Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Khả năng ứng dụng phần mềm MapinFo để hổ trợ cho phương án quy hoạch giải tỏa bồi hoàn thiệt hại đất dai ở phường An Hội Quận Ninh kiều Thành phố Cần Thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.97 KB, 60 trang )

1
TÓM LƯ ỢC
Thành Phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế, tài chính, văn hoá, khoa học kỹ thuật, và
là đầu mối giao thông quan trọng của khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long với diện
tích 14.348 ha, dân số 410,316 người, mật độ dân số 2.410 người\km
2
. Đặc biệt hơn
nữa là hiện nay Thành Phố Cần Thơ đã trở thành phố trực thuộc Trung Ương. Do đó
công cuộc cải tạo, xây dựng, mở rộng thành phố, nâng cấp nhà, nâng cấp đường phố,
và việc quản lý, bảo tồn, xây dựng các khu văn hoá, di tích lịch sử, đã trở thành yêu
cầu cấp thiết đối các nhà lãnh đạo Thành Phố nói riêng và đối với nhân dân trong
Thành phố Cần Thơ nói chung. Để đáp ứng được nhu cầu đó, cần phải có các kế hoạch
qui hoạch sử dụng đất đai hợp lý, xây dựng các phương án quy hoạch giải toả, bồi
hoàn, mở rộng đường phố, mở rộng hẻm là việc làm cần thiết để tạo thêm cảnh quan
sạch đẹp cho Thành Phố. Cụ thể là xây dựng phương án giải tỏa bồi, bồi hoàn đất đai
nhà cửa cho nhân dân ở phường An Hội - quận Ninh Kiều - TP. Cần Thơ là việc cần
phải thực hiện.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch giải toả, bồi thường thiệt hại từ trước đến nay là
công việc rất phức tạp và khó khăn nhất, hao tốn nhất. Mặt khác từ tr ước đến nay công
tác giải tỏa bồi hoàn thiệt hại được làm bằng thủ công nên rất tốn nhiều thời gian và
chi phí, Để khắc phục những hạn chế đó đòi hỏi phải tìm công cụ để hổ trợ cho công
tác quy hoạch giải tỏa bồi thường thiệt hại. Trong những năm gần đây hệ thống thông
tin địa lý GIS đã phát triển mạnh mẽ. Kỹ thuật GIS đã hổ trợ rất nhiều cho nhiều
chuyên ngành khác nhau nói chung, chuyên ngành Qu ản Lý Đất Đai nói riêng. Cụ thể
như sử dụng các phần mềm Microstation, I_RAS B, I_GEOVEC, FAMIS,
MAPINFO, để hổ trợ cho chuyên ngành địa chính như : đo vẽ bản đồ, xử lý các số
liệu hình học và phi hình học, quản lý thông tin đất đai, chỉnh lý, cập nhật thông tin.
Để đánh giá tầm quan trọng và tính hiệu quả của việc sử dụng Hệ Thống Thông Tin
Địa Lý GIS, đề tài : “KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG PHẦN MỀM MAPINFO ĐỂ HỔ
TRỢ CHO PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH GIẢI TOẢ BỒI HOÀN THIỆT HẠI
ĐẤT ĐAI Ở PHƯỜNG AN HỘI - QUẬN NINH KIỀU - THÀNH PHỐ CẦN


THƠ” được thực hiện nhằm quản lý thông tin phi h ình học, hình học và có thể chỉnh
2
sửa cập nhật thông tin mới một cách nhanh chóng. Đặc biệt l à trong việc giải quyết bài
toán giải tỏa bồi hoàn thiệt hại một cách nhanh chóng, chính xác, giảm nhẹ kinh phí,
rút ngắn thời gian. Quá trình thực hiện giải tỏa bằng Mapinfo sẽ theo từng b ước một.
Trước tiên đi khảo sát thực tế và thu thập các số liệu phi hình học, hình học, các văn
bản pháp lý có liên quan của khu vực cần thực hiện giải tỏa. Sau đó về l àm nội nghiệp
bằng cách chuyển đổi, nối kết các c ơ sở dữ liệu hình học, phi hình học, thực hiện tách
lớp, chồng lắp các lớp bản đồ, thực hiện giải tỏa, tính diện tích và kết hợp áp giá bồi
thường, cuối cùng biên tập ra bản đồ quy hoạch giải tỏa chính xác ph ù hợp với yêu cầu
thực tế.
* Với kết quả thực hiện ta thấy :
+ Với những ứng dụng của Mapinfo có thể tách những lớp bản đồ v à quản lý các
lớp đó một cách riêng biệt. Khi cần có thể chồng lắp những lớp bản đồ đó lại tạo th ành
một lớp bản đồ hoàn chỉnh.
+ Đặc biệt có thể kết nối dữ liệu h ình học và phi hình học lại với nhau tiện lợi cho
việc chỉnh sửa, cập nhật và truy xuất một cách nhanh chóng.
+ Việc lưu trữ, quản lý thông tin về đất đai bằng phần mềm Mapinfo rất tiện lợi,
gọn nhẹ, ích tốn công.
+ Kết quả bản đồ quy hoạch giải tỏa thể hiện rất r õ ràng phạm vi giải tỏa, từng thửa
đất, thuộc phạm vi giải tỏa trắng, giải tỏa một phần v à không phụ thuộc phạm vi giải
tỏa và có thể giúp cho nhà quản lý biết được có bao nhiêu thửa thuộc phạm vi giải tỏa
(giải tỏa trắng, giải tỏa một phần) để l àm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi ho àn
phù hợp.
Từ đó ta thấy rằng hệ thống công cụ của phần mềm M apinfo có khả năng phục vụ
đắc lực cho công tác quản lý và thực hiện quy hoạch. Trên nền Mapinfo vừa thể hiện
đầy đủ các thông tin của hiện trạng sử dụng đất, hệ thống giao thông, k ênh rạch, hẻm,
hành lang giải tỏa, vừa thể hiện được tổng diện tích, diện tích từng thửa đất, giá trị
bồi hoàn nhà, đất. Nhà nước có thể quy hoạch giải toả trên diện rộng một cách nhanh
chóng, khách quan và toàn diện.

