Tải bản đầy đủ (.docx) (79 trang)

Xúc tiến đầu tư lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (730.5 KB, 79 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu 3
Chương I: Lý luận về xúc tiến đầu tư 5
I. Xúc tiến đầu tư 5
1. Khái niệm xúc tiến đầu tư 5
1.1. Các quan niệm về xúc tiến đầu tư 5
1.2. Định nghĩa chung về xúc tiến đầu tư 6
I.3. Các hình thức xúc tiến đầu tư 7
2. Vai trò của xúc tiến đầu tư 7
II. Nội dung của xúc tiến đầu tư 10
1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư 10
2. Xây dựng các mối quan hệ đối tác 12
3. Hoạt động xây dựng hình ảnh 12
4. Hoạt động thu hút, lựa chọn nhà đầu tư tiềm năng 14
5. Hoạt động dịch vụ đầu tư 15
6. Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả 17
III. Các yếu tố ảnh hưởng đến xúc tiến đầu tư 17
1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác xúc tiến đầu tư 17
2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội 18
3. Sự thay đổi của môi trường đầu tư trong nước 18
4. Xu hướng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trên thế giới 19
5. Cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư 20
IV. Kinh nghiệm của một số nước trong việt thu hút FDI 21
1. Trung Quốc…………… 21
2. Singapore……………… 23
Chương II: Thực trạng xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2013 24
I. Tổng quan về môi trường đầu tư tại tỉnh Đồng Nai 24
I.1. Điều kiện tự nhiên, xã hội 25
I.2. Điều kiện cơ sở hạ tầng 26
I.3. Tình hình phát triển kinh tế 27
II. Thực trạng xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2013 30


1. Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng
Nai…………………………………………………………………………………30
1.1. Hiệu quả kinh tế 30
1.2. Hiệu quả xã hội 31
1
1.3. Hiệu quả môi trường 31
2. Thực trạng hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai 31
2.1. Tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài 31
2.2. Thực trạng hoạt động XTĐT nước ngoài tại các cơ quan Nhà nước 33
2.3. Thực trạng hoạt động XTĐT nước ngoài tại các doanh nghiệp kinh doanh
cơ sở hạ tầng 37
III. Đánh giá hoạt động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2013 38
1. Đánh giá hiệu quả dòng vốn FDI tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2000-2013 38
2. Đánh giá mức độ hài lòng của nhà đầu tư theo tầm quan trọng của các yếu tố 45
3. Những vấn đề còn tồn tại 47
Chương III: Định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt
động xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai 51
I. Định hướng và giải pháp nhằm phát triển hoạt động xúc tiến đầu tư tại Việt Nam
đến năm 2015 51
1. Định hướng chung 51
2. Một số giải pháp đẩy mạnh xúc tiến đầu tư của quốc gia 54
II. Định hướng thu hút hiệu quả FDI tại Đồng Nai đến năm 2015 56
III. Nội dung giải pháp thu hút dòng vốn FDI tại Đồng Nai đến năm 2015 62
1. Giải pháp có hiệu quả về mặt kinh tế 62
2. Giải pháp có hiệu quả về mặt xã hội 67
3. Giải pháp có hiệu quả về mặt môi trường 69
4. Một số giải pháp cụ thể 71
5. Kiến nghị 74
Kết luận 76
Tài liệu tham khảo 78

Nhận xét của giáo viên 79
MỞ ĐẦU
I. Tầm quan trọng của đề tài nghiên cứu:
2
Kinh tế thị trường hoạt động và phát triển trên cơ sở hội nhập với nền kinh tế khu
vực và trên thế giới. Hội nhập đã tạo điều kiện cho nền kinh tế của mỗi một quốc gia
những cơ hội và cả những thách thức, đặc biệt là đối với các quốc gia đang phát triển.
Trong hội nhập kinh tế, đầu tư trực tiếp ra nước ngoài chiếm vai trò vô cùng to lớn. Đó là
một trong những nhân tố thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế; tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế cũng như xã hội theo chiều hướng tiến bộ, tích cực; giảm nhẹ gánh nặng thất
nghiệp; thúc đẩy xuất khẩu Quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài chịu tác động
của rất nhiều yếu tố như cơ chế thị trường, môi trường đầu tư, tình hình biến động kinh tế,
và nhất là hiệu quả từ xúc tiến đầu tư (XTĐT). Có thể nói rằng xúc tiến đầu tư có vai trò
quan trọng góp phần vào việc thúc đẩy thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).
Nhận thấy được tầm quan trọng ấy, nhóm chúng em – sinh viên lớp chuyên ngành Kinh tế
Đầu tư, đã chọn cho mình đề tài Xúc tiến đầu tư, với địa bàn là tỉnh Đồng Nai để làm bài
nghiên cứu.
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu,
Đồng Nai đã vươn lên trở thành một trong những tỉnh có GDP bình quân đầu ngườicao
nhất cả nước, và có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, bình quân đạt khoảng12,8%/năm. Sự
phát triển năng động này không thể phủ nhận có vai trò đóng góp quan trọng của nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với mức đóng góp trên 40% thu ngân sách trên địa bàn
tỉnh.
II. Mục tiêu nghiên cứu:
Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được ban hành, Đồng Nai luôn là một trong
những địa phương dẫn đầu cả nước xét về số lượng dự án, vốn đầu tư và vốn đầu tư thực
hiện. Điều này có được một phần là nhờ các hoạt động xúc tiến đầu tư (XTĐT) mà tỉnh
Đồng Nai đã không ngừng thực hiện đổi mới và sáng tạo trong thời gian qua. Sau đó, trên
cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu hoạt động XTĐT tại Đồng Nai và những cơ hội,
thách thức tác động đến việc thu hút FDI hiện nay, đưa ra giải pháp trả lời câu hỏi: Cần

làm gì để nâng cao hiệu quả hoạt động XTĐT nước ngoài đi những yếu tố nền tảng mang
tính định hướng này đã ảnh hưởng thế nào đến chất lượng của các hoạt động XTĐT diễn ra
ở tỉnh trong thời gian qua?
Để trả lời cho các câu hỏi đặt ra, bài viết cần đạt được các mục tiêu cụ thể sau:
- Phân tích thực trạng về hoạt động xúc tiến đầu tư nước ngoài tại tỉnh Đồng Nai.
- Phân tích kết quả về việc thu hút FDI tại Đồng Nai.
- Kiến nghị chính sách và đưa ra các giải pháp nhằm nang cao hiệu quả cho hoạt
động XTĐT và thu hút FDI tại Đồng Nai.
3
III. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động XTĐT FDI tại Đồng Nai.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu hút FDI tại Đồng Nai trong giai đoạn
10 năm trở lại đây, tập trung chủ yếu vào hoạt động thu hút FDI tại các KCN Đồng Nai.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
Phân tích, tổng hợp các thông tin, tài liệu báo cáo chính thức đã công bố của các tổ
chức: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai…về đề tài nghiên
cứu.
V. Nội dung nghiên cứu:
Bài viết gồm 3 chương:
Chương I: Lý luận về xúc tiến đầu tư
Chương II: Thực trạng xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai giai đoạn
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến đầu tư
tại tỉnh Đồng Nai.
Trong quá trình làm bài, có thể chúng em sẽ có những thiếu sót, mong được thầy cố
vấn và góp ý để bài làm hoàn thiện hơn.
NỘI DUNG CHÍNH
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN ĐẦU TƯ
4
I. Xúc tiến đầu tư:
1. Khái niệm xúc tiến đầu tư:

