Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.79 MB, 111 trang )

Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI- XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
o0o





ĐẶNG THỊ YẾN



QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP ĐÔNG Á
CỦA NGƯỜI BỒ ĐÀO NHA THẾ KỶ XVI–XVII
VÀ NHỮNG MỐI LIÊN HỆ VỚI ĐẠI VIỆT





LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới
Mã số: 60 22 50






Người hướng dẫn: TS. Hoàng Anh Tuấn






Hà Nội, 2011
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI- XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU
1
1. Lý do chọn đề tài
1
2. Tình hình nghiên cứu
3
3. Phạm vi nghiên cứu
8
4. Phương pháp nghiên cứu
9
5. Đóng góp của Luận văn

9
6. Bố cục của Luận văn
10
CHƯƠNG I: PHƯƠNG TÂY VÀ PHƯƠNG ĐÔNG TRONG BỐI CẢNH
KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ KỶ XVI–XVII
11
1.1. Vài nét về Tây Âu đến thế kỷ XVI-XVII
11
1.1.1. Vị trí của Bồ Đào Nha ở Tây Âu thời kỳ trung đại
17
1.1.2. Thương mại Tây Âu cuối thời kỳ trung đại
22
1.1.3. Bồ Đào Nha và sự thành lập Estado da India
25
1.2. Phương Đông thế kỷ XVI - XVII
29
1.2.1 Khu vực Đông Bắc Á
29
1.2.2 Khu vực Đông Nam Á
32
1.2.3 Khu vực Tây Á
34
1.2.4 Khu vực Nam Á
34
1.3. Tiểu kết
35
CHƯƠNG II: QUÁ TRÌNH THÂM NHẬP ĐÔNG Á CỦA NGƯỜI BỒ
ĐÀO NHA THẾ KỶ XVI – XVII
37
2.1. Bàn đạp Nam Á: Ấn Độ

39
2.2 Xây dựng căn cứ Malacca
41
2.3 Xây dựng căn cứ Macao
44
2.4 Xây dựng căn cứ Nagasaki
50
2.5 Mậu dịch tơ lụa Macao-Nagasaki
56
2.6. Tiểu kết
62
CHƯƠNG III: NHỮNG MỐI LIÊN HỆ GIỮA NGƯỜI BỒ ĐÀO NHA VÀ
ĐẠI VIỆT THẾ KỶ XVI–XVII
64
3.1 Đại Việt thế kỷ XVI - XVII
64
3.2 Những cuộc tiếp xúc Bồ - Việt đầu tiên trong thế kỷ XVI
70
3.3 Quan hệ Bồ Đào Nha - Đàng Trong
72
3.4 Quan hệ Bồ Đào Nha - Đàng Ngoài
81
3.5. Tiểu kết
91
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI- XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

3
KẾT LUẬN

93
TÀI LIỆU THAM KHẢO
98
PHỤ LỤC
105

Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI- XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

4

THUẬT NGỮ - ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG - CHỮ VIẾT TẮT

- Estado da India: Chính thể Hoàng gia Bồ Đào Nha ở Đông Ấn.
- Não do Trato: Tàu có trọng tải lớn, được Bồ Đào Nha khởi hành từ Macao
tới Nhật Bản, với trọng tải 1200-2000 tấn.
- SJ: Sociéte de Jésuit - Dòng Tên Bồ Đào Nha.
- MEP: Mission Étrangere de Paris-Hội Truyền giáo nước ngoài Paris.
- BĐN: Bồ Đào Nha.
- Cruzado: Đơn vị tiền tệ của Bồ Đào Nha, đồng tiền vàng Bồ Đào Nha, là
đơn vị tiền tệ được người Bồ Đào Nha và một số thương nhân quốc tế sử
dụng trong buôn bán quốc tế thế kỷ XV-XVII.
- Tael: Đơn vị tiền bạc, tương đương với 37,5 gram.
- Reis: Đơn vị tiền tệ Bồ Đào Nha, 60 Reis tương đương với 1 Tael.
- Peso: Đơn vị tiền tệ Bồ Đào Nha, 1 Peso tương đương với 0,8 Tael (bằng
khoảng 30 gram).
- Cq: Cầm quyền.
- Tr: Trang.
- Nxb: Nhà xuất bản.

- NCLS: Nghiên cứu Lịch sử.
- ĐNA: Đông Nam Á.
- NCTG: Nghiên cứu Tôn giáo.
- C.C.s.R: The Congregatio Sanctisimi Redemptoris - Dòng Chúa Cứu thế.
- Tp HCM: Thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhận thức lịch sử quá trình hội nhập và xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa trong
lịch sử là một trong những chủ đề hấp dẫn đối với giới sử học quốc tế nói chung và
giới sử học Việt Nam nói riêng. Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế
sôi động đầu thế kỷ XXI, chủ đề nghiên cứu này càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng
với giới sử học trong nƣớc.
Xét trên bình diện sử học thế giới, cho đến nay đã và đang tồn tại nhiều quan
niệm khác nhau về khái niệm toàn cầu hóa và hội nhập trong lịch sử. Nếu không kể
đến những quan điểm cho rằng toàn cầu hóa đƣợc khởi đầu với việc loài ngƣời tỏa
ra chiếm lĩnh các vùng đất khác nhau trên thế giới, giới nghiên cứu có xu thế cho
rằng quá trình toàn cầu hóa đầu tiên (the first globalization) đã diễn ra trong khoảng
các thế kỷ XVI-XVIII, thông qua một tập hợp các sự kiện quan trọng nhƣ: các phát
kiến địa lý của ngƣời Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, Hiệp ƣớc Tordessilas, sự hình
thành các mạng lƣới thƣơng mại, truyền giáo… Sự hội nhập này đã kéo khu vực
phƣơng Đông rộng lớn vào guồng máy toàn cầu đang chuyển động mạnh mẽ, qua
đó, phƣơng Đông có điều kiện giao lƣu và tiếp nhận những giá trị mới và hiện đại
của thế giới Tây Âu. Ngƣợc lại, thế giới Tây Âu cũng trải qua một quá trình tiếp
nhận chọn lọc các giá trị phƣơng Đông.

Bồ Đào Nha, một trong những đại diện tiêu biểu của thế giới Tây Âu thời kỳ
này, đã tiến hành công cuộc thâm nhập xã hội phƣơng Đông một cách năng động
nhằm tìm kiếm những giá trị đƣợc phản ánh trong các tác phẩm đầy mê hoặc nhƣ
cuốn“Viễn du” của Marco Polo về thế giới phƣơng Đông (đặc biệt là văn minh
Trung Hoa), hay tác phẩm“Nghìn lẻ một đêm” về nền văn minh Ả rập. Công cuộc
tìm kiếm đó đã mang lại cho Bồ Đào Nha những giá trị thặng dƣ mới, nhất là trên
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

7
lĩnh vực thƣơng mại. Những giá trị đó đã đƣa Bồ Đào Nha phát triển lên một tầm
cao mới, tầm cao của một dân tộc mang trong mình dòng máu của “Chủ nghĩa trọng
thƣơng” (Mercantilism), khiến cho họ trở nên dũng mãnh hơn trong các cuộc hành
trình xuyên đại dƣơng.
Vào thời điểm của sự bành trƣớng của ngƣời Bồ Đào Nha, khu vực Đông Á
vẫn là một khu vực hải thƣơng sôi động bậc nhất ở phƣơng Đông. Các mạng lƣới
buôn bán liên vùng vẫn đƣợc duy trì, đặc biệt là tuyến buôn bán từ Đông Bắc Á
xuống Đông Nam Á và sang khu vực Nam – Tây Á. Trong bối cảnh đó, sự thâm
nhập của ngƣời Bồ Đào Nha từ đầu thế kỷ XVI không những không làm suy giảm
truyền thống thƣơng mại, ngƣợc lại, còn kích thích sự hƣng thịnh của một số tuyến
thƣơng mại chính yếu. Trong số các trung tâm thƣơng mại quan trọng của thế giới
Đông Á thời kỳ này, có thể kể đến các thƣơng cảng nổi tiếng, mang tầm thế giới nhƣ
Malacca, Patani, Macao, Nagasaki… và hàng loạt các cảng thị quan trọng khác nhƣ
Ayutthaya, Hội An, Manila, Bantam…
Sự xuất hiện của nhân tố mới Bồ Đào Nha đã khuấy động khu vực Đông Á
truyền thống, biến khu vực này trở thành một trong những thị trƣờng hấp dẫn và lợi
nhuận bậc nhất trên thế giới. Bên cạnh thƣơng mại, các hoạt động truyền giáo và văn
hóa khác cũng song hành diễn ra. Nhiều vị trí thƣơng mại đã đƣợc ngƣời Bồ Đào
Nha chiếm lĩnh, đầu tƣ xây dựng để biến thành những trung tâm buôn bán quốc tế,

