Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

Đánh giá tác động môi trường được viết tắt là ĐTM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.19 KB, 111 trang )

Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

Đánh giá tác động môi trường được viết tắt là ĐTM
Thuật ngữ tiếng Anh là Environmental Impact Assessment, được viết tắt
là EIA
Một số tài liệu có liên quan đến môn học:
Hoàng Xuân Cơ - Phạm Ngọc Hồ. “Đánh giá tác động môi trường”. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội. 2008
Nguyễn Văn Công. Bài giảng đánh giá tác động môi trường. Đại học Cần
Thơ. 2008
Nguyễn Đình Mạnh. Giáo trình đánh giá tác động môi trường. Đại học
Nông nghiệp 1 Hà Nội. 2005
Lê Xuân Hồng. Cơ sở Đánh giá tác động môi trường. NXB Thống kê.
2006
Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ Quốc gia - Cục môi trường -
Bộ Khoa học công nghệ và môi trường. Sổ tay hướng dẫn Đánh giá tác động
môi trường
Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005
Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về
việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ
môi trường
Nghị định 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 của Chính phủ về
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP
Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Hướng dẫn về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh
giá tác động môi trường và Cam kết bảo vệ môi trường
Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy
định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường,
Cam kết bảo vệ môi trường
Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số


29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh
giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ
môi trường

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

MỞ ĐẦU - MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Môi trường:
Luật bảo vệ môi trường (BVMT) 2005 định nghĩa: “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng
đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.”
Môi trường theo cách hiểu tương đối có thể là rất rộng (như vũ trụ, trái
đất, không khí…) và cũng có thể hẹp (môi trường nước bề mặt, môi trường
sông, môi trường sống trong căn hộ…)
Môi trường bao gồm nhiều yếu tố khác nhau cấu thành nên, chúng được
gọi là các thành phần môi trường: không khí, đất, nước, âm thanh, ánh sáng,
lòng đất, núi, rừng, sông, hồ, biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư,
khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam
thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác.
2. Phát triển bền vững
Khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban Môi trường và Phát triển thế
giới nêu ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu
của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai
đáp ứng nhu cầu của họ”. Khái niệm phát triển bền vững được các nhà khoa
học bổ sung và hoàn chỉnh trong Hội nghị RIO – 92, RIO – 92+5, văn kiện
và công bố của các tổ chức quốc tế. “Phát triển bền vững được hình thành
trong sự hòa nhập, xen cài và thỏa hiệp nhau của ba hệ thống tương tác lớn
của Thế giới: hệ tự nhiên, hệ kinh tế và hệ xã hội.”
3. Trạng thái:

Trạng thái hoặc tình trạng môi trường của một khu vực hoặc quốc gia
chính là trạng thái chủ yếu của môi trường trên hai phương diện: tình trạng
vật lý – sinh học và tình trạng kinh tế - xã hội.
Mỗi thành phần trong hệ thống môi trường đều trực tiếp hoặc gián tiếp
tác động qua lại với nhiều thành phần khác. Chúng cùng nhau thiết lập nên
trạng thái cân bằng động đảm bảo sự tồn tại bình thường của cả hệ thống.
Người ta gọi trạng thái cân bằng động của các thành phần và mối quan hệ
trong hệ sinh thái là cân bằng sinh thái. Sự biến đổi của một thành phần môi
trường sẽ dẫn đến sự biến đổi các thành phần môi trường khác và sự thay đổi
cân bằng sinh thái. Nhờ tác động qua lại lẫn nhau mà những biến đổi của
một thành phần môi trường có thể được hồi phục. Tuy nhiên, những biến đổi
càng lớn thì thời gian cần thiết để phục hồi lại càng dài. Nếu thời gian quá
2

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

dài, thì có thể xem là không hồi phục được. Khi đó người ta gọi là mất cân
bằng sinh thái.
Môi trường luôn có một trạng thái nào đó và không hoàn toàn ổn định
dưới tác động của tự nhiên và hoạt động sản xuất. Các hoạt động của tự
nhiên và con người tạo ra áp lực làm thay đổi trạng thái môi trường. Xã hội
(và cả yếu tố tự nhiên) phải đáp ứng với trạng thái mới bằng sự phát triển, sự
vận động tiếp theo.
4. Áp lực:
Áp lực của tự nhiên và con người lên trạng thái môi trường chính là các
vận động, hoạt động sản xuất phát triển, vì vậy, nó làm thay đổi trạng thái
cũ. Trong hoạt động sản xuất và đời sống, con người không ngừng sử dụng
các nguyên liệu, năng lượng và thông tin từ môi trường, cải biến môi trường
để tạo ra những điều kiện thuận lợi nhất với nhu cầu tồn tại của mình, cũng

như đưa vào môi trường những chất thải với các tính chất mới. Kết quả là
con người đã làm thay đổi các thành phần và tính chất của môi trường, họ đã
tác động đến môi trường.
5. Đáp ứng:
Đáp ứng với áp lực đó chính là những thay đổi trong môi trường (hiệu
ứng nhà kính, tỷ lệ người chết tăng do nhiễm độc môi trường) và đáp ứng
chủ động của con người (xử lý thải, bảo vệ đa dạng sinh học, sử dụng tiết
kiệm nước và năng lượng, thay đổi thể chế và luật, đáp ứng cá thể trong
cộng đồng…)
Như vậy, khái niệm đáp ứng phải hiểu rộng, đầy đủ theo cả hai mặt là
bản thân tự nhiên đáp ứng lại áp lực và sự đáp ứng có tri thức của con người
để phù hợp hoặc giảm thiểu các áp lực của môi trường.
3

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

6. Thông số môi trường
Thông số môi trường là những đại lượng vật lý, hóa học, sinh học cụ thể
đặc trưng cho môi trường có khả năng phản ánh tính chất của môi trường ở
trạng thái nghiên cứu.
Ví dụ: pH, độ dẫn điện, độ mặn, tỷ trọng, % hữu cơ phân bố kim loại
nặng … (Cu, Pb, Cd, Zn…) hàm lượng dinh dưỡng N, P, K…, độ dày lớp
phủ tàn dư hữu cơ, khả năng trữ nước, % cấp hạt, độ chặt, đá mẹ, nền kết
cấu công trình, loại và hạng đất.
7. Tiêu chuẩn môi trường
4

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Áp lực

Năng lượng
Công nghiệp
GTVT
Nông nghiệp
Ngư nghiệp
Thiên tai
Sự cố môi trường

Trạng thái
Tài nguyên nước
Tài nguyên đất
Đa dạng sinh học
Khu dân cư, chất thải
Khu CN, đường xá
Di sản văn hóa

Đáp ứng
Khả năng tự phục hồi
Công cụ kỹ thuật công nghiệp mới
Công cụ kinh tế
Luật pháp
Quan hệ cộng đồng
Ràng buộc quốc tế

