Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

báo cáo nghiên cứu Sử dụng phụ phẩm từ sản xuất và chế biến lúa ở Đồng bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.58 KB, 17 trang )

Sử dụng phụ phẩm từ sản xuất và chế biến lúa ở Đồng bằng
Sông Cửu Long

I. Giới thiệu chung
Ở Việt Nam, ba khu vực sản xuất lúa gạo chính là Đồng bằng Sông Cửu Long, khu
vực Trung Du và Đồng bằng Sông Hồng. Với sản lượng hơn 7 triệu tấn/năm, là quốc
gia đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo. Mỗi năm Việt Nam có thể sản xuất ra
khoảng 40 triệu tấn năng lượng sinh khối với 32 triệu tấn rơm, rạ và 8 triệu tấn trấu.
Thay vì đốt bỏ ngoài đồng, nếu Việt Nam tận dụng được nguồn phụ phẩm từ lúa gạo
này cho sản xuất năng lượng sinh khối sẽ mang lại những lợi ích đáng kể, vừa khai
thác được nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ vừa giảm đáng kể ô nhiễm môi trường.
Bên cạnh đó việc tận dụng các phụ phẩm như rơm rạ, cám gạo, trấu… vừa giúp giảm
thất thoát sau thu hoạch vừa tăng giá trị cho cây lúa.
II. Một số phụ phẩm
2.1. Rơm, rạ
2.1.1. Giới thiệu về rơm, rạ
Rơm là phụ phẩm của các cây lương thực như lúa nước, lúa cạn, lúa mì, lúa mạch là
nguồn thức ăn dự trữ chủ yếu và phổ biến nhất của gia súc, làm phân bón hữu cơ cung
cấp lại cho đồng ruộng, làm cho đất tơi xốp và duy trì được độ màu mỡ, một lượng
nhỏ được sử dụng làm nấm rơm (ở miền Nam).
Rơm có giá trị năng lượng và tỷ lệ chất xơ cao (31-33%), ít protein (2,2-3,3%) và rất ít
chất béo (1-2%), chứa khoảng 0,6% N, 0,1% P cũng như S, 1,5% K, 5% Si và 40%C.
Rơm rạ là nguồn tài nguyên rất quý giá trong cả sản xuất nông nghiệp cũng như trong
công nghiệp, có nhiều gia trị và đem lại lợi nhuận kinh tế cao.
2.1.2. Các sản phẩm của rơm
2.1.2.1. Nấm rơm
Nấm rơm là một loài nấm trong họ nấm lớn, sinh trưởng và phát triển từ các
loại rơm rạ. Nấm gồm nhiều loài khác nhau, có đặc điểm hình dạng khác nhau như có
loại màu xám trắng, xám, xám đen… kích thước đường kính “cây nấm” lớn, nhỏ tùy
thuộc từng loại.
Cấu tạo:


- Bao gốc (volva): Dài và cao lúc nhỏ, bao lấy tai nấm. Khi tai nấm trưởng thành, nó
chỉ còn lại phần trùm lấy phần gốc chân cuống nấm, bao nấm là hệ sợi tơ nấm chứa
sắc tố melanin tạo ra màu đen ở bao gốc. Độ đậm nhạt tùy thuộc vào ánh sáng. Ánh
sáng càng nhiều thì bao gốc càng đen.
- Cuốn nấm: Là bó hệ sợi xốp, xếp theo kiểu vòng tròn đồng tâm. Khi còn non thì
mềm và giòn. Nhưng khi già xơ cứng và khó bẻ gãy.
- Mũ nấm: Hình nón, cũng có melanin, nhưng nhạt dần từ trung tâm ra rìa mép.
Nấm rơm là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, trong 100g nấm khô có
tới 21% protein (đạm), 20,1mg vitamin C, 1,2mg thiamin (vitamin B), 17,2mg Sắt,
71mg Canxi, và 677mg Phốt pho cao hơn cả trứng. Ngoài ra, nấm rơm còn chứa nhiều
1
loại vitamin khác như A, D, E, đặc biệt có đến 7 loại a-xít amin thiết yếu mà cơ thể
không tổng hợp được.
Do quả thể nấm rơm mềm, xốp, chứa nhiều axit amin và vitamin nên nấm rơm có
nhiều giá trị trong dinh dưỡng và dược liệu, là loại quen thuộc nhất là các làng quê vì
thường được sử dụng làm thực phẩm, nấm rơm còn là món ăn trị nhiều bệnh.
Nấm rơm có thể chế biến thành nhiều món ăn khoái khẩu như xào với thịt lợn, thịt bò,
nấu canh, nấu lẩu, kho với thịt lợn, hầm với thịt gà, kho chay, nướng với lươn…
Theo Đông y, nấm rơm có vị ngọt, tính hàn có công năng bổ tỳ, ích khí, tiêu thực, khử
nhiệt, tăng sức đề kháng, có khả năng kháng ung thư và làm hạ cholesterol máu, trị
liệu hiệu quả nhiều bệnh chứng.
Nấm rơm là loại nấm dễ trồng, có giá trị dinh dưỡng và dược liệu cao nên ngày càng
được nhiều nông dân tham gia sản xuất, nghề trồng nấm rơm còn mang lại ý nghĩa xã
hội to lớn tạo nhiều công ăn việc làm cho lao động nông thôn, tăng nguồn thu nhập
cho nông dân, Ngoài ra, việc tận dụng rơm rạ nguyên liệu để làm nấm còn có ý nghĩa
xã hội lớn khi giải quyết được tình trạng vứt, đốt rơm bừa bãi.
Thị trường tiêu thụ nấm rơm còn nhiều khó khăn do thời gian bảo quản nấm rơm
tương đối ngắn, chỉ 24 giờ sau khi thu hoạch hoặc sau 7-10 ngày nếu dùng các biện
pháp xử lý bảo quản. Vì vậy, bên cạnh việc hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, ngành
nông nghiệp cần có biện pháp định hướng đầu ra sản phẩm để việc nhân rộng mô hình

