Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

LÀM KHÔ LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (565.25 KB, 10 trang )

Hình 1: Lúa phơi nắng
Chủ đề:
LÀM KHÔ LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

1. Giới thiệu chung
Quá trình làm khô và bảo quản hạt lúa đóng vai trò quan trọng trong công nghệ sau thu
hoạch. Phơi hoặc sấy là quá trình làm giảm độ ẩm của hạt đến mức an toàn để tồn trữ
mà vẫn giữ nguyên chất lượng ban đầu. Nếu quá trình phơi hoặc sấy kéo dài sẽ làm
giảm chất lượng hạt và hao hụt sản lượng. Bảo quản hạt có độ ẩm cao hơn độ ẩm cho
phép sẽ dẫn đến hư hỏng bất kể bảo quản bằng phương pháp nào. Tại thời điểm thu
hoạch, hạt lúa chứa nhiều nước. Khi độ ẩm cao, sự hô hấp tự nhiên trong hạt gây nên
sự hư hỏng tạo điều kiện cho sự phát triển của côn trùng, nấm mốc và ẩm cao cũng
làm lúa dễ bị nảy mầm. Vì thế, sấy hoặc phơi là một hoạt động sau thu hoạch rất quan
trọng, giúp ngăn cản sự nhiễm côn trùng và suy giảm chất lượng lúa.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích đất tự nhiên khoảng 3,94 triệu ha,
chiếm 12,1% diện tích đất của cả nước, là vựa lúa lớn nhất nước với tổng diện tích
gieo trồng khoảng 3,86 triệu ha, sản lượng lúa hàng năm đạt khoảng 21 triệu tấn,
chiếm 50% tổng sản lượng lúa của cả nước. Xuất khẩu gạo trung bình hàng năm của
nước ta từ 6,5 đến 7 triệu tấn với giá trị khoảng 3,2 đến 3,7 tỷ USD. Trong đó ĐBSCL
đóng góp đến 90% khối lượng. Sản xuất lúa của ĐBSCL những năm gần đây có những
bước phát triển đáng khích lệ, đóng góp quan trọng cho an ninh lương thực quốc gia
và ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Mặc dù vậy, tổn thất sau thu hoạch vẫn còn
cao (13,7%), nhất là ở khâu phơi sấy (4,2%). Cùng với những yếu tố khác, đã làm cho
sự phát triển của nền sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL chưa được bền vững. Để hạn chế sự
hao hụt sau thu hoạch thì cần phải có những chính sách, giải pháp và phương hướng để
cho vấn đề làm khô lúa. Đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long.
2. Các phương pháp sấy
2.1. Phơi nắng
Phơi nắng là cách làm giảm ẩm tự nhiên bằng năng lượng mặt trời.
Ưu điểm: là tận dụng năng lượng tự nhiên, không cần đầu tư thiết bị, phù hợp với sản


xuất nhỏ phân tán, tận dụng lao động nhàn rỗi.
1
Hình 2: Lều phơi lúa
Phơi đúng cách để bảo đảm chất lượng lúa (khi thời tiết tốt), cần chú ý đến ba việc sau.
Bảng 1: Các điều kiện phơi lúa
Trải mỏng Đảo trộn Kiểm soát
* Trải hạt trên nền, thảm,
lưới hoặc bạt thành lớp
mỏng, lý tưởng là dày 2-4
cm nhưng phải nhỏ hơn
5cm.
* Để sấy nhanh hơn nên
để hạt/đống lúa ở nơi
thoáng hoặc có gió.
* Đảo trộn là hoạt đông rất
quan trọng để duy trì chất
lượng hạt.
* Đảo trộn thường xuyên,
ít nhất là mỗi 30 phút.
* Kiểm soát nhiệt độ và
độ ẩm hạt.
* Che bớt hoặc đậy kín
khi nhiệt độ trên 50
o
C
(42
o
C đối với giống).
* Thu lại/đậy lại khi trời
mưa hoặc ban đêm.

