Tải bản đầy đủ (.pdf) (38 trang)

Nghiên cứu tình hình hút thuốc lá ở nam giới thuộc xã Thuỷ Biều, thành phố Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (803.42 KB, 38 trang )


1
ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, mối hiểm hoạ mà thuốc lá gây ra cho sức khoẻ con người cũng
như cho nền kinh tế xã hội của mỗi quốc gia là vấn đề thời sự nóng bỏng và có
tính toàn cầu.
Nhiều nghiên cứu cho ta biết rằng thuốc lá gây nghiện chẳng khác rượu
hay ma tuý. Nicotin có trong thuốc lá là chất gây nghiện, có tác dụng dược lý
gây kích thích người hút (ba căn bệnh chính liên quan đến thuốc lá đã được tổ
chức y tế thế giới công nhận là: ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và
các bệnh tim mạch [33]. Sự nghiện thuốc lá có ảnh hưởng lớn tới tần suất mắc
và tử vong của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, có thể xem bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính là bệnh lý chính của những người nghiện thuốc lá [6], [34].
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) có khoảng 1,1 tỷ người trên thế giới
hút thuốc, chiếm 1/3 dân số lứa tuổi từ 15 tuổi trở lên. Trong đó có 800 triệu
người là ở các nước đang phát triển.
Theo dự đoán của WHO, nếu chiều hướng thuốc lá vẫn diễn ra như hiện
nay thì việc hút thuốc lá sẽ trở thành đại dịch đe doạ sức khoẻ con người trong
thế kỷ XXI. Dự báo trong 20 năm tới sẽ có khoảng 10 triệu người chết hàng năm
(cứ 3 giây có 1 người chết) do thuốc lá, trong đó có 7 triệu người tại các nước
đang phát triển [3]. Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nam giới hút
thuốc lá cao nhất thế giới (65%) theo bảng xếp loại của WHO thì tỷ lệ hút thuốc
lá trong nam giới của Việt Nam ở thứ 21 trong các nước [4].
Theo số liệu điều tra năm 1997 ở Việt Nam tỷ lệ nam giới hút thuốc lá là
60% ước tính có 10% dân số hiện nay (khoảng 7 triệu người) chết sớm do các bệnh
có liên quan đến thuốc lá trong đó 3,7 triệu người sẽ chết ở độ tuổi trung niên.
Để tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và tiến đến không hút thuốc lá, tổ
chức y tế thế giới lấy ngày 31 tháng 5 hàng năm làm "Ngày thế giới không hút
thuốc lá" và thông điệp của WHO là: "Đoàn kết vì một thế giới không hút thuốc
lá".



2
Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn
tính có 15% những người hút thuốc lá có triệu chứng lâm sàng bệnh phổi tắc
nghẽn mạn tính và 80 - 90% người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là người
nghiện thuốc lá. Trên thế giới ước tính khoảng 9,34/1000 ở nam giới, 7,33/1000
ở nữ giới vào năm 1990 [17].
Ở Pháp có khoảng 2,5 triệu người mắc bệnh 5% dân số [32].
Ở Anh 5 - 8% nam và 2 - 3% nữ trên tổng dân số bị bệnh [20]
Ở Mỹ năm 1995 ước tính có khoảng 14 triệu người mắc bệnh và là
nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ năm [21].
Ở nước ta vấn đề bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính còn khá mới mẻ, tuy chưa
có số liệu thống kê đầy đủ nhưng nước ta có tỷ lệ hút thuốc lá khá cao chắc chắn
số bệnh nhân mắc bệnh này không ít. Bệnh tiến triển kèo dài trong nhiều năm và
cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong. Tiếp xúc thụ động với thuốc lá cũng
có thể góp phần gây nên bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
Xuất phát từ những vấn đề trên chúng tôi tiến hành đề tài: "Nghiên cứu
tình hình hút thuốc lá ở nam giới thuộc xã Thuỷ Biều, thành phố Huế", nhằm
mục tiêu sau:
1. Xác định tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới từ 18 tuổi trở lên ở xã Thuỷ Biều.
2. Tìm hiểu một số đặc điểm liên quan đến hút thuốc lá và tỷ lệ bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính ở người hút thuốc lá.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. THUỐC LÁ
1.1.1. Tình hình hút thuốc lá
Hiện nay trên thế giới mặc dù có sự cố gắng của các chương trình giảm

hút thuốc lá ở nhiều nước, tỷ lệ hút thuốc lá giảm ở nhiều nước, đặc biệt ở các
nước phát triển nhất là ở người lớn tuổi. Ở nước ta năm 1995 Bộ y tế đã ra chỉ
thị về việc không hút thuốc lá trong các cơ sở y tế, ngày 1/10/1995 Bộ ngoại
giao cũng ra chỉ thị cấm hút thuốc lá ở nơi làm việc, hội nghị, khi công tác ở
nước ngoài. Chính phủ có nghị quyết số 12/2000/NQ-CP về chính sách quốc gia
phòng chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2000 - 2010. Ngoài việc hạn
chế số người hút thuốc lá nghị quyết còn có những điều khoản bảo vệ những
người không hút thuốc lá khỏi tác hại của thuốc lá.
Tuy nhiên, xu hướng chung trên thế giới thì sự tiêu thụ thuốc lá ngày càng
gia tăng đáng chú ý là các nước đang phát triển ở khu vực Châu Á, Phi, Mỹ La
tinh. Tuổi bắt đầu hút thuốc lá ngày càng thấp dần, sau đây là những con số ghi
nhận được [7].
Bảng 1: Tình hình hút thuốc lá trong nước và thế giới
Tên nước, địa phương
Tỷ lệ % số người hút thuốc lá
Nam
Nữ
Thái lan
Srilanka
Nepal
Trung Quốc
Băng La Đét
Quận Hai Bà Trưng Hà Nội
Xã Thuỷ Dương Huế
58
90
85
56
71
59,45

