Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Tìm hiểu chiến tranh Việt Nam qua thơ và nhạc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.53 KB, 10 trang )

Tên chủ đề:
TÌM HIỂU CHIẾN TRANH VIỆT NAM QUA THƠ VÀ NHẠC
“Chiến tranh Việt Nam” là cụm từ quen thuộc dùng để chỉ cuộc kháng
chiến chống Mỹ oanh liệt của nhân dân Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975.
Và cho dù gọi là “Chiến tranh Việt Nam” hay cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước thì khoảng thời gian từ 1954 đến 1975 vẫn luôn là quãng thời gian có
nhiều dấu ấn nhất, là quãng thời gian với nhiều sự kiện chấn động nhất trong
lịch sử.
Ngày 07/05/1954, sau hơn 3000 ngày chiến đấu, “khoét núi, ngủ hầm”
và “máu trộn bùn non” nhân dân ta đã làm nên một Điện Biên Phủ “lừng lẫy
năm châu, chấn động địa cầu”.
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên,
Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp
Sét đánh ngày đêm,
Xuống đầu giặc Pháp
….
Hoan hô chiến sĩ Điện Biên
Chiến sĩ anh hùng
Đầu nung lửa sắt
Năm mươi sáu ngày đêm khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt
Máu trộn bùn non
Gan không núng, chí không mòn.
(Trích “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” – Tố Hữu)
1


Bài thu hoạch Thực tế lịch sử Việt Nam
Và thế là thực dân Pháp buộc phải công nhận độc lập chủ quyền của
nước ta tại hội nghị Giơ-ne-vơ và sau đó là nhục nhã rút khỏi đất nước ta:
Đồng chí Phạm Văn Đồng,
Ở bên đó, chắc đêm nay không ngủ


Tin đây anh, Điện Biên Phủ hoàn thành
Ngày mai, vào cuộc đấu tranh
Nhìn xuống bọn Bi-đôn, Smit
Anh sẽ nói “Thực dân, phát xít”
Đã tàn rồi.

Nước chúng tôi và nước các anh
Nếu còn say máu chiến tranh
Ở Việt Nam, các anh nên nhớ:
Tre đã thành chông, sông là sông lửa
Và trận thắng Điện Biên
Cũng mới là bài học đầu tiên.
(Trích “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên” – Tố Hữu)
Tuy nhiên, bên cạnh những thắng lợi to lớn về quân sự và ngoại giao ấy,
nước ta vẫn còn phải chấp nhận một “thắng lợi chưa hoàn toàn”, đó là việc
chuyển giao quân sự và đất nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miền với giới
tuyến quân sự là vĩ tuyến 17 ở cầu Hiền Lương, sông Bến Hải:

3


Bài thu hoạch Thực tế lịch sử Việt Nam
Sông chia hai nửa,
Sông chỉ một bờ.
Con cá con tôm nào có chia lìa
Dòng nước hiền hòa bỗng dưng thành lưỡi dao oan nghiệt
Cắt đôi khúc ruột…
Và cũng:
Có lẽ không đâu trên quả đất này
Nỗi chờ đợi dài hơn quãng đời hạnh phúc

Cuộc chờ đợi nhau hai mươi mốt năm
Có người vợ ngóng chồng qua hai hàng nước mắt
Còn lúc tóc xanh thành đầu bạc
Hay:
Em chờ anh không nghĩ đến thời gian
Trước vẫn tưởng hai năm rồi họp mặt
Bây giờ đây nước nhà còn chia cắt
Em chờ anh không kể Bắc hay Nam.
(Trích “Em chờ Anh” – Tế Hanh)
Không gì đau bằng nỗi đau chia cắt và ở đây còn đau hơn, khổ hơn gấp
bội lần khi đất nước đã và đang bị chia cắt bởi quân xâm lược. Nhân dân ta
tưởng chừng như sẽ hết đau khổ, lầm than khi đánh đuổi thành công bọn giặc
Pháp ác ôn nhưng chiến tranh vẫn chưa dừng lại ở mùa hè năm 1954 ấy. Chia
cắt đất nước đã khiến cho bao trái tim đau thương, nhớ nhung và uất hận.
5


