, biểu bảng. Sơ đồ, biểu bảng
giúp HS hiểu bài nhanh hơn và phát huy huy tính tích cực sáng tạo của HS, phục vụ ngày
càng tốt hơn cho hoạt động tự học, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học.
Đa số các GV đều được rèn luyện các kỹ năng dạy học cơ bản.
PPDH đổi mới bên cạnh sự trợ giúp hữu hiệu của CNTT với nguồn thông tin phong
phú đa dạng, việc áp dụng CNTT vào giảng dạy giúp cho việc sử dụng sơ đồ biểu bảng
dễ dàng, hấp dẫn hơn (GV được cập nhật những sơ đồ sản suất mới, màu sắc đa dạng, các
sơ đồ động )
2.2. Khó khăn
Sự đầu tư của các trường học chưa đồng bộ, còn có nhiều nơi nhất là những vùng
sâu phương tiện dạy học còn thiếu rất nhiều. Riêng môn hoá học thì sơ đồ, biểu bảng,
hình vẽ… không phong phú.
Sự cung cấp trang thiết bị dạy học trong đó có sơ đồ, biểu bảng không theo kịp
chương trình sách giáo khoa mới (SGK mới sử dụng một số hình ảnh, sơ đồ, biểu bảng
khác), vì vậy GV vẫn phải tự xoay sở để khắc phục tuy nhiên công việc của GV phải
hoàn thành khá nhiều.
Một số sơ đồ, biểu bảng không thuận lợi cho GV sử dụng (cồng kềnh, chất liệu

không tốt dễ gây hư hỏng )
9
Một số GV chưa thật sự quan tâm đến việc thay đổi phương pháp dạy học, chưa
thấy được hết tác dụng của việc sử dụng sơ đồ, biểu bảng trong quá trình dạy học nên
không dùng hoặc chỉ sử dụng rất ít.
Các GV chỉ chú trọng dùng sơ đồ, biểu bảng trong quá trình dạy bài mới mà quên đi
tác dụng to lớn của sơ đồ, biểu bảng trong giải bài tập hoá học.
Kỹ năng dạy học của mỗi GV khác nhau.
Chưa phối hợp tốt kỹ năng sử dụng sơ đồ biểu bảng với các kỹ năng dạy học khác
nên hiệu quả không cao.
10
Chương 3. SỬ DỤNG SƠ ĐỒ, BIỂU BẢNG TRONG DẠY HỌC HÓA HỌC
3.1. Sử dụng sơ đồ trong dạy học hóa học
3.1.1. Sơ đồ biến hoá và điều chế các chất [1]
Sơ đồ biến hoá giúp học sinh nắm được mối liên hệ giữa các chất, từ đó giúp các em
nhanh chóng tiếp thu bài học và vận dụng vào các bài tập điều chế dễ dàng.
Ví dụ : Từ metan và các chất vô cơ có đủ, viết phương trình phản ứng điều chế cao
su buna, axit picric[3]
Ví dụ: Hoàn thành chuỗi phản ứng sau
C
2
H
6
C
2
H
4
CH
3
CHO

C
2
H
5
Cl
C
2
H
5
OH C
2
H
5
ONa
C
2
H
5
OC
2
H
5
CH
3
COOC
2
H
5
(1)
→

(10)
¬
(11)
→
(3)
(2)
(5)
(4)
(7)
(6)
(9)
(8)
(12)
(13)
n
CHCHCHCHHCHCHCCH )(
226444224
−−=−−→→→→
OHNOHCOHHCBrHCHC
3226565666
)(→→→
11
3.1.2. Sơ đồ sản xuất hóa học
Sơ đồ đã lược bỏ những dấu hiệu chi tiết không cần thiết giúp làm rõ cấu trúc và dấu
hiệu cơ bản của vật thể, dụng cụ hoặc thiết bị. Điều đó giúp cho HS dễ dàng hình dung được
cấu tạo và chuyển vận của thiết bị trong dây chuyền sản xuất.
Ví dụ : sơ đồ thiết bị điều chế axit nitric
Ví dụ : sơ đồ thiết bị điều chế axit clohiđric trong công nghiệp
12
Ví dụ : Sơ đồ chưng cất, chế hóa, ứng dụng dầu mỏ