* Ngăn thú vật khỏi hạt
đang phơi.
“Nguồn: Phan Hiếu Hiền, 2010, Sấy lúa”
Nhược điểm: lớn nhất của phơi nắng là phụ thuộc vào thời tiết. Với khối lượng nhỏ cỡ
một tấn lúa, nhưng gặp mưa bão cả tuần cũng không tránh được thiệt hại. Nếu khối
lượng lớn hàng chục, hàng trăm tấn, tỷ lệ thiệt hại càng cao hơn.
2.2. Lều phơi lúa
Lều phơi lúa xuất hiện năm 1993 ở Nông trường Sông Hậu, Cần Thơ, năm 1994 đã lắp
80 lều ở Nông trường, đến năm 1997 có hàng chục ngàn lều ở các tỉnh ĐBSCL, đến
năm 2007 vẫn được một số tờ báo cho là “công nghệ độc đáo”.
Lều là một mái bằng nylon phủ trên khung cây. Cách 0,5m có một sợi dây bằng nylon
ɸ8 mm để gió khỏi thổi bay tấm phủ. Lều với mặt bằng 180 m
2
cần khoảng 220 m
2
nylon, nhưng diện tích trải lúa chỉ 150 m
2
. Đầu tư lều 180m
2
(bạt nhựa, dây, bạch đàn,
lưới) khoảng 1,5 triệu đồng.
Lều 180 m
2
phơi được 4 tấn lúa (lớp hạt 6-7 cm), giảm ẩm độ từ 22-23% xuống 15,5%
trong 48 giờ (2 ngày), cứ 3 giờ cào đảo một lần. Nếu ẩm độ cao, tăng cường cào đảo, 2
giờ một lần.
Ưu điểm
Trong điều kiện mưa “vừa phải”, thường thấy ở ĐBSCL (nắng, rồi mưa đột ngột, kéo
dài 1-2 giờ, lại nắng), lều phát huy các ưu điểm sau:
2

Hình 3: Các bộ phận của máy sấy vỉ ngang
- Giảm nhẹ công lao động phơi lúa: không phải hấp tấp thu dọn, che đậy tránh mưa.
- Giảm số lao động canh phơi lúa: chỉ một người thay vì nhiều người.
- Chất lượng cũng tương đương phơi bình thường, giả sử có số giờ nắng kha khá.
- Chi phí rẻ hơn đem lúa đi thuê sấy máy.
Nhược điểm
Khi gặp mưa bão kéo dài nhiều ngày, cả số lượng và chất lượng đều phụ thuộc vào
thời tiết:
- Lúa mọc mộng ngay trong lều. Thiệt hại không dưới 30% giá trị lúa. Chất lượng dĩ
nhiên là thấp, cụ thể là lúa bị ẩm vàng.
- Thiệt hại bình quân ước tính từ tần suất gặp mưa bão kéo dài, nếu 5 năm mới một lần
thu hoạch trúng mưa bão, thì thiệt hại trung bình là 6%/năm. Vậy ở mức vĩ mô, lều
không tiết kiệm hơn sấy máy.
- Vấn đề không phải chỉ là số trung bình. Nếu trông cậy 100% vào lều phơi thì năm bị
bão, mất 30% sản lượng sẽ ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
2.3. Sấy tĩnh vĩ ngang (STVN)
Do cấu tạo đơn giản, tin cậy, phù hợp với sản xuất phân tán và giá thành chấp nhận
được, máy sấy tĩnh vỉ ngang đã trở nên phổ biến dần, góp phần đáng kể trong việc
nâng cao tỉ lệ lúa được sấy bằng máy ở nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Sự phát
triển máy STVN từ máy đầu tiên do Trường Đại học Nông Lâm đưa ra ở Trại Giống
Kế Sách (Sóc Trăng) năm 1982, đã gia tăng không ngừng theo đà tăng trưởng của diện
tích và sản lượng lúa ở ĐBSCL, đến 2009 đã có khoảng 7000 máy, giải quyết được
khoảng 1/3 của 7 triệu tấn lúa hè-thu ở vùng này.
Cấu tạo chung máy sấy vỉ ngang (loại không đảo gió)
Một máy sấy tĩnh vỉ ngang bao gồm 4 bộ phận chính: quạt, lò đốt, buồng sấy và nhà
che.
Chú thích:
1. Buồng sấy 4. Buồng hóa khí 7. Ghi lò
2. Sàn sấy 5. Lò đốt 8. Đồng hồ đo nhiệt độ
3. Quạt sấy 6. Quạt lò