trồng nấm rơm trái vụ trên ruộng phát huy hiệu quả cả về mặt kinh tế và xã hội.
2.1.2.2. Thức ăn cho chăn nuôi gia súc
Tỷ lệ nguyên liệu: Rơm khô (ẩm độ 12-14%) 100 kg; Urê 4 kg; Muối ăn 0,5 kg; Nước
lã sạch 70-80 lít.
Cách tiến hành:
- Hoà tan urê, muối vào nước theo công thức đã ghi ở mục tỷ lệ nguyên liệu ở trên.
- Khối lượng rơm ủ mỗi lần tuỳ thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia súc và dụng cụ
chứa đựng.
- Lần lượt rải rơm theo từng lớp 20cm vào hố ủ, khuấy đều dung dịch urê - muối, sau
đó dùng vòi nước tưới đều lên rơm, lần lượt tiến hành như vậy tới khi hết lượng rơm
cần ủ.
- Dùng vật liệu đệm lót phủ kín lại, có thể dùng gạch, ngói, củi khô chặn lên để đống
rơm ủ luôn kín trong suốt thời gian ủ.
Phương pháp này đơn giản dễ áp dụng và đã làm tăng tỉ lệ tiêu hoá thêm 10-15%, tăng
gần gấp đôi hàm lượng ni-tơ trong rơm, gia súc thích ăn và đã ăn được lượng chất khô
tăng thêm 50% so với rơm không chế biến, cho tăng trọng hàng ngày cao hơn 30%,
tiêu tốn thức ăn lại giảm 6% so với rơm chưa chế biến. Bên đó làm tăng tính chủ
động nguồn thức ăn cho đàn gia súc, giảm giá thành chăn nuôi, tăng tính cạnh
tranh và hướng tới nền sản xuất nông nghiệp hiệu quả và bền vững.
2.1.2.3. Chế biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ
Chế biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ là sử dụng chế phẩm vi sinh Biomix-RR để xử
lý rơm rạ do Công ty cổ phần Công nghệ sinh học Hà Nội sản xuất.
2
Chế phẩm bao gồm hỗn hợp các chủng vi sinh vật phân giải hữu cơ, vi sinh vật kháng
bệnh cho cây trồng, các nguyên tố khoáng, vi lượng có tác dụng bổ sung các chủng
giống vi sinh vật phân giải hữu cơ, có khả năng phân giải nhanh và triệt để rơm rạ
thành phân bón hữu cơ vi sinh giàu dinh dưỡng phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đây sẽ
là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cây, cải tạo độ màu mỡ và bổ sung cho đất một
lượng lớn vi sinh vật, góp phần nâng cao năng suất, tạo ra sản phẩm sạch không ảnh
hưởng tới sức khoẻ người sử dụng, không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái xung

quanh.
Quy trình chế biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ được thực hiện thông qua các bước:
Rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới
một lượt dung dịch chế phẩm Biomix-RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng nếu có.
Sau đó, tiến hành ủ rơm rạ bằng cách sử dụng nilon, bạt, tải rách, bùn che đậy kín bảo
đảm nhiệt độ ủ từ 45-50
0
C. Sau 10-15 ngày tiến hành kiểm tra và đảo trộn để bảo đảm
độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu, tạo điều kiện cho quá trình
phân hủy rơm rạ diễn ra nhanh chóng và triệt để.
Chất lượng rơm rạ sau 30 ngày ủ với chế phẩm Biomix-RR phân hủy tốt chuyển sang
màu nâu, vi khuẩn, nấm mốc phát triển tốt, rơm rạ phân hủy được khoảng 80-85% bổ
sung men vi sinh vật và dinh dưỡng, sau 30 ngày, hàm lượng cacbon tổng số giảm,
hàm lượng đạm, lân hữu hiệu, mật độ các vi sinh vật đều tăng.
Ứng dụng chế phẩm vi sinh BIOMIX-RR chế biến rơm rạ thành phân hữu đã đáp ứng
được nhiều mục tiêu như:
- Nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc đốt hoặc thải bừa bãi rơm, rạ
sau thu hoạch dẫn đến lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường.
- Đồng thời giúp các hộ dân tiếp cận với công nghệ mới trong việc xử lý rơm, rạ thành
phân bón hữu cơ vi sinh phục vụ sản xuất nông nghiệp, góp phần giảm thiểu ô nhiễm
môi trường, tránh thoái hóa và tăng độ phì nhiêu của đất.
- Đặc biệt, khi ứng dụng loại phân hữu cơ này bón cho cây lúa, ngô, lượng phân hóa
học giảm từ 20-30%, năng suất cây trồng tăng từ 10-15%, góp phần tiết kiệm chi phí
sản xuất và tăng giá trị kinh tế cho bà con nông dân.
- Bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại, việc sử dụng các chế phẩm sinh học như Biomix-
RR để xử lý rơm rạ thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng sẽ tận dụng sản phẩm dư
thừa sau thu hoạch nhằm bổ sung phân hữu cơ tại chỗ, tiết kiệm chi phí và tạo thói
quen cho người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch, bảo vệ môi trường, tăng độ phì
cho đất và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.
Để mô hình xử lý rơm rạ bằng chế phẩm sinh học được nhân rộng, thời gian tới rất cần

