Tải bản đầy đủ (.pdf) (217 trang)

Quá trình hình thành Liên bang Mỹ và những đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.7 MB, 217 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THÁI YÊN HƯƠNG





QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LIÊN BANG MỸ VÀ
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI - VĂN HOÁ MỸ






LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC








HÀ NỘI – 2003












ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THÁI YÊN HƯƠNG





QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LIÊN BANG MỸ VÀ
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI - VĂN HOÁ MỸ




Chuyên ngành : Lịch sử cận – hiện đại
Mă số : 5 03 04





LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GIÁO SƯ LƯƠNG NINH








HÀ NỘI – 2003

MỤC LỤC


Lời mở đầu
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
4
3. Phạm vi nghiên cứu
9
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
12
5. Đóng góp của luận án

14
6. Bố cục luận án
15
Chương 1: Bắc Mỹ và thời kỳ xâm chiếm của các quốc gia châu Âu
16
1.1 Bắc Mỹ trước phát kiến của người châu Âu
17
1.1.1 Nguồn gốc của người Mỹ bản địa
17
1.1.2 Phương thức sản xuất và cơ cấu, tổ chức xã hội của người Mỹ
bản địa
19
1.1.3 Đời sống văn hoá và tinh thần của người Mỹ bản địa
22
1.1.4 Mối quan hệ giữa các bộ tộc Mỹ bản địa
25
1.2 Bắc Mỹ trở thành đối tượng thực dân hoá của người châu Âu
29
1.2.1 Sự khám phá ra châu Mỹ
29
1.2.2 Mục đích thuộc địa hoá Bắc Mỹ của người châu Âu
34
1.2.3 Quá trình thôn tính và thuộc địa hoá các nền văn minh bản địa
của một số quốc gia châu Âu
39
1.3 Nước Anh và ưu thế nổi trội tại Bắc Mỹ
45
1.4 Tiểu kết
52
Chương 2: Cuộc đấu tranh giành độc lập, quá trình hình thành và

xác lập Liên bang Mỹ
54
2.1 Các tiền đề dẫn đến cuộc cách mạng dân chủ tư sản Mỹ
55
2.1.1 Nước Anh và các thuộc địa ở Mỹ thời kỳ trước cách mạng
56
2.1.2 Cơ sở tư tưởng và lý luận dẫn đến cách mạng
58
2.1.3 Mâu thuẫn dẫn đến cách mạng
61
2.2 Cách mạng Mỹ và sự ra đời Liên bang Mỹ
64
2.2.1Đại hội lục địa và bản Tuyên ngôn độc lập
64
2.2.2 Thống nhất các bang trong nhà nước Liên bang
72
2.3 Liên bang Mỹ thống nhất và phát triển
85
2.3.1 Hoàn thiện nhà nước về kinh tế và xã hội
86
2.3.2 Chính sách đối ngoại của Liên bang Mỹ thời kỳ đầu
90
2.3.3 Vấn đề ly khai và Nội chiến Nam - Bắc

96
2.4 Sự hình thành những nền tảng đầu tiên của đời sống Mỹ
102
2.4.1 Sự định hình dân cư Mỹ
102
2.4.2 Nô lệ da đen ở nước Mỹ

109
2.4.3 Mở rộng Liên bang về không gian
112
2.4.4 Kinh tế, cơ sở của đời sống Mỹ
115
2.4.5 Nền tảng xã hội - văn hoá
119
2.5 Tiểu kết
126
Chương 3: Sự hình thành những đặc điểm xã hội – văn hoá Mỹ
128
3.1 Một số luận thuyết cơ bản về xã hội và văn hoá Mỹ
129
3.2 Những đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ tiêu biểu
135
3.2.1 Một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân
136
3.2.2 Một xã hội không ngừng phân cách đẳng cấp
141
3.2.3 Một xã hội cạnh tranh cao với những con người đầu óc thực dụng
146
3.2.4 Xã hội với con người có tinh thần tiến lên phía trước, ưa khám
phá và thích ứng với cái mới
150
3.2.5 Một xã hội mở, dung hợp, đa dạng và phức tạp
155
3.2.6 Một xã hội luôn chuyển dịch
161
3.3 Ảnh hưởng của những đặc điểm xã hội - văn hoá đối với chính sách đối
ngoại Mỹ

165
3.3.1 Sự thể hiện của tính đa sắc tộc, sự đa dạng và linh hoạt trong
chính sách đối ngoại của Mỹ
166
3.3.2 Vấn đề kiểm soát và cân bằng giữa Tổng thống và Quốc hội trong
quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Mỹ
169
3.3.3 Xu hướng mở rộng ảnh hưởng của Mỹ
172
3.3.4 Quan điểm về chủ nghĩa “ngoại lệ” Mỹ
174
3.4 Tiểu kết
177
Kết luận
179
Danh mục các công trình của tác giả đã được công bố
185
Tài liệu tham khảo
186
Phụ lục
202


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nằm ở phía bắc châu Mỹ, Liên bang Mỹ
1
là một quốc gia trẻ với tuổi đời mới

chỉ 227 năm, nhưng lại là một nước có vai trò chủ đạo trong các vấn đề quốc tế. Hiện
tại, Liên bang Mỹ có một ưu thế gần như vượt trội áp đảo, không có đối thủ đủ tầm cỡ
“sánh vai” như Liên Xô trong thời kỳ chiến tranh lạnh. Về chính trị, Liên bang Mỹ trở
thành một nhân tố không thể bỏ qua trong quá trình hoạch định chính sách của hầu hết
các nước trên thế giới. Về kinh tế, chỉ với số dân bằng 4,7% dân số thế giới nhưng
tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ chiếm 31,2% tổng số GDP toàn cầu. Căn cứ
vào mức tăng trưởng GDP trên dưới 2% hiện nay và dự báo tăng trưởng trong thời
gian tới là khoảng 3-4%, Liên bang Mỹ sẽ tiếp tục là nước có nền kinh tế lớn nhất thế
giới. Đồng thời, Mỹ cũng là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, vượt xa các nước
khác về tiềm năng quân sự. Hiện nay, Mỹ là nước duy nhất có lực lượng quân đội
triển khai trên khắp toàn cầu. Về khoa học công nghệ, chi phí cho nghiên cứu và phát
triển khoa học của Mỹ là 652,7 tỷ đô la, chiếm hơn 40% tổng chi phí của toàn cầu
dành cho lĩnh vực này. Về văn hoá, Mỹ có ảnh hưởng khá sâu rộng tại nhiều nước
trên thế giới. Một nhà văn Pháp đã từng phát biểu, chỉ với chiếc quần jean và nhạc
jazz mà nước Mỹ có mặt ở khắp thế giới. Tại nhiều nước, phim ảnh Mỹ chiếm thị
phần lớn nhất. Trong năm 2001, 81,3% phim trên toàn thế giới do Mỹ tài trợ hoặc sản
xuất tại nước Mỹ. Hiện tại với lý do dân chủ và nhân quyền, Mỹ không ngần ngại can
thiệp vào nội bộ các nước khác. Cách cư xử này có phải xuất phát từ thế và lực mà
Mỹ có trong tình hình thế giới có phần thuận lợi đối với Mỹ hay là nó có những yếu tố
bắt nguồn từ quá trình hình thành của một quốc gia?

1
Trong luận án, để tránh trùng lặp, tác giả luận án sử dụng từ “nước Mỹ” đồng thời với Liên bang Mỹ khi đề cập
đến Liên bang Mỹ.
Phải chăng vì vậy, lịch sử và văn hoá Mỹ đã và vẫn là chủ đề nghiên cứu, tranh
luận của nhiều học giả, nhiều nhà sử học cũng như nhiều nhà nghiên cứu Mỹ ở nhiều
nước trên thế giới. Cho dù mục đích nghiên cứu, phương pháp tiếp cận vấn đề của các
đề tài khác nhau, nhưng các kết quả nghiên cứu đều là những đóng góp hữu ích và có
giá trị vào việc nâng cao sự hiểu biết về con người, văn hoá và xã hội Mỹ, cũng như
về chính sách Mỹ áp dụng với các nước khác trong quan hệ quốc tế.