1.1. Các quan niệm về xúc tiến đầu tư:
Hiện nay ở Việt Nam chưa có một khái niệm thống nhất nào về XTĐT và những
công trình nghiên cứu về nó thực sự cũng không nhiều. Tại Việt Nam, trong các văn bản
pháp luật có liên quan tới FDI như Luật Đầu tư cũng chưa giải thích khái niệm XTĐT và
cũng chưa có một giáo trình nào phân tích chi tiết và cụ thể khái niệm này.
Alvin G. Wint, năm 1992, trong tác phẩm nghiên cứu của mình với tựa đề “Public
Marketing of Foreign Invesment: Successful International Offices Stand Alone”, định n
ghĩa XTĐT “là những nỗ lực của mộtchính phủ nhằm truyền đạt thông tin về môi trư
ờng đầu tư của đất nước mình tới các nhà đầu tư nước ngoài, thuyết phục và trợ giúp họ
đầu tư hoặc tái đầu tư vào đất nước mình”.
Nhà kinh tế học người Mỹ Theodore H. Moran, tác giả cuốn “Foreign Direct Invest
ment and
Development: The new policy agenda for Developing Countries and Economies in Transit
ion ( 1998)”, đã xem xét XTĐTdưới góc độ là một vấn đề của việc phân phối thị trường v
à đưa ra kết
luậncó tính 2 chiều. Ông cho rằng trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, XTĐT không có ý
nghĩa gì hơnsự can thiệp của chính phủ vào nền kinhtế, làm méo mó sự phân phối nguồn l
ực, hạn chế những ngành công nghiệp không được khuyến khích.Còn ở thị trường cạ
nh tranh không hoàn hảo, XTĐT lại được giải thích như những nỗ lực của chính phủ tro
ng việc thu hút FDI, tuy nhiên cái giá phải trả cho sự can thiệp này là nền kinh tế có thể bị
bóp méo.
Trong nghiên cứu về “Chiến lược xúc tiến FDI tại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam” do công ty PWC (Price Waterhouse Coopers) thực hiện dưới sự tài trợ của Cơ
quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) thì khái niệm XTĐT được đưa ra như sau: “Theo
nghĩa hẹp, xúc tiến đầu tư có thể định nghĩa là các biện pháp thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài thông qua các biện pháp tiếp thị tổng hợp, các chiến lược sản phẩm, xúc tiến
và giá cả.” . Trong đó, sản phẩm được hiểu là quốc gia nhận đầu tư, giá cả là giá mà nhà
đầu tư phải chi để định vị hoạt động tại quốc gia đó (bao gồm giá sử dụng cơ sở hạ tầng,
5
các tiện ích, thuế, ưu đãi, bảo hộ thuế quan…) và xúc tiến là những hoạt động phổ biến

thông tin về các nỗ lực tạo lập hình ảnh về một quốc gia và cung cấp các dịch vụ đầu tư
cho các nhà đầu tư tiềm năng. Như vậy, theo khái niệm này, XTĐT đóng vai trò là biện
pháp để thu hút FDI, mục đích của XTĐT là thu hút được nhiều hơn dòng vốn FDI và nội
dung là các biện pháp tiếp thị tổng hợp định hướng tới nhà đầu tư để xây dựng hình ảnh về
quốc gia, phổ biến các thông tin về giá cả kinh doanh và cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho nhà
đầu tư.
Trong khi đó, Hội thảo Thu hút đầu tư nước ngoài – Triển vọng và giải pháp được
tổ chức tháng 11/2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra một khái niệm đã đưa ra một
khái niệm khác về XTĐT như sau: Xúc tiến đầu tư là tổng hợp các biện pháp mà chính
phủ một nước áp dụng nhằm thu hút FDI phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội nhất định. Theo khái niệm này, xúc tiến đầu tư cũng có vai trò là biện pháp thu hút FDI
song mục tiêu được đặt ra không chỉ là thu hút được nhiều hơn dòng vồn FDI mà còn thu
hút phù hợp với các mục tiêu phát triển của riêng mình. FDI đóng vai trò là một nguồn lực
góp phần thực hiện các mục tiêu đó nên việc thu hút FDI nhiều hay ít, vào lĩnh vực nào,
cũng cần căn cứ trên cơ sở phù hợp với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đặt ra của
mỗi quốc gia đó. Cũng theo khái niệm này thì nội dung XTĐT không chỉ dừng lại ở các
biện pháp tiếp thị tổng hợp về sản phẩm, giá cả và xúc tiến như khái niệm của công ty
PWC đã đưa ra, mà nó là tổng hợp các biện pháp mà chính phủ một nước áp dụng để có
thể tăng cường hoạt động FDI vào quốc gia đó. Nói cách khác, biện pháp XTĐT nhằm
mục đích thu hút nhiều hơn dòng vốn FDI theo định hướng của quốc gia đó, đem lại lợi ích
chung cho toàn xã hội.
Xúc tiến FDI còn được hiểu là thúc đẩy dòng vốn FDI chảy vào quốc gia thực hiện
xúc tiến hoặc phát triển dòng vốn đầu tư nhằm thúc đẩy, tăng cường các quyết định đầu tư
của các nhà đầu tư tiềm năng vào quốc gia thực hiện hoạt động xúc tiến. Để đạt được điều
này, nhiệm vụ của XTĐT là phải truyền đạt, hướng các thông tin cần thiết về đất nước, về
môi trường đầu tư của nước chủ nhà, về cơ hội đầu tư tại quốc gia đó tới các nhà đầu tư
nước ngoài, lôi cuốn sự chú ý, sự quan tâm và tạo ra tâm trạng thoải mái đối với các nhà
đầu tư, kích thích nhu cầu đầu tư của họ.
1.2. Định nghĩa chung:
Như vậy, xúc tiến đầu tư có thể hiểu là tổng thể các biện pháp, các hoạt động

nhằm định hướng tới các nhà đầu tư nước ngoài đến với các cơ hội đầu tư tại một quốc
gia hay thu hút sự quan tâm của nhà đầu tư vào một đất nước do Chính phủ một nước
áp dụng nhằm thu hút FDI phục vụ cho các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội nhất
định. Như vậy, mục tiêu của XTĐT là thu hút FDI phù hợp với các mục tiêu phát triển
kinh tế xã hội của quốc gia đó. Các biện pháp XTĐT do Chính phủ quốc gia ấy thực hiện
và phải định hướng tới nhà đầu tư để kích thích, khuyến khích nhu cầu đầu tư của họ thông
6
qua việc giới thiệu, quảng cáo hình ảnh đất nước tới các nhà đầu tư, tổ chức các cuộc hội
thảo, các phái đoàn vận động đầu tư, các hoạt động tiếp thị từ xa, hay các hoạt động tư
vấn, hỗ trợ cho các nhà đầu tư trước, trong và sau khi cấp giấy phép đầu tư.
Có thể nói rằng, hoạt động XTĐT chính là việc thuyết phục những người lãnh đạo
cao nhất của một công ty chuyển các nguồn lực ra một nước khác trung và dài hạn. Quyết
định này yêu cầu phải xuất phát từ những người quản lý cấp cao và sự phê duyệt từ những
người đứng đầu và ban giám đốc và chúng ta cũng cần lưu ý rằng một quyết định đầu tư có
thể mất nhiều thời gian: hang tháng hoặc thậm chí hang năm.
1.3. Các hình thức xúc tiến đầu tư:
Xúc tiến đầu tư có 2 hình thức là xúc tiến trực tiếp và xúc tiến gián tiếp.
XTĐT trực tiếp là XTĐT bằng cách trao đổi và quảng bá các thông tin một cách
trực tiếp cho các nhà đầu tư thông qua các cuộc gặp gỡ, trao đổi, các cuộc hội thảo, hội
chợ…
XTĐT gián tiếp là hình thức XTĐT thông qua hoạt động trung gian như kênh thông
tin đại chúng để có thể đem tới các nhà đầu tư các thông tin đầy đủ và chính xác giúp cho
các nhà đầu tư tỉm được các cơ hội để ra quyết định đầu tư.
Đối với hình thức XTĐT trực tiếp bên xúc tiến có thể cung cấp thông tin một cách
đầy đủ, chính xác đến các nhà đầu tư.Các thỏa thuận, hợp đồng được xúc tiến thành công
sẽ được thực hiện nhanh chóng và mang lại hiệu quả. Các kết quả và hiệu quả xúc tiến sẽ
được thực hiện nhanh chóng qua đó có thể sửa đổi điều chỉnh kịp thời. Bên cạnh đó,
XTĐT trực tiếp có thể giúp các nhà đầu tư giải đáp những thắc mắc, giúp tiết kiệm thời
gian, và chi phí trung gian cho nhà đầu tư khi ra quyết định. Tuy nhiên, XTĐT theo hình
thức trực tiếp rất tốn kém và khó thực hiện.