sự quan tâm của các cấp, các ngành trong việc đẩy mạnh tuyên truyền để người dân
nhận thức được tầm quan trọng của việc thu gom, xử lý rơm rạ sau thu hoạch làm phân
ủ hữu cơ. Thực hiện chính sách khuyến khích hỗ trợ nông dân xử lý rơm rạ như đầu tư
hỗ trợ tiền mua chế phẩm, đầu tư kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn, Nếu làm
được như vậy chắc chắn sẽ góp phần phát triển một nền nông nghiệp sạch, bền vững,
tránh lãng phí, giảm ô nhiễm môi trường.
3
2.2. Trấu
Hình 1: Trấu
2.2.1. Giới thiệu
Trấu là lớp vỏ ngoài cùng của hạt lúa và được tách ra trong quá trình xay xát. Trong vỏ
trấu chứa khoảng 75% chất hữu cơ dễ bay hơi sẽ cháy trong quá trình đốt và khoảng
25% còn lại chuyển thành tro (Theo Energy Efficiency Guide for Industry in Asia–
www.energyefficiencyasia.org ). Chất hữu cơ chứa chủ yếu cellulose, lignin và Hemi -
cellulose (90%), ngoài ra có thêm thành phần khác như hợp chất nitơ và vô cơ. Lignin
chiếm khoảng 25-30% và cellulose chiếm khoảng 35-40%.
Trấu là nguồn nguyên liệu rất dồi dào và lại rẻ tiền: Sản lượng lúa năm 2007 cả nước
đạt 37 triệu tấn, trong đó lúa đông xuân 17,7 triệu tấn, lúa hè thu 10,6 triệu tấn, lúa
mùa 8,7 triệu tấn (Nguồn: Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn). Như vậy lượng
vỏ trấu thu được sau xay xát tương đương 7,4 triệu tấn.
Bảng 1: Thành phần hóa học của vỏ trấu
Thành phần SiO
2
Al
2
O
3
Fe
2
O

3
CaO MgO K
2
O Na
2
O SO
3
MKN
Hàm lượng,
%
90,21 0,68 0,74 1,41 0,59 2,38 0,25 0 3,12
Nguồn: “Bộ Nông Nghiệp và phát triển Nông Thôn”
Các chất hữu cơ của trấu là các mạch polycarbohydrat rất dài nên hầu hết các loài sinh
vật không thể sử dụng trực tiếp được, nhưng các thành phần này lại rất dễ cháy nên có
thể dùng làm chất đốt. Sau khi đốt, tro trấu có chứa trên 80% là silic oxyt, đây là thành
phần được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực.
4
Hiện trạng trấu ở Việt Nam
Vỏ trấu tại Đồng bằng sông Cửu Long, chúng thường không được sử dụng hết nên
phải đem đốt hoặc đổ xuống sông suối để tiêu hủy. Theo khảo sát, lượng vỏ trấu thải ra
tại Đồng bằng sông Cửu Long khoảng hơn 3 triệu tấn/năm, nhưng chỉ khoảng 10%
trong số đó được sử dụng.
Các nhà máy xay xát của tỉnh Hậu Giang thải ra khoảng 220.000 tấn trấu, trung bình
mỗi ngày, mỗi nhà máy xay xát thải ra 24,5 tấn trấu. Lượng trấu thải ra không được
tiêu thụ ngay, ứ đóng lại. Các nhà máy thường ung trấu thành phân trấu, đổ thành đống
cao. Lượng vỏ trấu quá nhiều, không còn chỗ để chứa thì cách duy nhất là tuôn xuống
sông để nước sông cuốn trôi.
Hình 2: Vỏ trấu được thải bỏ
2.2.2. Các sản phẩm của trấu
2.2.2.1. Làm chất đốt

