Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 - 1963

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 139 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



ĐOÀN THANH THỦY


CHÍNH QUYỀN KENNEDY
VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM
(1960 – 1963)


Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60 22 50

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ


Người hướng dẫn khoa học: PGS. Nguyễn Quốc Hùng






Hà Nội – 2009




1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ……… 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 15
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 15
5. Đóng góp của luận văn 17
6. Cấu trúc của luận văn 18
CHƢƠNG 1. NHÌN LẠI SỰ DÍNH LÍU CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ
NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1959. 19
1.1. Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai 19
1.2. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1959 22
1.2.1. Ý đồ chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam. 22
1.2.2. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1950 đến tháng 7 -
1954 24
1.2.3. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ tháng 7- 1954 đến năm
1959. 33
CHƢƠNG 2. CHÍNH QUYỀN KENNEDY VÀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT
NAM (1960 – 1963). 45
2.1. Vài nét về tình hình thế giới đầu những năm 60. 45
2.2. Chính quyền Kennedy và chiến lược toàn cầu của Mỹ 50
2.2.1. Kennedy trúng cử Tổng thống và nội các chính quyền Kennedy. 50
2.2.2. Chiến lược toàn cầu của Mỹ trong giai đoạn Kennedy cầm quyền 54
2.2.3. Chiến lược quân sự toàn cầu “Phản ứng linh hoạt” 60
2.3. Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam. 66
2.3.1. Tình hình Nam Việt Nam khi Kennedy lên nắm chính quyền. 66
2.3.2. Chính sách của chính quyền Kennedy đối với Việt Nam 72



2
2.3.3. Quá trình thực hiện đường lối và các chính sách của chính quyền
Kennedy ở Việt Nam. 81
CHƢƠNG 3. “Ở VIỆT NAM, CHÚNG TA ĐANG Ở TRONG MỘT ĐƢỜNG
HẦM MÀ CHƢA THẤY LỐI RA…” (KENNEDY) – SỰ PHÁ
SẢN NẶNG NỀ CỦA CHÍNH QUYỀN KENNEDY TRONG
CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM. 104
3.1. Những thất bại của chính quyền Kennedy trong cuộc chiến tranh
Việt Nam. 104
3.2. Nguyên nhân: 109
3.2.1. Cuộc kháng chiến kiên cường của nhân dân miền Nam dưới sự
lãnh đạo của Đảng và Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt
Nam. 109
3.2.2. Phong trào nhân dân thế giới phản đối cuộc chiến tranh xâm
lược Việt Nam của đế quốc Mỹ. 113
3.2.3. Mâu thuẫn giữa giới cầm quyền Mỹ với Nam Việt Nam và trong
nội bộ chính quyền Sài Gòn. 120
KẾT LUẬN …… 127











3

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nƣớc Mỹ từ khi thành lập tới nay mới hơn hai thế kỉ, nhƣng kể từ khi
trở thành siêu cƣờng thế giới vào cuối những năm 40 của thế kỉ XX, Mỹ luôn
tìm cách giữ vai trò làm bá chủ hoàn cầu. Các nhà lãnh đạo nƣớc Mỹ kế tục
nhau luôn coi mọi khu vực trên hành tinh này đều liên quan đến lợi ích và an
ninh quốc gia Mỹ. Vì vậy, các tổng thống đều có những điều chỉnh trong
chiến lƣợc toàn cầu và chiến lƣợc quân sự toàn cầu để thực hiện những mục
tiêu và tham vọng của Mỹ đối với các nƣớc và các khu vực trên thế giới.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, dựa trên ƣu thế có một nền kinh tế
mạnh nhất và lực lƣợng vƣợt trội về mọi mặt, “chiến lƣợc toàn cầu” với âm
mƣu thống trị thế giới đã đƣợc giới cầm quyền Mỹ đề ra. Giới cầm quyền Mỹ
cho rằng sau Chiến tranh thế giới thứ hai sẽ là thời đại của Mỹ, thời đại mà
Mỹ có thể dùng sức mạnh để buộc các dân tộc khác phải khuất phục. Trong
lúc đó, sự lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng
dân tộc làm cho Mỹ và các nƣớc tƣ bản chủ nghĩa lo ngại. Mỹ tự gán cho
mình sứ mệnh lãnh đạo “thế giới tự do”, đƣa ra “chính sách thực lực”, âm
mƣu dựa vào “thế mạnh” để khuất phục các dân tộc khác. Mỹ thành lập các
khối quân sự, xây dựng hàng ngàn căn cứ hải, lục, không quân trải khắp mọi
nơi trên thế giới nhằm bao vây, chĩa mũi nhọn vào Liên Xô và các nƣớc xã
hội chủ nghĩa. Mặt khác Mỹ đã phát động hàng chục cuộc chiến tranh xâm
lƣợc để chống lại phong trào cách mạng và thực hiện mƣu đồ bành trƣớng,
thống trị thế giới, tiêu biểu là cuộc chiến tranh xâm lƣợc thực dân kiểu mới ở
Việt Nam từ năm 1960 đến 1963.
Tháng 7 - 1954, Hiệp định Geneva về việc lập lại hòa bình ở Đông
Dƣơng đã đƣợc kí kết, nhƣng Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm đã ngang


4
nhiên phá hoại hiệp định nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu

mới và căn cứ quân sự của Mỹ.
Từ năm 1960, phong trào đấu tranh đòi Mỹ - Diệm thi hành Hiệp định
Geneva, chống đàn áp, khủng bố của nhân dân miền Nam phát triển mạnh với
đỉnh cao là phong trào Đồng khởi. Chiến lƣợc “Chiến tranh đơn phƣơng” của
Mỹ ở miền Nam Việt Nam phá sản hoàn toàn. Sự thành lập “Mặt trận dân tộc
giải phóng miền Nam Việt Nam” và “Quân giải phóng miền Nam” đánh dấu
một sự chuyển biến mới trong phong trào cách mạng.
Trong bối cảnh đó, Kennedy lên làm Tổng thống Mỹ đã đề ra chiến
lƣợc quân sự “Phản ứng linh hoạt” thay cho chiến lƣợc “Trả đũa ào ạt” của
chính quyền Eisenhower. Miền Nam Việt Nam trở thành nơi thực hiện thí
điểm chiến lƣợc “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ. Kế hoạch Staley – Taylor
đƣợc vạch ra nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng bằng việc sử
dụng chủ yếu quân lực Việt Nam cộng hòa đƣợc trang bị bằng vũ khí hiện đại
cùng sự chỉ đạo của các “cố vấn” quân sự Mỹ.
Những chính sách mới của chính quyền Kennedy tiếp tục làm cho nƣớc
Mỹ dính líu sâu hơn vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Tìm hiểu về cuộc chiến
tranh Việt Nam trong khoảng thời gian Kennedy cầm quyền, đặc biệt là tìm hiểu
về phía Mỹ - Diệm có nhiều vấn đề cần quan tâm và làm rõ. Chính quyền
Kennedy đã thi hành những chính sách gì mới trong cuộc chiến tranh Việt Nam?
nhằm mục đích gì? Tại sao chính quyền Ngô Đình Diệm đi ngƣợc lại với lợi ích
của đông đảo quần chúng nhân dân miền Nam lại có thể tồn tại trong một thời
gian dài (1954 – 1963)? Để hà hơi tiếp sức cho chế độ Sài Gòn, Mỹ đã phải dốc
vào đây bao nhiêu tiền của, công sức trong cuộc “Chiến tranh đặc biệt” (1960 –
1963)? Tuy vậy, trong nội bộ Mỹ - Diệm tồn tại những mâu thuẫn gì không thể
giải quyết mà đến cuối năm 1963, Mỹ quyết định “thay ngựa giữa dòng”, loại bỏ