2. Vai trò của xúc tiến đầu tư:
Thứ nhất, các nghiên cứu tiến hành bởi Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra rằng XTĐT
có thể tác động lớn đến mức độ thu hút FDI của một địa phương. Cụ thể là, gia tăng 10%
trong ngân sách XTĐT sẽ làm tăng 2,5% lượng vốn FDI; và với mỗi 1$ chi phí cho các
hoạt động XTĐT ban đầu sẽ thu về được mộtgiá trị ròng tương ứng gấp gần 4 lần.
XTĐT có vai trò đặc biệt quan trọng nhất là khi chủ đầu tư còn đang trong giai đoạn
tìm hiểu, thăm dò, lựa chọn địa điểm đầu tư. Hoạt động XTĐT mang lại cho họ những
thông tin liên quan đến ý định đầu tư của họ, giúp cho các nhà đầu tư có cái nhìn tổng
quát, chính xác và kịp thời về quốc gia, địa phương mà họ định đầu tư để họ có cơ sở cân
7
nhắc và đi đến quyết định cuối cùng. Như vậy hoạt động XTĐT có vai trò rút ngắn thời
gian trong việc ra quyết định đầu tư của nhà đầu tư.
Vốn đầu tư không phải tự nhiên đến với một quốc gia, địa phương nào. Để ra quyết
định lựa chọn địa điểm đầu tư các nhà đầu tư phải tìm hiểu tỉ mỉ, tính toán kỹ lưỡng để ra
phương án tổi ưu nhất. Hiện các quốc gia đang cạnh tranh nhau rất gay gắt trong việc thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, do vậy hoạt động XTĐT đạt hiệu quả cao thì lượng vốn đầu tư
thu hút được nhiều và ngược lại. Do vậy, XTĐT góp phần đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài.
Thứ hai, XTĐT với các hoạt động xây dựng hình ảnh đóng vai trò như là chiếc cầu
nối giúp giải quyết sự bất cân xứng thông tin, các hoạt động này sẽ giúp các nhà tư
vấn/môi giới hay chính các NĐT có được nhữngthông tin tổng thể, chính xác về môi
trường đầu tư, thông qua đó, lợi thế cạnh tranh của nước sở tại về thu hút đầu tư nước
ngoài cũng được tăng cường, nâng cao.
Thông qua các hoạt động XTĐT như xây dựng hình ảnh đất nước; các hoạt động
hình thành đầu tư như hội thảo, đoàn vận động, tiếp thị từ xa, sẽ đưa tới các nhà đầu tư
tiềm năng thông tin về thế mạnh của quốc gia cũng như những cơ hội đầu tư thuận lợi mà
có thể chính họ đang tìm kiếm; các hoạt động tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư trong quá trình tiến
hành hoạt động đầu tư nhằm tạo thuận lợi cho quá trình đầu tư, tăng hiệu quả đồng vốn,
tăng sự tin tưởng và khả năng tái đầu tư. Do vậy các hoạt động XTĐT như là cầu nối giữa
1 quốc gia với nguồn vốn FDI. Quốc gia nào có nhu cầu thu hút FDI cho phát triển kinh tế

- xã hội thì quốc gia đó cần thiết tiến hành hoạt động XTĐT.
Thứ ba, XTĐT sẽ giúp môi trường đầu tư của địa phương được cải thiện, trở nên
thông thoáng, các chi phí thủ tục hành chính được giảm thiểu, chi phí gia nhập thị trường
của NĐT sẽ thấp hơn.
Thứ tư, XTĐT góp phần hình thành khu công nghiệp, khu chế xuất phục vụ hoạt
động sản xuất hàng hóa lớn.
Ngoài việc phát triển cơ sở hạ tầng của toàn xã hội, nước chủ nhà cần xây dựng
những khu vực đặc biệt cung cấp những dịch vụ đầu tư tốt nhất cùng với những điều kiện
ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Kết quả cuối cùng của công tác xúc tiến đầu tư là
8
hiệu quả của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, chúng ta có thể thút đầu tư nước
ngoài nhiều hay không và với chất lượng ra sao. Công tá xúc tiến đầu tư đã gián tiếp góp
phần hình thành các khu chế xuất, khu công nghệ cao. Khu chế xuất là khu vực địa lý được
khoanh vùng với các quy chế đặc biệt tách khỏi các quy định về thuế quan, thương mại của
một nước, trong đó chủ yếu là để phát triển công nghiệp chế tạo và sản phẩm dùng để xuất
khẩu. Những khu chế xuất được hình thành mang lại hiệu quả to lớn trong việc thu hút đầu
tư nước ngoài. Tuy nhiên đến cuối những năm 1980 kinh tế của các nhiều nước đang phát
triển có xu hướng mở cửa, bên cạnh đó mối liên kết giữa kinh tế khu chế xuất và khu vực
kinh tế khác trong nước tỏ ra rất yếu ớt nên nhiều nước đã chuyển sang khu công nghiệp
và khu công nghệ cao. Khu công nghiệp là một khu vực địa lý được phân chia và phát triển
một cách hệ thống, theo một kế hoạch tổng thể nhằm cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cần
thiết, cơ sở hạ tầng phù hợp với sự phát triển của một liên ngành công nghiệp và sản phẩm
không nhất thiết là cứ phải xuất khẩu. Khu công nghệ cao chủ yếu là để phục vụ các nhà
đầu tư nước ngoài sử dụng những công nghê, dây chuyền sản xuất hiện đại.
Thứ năm, XTĐT tạo điều kiện đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Có thể nói cơ sở hạ tầng (môi trường đầu tư cứng) có vai trò làm nền móng cho các
hoạt động đầu tư. Nước chủ nhà cần phải chuẩn bị cơ sở hạ tầng tốt trước khi tiếp nhận đầu
tư. Đó là các công việc như xây dựng đường xá giao thông, bến bãi, nhà ga, hệ thống cung
cấp điện nước, thông tin, bưu điện. Chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng là rất lớn, vì vậy khi