Từ lâu, vỏ trấu đã là một loại chất đốt rất quen thuộc với bà con nông dân, đặc biệt là
ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Chất đốt từ vỏ trấu được sử dụng rất nhiều trong cả
sinh hoạt (nấu ăn, nấu thức ăn gia súc) và sản xuất (làm gạch, sấy lúa).
Nguyên liệu trấu có các ưu điểm nổi bật khi sử dụng làm chất đốt: Vỏ trấu sau khi xay
xát ở dạng khô, có hình dáng nhỏ và rời, tơi xốp, nhẹ, vận chuyển dễ dàng. Thành
phần là chất xơ cao phân tử rất khó cho vi sinh vật sử dụng nên việc bảo quản, tồn trữ
rất đơn giản, chi phí đầu tư ít.
Đối với sản xuất tiểu thủ công nghiệp và chăn nuôi, trấu cũng được sử dụng rất
thường xuyên. Thông thường trấu là chất đốt dùng cho việc nấu thức ăn nuôi cá hoặc
lợn, nấu rượu và một lượng lớn trấu được dùng nung gạch trong nghề sản xuất gạch tại
khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
5
Hình 3: Lò đốt trấu
2.2.2.2. Củi trấu và trấu viên nén
 Củi trấu
Củi trấu là thanh củi có màu nâu, hình vành khuyên với lỗ tròn ở giữa để dễ cháy.
Dạng ống dài khoảng 10-40cm, đường kính 40-80mm, dày khoảng 20cm, nặng 1kg.
Củi trấu duy trì sự cháy lâu hơn nấu trực tiếp bằng trấu và than đá. Cũng như các loại
chất đốt khác, củi trấu có thể sử dụng cho lò truyền thống, cà ràng, bếp than, bếp than,
…rất dễ dàng vì bắt lửa than, không có khói và khi cháy thì có mùi rất dễ chịu.
Hình 4: Củi trấu
Quy trình sản xuất củi trấu
Trấu nguyên liệu đưa vào máy ép, bộ phận sấy tự động của máy sẽ làm giảm độ ẩm
xuống còn dưới 12%, sau đó ép thành thanh củi cứng, dạng ống dài từ 10-40cm,
đường kính từ 40-80mm. Cứ 1,05 kg trấu, sẽ cho ra 1kg củi trấu thành phẩm. Năng
suất của loại máy ép mỗi máy ép có thể đạt được 150-200kg/giờ. Do trong bản thân
phế phẩm nông nghiệp này đã có chứa sẵn chất kết dính (gọi là lignin) nên khi ép, tác
dụng của nhiệt ma sát và nhiệt từ khuôn ép đã giúp tạo nên một chất kết dính chắc
chắn. Do vậy, củi trấu này còn chắc hơn cả gỗ củi dùng thông thường khác.
Thông số kỹ thuật củi trấu

Đường kính củi :40 - 80cm.
Chiều dài củi: 10 - 40cm.
Độ ẩm toàn phần : <10%.
Hàm lượng tro : 12,8 %.
Giá trị năng lượng : 3800- 4200 kcal/kg.
6
Tỷ trọng : 1350 ~ 1400 kg/m
3
.
Đóng gói : 40 ~ 50 kg/ Bao PP.
Ưu điểm của củi trấu
Củi trấu dễ bén lửa, mùi tỏa ra rất dễ chịu .
Khả năng duy trì sự cháy của củi trấu lâu hơn so với các nhiên liệu đốt khác như than
đá, củi, và các loại chất đốt khác.
Giá thành rẻ nên sản phẩm củi trấu dùng để đốt lò hơi công nghiệp phục vụ cho lò sấy,
lò nhuộm vải, dệt sợi, giấy, may mặc, chế biến thủy sản, chế biến nông sản. Dùng củi
trấu thay thế cho than đá và dầu DO,FO,than củi.
 Trấu viên nén
Trấu viên dạng nén có thể tích nhỏ nên dễ cháy, đường kính 8mm và có màu vàng nâu.
Dễ thu được nhiệt lượng cao có mùi thơm dễ chịu nên được người tiêu dùng ưa
chuộng trong khi giá thành lại rẻ.
Hình 5: Trấu viên
Quy trình sản xuất trấu viên
Vỏ trấu => Nghiền => Ép viên => Sàng bụi, làm nguội => Đóng gói
Viên trấu được nén dùng nguyên liệu chính là vỏ trấu, sau khi đưa vào bồn chứa được
xay nhuyễn, sấy qua hệ thống lọc bụi được chuyển đến máy nén áp suất
cao. Trấu được nén thành viên tiếp tục được cho vào hệ thống làm lạnh để tạo thành
các viên nén rắn chắc và được đóng gói đưa vào sử dụng.
Thông số kỹ thuật của trấu viên
- Màu: vàng nâu.

7
- Độ ẩm toàn phần: <12%.
- Hàm lượng tro: <15%.
- Nhiệt lượng: 3800-4200 Kcail/kg.
- Tỷ trọng: 630-680 kg/m
3
.
- Không lẫn tạp chất.
- Đường kính: 8mm.
Ưu điểm của trấu viên
Nguồn năng lượng tái tạo bền vững, sạch, không gây ô nhiễm môi trường.
Có thể vận chuyển rất thuận tiện do kích thước sản phẩm nhỏ.
Cách sử dụng đơn giản, dễ dàng vệ sinh thiết bị sau khi sử dụng.
Lượng tro thải ra sau khi đốt rất mịn, có thể tận dụng dùng phân bón sạch.
Đồng thời, sử dụng trấu viên sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm được chi phí
nhiên liệu rất lớn và đem lại lợi nhuận tối ưu.
2.2.2.3. Dùng vỏ trấu để lọc nước
Tại thành phố Hải Dương đã có người phát minh ra cách chế tạo thiết bị lọc nước từ
vỏ trấu, có khả năng lọc thẳng nước ao, hồ thành nước uống sạch. Cốt lõi của thiết bị
là một cụm sứ xốp trắng, hình trụ nằm trong chiếc bình lọc. Điều đặc biệt là loại sứ
này được tạo ra bằng cách tách oxit silic từ trấu, có đặc tính lọc cực tốt, với lỗ lọc siêu
nhỏ, nhỏ hơn lỗ lọc của thiết bị của Mỹ tới 10 lần, của Nhật 4 lần, ngoài ra nó cũng có
độ bền cao (có thể sử dụng 10 đến 20 năm).
Thiết bị còn có khả năng khử được mùi ở nguồn nước ô nhiễm, khử chất dioxin khi
mắc nối tiếp một bình lọc có ống lọc bằng than hoạt tính.
2.2.2.4. Vỏ trấu làm sản phẩm mỹ nghệ
Huyện Gia Viễn, Ninh Bình người ta đã tạo ra các sản phẩm mỹ nghệ nội thất từ vỏ
hạt thóc. Vỏ hạt thóc (trấu) được nghiền nhỏ tạo thành bột dưới dạng mịn và bột sợi.
Sau khi kết hợp với keo, trấu được cho vào máy ép định hình sản phẩm và sấy khô,
hoàn thiện để trở thành một sản phẩm mỹ nghệ hoàn chỉnh, có khả năng xuất khẩu.