5
Diệm thay bằng một nhân vật mới? Những thất bại của Mỹ trong năm 1960 –
1963 ở Việt Nam và nguyên nhân của những thất bại đó?

Từ những vấn đề đó, tôi nhận thức đƣợc ý nghĩa của đề tài cùng sự gợi
ý của thầy hƣớng dẫn, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Chính quyền Kennedy và
cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 - 1963)” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Nghiên cứu để làm rõ những âm mƣu trong những chính sách về chính trị,
quân sự, kinh tế đƣợc Mỹ thi hành ở cuộc chiến tranh Việt Nam, sự thất bại
và chỉ ra nguyên nhân thất bại của Mỹ trong những năm 1960 - 1963 là một
việc làm mang ý nghĩa khoa học cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cuộc chiến tranh Việt Nam có một ý nghĩa quan trọng không chỉ đối
với Mỹ, Việt Nam mà còn có tác động không nhỏ đến quan hệ quốc tế và khu
vực nên nhiều vấn đề xung quanh cuộc chiến tranh Việt Nam đã đƣợc các nhà
lãnh đạo cũng nhƣ các học giả Mỹ, Việt Nam và nhiều nƣớc trên thế giới
quan tâm nghiên cứu ngay từ khi cuộc chiến tranh mới bắt đầu.
1. Về phía Mỹ, Việt Nam có một vị trí quan trọng trong việc thực hiện chiến
lƣợc toàn cầu. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đi từ dính líu đến trực tiếp
can thiệp vào cuộc chiến tranh Việt Nam nhằm có thể biến miền Nam Việt
Nam thành thuộc địa kiểu mới và “con đê ngăn làn sóng đỏ” tràn xuống khu
vực Đông Nam Á. Bộ “Hồ sơ Lầu Năm Góc” – một văn kiện nghiên cứu tối
mật về các quyết định của Mỹ về Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1968, phản
ánh rõ nét và khá khách quan những âm mƣu, tham vọng và quá trình can
thiệp của Mỹ vào Việt Nam. Trải qua 4 đời Tổng thống từ Truman,
Eisenhower, Kennedy đến Johnson, mỗi tổng thống lại có những suy nghĩ, kế
hoạch và cách tiến hành chiến tranh ở Việt Nam khác nhau. Từ quá trình hình
thành các chính sách, các bản tham góp ý kiến của các nhân vật cấp cao của
nhà nƣớc, đến các quyết định của Tổng thống, quá trình thực hiện chiến tranh


6
ở Việt Nam…đều đƣợc ghi lại trong “Hồ sơ Lầu Năm góc”. Vì thế đây là tài
liệu gốc có ý nghĩa quan trọng hàng đầu cho việc nghiên cứu về chính quyền

Mỹ với cuộc chiến tranh Việt Nam.
Khi Kennedy lên cầm quyền, chiến lƣợc “Trả đũa ào ạt” của
Eisenhower đã không còn phát huy đƣợc tác dụng khi tình hình thế giới thay
đổi, đòi hỏi phải có một chiến lƣợc mới. Nội dung đƣợc viết trong cuốn sách
“Tiếng kèn ngập ngừng” của Maxwell D. Taylor chính là cơ sở cho chiến
lƣợc quân sự toàn cầu mới “Phản ứng linh hoạt” đƣợc xây dựng và thực hiện
dƣới thời tổng thống Kennedy sau đó là Johnson. Trong cuốn sách, tác giả đã
nêu rõ những nguyên tắc và cơ sở tồn tại của chính sách “Trả đũa ào ạt” của
Eisenhower, đồng thời phân tích và chỉ rõ những thay đổi của tình hình mới
làm cho chính sách đó rơi vào bế tắc. Từ đó, tác giả trình bày một cách có hệ
thống những nội dung cơ bản của chiến lƣợc “Phản ứng linh hoạt” để phù hợp
với sự thay đổi mới của tình hình thế giới. Trong đó tác giả cũng nhấn mạnh
về việc thực hiện cuộc “chiến tranh hạn chế” là thích hợp. Cuộc “chiến tranh
đặc biệt” mà Mỹ thi hành ở Việt Nam chính là một loại hình của cuộc “chiến
tranh hạn chế”. Vì vậy, cuốn sách “Tiếng kèn ngập ngừng” của Taylor cung
cấp những tƣ liệu cần thiết trong nghiên cứu về chiến lƣợc Mỹ trong thời kì
cầm quyền của tổng thống Kennedy.
Trong số những nhân vật có vai trò quan trọng trong việc hoạch định
các chính sách cho cuộc chiến tranh Việt Nam dƣới thời Kennedy phải kể đến
Bộ trƣởng Bộ quốc phòng Robert S. Mc Namara. Hai mƣơi năm sau cuộc
chiến tranh kết thúc, Mc Namara đã cho xuất bản cuốn sách “Nhìn lại quá
khứ - tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam”. Trong cuốn sách, Mc
Namara đã trình bày cụ thể quá trình hình thành các chính sách về Việt Nam
dƣới thời tổng thống Kennedy và Johnson, làm rõ cả những mâu thuẫn trong
nội bộ chính quyền Mỹ, trong Bộ Quốc phòng khi đứng trƣớc những sự lựa


7
chọn cho các quyết định về Việt Nam. Cũng trong cuốn sách, tác giả còn nêu
ra những nguyên nhân dẫn tới thất bại, những bài học từ cuộc chiến tranh Việt