Bài thu hoạch Thực tế lịch sử Việt Nam
Tuy vậy, tất cả những điều ấy không những không quật ngã dân tộc ta mà nó
lại như một nguồn lực vô hình, thôi thúc nhân dân cầm súng đứng lên tiếp tục
chiến đấu để chiến thắng, để nối liền hai bờ sông Bên Hải, nối liền tình thân
của hai miền Bắc – Nam đất nước: “Dù cho bến cách sông ngăn; Dễ gì chặn
được duyên anh với nàng; Rẽ mây cho sáng vầng trăng; Khai sông nối bến cho
nàng về với anh….” (Trích Bài hát “Câu hò bên bờ Hiền Lương).
Lịch sử đã chứng minh cho tinh thần quật cường, quyết tâm ấy của dân
tộc anh hùng. Đồng Khởi 1960 với lực lượng chính là một đôi quân lạ lùng –
“đội quân tóc dài” của những cô, những chị và những người mẹ Bến Tre
mà“đứng như bóng dừa, tóc dài bay trong gió? Năm xưa đi trong đạn lửa như
nước lũ tràn về”. “ Ôi! những con người làm nên Đồng Khởi”(Trích bài hát
“Dáng đứng Bến Tre”).

Hỡi người chị của Bến Tre,
Cửu Long Đồng khởi bốn bề đó chăng?
Miền Nam gan dạ ai bằng
Đội quân đầu tóc, khăn rằn vắt vai
Khăn rằn ai dệt cho ai
Sợ chi súng đạn, rào gai quân thù!
(Trích “Nước non ngàn dặm” – Tố Hữu)
Tiếp theo đó là Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh cục bộ”
của đế quốc Mỹ hung tàn lần lượt bị quân dân miền Nam làm thất bại ê chề ở
Ấp Bắc (Mỹ Tho), Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài.
Và đương nhiên ta sẽ không bao giờ quên một Xuân Mậu Thân quyết liệt
vào 1968 làm quân Mỹ và quân đội Sài Gòn chao đảo. Mặc dù phải thừa nhận
rằng, trong trận này, quân ta đã không giành được một thắng lợi quyết định
7


Bài thu hoạch Thực tế lịch sử Việt Nam
trên chiến trường như mong đợi nhưng ta đã có được một thành công rất to
lớn khi sau cuộc Tổng tiến công và nổi dậy này, ta đã buộc được quân Mỹ ngồi
vào bàn đàm phán ngoại giao ở Pari để bàn về chiến tranh Việt Nam, cách
mạng Việt Nam đã có những bước chuyển mới trên cả quân sự và ngoại giao.
Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên! Toàn thắng ắt về ta.
(Hồ Chủ tịch chúc Tết Mậu Thân 1968)
Và khi trên chiến trường có những bước chuyển đáng kể, thì dân tộc ta
lại phải chịu thêm một nỗi đau “chia cắt” nữa. Hồ Chủ tịch – vị lãnh tụ kính
yêu của dân tộc Việt Nam đã ra đi về cõi vĩnh hằng. Người ra đi khi cuộc
kháng chiến cứu quốc chưa hoàn thành, Người ra đi khi non sông chưa nối

liền trở lại và Người ra đi để lại một niềm tiếc thương vô hạn cho triệu triệu
con người Việt Nam.
Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Đón Bác vào thăm, thấy Bác cười!
(Trích “Bác ơi” – Tố Hữu)
Ra đi, Bác dặn “Còn non nước…”. Di chúc của Bác Hồ đã như một nguồn
động lực mới, to lớn, mạnh mẽ và quyết liệt. Toàn Đảng, toàn dân Việt Nam
tiếp tục biến đau thương thành sức mạnh, quyết tâm dốc hết sức lực hoàn
thành cuộc kháng chiến vĩ đại như lòng Bác hằng mong.
9