3
MỞ ĐẦU
Hiện nay, Cần Thơ đã trở thành thành phố trực thuộc Trung Ương. Do đó Ban
lãnh đạo thành phố Cần Thơ đã và đang ra sức lập các phương án quy hoạch, các dự
án nâng cấp đường, hẻm, nhà cửa, cây xanh, cảnh quan, để thành phố đạt đúng tiêu
chuẩn là Thành phố trực thuộc Trung Ương. Mặt khác xây dựng các phương án trên đã
tạo nên nhiều thế mạnh cho Tỉnh, nhằm góp phần đưa Cần Thơ trở thành trung tâm
kinh tế, văn hoá, giáo dục, đầu mối giao thông, của Đồng Bằng Sông Cữu Long.
Các phương án trên gồm nhiều thành phần khác nhau và được nhiều cơ quan khác
nhau quản lý tạo nên một thể thống nhất. Trong đó phương án bồi thường thiệt hại,
giải phóng mặt bằng là dự án thành phần số 1 thuộc dự án Nâng cấp đô thị ph ường An
Hội, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.
Để phương án trên thực hiện đạt hiệu quả cao, ít tốn kém kinh phí, thời gian thực
hiện, nên cần phải có công cụ hổ trợ công việc tr ên. Trong khi đó, tiến hành giải toả
bồi hoàn bằng pháp phương thủ công từ trước đến nay luôn gặp nhiều khó khăn trở
ngại. Thời gian thực hiện thường kéo dài làm tốn nhiều công sức, việc cập nhật, chỉnh
sửa, quản lý thông tin, truy xuất, còn tốn nhiều thời gian và kinh phí.
Trong khi đó hiện nay hệ thống thông tin địa lý GIS ở n ước ta đang phát triển
mạnh và được sử dụng có hiệu quả ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt phải kể đến
khả năng ứng dụng phần mềm Mapinfo để xử lý, quản lý các thông tin Địa Chính có
hiệu quả cao. Hơn thế nữa Mapinfo có thể giải quyết các b ài toán trong quy hoạch giải
toả bồi hoàn một cách nhanh chóng, dễ dàng, kết quả chính xác. Do đó đề tài
“MAPPINFO ĐỂ HỔ TRỢ CHO PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH GIẢI TOẢ BỒI
HOÀN THIỆT HẠI ĐẤT ĐAI Ở PHƯỜNG AN HỘI - QUẬN NINH KIỀU -
THÀNH PHỐ CẦN THƠ”. được thực hiện. Các thao tác trên nền Mapinfo thật dễ
dàng, thuận lợi, từ việc xử lý, quản lý số liệu h ình học và phi hình học, tính toán diện
tích giải tỏa và áp giá bồi hoàn cho từng thửa đất rất nhanh gọn, chính xác, ít tốn kém
chi phí thực hiện. Đây là cơ sở để cho ngành địa chính cũng như các ban ngành khác
có liên quan lựa chọn làm công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc xây dựng ph ương án quy
hoạch, giải tỏa, bồi hoàn đất đai phù hợp.

4
CHƯƠNG I: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
I). KHẢO SÁT KHU VỰC CẦN NGI ÊN CỨU:
Phường An Hội thuộc quận Ninh Kiều - TP Cần Thơ là một trong những phường
trọng điểm về các mặt của quận Ninh Kiều - Thành phố Cần Thơ như: kinh tế, văn
hoá, dịch vụ, thương mại, Với tổng diện tích tự nhiên là 33ha, dân số trong phường là
9774 (người). Đa số người dân trong phường lao động phi nông nghiệp, dịch vụ,
thương nghiệp, tình hình an ninh, chính trí trị tương tối ổ định,
* Về toạ độ địa lý:
- Từ 9
0
34'43" đến 10
0
19'25" vĩ Bắc
- Từ 105
0
19'51" đến 105
0
54'36" kinh Đông.
* Về vị trí địa lý:
- Phía Bắc giáp với phường Cái khế.
- Phía Nam giáp với phường An Cư
- Phía Đông giáp với phường Tân An
- Phía Tây giáp với phường Cái Khế.
* Thời tiết và khí hậu:
- Trong phường có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 02 mùa rõ rệt:
+ Mùa mưa: có gió Tây Nam t ừ tháng 05 đến tháng 11
+ Mùa khô: có gió Ðông Bắc từ tháng 12 đến tháng 4
+ Nhiệt độ trung bình : 27
0

C.
+ Lượng mưa bình quân hàng năm: 1.635mm.
+Tổng số giờ nắng trong năm: 2.582 giờ. Ẩm độ tương đối trung bình trong năm:
83%.
Thời tiết ít có giông bão.
* Hệ thống giao thông:
- Hệ thống giao thông phát triển tương đối mạnh, nhất là đường bộ, có nhiều phương
án mở rộng đường, nâng cấp hẽm, mở rộng các hẽm để nối liền với các ph ường kế cận
tiện lợi cho việc đi lại của nhân dân trong ph ường.
5
II). ĐẤT ĐAI VÀ VAI TRÒ CỦA ĐẤT ĐAI:
1. Định nghĩa đất đai:
Theo Lê Quang Trí (2001), có rất nhiều định nghĩa về đất đai: đất đai định nghĩa
như là “Một thực thể tự nhiên dưới đặc tính không gian và địa hình” và thường được
kết hợp với một giá trị kinh tế đ ược diễn giải dưới dạng giá đất/ha khi chuyển quyền
sử dụng rộng hơn trên quang điểm tổng hợp và tổng thể thì cũng bao gồm luôn cả tài
nguyên sinh vật và kinh tế xã hội của một thực thể tự nhiên.
Theo Lê Tấn Lợi (1999), đất đai là một diện tích khoanh vẽ trên bề mặt đất của
trái đất, chứa đựng tất cả các đặc trưng của sinh khí quyển ngay bên trong và bên dưới
lớp mặt đất này, bao gồm khí hậu gần mặt đất và dạng địa hình, nước mặt (bao gồm
những hồ cạn, sông, đầm trũng và đầm lầy), lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự
trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật và động vật, mẫu hình địa cư của con người và
những kết quả tự nhiên của những hoạt động con người trong thời gian qua và hiện tại
(làm ruộng bậc thang, cấu trúc hệ thống trữ n ước và thoát nước, đường xá nhà cửa )
Theo Brinkman và Smyth (1993), định nghĩa:
“Đất đai về mặt địa lý mà nói là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất:
có những đặt tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán đ ược, trong khu vực khí
sinh quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới trong đó bao gồm: không khí, đất và
lớp địa chất, nước, quần thể động vật và thực vật, và những kết quả hoạt động của con
người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại v à tương lai”.

