I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN
NGUYN TH HNG NHUNG
Hồ GƯƠM TRONG ĐờI SốNG ĐÔ THị
THĂNG LONG - Hà NộI ĐếN ĐầU THế Kỷ XX
LUN VN THC S LCH S
H Ni 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ HỒNG NHUNG
HỒ GƯƠM TRONG ĐỜI SỐNG ĐÔ THỊ THĂNG
LONG - HÀ NỘI ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ XX
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 60 22 54
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TSKH. Nguyễn Hải Kế
Hà Nội - 2011
279
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: HỒ LỤC THỦY - HỒ GƯƠM TRONG THÀNH THĂNG LONG ĐẾN
THỜI LÊ - TRỊNH 10
1.1. Các ý kiến về nguồn gốc của hồ 10
1.2. Những hoạt động liên quan đến hồ 14
1.2.1. Hồ Lục Thủy - hồ Gươm thời Lý, Trần 14
1.2.2. Hồ Trả Gươm thời Lê sơ (1428 - 1527) 20
1.2.3. Hồ Gươm thời Lê - Trịnh 25
Tiểu kết chương 1: 37
Chương 2: HỒ GƯƠM TRONG TỈNH THÀNH HÀ NỘI THỜI NGUYỄN ĐẾN
NĂM 1888 38
2.1. Bối cảnh lịch sử Thăng Long - Hà Nội thời Nguyễn 38
2.2. Diện mạo khu vực hồ Gươm thời Nguyễn đến năm 1888 40
2.3. Khu vực hồ Gươm - trung tâm giáo dục, văn hóa, tinh thần của tỉnh
thành Hà Nội thời Nguyễn 80
2.3.1. Khu vực hồ Gươm - trung tâm giáo dục của Hà Nội thế kỷ XIX 80
2.3.2. Khu vực hồ Gươm - trung tâm hoạt động chấn hưng văn hóa Thăng
Long 86
Tiểu kết chương 2: 101
Chương 3: HỒ GƯƠM TRONG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THỜI PHÁP THUỘC 103
3.1. Quy hoạch về đường phố, phương tiện giao thông 108
3.2. Kiến thiết các công trình công cộng, nhà cửa 117
3.3. Xây dựng cửa hàng và phương thức kinh doanh 130
3.4. Đời sống sinh hoạt 136
Tiểu kết chương 3: 140
KẾT LUẬN 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 146
PHỤ LỤC Error! Bookmark not defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Miền đất Thăng Long - Hà Nội có thế “Rồng cuộn hổ ngồi,chính
giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sông sau trước muôn vật hết sức tươi
tốt phồn thịnh”
[39, tr. 297], giữ vị trí là trung tâm của đất nƣớc với quyết
định rời đô từ Hoa Lƣ ra thành Đại La của Lý Công Uẩn (1010). Chính vì vậy
khi chúng ta nói tới bề dầy lịch sử hơn nghìn năm Thăng Long - Hà Nội cũng
chính là đang nói tới bề dầy văn hiến mà con ngƣời nơi đây trải qua bao đời
xây dựng, phát triển và nuôi dƣỡng.
1.2. Hà Nội đƣợc “sinh ra từ những dòng nước như lịch sử đã thừa
nhận”
[59, tr. 44], hình thành bởi phù sa dòng chảy tự nhiên của sông Hồng
và các chi lƣu của nó. Phần lãnh thổ chủ yếu của Thăng Long - Hà Nội xƣa là
đất bồi, đƣợc bao bọc bởi sông Hồng ở phía bắc và phía đông, bởi sông Tô
Lịch và sông Kim Ngƣu ở phía tây và phía nam. Chính vì vậy ca dao xƣa đã
khái quát:
“Nhị Hà quanh bắc sang đông,
Kim Ngưu, Tô Lịch là sông bên này”.
Thăng Long - Hà Nội đƣợc mệnh danh là “thành phố của sông hồ”.
Sông hồ là nguồn nƣớc mặt dùng trong sinh hoạt, là hệ thống thủy lợi và giao
thông truyền thống của cƣ dân sinh sống ở nơi đây. Mặt khác, sông hồ cũng là
những địa điểm đƣợc con ngƣời dùng làm nguyên lý sơ khởi chỉ đạo việc quy
tụ xóm làng, phố phƣờng và thành lũy phòng vệ. Nhị Hà, Tô Lịch, Kim Ngƣu
là những trục chủ đạo; hồ Tây, hồ Gƣơm là những điểm trung tâm, từ đó
mà tỏa ra “phố giăng mắc cửi, đường quanh bàn cờ”. Thăng Long tận
dụng ngã ba sông Tô - sông Cái là cái lõi cốt của khu Hoàn Kiếm cũ làm
nơi buôn bán, những phố phƣờng chính của Thăng Long xƣa hội tụ quanh
khu tam giác đó. Những cảnh quan đẹp của Thăng Long - Hà Nội đều có mối
2
liên quan với những hồ nƣớc nổi tiếng nhƣ hồ Tây, hồ Gƣơm, hồ Trúc Bạch,
hồ Bảy Mẫu… Những sông ngòi, ao hồ của Thăng Long - Hà Nội một mặt
giúp cho khí hậu thêm êm dịu, mặt khác tạo thành những danh thắng để nhân
dân Thăng Long - Hà Nội trải qua bao thế kỷ làm nơi du ngoạn, giải trí. Hình
tƣợng mặt nƣớc đã, đang và sẽ là một bản sắc rất riêng không thể thiếu khi
nói về Thăng Long - Hà Nội. Chính vì vậy một nhà kiến trúc sƣ Pháp đã cho
rằng: “Hà Nội nằm giữa các hồ, như trước những tấm gương lớn, nơi soi bóng
những bước thăng trầm lịch sử của thành thị và cư dân”
[26, tr. 93].