những mắt xích trong mạng lƣới thƣơng mại liên vùng, liên châu lục và liên thế giới.
Trong dòng chảy chung đó, Đại Việt - một trong số các quốc gia truyền thống
và lâu đời ở phƣơng Đông – cũng sớm trở thành điểm đến khá hấp dẫn của các đoàn
thƣơng thuyền ngoại quốc. Từ nhiều thế kỷ trƣớc, các triều đại phong kiến Việt Nam
đã có những bƣớc dự nhập nhất định vào mạng lƣới thƣơng mại và giao lƣu văn hóa
khu vực. Đến nay, với sự xuất hiện của yếu tố Bồ Đào Nha (sau đó là các yếu tố Hà
Lan, Anh, Pháp…) – một “gam màu mới” trong bức tranh kinh tế - xã hội truyền
thống của Đại Việt cũng dần chuyển hiện hữu, có tác động nhất định đến thể chế
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

8
quân chủ chuyên chế đang trong giai đoạn“chuyển mình” trƣớc những diễn biến nội
tại cũng nhƣ các tác động ngoại lai, đƣa Đại Việt hội nhập vào dòng chảy lịch sử
Đông Á giai đoạn cận đại sơ kỳ. Bên cạnh những tác động kinh tế - thƣơng mại,
khía cạnh tôn giáo - xã hội cũng đƣợc khắc họa khá rõ nét. Thiên Chúa giáo đã “hòa
mình vào xã hội Việt Nam” [10] nhƣ một thực thể văn hóa, tôn giáo bản địa và “hạt
giống đức tin” đã đƣợc “ƣơm mầm tƣơi tốt” trong một xã hội đang “khao khát
chuyển mình” nhƣ Đại Việt.
Có thể nói, không chỉ có những tác động thƣơng mại, quá trình thâm nhập khu
vực Đông Á của ngƣời Bồ Đào Nha còn tạo ra những hệ giá trị văn hóa – tín ngƣỡng
mới trong diễn trình giao lƣu và tiếp xúc văn hóa Á - Âu. Dƣới ảnh hƣởng của nhân
tố Bồ Đào Nha, khu vực Đông Á nói chung, Đại Việt nói riêng, đã đứng trƣớc rất
nhiều những thay đổi. Đề tài luận văn “Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ
Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt” hƣớng đến mục tiêu
bƣớc đầu làm sáng tỏ những vấn đề lịch sử nói trên. Trên cơ sở tập hợp tƣ liệu,
ngƣời viết cố gắng phân tích để đƣa ra một cái nhìn tƣơng đối toàn cảnh về hai thế
giới phƣơng Đông và phƣơng Tây để từ đó làm rõ quá trình thâm nhập của Bồ Đào
Nha vào thế giới Đông Á truyền thống nhƣ thế nào? Quá trình đó đã tạo ra những

chuyển biến mới trong quan hệ thƣơng mại và tiếp xúc văn hóa Đông-Tây ra sao?
Ảnh hƣởng của nhân tố Bồ Đào Nha trong xã hội Đại Việt nhƣ thế nào? Ý nghĩa, tác
động của nhân tố Bồ Đào Nha trong các xã hội Đông Á truyền thống ra sao?
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu quá trình thâm nhập của ngƣời Bồ Đào Nha vào khu vực Đông Á
là một chủ đề nghiên cứu rộng, cho đến nay đã thu hút đƣợc sự quan tâm nhất định
của giới sử học quốc tế. Tuy nhiên, ở Việt Nam, vấn đề này còn chƣa đƣợc quan tâm
nghiên cứu tƣơng xứng do những hạn chế về mặt tƣ liệu; một số công trình nghiên
cứu liên quan đến ngƣời Bồ Đào Nha còn tản mạn. Vì vậy, ngƣời viết sẽ cố gắng
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

9
khai thác triệt để các nguồn tƣ liệu đó. Qua khảo cứu và phân tích, có thể phân chia
thành các nhóm cơ bản sau:
2.1. Các nguồn tư liệu nước ngoài được chuyển ngữ sang tiếng Việt
Trƣớc hết, phải kể đến các ghi chép, mô tả, du ký… của các thƣơng nhân, nhà
du hành, nhà truyền giáo phƣơng Tây đến Đại Việt nhƣ: W. Dampier [82], A.
Rhodes [63], [64], C. Bori [4], Louis Gaspar [14], … Các tài liệu này cung cấp
những mô tả, tƣờng thuật chi tiết về tình hình Đại Việt thế kỷ XVI-XVII. Chẳng
hạn, các ghi chép của A. Rhodes không chỉ mô tả về xã hội Đại Việt (nội chiến
Đàng Trong - Đàng Ngoài, đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời Việt, thói quen,
tập tục, tín ngƣỡng… mà còn có những chi tiết về các cộng đồng ngƣời ngoại quốc ở
Đại Việt [63], [64]; hoặc những mô tả của C. Borri và Louis Gaspar phản ánh một
cách khá chi tiết và tƣờng tận về xứ Đàng Trong những năm đầu thế kỷ XVII, đặc
biệt nhấn mạnh ảnh hƣởng của ngƣời Âu ở đây đã tạo ra thế ứng xử của những
ngƣời đứng đầu chính quyền Đàng Trong là lựa chọn một “đối tác” mới cho việc
hợp tác để chống lại chính quyền chúa Trịnh ở Đàng Ngoài từ nhu cầu về vũ khí và
tiền tệ.

Bên cạnh nguồn tài liệu gốc là các công trình nghiên cứu hiện đại. Trong nhiều
thập kỷ, cuối của thế kỷ XX, cuốn chuyên khảo “Lịch sử Đông Nam Á” của D.G.E.
Hall là công trình nghiên cứu đƣợc trích dẫn khá nhiều về hoạt động của ngƣời Âu
tại Đông Nam Á, trong đó có hoạt động của ngƣời Bồ Đào Nha ở Đại Việt và các
quốc gia Đông Nam Á khác [15]. Bên cạnh đó là hàng loạt những công trình nghiên
cứu của các học giả tên tuổi nhƣ Yves Manguin [47], Li Tana [65], Roland Jacques
[30]… Thông qua những khảo cứu tƣ liệu gốc phƣơng Tây, Manguin đã phục dựng
lại hải trình và họat động của ngƣời Bồ Đào Nha ở Đại Việt và Đông Á. Cuốn
chuyên khảo của Li Tana làm nổi bật hoạt động của cộng đồng ngƣời ngoại quốc ở
Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII, trong đó hoạt động thƣơng mại và truyền giáo của
ngƣời Bồ Đào Nha đƣợc thể hiện khá sắc nét. Những nghiên cứu của chuyên gia R.
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

