Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Chiến tranh Đông Dương (1945 - 1954) qua một số công trình của người Pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 118 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Hoàng Văn Tuấ n

Chiế n tranh Đông Dương (1945 - 1954) qua mô ̣t
số công trinh của người Pháp
̀

Luận văn ThS. Lịch sử: 60 22 50
Nghd. : GS. Vũ Dương Ninh

1


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
4. Nguồn tư liệu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của luận văn
7. Cấu trúc của luận văn

1
1
1
6
6
7


7
7
8
Chương 1 VỀ NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN TRANH
1.1. Nước Pháp và mục tiêu tái chiếm Đông Dương
8
1.1.1. Đông Dương dưới ách thống trị Nhật - Pháp
8
1.1.2. Quan điểm thực dân của tướng De Gaulle về vấn đề Đông Dương 10
1.1.3. Tướng De Gaulle ráo riết chuẩn bị tái chiếm Đông Dương
12
1.2. Thực dân Pháp bước đầu tái xâm lược Đông Dương (9.1945 – 19
12.1946)
1.2.1. Thực dân Pháp gây chiến ở Nam bộ
19
1.2.2. Âm mưu và hoạt động của Pháp ở miền Bắc. Hiệp định Sơ bộ 24
6.3.1946
1.2.3. Pháp ngăn cản và phá hoại việc thi hành Hiệp định Sơ bộ 31
(6.3.1946 - 19.12.1946)
43
Chương 2 VỀ QUÁ TRÌNH DIỄN BIẾN CỦA CHIẾN TRANH
2.1. Hoạt động quân sự và chính trị của Pháp trong giai đoạn 1946-1950
43
2.1.1. Thực dân Pháp lao sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương
43
2.1.2. Về chiến dịch Việt Bắc năm 1947
47
2.1.3. Về giải pháp Bảo Đại
50
2.1.4. Về chiến dịch Biên Giới

54
2.2. Những cố gắng không thành công của Pháp trong những năm 1951-1953 58
2.2.1. Về những nỗ lực giành lại quyền chủ động trong thời kỳ nắm 58
quyền của tướng De Lattre (1951 - 1952)
2.2.2. Pháp nỗ lực bình định vùng chiếm đóng và đối phó với các 63
cuộc tiến cơng của qn đội Việt Nam (1952 - giữa 1953)
2.3. Về chiến dịch Đông - Xuân (1953 - 1954)
68
2.3.1. Sự điều chỉnh chiến lược mới của Pháp - Kế hoạch Navarre
68


2.3.2. Điện Biên Phủ được chọn làm điểm quyết chiến chiến lược
2.3.3. Về diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ
2.3.4. Về ý nghĩa, tác động của Điện Biên Phủ

70
74
76
Chương 3 VỀ QUAN HỆ QUỐC TẾ CỦA PHÁP VÀ SỰ KẾT 80
THÚC CHIẾN TRANH
3.1. Quan hệ giữa Pháp và các cường quốc về vấn đề Đông Dương
80
3.1.1. Quan hệ Pháp – Mỹ.
80
3.1.2. Quan hệ Pháp – Anh
84
3.1.3. Quan hệ Pháp - Trung Quốc
86
3.2. Hội nghị Genève về việc chấm dứt chiến tranh Đơng Dương

88
3.2.1. Vấn đề Đơng Dương trong tính tốn của các cường quốc
89
3.2.2. Nước Pháp và Hội nghị Genève về Đông Dương
90
3.2.3. Về kết quả, ý nghĩa của Hiệp định Genève
92
3.3. Về nguyên nhân thất bại của Pháp trong chiến tranh Đơng Dương
94
3.3.1. Chính phủ Pháp khơng có đường lối thống nhất điều hành 94
cuộc chiến
3.3.2. Binh lực Pháp không đủ, nhất là không quân và sự thiếu quan 95
tâm của Chính phủ Pháp đến đội quân viễn chinh
3.3.3. Quân đội Pháp đã buộc phải chiến đấu trong những điều kiện 97
và theo chiến thuật cũng như chiến lược do phía Việt Nam đặt ra
3.3.4. Đánh giá khơng chính xác và coi thường đối phương
98
3.3.5. Tính chất xâm lược phi nghĩa của cuộc chiến đứng về phía Pháp 99
3.4. Về tác động của cuộc chiến tranh Đông Dương đối với nước Pháp
101
3.4.1. Tác động đến tình hình chính trị và sự phát triển kinh tế của 101
nước Pháp sau chiến tranh thế giới thứ hai
3.4.2. Tác động của chiến tranh Đơng Dương đến q trình tan rã hệ 103
thống thuộc địa của đế quốc Pháp
107
PHẦN KẾT LUẬN
110
TÀI LIỆU THAM KHẢO



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu
Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam mà người nước
ngồi thường gọi là chiến tranh Đơng Dương lần thứ nhất (1945-1954) là một
cuộc chiến kéo dài, ác liệt, chịu tác động và có ảnh hưởng khơng nhỏ đến quan
hệ quốc tế sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chiến tranh Đông Dương không chỉ
là cuộc xung đột của hai bên tham chiến trực tiếp trên chiến trường mà đã trở
thành cuộc đối đầu giữa hai thế lực phản ánh một phần tương quan lực lượng
của hai hệ thống xã hội đối lập, “hai cực” trong trật tự thế giới được xác lập sau
đại chiến. Cuộc chiến đã kết thúc cách nay hơn nửa thế kỉ, nhưng vẫn để lại
những dư âm, vẫn được nhắc đến như một thắng lợi vĩ đại của cuộc đấu tranh
chống chủ nghĩa thực dân ở nửa sau của thế kỉ XX.
Chiến thắng của nhân dân Việt Nam (và nhân dân Đông Dương) đối với
chủ nghĩa thực dân Pháp xâm lược (có sự giúp sức của đế quốc Mỹ) để lại
nhiều bài học quý báu cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây
cũng như công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
Về phía bên kia, những người Pháp nghĩ gì, họ đánh giá như thế nào về
cuộc chiến tranh của nước Pháp ở Đơng Dương? Đã có khơng ít cơng trình
nghiên cứu của các học giả, các nhà nghiên cứu và nhiều người Pháp từng tham
gia chiến đấu ở Đông Dương. Họ sưu tầm và khai thác nhiều nguồn tài liệu,
phân tích, đánh giá từ nhiều quan điểm khác nhau, cung cấp cho người đọc
nhiều thông tin và cách nhìn từ phía bên kia về cuộc chiến.
Với mong muốn tìm hiểu một cách tồn diện về cuộc chiến tranh Đông Dương
(1945-1954), tôi đã lựa chọn đề tài “Chiến tranh Đơng Dương (1945-1954) qua
một số cơng trình của người Pháp” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành
Lịch sử thế giới.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trên thế giới viết về cuộc
chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (1945-1954), nhiều cuộc hội thảo ở trong
và ngồi nước có chủ đề liên quan đến vấn đề này. Các công trình này đã đề

cập một cách khá đầy đủ các khía cạnh của cuộc chiến.

1


Về phía người Pháp, nhà sử học Ph.Devillers đã dành nhiều thời gian
nghiên cứu, sưu tầm các tài liệu để xác định nguyên nhân thực sự của cuộc
chiến tranh Đông Dương. Tác phẩm “Paris - Sài Gòn - Hà Nội” dựa trên nhiều
nguồn tư liệu phong phú, nhất là những tư liệu mật lần đầu tiên được công bố ở
Pháp năm 1987, đã chỉ ra nguyên nhân thực sự của cuộc chiến không phải do
ngẫu nhiên, mà do tội lỗi, do sự “vụng về” hoặc “tính tốn sai lầm” của giới
chính trị và quân sự cao cấp của Pháp. Đồng thời, qua đây tác giả cũng đi tới
kết luận về tính chất của cuộc chiến tranh Đơng Dương thực tế là một cuộc chiến
tranh xâm lược của Pháp.
Cuốn kỷ yếu Hội thảo “Géneral De Gaulle et L’Indochine 1940-1946”
(Tướng De Gaulle và Đông Dương 1940-1946) tập hợp nhiều bài viết liên quan
đến mối quan hệ Việt - Pháp trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai cho tới
đầu năm 1946. Các bài viết phần nào chỉ ra những quan điểm, đường lối của
nước Pháp trong vấn đề Đông Dương dưới thời De Gaulle. Qua đó cũng cho
thấy q trình chuẩn bị và bước đầu quay trở lại xâm lược Đông Dương của
quân đội Pháp.
Cuốn “Sự mù quáng của tướng De Gaulle đối với cuộc chiến tranh Đông
Dương” của tác giả P. Quatrepoint góp phần làm sáng tỏ quan điểm sai lầm của
chủ nghĩa thực dân Pháp.
Trong tác phẩm “Câu chuyện về một nền hồ bình bị bỏ lỡ” tác giả Sainteny
đã kể lại nhiều sự kiện về mối quan hệ Pháp - Việt trong thời gian từ chiến
tranh thế giới thứ hai đến khi cuộc xung đột nổ ra trên tồn Đơng Dương. Là
một nhân vật cao cấp của Pháp trong tiến trình dẫn tới cuộc chiến, Sainteny
khơng tránh khỏi những nhận định thiếu khách quan, thậm chí xuyên tạc sự
thật, song dẫu sao cũng là một tài liệu tham khảo cần quan tâm.