1.2 Nước Mỹ là một quốc gia có nền văn hoá đa dạng, gồm các nhóm cộng đồng
dân cư với những khác biệt về sắc tộc, tôn giáo, thành phần xã hội và khu vực cư trú.
Việc hiểu được những nhân tố đã tập hợp các nhóm cộng đồng bất chấp mọi khác biệt
để hình thành nên nước Mỹ, góp phần đưa nó phát triển và thịnh vượng cũng quan
trọng không kém việc hiểu được tính đa dạng của chính những nhân tố đó. Liên bang
Mỹ đã xây dựng được một hệ thống chính trị ổn định và một nền kinh tế phát triển, có
năng suất cao, đồng thời cũng tạo nên một nền văn hoá đại chúng làm sống động thêm
kinh nghiệm và nhận thức của người dân đất nước này và cả các dân tộc khác trên thế
giới. Mọi người có thể đề cao hoặc phê phán những yếu tố từng góp phần làm cho
Liên bang Mỹ trở thành một quốc gia giàu có và cũng từng làm cho quốc gia này có
hành động phi đạo lý, có khi chịu những thất bại nhưng không ai có thể phủ nhận hoặc
bỏ qua những yếu tố đó khi nghiên cứu lịch sử nước Mỹ.
1.3. Trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia - dân tộc đều có những giai đoạn
lịch sử đã để lại những dấu ấn quan trọng tạo nên nền tảng cơ bản cho quốc gia - dân
tộc đó. Ví dụ, đối với Trung Quốc, mặc dù nhà Tần chỉ thống trị toàn bộ lãnh thổ lục
địa trong một thời gian ngắn, nhưng nó đã mở đầu cho chế độ phong kiến tồn tại hơn
2000 năm trong lịch sử nước này. Đối với nước Anh, giai đoạn cách mạng công
nghiệp diễn ra trong khoảng giữa thế kỷ XVIII có thể coi là thời kỳ quan trọng đưa
nước Anh lớn mạnh thành đế quốc hàng đầu ở châu Âu, có vai trò quyết định đối với
vận mệnh của nhiều quốc gia khác. Liên bang Mỹ - một quốc gia có sức phát triển và
đi lên không ngừng - chính giai đoạn hình thành, mở rộng và thống nhất về mặt chính
trị, lãnh thổ và pháp lý lại có ý nghĩa quan trọng đưa nước Mỹ trưởng thành trong thế
kỷ tiếp sau. Lý do chính là trong một thời gian không dài, khoảng vài thế kỷ kể từ khi
chuyến tàu đầu tiên đưa người Anh đặt chân lên mảnh đất Bắc Mỹ đến khi nước Mỹ
trở thành một cường quốc thế giới, người Mỹ đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản
của một quốc gia như tuyên bố khai sinh một quốc gia độc lập với một bản Hiến pháp
có giá trị lâu bền, giải quyết được vấn đề ly khai của một số bang miền Nam và thống
nhất các bang trong Liên bang Mỹ. Mặc dù, quá trình hình thành Liên bang Mỹ đã
được các nhà sử học ở Mỹ, ở các nước châu Âu bàn đến nhiều, nhưng vẫn sẽ có ích
cho việc nghiên cứu Mỹ, hiểu được nước Mỹ và con người Mỹ nếu như ở nước ta có

một công trình nghiên cứu có hệ thống và cơ bản về giai đoạn này nhất là dưới góc độ
nhìn nhận, tiếp cận của người Việt Nam. Luận án hy vọng là một trong các công trình
như thế đóng góp vào công việc lâu dài của các học giả Việt Nam nghiên cứu về Mỹ.
1.4. Từ năm 1995 đến nay, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Mỹ được bình
thường hoá, mở đầu bằng việc thiết lập cơ quan đại diện của hai bên. Mặc dù còn có
nhiều vấn đề cần giải quyết trong quan hệ giữa hai nước, Việt Nam và Mỹ đã tiến
hành trao đổi, giao lưu về văn hoá, giáo dục và hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Hiệp định
thương mại giữa hai nước đã được ký kết ngày 12 tháng 10 năm 2001 và được thực
hiện gần hai năm. Đối với người Việt Nam chúng ta, việc hiểu thấu đáo về đất nước,
xã hội và con người Mỹ vẫn là một thách thức khá lớn.
Để tìm hiểu được một cách đầy đủ và thấu đáo về nước Mỹ, chắc chắn cần đi sâu
nghiên cứu về những giai đoạn phát triển cụ thể của lịch sử nước Mỹ từ trước đến nay,
nhất là giai đoạn hình thành nhà nước Liên bang Mỹ. Ngoài ra, cũng cần phân tích rõ
những nhân tố đã tập hợp các nhóm cộng đồng dân cư trên đất nước này lại với nhau,
bất chấp mọi khác biệt giữa các nhân tố đó, để hình thành nên một xã hội Mỹ. Việc
nghiên cứu quá trình hình thành và qua đó rút ra một số đặc điểm của Liên bang Mỹ
không chỉ giúp chúng ta hiểu được tiềm năng, thế mạnh và điểm yếu của nước Mỹ,
mà còn góp phần thúc đẩy mạnh quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển.
Xuất phát từ những lý do đó, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề “Quá trình hình
thành Liên bang Mỹ và những đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ” làm đề tài luận án Tiến
sĩ Lịch sử của mình với mong muốn góp một phần nhỏ vào việc giới thiệu lịch sử và
văn hoá Mỹ ở Việt Nam hiện nay.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lâu nay ở Việt Nam, giới nghiên cứu nói chung và các nhà sử học viết về nước
Mỹ một cách hệ thống chưa nhiều, chủ yếu là dưới góc độ nghiên cứu chính sách của
giới cầm quyền Mỹ, tính cách người Mỹ và phần nhiều là về thời kỳ kháng chiến
chống Mỹ cứu nước. Các công trình nghiên cứu đó chủ yếu phục vụ cho cuộc chiến
đấu bảo vệ độc lập dân tộc, thống nhất đất nước. Như thế có thể nói việc nghiên cứu
toàn diện về Mỹ ở Việt Nam còn khá mới mẻ. Từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại

