Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận vai trò của Tự Lực văn đoàn trong quá trình tiếp xúc văn hoá Đông- Tây.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.74 KB, 21 trang )

Mở đầu
Tiếp xúc văn hoá Đông -Tây là một nội dung quan trọng của lịch
sử/lịch sử văn hoá Việt Nam thời cận đại. Có nghiên cứu vấn đề trên,
chúng ta mới có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về lịch sử Việt Nam trong
giai đoạn bản lề này. Vì vậy đã có nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước
quan tâm nghiên cứu về tiếp xúc văn hoá Đông -Tây ở Việt Nam,đặc biệt
trong thời kỳ toàn cầu hoá hiện nay không chỉ có hội nhập về kinh tế mà
còn giao lưu và hội nhập về văn hoá thì vấn đề trên càng mang ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
Có thể thấy trong quá trình đụng độ với văn minh phương Tây, diện
mạo văn hoá truyền thống Việt Nam đã thay đổi một cách nhanh chóng,
sâu sắc và toàn diện- điều này trước đó chưa thể có đựơc dù Việt Nam đã
có hàng mấy thế kỷ tiếp xúc với văn minh Trung Hoa và Ân Độ. Vì thế
chúng ta phải có cái nhìn toàn diện, phải tiếp cận theo nhiều hướng khác
nhau và trên các lĩnh vực, khía cạnh khác nhau . Chuyên đề "Tiếp xúc văn
hoá Đông -Tây ở Việt Nam thời cận đại" của Th.s Trần Viết Nghĩa đã gợi
mở ra cho chúng tôi ý tưởng tìm hiểu về vai trò của Tự Lực văn đoàn
trong quá trình tiếp xóc văn hoá Đông- Tây.
Tìm hiểu về Tự Lực văn đoàn , trước hết chúng ta phải lưu ý "về mặt
phương pháp luận, khi người ta nghiên cứu văn hoá gắn liền với chính trị
thì không thể nào đi đến những kết luận thoả đáng về tiếp xúc văn
hoá"[4;458], vì thế ở đây chúng ta không xét tính chất chính trị của tổ chức
này. Mặt khác, chúng ta phải nhìn nhận Tự Lực văn đoàn một cách toàn
diện - đây không chỉ là một tổ chức văn học, chỉ có vai trò trong văn học
(dù đây là vai trò chủ yếu) mà trên nhiều góc độ nó còn đóng vai trò rất
quan trọng đối với văn hoá và xã hội Việt Nam nói chung.Có thể nói Tự
Lực văn đoàn là một hiện tượng độc đáo của văn học/ văn hóa Việt Nam
trong quá trình tiếp xúc với văn học/văn hoá phương Tây, vì vậy tìm hiểu
1
về vai trò của Tự Lực văn đoàn chúng tôi muốn khai thác sâu những biểu
hiện rõ nhất của quá trình tiếp xúc văn hoá Đông -Tây ở Việt Nam.


I. vài nét về tiếp xúc văn hoá đông -tây thời cận đại ở việt nam
Giao lưu văn hoá, tiếp xúc văn hoá là một thuộc tính của văn hóa.
Khái niệm này được dịch ra từ những thuật ngữ như cultural contacts,
acculturation của các nước phương Tây, theo nhiều cách khác nhau như
văn hoá hoá, đan xen văn hóa, hỗn dung văn hoá Cách dịch đựơc nhiều
người chấp nhận nhất là giao thoa văn hoá, tiếp (xúc) và biến (đổi ) văn
hoá. Dù cách dịch khác nhau, nhưng nội hàm của thuật ngữ đó vẫn cho
thấy rằng"giao lưu và tiếp xúc văn hoá là sự vận động thường xuyên của xã
hội, gắn bó với tiến hoá của xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của
văn hoá, là sự vận động thường xuyên của văn hoá"[1;50]
Trong quá trình tồn tại và phát triển, văn hoá Việt Nam về căn bản
đã có sự giao lưu, tiếp xúc với văn hoá Trung Hoa, Ân Độ và với văn hoá
phương Tây. So với cuộc gặp gỡ với văn hoá Trung Quốc và Ân Độ, tiếp
xúc văn hoá Đông - Tây ở Việt Nam (thời cận đại) diễn ra trong một thời
gian tương đối ngắn nhưng lại cho ta chứng kiến "một sự vượt gộp hơn hẳn
tức là văn hoá Việt Nam tiếp thu những điÒu mới khác hẳn văn hoá trước
đây của mình nhưng vẫn duy trì bản chất được một hình thức cao hơn và
hiện đại hơn"[4;454].
Không phải đến khi người Pháp vào xâm lược, giao lưu văn hoá Việt
Nam và văn hoá phương Tây mới diễn ra. Ngay từ thời cổ đại, qua con
đường buôn bán tơ lụa, Đông -Tây đã có sự gặp gỡ với nhau.Đến thế kỷ
XV, XVI sau các cuộc phát kiến địa lý, người châu Âu biết rõ hơn về
phương Đông và từ đây cũng như các thế kỷ về sau đó, quá trình sang
phương Đông thăm dò, tìm hiểu và xâm lược diễn ra mạnh mẽ. ậ Việt Nam
đến giữa thế kỷ XVI, các linh mục phương Tây cũng đã truyền giáo ở cả
Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, rồi đến thế kỷ XVIII, nhà Tây Sơn cũng có
quan hệ với phương Tây. Nhưng quan hệ Đông- Tây diễn ra thực sự trực
tiếp ở Việt Nam phải vào nửa sau thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng
đánh cửa biển Cần Giơ (1858) và đặt ách đô hộ lên dân téc Việt Nam.Đây
là mốc mở đầu đánh dấu sự thay đổi căn bản của văn hóa Việt Nam.

Nhìn ở phương diện tính chât giao lưu văn hoá, thì quá trình tiếp xúc
văn hoá Đông - Tây trong suốt thời kỳ cận đại đã diễn ra theo dạng thức
khác nhau, giao lưu một cách cưỡng bức, tiếp nhận một cách tự nguyện,
tiếp xúc trong sự đối đầu giữa các giá trị với nhau Vì vậy trong sự áp chế
dân téc, Việt Nam cũng chịu sự áp chế văn hoá. Để tồn tại, Việt Nam vừa
phải đấu tranh giải phóng dân téc, vừa phải tiến hành duy tân đất nước,
tăng cường khả năng đẩy lùi nguy cơ bị xâm lược về văn hoá"giải quyết
được vấn đề cơ bản với phương Đông suốt từ thế kỷ XVI là thoát khỏi sự
2
trì trệ, khủng hoảng bằng con đường tiếp thu văn minh kỹ thuật phương
Tây"[14;2].Vì vậy ngay từ buổi đầu trực tiếp đụng độ với văn minh phương
Tây, ở cuối thế kỷ XIX, đã có nhiều và ngày càng nhiều người hiểu được
sức mạnh của văn minh phương Tây, mong muốn tiến hành cải cách đất
nước qua việc tiếp thu văn minh phương Tây. Đó là những gương mặt tiêu
biểu như Nguyễn Lé Trạch, Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ Trong buổi đầu
đụng độ này, bên cạnh việc "thâu hoá"văn minh phương Tây tích cực như
thế hệ Nguyễn Trường Tộ, cũng có không Ýt những người chối bỏ hoàn
toàn, kiên quyết quay lưng lại với văn minh phương Tây(trường hợp như
nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông), song cũng có trường hợp
"chấp nhận vô điều kiện và thực tế thường coi là lai căng, vong bản"[14;22]
(như Tôn Thọ Tường, Trần Bá Léc hay như nhóm Nam Phong sau này).
Song cũng phải thấy rằng, dù có điều kiện trực tiếp tiếp xúc với văn hoá
phương Tây,dung hoà được văn hoá Đông - Tây nhưng cả thế hệ Nguyễn
Lé Trạch, Nguyễn Trường Tộ cũng mới chỉ dừng lại ở việc đề ra các biện
pháp thực hiện, chứ chưa có một hệ tư t ưởng làm bệ đỡ.
Đến đầu thế kỷ XX, văn hoá phương Tây đã thâm nhập sâu rộng vào
Việt Nam. Song trong những năm đầu, con đường thâm nhập đó không
diễn ra một cách trực tiếp mà gián tiếp đến với Việt Nam qua con đường
Trung Quốc, Nhật Bản. Những tân thư, tân báo của Khang Hữu Vi, Lương
Khải Siêu, công cuộc cải cách Minh Trị của Nhật Bản đã ảnh hưởng sâu