Tướng Navarre, Tổng chỉ huy quân viễn chinh Pháp ở Đông Dương (19531954), đã cho xuất bản 2 tác phẩm: “Đông Dương hấp hối” và “Thời điểm của
những sự thật”. Mặc dù viết ra với mục đích chủ yếu nhằm biện hộ trách nhiệm
và những thất bại của quân Pháp ở Điện Biên Phủ, nhưng đã cung cấp cho
người đọc nhiều tư liệu, cách đánh giá tình hình, những khó khăn và sự bất
đồng trong chính giới Pháp về vấn đề Đơng Dương. Qua đó, Navarre đưa ra ý
kiến về nguyên nhân thất bại của Pháp. Những nội dung này cũng được đề cập
2


trong cuốn “Tướng Navarre với trận Điện Biên Phủ” của Jean Pouget - sĩ quan
tuỳ tùng của Tổng chỉ huy Navarre ở Đông Dương.
Cuốn “Cao-Bang la tragique épopée de la colonne Le Page” (Cao Bằng Sự nghiệp bi thảm của đại tá Le Page) của Marcel Le Page và cuốn hồi ký
“Con đường tử địa RC4-1950” của Charles Henri De Pirey là hai tác phẩm có
giá trị viết về những trận chiến diễn ra ở khu vực biên giới đông bắc Việt Nam.
Là những người trực tiếp tham gia chỉ huy chiến đấu, các tác giả đã thuật lại
một cách khá chi tiết và sinh động nhiều trận đánh trên đường số 4, nhất là
những trận ác liệt ở vùng núi Cốc Xá trong chiến dịch Biên giới thu đông 1950;
nêu lên những nhận định, đánh giá của họ về đối thủ, những suy ngẫm về thất
bại của quân Pháp ở Biên giới Đông Bắc, về ý nghĩa và ảnh hưởng của sự kiện
này đối với toàn bộ cuộc chiến tranh Đông Dương.
André Teulieres trong cuốn “L’Indochine - Guerres et paix” (Đơng Dương Chiến tranh và hồ bình) dành phần đầu thuật lại sự cai trị của Pháp ở Đông
Dương, sự xâm nhập của phát xít Nhật vào Đơng Dương, việc giành chính
quyền của nhân dân Việt Nam, mối quan hệ Việt Nam - Pháp giai đoạn 19451946, về cuộc chiến tranh Việt - Pháp (1946-1954) đặt trong bối cảnh hai cực
“giữa Đông và Tây”.
Tác giả Gilles Férier đã dành phần I cuốn “Les trois guerres d’Indochine”
(Ba cuộc chiến tranh Đông Dương - Chiến tranh Đông Dương (1945-1954),
Chiến tranh Việt Nam (1960-1975), Chiến tranh ở Campuchia hay chiến tranh
Đông Dương lần thứ ba (1975-1989)) viết về cuộc chiến tranh xâm lược của
Pháp (1945-1954). Trong 63 trang sách, tác giả đã trình bày một cách ngắn gọn
về lịch sử nền thống trị của thực dân Pháp ở Đông Dương từ năm 1858, sự thất

bại của Pháp trong chiến tranh thế giới thứ hai, sự quay trở lại Đông Dương của
quân đội Pháp, diễn biến của chiến tranh và sự ra đi của Pháp để nhường chỗ
cho đế quốc Mỹ nhảy vào Đông Dương năm 1956.
Một tác phẩm không thể không nhắc ti l cun sỏch ca Franỗoise Joyaux
Trung Quc v vic giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất”.
Với nguồn tư liệu phong phú, tác giả đã thuật lại khá chi tiết, đưa ra những
đánh giá sắc sảo về những mối liên hệ chằng chéo giữa các bên tham chiến
(Pháp - Việt Nam) với những “đồng minh” của mỗi bên, nhất là với các nước
3


lớn. Người đọc có thể nhận thấy tính chất phức tạp, tính quốc tế hố ngày càng
bộc lộ rõ trong cuộc chiến tranh Đông Dương, nhất là trong cuộc đấu tranh
ngoại giao ở Genève để đi tới chấm dứt cuộc chiến này.
Ngồi các cơng trình nêu trên, cịn có thể kể tới các tác phẩm: “Đông
Dương nền thực dân nước đôi” của P.Brocheux và D.Hémery, “La guerre en
Indochine 1945-1954” (Chiến tranh Đông Dương 1945-1954) của G.Pleury,...
và nhiều cuốn sách khác.
Một số học giả người nước ngồi (khơng phải người Pháp) cũng có các
cơng trình viết về cuộc chiến tranh Đơng Dương (1945-1954). Có thể kể tới
cuốn “Cuộc chiến dài ngày của nước Mỹ và Việt Nam (1950-1975)” của C.G.
Herring, cuốn “Tại sao Việt Nam?” của L.A. Patti, “Điện Biên Phủ cuộc đối
đầu mà nước Mỹ muốn quên đi” của R.Simpson, “Điện Biên Phủ một góc địa
ngục” của B.Fall, cuốn “Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt đến Nixon” của
P.A.Poole. Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi khai thác các cuốn sách
này để làm rõ hơn cách nhìn nhận của thế giới đối với người Pháp trong chiến
tranh Đông Dương.
Về phía Việt Nam, trước hết phải kể đến những nghị quyết của Đảng, những
bài nói và viết, những cuốn sách của các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam như
Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn,... và

nhiều nhà chỉ huy quân sự. Đã có rất nhiều cơng trình nghiên cứu về cuộc kháng
chiến chống Pháp (1945-1954).
Cuốn “Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954” trình
bày một cách khá đầy đủ, chi tiết về cuộc chiến, từ nguyên nhân, tính chất, diễn
biến và những bài học kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo của Đảng đưa đến
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp. Với nguồn tư liệu phong phú, cuốn
sách đã cung cấp cho người đọc cái nhìn tồn diện về cuộc chiến tranh xâm
lược của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ ở Đông Dương giai đoạn 1945-1954.
Tác phẩm “Tổng kết cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp - Thắng lợi và
bài học” là một bản tổng kết sâu sắc về sự lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của
Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng Tư lệnh đối với thắng lợi
của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mỹ. Tác phẩm rút ra
4


những bài học kinh nghiệm quý báu, đồng thời cũng thẳng thắn thừa nhận một
số thiếu sót trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo kháng chiến.
Tác giả Trần Trọng Trung có nhiều bài viết, nhiều cơng trình nghiên cứu về
cuộc chiến Đơng Dương, trong đó phải kể đến tác phẩm “Lịch sử một cuộc
chiến tranh bẩn thỉu”. Với nhiều tài liệu phong phú, nhiều trích dẫn từ các sách
báo nước ngồi, tác giả đã phân tích, trình bày về các hoạt động của thực dân
Pháp ở Đông Dương từ khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ; Phác hoạ q
trình trở lại xâm lược Đơng Dương của Pháp và diễn biến các trận đánh tiêu
biểu, chỉ ra những nguyên nhân thất bại của thực dân Pháp.
Các tác giả Lưu Văn Lợi - Nguyễn Hồng Thạch trong cuốn “Pháp tái chiếm
Đông Dương và chiến tranh lạnh” tiếp cận cuộc chiến tranh Đông Dương trong
bối cảnh chiến tranh lạnh. Cuốn sách đã chỉ ra q trình Pháp quay trở lại Đơng
Dương và đế quốc Mỹ dính líu vào cuộc chiến, tính chất quốc tế của cuộc
chiến, những ảnh hưởng của chiến tranh lạnh đối với Đơng Dương. Chín bản
phụ lục về các hiệp định, hiệp ước giữa Pháp và các nước Đơng Dương, tun

bố của Tổng thống Mỹ và phái đồn Mỹ ở Genève, Hiệp ước phịng thủ tập thể
Đơng Nam Á (SEATO)... là những nguồn tư liệu tham khảo có giá trị.
Tác giả Nguyễn Đình Bin chủ biên cơng trình nghiên cứu “Ngoại giao Việt
Nam 1945-2000” dành hai chương đầu để phân tích cuộc đấu tranh trên mặt
trận ngoại giao của Đảng và Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ,
đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong lĩnh vực nghiên cứu về mặt trận
ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp còn phải kể tới cuốn “Ngoại giao
Việt Nam 1945-1995” của nhà ngoại giao Lưu Văn Lợi.
Ngoài ra, cịn có rất nhiều bài nghiên cứu của nhiều tác giả viết về các khía
cạnh của cuộc chiến.
Nhiều bài viết, các tham luận trong các hội thảo về cuộc chiến tranh Đông
Dương, về chiến thắng Điện Biên Phủ được tập hợp trong hai cuốn “Điện Biên
Phủ hợp tuyển cơng trình khoa học” và “Điện Biên Phủ dưới góc nhìn của các
nhà khoa học Việt - Pháp”.
Trong luận văn này, những tài liệu trên được sử dụng như những đối
chứng làm rõ đúng sai trong quan điểm của người Pháp như đề tài của luận văn
đã xác định.
5


