Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản thế kỷ XIV - XVII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 118 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



CHỬ ĐÌNH PHÚC



QUAN HỆ TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN
THẾ KỶ XIV - XVII
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ














Hà Nội, 2009


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



CHỬ ĐÌNH PHÚC


QUAN HỆ TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN
THẾ KỶ XIV - XVII
Chuyên ngành Lịch sử Thế Giới
Mã số: 60 22 50
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHÙNG THỊ HUỆ











Hà Nội, 2009


MỤC LỤC

Trang
PHẦN MỞ ĐẦU

1
1. Lý do lựa chọn đề tài
1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3
4. Phương pháp nghiên cứu
4
5. Đóng góp của luận văn
5
6. Cấu trúc của luận văn
6


PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: LỊCH SỬ QUAN HỆ TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN CHO
ĐẾN TRƯỚC THẾ KỶ XIV
7
1.1. Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản trước thế kỷ II TCN
7
1.2. Quan hệ Trung Quốc- Nhật Bản thế kỷ II TCN - thế kỷ VI: Nhật
Bản gia nhập “hệ thống triều cống”
8
1.2.1 “Hệ thống triều cống” trong lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Á
8
1.2.2. Quan hệ Trung - Nhật thế kỷ II TCN - thế kỷ VI
11
1.3. Quan hệ Trung - Nhật thời Tùy Đường (thế kỷ VII - X)

13
1.4. Quan hệ Trung - Nhật thời Tống Nguyên (thế kỷ X - XIV)
15
Tiểu kết
21
Chương 2: QUAN HỆ TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN TỪ THẾ KỶ
XIV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XVI
23
2.1. Quan hệ Trung - Nhật đầu thời Minh (1368 - 1400)
23
2.1.1. Thương mại triều cống và chính sách hải cấm thời Minh
23
2.1.2. Quan hệ Trung Quốc- Nhật Bản đầu thời Minh (1368-1400)
26
2.2. Thời kỳ thương mại triều cống thứ nhất (1401 - 1408)
30
2.2.1. Ashikaga Yoshimitsu thiết lập quan hệ triều cống với Trung Quốc
30
2.2.2. Diễn biến của hoạt động thương mại triều cống
31
2.2.3. Yoshimochi đoạn thuyệt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc
35
2.3. Thời kỳ thương mại triều cống thứ hai ( 1435 - 1547)
37
2.3.1. Ashikaga Yoshikazu hồi phục quan hệ với Trung Quốc
37
2.3.2. “Cuộc chiến tranh giành cống nạp” và sự kết thúc quan hệ thương
mại triều cống Trung - Nhật
39
2.4. Tính chất, nội dung và ảnh hưởng của thương mại triều cống

Trung - Nhật
44
Tiểu kết
47
Chương 3: QUAN HỆ TRUNG QUỐC - NHẬT BẢN TỪ NỬA SAU
THẾ KỶ XVI ĐẾN THẾ KỶ XVII
51
3. 1. Sự phát triển của thương mại tư nhân Trung-Nhật thế kỷ XVI-
XVII
51
3.2. Vấn đề cướp biển trong quan hệ Trung - Nhật
55
3.2.1. Cướp biển và thương mại triều cống Trung - Nhật
55
3.2.2. Chiến tranh chống cướp biển thời kỳ giữa và cuối đời Minh
59
3.3. Chiến tranh Triều Tiên (1592 - 1597)
63
3.2.1. Toyomi Hideyoshi với kế hoạch xâm lược Triều Tiên, chinh phục
Trung Quốc
63
3.2.2. Diễn biến và kết quả cuộc chiến tranh “Kháng Oa viện Triều”
66
3.4. Quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản thời kỳ sau Chiến tranh Triều
Tiên
69
Tiểu kết
72
KẾT LUẬN
74

PHỤ LỤC
78
Phụ lục 1: Những sự kiện chính trong quan hệ Trung - Nhật từ năm
1299 đến năm 1691
78
Phục lục 2: Danh sách những đoàn sứ giả Nhật Bản đến Trung Quốc
thời Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương (1372 - 1386)
89
Phục lục 3: Danh sách những đoàn thương mại triều cống Nhật Bản
phái đến Trung Quốc từ năm 1401 đến năm 1547
91
Phục lục 4: Danh sách những đoàn sứ giả Trung Quốc đến Nhật Bản từ
năm 1369 đến năm 1433
94
Phụ lục 5: Bảng chú thích tên riêng tiếng Nhật
97
Phụ lục 6: Ảnh minh họa
98
TÀI LIỆU THAM KHẢO
104