đầu tư ra nước ngoài thì các nhà đầu tư luôn quan tâm đến chất lượng hệ thống cơ sở hạ
tầng - điều kiện quyết định hiệu quả đầu tư của họ. Ở những nước đang phát triển, các nhà
đầu tư thường tập trung đầu tư vào những vùng miền có chất lượng cơ sở hạ tầng tốt, điều
này sẽ giúp nhà đầu tư giảm được chi phí.
Thứ sáu, XTĐT mở ra cơ hội hội nhập kinh tế thế giới nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
XTĐT là hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam với các nhà đầu tư, bạn bè trong
khu vực và trên thế giới. Rất nhiều cuộc hội thảo, cuộc xúc tiến đầu tư nước ngoài được tổ
chức với sự quan tâm của đông đảo các nhà đầu tư. Điều này cho thấy Việt Nam là điểm
9
đến đáng chú ý của nhiều nhà đầu tư, điều này cũng tạo điều kiện cho Việt Nam hội nhập
sâu và rộng vào nền kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới. Hình ảnh của Việt Nam
trong lòng bạn bè thế giới va các nhà đầu tư được nâng lên với Việt Nam là một địa điểm
có môi trường đầu tư tốt, khá thuận lợi với nhiều chính sách ưu đãi và khuyến khích đối
với các nhà đầu tư nước ngoài. Điều này cũng góp phần tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp
nước ngoài.
Thứ bảy, XTĐT tạo ra dòng chảy vốn một cách hợp lý, huy động tối đa mọi nguồn
lực của đất nước. Trong đó, nó giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Vì
một trong những mục đích của FDI là khai thác các điều kiện để đạt chi phí sản xuất thấp,
nên xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ thuê mướn nhiều lao động địa phương. Thu
nhập của một bộ phận dân cư địa phương được cải thiện sẽ đóng góp tích cực vào tăng
trưởng kinh tế của địa phương.
II. Nội dung của xúc tiến đầu tư:
Để thực hiện tốt công tác xúc tiến đầu tư thì việc xác định các nội dung, các chương
trình cho những hoạt động này là rất quan trọng. Nó quyết định tới kết quả của công tác
xúc tiến đầu tư. Nội dung của công tác xúc tiến đầu tư của các cơ quan xúc tiến đầu tư bao
gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư:
Một chiến lược XTĐT sẽ là một sơ đồ chỉ dẫn để đạt được những mục tiêu đề ra.
Các hoạt động như quảng cáo, cung cấp thông tin thị trường, gửi thư trực tiếp, tổ chức hội

thảo và các đoàn vận động đầu tư, tổ chức và tham gia triển lãm thương mại,… cần được
sắp xếp hợp lý trong một kế hoạch tổng thể.
Xây dựng chiến lược XTĐT theo 3 bước như sau:
• Bước 1: Đánh giá nhu cầu và tiềm năng đầu tư
10
- Xác định các mục tiêu phát triển của đất nước: Vốn FDI mang lại nhiều lợi ích
giúp nước chủ nhà đạt được những mục tiêu phát triển nhất định. Vì vậy mục tiêu XTĐT
cần phản ánh mục tiêu phát triển của quốc gia để tối đa hoá lợi ích những nỗ lực xúc tiến.
- Khảo sát các xu hướng của đầu tư nước ngoài và các ảnh hưởng bên ngoài: Khảo
sát xu hướng FDI cho biết những yếu tố nào hấp dẫn nhà đầu tư và điều gì có thể ảnh
hưởng đến quyết định của họ. Qua đó quốc gia tiến hành khảo sát có thể xác định các
ngành, lĩnh vực tiềm năng để hướng tới.
- Tiến hành phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức (SWOT)
- Phân tích các đối thủ cạnh tranh: cùng với việc phân tích SWOT giúp xác định
khả năng cạnh tranh của một đất nước dưới góc độ là một điểm đến đầu tư.
Kết thúc bước 1 sẽ cho thấy một bức tranh hiện tại về đất nước để xác định lĩnh vực,
nghành nghề mà đất nước đó có khả năng thu hút như trình bày ở bước 2.
• Bước 2: Hướng tới các ngành và các khu vực có nguồn vốn đầu tư
- Xây dựng một danh sách dài các ngành: Danh sách sơ bộ các ngành có khả năng
hướng tới bao gồm các ngành đã có, các ngành tại các nước cạnh tranh, hoặc các nước có
điều kiện tương tự.
- Phân tích các ngành: phân tích cơ cấu ngành, xác định các doanh nghiệp chính,…
- Đánh giá sự phù hợp của ngành với đất nước
- Lập danh sách ngắn các ngành phù hợp nhất
- Hướng đến các khu vực địa lý có nguồn đầu tư: Các quốc gia được chọn phụ
thuộc vào các ngành hướng tới và quy mô của các chuyến đi cũng như đại diện ở nước
ngoài.
Bằng việc xác định các loại ngành trọng tâm hướng tới, một chiến lược marketing sẽ
được xây dựng phù hợp với những yêu cầu cụ thể của các công ty trong ngành.
• Bước 3: Xây dựng chiến lược xúc tiến đầu tư

- Điều chỉnh phương pháp xúc tiến đầu tư: Các ngành,các công ty có quốc tịch
11
khác nhau cần áp dụng những kỹ thuật xúc tiến khác nhau.
- Đánh giá chức năng tổ chức và trách nhiệm của cơ quan tiến hành hoạt động
XTĐT.
- Đánh giá sử dụng ngân sách: Xác định chi phí cần thiết cho các hoạt động xúc
tiến mới và các chi phí này sẽ được trang trải như thế nào?
- Xây dựng tài liêu chiến lược: Tài liệu chiến lược sẽ trình bày rõ ràng các mục
tiêu xúc tiến và các hoạt động dự kiến trong thời gian tới.
Như vậy chiến lược xúc tiến đầu tư định hướng FDI vào các ngành, lĩnh vực và khu
vực địa lý cụ thể, qua đó tăng hiệu quả đồng vốn và giúp nền kinh tế phát triển một cách
bền vững.
Thời gian để xây dựng chiến lược cho 3 năm không quá 3 tháng.
2. Xây dựng các mối quan hệ đối tác
Một Cơ quan xúc tiến đầu tư xây dựng các quan hệ đối tác nhằm đem lại lợi ích tốt
nhất cho các nhà đầu tư. Các mối quan hệ đối tác này có thể được phân loại theo 3 cách:
nhằm phát triển sản phẩm, marketing và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.
Để xây dựng quan hệ đối tác thành công cơ quan XTĐT cần nghiên cứu động lực
của đối tác khi tham gia vào mối quan hệ, đóng góp dự kiến… và chuẩn bị các cuộc thảo
luận chi tiết.
Các mối quan hệ đối tác nên được đánh giá và xem xét thường xuyên 6 tháng/lần để
đảm bảo tính hiệu quả.
3. Hoạt động xây dựng hình ảnh:
Đây là nhóm hoạt động đi đầu trong chiến lược xúc tiến đầu tư. Các biện pháp tạo
dựng hình ảnh được sử dụng trong cả thị trường trong nước và nước ngoài nhằm cung cấp
cho các nhà đầu tư thông tin đầy đủ về môi trường đầu tư, chính sách, chế độ đãi ngộ, các
yêu cầu thủ tục…của địa phương hay quốc gia mà các nhà đầu tư muốn đầu tư. Từ đó, sẽ
12
rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức của nhà đầu tư và thực tế những gì đang diễn ra ở đất
nước hay địa phương bạn. Có như vậy, hình ảnh của đất nước/địa phương trong con mắt