Nam. Sau 30 năm suy ngẫm, tác giả đã thừa nhận: “Chúng tôi đã sai lầm, sai
lầm khủng khiếp” và dù “đây là cuốn sách tôi định không bao giờ viết ra”
nhƣng ông vẫn viết và xuất bản nó. Do đó, cuốn sách chính là những trăn trở,
suy nghĩ của một nhân vật cấp cao trong chính quyền Kennedy và Johnson,
ngƣời trực tiếp hoạch định và chỉ đạo cuộc chiến tranh Việt Nam, vì vậy đây
là nguồn tƣ liệu có giá trị từ phía Mỹ để nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt
Nam trong thời kì cầm quyền của Kennedy và Johnson.
Không chỉ có những nhà lãnh đạo Mỹ quan tâm mà rất nhiều học giả
Mỹ đã tiến hành nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam.
Về thời gian đầu và lý do Mỹ quyết định can thiệp vào Việt Nam đƣợc
Archimedes L.A. Patti đề cập khá sâu sắc trong cuốn “Tại sao Việt Nam?”.
Những mối quan hệ quốc tế đầy mâu thuẫn giữa Mỹ - Liên Xô – Trung Quốc,
những nhận định phân tích của chính quyền Mỹ dƣới hai thời tổng thống
Truman và Eisenhower để đi đến can thiệp, mở đầu cho một cuộc chiến tranh
kéo dài ở Việt Nam đã đƣợc tác giả giải thích cặn kẽ, giúp cho ngƣời đọc có
những hiểu biết khá chân thực về mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam trong
giai đoạn này.
Tác giả Joseph A.Amter, một luật gia, một nhà nghiên cứu về hòa bình,
trong cuốn sách “Lời phán quyết về Việt Nam” đã có những lý giải một cách
ngắn gọn, cơ bản nhất sự dính líu của Mỹ vào cuộc chiến tranh Việt Nam,
những diễn biến chính của cuộc chiến tranh trong những năm cầm quyền của
Eisenhower, Kennedy, Johnson, Nixon. Tác giả đã nghiên cứu tài liệu của
chính quyền Mỹ trong những năm Mỹ dính líu vào Việt Nam, từ đó làm rõ sự
thật về cuộc chiến tranh, lý giải trách nhiệm của các nhà cầm quyền Mỹ trong
cuộc chiến tranh này. Cuốn sách ngoài lời mở đầu gồm có 4 phần lớn: Sự


8
dính líu của Mỹ vào Việt Nam; Cuộc chiến tranh của Johnson; Cuộc chiến
tranh của Nixon; Thảm họa Việt Nam và cuối cùng là phần kết ngắn: Lời

phán quyết của một công dân Mỹ. Trong cuốn sách, tác giả đã khẳng định
cuộc chiến tranh của Mỹ là một thảm họa cho Việt Nam và là một thảm kịch
đối với nƣớc Mỹ. Với những thông tin, cách nhìn nhận đánh giá từ phía một
công dân Mỹ, cuốn sách là một tài liệu tham khảo cần thiết cho việc nghiên
cứu cuộc chiến tranh Việt Nam nhìn từ phía Mỹ.
Giáo sƣ sử học Mỹ Gabriel Kolko, ngƣời đặc biệt quan tâm đến cuộc
chiến tranh Việt Nam đã dày công nghiên cứu và viết tác phẩm “Giải phẫu
một cuộc chiến tranh – Việt Nam, Mỹ và kinh nghiệm lịch sử hiện đại” từ năm
1964 và xuất bản năm 1985 tại New York. Dựa vào những quan sát tại chỗ ở
Washington, Paris và những chuyến thăm Việt Nam, Gabriel Kolko đã phân
tích chi tiết, sâu sắc các đối tƣợng trong cuộc chiến tranh, đồng thời từ đó
phân tích, trình bày triển vọng của những cuộc chiến tranh hạn chế của Mỹ
trong thời hiện đại. Tác phẩm gồm có 6 phần: Những nguồn gốc của chiến
tranh cho đến năm 1960; Cuộc khủng hoảng ở Nam Việt Nam và sự can thiệp
của Mỹ, 1961 – 1965; Chiến tranh tổng lực, 1965 – 1967 và sự biến đổi của
Nam Việt Nam; Cuộc tiến công Tết và các sự kiện năm 1968; Chiến tranh và
ngoại giao, 1969 – 1972; Cuộc khủng hoảng của Việt Nam cộng hòa và sự kết
thúc chiến tranh, 1973 – 1975; và phần kết luận. Tác phẩm đƣợc đánh giá là
một “công trình phong phú về tƣ liệu có thể trở thành một điểm then chốt để
bắt đầu tất cả các cuộc thảo luận tƣơng lai về chiến tranh Việt Nam”
(Pantheon books, New York); là “một cuốn sách rất sinh động hấp dẫn về một
cuộc chiến tranh có tác động sâu sắc đến toàn thế giới. Bất cứ nhà nghiên cứu
nghiêm túc nào về cuộc chiến tranh Đông Dƣơng cũng cần phải đọc nó…”
(Tạp chí cuối tuần Australia).


9
Nghiên cứu rộng hơn về quan hệ giữa Mỹ và Đông Dƣơng, học giả
Peter A. Poole đã xuất bản cuốn sách “Nước Mỹ và Đông Dương từ Roosevelt
đến Nixon”. Nội dung của cuốn sách đề cập, phân tích mối quan hệ giữa Mỹ

và các nƣớc Đông Dƣơng qua 6 đời tổng thống từ Roosevelt đến Nixon, các
chính sách của Mỹ đối với Lào, Campuchia, trong đó đặc biệt chú ý phân tích
về cuộc can thiệp chính thức bằng quân sự của Mỹ vào Đông Dƣơng mà chủ
yếu là Việt Nam từ sau chiến thắng Điện Biên Phủ (7-1954) đến khi kí Hiệp
định Paris 1973.
Ngoài ra, do tầm ảnh hƣởng rộng lớn của cuộc chiến tranh Việt Nam do
Mỹ gây ra, có rất nhiều học giả nƣớc Mỹ và thế giới quan tâm nghiên cứu về
đề tài này, có thể kể đến cuốn sách “Nguồn gốc sự dính líu của Mỹ” của
Marvin Kalb và Allive Abe, “Những bí mật về chiến tranh Việt Nam” của
Daniel Ellsberg… Các cuốn sách này cũng là những tài liệu tham khảo có giá
trị cho việc nghiên cứu những đề tài liên quan.
2. Về phía Việt Nam, sau khi thực dân Pháp buộc phải kí Hiệp định Geneva
công nhận độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, thì ngay lập
tức nƣớc ta lại phải đối phó với âm mƣu chia cắt lâu dài đất nƣớc, biến miền
Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân Việt Nam kiên trì thực hiện cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nƣớc.
Mỗi chặng đƣờng của cuộc kháng chiến đều có sự chỉ đạo kịp thời của
Đảng Cộng sản Việt Nam, hệ thống văn kiện Đảng chính là tài liệu gốc quan
trọng để nghiên cứu cuộc chiến đấu chống Mỹ của dân tộc. Bộ sách “Một số
văn kiện của Đảng về chống Mỹ, cứu nước” gồm ba tập: Một số bài viết quan
trọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đƣợc đăng ở phần đầu tập I, tiếp đó là các
nghị quyết về chống Mỹ, cứu nƣớc của Ban chấp hành trung ƣơng và Bộ
chính trị trong khoảng thời gian từ năm 1954 đến năm 1975. Đây là một tập