10
Jacques những năm gần đây lại góp phần soi sáng vai trò của cộng đồng ngƣời Bồ
Đào Nha trong quá trình sáng lập chữ quốc ngữ ở Việt Nam
2.2. Các công trình nghiên cứu bằng tiếng Việt
Trong số các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam về lịch sử
thƣơng mại nói chung và ngoại thƣơng nói riêng phải kể đến cuốn chuyên khảo của
tác giả Thành Thế Vỹ [81]. Đây là một trong những công trình mang tính khai phá
trong nghiên cứu về lịch sử ngoại thƣơng Việt Nam và vẫn đƣợc trích dẫn khá nhiều
cho đến hiện nay. Trong cuốn chuyên luận trên, Thành Thế Vỹ đã khái quát về tình
hình ngoại thƣơng, quá trình phát triển và suy tàn, tính chất của nền ngoại thƣơng…
đồng thời đƣa ra cái nhìn toàn diện về ngoại thƣơng nƣớc ta giai đoạn thế kỷ XVII-
đầu thế kỷ XIX.
Các công trình nghiên cứu của học giả Nguyễn Văn Kim [33], [34], [37]…có
giá trị khoa học rất lớn trong nghiên cứu lịch sử thƣơng mại và quan hệ giữa Đại
Việt với các cộng đồng ngƣời ngoại quốc. Các công trình trên đã đƣa ra những luận

điểm khoa học, những kiến giải sâu sắc về quan hệ thƣơng mại của một số quốc gia
Đông Á (tiêu biểu nhất là Nhật Bản) với các quốc gia khu vực cũng nhƣ các thế lực
thƣơng mại và truyền giáo phƣơng Tây. Những công trình của học giả Nguyễn Văn
Kim đã đƣợc tác giả tham khảo triệt để trong phần viết về khu vực Đông Á nói
chung và Đại Việt nói riêng.
Trên phƣơng diện hoạt động truyền giáo, nghiên cứu của các học giả Nguyễn
Văn Kiệm [41], [42], [43]; Nguyễn Hồng [17], [18]; Trƣơng Bá Cần [7]…là những
chuyên khảo có giá trị khoa học cao trong việc tìm hiểu quá trình truyền bá Thiên
Chúa giáo vào Việt Nam, đặc biệt là vai trò của Dòng Tên (SJ) giai đoạn đầu của
lịch sử Công giáo ở việt Nam và những hoạt động của các giáo sĩ ở cả Đàng Trong
và Đàng Ngoài, vai trò và vị trí của Công giáo Việt Nam đối với Công giáo phƣơng
Đông. Các công trình nghiên cứu về Giáo sử cho thấy vị trí của Công giáo trong đời
sống tƣ tƣởng, văn hóa Việt Nam giai đoạn thế kỷ XVI-XVII. Các chuyên luận này
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

11
cũng đƣợc khai thác triệt để trong luận văn, nhất là những phần liên quan đến hoạt
động của ngƣời Bồ Đào Nha ở Đông Á và Đại Việt.
Bên cạnh các công trình chuyên khảo là một số lƣợng không nhỏ các chuyên
luận đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành có giá trị khoa học cao. Trong số rất
nhiều bài viết về chủ đề này, có thể kể đến các tham luận của các học giả nhƣ
Nguyễn Thừa Hỷ [25], Nguyễn Văn Kim [38], Hoàng Anh Tuấn [72], [75], [76],
Nguyễn Văn Kiệm [43], Dƣơng Văn Huy [22], [23], Đỗ Bang [1]… Những khảo
luận của nhà nghiên cứu Nguyễn Thừa Hỷ phân tích sự phát triển về nhận thức của
ngƣời Bồ Đào Nha đối với vị trí của Đại Việt và khu vực biển Đông trong quá trình
buôn bán và truyền giáo ở Đông Á trong các thế kỷ XVI-XVII. Đứng trên quan
điểm lịch sử, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Kiệm phân tích quá trình trăm năm du
nhập và phát triển của Thiên chúa giáo ở Việt Nam. Quá trình đó đã để lại những hệ

quả lịch sử to lớn đối với quá trình phát triển của dân tộc Việt từ cuối thời trung đại
trở về sau. Cũng từ góc nhìn lịch sử và so sánh, tác giả Vũ Duy Mền đã soi rọi lại
hoạt động cấm đạo của chính quyền phong kiến Lê – Trịnh trong hai thế kỷ XVII-
XVIII và những hệ lụy lịch sử đối với sự phát triển của tôn giáo dân tộc.
2.3 Các tài liệu ngoại văn
Nguồn tƣ liệu ngoại văn viết về quá trình thâm nhập của ngƣời Bồ Đào Nha
vào Đông Á tƣơng đối đa dạng, dù tản mạn, dƣới nhiều thứ tiếng khác nhau. Do
những hạn chế về khả năng khai thác, trong luận văn này tác giả chủ yếu sử dụng
các tƣ liệu tiếng Anh.
Đƣợc giới nghiên cứu đánh giá là tập đại thành nghiên cứu về thƣơng mại
Đông Nam Á thời kỳ này, cuốn chuyên khảo “South East Asia in the Age of
Commerce, 1450-1680” của A.Reid [98] đƣợc tác giả luận văn tận dụng khai thác ở
những phần liên quan đến hoạt động của ngƣời Bồ Đào Nha ở Đông Á. Bên cạnh
đó, các công trình của các học giả tên tuổi nhƣ: Tien T’se Chang [92]; C. Boxer
[84], [85]; G. Scammell [100]; J. Boyjian [90]; Subrahmanyam [103]; Hoang Anh
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

12
Tuan [105]; G. Souza [101], [102]; R. Wood [108], [109]; L. Blussé [84]; M.
Cooper [91]… là những công trình nghiên cứu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp
đến chủ đề nghiên cứu. Các công trình trên phản ánh lịch sử hoạt động của ngƣời Bồ
Đào Nha ở phƣơng Đông nói chung, khu vực Đông Á nói riêng trên cả các phƣơng
diện thƣơng mại, bang giao, truyền giáo.
Xin đơn cử một số dẫn dụ: trong công trình nổi tiếng “Fildagos in the Far
East, 1550-1770” của mình, sử gia Charles Boxer đã làm nổi bật lịch sử hoạt động
của cộng đồng ngƣời Bồ Đào Nha, nhất là cộng đồng giáo sĩ, ở một số khu vực tiêu
biểu ở Đông Á nhƣ Macao và Nhật Bản trong hơn hai thế kỷ. Sự tồn tại và hoạt
động của họ đã có những tác động sâu sắc đến văn hóa – xã hội của các cộng đồng

ngƣời bản địa Đông Á [87]. Còn trong chuyên khảo dƣới tựa đề “Sino-Portuguese
Trade from 1514-1644”, học giả Tien T’se Chang đã phác họa một cách chi tiết và
sinh động quá trình lịch sử hơn một thế kỷ hoạt động thƣơng mại của ngƣời Bồ Đào
Nha ở Trung Quốc lục địa. Theo Tien T’se Chang, sự tồn tại của cộng đồng ngƣời
Bồ Đào Nha ở Ma Cao đã có những tác động không nhỏ đến tình hình chuyển biến
kinh tế - xã hội Trung Quốc, góp phần đƣa quốc gia này đến sự hội nhập khu vực và
toàn cầu trong thế kỷ XVIII [92]. Bên cạnh đó, những chuyên luận nhƣ “The
Mechanics of Macao-Nagasaki Silk Trade” của M. Cooper [91], “Brief Encounter
at Macao” của Leonard Blussé [84]… góp phần phục dựng lại quá trình thâm nhập
và xây dựng vị thế của ngƣời Bồ Đào Nha tại Ma Cao cũng nhƣ quá trình thiết lập
và duy trì mạng lƣới buôn bán tơ lụa giữa Ma Cao và Nagasaki trong giai đoạn nửa
cuối thế kỷ XVI và những thập kỷ đầu của thế kỷ XVII.
Một cách khái quát, các nguồn tƣ liệu trong và ngoài nƣớc về quá trình thâm
nhập và hoạt động của ngƣời Bồ Đào Nha ở Đông Á và Đại Việt khá phong phú.
Tuy nhiên, các tƣ liệu trên nhìn chung còn tản mạn, thƣờng chỉ đề cập đến những
khía cạnh nhất định hoặc những giai đoạn cụ thể của hoạt động trên. Mặc dù vậy,
đây vẫn là những nguồn tài liệu tham khảo quý giá cho việc nghiên cứu“Quá trình
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