68,78
20
02
71
01
20
0,26
15

4
Xã Thuỷ Xuân Huế
Bệnh viện Trung ương Huế
Phường Hoà Hải TP Đà Nẵng
39,83
18,50
42,20
06
00
16

Theo thống kê ở Hoa Kỳ thì năm 1998 có 25% người hút thuốc lá, 25%
dân số là người đã từng hút thuốc lá, 50% còn lại là những người chưa từng hút
thuốc điếu, số lượng người hút xì gà, ống điếu, thuốc lá không khói chiếm tỷ lệ
chưa đầy 2%, mặc dù phong trào chống thuốc lá mạnh mẽ nhưng tỷ lệ giảm hút
thuốc hằng năm là 1%, tuổi bắt đầu hút thuốc ngày nay trung bình là 16 tuổi, rất
ít người bắt đầu hút thuốc lá sau 20 tuổi, lý do là tính độc lập ngày càng tăng
trong giới thiếu niên Mỹ.
Ở Việt Nam theo các công trình điều tra cho thấy tình hình hút thuốc lá đã
đến múc báo động theo các nghiên cứu gần đây, của các tác giả trong nước thì
các con số thống kê cho thấy khoảng 60-75% người lớn hút thuốc lá, thanh thiếu

niên gần 70%, cần lưu ý là tình hình hút thuốc lá đã bắt đầu xuất hiện ở các
trường trung học cơ sở.
Mỗi năm nước ta tiêu thụ khoảng 1,7 tỉ bao thuốc lá, trung bình mỗi
người hút từ 70 - 80 gói thuốc lá, ở thành phố Huế qua một cuộc điều tra ở
phường Vĩnh Ninh cho thấy 74,3% nam giới trưởng thành hút thuốc lá. Ở phụ
nữ là 2,8% đặc biệt là thanh thiếu niên từ 16-20 tuổi hút thuốc lá chiếm tỷ lệ là
69,73% tại bệnh viện Trung ương Huế tỷ lệ nam giới hút thuốc lá là 18,50% .
1.1.2. Độc tính của thuốc lá
Hút thuốc lá thực sự là đại dịch, gây tử vong 60.000 sinh mạng mỗi năm
tại Pháp tác hại của thuốc lá còn đáng sợ hơn cả ma tuý. AIDS hay tai nạn giao
thông gộp lại. Điều đáng lo ngại là hút thuốc lá rất khó bỏ hút vì khi ngưng
thuốc lá thì bị hội chứng cai xuất hiện với các biểu hiện mất ngủ, khó tập trung
tư tưởng, trầm cảm các triệu chứng này tồn tại trong thời gian khá dài mới giảm,
trong khi đó người cai thuốc lá chịu sự cám dỗ của môi trường và xã hội rất dễ
tái sinh trở lại. Người hút thuốc lá có nguy cơ tử vong cao hơn người không hút

5
thuốc lá là 70% và 1/2 số người hút thuốc lá cuối cùng sẽ chết bởi các bệnh do
thuốc lá gây ra. Nhiều dự đoán chỉ ra rằng đến năm 2025 sẽ có đến 165.000 ca
tử vong ở phụ nữ do nhiễm độc nicotin xấp xỉ con số từ 5.000 đến 55.000 ca mỗi
năm. Ở Mỹ thuốc lá là nguy cơ cho sức khoẻ con người lớn nhất: có khoảng
43.000 người tử vong/năm. Mọi công trình nghiên cứu tại Pháp cho thấy rằng
hàng năm có chung 40.000 trường hợp bị ung thư phổi có nguyên nhân liên
quan đến thuốc lá. Đối với phụ nữ trong thời kỳ mang thai người mẹ hút thuốc lá
thì sinh con thường nhẹ cân, sẩy thai, sinh non và có tỷ lệ chết cao hơn trẻ khác
trong thời kỳ hậu sản.
1.1.3. Đặc điểm hoá sinh của thuốc lá
Khói thuốc lá là hỗn hợp khí chứa nhiều chất khí đốt cháy đã tạo ra nhiều
chất khác nhau do quá trình nhiệt phân và nhiệt trùng hợp. Thành phần của khói
thuốc lá rất phức tạp, cho đến nay vẫn chưa nhận biết được, các nhà khoa học

chỉ ước đoán được trong khói thuốc lá có đến hàng chục ngàn thành phần hoá
học khác nhau. Tuy nhiên, một cách đơn giản người ta có thể nói rằng khói
thuốc lá là một hỗn hợp tác động lên cơ thể theo hai pha: pha khí và pha phân tử
các phân tử này vào máu nhờ một bộ lọc tinh vi nhờ hệ thống tế bào biểu mô
phế quản. Với nhiệt độ cao khi điếu thuốc cháy thì một vài thành phần bị phân
huỷ bởi nhiệt độ gọi là nhiệt phân, các chất bay hơi toả theo khói thuốc có các
phân tử không bền kết hợp lại với nhau tạo nên chất mới gọi là nhiệt trùng hợp.
Trên cơ sở này người ta đã nhận thấy khói thuốc lá Nicotin các hợp chất
vô cơ gây tăng tiết niêm mạc đường hô hấp, các chất gây ung thư ngoài ra còn
có vô số chất gây hại khác.
1.1.4. Tác dụng dược lý của thuốc lá [12], [22], [24], [33]
Trong khói thuốc lá có hơn 400 chất đã được nhận biết. Chúng có nhiều
tác dụng dược lý khác nhau và được phân theo các nhóm như sau:
1.1.4.1. Các chất có tác dụng kích thích và tổn thương tế bào
Nicotin: Là một alkaloid rất độc vừa có tác dụng kích thích vừa ức chế
mạnh, là hoạt chất chính chứa trong khói thuốc lá, liều độc là 60mg đủ làm cho