giao đến nay mới có một số công trình được công bố, mà phần lớn dành cho hệ thống
chính trị Mỹ, chính sách đối ngoại, kinh tế đối ngoại của Mỹ hoặc chiến lược an ninh
của Mỹ đối với một số khu vực và một số nước. Có thể kể đến một số công trình như:
Hoa Kỳ - tiến trình văn hoá chính trị (Nxb. Khoa học Xã hội, 1999) do Phó Giáo sư
Đỗ Lộc Diệp chủ biên; Hệ thống chính trị Mỹ (Nxb. Khoa học Xã hội, 2001) của
Tiến sĩ Vũ Đăng Hinh. Các tác phẩm này chủ yếu tập trung phân tích và trình bày về
các nhánh trong hệ thống chính trị Mỹ, đến mối quan hệ được gọi là “tam quyền phân
lập” giữa các nhánh đó. Cho đến nay chưa có một công trình nào viết về lịch sử hình
thành Liên bang Mỹ, nhất là theo cách tiếp cận của Việt Nam, nên có lẽ đây là cơ hội
để tác giả cố gắng thực hiện mục đích nghiên cứu của mình như đề tài luận án đã xác
định.
Liên quan đến lĩnh vực lịch sử nước Mỹ một số công trình nghiên cứu đã được xuất
bản như: Lịch sử thế giới Trung đại, tập II: chương Châu Mỹ tiền Columbus (Nxb.
Giáo dục, 1976) của Giáo sư Lương Ninh; Lịch sử thế giới cận đại (Nxb. Giáo dục,
1998) của Giáo sư Vũ Dương Ninh và Phó Giáo sư Nguyễn Văn Hồng, chương 3:
Cuộc chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ và sự thành lập
nƣớc Mỹ, chương 8: Nƣớc Mỹ nửa đầu thế kỷ XIX và cuộc nội chiến. Các công trình
này đề cập một cách cơ bản về các vấn đề liên quan đến quá trình hình thành Liên
bang Mỹ.
Về lĩnh vực văn hoá xã hội, Hồ sơ văn hoá Mỹ của nhà nghiên cứu văn hoá Hữu
Ngọc (Nxb. Thế giới, 1995) cho đến nay vẫn được coi là một công trình tư liệu mang
tính văn học đề cập bao quát về xã hội và văn hoá Mỹ. Sách dịch liên quan đến đời
sống xã hội và văn hoá thì cuốn Cuộc sống và các thiết chế ở Mỹ (Nxb. Chính trị
Quốc gia, 2000) của tác giả Doughlas K. Stevenson đã đề cập khá toàn diện đến mọi
lĩnh vực liên quan đến xã hội và văn hoá Mỹ. Liên quan đến lý luận về đặc điểm xã
hội - văn hoá Mỹ, cuốn Văn minh Hoa Kỳ (Nxb. Thế giới, 1998) của Jean - Pierre
Fichou có thể coi là cuốn cơ bản. Tạp chí Châu Mỹ ngày nay cũng đăng tải khá nhiều
bài liên quan đến các lĩnh vực của cuộc sống xã hội Mỹ, có thể điểm qua tên một số
bài trong thời gian gần đây như sau: Các giá trị và giả định ở Mỹ (số 1 năm 2000) của
Đinh Lệ Châu; Mark Twain: Hài hƣớc là một điều vĩ đại (số 2 năm 2000) của Lê Huy

Bắc; Thử so sánh tính cách ngƣời Mỹ với tính cách ngƣời Việt Nam của Đức Uy, và
Văn học Mỹ có hay không của Lê Đình Cúc (số 5 năm 2001); Đôi nét về văn học so
sánh Mỹ (số 6 năm 2001) của Lưu Văn Bổng…
Như vậy, dưới góc độ Việt Nam thì chưa có một công trình nào nghiên cứu một
cách có hệ thống quá trình hình thành Liên bang Mỹ và mối quan hệ giữa quá trình
này với sự hình thành một số đặc điểm xã hội văn hoá Mỹ tiêu biểu. Bản thân nghiên
cứu sinh là đồng tác giả của các cuốn Hợp chủng quốc Hoa Kỳ (Nxb. Chính trị Quốc
gia, 1994), Hệ thống chính trị Mỹ: cơ cấu và tác động đối với quá trình hoạch định
chính sách đối ngoại (Nxb. Chính trị Quốc gia, 2000) và chủ biên cuốn Vấn đề trừng
phạt kinh tế trong chính sách đối ngoại Mỹ (Nxb. Chính trị Quốc gia 2002), nhưng
ngay các cuốn sách đó cũng chỉ giới thiệu hoặc tập trung nghiên cứu một lĩnh vực cụ
thể, chủ yếu về đến chính sách đối ngoại.
Các học giả nước ngoài, đặc biệt là các nhà sử học Mỹ đã nghiên cứu và viết nhiều
về nước Mỹ, trên nhiều nhiều bình diện như lịch sử, kinh tế, văn hoá Mỹ, nhưng hầu
hết theo hệ thống thông sử, chưa phải chuyên sử về sự hình thành Liên bang Mỹ. Một
số tiêu biểu trong các công trình đó là: The Oxford History of the American People
(Oxford University Press, 1965) của Samuel Elliot Morison; The American People
(Trường đại học California, 1976); America - Past and Present (Scott, Foresman and
Company, 1987) của Robert A. Divine, T.H. Been, George M. Fedrickson và R. Hal
Williams; American Civilization của C. L. R James (1993); A People and A Nation -
History of the United States (Houghyon Mifflin Company, 1994) của Mary Beth
Norton, David M. Katzman, Paul D.Escott, Howard P.Chudacoff, Thomas G.Paterson
và William M. Tuttle,v.v.
Văn hoá và đặc tính của con người Mỹ cũng được đề cập đến trong một số tác
phẩm, nhưng chủ yếu dưới dạng giới thiệu. Như cuốn Living in America (1999) của
A.R. Lanier, được tái bản khá nhiều lần, đã bàn đến một số tính cách đặc trưng của
người Mỹ như: đam mê quyền lực, thích làm chủ thiên nhiên, ưa thích thành công, có
tư duy quy nạp và cả vấn đề giai cấp trong xã hội Mỹ. Making America - the Society
and Culture of the United States (United States Information Agency, 1992) do Luther
Sluedtke chủ biên, là một tập hợp các bài viết thuộc một dự án nghiên cứu về Liên

bang Mỹ của nhiều giới khác nhau như học giả, quan chức chính phủ và cả giới thông
tin đại chúng. Công trình này đã tập hợp được một loạt các bài nghiên cứu thể hiện
được mối quan tâm đến quá trình hình thành một số đặc điểm cũng như một số cách
ứng xử trong xã hội Mỹ, trong đó đáng chú ý nhất là bài viết From Immigration to
Acculturation của Arthur Mann về quá trình tiếp biến văn hoá của các cộng đồng
người Mỹ thời kỳ thành lập Liên bang Mỹ. Tác giả đã phân tích dưới nhiều góc độ
như mức độ nhập cư vào lãnh thổ Liên bang Mỹ theo con số thống kê để nói đến sự đa
dạng về chủng tộc của người Mỹ; cách thức chính phủ quản lý một xã hội đa sắc tộc -
đó chính là một hệ thống luật pháp được mọi người dân tuân theo; và cả sự bất đồng
trong chính xã hội Mỹ, đó là vấn đề phân biệt chủng tộc, sự đa dạng về tôn giáo,v.v.
Khi nói về con người và xã hội Mỹ thì không thể không nói đến một số tác phẩm
được một số học giả nước ngoài viết về thời kỳ đầu khi quốc gia mới hình thành và
đến nay vẫn được nhiều nhà xã hội học nghiên cứu về Mỹ và sử học sử dụng. Đó là
cuốn Democracy in America
2
(1955) của Alex de Tocqueville, được xuất bản lần đầu
tiên vào năm 1835 và sau đó tái bản vào các năm 1840 và 1955 - Đại học Virginia,
Vintage Book, New York. Hiện nay “Democracy in America” vẫn là tác phẩm được
nhiều nhà nghiên cứu nói đến khi nghiên cứu về xã hội và con người Mỹ, bởi vì hơn
một thế kỷ qua kể từ khi nó được ra đời, tác phẩm này đã cung cấp cho người đọc một
lượng thông tin xác đáng qua sự mô tả và phân tích liên quan đến hầu hết các khía
cạnh của nước Mỹ thời kỳ Tổng thống Andrew Jackson. Điều mà Tocqueville đem lại
cho người đọc trong “Democracy in America” không phải là các câu trả lời hoặc các
học thuyết mà là những câu hỏi và nhận xét về hệ thống chính trị và văn hoá chính trị
của nước Mỹ. Tuy vậy, suy nghĩ của ông cũng mang khá nhiều tính giả định cần
được kiểm nghiệm. Ông đã cho người đọc hiểu người Mỹ thời kỳ của ông và cả một
bộ phận văn hoá thời kỳ sau này. Mặc dù không có điều kiện đi sâu vào quá trình phát
triển một nền công nghiệp ở Liên bang Mỹ nhưng ông đã có những dự đoán khá chính
xác. Theo cách nhìn nhận của ông thì chủ nghĩa cá nhân thúc đẩy chủ nghĩa tự do,
thúc đẩy mục đích tìm lợi nhuận của các nhà tư bản với tất cả sự năng động, sáng tạo

