Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Tiếp xúc văn hoá Đông – Tây trên lĩnh vực giáo dục qua Nam Phong tạp chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 99 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

TIẾP XÚC VĂN HỐ ĐƠNG - TÂY TRÊN LĨNH VỰC GIÁO DỤC
QUA NAM PHONG TẠP CHÍ (1917- 1934)

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội-2013


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------------------------------------

LÊ THỊ HUYỀN TRANG

TIẾP XÚC VĂN HỐ ĐƠNG - TÂY TRÊN LĨNH VỰC GIÁO DỤC
QUA NAM PHONG TẠP CHÍ (1917 - 1934)

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 54

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Đỗ Quang Hưng

Hà Nội-2013



LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Giáo sư, Tiến
sĩ Đỗ Quang Hưng, người thầy đã giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này. Tôi
cũng muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thầy, người bạn, gia
đình, đồng nghiệp đã hỗ trợ về mặt tư liệu, góp thêm ý kiến và khích lệ, động
viên tơi trong suốt q trình làm luận văn.
Bản luận văn này chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất
mong được đón nhận thêm những góp ý của các thầy cơ và các bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên

Lê Thị Huyền Trang


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1.

Lý do chọn đề tài: .................................................................................. 3

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề .................................................................... 4

3.

Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu: ....................................................... 5

4.


Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu......................................... 5

5.

Đóng góp của luận văn .......................................................................... 5

6.

Bố cục nghiên cứu .................................................................................. 6

Chƣơng 1: NAM PHONG TẠP CHÍ VÀ NHÓM NAM PHONG ................ 7
1.1 Vài nét về tờ Nam Phong tạp chí ............................................................. 7
1.1.1. Hồn cảnh ra đời ................................................................................... 7
1.1. 2. Mục đích ra đời của Nam Phong tạp chí .......................................... 14
1.1.3. Diện mạo của tờ Nam Phong tạp chí.................................................. 18
1.2 Về nhóm trí thức Nam Phong ................................................................ 20
1.2.1 Phạm Quỳnh, ngƣời chủ bút của tờ Nam Phong .............................. 20
1.2.2. Các biên tập biên chính của tờ Nam Phong...................................... 24
Chƣơng 2: TIẾNG NĨI CỦA TRÍ THỨC VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ
GIÁO DỤC QUA NAM PHONG TẠP CHÍ ................................................ 29
1


2.1. Chính sách giáo dục của thực dân Pháp và phản ứng của trí thức
Nam Phong ..................................................................................................... 29
2.1.1. Chính sách giáo dục của thực dân Pháp ........................................... 29
2.1.2. Phản ứng của nhóm Nam Phong với chính sách giáo dục thực dân
......................................................................................................................... 34
2.2 Thái độ của nhóm Nam Phong với thực trạng giáo dục nƣớc nhà .... 42
2.2.1. Nhóm Nam Phong với cuộc tranh luận về vấn đề Quốc học ........... 43

2.2.2. Thái độ của nhóm Nam Phong về hai nền học “cũ” và “mới” ....... 55
Chƣơng 3: TƢ TƢỞNG ĐIỀU HỒ, KẾT HỢP GIÁ TRỊ VĂN HỐ
ĐƠNG - TÂY TRÊN LĨNH VỰC GIÁO DỤC QUA NAM PHONG TẠP
CHÍ.................................................................................................................. 58
3.1 Tƣ tƣởng về giáo dục Đông - Tây .......................................................... 58
3.2 Xây dựng nền quốc văn làm nền tảng cho quốc học............................ 62
3.3 Đề xuất mơ hình giáo dục mới .............................................................. 72
KẾT LUẬN .................................................................................................... 79

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngay sau khi vừa chiếm xong toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, một trong
những công việc đầu tiên thực dân Pháp tiến hành là bắt tay vào xây dựng
một nền giáo dục thuộc địa. Quá trình xâm nhập của chủ nghĩa thực dân đồng
thời cũng đưa đến cuộc gặp gỡ lịch sử giữa hai nền văn mình Âu - Á. Xã hội
Việt Nam gần như bị xáo động hoàn toàn trong cuộc giao lưu, tiếp biến ấy.
Hàng loạt vấn đề nảy sinh từ những sản phẩm của cuộc tiếp xúc Á - Âu
Giáo dục Việt Nam nằm trong sự nửa vời của cái cũ và cái mới. Trí thức với
vai trị là sản phẩm của giáo dục đồng thời cũng là những người đủ khả năng
cất lên tiếng nói để góp phần hồn bị cho một nền giáo dục quốc dân đã có
những cuộc tranh biện khá sơi nổi trên một loại hình phương tiện đậm chất
Âu châu - báo chí.
Nam Phong tạp chí là một trong những nơi trí thức tân học gửi gắm
nhiều nỗi trăn trở nhất với thời đại, khi xã hội Việt Nam bước sang một giai
đoạn mới dưới sự thống trị của thực dân Pháp. Nhu cầu canh tân trở thành xu
hướng chung của thời đại và giáo dục trở thành một trong một trong những
chủ điểm quan trọng. Các bài viết về vấn đề giáo dục trên Nam Phong đã

phản ánh phần nào nhu cầu ấy.
Tác giả tập trung đi vào ba vấn đề chính:
- Thái độ của nhóm trí thức Nam Phong, nhóm trí thức mang tư tưởng điều
hồ Đơng - Tây, với các chính sách giáo dục thực dân và thực trạng giáo dục
nước nhà.