Bài thu hoạch Thực tế lịch sử Việt Nam
Ta đã tiếp tục đánh tan Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, cùng anh
em Lào, Campuchia đánh tan “Đông Dương hóa chiến tranh” cũng như lần
lượt làm phá sản các chiến lược phá hoại hậu phương miền Bắc thâm độc của
bọn đế quốc Mỹ.
Mùa hè tại thành cổ Quảng Trị vào năm 1972 với “Chỉ trong vòng 81
ngày, Mỹ - ngụy đã ném xuống đây gần 330.000 tấn bom đạn, tương đương
sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Nhật Bản năm
1945. Trước cuộc tấn công cực kỳ dã man đó, quân và dân ta dù số lượng
không đông song với ý chí quyết tâm cao độ, tinh thần chiến đấu kiên cường
đã đánh địch bật ra khỏi nơi đây và cả thị xã mà có khi "mỗi mét vuông đất là
cả một mét máu”. Quân và dân ta một lần nữa đã thắng lợi vẻ vang trước
hành động hung tàn của bon cướp nước. Và hiển nhiên, đổi lại, ta cũng đã hi
sinh rất nhiều, tổn thất rất nhiều cho thắng lợi đó.
Đò xuôi Thạch Hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm

Có tuổi Hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ… mãi mãi ngàn năm
(Trích “Đôi bờ Thạch Hãn” – Lê Bá Dương)
Đau điếng trước những thất bại của các chiến lược “quy mô” của mình,
quân đội Mỹ cùng quân đội Sài Gòn quyết định làm một cuộc tấn công quyết
liệt vào đầu não của chính quyền ta. Quân đội Mỹ quyết định dùng máy bay
B52 và hàng loạt vũ khí hiện đại oanh tạc Hà Nội và Hải Phòng với hi vọng
“biến Việt Nam trở về thời kì đồ đá” như đã từng dự định vào 1954.
Khi miền Nam chưa im tiếng súng thì suốt 12 ngày đêm, miền Bắc lại
phải oằng mình gánh chịu bom đạn của giặc thù. “Cơn mưa” bom đạn trút
xuống Hà Nội, Hải Phòng không hề ngơi nghỉ trong gần nửa tháng ấy đã cướp
11


Bài thu hoạch Thực tế lịch sử Việt Nam
đi không biết bao nhiêu tính mạng con người vô tội, đốt cháy không biết bao
nhiêu nhà cửa, làng mạc, ruộng vườn. Số lượng bom mìn lúc bấy giờ không
còn tính được bằng chiếc, bằng kilogam mà phải tính bằng tạ, bằng tấn.
Và thật tuyệt vời làm sao! Lịch sử một lần nữa đã được lặp lại, bằng trận
chiến “Điện Biên Phủ trên không” nhân dân ta đã giành thắng lợi oai hùng,
buộc Mỹ - Ngụy chấm dứt ngay lập tức hành động ác độc, hung tàn và trả lại
sự xanh trong, bình yên cho bầu trời Hà Nội. Và kết quả của Mỹ cũng không
khác gì quân Pháp trước kia, chúng phải nhục nhã tiếp tục ngồi vào bàn đàm
phám Pari để đặt bút kí hiệp định chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
Đến giai đoạn này, thực tế cho thấy quân Mỹ đã “cút” nhưng quân ngụy
vẫn chưa “nhào” và điều đó đồng nghĩa với việc cuộc chiến tranh vệ quốc của
nhân dân Việt Nam vẫn chưa thể kết thúc được. Toàn Đảng, toàn dân ta phải
tiến hành một cuộc Tổng tiến công chiến lược để hoàn thành cuộc kháng
chiến cứu quốc.
“Cả năm 1975 là thời cơ, nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì

ngay lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Và thật chính xác với cái
nhìn thời cuộc ấy, thời cơ giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất
nước đã đến trong năm 1975. Theo lời dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
“Thần tốc, thần tốc hơn nữa! Táo bạo, táo bạo hơn nữa!” quân và dân ta đã
“tranh thủ từng giờ, từng phút, xốc tới mặt trận, giải phóng miền Nam” với
nung nấu ý chí “Quyết chiến và toàn thắng”.
Ngày 04/03/1975, chiến dịch Tây Nguyên bắt đầu và đến 24/03/1975, chiến
dịch toàn thắng, chiến thắng này thật sự là một “đòn bẩy” để quân ta phát triển
thành tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam. Nhân dân Tây
Nguyên đã vui mừng trong ngày chiến thắng “Ta gọi mùa xuân tới cho tiếng ca
rộn vang; Ta gọi mùa xuân tới cho tiếng ca rộn ràng; Ta nghe trong niềm vui
những bước chân Trường Sơn của đoàn quân giải phóng mang mùa xuân chiến
13