3
Hình 4: Máy sấy tháp
Quá trình sấy được thực hiện như sau:
Lúa hoặc các loại hạt khác được đổ trên mặt sàn lưới lỗ với lớp dày khoảng 25 – 40
cm. Không khí nống tạo nên bởi lò đốt, được quạt sấy hút và thổi vào ống gió hông,
sau khi đã hòa trộn với không khí môi trường đạt đến nhiệt độ khí sấy cần thiết. Sau đó
từ ống gió hông, khí sấy chuyển hướng qua buồng gió chính (buồng sấy) nằm phía
dưới sản lưới lỗ và đi hướng lên xuyên qua lớp hạt mang ẩm thoát ra ngoài. Quá trình
sấy tiếp diễn cho đến khi cả lớp hạt dưới và trên đạt được ẩm độ cần thiết.
2.4. Máy sấy tháp
Thuộc loại máy sấy động, hạt có cơ hội tiếp xúc đều với không khí sấy nên sự giảm
ẩm sẽ đồng đều hơn sơ với máy sấy tĩnh. Tùy cách bố trí của dòng hạt di chuyển qua
tháp sấy, có thể phân máy sấy làm 2 loại:
Sấy tháp liên tục
Hạt qua tháp sấy một lượt (sấy, kết hợp làm nguội) rồi cho vào bin ủ, và ủ một thời
gian ( 24h tùy chế độ sấy). Sau đó qua tháp sấy lượt thứ 2, 3,
Mục đích của ủ: cho độ ẩm ở trung tâm hạt có thời gian ra ngoài mặt để dễ bốc hơi.
Nhiệt độ sấy khoảng (66
0
).
Sấy tháp tuần hoàn
Hạt đi qua tháp sấy được gàu tải đưa trở lại tháp. Thời gian ủ là thời gian hạt ở trong
gàu tải và ở trong thùng chứa phía trên buồng sấy.
Nhiệt độ sấy khoảng (55
0
).
Ưu điểm
- Thiết kế gọn, ít tốn mặt bằng so với kiểu sấy thủ công, kết cấu vững chắc, độ bền
cao, tháp sấy và bồ đài bằng thép không rỉ, thích hợp với lúa sấy ẩm ướt và nhiệt độ
sấy cao.

- Thân thiện với môi trường và người sử dụng, điều khiển tự động toàn bộ hệ thống
(cảm biến điều chỉnh nhiệt độ lò đốt, nhiệt độ khí sấy, kiểm soát ẩm độ suốt quá trình
sấy, thông số sấy cập nhật liên tục trên màn hình) nên dễ vận hành, tiết kiệm nhân
công, thuận tiện công tác vệ sinh, bảo dưỡng.
4
Hình 5: Máy sấy tầng sôi
- Nhiệt độ tác nhân sấy thấp, bề mặt tiếp xúc của hệ trao đổi nhiệt lớn hơn hẳn các loại
máy sấy cùng dạng, quạt hút tốc độ cao điều chỉnh tự động theo ý muốn, cho phép
thoát hơi ẩm nhanh.
- Tỷ lệ rạn gãy tăng thêm thấp hơn so với máy vỉ ngang, nhiệt độ sấy trong tháp dao
động từ 40 - 45
o
C như phơi dưới ánh sáng mặt trời.
- Hệ thống thiết bị phụ trợ: gàu tải, sàng tạp chất, vít tải, cân, được chế tạo chính xác,
tin cậy, hoạt động ổn định.
- Sử dụng trấu rời, trực tiếp từ nhà máy xay xát tiết kiệm chất đốt.
- Công suất động cơ điện lắp đặt phù hợp, vận hành hợp lý bằng bộ biến tần, tiêu hao
điện thấp, chỉ bằng 2/3 so với máy sấy tĩnh, vĩ ngang.
- Độ ẩm lúa thành phẩm rất đồng đều, chênh lệch chỉ dao động từ 0,3-0,5%.
- Giá thành hợp lý, thị trường hoàn toàn có thể chấp nhận, có khả năng thu hồi vốn
nhanh và mang lại hiệu quả cao cho nhà đầu tư.
Nhược điểm
- Giá thành thiết bị khá cao, đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Chỉ phù hợp với những cơ sở kinh
doanh lúa gạo quy mô lớn.
- Lò đốt theo nguyên lý trực tiếp nên có phát sinh một ít bụi tro vào tháp sấy. Điều này
có thể khắc phục được bằng sử dụng kiểu lò đốt gián tiếp.
- Về nguyên tắc, hệ thống sấy có thể hoạt động theo nguyên lý sấy liên tục. Nhưng trên
thực tế, do điều kiện lúa nguyên liệu không đồng đều về độ ẩm và chất lượng nên chưa
phát huy hết hiệu quả sử dụng.
2.5. Máy sấy tầng sôi