13
thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với
Đại Việt”.
3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động của ngƣời Bồ Đào Nha ở Đông Á thế kỷ XVI-XVII là
một chủ đề rộng, đòi hỏi những đầu tƣ lớn về thời gian và công sức. Trong khuôn
khổ giới hạn của nội dung một bản luận văn thạc sĩ, ngƣời viết xin tập trung giới hạn
hƣớng nghiên cứu nhƣ sau:
Về không gian: trƣớc đây khái niệm Đông Á đƣợc nhiều ngƣời sử dụng theo

nghĩa hẹp, tức là chỉ bao gồm Trung Quốc, Triều Tiên và Nhật Bản. Giới nghiên cứu
gần đây quan niệm Đông Á theo nghĩa rộng, bao gồm cả khu vực Đông Bắc Á
(Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản) và khu vực Đông Nam Á (cả khu vực lục địa và
hải đảo). Trong luận văn này, khái niệm Đông Á đƣợc sử dụng theo nghĩa rộng. Tuy
nhiên, do những mối liên hệ lịch sử mang tính hữu cơ trong hoạt động của ngƣời Bồ
Đào Nha ở phƣơng Đông, trong một số phần viết nhất định, ngƣời viết chủ trƣơng
đề cập vắn tắt đến khu vực Nam Á (chủ yếu là Ấn Độ).
Trên phƣơng diện thời gian: quá trình thâm nhập Đông Á của ngƣời Bồ Đào
Nha diễn ra chủ yếu trong hai thế kỷ XVI đến thế kỷ XVII. Theo cách phân kỳ
truyền thống của sử học Việt Nam, hai thế kỷ này vẫn nằm trong giai đoạn trung đại.
Tuy nhiên, theo quan điểm phân kỳ của giới sử học phƣơng Tây (và không ít các
nền sử học phƣơng Đông thời gian gần đây), giai đoạn từ sau các phát kiến địa lý
đến khoảng Cách mạng Công nghiệp ở Tây Âu thƣờng đƣợc định danh là giai đoạn
Cận đại sơ kỳ (Early Modern Period).
*
Trong bản luận văn này, cả hai khái niệm

*
Thuật ngữ Trung đại (trung cổ hay trung thế kỷ) vốn dùng để chỉ một thời kỳ tƣơng đối dài ở châu
Âu. Các sử gia tƣ sản thƣờng quan niệm thời kỳ trung đại kết thúc vào khoảng thế kỷ XIV-XV,
trƣớc khi có các phát kiến địa lý, có sự phát triển của thành thị trung đại và nền văn hóa mới. Các sử
gia Mac-xit xác định nội dung cơ bản của thời kỳ trung đại là sự tồn tại của chế độ phong kiến, căn
bản là chế độ phong kiến Tây Âu. Với sự phôi thai của nền sản xuất mới, chế độ đó chƣa thể coi là
chấm dứt. Phải đến cuộc cách mạng tƣ sản đầu tiên nổ ra và thắng lợi mới thực sự điểm tiếng chung
cáo chung của chế độ phong kiến và mở đầu thời kỳ Cận đại [55].
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

14

“trung đại” và cận đại sơ kỳ đôi khi sẽ đƣợc sử dụng so le, tùy thuộc vào ngữ cảnh
của vấn đề thảo luận.
Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung tìm hiểu quá trình thâm nhập và xây
dựng mạng lƣới thƣơng mại và các trung tâm truyền giáo của ngƣời Bồ Đào Nha ở
Đông Á, từ đó tìm hiểu những mối liên hệ của ngƣời Bồ Đào Nha với Đại Việt trong
hai thế kỷ XVI và XVII.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Với đề tài: “Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-
XVII và những mối liên hệ với Đại Việt”, luận văn chủ yếu sử dụng các phƣơng
pháp sau:
Phƣơng pháp lịch sử và lô gíc đƣợc coi là những phƣơng pháp chính của sử
học nhằm đạt đƣợc một cái nhìn toàn cảnh và xuyên suốt quá trình khoảng hai trăm
năm thâm nhập và hoạt động của ngƣời Bồ Đào Nha ở Đông Á: nội dung và đặc
điểm của quá trình lịch sử đó.
Bên cạnh đó, luận văn đồng thời sử dụng các phƣơng pháp thống kê, so sánh,
đối chiếu nhằm làm rõ hơn lịch sử phát triển của chính thể Bồ Đào Nha ở Đông Á,
nhất là những mối liên hệ thƣơng mại và tôn giáo với quốc gia Đại Việt.
5. Đóng góp của Luận văn
Luận văn phục dựng lại bức tranh chung về quá trình thâm nhập Đông Á của
ngƣời Bồ Đào Nha, từ đó làm nổi bật vị thế, ảnh hƣởng của yếu tố Bồ Đào Nha đối
với xã hội Đông Á thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt. Qua đó,
luận văn cung cấp một cái nhìn khái lƣợc về phƣơng Đông - phƣơng Tây giai đoạn
cận đại sơ kỳ, vị trí của Đông Á trong nền thƣơng mại thế giới, vai trò của ngƣời Bồ
Đào Nha với tƣ cách là những ngƣời phƣơng Tây đầu tiên có mặt ở Đại Việt. Ngoài
ra, luận văn còn phác dựng lại quá trình ngƣời Bồ Đào Nha tiến hành thiết lập hệ
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

15

thống thƣơng mại độc quyền cũng nhƣ các đặc quyền trong truyền giáo ở khu vực
Đông Á.
6. Bố cục của Luận văn
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục; Luận văn
gồm 3 chƣơng chính:
Chƣơng 1: Phƣơng Đông và phƣơng Tây trong bối cảnh kinh tế - xã hội thế kỷ
XVI-XVII
Chƣơng I trình bày khái quát tình hình kinh tế-xã hội, bối cảnh chính trị và
đời sống văn hóa của phƣơng Tây trong đó có Bồ Đào Nha và phƣơng Đông trong
đó có Đông Á. Thông qua hoạt động của Chính thể Hoàng gia Bồ Đào Nha (Estado
da India), ngƣời Bồ đã từng bƣớc tham gia vào các hoạt động thƣơng mại và truyền
giáo ở khu vực Viễn Đông.
Chƣơng 2: Quá trình thâm nhập Đông Á của ngƣời Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-
XVII
Chƣơng II tập trung phân tích quá trình ngƣời Bồ Đào Nha thâm nhập vào
các xã hội Đông Á, xây dựng các địa bàn thƣơng mại và truyền giáo trọng yếu
(Malacca, Macao, Nagasaki…) cũng nhƣ ảnh hƣởng của nhân tố Bồ Đào Nha tới
bức tranh hải thƣơng và truyền giáo ở khu vực.
Chƣơng 3: Những mối liên hệ của ngƣời Bồ Đào Nha với Đại Việt thế kỷ XVI-
XVII
Chƣơng III trình bày và phân tích quá trình tiếp xúc, thiết lập quan hệ bang
giao và thƣơng mại giữa Bồ Đào Nha và Đại Việt, từ hoạt động thƣơng mại đến hoạt
động truyền giáo và khẳng định vai trò của Dòng Tên (SJ) trong hơn một thế kỷ phát
triển của Thiên Chúa giáo ở Đại Việt, cùng với đó là sự biến đổi của tình hình văn
hóa, tƣ tƣởng trong xã hội Đại Việt giai đoạn thế kỷ XVI-XVII.
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