các nhà đầu tư nước ngoài mới có sự cải thiện và truyền tải thông điệp tốt đẹp tới đối
tượng trọng tâm.
Một nhà đầu tư khi đưa ra quyết định lựa chọn địa điểm đầu tư thường dựa vào
những thông tin đã có và lời khuyên cũng như ý kiến của các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên
do thông tin chưa đầy đủ, nhà đầu tư có thể đưa ra những lựa chọn không chính xác. Việc
xây dựng hình ảnh đất nước của các cơ quan XTĐT nhằm cung cấp đầy đủ và chính xác
nhất thông tin về đất nước mình, rút ngắn khoảng cách giữa nhận thức và thực tế, thay đổi
hình ảnh của đất nước với tư cách là một địa điểm đầu tư.
Việc xây dựng hình ảnh của một đất nước bắt đầu bằng việc đánh giá xem các nhà
đầu tư nhận thức như thế nào về đất nước này. Có nhiều cách để đánh giá như nghiên cứu
thông tin trên sách báo, ấn phẩm, mạng internet, sử dụng phiếu phỏng vấn…
Dựa vào kết quả đánh giá nhận thức của nhà đầu tư thu được để xây dựng chủ đề
marketing trọng tâm. Chủ đề marketing không chỉ nhấn mạnh những lợi thế của đất nước
này mà còn phản ánh những gì mà nhà đầu tư đang tìm kiếm.
Để truyền tải thông điệp marketing này hiệu quả, cần lựa chọn công cụ marketing
phù hợp. Các công cụ truyền tin bao gồm: brochure giới thiệu, báo cáo chuyên ngành, bản
tin tức, thư ngỏ, CD-ROM, internet và video.
Tuy nhiên, có một điều khi thực hiện hoạt động xúc tiến đầu tư thì cần chú ý là
không nên dừng lại quá lâu ở giai đoạn xây dựng hình ảnh. Nếu chiến dịch xây dựng hình
ảnh và nhận thức đã thành công, thì sau đó cơ quan XTĐT phải điều chỉnh thông tin
marketing để phản ánh sát thực hơn quá trình đưa ra quyết định của nhà đầu tư nước ngoài.
4. Hoạt động thu hút, lựa chọn nhà đầu tư mục tiêu:
13
Sau khi tiến hành chiến lược xây dựng hình ảnh, cơ quan XTĐT bắt đầu thực hiện
một chiến lược vận động đầu tư. Tuy nhiên đây là một thách thức trong quá trình XTĐT
khi quyết định sử dụng phối hợp hợp lý giữa hai chiến lược này.
Một nước sẵn sàng chuyển từ giai đoạn xây dựng hình ảnh sang vận động đầu tư khi
các hoạt động xây dựng hình ảnh đã cho những kết quả nhất định. Khi đó, trung tâm
XTĐT có thể tiến hành thiết kế một cơ sở dữ liệu sát thực để phục vụ các nhà đầu tư. Xây
dựng cơ sở dữ liệu về các nhà đầu tư tiềm năng nhằm định hướng cho vận động đầu tư.

Sau đó nhóm XTĐT có thể bắt đầu liên hệ với các nhà đầu tư. Mối liên hệ sẽ mở đầu cho
chiến dịch vận động đầu tư. Chiến dịch vận động đầu tư có ba việc chính: xây dựng kế
hoạch marketing, chuẩn bị thư marketing trực tiếp, và thuyết trình tại công ty.
Biện pháp này đòi hỏi sử dụng đến các công cụ XTĐT như gửi thư trực tiếp, điện
thoại, fax, hội thoại đầu tư hoặc tiến hành marketing trực tiếp đến các nhà đầu tư. Lập báo
cáo về công ty, kế hoạch đầu tư và yêu cầu của họ… Những hoạt động này có thể được
thực hiện nhằm vào các đối tượng ở cả trong và ngoài nước. Mục đích của biện pháp này
là nhằm tạo sự hài lòng cho những nhà đầu tư đang có nhu cầu, khuyến khích họ đầu tư
vào nước hay địa phương mình. Thông điệp tập trung này phải quảng bá đất nước hay địa
phương khu vực mình tới nhóm các nhà đầu tư mục tiêu cụ thể. Để xử lý khéo léo thông
tin, phải hiểu được các nhóm nhà đầu tư mục tiêu ấy và những nhu cầu cũng như quá trình
ra quyết định của họ. Thông điệp quảng bá cần chứa đựng các thông tin các chắc chắn , cụ
thể, chính xác càng tốt, sao cho các nhà đầu tư :
- Biết rằng địa phương mình đã có những hoạt động thành công nổi bật trong lĩnh vực họ
đang kinh doanh.
- Nghĩ rằng địa phương mình có thể đáp ứng tốt nhất những yêu cầu của họ bởi hiệu quả
kinh doanh và khả năng sinh lợi cao.
- Nhận biết rõ những lợi ích cơ bản mà địa phương dành cho nhà đầu tư.
- Cảm thấy hoàn toàn tin tưởng rằng địa phương mình là nơi đầu tư an toàn.
- Nhà đầu tư bị cuốn hút vào cuộc đối thoại với Cơ quan XTĐT của địa phương.
14
Hiện nay, phần lớn hoạt động XTĐT ở Việt Nam đã sử dụng các trang thông tin
không những truyền tải nhanh, không bị giới hạn bởi vị trí địa lý như các công cụ khác mà
nó còn mang tính chất hai chiều, hơn nữa còn tiết kiệm được chi phí. Tuy nhiên các trang
web này hầu như không được dành riêng cho hoạt động xúc tiến, mà chỉ là một trong
những mục của trang thông tin điện tử của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoặc trong trang web
tỉnh, thành phố. Duy chỉ có trang web của tỉnh Đồng Nai là tiến bộ hơn cả, vì trang web
này chủ yếu cung cấp các nội dung liên quan đến FDI.
5. Hoạt động cung cấp dịch vụ đầu tư:
Các hoạt động dịch vụ đầu tư còn có cách gọi khác là hoạt động trợ giúp nhà đầu tư.