8

Hình 6: Bình hoa, tượng từ trấu
2.2.2.5. Aerogel vỏ trấu – Mặt hàng công nghệ cao làm từ vỏ trấu

Hình 7: Vật liệu Aerogel cách âm và nhiệt
Aerogel vỏ trấu được sản xuất từ loại tro trắng tinh sạch, có dạng hạt rời cứng giòn,
trong suốt, cực mịn đến cấp hạt nano, được đóng gói để bán hoặc ép thành cấu kiện
cung cấp cho nhà máy.
Trong kỹ thuật sản xuất aerogel, vỏ trấu được rửa sạch, khử tạp chất bằng acid
sulfuric, phơi khô, rồi đem đốt trong buồng gió ở nhiệt độ 650-700
0
C. Ở nhiệt độ kiểm
soát này tro trấu tạo thành là loại tro trắng 92-97%, silic không kết tinh, cấp hạt nano,
có hoạt tính rất cao. Hàm lượng tro đem gồm nhóm SiOH và SiO
2
kết tinh

hình thành
trong đó rất thấp. Tro trắng 98% cũng là nguyên liệu thương phẩm cung cấp cho nhiều
ngành công nghiệp khác nhau, trong đó có ngành sản xuất tấm pin mặt trời và làm con
chip điện tử.
Tro đốt sau đó được cho hòa tan trong dung dịch hydroxid sodium và khuấy đều ở
90
0
C để tạo thành silicar sodium. Dùng acid sulfuric để chuyển toàn bộ dung dịch
silicat sodium sang thể hydrogel. Cũng có nơi dùng dấm chua tức acid acetic thay thế
acid sulfuric để hạ giá thành. Để hydrogel ổn định trong khoảng 5 ngày rồi dùng nước
rửa mạnh để loại bỏ sulfat sodium sinh ra từ quá trình phản ứng. Cuối cùng chuyển
hydrogel thành alcogel bằng cách đưa rượu ethanol vào đầy nước ra ngoài.

Sau đó đưa alcogel vào các nồi áp suất, bổ sung vào đó một ít rượu, rồi nâng nhiệt từ
từ trong khoảng 7 giờ: 50
0
C/giờ cho đến 200
0
C, rồi 25
0
C/giờ cho đến 275
0
C và giữ
mức nhiệt này trong khoảng 1 giờ để toàn bộ alcol bay ra thành hơi. Cho hơi rượu
thoát từ từ ra khỏi nồi trong vòng 1 giờ rưỡi để hạ áp suất bên trong đến mức bình
thường. Từ đó bắt đầu hạ nhiệt xuống, cũng từ từ để có mẻ sản phẩm aerogel tốt.
2.2.2.6. Làm nguyên liệu xây dựng sạch
Trong trấu có chứa hàm lượng SiO
2
rất nhiều, đây lại là thành phần chính trong xi
măng phục vụ cho việc xây dựng. Vỏ trấu nghiền mịn và có thể được trộn với các
thành phần khác như mụn dừa, hạt xốp, xi măng, phụ gia và lưới sợi thuỷ tinh. Trọng
lượng của vật liệu nhẹ hơn gạch xây thông thường khoảng 50% và có tính cách âm,
cách nhiệt và không thấm nước cao. Đây là vật liệu thích hợp với các vùng như miền
Tây, miền Trung bị ngập úng, lũ lụt và nền đất yếu. Sau khi sử dụng có thể nghiền nát
9
để tái chế lại. Hiện nay đã có công ty sản xuất thương mại loại vật liệu này ứng dụng
vào thực tế (theo: , Sài gòn tiếp thị).
2.2.2.7. Các ứng dụng khác của vỏ trấu
Một số ứng dụng khác của vỏ trấu: Vỏ trấu còn có thể dùng làm thiết bị cách nhiệt,
làm chất độn, giá thể trong công sản xuất meo giống để trồng nấm, dùng đánh bóng
các vật thể bằng kim loại, tro trấu có thể dùng làm phân bón.
Trấu có thể được ứng dụng rất đa dạng trong đời sống của con người Việt Nam. Trấu