và thực dụng của người Mỹ. Có khá nhiều nhận xét và bình luận về tác phẩm này.
Theo từ điển Bách khoa độc giả Mỹ (1987) thì “đây là một công trình nghiên cứu đầu
tiên về những thể chế Mỹ một cách vô tư và hệ thống.”
Tác phẩm The Letters from an American Farmer (1782)
3
của J.Hector St. John de
Crevecoeur, gồm 12 bức thư, miêu tả khá lý thú về con người và xã hội Mỹ. Những
bức thư này dưới cách viết cho một người bạn và có tính chất riêng tư, nhưng sau này
đã được xuất bản rộng rãi và được đánh giá như một tác phẩm văn học về nước Mỹ
buổi đầu dựng nước. Mười hai bức thư này là nỗi lòng và nhận thức của một người

2
Tác phẩm này gồm hai tập, 5 cuốn. Tập I - 1 cuốn: Bộ mặt nƣớc Mỹ. Tập II: gồm 4 cuốn. Cuốn I: Ảnh hƣởng của
dân chủ đối với hành động của giới trí thức ở Mỹ, cuốn II: Ảnh hƣởng của dân chủ đối với suy nghĩ của ngƣời Mỹ,
cuốn III: Ảnh hƣởng của dân chủ đối với hành vi và cuốn IV: Ảnh hƣởng của dân chủ đối với tƣ tƣởng và suy nghĩ
của xã hội chính trị cùng với phần phụ lục.
3
Tác giả luận án xin chân thành cám ơn Giáo sư sử học Kenneth R.Bowling, Trường đại học George Washington về
nội dung và lời khuyên đọc tác phẩm “Những bức thư của người nông dân Mỹ.” Chuyến đi nghiên cứu tại Mỹ từ
tháng 8-11, 1999.
nông dân Mỹ đã có một thời gian khá dài dõi theo sự chuyển biến của nước Mỹ. Và
ông cũng là một trong những người đã đưa ra dự đoán về hậu quả “hoang tàn, khủng
khiếp”, vốn là kết quả của sự “tuyệt giao” giữa chính quốc và các thuộc địa nhưng
cũng làm cho chúng ta thấy được những điều thật lý thú về con người và xã hội Mỹ
ngay từ buổi đầu định hình quốc gia.
Cuốn The Frontiers (1892) của một giáo sư sử học trẻ thuộc Đại học Wisconsin tên
là Frederick Jackson Turner cho thấy cách nhìn nhận của tác giả đã trở thành một luận
chứng cổ điển: đó là việc mở rộng và bành trướng liên tục sang phía tây của người
Mỹ, việc khai phá những vùng đất mới và những người tiên phong đã đóng một vai
trò quan trọng trong quá trình hình thành đặc tính của dân tộc và xây dựng xã hội

quốc gia. Turner đã viết: “Chính nhờ những người tiên phong mà trí tuệ Mỹ tạo nên
những đặc tính đáng chú ý của mình”. Ông cũng lập luận rằng toàn bộ đặc tính của
dân tộc đã được xây dựng từ tiền đề đầu tiên - công việc khai phá miền tây luôn gắn
liền với việc khai khẩn đất đai, lao động và cả sự mạo hiểm.
Các công trình kể trên đã góp phần quan trọng trong việc gợi ý suy nghĩ, thôi thúc
người viết cần phải tìm hiểu một cách hệ thống hơn về nước Mỹ. Mặc dù đây là một
đề tài rộng và không ít khó khăn nhưng chính chủ đề của luận án lại là một sự gợi mở
cho công việc nghiên cứu tiếp theo trong tương lai.


3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Phạm vi nghiên cứu
3.1.1 Về thời gian lịch sử:
Luận án phân tích quá trình hình thành Liên bang Mỹ từ thời kỳ trước chuyến đi
phát kiến của Christopher Columbus đến năm 1865, khi cuộc nội chiến Bắc - Nam kết
thúc. Giai đoạn tái thiết sẽ được đề cập nhưng không đi sâu phân tích, bởi vì đến thời
kỳ này Liên bang Mỹ đã trải qua những giai đoạn khai phá đầu tiên và đi tới thống
nhất về mặt pháp lý cũng như trên thực tế. Sau khi tuyên bố độc lập với việc Hiến
pháp Liên bang bắt đầu có hiệu lực nhà nước Liên bang đã đi vào hoạt động. Trên
phương diện chính trị và pháp lý Liên bang Mỹ đã thống nhất. Tuy nhiên, vẫn còn sự
phân biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Nội chiến là sự kiện giải quyết được vấn đề ly
khai, góp phần thống nhất Liên bang Mỹ trên thực tế. Đồng thời người Mỹ cũng cơ
bản hoàn thành công việc chinh phục miền Viễn Tây. Nước Mỹ bước vào giai đoạn
cách mạng mới, thực hiện cuộc Cách mạng công nghiệp để đưa Liên bang Mỹ từ một
quốc gia nông nghiệp thành một quốc gia công nghiệp có sức mạnh kể từ thế kỷ XX.
3.1.2 Về nội dung:
 Luận án tập trung giới thiệu những nét cơ bản của “Quá trình hình thành Liên
bang Mỹ và những đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ”, không đi sâu trình bày một cách
cụ thể hoặc chi tiết toàn bộ lịch sử hình thành Liên bang Mỹ. Bởi lịch sử hình thành
Liên bang Mỹ là một đề tài rộng, hơn nữa dưới dạng thông sử nhiều tác phẩm nước

ngoài đã đề cập tới và có tác phẩm đã được dịch ra tiếng Việt.
 Từ trên quá trình hình thành Liên bang Mỹ tác giả luận án mạnh dạn rút ra
những đặc điểm tiêu biểu về xã hội - văn hoá và con người Mỹ. Đó là một xã hội đề
cao chủ nghĩa cá nhân; một xã hội không ngừng phân chia đẳng cấp; một xã hội cạnh
tranh cao với những con người đầu óc thực dụng; xã hội với con người đầy tinh thần
tiến lên phía trước, ưa khám phá và thích ứng với cái mới; một xã hội mở, dung hợp,
đa dạng và phức tạp và một xã hội năng động. Luận án sẽ không xem xét tất cả các
đặc điểm đã từng được nhiều nhà nghiên cứu đề cập, bởi vì nếu nhìn nhận trên
phương diện xã hội và văn hoá thì đây là một vấn đề rất rộng và có nhiều cách xem
xét khác nhau không chỉ giữa các nhà nghiên cứu của nhiều nước mà ngay cả của
nước Mỹ. Trong phạm vi nghiên cứu của luận án, các đặc điểm điển hình về xã hội -
văn hoá sẽ được đề cập trong phạm vi những giá trị được nhiều người chia sẻ, đó là
niềm tin, thái độ, cách sống, các thói quen và những đặc điểm tượng trưng thường
được nhiều người nghĩ đến khi nói đến một quốc gia hay dân tộc. Có thể nói một cách
ngắn gọn đặc điểm xã hội - văn hoá ở đây là lối sống của một xã hội hay các thực thể
tồn tại trong xã hội đó. Điều này không có nghĩa là luận án sẽ lặp lại những nội dung
đã được các nhà sử học, nhà nghiên cứu nêu trong công trình của mình.
Tác giả luận án coi quá trình hình thành Liên bang là nguyên nhân có ý nghĩa quyết
định đến đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ, nhưng không phải là duy nhất. Bên cạnh việc
cố gắng tái hiện quá trình hình thành của Liên bang, tác giả luận án cũng dựa vào yếu
tố lịch sử để lý giải phần nào sự hình thành một số đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ, mặc
dù đây sẽ là việc không dễ đối với một quốc gia rộng lớn và đa sắc tộc như Mỹ.
 Ngoài ra, mối quan hệ giữa các đặc điểm xã hội - văn hoá trên góc độ phong
cách, ứng xử của nước Mỹ đối với các nước khác trên thế giới, mà ở đây là chính sách
đối ngoại của Liên bang Mỹ cũng được đề cập trong luận án. Việc liên hệ, phân tích
tác động của những đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ đối với cách ứng xử của người Mỹ,
chính sách của Mỹ đối với các nước khác sẽ cho thấy mối quan hệ giữa các nhân tố
bên trong với chính sách đối ngoại. Tuy nhiên luận án sẽ không đi sâu phân tích quá
trình hình thành chính sách đối ngoại của Mỹ từ khi ra đời đến nay mà chỉ muốn đề
cập đến những biểu hiện về mối quan hệ của những đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ đến