3.1.3. Sơ đồ hệ thống hoá kiến thức [1]
Hệ thống hoá kiến thức giúp học sinh nhớ lại vấn đề nhanh hơn, khó quên, không lẫn
lộn, để phân loại các hợp chất, các hiện tượng, khái niệm, ứng dụng của các chất và làm
tốt các bài tập về chuỗi phản ứng.
Ví dụ: Tính chất hoá học của các hợp chất vô cơ được tóm tắt bằng sơ đồ sau :
Oxit bazơ Oxit axit
AxitBazơ
Muối
+ oxit axit +axit + oxit bazơ +bazơ
+bazơ
+axit
+ oxit axit
+bazơ
+axit
+ oxit bazơ
+bazơ
+muối
+ kim loại
+H
2
O+H
2
O t
0
13
3.1.4. Sơ đồ dùng để giải bài tập nhận biết, tách và tinh chế các chất [1]
Để tiết kiệm thời gian, đồng thời phát huy tính chủ động, tạo điều kiện cho học sinh
tự học, khi giải các bài tập nhận biết, giáo viên có thể dùng sơ đồ để hướng dẫn, dựa trên
sơ đồ học sinh trình bày bài làm một cách hoàn chỉnh.
Ví dụ : Bằng phương pháp hoá học trình bày cách nhận biết 4 lọ mất nhãn đựng các

dung dịch: BaCl
2
, HCl, AlCl
3
và NaNO
3

Sơ đồ nhận biết :
Đối với bài tập tách, tinh chế ta cũng lập sơ đồ để hướng dẫn cho học sinh tuần tự
các bước. Học sinh sẽ dựa trên sơ đồ trình bày bài làm hoàn chỉnh của mình.
Ví dụ: Bạc dạng bột có lẫn tạp chất đồng, nhôm. Bằng phương pháp hoá học, làm thế
nào để thu được bạc tinh khiết.
Sơ đồ tinh chế:
Không hiện tượng
BaCl
2
HCl, AlCl
3
, NaNO
3
+ Na
2
SO
4
Kết tủa keo trắng
AlCl
3
BaCl
2
, HCl, AlCl

3
, NaNO
3
Không hiện tượng
+ quì tím
HCl, NaNO
3
+ NaOH
Có kết tủa trắng
Không đổi màuQuì hóa đỏ
NaNO
3
HCl
Ag,Cu, Al
Chất rắn
HCl dư
Ag,Cu
Dung dịch
AlCl
3
, HCl dư
dd AgNO
3 dư
Ag tinh khiết
Cu(NO
3
)
2
,
AgNO

3


14
Ví dụ 2: Trình bày phương pháp hóa học để tách riêng từng kim loạira khỏi hỗn hợp: CuO,
MgO, Al
2
O
3
3.1.5. Sơ đồ dùng để tóm tắt đề bài
Khi gặp những bài có lượng thông tin lớn, qua những quá trình diễn tiến phức tạp
làm cho học sinh rối rắm, khó nắm được nội dung đầu bài, giáo viên có thể sử dụng sơ đồ
để tóm tắt đề bài một cách ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu từ đó đề ra phương pháp giải hoặc dựa
trên sơ đồ có thể giải trực tiếp được kết quả nhanh chóng.
Ví dụ : Cho 3,61 gam hỗn hợp Y gồm kim loại Fe và M hoá trị n, hoà tan hoàn toàn trong
HCl thu được 2,128 lít H
2
(đkc). Mặt khác, nếu hoà tan hỗn hợpY bằng HNO
3
loãng thu
được 1,792 lít NO (đkc).
a. Xác định kim loại M.
b. Lấy 3,61 gam hỗn hợp Y tác dụng với 100ml dung dịch AgNO
3
và Cu(NO
3
)
2
tới khi
phản ứng hoàn toàn thu được 8,12 gam chất rắn gồm 3 kim loại. Hoà tan chất rắn bằng

dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít H
2
(đkc). Tính C
M
của dung dịch AgNO
3
và Cu(NO
3
)
2

(Hiệu suất 100%). [3 ]
CuO
MgO
Al
2
O
3
NaOH dư
Lọc, tách
CO
2
Al(OH)
3
t
0
Al
2
O
3

đpnc
Na
3
AlF
6
Al
CO
Cu + MgO
HCl
Lọc, tách
Cu
MgCl
2
đpnc
Cô cạn
Mg
15
Ví dụ: Nhiệt phân hoàn toàn 125,52g hỗn hợp A gồm KClO
3
, Ca(ClO
3
)
2
, Ca(ClO)
2
, CaCl
2
và KCl, thu được chất rắn B gồm CaCl
2
và KCl và một lượng O