có ưu thế rất lớn về nguồn nguyên liệu và giá thành nên việc nghiên cứu sử dụng trấu
vào sản xuất luôn mang lại hiệu quả kinh tế cao và tiết kiệm chi phí. Thực tế hiện nay
một số tỉnh nhất là ở đồng bằng sông Cửu Long lượng trấu vẫn còn rất dồi dào nên cần
lưu ý tăng cường việc nghiên cứu ứng dụng nguồn nguyên liệu này nhằm mở rộng khả
năng sử dụng trấu vừa tiết kiệm chi phí sản xuất, vừa có lợi cho môi trường
 Thị trường xuất khẩu
Củi trấu và trấu viên là 1 dạng năng lượng tái sinh, chi phí thấp và thay thế được than
đá trong các lò hơi, dùng củi trấu sẽ giảm chi phí xử lý môi trường và tăng tuổi thọ của
thiết bị lò hơi. Bên cạnh đó củi trấu có mùi thơm của hương lúa, ít khói và lâu tàn hơn
so với các loại củi bình thường. Sản phẩm vừa an toàn cho môi trường, không ảnh
hưởng đến sức khỏe người dùng như các loại củi gỗ, và than đá. Nên có tiền năng xuất
khẩu rất cao, hiện đang được ưa chuộng trên thị trường nước ngoài: Pháp, Anh, Hàn
Quốc,…
2.3. Cám
2.3.1. Giới thiệu
Trong quy trình xay xát và chế biến gạo, sau khi thu được sản phẩm chính là gạo thì
còn một sản phẩm phụ có giá trị sử dụng khá cao và có giá thành rất thấp - đó chính là
cám gạo. Từ lâu cám gạo được các nhà máy xay xát thu hồi và bán như một sản phẩm
thứ chính sau gạo.
Cám gạo được hình thành từ lớp vỏ nội nhũ, mầm phôi của hạt, cũng như một phần từ
tấm. Cám gạo có màu vàng sáng và mùi thơm đặc trưng. Thành phần hóa học và giá trị
dinh dưỡng của cám gạo biến động rất lớn, phụ thuộc vào kỹ thuật xay xát gạo.
Phân loại
Cám gạo có 2 loại là: Cám gạo nguyên chất và tinh bột cám gạo.
10
Hình 8: Cám gạo
 Cám gạo nguyên chất (cám lần 1)
Cám thô được thu hồi dưới 2 dạng là cám khô và cám ướt. Cám khô sẽ được sấy thêm
lần nữa để bảo quản được lâu hơn, còn cám ướt thường được bán cho các cơ sở nuôi
cá da trơn sử dụng ngay. Cám khô chưa qua sàng lọc tách tạp chất bao gồm cám và rất

nhiều vỏ trấu, cám sau khi được làm sạch là dạng bột mềm và mịn được gọi là “Cám
gạo nguyên chất”.
Màu sắc và mùi thơm của cám gạo nguyên chất, tùy thuộc vào giống lúa sẽ cho ra
những loại gạo khác nhau, và những loại gạo khác nhau sẽ cho ra những loại cám có
màu và mùi thơm khác nhau.
Ví dụ
- Cám của gạo Thơm có màu vàng tươi, mùi thơm nức.
- Cám của gạo Tài Nguyên có màu vàng nhạt, mùi thơm thoang thoảng.
- Cám của gạo bụi sữa, 64, có màu nâu nhạt và gần như là không mùi.
 Tinh bột cám gạo (cám lần 2)
Sau quy trình tách vỏ trấu, hạt gạo được mài dũa một lần nữa tại nhà máy đánh bóng,
trong lần đánh bóng này người ta thu được một loại bột màu trắng, gọi là “Tinh bột
cám gạo”. Quy trình đánh bóng chỉ thực hiện tại các nhà máy xay xát lớn chuyên xuất
khẩu gạo đi nước ngoài. Vì thế, tinh bột cám gạo không được phổ biến và khó có thể
thu mua với số lượng nhỏ như cám gạo nguyên chất.
Thành phần dinh dưỡng
So với các sản phẩm phụ khác từ quá trình xay xát thì cám gạo chứa hàm lượng
protein, chất béo và vitamin rất cao vì trong quá trình xay xát lượng một phần vitamin
của gạo có thể mất đi từ 60-81% tùy theo từng loại.
Bảng 2: Thành phần dinh dưỡng trong cám gạo
Thành phần Đơn vị tính Khối lượng
Độ ẩm % 9,8
Độ đạm % 16
Béo % 2-3
Protein 100g 13,3g
Cacbohydrat 100g 28g
Lipit 100g 21g
Vitamin E 100g 4,9mg
Vitamin B6 100g 4,1mg
Canxi 100g 57mg