10
sử liệu gốc quý giá để nghiên cứu nhiều vấn đề về chính trị, quân sự trong sự
nghiệp chống Mỹ cứu nƣớc của nhân dân ta. Các văn kiện đƣợc tập hợp, sắp
xếp theo trình tự thời gian không chỉ giúp ngƣời đọc nắm đƣợc những diễn

biến của cuộc chiến tranh qua các giai đoạn phát triển mà còn thấy đƣợc việc
nhận định đánh giá tình hình của Đảng để định ra những đƣờng lối chiến
lƣợc, phƣơng pháp cách mạng đúng đắn lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân
dân ta đi đến thắng lợi cuối cùng.
Đảng chỉ đạo chung về đƣờng lối chiến lƣợc, nhƣng trực tiếp lãnh đạo
phong trào cách mạng của nhân dân miền Nam đi đến thắng lợi cuối cùng là
Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. Mặt trận đƣợc coi là ngƣời
đại diện hợp pháp của nhân dân miền Nam trên các diễn đàn quốc tế. Cuốn tài
liệu “Về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam” là một tƣ liệu
quan trọng trong nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân
miền Nam, cung cấp những thông tin cơ bản về sự thành lập, các hoạt động
của Mặt trận trong quá trình lãnh đạo cách mạng miền Nam. Bên cạnh đó
cuốn sách còn trích dẫn những tuyên ngôn, văn kiện đại hội, các chƣơng trình,
lời kêu gọi của Mặt trận và của các đoàn thể, đảng, nhóm phái trong Mặt trận.
Tƣ liệu về Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam còn phải
kể đến cuốn sách “Năm năm chiến đấu anh dũng thắng lợi vẻ vang của Mặt
trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam”. Cuốn sách tập hợp các văn
kiện: điện chúc mừng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tôn Đức Thắng, diễn văn
của Luật sƣ Nguyễn Hữu Thọ nhân kỉ niệm ngày thành lập Mặt trận 20-12-
1965 và bản Thông cáo của Thông tấn xã giải phóng giới thiệu thành tích
đoàn kết, đấu tranh anh dũng và những thắng lợi vẻ vang của trong năm năm
1960 – 1965 của nhân dân miền Nam dƣới sự lãnh đạo của Mặt trận. Đây
chính là những tƣ liệu lịch sử có giá trị.


11
Trong cách mạng Việt Nam, miền Nam luôn đƣợc sự quan tâm đặc biệt
của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngƣời luôn chú ý theo dõi từng bƣớc chuyển biến
của cách mạng miền Nam, để kịp thời động viên và chỉ đạo. Nhân kỉ niệm 10
năm thống nhất đất nƣớc, năm 1985, Nhà xuất bản Sự thật đã tập hợp những

bài nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, xây dựng thành cuốn sách “Miền
Nam thành đồng Tổ quốc”. Những bài nói và viết của Ngƣời từ năm 1945
đến 1969 đƣợc tập hợp lại trong cuốn sách không chỉ thể hiện tình yêu
thƣơng, sự quan tâm chia sẻ với đồng bào miền Nam, những ngƣời đi trƣớc
về sau, mà còn là những chỉ đạo kịp thời, quý giá đối với cách mạng miền
Nam.
Bên cạnh những văn kiện của Đảng, của Bác, những cuốn sách, hồi kí
của các vị tƣớng lĩnh trực tiếp tham gia lãnh đạo cách mạng miền Nam cũng
chính là những tài liệu gốc quý giá, trong đó phải kể đến cuốn sách “Thư vào
Nam” của đồng chí Lê Duẩn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Lê Duẩn là
một trong những ngƣời có vai trò quan trọng nhất trong việc hoạch định và
hoàn chỉnh đƣờng lối cách mạng miền Nam và cũng là ngƣời chịu trách
nhiệm chủ yếu trƣớc Bộ Chính trị và Ban chấp hành trung ƣơng Đảng về
phong trào cách mạng miền Nam. “Thƣ vào Nam” là tập hợp thƣ và một số
điện của đồng chí (lúc đó là Tổng bí thƣ Ban chấp hành trung ƣơng Đảng) gửi
các đồng chí lãnh đạo ở chiến trƣờng miền Nam. Những văn kiện này đƣợc
hệ thống theo thời gian từ chống chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt”, “chiến
tranh cục bộ”, “Việt Nam hóa chiến tranh”, đến cuộc Tổng tiến công và nổi
dậy mùa xuân năm 1975. “Thƣ vào Nam” đƣợc coi nhƣ “tài liệu mật” của
Việt Nam đƣợc “tiết lộ” sau khi cuộc chiến tranh kết thúc 10 năm. Cuốn sách
cho ngƣời đọc thấy rõ ràng, cụ thể và sinh động sự phát triển và hoàn chỉnh
đƣờng lối chiến lƣợc, phƣơng pháp cách mạng và chiến tranh cách mạng
miền Nam trong đƣờng lối chống Mỹ cứu nƣớc của Đảng, cùng sự chỉ đạo tài


12
tình, sắc bén, táo bạo, đúng đắn của Bộ Chính trị, Ban chấp hành trung ƣơng
Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đƣờng lối quân sự trong kháng chiến chống Mỹ đƣợc xây dựng một
cách khoa học trong tác phẩm “Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ

nước” của Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp. Cuốn sách tập hợp và chọn lọc một số
bài nói và viết của Đại tƣớng về đƣờng lối quân sự của Đảng trong Cách
mạng tháng Tám, kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ. Trong
toàn bộ nội dung cuốn sách, Đại tƣớng đã phân tích một cách khoa học, có hệ
thống, có căn cứ lý luận và cơ sở thực tiễn tập trung vào các vấn đề về khởi
nghĩa vũ trang, chiến tranh cách mạng, xây dựng lực lƣợng vũ trang, củng cố
quốc phòng và sự lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh cách mạng.
Bộ sách “Cuộc kháng chiến chống Mỹ” của Đại tƣớng Văn Tiến Dũng
cũng là một tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử kháng chiến chống Mỹ của dân
tộc. Bộ sách gồm 2 tập: Tập đầu có tiêu đề: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ -
Bước ngoặt lớn” viết về cuộc đấu tranh của nhân dân Việt Nam trong thời kì
trƣớc cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968. Tập thứ hai có tiêu
đề: “Cuộc kháng chiến chống Mỹ - Toàn thắng” viết về cuộc đấu tranh của
nhân dân Việt Nam chống Mỹ từ cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968
đến khi chế độ Sài Gòn sụp đổ, miền Nam đƣợc giải phóng. Những tƣ liệu, sự
kiện trong cuốn sách chính là nguồn tƣ liệu quý giá để nghiên cứu về cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc, thống nhất Tổ quốc của nhân dân Việt
Nam.
Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh xâm lƣợc Việt Nam buộc nhân dân Việt
Nam phải đứng lên chiến đấu để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Lịch
sử cuộc kháng chiến chống Mỹ, dù nhiều đau thƣơng, mất mát nhƣng thực sự
là những trang hào hùng nhất trong lịch sử dân tộc. Để ghi lại cuộc chiến đấu
anh dũng của cả dân tộc, nhiều công trình nghiên cứu có quy mô về cuộc