Công nghệ sấy lúa tầng sôi có nhiều ưu điểm nổi trội như: trong vòng 3 – 5phút hạ
được 5 – 7% độ ẩm lúa và làm sạch được lúa sấy, rất thuận lợi cho sấy tháp ở công
đoạn tiếp theo. Kết quả sấy lúa tốt đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng lúa gạo.
Bộ phận chính của thiết bị sấy tầng sôi là một buồng sấy, phía dưới buồng sấy đặt ghi
lò. Ghi lò là một tấm thép có đục nhiều lỗ thích hợp hoặc lưới thép để tác nhân sấy đi
qua nhưng hạt không lọt xuống được. Tác nhân sấy có nhiệt độ cao, độ ẩm thấp được
thổi từ dưới lên để đi qua lớp lúa. Với vận tốc đủ lớn tác nhân sấy nâng các hạt lúa lên
5
và làm cho lớp hạt xáo trộn. Quá trình sôi này là quá trình trao đổi nhiệt ẩm mãnh liệt
nhất giữa tác nhân sấy và vật liệu sấy. Các hạt lúa khô hơn nên nhẹ hơn sẽ nằm ở lớp
trên của tầng hạt đang sôi và ở một độ cao nào đó hạt khô sẽ được đưa ra ngoài qua
đường tháo liệu.
Ưu điểm
Độ ẩm sấy giảm ở công đoạn tầng sôi cao, năng suất sấy cao trong cả dây chuyền. Hệ
thống sấy tương đối đơn giản. Điều chỉnh thời gian, nhiệt độ sấy thuận tiện.
Nhược điểm
Tiêu hao nhiều điện năng. Yêu cầu cỡ hạt nhỏ và tương đối đồng đều.
Năm 2011 ở Thoại Sơn - An Giang khánh thành nhà máy sấy lúa 500 tấn/ngày với
công nghệ tầng sôi hiện đại sử dụng năng lượng tái tạo từ trấu. Ưu điểm của công
nghệ này là qui trình xử lý khép kín, giảm thiểu phần lớn bụi, tiếng ồn, khí thải, sử
dụng nguồn năng lượng sạch thân thiện với môi trường.
3. Tình hình làm khô lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long
Sản xuất lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tốc độ đầu tư cơ giới hóa rất
nhanh. Tuy nhiên khâu sấy lúa là yếu nhất làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín hạt
gạo Việt Nam trên thị trường thế giới. Theo nhiều nghiên cứu, tổn thất sau thu hoạch
lúa ở ĐBSCL hiện còn ở mức cao. Tổn thất về sản lượng trong và sau thu hoạch đối
với lúa khoảng 11 - 13%, tập trung ở các khâu thu hoạch, phơi, sấy. Lúa ướt phơi, sấy
không kịp sẽ ảnh hưởng tới chất lượng và bị tổn thất thêm khi tiêu thụ hoặc mất giá
khi bán khoảng 10 - 20%. Nếu tính với mức tổn thất 12% và sụt giảm 13% về giá cả
trên thị trường, với sản lượng lúa 24 triệu tấn/năm ở ĐBSCL thì tổng giá trị tổn thất