16

CHƢƠNG I
PHƢƠNG TÂY VÀ PHƢƠNG ĐÔNG TRONG BỐI CẢNH
KINH TẾ - XÃ HỘI THẾ KỶ XVI–XVII

Dƣới quan điểm địa-chính trị, địa-kinh tế, địa-văn hóa và địa-quân sự,
phƣơng Tây đƣợc hiểu là toàn bộ khu vực châu Âu. Cho đến trƣớc thế kỷ XVI, nhận
thức của thế giới phƣơng Tây, nhất là của khu vực Tây Âu, về thế giới phƣơng Đông
còn hết sức mơ hồ. Trong các bản đồ cổ cũng nhƣ ghi chép của ngƣời phƣơng Tây,
phƣơng Đông bao gồm toàn bộ những khu vực ngoài châu Âu. Tuy nhiên, từ sau các
phát kiến địa lý cuối thế kỷ XV, nhận thức về phƣơng Đông ngày càng hoàn chỉnh,
trong đó phƣơng Đông giờ đây đƣợc hiểu theo nghĩa hẹp hơn nhƣng cụ thể hơn:
toàn bộ khu vực châu Á.
1.1. Vài nét về Tây Âu đến thế kỷ XVI-XVII
Lịch sử phƣơng Tây thời kỳ trung đại chứng kiến sự phát triển nhanh chóng
của hàng loạt các quốc gia ở khu vực Tây Âu. Theo quan niệm truyền thống, thời kỳ
trung đại Tây Âu trải dài trong khoảng 10 thế kỷ, từ khi đế chế Tây La Mã sụp đổ
vào thế kỷ thứ V đến khoảng cuối thế kỷ XV – sau khi diễn ra hàng loạt các phát
kiến địa lý quan trọng làm thay đổi cục diện quan hệ Âu - Á và Âu - Mỹ trong các
thế kỷ tiếp theo.
Tuy nhiên, lịch sử Tây Âu trung đại không phải đƣợc định hình từ chân
không mà là sự phát triển kế tục của những giai đoạn văn minh cổ đại trƣớc đó. Sự
phát triển thịnh đạt của các thời kỳ văn minh Crét và Mixen (thiên niên kỷ III-II
TCN) trong không gian văn minh Hy Lạp và sau này là văn minh La Mã chính là
tiền đề cho sự phát triển của Tây Âu giai đoạn trung đại. Ngay từ thời kỳ Hy – La,
các mối quan hệ và giao lƣu với các vùng đất phƣơng Đông khác qua các tuyến
đƣờng bộ đã diễn ra hết sức cụ thể. Thông qua đó, các sản phẩm hàng hóa cũng nhƣ
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |


17
các giá trị văn hóa đã đƣợc giao lƣu rộng rãi với thế giới bên ngoài, tạo ra những đợt
tiếp xúc văn minh với thế giới ngoài châu Âu.
Văn minh Cret-Mixen hình thành ở khu vực Địa Trung Hải là nền văn minh
đầu tiên của một xã hội tiền nhà nƣớc, xuất hiện sớm nhất ở phƣơng Tây. Tiếp theo
thời kỳ Cret-Mixen là sự tồn tại của chế độ chiếm hữu nô lệ, mà đế chế Roma nhƣ là
đặc trƣng điển hình nhất của chế độ chiếm nô ở châu Âu. Tuy nhiên, đó là cách nhìn
phân lập của hình thái kinh tế-xã hội nhấn mạnh vai trò của con ngƣời trong quá
trình sản xuất, ngoài ra còn có mối quan hệ con ngƣời-con ngƣời trong tôn giáo, văn
hóa, tƣ tƣởng mà chúng ta quen gọi là phƣơng thức sản xuất.
Phƣơng thức sản xuất chiếm hữu nô lệ ở châu Âu nói chung và ở Roma nói
riêng dựa trên nền tảng là nền kinh tế Đại điền trang Latiphunđia. Đó là sự tập trung
cao độ ruộng đất vào tay giai cấp chủ nô-cơ sở ra đời của các Đại điền trang, một sự
đảm bảo về kinh tế để tồn tại một chế độ chiếm nô hùng mạnh. Một đặc trƣng điển
hình của chế độ chiếm hữu nô lệ ở châu Âu.
*

Từ giữa thế kỷ I, chế độ Đại điền trang bắt đầu có những dấu hiệu khủng
hoảng-hiện tƣợng quý tộc chủ nô xé nhỏ các Latiphunđia, làm các đại điền trang
rộng lớn xƣa kia dần dần tan vỡ. Sự tan rã của các Latiphunđia không những thể
hiện sự khủng hoảng và suy vong của chế độ chiếm nô Roma, mà còn kéo theo hàng
loạt sự thay đổi trong phƣơng thức canh tác, phƣơng thức bóc lột và tính chất của
nền kinh tế. Cơ sở kinh tế cơ bản là các Latiphunđia bị sụp đổ, đẫn đến sự sụp đổ
của thể chế chính trị rộng lớn, những giai cấp mới chƣa xuất hiện trong lòng xã hội
và ngƣời nô lệ đƣợc giải phóng tƣơng đối.
Vào thế kỷ V, ở ngoài địa vực của đế quốc Roma có các bộ lạc ngƣời Xentơ,
Giecmanh, Slavơ cƣ trú. Những tộc ngƣời đó bị ngƣời Roma gọi là các “man tộc”.

*
Latiphunđia là hình thái sản xuất cơ bản của nền kinh tế Roma. Vận mệnh của nhà nƣớc Roma gắn

với vận mệnh những Đại điền trang. Khi các Đại điền trang phát triển cực thịnh thì cũng là lúc nhà
nƣớc Roma, phát triển đến đỉnh cao, ngƣợc lại khi các Đại điền trang suy yếu và tan rã thì cũng là
lúc đế quốc Roma đi vào giai đoạn khủng hoảng và suy vong.
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

18
Các bộ lạc Giecmanh đã liên kết thành nhiều liên minh bộ lạc và dần xâm nhập vào
lãnh thổ của đế quốc Roma. Đó là cuộc thiên di lớn để hình thành những vƣơng
quốc nhỏ nhƣ vƣơng quốc Frăng, Đông Gốt, Tây Gốt…mà đây là tiền đề để hình
thành nên những nƣớc lớn ở châu Âu sau này là: Pháp, Đức, Italia.
Những vƣơng quốc nhỏ đó thành lập cũng đồng nghĩa là sự sụp đổ của đế chế
La Mã. Đó là sự thống nhất của các “man tộc” chịu ảnh hƣởng, lệ thuộc đế chế La
Mã, đã biết đứng lên chống lại ngƣời thống trị mình. Tuy nhiên, cũng có một
khoảng cách lớn giữa hai nền văn minh (một nền văn minh Hy-La rực rỡ và một nền
văn minh nhỏ bé của các “man tộc”). Sự sụp đổ của đế chế Tây La Mã vào năm 476
SCN là thời kỳ chấm dứt của chế độ chiếm hữu nô lệ. Bắt đầu một phƣơng thức sản
xuất mới kéo dài khoảng hơn 10 thế kỷ - phƣơng thức sản xuất phong kiến.
Để duy trì quyền lực, chế độ phong kiến phải tìm kiếm một bệ đỡ về tƣ
tƣởng, văn hóa. Trong khi chƣa tự sản sinh ra hệ tƣ tƣởng mới cho mình, trên nền có
sẵn họ đã tìm đƣợc bệ đỡ tƣ tƣởng, bệ đỡ tƣ tƣởng không phải là cái gì khác mà là
Kitô giáo. Ra đời vào khoảng thế kỷ I SCN ở phía đông đế quốc Roma (thuộc lãnh
thổ Palestin). Lúc đầu, đạo Kitô là tôn giáo của quần chúng bị áp bức, công khai lên
án sự giàu có, lên án sự bóc lột, nên bị giai cấp thống trị Roma thẳng tay đàn áp.
Dần dần, đạo Kitô biến chất, trở thành một tôn giáo có lợi cho giai cấp chủ nô, đến
thế kỷ IV (313) đƣợc công nhận là quốc giáo của đế quốc Roma.
Các thủ lĩnh “man tộc” do nắm đƣợc chính quyền và trở thành giai cấp trung
tâm của xã hội (dù có uy quyền nhƣng nền tảng văn hóa rất thấp kém, họ đã hình
thành liên minh với các giai cấp khác để bổ sung về văn hóa và kiến thức). Vì họ

chƣa tự sản sinh ra hệ tƣ tƣởng của mình, họ tìm đến bệ đỡ tƣ tƣởng là Kitô giáo, đó
là bức hào quang để bảo vệ thể chế đó (Lịch sử đã chứng minh một quy luật: Không
có một triều đại nào có thể tồn tại đƣợc nếu không dựa vào các hệ tƣ tƣởng, tôn
giáo).
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