1.3. Xét trong chiều dài lịch sử nếu quận Ba Đình có thể tự hào là một
khu vực có lịch sử gắn liền với Hoàng thành Thăng Long, thì quận Hoàn
Kiếm có vị trí trung tâm và gắn liền với Kinh thành Thăng Long xƣa và Thủ
đô Hà Nội ngày nay. Thiên nhiên đã ƣu ái cho quận Hoàn Kiếm đƣợc ở xung
quanh hồ Gƣơm (hồ Hoàn Kiếm). Gắn với hồ Gƣơm là vô vàn di sản kiến
trúc, đền đài, cung điện, đặc biệt là các kiểu kiến trúc có mối quan hệ với tín
ngƣỡng dân gian nhƣ các đền, đình, chùa, tháp là hiện thân của tài năng sáng
tạo qua nhiều thế hệ của cha ông. Hồ Gƣơm nhƣ một gƣơng nƣớc xinh xắn,
một không gian thiêng mang tính lịch sử chen lẫn huyền thoại giữa lòng Hà
Nội. Với tính huyền thoại - lịch sử đặc trƣng, hồ Gƣơm đã trở thành một trong
những biểu tƣợng không thể thiếu của Thủ đô văn hiến hơn nghìn năm tuổi.
Thật hiếm có một thủ đô nào trên thế giới lại lƣu giữ đƣợc ở trung tâm thành
phố một không gian đặc biệt nhƣ thế! Vì thế, GS. TS. Tô Ngọc Thanh có
nhận xét: “Hồ Gươm không lớn về diện tích mà lớn về tầm vóc lịch sử. Từ
hàng ngàn năm, những sự kiện, những biến thiên, những anh hùng liệt nữ,
những thi nhân mặc khách, những buổi mưa dông, những ngày nở hoa, tất
thảy đều đã soi bóng hồ Gươm và được lưu giữ và hôm nay trở về với chúng
ta” [11, tr. 9]. Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Hồ Gƣơm trong đời sống
đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỷ XX làm đối tƣợng nghiên cứu
cho luận văn. Với đề tài này chúng tôi tìm hiểu vai trò, vị trí quan trọng của
3
hồ Gƣơm đối với đời sống của cƣ dân Thăng Long - Hà Nội. Hồ Gƣơm bắt
đầu có sự tác động đối với Thăng Long - Hà Nội từ khi nhà Lý dời đô từ Hoa
Lƣ ra Thăng Long (thế kỷ XI) cho đến khoảng 20 năm đầu thế kỷ XX - thời
điểm khi hồ Gƣơm có một quy hoạch và diện mạo tƣơng đối ổn định nhƣ
ngày nay. Thông qua đó làm sáng rõ giá trị lịch sử và giá trị văn hóa của hồ
Gƣơm trong kho tàng giá trị văn hiến của một Hà Nội có bề dầy lịch sử hơn
một nghìn năm. Đồng thời từ những giá trị đó của hồ Gƣơm sẽ giải đáp cho
câu hỏi mang giá trị bất biến là: “Tại sao nhớ về Hà Nội là nhớ tới hồ Gươm
với truyền thuyết trả gươm của Lê Lợi, tới Tháp Rùa, Tháp Bút - Đài Nghiên
cùng cầu Thê Húc uốn cong bắc vào đảo Ngọc?”. Cũng vì lẽ đó hồ Gƣơm đã
trở thành một hình ảnh đầu tiên đƣợc nhắc đến trong bài hát trầm hùng, đầy
khí thế của nhạc sỹ Nguyễn Đình Thi - bài hát Ngƣời Hà Nội:
“Đây Hồ Gươm, Hồng Hà, Hồ Tây
Đây lắng hồn núi sông ngàn năm”.
2. Lịch sử vấn đề
Trong bối cảnh đô thị và đô thị hóa ngày nay, vấn đề nghiên cứu về các
hồ ở Hà Nội đƣợc các nhà khoa học đặc biệt quan tâm trong đó có cả hồ
Gƣơm. Bởi vì, sông hồ là một trong những nét đặc trƣng về địa lý của Hà
Nội, liên quan đến vấn đề quy hoạch của Thủ đô. Đồng thời, hồ ở Hà Nội
đƣợc ví là tấm gƣơng lớn phản chiếu lịch sử, văn hiến Thủ đô.