3


- Tư tưởng giáo dục của nhóm trí thức Nam Phong: khơng phủ nhận hồn
tồn nền giáo dục Nho học, hướng tới sự kết hợp các giá trị văn hóa Đơng Tây, những mơ hình chủ yếu được họ quan tâm…
- Một số giải pháp, đề xuất của nhóm trí thức Nam Phong về phương pháp
dạy và học, về mô hình chung cho giáo dục Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nam Phong tạp chí là tờ báo cận đại được rất nhiều người quan tâm
nghiên cứu. Khi tiếp cận Nam Phong, có hai hướng được quan tâm nhất và đã
có những cơng trình ghi dấu sự thành cơng trên hướng tiếp cận này:
- Về hướng tiếp cận tổng thể phải kể đến cơng trình nghiên cứu của
Nguyễn Khắc Xuyên “Mục lục phân tích tạp chí Nam Phong” (NXB Thuận
Hóa, 2002), Phạm Thị Ngoạn với luận văn “Tìm hiểu Nam Phong tạp chí”…
- Hướng tiếp cận ngơn ngữ và văn học: “Tìm hiểu văn trên Nam Phong
tạp chí” – Luận án tiến sỹ của Nguyễn Đức Thuận, Phạm Thị Thu với đề tài
nghiên cứu cấp trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn “Đơng Dương tạp
chí” & “Nam Phong tạp chí” với sự phát triển chữ Quốc ngữ và giáo dục bằng
chữ Quốc ngữ hồi đầu thế kỷ XX”… cùng một số khóa luận, luận văn văn
học và báo chí.
Nhiều bài báo trên các tạp chí Nghiên cứu lịch sử, Nghiên cứu văn
học… và một số trang web cũng khai thác nhiều khía cạnh khác của Nam
Phong cũng như người chủ bút tên tuổi - Phạm Quỳnh.


4


3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu:
Trong bài viết của mình, tác giả chỉ thực hiện khảo cứu về những tranh
biện giáo dục ở phương diện giáo dục trường học như phương pháp dạy và
học, nội dung các môn học…
Vấn đề giáo dục gia đình và giáo dục đối với nữ giới tạm đưa ra ngồi
khn khổ này. Vấn đề giáo dục đạo đức ít nhiều được đề cập đến vì nó liên
quan đến chủ trương duy trì nền tảng phương Đơng trong đó Nho học là một
trong những giá trị cốt lõi.
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
Bên cạnh những phương pháp cơ bản như phương pháp lịch sử, phương
pháp logic, đề tài sử dụng thêm một số phương pháp bổ trợ như thống kê, so
sánh…
Nguồn tài liệu chính là những bài viết được khảo trực tiếp từ bộ đĩa
DVD Nam Phong tạp chí được Trung tâm Việt học phát hành. Các bài viết
liên quan vấn đề giáo dục đã được tác giả thống kê lại ở phần phụ lục.
Nguồn tài liệu bổ sung là các cơng trình liên quan đến lịch sử cận đại
về giáo dục, báo chí, văn hố… Đặc biệt là những tài liệu liên quan đến vấn
đề tiếp xúc văn hố Đơng - Tây.
5. Đóng góp của luận văn
Từ góc độ lịch sử, tác giả tiếp cận đề tài từ những tranh biện của trí
thức Việt Nam trên Nam Phong tạp chí để làm rõ những vấn đề liên quan đến
giáo dục. Qua những nghiên cứu các bài viết trên Nam Phong tạp chí, tác giả

5


muốn đi vào tìm hiểu những suy tư của một thế hệ trí thức trong giai đoạn cịn

manh mún. Bộ mặt của giáo dục Việt Nam hiện lên qua những suy tư ấy và
tầm nhìn của trí thức cũng qua đó mà càng rõ nét.
Từ những phân tích trên, luận văn sẽ đi tìm vai trị của tiếng nói tranh
biện tri thức về vấn đề giáo dục, những giá trị cần tiếp thu trong công cuộc cải
cách giáo dục hiện nay. Luận văn hi vọng sẽ góp một phần trong việc nghiên
cứu lịch sử báo chí và lịch sử Việt Nam cận đại.
6. Bố cục nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu trong ba chương
chính với nhiều tiểu mục nhỏ:
Chƣơng 1: Nam Phong tạp chí và nhóm Nam Phong. Trong chương này,
tác giả tập trung nêu rõ hồn cảnh ra đời, mục đích, diện mạo của tờ Nam
Phong tạp chí, những nhân vật chính của nhóm Nam Phong, q trình tồn tại
của tạp chí Nam Phong.
Chƣơng 2: Tiếng nói của trí thức Việt Nam về vấn đề giáo dục qua Nam
Phong tạp chí. Đây là chương tập trung khai thác những nội dung nghiên cứu
chính. Tác giả tập trung làm rõ những phản ứng của nhóm Nam Phong trước
chính sách giáo dục thực dân, thái độ của nhóm Nam Phong với nền giáo dục
Việt Nam đương thời.
Chƣơng 3: Tƣ tƣởng điều hoà, kết hợp giá trị văn hố Đơng - Tây trên
lĩnh vực giáo dục qua Nam Phong tạp chí. Chương này nêu rõ các tư tưởng
điều hồ, kết hợp giá trị văn hố Đơng – Tây trên lĩnh vực giáo dục của nhóm
Nam Phong qua việc đề xuất việc nâng cao vai trò của chữ quốc ngữ, đề xuất
mơ hình giáo dục mới.

6


Chƣơng 1: NAM PHONG TẠP CHÍ VÀ NHĨM NAM PHONG
1.1 Vài nét về tờ Nam Phong tạp chí
1.1.1. Hồn cảnh ra đời

Từ nửa cuối thế kỉ XVIII, thực dân Pháp bắt đầu đặt nền bảo hộ trên
lãnh thổ Việt Nam. Đầu tiên là sáu tỉnh miền Nam trở thành thuộc địa Pháp từ
năm 1874.
Mười năm sau, Trung và Bắc Kỳ bị Pháp bảo hộ. Tuy nhiên, ở Trung
Kỳ, người Pháp vẫn duy trì bộ máy chính trị cùng các cơ quan hành chính cũ
của triều đình Huế. Do vậy, việc bảo hộ có tính cách gián tiếp. Riêng Bắc Kỳ,
từ năm 1897, viên thống sứ Pháp trực tiếp nắm quyền cai trị nên Bắc Kỳ theo
chế độ bảo hộ trực tiếp.
Ngay khi Pháp chiếm các tỉnh Nam Kỳ, các cuộc khởi nghĩa của người
Việt Nam liên nổ ra, nhưng đều thất bại. Sang đầu thế kỷ XX, những nhà yêu
nước Việt Nam thay đổi chiến lược, mở cuộc vận động văn hóa chính trị. Từ
đó, gần như cùng một lúc xuất hiện hai phong trào Đông du và Duy tân năm
7