Áp lực
Nguồn lực
Thông tin
Các đáp
ứng XH
Thông tin

Các đáp
ứng XH
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

Các tiêu chuẩn môi trường của một quốc gia được xây dựng phù hợp với
điều kiện và trình độ phát triển của quốc gia đó. Được điều chỉnh 5 năm một
lần. Vì vậy, cần chú ý để áp dụng tiêu chuẩn hiện hành.
Tiêu chuẩn môi trường chính là sự chuẩn hóa các thông số môi trường tại
một giá trị (hoặc một khoảng giá trị) nào đó.
Ví dụ: Tiểu chuẩn Việt Nam về đất nông nghiệp: Cd là 2 mg/kg; Zn là
80 mg/kg
8. Giá trị nền
Giá trị nền (của môi trường) với một đại lượng nào đó (VD: Cd) là giá trị
nguyên thủy của nó trong môi trường đang xem xét.
Tuy nhiên người ta thường tiến hành khảo sát hàng loạt mẫu và lấy giá trị
được xác định là nền khi giá trị đó là giá trị (hoặc khoảng giá trị) có xác suất
tần suất xuất hiện đạt 95% số mẫu phân tích (hoặc phép đo).
9. Suy thoái môi trường
Luật bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa: “Suy thoái môi trường là sự suy
giảm về chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng
xấu đối với con người và sinh vật”.
10. Ô nhiễm môi trường
Luật bảo vệ môi trường 2005 định nghĩa: “Ô nhiễm môi trường là sự biến
đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi
trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật”.
Suy thoái môi trường là giai đoạn đầu của ô nhiễm môi trường vì chưa vi
phạm tiêu chuẩn môi trường.
11. Phân loại chất thải theo tính chất độc hại
Chất thải nguy hại bao gồm các chất hóa học độc hại, chất thải sinh hoạt
các chất dễ cháy nổ, các chất phóng xạ, điện tử, chất thải y tế có nguy cơ đe

dọa sức khỏe con người và sinh vật được phát sinh ra từ sản xuất công
nghiệp, nông nghiệp(thuốc bảo vệ thực vật), bệnh viện (bệnh phẩm, kim
tiêm…) và sinh hoạt, …
Chất thải không nguy hại là các chất không chứa các chất và hợp chất có
mặt trong các đặc tính kể trên. Thường là rác thải sinh hoạt trong gia đình,
đô thị như thực phẩm thừa, lá cây, bao bì, gỗ vụn, gạch ngói, sỏi cát…
5

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

Chương 1. ĐỊNH NGHĨA ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG
Như ta đã biết dự án phát triển thường kéo theo ô nhiễm. Làm thế nào để
phát triển không kéo theo với ô nhiễm? Trong xây dựng dự án chúng ta phải
đưa vào các biện pháp bảo vệ môi trường. Những người chủ dự án vì lợi ích
kinh tế thường không quan tâm đến bảo vệ môi trường nên pháp luật phải có
những quy định bắt buộc nhằm bảo vệ môi trường. Những dự án phát triển
gây tác động đến môi trường đều phải đánh giá tác động môi trường.
Nhìn vào cụm từ “Đánh giá tác động môi trường” chúng ta có thể hiểu
được ý nghĩa của nó, đó là đánh giá tất cả các tác động đang diễn ra hoặc có
thể diễn ra hoặc có thể diễn ra đến môi trường.
1.1.Đánh giá
Đánh giá bao gồm công việc thu thập, chỉnh lý số liệu sau đó tiến hành
phân tích để xác định các tác động. Đánh giá ở đây bao hàm nghĩa xem xét,
cân nhắc mức độ tác động. Kết quả của việc đánh giá giúp cho việc quyết
định lựa chọn được dự án thích hợp.
Khi mà dự án chưa đi vào thực thi, mọi tác động chưa được xảy ra, do đó
đánh giá lúc này chủ yếu là dự báo. Kỹ thuật dự báo tác động cũng khá đa
dạng, có thể dựa vào những tác động mà một dự án đã và đang hoạt động

gây nên hoặc thông qua những mô hình tính toán. Khi dự án đã đi vào hoạt
động thì đánh giá là tiếp tục xem xét các ảnh hưởng có thể nảy sinh ra trong
giai đoạn thi công và hoạt động dự án thông qua hoạt động quản lý và giám
sát.
1.2.Tác động
Theo định nghĩa thông thường thì tác động là hiệu ứng, là ảnh hưởng của
một vật, một quá trình này lên vật hoặc quá trình khác. Nếu theo định nghĩa
này thì có rất nhiều tác động hiện đang tồn tại, không thể liên kết.
Có những tác động rất gần gũi như tác động của bãi rác, con sông bị ô
nhiễm, tiếng ồn trên đường giao thông. Nhưng cũng có những tác động có
quy mô lớn hơn, khó nhận biết cần phải nghiên cứu, xác định như hiệu ứng
nhà kính, trái đất nóng lên, suy giảm tầng ozon.
6

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

Trong đánh giá tác động môi trường, tác động được xác định rõ là tác
động của dự án lên môi trường. Như vậy, muốn ĐTM thì phải trả lời được
các vấn đề như:
- Tác động đó là gì? Thuộc loại nào?
- Phạm vi tác động
- Thời gian tác động
- Mức độ tác động
- Khả năng tích lũy tác động
Đây không phải là vấn đề dễ giải quyết và đôi khi không giải quyết được
hoàn toàn.
Những tác động nào sẽ được đưa vào đánh giá chi tiết trong quá trình
đánh giá tác động môi trường? Người ta đưa vào khái niệm về tác động
“đáng kể” cần đề cập trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Để hiểu

thêm về từ “đáng kể”, chúng ta có thể tham khảo hướng dẫn của Hội đồng
chất lượng môi trường của Mỹ về nghĩa của từ này:
- Tác động lên sức khỏe và an toàn cộng đồng
- Dự án gần với vùng có tài nguyên văn hóa, lịch sử, công viên, trang trại,
đất ngập nước, sông suối tự nhiên hoặc vùng có ý nghĩa sinh thái cao
- Tác động còn phải tranh luận nhiều
- Tác động có mức thay đổi lớn hoặc dị thường hoặc chưa rõ
- Tác động mà các hoạt động dự án có thể đã tạo nên tiền lệ hoặc tác
động đến việc cân nhắc trong tương lai
- Tác động có liên quan đến tác động tích lũy
- Tác động có hại đến khu vực, công trình kiến trúc, đối tượng được kể
đến hoặc được chọn ra và ghi trong sổ sách quốc gia hoặc địa điểm lịch sử
- Tác động có thể gây hại cho loài bị đe dọa tuyệt chủng hoặc nơi cư trú
của chúng đã được xác định trong luật
- Tác động có khả năng vi phạm luật địa phương, quốc gia, quốc tế hoặc
vi phạm điều kiện đã được đặt ra để bảo vệ môi trường
Người ta còn xem xét cả tác động trực tiếp và gián tiếp của dự án đến
môi trường. Nếu như tác động trực tiếp có thể dễ nhận thấy hơn khi nó xảy
ra thì việc nhận biết tác động gián tiếp khó khăn hơn và tốn nhiều thời gian
7

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

hơn. Hiện nay người ta đã khám phá ra những tác động có nguồn gốc từ tác
động xảy ra rất lâu. Những tác động gián tiếp đôi khi rất nguy hiểm. Chính
vì vậy, đã có nhiều dự báo số phận loài người, trái đất theo hướng bi quan.
Chẳng hạn như những nhà kinh tế cổ điển đã dự báo rằng với sự gia tăng dân
số và tăng trưởng kinh tế cao có thể đưa trái đất đến tình trạng hoang tàn.
Tuy nhiên, những dự báo như vậy chưa tính đến vai trò của công nghệ, kỹ