Một định nghĩa chung hoàn chỉnh như sau:
“Đất đai là một diện tích khoanh vẽ trên bề mặt của trái đất, chứa đựng tất cả các
đặc trưng của sinh khí quyển ngay bên trong và bên dưới của lớp mặt này, bao gồm
khí hậu gần mặt đất, đất và dạng địa hình (bao gồm những hồ cạn, sông, đầm trũng v à
đầm lầy), lớp trầm tích gần mặt và kết hợp với dự trữ nước ngầm, tập đoàn thực vật và
động vật, mẫu hình địa cư của con người trong thời gian qua và hiện tại (làm ruộng
bậc thang, cấu trúc hệ thống trữ n ước và thoát nước, đường xá nhà cửa, ) (UN, 1994).
6
Theo điều 181 Bộ luật dân sự thì:
+ Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân
cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh và quốc phòng.
+ Đất đai là bộ phận không thể tích rời của l ãnh thổ quốc gia, gắn liền với chủ quyền
quốc gia (Không thể có quốc gia mà không có đất đai).
+ Đất đai là loại tài sản đặc biệt - bất động sản, tức là loại tài sản không thể di dời
được.
2. Vai trò của đất đai:
2.1. Về mặt kinh tế:
Theo Nguyễn Việt Cường (2000), có thể khẳng định rằng đất đai l à một tư liệu
không gì khẳng định được và sản xuất không giới hạn. Đất đai khác với mọi tư liệu sản
xuất khác ở chổ, đất đai được tồn tại vĩnh viễn theo thời gian mà không bị mất đi.
Trong khi đó các tư liệu sản xuất khác bị hao mòn theo thời gian, sẽ bị vứt đi và được
thay thế bằng một tư liệu sản xuất mới tiến bộ hơn. Còn đất đai thì được luân chuyển
từ đời này sang đời khác. Đất đai là địa bàn sinh sống của dân cư, là kho tàng bến
cảng, là chỗ đứng của nhân dân trong nh à máy. Nói chung, đất đai là cơ sở vật chất để
thực hiện mọi quá trình sản xuất, tất cả các thành phần kinh tế đều cần đến đất đai.
Chính vì thế từ lúc sơ khai tổ tiên của chúng ta cũng nhận thức được giá trị của đất đai
là: “tất đất tất vàng” và cho đến nay dân số ngày càng tăng thì giá trị của đất đai lại
càng thể hiện rỏ hơn trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội của con người.
2.2. Về mặt chính trị:

Theo Nguyễn Việt Cường (2000), đất đai là nơi trú ngụ của cả một cộng đồng dân
tộc. Vì thế để giữ gìn đất đai, bảo vệ lãnh thổ dân tộc ta đã trải qua lịch sử hàng nghìn
năm chiến đấu kiên cường để bảo vệ lãnh thổ, độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền của
quốc gia. Chủ quyền quốc gia gắn liền với đất đai, l ãnh thổ là dấu hiệu để xác định sự
tồn tại của quốc gia. Trong đời sống chính trị của một đất n ước, đất giữ vai trò cực kỳ
quan trọng. Là nguyên nhân cơ bản để diễn ra hầu hết các cuộc chiến tranh trong lịch
sử giữa các giai cấp trong cùng một xã hội, mà chủ yếu là những người có đất và
7
người không có đất. Như vậy qua một số phân tích trên, vai trò của đất đai về phương
diện chính trị càng được khẳng định rõ hơn.
Theo Bùi Quang Nhơn (2001), đất đai là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quí
giá mà tự nhiên đã ban tặng cho con người. Đất là nền tảng là bệ đở của sự sống nói
chung, của loài người nói riêng.
Trải qua quá trình phát triển lâu dài, cùng với sự ra đời của nhà nước, đất đai được
đưa vào sử dụng với những pháp lý khác nhau, điều này phụ thuộc vào chế độ chính trị
kinh tế - chính trị của mỗi quốc gia ở từng thời kỳ nhất định.
Khi đề cập đến đất đai, hẳn chúng ta điều biết đất luôn l à địa điểm con người xây
dựng nhà cửa, các công trình văn hoá, máy móc, kho tàng bến bãi, Đồng thời đất
cũng là nơi để phân bố dân cư, phân bố các ngành kinh tế quốc dân.
Đối với môi trường đất là chổ dựa cho tất cả hệ sinh thái, đất là một trong những
yếu tố quan trọng để điều hoà nhiệt độ và điều hoà khí hậu bằng cách giữ nhiệt độ làm
giảm sức nóng thêu đốt của mặt trời qua nhiều tầng đất của m ình.
Đất còn là túi lọc chuyển nước bề mặt thành nước ngầm chứa vô khối nước tinh
khiết. Với đặc thù độc đáo mà không vật thể tự nhiên nào có được, đó là độ phì nhiêu,
đất còn cung cấp toàn bộ dinh dưỡng cho cây trồng, vật nuôi giúp cho nó sinh sôi nảy
nở và phát triển. Ở một vùng nhất định, kết cấu đất có thể đ ược sử dụng làm nguyên
liệu của một số ngành sản xuất phục vụ đời sống xã hội như : gạch, ngói, đồ gốm, xi
măng,
Trong lịch sử hình thành và phát triển của nhà nước, đất gắn liền với sự ra đời v à
tồn tại của một quốc gia là vấn đề lãnh thổ, vì lãnh thổ nó có ý nghĩa đối với việc tồn

tại và duy trì một ranh giới quyền lực nhà nước trong một cộng đồng dân cư nhất định.
Hội nghị các Bộ Trưởng Môi Trường Châu Âu họp 1973 tại Luân Đôn đánh giá:
đất đai là một trong những của cải quí giá nhất của lo ài người, nó tạo điều kiện cho sự
sống của thực vật, động vật và con người trên trái đất”.
Đất đai chỉ có thể phát huy vai trò vốn của nó dưới sự tác động tích cực của con
người một cách thường xuyên, ngược lại, đất đai không phát huy đ ược khả năng sinh
lợi nếu con người tác động vào nó với một thái độ thờ ơ, sử dụng một cách tuỳ tiện,
8
chỉ khai thác mà không thực hiện việc cải tạo và bồi bổ đất, các điều kiện đó phụ thuộc
vào bản chất của mỗi chế độ kinh tế x ã hội từng quốc gia nhất định.
III). GIÁ ĐẤT - GIÁ TRỊ CỦA ĐẤT VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC
HÌNH THÀNH GIÁ ĐẤT:
1. Khái niệm giá đất :
Theo Lê Tấn Lợi (1999), là phương tiện để thể hiện nội dung kinh tế của các hệ
chuyển quyền sử dụng đất trong chuyển nh ượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp quyền sử
dụng đất.
Giá của đất tuỳ theo giá trị của đất bao gồm: loại đất, hạng đất, quan hệ cung cầu
về đất. Tuỳ vào chiến lược phát triển kinh tế của khu vực đất, tuỳ lợi ích kinh tế của x ã
hội và người sử dụng đất như tuỳ thuộc vào yêu cầu quản lý đất đai mà hình thành.
Như vậy giá đất được hình thành là kết quả của sự tác động qua lại của nhiều yếu tố
một cách hợp lý và tuân thủ theo một số luật lệ nhất định.
Thông thường thì đất được hình thành ở hai loại giá: giá theo qui định của nh à
nước và giá theo ”nhu cầu tâm lý” của người mua.
Giá đất do nhà nước qui định nằm trong khung giá chung của cả nước. Loại giá
này dựa trên cơ sở phân hạng định giá đất dựa vào các yếu tố đã qui định và tuỳ thuộc
từng vùng, khu vực cũng như điều kiện cụ thể của từng địa phương mà hình thành.
Dựa trên cơ sở này nhà nước qui định mức thuế cho người sử dụng đất.
Loại giá thứ hai thường được dựa vào nhu cầu và tâm lý của người mua bán hay
sang nhượng, là loại giá không ổn định, không cơ sở vững chắc, về mặt phân hạng
cũng như pháp lý mà chủ yếu dựa vào sự ước đoán, thị hiếu hay sở thích v à tâm lý của