chính sách đối ngoại. Việc phân tích mối quan hệ này sẽ giúp chúng ta có thêm kinh
nghiệm trong quá trình quan hệ hợp tác và đấu tranh với nước Mỹ.

3.2. Lý do chọn tên “Liên bang Mỹ”
Sau chuyến đi phát kiến của Christopher Columbus, vùng đất châu Mỹ chỉ được
người châu Âu biết đến dưới cái tên gọi Tân Thế giới (New World) để phân biệt với
châu Âu vẫn được coi là Cựu Thế giới (Old World). Đến năm 1507, một nhà hoạ đồ
người Đức, ông Walselmuller đã gọi lục địa này là Mỹ - “America”, dựa theo tên của
một nhà hàng hải người Ý - Amerigo Vespucci (tên thánh của ông là Amerigho). Có
người cho rằng ông đã đổi tên của mình thành Amerigo sau chuyến đi sang Tân Thế
giới vốn có một bộ tộc da đỏ là Amerrique sinh sống, một khu vực có nhiều mỏ vàng
[78, tr. 16-22]. Trong thời kỳ thuộc địa, 13 thuộc địa đầu tiên thường được biết đến
dưới cái tên Các thuộc địa thống nhất “United Colonies” hoặc là Các bang Mỹ
“American States” [132, tr. 152]. Trong bản Tuyên ngôn độc lập, tên Liên bang Mỹ
“The United States of America” được sử dụng và tiếp tục được nhắc đến trong điều lệ
Hợp bang và được khẳng định lại trong Hiến pháp Liên bang. Mặc dù vậy, trên thực tế
ngay cả trong một số văn bản như trong Hiệp ước ký với Pháp (6 tháng 2 năm 1778)
nước Mỹ vẫn được gọi với cái tên “Mƣời ba bang của Liên bang Bắc Mỹ” [132, tr.
153]. Phải đến tháng 7 năm 1778, trong một văn bản do Quốc hội đệ trình, chữ Bắc
“North” được loại bỏ khỏi tên chính thức của nước Mỹ [132, tr.153].
Trong cách sử dụng và gọi nước Mỹ từ trước đến nay ở Việt Nam chủ yếu vẫn phổ
biến cách gọi “Mỹ”, “Hoa Kỳ”, “Hợp chủng quốc Hoa Kỳ” hoặc “Hợp chúng quốc
Hoa Kỳ”. Các cách gọi trên là dựa vào cách dịch của nước ngoài, nhằm phần nào thể
hiện nước Mỹ là một đất nước đa chủng tộc. Trong Hiệp định Paris ký vào năm 1973
nhằm lập lại hoà bình ở Việt Nam, từ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ đã được hai quốc gia
chính thức sử dụng trong các vấn đề, nội dung của Hiệp định.
Tuy vậy, thực tế tổ chức nhà nước và hệ thống pháp luật của nước Mỹ hoàn toàn là
theo hệ thống liên bang. Mỗi bang có tổ chức quản lý riêng của mình nhưng vẫn chịu
sự chi phối của Tổng thống và Quốc hội Liên bang. Toà án cũng là hệ thống toà án
Liên bang và toà án bang. Chính vì vậy, tác giả luận án chọn Liên bang Mỹ làm tên

gọi nƣớc Mỹ trong luận án vì cách gọi như vậy chính xác hơn, gần gũi với tiếng Việt
hơn, phù hợp với cách hiểu của tác giả và thực tế người Mỹ tự gọi (USA). Khái niệm
Liên bang Mỹ được sử dụng trong luận án không nhằm mục đích hạn chế về hệ thống
chính trị, thể chế mà ở đây là nói về nước Mỹ bao gồm cả về đất nước và con người
Mỹ.…

4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Bản luận án được hoàn thành chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu gốc liên quan đến
lịch sử hình thành Liên bang Mỹ, các công trình nghiên cứu của các nhà sử học, học
giả Mỹ liên quan đến lịch sử của Liên bang Mỹ và các vấn đề về văn hoá và xã hội
Mỹ. Nguồn tài liệu chính được sử dụng cho luận án bao gồm:
4.1.1. Một số tài liệu gốc được các trường đại học Mỹ đưa lên trên trang Web của
trường mình như trường đại học Virginia, hoặc các trang Web của Thư viện Quốc hội
Mỹ. Cuốn Our Nation’s Archive do Nhà xuất bản Black Dog & Leventhal Mỹ ấn
hành năm 1999. Một số văn bản liên quan đến quá trình hình thành Liên bang Mỹ
(The Federalist Papers), đến việc định cư ban đầu của người châu Âu tại Tân Thế
giới. Một số lời tuyên bố của các nhà lãnh đạo đầu tiên của nước Mỹ cũng được sử
dụng nhằm cung cấp những hiểu biết, thông tin đáng tin cậy và tạo cơ sở chắc chắn
cho nội dung luận án.
4.1.2 Công trình nghiên cứu, sách, báo, bài viết của các nhà sử học, các nhà nghiên
cứu nước ngoài về lịch sử hình thành Liên bang, về xã hội và văn hoá Mỹ. Đây là một
nguồn dữ liệu quan trọng giúp cho tác giả luận án có được hiểu biết về những cách
tiếp cận khác nhau liên quan đến vấn đề nghiên cứu. Những tài liệu được sử dụng
phục vụ chủ đề của luận án không chỉ bao gồm các công trình của các nhà văn, xã hội
học từ thời kỳ nước Mỹ mới ra đời mà còn bao gồm cả các công trình nghiên cứu
đương đại liên quan.
4.1.3. Một số tác phẩm của các nhà kinh điển mác xít liên quan đến chủ đề luận án
nghiên cứu, trong đó có những phần trong cuốn “Về văn học và nghệ thuật” trích từ
tuyển tập của C.Mác - Ph.Ăng ghen - V.I. Lê nin (NXB Sự thật); Mác - Ănghen toàn