6
người lớn tử vong, người ta ghi nhận rằng một điếu thuốc lá chứa khoảng 1mg
nicotin, nicotin lan rộng đến trung tâm não chỉ trong 3 giây đồng hồ sau khi hút
điếu thuốc lá đầu tiên. Thời gian bán huỷ của nicotin là hai giờ.
Nicotin được hấp thu từ khói thuốc lá qua niêm mạc đường hô hấp, tiêu
hoá và tập trung cao nhất ở não, thận, niêm mạc dạ dày, niêm mạc phế quản,
niêm mạc mũi, tuyến nước bọt, tim mạch. Nicotin làm tăng nồng độ glucose,
corticoide, acid béo, vasopresin và endophin trong huyết thanh. Trong quá trình
nghiên cứu gây nghiện đối với con người nicotin làm tăng mức hoạt động của
dopamin trong vỏ não, dopamin là chất có tác dụng làm khuếch đại tín hiệu
nghiện và chuyển thành một phản xạ có điều kiện. Chính dopamin gây cảm giác
khoái lạc nhưng thực chất là bị ngộ độc bởi một chất dễ chịu.
Ngộ độc nicotin liều thấp có triệu chứng gây nôn mửa, chảy nước dãi,

tăng nhịp thở, nhịp tim, tăng huyết áp, chóng mặt, phụ nữ có thai nghiện thuốc lá
sẽ sinh con nhẹ cân, tăng nguy cơ sẩy thai, đẻ non, chết chu sinh.
- Methynle Ethylceton: Kích thích gây kích thích mũi, họng, mắt với liều
vừa phải.
- Hydrogen cyanide là chất gây một số triệu chứng đau đầu, lú lẫn, ù tai,
nôn mửa.
- Carbon monoxid: [26]
Có tác dụng làm giảm khả năng lao động, tăng nguy cơ bệnh mạch vành
hay viêm động mạch, hậu quả cuối cùng là không đủ oxy để nuôi các tế bào và
tổ chức.
1.1.4.2. Tác nhân gây ung thư
Người ta biết 43 chất gây ung thư có trong khói thuốc lá tiêu biểu nhất là:
Aminonaphralen, Aminobiphenyl, Butadien, Acrylonitrile, Formal dehyde (cũng
là tác nhân gây ra ho khạc đàm), Nitrosauin.
Chúng có tác dụng tại chỗ ở đường hô hấp và tác dụng toàn thân khi được
hấp thụ qua phổi điều này giải thích cho sự phát triển các khối u ở xa như ung
thư bàng quang

7
1.1.5. Các nguy cơ gây bệnh của thuốc lá
Vai trò gây bệnh của hút thuốc lá đã được chứng minh qua nhiều nghiên
cứu trên thế giới cũng như ở nước ta. Hút 01 điếu thuốc tức là đã tự mình làm
mất đi 5,5 phút cuộc sống. Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá ngắn hơn
so với người không hút thuốc lá từ 05 đến 08 năm. Hút thuốc làm tăng tỷ lệ tử
vong từ 30 đến 80%, chủ yếu là do các bệnh ung thư (ung thư phổi), bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính, các bệnh tim mạch.
1.1.5.1. Hút thuốc lá và các bệnh ung thư
* Ung thư phổi
Cách đây gần 50 năm, Doll và hill đã chỉ ra rằng hút thuốc là gây ung thư
phổi và tỷ lệ tử vong do ung thư phổi tăng theo số lượng thuốc hút. Trên thế giới

tỉ lệ mắc ung thư phổi tăng khá nhanh trong vòng 60 năm qua, tăng hơn nhiều so
với các loại ung thư chính khác.
Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi, khoảng 87% trong số
177,000 ca mới mắc ở Mỹ năm 1996 là do thuốc lá, còn lại do các nguyên khác
như: ô nhiễm môi trường, bệnh nghề nghiệp, ăn uống, cơ địa và các yếu tố di
truyền. 90% trong số 660,000 ca được chẩn đoán ung thư phổi hàng năm trên
thế giới là người hút thuốc lá.
Mức độ nguy cơ sẽ tăng lên cùng với số năm hút thuốc lá, số lượng thuốc
lá tiêu thụ hàng ngày và lứa tuổi lúc bắt đầu hút thuốc lá càng sớm càng nguy
hiểm. Hút bao nhiêu thuốc lá thì tăng nguy cơ bị ung thư phổi? Người ta thấy
rằng với bất kỳ lượng thuốc hút nào cũng gây tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Nói cách khác không có giới hạn dưới của lượng thuốc hút cần thiết để gây ung
thư phổi. Thời gian hút thuốc lá cũng rất quan trọng, thời gian hút càng dài thì
tác hại càng lớn.
Những người không hút thuốc là mà kết hôn với người hút thuốc, tỷ lệ
chết vì ung thư phổi cao hơn 20% so với người kết hôn với người không hút
thuốc và tỷ lệ chết vì ung thư phổi cũng tăng lên cùng với số lượng thuốc được
hút bởi người vợ hoặc người chồng.