người sử dụng. Loại này thông thường cũng dựa trên cơ sở khung giá qui định của nhà
nước mà hình thành nhưng ở mức cao hay thấp hơn, sự chênh lệch do nhu cầu tâm lý
của người mua và người bán.
Nhìn chung giá của một lô đất, một thửa đất hình thành chịu tác động tổng hợp
của nhiều yếu tố cấu thành trong mối quan hệ hữu cơ với nhau, về tự nhiên, kinh tế,
chính trị, xã hội,
9
2. Giá trị của đất:
Giá trị của đất là công cụ kinh tế để người quản lý và người sử dụng tiếp cận với
“cơ chế thị trường”, đồng thời cũng là căn cứ để đánh giá sự công bằng trong sự phân
phối đất đai để người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ của m ình và nhà nước điều chỉnh
các quan hệ đất đai theo quy hoạch và pháp luật.
Lao động chuyển hoá đất đai tự nhiên thành đất đai kinh tế (Giá trị đất đai kinh
tế). Giá trị này là cơ sở hình thành và vận động của giá đất. Giá trị đất chính l à lao
động, tiền vốn, khoa học kỹ thuật đ ã đầu tư vào để khai thác và cải tạo đất.
Giá trị là cơ sở kinh tế của giá cả thực tế, giá trị là bản chất bên trong, giá cả là
biểu hiện bên ngoài, giá trị và giá cả phải luôn phù hợp với nhau, nhưng chúng có thể
sai khác nhau do cạnh tranh, sức mua của tiền tệ, mất cân bằng cung cầu, tâm lý khách
hàng.
3. Mục đích của việc hình thành giá đất:
Theo Đặng Như Hiển (2004), giá đất do UBND Tỉnh, Th ành Phố trực thuộc Trung
Ương quy định nhằm:
- Tính thuế sử dụng đất, thuế thu nhập từ quyền sử dụng đất.
- Tính tiền sử dụng đất và tiền thuê đất khi giao đất, cho thuê đất thông qua đấu giá
quyền sử dụng đất.
- Tính giá trị quyền sử dụng đất khi giao đất không thu tiền sử dụng đất, lệ phí tr ước
bạ và bồi thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất.
- Tính tiền bồi thường đối người có hành vi vi phạm về đất đai mà gây thiệt hại cho
nhà nước.
4. Các yếu tố tác động đến việc hình thành giá đất:

Theo Lê Tấn Lợi (1999), có hai yếu tố tác động đến việc h ình thành giá đất:
4.1. Yếu tố đặc tính tự nhiên:
Đất đai là hệ thống bao gồm nhiều thành phần và nhiều yếu tố mang tính chất cố
định, không thể di chuyển được. Đất đai có thể sử dụng v ào nhiều mục đích khác
nhau: nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, biết cách sử dụng v à bảo vệ thì đất đai
được tốt và tăng giá trị sử dụng.
10
Mỗi loại đất được hình thành theo một điều kiện tự nhiên nhất định nào đó, căn cứ
vào lịch sử phát sinh hình thành đất ta sẽ có nhiều dạng hình khác nhau. Vì vậy khi
quy hoạch sử dụng đất đai nhất thiết ta phải căn cứ theo từng điều kiện cụ thể của đất
mà sử dụng cho hợp lý. Có như thế thì giá trị của đất đai ngày càng tăng cao.
4.2. Yếu tố đặc tính kinh tế xã hội:
Trước hết đất đai có những lợi tức thu thập vốn có của nó, nghĩa l à nó có thể mang
đến thành quả mà những thành quả này không do tác động của con người, đơn thuần là
những sản phẩm của thiên nhiên (đồng cỏ chăn thả tự nhiên, )
Đất đai có giá trị tự nhiên của nó và có giá trị hơn khi con người gắn bó vào đó
một mục đích sử dụng và sử dụng một cách hợp nhất.
Khi kinh tế càng phát triển cùng với sự lao động, vốn, công nghệ mà con người
đầu tư vào đất sẽ mang đến cho con người những sản phẩm trực tiếp có giá trị v à lợi
nhuận nhiều hơn so với những tan vật tự có của thiên nhiên (rừng, biển, đồng cỏ, độ
phì nhiêu, )
Quy hoạch và vốn đầu tư của xã hội là hai vấn đề lớn có tác động đến giá đất. khả
năng sinh lời biểu hiện đặc tính kinh tế của đất v à được biểu hiện bằng giá đất. Đất là
đối tượng có nguồn cung cấp cố định n ên giá đất còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau như mật độ dân số, tốc độ tăng dân số, phân bố dân cư, độ ô nhiễm của môi
trường,
Đất đai càng trở nên có giá do tích luỹ giá trị thặng dư theo thời gian, hình thành
sự đầu tư của xã hội thông qua việc xây dựng cơ sở hạ tầng (đường, xây dựng, cầu
cống, điện nước, ) tạo ra khả năng sinh lợi từ đất.
Quy hoạch xây dựng hợp lý sẽ làm giá trị của đất tăng lên. Những công trình công