sắc đến tầng líp sĩ phu yêu nước của Việt Nam Trên thực tế một phong trào
duy tân, một phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đã
được khởi xướng lên rầm ré từ Bẵc đến Nam bởi những sĩ phu tiến bộ như
Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng được coi là thế hệ
sĩ phu tư sản hoá thứ hai sau thế hệ Nguyễn Trường Tộ. Đây chính là một
bứơc phát triển mới trên con đường tiếp nhận văn hóa phưương Tây của
người Việt, dẫu sự tiếp nhận này bị khúc xạ Ýt nhiều.
Phải đến thập kỷ 20,30 của thế kỷ XX, văn hoá phưương Tây mới
thực sự bắt rễ vào Việt Nam . ở thời kỳ này, điều kiện mới của lịch sử Việt
Nam hình thành rõ nét hơn, nổi bật lên là hai cuộc khai thác thuộc địa của
thực dân Pháp; lần I (1897-1914), lần II(1919-1929) đã làm kinh tế- xã hội
nứơc ta có những chuyển biến rõ rệt.Một trong những chuyển biến quan
trọng nhất là sự ra đời và phát triển của hệ thống thành thị kiều phưương
Tây .Từ đây hình thành phát triển một tầng líp thị dân với một lối sống thị
dân mới mẻ."Họ tìm đến với văn hoá phưương Tây để thoả mãn nhu cầu
của mình. Đây là một nhu cầu nội sinh chứ không có sự cưỡng chế hay áp
đặt văn hoá"[15;23]. Cùng với nó, là chính sách văn hoá, chính sách giao
dục của thực dân Pháp đã tạo ra một đội ngò trí thức Tây học được đào tạo
trực tiếp từ nền văn hoá- giáo dục phưương Tây . Đây chính là thế hệ tiếp
nhận văn hoá một cách toàn diện nhất trên mọi lĩnh vực đưa đến sự biến
đổi sâu sắc diện mạo văn hoá Việt Nam .
3
Như vây, cho đến những năm 30 của thế kỷ XX, quá trình giao lưu,
tiếp xúc của văn hoá Việt Nam với văn hoá phưương Tây đã khiên người
Việt Nam đã có thể thay đổi căn bản cấu trúc văn hoá của mình, đi vào
vòng quay của văn minh phưương Tây giai đoạn công nghiệp. Diện mạo
văn hoá Việt Nam thay đổi trên mọi lĩnh vực: chữ Quốc ngữ từ chỗ là loại
chữ viết trong nội bộ một tôn giáo được dùng như chữ viết của một nền văn
hóa; các phương tiện như nhà in, nhà xuất bản, máy in xuất hiện cùng với
báo chí, sự ra đời của một loạt các thể loại, loại hình văn nghệ mới như tiểu

thuyết, kịch, thơ mới, điện ảnh Và đặc biệt là sự hình thành của một lối
sống mới với sự thay đổi sâu sắc trong nhận thức của đời sống nhân dân.
II. vai trò của Tự Lực Văn Đoàn trong quá trình tiếp xúc văn hoá Đông-
Tây
1.Vai trò của Tự Lực văn đoàn trong nền văn xuôi hiện đại Việt
Nam
1.1.Văn học Việt Nam trong quá trình hiện đại hoá
Không có một quốc gia nào trong quá trình phát triển lại tự khép
mình, từ chối tiếp xúc với nền vắn hoá khác. Sự tiếp xúc này là một nhu
cầu không thể thiều đựơc, nó làm phong phú thêm cho nền văn hoá mỗi
quốc gia đồng thời cũng làm giàu thêm cho nên văn hóa nhân loại. Việc
nghiên cứu văn học Việt Nam trong sự tiếp xúc với văn học Pháp sẽ giúp
chúng ta nhận thức sâu sắc hơn về vấn đề này.
Nhà nghiên cứu Phan Ngọc trong khi tìm hiểu "Bản sắc văn hoá
Việt Nam " đã chỉ ra rằng" đối với văn học Việt Nam ,sù tiếp xúc văn học
Việt - Pháp còn quan trọng hơn tiếp xúc văn học Việt- Hoa, mặc dầu sự
tiếp xúc thứ hai chủ nhất kéo dài hai ngàn năm, trái lại sự tiếp xúc thứ hai
chủ yếu bó hẹp vào một thời gian ngắn ngủi dưới một thế kỷ (1859-1945).
[4;455]. Văn học Việt Nam trong buổi giao thời cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ
XX, đặc biệt là đầu thế kỷ XX, đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ.
Sự chuyển biến đó diễn ra trong sự chuyển biến chung của văn hoá Việt
Nam , theo các giai đoạn khác nhau, giai đoạn trứơc làm tiền đề cho giai
đoạn sau phát triển.
Nửa cuối thế kỷ XIX, khi thực dân Pháp nổ súng xâm lựơc Việt Nam
thì vấn đề đặt ra trước hết là sự tồn, vong của nền độc lập dân téc. Vì vậy,
mà người Việt Nam mà đại biểu là các nhà nho chỉ nhìn thấy người Pháp là
đại biểu cho chế độ dã man dùa trên sức mạnh vũ khÝ. Cùng với cuôc đấu
tranh chống Pháp, đặc biệt các nhà nho trong thời kỳ này đã quyết liệt cự
tuyệt, chối bỏ văn hoá Pháp. Song bên cạnh đó, còn có một bộ phận khác
cũng xuất phát từ yêu cầu độc lập dân téc mà đề nghị những canh tân cải

cách như Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lé Trạch Một bộ phận những
người theo công giáo và am hiểu tiếng Pháp trong khi chấp nhận một tình
trạng không đảo ngược được vẫn tìm cách bảo vệ văn hoá dân téc, chống
4
sự đồng hóa về văn hoá bằng cách dùng chữ Quốc ngữ như một công cụ để
dịch các sách kinh điển Hán, phiên âm các tác phẩm xưa của người
Việt như Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của Năm 1866, Nguyễn Trọng
Quản viết truyện Thầy Laza rô Phiền, tiểu thuyết đầu tiên theo xu hướng
tiểu thuyết Pháp.
Đến đầu thế kỷ XX, với phong trào Tân thư, các nhà nho bắt đầu tiếp
xúc với văn hoá Pháp mà chủ yếu là qua sách báo của Trung Hoa.Lần đầu
tiên người Việt biết đến những tư tưởng của phưương Tây như ; Khế ước
xã hội của Rút xô, Sự phân lập chính quyền của Môngte x kơ Anh hưởng
tư tưởng này dã làm dấy lên một phong trào yêu nước theo khuynh hướng
dân chủ tư sản mà đại diện tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Phan Châu Trinh với công cuộc duy tân, cải cách đã tiến hành truyền bá tư
tưởng mới, mở trương không lấy tiền và cổ vũ cải cách theo phưương Tây ,
trong đó trường nổi tiếng nhất là Đông Kinh Nghĩa Thục ở Hà Nội 1907-
1908. Xu hướng này đã lôi cuốn gần như toàn bộ các nhà trí thức nho học
và tạo nên một nền văn học mới mang tinh thần yêu nước mạnh mẽ. Xu
hướng này kết hợp với phong trào cắt tóc, chống thuế năm 1908 đã trở
thành một hiện tượng mới, lần đầu tiên văn hoá gắn liền với đấu tranh vì
quyền sống của quần chúng lao động [4;471]
Những năm 20, 30 của thế kỷ XX là giai đoạn ảnh hưởng văn học
Pháp sâu sắc nhất. Chính sách văn hoá của Pháp là phổ biến văn hoá Pháp
và chấm dứt ảnh hưởng văn hoá Trung Hoa, vì vậy đến năm 1919, chế độ
khoa cử đã bị huỷ bỏ trong cả nước. Chữ Hán và chữ Nôm từ năm 1920
"biến mất" và cầu nối liền văn học Trung Hoa với Việt Nam cũng mất luôn.
Chính sách giáo dục của Pháp đã đào tạo ra một đội ngò các nhà trí thức
Tây học làm thông phán trong các cơ quan của Pháp, họ am hiểu về khoa