Giai đoạn này liên quan khăng khít đến việc xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa nhà
đầu tư và cơ quan XTĐT nhằm mục đích khuyến khích nhà đầu tư lựa chọn địa phương
mình làm địa điểm đầu tư.
Biện pháp này bao gồm : cung cấp các hoạt động tư vấn, tổ chức các chuyến đi thực
địa (company’s visit) cho nhà đầu tư tiềm năng, thực hiện các quy trình xin và cấp phép
đầu tư, hỗ trợ trong quá trình triển khai dự án. Mục đích chính của hoạt động này là nhằm
trợ giúp các nhà đầu tư, đem lại điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị
đầu tư, xin giấy phép và triển khai dự án đầu tư. Chất lượng và số lượng các dịch vụ khách
hàng được cung cấp trong giai đoạn trước sau đầu tư có thể ảnh hưởng đến quyết định
chọn địa điểm đầu tư và khả năng tái đầu tư của các nhà đầu tư. Các công ty XTĐT thường
phối hợp với một số tổ chức khác để cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư đang có
dự án: các ngân hàng, các công ty luật và các công ty tư vấn trong nước có thể cung cấp rất
nhiều dịch vụ miễn phí cho các nhà đầu tư với hy vọng đảm bảo hoạt động kinh doanh
trong tương lai của họ.
Đa số các nhà đầu tư đều khẳng định rằng thỏa mãn yêu cầu của các nhà đầu tư
chính là phương thức Marketing hữu hiệu nhất. Dịch vụ đầu tư bắt đầu từ thời điểm nhà
đầu tư tiềm năng tới thăm địa điểm xúc tiến đầu tư và tiếp tục trong suốt thời gian thực
hiện dự án. Dịch vụ đầu tư không dừng lại ở thời điểm dự án được cấp phép.
15
Dịch vụ trước cấp phép:
Các dịch vụ trước cấp phép chủ yếu liên quan tới việc tổ chức các cuộc viếng thăm
tới các địa điểm đầu tư, cung cấp các thông tin cần thiết để lựa chọn địa điểm và giúp đỡ
các nhà đầu tư chuẩn bị thủ tục đăng ký đầu tư. Ấn tượng đầu tiên bao giờ cũng rất quan
trọng nên việc các nhà đầu tư có trở lại lần thứ hai hay không phụ thuộc rất nhiều vào cuộc
viếng thăm lần đầu. Để thực hiện tốt các công việc cho một chuyến viếng thăm thành công
đôi khi cần sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan xúc tiến đầu tư quốc gia và các cơ quan xúc
tiến đầu tư địa phương. Việc đào tạo và nâng cao kỹ năng Marketing là rất quan trọng để
có thể trang bị cho các cán bộ dự án đầy đủ kỹ năng cần thiết cho việc tổ chức một chương
trình thành công.
Dịch vụ cấp phép:

Đây là lĩnh vực mà các cơ quan xúc tiến đầu tư địa phương đảm nhận là tốt nhất.
Các văn phòng cung cấp dịch vụ tổng hợp đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh
tốc độ cấp giấy phép đầu tư. Đối với những dự án lớn và phức tạp có liên quan đến nhiều
cơ quan chức năng khác thì quy trình có thể phức tạp hơn. Tuy nhiên đây chủ yếu vẫn là
vấn đề phối hợp hoạt động cần ứng dụng các công cụ thông tin nhanh như Internet.
Dịch vụ sau cấp phép:
Đây là khâu quan trọng nhất của dịch vụ đầu tư tuy nhiên lại ít được các cơ quan
xúc tiến đầu tư quan tâm nhất. Dịch vụ sau cấp phép rất đa dạng về loại hình song có thể
phân chia thành 2 nhóm chính: Giúp đỡ nhà đầu tư giải quyết các vấn đề phát sinh trong
quá trình thực hiện dự án; Cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng.
Ba hoạt động trên có vai trò hết sức quan trọng và ảnh hưởng tới chất lượng công
tác xúc tiến đầu tư. Kết quả của một hoạt động tốt sẽ dẫn tới kết quả của hai hoạt động còn
lại cũng tốt và ngược lại. Trọng tâm của các hoạt động này phụ thuộc vào từng quốc gia,
địa phương và từng thời kỳ cụ thể để đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn.
6. Giám sát và đánh giá các hoạt động và kết quả
Việc giám sát và đánh giá XTĐT không chỉ về mặt định lượng mà còn về mặt
hiệu quả của các hoạt động. Hoạt động này có thể tiến hành theo trình tự sau:
16
- Giám sát tình hình môi trường đầu tư tại địa phương
- Giám sát và đánh giá hoạt động của cơ quan XTĐT
- Giám sát và đo lường tình hình đầu tư thực tế
- Xây dựng tiêu chuẩn so sánh kết quả đầu tư
III. Các yếu tố ảnh hướng đến hoạt động xúc tiến đầu tư:
Hoạt động xúc tiến đầu tư được thực hiện trong môi trường va chạm như những hoạt
đông khác do vậy cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố trong đó có bốn yếu tố chủ yếu
sau đây:
1. Nhận thức về tầm quan trọng của công tác XTĐT:
Một cơ quan XTĐT khi đã được thành lập thì hoạt động của nó đòi hỏi phải có sự
ủng hộ rộng rãi. Tuy nhiên ở một số nước vẫn chưa có sự ủng hộ đó. Sự ủng hộ thấp
thường bắt nguồn từ sự thiếu hiểu biết về vai trò của hoạt động thu hút đầu tư đối với quá

trình phát triển kinh tế.
Hoạt động XTĐT không phải là một hoạt động có thể tự duy trì về mặt tài chính,
mặc dù hiệu quả kinh tế và tài chính có thể rất lớn, nó đòi hỏi có một tổ chức tập
trung và cần một khoản ngân sách thường xuyên. Điều này có nghĩa là các nguồn lực chủ
yếu phải từ chính phủ, với khả năng có sự hỗ trợ từ khu vực tư nhân. Nếu chính phủ và
khu vực tư nhân không nhận thức được tầm quan trọng của XTĐT, sẽ không có sự quan
tâm thích đáng và tài trợ để duy trì và mở rộng hoạt động. Ngân sách không đủ, thiếu nhân
sự và quyền lực hạn chế làm cản trở các nỗ lực XTĐT. Không có sự tham gia của các nhà
lãnh đạo hàng đầu cũng làm giảm hiệu quả công tác xây dựng hình ảnh đất nước. Vì vậy,
17
những nhân vật quan trọng bao gồm chính phủ, các đảng đối lập, và các nhà lãnh đạo quan
trọng của khu vực tư nhân phải được kéo vào quá trình thu hút đầu tư. Thậm chí nếu sự
tham gia của họ chỉ dựa vào việc cung cấp thông tin, thì đó cũng là điều quan trọng.
2. Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội:
Để xác định trọng tâm công tác XTĐT cần dựa trên nhu cầu của quá trình phát triển.
Mà những nhu cầu này được cụ thể hoá thành các mục tiêu phát triển hoạch định trong quy
hoạch phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Mục tiêu phát triển quốc gia thay đổi thì mục
tiêu XTĐT thay đổi. Ví dụ nếu chính phủ mong muốn tăng xuất khẩu lên 20% trong 3
năm, như thế có thể thấy rõ là thu hút đầu tư hướng đến xuất khẩu sẽ đóng góp trực tiếp
cho mục tiêu này.Vậy mục tiêu mở rộng xuất khẩu của quốc gia sẽ là mục tiêu của chiến
lược XTĐT. Việc xác định mục tiêu như vậy ảnh hưởng đến các ngành hướng tới, các
nguồn địa lý của các ngành đó, và cách giới thiệu về đất nước. Tóm lại, dù mục tiêu phát
triển của quốc gia là gì, chúng cũng sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến việc xây dựng chiến
lược XTĐT:
3. Sự thay đổi của môi trường đầu tư trong nước
Một yếu tố mang tính nội tại nữa có ảnh hưởng đến hoạt động XTĐT chính là môi
trường đầu tư của quốc gia đó. Môi trường đầu tư quyết định việc lựa chọn địa điểm đầu
tư, vì tất cả các yếu tố thuộc về nó đều tác động trực tiếp đến chi phí, tiến độ thực hiện và
hiệu quả đầu tư. Một quốc gia dù có nỗ lực xây dựng hình ảnh như thế nào, mà môi trường
đầu tư trên thực tế không tốt thì cũng không hấp dẫn được các nhà đầu tư. Môi trường đầu