thuật. Song việc xét đến các tác động gián tiếp trong ĐTM là rất cần thiết.
Một nội dung không kém phần quan trọng của ĐTM là tìm biện pháp,
giải pháp giảm nhẹ, khắc phục những tác động có hại. Với biện pháp này,
chúng ta có thể duy trì sự phát triển mà vẫn bảo vệ được môi trường. Nhiều
giải pháp công nghệ, kinh tế đã và đang được áp dụng để giảm bớt lượng
chất thải, xử lý chất thải, giảm bớt và khắc phục hậu quả do dự án mang lại.
Mức độ tác động có thể dựa vào một số tiêu chuẩn của cơ quan y tế thế
giới về khả năng tác động của các chất độc hại đến sức khỏe con người. Mức
độ tác động, mức độ tổn thất do tác động còn có thể đánh giá qua đơn vị tiền
tệ trong các bước đánh giá chi phí - lợi ích mở rộng. Đánh giá chi phí - lợi
ích mở rộng tức là so sánh những lợi ích mà việc thực hiện hoạt động sẽ gây
ra. Lợi ích, chi phí ở đây hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả chi phí và lợi ích
về tài nguyên và môi trường. Tác động tốt, có lợi được coi là lợi nhuận, tác
động có hại được coi là chi phí.
1.3.Đánh giá tác động môi trường
ĐTM thực ra là công việc rất mới, nhưng đã thu được những kết quả to
lớn. Những người trong chúng ta tưởng đã hiểu rõ được bản chất của công
việc này. Song có lẽ mỗi người chỉ nắm bắt được một vài khía cạnh cơ bản
của ĐTM. Một số điểm có thể thống nhất được về công việc này là:
- ĐTM là quá trình xác định khả năng ảnh hưởng đến môi trường xã hội
và cụ thể là đến sức khoẻ của con người.
- Từ đó đánh giá đến tác động đến các thành phần môi trường: vật lý,
sinh học, kinh tế-xã hội nhằm giúp cho việc ra quyết định hợp lý và logic.
- ĐTM còn cố gắng đưa ra biện pháp, nhằm giảm bớt những tác động có
hại, kể cả việc áp dụng các biện pháp thay thế.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chung đầy đủ, vạn
năng về ĐTM. Ta có thể nêu ra một vài ví dụ sau đây để chứng tỏ tính đa
dạng của định nghĩa ĐTM:
- Đánh giá tác động môi trường hoặc phân tích tác động môi trường là sự
xem xét một cách có hệ thống các hậu quả về môi trường của các đề án,

chính sách và chương trình với mục đích chính là cung cấp cho người ra
8

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

quyết định một bản liệt kê và tính toán các tác động mà các phương án hành
động khác nhau có thể đem lại (Clark, Brain D., 1980)
- Đánh giá tác động môi trường được coi là một kỹ thuật, một quá trình
thu thập thông tin về ảnh hưởng môi trường của một dự án từ người chủ dự
án và các nguồn khác, được tính đến, trong việc ra quyết định cho dự án tiến
hành hay không (Do E, 1989)
- Đánh giá tác động môi trường là quá trình thu thập thông tin về ảnh
hưởng, tác động của dự án đề xuất, phân tích các thông tin này và gửi kết
quả tới người ra quyết định (IChemE, 1994)
- Đánh giá tác động môi trường của hoạt động phát triển kinh tế-xã hội là
xác định, phân tích và dự báo những tác động lợi và hại, trước mắt và lâu dài
mà việc thực hiện hoạt động có thể gây ra cho tài nguyên thiên nhiên và chất
lượng môi trường sống của con người tại nơi có liên quan tới hoạt động, trên
cơ sở đó đề xuất các biện pháp phóng tránh, khắc phục các tác động tiêu cực
(Lê Thạc Cán, 1994)
- ĐTM là việc phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án
đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án
đó (Luật BVMT Việt Nam 2005)
Từ các định nghĩa trên có thể thấy sự nhất trí về mục đích và bản chất của
ĐTM. Một số điểm khác biệt trong chúng thể hiện sự khác biệt trong nhận
thức về nghĩa của từ "môi trường" và bản chất dự án được đánh giá.
Thật ra không thể gói gọn toàn bộ công tác ĐTM chỉ vào một vài câu
định nghĩa như vậy. Bởi vì trong quá trình thực hiện ta sẽ thấy từng từ ngữ
đòi hỏi phải có sự định nghĩa, xác định rõ.

9

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

Chương 2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
2.1.Sự ra đời và phát triển của đánh giá tác động môi trường (ĐTM)
2.1.1. Thế giới
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, hoạt động kinh tế khai thác tài
nguyên thiên nhiên, xây dựng đô thị, nhà máy, xí nghiệp và nhiều công trình
khác bên cạnh những cái được cho sản xuất và nâng cao đời sống cho con
người, đồng thời cũng đã gây ra nhiều phiền toái có hại cho môi trường và
sức khỏe cộng đồng. Sự phát triển kinh tế xã hội luôn có hai mặt lợi và hại
đối với cuộc sống. Sự lợi và hại đó có thể xảy ra trước mắt hoặc lâu dài, có
thể trực tiếp hoặc gián tiếp, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Sự hiểu biết
và phòng tránh các tiêu cực của con người qua các thời kỳ lịch sử có khác
nhau. Từ thưở ban đầu khi mà ông cha ta chưa có hiểu biết và ý thức rõ ràng
về ô nhiễm và suy thoái môi trường như bây giờ, nhưng cũng đã làm việc
phòng tránh ô nhiễm và bảo vệ môi trường. Ví dụ như việc làm hướng nam
để tránh gió mùa Đông Bắc giá rét hay cấm phá rừng thì lập các miếu thờ
thần linh đặt bảng cắm ở cửa rừng. Khi công nghiệp và nông nghiệp phát
triển, con người đứng trước những thử thách lớn về môi trường. Với sự phát
triển của xã hội chủ nghĩa, nhiều nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, kỹ
thuật tiên tiến đã được khám phá. Trong nông nghiệp để đạt được năng suất
cao của cây trồng, con người đã lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ
thực vật, gây ô nhiễm môi trường nước và đất nghiêm trọng. Các hoạt động
phát triển đó của con người đã can thiệp trực tiếp và đôi khi tác động thô bạo
vào các hệ tự nhiên. Đặc biệt là trong thế kỷ XX, sau chiến tranh thế giới thứ
lần thứ hai kết thúc, các nước bị chiến tranh tàn phá đã bước vào thời kỳ

khôi phục kinh tế sau chiến tranh. Nhiều nước đã bước vào công nghiệp hóa
và hiện đại hóa đất nước. Một số nhân tố mới như cách mạng khoa học kỹ
thuật, sự bùng nổ dân số, sự phân hóa các quốc gia giàu nghèo đã can thiệp
và tác động mạnh mẽ vào tài nguyên và môi trường.
Đánh giá tác động môi trường ra đời nhằm mục đích giảm bớt và ngăn
ngừa sự ô nhiễm và suy thoái môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế
xã hội gây ra.
Từ những năm 1960 – 1970, ở các nước tư bản phương Tây bắt đầu có sự
lo lắng và quan tâm đối với tài nguyên và môi trường sống của con người.
Vấn đề bảo vệ tài nguyên và môi trường đã trở thành vấn đề chính trị bức
xúc trong xã hội, đòi hỏi chính phủ các nước phải có chủ trương, đường lối
10