Bài thu hoạch Thực tế lịch sử Việt Nam
thắng; Dakrong ơi, Tây Nguyên ơi!...”(Trích bài hát “Sông Dakrong mùa
xuân về”)
Thừa thắng tiến lên, ta tiếp tục mở chiến dịch Huế - Đà Nẵng từ 21/03 đến
29/03/1975 và cũng như ở Tây Nguyên, ta đã giành thắng lợi vẻ vang để “Mùa
xuân này Huế đẹp vô cùng; dòng Hương Giang như trong xanh hơn; Bầu trời
như cao hơn cao hơn; biển Lăng Cô lung linh huyền thoại; Huế rộng dài, gối
dãy Trường Sơn;…..Nụ cười em như tươi xinh hơn và mùa xuân này Huế đẹp vô
cùng” (Trích bài hát “Huế, thành phố mùa xuân”)
Cuối cùng, “thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm
quyết tâm giải phóng miền Nam”, chiến dịch Sài Gòn – Gia Định được đổi tên
thành chiến dịch Hồ Chí Minh - chiến dịch mang tên vị lãnh tự kính yêu chứa
chan niềm tin tất thắng và quyết tâm hoàn thiện ước nguyện của Người. 17 giờ
ngày 26/04/1975, quân ta từ 5 hướng cùng “tiến về Sài Gòn, ta quét sạch giặc
thù, tiến về Sài Gòn, ta giải phóng thành đô” (Trích bài hát “Tiến về Sài

Gòn”). Niềm tin tất thắng, lòng yêu nước cùng quyết tâm sắc đá đã biến ước mơ
của dân tộc ta thành hiện thực. 10 giờ 30 phút ngày 30/04/1975, xe tăng của
quân ta đã tiến thẳng vào dinh Độc Lập, toàn bộ nội các quân đội Sài Gòn bị bắt,
tổng thống Việt Nam Cộng hòa buộc phải tuyên bố đầu hàng không điều kiện.
11 giờ 30 phút, lá cờ của Mặt trận giải phóng miền Nam Việt Nam đã tung bay
trên nóc dinh Độc Lập, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng. Đến ngày
02/05/1975, miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước đã thống nhất, Bắc
– Nam đã nối liền một dãi. Cũng từ đây, niềm khát khao của những người dân ở
hai bờ sông Bến Hải năm xưa đã thành hiện thực, hai chữ “chia cắt” sẽ bị bôi bỏ
từ đây. Toàn dân tộc ta đã “bao lần giặc phá điêu tàn mà vẫn ngoan cường,
giành một ngày toàn thắng”, “viết lên bản thiên anh hùng ca, thiên anh hùng ca
ngàn năm sáng chói, lưu danh đến muôn đời” (Trích bài hát “Đất nước trọn
niềm vui”), mỗi người Việt Nam trong giờ phút này đây đều đang đi giữa “rừng
hoa” và “rừng cờ”, hạnh phúc ngập tràn và bất ngờ đến mức “ngày đi như
trong đêm mơ, tuổi lớn rồi mà như ngây thơ”.
15


Bài thu hoạch Thực tế lịch sử Việt Nam
Hình như “Ta nghe như tiếng Bác Hồ dậy từ non sông! Rạo rực sao hôm
nay Bác vui với hội toàn dân; Ôi! Hạnh phúc vô biên, hát nữa đi em; Hội toàn
thắng náo nức đất nước, ta muốn bay lên say ngắm sông núi hiên ngang, ta
muốn ren vang hát ca muôn đời Việt Nam: Tổ quốc anh hùng!”, “ta muốn ôm
hôn mỗi tấc đất quê hương, ta muốn ca vang dấu chân những người chiến sĩ
giải phóng kiên cường” (Trích bài hát “Đất nước trọn niềm vui”)
“Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng. Lời Bác nay đã thành chiến
thắng huy hoàng. Ba mươi năm đấu tranh vì độc lập tự do. Ba mươi năm dân
chủ cộng hòa kháng chiến đã thành công!”(Trích bài hát “Như có Bác trong
ngày vui đại thắng”)
Bây giờ đây không chỉ “Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh là mùa