3. Mục đích, đối tượng, phạm vi và nội dung nghiên cứu
- Mục đích của luận văn: Thực hiện đề tài luận văn, tác giả mong muốn tìm
hiểu sâu hơn về cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954), qua đánh giá của
những người Pháp về cuộc chiến tranh này. Cách nhìn nhận của họ, tuy có nhiều
điểm khơng phù hợp nhưng cũng là nguồn tài liệu nên khai thác để thấy được
những khía cạnh của cuộc chiến.
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn: Là các cơng trình của người Pháp viết
về chiến tranh Đông Dương và cuộc chiến đấu của nhân dân Đông Dương
chống Pháp, bảo vệ nền độc lập.
- Phạm vi nghiên cứu:

Về mặt thời gian, chủ yếu tập trung vào thời kỳ diễn ra cuộc chiến tranh
Đông Dương (1945-1954), song có mở rộng từ đầu những năm 1940 để thấy
được mưu đồ và quá trình chuẩn bị tái chiếm Đông Dương của thực dân Pháp,
đồng thời kéo dài đến đầu những năm 1960 để thấy được những tác động của
cuộc chiến đối với sự tan rã hệ thống thuộc địa của Pháp.
Về mặt không gian, là chiến trường Đông Dương, luận văn tập trung vào
chiến trường Việt Nam, nơi diễn ra những sự kiện chủ yếu trong cuộc chiến
tranh. Ngồi ra, ở đơi chỗ giới hạn khơng gian được mở rộng để thấy được
những mối quan hệ quốc tế phức tạp ảnh hưởng đến diễn biến và kết cục của
cuộc chiến.
- Nội dung nghiên cứu: Luận văn phân tích cách nhìn nhận, đánh giá của
các nhà nghiên cứu Pháp về các vấn đề nguồn gốc, diễn biến, kết quả và tác
động của cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954) qua đó có sự phê phán
theo quan điểm của Việt Nam.
4. Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu chính là các cơng trình nghiên cứu của các tác giả người
Pháp (chủ yếu là các cơng trình đã được dịch sang tiếng Việt), bao gồm các
cuốn sách, các bài báo, các tham luận tại các hội thảo về cuộc chiến tranh Đơng
Dương. Ngồi ra cịn tham khảo một số cơng trình nghiên cứu của các tác giả
nước ngồi có đề cập đến các khía cạnh của cuộc chiến trên bình diện quốc tế.

6


Nguồn tài liệu của Việt Nam cũng có ý nghĩa quan trọng góp phần định
hướng, đối chiếu để thấy được những điểm khác biệt trong cách nhìn của hai
bên về cuộc chiến.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu sử dụng để thực hiện luận văn là thông qua các cơng
trình của các tác giả người Pháp viết về chiến tranh Đông Dương (đã được

công bố, chủ yếu là các cơng trình đã được dịch sang tiếng Việt) để thấy được
những quan điểm nhận định, đánh giá của họ đối với các vấn đề liên quan đến
cuộc chiến tranh Đông Dương. Dựa trên quan điểm duy vật lịch sử và đường
lối cách mạng của Đảng, đồng thời sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu tư
liệu để luận văn có sự phê phán và đưa ra ý kiến của tác giả về các vấn đề được
bàn tới.
6. Đóng góp của luận văn
- Góp phần nghiên cứu cuộc chiến tranh Đơng Dương thơng qua việc khai
thác tài liệu và phân tích quan điểm đánh giá của những người ở phía bên kia
về cuộc chiến.
- Luận văn có thể được sử dụng làm một tài liệu tham khảo cho việc nghiên
cứu về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính
của luận văn được chia thành 3 chương:
Chương 1. Về nguyên nhân bùng nổ chiến tranh: trình bày những quan
điểm của người Pháp về tình hình Đơng Dương trong thời gian chiến tranh thế
giới thứ 2 và quá trình chuẩn bị trở lại xâm lược Đông Dương của Pháp.
Chương 2. Về quá trình diễn biến của chiến tranh: Nêu lên cách nhìn
nhận của người Pháp về những diễn biến chủ yếu của cuộc chiến.
Chương 3. Về quan hệ quốc tế của Pháp và sự kết thúc chiến tranh: Trình
bày những nhận định của người Pháp về các vấn đề liên quan đến sự quốc tế
hố chiến tranh Đơng Dương, những mối quan hệ giữa các bên tham chiến với
các nước lớn trên thế giới, về giải pháp kết thúc chiến tranh cũng như những
đánh giá về tác động của cuộc chiến đối với nước Pháp.

7


Chương 1

VỀ NGUYÊN NHÂN BÙNG NỔ CHIẾN TRANH
1.1. Nước Pháp và mục tiêu tái chiếm Đông Dương
1.1.1. Đông Dương dưới ách thống trị Nhật - Pháp
Ngày 1 tháng 9 năm 1939, phát xít Đức nổ súng xâm lược Ba Lan, mở đầu
cho chiến tranh thế giới thứ hai. Sau khi chiếm đóng Ba Lan, Bỉ, Luxembourg,
phát xít Đức tấn cơng Pháp. Ngày 4 tháng 6 năm 1940, Paris thất thủ. Ngày 22
tháng 6 năm 1940, Pháp đầu hàng Đức. Đức chiếm đóng miền bắc nước Pháp.
Ở miền nam, một chính quyền thân Đức được dựng lên, do Pétain cầm đầu,
đóng trụ sở tại Vichy. Chỉ có một bộ phận nhỏ do De Gaulle chỉ huy chạy ra
nước ngoài tổ chức lực lượng, mua sắm vũ khí, tiếp tục chống phát xít Đức.
Lợi dụng sự thất bại của Pháp ở châu Âu, phát xít Nhật từng bước nhảy vào
xâm lược Đơng Dương. Tháng 6/1940, Nhật địi Pháp cắt đứt đường thơng
thương qua Vân Nam (và cả nước Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch) và đe doạ
sẽ dùng vũ lực can thiệp vào Đơng Dương nếu Pháp khơng chấp thuận. Chính
phủ Pháp sợ rằng thái độ cứng rắn của Toàn quyền Catroux sẽ khiến quân Pháp
phải đương đầu với cuộc tấn công của Nhật ở Đơng Dương. Ngày 26.6.1940,
chính phủ Vichy cách chức Tồn quyền Đơng Dương của Catroux, thay vào đó
là đô đốc Decoux theo phái Pétain.
Sau khi tấn công Trân Châu Cảng (7.12.1941), mở đầu chiến tranh Thái
Bình Dương, chỉ trong ba tháng, phát xít Nhật đã chiếm gọn cả miền Đông
Nam Á và quét sạch các hệ thống cai trị của Mỹ (ở Philippin), Anh (tại Malai,
Singapore, Miến Điện) và Hà Lan (tại Indonesia). Chỉ duy nhất còn lại Đơng
Dương vẫn dưới quyền cai trị của nước Pháp.
Tồn quyền Decoux và các cộng sự của ông ta nuôi hy vọng có thể giữ
vững được tình thế (tức nắm quyền kiểm sốt hành chính trên danh nghĩa) cho
đến khi kết thúc chiến tranh bằng cách hành động khéo léo, tránh khiêu khích
Nhật. Do sự nhân nhượng của Decoux ở Đơng Dương cùng đường lối thân Đức
của chính phủ Vichy, phát xít Nhật cho rằng chưa cần thiết phải ra tay đối với
qn Pháp ở Đơng Dương. Vì thế, “trong cuộc đại chiến khủng khiếp ở Thái
Bình Dương kéo dài tới 44 tháng đó, Đơng Pháp (tức Đơng Dương thuộc Pháp)

8


vẫn là một khu vực khơng hoạt động. Nó như một hải cảng yên tĩnh giữa một
cơn bão táp” [34, tr.274]. Để có được sự “n tĩnh” đó, chính quyền Pháp phải
trả bằng hàng loạt hiệp ước nhân nhượng Nhật về kinh tế và quân sự.
Ngày 22.9.1940, chính quyền Pháp ở Đơng Dương phải “kí hiệp ước đầu
tiên về qn sự, cho phép các đơn vị quân Nhật có thể đi qua lãnh thổ Đông
Dương” [52, tr.47]. Cụ thể, hiệp ước này “đã đặt 3 sân bay dưới quyền sử dụng
của không quân Nhật Bản và cho phép 5000 đến 6000 lính Nhật được đồn trú
tại phía bắc sơng Hồng” [65, tr.413]. Ngày 16.5.1941, chính phủ Vichy kí với
Nhật Bản “văn bản đầu tiên về kinh tế, chấp nhận cung cấp cho Nhật lương
thực thực phẩm và các sản phẩm khai mỏ với giá rẻ” [52, tr.49]. Ngày
14.7.1941 Nhật đòi được quyền đi lại một cách dễ dàng ở miền Nam. Tiếp đó,
ngày 29.7.1941, chính quyền Pháp phải kí hiệp định “phòng thủ chung” (Hiệp
định Kato-Darlan), cho phép quân Nhật được đóng trên tồn bộ lãnh thổ Đơng
Dương. Như vậy, phát xít Nhật đã chiếm được Đơng Dương, biến nơi đây
thành căn cứ đóng quân và tiền đồn quan trọng để tiến xuống khu vực Đông
Nam châu Á trong khi vẫn duy trì quyền cai trị của thực dân Pháp.
Đối với chính quyền Pháp, “nhiệm vụ đầu tiên và quan trọng nhất, theo ông
Decoux là giữ cho được quyền uy của nước Pháp và tôn trọng những điều đã
cam kết trong các thoả ước Pháp - Nhật”. Vì thế, “đơ đốc và những cộng sự
thân cận nhất của ông, như G.Gautier và C.De Boisanger, tiến hành một trò
chơi tế nhị bằng cách thử giữ những cái mà các ông coi là quyền lợi của nước
Pháp, trong khi vẫn tôn trọng các thoả ước đã ký với chính phủ Nhật Bản, nghĩa là
nhượng bộ đến mức tối thiểu cho phép những yêu sách của Nhật” [65, tr.415].
Như thế, sự yên tĩnh ở Đông Dương trong thời gian này chỉ là lớp phủ bên
ngoài của những mâu thuẫn và đấu tranh quyết liệt. Cả hai bên, Pháp và Nhật,
đều lợi dụng nhau để đạt được mục tiêu của mình, đồng thời cũng chuẩn bị sẵn
sàng các điều kiện để loại bỏ đối thủ. Nhật Bản ra sức lôi kéo các tầng lớp trí