13
kháng chiến chống Mỹ đã đƣợc thực hiện. Bộ sách nhiều tập “Lịch sử cuộc
kháng chiến chống Mỹ cứu nước” của Viện Lịch sử quân sự chính là sự dày
công nghiên cứu, tập hợp các tƣ liệu trong thời gian dài của tập thể các tác giả
quân đội. Bộ sách đề cập quá trình kháng chiến chống Mỹ cứu nƣớc của nhân

dân Việt Nam, lý giải nguyên nhân Mỹ tiến hành xâm lƣợc Việt Nam, diễn
biến của cuộc chiến tranh với sự chỉ đạo kịp thời của Đảng, cuối cùng là
thắng lợi của nhân dân Việt Nam, rút ra những nguyên nhân thắng lợi và bài
học kinh nghiệm. Các tập sách đƣợc phân chia theo các mốc thời gian hợp lý,
trong mỗi giai đoạn lại có những sự kiện quan trong tƣơng ứng với cuộc đấu
tranh của nhân dân ta. Trong đó tập 3 với nhan đề “Đánh thắng chiến tranh
đặc biệt” chỉ rõ âm mƣu và thủ đoạn của Mỹ trong chiến lƣợc “chiến tranh
đặc biệt” tƣơng ứng với giai đoạn cầm quyền của Kennedy và Johnson, trình
bày cụ thể quá trình từng bƣớc đánh bại chiến lƣợc này trên cả hai miền Bắc,
Nam. Cả bộ sách chính là nguồn tƣ liệu phong phú, cần thiết cho việc nghiên
cứu về những chủ đề có liên quan đến cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân
tộc.
Bộ sách “Miền Nam giữ vững thành đồng” của tác giả Trần Văn Giàu
đƣợc bắt đầu biên soạn từ năm 1964 khi cuộc chiến tranh Việt Nam vẫn đang
diễn ra. Chính vì vậy những sự kiện trong cuốn sách đƣợc tác giả ghi chép
mang tính chất cập nhật và sống động. Cả bộ sách trình bày một cách có hệ
thống những sự kiện lịch sử quan trọng của miền Nam Việt Nam trong thời kì
kháng chiến chống Mỹ, trong đó đặc biệt chú trọng tới quá trình đấu tranh
cách mạng của đồng bào miền Nam chống Mỹ - Diệm.
Đề tài về cuộc kháng chiến chống Mỹ, đặc biệt là giai đoạn chiến đấu
chống chiến lƣợc “chiến tranh đặc biệt” cũng đƣợc nhiều tác giả Việt Nam
quan tâm đề cập đến trong các sách chuyên khảo. Cuốn sách “Các văn tự bán
nước của Ngô Đình Diệm hay là các Hiệp nghị xâm lược bất bình đẳng của


14
đế quốc Mỹ” của Phạm Thành Vinh. Tác giả đã trích dẫn nguyên văn hoặc
một phần các hiệp nghị đƣợc kí kết giữa Mỹ và Diệm, phân tích và làm rõ
những âm mƣu của Mỹ trong các hiệp định này. Cuốn sách là một tài liệu
chuyên khảo có giá trị trong việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Mỹ và chính

quyền Diệm. Cuốn sách “21 năm viện trợ Mỹ ở Việt Nam” của Đặng Phong
cho chúng ta cái nhìn khái quát nhất về viện trợ Mỹ ở miền Nam Việt Nam: ý
đồ, quá trình xâm nhập, các giai đoạn, các hình thức viện trợ và vai trò của
viện trợ đối với những biến chuyển ở miền Nam Việt Nam… Ngoài ra còn
nhiều tác phẩm chuyên khảo khác về từng khía cạnh của cuộc chiến tranh
xâm lƣợc Mỹ ở Nam Việt Nam cung cấp cho ngƣời đọc những tƣ liệu lịch sử
có giá trị.
Ngoài ra, trên các báo, tạp chí nhƣ: tạp chí Cộng sản, Nghiên cứu lịch
sử, Lịch sử quân sự, Nghiên cứu quốc tế, Thông tin khoa học quân sự, Kiến
thức quốc phòng hiện đại, Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt
Nam… cũng có nhiều bài viết có liên quan.
Với ý nghĩa quốc tế quan trọng, cuộc chiến tranh Việt Nam ngay từ khi
xảy ra đã đƣợc sự quan tâm của nhiều tác giả không chỉ ngƣời Mỹ, ngƣời Việt
Nam mà còn của các tác giả nhiều nƣớc trên thế giới. Vì vậy, nguồn tƣ liệu để
nghiên cứu về chính quyền Mỹ và cuộc chiến tranh Việt Nam rất phong phú.
Hệ thống hóa các tài liệu có liên quan đến luận văn (mà tác giả đã tập
hợp, hệ thống đƣợc) có thể thấy rằng quan điểm nhận thức của các tác giả là
rất khác nhau:
- Các công trình nghiên cứu, tƣ liệu của các tác giả ngƣời Mỹ chủ yếu nói về
các chính sách của Mỹ đối với Việt Nam trong toàn bộ cuộc chiến tranh từ
1954 đến 1973 (hoặc 1975).
- Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, tƣ liệu của các tác giả ngƣời
Việt chủ yếu đề cập đến cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống Mỹ.


15
- Các bài viết ngắn của các tác giả Mỹ, Việt và các nƣớc khác chủ yếu đề cập
riêng đến từng mặt của cuộc chiến tranh Việt Nam, từng vấn đề trong chính
sách của Mỹ về Việt Nam.
- Một số bài viết có quan điểm thiếu khách quan khi nhìn nhận vai trò của Mỹ

hoặc Việt Nam trong cuộc chiến tranh.
Qua hệ thống các tài liệu, ngƣời viết nhận thấy ở trong nƣớc chƣa có
một công trình nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện về chính quyền
Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam trong giai đoạn 1960 – 1963. Vì lẽ đó,
ngƣời viết đã chọn vấn đề trên làm đề tài luận văn thạc sĩ Lịch sử của mình
mong góp phần khắc phục khoảng còn thiếu vắng đó.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách, quá
trình thực hiện các chính sách về Việt Nam của chính quyền Kennedy, những
hậu quả và những thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 –
1963, nguyên nhân của những thất bại đó.
Phạm vi nghiên cứu: Mục đích của đề tài là tập trung nghiên cứu những
chính sách về Việt Nam của chính quyền Kennedy và việc thực hiện những
chính sách đó ở Việt Nam trong những năm 1960 – 1963. Để làm nổi bật vấn
đề và mang tính hệ thống, luận văn giới thiệu một cách khái quát về sự dính
líu của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1959. Từ việc nghiên cứu,
đánh giá rút ra những thất bại và nguyên nhân của những thất bại của Mỹ
trong chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
Nguồn tư liệu: Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng những nguồn tƣ
liệu:
1. Các tƣ liệu, văn kiện:


16
- Tài liệu mật Lầu Năm Góc, Trung tâm thông tin khoa học – kĩ thuật dịch,
thƣ viện quân đội sao.
- Tài liệu mật của Bộ Quốc phòng Mỹ về cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam
(bản dịch của Việt Nam thông tấn xã phát hành năm 1971).
- Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ III năm 1960.