1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do lựa chọn đề tài
Trung Quốc và Nhật Bản là hai cường quốc của châu Á và thế giới,
năm 2007, tổng GDP của hai nước chiếm 3/4 tổng GDP toàn châu Á. Là
hai nước lớn, có quan hệ lịch sử gắn bó từ lâu đời, vì vậy, mối quan hệ
Trung - Nhật có ảnh hưởng sâu sắc đến cục diện chính trị, kinh tế ở khu

vực châu Á - Thái Bình Dương và thậm chí của cả thế giới.
Đối với cả Trung Quốc và Nhật Bản, trong suốt chiều dài lịch sử
hai nước, quan hệ Trung - Nhật luôn đóng một vai trò quan trọng trong
lịch sử quan hệ đối ngoại và tiến trình phát triển của mỗi quốc gia.
Thế kỷ XIV - XVII là thời kỳ nhà Minh, đầu nhà Thanh trong lịch
sử Trung Quốc, Nhật Bản ở vào cuối thời kỳ Muromachi, thời kỳ An Thổ
Đào Sơn (安土桃山)và đầu thời kỳ Tokugawa. Đây là thời kỳ quan
trọng trong lịch sử quan hệ Trung - Nhật, cũng là thời kỳ lịch sử có nhiều
biến đổi to lớn ở khu vực Đông Á, tác động sâu sắc đến mối quan hệ hai
nước. Quan hệ giữa hai nước trong thời gian 3 thế kỷ có nhiều diễn biến
phức tạp, nhiều bước thăng trầm và để lại nhiều ảnh hưởng đến sự phát
triển của những thời kỳ sau và thậm chí cho đến hiện nay. Vì vậy, nghiên
cứu lịch sử quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản trong thời kỳ này là một
việc có ý nghĩa.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trung Quốc và Nhật Bản là hai nước láng giềng “cách nhau bởi
một dải nước hẹp” (“Nhất y đới thủy”), từ sớm nhân dân hai nước đã thiết
lập quan hệ qua lại tương đối mật thiết. Đây là mối quan hệ có lịch sử
phát triển liên tục và lâu dài, nó cũng sớm thu hút sự quan tâm nghiên
cứu của đông đảo các học giả Trung Quốc, Nhật Bản và các nước khác.

2
Số lượng các công trình nghiên cứu về quan hệ Trung - Nhật rất
phong phú. Một trong những tài liệu sớm nhất về mối quan hệ Trung -
Nhật thời kỳ này là phần “Nhật Bản truyện” trong Minh sử do Trương
Đình Ngọc biên soạn vào thời Thanh đã ghi lại chi tiết những sự kiện
bang giao trong quan hệ giữa hai nước thời Minh. Học giả Đài Loan
Trịnh Lương Sinh với tác phẩm Nghiên cứu lịch sử quan hệ Trung - Nhật
thời Minh, Nxb Văn sử triết, Đài Bắc, 1985 đã khảo cứu sâu sắc và chi