Có hàng loạt công trình nghiên cứu về lịch sử Thủ đô nói chung: tác giả
Hoàng Đạo Thúy với các tác phẩm nhƣ Phố phƣờng Hà Nội xƣa; Đi thăm
đất nƣớc; Ngƣời và cảnh Hà Nội ; nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc với
các tác phẩm Hà Nội; Hà Nội qua những năm tháng; Hà Nội thành phố
ngàn năm; Lịch sử Thăng Long Hà Nội; Hà Nội con đƣờng, dòng sông và
lịch sử; Hà Nội cõi đất, con ngƣời; Phố và đƣờng Hà Nội Đặc biệt, tác
phẩm Lịch sử Thủ đô Hà Nội đƣợc xuất bản lần đầu vào năm 1960, do Trần
4
Huy Liệu làm chủ biên và đƣợc tái bản gần đây nhất vào năm 2009. Lần đầu
tiên lịch sử Thủ đô Hà Nội đƣợc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống
về mọi mặt suốt từ thế kỷ XI đến năm 1960. Công trình nghiên cứu lịch sử
này đã có sự tham khảo công trình lịch sử rất lớn của Nga là Lịch sử
Mátxcơva. Trong các công trình kể trên có đề cập đến hồ Gƣơm. Nhƣng hồ
chỉ đƣợc đặt trong tiến trình lịch sử của Thủ đô với một vài giới thiệu sơ lƣợc,
khái quát.
Đặc biệt, trong dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội,
Nhà xuất bản Hà Nội đã giới thiệu đến bạn đọc Tủ sách Thăng Long ngàn
năm văn hiến. Các công trình nghiên cứu trong Tủ sách nhằm tổng kết, hệ
thống hóa một cách khái quát, sâu sắc giá trị mọi mặt của văn hiến Thăng
Long - Hà Nội trong tiến trình 1000 năm lịch sử trên tất cả các lĩnh vực: địa
lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa - xã hội, văn học - nghệ thuật, tƣ liệu tổng hợp.
Đây là công trình văn hóa phi vật thể trọng điểm chào mừng kỷ niệm Đại lễ
1000 năm Thăng Long - Hà Nội, là nguồn tƣ liệu quý về Thủ đô, góp phần
phục vụ công tác nghiên cứu, nhu cầu tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội. Một
số công trình tiêu biểu nhƣ: Đất thiêng ngàn năm văn vật do PGS. TSKH.
Nguyễn Hải Kế (chủ trì) tuyển chọn và giới thiệu 35 công trình nghiên cứu và
bài viết của GS. Trần Quốc Vƣợng về Thăng Long - Hà Nội, Hà Nội tiểu sử
một đô thị của William S. Logan do PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ (dịch), Hà
Nội với những tấm lòng gần xa của nhiều tác giả, Tƣ liệu văn hiến Thăng
Long - Hà Nội tuyển tập tƣ liệu phƣơng Tây do PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ
(chủ trì) tuyển dịch, Thăng Long - Hà Nội tuyển tập công trình nghiên cứu
văn hóa do PGS. TSKH. Nguyễn Hải Kế (chủ trì) tuyển chọn và giới thiệu,
Thăng Long - Hà Nội tuyển tập công trình nghiên cứu lịch sử (2 tập) do
PGS. TS. Nguyễn Quang Ngọc (chủ trì) tuyển chọn và giới thiệu, Thăng
Long - Hà Nội tuyển tập địa chí (3 tập) do TS. Nguyễn Thúy Nga - PGS. TS.
Nguyễn Kim Sơn (chủ trì) tuyển dịch, giới thiệu và chú giải, Tiến sỹ Nho học
5
Thăng Long - Hà Nội do Bùi Xuân Đính (biên soạn), 36 phố cổ Thăng Long
- Hà Nội do Lam Khê, Khánh Minh (sƣu tầm, biên soạn), 36 lễ hội Thăng
Long - Hà Nội do Quốc Văn (tuyển chọn, biên soạn)
Nghiên cứu về Hà Nội còn phải kể đến Luận án Phó tiến sỹ Sử học
Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX của Nguyễn Thừa Hỷ, đƣợc
Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam - Hà Nội xuất bản năm 1993, mới đƣợc Nhà
xuất bản Hà Nội tái bản với tên gọi Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long - Hà
Nội thế kỷ XVII - XVIII - XIX, nằm trong Tủ sách Thăng Long ngàn năm văn
hiến. Công trình này đã làm toát lên diện mạo kinh tế - xã hội của thành thị trung
đại Thăng Long - Hà Nội trong các thế kỷ XVII - XVIII - XIX, trong đó có đề
cập đến đời sống của thị dân vùng ven hồ Gƣơm, mà ở đó yếu tố “thị” đã bị pha
loãng đi nhiều hay nói cách khác là đô thị bị “nông thôn hóa” một bộ phận.