2
vừa đủ để oxi hóa hoàn
SO
2
thành SO
3
dùng để điều chế 286,65g dd H
2
SO
4
80%. Cho chất rắn B tác dụng với
540ml dd chứa K
2
CO
3
thu được dd D và kết tủa C. Lượng KCl trong dd D nhiều nhất gấp
22/3 lần lượng KCl trong A.
a) Tính khối lượng kết tủa C.
b) Tính % khối lượng KClO
3
có trong A.
3.1.6. Sơ đồ dùng để dạy bài mới
GV sơ đồ tư duy sau đây, trong đó những nội dung chính được dấu đi, trong bài giảng GV
sẽ cùng với HS tìm hiểu kiến thức đó.
Ví dụ: Sơ đồ tư duy dùng cho dạy bài Clo lớp 10
125,52g A
KClO
3
(%?)
Ca(ClO

3
)
2
Ca(ClO)
2
CaCl
2
t
0
Rắn B:
CaCl
2
và KCl
+ 540ml dd
K
2
CO
3
↓ C: CaCO
3
?
Dd D: m
KCl
= 22/3 m
KCl (A)
O
2
+
SO
2

SO
3
286,65g dd H
2
SO
4
80%
16
Ví dụ: Sơ đồ tư duy dùng cho dạy bài O
2
lớp 10
Ví dụ: Sơ đồ tư duy dùng cho dạy bài Hidrocacbon thơm lớp 11
17
3.2. Sử dụng bảng trong dạy học hoá học
3.2.1. Sử dụng bảng trong ôn tập, hệ thống kiến thức [1 ]
Dùng bảng trong ôn tập , hệ thống kiến thức giúp học sinh dễ dàng nhớ lại các kiến thức đã
học và do bảng tóm tắt một cách cô đọng nên học sinh khắc sâu kiến thức hơn nữa.
Ví dụ : Bảng so sánh photpho trắng và photpho đỏ [5 ]
18
Ví dụ: Sử dụng bảng để nêu một số tính chất của các nguyên tố nhóm cacbon [5 ]
Cacbon Silic Gecmani Thiếc Chì
Số hiệu nguyên tử 6 14 32 50 82
Nguyên tử khối 12,01 28,09 72,64 118,69 207,20
Cấu hình electron lớp ngoài cùng 2s
2
2p
2
3s
2
3p

2
4s
2
4p
2
5s
2
5p
2
6s
2
6p
2
Bán kính nguyên tử(nm) 0,077 0,117 0,122 0,140 0,146
Độ âm điện 2,55 1,90 2,01 1,96 2,33
Năng lượng ion hoá thứ nhất (KJ/mol)
1086 786 7 62 709 716
Ví dụ : Bảng nêu tính chất các nguyên tố nhóm Halogen [8]
Flo Clo Brom Iot Atatin
Số hiệu nguyên tử 9 17 35 53 85
Nguyên tử khối 19 35,5 80 127
Cấu hình e lớp ngoài cùng 2s
2
2p
5
3s
2
3p
5
4s

2
4p
5
5s
2
5p
5
6s
2
6p
5
Trạng thái đơn chất Khí Khí Lỏng Rắn
Màu sắc Lục nhạt Vàng lục Đỏ nâu Đen tím
3.2.2. Sử dụng bảng giải bài tập nhận biết [1, 4 ]
Khi giải các bài tập về nhận biết, tách riêng từng chất nếu không dùng sơ đồ, biểu bảng mà
dùng lời giải thích thì rất dài dòng, trừu tượng làm rối trí học sinh, khó tiếp thu, khó nhớ.
Nếu dùng bảng thì vấn đề được trình bày ngắn gọn, dễ hiểu.
Khi đề bài yêu cầu không dùng thêm thuốc thử, hãy nhận biết các dung dịch mất
nhãn. Cách tốt nhất là ta lập bảng biểu thị mối liên hệ giữa các chất, từ đó thấy được dấu
hiệu nhận biết, sau đó trình bày và viết phương trình phản ứng minh họa.
Ví dụ: Không dùng hoá chất hãy nhận biết các lọ mất nhãn chứa các hoá chất: NaHCO
3
, Na
2
CO
3
, BaCl
2
, Na
3

PO
4
,
H
2
SO
4
. [3 ]
NaHCO
3
Na
2
CO
3
BaCl
2
Na
3
PO
4
H
2
SO
4
Kết luận
NaHCO
3
- - - - ↑ Có 1 khí
Na
2