thức nhằm tun truyền cho tư tưởng Đại Đơng Á. Chính quyền thực dân Pháp
cũng đưa ra một số cải cách, như sử dụng nhiều hơn các công chức bản xứ,
tăng lương và giảm bớt bất bình đẳng giữa cơng chức người Việt và người
Pháp, tổ chức các hoạt động văn hoá, xuất bản nhiều ấn phẩm nhằm tuyên
truyền tinh thần đoàn kết Pháp - Việt,...
9


Cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương ngày càng quyết liệt. Nhu cầu về
lương thực, thực phẩm và các hàng hoá phục vụ cho chiến tranh của Nhật ngày
càng cao. Để đáp ứng những địi hỏi đó của qn Nhật, chính quyền thực dân
Pháp đã thi hành ở Đơng Dương chính sách kinh tế chỉ huy, thu mua lương thực
của nhân dân với giá rẻ. Chúng còn bắt nhân dân ta nhổ bỏ diện tích lương thực
chuyển sang trồng thầu dầu, lạc, bông để cung cấp dầu và quân trang cho quân
đội Nhật1. Gánh nặng cuộc chiến tranh đổ lên đầu nhân dân Đơng Dương, đưa
tới nạn đói khủng khiếp vào năm 1945. Chỉ với một câu ngắn gọn, P.Brocheux
và D.Hémery đã đánh giá một cách đầy đủ nguyên nhân và mức độ của sự kiện
này: “nạn đói miền Bắc cung cấp một tư liệu lý tưởng để tố giác sự thiếu trách
nhiệm của chế độ thuộc địa và cả sự thơng đồng Pháp - Nhật nhằm thanh tốn
bớt dân số Việt Nam”2 [65, tr.427]. Đó cũng chính là hình ảnh khái quát nhất về
đời sống của nhân dân Đông Dương dưới ách thống trị Nhật - Pháp.
1.1.2. Quan điểm thực dân của tướng De Gaulle về vấn đề Đông Dương
Đông Dương là một trong những thuộc địa quan trọng nhất của đế quốc
Pháp. Vì thế, trong mọi tình huống, nước Pháp khơng bao giờ có ý định từ bỏ
việc nô dịch vùng đất này.
“Phong trào nước Pháp tự do”3 của phái De Gaulle mặc dù đang bị chi phối
bởi nhiều nhiệm vụ cấp bách vẫn rất quan tâm đến số phận tương lai của xứ
Đông Dương thuộc Pháp.
Trái ngược với biện pháp thoả hiệp của chính quyền Pétain và Decoux, De
Gaulle cho rằng nước Pháp chỉ có thể giữ được vai trị và bảo vệ được lập trường

của mình trước mặt các Đồng minh nếu Pháp tham gia chiến tranh chống Nhật,
lập lại chủ quyền toàn vẹn với tất cả quyền hành của mình trên đất Đơng Dương
bằng qn sự.
1

Diện tích trồng thầu dầu và lạc tăng “từ 17.500 ha năm 1939 lên tới 59000 ha năm 1942 và 68000 ha năm
1944”, cịn “diện tích dành để trồng bơng từ 7000 ha năm 1939 lên tới 19000 ha năm 1942 và 52000 ha năm
1944”. Số tiền mà chính quyền Pháp ở Đông Dương phải cung cấp cho quân Nhật cũng ngày càng lớn (58 triệu
đồng năm 1941, 117 triệu đồng năm 1943, 363 triệu đồng năm 1944) [65, tr.425].
2
Theo P.Brocheux và D.Hémery, trong 7 tháng đầu năm 1944, chỉ có 8600 tấn gạo được bốc lên ở Sài Gịn để chở ra
Bắc kỳ (năm 1940 là 80000 tấn). Vụ thất thu gạo mùa đơng 1944-1945 đã dìm Bắc kỳ và Bắc An Nam vào một nạn đói
khủng khiếp, số người chết ước chừng 1 triệu (thực tế là khoảng 2 triệu). Tháng 9.1945 khi quân Anh kiểm kê những
kho gạo ở Chợ Lớn, họ đã đi đến những con số đánh giá như sau: 60.000 tấn trong các kho gạo của Nhật thuộc công ty
Mitsui, 66.000 tấn tại các cửa hàng của uỷ ban lúa gạo. Còn tại các kho của Nhật ở các tỉnh Nam kỳ, Cao Miên và Bắc
An Nam thì con số là 25.000 tấn; các kho gạo tư nhân Nam kỳ được ước lượng có 100.000 tấn, ở Cao Miên là 50.000
tấn. [65, tr.426-427]
3
Là tên gọi tổ chức kháng chiến lưu vong của Pháp được thành lập ở London (Anh) bởi tướng De Gaulle
6.1940. Tập hợp những đội quân theo tổ chức này được gọi l Quõn i nc Phỏp t do (Forces franỗais libres
- FFL). Ngày 14.7.1943, tổ chức này đổi tên thành “Nước Pháp chiến đấu”.

10


Ngày 18.6.1940, từ London, De Gaulle phát đi lời kêu gọi phải bảo vệ
Đông Dương trước tham vọng xâm lược của phát xít Nhật.
Ngày 8 tháng 12 năm 1943, nhân kỉ niệm lần thứ hai ngày xảy ra cuộc
chiến tranh Thái Bình Dương, Uỷ ban giải phóng dân tộc Pháp (C.F.L.N) công
bố một bản thông cáo về Đông Dương. Bản thông cáo với nhiều lời lẽ hoa mỹ

đã đưa ra dự định về việc ban hành một quy chế chính trị mới với những quyền
tự do rộng rãi hơn cho Đơng Dương. Theo đó, De Gaulle hứa sẽ nới lỏng thể
chế thuộc địa ở Đông Dương, nhưng đồng thời cũng khẳng định tái lập những
quyền lợi của nước Pháp tại thuộc địa này.
Ngay sau đó, C.F.L.N (đóng trụ sở tại Alger) gửi qua con đường Trung
Quốc những chỉ thị cho mạng lưới quân sự kháng chiến Pháp tại Hà Nội. Trong
bức thư ngày 29.2.1944 gửi cho tướng Mordant, khi đó là chỉ huy tối cao quân
đội Đông Dương, De Gaulle xác định rằng “chỉ có sự tham gia một cách thiết
thực của chúng ta và bởi quân đội cho nền tự do của Đơng Dương mới có thể
phục hồi lại một cách trọn vẹn những quyền lực của chúng ta”. De Gaulle cũng
khẳng định “thời điểm đã tới để Đông Dương phụ thuộc vào quyền lực của Uỷ
ban giải phóng quốc gia”. De Gaulle yêu cầu Mordant nghiên cứu đề xuất tất cả
những vấn đề liên quan đến cách tổ chức, chỉ đạo kháng chiến và đệ trình lên
C.F.L.N. Cuối cùng ơng ta nói: “Kết quả chủ yếu nhất của cuộc kháng chiến
này ở bên trong Đông Dương tuỳ thuộc sự quay trở lại một cách không bàn cãi
của Đông Dương vào Đế chế Pháp”[52, tr.59].
Có thể nói, cho tới lúc này, những người theo phái De Gaulle cũng như
những người theo chính phủ Vichy dường như vẫn đặt niềm tin tưởng trọn vẹn
vào “sự trung thành của người dân Đơng Dương” đối với đế chế Pháp. Quan
điểm đó đã tồn tại ở Pháp từ cuối thế kỉ XIX, xuất phát từ tư tưởng “nước Pháp
là trung tâm”, cho rằng nước Pháp có một sứ mệnh vừa là giải phóng vừa là khai
hố văn minh cho nhân dân Đơng Dương. Họ cho rằng “Các dân tộc Đơng
Dương khơng có lý do chính đáng nào để mong muốn tách ra khỏi nước Pháp,
địi hỏi độc lập dân tộc, bởi vì độc lập sẽ làm cho các dân tộc ấy lại rơi vào
“những bóng tối của bên ngồi”… Người ta địi hỏi người Annam phải tin tưởng
(một cách mù quáng) vào nước Pháp, bởi vì nước Pháp, theo định nghĩa, chính là
11