tiết những vấn đề chính trong quan hệ giữa hai nước thời Minh như
thương mại triều cống, nạn cướp biển, chiến tranh Triều Tiên
Những công trình mới nhất về vấn đề này là Lịch sử quan hệ Trung
Nhật (3 tập) do Tôn Nãi Dân chủ biên, trong đó tập 1 là phần lịch sử quan
hệ Trung - Nhật thời cổ trung đại đã đưa ra nhiều kiến giải mới mẻ về lịch
sử quan hệ hai nước (Tôn Nãi Dân Chủ biên (2006), Lịch sử quan hệ
Trung Nhật, Quyển I, Nxb Văn hiến Khoa học xã hội, Bắc Kinh). Cũng là
một công trình chuyên khảo như Trịnh Lương Sinh nhưng học giả Hách
Tường Mãn lại nhìn nhận mối quan hệ giữa hai nước Trung - Nhật trong
mối quan hệ với hệ thống triều cống xuyên suốt quá trình lịch sử từ cổ đại
tới cận đại (Hách Tường Mãn (2008), Sự thiết lập và tan rã của hệ thống
triều cống - Một cái nhìn khác về lịch sử quan hệ Trung - Nhật, Nxb
Nhân dân Hồ Bắc, Vũ Hán).
Giao lưu văn hóa cũng là một nội dung quan trọng trong lịch sử
quan hệ giữa hai nước, tác phẩm Những quan hệ lớn trong lịch sử giao
lưu văn hóa Trung - Nhật, Quyển Lịch sử do Chu Nhất Lương, Trung Tây
Tiến (Susumu Nakanishi) chủ biên đã khái quát lịch sử giao lưu văn hóa
hơn 2000 năm giữa hai nước.
Học giả người Nhật Bản Kimiya Yasuhiko (Mộc Cung Thái Ngạn)
được coi là một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu của Nhật Bản về
lịch sử quan hệ Trung - Nhật với những tác phẩm Trung Nhật giao thông
sử và Lịch sử giao lưu văn hóa Nhật Trung do Thương vụ ấn thư quán

3
biên dịch và ấn hành lần lượt vào các năm 1931 và 1980. Đây là hai công
trình đã khảo cứu nhiều tư liệu cổ và đã phác họa khá đầy đủ, toàn diện
về lịch sử quan hệ chính trị, kinh tế và giao lưu văn hóa giữa hai nước.
Ngoài những công trình tiêu biểu trên, quan hệ Trung Nhật thế kỷ
XIV - XVII còn được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về lịch
sử Trung Quốc, lịch sử Nhật Bản và những vấn đề có liên quan (chính

sách thương mại của Trung Quốc, lịch sử cướp biển Nhật Bản…) của các
học giả Trung Quốc, Nhật Bản và nước ngoài.
Trung Quốc và Nhật Bản đều là những nước có lịch sử quan hệ và
giao lưu văn hóa lâu đời với Việt Nam, vì vậy đã có nhiều công trình
nghiên cứu về lịch sử và văn hóa của Trung Quốc và Nhật Bản. Những
công trình này đã ít nhiều đề cập đến quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản.
tiêu biểu trong số này có: Nguyễn Văn Tần với Nhật Bản sử lược, Vĩnh
Sính với Nhật Bản cận đại và Việt Nam và Nhật Bản: Giao lưu văn hóa,
Nguyễn Văn Hồng với Giao lưu văn hóa Trung Quốc, Nhật Bản, Korea,
Việt Nam trong tiến trình lịch sử, Nguyễn Quốc Hùng (Chủ biên): Lịch sử
Nhật Bản, Tác giả Nguyễn Văn Kim với hai tác phẩm Nhật Bản với châu
Á: những mối liên hệ lịch sử và chuyển biến kinh tế-xã hội và Chính sách
đóng cửa của Nhật Bản thời kỳ Tokugawa: nguyên nhân và hệ quả cũng
đề cập đến nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ Trung Quốc và Nhật Bản
thời kỳ này.
Tóm lại, lịch sử nghiên cứu quan hệ Trung-Nhật bao gồm một
nguồn tài liệu phong phú, đây là cơ sở để tác giả luận văn khai thác, tìm
hiểu và nghiên cứu quan hệ Trung Quốc-Nhật Bản thế kỷ XIV-XVII.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tìm hiểu lịch sử diễn biến và
đặc điểm quan hệ Trung - Nhật trong “hệ thống triều cống”- trật tự quan
hệ quốc tế truyền thống của khu vực Đông Á thời cổ - trung đại.

4
Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản bao gồm nhiều nội dung đan xen,
đa tầng, phức tạp, cả chính trị, kinh tế, văn hóa, quân sự và quan hệ quốc
tế khu vực có liên quan. Luận văn chỉ có thể đề cập đến những nội dung
chủ yếu và nổi bật trong mối quan hệ hai nước từ thế kỷ XIV đến XVII, đó
là “thương mại triều cống”, thương mại tư nhân, vấn đề cướp biển và

chiến tranh Triều Tiên. Trong đó, nội dung quan trọng nhất là quan hệ
giữa hai nước trong khuôn khổ “hệ thống triều cống”, bao gồm chính
sách ngoại giao của Trung Quốc, Nhật Bản, đặc điểm, bản chất và
khuynh hướng phát triển của quan hệ giữa hai nước. Trên cơ sở nghiên
cứu diễn biến quan hệ Trung - Nhật thời kỳ này, luận văn phân tích và lý
giải tính chất phức tạp của quan hệ Trung - Nhật trong thời kỳ này và rút
ra một số đặc điểm nổi bật trong lịch sử quan hệ giữa hai nước.