- Văn kiện Đại hội Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam lần thứ
nhất.
- Những văn kiện của Đảng về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, tập 1
(1954-1969), Lƣu trữ Viện Lịch sử quân sự.
- Hồ Chí Minh (1985), Miền Nam thành đồng Tổ quốc, NXB Sự thật.
- Lê Duẩn (1986), Thư vào Nam, NXB Sự thật.
- Văn Tiến Dũng (1989), Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Bước ngoặt
lớn, NXB Sự thật.
- Võ Nguyên Giáp (1974), Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước,
NXB Quân đội nhân dân.
- Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống
Mỹ cứu nước - Thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia.
2. Các sách chuyên khảo
Tác giả sử dụng nhiều sách chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài
nƣớc, có thể kể đến một vài cuốn sách tiêu biểu:
Sách của các tác giả ngoài nƣớc: Gabrien Kolko (1976), Giải phẫu một
cuộc chiến tranh, NXB Quân đội nhân dân; Joseph A.Amter (1985), Lời phán
quyết về Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân,; Patti L.A (1995), Tại sao Việt
Nam? NXB Đà Nẵng; Peter A. Poole (1978), Nước Mỹ và Đông Dương từ
Roosevelt đến Nixon, Thƣ viện quân đội sao lục; Robert S. Mc Namara
(1995), Nhìn lại quá khứ tấn thảm kịch và những bài học về Việt Nam, NXB


17
Chính trị quốc gia; Anatôli Đôbrƣnhin (2001), Đặc biệt tin cậy, NXB Chính
trị quốc gia… (Sử dụng qua bản dịch).
Sách của các tác giả trong nƣớc: Phạm Thành Vinh (1963), Các văn tự
bán nước của Ngô Đình Diệm hay là các Hiệp nghị xâm lược và bất bình
đẳng của đế quốc Mỹ, NXB Sự thật; Trần Văn Giàu (1996), Miền Nam giữ
vững thành đồng, Tập II, NXB Khoa học xã hội; Viện lịch sử quân sự Việt

Nam (1991), Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tập I. II, NXB Sự
thật; Cao Văn Lƣợng (1991), Lịch sử cách mạng miền Nam Việt Nam (1954-
1965), NXB Khoa học xã hội; …
3. Các tạp chí: Nghiên cứu Lịch sử, Lịch sử quân sự, Tạp chí Cộng sản,
Tài liệu tham khảo đặc biệt của Thông tấn xã Việt Nam, Nghiên cứu quốc tế,
Châu Mỹ ngày nay, Các vấn đề quốc tế, Khoa học quân sự nƣớc ngoài…
4. Các luận án tiến sĩ, các luận văn thạc sĩ về các vấn đề có liên quan.
Phương pháp nghiên cứu cơ bản của luận văn này là: phƣơng pháp lịch
sử, phƣơng pháp logic. Đồng thời tác giả có cố gắng tiếp cận phƣơng pháp
liên ngành trong nghiên cứu để phân tích, tổng hợp, đối chiếu so sánh các
nguồn tƣ liệu để rút ra đƣợc những thông tin, sự kiện cơ bản và chính xác nhất.
5. Đóng góp của luận văn
- Tập hợp và xử lý một cách có hệ thống các tài liệu, tƣ liệu liên quan
tới chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam 1960 – 1963.
- Tìm hiểu các chính sách về Việt Nam của chính quyền Kennedy và
quá trình thực hiện các chính sách, những hậu quả, thất bại và nguyên nhân
thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt Nam giai đoạn 1960 – 1963.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc
nghiên cứu, giảng dạy các vấn đề về chính sách của Mỹ và cuộc chiến tranh
Việt Nam…



18
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1. Nhìn lại sự dính líu của Mỹ đối với Việt Nam từ năm 1950 đến
1959.
Chƣơng 2. Chính quyền Kennedy và cuộc chiến tranh Việt Nam (1960 –
1963).

Chƣơng 3. “Ở Việt Nam, chúng ta đang ở trong một đƣờng hầm mà chƣa thấy
lối ra” (Kennedy) – Sự phá sản nặng nề của chính quyền
Kennedy trong cuộc chiến tranh Việt Nam.















19
Chƣơng1. NHÌN LẠI SỰ DÍNH LÍU CỦA MỸ ĐỐI VỚI VIỆT NAM TỪ
NĂM 1950 ĐẾN NĂM 1959.
1.1. Bối cảnh quốc tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cục diện quốc tế chuyển sang một
bƣớc ngoặt lớn. Trật tự thế giới hai cực đƣợc hình thành trên cơ sở so sánh
lực lƣợng giữa các bên tham chiến chủ chốt vào cuối chiến tranh.
Từ ngày 4 đến 11-2-1945, Hội nghị tam cƣờng – Liên Xô, Mỹ, Anh đã
họp ở Yalta (Liên Xô) nhằm giải quyết những tranh chấp, mâu thuẫn trong
nội bộ phe Đồng minh chống phát xít. Hội nghị đã diễn ra gay go, quyết liệt,
cuối cùng đã đi tới những quyết định quan trọng về việc nhanh chóng kết thúc
chiến tranh ở châu Âu, châu Á – Thái Bình Dƣơng, tiêu diệt tận gốc chủ

nghĩa phát xít, quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc dựa trên nền tảng
và nguyên tắc cơ bản sự nhất trí giữa năm cƣờng quốc Liên Xô, Mỹ, Anh,
Pháp và Trung Quốc để giữ gìn hoà bình và an ninh thế giới sau chiến tranh.
Bên cạnh đó, hội nghị cũng đi tới thỏa thuận việc đóng quân ở các nƣớc bại
trận và phân chia phạm vi ảnh hƣởng giữa các cƣờng quốc ở châu Âu, châu
Á. Để tránh tổn thất lớn khi đổ bộ đánh Nhật, phía Mỹ và Anh đã đáp ứng các
điều kiện để Liên Xô tham chiến chống quân phiệt Nhật. Đó là: duy trì
nguyên trạng Mông Cổ, trả lại Liên Xô những quyền lợi của đế quốc Nga ở
Viễn Đông.
Những quyết định của hội nghị đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế
giới mới, từng bƣớc đƣợc thiết lập trong những năm 1945 – 1947, thƣờng
đƣợc gọi là “trật tự hai cực Yalta”.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa xã hội từ phạm vi một nƣớc
đã mở rộng ra nhiều nƣớc trên thế giới, hình thành một hệ thống xã hội chủ
nghĩa. Liên Xô ngày càng phát triển, trở thành cƣờng quốc mạnh nhất châu
Âu, giữ vị trí quan trọng trên vũ đài chính trị thế giới. Với uy tín và ảnh