1904. Phong trào Đông du do Phan Bội Châu lãnh đạo. Tuy nhiên, sau những
cuộc biểu tình chống thuế của dân chúng miền Trung và cuộc đầu độc lính
Pháp ở Hà Nội xảy ra năm 1908, cả hai phong trào Đông du và Duy tân đều
bị dập tắt.
Cùng năm năm 1908, Pháp đóng cửa Viện Đại học Hà Nội mà Pháp
mới thành lập năm trước (1907). Vào tháng 4-1913, Việt Nam Quang Phục
hội đã tổ chức hai cuộc tấn công tại Hà Nội, đều bị Pháp triệt tiêu ngay. Nhân
cơ hội này, Pháp lên án tử hình vắng mặt những nhà lãnh đạo Quang Phục
Hội.
Lúc này trên thế giới, Thế chiến I bùng nổ tại Âu Châu năm 1914. Dân
chúng Việt Nam phải chia sẻ gánh nặng chiến tranh với Pháp về cả nhân lực
lẫn tài chính. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp quan trọng nhất trong thế chiến I
xuất phát từ Huế. Việt Nam Quang Phục Hội Trung Kỳ liên lạc với vua Duy
Tân (1907-1916) và mời nhà vua lãnh đạo cuộc khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa
bùng nổ đêm 3-5-1916 bị thất bại. Pháp truất phế và lưu đày vua Duy Tân qua

đảo Réunion, gần Châu Phi và xử tử hình nhiều người trong đó có Thái Phiên
và Trần Cao Vân.
Vụ vua Duy Tân vừa yên, thì tại Thái Nguyên, Lương Ngọc Quyến và
Trịnh Văn Cấn khởi nghĩa năm 1917. Lương Ngọc Quyến là con Lương Văn
Can (nguyên hiệu trưởng Đông Kinh Nghĩa Thục). Trịnh Văn Cấn là đội Khố
đỏ. Tối ngày 30-8-1917, Lương Ngọc Quyến và Trịnh Văn Cấn đã cùng các
binh sĩ Khố đỏ ở Thái Nguyên nổi lên khởi nghĩa. Cuộc khởi nghĩa nhanh
chóng thất bại. Lương Ngọc Quyến mất trên đường rút lui. Trịnh Văn Cấn tự
sát vài tháng sau đó.

8


Sau khi đánh dẹp những cuộc khởi nghĩa liên tục, Pháp bắt đầu ổn định
nền thống trị. Toàn quyền Albert Sarraut mở một loạt các trường cao đẳng,
như trường Cao đẳng Thú y Đông Dương (15-9-1917), trường Cao đẳng Sư
phạm Đông Dương (15-10-1917), trường Cao đẳng Nông Lâm nghiệp (10-121917), và chuẩn bị mở cửa lại Đại học Hà Nội trong năm sau. Chính trong
khoảng thời gian tạm thời lắng dịu đó, Nam Phong tạp chí xuất bản số đầu
tiên ngày 1-7-1917.
Là một tạp chí khoa học, văn hố chun ngành, xét đến sự ra đời của
Nam Phong tạp chí không thể bỏ qua nền tảng tư tưởng của xã hội Việt Nam.
Những nhà báo hoạt động trong Nam Phong sau này là những người thấm
nhuần tinh thần dân tộc và đề cao những giá trị văn hoá truyền thống.
Văn hoá Việt Nam dựa nền tảng trên đạo Thờ cúng ông bà và ba tôn
giáo chính là Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo. Đạo Thờ cúng ông bà thể hiện
niềm tin của dân tộc Việt rằng đời sống con người kéo dài sau khi chết, nghĩa
là sau khi chết, thể xác con người bị tiêu hủy, nhưng linh hồn vẫn tồn tại
quanh người sống. Phật giáo là phần tâm linh của đời sống, dạy con người
đường lối giải thoát khỏi những khổ não của đời nười, chủ trương diệt dục, từ
bi hỷ xã và bất bạo động. Lão giáo hướng dân con người sống hòa đồng với

thiên nhên và vũ trụ. Nho giáo là cái nền của cấu trúc xã hội Việt Nam, từ gia
đình đến tổ chức xã thơn, luật pháp, chế độ chính trị. Nho giáo dạy con người
những nguyên tắc sống theo tam cương (vua tôi, cha con, chồng vợ), ngũ
thường (nhân, nghĩa, lễ, trí, tín).
Từ thế kỷ 17, các giáo sĩ Tây phương đến truyền bá Ki-tơ giáo. Nền
văn hóa châu Âu bắt đầu xâm nhập vào xã hội Việt Nam. Sự xâm nhập nầy
gặp nhiều phản ứng, nhất là từ giới cầm quyền và những thành phần Nho giáo