8
Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm. Tỉ lệ chết
do ung thư phổi ở nam giới có hút thuốc cao gấp 22 lần so với nam giới không
hút thuốc, còn ở nữ thì gấp khoảng 12 lần. Trong khi rất nhiều phụ nữ tin rằng
ung thư vú là nguyên chính gây tử vong ở nữ thì đến năm 1998 ung thư phổi lại
cao hơn nhiều so với ung thư vú trong các trường họp tử vong ở phụ nữ.
Hút thuốc thụ động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi với chỉ số
nguy cơ tương đối khoảng từ 1,2 đến 1,5. Khi đồng thời hút thuốc và có tiếp xúc
với yếu tố độc hại khác thì nguy cơ gây ung thư phổi sẽ tăng lên gấp nhiều lần.
* Ung thư thực quản
Nguy cơ phát bệnh ung thư thực quản của người hút thuốc lớn hơn 8 tới

10 lần người không hút thuốc. Những nguy cơ này sẽ bị tăng thêm 25 tới 50
phần trăm nếu người hút thuốc sử dụng nhiều rượu.
* Ung thư thanh quản:
Hút thuốc gây nên 80% trong tổng số ung thư thanh quản. Người hút
thuốc chịu nguy cơ mắc bệnh ung thư thanh quản lớn hơn 12 lần so với người
không hút thuốc.
* Ung thư miệng
Hút thuốc là nguyên nhân chủ yếu của các bệnh ung thư lưỡi, tuyến nước
bọt, miệng và vòm họng. Những người nam giới hút thuốc có nguy cơ lớn gấp
27 lần phát triển các bệnh về ung thư miệng hơn những nam giới không hút
thuốc
Ung thư mũi: Về lâu dài người hút thuốc sẽ có nguy cơ cao gấp hai lần
hơn người không hút thuốc trong phát bệnh ung thư mũi.
* Ung thư thận và bàng quang
Người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư cả thận và bàng quang. Trong
tổng số ca tử vong do ung thư bàng quang, thì ước tính khoảng 40 đến 70% là vì
sử dụng thuốc lá.



9
* Ung thư tuyến tụy
Tuyến tụy là tuyến dễ bị ung thư vì khói thuốc vào cơ thế tới tuyến tụy
qua máu và túi mật. Ước tính rằng thuốc lá là nguyên nhân của 30% của tổng số
ung thư tuyến tụy.
* Ung thư bộ phận sinh dục
- Ung thư âm hộ: Ung thư âm hộ, là một phần của bộ phận sinh dục nữ
thông thường hiếm gặp. Tuy nhiên phụ nữ mà hút thuốc có nguy cơ gấp đôi mắc
ung thư âm hộ.
- Ung thư tử cung: Sự liên quan giữa hút thuốc và ung thư tử cung chỉ mới

được phát hiện gần đây. Có ít nhất 12 nghiên cứu đã thấy phụ nữ hút thuốc có
tăng nguy cơ bị ung thư tử cung và nguy cơ tăng cùng vói số lượng và thời gian
sử dụng thuốc.
- Ung thư dương vật: Ung thư dương vật đã trở nên ngày càng phổ biến ở
nam giới hút thuốc hơn là những người nam không hút thuốc.
- Ung thư hậu môn và đại trực tràng: Ung thư hậu môn. Bằng chứng mới
đây đã phát hiện ra hút thuốc là đóng vai trò tác nhân gây ung thư hậu môn và
đại trực tràng. Cũng trong một nghiên cứu diện rộng được tiến hành ở Mỹ, đối
với nam và nữ những người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh ung thư tăng từ 75
đến 100% so với những người cùng lứa tuổi không hút thuốc.
1.1.5.2. Hút thuốc lá và bệnh hô hấp
Hút thuốc lá là nguyên nhân được biết đến nhiều không những gây ung thư
phổi mà nó còn gây ra những bệnh phổi khác nữa.
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính: Mối liên quan giữa BPTNMT và hút
thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi.
- Bệnh hen: Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng
nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc sẽ có
tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với
nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá huỷ các

10
đường dẫn khí nhỏ. Tỷ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc lá
thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng
đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn, những
người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn.
Những người hút thuốc lá cũng hay bị cúm.
1.1.5.3. Hút thuốc lá và bệnh tim mạch
Từ năm 1940 người ta đã thấy có mối liên hệ giữa hút thuốc lá và nguy cơ
bị bệnh tim mạch, dù hút một vài điếu thuốc trong ngày cũng làm tăng nguy cơ

mắc bệnh này. Mối liên quan chặt chẽ giữa hút thuốc lá và bệnh tim mạch không
chỉ thấy ở cả 2 giới trong lớp trẻ và người già mà còn thấy ở tất cả các chủng tộc.
Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh lên gấp 2-3 lần và nó còn tương tác với
các yếu tố khác làm tăng nguy cơ lên gấp nhiều lần. Những bệnh mà người hút
thuốc có nguy cơ mắc cao là xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, đột quỵ, rối
loạn nhịp tim, đột tử, nhồi máu cơ tim, phình động mạch chủ. Trong số đó bệnh
mạch vành là quan trọng nhất, ước tính chiếm khoảng hơn một nữa trường hợp
tử vong vì bệnh tim do hút thuốc.
1.1.6. Ảnh hưởng cho những người xung quanh
Hút thuốc lá không những có tác hại cho người hút mà còn tác hại cho
những người xung quanh gọi là hút thuốc lá thụ động. Khói thuốc lá thải vào
môi trường chứa rất nhiều chất độc, nó chứa đầy đủ các thành phần của thuốc lá
không hề có sự biến đổi nào vì nó không đi qua điếu thuốc. Theo tác giả Alain
Jehan thì một số người không hút thuốc lá nhưng ở trong môi trường dày đặc
khói thuốc trong vòng hai giờ thì được xem như hút 2-3 điếu.
1.1.7. Bỏ thuốc lá
Muốn bỏ thuốc lá đòi hỏi người hút phải thực sự quyết tâm làm chủ bản
thân mới kháng nổi cơn nghiện của thuốc lá, đồng thời có sự hỗ trợ của bạn bè
thì mới đem lại kết quả được. Có nhiều người bỏ được thuốc lá một thời gian rồi
hút lại vì không vượt qua được tình trạng cai thuốc. Nên áp dụng một biện pháp