Một công trình lớn khác nghiên cứu về Hà Nội là Hà Nội nửa đầu thế
kỷ XX của tác giả Nguyễn Văn Uẩn đƣợc Nhà xuất bản Hà Nội xuất bản năm
2000 và đƣợc tái bản năm 2010 nhân dịp kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng
Long - Hà Nội. Đây là công trình khoa học với quy mô và giá trị lớn đã đạt
giải thƣởng Thăng Long của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội theo đề xuất
của Hội liên hiệp Văn hóa nghệ thuật Hà Nội năm 1996 và nhận giải A Sách
Vàng năm 2001 cuộc thi sách đẹp do Bộ Văn hóa và Thông tin trao tặng. Với
sự nghiên cứu dầy công của tác giả đã cho chúng ta thấy sự biến đổi mạnh mẽ
của diện mạo Hà Nội trong quá trình khai thác và quy hoạch của thực dân
Pháp, đã chuyển từ một đô thị trung đại phong kiến phƣơng Đông truyền
thống sang một đô thị hiện đại mang dáng dấp của phƣơng Tây trên nhiều
phƣơng diện: đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, quy hoạch kiến trúc, mạng
lƣới giao thông Trong đó sự biến đổi của vùng ven hồ Gƣơm cũng đƣợc
nghiên cứu khá kỹ, với sự thay đổi diện mạo mạnh mẽ dƣới bàn tay quy
hoạch và cải tạo của thực dân Pháp.
6
Bên cạnh đó còn có những du ký của ngƣời nƣớc ngoài ghi lại diện
mạo và đời sống nhân dân ở khu vực xung quanh hồ Gƣơm vào cuối thế kỷ
XIX, điển hình nhƣ: Bắc Kỳ xƣa của Claude Bourrin, Hà Nội giai đoạn 1873
- 1888 của Audré Massan Các tác phẩm này đã cung cấp cho chúng ta
những tƣ liệu lịch sử khá chính xác và sinh động về diện mạo vùng ven hồ
Gƣơm vào thời điểm cuối thế kỷ XIX trên nhiều mặt của đời sống.
Hồ Gƣơm còn đƣợc nhắc đến trong các tác phẩm tiểu thuyết lịch sử,
dƣới dạng ghi lại những sự việc về đời sống của con ngƣời xung quanh hồ.
Tiêu biểu năm 1976, nhà văn Chu Thiên cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết
lịch sử Bóng nƣớc Hồ Gƣơm, gồm 2 tập. Tác phẩm viết về phong trào đánh
Pháp của văn thân Hà Nội và vùng lân cận. Tác giả Chu Thiên đã sƣu tầm tài
liệu ở vùng Mậu Hòa - Dƣơng Liễu thuộc huyện Đan Phƣợng cũ (nay là Hoài
Đức), nơi có trƣờng dạy học của nhiều thế hệ ông đồ họ Vũ và sau trở thành
một trong những căn cứ kháng Pháp trong những năm 70 - 90 của thế kỷ XIX,
nên ông là ngƣời đầu tiên cho bạn đọc biết về sự tham gia tích cực của con
cháu Vũ Tông Phan và môn sinh Tự Tháp vào phong trào “đánh Tây”. Do
đặc điểm của thể loại tiểu thuyết là sự thật đan quyện với hƣ cấu, cho nên
không gian và thời gian nhiều khi xê xích so với thực tế. Tuy vậy, nó cũng
chứa đựng những tƣ liệu quý giá về cuộc sống của cƣ dân ven hồ Gƣơm vào
thời điểm cuối thế kỷ XIX.
Ngoài ra, một số nhà nghiên cứu còn có bài viết đăng trên các tạp chí
khai thác về các vấn đề riêng lẻ liên quan đến hồ Gƣơm nhƣ tác giả Vũ Thế
Khôi có hàng loạt các bài nghiên cứu về Hội Hƣớng Thiện đền Ngọc Sơn nhƣ
bài Hội Hƣớng Thiện với sự nghiệp chấn hƣng văn hóa Thăng Long đăng
trên tạp chí Xưa và nay, số 30, năm 1996; bài Từ hội Hƣớng Thiện đền Ngọc
Sơn đến trƣờng Đông Kinh Nghĩa Thục, đăng trên tạp chí Xưa và nay, số
283, năm 2007 ; nhà khoa học Hà Đình Đức giành nhiều tâm huyết để
7
nghiên cứu về rùa hồ Gƣơm, đã có hàng loạt các bài chuyên nghiên cứu về
rùa hồ Gƣơm nhƣ bài Rùa hồ Gƣơm phải chăng do vua Lê thả?, đăng trên
tạp chí Xưa và nay, số 39, năm 1997; bài Rùa hồ Gƣơm: rùa leloii, đăng
trên tạp chí Xưa và nay, số 80, năm 2000
Có một số công trình chuyên khảo nghiên cứu về hồ Gƣơm (Hoàn Kiếm):
Một là, công trình Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn của nhà nghiên
cứu Nguyễn Vinh Phúc. Công trình là tâm huyết nhiều năm của tác giả khi
nghiên cứu về hồ Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm đã đƣợc nghiên cứu trên các
phƣơng diện về truyền thuyết, lịch sử và các di tích ở khu vực xung quanh hồ.
Nhƣng công trình này cũng mang tính chất giới thiệu khái quát.