học và văn học Pháp. Mặt khác Pháp cũng cần báo chí để tuyên truyền cho
chính sách văn hoá và văn hoá Pháp. Tiêu biểu nhất trong loại này là tờ
Nam Phong (1917-1934) của Phạm Quỳnh chủ trương hợp tác với Pháp
đồng thời "bảo vệ" văn hoá và văn học Việt Nam . Từ năm 1930, với sự ra
đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam nhất là sau Xô viết- Nghệ Tĩnh, thực dân
Pháp thấy rõ kẻ đối thủ chỉ có thể lật đổ mình là Đảng Cộng Sản. NÕu như
cuộc nổi dậy của Việt Nam Quốc Dân Đảng chỉ mấy ngày là dẹp xong thì
phong trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh lại ảnh hưởng mạnh mẽ, tuy đã bị đàn áp
và đi vào thoái trào. Trong bối cảnh Êy, thực dân Pháp vừa tiến hành khủng
bố trắng phong trào cách mạng, vừa áp dụng chính sách văn hoá mới- đó là
chấp nhận một mức độ tự do phê phán nhất định. Báo chí có thể phê phán
những hành vi hối lé, tham nhòng, những bất công xã hội nhưng không
được động đến chế độ thuộc địa. Bằng cách Êy sẽ làm giảm dần uy tín của
Đảng và tạo nên một thứ ánh sáng thu hót dần những nhóm chống đối
không cộng sản.Hoạt động của văn học Việt Nam lại nở ré chính trong bối
cảnh Êy, đã phản ánh đầy đủ các xu hướng của văn học Pháp. Bên cạnh sự
5
hiện diện của Thơ Mới còn có sự hiện diện của văn xuôi lãng mạn, văn học
hiện thực phê phán, phê bình văn học, kịch nói, thơ ca yêu nước và cách
mạng Văn học Việt Nam thực sự bước vào một giai đoạn sôi động trên
bước đường hiện đại hoá với nhiều cách tân lớn về thể loại, hình thức và
quan niệm.Với những cách tân này, hàng loạt tác giả, tác phẩm ra đời
chiếm lĩnh những đỉnh cao trong văn học.Thành quả sáng tạo của họ vừa
mang dấu Ên cá nhân sâu sắc vừa mang dấu Ên lịch sử đậm nét. Tự Lực
văn đoàn là một trong những trường hợp tiêu biểu đó, đã đóng góp quan
trọng vào quá trình hiện đại văn xuôi Việt Nam .
1.2.Tù Lực văn đoàn đóng góp cho sự tiến bộ của văn học
Tự Lực văn đoàn -ngay từ cái tên của nó đã gợi rất nhiều ý
nghĩa.Trước hết đó là một tổ chức văn học không chỉ của một nhóm các
nhà văn mà là của một nhóm trí thức nói chung bao gồm cả nhà văn, nhà

thơ, hoạ sĩ muốn tự mình gây lấy một cơ sở văn học chứ không nhờ một
bàn tay thế lực nào, do đó có tư cách độc lập không tuân theo một chỉ thị
nào, ngoài đường lối do chính họ vạch ra.Tự Lực văn đoàn thể hiện một cố
gắng rất lớn của các nhà văn, nhà thơ trong việc xây dựng một nền văn
học dân téc nói riêng và một nền văn hoá dân téc nói chung độc lập theo
hướng hiện đại hoá.
Người có công đầu trong việc sáng lập Tự Lực văn đoàn là Nguyễn
Tường Tam.Sau ba năm du học tại Pháp, năm 1930 ông trở về nước với
những quan niệm thay đổi hẳn về xã hội và văn chương.Năm 1932, ông đã
mua lại tờ báo Phong Hoá của một người bạn, sau đó ông đã tập hợp được
một nhóm những người cùng chí hướng thành lập nên nhóm Tự Lực văn
đoàn .
Thành viên của nhóm Tự Lực văn đoàn gồm có Nhất Linh tức là
Nguyễn Tường Tam (cũng có ký hiệu khác như Nhị Linh, Bảo Sơn, Đông
Sơn ), Khái Hưng tức Trần Khánh Dư, Tó Mỡ tức Hồ Trọng Hiếu, Thế Lữ
tức Nguyễn Thế Lữ ( hay Lê Ta), Hoàng Đạo tức Nguyễn Tường
Long( hay Tứ Ly), Thạch Lam tức Nguyễn Tường Lân( hay Việt Sinh) và
Nguyễn Gia Trí
Tự Lực văn đoàn là một tổ chức có tôn chỉ, mục đích, có cơ quan
ngôn luận, có giải thưởng văn học, có con dấu riêng thu hót được sự tham
gia của nhiều nhà văn, nhà thơ có tên tuổi.
Về tôn chỉ của Tự Lực văn đoàn được công bố trên tờ Phong Hoá số
101 ngày 8/6/1934[13;9] gồm
1- Tự sức mình làm ra những sách có giá trị văn chương chứ không
phiên dịch sách nước ngoài nếu như những sách này chỉ có tính cách văn
chương thôi, mục đích làm giàu thêm văn sản trong nước.
2-Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho người
và xã hội ngày một hay hơn lên.
6
3-Theo chủ nghĩa bình dân, soạn những sách có tính chât bình dânvà

cổ động ngừơi khác có tư tưởng bình dân
4-Dùng một lối văn giản dị dễ hiểu, Ýt chữ nho, một lối văn thật có
tính cách An Nam
5-Lóc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ
6-Ca tụng những nết hay, nết đẹp của nước ta mà có tÝnh cách bình
dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không
có tính cách trưởng giả quý téc
7- Trọng tự do cá nhân
8-Làm cho người ta hiểu rằng đạo Khổng không còn hợp thời nữa
9- Đem những phương pháp khoa học Thái Tây áp dụng vào văn
chương An Nam
10- Theo mét trong chín điều này cũng đựơc miễn là đừng trái với
những điều khác
Tôn chỉ của Tự Lực văn đoàn đã thể hiện hoài bão về văn hoá dân
téc, mong muốn xây dựng một nền văn chương hoàn toàn mang tính chất
dân téc, chống lại mọi yÕu tố ngoại lai trái với tinh thần Êy.
Tuy vậy, Tự Lực văn đoàn không đóng kín mà chủ trương đem
phương pháp khoa học Thái Tây mà chủ yếu là của Pháp áp dụng vào văn
chương.Họ muốn và trên thực tế họ đã thành công trong việc áp dụng kỹ
thuật viết tiểu thuyÕt hiện đại phương Tây vào quá trình sáng tác nhằm đổi
mới nền tiểu thuyết Việt Nam theo hướng hiện đại hóa từ cách kết cấu, xây
dựng nhân vât, miêu tả nội tâm cho đến cách sử dụng ngôn từ "một lối văn
thật có tính cách An Nam'" thực chất là khẳng định giá trị của văn học dân
téc.
Tôn chỉ của Tự Lực văn đoàn đề ra" tôn trọng tự do cá nhân", "làm
cho người ta hiểu rằng đạo Khổng không hợp thời nữa" chính là nhằm
chống lễ giáo phong kiến, đòi tự do yêu đương cho tuổi trẻ, đấu tranh cho
cái tôi cá nhân được khẳng định trong cộng đồng. Đây là một vấn đề thuộc
ý thức hệ. Trong lịch sử phát triển nhân loại, sự xuất hiện chủ nghĩa cá
nhân là một bứơc tiến bô trong quá trình con người giành quyền sống. Tự

Lực văn đoàn có công đóng góp tích cực đó vào quá trình phát triển ý thức
ở Việt Nam .
Tự Lực văn đoàn chủ trương" ca tụng nết hay, vẻ đẹp của nước ta mà
có tính cách bình dân. Như vậy, trong khi tiếp thu những yếu tố của văn
minh phương Tây thì Tự Lực văn đoàn cũng hết sức đề cao truyền thống
dân téc, xây dựng một nền văn hoá bình dân hướng tới quần chúng.
Có thể nói những điều trong tôn chỉ của Tự Lực văn đoàn đã bộc lé
rõ nét những tư tưởng tiến bộ của tổ chức này. Đó là tư tưởng của tầng líp
tư sản mà đại bộ phận là thanh niên trí thức thành thị đã lấy văn hoá đÓ đấu
tranh chống lại phong kiến, lấy văn hoá để khẳng định tinh thần dân téc của
7
mình- tinh thần đó là tinh thần cải lương tư sản"muốn cải cách xã hội một
cách êm thấm trong phạm vi luật pháp"[10;27].
Cơ quan ngôn luận của nhóm là báo Phong Hoá và Ngày Nay
Năm 1932 khi vừa bắt tay vào hoạt động văn học theo mét quan
điểm mới , Nguyễn Tường Tam đã mua lại tờ Phong Hoá của một người
bạn và chủ trương đổi mới hoàn toàn tờ báo này theo hướng hài hước, dùng
tiếng cười làm vũ khí nhằm vào những tệ nạn của phong hoá An Nam. Tờ
báo được độc giả hoan nghênh và trở thành nổi tiếng cả Bắc, Trung, Nam.
Đầu năm 1933, Nguyễn Tường Tam lại cho ra tiếp tờ báo Ngày
Nay.
Năm 1936, tê Phong Hoá bị chính quyền thực dân Pháp đình bản, Tự
Lực văn đoàn đã có tờ Ngày Nay kế tục con đường của Phong Hoá . Nhiệm
vụ chính của hai tờ tuần san này là góp phần thay đổi diện mạo văn học, là
diễn đàn để Tự Lực văn đoàn thể hiện tư tưởng của mình, cổ vũ cho sự phát
triển của văn học trên nhiều lĩnh vực.
Ra báo Phong Hoá được vài tháng, nhóm Tự Lực văn đoàn được
thành hình, Nguyễn Tường Tam nghĩ ngay đến sự cần thiết có một nhà xuất
bản .Mới đầu ông nhờ người ngoài có vốn thành lập Hội An Nam xuất bản
cục. Sau đó để bảo toàn tính cách độc lập, văn đoàn đã dựng ra nhà xuất