9


bảo thủ. Nho giáo là một triết thuyết chính trị hậu thuẫn mạnh mẽ cho chế độ
quân chủ. Giới cầm quyền của triều đình lo ngại nền văn hóa có tính cách dân
chủ và tơn trọng nữ quyền của Tây phương sẽ làm lung lay nền tảng xã hội
Nho giáo và ảnh hưởng đến quyền lực của họ. Các nho sĩ bảo thủ chủ trương
rằng chỉ có văn hóa Á Đơng, hay đúng hơn là văn hóa Trung Hoa, là tối
thượng. Họ cho rằng văn hóa châu Âu là văn hóa của lũ “Bạch quỷ”. Phản
ứng này cũng được bắt gặp trong xã hội Trung Hoa đương thời. Do sự thiếu
hiểu biết, thiếu thông cảm, không hiểu nhau, nên không thân thiện và đi đến
chỗ chống đối, hận thù, rồi quyết liệt triệt tiêu nhau. Triều đình Huế đưa ra
những đạo dụ cấm đạo với hình phạt nặng nề, tạo nên những vụ án tử đạo,
trong khi các nho sĩ q khích tấn cơng và đốt phá những làng đạo. Những
phản ứng gay gắt này tạo ra một trong những nguyên cớ để người Pháp tấn
công Việt Nam.
Khi chiếm Nam Kỳ làm thuộc địa, rồi bảo hộ Trung và Bắc Kỳ, Pháp
bãi bỏ việc học chữ Nho và các kỳ thi Nho học, thiết lập hệ thống giáo dục
tân học. Chẳng những Pháp nhắm mục đích đào tạo một lớp nhân viên mới
cho chế độ mới, mà Pháp còn nhắm mục đích cắt đứt hiện tại với quá khứ, cắt
đứt dịng tư tưởng của người Việt với mạch văn hóa dân tộc cổ truyền, cắt đứt
luôn người Việt với nền văn hóa Trung Hoa (trước năm 1949) và Nhật Bản.

Tuy nhiên, đại đa số người Việt không chấp nhận điều đó. Mặt khác, người
Việt, với kinh nghiệm hịa đồng tơn giáo vốn có (Đạo Thờ cúng ơng bà, Phật,
Lão, Nho), đã nhanh chóng hịa nhập văn hóa Việt - Pháp hay văn hóa Á Âu. Hịa nhập văn hóa (acculturation) có tính cách chọn lựa, khác với đồng
hóa (assimilation), có tính cách áp đặt. Trong hịa nhập văn hóa, người Việt
vẫn lưu giữ những tinh hoa văn hóa dân tộc và văn hóa Á Đơng, đồng thời

10


tiếp thu những nét hay đẹp của văn hóa châu Âu, để làm phong phú văn hóa
dân tộc.
Nam Kỳ là thuộc địa, nền văn hóa Tây phương xâm nhập sớm hơn, nên
sự hịa nhập văn hóa cũng sớm hơn. Tại Trung và Bắc Kỳ, phong trào Duy
tân do Phan Châu Trinh đề xướng từ năm 1905, kêu gọi cải cách văn hóa,
được giới trí thức cấp tiến hưởng ứng mạnh mẽ. Phong trào Duy tân chú trọng
nhiều đến những vấn đề chính trị, nên khi những biến động chính trị năm
1908 xảy ra, Pháp nhân cơ hội đó, bắt giam và lưu đày hầu hết những nhà trí
thức cấp tiến trong phong trào Duy tân, kể cả Lương Văn Can và Nguyễn
Quyền của Đông Kinh Nghĩa Thục. Phong trào Duy tân là một q trình vận
động văn hóa, chứ khơng phải là một tổ chức chính trị, một đảng phái hay
một hội kín. Vì vậy, tuy những người đề xướng bị bắt, nhưng cuộc cải cách
văn hóa vẫn âm thầm tiếp tục trong dân chúng.
Trong giai đoạn giao thời văn hóa này, Nam Phong Tạp Chí được xuất
bản bằng hai thứ chữ: chữ nho và chữ Quốc ngữ, tiếp tục cải cách nhẹ nhàng
con đường hịa nhập văn hóa Á Âu, như lời của Phạm Quỳnh trong Nam
Phong số 1, tháng 7-1917:
“Cái mục đích của bản báo là muốn gây lấy một nền học mới để thay
vào cái nho học cũ, cùng đề xướng lên một cái tư trào mới hợp với thời thế
cùng trình độ dân ta. Cái tính cách của sự học vấn mới cùng cái tư trào mới ấy
là tổ thuật các học vấn tư tưởng Thái tây, nhất là của nước Đại Pháp mà

không quên cái quốc túy trong nước”.
Tạp chí Nam Phong xuất bản số đầu tiên ngày 1-7-1917. Đây là thời
điểm chữ Nho, văn tự chính thức của triều đình đã được sử dụng hàng ngàn
năm qua, sửa soạn bị thay thế. Tại Nam Kỳ, sau khi ba tỉnh miền Đông mất
11


vào tay Pháp năm 1862, kỳ thi Hương năm 1864 được tổ chức tại Cần Thơ.
Ba tỉnh miền Tây lọt tiếp vào tay Pháp nên sau đó, Nam Kỳ hồn tồn khơng
cịn kỳ thi Nho học. Từ đây Nam Kỳ hồn tồn khơng cịn các kỳ thi Nho học.
Thống đốc Nam Kỳ ra nghị định ngày 6-4-1878, theo đó kể từ 1-1-1882, ở
Nam Kỳ, tất cả các giấy tờ như công văn, nghị định, quyết định, bản án,
lệnh… đều viết bằng mẫu tự la-tinh, tức chữ Pháp hay Quốc ngữ, chứ khơng
cịn viết bằng chữ Nho, nghĩa là chữ Nho chính thức hồn tồn chấm dứt và
được thay thế bằng chữ Pháp hay Quốc ngữ. Tại Trung và Bắc Kỳ, ngày 2112-1917, tồn quyền Albert Sarraut cơng bố “Quy chế chung về ngành giáo
dục công cộng ở Đông Dương” (Règlement général de l‟instruction publique
en Indochine), thường được gọi là “Học chính tổng quy”, áp dụng cho tồn
cõi Đơng Dương, trong đó phần cuối tổng quy này định rằng các trường chữ
Nho của tư nhân hay của triều đình, kể cả Quốc tử giám, đều được xếp vào
loại trường tư và phải tn theo quy chế của chính quyền Pháp. Nói cách
khác, bộ Học chính tổng quy đã dẹp bỏ ln chương trình Nho học.
Do tổng quy Sarraut, sau kỳ thi hương tại Nam Định năm 1915, Bắc Kỳ
ngưng tổ chức các kỳ thi Nho học. Tại Trung Kỳ, các khoa thi hương năm
1918 và thi hội năm 1919 là những khoa thi Nho học cuối cùng. Từ đây, hoàn
toàn chuyển qua tân học với hai loại chữ viết chính thức là Pháp ngữ và Quốc
ngữ.
Ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường) bị
nhượng cho Pháp bằng hịa ước năm 1862, thì Gia Định Báo phát hành tại Sài
Gòn ngày 15-4-1865. Gia Định Báo là tờ báo Quốc ngữ đầu tiên trên toàn
quốc, mỗi tháng ra một số, vào ngày 15 hàng tháng. Sau Gia Định báo, ở