tập, tập 22 bài “Cuộc bầu cử Tổng thống ở Mỹ” viết năm 1845 (trang 495) (NXB
Chính trị Quốc gia), tập 21: Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tự hữu và của nhà
nước của Ănghen và tập 23: chương 25 - Học thuyết hiện đại về chủ nghĩa thực dân;
được sử dụng nhằm nâng cao tính khoa học của luận án.
4.1.4 Các bài viết của các học giả trong nước được đăng tải trên các sách, báo, tạp
chí khoa học như tạp chí Châu Mỹ ngày nay hay tạp chí Nghiên cứu lịch sử được lưu
trữ tại các thư viện hoặc các viện nghiên cứu.
4.1.5 Thông tin, tri thức thu nhận được qua các buổi trao đổi, phỏng vấn một số
giáo sư sử học Mỹ trong những chuyến đi nghiên cứu của tác giả luận án tại Mỹ và
các bài giảng của một số giáo sư Mỹ sang thỉnh giảng tại Trường đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn (ĐHQG Hà Nội), đã gợi ý cho tác giả luận án nhiều ý kiến xác
đáng trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành công trình này.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác -
Lê nin được sử dụng làm cơ sở phương pháp luận.
- Luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử. Thông qua các tư liệu gốc,
sự kiện và đặt chúng trong bối cảnh lịch sử và diễn biến theo thời gian để trình bày
các vấn đề, trên cơ sở đó khái quát toàn bộ quá trình hình thành Liên bang Mỹ từ thời
kỳ trước khi có sự xuất hiện của người châu Âu cho đến khi hệ thống Liên bang được
hoàn thiện để từ đó rút ra nhận xét về đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ.
- Các phương pháp nghiên cứu liên ngành như phương pháp so sánh và phương
pháp xã hội học cũng được sử dụng ở một mức độ nhất định trong luận án. Dựa trên
những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã được công bố trong nhiều năm, tác
giả luận án tập trung đi sâu tìm hiểu, phân tích mối quan hệ giữa quá trình hình thành
Liên bang và quá trình hình thành nên một số đặc điểm xã hội - văn hoá tiêu biểu.
- Ngoài ra, một số phương pháp thống kê, tổng hợp, cũng được sử dụng nhằm
thể hiện chủ đề nghiên cứu.

5. Đóng góp của luận án
5.1. Đây là một công trình nghiên cứu có hệ thống về một vấn đề cụ thể của lịch sử

nước Mỹ. Trong hoàn cảnh ở Việt Nam, các công trình nghiên chuyên cứu sâu về Mỹ
còn chưa nhiều thì đóng góp đầu tiên của luận án là tập hợp, sưu tầm các tư liệu, lấy
đó làm cơ sở trình bày một cách có hệ thống những nét tiêu biểu nhất trong quá trình
hình thành và phát triển của Liên bang Mỹ. Điều này giúp cho người đọc nắm được
những bước phát triển chủ yếu trong quá trình hình thành và xác lập của Liên bang
Mỹ.
5.2. Luận án góp phần tìm hiểu người Mỹ và nền văn hoá Mỹ, với mong muốn tạo
được những nhận thức đúng đắn trong quan hệ với người Mỹ và Liên bang Mỹ. Kết
quả của luận án, chính là điều ước mong của tác giả, đóng góp vào việc xây dựng và
phát triển ngành nghiên cứu Mỹ ở Việt Nam, góp phần vào việc phát triển hơn nữa
mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên bang Mỹ.
5.3. Ở nước ta cho đến nay, số lượng các công trình nghiên cứu về lịch sử các
nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ còn hạn chế, chủ yếu là sách dịch hoặc là một số
chương trong các giáo trình lịch sử thế giới được sử dụng tại các trường đại học (như
đã phân tích ở phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề). Trên thực tế, luận án là một cố gắng
nhằm góp phần phân tích và trình bày quá trình hình thành Liên bang và mối quan hệ
của quá trình này với việc hình thành những đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ và chính
sách đối ngoại Mỹ, với hy vọng sẽ trở thành một tài liệu tham khảo bổ ích cho sinh
viên ngành lịch sử và bạn đọc rộng rãi quan tâm đến vấn đề này. Công trình mong
muốn tạo cơ sở cho việc nghiên cứu tiếp theo về lịch sử Liên bang Mỹ - một đất nước
mà Việt Nam chắc chắn sẽ có quan hệ nhiều hơn, rộng hơn ở cấp độ nhà nước và nhân
dân.

6. Bố cục luận án
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung luận án
được chia thành ba chương chính:
Chương 1: Bắc Mỹ và thời kỳ xâm chiếm của các quốc gia châu Âu
Chương này phân tích tình hình Bắc Mỹ trước khi có các chuyến đi phát kiến của
người châu Âu, động cơ thúc đẩy người châu Âu thực hiện quá trình thuộc địa hoá
Bắc Mỹ và lý do đưa đến ưu thắng của người Anh trên vùng đất Bắc Mỹ.

Chương 2: Cuộc đấu tranh giành độc lập, quá trình hình thành và xác lập Liên bang
Mỹ
Chương này đề cập đến những mâu thuẫn và cơ sở tư tưởng dẫn đến cuộc cách
mạng dân chủ tư sản Mỹ, quá trình hình thành và xác lập Liên bang Mỹ trên phương
diện lãnh thổ, kinh tế và xã hội - văn hoá, những nền tảng chính cho sự hình thành các
đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ tiêu biểu.
Chương 3: Sự hình thành những đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ
Chương này trình bày một số luận thuyết chính được sử dụng khi phân tích đặc
điểm xã hội - văn hoá và sáu đặc điểm xã hội - văn hoá được tác giả luận án xem như
là tiêu biểu của con người và xã hội Mỹ. Phần cuối của chương 3, luận án tập trung
làm sáng tỏ mối liên hệ giữa những đặc điểm xã hội - văn hoá với cách ứng xử của
Mỹ đối với các nước khác trên thế giới, mà ở đây là chính sách đối ngoại của Liên
bang Mỹ.
“Quá trình hình thành Liên bang Mỹ và những đặc điểm xã hội - văn hoá Mỹ” là
một đề tài nghiên cứu rộng và phức tạp. Hơn nữa bản thân tác giả luận án còn chưa
tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, cho nên chắc chắn rằng
nội dung luận án sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả luận án rất mong nhận
được sự chỉ bảo, góp ý của các giáo sư, các nhà nghiên cứu để có thể bổ sung, hoàn
chỉnh nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của công trình trong tương lai.
CHƢƠNG 1
BẮC MỸ VÀ THỜI KỲ XÂM CHIẾM CỦA
CÁC QUỐC GIA CHÂU ÂU

Khi nói đến châu Mỹ, điều đầu tiên người ta thường nghĩ đến là Christopher
Colombus với phát kiến ra châu Mỹ của ông vào năm 1492. Điều này trên một góc độ
nào đó, cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận vùng đất châu Mỹ chỉ được hội nhập vào
nền văn minh chung của nhân loại từ cuối thế kỷ XV, nhờ kết quả của những phát
minh lớn về khoa học hàng hải cùng với sự phát triển mạnh mẽ về chính trị, kinh tế và
văn hoá xã hội của châu Âu thời đó. Tuy nhiên, phát kiến ra châu Mỹ mới chỉ là bước
khởi đầu của quá trình thuộc địa hoá của người châu Âu kéo dài vài trăm năm với sự

bắt đầu của lịch sử châu Mỹ hiện đại nói chung và sự ra đời của nhà nước Liên bang
Mỹ ở Bắc Mỹ nói riêng vào năm 1776. Chính trong quá trình khai thác thuộc địa “dã
man” này mà các nền văn minh bản địa lâu đời và một thời oanh liệt của châu Mỹ với
những xã hội bộ tộc sơ khai “tiền nhà nƣớc”, như của người da đỏ chẳng hạn dần dần
bị huỷ diệt.
Từ lâu, cùng với những tiến bộ vượt bậc trong khoa học, các nhà khảo cổ học,
nhân chủng học và sử học đã tìm ra nhiều bằng chứng xác nhận những giả thuyết về
việc người Mỹ bản địa có cùng nguồn gốc với người châu Á [149, tr. 2]. Ở một chừng
mực nhất định chúng đã gieo mầm cho các cuộc tranh luận trong việc đánh giá lại
những quan niệm về chủng tộc ưu việt của người châu Âu cùng với sứ mạng khai hoá
và truyền bá văn minh Thiên chúa của họ đối với người Mỹ bản địa
4
; và liệu
Christopher Columbus có phải là người đầu tiên tìm ra châu Mỹ? vì với nghĩa của từ
“khám phá” thì ông phải là người tìm ra một điều gì đó hoàn toàn mới mẻ; trong khi
đó có một số những chứng cớ khảo cổ mới cho thấy rằng trước Columbus đã có
những người Viking di cư đến miền Bắc châu lục này[88, tr.1-2].