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

và chính sách giải quyết. Năm 1969, Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Chính sách
môi trường và người ta lấy năm này làm thời điểm ra đời của ĐTM. Vào đầu
năm 1970, Quốc hội nước này đã ban hành luật và chính sách quốc gia về
môi trường và gọi tắt là NEPA. Luật này quy định rằng tất cả các dự án phát
triển kinh tế xã hội quan trọng ở cấp liên bang muốn được xét duyệt và
thông qua bắt buộc phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Một số
thuật ngữ đã được đưa ra liên quan tới quá trình tuân thủ Đạo luật Chính
sách Môi trường của Mỹ. Ba thuật ngữ quan trọng nhất trong số đó là: Kiểm
kê hiện trạng môi trường – Environmental Inventory là hoạt động nhằm mô
tả toàn diện về môi trường đang tồn tại ở vùng dự định đặt dự án hoặc vùng
có các hoạt động xảy ra, Đánh giá tác động môi trường – Environmental
Impact Assessment được định nghĩa là sự xác định, đánh giá các tác động
(hoặc ảnh hưởng) có thể xảy ra của các dự án, các quy hoạch phát triển hoặc
các quy định luật pháp liên quan tới môi trường, Báo cáo Đánh giá tác động

môi trường của một dự án là văn bản chính yếu, tường trình tất cả kết quả
của công tác đánh giá tác động môi trường.
Sau Hoa Kỳ, các nước phương tây khác như Canada, Australia, Anh,
Nhật, Đức đã lần lượt ban hành những luật pháp hoặc quy định với mức độ
khác nhau về đánh giá tác động môi trường của các dự án phát triển kinh tế
xã hội của nước mình.
Vào những năm 1970 – 1980 một số nước đang phát triển ở Châu Á Thái
Bình Dương như Thái Lan, Hàn Quốc, Philipin, Indonesia, Malaysia…,
cũng đã ban hành các quy định chính thức hoặc tạm thời về đánh giá tác
động môi trường. Ở Trung Quốc trong thời kỳ thực hiện bốn hiện đại đất
nước, với sự giúp đỡ của các nước phương Tây và các tổ chức Quốc tế cũng
đã quan tâm và tiến hành ĐTM đối với các dự án phát triển kinh tế xã hội
của nước mình. Theo tư liệu của chương trình Liên hiệp Quốc vào năm
1985, các nước phát triển trên thế giới đã có tới 3/4 số nước đã có quy định
về ĐTM với những mức độ yêu cầu khác nhau.
Các tổ chức quốc tế cũng đã quan tâm nhiều đến ĐTM. Năm 1972 Liên
Hiệp Quốc đã tổ chức hội nghị quốc tế về môi trường. Chương trình môi
trường của Liên Hiệp Quốc cũng đã được thành lập với mục đích là cung
cấp các tư liệu và cơ sở khoa học cần thiết cho việc xác định đường lối phát
triển kinh tế của các quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới cũng đã ban hành các
quy định về chất lượng nước uống và không khí nhằm đảm bảo an toàn cho
sức khỏe của con người. Tổ chức UNESCO đã xây dựng chương trình con
người và sinh quyển. Năm 1980 ba tổ chức UNEP, UNDP và WB đã công
11

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

bố “Tuyên bố về các chính sách và thủ tục về môi trường”. Nội dung của
Tuyên bố nói lên quan điểm phát triển kinh tế phải kết hợp với bảo vệ môi

trường và các nước được viện trợ hay vay vốn của Liên Hiệp Quốc phải có
báo cáo ĐTM. Các ngân hàng lớn đã có những hướng dẫn cụ thể đối với
ĐTM các dự án vay vốn của mình. Tiếng nói của Ngân hàng trong trường
hợp này rất có hiệu lực vì họ nắm trong tay các nguồn tài chính mà các dự
án rất cần cho sự đầu tư của mình. Một công việc mà các tổ chức này thực
hiện rất có hiệu quả là mở các khóa học về ĐTM ở nhiều nơi trên thế giới,
đặc biệt là ở các nước đang phát triển.
Bảng 1: Yêu cầu chính thức đối với ĐTM ở một số quốc gia trên thế giới.
Tên quốc gia Năm Tên quốc gia Năm Tên quốc gia Năm
Hoa kỳ 1969 Indonesia 1982 Anh 1988
Nhật bản 1972 Nam triều tiên 1981 Ireland 1988
Hồng Kông 1972 Thụy Sĩ 1983 Ý 1988
Singapore 1972 Thái lan 1984 Ba lan 1989
Canada 1973 Malaysia 1985 Norway 1989
Úc 1974 Bỉ 1985 Đan mạch 1989
Đức 1975 Hy lạp 1986 Luxembourg 1990
Pháp 1976 Hà lan 1986 Cộng Hòa Crech 1991
Philippenes 1977 Tây ban nha 1986 New Zealand 1991
Đài Loan 1979 Thụy Điển 1987 Việt Nam 1993
Trung Quốc 1979 Bồ đào nha 1987
2.1.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, vào thời điểm hình thành ĐTM, chúng ta còn phải tập trung
hết sức người sức của vào công cuộc giải phóng đất nước và sau đó là khôi
phục, xây dựng lại những gì đã bị hủy hoại trong chiến tranh. ĐTM ra đời
vào giữa năm 1984 khi có chương trình nghiên cứu Tài nguyên và Môi
trường tiến hành nghiên cứu một số vấn đề về suy thoái tài nguyên và môi
trường ở Việt Nam như suy thoái đất, suy thoái rừng, suy thoái đa dạng sinh
học ở nhiều vùng lãnh thổ Việt Nam. Nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tiếp
cận công tác ĐTM thông qua các hội thảo khoa học và các khóa đào tạo.
Báo cáo ĐTM đầu tiên được thực hiện ở dự án xây dựng nhà máy thủy điện

Trị An năm 1985 và tiếp theo là ban hành quyết định của chính phủ về công
tác điều tra cơ bản (tương tự như công tác kiểm kê hiện trạng môi trường ở
Mỹ), sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Quyết
định đã khẳng định rằng các dự án công trình xây dựng cơ bản quan trọng và
12

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

các chương trình phát triển kinh tế xã hội với quy mô lớn đều cần phải xem
xét về ĐTM trước khi xét duyệt thực hiện. Từ đó chúng ta đã tiến hành
ĐTM nhà máy hóa dầu ở thành phố Hồ Chí Minh, hệ thống tưới tiêu Quản
Lộ, Phụng Hiệp ở đồng bằng sông Cửu Long do công ty ESSA, Canada thực
hiện với sự cộng tác của các chuyên viên Việt Nam do Trung tâm môi
trường thành phố Hồ Chí Minh thực hiện. Đối với một số nhà máy xí nghiệp
cũ được xây dựng trước năm 1984, nay cũng đã tiến hành ĐTM như nhà
máy giấy Bãi Bằng Vĩnh Phú, nhà máy phân lân Hà Bắc v.v. và các dự án
phát triển kinh tế xã hội mới như hệ thống thủy nông Thạch Nham ở Quảng
Ngãi, dự án khai hoang lấn mặn ở Nam Uông Bí… Về Pháp chế chính phủ
đã công bố luật bảo vệ môi trường năm 1993 và nghị định 175/CP của chính
phủ năm 1994. Luật BVMT 1993 đã nêu rõ tất cả các dự án phát triển kinh
tế - xã hội và các công trình xây dựng cơ bản trước khi xét duyệt thực thi
phải có báo cáo ĐTM. Sau khi luật BVMT được thông qua và có hiệu lực,
công tác ĐTM đã được triển khai nhanh chóng. Từ 1993 – 1995 đã có 423
báo cáo ĐTM trình nộp lên Bộ KHCN&MT. Ngoài ra, một số lớn báo cáo
ĐTM được nộp cho Sở KHCN&MT ở các tỉnh.
Từ 1994 đến 1998 Bộ KHCN&MT đã ban hành nhiều văn bản hướng
dẫn công tác ĐTM và tiêu chuẩn môi trường góp phần đưa công tác ĐTM ở
Việt Nam dần đi vào nề nếp. Ngày 25/03/1995, Bộ trưởng bộ KHCN&MT
đã ra quyết định số229/QĐ/TDC chính thức công bố 10 tiêu chuẩn môi

trường nước và không khí quốc gia. Tiếp theo có nhiều văn bản dưới luật về
BVMT đã ra đời, đặc biệt là chiến lược BVMT quốc gia đến năm 2010 và
định hướng đến năm 2020, quản lý và quy hoạch môi trường trong thời kỳ
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. BVMT đã trở thành quốc sách của
nước ta hiện nay. Từ năm 1980, vấn đề ĐTM đã được nhà nước quan tâm,
nhưng mãi sau khi có Luật BVMT thì việc triển khai có hệ thống từ Trung
ương đến địa phương, và đến khắp các bộ, ngành. Tính đến cuối năm 2004,
số báo cáo ĐTM cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội đã có 26.800 được
thực hiện, trong đó có 800 báo cáo ĐTM thuộc cấp Trung ương quản lý và
26.000 thuộc cấp địa phương quản lý. Ngoài ra đã có 9 dự thảo hướng dẫn
ĐTM của các chuyên ngành: Thủy điện, Nhiệt điện, Quy hoạch đô thị, Quy
hoạch khu công nghiệp, Đường giao thông, Khai thác mỏ đá xây dựng, Nhà
máy xi măng, Sản xuất rượu, bia, Xí nghiệp dệt, nhuộm đã được đưa lên
trang web của Cục bảo vệ môi trường Việt Nam theo địa chỉ
www.nea.gov.vn nay là www.vea.gov.vn
Đến năm 2005 Luật BVMT Việt Nam đã được sửa đổi và được Quốc hội
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2005. Trong luật 2005 có nhiều quy định
13