sự độ lượng, sự trật tự và sự tiến bộ, và người ta chỉ có thể ngưỡng mộ nước

Pháp hơn tất cả các nước khác, có nghĩa là đi với Pháp mãi mãi” [63, tr47- 48].
Trong Hội nghị các nước châu Phi thuộc Pháp diễn ra từ ngày 1- 8.2.1944
tại Brazzaville, mọi tư tưởng giải phóng các dân tộc thuộc địa sau chiến tranh
đều bị gạt bỏ. Pleven, đại diện chính phủ lâm thời Cộng hồ Pháp tun bố
khơng úp mở rằng “Trong khuôn khổ đế quốc Pháp, không hề có vấn đề dân
tộc để giải phóng, cũng khơng hề có vấn đề phân biệt chủng tộc để thủ tiêu. [...]
Các dân tộc hải ngoại (thuộc địa) không hề biết đến nền độc lập nào khác ngoài
nền độc lập của nước Pháp”. Tại Hội nghị này, De Gaulle cũng tuyên bố “Vị trí
của nước Pháp ở Đơng Dương rất đơn giản, nước Pháp có ý định thu hồi chủ
quyền của mình trên tồn xứ, dĩ nhiên là sự khơi phục sẽ kéo theo một thể chế
mới, nhưng đối với chúng ta, chủ quyền của nước Pháp là vấn đề hàng đầu”
[Dẫn theo 17, 8].
Như thế, De Gaulle không hề nhận thấy những điều kiện ở Đơng Dương đã
hồn tồn thay đổi và những quan điểm của ông ta về vấn đề Đông Dương đã
trở nên hết sức lỗi thời so với những gì đang diễn ra tại vùng đất này.
1.1.3. Tướng De Gaulle ráo riết chuẩn bị tái chiếm Đông Dương
Từ năm 1943, vấn đề đặt ra cho De Gaulle và Uỷ ban giải phóng dân tộc
Pháp ở Alger là làm thế nào để giải phóng Đơng Dương. “Giải phóng Đơng
Dương” ở đây có nghĩa là giành lại Đơng Dương từ tay phát xít Nhật để đặt lại
ách thống trị của Pháp; “Giải phóng” cịn có nghĩa là dùng bạo lực để buộc
nhân dân Đông Dương phải chấp nhận những “quyền tự do theo kiểu Pháp”
như hồi trước chiến tranh. Nhưng lúc này trong tay phe kháng chiến Pháp
khơng có lực lượng gì đáng kể. Chỉ có thể trơng chờ vào sự giúp đỡ của các
Đồng minh (cụ thể là Mỹ và Anh). Nhưng việc này không hề dễ dàng. Nước
Mỹ của Roosevelt đang lộ rõ ý muốn biến Đông Dương thành một vùng “quản
thác quốc tế” mà thực chất là sẽ trở thành một vùng đặt dưới quyền kiểm soát
của Mỹ. Mối quan hệ Anh-Pháp cũng đang rất căng thẳng trong vấn đề Trung
Đông. Cuối cùng, De Gaulle đã quyết định nhượng bộ Anh ở Trung Đông, đổi
lại Anh sẽ giúp Pháp chuẩn bị trở lại Đông Dương. Tuy thế việc chuẩn bị lực
lượng cho Pháp trở lại Đông Dương vẫn rất khó khăn. Do đó, De Gaulle càng

nhận thức rõ cần phải dựa vào các “Nhóm kháng chiến” và lực lượng có sẵn
12


của Pháp ở Đơng Dương (khoảng 60.000 lính Pháp và lính thuộc địa chính quy
đang có mặt tại Đơng Dương). De Gaulle đặt hy vọng thực sự vào số quân này.
Vấn đề nhanh chóng bắt liên lạc trực tiếp với Mordant dần dần trở thành nhiệm
vụ cấp thiết và phương sách duy nhất để tránh cho Pháp khỏi bị gạt ra rìa, tụt
hậu và khỏi lỡ thời cơ may mắn khi quân Đồng minh đổ bộ vào Đông Dương.
Từ cuối năm 1943 đến giữa năm 1944, một số sĩ quan tình báo Pháp lần
lượt được thả dù xuống vùng biên giới bắc Việt Nam. Họ lẻn về Hà Nội, bí mật
liên lạc với Mordant và “Nhóm kháng chiến” để truyền đạt chỉ thị hành động
của De Gaulle. Để chỉ đạo kịp thời, ngày 26.12.1944, De Gaulle quyết định tổ
chức “Ban hành động”, đặt trụ sở tại Calcutta, dưới quyền chỉ huy của
Crèvecoeur, nhiệm vụ trước mắt là tổ chức mạng lưới thu lượm tin tức về Đông
Dương và làm cái cầu liên lạc giữa người Pháp ở Đông Dương với Paris. Khi
thời cơ đến, tức là khi đã có điều kiện tiến hành “các chiến dịch quy mô lớn”,
Ban này sẽ do Blaizot trực tiếp chỉ huy để tiến hành các kế hoạch đưa quân đội
Pháp trở lại Đông Dương. Thông qua Ban hành động ở Calcutta, De Gaulle
không ngừng chỉ thị cho Mordant phải chuẩn bị “sẵn sàng chiến đấu phối hợp”
khi quân Pháp từ ngoài theo quân Anh – Mỹ đổ bộ vào. De Gaulle đã nhiều lần
nhấn mạnh với Mordant rằng trong bất kì trường hợp nào cũng khơng để qn
đội Pháp bị loại khỏi vịng chiến.
Từ năm 1943, De Gaulle đã dự định thành lập “Đội quân viễn chinh Pháp ở
Viễn Đông” (CEFEO). Tháng 9.1944, De Gaulle và giới cầm quyền Pháp trù
tính việc tổ chức lại hai sư đồn bộ binh thuộc địa Viễn Đơng (1ere DICEO và
2eDICEO) để đưa sang chiến trường châu Á. Nhưng do những khó khăn quá
lớn của nước Pháp, nên ý định này chưa thể thực hiện. Tại Calcutta, chừng 600
lính biệt kích được tổ chức thành binh đồn ứng chiến nhẹ (CLI). Đây là những
tên lính đầu tiên để tổ chức thành trung đoàn bộ binh thuộc địa thứ 5 (5e RIC)

sau này. Tại Madagascar, từ cuối năm 1944 Lữ đồn Viễn Đơng được tổ chức,
với thành phần hầu hết là lính thuộc địa.
Như vậy, đến cuối năm 1944, lực lượng quân Pháp dự định dành cho Viễn Đông
bao gồm:
- “Lực lượng quân đội Pháp dành cho Viễn Đông” (gồm khoảng 15.000
người) dưới sự chỉ huy của tướng Blaizot. Lực lượng này đã được gửi đến
13


Ceylan (Srilanca), nơi đặt Tổng hành dinh của quân Anh, chịu trách nhiệm
chiến trường Đơng Nam Á, và “Lữ đồn hạng nhẹ Viễn Đông”, đến đầu năm
1945 được bổ sung thêm hai Lữ đoàn bộ binh;
- “Binh đoàn ứng chiến nhẹ” gồm các chuyên viên kĩ thuật và khoảng 20
viên chức chuyên môn Viễn Đông, sẽ đến Ceylan vào tháng 5 – 6.1945;
- “Nhóm đồng hố đặc biệt cho Viễn Đông” bao gồm các nhân viên quân sự
và dân sự dành cho “sự hợp tác hành động của các cơ quan đại biện lâm thời để
chuẩn bị các biện pháp an ninh chính trị và qn sự ở Đơng Dương (và) bảo
đảm ... việc đặt lại địa vị hành chính của Pháp và giải quyết tất cả các vấn đề về
lợi ích của dân chúng trong khi tác chiến”[52, 29].
Đầu năm 1945, trước sự chuyển biến của chiến trường Thái Bình Dương,
Paris tăng cường đẩy mạnh những sự chuẩn bị quy mô lớn: gấp rút thành lập
“đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn Đông” (CEFEO) đặt dưới quyền chỉ huy của
tướng Blaizot; thêm vào đó là những đơn vị ở Trung Hoa dưới sự điều khiển
của tướng Alessandri (sau đó là tướng Sabattier). Vấn đề đặt ra lúc này là cần
phải chuyển ngay đạo quân ấy sang Viễn Đông, bằng con đường Thái Bình
Dương và tất nhiên là với sự giúp sức của Mỹ. Đây là hai sư đoàn quân mà
người ta hy vọng có thể trực tiếp tham gia trận đánh cuối cùng chống lại quân
Nhật. Với De Gaulle, đạo quân ấy phải có mặt khắp mọi nơi. Chỉ có tham gia
tích cực vào cuộc chiến cùng với các Đồng minh, nước Pháp mới mong có cơ
hội được dự “bữa tiệc chiến thắng”. Sau này J.Sainteny cũng khẳng định với