4
Đây là từ để chỉ người Ăngđiên cổ (Palae - Indians) lâu nay vẫn được gọi là người Da đỏ - tuy vậy, gần đây ngay
cả các nhà khoa học Mỹ cũng đã dùng từ người Mỹ bản địa để nói về họ (Native American)
Trong khuôn khổ của chương này, tác giả sẽ điểm qua tình hình châu Mỹ và nhất
là Bắc Mỹ từ thời tiền sử cho đến trước năm 1492; những tiền đề ở châu Âu giúp cho
sự khám phá ra châu Mỹ của Columbus; và quá trình thuộc địa hoá châu lục này của
người châu Âu với ưu thế nổi trội của người Anh trên đất Bắc Mỹ từ đầu thế kỷ XVII.

1.1. Bắc Mỹ trước phát kiến của người châu Âu
1.1.1 Nguồn gốc của người Mỹ bản địa
Không phải đến khi Columbus phát hiện ra châu Mỹ thì vùng đất này mới được
loài người biết đến. Sự hình thành châu Mỹ và nguồn gốc xuất xứ của người Mỹ bản

địa đã và có lẽ sẽ còn gây nhiều tranh cãi trong giới sử học và các nhà nghiên cứu. Từ
thế kỷ XVI nhiều học giả đã tin tưởng rằng thổ dân của “Tân Thế giới” có liên quan
đến các xã hội được mô tả trong Kinh cựu ước đó là người Tartar ở châu Á, người
Scythian ở Đông Nam Âu và người Hebrew cổ. Vào năm 1859, nhà truyền giáo Kitô
tên là Jose de Acosta lý luận rằng các nhóm nhỏ của những người mà sau này được
coi là người Mỹ bản địa hoang dã, do đói khổ đã phải rời bỏ quê nhà và di chuyển qua
châu Á tới vùng “Tân Thế giới” khoảng 2000 năm trước khi người Tây Ban Nha
chinh phục Mexico [60, tr.15-20]. Trong khi đó, các bằng chứng về nhóm máu và các
răng người hoá thạch đã củng cố lập luận cho rằng những cư dân đầu tiên đến châu
Mỹ từ vùng Đông bắc Á nằm trong số các cuộc di dân cuối cùng diễn ra hàng loạt của
loài người [60, tr.15-20]. Tuy vậy, thời gian cụ thể của cuộc hành trình này vẫn còn
bỏ ngỏ, chưa được chứng minh.
Vào những năm đầu của thế kỷ XX còn có một giả thuyết khác của những người
theo thuyết Mạc Khải (the Theosophy) suy luận một cách thần học, thiếu cơ sở khoa
học thực tế cho rằng nguồn gốc của châu Mỹ cũng như thổ dân sống trên đó có liên
quan đến lục địa Atlantis đã bị nhận chìm dưới đáy biển cách đây khoảng 11 nghìn
năm [45, tr. 27-31]. Theo lập luận này thì lục địa châu Mỹ nhô lên khỏi đáy đại dương
vào những ngày huy hoàng của lục địa Atlantis và có mối liên kết về phía tây với Ấn
Độ.
Trong tác phẩm “Một dân tộc và một quốc gia - lịch sử của Hoa kỳ” (A People and
A Nation - A History of United States), tác giả cho rằng loài người có lẽ có nguồn gốc
từ lục địa châu Phi vì người ta đã khai quật và tìm ra được ở Êthiôpi những hoá thạch
xương gần giống con người có niên đại khoảng 3 triệu năm trước đây. Nếu như theo
nhìn nhận của các tác giả thì trong vòng nhiều thế kỷ dân cư tăng trưởng ở châu lục
này đã phát tán ra các châu lục khác. Trong số đó một số người đã vượt qua eo biển
Bering đến Bắc Mỹ.
Cho tới nay các bằng chứng khảo cổ học đã minh chứng cho giả thuyết là châu Mỹ
có quá trình hình thành bắt đầu từ hàng chục ngàn năm trước khi có mặt của đoàn
thám hiểm của Columbus [45, tr. 23-31]. Trong số đó có giả thuyết được cho là có sức
thuyết phục nhất tồn tại hơn 70 năm nay cho rằng con người sang được “Tân Thế

giới” bằng cách băng qua eo biển Bering
5
tới vùng đất hiện nay thuộc Alaska cách đây
khoảng 14-16 nghìn năm, và trong vòng vài thế kỷ họ đã đặt chân lên được vùng đất
Trung và Nam Mỹ [68, tr. 1]. Theo cách nhìn nhận này, vào thời đó, eo biển Bering
không như ngày nay: mực nước biển nông tạo nên một dải đất dài khoảng 50 dặm nối
lục địa châu Á với lục địa Bắc Mỹ. Nhờ đặc điểm thuận lợi về địa lý này, một số
lượng lớn người đã di chuyển từ châu Á sang vùng đất Bắc Mỹ. Dù thế, đến một giai
đoạn khí hậu thay đổi làm thời tiết ấm lên và mực nước biển dâng thêm thì những
người nhập cư này bị tách hoàn toàn khỏi đồng loại vẫn đang sinh sống ở lục địa Âu,
Á và Phi. Sự biệt lập do tự nhiên tạo ra biến họ thành người Mỹ bản địa và như vậy,
những người da đỏ ngày nay cùng có chung nguồn gốc với người châu Á. Chính
Thomas Jefferson người viết ra bản Tuyên ngôn Độc lập 1776, cũng có những suy
luận cho rằng các bộ lạc thổ dân Mỹ có nguồn gốc châu Á trong khi ông không tin

5
Tuy vậy lập luận về Eo Biển Bering mới chỉ là một cách bên cạnh những lập luận khác như người châu Á có thể
sang Mỹ trên những chiếc canoe được tạo nên bởi người châu Á cổ [145; 36].
những người nhập cư đến từ châu Phi cũng bắt nguồn từ cùng một giống nòi châu Á
như vậy
6
.
Để có được một kết luận thật sự chính xác, cuối cùng về xuất xứ của người Mỹ
bản địa, chắc chắn sẽ còn phải đợi thêm các kết luận của các công trình nghiên cứu.
Tuy vậy, không ai có thể phủ nhận sự tồn tại của người bản địa trước khi có phát kiến
của người châu Âu. Người Mỹ bản địa không những chỉ tồn tại mà còn có một cuộc
sống khá phong phú với một trình độ sản xuất, một cơ cấu xã hội đã đạt đến một trình
độ đáng ghi nhận, cho dù còn rất sơ khai.
1.1.2 Phương thức sản xuất và cơ cấu, tổ chức xã hội của người Mỹ bản địa
Có nhiều bằng chứng khảo cổ xác nhận sự tồn tại sớm nhất của người Mỹ cổ xưa

cách đây khoảng 28 nghìn năm. Họ vốn là những thợ săn du mục, hay di chuyển theo
nhóm gia đình hoặc theo nhóm người (các bộ lạc thường gồm liên minh nhóm người
di cư) [149, tr. 5], sống trải dài trên khắp vùng đất Bắc Mỹ lẫn Nam Mỹ và biết sử
dụng giáo gỗ đầu gắn những viên đá nhọn làm phương tiện để săn bắt các loài thú lớn
sống trên vùng đất châu Mỹ cách đây khoảng 11.500 năm.
Khi thời kỳ Băng hà kết thúc, hầu hết các loại muông thú (trừ loài bò rừng) vốn
vẫn là nguồn thức ăn chủ yếu của người Mỹ bản địa bị cạn kiệt, có thể do dân cư ngày
càng tăng hoặc do sự thay đổi khí hậu mà họ phải tìm nguồn sống mới, vì vậy nông
nghiệp - một hình thức sản xuất mới đã phát triển trên lục địa châu Mỹ [149, tr. 2].
Với sự phát triển của công cụ bằng đá được mài, người Mỹ bản địa trở nên khéo léo
hơn trong việc thuần chủng nhiều loại cây cỏ mọc hoang dại trong thiên nhiên nhằm
đáp ứng nhu cầu về lương thực và thực phẩm của họ. Tuy nhiên, phải đến khoảng 5 -
7 nghìn năm trước công nguyên, ngô và những loài cây họ đậu mới được các bộ tộc
gieo trồng ở thung lũng Teotihuacan thuộc địa phận Mexico ngày nay. Các loại ngũ
cốc này có khả năng cung cấp cho con người một chế độ dinh dưỡng cân bằng về