Nam Kỳ lần lượt xuất hiện những tờ báo kế tiếp là: Nhật Trình Nam Kỳ
(1883), Phan Yên Báo (1898), Nơng Cổ Mín Đàm (1901), Nhật Báo Tỉnh
12


(1905), Lục Tỉnh Tân Văn (1907), Nam Kỳ Địa Phận (1908, Ki-tô giáo), Tân
Đợi Thời Báo (1916, cải danh thành Công Luận Báo), Nam Trung Nhật Báo
(1917), An Hà Báo (1917 ở Cần Thơ), Đại Việt Tạp Chí (1918 ở Long
Xuyên), Nữ Giới Chung (1918)… Những nhà báo nổi tiếng lúc đó ở Nam Kỳ
là Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Diệp Văn Cương…
Sau báo chí Nam Kỳ, đến báo chí Bắc Kỳ. Tờ báo đầu tiên tại Hà Nội
là Đại Việt Tân Báo, vừa có chữ Nho vừa có chữ quốc ngữ, do Ernest Babut
thành lập năm 1905, và Đào Nguyên Phổ làm chủ bút. Tờ báo vừa chữ Nho
vừa quốc ngữ thứ hai là Đăng Cổ Tùng Báo do Đào Nguyên Phổ đảm nhiệm
phần chữ Nho, Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách phần quốc ngữ, ra đời năm 1907.
Tờ báo thuần túy quốc ngữ đầu tiên ở Bắc Kỳ là Đơng Dương Tạp Chí, ra mắt
ngày 15-5-1913, do F. H. Schneider làm giám đốc và Nguyễn Văn Vĩnh giữ
làm chủ bút. Cũng trong năm 1913, Schneider còn phát hành Trung Bắc Tân
Văn và cũng giao cho Nguyễn Văn Vĩnh phụ trách. Khi Schneider bán hẳn
Trung Bắc Tân Văn cho Nguyễn Văn Vĩnh, ông cải tiến thành nhật báo, cho
đến năm 1940 mới đình bản.
Về tiểu thuyết, tác phẩm đầu tiên do người Việt sáng tác, được xuất bản
Việt Nam là Truyện thầy Lazaro Phiền của P. J. B. Nguyễn Trọng Quản do
nhà xuất bản J. Linage ấn hành năm 1887 tại Sài Gòn, nghĩa là đúng 30 năm
trước khi tạp chí Nam Phong xuất hiện tại Hà Nội (1917). Sau Nguyễn Trọng
Quản, là các tác giả Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Liên Phong,
trong đó người có sức viết bền bỉ và đều đặn nhất là Hồ Biểu Chánh (18841958). Ngoài những tác phẩm về thơ, dịch thuật, tùy bút, phê bình, hồi ký,
tuồng hát, biên khảo, truyện ngắn, Hồ Biểu Chánh in thành sách tất cả 64 tiểu
thuyết. Những truyện của Hồ Biểu Chánh mang sắc thái Nam Bộ rất rõ nét dù
đơi khi tác giả phóng tác theo các cốt chuyện Tây phương, biểu lộ rõ ràng đặc

13


điểm hịa nhập văn hóa Á - Âu trong giai đoạn giao thời này. Trước khi tạp
chí Nam Phong được xuất bản năm 1917, ở Bắc Kỳ chưa có tiểu thuyết. Sau
khi tạp chí Nam Phong xuất hiện năm 1917, thì mãi đến năm 1925, tại Hà
Nội, tiểu thuyết đầu tiên ở Bắc Kỳ là truyện “Tố Tâm” của Song An Hồng
Ngọc Phách, mới được xuất bản.
1.1. 2. Mục đích ra đời của Nam Phong tạp chí
Trong những năm đầu của cuộc xâm lược, người Pháp mải mê với các
cuộc bạo động nổi lên không ngớt của nhân dân Việt Nam. Một nền hành
chính chung được thiết lập trên tồn cõi Đơng Dương để gị nhân dân ba nước
vào khn khổ định sẵn. Họ tạm thành lập được một quốc gia gọi là Đông
Pháp ở miền Đông Nam Á. Sau khi tình hình trong nước đã ổn định, người
Pháp bắt đầu vào cơng cuộc khai thác thuộc địa hay nói theo ngơn ngữ của họ
là “khai hóa văn minh”. Mặt khác, người Pháp còn nghĩ đến việc đào tạo ra
những quan lại mới để phục vụ cho họ trong các cơ quan hành chính: Chính
phủ Pháp đã cải tổ lại hồn tồn chế độ học vấn. Họ khuyến khích người Việt
học hỏi nền văn hóa Tây phương với một tinh thần hết sức thiển cận và làm
cho họ quên lãng những cuộc nổi dậy chống Pháp trong những năm 19141918.
Sự gặp gỡ giữa hai nền văn hóa Đơng - Tây bắt đầu. Sự kiện đáng chú
ý đầu tiên của giao lưu và tiếp biến văn hóa Việt Nam và phương Tây là sự ra
đời và phát triển mạnh mẽ của nền báo chí Việt Nam từ 1865 đến giữa thế kỉ
20.
Sau khi Gia Định báo, tờ báo đầu tiên trong lịch sử báo chí Việt Nam, ,
báo chí Việt Nam xuất hiện phong phú, sôi nổi chưa từng thấy từ Nam ra Bắc
vào Trung gắn liền với tên tuổi của những nhà báo, nhà văn, học giả Tây học
14