sau thu hoạch lúa tới khoảng 6 triệu tấn lúa.
Từ năm 1982, chiếc máy sấy lúa vỉ ngang đầu tiên được lắp ở Kế Sách (Sóc Trăng).
Đến năm 1996, số lượng máy sấy tăng lên khoảng 1.500 máy. Nhưng máy phân bố và
chất lượng sấy không đều, chỉ đáp ứng được khoảng 9% lúa Hè Thu ở ĐBSCL. Do đó,
nông dân chưa tin tưởng vào máy sấy và chỉ áp dụng phương pháp sấy khi gặp mưa
bão. Từ năm 1996 đến 2006, số máy sấy tăng nhanh lên 6.200 chiếc, giải quyết sấy
được khoảng 30% lúa Hè Thu. Thời gian này máy sấy vỉ ngang được cải tiến nên chất
lượng sấy được nâng cao và vượt trội hơn phương pháp phơi nắng. Lúa sấy bằng máy
không chỉ giảm tổn thất mà còn giữ được chất lượng hạt. Vì thế, nông dân bắt đầu tin
tưởng vào phương pháp sấy và phương thức bán lúa tươi phổ biến hơn.
Tuy nhiên, cho đến nay tốc độ đầu tư vào khâu sấy lúa vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu
khi vào mùa vụ, nhất là vào vụ lúa Hè Thu. Theo thống kê ở ĐBSCL, vụ lúa Hè Thu
năm 2011 đã gieo sạ 1,6 triệu hecta lúa, năng suất thu hoạch bình quân đạt 5 tấn/ha,
sản lượng 22 triệu tấn. Hao hụt 13,7% của 8 triệu tấn lúa, thì có gần 110.000 tấn lúa bị
thất thoát, tương đương 660 tỷ đồng, do phơi sấy không kịp. Vì vậy, trên thực tế lượng
lúa phơi tự nhiên còn chiếm khá cao (trên 40%).
Hiện tại, máy sấy lúa vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của các tỉnh. An Giang năm
2009 cũng chỉ khoảng 50% lượng lúa Hè Thu được sấy bằng máy. Tại Kiên Giang
năm 2006, số trung bình là 24%, nhưng ở một huyện mới chỉ 3% lúa thu hoạch vụ Hè
Thu được sấy bằng máy. Lúa sấy bằng máy có thể không tương ứng với số lượng máy
sấy hiện có, chủ yếu phụ thuộc vào thời tiết. Với qui mô hộ gia đình canh tác nhỏ lẻ,
nông dân thường chọn phương pháp phơi nắng là chủ yếu. Khi gặp điều kiện thời tiết
6
bất lợi hoặc lúa bị đỗ ngã trong khi thu hoạch nông dân mới chọn phương pháp sấy để
làm khô lúa. Do vậy, dù phương pháp sấy có nhiều ưu điểm nhưng hiện tại phơi nắng
vẫn còn. Cụ thể năm 2013, năng lực sấy lúa ở ĐBSCL đạt khoảng 45%, chủ yếu máy
sấy tĩnh vỉ ngang chiếm khoảng 90%, máy sấy tháp 10%. Các địa phương có mức độ
sử dụng máy sấy cao là TP. Cần Thơ (70%), An Giang và Kiên Giang (50%), Long An
(40 - 45%).
Đến thời điểm hiện nay, toàn vùng ĐBSCL đã trang bị được hơn 6.435 máy sấy các