Hai là, công trình Hồ Gƣơm - Hà Nội - Việt Nam của Hoàng Kim
Đáng, xuất bản năm 2000. Công trình này chỉ là một tập hợp có hệ thống theo
những chủ đề sáng tác văn, thơ, nhạc, họa, hình ảnh về hồ Gƣơm. Qua đó hồ
Gƣơm hiện lên dƣới góc độ văn hóa, lồng trong cảm xúc của ngƣời viết, chứ
không đƣợc nghiên cứu dƣới góc độ lịch sử.
Ba là, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm cho xuất bản cuốn Di tích
lịch sử - văn hóa trong khu phố cổ và xung quanh hồ Hoàn Kiếm. Công
trình là một tập hợp những bài viết của các tác giả để khảo cứu về các di tích
lịch sử - văn hóa hiện nay còn tồn tại trong khu phố cổ và khu vực xung
quanh hồ Hoàn Kiếm. Qua đó làm toát lên giá trị văn hóa của các di tích trong
khu phố cổ và vùng ven hồ.
Có thể thấy rằng việc nghiên cứu về hồ Gƣơm đã đƣợc giới khoa học
quan tâm. Hồ Gƣơm đã đƣợc đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về
lịch sử Thủ đô Hà Nội nói chung, ở những vấn đề và khía cạnh khác nhau,
mang tính khái lƣợc, nghiêng về góc độ văn hóa nhiều hơn. Chúng ta chƣa
thấy có một công trình chuyên khảo nào cung cấp một cái nhìn mang tính hệ
thống về hồ Gƣơm từ khi nó hình thành cho đến khi nó có một diện mạo hoàn
8
chỉnh gần nhƣ hiện nay. Chính vì vậy chúng tôi chọn đề tài Hồ Gƣơm trong
đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội đến đầu thế kỷ XX để nghiên cứu.
Mong rằng với đề tài này sẽ cung cấp đƣợc cho bạn đọc những tƣ liệu quý giá
về vai trò, vị trí của hồ Gƣơm trong tiến trình lịch sử Thủ đô hơn nghìn năm
qua và khẳng định đƣợc sức sống trƣờng tồn của hồ trong tâm thức ngƣời Hà
Nội, trong giá trị văn hiến Hà Nội từ xƣa đến nay và trong tƣơng lai.
3. Mục đích nghiên cứu
Chúng tôi chọn đề tài Hồ Gƣơm trong đời sống đô thị Thăng Long -
Hà Nội đến đầu thế kỷ XX làm đối tƣợng nghiên cứu với mục đích:
1. Khái quát quá trình hình thành của hồ Gƣơm trong lịch sử thành
Thăng Long - Hà Nội đến những năm 20 của thế kỷ XX, tức là bào hàm quá
trình hồ Gƣơm và vùng ven hồ trong lòng một đô thị phong kiến chuyển sang
một đô thị thực sự với dáng vẻ phƣơng Tây trong sự quy hoạch của Pháp.
2. Phản ảnh những sinh hoạt của tầng lớp cƣ dân Thăng Long - Hà Nội
với hồ Gƣơm, qua đó nêu lên vai trò lịch sử, giá trị văn hóa của hồ Gƣơm
trong đời sống Thăng Long - Hà Nội và đất nƣớc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Chúng tôi chọn Hồ Gƣơm trong đời sống đô thị Thăng Long - Hà Nội
làm đối tƣợng nghiên cứu và đƣợc giới hạn trong khoảng thời gian thời Lý -
Trần đến khoảng 20 năm đầu của thế kỷ XX.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng phối hợp các phƣơng pháp
nghiên cứu chuyên ngành nhƣ: phƣơng pháp nghiên cứu lịch sử và phƣơng
pháp lôgich, phƣơng pháp so sánh sử học, phƣơng pháp xác minh phê phán
tƣ liệu lịch sử. Nguồn tƣ liệu mà tôi thu thập đƣợc là cơ sở để tôi hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.