cộng, đường xá, điện, sẽ thu hút nguồn đầu t ư, cư trú lao động sản xuất, như vậy đất
tự nó tích luỹ giá trị của nó. Sự tích luỹ giá trị này nhanh hay chậm, nhiều hay ít tuỳ
vào vốn và công nghệ mà con người đầu tư vào đó.
Các mục đích sử dụng khác nhau, khả năng sinh lợi của đất cũng khác nhau v à
được thể hiện thông qua nhiều yếu tố: Yếu tố vị trí của đất cũng l àm địa điểm xây
11
dựng cơ sở kinh doanh, buôn bán, còn yếu tố về độ phì nhiêu có ảnh hưởng đối với
nông nghiệp.
Giá của một lô đất, một thửa đất hình thành chịu tác động tổng hợp của nhiều yếu
tố cấu thành trong mối quan hệ hữu cơ với nhau về tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã
hội,
Theo Lê Tấn Lợi (1999), giá đất phụ thuộc v ào khả năng sinh lợi của đất, khả
năng sinh lợi của đất phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cụ thể là: mục đích sử dụng đảm bảo
có lợi nhất.
* Điều kiện tự nhiên của lô đất: vị trí hình thể (chiều rộng, chiều sâu, ) của lô đất,
chất lượng, môi trường tự nhiên
Đất đai là hệ thống bao gồm nhiều thành phần và nhiều yếu tố mang tính chất cố
định, không thể di chuyển được. Đất đai có thể sử dụng v ào nhiều mục đích khác
nhau: nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, biết cách sử dụng v à bảo vệ thì đất đai
được tốt và tăng giá trị sử dụng.
Mỗi loại đất được hình thành theo điều kiện tự nhiên nhất định nào đó, căn cứ vào
lịch sử phát sinh và hình thành đất ta có nhiều dạng hình đất đai khác nhau vì vậy khi
quy hoạch sử dụng đất đai nhất thiết ta phải căn cứ theo từng điều kiện cụ thể của đất
mà sử dụng cho hợp lý. Có như thế giá trị đất đai ngày càng nâng cao.
* Điều kiện kinh tế xã hội thể hiện ở :
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
- Cơ sở hạ tầng xã hội.
Ngoài ra giá đất đô thị còn bị ảnh hưởng các vùng chung quanh thể hiện loại đô thị
trong toàn lãnh thổ.
* Để đánh giá đất đô thị người ta dựa vào hai căn cứ:

- Căn cứ văn bản pháp lý của nhà nước.
- Các số liệu điều tra thực tế trong đô thị.
12
IV). QUAN HỆ PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI:
1. Khái niệm quan hệ pháp luật đất đai:
Theo Bùi Quang Nhơn (2004), quan h ệ đất đai là một trong những mối quan hệ
thuộc lĩnh vực kinh tế. Quan hệ đất đai tr ước hết là quan hệ giữa người với người
trong việc sở hữu, quản lý và sử dụng đất đai. Các quan hệ n ày rất đa dạng và phức
tạp, nó xuất phát trên cơ sở sở hữu đất đai của mỗi chế độ kinh tế x ã hội.
Dưới chế độ chiếm hữu nô lệ, phong kiến v à tư bản chủ nghĩa, đất đai là phương
tiện bốc lột của giai cấp thống trị đối với các giai cấp v à tầng lớp đối lập trong xã hội.
Đất đai được quan niệm thuần tuý là một bất động sản mà chủ sở hữu có quyền mua,
bán, trao đổi, biếu tặng như mọi tài sản thông thường khác. Đất đai thuộc về các chủ
đất, được giai cấp thống trị coi như phương tiện để bốc lột giai cấp bị trị. Do vậy m à
các quan hệ đất đai không nằm trong sự điều chỉnh của các quy phạm pháp luật đất
đai, mà do các quy phạm pháp luật dân sự điều chỉnh. Điều đó cũng giải thích tại sao ở
các nước tư bản không có ngành luật đất đai độc lập, nó chỉ là một chế định của luật sư
mà thôi.
Đối với Việt nam, thì chỉ có một chủ thể duy nhất, đó là nhà nước. Nhà nước ta
cũng là một người thống nhất quản lý toàn bộ đất đai. Nên chỉ có thể trên cơ sở một hệ
thống pháp luật hoàn chỉnh, có hiệu luật cao thì chế độ sở hữu toàn dân và chức năng
quản lý thống nhất toàn bộ đất đai mới được thực hiện có hiệu quả.
Các quan hệ đất đai, mà cụ thể là quan hệ giữa nhà nước xã hội chủ nghĩa với tất
cả các chủ thể sử dụng đất như : các tổ chức kinh tế, các cơ quan nhà nước, các tổ chức
chính trị xã hội, các hộ gia đình và cá nhân các quan hệ giữa các tổ chức, các cá nhân
này với nhau trong quá trình sử dụng đất. Các quan hệ này được các quy phạm pháp
luật đất đai điều chỉnh và thực hiện trên thực tế.
Quan hệ pháp luật đất đai, trước hết là quan hệ giữa chủ sở hữu với các chủ sử
dụng cụ thể và giữa các chủ sử dụng với nhau, đ ược các quy phạm pháp luật điều
chỉnh. Cho nên quan hệ pháp luật đất đai là các quan hệ xã hội được các quy phạm

pháp luật đất đai điều chỉnh.
13
Qua các quan hệ pháp luật đất đai như trên đã nãy sinh nhiều mâu thuẫn trong quá
trình sử dụng đất: mâu thuẩn giữa người sử dụng đất với nhau, mâu thuẫn giữa nh à
nước với người sử dụng đất. Do đó phải có những qui định để giải quyết những mâu
thuẫn đó.
2. Quyền và nghĩa vụ của nhà nước:
Theo Bùi Quang Nhơn (2001), th ì quyền và nghĩa vụ của nhà nước đối với đất
đai được thể hiện như sau:
2.1. Quyền của nhà nước:
Nhà nước là chủ sở hữu toàn bộ đất đai trong cả nước, là yếu tố quyết định tối
cao quá trình quản lý và sử dụng đất đai. Nhà nước có các quyền đặc trưng của chủ sử
dụng bao gồm:
+ quyền chiếm hưu đất đai: quyền của nhà nước nắm giữ, kiểm soát toàn bộ đất đai.
Quyền này không bị hạn chế về không gian và thời gian đối với vốn đất nằm trong
lãnh thổ quốc gia.
+ Quyền sử dụng đất đai: nhà nước có thể sử dụng hoặc không trực tiếp sử dụng, m à
giao cho các tổ chức và cá nhân, công dân sử dụng theo quy hoạch vì lợi ích của xã
hội.
+ Quyền định đoạt đất đai: là quyền quyết định số phận pháp lý của đất đai. Quyền
năng này hoàn toàn thuộc về nhà nước mà chủ sử dụng không thể có được.
2.2. Nghĩa vụ của nhà nước:
Điều 13 Luật Đất Đai xác định hàng loạt nội dung trong quản lý đất đai của nh à
nước và cũng là nghĩa vụ mà nhà nước cần phải thực hiện, cụ thể l à:
+ Nghĩa vụ nhà nước là nắm chắc toàn bộ quỷ đất của quốc gia thông qua các kỹ
thuật nghiệp vụ mà cơ quan quản lý đất đai thực hiện là: điều tra, khảo sát, đánh giá
đất đai, đăng ký sử dụng và cấp giấy chưng nhận quyền sử dụng đất.
+ Nghĩa vụ trong việc xác lập, xây dựng quy hoạch, kế hoạch để phân chia một cách
hợp lý quỷ đất đai thống nhất vì lợi ích nhà nước và xã hộ.
14