loại, tương đương hơn 9.220 lò quy chuẩn loại SH4 4 tấn/mẻ đang sử dụng, chỉ sấy
được khoảng 31% sản lượng lúa Hè Thu. Trong đó, Kiên Giang có hơn 1.700 lò, An
Giang hơn 1.464 lò, Cần Thơ hơn 1.200 lò, Hậu Giang, Sóc Trăng mỗi tỉnh có trên
800 lò, Cà Mau, Bến Tre mỗi tỉnh hơn 40 lò.
Việc đưa máy sấy vào phục vụ sau thu hoạch mang lại rất nhiều lợi ích. Nhưng đa
phần nông dân ở ĐBSCL vẫn chưa mặn mà với các phương tiện phơi sấy lúa do chi
phí đầu tư cao, thu hồi vốn chậm, giá lúa bán ra chưa tạo động lực khuyến khích. Chi
phí sấy lúa của nhiều loại máy trên thị trường còn khá cao. Với giá lúa hiện tại, nông
dân chấp nhận giá thuê sấy trong khoảng 1.000 - 1.200 đồng/kg lúa, trong khi đó các
loại nhà máy sấy lúa hiện đại có chi phí sấy từ 2.000 - 2.500 đồng/kg.
ĐBSCL là vùng sản xuất lúa gạo với sản lượng lớn nhất nước. Để giải quyết nhu cầu
sấy lúa Hè Thu, cần hơn 23.520 lò sấy quy chuẩn. Thời gian qua, trong toàn vùng
ĐBSCL đã sử dụng hơn 2.000 máy sấy tĩnh vỉ ngang, loại 4 tấn và 8 tấn/mẻ (chỉ đạt
hơn 21%) do Trường Đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh thiết kế lại từ mẫu máy ban
đầu của Philippines năm 1982. Máy sấy loại này hạ độ ẩm thấp từ 24 - 27% xuống
15% trong 7 giờ. Nông dân hiện đã mua hàng trăm máy sấy tĩnh vỉ ngang, công suất 4
tấn/mẻ, hơn 1.000 máy sấy tĩnh vỉ ngang, công suất 8 tấn/mẻ và máy sấy nhỏ SRR,
công suất 1 tấn/mẻ sấy liên tục 3 ngày (loại máy sấy nhỏ này chỉ thích hợp với các hộ
ở vùng có điện và có dưới 0,5ha). Bình quân mỗi xã có chưa đến 8 máy nên năng suất
sấy lúa chưa cao.
Tại An Giang, mỗi năm có trên 200.000ha lúa Hè Thu phải thu hoạch trong mùa mưa,
lũ. Trong khi đó, toàn tỉnh chỉ có hơn 1.464 lò, công suất từ 4 - 8 tấn/mẻ, đủ đáp ứng
được khoảng 30% nhu cầu. Năm 2001, UBND tỉnh An Giang có chủ trương cho nông
dân, hợp tác xã nông nghiệp mượn vốn không lãi suất trong vòng 3 năm để phát triển
hệ thống lò sấy lúa. Nhưng đa phần nông dân từ chối đầu tư vốn xây dựng lò sấy vì sợ
thua lỗ. Do nếu thu hoạch lúa rơi vào mùa mưa bão thì số lượng lò sấy không đáp ứng
đủ nhu cầu, còn thu hoạch vào thời điểm thời tiết tốt thì máy sấy cũng không được sử
dụng nhiều.
Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện Đề án “Nâng cao chất lượng và
tính cạnh tranh nông sản, đảm bảo khả năng dự trữ phục vụ xuất khẩu”, với tổng mức