tư ở một quốc gia bao gồm môi trường chính trị - pháp luật, cơ chế hành chính, môi trường
kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực…
4. Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới
Xu hướng FDI trên thế giới kết hợp với những điểm mạnh điểm yếu của quốc gia
18
dưới góc độ là một địa điểm đầu tư cho phép xác định các ngành có khả năng thu hút đầu
tư. Hay nói cách khác xu hướng FDI thay đổi có thể ảnh hưởng đến trọng tâm XTĐT. Do
vậy công tác XTĐT cần nắm được xu hướng FDI của thế giới và khu vực, cũng như bất cứ
sự kiện nào có thể ảnh hưởng đến các xu hướng này trong tương lai.
Ngày nay dòng chảy FDI chủ yếu là vào các nước công nghiệp phát triển và có một
sự tương quan rất lớn trong lực lượng của các chủ đầu tư. Đến giữa thế kỷ 20, Mỹ nhảy lên
dẫn đầu thế giới, sau đó là Anh, Pháp và còn từ thập niên 70 trở về đây thì Nhật Bản đƣợc
xem là cường quốc đầu tƣ lớn nhất vào Mỹ; các nước công nghiệp mới (NICs) cũng đang
vƣơn lên trở thành các thế lực đầu tư mạnh như Singapore, Hong Kong, Đài Loan, Hàn
Quốc… các nước này vượt qua cả Nhật Bản và Mỹ trở thành chủ đầu tƣ lớn nhất Châu Á
trong những năm gần đây.
Ngày nay lĩnh vực đầu tư cũng đã thay đổi khi đầu tư vào các nƣớc phát triển thì
đầu tư vào các lĩnh vực khoa học công nghệ cao, thương mại, tài chính…Hoạt động đầu tư
chủ yếu thông qua việc sáp nhập, mua lại để thành lập các công ty độc quyền chi phối hoạt
động kinh doanh toàn cầu. Còn đối với các nƣớc đang phát triển nhà đầu tư chú trọng đến
việc đầu tư vào những dự án vừa phải, thu hồi vốn nhanh hoặc đầu tư vào các ngành khai
thác tài nguyên chiến lược như sắt, thép, dầu mỏ…
Việt Nam là một trong những nước đang phát triển, cũng cần có nguồn vốn đầu tư
FDI để phát triển đất nước. Theo báo cáo của UNCTAD ngày 5/11/2009, Việt Nam dẫn
đầu các nƣớc Châu Á trong thu hút FDI quốc tế (hiện Việt Nam có 9800 dự án FDI còn
hiệu lực với tổng vốn đăng kí gần 150 tỷ USD của các nhà đầu tư đến từ 84 quốc gia và
vùng lãnh thổ. FDI vào Việt Nam trong những tháng cuối năm 2009 vẫn có chiều hướng
tích cực trên cả 3 phương diện: vốn đăng kí cấp mới, tăng vốn và giải ngân.
Theo luật đầu tư của Việt Nam thì FDI có những hình thức như sau:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (100% Foreign Capital Enterprise)

19
- Hình thức liên doanh đầu tư (A Join Venture Enterprise)
- Đầu tư theo hợp đồng: gồm Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Bussiness Cooperation
Contract-BBC); Hợp đồng xây dựng- kinh doanh- chuyển giao (Built Operate Transfer –
BOT); Hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh (Build Transfer Operate –BTO);
Hợp đồng xây dựng – chuyển giao (Build Transfer-BT); Đầu tư phát triển kinh doanh; Đầu
tư thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần và sáp nhập mua lại công ty.
Các hình thức đầu tư FDI phát triển nhất hiện nay là doanh nghiệp 100% vốn nước
ngoài, hình thức liên doanh đầu tư hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp
ở các khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất (KCX) ở Việt Nam trong đó có Đồng Nai,
một trong những Tỉnh đi đầu cả nƣớc trong việc phát triển thu hút đầu tư nước ngoài tại
các KCN, KCX.
5. Cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư:
Ngày nay hầu hết các quốc gia đều đã chuyển từ giai đoạn đầu của xúc tiến đầu tư là
chủ yếu liên quan đến việc mở cửa thị trường đối với các nhà đầu tư nươc ngoài sang giai
đoạn hai là tích cực thu hút nguồn vốn FDI chảy vào đất nước, địa phương mình. Kết quả
của xu hướng này là các trung tâm xúc tiến đầu tư của các quốc gia, địa phương lần lượt
được ra đời nhằm nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến đầu tư để thu hút ngày càng nhiều
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các cơ quan thực thi chính sách xúc tiến đầu tư đều là các
cơ quan của Nhà nước vì đây không phải là họt động lấy thu bù chi, mọi chi phí cho hoạt
động xúc tiến đầu tư đều được lấy từ ngân sách của quốc gia, của địa phương.
Thực tiễn cho thấy một chính sách đầu tư hợp lý đi cùng với một chiến lược xúc tiến
đầu tư năng động và được tiến hành bởi một cơ quan chuyên nghiệp sẽ làm nên thành công
của hoạt động xúc tiến đầu tư. Hoạt động xúc tiến đầu tư thành công sẽ đưa lại kỳ vọng tốt
cho thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chức năng của các cơ quan xúc tiến đầu tư như sau:
20
- Tăng cường sự đóng góp của FDI đối với nền kinh tế bằng việc thông tin cho các nhà đầu
tư mới về các lợi thế của đất nước hay địa phương như một địa điểm đầu tư.
- Hỗ trợ đầu tư bằng việc cung cấp dịch vụ chuyên môn giúp cho các nhà đầu tư đáp ứng

được các nhu cầu dự án cụ thể của mình trong tất cả các lĩnh vực được xác định.
- Ngoài ra, giúp đỡ công ty có vốn FDI khắc phục trở ngại để mở rộng đầu tư hiện có của
họ. Hướng sự chú ý của các nhà đầu tư nước ngoài vào các ưu đãi do quốc gia thu hút đầu
tư đưa ra.
- Đề xuất với Chính phủ bất kỳ biện pháp nào có thể thực hiện nhằm tiếp tục cải thiện môi
trường theo hướng thuận lợi hơn cho hoạt động đầu tư nước ngoài.
Thông thường, các cơ quan xúc tiến đầu tư sẽ bao gồm các bộ phận sau: Bộ phận
xúc tiến đầu tư, Bộ phận cung cấp các dịch vụ cho nhà đầu tư, Bộ phận tiếp tục hỗ trợ nhà
đầu tư, Bộ phận pháp lý, Bộ phận hành chính quản trị, Ban lãnh đạo; trong đó Bộ phận xúc
tiến đầu tư có vai trò quan trọng nhất: tổ chức phái đoàn xúc tiến, hội thảo, tiến hành
quảng bá, Marketing và các chiến dịch quan hệ với công chúng và xuất bản các tài liệu
XTĐT.
IV. Kinh nghiệm của một số nước trong việc thu hút FDI:
1.Trung Quốc:
Trong các nước đang phát triển thì Trung Quốc là nước có môi trường đầu tư hấp dẫn
thứ hai sau Singapore. Cho đến nay có khoảng 400 các nước phát triển trong số 500 các
nước phát triển hàng đầu trên thế giới đầu tư vào Trung Quốc, số còn lại cũng đang chuẩn
bị đầu tư vào nước này. Kinh nghiệm của Trung Quốc trong thu hút FDI trong thời gian
qua được thể hiện như sau:
- Chính sách phát triển ngành sản xuất: trong từng giai đoạn, Chính phủ Trung Quốc
ban hành những quy định hướng dẫn đầu tư đối với thương nhân nước ngoài và danh mục
hƣớng dẫn về ngành sản xuất để thu hút FDI.
- Chính sách phát triển vùng lãnh thổ: Chính phủ Trung Quốc chủ yếu thông qua các
biện pháp như thành lập khu kinh tế đặc biệt, khu phát triển khoa học kỹ thuật và mở cửa
các thành phố ven biển, tạo điều kiện thuận lợi và tập trung thu hút FDI vào đó.
+ Ban hành “danh mục ngành sản xuất ưu thế của miền Trung và miền Tây Trung
Quốc kêu gọi các thương nhân nước ngoài đầu tư”, ưu tiên gia tăng nguồn vốn tín dụng
21
trong và ngoài nƣớc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng và bảo vệ môi trường của miền
Trung và miền Tây.