bản "Đời Nay"
Ban đầu, Đời nay chỉ xuất bản những sách của Tự Lực văn đoàn sau
đó họ mở rộng ra, xuất bản những sách được giải thưởng của nhóm hoặc
các sách mà họ công nhận giá trị và họ không thấy ngược với tôn chỉ của
mình.
Không những văn chương được chọn lọc cẩn thận mà sách được
trình bày cũng mới hẳn, có mỹ thuật, từ bìa ngoài đến trang trong đều rất
đẹp. Đây là lần đầu tiên nước ta có một nhà xuất bản theo đuổi mục đích
văn học, làm việc dưới một tôn chỉ văn học. Nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng "Đời nay đã mở một kỷ nguyên mới cho cuốn sách trong lịch sử văn
học Việt Nam"[17;25], đồng thời giúp cho Tự Lực văn đoàn truyền bá rộng
rãi những tác phẩm cũng như tư tưởng của mình. Đến năm 1940 tờ Ngày
Nay đóng cửa nhưng nhà xuất bản vẫn tiếp tục công việc phổ biến sách
của họ.
Như vậy, với tôn chỉ, với cơ quan ngôn luận, với nhà xuất bản, Tự
Lực văn đoàn văn đoàn trở thành một tổ chức văn học quan trọng nhất
trong thời kỳ này, và trên thực tế nó đã đóng góp rất nhiều cho nền văn học
Việt Nam nói chung và văn xuôi Việt Nam nói riêng.
Trước hết là cổ vũ cho phong trào Thơ Mới
Trong những năm 30 của thế kỷ XX, trên diễn đàn văn nghệ đã diễn
ra một cuộc tranh luận gay gắt giữa Thơ Mới và Thơ Cũ. Đương thời ý
nghĩa của cuộc tranh luận này đã được chính những đại diện từ'"Thời Thơ
Mới " đánh giá và nhìn nhận. Đó là một cuộc cách mạng trong thi ca- nói
8
như nhà phê bình Hoài Thanh. Cuộc cách mạng Êy trước hết về mặt tinh
thần, tư tưởng: thời đại của chữ Tôi, của những khát vọng thành thực.
Cùng với một số tờ báo khác như Phụ nữ Tân Văn, Tiểu thuyết thứ
bảy, Hà Nội báo Phong Hoá của Tù Lực văn đoàn đã lên tiếng ủng hộ
nhiệt tình cho Thơ Mới . Theo thống kê chưa đầy đủ của tác giả Nguyễn
Ngọc Thiện về thư mục các bài tham gia " Tranh luận văn nghệ thế kỷ

XX"(Nxb Lao động, H, 2003) từ 1932 đến 1938 tê Phong Hoá và Ngày
Nay đã 31 lần trực tiếp đăng các bài viết của các tác giả Tự Lực văn đoàn
để bênh vực cho Thơ Mới . Ngay từ tháng 9/1932- khi Thơ Mới vừa chập
chững bước vào thi đàn thì Phong Hoá đã lên tiếng cổ vũ "bỏ luật, niêm,
đối, bỏ điển tích sáo ngữ, nghĩa là tóm tắt đừng bắt chứơc cổ nhân một cách
nô lệ. Thơ ta phải mới, mới văn thể, mới ý tưởng"[7;60]
Tiếp đến Phong Hoá số 15(29/9/1932) Việt Sinh tức Thạch Lam chê
thơ cũ và văn chương theo lối cũ là "khuôn con người vào vòng lễ phép
chật hẹp. Nói không dám nói mạnh, cười không dám cười to, cái gì cũng
như bó buộc, cằn cỗi".
Sau Phong Hoá rồi đến Ngày Nay, Tự Lực văn đoàn đã bằng lời lẽ
đanh thép, hùng hồn, thuyết phục tham gia quyết liệt vào mặt trận phê
phán thơ cũ, bênh vực Thơ Mới . Đặc biệt, Lê Ta không chỉ tranh luận trên
lý thuyết mà còn sáng tác Thơ Mới và rất thành công. Chính vì vậy mà
những bài viết của Lê Ta được coi như những "phát súng đại bác" bắn vào
thành trì của thơ cũ khiến nó phải sụp đổ.
Nói đến sự nghiệp văn chương của Tự Lực văn đoàn không thể
không kể đến những cuộc thi, sáng tác do tổ chức văn học này phát
động.
Từ khi ra đời Tự Lực văn đoàn đã có ý thức về việc này và hai tờ báo
Phong Hoá, Ngày Nay đã có nhiều đóng góp hiệu quả.
Trong vòng 10 năm hoạt động, Tự Lực văn đoàn đã tổ chức ba cuộc
thi sáng tác và có trao giải thưởng
Lần thứ nhất vào năm 1935, không có tác phẩm nào được giải, ban
giám khảo chỉ tặng bốn giải khuyến khích.
Lần thứ hai vào năm 1937, có hơn 80 tác phẩm dù thi và không có
giải nhất. Hai tác phẩm đựơc giải nhì là kịch" Kim tiền" của Vi Huyền và
tiểu thuyết "Bỉ vỏ" của Nguyên Hồng
Năm 1939 là lần trao giải cuối cùng, lần này có 6 tác phẩm đựơc giải
gồm 4 cuốn tiểu thuyết và 2 tập thơ

Hai cuốn tiểu thuyết giải nhất là cuốn " Làm lẽ"của Mạnh Phú Tư và
cuốn "Cái nhà ngạch "của Kim Hà. Hai cuốn còn lại là :"Tan tác" và "Rạng
đông"
Hai giải thơ là:"Nghẹn ngào" của Tế Hanh và "Bức tranh quê" của
Anh Thơ.
9
Qua ba lần phát động sáng tác và tổ chức trao giải chúng ta nhận
thấy số lượng, chất lượng tác phẩm lần sau cao hơn lần trứơc.
Giải thưởng văn chương Tự Lực văn đoàn được người ta ví như "
giải Gon cou rt bên Pháp, vì nó được đợi chờ, theo dõi kết quả của nó là
một biến cố văn chương thời kỳ đó"[11;53]. Nhiều nhà văn của chúng ta đã
được cổ vũ từ các giải thưởng văn chương đó đã phấn đấu không ngừng và
trở thành các nhà văn có tên tuổi sau này như: Nguyên Hồng, Tế Hanh,
Anh Thơ
Những hoạt động trên đây thực sự đã đóng góp có hiệu quả cho sự
phát triển và tiến bộ văn học trên con đường hiện đại hoá. Trao giải thưởng
văn học, xuất bản tác phẩm vừa là một hình thức rất mới trong hoạt động
văn học vừa là một cách để đưa nền "văn học quà tặng" chuyển sang nền
"văn học hàng hoá"như cách gọi của Phan Ngọc.
Trong quá trình hoạt động văn học Tự Lực văn đoàn đã có nhứng
đóng góp đáng kể cho lý luận sáng tác và phê bình văn học, khẳng định
nó như một thể loại tồn tại độc lập
Trong khoảng 10 năm hoạt động, Tự Lực văn đoàn đã góp phần
không nhỏ làm khởi sắc thêm diện mạo văn học Việt Nam, đưa văn học
Việt Nam đi vào con đường hiện đại hóa. Song việc tìm hiểu những đóng
góp của Tự Lực văn đoàn trong văn xuôi hiện đại Việt Nam không thể chỉ
dừng lại việc xem xét các hoạt động chung mà cần phải trực tiếp tìm hiểu
những sáng tác của họ.
1.3.Vài nét đóng góp về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của Tự
Lực văn đoàn trong văn xuôi hiện đại.

Đã có nhiều nghiên cứu về Tự Lực văn đoàn. Hầu hết các nghiên
cứu đều đã đi sâu vào tìm hiểu về giá trị nội dung và nghệ thuật của văn
chương Tự Lực văn đoàn.
Về nội dung tư tưởng của văn chương Tự Lực văn đoàn có thể
được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, như quan niệm về con người,
về giá trị nhân văn, giá trị thẩm mỹ Chủ yếu các vấn đề đó đều được tiếp
cận qua các tác giả cụ thể và phân tích là những vấn đề của văn học. Ơ đây
cũng từ các tác phẩm của Tự Lực văn đoàn, nhưng ở mứcđộ nhìn nhận
chung nhất, chúng tôi muốn xem xét các vấn đề trong văn chương Tự Lực
văn đoàn không chỉ dưới góc độ văn học mà còn trên bình diện là các vấn
đề xã hội trên cơ sở tiếp thu, học hỏi các công trình của các nhà nghiên
cứu. Vấn đề mà chúng tôi quan tâm ở đây khi nói đến giá trị nội dung của
tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn là sù xuất hiện và khẳng định con người cá
nhân bởi đây là biểu hiện rõ nhất tính chất mới mẻ của văn chương Tự Lực
văn đoàn và đây cũng là đóng góp lớn nhất của Tự Lực văn đoàn.
Con người trong văn học là sự phản ánh của con người trong xã hội.
Sự xâm nhập ồ ạt của đời sống đô thị, của văn minh công nghiệp vào Việt
10
Nam đã làm đảo lộn sâu sắc các mối quan hệ xã hội cũng như làm lay động
tâm thức của mọi thành phần xã hội. Hình bóng con người cá nhân của xã
hội phương Tây đã tác động mạnh mẽ vào đời sống xã hội và các tầng líp
đặc biệt là thanh niên, trí thức học sinh đã hồ hởi tiếp nhận. Sự "va chạm"
với văn minh phương Tây đã làm trong xã hội Việt Nam xuất hiện hàng
loạt các mâu thuẫn: mâu thuẫn giữa phương Đông và phương T ây, giữa cổ
truyền và hiện đại, giữa cái cũ và cái mới, giữa cá nhân và cộng đồng, đã
đẻ ra một loạt con người khác trứơc từ ý thức tư tưởng đến đời sống tâm
hồn. Trong xã hội ngay cả những người đàn ông thủ cựu cũng đã nhanh
chóng rời bỏ chiếc khăn xếp, chiếc áo chùng thâm, đôi guốc méc để khoác
âu phục. Và ngay cả một cô gái thôn quê cũng dám bỏ cả tập tục cũ của xã
hội cổ truyền với môi trầu cắn chỉ, với chiếc nón quai thao dám để răng