đầu tư được dự toán hơn 7.000 tỷ đồng. Một trong những nội dung của đề án là từ nay
đến năm 2020, các tỉnh ĐBSCL phát triển công nghệ sấy, mỗi năm làm khô được 7 - 8
triệu tấn lúa Hè Thu.
4. “Lộ trình” của máy sấy
Quá trình chuyển đổi từ phơi thủ công tới cơ giới hóa toàn bộ khâu sấy, có nhiều
phương pháp thực hiện. Cách thiết thực nhất là từ phơi, qua bước trung gian là máy
7
Hình 6: Lộ trình máy sấy
sấy vỉ ngang 4 - 10 tấn/mẻ, chất lượng tốt, chi phí sấy thấp, mà năng suất cũng không
quá thấp. Sau đó, chuyển đổi từ máy sấy vỉ ngang sang các máy sấy hiện đại (sấy tháp,
sấy tầng sôi).
5. Đề xuất các biện pháp cho vấn đề sấy hiện tại
Từ các dữ liệu và phân tích trên, có thể đề xuất 3 cụm biện pháp sau:
5.1. Về Công nghệ
Để nâng cao chất lượng sấy lúa và hiệu quả kinh tế, việc sử dụng máy phải được
chuyên môn hóa; đồng thời lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp để đáp ứng nhu cầu
nâng cao phẩm chất lúa gạo. Cụ thể, cải tiến thiết kế các loại máy sấy vỉ ngang và sấy
tháp để đảm bảo chất lượng xét theo độ nứt hạt và gạo nguyên, và bớt phụ thuộc vào
lao động thủ công. Công nghệ sấy tĩnh vỉ ngang công suất lớn có ưu điểm sấy chạy
mộng giải quyết tổn thất. Tuy nhiên sắp tới nếu lao động thủ công giảm cần có giải
pháp máy sấy tháp. Nhưng máy này cần cải tiến nhược điểm chưa sấy được lúa độ ẩm
cao.
Qua kết quả khảo sát: Các loại máy sấy tĩnh vỉ ngang cỡ lớn có thiết kế phù hợp đáp
ứng được yêu cầu sản xuất và đảm bảo chất lượng lúa sau khi sấy. Trong thời gian tới
nên khuyến khích sử dụng và nhân rộng các loại máy công suất 30-50 tấn/mẻ. Tuy
nhiên, để nâng cao đi đến tự động hoàn toàn trong sấy lúa, đảm bảo chất lượng lúa gạo
trong dây chuyền xay xát công nghiệp theo hướng hiện đại cần đầu tư vào máy sấy
tháp để đạt hiệu quả tối ưu.
Hiện nay, AGPPS đầu tư công nghệ máy sấy hiện đại như máy sấy tháp, máy sấy tuần
hoàn và máy sấy tầng sôi nhiên liệu đốt bằng củi trấu… để đưa vào hoạt động. Quá

trình kiểm soát chỉ cần 1 lao động và giá trị đầu tư 20 triệu đồng/tấn lúa.
Thời gian máy sấy hoạt động phải đạt nhiều ngày trong năm.
5.2. Mô hình sấy lúa
Ngoài việc sử dụng máy sấy phải được chuyên môn hóa và máy sấy lúa phải làm được
nhiều ngày trong năm. Việc sấy lúa cần được giao trách nhiệm cho trước hết là các
8
doanh nghiệp xay xát, sau đó là hợp tác xã, các thương lái làm dịch vụ sấy lúa và cuối
cùng là các tổ hợp tác sản xuất hay cụm hộ nông dân.
Nếu cơ sở xay xát lúa gạo có trang bị máy sấy lúa, nó không chỉ đem lại lợi ích ở
chính khâu sấy lúa mà còn làm tăng thêm lợi nhuận ở cả khâu xay xát sau đó.
Một số kết quả điều tra ban đầu của Phân viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau
thu hoạch tại các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Chợ Gạo của Tiền Giang và
huyện Càng Long của Trà Vinh đã cho thấy rằng: nhờ sự phản ánh thông qua quá trình
xay xát, các chủ cơ sở xay xát đã nắm bắt được công nghệ sấy và biết được cách vận
hành thiết bị sấy sao cho phù hợp để đạt được tỷ lệ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên
cao hơn trong xay xát. Khi trang bị máy sấy và vận hành máy sấy đúng cách, độ thu
hồi gạo trắng và gạo nguyên trong khâu xay xát tăng thêm được 3% so với thu mua lúa
khô từ bên ngoài. Ngoài ra, các cơ sở xay xát còn có thể sử dụng một phần trấu từ nhà
máy để sấy lúa làm tăng thêm lợi nhuận cho cơ sở.
Các hợp tác xã hay thương lái làm dịch vụ sấy lúa nếu có liên kết hay liên doanh với
các cơ sở xay xát lúa gạo cũng có thể phát huy được những lợi thế vừa nêu trên. Họ
phải đảm bảo với các chủ cơ sở xay xát về chất lượng của lúa sau khi sấy. Ngược lại,
nhờ tăng được lợi nhuận từ việc tăng tỷ lệ thu hồi gạo trắng và gạo nguyên nên các chủ
cơ sở xay xát sẽ mua lúa khô của các hợp tác xã hay thương lái này cao hơn lúa khô
bên ngoài. Đó là mô hình liên kết - liên doanh mà đôi bên cùng có lợi.
Qua kết quả điều tra tháng 3/2012 tại huyện Gò Công Tây cho thấy: tổng chi phí sấy
lúa máy tĩnh vỉ ngang cỡ 30 tấn/mẻ là 80.000 đồng/tấn lúa. Tiền sấy thuê thu được là
200.000 đồng/tấn lúa. Nếu tổng vốn đầu tư cho máy sấy 30 tấn/mẻ là 300 triệu đồng
thì người ta sẽ thu hồi vốn sau khi sấy được 2.500 tấn lúa. Như vậy, nếu thời gian sử
dụng máy sấy là 90 ngày/năm và thời gian sấy mỗi mẻ tối đa là 2 ngày, thì thời gian