CO
3
- - ↓ trắng - ↑ Có 1↓ trắng và 1 ↑
BaCl
2
- ↓ trắng - ↓ trắng ↓ trắng Có 3 ↓ trắng
Na
3
PO
4
- - ↓ trắng - - Có 1↓ trắng
H
2
SO
4
↑ ↑ ↓ trắng - - Có 2 ↑ và 1 ↓ trắng
19
Đối với dạng bài tập đã cho biết hiện tượng khi trộn lẫn từng cặp mẫu dung dịch thử với
nhau và yêu cầu chúng ta nhận biết các dung dịch đó, chúng ta phải:
- Lập bảng thấy mối liên hệ giữa các cặp mẫu dung dịch thử với nhau
- Lập luận để tìm ra các dung dịch đó.
Ví dụ: Có các lọ ghi nhãn A, B, C, D, E, mỗi lọ chỉ chứa một trong các dung dịch không
màu sau: K
2
CO
3
, H
2
SO
4

, NaCl, BaCl
2
và Mg(NO
3
)
2
. [2 ]
Lấy từ mỗi lọ một ít dung dịch để tiến hành thí nghiệm và ghi được kết quả ở bảng sau:
Thí nghiệm Hiện tượng Hỏi
A + B
E + C
D + A
D + E
B + D
C + A
Không
Có kết tủa trắng
Không
Có kết tủa trắng
Không
Có kết tủa trắng
Hãy tìm A, B, C, D, E
tương ứng với các dung
dịch đã cho
Đối với VD trên, ta sẽ lập bảng :
K
2
CO
3
H

2
SO
4
NaCl BaCl
2
Mg(NO
3
)
2
Kết luận
K
2
CO
3
- ↑ - ↓ trắng ↓ trắng Có 1↑ và 2↓ trắng => C
H
2
SO
4
↑ - - ↓ trắng - Có 1↑ và 1↓ trắng => A
NaCl - - - - - Không hiện tượng => B
BaCl
2
↓ trắng ↓ trắng - - - Có 2↓ trắng => E
Mg(NO
3
)
2
↓ trắng - - - - Có 1 ↓ trắng => D
Dựa vào dữ kiện đề bài và kết quả bảng ta suy ra:

A: H
2
SO
4
; B: NaCl; C: K
2
CO
3
; D: Mg(NO
3
)
2
; E: BaCl
2
.
20
3.2.3. Sử dụng bảng để mô tả các hiện tượng hoá học
Ví dụ: Mô tả hiện tượng quan sát được khi cho từ từ dd NaOH vào dd Al
2
(SO
4
)
3
. Giải thích
bằng phương trình phản ứng [6].
Khi hướng dẫn cho học sinh bài tập này, ta có thể kẻ bảng và ghi chú một cách cô đọng như
sau:
Phương trình phản ứng Hiện tượng quan sát được
Khi cho từ từ dd NaOH
vào dd Al

2
(SO
4
)
3

6NaOH + Al
2
(SO
4
)
3
Ò
2Al(OH)
3
Ô + 3Na
2
SO
4
Ta thấy kết tủa keo trắng
xuất hiện và tăng dần.
Khi hết Al
2
(SO
4
)
3
mà vẫn
tiếp tục cho dư NaOH
NaOH + Al(OH)

3
Ò
NaAlO
2
+ 2H
2
O
Kết tủa keo tan dần đến trong
suốt.
3.2.4. Sử dụng bảng trong giải bài tập biện luận [1]
Đối với các bài toán hoá học khi giải phương trình hoặc hệ phương trình mà ẩn số nhiều hơn
số phương trình ta có thể biện luận bằng cách lập bảng để chọn cặp nghiệm thích hợp.
Ví dụ: Xác định công thức phân tử của:
a. Hidrocacbon A có tỉ khối hơi đối với hidro là 14.
b. Một hợp chất hữu cơ B có tỉ khối hơi so với oxi là 1,4375. Khi đốt cháy B cho sản phẩm
là khí cacbonic và nước. Biết số nguyên tử oxi luôn nhỏ hơn hoặc bằng số nguyên tử C.
c. Hợp chất D chứa C, H, Br, có khối lượng phân tử bằng 121g.
Giải :
a) Gọi công thức phân tử của hidrocacbon A là: C
x
H
y
(x, y nguyên dương)
Ta có d A/H
2
= 14 => M
A
= 14 . 2 = 28 (g)
hay: 12x + y = 28
Do x, y nguyên dương nên x < 28/12 = 2,33 => x = 1 hoặc 2.