trắng và để tóc ngôi lệch Tất cả những cách tân đó trong xã hội đã kịp
thời có mặt và nhanh chóng đóng vai trò trung tâm trong văn học. Vì vậy
con người cá nhân xuất hiện trong văn học,khẳng định cái tôi một cách
mạnh mẽ cùng với những quan niệm mới hoàn toàn về con người và xã hội.
Tự Lực văn đoàn chính là đỉnh cao của quá trình khẳng định con người cá
nhân đó.
Nhân vật trung tâm trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn đều là những
"trí thức Tây học "hoặc những" gái mới".Lộc trong Nửa chõng xuân là
tham tá, Minh trong Gánh hàng hoa là nhà báo, Nam trong Đẹp là họa sĩ,
Trương trong Bướm trắng là sinh viên trường luật Ngay cả các nhân vật
nữ như Loan trong Đoạn tuyệt, Hồng trong Thoát ly, Lan trong Đẹp cũng
đều là học sinh các trường cao đẳng tư thục. Tất cả các nhân vật này đều là
những thanh niên mới lớn được theo học một nên giáo dục Tây Âu từ nhỏ,
được hấp thụ một nên văn hoá mới. Sự hiện diện của họ là để đại diện cho
một tầng líp mới, một xu thế mới của thời đại với những quan niệm mới về
cuộc sống.
Trước hết và chủ yếu là quan niệm về quyền sống của con ngưòi cá
nhân, từ đó đấu tranh để giải phóng cái tôi cá nhân ra khỏi sự ràng buộc
của cái cũ . Cái cũ trong Tự Lực văn đoàn chính là lễ giáo và chế độ đại
gia đình phong kiến
Trong xã hội cũ, cá nhân không có quyền sống riêng, từ trong gia
đình ra ngoài xã hội, nó phải tuân theo những nguyên tắc nghiệt ngã của
chế độ phong kiến. Cuộc đấu tranh đòi giải phóng cá nhân chống lại uy
quyền của lễ giáo phong kiến diễn ra thực sự mạnh mẽ trong xã hội trên
mọi phương diện đời sống xã hội, đặc biệt là ở các thành thị. Văn học và
báo chí đầu thế kỷ XX trở thành diễn đàn sôi động của cuộc đấu tranh đó,
đặc biệt là nơi tranh cãi quyết liệt những vấn đề trong hôn nhân và trong
gia đình giữa tư tưởng mới và cũ, bảo thủ và cấp tiến.
Tự Lực văn đoàn đã đứng hẳn về phía cái mới."Theo mới, như
chúng tôi đã nói là Âu hoá Âu hoá là đem những nguyên tắc của nên văn

11
minh phương Tây áp dụng vào đời ta. Ngày xưa, ta không sống theo lẽ
phải, ta sống theo tục lệ thành kiến, theo tục lệ bất khả luận của cổ
nhân Âu hoá là điều hòa giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa xã hội, là
hoạt động làm sao cho trong xã hộ, cá nhân được tự do phát triển giá trị của
mình, cá nhân được tự do nảy nở tính tình, tri thức của mình"[10;13]. Vì
vậy, tư tưởng nổi bật trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn là chống lễ giáo
phong kiến, khẳng định cái tôi cá nhân với những quyền tự do yêu đương,
tự do kết hôn, hạnh phóc
Nhất Linh ca ngợi tình yêu tù do lứa đôi, chủ trương giải phóng hoàn
toàn người phụ nữ ra khỏi đại gia đình phon kiến( Đoạn tuyệt), giải phóng
họ khỏi những quan niệm tiết trinh hẹp hòi của lễ giáo phong kiến (Lạnh
lùng). Tình yêu và lý tưởng của cá nhân đều bị gia đình phong kiến kìm
hãm cho nên muốn hoàn toàn đựơc tự do yêu đương thì phải đoạn tuyệt với

Từ xung đột mâu thuẫn giữa mẹ chồng -nàng dâu trong xã hội cũ,
các tác phẩm đã mở ra mét xung đột mới lớn hơn, xung đột về hệ tư tưởng
giữa cái cũ và cái mới, từ đó khẳng định quyÒn cá nhân con người. Loan
đã dám đứng lên nói thẳng vào mặt bà mẹ chồng " không ai có quyền chửi
tôi.Bà cũng là người, tôi cũng là người, không ai hơn ai kém ai"
Cùng với Đoạn tuyệt, hàng loạt các tác phẩm khác của Tự Lực văn
đoàn như Nửa chõng xuân, Đời mưa gió, Đôi bạn cũng đã tấn công vào
đại gia đình phong kiến, lên tiếng đòi quyền hạnh phóc cho con người.
Như vậy, Tự Lực văn đoàn ra đời chính là góp một tiếng nói mạnh
mẽ vào quá trình giải phóng con người trong xã hội. Đây cũng là một trong
những nhân tè quan trọng trong quá trình hiện đại hóa văn học, bởi con
người trong Tự Lực văn đoàn xuât hiện với một quan niệm hoàn toàn mới.
Thật xác đáng khi có ai đó nhận xét rằng "tiểu thuyết của Tự Lực văn đoàn
là một bản tuyên ngôn nhân quyền bằng nghệ thuật". Có lẽ kể từ văn học cổ
trung đại, chưa bao giê con người cá nhân lại được miêu tả với nhiều thứ

quyền như con người của Tự Lực văn đoàn , quyên lùa chọn cho mình một
cách sống, quyền bình đẳng, quyền được hưởng hạnh phóc
Một nét mới nữa trong con người của tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn
là sự chú ý miêu tả vẻ đẹp thể chất trong ý thức mới của vẻ đẹp con người
cá nhân. Vẻ đẹp này đánh dấu sự hoàn thiện của cá nhân trong sự hoàn
thiện về mọi mặt.
Trong văn học Việt Nam, trước Tự Lực văn đoàn với truyền thống
của nên văn hóa cổ truyền phương Đông- vẻ đẹp thể chất cũng đã được chú
ý, nhưng đó chỉ là thứ phụ, chỉ có giá trị khi nó gắn với vẻ đẹp tinh thần.
Văn học Tự Lực văn đoàn ra đời trên cơ sở nền văn hoá đô thị kiểu
phương Tây với một quan niệm mới về con người cá nhân. Đó là việc coi
con người có giá trị tự thân, là trung tâm của vũ trụ là thước đo của vạn vật.
Bởi thế lần đầu tiên trong văn học Việt Nam, tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn
12
đã đề cập đến vẻ đẹp thể chất như một yếu tố để khám phá con người, như
mét tiêu chuẩn để đánh giá con người hoàn chỉnh của xã hội.
Có thể nói lần đầu tiên trong văn học, với tiểu thuyết Tự Lực văn
đoàn , con người đã ý thức công khai rằng sắc đẹp tự thân là một yếu tố của
giá trị cá nhân. Cả một líp người trẻ tuổi của Tự Lực văn đoàn đều coi vẻ
đẹp hình thức là tiền đề của một cuộc sống sung sướng."Trẻ và đẹp không
những đối với phụ nữ là những điều kiện không có không được mà đối với
nam nhi cũng cần thiết cho đời sống sung sướng, hơn nữa cho đời sống vắn
tắt ( Thanh đức); hay " đẹp đó là mục đích của đời nàng. Nàng cho một
thiếu nữ không đẹp thì không thể nào sung sướng được. Thông minh, có
học cũng chỉ làm tôi tớ cho nhan sắc mà thôi. Muốn đắc thắng, muốn có
một tương lai vẻ vang, trước hết phải đẹp"; "sống là cạnh tranh, mà lúc
mình có sắc đẹp bên mình là lúc mình sống nhất, không cạnh tranh sao
được "(Đẹp ). Phải nói rằng đó là những quan niệm rất mới về cái đẹp của
con người. Vẻ đẹp hình thức trở thành một trong những tiêu chí đánh giá,
thậm chí quyết định tới số phận của con người. Quan niệm này chỉ có thể