toán quân của đại tá hải quân Commentri ở vịnh Hạ Long: “…Chúng ta phải có
mặt ở khắp mọi nơi, ở bất cứ chỗ nào mà nhóm nhỏ nhất trong chúng ta có may
mắn được chiến đấu. Sẽ là những tài khoản ghi trong ngân hàng tín dụng của
Pháp khi xảy đến thời điểm bắt bọn xâm lược (tức chỉ Nhật Bản) phải trả nợ”,
bởi trên thực tế như Saiteny nói “các Đồng minh đã chiến đấu hồn tồn khơng
có chúng ta (nước Pháp)”[37, tr51]
Ngày 15 tháng 6 năm 1945, GPRF (Chính phủ lâm thời Cộng hồ Pháp,
thành lập ngày 10.9.1944) ấn định tổ chức “Đạo quân viễn chinh Pháp ở Viễn
Đông” (CEFEO), đồng thời cử tướng Leclerc làm Tư lệnh CEFEO thay
Blaizot. Sau khi ổn định tổ chức, biên chế, chính phủ Pháp liền báo tin đặt
CEFEO dưới sự chỉ huy của tướng Mỹ Mac Arthur - Tư lệnh lực lượng Đồng
14


minh ở Viễn Đông - để cùng tham gia chiến đấu chống Nhật. Khi nhận được
thơng báo này, Chính phủ Mỹ chấp nhận trên nguyên tắc nhưng không cung
cấp cho Pháp các phương tiện để chở quân. Nhận thức rõ việc nước Pháp đang
bị các Đồng minh bỏ rơi, nhất là tại các hội nghị quan trọng như Cairo,
Teheran, Potsdam đều khơng có đại diện Pháp, De Gaulle càng xúc tiến mạnh
mẽ việc cử đội quân viễn chinh tham gia chống Nhật. Do Mỹ cố tình trì hỗn
việc cung cấp phương tiện chở quân, De Gaulle phải cầu cứu Anh. Lời đề nghị
của Pháp được Anh chấp nhận. Đô đốc Mounbatten - Tư lệnh lực lượng Anh ở
Viễn Đông - đồng ý tiếp nhận lực lượng CEFEO của Pháp. Một kế hoạch tác
chiến được vạch ra: “lực lượng CEFEO của Pháp sẽ tập kết ở Ấn Độ, sau khi
Anh chiếm lại Singapore, lực lượng này sẽ được “ưu tiên” đổ bộ lên bán đảo
Đông Dương”[Dẫn theo 42, tr.80].
Kế hoạch của Pháp gặp rất nhiều khó khăn, nhất là về vấn đề vận chuyển số
quân khoảng 70.000 lính từ Pháp sang Đông Dương, trong khi hầu hết các tàu
của Pháp đều đang được trưng dụng để vận chuyển quân đội Đồng minh.
Điều quan trọng nhất lúc này là, nước Pháp không thể hy vọng vào sự phối

hợp hành động của các lực lượng kháng chiến của Pháp ở Đông Dương khi
quân Pháp ở bên ngoài cùng quân Anh đổ bộ vào đây. Ngày 9 tháng 3 năm
1945, nhằm ngăn chặn một cuộc tập kích của lực lượng Pháp ở Đơng Dương
đồng thời với cuộc tấn cơng của qn Đồng minh có thể xảy ra, phát xít Nhật
đã quyết định loại bỏ Pháp để độc chiếm Đông Dương. Trước cuộc tấn công
mạnh mẽ, đồng loạt của quân Nhật, toàn bộ lực lượng Pháp ở Đông Dương
hoặc bị giết, bị bắt hoặc chạy trốn sang bên kia biên giới Trung Quốc (khoảng
6000 tên do Alessandri và Sabattier chỉ huy).
Cuộc đảo chính ngày 9.3.1945 của Nhật đưa đến tác động vơ cùng to lớn.
Nó tước bỏ hoàn toàn quyền cai trị của người Pháp trên tồn lãnh thổ Đơng
Dương. Đây “là sự trừng phạt muộn mằn nhưng có tính chất quyết định đối với
sự suy tàn của nước Pháp với danh nghĩa là sức mạnh của đế chế”[65, tr.428].
Bất chấp sự thật ấy, ngày 24 tháng 3 năm 1945, nửa tháng sau cuộc đảo
chính của Nhật, De Gaulle lại tung ra một bản tuyên bố về Đông Dương với
những lời lẽ và nội dung mang nặng tính bảo thủ, ngoan cố. Theo đó “... Liên
bang Đông Dương sẽ cùng với nước Pháp và những nước khác của cộng đồng
15


lập thành một “Liên hiệp Pháp” mà lợi ích bên ngồi sẽ do nước Pháp đại diện.
Đơng Dương sẽ được hưởng, trong phạm vi Liên hiệp, một quyền tự do riêng
của nó. [...] [Dẫn theo 63, tr.84-85]
Nhà sử học Ph.Devillers nhận xét về bản Tuyên bố 24.3.1945 của De
Gaulle là đã “lỗi thời về mặt chính trị. Khơng những nó chỉ lạc hậu vài tuần lễ,
mà đã lạc hậu chừng 15 năm rồi”. Cựu Tồn quyền Đơng Dương – Albert
Sarraut, cũng tỏ ra khơng đồng tình với quan điểm của De Gaulle và khẳng
định: “…Bản tuyên bố đó vừa nói đến chính sách mới về thuộc địa của Pháp lại
vừa xác nhận một cách ảo tưởng về chủ quyền của Pháp ở Đơng Dương, cứ
như trên mảnh đất đó, từ năm 1939, khơng hề có sự thay đổi nào đã diễn ra”
[Dẫn theo 75, tr.36].

Ngày 8.4.1945, “đại diện những người Đông Dương ở Paris đã lên án một
cách mạnh mẽ quan điểm của De Gaulle về quy chế tương lai Đơng Dương”.
Cũng ngày đó, “De Gaulle ra lệnh cho Sabattier phải giữ vững dù chỉ một phần
nhỏ bé đất Đông Dương bằng bất cứ giá nào” [52, tr.65].
De Gaulle không nhận thấy (hay cố ý không nhận thấy) những thay đổi lớn
lao đang diễn ra ở Đông Dương. Bởi ngay sau ngày Nhật làm cuộc đảo chính,
Mặt trận Việt Minh cùng với việc xác định kẻ thù của nhân dân Đơng Dương
lúc này là phát xít Nhật, đã đưa ra lời kêu gọi “nước Pháp Mới” cùng hợp tác
chống Nhật. Lời kêu gọi này của Việt Minh đã được Sainteny gửi cho D.G.E.R
ở Calcutta và sau đó được chuyển về Paris.
De Gaulle và “nước Pháp Mới” tỏ rõ là không hề có bất kì một sự “nhượng
bộ” nào đối với Đông Dương, càng không muốn để tuột khỏi tay một trong
những “vùng trù phú và có thanh thế nhất” của đế chế Pháp. Lúc này, mặc dù đất
nước đã được giải phóng, nhưng nước Pháp đang gặp vơ vàn khó khăn do hậu
quả của chiến tranh. Vị thế quốc tế với tư cách một cường quốc của Pháp đang
ngày càng giảm, thậm chí bị các Đồng minh “coi thường”. Nước Pháp chỉ có thể
khơi phục địa vị cường quốc của mình bằng cách chiếm lại những vùng thuộc
địa đã mất trong chiến tranh. Bởi “khơng có đế chế, nước Pháp chỉ là một nước
được giải phóng, nhưng với đế chế nó sẽ trở thành một cường quốc”[65, tr.411].
Mong muốn tham gia vào trận đánh cuối cùng của Pháp không được thực
hiện, do những khó khăn của Pháp. Lúc này, trừ một trung đồn đóng qn ở
16


căn cứ Srilanca, các tiểu đồn đóng ở Trung Quốc và vài ba tốn Commando,
trong tay Pháp khơng hề có một đơn vị nào sẵn sàng sang Đơng Dương; khơng
có phương tiện vận chuyển. Hơn nữa, sau Hội nghị Potsdam (17.7 - 2.8.1945)
Liên Xô đã tuyên chiến với Nhật ngày 8.8 và chỉ trong một tuần (8-14.8) Hồng
quân Liên Xô đã tiêu diệt đạo quân Quan Đông gần một triệu tên của Nhật, góp
phần buộc phát xít Nhật phải đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Chiến tranh