19
Về cấu trúc và bản chất của các thủ lĩnh quân sự vừa là thủ lĩnh, vừa là chủ
đất. Các thế lực nhà thờ ra sức bảo vệ cho chế độ phong kiến đang lên. Qua đó, các
thủ lĩnh quân sự phải chia cấp cho nhà thờ những không gian ruộng đất lớn và Kitô
giáo đƣợc tôn vinh vào giai đoạn cuối của chế độ chiếm hữu nô lệ. Trở thành bệ đỡ
tƣ tƣởng chính thống và cao nhất của chế độ phong kiến.
Khi chế độ phong kiến đƣợc xác lập ở châu Âu, tính trên mức độ ảnh hƣởng
của một sự kiện đối với toàn nhân loại hoặc một châu lục, thì sự sụp đổ của nền kinh
tế Đại điền trang và chƣa xác lập đƣợc các công cụ mới thì sự xâm lƣợc của ngƣời Ả
rập vào châu Âu năm 638 nhƣ một cú huých lịch sử, tạo ra tầm nhìn của ngƣời châu
Âu ra thế giới bên ngoài, mở ra một cánh của mới với kẻ thù tới từ Ba Tƣ. Ngƣời
châu Âu tiếp nhận sự giao hòa của châu Á trong khoảng 300 năm, và họ đã bắt đầu
hiểu rõ ý thức về dân tộc, về truyền thống văn hóa, hình thành chủ nghĩa dân tộc, ý
thức quốc gia. Cũng từ đó, từ vƣơng quốc Frăng đƣợc thành lập, các quốc gia trung
tâm nhƣ Đức, Ý, Pháp…đã ra đời trong bối cảnh đó.
Đến thế kỷ VIII, Sác-lơ Mác-ten tiến hành cuộc cải cách quân sự và chính
sách ban cấp ruộng đất. Những ngƣời đứng ra ban cấp ruộng đất là các lãnh chúa,
ruộng đất bị chia thành nhiều mảnh gọi là các lãnh địa.
Tƣ liệu sản xuất tập trung trong tay các lãnh chúa, chế độ phong kiến ở châu
Âu trung đại là chế độ phân quyền, hình thành trên cơ chế phân chia quyền lực, luôn
có sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các quý tộc, hoàng đế, lãnh chúa. Chính quyền trung
ƣơng là một lãnh chúa lớn, nắm quyền sở hữu về tƣ liệu sản xuất, lớn hơn bất kỳ

lãnh chúa nào ở địa phƣơng. Chính quyền trung ƣơng thƣờng xuyên duy trì quyền
lực đối với các lãnh chúa địa phƣơng. Dù có quyền tự chủ nhƣng không phải là tuyệt
đối mà chỉ trong khuôn khổ lãnh địa mà thôi.
Về tinh thần: Thề trung thành với ngƣời phân phong. Chính quyền trung
ƣơng có sự tiếp nối của các dòng họ, là lực lƣợng duy nhất có thể ban tƣớc vị phong
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

20
kiến, là thế lực nắm giữ tôn giáo, đó vừa là sức mạnh thế tục vừa là sức mạnh thần
thánh.
Trong các lãnh địa đó xuất hiện các thành thị, sự ra đời của thành thị là một
biểu hiện của sự phát triển của chế độ phong kiến ở châu Âu, là hiện tƣợng tiêu biểu
của Tây Âu trung đại. Thành thị hình thành và phát triển gắn liền với sự phát triển
kinh tế, văn hóa trong xã hội Tây Âu, có những thúc đẩy làm biến đổi chế độ phong
kiến Tây Âu trung đại, cấu trúc kinh tế của các thành thị là các phƣờng hội. Đó là
diện mạo, là xƣơng sống của xã hội Tây Âu; những ngƣời sống trong các thành thị
là các thị dân. Trên nền tảng là nền kinh tế công thƣơng, đối lập với nền kinh tế địa
tô. Đó là thách thức với chế độ phong kiến và đó cũng là một trong những điều kiện
phá hoại ngầm chế độ phong kiến.
Trên cơ sở sự khủng hoảng và suy vong của chế độ phong kiến. Từ thế kỷ
XVI, châu Âu bƣớc sang một giai đoạn phát triển mới-sự phát triển của chủ nghĩa tƣ
bản trong lòng xã hội phong kiến.
Xét trên bình diện chung, chế độ phong kiến ở phƣơng Tây có những đặc
điểm sau:
Đó là sự tồn tại của hai giai cấp cơ bản là lãnh chúa và nông nô, trong đó giai
cấp nông nô là giai cấp trung tâm, giai cấp điển hình của hình thái kinh tế-xã hội.
Quyền sở hữu tƣ liệu sản xuất (ruộng đất) tập trung trong tay các lãnh chúa,
ruộng đất đƣợc chia thành nhiều mảnh nhỏ, đƣợc gọi là các lãnh địa và lãnh chúa

chính là những ngƣời đứng đầu lãnh địa.
Hình thức bóc lột cơ bản bằng địa tô. Do cày cấy ruộng đất của lãnh chúa,
nông nô phải nộp địa tô cho chủ. Hình thức địa tô đƣợc áp dụng phổ biến nhất là tô
lao dịch.
*


*
Hình thức của loại tô này là, mỗi tuần, mỗi hộ phải cử một ngƣơi khỏe mạnh đem theo nông cụ,
súc vật đến làm việc trên ruộng đất của lãnh chúa 3 đến 4 ngày, thời gian còn lại nông nô làm việc
trên phần đất của mình.
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

21
Là chế độ chịu ảnh hƣởng nặng nề của tƣ tƣởng Kitô giáo: Phải nói rằng, tuy
chế độ phong kiến đã hình thành một thời gian tƣơng đối dài song trình độ phát triển
thấp kém về kinh tế và văn hóa của các nƣớc Tây Âu lúc bấy giờ chính là cơ sở để
các loại mê tín tồn tại và phát triển. Bởi vậy, những luận điệu bịp bợm do giáo hội
Kitô truyền bá càng đƣợc các tầng lớp cƣ dân tin tƣởng. Giáo lý của đạo Kitô thời
trung đại chủ yếu nhấn mạnh sự cứu vớt linh hồn sau khi chết, khuyên quần chúng
nhân dân phải an phận, cam chịu sự cực khổ ở đời, do đó đã có vai trò rất lớn trong
việc làm tê liệt ý chí đấu tranh của quần chúng, bảo vệ đắc lực cho giai cấp phong
kiến.
Đó là đặc trƣng của chế độ phong kiến ở châu Âu trong hơn mƣời thế kỷ đầu
sau khi hình thành và phát triển. Từ thế kỷ XVI, châu Âu bƣớc sang một giai đoạn
phát triển mới-sự phát triển của chủ nghĩa tƣ bản trong lòng xã hội phong kiến.
Từ sự tiến bộ về kỹ thuật, dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa và sự
tích lũy ban đầu của chủ nghĩa tƣ bản ở châu Âu, thể hiện trên hai mặt: Phong trào

rào đất cƣớp ruộng và cƣớp bóc thuộc địa. Qua phong trào này, đa số những ngƣời
nông dân bị biến thành những ngƣời vô sản, làm thuê cho các nhà tƣ sản.
Các công trƣờng thủ công trong công nghiệp đƣợc thay thế cho các phƣờng
hội trong nền sản xuất của tƣ bản chủ nghĩa. Đó là sự phát triển mang tính quy luật
của nền kinh tế hàng hóa, đã phá vỡ cơ chế kinh tế lãnh địa và nền nông nghiệp
“thuần túy”. Là một trong những điều kiện dẫn đến sự nhanh chóng sụp đổ của chế
độ phong kiến Tây Âu trung đại.
Do sự phát triển của sức sản xuất, do mâu thuẫn về kinh tế-xã hội, nảy sinh
trong quá trình phát triển của sức sản xuất, trong hoàn cảnh lịch sử của Tây Âu bƣớc
vào giai đoạn quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ tƣ bản chủ nghĩa. Nguyên
nhân quan trọng nhất là do nguy cơ bế tắc trong việc buôn bán trực tiếp với phƣơng
Đông của ngƣời châu Âu.
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