11
cũng không đủ mà phải sử dụng nhiều biện pháp với sự hỗ trợ của những người
xung quanh và sự quyết tâm của mỗi cá nhân mới mong đem lại kết quả như
mong muốn.
Bỏ thuốc lá đem lại sức khoẻ cho bản thân và cộng đồng, giảm các bệnh
về phế quản, phổi, bệnh tim mạch, bệnh ung thư, ngừng hút thuốc lá làm hoạt
động chức năng của bộ máy hô hấp được gia tăng, các nguy cơ mắc bệnh phế
quản mạn tính giảm 50% sau 20 năm. Để có một sức khoẻ tốt ngoài việc không
bao giờ hút thuốc lá ta cần phải tránh không bao giờ hít phải khói thuốc lá, cho

nên việc bảo vệ người dân không bị khói thuốc lá cũng là một việc quan trọng
trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân.
1.2. BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
1.2.1. Định nghĩa
Theo GOLD (2001) BPTNMT là tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi sự hạn
chế lưu lượng khí không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Sự hạn chế lưu lượng
khí thường tiến triển từ từ và liên quan đến phản ứng viêm bất thường của phổi
phế quản gây nên bởi khí hoặc phân tử độc hại [1].
1.2.2. Vai trò của thuốc lá trong bệnh sinh của BPTNMT
Thuốc lá là nguyên nhân chính của bệnh suất và tử vong của BPTNMT,
90% bệnh nhân BPTNMT đã từng hay đang hút thuốc. Nghiên cứu cho thấy hút
thuốc kéo dài làm suy giảm sự vận động của tế bào biểu mô có lông chuyển
đường hô hấp, ức chế chức năng thực bào của đại thực bào phế nang, dẫn đến
phì đại và tăng sản các tuyến tiết nhầy và hút thuốc lá cũng ức chế anti proteases,
kích thích bạch cầu đa nhân tiết enzymes tiêu protein cấp. Sự ngừng hút thuốc
không làm phục hồi hoàn toàn sự tắc nghẽn nhưng sẽ làm chậm đi sự suy giảm
chức năng phổi. Ngoài ra, sự tiếp xúc thuốc lá thụ động liên quan với những
triệu chứng đường hô hấp như ho, hắt hơi, khạc đàm.
* Cơ chế tắc nghẽn phế quản do khói thuốc trong bệnh phổi tắc nghẽn
mạn tính.

12
- Ngày nay cơ chế được chấp nhận là sự xuất hiện của BPTNMT lâm sàng
rõ ràng được đặt trước một thời kỳ kéo dài tiềm ẩn quá trình làm nặng tổn
thương tế bào học chịu trách nhiệm của sự giảm dần dần của FEV1 [25].
Trong đường dẫn khí tận cùng có sự dày tuyến tiết nhầy, tăng lên số
lượng tế bào hình đài hoa, tăng sản xuất chất nhầy có thể đưa đến tắc nghẽn phế
quản, những vị trí ưu tiên của tăng đề kháng tắc nghẽn là đường dẫn khí ngoại
biên và nhu mô phổi [18].
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng có sự tương quan giữa độ nặng của sự tắc

nghẽn phế quản với độ nặng của sự bất thường tế bào học của đường dẫn khí và
cũng chỉ ra mối liên quan giữa sự hẹp tiểu phế quản với FEV1.
Ở người hút thuốc lá tổn thương khí phế thủng chịu trách nhiệm sự tắc
nghẽn phế quản chủ yếu do quá trình viêm của nhu mô phổi và sự mất thăng bằng
giữa enzym nội sinh phân hủy protein (protease) và enzym chống phân hủy protein
của phổi (antiprotease). Thiếu hụt bẩm sinh enzym anpha 1-antitrypsin trong khí
phế thủng đa thùy là một kiểu của mất thăng bằng hệ thống này [27], [28].
- Khói thuốc lá làm tăng lên hoạt tính của protease qua trung gian của
enzym Elastase đến từ đại thực bào và bạch cầu đa nhân trung tính.
Hơn nữa khói thuốc lá làm giảm hoạt tính của enzym antiprotease. Hậu
quả là gây hội chứng phế quản và khí phế thủng [28], [31]. Nghiên cứu mới đây
ở những bệnh nhân BPTNMT độ nặng sẽ thay đổi nếu họ ngưng hút thuốc. Tác
dụng có lợi này chỉ xuất hiện sau khi ngưng hút thuốc lá hơn 5 năm.


13
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là người dân nam giới từ 18 tuổi trở lên thuộc xã
Thuỷ Biều - thành phố Huế.
2.1.1. Sơ lược về đặc điểm xã Thuỷ Biều, Thành phố Huế
+ Về địa lý
Thuỷ Biều là một xã vùng ven, cách trung tâm thành phố Huế 7km về
phía Tây, với tổng diện tích tự nhiên 657,3 ha.
Ví trí: Phía bắc và phía Tây giáp Sông Hương, phía Đông giáp xã Thuỷ Xuân
và phường Phường Đúc, phía Nam giáp xã Thuỷ Bằng, huyện Hương Thuỷ.
+ Về dân số
Toàn xã có tổng số 2031 hộ với 10216 nhân khẩu. Được phân bố trong 6 thôn.