xuất sắc: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Trương Minh Ký, Hồ Biểu
Chánh, Nguyễn Văn Vĩnh, Phan Kế Bính, Phạm Quỳnh, Nguyễn Bá Học,
Phạm Duy Tốn, Nguyễn Trọng Thuật, Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Tố, Tản
Đà, Huỳnh Thúc Kháng, Đào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Văn Ngọc…
Sự ra đời của báo chí chỉ trong một thời gian ngắn đã thể hiện sức
mạnh của một cơng cụ truyền thơng hồn tồn thuộc về thế giới phương Tây.
Lúc này, chính phủ Pháp coi giáo dục là công cụ quan trọng nhất để chinh
phục thuộc địa. Họ mở các trường đào tạo công chức cho bộ máy cai trị, các
cơ sở kinh doanh… Tuy nhiên, số trường học và số người đi học ngày càng ít
hơn. Mặc dù thực dân Pháp rất nỗ lực nhưng kết quả đưa lại vẫn không như
mong đợi. Lúc này, người Pháp nhận ra rằng, công cụ giáo dục dường như đã
kém hiệu quả hơn trước rất nhiều.
Trước tình hình đó, chính phủ Pháp có sáng kiến lập ra một tạp chí
bằng tiếng bản xứ là cơ quan ngôn luận để dễ dàng tuyên truyền và thực thi
các chính sách văn hóa, giáo dục của họ.
Tháng 7-1917, Nam Phong tạp chí ra đời do Loius Marty đứng tên sáng
lập, Phạm Quỳnh làm chủ bút phần quốc ngữ và Nguyễn Bá Trác làm chủ bút
phần chữ Nho.
Tên Nam Phong vừa thể hiện quan niệm Khổng Mạnh vừa tinh thần
của những người sáng lập. Theo Phạm Thị Hoài trong luận văn “Tìm hiểu
Tạp chí Nam Phong”: “Đặt tên như vậy, tạp chí đã tỏ rõ ý muốn: độc giả Nam
Phong phải thuộc hàng trí thức chớ khơng thể là giới bình dân. Thời đó quan
niệm thường tình là dân chúng phải được các nhà trí thức dìu dắt và uy tín
này là do quá khứ để lại. Như vậy thực tế cũng khơng gây chướng ngại cho
mục đích của tạp chí, vì Nam Phong nhằm giao hồ dân chúng, tạo điều kiện
15


thuận tiện cho công cuộc mà theo tập quán, các nhà trí thức vừa là bảo đảm,
vừa là có trách nhiệm.” (tr.24)

Theo lời Phạm Quỳnh trên Phụ nữ Tân văn thì tiền thân của Nam
Phong Tạp Chí chính là tờ Âu châu chiến sử bằng chữ Hán. Tờ báo này được
phủ Tồn Quyền Pháp xuất bản và phát khơng tại Trung Quốc nhằm chống lại
thế lực và tố cáo tội ác của phát xít Đức. Phạm Quỳnh và Nguyễn Bá Trác là
những cây viết chủ lực cho báo này. Về sau phủ Toàn quyền bàn với Phạm
Quỳnh mở ra một bản tiếng Việt. Từ đó, Nam Phong tạp chí mới xuất hiện.
Như vậy, ngay từ đầu, việc Nam Phong ra đời đã nằm trong chính sách của
thực dân Pháp. Đó một cứu cánh văn hoá cho thực dân Pháp khi công cụ giáo
dục - một trong những công cụ văn hoá sắc bén nhất khi xâm nhập vào các
nền văn hố - đã trở nên kém sức. Đây cũng có lẽ là nguyên nhân sâu xa cho
việc ra đời của Nam Phong tạp chí. Trong toan tính của những nhà cầm
quyền, cơ quan ngơn luận này sẽ góp phần tích cực vào việc Pháp hố giới trí
thức Việt Nam, dần dần đưa những giá trị văn minh Pháp ăn sâu vào đời sống
văn hoá tinh thần của người Việt Nam.
Mục đích chính của tạp chí cũng đã được A.Sarraut nói rõ trong bản
tường trình của ơng gửi cho Tổng trưởng Thuộc địa Pháp ngày 15-9-1917:
“Mục đích của tạp chí này là cung cấp cho giai cấp sĩ phu và trí thức An Nam
những bài chính xác ngõ hầu họ quan niệm được cái vai trò của nước Pháp
trên thế giới về phương diện văn hóa, khoa học và kinh tế. Tạp chí mới này,
lấy tên là Nam Phong, sẽ đăng những bài phân tích chính xác về những tác
phẩm khoa học và văn chương hay nhất, tiểu sử những nhà bác học danh
tiếng nhất của chúng ta, những sự mô tả đẹp đẽ về nước Pháp, những bài
phiên dịch những truyện ngắn hay tiểu thuyết…. Ngay sau khi phát hành, tạp
chí này đã hồn tồn thành cơng trong giới độc giả trí thức mà nó muốn chinh
16


phục và nhóm người này lần đầu tiên đã tìm thấy được một cái gì tương
đương với những sách vở mà họ đã gởi mua từ bên Tàu trước đây…”
Tuy nhiên, sự tồn tại của tờ tạp chí này suốt 17 năm (1919-1934) cùng