9
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục,
Luận văn sẽ đƣợc triển khai trong ba chƣơng:
Chƣơng 1: Hồ Lục Thủy - hồ Gƣơm trong thành Thăng Long đến thời
Lê - Trịnh
Chƣơng 2: Hồ Gƣơm trong tỉnh thành Hà Nội thời Nguyễn đến năm 1888
Chƣơng 3: Hồ Gƣơm trong quá trình đô thị hóa thời Pháp thuộc đến đầu
thế kỷ XX
10
Chƣơng 1:
HỒ LỤC THỦY - HỒ GƢƠM TRONG THÀNH THĂNG LONG
ĐẾN THỜI LÊ - TRỊNH
1.1. Các ý kiến về nguồn gốc của hồ
Khi bàn về nguồn gốc của hồ Gƣơm đa phần các nhà nghiên cứu đều
đƣa ra ý kiến cho rằng hồ là một khúc chết của sông Hồng. Chẳng hạn nhƣ:
Doãn Kế Thiện trong Cổ tích và thắng cảnh Hà Nội xuất bản năm 1959,
tái bản năm 1999 có ghi: “Hồ Hoàn Kiếm là một đoạn dòng cũ của sông
Hồng còn sót lại”
[71, tr. 93]; hay Trần Quốc Vƣợng và Vũ Tuân Sán trong
Hà Nội nghìn xƣa xuất bản năm 1975 cũng cho rằng: “Cội nguồn của hồ
Gươm, cũng như hồ Cổ Ngựa, hồ Hàng Bạc - Hàng Đào, hồ Sao Sa (Hàng
Chiếu) là một khúc sông Hồng”
[93, tr. 38] và “Hồ Gươm là một di tích khúc
sông Nhị bị những bãi cát chèn ở phía bắc, phía đông”
[93, tr. 38]. Nhƣ vậy
giống một số hồ khác, hồ Gƣơm phát sinh và tiến hóa trong mối liên quan mật
thiết với lịch sử phát triển của sông Hồng và hệ thống sông chảy ngoằn ngoèo
trong thành phố Hà Nội gắn liền với các pha biển tiến, thoái diễn ra ở thời kỳ
Holocen - một thời kỳ địa chất cách chúng ta khoảng vạn rƣỡi năm.
Dòng sông bao giờ (nhất là về mùa lũ) thƣờng có khuynh hƣớng
“cắt dòng” chảy thẳng, “bỏ lại” ở “chỗ uốn” nhiều phù sa. Sau đó phù sa
“lấp hẳn” nơi con sông uốn khúc, làm cho khúc uốn đó biến thành hồ.
Sông Cái (sông Hồng, sông Nhị) nhiều phù sa, nhiều chi lƣu, thƣờng hay
đổi dòng trên vùng châu thổ do chính nó tạo ra. Nguyễn Văn Siêu trong
Bài ký về Nhị Hà có ghi: “Sông Nhị có nhiều chỗ eo, nhiều chỗ hiểm trở;
giống như đai áo, đường thẳng bỗng khuất khúc; sông nghìn dặm tự nhiên
quành, như cánh cung kéo căng dây”
[66, tr. 12]. Khi đổi dòng phù sa của
sông Cái nhiều khi lấp cửa các sông con và biến sông con từ một dòng chảy
“nửa kín nửa hở” rồi sang “sông chết”. Sau đó vì cả lý do thiên tạo và nhân
11
tạo (con ngƣời đắp đập - đƣờng ngang các sông chết), dòng sông cũ trở thành
một dãy ao hồ.
Diện mạo của khúc sông Hồng chảy qua nội thành Hà Nội bây giờ chỉ
mới định hình từ thế kỷ thứ IX hoặc X. Trƣớc đó dòng chảy có khác: sông
Hồng chảy tới Yên Hà chỉ có một nhánh, nhánh ấy chảy qua Hải Bối, Nông
Giang, Chiêm Trạch, Lực Canh, Xuân Canh. Tới Xuân Canh nhánh ấy không
chảy ngay vào sông Đuống và xuống phía nam mà chảy băng qua bãi Tầm
Châu. Sông Hồng chảy vào Nhật Tân xuống đến Hồ Khẩu, qua khu vực hồ
Tây có một nhánh chảy xuống phía nam, đó là sông Tô Lịch, còn một nhánh
chảy vòng quanh Thụy Khuê tới Nghi Tàm. Đến Nghi Tàm, sông Hồng lại
chia hai nhánh khác, một nhánh chảy theo hồ Trúc Bạch tới hồ Gƣơm, ô
Đông Mác, Thanh Nhàn, Lạc Trung rồi tới lòng sông bây giờ. Ta có thể nhận
biết đƣợc là khúc đê cũ bắt đầu từ phía tây ô Đông Mác, chạy theo đƣờng Lò
Đúc - Hàm Long, tới Hàng Kèn qua phố Bà Triệu tới Hàng Trống đi lên các
phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đƣờng, chợ Đồng Xuân, phố Hàng Than.
Một nhánh băng qua Yên Phụ, qua những bãi cát và lòng sông hiện nay rồi
chảy vào sông Đuống. Sông Đuống lúc đó là nhánh chính của sông Hồng đổ
ra biển. Có thể tới khoảng thế kỷ IX hoặc X, sau một trận lũ lớn, dòng chảy
sông Hồng tới Võng La không uốn cong lên Hải Bối mà phóng thẳng đi qua
Phú Xá, Nhật Tân rồi buông xuôi dòng nhƣ hiện nay, để lại bên trái một bãi
cát sau bồi dần thành bãi Tàm Xá và bên phải một khuỷu sông đã bị nghẽn
tức là hồ Tây.
12
Thành Tống Bình từ thế kỷ V đến thế kỷ X
Trƣớc thế kỷ IX - X, hồ Tây chƣa định hình rõ, sông Nhị chảy vào hồ
Tây, từ Nhật Tân xuống đến Hồ Khẩu (cửa hồ) có một nhánh sông con.