4. Phương pháp nghiên cứu
“Hệ thống triều cống” là trật tự quan hệ quốc tế lấy Trung Quốc
làm trung tâm dựa trên “quan niệm Hoa Di” của Nho giáo đã từng tồn tại
hàng nghìn năm trong thời kỳ cổ - trung đại ở khu vực Đông Á. Đây là
trật tự quan hệ quốc tế chủ yếu ở Đông Á thời tiền cận đại và có ảnh
hưởng to lớn đến sự phát triển của quan hệ quốc tế giữa các dân tộc Đông
Á. Với tư cách là một quốc gia thành viên của khu vực Đông Á, chịu ảnh
hưởng sâu sắc của văn minh Trung Hoa, Nhật Bản đã sớm tham gia vào
“hệ thống triều cống” và đã trải qua các thời kỳ cầu sách phong, thụ sách
phong, cự tuyệt sách phong và cuối cùng là muốn phá vỡ hệ thống này”
[48, tr.3]. Từ việc đặt mối quan hệ Trung - Nhật trong “hệ thống triều
cống”, luận văn tiến hành khảo sát diễn biến quan hệ Trung - Nhật trong
trật tự quan hệ quốc tế này, do đó quan điểm hệ thống là cơ sở để khảo
sát và phân tích những vấn đề trình bày trong luận văn.
Là một đề tài lịch sử, đương nhiên phương pháp chủ yếu được sử
dụng là phương pháp nghiên cứu lịch sử theo quan điểm duy vật lịch sử.

5
Luận văn vận dụng phương pháp luận lịch sử và phương pháp nghiên cứu
lịch sử cụ thể cùng phương pháp lôgic để phân tích mối liên hệ giữa các
sự kiện theo quan niệm đồng đại và lịch đại trên cơ sở khảo sát các nguồn
tư liệu. Ngoài ra, luận văn cũng sử dụng những phương pháp nghiên cứu

khác như: phương pháp logic, phương pháp so sánh, phương pháp thống
kê… để thể hiện rõ chủ đề nghiên cứu.

5. Đóng góp của luận văn:
1. Với việc trình bày những nội dung chủ yếu là mối quan hệ giữa
hai nước trong khuôn khổ “hệ thống triều cống” và những vấn đề có liên
quan như chính sách “hải cấm”, cướp biển, chiến tranh Triều Tiên…
trong thời gian khoảng 3 thế kỷ, luận văn tái hiện lại một thời kỳ quan
trọng và phức tạp trong tiến trình lịch sử của quan hệ giữa Trung Quốc và
Nhật Bản.
2. “Hệ thống triều cống” với Trung Quốc là trung tâm dựa trên nền
tảng tư tưởng Nho giáo là một trật tự quan hệ quốc tế từng tồn tại hàng
nghìn năm trong lịch sử khu vực Đông Á. Luận văn tìm hiểu những đặc
điểm và tính chất của quan hệ Trung - Nhật trong trật tự quan hệ quốc tế
này.
3. Nghiên cứu diễn biến lịch sử quan hệ Trung - Nhật trong ba thế
kỷ để rút ra những đặc điểm và bản chất của quan hệ này trong khuôn khổ
“hệ thống triều cống”.
4. Trên cơ sở nghiên cứu quan hệ Trung - Nhật thời kỳ này góp
phần lý giải nguyên nhân, đặc điểm khuynh hướng diễn biến của quan hệ
Trung - Nhật trong những thời kỳ sau.





6
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, luận văn chia làm 3
chương:

Chương 1: Lịch sử quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản cho đến trước
thế kỷ XIV
Chương 2: Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản từ thế kỷ XIV đến nửa
đầu thế kỷ XVI
Chương 3: Quan hệ Trung Quốc - Nhật Bản từ nửa sau thế kỷ XVI
đến thế kỷ XVII




















×