20
hƣởng mạnh mẽ, Liên Xô trở thành trung tâm của phong trào cộng sản quốc
tế, là lực lƣợng chủ yếu chống lại âm mƣu bá chủ thế giới của Mỹ.
Hệ thống các nƣớc đế quốc chủ nghĩa bị chấn động: ba đế quốc Đức,
Italia, Nhật Bản đã bị lực lƣợng Đồng minh đánh bại; Anh, Pháp suy yếu. Chỉ
có Mỹ vƣợt lên mạnh mẽ sau chiến tranh, đứng đầu thế giới tƣ bản chủ nghĩa
với thực lực kinh tế hùng hậu, ƣu thế hạt nhân áp đảo. Mỹ ra sức lôi kéo, tập
hợp lực lƣợng chống lại các nƣớc xã hội chủ nghĩa và phong trào cách mạng
thế giới.
Tháng 3 - 1947, trong diễn văn đọc trƣớc Quốc hội Mỹ, Tổng thống
Truman chính thức phát động cuộc “chiến tranh lạnh” chống Liên Xô và các
nƣớc xã hội chủ nghĩa. Truman cho rằng các nƣớc Đông Âu “vừa mới bị cộng

sản thôn tính”, “Chủ nghĩa cộng sản đang đe dọa thế giới tự do”… Vì vậy,
Mỹ phải đứng ra “đảm nhiệm sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do”, “giúp đỡ” các
dân tộc trên thế giới chống lại “sự đe dọa của chủ nghĩa cộng sản”.
Với sự ra đời của “chủ nghĩa Truman”, mối quan hệ đồng minh giữa
Liên Xô với Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây trong thời kì chiến tranh chống phát
xít tan vỡ, thay vào đó là cuộc “chiến tranh lạnh”.
Để lôi kéo các nƣớc Đồng minh vào cuộc “chiến tranh lạnh”, tháng 6 -
1947, Quốc hội Mỹ thông qua kế hoạch Marshall – một kế hoạch viện trợ cho
các nƣớc Tây Âu. Tháng 4 - 1948, Quốc hội Mỹ thông qua “Đạo luật viện trợ
nƣớc ngoài” với những quy định nhƣ: các nƣớc nhận viện trợ phải kí với Mỹ
những hiệp định tay đôi có lợi cho Mỹ, phải thi hành các chính sách kinh tế,
tài chính mà Mỹ yêu cầu, phải bảo đảm quyền lợi cho tƣ nhân Mỹ đầu tƣ kinh
doanh, phải thiết lập tài khoản đặc biệt mà muốn sử dụng tài khoản này phải
đƣợc Mỹ đồng ý… Ngoài ra đạo luật còn buộc các nƣớc nhận viện trợ chấm
dứt việc buôn bán với các nƣớc xã hội chủ nghĩa, hủy bỏ kế hoạch “quốc hữu
hóa” và gạt lực lƣợng tiến bộ ra khỏi chính phủ. Trong thời gian thực hiện kế


21
hoạch Marshall từ 4-1958 đến 12-1951, Mỹ đã chi 12,5 tỉ đôla. Kế hoạch này
đã giúp các nƣớc tƣ bản Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh và phát
triển nhanh chóng trong những năm 50, 60. Nhƣng mặt khác, kế hoạch
Marshall đã giúp Mỹ xâm nhập về kinh tế, tiến tới can thiệp về chính trị, quân
sự đối với các nƣớc Tây Âu.
Trong hệ thống xã hội chủ nghĩa, từ tháng 7 - 1947, Liên Xô tiến hành
kí kết các hiệp ƣớc liên minh kinh tế với các nƣớc Đông Âu, chuẩn bị cho
việc thành lập một tổ chức kinh tế chung. Ngày 8-1-1949, hội nghị kinh tế
gồm đại diện các nƣớc Liên Xô, Anbani, Ba Lan, Bungari, Hunggari,
Rumani, Tiệp Khắc quyết định thành lập Hội đồng tƣơng trợ kinh tế (SEV),
một tổ chức liên minh kinh tế của các nƣớc xã hội chủ nghĩa.

Nhƣ vậy, trên thế giới đã hình thành hai khối kinh tế đối lập nhau và đi
kèm theo đó là hai khu vực thị trƣờng riêng rẽ.
Thêm vào đó, tháng 4 - 1949, tại Washington, 12 nƣớc Tây Âu và Bắc
Mĩ quyết định thành lập Tổ chức Hiệp ƣớc Bắc Đại Tây Dƣơng (NATO).
Mặc dù nội dung bản Hiệp ƣớc nói về mục đích “bảo vệ hoà bình” nhƣng
thực chất đây là một khối quân sự phục vụ cho lợi ích của chủ nghĩa đế quốc,
chĩa mũi nhọn vào Liên Xô, các nƣớc xã hội chủ nghĩa và phong trào cách
mạng thế giới. Năm 1955, Mĩ đƣa Tây Đức vào khối NATO, làm cho tình
hình thế giới thêm căng thẳng, nền hòa bình của các nƣớc châu Âu bị đe dọa.
Trong bối cảnh đó, tháng 5 – 1955, Liên Xô và các nƣớc Đông Âu
thành lập Tổ chức Hiệp ƣớc Vacsava nhằm bảo vệ an ninh của các nƣớc
thành viên, duy trì hoà bình ở châu Âu, trở thành một đối trọng với NATO.
Nhƣ vậy, sau khi chiến tranh kết thúc chƣa đầy một thập niên, ở châu
Âu hình thành hai khối quân sự đối đầu ráo riết chạy đua vũ trang. Cuộc
“chiến tranh lạnh” giữa hai cực Xô - Mĩ, sự đối đầu giữa hai khối Đông - Tây
ngày càng trở nên gay gắt.