có được với sự ảnh hưởng của mỹ học phương Tây.
Dù có chịu ảnh hưởng của mỹ học phương Tây thì khi thể hiện vẻ
đẹp của con người, các tác giả vẫn xuất phát từ truyền thống mỹ học
phương Đông về sự tương ứng giữa nội dung và hình thức. Vì thế, vẻ đẹp
trong Tự Lực văn đoàn mang tính lý tưởng. Các tác giả đã gắn sự thể hiện
vẻ đẹp thể chất với vẻ đẹp tinh thần. Hỗu hết các nhân vật nữ của Tự Lực
văn đoàn không chỉ đẹp mà còn có những phẩm chất khác như hiểu biết
thông minh, nhạy cảm, có duyên Tuyết trong Đời mưa gió là một cô gái
thích tự do, phong khoáng nhưng cũng có những phẩm chất đáng quý "
không chỉ khôn khéo , thông minh mà còn rất nhạy cảm, chỉ thoáng qua
nàng biết hết sở thích của từng người"
Mét trong những đặc điểm nữa của việc thể hiện vẻ đẹp thể chất
trong tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn là quan tâm đến việc miêu tả trang
phục, trang điểm Đó không chỉ là một yếu tố làm nên vẻ đẹp thể chất của
con người mà chủ yếu là yếu tố của con người hiện đại, con người đô thị
đối lập với con người thôn quê. Trong cuộc gặp gỡ với văn hóa phương
Tây đô thị hiện đại, nhiều thang bậc giá trị thay đổi trong đó có thẩm mỹ.
Lối sống của nền văn hoá đô thị đã ảnh hưởng khá đậm nét đến thị hiếu
thẩm mỹ của con người tron Tự Lực văn đoàn . Mai trong Nửa chõng xuân
là một cô gái thôn quê nhưng khi người yêu là "Léc hơi ngỏ ý thích lối y
phục nào là nàng vận theo lối Êy ngay, đến nỗi ở quê ra tỉnh hơn năm nay,
nàng đã phục sức hệt một thiếu nữ tân thời"
Có thể thấy vẻ đẹp thể chất của con người trong Tự Lực văn đoàn là
phương diện tiêu biểu nhất cho con người cá nhân đô thị. Nó đã thể hiện ý
thức mới về giá trị con người, một trình độ mới cảm nhận về con người.
Điều này không thể có được trong văn xuôi trước Tự Lực văn đoàn .
13
Bên cạnh đó đời sống tâm hồn con người cũng được phản ánh rất
phong phó, sinh động, nhiều chiều, nhiều sắc độ khác nha. Đó là một bước
phát triển mới của văn xuôi hiện đại trong việc xây dựng nhân vật.

Như vậy, nội dung tư tưởng xuyên suốt của tiểu thuyết Tự Lực văn
đoàn là tiếng nói đấu tranh đòi giải phóng cá nhân, giải phóng bản ngã, đặc
biệt đấu tranh cho tù do hôn nhân, cho quyền sống của người phụ nữ chống
lại sự ràng buộc khắt khe của lễ giáo phong kiến, của đại gia đình phong
kiến. Hình ảnh con người cá nhân được khẳng định với mọi giá trị đầy đủ
nhất của con ngưòi- Đây là vấn đề then chốt, là biểu hiện rõ nhất những đổi
mới trong quan điểm, nhận thức của cả một líp người trong xã hội chủ yếu
là thanh niên trí thức thành thị về con người, về xã hội
Bên cạnh những đóng góp mới mẻ về mặt nội dung tư tưởng, Tự
Lực văn đoàn còn có sự đóng góp quan trọng trong việc cách tân nghệ
thuật văn xuôi Việt Nam hiện đại mà theo các nhà nghiên cứu" đó là một
bước tổng hợp mới giữa ảnh hưởng văn hoá Đông - Tây và truyền thống
văn học dân téc"[11;96]
Ngay từ đầu thế kỷ XX, các nhà văn Việt Nam đã tìm cách thoát
khỏi khuôn khổ chật hẹp, gò bó của văn học truyền thống đồng thời đi tìm
cẩm nang mới mẻ từ văn học Tây Âu nhất là văn học Pháp để khai thông
cho sự trì trệ, bế tắc của văn học. Một số nhà thơ, nhà văn đã đi tiên phong
như Tản Đà, Hoàng Ngọc Phách, Hồ Biểu Chánh nhưng đó chỉ là những
cá nhân đi "thăm dò", tìm kiếm nên những bước đi của họ còn dè dặt,
chậm chạp, chưa dám thực hiện triệt để công cuộc cách tân. Hơn nữa đó
mới chỉ là công việc của một vài cá nhân chưa thành một tổ chức có tuyên
ngôn, có tôn chỉ như Tự Lực văn đoàn , nên có thể xem Tự Lực văn đoàn
là tổ chức văn học đi tiên phong duy nhất trước cách mạng tháng Tám 1945
trong việc cách tân văn học Việt Nam.
Trước hết là về thể loại:rất đa dạng, phong phó. Ngay trong văn xuôi
Tự Lực văn đoàn đã có nhiều thể loại: phóng sự, kịch, tiểu thuyết, trong
tiểu thuyết lại có tiểu thuyết lịch sử, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết trinh
thám.Ngoài ra còn có báo chí, thơ Điều này góp phần làm phong phú và
phát triển nhanh hơn các thể loại văn chương ở Việt Nam.
Về kết cấu tác phẩm: Dù ở tiểu thuyết hay truyện ngắn, Tự Lực văn

đoàn đều đã tiếp cận được với kỹ thuật viết truyện phương Tây, mở ra một
hướng mới cho sáng tác. Đây thực sự là một đóng góp có giá trị của Tự
Lực văn đoàn vào công cuộc đổi mới văn học,góp phần thúc đẩy nền văn
xuôi Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Tự Lực văn đoàn đã hoàn toàn từ bỏ
kết cấu chương hồi của thế hệ tiểu thuyết trước năm 30 để chuyển sang lối
kết cấu tâm lý của tiểu thuyết phương Tây. Kiểu kết cấu này làm đảo lộn
toàn bộ thi pháp tiểu thuyết của các thế hệ nhà văn líp trước, nó chi phối tất
cả các khâu trong quá trình sáng tạo nghệ thuật.
14
Về xây dựng nhân vật: từ việc học hỏi văn học phương Tây, các nhà
văn Tự Lực văn đoàn đã tiến một bước khá dài trong việc miêu tả nhân vật.
Nhân vật không còn gò bó trong khuôn khổ của lối văn quy phạm, vẻ đẹp
không còn là ước lệ tượng trưng nữa. Nhân vật trong Tự Lực văn đoàn hiện
lên với đầy đủ vẻ sống động của một con người. Đặc biệt là phải đến Tự
Lực văn đoàn vẻ đẹp thể chất mới đựơc coi là tiêu chuẩn đánh giá con
ngưòi hoàn chỉnh. Điều này thể hiện một quan điểm thẩm mỹ mang tính
thời đại. Và cũng phải đến Tự Lực văn đoàn văn học Việt Nam mới hoàn
toàn chấm dứt ảnh hưởng của văn học truyền thống trong việc miêu tả nội
tâm nhân vật thường chỉ được nhìn nhận một chiều và miêu tả một cách
gián tiếp. Các nhà nghiên cứu đã cho rằng do "học tập được phương pháp
miêu tả nhân vật, tâm lý nhân vật của phương Tây, nắm vững kiến thức tâm
lý học đặc biệt là phân tâm học của Freud "mà các nhà văn Tự Lực văn
đoàn đã thể hiện khá tốt nội tâm nhân vật. Họ mô tả trực tiếp và tinh tế đời
sống tâm lý con người từ những quá trình tâm lý đơn giản đến phức tạp
biểu hiện muôn hình muôn vẻ của tình cảm con người.
Về ngôn ngữ:Sự hiện đại hoá ngôn ngữ của văn chương Tự Lực văn
đoàn không chỉ ở việc xoá bỏ các điển tích, điển cố Hán Việt, bỏ những sáo
ngữ đã mòn trong câu văn mà còn sáng tạo ra một thứ ngôn ngữ mới.
Đó là một líp ngôn ngữ mang đậm tính chất đô thị. Ngay một loạt tên
tác phẩm cũng nói lên tính chất đô thị trong buổi giao thời của nó: Hồn