kết thúc. Việc phát xít Nhật đầu hàng (15.8) khiến Pháp “hồn tồn bất ngờ”4,
đồng thời cũng làm nước Pháp trở nên quá chậm.
Trước diễn biến bất ngờ, ngày 16.8.1945 De Gaulle quyết định cử d’Argenlieu
làm Cao uỷ Pháp ở Đông Dương và cử tướng Leclerc làm Tổng chỉ huy đạo quân
viễn chinh Pháp tại Viễn Đông (thay thế tướng Blaizot). Chỉ thị bổ nhiệm của De
Gaulle đã chỉ rõ quyền hạn và trách nhiệm của Cao uỷ và Tổng chỉ huy là dùng
mọi biện pháp để khôi phục chủ quyền của Pháp ở Đông Dương.
Ngày 18.8, De Gaulle hối thúc Leclerc lên đường sang Đơng Dương, giao
cho ơng ta được tồn quyền dùng mọi phương sách quân sự để đem bằng được
lá cờ ba sắc trở lại Đông Dương.
Ngay sau khi Leclerc lên đường, ngày 19.8.1945, trong khi cuộc Tổng khởi
nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương đang giành được thắng
lợi quan trọng ở Hà Nội, thì De Gaulle gửi một bức điện sang Đông Dương với
giọng điệu vừa đầy vẻ bề trên, vừa sặc mùi thực dân, lừa bịp: “Kẻ thù đã đầu
hàng. Ngày mai Đông Dương sẽ được tự do. Trong giờ phút quyết định này, Mẫu
quốc (!) gửi đến những đứa con trong Liên bang Đơng Dương niềm hân hoan và
lịng biết ơn... Những đứa con Đông Dương đã tỏ ra xứng đáng với một thực thể
quốc gia rộng rãi hơn và tự do hơn, do thái độ của họ trước đây đối với quân thù,
do lòng trung thành của họ đối với nước Pháp (!)...”[Dẫn theo 52, tr.67].
Tiếp đó, ngày 22.8.1945, De Gaulle bay sang Washington để thuyết phục
Truman thừa nhận cho Pháp có vị trí trong việc tiếp nhận sự đầu hàng của Nhật
Bản và yêu cầu Mỹ can thiệp để quân đội Pháp được trở lại bán đảo Đông
Dương. Đề cập đến số phận của các dân tộc thuộc địa trên thế giới, De Gaulle
nói “thế kỉ 20 phải là thế kỉ của nền độc lập của họ... Nhưng các dân tộc thuộc
địa phải tiến tới độc lập cùng với phương Tây, chứ không được chống lại
4

Các nhà chiến lược Mỹ-Anh đều dự đoán phải đến năm 1946, Chiến tranh thế giới mới kết thúc.

17



phương Tây...”. Về vấn đề Đơng Dương, De Gaulle nói rằng lúc này ông ta
chưa xác định được chế độ tương lai của Liên bang Đông Dương, nhưng ý định
của nước Pháp là “sẽ dàn xếp với các nước Đông Dương, miễn sao thoả mãn
được ý nguyện của dân chúng các nước đó”[Dẫn theo 52, tr.68].
Hồn tồn khơng phải De Gaulle khơng nắm được sự thay đổi sâu sắc trong
tình hình chính trị ở Đơng Dương. Ngay sau cuộc đảo chính của Nhật, ngày
11.3.1945 Bảo Đại đã phát đi một bản tun ngơn nêu rõ: “Căn cứ tình hình thế
giới và đặc biệt trên tình hình châu Á, chính phủ nước Việt Nam tuyên bố công
khai rằng kể từ ngày hơm nay, hiệp ước bảo hộ kí kết với nước Pháp bị xố bỏ
và nước Việt Nam khơi phục lại quyền độc lập của mình...”[Dẫn theo 63,
tr.89]. Tuy nhiên, nền độc lập đó chỉ là giả tạo do phát xít Nhật bày đặt ra.
Vậy mà tới lúc đó, nước Pháp vẫn “chưa xác định được chế độ tương lai
của Liên bang Đông Dương”(!). Tất nhiên, nhân dân Đông Dương không cần
chờ, cũng như khơng cho phép nước Pháp có quyền xác định, áp đặt chế độ
tương lai cho mình. Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đơng
Dương và lãnh tụ Hồ Chí Minh, đã đứng lên tự quyết định vận mệnh tương lai
của mình. Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, nhân dân ta đã đánh đổ
phong kiến, phát xít Pháp – Nhật, “đem sức ta mà tự giải phóng cho ta”.
Lúc này, De Gaulle vẫn hy vọng, với bản tuyên bố 24.3 cùng các “quan cai trị”
được thả dù xuống và nhất là với đạo quân viễn chinh đang được cấp tốc đưa
sang, ông ta có thể nhanh chóng “lập lại trật tự” ở Đơng Dương. De Gaulle và
chính quyền thực dân Pháp vẫn giữ thái độ ngoan cố, khơng chấp nhận đứng nhìn
các dân tộc thuộc địa trước đây tuột khỏi sự thống trị của mình, càng khơng muốn
mất đi cơ hội trở lại vị trí một “cường quốc thứ tư”. Vì thế, trong buổi họp báo ngày
24.8 sau khi hội đàm với Truman tại Washington, De Gaulle khẳng định: “Quan
điểm của nước Pháp về Đông Dương rất đơn giản. Nước Pháp khẳng định thu hồi
lại chủ quyền của mình ở Đơng Dương” [52, tr.68].
Trong lúc đó, khi đến Viễn Đơng, Leclerc thực sự nhận thấy những tin tức

mà Paris nhận được hồi giữa tháng 8 nay đã trở nên “những chuyện hoang
đường”. Leclerc cho người về Pháp báo cáo với De Gaulle “tình hình Đơng
Dương trở nên rất nghiêm trọng... Nước Pháp khơng thể cố gắng làm những gì
để trở lại Việt Nam như xưa” và đề nghị De Gaulle “phải bổ sung vào những
18


thông điệp đã ban hành, bằng những lời hứa hẹn chung chung về độc lập, cũng
khơng cần nói rõ từ độc lập. Nhưng lời hứa hẹn phải vượt xa tầm của những lời
tuyên bố ngày 24.3”. Nhưng De Gaulle khẳng định sẽ “không đi xa hơn, mọi
tuyên bố khác sẽ làm yếu đi thế của nước Pháp”. Thậm chí ơng ta tỏ rõ sự bức
mình “Nếu chỉ có những người như Leclerc, thì chúng ta sẽ mất Đơng Dương”
[Dẫn theo 67, tr.109-110].
Thái độ thực dân bảo thủ, ngoan cố của De Gaulle thể hiện một cách rõ ràng.
Nhà nghiên cứu Henri Azeau đặt vấn đề: “phải chăng so với năm 1944, De
Gaulle chưa hiểu thêm được điều gì và cũng chưa hề qn đi điều gì vì ơng ta đã
cố tình khốc cho q khứ trọng trách của tương lai...”[Dẫn theo 75, tr.52].
Như thế có thể nhận thấy, mặc dù tình hình đã thay đổi rất nhiều, song thực
dân Pháp vẫn không hề thay đổi về nhận thức đối với vấn đề thuộc địa, trong
đó có Đơng Dương. Các giới cầm quyền Pháp vẫn luôn theo đuổi ý định đặt lại
ách thống trị ở Đông Dương. Họ hy vọng nhờ vào việc tăng cường bóc lột
thuộc địa, bù đắp những thiệt hại do chiến tranh gây ra, tạo đà cho nước Pháp
trở lại tư thế của một cường quốc.
1.2. Thực dân Pháp bước đầu tái xâm lược Đông Dương (9.1945 – 12.1946)
1.2.1. Thực dân Pháp gây chiến ở Nam bộ
Ngày 19.8.1945 Tổng khởi nghĩa thành công ở Hà Nội, ngày 23.8 ở Huế và
ngày 25.8 ở Sài Gòn. Ngày 2.9.1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tun ngơn
Độc lập, long trọng thơng báo cho tồn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Kể từ đây, trên trường chính trị châu Á đã có một nước
Việt Nam mới - Chính phủ Việt Nam đại diện cho toàn thể dân tộc Việt Nam.

Phối hợp cùng với cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, nhân dân Lào đã nổi
dậy giành chính quyền và ngày 12.10.1945, nước Lào tuyên bố độc lập. Ở
Campuchia, Chính phủ Sơn Ngọc Thành thân Nhật tiếp tục tồn tại cho tới tháng
10.1945.
Cùng lúc đó, nước Pháp vẫn ráo riết chuẩn bị cho việc trở lại chiếm đóng
Đơng Dương. Cao uỷ d’Argenlieu và Tổng tư lệnh Leclerc đang trên đường
sang Đông Dương. Các phái viên khác (Cédile, Messmer, Pignon) được thả dù
xuống Đông Dương và Sainteny đã tới Hà Nội ngày 22.8.1945. Những người
này trong tay chỉ có bản Tuyên bố Brazzaville và Tuyên bố ngày 24.3.1945 của
19