+ Nhà nước thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá tr ình quản lý và sử dụng đất bảo hộ
quyền lợi chính đáng của người sử dụng đất, giải quyết bất đồng mâu thuẩn trong quan
hệ đất đai.
2.3. Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng:
* Điều 105 luật đất đai (2003), quyền chung của người sử dụng đất:
Người sử dụng đất có các quyền chung nh ư sau đây:
a. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
b. Hưởng các thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất;
c. Hưởng các lợi ích do công trình của nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp;
d. Được nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình;
e. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những h ành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp
pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Điều 106 luật đất đai (2003), quyền chuyển đổi, chuyển nh ượng, cho thuê, cho thuê
lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, quyền thế chấp, bảo l ãnh, góp vốn bằng
quyền sử dụng đất, quyền được bồi thường khi nhà nước thu hồi đất.
* Điều 107 luật đất đai (2003), Nghĩa vụ chung của ng ười sử dụng đất:
Người sử dụng đất có nghĩa vụ chung sau đây:
a. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ
sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng
đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật;
b. Đăng ký quyền sử dụng đất, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nh ượng,
cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo l ãnh, góp
vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;
c. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
d. Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất;
e. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất có liên quan;
f. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất;
15

g. Giao lại đất khi nhà nước có Quyết định thu hồi đất hoặc hết thời hạn sử dụng đất.
V). QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẤT ĐAI:
Theo Bùi Quang Nhơn (2004), qu ản lý nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các
hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện v à bảo vệ quyền sở hữu
nhà nước về đất đai, đó là hoạt động trong việc nắm chắc tình hình sử dụng đất, trong
việc phân phối và phân phối lại vốn đất theo quy hoạch, trong việc kiểm tra, giám sát
quá trình sử dụng đất.
Hoạt động quản lý đất đai của mỗi cơ quan nhà nước có thẩm quyền làm phát sinh
các quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với người sử dụng đất. nhà nước ban hành
pháp luật để hướng các quan hệ đó được phát triển thống nhất và phù hợp với nhu cầu,
lợi ích của nhà nước.
Chế độ nhà nước đối với đất đai là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ phát sinh trong quá trình quản lý nhà nước đối với đất đai.
Điều 6 luật đất đai (2003), những quy định n ày được ghi nhận trong hiến pháp
1992, trong luật đất đai năm 2003 và một số văn bản pháp luật về quan hệ đất đai. Về
nội dung, chế độ quản lý nhà nước đối với đất đai gồm:
a). Nhà nước thống nhất quản lý đất đai:
b). Nội dung quản lý nhà nước về đất đai bao gồm:
+ Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai v à tổ chức
thực hiện các văn bản đó.
+ Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản
đồ hành chính.
+ Khảo xác, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất v à
bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
+ Quản lý quy hoạch kế hoạch sử dụng đất.
+ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất.
+ Thống kê, kiểm kê đất.
16

+ Quản lý tài chính về đất đai.
+ Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản.
+ Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền v à nghĩa vụ của người sử dụng đất.
+ Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý
quy phạm pháp luật về đất đai.
+ Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong
việc quản lý và sử dụng đất đai.
+ Quản lý các dịch vụ công về đất đai.
c). Nhà nước có chính sách đầu tư cho việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nh à nước
về đất đai, xây dựng hệ thống quản lý đất đai hiện đại, đủ năng lực đảm bảo quản lý
đất đai có hiệu lực và hiệu quả.
VI). QUY ĐỊNH CHUNG CỦA NGHỊ ĐỊNH 22/CP VỀ VIỆC ĐỀN B Ù THIỆT
HẠI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT ĐỂ SỬ DỤNG V ÀO MỤC ĐÍCH QUỐC
PHÒNG, AN NINH, LỢI ÍCH QUỐC GIA, LỢI ÍCH CÔNG CỘNG:
1. Nhà nước thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng và giao đất cho nhà đầu tư
để thực hiện dự án đối với các tr ường hợp đã có dự án đầu tư được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt.
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất thực hiện việc thu hồi đất đối với các
trường hợp quy định của pháp luật th ì: đất thu hồi thuộc khu vực nông thôn đ ược
UBNDX quản lý, đất thuộc khu vực đô thị và khu vực đã được quy hoạch để phát triển
đô thị được giao cho tổ chức phát triển quỷ đất quản lý.
3. Bồi thường, tái định cư cho người có đất bị thu hồi (Điều 42 LĐĐ, 2003)
a. Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất mà người bị thu hồi đất có giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc đủ điều kiện để đ ược cấp giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất theo quy định tại điều 50 của luật đất đai n ày thì người bị thu hồi đất được
bồi thường, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12
điều 38 và các điểm b, c, d, đ, g, khoản 1 điều 43 của luật đất đai 2003 .
17
b. Người bị thu hồi loại đất nào thì được bồi thường loại đất mới có cùng mục đích
sử dụng, nếu không có đất để bồi th ường thì được bồi thường bằng giá trị quyền sử

dụng đất tại thời điểm có quyết định thu hồi.
c. Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương lập và thực hiện các dự
an tái định cư trước khi thu hồi đất để bồi thường bằng nhà ở, đất ở cho người bị thu
hồi đất ở mà phải di chuyển chổ khác, khu tái định c ư được quy hoạch chung cho
nhiều dự án trên cùng một địa bàn và phải có điều kiện phát triển bằng hoặc tốt h ơn
nơi ở cũ.
4. Đối tượng phải đền bù thiệt hại:
Tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài được nhà nước giao đất,
cho thuê đất (gọi chung là người sử dụng đất) để sử dụng đất vào mục đích quốc
phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng có trách nhiệm đền b ù thiệt hại về
đất và tài sản hiện có gắn liền với đất theo qui định tại Nghị định 22/CP của chính phủ.
18
5. Đối tượng được đền bù thiệt hại:
- Người được đền bù thiệt hại về tài sản gắn liền với đất bị thu hồi phải l à người sở
hữu hợp pháp tài sản đó là phù hợp với quy định của pháp luật.
- Việc đề bù thiệt hại khi thu hồi đất của tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc
tế, người định cư ở nước ngoài đã được Việt nam cho thuê đất giải quyết theo quyết
định riêng của Thủ Tướng Chính Phủ.
- Việc sử dụng đất phục vụ cho các công tr ình công ích của làng, xã bằng hình thức
huy động sự đóng góp của dân thì không áp dụng những quy định tại Nghị định 22/CP
của chính phủ.
6. Phạm vi đền bù thiệt hại:
- Đền bù thiệt hại về đất cho toàn bộ diện tích đất thu hồi theo quyết định tại
chương II của Nghị định 22/CP của chính phủ.
- Trả các chi phí phục vụ trực tiếp cho việc tổ chức thực hiện đền b ù, di chuyển,
giải phóng mặt bằng.
VII). CÁC CƠ SỞ PHÁP LÝ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN GIẢI PHÓNG MẶT
BẰNG:
- Căn cứ Nghị định 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về việc bồi
thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an

ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
- Căn cứ Nghị định 17/2001/NĐ-CP ngày 04/05/2001 của Chính phủ về việc ban
hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hổ trợ chính thức (ODA).
- Căn cứ Công văn số 321/UB ngày 13/02/2004 của UBND Thành Phố Cần Thơ về
việc kế hoạch hành động tái định cư giai đoạn 1 của dự án nâng cấp đô thị TP Cần
Thơ.
- Căn cứ Quyết định số 4153/QĐ-CT.UB ngày 9/11/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh
Cần Thơ về việc phê diệt Dự án thành phần số 1 : Nâng cấp cơ sở hạng tầng cấp 3 và
cấp 1, 2 có liên quan và hỗ trợ kỹ thuật, thiết kế, giám sát, đ ào tạo ở giai đoạn 1 của dự
án nâng cấp đô thị TP Cần Thơ.
19
- Căn cứ Thông tư 145/1998/TT.BTC ngày 4 tháng 11 năm 1998 của bộ Tài chính về
hướng dẫn thi hành Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/04/1998 của Chính phủ về
việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an
ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Căn cứ Công văn số 729/CP-CN 30/05/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc
chấp thuận báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án nâng cấp đô thị Việt nam - tiểu dự án
Cần Thơ.
- Căn cứ Công văn số 91/UB ngày 14/01/2004 của Chủ tịch UBND lâm thời TP Cần
Thơ về việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng các dự án tr ên địa bàn TP Cần
Thơ.
- Căn cứ Quyết định 1280/1998/QĐ.UBT 05/06/1998 của UBND tỉnh Cần Th ơ v/v
ban hành bản quy định về đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào
mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
- Căn cứ Quyết định 755/QĐ.UB ngày 24/02/2003 của UBND tỉnh Cần Thơ về việc
Quy hoạch đất xây dựng các khu tái định c ư phục vụ công tác giải phóng mặt bằng xây
dựng các công trình của TP Cần Thơ.
- Theo Đề nghị của Giám đốc Sở Tài Chính - vật giá tại công văn số 78/TCVG ng ày
21/07/2000 và Công văn số 1038/TCVG ngày 31/08/2000.
- Căn cứ Quyết định số 80/QĐ-CT.UB ngày 03/01/2002 của Chủ Tịch UBND tỉnh

Cần Thơ. Về việc thành lập hội đồng thẩm định đền bù thiệt hại, giải phóng mặt bằng
khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia,
lợi ích công cộng
- Căn cứ Quyết định số 45/2003/QĐ-UB ngày 17/06/2003 của UBND tỉnh Cần Thơ.
Về việc ban hành bản quy định tạm thời về đơn giá hoa màu, mật độ cây trồng để bồi
thường thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh,
lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
VIII). HỆ THỐNG THÔNG TIN ĐỊA LÝ - GIS:
1. Định nghĩa GIS:
20
Theo Võ Quang Minh (1999), GIS là m ột kỹ thuật quản lý các thông tin dựa v ào
máy vi tính được sử dụng bởi con người vào mục đích lưu trữ, quản lý và xử lý các số
liệu thuộc về địa lý hoặc không gian nhằm phục vụ cho các mục đích khác.
Mặt khác có thể hiểu “GIS là một tập thể có tổ chức của phần cứng máy tính, phần
mềm, dữ liệu địa lý và các thủ tục của người sử dụng nhằm trợ giúp việc thu nhập, l ưu
trữ, quản lý, xử lý, phân tích và hiển thị các thông tin không gian từ thế giới th ực để
giải quyết các vấn đề tổng hợp thông tin cho các mục đích của con ng ười đặt ra”
(Nguyễn Thế Thận và Trần Công Yên, 2000).
2. Sơ lược về tình hình phát triển và ứng dụng của công nghệ GIS tr ên thế giới
và Việt nam:
- Giai đoạn (1990-1992): công nghệ hình thành với quy mô nhỏ, mang tính chất
thử nghiệm. Nhìn chung các sản phẩm GIS giai đoạn này điều do người Việt nam tự
thiết kế xây dựng và phát triển ứng dụng. Các sản phẩm thường mang tính chất phân
tán, độc lập với nhau trên mọi phương diện nên mỗi sản phẩm chỉ phục vụ riêng cho
một đơn vị, một ngành, một lĩnh vực cụ thể, việc chuẩn hoá các số liệu ch ưa được đặt
ra.
- Giai đoạn phát triển và bùng nổ (1996 đến nay): Cùng với những yêu cầu cao về
công tác quản lý trong mọi lĩnh vực của đời sống, sự giảm giá nhanh chóng của phần
mềm và thiết bị tin học làm cho thị trường GIS phát triển và bùng nổ mạnh mẽ. Bên
các dự án quốc gia và dự án cho các tổ chức quốc tế tài trợ (UDNP, WB, IMF,

ADB, ) cũng đã kích thích mạnh mẽ việc sử dụng công cụ hiện đại, ti ên tiến của thế
giới (ARE/INFO, INTERGRAPH, MAPINFO, ) v ào việc xây và triển khai các ứng
dụng GIS tại Việt nam.
Gần đây GIS cũng đã được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực nh ư:
- Đánh giá hiện trạng đất ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Xây dựng bản đồ ngập lũ ở Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
- Xây dựng ngân hàng dữ liệu Đông Bắc.
- Xây dựng các điểm du lịch ở Hà Nội và phụ cận.
- Điều tra quy hoạch và quản lý rừng.
21
- Quy hoạch và quản lý đô thị.
22
Chuyên
Viên
Phần Mềm
thiết bị
Số liệu
GIS
3. Các thành phần chính của công nghệ GIS:
Theo võ Quang Minh (1999), công ngh ệ GIS bao gồm 5 phần cơ bản: thiết bị
(hardware), phần mềm (software), số liệu (georgaphic data), chuy ên viên (expertise)
chính sách và cách thức quản lý (policy and managemet).
Hình 1: Sơ đồ các hợp phần thiết yếu của công nghệ GIS.
4. Mô hình của công nghệ GIS:
Theo Nguyễn Thế Thận, (1999): hệ GIS có thể hiểu như là quá trình “vào - ra”.
Phương pháp biểu thị dạng “vào - ra” là khởi điểm của việc xây dựng nguyên tắc hoạt
động của GIS.
* Số liệu vào:
Số liệu có thể được nhập từ các nguồn như: Chuyển đổi, số hoá, quét, viễn thám,
ảnh, hệ thống định vị toàn cầu GPS, máy toàn đạt điện tử.