Nhánh ấy là sông Tô Lịch, chia đôi ngả, một chảy xuống phía nam, một chảy
lên phía bắc, qua Thụy Khuê, đƣờng Phan Đình Phùng, cống chéo Hàng Lƣợc
(tên cũ là phố Sông Tô Lịch) băng qua Hàng Đƣờng (tên cũ là Cầu Đông) rẽ
vào Ngõ Gạch và phố Nguyễn Văn Siêu, rồi lại nhập vào sông Nhị ở Chợ
Gạo, Hàng Buồm. Hàng Buồm xƣa là phƣờng Giang Khẩu, thời chúa Trịnh
Giang (đầu thế kỷ XVIII) đổi tên là Hà Khẩu, cả hai đều có nghĩa là cửa sông
Tô nối với sông Hồng. Sông Tô thông với sông Hồng từ hai điểm hồ Tây và
Chợ Gạo nên ngày ấy nhánh sông to. Nhƣng khi sông Nhị đổi dòng, từ Hải
Bối chạy thẳng về phía đông nam không mang nƣớc vào hồ Tây nữa, lại cuốn
đất đóng hai cửa vào ra (cửa sông vào là Quảng Bá, cửa sông ra là Nghi
Tàm). Đến thời điểm này khuỷu sông Hồng bị nghẽn lại và hai cửa vào ra bị
13
lấp hoàn toàn thì hồ Tây mới chính thức hình thành. Nƣớc sông Nhị không
thông với sông Tô nữa nên sông Tô cũng cạn dần.
Việc đổi dòng của sông Nhị và bít dòng chảy của sông Tô làm cho diện
mạo của Hà Nội cổ bị thay đổi. Dòng chảy cũ của sông Hồng bị phù sa bồi
lấp tạo nên dải đầm hồ san sát nhau. Những phố do con ngƣời lập nên trong
quá trình sinh sống, ở giữa con đê cũ và con đê mới hiện nay xƣa là bãi cát
bồi của sông Hồng, để lại nhiều mẩu sông tạo thành các hồ ao trong đó có hồ
Gƣơm. Vì vậy, hồ Gƣơm cũng là một di tích khúc sông Nhị. Trong Tang
thƣơng ngẫu lục có ghi: “Hồ Gươm thông với nước ngoài sông hình thế rất
to rộng”
[19, tr. 154]. Nhìn trên các bản đồ cổ thì cũng thấy một dải hồ nối
thông với nhau: hồ Tây - hồ Cổ Ngựa - hồ Hàng Đậu - hồ Hàng Khoai - hồ
Thái Cực (Hàng Đào) với Cầu Gỗ bắc xuống hồ Tả Vọng (hồ Gƣơm) - hồ
Hữu Vọng và một số đầm hồ khác kéo dài tới chùa Trƣờng Tín (nhà số 5
Hàng Chuối) rồi nối với sông Nhị. Toàn bộ dải hồ này là lòng cũ của sông
Hồng đã bị bồi lấp, chia cắt mà thành. Những vệt hồ ấy nối lại sẽ cho ta thấy
dòng chảy cổ của sông Hồng. Chính vì vậy, nhiều nhà nghiên cứu đã đƣa ra
kết luận rằng hồ Gƣơm là một khúc chết của sông Hồng khi nó đổi dòng.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Vinh Phúc lại đƣa ra kiến giải về mặt địa chất
liên quan đến hồ Gƣơm theo một hƣớng mới. Ông đã căn cứ theo kết quả Bản
điều tra về hồ Gƣơm của PGS. Hà Đình Đức cho biết “trầm tích đáy hồ chủ
yếu sét pha bùn cát và có sự phân tầng: tầng dưới là trầm tích vịnh biển, tầng
trên là hỗn hợp bùn cát xáo trộn do tác động nhân sinh (nạo, vét, xáo trộn lớp
trầm tích thời Holocen trung, cách đây từ 6000 năm đến 4500 năm với lớp
bùn cát hiện đại do nước mưa và dòng chảy bề mặt mang tới), chưa tìm thấy
trầm tích lòng sông cổ có trên đáy hồ”
[56, tr. 35]. Mặt khác, ngày nay khi
xem xét các địa tầng ở nhiều lỗ khoan trên vùng Hà Nội, ta có thể thấy một
quy luật khá rõ nét: bao giờ cũng có một tầng cuội sỏi sạn và cát thô nằm bên
dƣới, đó là lòng sông cổ; bên trên là những tầng đất có hạt nhỏ dần đến mịn,
14
nhiều chỗ có sét dẻo màu xám hay xám đen, chứa nhiều chất hữu cơ, đặc
trƣng cho trầm tích đầm hồ. Vì sông Hồng có hai giai đoạn hoạt động, lúc
chảy xiết xói mòn mạnh, tạo nên hạt thô, lúc chảy chậm, êm đềm sản phẩm là
hạt mịn (sét) lắng đọng. Từ đặc điểm trầm tích của nhiều lỗ khoan trên vùng
Hà Nội đem so sánh, đối chiếu với các lớp trầm tích của đáy hồ Gƣơm
nên ông Nguyễn Vinh Phúc mới cho rằng kết luận hồ Gƣơm là một khúc
chết của sông Hồng cần thời gian nghiên cứu kỹ hơn nữa.