- Thôn Trung Thượng có 303 hộ với 1557 khẩu
- Thôn Lương Quán có 317 hộ với 1509 nhân khẩu
- Thôn Đông Phước 1 có 328 hộ với 1598 nhân khẩu
- Thôn Đông Phước 2 có 326 hộ với 1552 nhân khẩu
- Thôn Long Thọ có 321 hộ với 1632 nhân khẩu
- Thôn Trường Đá có 436 hộ với 2368 nhân khẩu
+ Về y tế
- Trạm y tế xã Thuỷ Biều gồm có 4 cán bộ Y tế: 1 Bác sỹ đa khoa, 1 y sỹ
đa khoa, 1 y sỹ đông y, 1 nữ hộ sinh trung học.
Hoạt động chuyên môn: Trong năm qua (2008). Trạm y tế đã tiến hành
khám và chữa bệnh cho nhân dân toàn xã với tổng số lần khám và điều trị 7105
lần. Trạm y tế đã triển khai tốt các chương trình y tế Quốc gia như CTTCRMR
cho trẻ em < 1 tuổi đạt 97,12%. Công tác BVBMTE - KHHGĐ, công tác phòng
chống dịch, các chương trình chuyên khoa, tai nạn - thương tích vệ sinh môi

14
trường Trạm y tế xã Thuỷ Biều là một trong 16 phường xã thuộc thành phố
Huế đạt chuẩn quốc gia.
2.1.2. Chọn mẫu
Cỡ mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp cắt ngang nên áp dụng công
thức tính cỡ mẫu là:
2
2
)1(
c
PPZ
n




Trong đó: - n: là cỡ mẫu
- Z là hệ số tin cậy (1,96)
- P là tỷ lệ ước đoán sử dụng thuốc lá trước của nghiên cứu là
50% = 0,50.
- c là độ chính xác mong muốn
Thay vào công thức trên ta có:

384
50,0
50,050,096,1
2
2


n

Vậy cỡ mẫu nghiên cứu là n = 384. Thực tế chúng tôi nghiên cứu 395 người.
- Chọn mẫu: Chúng tôi chọn ngẫu nhiên 395 người nam giới từ 18 tuổi trở
lên, sinh sống trên địa bàn xã Thuỷ Biều thành phố Huế. Theo từng nhóm
nghiên cứu mỗi nhóm là 1 thôn của xã Thuỷ Biều.
Chúng tôi phân làm 6 nhóm để tiến hành điều tra dựa trên sự phân bố dân
cư 6 thôn.
- Nhóm 1 (Thôn Trường Đá) bốc thăm ngẫu nhiên: 70 người
- Nhóm 2 (Thôn Đông Phước 1) bốc thăm ngẫu nhiên: 65 người
- Nhóm 3 (Thôn Đông Phước 2) bốc thăm ngẫu nhiên: 65 người
- Nhóm 4 (Thôn Long Thọ) bốc thăm ngẫu nhiên: 65 người
- Nhóm 5 (Thôn Lương Quán) bốc thăm ngẫu nhiên: 65 người
- Nhóm 6 (Thôn Trung Thượng) bốc thăm ngẫu nhiên: 65 người



15
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu được tiến hành theo phương pháp mô tả cắt ngang
2.2.1. Bước 1
Làm việc với Uỷ Ban nhân dân xã và trạm y tế xã Thuỷ Biều để tìm hiểu
về địa bàn nghiên cứu và tranh thủ sự hỗ trợ của các cấp lãnh đạo địa phương về
mặt pháp lý và phối hợp với cán bộ, cộng tác viên ở các thôn để chọn thời điểm
thích hợp tiến hành điều tra.
2.2.2. Bước 2
Thiết kế bộ câu hỏi cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
2.2.3. Bước 3
Tập huấn cho các cộng tác viên ở thôn cách phỏng vấn các đối tượng
nghiên cứu theo mẫu phiếu điều tra.
2.2.4. Bước 4
Tiến hành chọn mẫu: chọn ngẫu nhiên 395 người trong 6 thôn thuộc xã Thuỷ
Biều - Thành phố Huế. Sau đó phân thành 2 nhóm đối tượng để nghiên cứu.
+ Nhóm người hút thuốc lá
+ Nhóm người không hút thuốc lá
2.2.5. Thu thập thông tin
- Phát phiếu điều tra cho cộng tác viên, đến từng nhà để phỏng vấn các
thành viên trong gia đình. Sau đó thu lại phiếu điều tra và phân làm 2 nhóm.
+ Nhóm hút thuốc lá
+ Nhóm không hút thuốc lá
Qua đó tính tỷ lệ hút thuốc lá và không hút thuốc lá thông qua phiếu điều
tra và phân tích số liệu theo 14 mục.
- Hút thuốc lá theo tuổi
- Hút thuốc lá theo trình độ văn hoá
- Hút thuốc lá theo tình trạng hôn nhân
- Tuổi bắt đầu hút thuốc lá


16
- Động cơ hút thuốc lá
- Các loại thuốc lá sử dụng
- Thời gian hút và số gói năm
- Nơi hút thuốc lá
- Số người bỏ thuốc lá, tái hút trở lại
- Những biểu hiện khi cai thuốc
- Ảnh hưởng của thuốc lá cho người xung quanh
- Bỏ hút thuốc lá có liên quan
- Sự hiểu biết tác hại của thuốc lá
- Số người hút thuốc lá mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
2.3. TIÊU CHUẨN ĐỂ XÁC ĐỊNH NGƯỜI HÚT THUỐC LÁ
Dựa theo xếp loại của WHO [29] trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) và
tổ chức nâng cao sức khoẻ của Bang Victoria-Úc (VIC Health).
- Người được xác định hút thuốc lá khi đã hút 1 hoặc nhiều điếu thuốc lá
trong vòng 30 ngày qua (so với thời điểm điều tra).
- Người được xác định là nghiện thuốc lá khi
- Người đã hút một hoặc nhiều điếu thuốc lá mỗi ngày trong 30 ngày qua
(so với thời điểm điều tra).
- Hoặc đã hút 15 điếu hay hơn trong 30 ngày qua (so với thời điểm điều tra).
2.4. TIÊU CHUẨN CHẨN ĐOÁN BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
THEO DỊCH TỄ HỌC
- Tiền sử tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ quan trọng nhất là hút thuốc lá.
- Ho khạc đàm trong thời gian 2 tháng trong vòng 2 năm liên tục kèm khó
thở ngày càng gia tăng.
2.5. THỜI GIAN VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
- Thời gian tiến hành nghiên cứu: Tháng 6 năm 2008 đến tháng 4 năm 2009.
- Địa điểm nghiên cứu: 06 thôn trên địa bàn xã Thuỷ Biều, thành phố Huế



17
2.6. XỬ LÝ SỐ LIỆU
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học thông thường
- Tìm các dữ liệu liên quan đến từng biến và phân tích kết quả.
- Tìm mối liên quan giữa các biến với nhau và phân tích nhận xét kết quả.



