11
Đường 100g 0,9g
Chất xơ tiêu hóa được 100g 21g
Chất béo bảo hòa 100g 4g
Calori 100g 316kJ
Nguồn: “ />sua/Cam-gao-dang-bot.html”
2.3.2. Các sản phẩm từ cám
2.3.2.1. Dầu cám gạo thô
 Giới thiệu
Hình 9: Dầu cám gạo thô
Dầu cám gạo thô được chiết xuất từ cám gạo – phần vỏ lụa ngoài cùng giàu dưỡng
chất của hạt gạo (chứa khoảng 15-22% dầu) theo phương pháp ép, là loại dầu ăn hỗ trợ
tốt nhất cho sức khỏe, chứa nhiều vitamin, các chất chống oxy hóa và đặc biệt không
chứa acid béo dạng trans.
 Thành phần dinh dưỡng
Dầu cám có giá trị dinh dưỡng rất cao, giúp giảm hàm lượng cholesterol trong máu.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh với việc sử dụng dầu cám trong chế độ dinh dưỡng,
các chất LDL cholesterol (cholesterol xấu) và triglyceride trong máu giảm đi, HDL
12
cholesterol (cholesterol tốt) tăng lên, kìm chế sự kết tụ tiểu cầu và ngăn chặn các bệnh
về tim mạch. Ngoài ra, nó còn có thể cân bằng tốt giữa các acid béo bão hòa, không
bão hòa đơn, không bão hòa đa.và các chất vi lượng cần thiết cho cơ thể.
Bảng 3: Thành phần acid béo trong dầu cám gạo
Axit béo %
Myristic 0-0.2
Palmitic 16-19
Stearic 1.5-2
Arachidic 0-0.8
Behenic 0-0.5
Oleic 34-42

Linoleic 30-35
Linolenic 1-2
Axit béo bão hòa 17.5-22.5
Axit béo không bão hòa đơn 34-42
Axit béo không bão hòa đa 30-35
Nguồn: “”
Trong dầu cám hàm lượng vitamin E (tocopherols và tocotrienols), oryzanol (chất
chống oxy hóa chỉ có duy nhất trong dầu cám), phytosterols, polyphenols và squalene
(chất có vai trò rất quan trọng trong tổng hợp các sterol trong cơ thể) chiếm tỷ lệ rất
cao, do chứa nhiều chất chống oxy hóa nên dầu cám có thời hạn sử dụng lâu hơn các
loại dầu khác.
 Chỉ tiêu chất lượng của dầu cám
- Tính chất: Chất lỏng, màu vàng nhạt.
- Mùi thơm: Mùi thơm béo gậy
- Chỉ số I-ốt: 99-108
- Chỉ số xà phòng: 180-190
- Điểm bốc khói: 213
0
C
- Điểm tự cháy: 352
0
C
- Điểm đông tụ: 17
0
C
- Chỉ số khúc xạ ở 25
0
C: 1.470 - 1.473
- Tỷ trọng ở 25/25
0

C: 0.916-0.921
- Các chất không xà phòng hóa: 3-5%
- Hàm lượng vitamin E: 200mg/kg
13
Dầu cám có thể sử dụng để chiên, xào, làm các món sauce, salad trộn, các món nướng
hay thay thế cho tất cả các loại dầu ăn khác. Vì vậy, dầu cám có thể nói là loại dầu ăn
tốt nhất trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của chúng ta.
2.3.2.2. Dầu cám gạo tinh luyện
 Giới thiệu
Dầu cám gạo tinh luyện được xem là bí quyết làm đẹp của nhiều phụ nữ châu Á, đặc
biệt là phụ nữ Nhật Bản. Loại dầu này rất giàu vitamin, dưỡng chất dinh dưỡng và chất
chống oxy hóa nên rất hiệu quả cho việc chăm sóc da và tóc
 Công dụng
Tinh dầu cám gạo được dùng trong sản phẩm kem chống nắng và dầu xả giúp bảo vệ,
làm mượt tóc chống sự chẻ ngọn.
Giàu vitamin E chống lại sự lão hóa và ngăn ngừa hình thành vết nhăn ở người có tuổi.
Nhiều vitamin B1 và chất khoáng, nguyên tố vi lượng giúp làm đẹp và sáng da.
Các chất tocopherol, tocotrienol và các ester của axít ferulic chứa trong dầu cám gạo
có tác dụng chống acid hóa, ngăn chặn sự xâm nhập của tia cực tím, cản trở hoạt động
bài tiết sắc tố melanin trong biểu bì, do đó có tác dụng phòng chống rám da.
Chống rạn da ở vùng đùi và bụng ở phụ nữ mang thai.
 Đặc điểm sản phẩm
Dạng lỏng, màu da cam nhạt, nhẹ mùi, có thể ăn được.
Dùng cho da thường, da khô, da tổn thương và da bị lão hóa.
Phải được bảo quản trong chai thủy tinh trung tính, tránh ánh nắng trực tiếp.
2.3.2.3. Thức ăn cho gia súc, thủy sản
Cám đóng vai trò là chất dinh dưỡng chính cho gia súc và thủy sản, cung cấp một
lượng lớn vitamin, khoáng, chất béo và protein. Nhiều nước trên thế giới sử dụng cám
gạo làm thức ăn cho cá như: Ấn Độ, Malaysia, Philippines, Srilanka, Thái Lan.
Ở Việt Nam, chưa thấy các công trình nào nghiên cứu về việc sử dụng cám gạo như