22
Trƣớc đó, giai cấp phong kiến ở châu Âu đã tiêu thụ một khối lƣợng lớn hàng
hóa xa xỉ của phƣơng Đông. Từ cuối thế kỷ XV, đối với châu Âu hàng hóa phƣơng
Đông trở nên khan hiếm, giá cả cao vọt. Một con đƣờng buôn bán của ngƣời châu
Âu với phƣơng Đông là con đƣờng qua Địa Trung Hải đã nằm trong tay ngƣời Ý và
ngƣời Ả rập. Ngƣời Ả rập trở thành ngƣời lũng đoạn hàng hóa Ấn Độ với giá đắt đỏ.
Trong tình thế đó cuộc thám hiểm để tìm đƣờng sang phƣơng Đông đã trở nên có ý
nghĩa vô cùng quan trọng và những ngƣời đi đầu trong việc tìm ra thiên đƣờng
phƣơng Đông là hai thế lực Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, phạm vi
nghiên cứu của Luận văn chỉ tập trung vào những hoạt động của Bồ Đào Nha nên ở
đây chúng tôi chỉ trình bày về vị trí của Bồ Đào Nha ở Tây Âu thời kỳ trung đại.
Nhƣ vậy, cho đến cuối thế kỷ XV - đầu thế kỷ XVI, ở châu Âu là thời kỳ
hình thành của chế độ tƣ bản chủ nghĩa trên nền tảng chính trị bất hòa của một xã
hội phong kiến đang trong giai đoạn khủng hoảng và suy vong. Từ sự phát triển của

một xã hội mới với các giai cấp đang lên, nhu cầu về đời sống và sự tích lũy của chủ
nghĩa tƣ bản đã làm cho đời sống của các nƣớc phƣơng Tây nói chung bƣớc sang
một giai đoạn phát triển mới mà mỗi quốc gia ở Tây Âu là một trong những thành
phần tạo nên một nền văn minh Tây Âu trung đại với những thành tựu vô cùng rực
rỡ.
1.1.1. Vị trí của Bồ Đào Nha ở Tây Âu thời kỳ trung đại
Trên bản đồ Tây Âu, Bồ Đào Nha nằm ở điểm cực Tây Nam, trên bán đảo
Iberia nhô ra biển. Từ vị trí đó, ngƣời Bồ Đào Nha có thể đi lên phía Bắc, đi xuống
phía Nam để xuống châu Phi hoặc đi vào eo biển Gibralta để đi vào khu vực Trung
Cận Đông. Tuy nhiên, có một thực tế là nguồn lợi từ hàng hóa phƣơng Đông mà khu
vực Trung Đông và Địa Trung Hải mang lại cho ngƣời Bồ tƣơng đối hạn chế bởi sự
cạnh tranh của các thƣơng nhân châu Âu khác, đặc biệt là ngƣời Ý. Họ là những
thƣơng nhân nắm độc quyền về thƣơng mại ở châu Âu trong nhiều thế kỷ với các
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

23
cảng thị sầm uất nhƣ Venice, Genoese…Từ vị trí địa lý thuận lợi đó, Bồ Đào Nha
trở thành nƣớc tiên phong trên con đƣờng tiến sang phƣơng Đông.
Suốt 10 thế kỷ đầu tiên của thời kỳ phong kiến, tầm mắt của ngƣời châu Âu
và cả ngƣời Bồ Đào Nha hầu nhƣ chỉ bó hẹp trong khu vực Địa Trung Hải. Đại Tây
Dƣơng mà họ sống kề bên chỉ làm cho họ sợ hãi hơn là gợi cho họ trí tò mò. Nhƣng
đến cuối thế kỷ XV, những điền kiện mới đã tạo ra tất cả khả năng để ngƣời châu
Âu tìm những con đƣờng mới, thị trƣờng mới.
Với những thành tựu về khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật hàng hải, đóng
tàu thuyền (phát minh ra bánh lái thuyền thay cho mái chèo, kỹ thuật đóng tàu
Caraven…) là những cơ sở đảm bảo cho sự thành công của các phát kiến địa lý.
Những phát kiến địa lý lớn nhất thế giới cũng đƣợc tiến hành trong thời kỳ
này bởi ngƣời Bồ Đào Nha. Adam Smith-nhà kinh tế học nổi tiếng của thế giới sống

ở thế kỷ XVIII, trong cuốn “Của cải của các dân tộc” đã viết: “Việc tìm ra châu
Mỹ và khám phá con đƣờng sang Đông Ấn bằng cách dong thuyền qua Mũi Hảo
Vọng là hai sự kiện lớn nhất và quan trọng nhất trong lịch sử nhân loại”. Phát kiến
địa lý của hai dân tộc trên bán đảo Iberia đã mở ra một trang mới cho lịch sử nhân
loại. Đó là sự ra đời của hệ thống buôn bán đƣờng dài (long-distance trade).
Từ thế kỷ XIII, sự khao khát về nguồn vàng, gia vị và hƣơng liệu của phƣơng
Đông đã kích thích sự ham muốn của ngƣời phƣơng Tây trong việc tìm ra những
vùng đất mới ở phƣơng Đông. Đặc biệt từ sau khi xuất hiện tập Viễn du của Marco
Polo (Travel of Marco Polo) - ngƣời đã có thời gian sinh sống và làm quan ở Trung
Quốc dƣới triều Nguyên thế kỷ XIII. Những miêu tả trong tập Viễn du là điều kiện
thôi thúc ngƣời châu Âu chinh phục các vùng nguyên liệu giàu có ở phƣơng Đông.
Từ đầu thế kỷ XV, nền kinh tế phong kiến châu Âu bắt đầu đi vào thế yếu,
các phƣờng hội không còn ý nghĩa lớn, bắt đầu có những biểu hiện manh nha của
nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa, thay vào đó là các công trƣờng thủ công mà đại diện
là các thƣơng nhân giàu có và ngày càng có thế lực.
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

24
Lúc này, nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa đang đòi hỏi một sự “tích lũy nguyên
thủy tƣ bản”-nguyên liệu mới và vƣơn tới những vùng đất giàu tài nguyên, hàng hóa
quý hiếm. Đặc biệt trong quá trình đó, việc đạt đƣợc lợi nhuận cao nhất, nhanh
chóng xác lập địa vị chính trị và tôn giáo của giai cấp tƣ sản và sự định hình của nền
kinh tế tƣ bản chủ nghĩa là những đòi hỏi bức thiết đối với các nƣớc Tây Âu thời kỳ
này.
Muốn đạt đƣợc những thuận lợi trong kinh tế xác lập địa vị chính trị cần tìm
ra những nguyên liệu mới và những vùng đất giàu tài nguyên, hàng hóa quý hiếm và
tất nhiên không đơn thuần là khu vực Địa Trung Hải và Đại Tây Dƣơng mà việc tiến
lên phía Bắc thì chắc chắn do thƣơng nhân Anh, Hà Lan nắm giữ. Vì vậy, tiến

xuống phƣơng Nam là một trong những điều cần làm với Bồ Đào Nha. Và cùng với
Tây Ban Nha, cả hai nƣớc này đều trở thành những đế quốc tiên phong trên mặt
biển, nhằm tìm kiếm những vùng đất mới, thiên đƣờng mới.
Ngƣời Bồ Đào Nha là một trong những ngƣời đầu tiên và tích cực nhất tham
gia vào các hoạt động thám hiểm. Trong thời kỳ diễn ra những hoạt động thám
hiểm, nền kinh tế hàng hóa của hai nƣớc này khá phát triển, nhất là ở các thành thị
ven biển. Bồ Đào Nha có những đội hạm thuyền vào loại mạnh nhất châu Âu thời
bấy giờ. Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã từng tiến hành cuộc đấu tranh mấy trăm
năm với ngƣời Ả rập, đồng thời chống lại sự lũng đoạn của ngƣời Ý. Vì vậy, các
phát kiến địa lý đều do ngƣời Bồ Đào Nha tiến hành để đáp ứng nhu cầu về nguyên
liệu và thị trƣờng.
Cuối thế kỷ XV (1494), có một sự kiện quan trọng diễn ra trên thế giới. Theo
đó, cùng với quá trình phát kiến những vùng đất mới dƣới sự thúc ép của Giáo
hoàng Alexander IV, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha đã cùng nhau ký một bản hiệp
ƣớc nhằm phân chia phạm vi thế giới của hai nƣớc này - hiệp ƣớc Tordesillas. Qua
đó, hiệp ƣớc phân định phạm vi ảnh hƣởng của hai nƣớc trên địa cầu: Bồ Đào Nha
bành trƣớng về hƣớng đông, qua châu Phi, Ấn Độ cho tới Việt Nam và Trung Quốc
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