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

bổ sung về ĐTM tại chương 3. Kèm theo đó, Nghị định 80 cũng quy định
chi tiết hơn về ĐTM và cam kết BVMT tại mục 2. Thông tư số 08/2006/TT-
BTNMT của bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn chi tiết về đánh giá
môi trường chiến lược (ĐMC), ĐTM và cam kết BVMT. Thông tư này cũng
kèm theo các bảng phụ lục về các biểu mẫu liên quan đến lập báo cáo, xin
thẩm định và phê duyệt báo cáo ĐMC, ĐTM,và bảng cam kết BVMT. Đến
năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định 21/2008/NĐ-CP quy định sửa đổi,
bổ sung một số điều của nghị định 80/2006. Sau đó Bộ Tài nguyên và Môi

trường cũng ban hành thông tư 05/2008/TT-BTNMT hướng dẫn ĐMC,
ĐTM và cam kết BVMT. Thông tư này được thay thế cho thông tư
08/2006/TT-BTNMT. Những thay đổi này góp phần nâng cao hiệu quả công
tác đánh giá tác động môi trường, góp phần bảo vệ môi trường Việt Nam.
Đến năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18 tháng 4 năm 2011 Quy định về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh
giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường thay cho Nghị định
80/2006/NĐ-CP và Nghị định 21/2008/NĐ-CP. Và sau đó thông tư
26/2011/TT-BTNMT ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày
18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về Đánh giá môi trường chiến
lược, Đánh giá tác động môi trường, Cam kết bảo vệ môi trường.
Công tác ĐTM của nước ta trong thời gian qua so với yêu cầu đặt ra vẫn
còn nhiều điểm hạn chế, cần khắc phục. Vẫn còn xảy ra tình trạng ở nhiều
địa phương nhiều công trình khi đi vào hoạt động có những ảnh hưởng xấu
đến môi trường do sự tuân thủ các quy định pháp luật về đánh giá tác động
môi trường còn hạn chế, chất lượng báo cáo cũng như năng lực thẩm định
các báo cáo đánh giá tác động môi trường còn chưa tốt. Bên cạnh đó, hoạt
động sau thẩm định cũng như sự tham gia của cộng đồng trong quá trình
đánh giá tác động môi trường còn nhiều bất cập. Đặc biệt là một số nội dung
của công tác này như đánh giá tác động môi trường tổng hợp ở một số vùng
hay ở phạm vi xuyên biên giới vẫn chưa được tiến hành (Báo cáo tổng kết
công tác ĐTM ngày 27/12/2004)
Hiện nay ĐTM đã trở thành bộ môn khoa học môi trường, có phương
pháp luận nghiên cứu của mình và đã được ứng dụng rộng rãi để giảng dạy
trong một số trường đại học và cao đẳng chuyên ngành ở một số nước trên
thế giới và ở nước ta. Bộ môn ĐTM ngày càng có những bước tiến quan
trọng và phát triển nhanh chóng, góp phần thiết thực vào sự nghiệp bảo vệ
14


Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

tài nguyên thiên nhiên và môi trường của mỗi quốc gia và cộng đồng quốc
gia trên toàn thế giới.
2.2.Mục đích, ý nghĩa và đối tượng của ĐTM
2.2.1. Mục đích
Theo Alan Gilpin (ĐTM, 1995), đã chỉ ra vai trò và mục đích của ĐTM
trong xã hội với 10 điểm chính sau:
- ĐTM nhằm cung cấp một quy trình xem xét tất cả các tác động có hại
đến môi trường của các chính sách, chương trình hoạt động và của các dự
án. Nó góp phần loại trừ cách "đóng cửa" ra quyết định, như vẫn làm trước
đây, không tính đến ảnh hưởng môi trường trong các khu vực công cộng và
tư nhân.
- ĐTM tạo ra cơ hội để có thể trình bày với người ra quyết định về tính
phù hợp của chính sách, chương trình, hoạt động, dự án về mặt môi trường,
nhằm ra quyết định có tiếp tục thực hiện dự án hay không.
- Đối với các chương trình, chính sách, hoạt dộng, dự án được chấp nhận
thực hiện thì ĐTM tạo ra cơ hội trình bày sự phối kết hợp các điều kiện có
thể giảm nhẹ tác động có hại tới môi trường.
- ĐTM đã tạo ra phương thức để cộng đồng có thể đóng góp cho quá
trình ra quyết định, thông qua các đề nghị bằng văn bản hoặc ý kiến gửi tới
người ra quyết định. Công chúng có thể tham gia vào quá trình này trong các
cuộc họp công khai hoặc trong việc hoà giải giữa các bên (thường là bên gây
tác động và bên chịu tác động)
- Với ĐTM, toàn bộ quá trình phát triển được công khai để xem xét một
cách đồng thời và tất cả các bên: bên đề xuất dự án, Chính phủ và cộng
đồng, điều đó góp phần lựa chọn được dự án tốt hơn để thực hiện.
- Những dự án mà về cơ bản không đạt yêu cầu hoặc đặt sai vị trí thì có
xu hướng tự loại trừ, không phải thực hiện ĐTM và tất nhiên là không cần

cả đến sự chất vấn của công chúng.
- Thông qua ĐTM, nhiều dự án được chấp nhận nhưng phải thực hiện
những điều kiện nhất định, chẳng hạn như chủ dự án phải đảm bảo quá trình
đo đạc, giám sát, lập báo cáo, hàng năm phải có phân tích sau dự án và kiểm
toán độc lập.
- Trong ĐTM phải xem xét đến các khả năng thay thế, chẳng hạn chư
công nghệ, địa điểm đặt dự án phải được xem xét hết sức cẩn thận
- ĐTM được coi là công cụ phục vụ phát triển, khuyến khích phát triển
tốt hơn, trợ giúp cho tăng trưởng kinh tế.
15