nguyên liệu chính làm thức ăn cho tôm cá. Nhưng trong thực tế có thể sử dụng cám
gạo đến 80-90% trong thành phần thức ăn cho cá Basa nuôi bè thâm canh ở An Giang,
Đồng Tháp cho kết quả khả quan nhưng cũng còn nhiều hạn chế.
 Thực trạng và giải pháp
14
Hình 10: Dầu cám gạo tinh luyện
Nguồn nguyên liệu cám gạo có vai trò quan trọng trong việc giảm giá thành trong chế
biến thức ăn chăn nuôi, bởi Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu gạo đứng đầu thế
giới. Tuy nhiên, thực tế nước ta còn phải nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài quá
nhiều để chế biến thức ăn chăn nuôi. Tình trạng này đang gây khó khăn cho ngành
chăn nuôi nước ta. Vì vậy cần hạn chế nhập nguyên liệu từ nước ngoài về chế biến
thức ăn chăn nuôi mà tận dụng nguồn nguyên liệu cám sẵn có để chế biến, có nhiều
công trình nghiên cứu về vấn đề này hơn nữa để không những có thể tiêu thụ trong
nước mà còn xuất khẩu sang những nước khác, tăng thu nhập kinh tế cho người dân.
2.4. Tấm
Tấm là phần đầu của hạt gạo bị bể ra trong quá trình xay xát, đây không phải là hạt
gạo được giã nhỏ.
trong hạt tấm chứa cám gạo và phôi nên khi nấu cơm tấm có vị thơm ngon và nhiều
chất dinh dưỡng.
Gạo tấm lúc trước là một loại gạo thứ phẩm, thường dùng cho gia cầm hoặc người ăn
lúc túng thiếu. Ngày nay khi biết được sự phong phú về thành phần dinh dưỡng và tác
dụng của gạo tấm nên gạo tấm cũng được nâng giá cao hơn.
Gạo tấm được sử dụng để phối trộn với gạo để tạo ra gạo 5% tấm, 25% tấm…tuỳ theo
yêu cầu và hợp đồng mua bán trao đổi, giao dịch trong thương trường. Bên cạnh đó
tấm cũng được dùng để làm thức ăn cho gia súc.
Gạo tấm còn được dùng để nấu cơm tấm, đây là một món ăn sáng được người Miền
Nam ưa chuộng nhất vì đa dạng, phong phú có nhiều thành phần như: bì, sườn nướng,
chả trứng. Hiện nay cơm tấm đã có mặt ở khắp các Miền trong cả nước.
III. Kết luận và kiến nghị
3.1. Kết luận

Với nguồn phụ phẩm dồi dào từ các mùa thu hoạch lúa hằng năm và quá trình xay xát,
chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng như: Nấm rơm, củi
trấu, dầu cám gạo,… một mặt có thể tận dụng triệt để nguồn phụ phẩm này nâng cao
thu nhập cho người nông dân. Mặt khác, có thể góp phần đáng kể trong việc bảo vệ
môi trường cũng như tạo ra các sản phẩm mới làm phong phú đa dạng hóa các mặt
hàng từ lúa gạo.
Tuy nhiên, với điều kiện canh tác ở quy mô nhỏ lẻ như nước ta hiện nay thì gây khó
khăn trong việc thu mua cũng như tập trung nguồn phụ phẩm với số lượng lớn. Bên
cạnh đó, chúng ta vẫn chưa có nhiều thiết bị, máy móc hiện đại để sản xuất các sản
phẩm giá trị gia tăng này lên quy mô công nghiệp.
3.2. Kiến nghị
Cần phổ biến nhiều thông tin cho người dân hiểu rõ hơn về công dụng của các phụ
phẩm từ lúa gạo để góp phần bảo vệ môi trường.
Nhà nước cần có nhiều chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư nhiều thiết
bị máy móc hiện đại và mở rộng quy mô sản xuất các phụ phẩm.
Cần mở nhiều các cuộc hội trợ, triển lãm hơn nữa để có thể đưa những sản phẩm mới
từ các phụ phẩm trên đến gần với người dân hơn.
15
Cần có nhiều công trình nghiên cứu về các phụ phẩm này hơn nữa để có thể góp phần
đa dạng hóa trên thị trường.
16
Tài liệu tham khảo
Minh Huấn, 25.09.2013, Chế biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ, Báo Hưng Yên,
09/10/2014,
thanh-phan-bon-huu-co-381412/.
Hồ Đình Hải, 11.2012, Nấm rơm, Rau rừng Việt Nam , 08.10.2014,
/>04.10.2014, Cám gạo, wikipedia, , 12.10.2014 , />%C3%A1m_g%E1%BA%A1o.
Lã Văn Kính, 6.4.2011, Cám gạo- thành phần hữu dụng cho heo ở mọi lứa, Thông tin
chăn nuôi, 09.10.2014, />x/=newsdetail&n=3287&/c/=55&/g/=2&/6/4/2011/cam-gao-%E2%80%93-thanh-
phan-huu-dung-cho-heo-o-moi-lua-tuoi rice-bran useful-component-to-all-category-

of-pig.html.
Dầu cám gạo - Dầu ăn tốt nhất cho sức khỏe, Wilmar agro Vietnam, 09.10.2014,
/>cho-suc-khoe.aspx.
Thuận Hải, 04.01.2014, Thu tiền tỷ từ tận dụng phụ phẩm lúa gạo, Báo dân Việt,
09.10.2014, />lua-gao-178273.html.
Cửa hàng gạo ngon Mai Phương,22.08.1014, cách nấu gạo tấm ngon, Gạo cách nấu
gạo tấm ngon, Gạo Việt Nam, 10.10.2014, />nau-gao-tam-ngon.html
17

×