bướm mơ tiên,Nửa chõng xuân, Đời mưa gió, Con đường sáng, Nắng thu,
Bướm trắng, Đoạn tuyệt với các nhân vật cũng là Dũng, Loan, Hồng,
Ngọc - đó là thứ ngôn ngữ của tầng líp tiểu tư sản thành thị đặc biệt là trí
thức Tây học
Đó là một thứ ngôn ngữ trong sáng với rất nhiều điềp âm, điệp từ,
nhiều từ thuần Việt,giàu tính biểu cảm miêu tả được những trạng thái
phong phó, tinh tế nhất của đời sống tâm hồn con người.
Tự Lực văn đoàn có thể không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm
quan trọng nhất đưa văn học Việt Nam tiến trên con đường hiện đại hoá
với những đóng góp rất mới mẻ trên. Tuy nhiên những đóng góp đó không
phải là những sáng tạo độc lập của các nhà văn trong Tự Lực văn đoàn mà
là sự vận dụng kinh nghiệm của văn học phương Tây vào quá trình sáng
tao. Văn học Tự Lực văn đoàn đã ảnh hưởng rất sâu sắc văn học lãng mạn
Pháp với những tên tuổi như Hugo, Lamartine, Vigny, Andre Gide (đây là
một vấn đề cần nghiên cứu cụ thể đối với từng trường hợp của Tự Lực văn
đoàn ). Mặt khác có đựơc những thành tựu đó, các nhà văn trong Tự Lực
văn đoàn còn biết tiến một bứơc tổng hợp giữa ảnh hưởng văn học Đông-
Tây với truyền thống văn học dân téc tạo nên sự khởi sắc cho nền văn học
mới ở Việt Nam
2.Vai trò của Tự Lực văn đoàn trong cuộc vận động lối sống mới
15
Đây là một lĩnh vực quan trọng và hết sức nhạy cảm trong sinh hoạt
văn hoá
Ngay từ đầu thế kỷ XX với phong trào Duy tân ở Bắc và Trung kỳ
(1906-1908), một cuộc vận động lối sống mới đã thực sự diễn ra. Các nhà
nho tư sản hóa tiến bộ nước ta khi đó hiểu rằng, bên cạnhviệc mở trường
học(Đông Kinh Nghĩa Thục) lập hội buôn, chấn dân khí, thì việc cải cách
phong hoá cũng rât quan trọng
Cóp hè, cúp hè
Thẳng thẳng cho khéo

Bỏ cái dại này
Cúp hè, cúp hè
Bỏ cái ngu này
(Vè cắt tóc, 1906) [14;43]
Tuy thế, cuộc vận động này chưa có kết quả sâu rộng dù được tiến
hành khá quyết liệt
Đến những năm 20,30 một cuộc vận động lối sống mới "phong trào
Âu hóa" lại diễn ra sôi nổi trong đó Tự Lực văn đoàn được coi là nhóm chủ
trương, đi đầu bên cạnh những Phụ nữ Tân văn, Đông Dương tạp chí
Cuộc vận động này có những mưu đồ, những thế lực của thực dân Pháp
nhưng về cơ bản nó đáp ứng được nhu cầu của giới trí thức thành thị, giai
cấp tư sản non trẻ, tâm lý thị dân đã rõ nét vì thế nó có ảnh hưởng khá sâu
rộng.
Với chủ trương duy tân và cấp tiến, Tự Lực văn đoàn đã tấn công đả
phá cái xã hội nho phong mà thế hệ cũ gọi là quốc hồn, quốc tuý. Và họ đã
dùng cái cười để làm vũ khí cho mình. Trong Phong Hoá và Ngày Nay, ba
điển hình quen thuộc là Lý Toét, Xã Xệ, Bang Banh được dùng để chế
nhạo các hủ tục. Bên cạnh đó là hàng loạt các bài viết trên mọi lĩnh vực
đều nhằm chống lại xã hội cũ [17;14-15]:
Đối với Nho giáo :"nho giáo lung lay, sắp đổ, sắp sửa theo mấy nhà
thâm nho còn sót lại mà tiêu diệt với thời gian "
Đối với nếp sống thôn quê:"Ta phải thay thế cái mớ nghi lễ cũ rích
nó phân đẳng cấp xằng bằng một cái lễ mới. Những điều lễ mới Êy dậy
cho dân quê rằng mét người trong làng là một người công dân, có đủ
quyền tự do dù là một bạch đinh hay một ông lý"
Đối với tục lệ cổ truyền "Ta phải tìm thấy tinh thân văn minh thái
Tây rồi tự tạo lấy những điều nhu cầu cho ta, và muốn thế ta phải vứt bỏ
những dây chằng chịt lấy linh hồn ta tức là những tục lệ cổ hủ và trí phục
tùng của cả một dân téc"
Từ năm 1937, trên tờ Ngày Nay, Hoàng Đạo đã mở mục "Bùn lầy

nước đọng" vạch trần những thối nát của phong kiến, thực dân đã đẩy
người nông dân vào cuộc sống u tối, cơ cực. Ông đưa ra những quan niệm
của mình về một cuộc cải cách hành chính, chính trị, kinh tế, văn hoá giáo
16
dục. Thứ nhất phải phân chia quan quyền, phổ biến pháp luật, tăng cường
an ninh thôn quê, phế bỏ tục xôi thịt đình đám. Thứ hai phải bãi bỏ thuế
thân, phát triển công nghệ, bỏ độc quyền nấu rượu của nhà nước, quân cấp
công điền.Thứ ba là phải ban hành giáo dục phổ thông, lập học đoàn,
truyền bá rộng rãi những kiến thức về pháp luật và khoa học
Bên cạnh đó họ còn ra sức tuyên truyền cho Hội Anh Sáng- đây là
một tổ chức từ thiện có tính chât cải lương tư sản được thành lập năm1937
do Nguyễn Tường Tam làm chủ tịch. Hội này có ý định thay dần những
căn nhà ổ chuột, tối tăm thiếu vệ sinh của nhân dân lao động thành những
ngôi nhà cao ráo.
Như vậy, Tự Lực văn đoàn đã chủ trương và cố gắng thay đổi cuộc
sống trên mọi lĩnh vực, mong muốn cải cách xã hội.Nhưng rõ ràng những
cải cách của họ chỉ là ảo tưởng- nó bộc lé rất rõ sự non yếu của tầng líp tiểu
tư sản "chỉ dám lấy văn học làm mặt trận để chông phong kiến thực dân".
Dù vậy, chúng ta cũng không thể phủ nhận được vai trò của Tự Lực văn
đoàn trong cuộc vận động một lối sống mới. Những tác phẩm, những bài
báơ của họ đã có hiệu quả lớn trong việc thay đổi cách ăn mặc, ứng xử,
giao tiếp .Nếu như trong văn học các tác giả chú ý đến vẻ đẹp hình thức của
các nhân vật- đặc biệt là phụ nữ, thì bổ sung cho điều này, Tự Lực văn
đoàn đã ra sức cổ vũ cho cách sống đô thị. Trên các mặt báo, bên cạnh các
bài xã luận đậm màu sắc chính trị, xã hội còn có nhiều mục dạy người ta
làm đẹp, biết cách ăn mặc, trang điểm, cách luyện tập giữ gìn thân thể cho
duyên dáng, khẻo mạnh. Trên Phong Hoá đã có hẳn một mục "vẻ đẹp riêng
tặng các bà các cô"chuyên viết về cải cách y phục mốt cho phụ nữ, do họa
sĩ Lemur (Cát Tường) phụ trách.
Như vậy cùng với hàng loạt các báo chí như Phụ nữ tân văn, Nữ giới

chung Tự Lực văn đoàn đã góp một tiếng nói quan trọng đưa đến sự thay
đổi về các mặt đời sống xã hội, văn hoá của thành thị nói chung và phụ nữ
thành thị nói riêng trong những năm 20,30 của thế kỷ XX. Trong đó ta phải
thấy rằng giá trị tư tưởng trong các tác phẩm Tự Lực văn đoàn là sự khẳng
định con người cá nhân, khẳng định cái tôi không chỉ là trong văn học
nữa mà một mặt nó vừa phản ánh đời sống xã hội, mặt khác nó đã góp phần
đưa đến sự chuyÓn biến vượt bậc trong nhận thức của cả một líp người
nhất là thanh niên trí thức về giá trị của bản thân mình, về con người cá
nhân- về cái tôi. Điều này hết sức quan trọng bởi nó sẽ là một trong những
động lực đưa đến việc đấu tranh giải phóng con người, giải phóng xã hội,
đưa đến sự tiến bộ của xã hội
17
MỘT VÀI NHẬN XÉT
1.Cùng với việc dùng súng ống, đại bác xâm lược Việt Nam ngay từ
rất sớm, thực dân Pháp đã có chính sách và ý đồ đồng hóa văn hóa nước
ta, xoá bỏ ảnh hưởng của nho học, hạn chế những giá trị truyền thống.
Chúng thực sự tạo nên một môi trường văn minh phương Tây cưỡng chế,
du nhập hầu hết những loại hình sinh hoạt văn hoá phương Tây vào Việt
Nam.Qúa trình tiếp xúc văn hoá Đông -Tây vì thế diễn ra trên mọi lĩnh vực
của đời sống và ngày càng mạnh mẽ. Người Việt Nam từ chỗ chối bỏ văn
minh phương Tây hay tiếp thu một cách thụ động đã dần dân chủ động
sàng lọc những giá trị mới của phương Tây trên cơ sở bảo vệ, gìn giữ
những giá trị truyền thống dân téc để tạo nên một nền văn hoá có giá trị
đích thực và quý báu trong khi nước đã mất.
2. Những thay đổi về mô hình văn hoá, thiết chế văn hoá nói chung
đó đã đưa đến sự hình thành những hình thức sinh hoạt văn hóa mới của
nước ta. Văn học Việt Nam phát triển trong bối cảnh đó một mặt đã nhanh
chóng "tá ra thích ứng"đi lên con đường hiện đại hoá, mặt khác như một
kết quả tất yếu, văn học là một trong những nét điển hình nhất của quá trình
giao lưu tiếp xúc văn hoá Đông-Tây. Cùng với nền văn hoá Việt Nam, văn