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

- Trong nhiều trường hợp, ĐTM chấp nhận sự phát thải, kể cả phát thải
khí nhà kính cũng như việc sử dụng không hợp lý tài nguyên ở mức độ nào
đấy, nghĩa là chấp nhận phát triển, tăng trưởng kinh tế.
2.2.2. Ý nghĩa
- ĐTM là một công cụ quản lý môi trường quan trọng đóng góp tích cực
cho sự phát triển bền vững. Nó không nhằm thủ tiêu, loại trừ hay gây khó dễ
cho phát triển kinh tế-xã hội như nhiều người lầm tưởng mà hỗ trợ phát triển
theo hướng đảm bảo hiệu quả kinh tế và bảo vệ môi trường. Vì vậy nó góp
phần vào mục tiêu phát triển bền vững.
- ĐTM đưa dự án vào đúng bối cảnh môi trường và xã hội của nó. ĐTM
không xem xét các dự án một cách riêng lẻ mà đặt chúng trong xu thế phát
triển chung của khu vực, của quốc gia và rộng hơn là của toàn thế giới. Khi
đánh giá một dự án cụ thể bao giờ cũng xem xét thêm các dự án, phương án
thay thế, nghĩa là xét đến các dự án có thể cùng đầu ra nhưng có công nghệ
sử dụng khác nhau hoặc đặt ở các vị trí khác nhau. Hơn nữa, mỗi khu vực
luôn có chất lượng môi trường "nền", mà khi đặt dự án vào cần phải cân

nhắc kỹ, tránh gây các tác hại tích luỹ ở mức độ cao cho một khu vực.
- ĐTM tăng cường trách nhiệm của các bên liên quan trong quá trình phát
triển, huy động được sự đóng góp của đông đảo tầng lớp trong xã hội. Nó
góp phần nâng cao trách nhiệm của các cấp quản lý, của chủ dự án đến việc
bảo vệ môi trường. Đồng thời, ĐTM liên kết được các nhà khoa học trong
các lĩnh vực khác nhau, nhằm giải quyết công việc chung là đánh giá mức độ
tác động môi trường của các dự án, giúp cho người ra quyết định chọn được
dự án phù hợp với mục tiêu bảo vệ môi trường. ĐTM cũng phát huy được
tính công khai của việc lập, thực thi dự án và ý thức của cộng đồng trong
việc tham gia ĐTM nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung.
- ĐTM giúp kết hợp các công tác bảo vệ môi trường trong thời gian dài.
Mọi tác động được tính đến không chỉ qua mức độ mà còn theo khả năng
tích luỹ, khả năng kéo dài theo thời gian. Trong thực tế, nhiều vấn đề được
bỏ qua trong quá khứ đã gây tác động có hại cho hiện tại và mai sau, nhiều
hoạt động gây rủi ro lớn đã xảy ra buộc chúng ta phải cân nhắc kỹ.
- ĐTM khuyến khích công tác quy hoạch tốt hơn. Việc xem xét kỹ lưỡng
các dự án và những dự án có khả năng thay thế từ công tác ĐTM sẽ giúp cho
dự án hoạt động có hiệu quả hơn.
- ĐTM có thể tiết kiệm được thời gian và tiền của trong thời hạn phát
triển lâu dài. Qua các nhân tố môi trường tổng hợp, được xem xét đến trong
quá trình ra quyết định ở giai đoạn quy hoạch mà các cơ sở và Chính phủ
tránh được những hoạt động sai lầm, phải khắc phục trong tương lai.
16

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

- ĐTM làm cho dự án có hiệu quả hơn về mặt kinh tế xã hội. Các đóng
góp của cộng đồng trước khi dự án được đầu tư, hoạt động có thể nâng cao
mối liên hệ cộng đồng và hiệu quả đầu tư. Thực hiện công tác ĐTM tốt có

thể đóng góp cho sự phát triển thịnh vượng trong tương lai. Thông qua các
kiến nghị của ĐTM, việc sử dụng tài nguyên sẽ thận trọng hơn và giảm sự
đe doạ của suy thoái môi trường đến sức khoẻ con người và hệ sinh thái.
Những ý nghĩa nêu trên sẽ được làm rõ thêm thông qua nội dung, cách
thức tiến hành cũng như áp dụng kết quả ĐTM ở những phần tiếp theo.
2.2.3. Đối tượng
Đối tượng chính thường gặp và có số lượng lớn nhất là các dự án phát
triển cụ thể. Những đối tượng đó có thể là: một nhà máy thủy điện, công
trình xây dựng đường xá…
Tất nhiên không phải tất cả các dự án đều phải tiến hành ĐTM như nhau.
Mỗi quốc gia, căn cứ vào những điều kiện cụ thể, loại dự án, quy mô dự án,
khả năng gây tác động mà có quy định mức độ đánh giá đối với mỗi dự án
cụ thể. Các tổ chức quốc tế cũng phân loại dự án theo mức yêu cầu ĐTM.
Chẳng hạn, Ngân hàng phát triển châu Á chia các dự án thành 3 nhóm:
- Nhóm A: Là những dự án nhất thiết phải tiến hành ĐTM đầy đủ, nghĩa
là phải lập, duyệt báo cáo ĐTM và kiểm soát sau khi dựa án đã đi vào hoạt
động. Thuộc về nhóm này là những dự án có thể gây tác động lớn, làm thay
đổi các thành phần môi trường, cả môi trường xã hội, vật lý và sinh học.
- Nhóm B: Không cần tiến hành ĐTM đầy đủ nhưng phải kiểm tra các tác
động môi trường. Thường thì những dự án thuộc nhóm này là dự án có quy
mô nhỏ hơn các dự án thuộc nhóm A, chẳng hạn nhà máy nhiệt điện quy mô
lớn thuộc nhóm A, còn ở quy mô vừa và nhỏ thuộc nhóm B.
- Nhóm C: Là nhóm các dự án không phải tiến hành ĐTM. Thường thì
những dự án này không gây tác động đáng kể hoặc những tác động có thể
khắc phục được.
Mỗi nước đều có danh mục các dự án yêu cầu phải tiến hành ĐTM một
cách đầy đủ. Ở nước ta, Ở Việt Nam, luật BVMT 1993 có quy định danh
mục dự án không cần lập ĐTM, bắt buộc lập ĐTM và bắt buộc đăng ký đạt
tiêu chuẩn môi trường. Tuy nhiên, LBVMT 2005 quy định 3 nhóm dự án
cần ĐTM khác nhau.

- Dự án phải lập báo cáo ĐMC (quy định tại điều 14_LBVMT_2005)
- Dự án phải lập báo cáo ĐTM (quy định tại điều 18_LBVMT_2005)
- Dự án chỉ cần lập bản cam kết bảo vệ môi trường (quy định tại điều
24_LBVMT_2005).
17

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

Số dự án thuộc danh mục bắt buộc lập báo cáo ĐTM cũng tăng lên từ 41
(trước năm 2005) đến 102 (từ 2006), 162 (năm 2008) và 146 (năm 2011);
đồng thời quy mô dự án cần lập báo cáo ĐTM cũng thay đổi.
Chính vì có sự quy định khác nhau mà cùng một loại dự án, cùng quy mô
nhưng quốc gia này yêu cầu phải tiến hành lập báo cáo ĐTM đầy đủ trong
khi ở nước khác lại cho là hoạt động không cần ĐTM. Chẳng hạn, để
khuyến khích các dự án phát triển năng lượng thì một số quốc gia không yêu
cầu ĐTM đối với các dự án phát triển nhiệt điện, trong khi ở một số nước,
dự án này phải có báo cáo ĐTM để các cấp có thẩm quyền xem xét.
Ngoài những dự án cụ thể, ĐTM còn áp dụng cả những đối tượng có quy
mô lớn hơn nữa, đó là các chương trình phát triển, chính sách phát triển.
Trong quy trình ĐTM các dự án cụ thể, công việc quan trọng nhất là lập báo
cáo ĐTM. Vì số lượng các dự án cụ thể rất lớn, nên cũng có nhiều hướng
dẫn việc lập các loại báo cáo này. Hơn nữa, các đối tượng dự án quy mô lớn
hơn lại bao gồm nhiều dự án cụ thể. Các đối tượng này cần tiếp cận ĐTM
theo một phương hướng khác được gọi là "Đánh giá môi trường chiến lược".
Cho đến nay, ĐMC đang trong giai đoạn khởi đầu, vì vậy còn nhiều vấn đề
cần được nghiên cứu thêm.
Trong giới hạn môn học, chỉ quan tâm đến đối tượng là các dự án cụ thể
cần phải lập báo cáo ĐTM. Theo Nghị định 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng
4 năm 2011 của Chính phủ, danh mục các dự án cần phải lập báo cáo ĐTM

là 146 dự án.
2.2.4. Vai trò và trách nhiệm của cơ quan và cá nhân tham gia ĐTM
* Cơ quan quản lý ĐTM
- Bộ Tài nguyên & môi trường
- Cục Môi trường
- Sở Tài nguyên & môi trường
- Phòng Tài nguyên & môi trường
Có vai trò:
- Tư vấn ĐTM
- Tổ chức điều hành thẩm định ĐTM
- Phê duyệt báo cáo ĐTM
- Thẩm tra việc thực hiện giải pháp BVMT
* Chủ dự án
- Tư nhân, liên doanh, nhà nước, tổ chức đầu tư nước ngoài
Nhiệm vụ:
- Cung cấp thông tin cần thiết về dự án cho quá trình ĐTM
- Cung cấp kinh phí thực hiện ĐTM
18