+ Nếu các dự án khuyến khích đầu tư vào miền Trung và miền Tây Trung Quốc, sau
khi hết thời hạn được hưởng ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp thì tiếp tục được giảm
15% thuế thu nhập doanh nghiệp trong vòng 3 năm tiếp theo.
+ Khuyến khích thƣơng nhân nước ngoài đã đầu tƣ vào miền Đông Trung Quốc tái
đầu tư vào khu vực miền Tây và miền Trung.
+ Cho phép các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại các thành phố ven biển nhận
khoán quản lý kinh doanh các xí nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và các xí nghiệp Trung
Quốc tại các tỉnh miền Tây và miền Trung.
+ Cho phép các tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc tỉnh và khu tự trị của miền Tây
và miền Trung lựa chọn thành lập khu phát triển cấp Nhà nước.
- Chính sách chi viện về tài chính đối với các xí nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài:
+ Xí nghiệp đầu tư tại Trung Quốc có nhu cầu về vốn căn cứ theo quy định của pháp
luật được vay vốn tại các ngân hàng Trung Quốc. Thời hạn lãi suất và phí vay về cơ bản áp
dụng như các xí nghiệp của Trung Quốc.
+ Xí nghiệp nước ngoài khi muốn vay vốn tại Trung Quốc đƣợc các ngân hàng
thương mại Trung Quốc bảo lãnh. Các khoản tiền vốn ngoại tệ và tài sản ở hải ngoại của
các đơn vị này có thể dùng để thế chấp vay vốn.
+ Các xí nghiệp nước ngoài ở Trung Quốc nếu có đủ tiêu chuẩn được xin phép phát
hành cổ phiếu.
+ Căn cứ theo nguyên tắc chủ động và thỏa đáng, Chính phủ Trung Quốc cung cấp
sự đảm bảo về rủi ro chính trị, bảo hiểm và thực hiện hợp đồng, bảo hiểm về bảo lãnh đối
với những hạng mục đầu tư trọng điểm trong các lĩnh vực năng lượng, giao thông mà
chính phủ khuyến khích đầu tư.
- Ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài:
Trung Quốc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư nước ngoài
như: luật xí nghiệp chung vốn kinh doanh giữa Trung Quốc với nƣớc ngoài của nước cộng
hòa nhân dân Trung Hoa. Điều lệ chi tiết thi hành luật xí nghiệp chung vốn kinh doanh
giữa Trung Quốc với nước ngoài: luật xí nghiệp do nước ngoài do xí nghiệp đầu tư, các
quy định và ưu đãi về thuế, ưu đãi về vay vốn đầu tư, về quyền sử dụng đất
2. Singapore

22
Trong số các quốc gia Châu Á thì Singapore đƣợc coi là nƣớc thu hút đƣợc nhiều
các TNCs nhất. Để làm đƣợc điều này Singapore đã thực hiện những chính sách sau:
- Về cân đối ngoại tệ, quản lý ngoại hối: Chính phủ Singapore không có sự quản lý
về ngoại hối mà để cho thị trường này hoạt động tự do theo những quy luật của thị trường.
- Về quy định vay vốn, quản lý đất đai: Nhà đầu tư có thể huy động vốn qua phát
hành cổ phiếu, trái phiếu, vay tổ chức tài chính trong nƣớc và nước ngoài.
- Thủ tục đầu tư: Các thủ tục này đƣợc thực hiện theo chế độ một cửa, đảm bảo giải
quyết nhanh gọn về các thủ tục cho nhà đầu tư.
- Về lĩnh vực đầu tư: mở cửa hầu hết các lĩnh vực kinh tế trừ lĩnh vực liên quan đến
an ninh quốc phòng và an toàn xã hội.
Như vậy, mỗi quốc gia đều có những chiến lược riêng trong thu hút vốn FDI của các
TNCs. Tùy từng điều kiện cụ thể và phương pháp chiến lược phát triển kinh tế của mỗi
nước mà các quốc gia này xây dựng cho mình những chính sách thu hút các TNCs riêng.
Đối với Việt Nam, để thành công trong thu hút vốn FDI từ các TNCs chúng ta cũng nên
học hỏi và tham khảo những chính sách của một số quốc gia đã rất thành công trong việc
thu hút FDI từ các TNCs ở trên.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XÚC TIẾN ĐẦU TƯ TẠI TỈNH ĐỒNG NAI GIAI
ĐOẠN 2000-2010
I. Tổng quan về môi trường đầu tư của tỉnh Đồng Nai:
23
1. Điều kiện tự nhiên, xã hội:
1.1. Vị trí địa lý:
24
Đồng Nai nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam: đông giáp tỉnh
Bình Thuận, đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, tây bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước,
nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai là tỉnh
thuộc miền Đông Nam Bộ, có diện tích 5.862,37 km2 chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả
nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng đông nam bộ. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực
thuộc gồm:Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; Thị xã

Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm
Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú.
Là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam Đồng Nai tiếp
giáp với các vùng sau:
• Đông giáp tỉnh Bình Thuận.
• Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng.
• Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Bình Phước.
• Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
• Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
1.2. Về cơ sở hạ tầng:
Bên cạnh lưới điện quốc gia, Đồng Nai có nguồn điện năng dồi dào từ Nhà máy
thủy điện Trị An và Nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ, và Công ty liên doanh Amata Power.
Bên cạnh đó, vào năm 2012, Đồng Nai còn có công suất cấp nước đạt 320.000 m3/ ngày
và đến năm 2015 đạt 550.000 m3/ngày, không chỉ đủ cung cấp nước cho dân cư đô thị, các
dự án trong KCN mà còn cho TP.HCM, Bình Dương. Còn về thông tin liên lạc thì hiện
Đồng Nai có mạng lưới điện thoại, viễn thông trực tiếp liên lạc được với các tỉnh trong
nước và các nước trên thế giới, với hầu hết các dịch vụ như Internet có đường truyền số
liệu tốc độ cao, các dịch vụ bưu điện và chuyển phát nhanh phát triển.
1.3. Về tài nguyên khoáng sản:
Tài nguyên-khoáng sản ở Đồng Nai dồi dào, phong phú. Rừng là tài nguyên quan
trọng. Diện tích rừng tự nhiên của tỉnh là 146.628 ha, chiếm tỉ lệ 25%; trong đó, rừng tự
nhiên 113.644 ha, rừng trồng 32.9844 ha, ngoài ra còn có 43.577ha đất lâm nghiệp không
có rừng. Đơn vị rừng lớn nhất là huyện Vĩnh Cửu với 72.790ha.
Nước cũng là tài nguyên quý giá, phong phú. Đồng Nai có 16.666 ha sông suối,
chiếm 2,8% diện tích tự nhiên.
Lòng đất Đồng Nai còn ẩn tàng nhiều khoáng sản nhưng chưa được thăm dò và
đánh giá đúng mức. Cát là khoáng sản bề mặt ở lòng sông Đồng Nai, có trữ lượng cao,
25

×