18
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Chúng tôi đã tiến hành điều tra 395 người nam giới tuổi từ 18 trở lên đang
sinh sống trên địa bàn xã Thuỷ Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Chúng tôi xin đưa ra kết quả như sau:
3.1. TÌNH HÌNH HÚT THUỐC LÁ
3.1.1. Tỷ lệ hút thuốc lá chung
68,4%
31,6%
Có hút thuốc lá (n=270) Không hút thuốc lá (n=125)

Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ hút thuốc lá
Trong 395 người được phỏng vấn có 270 người hút thuốc lá chiếm 68,4%.
Không hút thuốc lá chiếm 31,6%.
3.1.2. Tỷ lệ hút thuốc lá theo tuổi
Bảng 3.1. Tỷ lệ hút thuốc lá theo tuổi
Nhóm tuổi
18-30
31-40
41-50
51-60
>60
Chung
n
39
71

67
41
52
270
Tỷ lệ %
14,4
26,3
24,8
15,2
19,3
100,0
51,1

- Trong 270 người có hút thuốc lá, người ở nhóm 31-50 tuổi có hút thuốc
lá nhiều nhất chiếm (51,1%); nhóm 18-30 tuổi và 51-60 tuổi có tỷ lệ tương
đương (14,4% và 15,2%).


19
3.1.3. Tỷ lệ hút thuốc lá theo trình độ văn hoá
Bảng 3.2. Tỷ lệ hút thuốc lá theo trình độ văn hoá
TĐVH
Mù chữ
Tiểu học
THCS
THPT
CĐ_ĐH
Chung
n
8

56
142
50
14
270
Tỷ lệ %
3,0
20,7
52,6
18,5
5,2
100
p
< 0,01

Trong 270 người hút thuốc lá, trình độ THCS chiếm tỷ lệ cao nhất
(52,6%), mù chữ chiếm (3,0%).
3.1.4. Tỷ lệ hút thuốc lá theo tình trạng hôn nhân
Bảng 3.3. Tỷ lệ hút thuốc lá theo tình trạng hôn nhân
Tình trạng hôn nhân
Độc thân
Có gia đình
Tổng
n
40
230
270
Tỷ lệ %
14,8
85,2

100

Trong 270 người hút thuốc lá, người có gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất
(85,2%), độc thân (14,8%).
3.2. CÁC ĐẶC ĐIỂM LIÊN QUAN ĐẾN HÚT THUỐC LÁ VÀ TỶ LỆ
BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH
3.2.1. Tuổi bắt đầu hút thuốc lá
Bảng 3.4. Tuổi bắt đầu hút thuốc lá
Tuổi bắt đầu HTL
n
Tỷ lệ %
< 14 tuổi
13
4,8
15-20 tuổi
221
81,9
> 20 tuổi
36
13,3
Tổng
270
100,0




20









Biểu đồ 3.2. Tuổi bắt đầu hút thuốc lá
Tuổi bắt đầu HTL : 15-20 tuổi có 221 người chiếm tỷ lệ cao nhất (81,9%),
< 14 tuổi chỉ có 13 người chiếm 4,8%.
3.2.2. Động cơ hút thuốc lá lần đầu
Bảng 3.5. Động cơ hút thuốc lá lần đầu
Động cơ hút thuốc lá lần đầu
n
Tỷ lệ %
Bạn bè mời
67
24,8
Bắt chước người khác
118
43,7
Hút thử vì tò mò
80
29,6
Nguyên nhân khác
5
1,9
Tổng
270
100,0
24,8%

43,7%
29,6%
1,9%
Bạn bè mời
Bắt chước người khác
Vì tò mò
Khác

Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ hút thuốc lá do các động cơ
Trong 270 người hút thuốc lá, có 118 người HTL do bắt chước người
khác chiếm tỷ lệ cao nhất 43,7%, hút thuốc lá vì tò mò chiếm 29,6%.
81,9%
13,3%
4,8%
< 14 tuäøi
15 - 20 tuäøi
> 20 tuäøi

21
3.2.3. Liên quan giữa trình độ học vấn với hoàn cảnh hút thuốc lá
Bảng 3.6. Liên quan giữa trình độ học vấn với hoàn cảnh hút thuốc lá
Trình độ văn hóa
Nguyên
nhân HTL
Mù chữ
Tiểu học
THCS
THPT
CĐ-ĐH
Bạn bè mời

0
0,0%
3
5,4%
20
14,1%
30
60,0%
14
100,0%
Bắt chước người khác
4
50,0%
35
62,5%
69
48,6%
10
20,0%
0
0,0%
Hút thử vì tò mò
4
50,0%
13
23,2%
53
37,3%
10
20,0%