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

- Trả lời phản biện khi thẩm định
- Thực hiện biện pháp giảm thiểu tác động
- Thực hiện (có thể) giám sát môi trường
* Cơ quan quản lý khác
- Các Bộ ngành liên quan
- Các Sở ngành liên quan
Vai trò:
- Hỗ trợ cho quá trình ĐTM (nếu cần)

- Tham gia thẩm định (nếu cần)
* Các chuyên gia
- Trường đại học, Viện nghiên cứu
- Tổ chức phi chính phủ…
Vai trò:
- Giúp chủ dự án thực hiện ĐTM
- Tư vấn xây dựng biện pháp giảm thiểu
- Lập kế hoạch quản lý và giám sát môi trường
- Tham gia thẩm định ĐTM (nếu cần)
- Đào tạo cán bộ có thể thực hiện ĐTM
* Cộng đồng
- Những người trong và quanh khu vực dự án
- Ủy ban nhân dân xã, Ủy Ban mặt trận tổ quốc xã nơi đặt dự án
Vai trò:
- Giúp nhận dạng các tác động môi trường (tự nhiên và xã hội)
- Cung cấp thêm thông tin về hiện trạng điều kiện tự nhiên, tài nguyên
môi trường và kinh tế xã hội quanh khu vực đặt dự án
* Các tổ chức tài trợ Quốc tế
- Hỗ trợ về tài chính
- Hỗ trợ về kinh nghiệm, kỹ thuật cho quy trình thực hiện ĐTM
19

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

Chương 3. TRÌNH TỰ THỰC HIỆN ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
MÔI TRƯỜNG
Đánh giá tác động môi trường là một việc rất quan trọng có ích, có ý
nghĩa thực tế đối với hoạt động kinh tế - xã hội của một quốc gia, một khu
vực. Mặt khác, công tác ĐTM lại là một quá trình tổng hợp vừa phân tích

vừa nghiên cứu rất phức tạp với nhiều lĩnh vực khoa học kinh tế và công
nghệ khác nhau do đó rất tốn kém về tài chính. Hơn thế nữa để thực hiện
một ĐTM thường phải sử dụng nhiều chuyên gia có kinh nghiệm và trình độ
cao và mất nhiều thời gian để hoàn tất.
3.1.Chi phí và lập dự trù chi phí trong ĐTM
Để thực hiện ĐTM cần nhiều khoản chi phí tốn kém, chi phí này được
lấy từ trong kinh phí dự án cho các hoạt động thu thập, xử lý số liệu, biên
soạn báo cáo và các hoạt động khác, vì vậy nguyên tắc tiết kiệm được đặt ra
đối với ĐTM. Chi phí này có tính chất trước mắt, trong thời gian ngắn và
chủ yếu do chủ dự án chịu. Tuy nhiên, cần nhận thức rõ rằng chi phí đầu tư
cho ĐTM sẽ tiết kiệm kinh phí chung của việc thực hiện dự án và làm tăng
hiệu quả hoạt động kinh tế thông qua những lợi ích lâu dài và phổ biến của
nó. Đó là việc ngăn ngừa những hiểm họa môi trường (nếu không được ngăn
ngừa xã hội phải khắc phục chúng trong các giai đoạn sau) và hướng tới sự
phát triển bền vững. Các hoạt động kinh tế của dự án được tăng cường (có
lợi cả cho chủ dự án và cho quốc gia), bởi vì các dự án được thiết kế tốt hơn
và được phê duyệt kịp thời hơn.
Theo Alan Gilpin (1995), có thể tách chi phí ĐTM thành:
3.1.1. Chi phí trực tiếp
Chi phí này đối với công ty lớn chiếm tỉ lệ nhỏ của tổng kinh phí dự án.
Chẳng hạn, Văn phòng Kinh tế công nghệ của Úc (1990) đã ước tính chi phí
này dưới 1%, cơ quan quản lý và bảo vệ môi trường Đài Loan ước tính vào
khoảng 0.1-1.5% tổng kinh phí dự án.
Đây là kinh phí dành trực tiếp cho công tác ĐTM, không kể các chi phí
dành cho việc khống chế ô nhiễm. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng chi
phí thực thi ĐTM rất quan trọng đối với các nước đang phát triển, bởi vì chi
phí luôn là sự câu thúc, sự thúc ép mới có được. Tuy nhiên phải hết sức tiết
kiệm trong việc thực hiện ĐTM. Chi phí này thường thay đổi trong khoảng
0.1-5% tổng chi phí dự án, phụ thuộc vào:
20


Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

* Các kiểu dự án, bản chất dự án: những dự án gây tác động lớn đến môi
trường thường phải được đánh giá cẩn thận hơn nên chi phí đánh giá phải
cao hơn.
* Quy mô dự án: cùng loại dự án nhưng quy mô dự án khác nhau thì chi
phí cho ĐTM cũng khác nhau. Dự án quy mô lớn hơn thì tổng chi phí cho
ĐTM cao hơn nhưng tỷ lệ giữa chi phí này so với tổng chi phí dự án lại nhỏ
hơn.
* Chất lượng ĐTM: để có ĐTM chất lượng cao phải chi phí cao hơn, bởi
vì nó sử dụng những phương pháp đánh giá hiệu quả, đội ngũ chuyên gia
lành nghề Việc mời chuyên gia giỏi tham gia sẽ phải trả nhiều chi phí hơn
những chuyên gia bình thường.
* Phương pháp, kỹ thuật sử dụng: khi sử dụng phương pháp hiện đại,
phức tạp thì chi phí tăng lên, chẳng hạn dùng kỹ thuật viễn thám sẽ tốn kém
hơn dùng các kỹ thuật khác.
* Thời gian đánh giá: với các dự án khác nhau, đòi hỏi thời gian thực
hiện ĐTM khác nhau, phụ thuộc vào kiểu, bản chất, quy mô dự án cũng như
phương pháp, kỹ thuật được sử dụng và chất lượng những người tham gia
đánh giá. Nếu để thời gian kéo dài thì chi phí tăng cao. Vì vậy, một trong
những chỉ tiêu ĐTM là phải làm sớm và nhanh. Trong thực tế, một khi nhà
đầu tư cần hoàn thành báo cáo ĐTM nhanh để cho dự án được thực thi thì
cũng làm chi phí tăng cao.
* Khả năng số liệu: cơ sở dữ liệu dùng để đánh giá ở các nước khác nhau
cũng khác nhau. Ở các nước phát triển, cơ sở dữ liệu tốt hơn, đầy đủ hơn các
nước đang phát triển nên chi phí cần thiết cho việc thu thập và xử lý số liệu
cũng ít hơn. Tóm lại, nguồn số liệu hiện có càng đầy đủ thì chi phí càng ít và
ngược lại.