22
Bên cạnh việc tranh giành phạm vi ảnh hƣởng và vai trò lãnh đạo thế
giới của các nƣớc lớn, sự đối đầu giữa hai phe tƣ bản chủ nghĩa và xã hội chủ
nghĩa còn có cuộc đấu tranh quyết liệt giữa chủ nghĩa đế quốc xâm lƣợc, hiếu
chiến với nhân dân các nƣớc, các dân tộc bị áp bức. Sau Chiến tranh thế giới
thứ hai, cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc ở Á, Phi, Mỹ Latinh trở
thành trào lƣu cách mạng rộng lớn, sôi sục, làm cho hệ thống thuộc địa kiểu
cũ của chủ nghĩa đế quốc bị tan vỡ từng mảng. Thắng lợi của Liên Xô và các
lực lƣợng Đồng minh trong các cuộc chiến tranh chống phát xít đã cổ vũ và
tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc của nhân
dân Á, Phi, Mỹ Latinh bƣớc vào một thời kì phát triển mới. Nhiều nƣớc đã
giành đƣợc thắng lợi và tuyên bố nền độc lập của mình. Đặc biệt, ngày 1-10-

1949, cách mạng dân tộc dân chủ Trung Hoa thắng lợi, nƣớc Cộng hòa nhân
dân Trung Hoa tuyên bố thành lập. Với diện tích bằng ¼ châu Á và chiếm ¼
dân số toàn thế giới, thắng lợi của cách mạng Trung Quốc đã phá vỡ một
khâu quan trọng trong hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc…
Phong trào giải phóng dân tộc ở các nƣớc Á, Phi, Mĩ Latinh dẫn đến sự
hình thành các quốc gia độc lập từng bƣớc làm sụp đổ hệ thống thuộc địa của
chủ nghĩa đế quốc, làm rạn nứt những quy định của “trật tự hai cực Yalta” và
đƣa các nƣớc Á, Phi, Mĩ Latinh bƣớc lên vũ đài quốc tế, góp phần giải quyết
những công việc trọng đại của cục diện thế giới.
1.2. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1950 đến năm 1959
1.2.1. Ý đồ chiến lược của Mỹ đối với Việt Nam.
Việt Nam nằm trên bán đảo Đông Dƣơng, là nƣớc có vị trí chiến lƣợc
quan trọng, có tài nguyên thiên nhiên phong phú. Chính vì vậy, khi chủ nghĩa
tƣ bản phát triển khao khát tìm kiếm thị trƣờng thì Việt Nam nhanh chóng
đƣợc chú ý đến.


23
Mặc dù cách xa nửa vòng trái đất, bị ngăn trở bởi Thái Bình Dƣơng
song Mỹ đã chú ý đến Việt Nam từ rất lâu. “Năm 1819, nhiều chiến thuyền
Mỹ đã đến Việt Nam, dò dẫm luồng lạch trên sông Đồng Nai và tìm đƣờng
đến Sài Gòn. Năm 1832, Mỹ lại cho thuyền vào vùng biển Việt Nam, thả neo
ngoài khơi Phú Yên, Vũng Tàu. Năm 1836, chiến thuyền Mỹ lại có mặt ở Sơn
Trà (Đà Nẵng)” [49, tr.26]. Tuy nhiên, thời gian này Mỹ chƣa có điều kiện để
tiến hành những hoạt động xâm lƣợc Việt Nam vì vẫn chỉ là một đế quốc khu
vực trong khi Việt Nam lại ở xa.
Đến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX, Mỹ trở thành một trong những
cƣờng quốc tƣ bản thế giới. Bằng cuộc chiến tranh với Tây Ban Nha năm
1898, Mỹ chiếm đƣợc Philippin – một thuộc địa lớn của Tây Ban Nha, từ đây
Mỹ chú ý hơn đến Việt Nam, nhƣng nơi này thuộc sự cai trị của thực dân

Pháp. Cho đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Mỹ chƣa có điều kiện
để đặt chân vào Việt Nam, nhƣng Mỹ đã có nhiều hành động thể hiện sự quan
tâm “đặc biệt”: nhƣ khi Pháp thua Nhật và Nhật sắp đầu hàng, chính quyền
Mỹ đã dự định đặt Đông Dƣơng dƣới chế độ “ủy trị quốc tế” trực thuộc Mỹ
và Tƣởng để thay thế cho chế độ bảo hộ của thực dân Pháp, nhƣng không
thực hiện đƣợc.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ đƣa ra nhiều đề nghị có lợi cho
Mỹ để lấn sâu vào Đông Nam Á, trong đó đặc biệt chú ý đến Việt Nam. Mỹ
nhận thấy cần đạt đƣợc hai mục tiêu: chống phá phong trào cách mạng đang
lên trong vùng và gạt chân các đế quốc Tây Âu để nhảy vào thay thế. Thực tế
lịch sử đã không cho phép Mỹ đạt đƣợc điều đó khi phong trào cách mạng lên
cao buộc Mỹ phải chấp nhận cho các nƣớc Tây Âu kiểm soát Đông Nam Á.
Khi Cách mạng tháng Tám thành công, các phái đoàn Đồng minh lúc
đó do tƣớng Mỹ Gallagher đứng đầu đã tỏ rõ thái độ muốn “giúp đỡ” Việt
Nam về mặt kinh tế mà cụ thể là yêu cầu chính phủ để cho tƣ bản Mỹ đầu tƣ


24
vào Việt Nam nhƣng không đƣợc sự hƣởng ứng. Vì vậy âm mƣu đầu tiên của
Mỹ nhằm hất cẳng và thay thế thực dân Pháp, đầu tƣ xâm lƣợc kinh tế Việt
Nam đã không thành.
Việt Nam ở Đông Nam Á có vị trí là giao điểm của các đƣờng giao
thông quốc tế, là đầu cầu thuận lợi để tiến vào hai tiểu lục địa ở châu Á là
Trung Quốc và Ấn Độ, là nơi xuất phát thuận lợi để tiến ra châu Đại Dƣơng
và hai đại dƣơng. Với tầm quan trọng chiến lƣợc đó, Việt Nam có vị trí quan
trọng trong con mắt các nhà chiến lƣợc Mỹ và ngày càng thu hút đƣợc sự
quan tâm của giới cầm quyền Mỹ.
1.2.2. Sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam từ năm 1950 đến tháng 7 - 1954
1.2.2.1. Về chính trị - ngoại giao
Bƣớc sang năm 1950, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân

dân Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, nƣớc Việt Nam dân chủ cộng
hòa giành đƣợc những thắng lợi to lớn về chính trị, ngoại giao, quân sự. Sức
mạnh và uy tín của Việt Nam đƣợc tăng cƣờng rõ rệt.
Lực lƣợng xã hội chủ nghĩa trên thế giới đƣợc củng cố và tăng cƣờng.
Cách mạng Trung Quốc thành công, ngày 1-10-1949, nhà nƣớc Cộng hòa
nhân dân Trung Hoa ra đời. Liên Xô hoàn thành việc khôi phục kinh tế sau
chiến tranh và phát triển vững mạnh. Các nƣớc xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
cũng giành đƣợc những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất
nƣớc.
Ngày 18-1-1950, Chính phủ nƣớc Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và
ngày 30-1-1950, Chính phủ Liên bang Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô Viết
công nhận Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau đó các nƣớc khác ở
Đông Âu lần lƣợt công nhận chính phủ Việt Nam. Ngay sau khi thiết lập quan
hệ ngoại giao, các nƣớc xã hội chủ nghĩa đã tích cực ủng hộ Việt Nam về tinh

×