Ta có bảng sau :
x 1 2
y 16 4
Chỉ có cặp x = 2 ; y = 4 là phù hợp ( x= 1, y = 16 không thoả mãn hoá trị của C, loại).
Vậy CTPT của A là : C
2
H
4
Ví dụ : Xác định CTPT este của axit hữu cơ no đơn chức có M= 86.
RCOOR’ = 86 → R + R = 42
21
R H=1 -CH
3
= 15 -C
2
H
5
= 29 -C
3
H
7
=43
R’ 41 → -C
3
H
5
27→ –C
2
H
3

13 -1
Kết quả Được Được Loại Loại
Ví dụ: [8] Khử 3,48g một oxit KL M cần dùng 1,344 lit H
2
(đktc). Toàn bộ lượng KL M thu
được tác dụng với dd HCl dư cho 1,008 lit H
2
(đktc). Tìm KL M và oxit của M.
Giải: Sau vài bước giải được M = 28n (n là hóa trị của KL)
n 1 2 3
M 28 (loại) 56 (Fe) 84 (loại)
3.3. Một số kinh nghiệm khi sử dụng sơ đồ, biểu bảng
- Sơ đồ, biểu bảng phải rõ ràng, thông tin cần cô đọng, chính xác, đảm bảo tính thẩm mĩ và
tính khoa học. GV có thể sử dụng phần mềm powerpoint để trình chiếu, sử dụng các sơ đồ
động thì sẽ có hiệu quả cao hơn.
- GV cần chuẩn bị trước nội dung và hình thức của sơ đồ, biểu bảng, cho HS cùng tham gia
lập sơ đồ biểu bảng.
- Phải kết hợp kỹ năng sử dụng sơ đồ, biểu bảng và các kỹ năng dạy học khác để nâng
cao hiệu quả bài lên lớp.
- Cần sử dụng phối hợp sơ đồ, biểu bảng trong dạy bài học mới và trong giải bài tập.
- Mặc dù có nhiều tác dụng nhưng cũng không nên lạm dụng, sử dụng sơ đồ, biểu bảng
quá nhiều.

22
KẾT LUẬN
Qua tiểu luận chúng ta thấy rằng trong quá trình dạy học sơ đồ, biểu bảng đã đem lại
nhiều tác dụng giúp cho GV tiết kiệm thời gian, công sức lao động và nâng cao hiệu quả bài
lên lớp một cách rõ rệt đồng thời gây sự chú ý, tạo hứng thú học tập cho HS, cung cấp kiến
thức cho HS một cách nhẹ nhàng, thoải mái, hấp dẫn và hiệu quả. HS nhớ bài dễ dàng và
nhanh chóng hơn.

Tuy nhiên để việc sử dụng sơ đồ, biểu bảng đem đến những tác dụng to lớn đó đòi hỏi
người GV phải có kỹ năng sử dụng sơ đồ, biểu bảng đặc biệt ở giai đoạn ôn tập, củng cố
hoàn thiện, hệ thống hoá kiến thức, kiểm tra đánh giá chất lượng học tập của HS và giải bài
tập hoá học, đồng thời phải kết hợp với kỹ năng dùng lời và các phương pháp dạy học thích
hợp thì mới đạt hiệu quả cao.
23
TÓM TẮT
24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trịnh Văn Biều (2004), Lí luận dạy học hoá học, Trường Đại học Sư phạm Tp HCM.
2. Nguyễn Cương (2007), Phương pháp dạy học hóa học ở trường phổ thông và đại học –
Những vấn đề cơ bản, NXB Giáo dục.
3. Đặng Thị Oanh (2010), Một số kĩ thuật và PPDH tích cực, Trường Đại học Sư phạm HN
4. Văn Tân (1991), Từ điển tiếng Việt, NXB KHXH Hà Nội
5. Lê Xuân Trọng và các tác giả khác, Hoá học 10 nâng cao, NXB Giáo dục.
6. Lê Xuân Trọng và các tác giả khác, Hoá học 11 nâng cao, NXB Giáo dục.
7. Cao Thị Thiên An (2008), Phân dạng và phương pháp giải bài tập hóa học 10, NXB Đại
học Quốc Gia Hà Nội.
8. Internet.

×