25
lục địa; còn Tây Ban Nha bành trƣớng về phía Tây qua lục địa châu Mỹ tới vùng
quần đảo Philippins.
Tuy nhiên, sự phân chia của Giáo hoàng đã gây ra sự bất đồng giữa hai nƣớc
có trong nội dung hiệp ƣớc này: “Trên các bản đồ của Tây Ban Nha, toàn bộ Đông
Nam Á nằm trong vùng của Bồ Đào Nha, nhƣng những ngƣời Bồ Đào Nha lại cũng
tính vùng này (trừ Miến Điện) thuộc vào vùng mà Giáo hoàng ban cho họ. Thực ra
thì Đông Nam Á và nhất là nguồn gia vị là mục tiêu số một với cả Tây Ban Nha và
Bồ Đào Nha” [3]. Với sự phân chia có sự tranh cãi này, việc tranh chấp phạm vi ảnh

hƣởng nhất là Đông Nam Á và Tân Thế Giới, giữa Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha
cũng trở nên gay gắt.
Cùng với Hiệp ƣớc Tordessilas (1494), Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha là hai
thế lực đi tiên phong trong việc mở rộng phạm vi ảnh hƣởng ra toàn thế giới, đặc
biệt trong lĩnh vực ngoại thƣơng.
Tiếp theo thời kỳ này, ở châu Âu xuất hiện một trào lƣu mới trong lĩnh vực
kinh tế là Chủ nghĩa trọng thƣơng (mercantilism).
*
Trên phƣơng diện tổng quan,
Chủ nghĩa trọng thƣơng hình thành và phát triển mạnh ở châu Âu, nhất là ở Anh và
Pháp từ giữa thế kỷ XV. Tiêu biểu cho học thuyết này là Jean Bodin, Melon, Jully,
Colbert…
Chủ nghĩa trọng thƣơng ra đời trong bối cảnh thời kỳ tan rã của chế độ phong
kiến, thời kỳ tích lũy nguyên thủy tƣ bản của chủ nghĩa tƣ bản, khi kinh tế hàng hóa
và ngoại thƣơng phát triển. Đó là sự phát triển của lực lƣợng sản xuất trong lòng xã
hội phong kiến dẫn đến sự phân công lao động xã hội. Thủ công nghiệp tách khỏi
nông nghiệp và trở thành nền kinh tế độc lập. Sự xuất hiện của các thành thị, thúc
đẩy quá trình trao đổi mua bán đã tác động đến sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa.

*
Thuật ngữ “mercantilism” ra đời năm 1763 bởi Bá tƣớc Mirabeau, đến năm 1776 đã đƣợc Adam
Smith phổ biến rộng rãi.
Quá trình thâm nhập Đông Á của người Bồ Đào Nha thế kỷ XVI-XVII và những mối liên hệ với Đại Việt

Page |

26
Quan hệ sản xuất tƣ bản chủ nghĩa bắt đầu nảy sinh những công trƣờng thủ công
xuất hiện ngày càng nhiều và ngày càng phát triển mạnh mẽ.
**


Là lý thuyết kinh tế đầu tiên đề cập đến thƣơng mại của chủ nghĩa tƣ bản.
Chủ nghĩa trọng thƣơng sớm đánh giá tầm quan trọng của thƣơng mại, đặc biệt là về
ngoại thƣơng, sớm nhận rõ vai trò của nhà nƣớc trong việc tham gia điều tiết các
hoạt động kinh tế - xã hội thông qua các công cụ bảo hộ mậu dịch…Bên cạnh đó,
đối với quá trình bành trƣớng của phƣơng Tây thì rõ ràng học thuyết này đã kéo theo
hàng loạt các cuộc viễn chinh xâm lƣợc các thuộc địa ở các nƣớc châu Âu ở thời kỳ
đó, nhằm thực hiện phƣơng châm: Dân tộc này làm giàu bằng cách hy sinh lợi ích
của dân tộc kia.
Chủ nghĩa trọng thƣơng là sản phẩm tất yếu của giai đoạn tích lũy nguyên
thủy tƣ bản, chuyển dần từ kinh tế hàng hóa giản đơn sang kinh tế thị trƣờng - là hệ
tƣ tƣởng đầu tiên của giai cấp tƣ sản.
Với điểm xuất phát từ nƣớc Anh và nƣớc Pháp, chủ nghĩa này đã lan ra toàn
châu Âu. Đó là động lực để các công ty Đông Ấn châu Âu ra đời. Trên cơ sở đó, với

**
Luận điểm cơ bản của chủ nghĩa này chú trọng một số vấn đề cơ bản sau:
Ngoại thƣơng là con đƣờng mang lại sự phồn thịnh cho mọi quốc gia, phƣơng châm của trƣờng phái này
là xuất siêu vì một số quốc gia chỉ có thể thủ lợi do ngoại thƣơng nếu xuất khẩu vƣợt nhập khẩu. Ngoại
thƣơng là nguồn gốc thực sự của của cải.
Từ đó, Chủ nghĩa trọng thƣơng áp dụng các chính sách độc quyền mậu dịch với các nƣớc thuộc địa và
mua rẻ bán đắt, ngăn cản các nƣớc thuộc địa sản xuất, chỉ đƣợc xuất khẩu nguyên liệu thô với giá rẻ và
nhập khẩu các sản phẩm tiêu dùng cuối cùng từ chính quốc với giá cả cao hơn nhiều lần. VD: Bồ Đào
Nha ở Đông Ấn, Pháp ở Ấn Độ, Hà Lan ở vùng nguyên liệu…
Tiền vàng đƣợc coi trọng quá mức, xem tiền vàng hơn hàng hóa. Là tiêu chuẩn cơ bản của của cải, dân
tộc nào có càng nhiều tiền vàng dân tộc đó càng giàu có.
Lợi nhuận trong thƣơng mại là kết quả của việc trao đổi không ngang giá, là sự lƣờng gạt. Lợi ích từ
thƣơng mại mà quốc gia này thu đƣợc là sự hy sinh, mất mát của các dân tộc khác. Thƣơng mại không
xuất phát từ việc trao đổi ngang giá, đôi bên cùng có lợi mà bảo vệ lợi ích cho dân tộc mình.
Vai trò của nhà nƣớc trong việc can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực ngoại

thƣơng. Trong quan điểm về ngoại thƣơng chính sách dân tộc đƣợc thể hiện rất rõ. Ở tất cả các nƣớc
Tây Âu, đại biểu của chủ nghĩa trọng thƣơng đều đòi hỏi nhà nƣớc phải có biện pháp bảo vệ thị trƣờng
nội địa, tránh sự xâm nhập cạnh tranh của hàng hóa nƣớc ngoài, đều chủ trƣơng tìm mọi cách để vàng
bạc của nƣớc mình không chảy ra nƣớc ngoài bằng những hình thức lập hàng rào thuế quan, khuyến
khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu…

×