hoạt động tích cực của những cây bút Nam Phong đã vượt ngồi những toan
tính hết sức kĩ càng của thực dân Pháp. Nam Phong tạp chí khơng chỉ góp
phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển của văn học mà cịn góp
phần vào việc định hình, chuẩn hóa tiếng Việt, thơng qua việc truyền bá chữ
quốc ngữ. Báo chí có thể đem lại cho đời sống hàng ngày của mọi người
những tri thức văn hóa của phương Đơng lẫn phương Tây. Đó là trường
hợp Nam Phong tạp chí, một trong những tạp chí có tác động mạnh mẽ đến
tinh thần, ý thức xã hội của nước ta từ những năm đầu thế kỷ XX.
Nam Phong tự nhận mình là cơ quan giáo dục quốc dân. Và thực vậy
“Có nhiều người khơng biết đọc văn Tây, văn Tàu, chỉ nhờ Nam Phong hun
đúc mà cũng có được cái trí thức phổ thơng, tạm đủ sinh hoạt ở đời. Có nhiều
ơng đồ Nho chỉ coi Nam Phong mà cũng hiểu qua được tinh thần văn hóa
Đơng Á” [24, tr.20]. Nhờ tạp chí Nam Phong mà nhiều nhà tư tưởng, nhà văn,
nhà thơ Pháp đã đến với trí thức, thanh niên, sinh viên Việt Nam trong nửa
đầu thế kỉ XX. Khi Tự Lực Văn Đoàn ra tờ báo Phong Hóa để phê phán
những hủ tục, tệ nạn xã hội, nết hư tật xấu của chế độ thuộc địa ở thành thị và
nơng thơn qua những hình tượng Bang Bạnh, Lý Tt, Xã Xệ thì nhóm văn sĩ
này đã tìm thấy ở Nam Phong một nguồn cảm hứng, một mẫu mực báo chí
châm biếm trào phúng. Đó là tờ Le Canard Enchainé nổi tiếng của Pháp.
Nếu gạt bỏ những xung khắc về chính trị, thì khơng thể phủ nhận tầm
vóc của một tạp chí nghiên cứu khoa học mẫu mực. Nam Phong tạp chí xứng
đáng là bộ bách khoa toàn thư của người Việt lúc bấy giờ.

17


Xét ở một góc độ nào đó, Nam Phong tạp chí cịn thúc đẩy niềm tự hào
về văn hóa dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa cổ truyền trong các trí
thức người Việt yêu nước. Đồng thời, nhiều tinh hoa tri thức thế giới được rót
vào Việt Nam, góp phần hình thành và bổ sung quan niệm về mỹ học, tư

tưởng, học thuật chưa từng có trong tư duy Á Đông.
1.1.3. Diện mạo của tờ Nam Phong tạp chí
Tạp chí ra mỗi tháng một kỳ, khổ lớn, khoảng 100 trang, được trình bày
làm 2 cột dày chữ, trình bày với các hoa văn, họa tiết khá đẹp. Trên mục Thời
đàm đăng trên Nam phong số 57, Louis Marty viết: “Tạp chí Nam Phong
đăng những bài có tư tưởng, có học thức, lại nhờ có cách in khéo đẹp của nhà
Đơng Kinh ấn qn thì Nam Phong có thể tỉ với những tạp chí lớn hơn ở các
nước văn minh.”
Trên bìa báo, dịng chữ Nam Phong được in lớn. dịng chữ Pháp được
trình bày kín đáo “L‟information” (Thơng tin Pháp). Dòng chữ phụ đề Pháp
in cỡ chữ nhỏ “La France devant le monde. Son roole dans la guerre des
nations” (Nước Pháp trước thế giới. Vai trò của nước Pháp trong trận chiến
tranh giữa các nước). Ngồi ra, cịn có một dịng chữ Pháp in chữ rất nhỏ:
“Publication autorise par arrêté du 30-12-1916 de M.le Gouverneur Général
de l‟Ibdochine” (ấn phẩm do nghị định ngày 30-12-1916 của Tồn quyền
Đơng Pháp cho phép). Ngay dưới dòng chữ Nam Phong in cỡ lớn là dòng chữ
quốc ngữ: “Văn học – Khoa học – Tạp chí” với đề từ bằng tiếng Pháp và tiếng
Việt. Đây là một câu nói của Rossevlt “Có đồng đẳng mới bình đẳng được.”
(Il n‟y a que ceux qui sont des égaux qui sont égaux).
Phía dưới dịng tên tạp chí và lời đề từ là tên của hai nhà chủ bút:

18


Phần quốc ngữ: Phạm Quỳnh
Phần chữ nho: Nguyễn Bá Trác
Phần trang 2 của tờ báo dần dần được bổ sung chi tiết hơn. Kể từ số 20,
năm 1919, ngoài tên các nhà sáng lập, Nam Phong còn đề thêm những nhân
vật lớn ủng hộ cho toà báo: hoàng đế Khải Định, Toàn quyền Saurraunt…
Trang 3 ghi bằng chữ Hán danh sách các nhà sáng lập và bỉnh bút, bảng

yếu mục.
Nội dung bài vở nghiêm trang, phong phú, thiên về biên khảo, được
trình bày trên các mục cụ thể của báo. Phần nội dung gần như không thay đổi
qua các năm, bao gồm các đề mục:
1. Luận thuyết,
2. Văn học bình luận
3. Triết học bình luận
4. Khoa học bình luận
5. Văn uyển
6. Tạp trở
7. Thời đàm
8. Tiểu thuyết
Trong mỗi số còn có một bảng từ vựng nhằm giải nghĩa các danh từ
mới.
19


Phần bìa của Tạp chí lại có nhiều lần thay đổi:
- Kể từ số 27 (tháng 9 năm 1919), Phạm Quỳnh đứng tên một mình với vai trị
chủ bút.
- Kể từ số 33 (tháng 3 năm 1920), biểu tượng chú gà trống Gơ-loa đã được
thay thế bằng một hình bầu dục, trong có dấu hiệu A.F.I.M.A (chữ viết tắt
bằng tiếng Pháp của hội Khai Trí Tiến Đức) ghi lối chữ triện.
- Kể từ số 39 (tháng 9 năm 1920), không còn những đề mục và phụ đề bằng
tiếng Pháp.
- Kể từ số 64 (tháng 10 năm 1924), trên tờ Nam Phong xuất hiện phụ trương
bằng Pháp văn.
- Kể từ số 92 (tháng 3 năm 1925), dấu hiệu bằng chữ triện của hội Khai Trí
Tiến Đức nhường chỗ cho tên tạp chí Nam Phong bằng chữ Hán.
Những thay đổi trên bìa báo đã cho thấy xu hướng Việt Nam hoá và

ngày càng tiến bộ của tờ báo Nam Phong.
1.2 Về nhóm trí thức Nam Phong
1.2.1 Phạm Quỳnh, người chủ bút của tờ Nam Phong
Người sáng lập ra tờ báo hai tháng một kì này là Louis Marty, Chánh
mật thám Đơng Dương, chủ bút là Phạm Quỳnh (1892-1945). Phạm Quỳnh
chính là linh hồn của Nam Phong tạp chí.
Phạm Quỳnh sinh số 17 Hàng Trống, Hà Nội. Theo bà Phạm Thị
Ngoạn, cháu của Phạm Quỳnh thì ơng người “có tính dè dặt và có thể nói là