học Việt Nam cũng trải qua nhiều chặng đường để từng bước đổi mới,
ngày càng hoàn thiện mình. Có thể coi giai đoạn 1930-1945 là giai đoạn
phản ánh đầy đủ nhất xu thế phát triển của văn học trong mối giao lưu với
văn học phương Tây
3. Đóng vai trò quan trọng trong việc tiếp nhận văn hoá phương Tây
nói chung và văn học Pháp nói riêng là tầng líp trí thức Tây học-họ đã
từng bước tiếp thu những tinh hoa của văn hoá phương Tây, nhào nặn với
giá trị truyền thống tạo nên nền văn hoá mới thông qua nhiều con đường,
nhiều cách khác nhau như hoạt động báo chí, văn nghệ Tự Lực văn đoàn
ra đời là một tổ chức văn học nhưng trước hết nó là một hình thức để thâu
nhận văn hóa phương Tây/văn học Pháp. Vì vậy trong quá trình tiếp xúc
văn hoá Đông -Tây những năm 20,30 của thế kỷ XX ở Việt Nam , Tự Lực
văn đoàn đã đóng vai trò rất quan trọng
Dù đã chỉ ra những hạn chế của Tự Lực văn đoàn (về mặt chính
trị)nhưng trên con đường văn học, Trường Chinh cũng khẳng định
những đóng góp của Tự Lực văn đoàn "đã đẩy mạnh phong trào văn
nghệ nước ta tiến tới"[9;51]
Trước hết ở ngay địa hạt báo chí, họ đã làm cho tờ báo nước nhà tiến
bộ nhiều từ bài vở đến kỹ thuật. Đồng thời đưa người làm báo "từ cảnh lẻ
loi của mấy ông đồ ngồi yên cao giọng dạy đời đến con đường đi vào quần
chúng, săn sóc dư luận, đặt và giải quyết những vấn đề liên quan đến số
đông"[17;28]
18
Nhất là ở địa hạt sáng tác, sù đóng góp của Tự Lực văn đoàn để làm
tiến bộ văn nghệ mới lại càng quan trọng. Họ đã lãnh đạo và đưa đến toàn
thắng của phong trào Thơ Mới. Thế Lữ dẫn đầu trong làng Thơ Mới đã
xuất phát từ Tự Lực văn đoàn . Về sau chính trên Phong Hoá, Ngày Nay
mà ta thấy xuất hiện nhiều nhà thơ mới có giá trị như Xuân Diệu, Huy Cận,
Thanh Tịnh
Song quan trọng nhất là ở tiểu thuyết, Tù Lực văn đoàn đã có nhiều

đóng góp hơn cả.Có thể nói chỉ với Tự Lực văn đoàn , văn học Việt Nam
mới bắt đầu có tiểu thuyết. Ơ giai đoạn trước, chỉ thịnh hành tiểu thuyết
dịch, còn nếu sáng tác nếu có thì thường đều mang dáng điệu mô phỏng,
mô phỏng Tây hay mô phỏng Tàu. Đến khi tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn ra
đời mới thấy những nhân vật Việt Nam, hoạt động giữa khung cảnh Việt
Nam, trong một câu chuyện Việt Nam đồng thời cũng mới thấy hết tính
chất mới mẻ, những thay đổi tiến bộ trong đời sống của con người Việt
Nam mà trứơc hết là tầng líp thanh niên trí thức đô thị, với một phương
pháp sáng tác hoàn toàn mới mẻ. Vì thế mà sau 1932, mét phong trào tiểu
thuyết mới phát triển rất mạnh trong cả nước dưới ảnh hưởng của Tự Lực
văn đoàn
Những hoạt động văn học và trên thực tế bằng nhiều hoạt động
khác nhau, Tự Lực văn đoàn đã đi đầu trong cuộc vận động một lối sống
mới đã có từ đầu thế kỷ.
Với chủ trương duy tân, cấp tiến Tự Lực văn đoàn đã tác động như
một cơn lốc thổi vào cái xã hội trì trệ trước năm 1932. Nhất là với cái cười
Phong Hoá, Ngày Nay họ đã đả phá vào tất cả cái cũ, đã chỉ ra cho người ta
thế nào là nhà quê, là hủ lậu, thế nào là văn minh, là tân tiến và thúc đẩy
người Việt Nam nhất là ở thành thị trút bỏ đựơc những tập tục cũ, đi vào
con đường Âu hoá từ vật chất đến tinh thần.Bằng tiểu thuyết, bằng thơ ca
những sáng tác văn nghệ của họ ngấm sâu vào linh hồn và thay đổi nề nếp
suy nghĩ của cả một thế hệ độc giả .
Giao lưu văn hóa là một nội dung quan trong của lịch sử Việt Nam
nói riêng và các nước phương Đông nói chung thời cận đại. Người ta
thường coi cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là giai đoạn bản lề của các nước
phương Đông. Nhìn nhận về giai đoạn này, nhà sử học Mỹ Will Durant thật
xác đáng khi cho rằng"Trước kia cái gì cũng thay đổi không ngừng trừ
phương Đông, ngày nay cái gì cũng thay đổi ở phương Đông"[8;336]. Văn
hóa Việt Nam -văn học Việt Nam là một trường hợp của sự tiếp xúc -tiếp
biến đó.

19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Đào Duy Anh, Việt Nam văn hoá sử cương, Nxb VHTT, H, 2001
2 Trần Quốc Vượng(cb),Cơ sở văn hoá Việt Nam, Nxb GD,H, 2003
3 Trần Quốc Vượng, Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb
4 Phan Ngọc, Bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb VH, H, 2001
5 Trần Văn Giàu, Sự phát triển
6 Nguyễn Ngọc Thiện(bs),Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX. Tập I,
Nxb LĐ, H, 2002
7 Nguyễn Ngọc Thiện(bs),Tranh luận văn nghệ thế kỷ XX. Tập Ii,
Nxb LĐ, H, 2002
8 Will Durant, Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nxb VHTT, H, 2002
9 Trường Chinh, Chủ nghĩa Mác và vấn đề văn hoá Việt Nam, Hội
văn nghệ Việt Nam, H, 1949
1
0
Phan Cự Đệ, Tự Lực văn đoàn con người và văn chương, Nxb VH,
H, 1990
11 Trịnh Hồ Khoa, Những đóng góp của Tự Lực văn đoàn cho văn
xuôi hiện đại Việt Nam, Nxb VH, H, 1997
12 Mai Quốc Liên, Nguyễn Văn Lưu, Văn học Việt Nam đầu thế kỷ
XX,Quyển một- Tập I, Nxb VH, H, 2001
13 Phan Trọng Thưởng, Nguyễn Cừ, Văn chương Tự Lực văn đoàn (4
tập ),Nxb GD, H, 2002
14 Đỗ Quang Hưng, Tiếp xúc văn hóa Đông-Tây ở Việt Nam thời cận
đại (Tập chuyên đề bài giảng- Lưu hành nội bộ) H, 1997
15 Trần Viết Nghĩa, Văn hoá phương Tây với phụ nữ thành thịViệt
Nam đầu thế kỷ XX, Nghiên cứu Châu Âu, số 4(58) 2004
16 Nguyễn Văn Ký, Từ áo dài truyền thống đến Âu phục, Tạp chí Xưa
-Nay, số Xuân 2004

17 Mai Hương, Tự Lực văn đoàn trong tiến trình văn học dân téc Nxb
VH TT, H, 2003
20
Mục lục
Mở đầu 1
I. VÀI NÉT VỀ TIẾP XÚC VĂN HOÁ ĐÔNG -TÂY THỜI CẬN ĐẠI Ở
VIỆT NAM 2
II. VAI TRÒ CỦA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN TRONG QUÁ TRÌNH TIẾP
XÚC VĂN HOÁ ĐÔNG- TÂY 4
1. Vai trò của Tự Lực văn đoàn trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam .4
1.1. Văn học Việt Nam trong quá trình hiện đại hoá 4
1.2. Tự Lực văn đoàn đóng góp cho sự tiến bộ của văn học 6
1.3.Vài nét đóng góp về nội dung tư tưởng và nghệ thuật của Tự Lực văn
đoàn trong văn xuôi hiện đại 10
2. Vai trò của Tự Lực văn đoàn trong cuộc vận động lối sống mới 15
MỘT VÀI NHẬN XÉT 18
TÀI LIỆU THAM KHẢO 20
21

×