xuân đẹp nhất…” mà mùa xuân ở đâu đâu trên lãnh thổ Việt Nam thân yêu cũng
đẹp, cũng lung linh và hạnh phúc. Suốt bao nhiêu năm trời chiến đấu gian lao
giờ đây ta đã giành thắng lợi, toàn thắng đã về ta, độc lập, hòa bình đã trở lại với
giống nòi ta.
Hai mươi mốt năm cho một cuộc đấu tranh giành lại hòa bình, hai mươi
mốt năm của đau thương, mất mát, hi sinh oanh liệt của một dân tộc ngoan
cường. Và khi kết thúc hai mươi mốt năm ấy lịch sử dân tộc ta đã sang một
trang mới. Thời kì gian khổ trước bão đạn mưa bom của một dân tộc nhỏ bé, yêu
hòa hình đã không còn nữa, thay vào đó là thời kì xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
và kiến thiết xây dựng quê hương. Đất nước Việt Nam đã bắt đầu bước sang một
trang sử mới, một kỉ nguyên mới mà ở đó hứa hẹn sẽ có nhiều đột phá, tiến bộ
và đẹp giàu hơn ngàn lần.
***
Một thực tế mà ta thấy rằng chủ đề “chiến tranh Việt Nam” hay cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975
đã tốn không biết bao nhiêu giấy mực của những nhà báo, nhà nghiên cứu lịch
sử chuyên và không chuyên trong nước và nước ngoài. Và ta cũng thật sự không
17


Bài thu hoạch Thực tế lịch sử Việt Nam
có gì lấy làm lạ lẫm khi chủ đề oai hùng ấy xuất hiện ngày càng nhiều trong văn
chương hay thơ ca, âm nhạc.
Chính ngay trong thời gian cuộc chiến tranh oanh liệt ấy đang diễn ra, vốn
đã có rất nhiều nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ bằng chính những chứng kiến của mình
cùng với trái tim dạt dào cảm xúc đã làm nên những áng văn, những bài thơ và
những bài hát sống mãi với thời gian. Ta sẽ không thể nào quên một một nhà
văn, nhà thơ, nhà lãnh tụ kiệt xuất Hồ Chí Minh; một Tố Hữu – nhà thơ cách
mạng với “Nước non ngàn dặm” hay “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”, rồi Lưu
Hữu Phước, Phạm Tuyên, Nguyễn Văn Tý, Hoàng Hà,….với “Lên đàng”,

“Dáng đứng bến tre”, “Đất nước trọn niềm vui” hay “Như có Bác trong ngày vui
đại thắng”,…
Nếu như các nhà báo, các nhà nghiên cứu lịch sử thật thụ đã tái hiện lại bức
tranh quá khứ của chiến tranh Việt Nam một cách khoa học nhất với những lập
luận, những phân tích sắc bén, chính xác thì các nhà văn, nhà nhơ và nhà soạn
nhạc đã dùng trái tim giàu súc cảm của mình để tái hiện thời hào hùng của dân
tộc theo một cách rất riêng, rất mới nhưng không kém phần sinh động và chân
thực.
Khi thưởng thức những bài văn, bài thơ hay những bài hát ấy ta có cảm
giác như lịch sử đang hiển hiện ra trước mắt, đặc biệt nhất là vào đúng những
ngày kỉ niệm quan trọng của đất nước để từ đó ta thêm hiểu, thêm yêu một thời
đại đấu tranh rực lửa, một thời đại tuy có nhiều mất mát nhưng vô cùng vẻ vang.
Với thời đại hội nhập như ngày nay, không thể nào tránh khỏi có những xu
hướng văn chương, thi ca hay âm nhạc thời thượng, sôi động, chứa đựng không
nhiều những giá trị cuộc sống hay phản ánh không khí của thời đoạn lịch sử như
trước được nữa. Như vậy, ta càng thấy được giá trị to lớn trong các áng văn
chương, trong những bài ca còn mãi với tháng năm như đã nói ở trên. Cần lắm
sự quý trọng, giữ gìn những giá trị văn chương, âm nhạc nói về cuộc kháng
chiến chống Mỹ cứu nước thần thánh của một dân tộc Việt Nam anh hùng.
19



×