Ngoài ra, phạm vi, vị trí đặt dự án, số lượng, phẩm chất người đánh giá
và một số nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến chi phí thực hiện ĐTM.
3.1.2. Chi phí gián tiếp
Trong quá trình thực hiện ĐTM thường phát sinh những trở ngại chậm
trễ từ nhiều phía, nhưng có thể tránh được các trở ngại chậm trễ này nếu có
quy hoạch tốt. Song nhiều khi chúng xuất hiện và rất khó dự báo. Nguyên
nhân phát sinh thường là:
* Thiếu sự hợp tác giữa các cơ quan hoặc các cấp chính quyền có liên
quan
* Nhu cầu đối lập nhau giữa các cơ quan và các cấp chính quyền
* Không đúng theo thời hạn (từ phía các cơ quan và Chính phủ)
* Gia tăng số cơ quan, các cấp chính quyền có liên quan
21

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

* Sự phản đối của công chúng
* Những thiếu sót trong báo cáo ĐTM được các cơ quan và cá nhân phát
hiện ra
Những điều này đòi hỏi phải được nghiên cứu thêm, nghĩa là phải tốn
thêm kinh phí. Kinh phí khi có sự ngăn cản làm chậm trễ-chi phí gián tiếp
cao hơn so với chi phí trực tiếp, có thể lên tới 10% tổng chi phí dự án. Vì
vậy phải hết sức tránh loại chi phí này.
3.1.3. Chi phí kiểm soát ô nhiễm
Chi phí này được dùng để thực hiện các giải pháp xử lí, khống chế ô
nhiễm. Loại chi phí này chiếm tỷ lệ khá cao trong tổng chi phí dự án. Đối
với các ngành công nghiệp ở châu Âu và Bắc Mỹ, chi phí này chiếm khoảng
20% đối với công nghiệp gang thép, 12% đối với ngành kim loại màu, 11%
đối với nhà máy điện. Ngoài ra, phải tính đến chi phí mua đất làm các vùng

đệm, tạo cảnh quan, hàng cây che chắn
Một vấn đề đặt ra là làm thế nào để giảm bớt chi phí cho ĐTM. Một
trong các biện pháp là tách quá trình thành các bước khi cần thiết. Các bước
này tạo thành quy trình ĐTM.
Kinh nghiệm trong hơn 20 năm thực hiện ĐTM trên thế giới cho thấy
trình tự này được thiết lập và thực hiện ở các nước có khác nhau. Ta có thể
sơ đồ dưới đây làm ví dụ:
3.2.Quy trình chung đánh giá tác động môi trường trên thế giới
ĐTM đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết những vấn đề có liên
quan đến môi trường, góp phần xây dựng các luận cứ môi trường và phát
triển bền vững. ĐTM là một quá trình được thực hiện qua nhiều bước, trong
đó nhiều vấn đề môi trường được đưa ra xem xét để quyết định việc thực
hiện các dự án. Hiệu quả của hệ thống ĐTM phụ thuộc vào các bước cụ thể
trong hệ thống đó.
Ở sơ đồ 3.1. là các bước thực thi ĐTM áp dụng ở Mỹ trong đó có bước
lập báo cáo ĐTM. Một số hoạt động được nhóm lại thành quy trình bao
gồm: lược duyệt môi trường, xác định phạm vi, soạn báo cáo ĐTM, lấy ý
kiến cộng đồng, ra quyết định, kiểm toán, kiểm soát khi dự án được thực thi.
Sơ đồ 3.2. chỉ ra quy trình đánh giá tác động môi trường được Cộng đồng
châu Âu đề nghị áp dụng. Về cơ bản, sơ đồ này giống sơ đồ 3.1. nhưng nhấn
mạnh và cụ thể hóa hơn các bước lấy ý kiến, nhận xét và xác định các biện
pháp giảm thiểu.
22

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

23

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012

Dự án được xem xét
Cơ quan lập báo cáo ĐTM
Kiểm soát môi trường
Cơ quan quyết định, ký biên bản quyết định
Cơ quan chuẩn bị tuyên bố
không có tác động đáng kể
Cơ quan chuẩn bị báo cáo ĐTM
cuối cùng
Nhận xét cộng đồng
Phải có đánh giá tác động môi trường
Cơ quan công bố mục đích
Cơ quan xác định phạm vi ĐTM
Cơ quan chuẩn bị báo cáo ĐTM sơ bộ
Không cần ĐTM
Loại trừ vô điều kiện
Lược duyệt
Xác định phạm vi
Soạn báo cáo ĐTM
Nhận xét, đánh giá
Ra quyết định
Kiểm soát
Dự án thay thế thiết kế
Sơ đồ 1: Các bước trong quá trình ĐTM toàn Liên bang (Mỹ)
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế

24

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Sơ đồ 2: Tổng quát hóa quá trình đánh giá tác động môi trường
Không tán thành

Thiết kế lại
Xác định nhu cầu
Mô tả dự án
Lược duyệt
Phải ĐTM Kiểm tra MT ban đầu
Không cần ĐTM
Xác định phạm vi
Tham gia của cộng đồng
Đánh giá: Xác định tác động, phân
tích, dự báo, tác động, mức độ đáng
kể của tác động
Biện pháp giảm thiểu: Thiết kế lại, lập
kế hoạch quản lý tác động
Tham gia của cộng đồng tại điểm này.
Nó cũng có thể xuất hiện ở mọi nơi,
mọi giai đoạn của ĐTM
Lập báo cáo
Lấy ý kiến nhận xét chất lượng báo cáo
tiền đặt cọc, chấp nhận dự án
Tham gia cộng
đồng
Ra quyết địnhĐưa trình lại từ đầu
Tán thành
Kiểm soát, điều chỉnh,
quản lý tác động
Kiểm toán và ĐTM
Thông tin từ quá trình đóng
góp vào hiệu quả ĐGTĐ tương
lai
Vũ Thị Thùy Trang, Khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm Huế


Về cơ bản, quá trình ĐTM trong các nước đang phát triển ở Châu Á có
các bước chính sau:
1. Sàng lọc môi trường của dự án
2. Xác định phạm vi hoặc chuẩn bị một báo cáo kiểm tra môi trường sơ
bộ
3. Chuẩn bị báo cáo ĐTM
4. Xem xét báo cáo ĐTM
5. Thẩm định báo cáo ĐTM bằng các tiêu chí và điều kiện đã định
6. Quản lý môi trường
25

Bài giảng ĐTM – Dành cho sinh viên ngành QLTNRMT, khoa LN - 2012
Sàng lọc môi trường
Xác định phạm vi / Kiểm tra
môi trường sơ bộ
Báo cáo ĐTM
Đánh giá báo cáo
Thẩm định theo các tiêu chí
và điều kiện
Thực hiện quản lý môi trường
Kiểm toán và đánh giá
Quyết định về quy mô và mức độ ĐTM
Xây dựng kế hoạch ĐTM chi tiết
Chính thức hóa việc kiểm tra môi trường sơ bộ
Phân tích và đánh giá tác động
Các biện pháp giảm thiểu
Kế hoạch giám sát
Kế hoạch quản lý môi trường
Đánh giá báo cáo

Tham khảo ý kiến cộng đồng
Loại bỏ hay thông qua dự án
Tiêu chí và điều kiện
Bảo môi trường
Giám sát tác động
Thực hiện kế hoạch quản lý môi trường
Các biện pháp giảm thiểu
Các chương trình giám sát
Kiểm tra mức độ thực hiện kế hoạch quản lý đã cam kết
Đánh giá sự thành công của các biện pháp giảm thiểu
Sơ đồ 3: Quy trình đánh giá tác động môi trường trong bối cảnh các nước châu Á

×