* Quản lý số liệu:
Các số liệu sau khi được thu thập và tổng hợp thì cần bảo trì và lưu trữ trong máy.
Để quản lý dữ liệu có hiệu quả cần bảo đảm các khía cạnh về: bảo mật số liệu, tích hợp
số liệu, lọc và đánh giá số liệu, khả năng duy trì số liệu.
* Xử lý số liệu:
Với các thao tác xử lý số liệu nhằm để tạo ra thông tin nh ư là các ảnh, báo cáo và
bản đồ.
* Phân tích và mô hình hoá:
Chính sách và
quản lý
23
Số liệu sau khi tổng hợp, chuyển đổi và yêu cầu tiếp theo khả năng giải mã, phân
tích về mặt định tính và định lượng thông tin đã thu nhập.
5. Các kết quả ứng dụng của GIS trên thực tế trong thời gian qua:
* Trên thế giới:
- Ứng dụng GIS để dự đoán, dự báo v à quản lý dịch hại ở Finland (Tikkala v à Ctv
1996).
- Ứng dụng GIS để nghiên cứu xói mòn đất ở Đài Loan (cheng, 1992)
- Ứng dụng kỹ thuật GIS để thiết lập ph ương án đánh giá chất lượng nước ở Nam
Triều Tiên (Kyehyun, 1996).
* Ở Việt nam:
- Ứng dụng GIS để giải đoán ảnh vệ tinh Spot v à GIS để nghiên cứu hiện trạng sử
dụng đất đai ở huyện Tân Thạnh - Tỉnh Vĩnh Long (Lê Quang Trí,1996)
- Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu khảo sát và phân tích đất ở Đồng Bằng
Sông Cửu Long bằng phần mềm Mapinfo (Trần Thị Ngọc Trinh,V õ Quang Minh,
Trương Chí Quang, Võ Quốc Tuấn, 2003).
- Hệ thống quản lý, truy xuất thông tin t ài nguyên ĐBSCL (Võ Quang Minh, Trương
Chí Quang, 2003).
6. Ưu điểm và nhược điểm của việc sử dụng GIS:
* Ưu điểm:

Theo Võ Quang Minh (1999), kỹ thuật GIS là một công nghệ ứng dụng các tiến bộ
của khoa học và máy tính. Do đó việc sử dụng GIS trong các mục ti êu nghiên cứu so
với các phương tiện cổ điển thì có thể mang lại những hiệu quả cao nh ư:
- Là cách tiết kiệm thời gian và chi phí tốt nhất trong việc lưu trữ số liệu.
- Số liệu lưu trữ có thể cập nhật hoá một cách dễ d àng.
- Chất lượng và số lượng được quản lý, xử lý và hiệu chỉnh tốt.
- Dể dàng truy cập và phân tích số liệu từ nhiều nguồn và nhiều loại khác nhau.
- Tổng hợp một lần được nhiều loại số liệu khác nhau để phân tích v à nhanh chóng
tạo ra một lớp số liệu mới.
* Nhược điểm:
24
- Chi phí và những vấn đề về kỹ thuật đòi hỏi trong việc chuẩn bị lại số liệu thô
hiện có, nhằm có thể chuyển bản đồ dạng giấy sang kỹ thuật số tr ên máy tính.
+ Chúng có thể cho ra kết quả dưới nhiều dạng khác nhau như các bản đồ, biểu
bảng, các biểu đồ thống kê,
+ Là một công cụ đắc lực cho các nhà khoa học về lĩnh vực nghiên cứu hệ thống
canh tác, đánh giá đất, đánh giá khả năng thích nghi của các kiểu sử dụng đất, quản lý
và xử lý các bản đồ giải thửa trong quản lý đất đai
IX). VÀI NÉT VỀ MAPINFO:
1. Khái Niệm Mapinfo:
Theo Nguyễn Thế Thận, (1999): Mapinfo là một công cụ khá hiệu quả để tạo ra v à
quản lý một cơ sở dữ liệu địa lý vừa và nhỏ trên máy tính cá nhân. Sử dụng Mapinfo
có thể xây dựng một hệ thống thông tin địa lý, phục vụ cho mục đích nghi ên cứu khoa
học sản xuất của các tổ chức kinh tế v à xã hội của các ngành ở địa phương.
2. Tổ chức thông tin bản đồ trong Mapinfo:
Theo Trần Công Yên và Nguyễn Thế Thận (2000), tổ chức thông tin bản đồ trong
Mapinfo bao gồm các tổ chức sau:
- Tổ chức thông tin theo các lớp đối t ượng:
Các thông tin trong các phần mềm GIS thường được tổ chức theo từng lớp đối
tượng. Một mảnh bản đồ máy tính l à sự chồng xếp của các lớp thông tin l ên nhau. Mỗi

một lớp chỉ thể hiện một khía cạnh của mảnh bản đồ tổng thể. Lớp thông tin l à tập hợp
các đối tượng bản đồ thuần nhất, thể hiện v à quản lý các đối tượng địa lý trong không
gian theo một chủ thể cụ thể, phục vụ một mục đích trong hệ thống. Trong Mapinfo có
thể coi mỗi một bảng là một lớp đối tượng.
-Các đối tượng bản đồ chính mà Mapinfo sẽ quản lý:
+ Đối tượng vùng (Region): Thể hiện các đối tượng khép kín hình học và bao phủ
một vùng diện tích nhất định. Chúng có thể l à các polygons, Elipse, chữ nhật. Ví dụ:
lãnh thổ địa giới một xã, hồ nước, thửa đất,
+ Đối tượng điểm (point): thể hiện vị trí cụ thể của các đối t ượng địa lý, ví dụ: Cột
cờ, điểm bán xăng dầu,
25
+ Đối tượng đường (line): thể hiện vị trí cụ thể của các đối t ượng không khép kín
hình học. Chúng có thể là các đường thẳng, các đường gấp khúc và các cung, ví dụ:
đường phố, sông suối,
+ Đối tượng chữ (text): Thể hiện các đối t ượng không phải là địa lý của bản đồ
như: nhãn, tiêu đề, ghi chú
* Sự liên kết thông tin thuộc tính với các đối t ượng bản đồ:
Các thông tin GIS luôn là sự liên kết chặt chẽ, không thể tách rời giữa các thông tin
thuộc tính với các đối tượng bản đồ. Trong cơ cấu tổ chức và quản lý của cơ sở dữ liệu
Mapinfo sẽ chia làm hai thành phần cơ bản:
+ Cơ sở dữ liệu thuộc tính
+ Cơ sở dữ liệu bản đồ
Các bảng ghi trong cơ sở dữ liệu này được quản lý độc lập với nhau như được liên
kết với nhau thông qua một chỉ số (ID) đ ược lưu trữ và quản lý chung cho cả hai loại
bảng nói trên. Các thông tin thuộc tính thể hiện nội dung bên trong của các đối tượng
giản đồ và chúng ta có thể truy cập tìm kiếm thông tin cần thiết thông qua cả hai loại
dữ liệu.

×