6
Điều này được ghi nhận trong „ Notes on Virginia‟ (1784)‟: „Tôi không biết gì về những người Anh-điêng ở Nam
Mỹ. Tôi tin rằng những câu chuyện ngụ ngôn của họ cũng hiện thực giống như chuyện ngụ ngôn của Ê sôp.‟ và
trong tự truyện của ông viết năm 1820. [72, tr. 145]
lượng đạm, axit amin và carbon hydrat[88, tr. 12]. Việc gieo trồng các loại cây này
cũng đòi hỏi những kỹ thuật gieo trồng nhất định. Dần dần nông nghiệp từng bước đi
vào đời sống của người bản địa.
Công việc đồng áng có ảnh hưởng lớn đến đời sống và xã hội của người Mỹ bản
địa, làm cho họ thoát khỏi sự phụ thuộc vào đời sống săn bắn và du mục. Khi kỹ thuật
canh tác được cải tiến và phổ biến ra khắp châu Mỹ, đồng thời tạo ra khả năng dư
thừa về lương thực thì rau và ngô trở thành những nguồn lương thực đáng tin cậy và
công việc đồng áng trở nên phổ biến hơn so với săn bắn và hái lượm. Các vụ mùa đã
tạo điều kiện cho việc xây dựng những làng xóm sống định cư do lối sống du mục
hoặc bán du mục lúc này không còn phù hợp. Đến năm 300 (TCN) các làng định cư

đầu tiên bắt đầu ra đời. Tất cả các bộ tộc người Mỹ bản địa đều chú trọng đến việc sản
xuất đủ lương thực cho nhu cầu tiêu dùng của riêng bộ tộc mình. Vì vậy, mặc dù giữa
các bộ tộc đều có sự giao lưu trao đổi hàng hoá, nhưng không một bộ tộc nào chịu sự
phụ thuộc hoàn toàn vào bộ tộc khác. Đồng thời, trong quan hệ buôn bán, trao đổi
hàng hoá, giữa các bộ lạc cũng không hề có sự phụ thuộc lẫn nhau về bất kỳ một loại
hàng nào. Một nền nông nghiệp tự cung tự cấp về lương thực và thực phẩm đã hình
thành. Sự phát triển sản xuất đã trở thành nền tảng của việc ra đời và phát triển các
nền văn minh trên lục địa Bắc Mỹ. Thoạt tiên đó là các nhà nước - thành phố lớn của
văn minh Mesoamerica mà ngày nay thuộc địa phận Mexico và Guatemala, tiếp đó là
các nhóm thành thị được biết đến dưới cái tên vùng văn hoá Mississipi thuộc vùng đất
của Liên bang Mỹ ngày nay [149, tr. 3].
Phương thức sinh hoạt và duy trì cuộc sống của người Mỹ bản địa phụ thuộc khá
nhiều vào điều kiện thiên nhiên nơi họ sinh sống. Một số bộ lạc nằm ở bờ biển Tây
Bắc, trải dài từ Alaska đến Oregon, nguồn sống chính của họ dựa chủ yếu vào cá hồi
và động vật biển. Biện pháp hun khói và phơi khô thuỷ sản là cách được họ áp dụng
trọng việc dự trữ thức ăn. Trong khi đó, các bộ lạc sống trong vùng đất liền như
Arikaras thuộc Thung lũng sông Missouri lại dựa vào nghề săn bắn và gieo trồng các
loại cây nông nghiệp như ngô, bí đỏ và các loài cây họ đậu.
Về phương diện cơ cấu tổ chức chính trị và xã hội có thể nói mô hình xã hội của
người Mỹ bản địa khá phong phú và chênh lệch nhau về mức độ phát triển. Nếu như ở
vùng đông bắc (thuộc nước Mỹ ngày nay), người Iroquois thành lập các liên minh, các
đế chế của người bản địa ở Mexico, Peru và Columbia có hình thái tổ chức chính trị
phát triển, thì các bộ tộc còn lại vẫn chưa thoát khỏi thời kỳ hoang sơ của cuộc sống
bộ lạc. Người Iroquois đã đưa hệ thống quản lý của mình từ thị tộc lên liên minh bộ
lạc, tạo dựng nó hoàn hảo ở từng phần và biến thành một minh hoạ tuyệt vời cho khả
năng tổ chức và quản lý của các bộ lạc ngay khi nó còn ở thời kỳ cổ sơ. Hệ thống tổ
chức trước hết bao gồm thị tộc là một tổng thể những người có cùng quan hệ huyết
thống, cùng một tên thị tộc; thứ hai là bào tộc, một tập hợp những thị tộc thân thuộc
thống nhất lại trong một liên hiệp cao hơn nhằm mục đích chung nhất định; thứ ba là
bộ lạc, là liên minh những thị tộc thường được tổ chức thành bào tộc trong đó tất cả

các thành viên của nó đều nói chung một ngôn ngữ; và thứ tư là liên minh bộ lạc mà
các bộ lạc thành viên nói những ngôn ngữ riêng bắt nguồn từ một ngôn ngữ gốc. Dựa
trên những phương thức này một xã hội thị tộc khác với một xã hội chính trị hay nhà
nước ra đời. Khi mới phát hiện ra châu Mỹ, người ta không thấy xã hội chính trị như
kiểu châu Âu nào tồn tại, không thấy có công dân, nhà nước hay luật pháp. Khoảng
cách giữa các bộ lạc phát triển nhất của người Mỹ bản địa với giai đoạn đầu của thời
kỳ văn minh hiểu theo đúng nghĩa là cả một thời kỳ phát triển [23,Vol ll, tr. 54].
Tuy cơ cấu chính trị của các bộ lạc khác nhau nhưng tất cả các nền văn hoá Bắc
Mỹ đều phân chia và kết hợp quyền lực chính trị giữa hai thủ lĩnh, dân sự và quân sự.
Những thủ lĩnh này nắm chính quyền cho đến khi nào họ còn duy trì được lòng tin của
dân chúng. Bởi vậy, sự nhất trí chung của tập thể mang tính phổ biến, vượt trội hơn là
sự lãnh đạo độc tài là nét đặc trưng cho những hệ thống chính trị ở đây [149, tr. 8].
Người Mỹ bản địa thực hiện bầu cử để chọn ra các thủ lĩnh của mình. Ví dụ, theo
phong tục của người Seneca - Iroquois, khi thủ lĩnh của họ qua đời thì họ sẽ tổ chức
một cuộc họp các thành viên để tìm người kế vị. Họ phải chọn ra hai thành viên trong
thị tộc để bầu lấy một. Những người lớn tuổi trong bộ lạc có quyền nói lên sự lựa

×