De Gaulle, với ý định dựng nên một “chế độ mới” cho Đơng Dương là Liên
bang Đơng Dương. Đó là những quan điểm, theo chính Messmer, đã lỗi thời,
khơng phù hợp với những biến động chính trị ở Đơng Dương, giờ đây đã là
những nước độc lập.
Cédile, Messmer, Pignon ngay sau khi nhảy dù xuống đã bị bắt và chỉ riêng
Cédile sau đó được người Nhật thả ra. Trong khi đó ở Hà Nội, sau khi hạ cánh
xuống sân bay Gia Lâm chiều 22.8, Sainteny được đưa về ở trong Dinh Toàn
quyền cũ. Trên đường từ Gia Lâm về đây, Sainteny đã cảm nhận được những khó
khăn mà ơng ta cũng như nước Pháp sẽ gặp phải trong cuộc “khôi phục lại chủ
quyền” mà họ sắp thực hiện. Sainteny đã nhận được những “lời chào mừng
vượt quá mức bình luận (!)”5. Ơng ta cịn giật mình hơn khi nhận thấy “chỗ nào
cũng chỉ có cờ đỏ sao vàng. Tuyệt đối không thấy một lá cờ duy nhất nào tiêu
biểu cho đế quốc Pháp” [37, tr.98]. Trong bức điện đầu tiên gửi đi Calcutta sau
khi tới Hà Nội, Sainteny cho biết: “Tình hình chính trị Hà Nội xấu hơn dự kiến.
Đã nhìn thấy Hà Nội chỉ treo một lá cờ duy nhất của Mặt Nạ (tức Mặt trận Việt
Minh)...” [37, tr.106].
Trong bức điện ngày 28.8, Sainteny tỏ rõ sự lo lắng. Ông ta cảnh báo:
“Cuối cùng phải làm cho mọi người hiểu rằng, Bắc Đơng Dương trong giờ phút

này khơng cịn là của Pháp nữa”[37, tr.124] (chúng ta cũng cần nói thêm, thực
tế tồn bộ Đơng Dương đã khơng cịn là “của Pháp” từ sau ngày 9.3.1945).
Ngày 2.9.1945, Sainteny được chứng kiến khí thế của nhân dân ta trong một
sự kiện trọng đại – nước Việt Nam tuyên bố độc lập. Sự kiện này đã khẳng định
chủ quyền hoàn toàn của nhân dân Việt Nam, đồng thời cũng là sự kiện sẽ giữ
vị trí quan trọng bậc nhất trong mối quan hệ Việt – Pháp thời gian tới.
Khơng chịu nhìn nhận tất cả những gì đã và đang diễn ra tại Việt Nam,
nước Pháp vẫn tiếp tục theo đuổi quyết tâm chiếm lại Đơng Dương.
Ngay từ ngày 2.9.1945, trong cuộc mít tinh chào mừng nền Độc lập của
nhân dân ta ở Sài Gòn – Chợ Lớn, những tên thực dân Pháp đã núp trong một
nhà thờ bắn lén vào đoàn người, làm “5 người chết và nhiều chục người bị
thương” [35, tr.29].
5

Sainteny cho biết: “Các đại lộ, các khu phố, tường dày đặc những băng rôn, khẩu hiệu thể hiện ý chí của nhân
dân Việt Nam “Độc lập hay là chết – Nước Việt Nam của người Việt Nam – Tiêu diệt chủ nghĩa đế quốc Pháp đả dảo chủ nghĩa thực dân Pháp...” bằng đủ các thứ tiếng Anh, Hoa và đôi khi cả tiếng Pháp”[37, tr.104].

20


Theo quyết định của Hội nghị Potsdam, ngày 11.9.1945, tướng Lư Hán dẫn
theo hai mươi vạn quân Trung Quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật ở Bắc
Đông Dương, đã tiến vào Hà Nội. Ở phía Nam vĩ tuyến 16, ngày 6.9.1945 phái bộ
quân sự Anh đến Sài Gòn, mang theo 150 tên biệt kích thuộc Trung đồn thuộc
địa số 5 (5e RIC) của Pháp mặc quân phục Anh. Đây là số quân viễn chinh Pháp
đầu tiên đưa tới Đông Dương nhằm thực hiện sứ mệnh tái lập “chủ quyền” của
nước Pháp. Ngay sau đó, quân Pháp được Anh cho thay thế qn Nhật chiếm
đóng một số vị trí quan trọng: cảng, xưởng đóng tàu, kho thuốc súng…
Ngày 12.9.1945 tướng Anh Gracey cùng Lữ đoàn Ấn Độ (thuộc Sư đoàn
20) đến Sài Gịn, thì hành động can thiệp của Anh nhằm giúp quân Pháp càng

trắng trợn hơn. Chúng cho thêm hai đại đội thuộc Trung đoàn 5eRIC đổ bộ lên
Sài Gịn và cho bọn này chiếm đóng thêm nhiều vị trí quan trọng. Chúng trang
bị cho kiều dân Pháp và dung túng cho bọn này khiêu khích ngồi đường phố.
Theo P.Brocheux và D.Hémery, “Những hành động có tính chất cảnh sát” mà
người Pháp thực hiện tại Sài Gòn với sự trợ giúp của người Anh đã thể hiện rõ
ý đồ khơng hề che dấu của Chính phủ Đệ Tứ Cộng hồ là giành lại quyền kiểm
tra Đơng Dương”[65, tr.434].
Ngày 22.9.1945, Cédile đã thuyết phục được tướng Anh- Gracey, cho phép
tái vũ trang số 1400 cựu tù thuộc trung đoàn 11 bộ binh Pháp đang bị giam giữ
trong trại lính trên đại lộ Norodom ở Sài Gịn.
Với một tiểu đồn lính biệt kích thuộc trung đồn 5eRIC, 1400 tù binh được
Anh thả ra, hàng ngàn kiều dân được Anh trang bị súng (tổng số khoảng 4000
người), được sự dung túng của Gracey, bọn Pháp liên tiếp khiêu khích ngày
càng trắng trợn trên các đường phố Sài Gịn.
Những hành động khiêu khích của quân Pháp và thái độ của quân Anh đã bị
nhân dân ta phản đối kịch liệt. Nhiều cuộc mít tinh, biểu tình u nước đã diễn
ra ở Sài Gịn, tiêu biểu là ngày 20.9.
Sau khi trang bị lại cho bọn tù binh vừa được Anh thả ra, Cédile cho rằng có
thể nhanh chóng “vãn hồi trật tự, khơi phục chủ quyền của Pháp” và sau đó tập
hợp bọn tay sai để lập lại chế độ cai trị của chúng. Chúng cho rằng “dân An nam
chỉ là những kẻ hèn nhát ... Khi Pháp tỏ ra cương quyết, khi chiếc gậy đã được
giơ lên thì chúng (chỉ người Việt Nam) sẽ tan tác như đàn chim sẻ”(!) [Dẫn theo
21


75, tr.56]. Cédile quả thực vẫn giữ cái nhìn thiển cận, lệch lạc và bảo thủ khơng
khác cái nhìn của bọn thực dân ở Paris, vẫn không hề nhận thấy hoặc cố tình
khơng thừa nhận (dù đã được chứng kiến tận mắt) những sai lầm đó. Vì thế,
ngay sau khi trang bị cho bọn cựu tù, quân Pháp đã lợi dụng tình trạng giới
nghiêm được đưa ra một cách bất hợp pháp của Anh trong thành phố, nổ súng

chiếm thêm một số công sở và bị lực lượng vũ trang Việt Nam chống lại.
Cédile quyết định dựa vào quân Anh để nhanh chóng làm chủ thành phố Sài
Gịn. Từ 4 giờ sáng 23.9 quân Pháp đánh chiếm Sở cảnh sát, kho bạc, trụ sở Uỷ
ban hành chính lâm thời. Tác giả Devillers khẳng định: “Ngày 23.9, nhờ vũ khí
của Anh, người Pháp ở Sài Gòn đã giành lại quyền kiểm soát thành phố. Tất cả
cháy bùng lên. Chiến tranh” [63, tr.140]. Vậy là, từ ngày 23.9.1945, cuộc chiến
tranh xâm lược trở lại của Pháp ở Việt Nam chính thức bắt đầu.
Thực dân Pháp đã tìm mọi cách để đánh lừa dư luận. Chúng tung tin vu
khống rằng quân đội Việt Nam đã tấn cơng người Pháp. Nhưng những gì đưa ra
sau đây sẽ bác bỏ hoàn toàn luận điệu xuyên tạc đó.
Thiếu tá Patti, chỉ huy OSS (Cục cơng tác chiến lược - tiền thân của Cục tình
báo trung ương Mỹ - CIA) ở Đông Dương, trong cuốn “Tại sao Việt Nam?” cho
biết: “Sáng sớm ngày 22, Anh lặng lẽ thay thế quân Nhật tiếp quản khám lớn và
thả một số lính tù Pháp đã bị bắt giữ trong các cuộc rối loạn tuần lễ trước. Số này
đi thẳng tới trại 11RIC và tổ chức mười bốn ngàn (có lẽ là 1400 - HVT) tù binh
Pháp phần lớn là lính lê dương thành đơn vị chiến đấu, rồi đưa về các địa điểm
đã được quy định để chờ lệnh. Nhưng để chứng tỏ giá trị và lòng trung thành với
“nước Pháp mới”, số lính này toả ra khắp trung tâm thành phố và chộp lấy bất kỳ
người Việt Nam vô tội nào mà chúng bắt gặp”[40, tr.515-516].
Có lực lượng vũ trang trong tay, Cédile thực hiện kế hoạch lợi dụng đêm tối
22 rạng ngày 23 đánh chiếm cơ sở hành chính thành phố: các đồn cảnh sát, kho
bạc, nhà bưu điện, tồ thị chính (nơi Uỷ ban hành chính lâm thời đóng).
Ph.Devillers đã dành nhiều cơng sức nghiên cứu và khẳng định rằng cuộc
chiến ấy bắt nguồn “do tội lỗi”, “do sự vụng về” hoặc “tính tốn sai lầm của một
vài người ... một nhóm nhỏ những quan chức và nhà quân sự cao cấp Pháp đã
châm ngòi cho cuộc chiến tranh giữa nước Việt Nam và nước Pháp” [63, tr.31].
22



×