0
0,0%
Nguyên nhân khác
0
0,0%
5
8,9%
0
0,0%
0
0,0%
0
0,0%
Tổng
8
56
142
50
14

Các đối tượng HTL với nguyên nhân “bạn bè mời” ở trình độ CĐ-ĐH
chiếm tỷ lệ tuyệt đối 100%; với “bắt chước người khác” các tỷ lệ tương đối cao
hơn so với nguyên nhân khác, trong đó đối tượng HTL có trình độ học vấn tiểu
học chiếm tỷ lệ cao nhất 62,5%.
3.2.4 Tỷ lệ các loại thuốc lá được sử dụng
Bảng 3.7. Tỷ lệ các loại thuốc lá được sử dụng
Tỷ lệ các loại thuốc lá được sử dụng
n
Tỷ lệ %
Thuốc lá có đầu lọc

206
76,3
Thuốc điếu không đầu lọc
36
13,3
Thuốc cẩm lệ
28
10,4
Tổng
270
100,0

Loại thuốc lá được nhiều người hút là loại thuốc có đầu lọc chiếm 76,3%,
tỷ lệ người hút thuốc điếu không đầu lọc và thuốc cẩm lệ tương đương nhau
(10,4%-13,3%)


22
3.2.5. Số lượng hút thuốc lá
Bảng 3.8. Số lượng hút thuốc lá ( gói/ năm)
Số lượng hút thuốc lá
( gói/ năm)
n
Tỷ lệ %
< 10
85
31,48
10-20
115
42,59

> 20
70
25,93
Tổng
270
100.00
Số gói trung bình
SDX 
15,5 ± 11,5 gói
Số gói cao nhất 65 gói / năm ; số gói thấp nhất 0,25 gói/năm

31.48
42.59
25.93
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
< 10 10-20 > 20
Số
gói
năm
Tỷ lệ
%


Biểu đồ 3.4. Số lượng hút thuốc lá (gói/ năm)

Có 115 người hút thuốc từ 10-20 gói/năm chiếm tỷ lệ cao nhất 42,59%, tỷ
lệ các người hút > 20 gói/năm chiếm 25,93%.





23
3.2.6. Liên quan giữa tuổi với số điếu thuốc hút trong ngày
Bảng 3.9. Liên quan giữa tuổi với số điếu thuốc lá hút trong ngày
Tuổi
Số điếu hút
18-30
31-40
41-50
51-60
>60
< 10 điếu / ngày
6
15,4%
8
11,3%
4
6,0%
5
12,2%
10

19,2%
10 - 20 điếu/ ngày
33
84,6%
63
88,7%
61
91,0%
36
87,8%
41
78,9%
> 20 điếu /ngày
0
0,0%
0
0,0%
2
3,0%
0
0,0%
1
1,9%
Tổng
39
71
67
41
52


Các đối tượng HTL hút 10-20 điếu/ngày chiếm tỷ lệ cao và phân bố đều
với các nhóm tuổi; trong đó nhóm 41-50 tuổi có tỷ lệ cao nhất (91,0%)

3.2.7. Yếu tố ảnh hưởng đến số điếu thuốc hút
Bảng 3.10. Các yếu tố ảnh hưởng đến số điếu thuốc hút
Yếu tố ảnh hưởng đến số
điếu thuốc hút
n
Tỷ lệ %
Vui
124
45,93
Buồn
28
10,4
Bạn bè mời
109
40,37
Không rõ
9
3,3
Tổng
270
100,0

Vui và bạn bè mời là hai yếu tố làm tăng số điếu thuốc trong ngày, trong
đó vui chiếm 45,93%, bạn bè mời chiếm 40,37%.




24
3.2.8. Nơi hút thuốc lá
Bảng 3.11. Nơi hút thuốc lá
Nơi hút thuốc lá
n
Tỷ lệ %
Hút 1 mình
66
24,4
Hút chỗ đông người
204
75,6
Chung
270
100,0
Trong 270 người HTL, có 204 người hút ở chỗ đông người chiếm tỷ lệ
cao 75,6%.
3.2.9 Các hình thức hút thuốc lá
Bảng 3.12. Hình thức hút thuốc lá
Hình thức hút thuốc lá
n
Tỷ lệ %
Hút ½ điếu
59
21,85
Hút cả điếu
211
78,15
Tổng
270

100.00

Có 211 người hút thuốc lá cả điếu (78,15%) , hút nửa điếu có 59 người
(21,85%).
3.2.10. Sự hiểu biết về tác hại của khói thuốc lá
98,5%
1,5%
Có (n=266)_
Không biết (n=4)

Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ sự nhận thức độc hại của khói thuốc lá
Có 266 người nhận thức rằng khói thuốc lá cũng độc hại chiếm tỷ lệ cao
(98,5%), có 4 trường hợp không biết chiếm tỷ lệ 1,5%.


25
3.2.11. Tỷ lệ bỏ thuốc lá
Bảng 3.13. Tỷ lệ cai thuốc lá
Tình trạng cai thuốc lá
n
Tỷ lệ 5
Hút liên tục
152
56,30
Bỏ rồi hút lại
29
10,74
Bỏ thuốc hoàn toàn
89
32,96

Tổng
270
100,00

Trong 270 người hút thuốc lá, có 152 người hút liên tục chiếm 56,30%,
bỏ rồi lại hút chiếm 10,74%. Bỏ thuốc lá hoàn toàn có 89 người chiếm 32,96%.

3.2.12. Lý do bỏ thuốc lá
Bảng 3.14. Lý do bỏ thuốc lá
Lý do bỏ thuốc lá
n
%
Sức khoẻ
71
79,9
Kinh tế
8
8,9
Khác
10
11,2
Tổng
89
100,0
79,9%
8,9%
11,2%
Sức khỏe
Kinh tế
Khác


Biểu đồ 3.6. Lý do bỏ thuốc lá

Trong 89 người bỏ thuốc lá, có 71 người bỏ thuốc vì lý do sức khoẻ chiếm
79,9%; vì kinh tế chiếm 8,9%.


×