thu hồi vốn chưa đầy 2 năm.
5.3. Về chính sách
Chính sách ảnh hưởng đến toàn hệ thống lúa gạo thì phức tạp và không chỉ vài tháng
là có được. Cần thiết lập tại một số tỉnh vài mô hình trình diễn đồng bộ từ cung cấp
nguyên liệu sấy đến xay xát, với sự tham gia của nông dân. Sẽ là ảnh hưởng tích cực
nhất đến chính sách, nếu có vài mô hình tích hợp máy sấy trong toàn bộ hệ thống dây
chuyền lúa gạo, chứng tỏ được lợi ích của sấy máy qua sự đảm bảo chất lượng sản
phẩm trong chuỗi giá trị lúa gạo, gia tăng lợi tức của nông dân với sự tham gia tích cực
của nông dân.
Với thời gian thu hoạch lúa 3 vụ/năm là 9/12 tháng, tính ra một máy hoạt động ít nhất
là 6 tháng. Những mô hình dịch vụ sấy dịch vụ ở An Giang nâng khả năng đáp ứng
sấy lúa trong tỉnh lên 70%. Tỉnh An Giang cho vay không tính lãi trong 3 năm để đầu
tư máy sấy hoặc như AGPPS đầu tư máy sấy theo cụm nhà máy chế biến xay xát của
các Doanh Nghiệp xuất khẩu gạo. Đó là giải pháp điển hình được Bộ NN&PTNT
khuyến khích.
9
Tài liệu tham khảo
Nguyễn Văn Xuân, Phan Hiếu Hiền, 2010, Sấy lúa, Công nghệ sau thu hoạch lúa gạo
ở Việt Nam, Nông Nghiệp, trang 31 – 63.
Hữu Đức, 2012, Giải pháp nâng cao năng lực sấy lúa, Báo nông nghiệp Việt Nam,
ngày tham khảo: 11/10/2014,
< />nang-cao-nang-luc-say-lua.html>
Nguyễn Văn Re, 2013, Đề xuất công nghệ sấy lúa và mô hình sấy lúa, Liên hiệp các
hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Tiền Giang, ngày tham khảo: 11/10/2014,
< />Báo Nông nghiệp Việt Nam, 2013, Chọn lựa giải pháp phơi, sấy lúa, Báo mới, ngày
tham khảo: 11/10/2014,
< />Minh Huyền, 2014, Vạch lộ trình cơ giới hóa nông nghiệp, Báo Cần Thơ, ngày tham
khảo: 11/10/2014,
< />10

×