20


rất kín đáo, tự ý thu mình trong một nếp sống thu hình trong khn khổ gia
đình” (tr.43). Ơng chịu khó học chữ Hán và có một vốn Hán học khá uyên
thâm. Ông tốt nghiệp Thủ khoa trường Trung học bảo hộ năm 1908.
Có thể nói Nam Phong tạp chí là một trường học, quy tụ một số môn
sinh. Phạm Quỳnh đóng vai trị như một Hiệu trưởng dẫn dắt ngơi trường đó.
Mỗi biên tập viên như một người thầy và độc giả chính là những mơn sinh.
“Ngơi trường” Nam Phong do Phạm Quỳnh dẫn dắt mang một ước vọng lớn
lao là rèn luyện một nền văn hoá mới cho dân tộc. Những người thầy có
nhiệm vụ truyền bá “lời đẹp”. “Lời đẹp” đó phù hợp với thuần phong mỹ tục
và luân lý của người Việt. Giở số đầu tiên của Nam phong (1917), có thể thấy
rằng một mình Phạm Quỳnh viết cả số báo:
“Mấy nhời nói đầu” từ trang 1 đến trang 7 ký tên Phạm Quỳnh; bài
“Bàn về văn minh học thuật nước Pháp” ở mục “Luận thuyết” từ trang 9 đến
trang 18 ký tên Phạm Quỳnh; bài “Một bộ tiểu thuyết mới: “Nghĩa cái chết””
(viết về tiểu thuyết của Paul Bourget) ở mục “Văn học bình luận” từ trang 19
đến trang 27 ký tên Phạm Quỳnh; bài “Cái vấn đề về sự tiến bộ” ở mục “Triết
học bình luận” từ trang 29 đến trang 41 là một bản dịch, người dịch ký tên
PH. Q., tức Phạm Quỳnh; bài “Tầu ngầm tầu lặn” ở mục “Khoa học bình

luận” từ trang 43 đến trang 50 ký tên Phạm Quỳnh; các mục nhỏ như “Tạp
trở”, “Thời đàm” đều của Phạm Quỳnh; mục “Tiểu thuyết” đăng bản dịch
trích đoạn cuốn sách “Cái vinh cái nhục của nhà quân” (Grandeur et servitude
militaires) của Alfred de Vigny từ trang 71 đến trang 75 cũng do Phạm
Quỳnh thực hiện.
Toàn số báo hơn 80 trang chỉ có vỏn vẹn bốn trang mục “Văn uyển”
đăng hai tản văn của Nguyễn Bá Trác và Tuyết Huy (Dương Bá Trạc). Khác

21


với Nguyễn Văn Vĩnh khi chống Nho giáo, Phạm Quỳnh là Tống Nho “đặc
sệt. Ông cực lực đã chống lại tư tưởng Trung Quốc từ sau Nha phiến chiến
tranh, ghét Phong trào Ngũ Tứ… Con đường hành động của Nam Phong kết
hợp tài tình chủ nghĩa cơ hội về chính trị (lặp lại và phổ biến các bài nói của
các “tư tưởng gia” của chế độ thực dân như A. Sarraut và A. Varenne kèm
theo những lời bình giải tán dương) và chủ nghĩa bảo thủ về văn hóa tiêu biểu
cho cách tiếp cận về văn hóa trong lĩnh vực này.
Phạm Quỳnh tự biện hộ cho mình bằng chủ nghĩa nhân đạo trữ tình của
một Sarraut hay chủ nghĩa tự do tùy thời của một Varenne chống lại đầu cơ
hẹp hòi và phản động của những người theo “điều ước thuộc địa” (pacte
colonial). Ông nhận thấy trong chủ nghĩa tự do chân chính hay giả định là
chân chính, của cả hai bên bấy nhiêu chỗ hở để bênh vực một sự hợp tác văn
hóa giữa các dân tộc nhằm đạt đến về lâu về dài một sự hợp tác chính trị thực
sự.
Phạm Quỳnh tiếp thu chủ nghĩa dân tộc và thái độ bảo thủ về văn hóa
của mình khơng phải ở các nhà tư tưởng phái tả (châu Âu hay Trung Quốc,
như Phan Châu Trinh đã làm trước ông) mà ở phái hữu của Pháp. Các tác giả
ông viện dẫn tên là Pierre Loti (Nam Phong số 84, 1924 có bài tiểu truyện
người chết, kí tên L.Barthou), P. Bourget (tác giả tiểu thuyết Kẻ môn đệ), P.

Deroulède, M. Barrès, Leson Baudet, bài “Chủ nghĩa nhân văn và văn chương
hiện đại” của ơng xuất hiện trong Nam Phong số 86, 1924.
Có thể thấy trong nhóm bút Nam Phong, nổi bật lên là vai trò chủ bút
của Phạm Quỳnh. Trong bài “Nam Phong ngày trước”, Nguyễn Tiến Lãng đã
bình luận: “Cho nên trước đây cái tên Nam Phong gần như lẫn với tên
Thượng Chi, đó cũng là đích đáng vậy” (tr.9). Phạm Quỳnh vừa là chủ bút

22


×