1.2. Những hoạt động liên quan đến hồ
1.2.1. Hồ Lục Thủy - hồ Gƣơm thời Lý, Trần
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lƣ về Đại La, đổi
tên thành Thăng Long. Cảnh quan Kinh thành còn hoang sơ. Bởi cǎn cứ vào
tấm bản đồ đƣợc vẽ nǎm 1490, từ thời Hồng Đức mang tên Trung Đô đồ thấy
rằng cách thời vua Lý định đô đúng 480 nǎm, bốn phía Kinh thành còn mênh
mang sông nƣớc. Nhìn trên bản đồ, so sánh với vị trí ngày nay ta thấy: phía
đông có sông Hồng, nƣớc đỏ phù sa. Phía bắc có sông Tô Lịch nối với sông
Hồng ở đoạn Chợ Gạo, chảy vòng qua Hàng Lƣợc, Quán Thánh, đến Thụy
Khuê - đầu làng Hồ Khẩu, lại nối với hồ Tây bằng hai cửa lớn, đến đoạn chợ
Bƣởi, Nghĩa Đô, lại nối với sông Thiên Phù. Sông Thiên Phù thời nay hãy
còn rất rộng, chảy từ sông Hồng, ở đoạn Phú Gia, Nhật Tân, theo hƣớng bắc -
nam, đến chợ Bƣởi thì nối dòng với sông Tô Lịch cùng xuôi xuống phía nam,
hòa với nƣớc sông Nhuệ. Vùng Vǎn Miếu và Bẩy Mẫu lúc ấy là một hồ nƣớc
rất rộng. Nhìn trên bản đồ, thấy nƣớc thành một mảng dài uốn lƣợn tới mấy
km, làm cho khu vực Vǎn Miếu bị nƣớc bao quanh nhƣ một hòn đảo, mà trên
bản đồ ghi là Đại Hồ và còn nhiều hồ, ao, ngòi, lạch khác.
Vì nƣớc bốn mùa xanh nên có một thời hồ mang tên là Lục Thuỷ. Thời
này phạm vi của hồ Lục Thủy rất rộng, gấp khoảng ba, bốn lần bây giờ. Hồ có
hình thế “giáp điệu xuyên hoa”, nghĩa là kiểu đất bƣơm bƣớm châm hoa. Vì
15
hồ có hai phần đối nhau nhƣ hai cánh bƣớm xèo rộng ra hai phía, phần trên
vào khoảng từ Hàng Đào, Hàng Dầu trở xuống Hàng Khay, phần dƣới từ
Hàng Khay - Tràng Tiền đến tận Hàng Chuối, Lò Đúc bây giờ, giữa hai
phần hồ thắt lại. Chỗ hai phần tiếp giáp nhau bằng một khoảng đất dài
(tƣơng đƣơng với đoạn từ Hàng Khay tới gần Nhà Hát Lớn ngày nay),
khoảng đất ấy nhƣ hình thân con bƣớm
[71, tr. 94]. Phía cuối có con ngòi
nhỏ ăn thông ra sông Hồng, thuyền có thể ra vào đƣợc. Vì thế đến thời Trần
tầu bè vẫn vào đến Hàng Đào để buôn bán. Hồ Lục Thủy lúc ấy chƣa hẳn đã
là một hồ hoàn chỉnh, nó chỉ là một nhánh cụt của sông Hồng, bị những bãi
đất chèn ở phía bắc và phía đông. Hồ khởi nguồn từ chỗ bệnh viện Hữu Nghị,
chảy ngang đoạn cuối đƣờng Trần Hƣng Đạo, Lý Thƣờng Kiệt, Hai Bà
Trƣng, lên đến tận mạn Cầu Gỗ, Hàng Đào. Mặt nƣớc có hình loe thắt không
bằng nhau. Nhìn trên bản đồ Thành Thăng Long (đời Hồng Đức 1490) mà
ƣớc đoán đoạn rộng nhất của hồ Lục Thủy to gấp nhiều lần sông Tô Lịch lúc
bấy giờ.
Khu vực xung quanh hồ Lục Thuỷ ngay từ thời Lý định đô đã ghi dấu
ấn văn hóa. Phía đông nam Kinh thành, trong hai thời Lý - Trần có xây dựng
những công trình để ghi công chiến thắng của những cuộc đấu tranh giải
phóng dân tộc suốt từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV.
Để ghi công chiến thắng Chiêm Thành, vào giữa thế kỷ XI, nhà Lý còn
xây dựng bên hồ Lục Thủy cung Chiêm Nữ. Cung này để dành riêng cho các
cung nữ Chiêm Thành bị bắt tới ở. Đại Việt sử ký toàn thƣ có ghi: “Năm Bính
Tuất (1046), dựng cung riêng cho các cung nữ Chiêm Thành”
[39, tr. 337].
Đời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072) cho dựng một hành cung ở phía
nam hồ, làm nơi hóng gió. Trong La Thành cổ tích vịnh của Trần Bá Lãm
(1757 - 1815), bài Vịnh Tả Vọng có lời tiểu dẫn: “ Đời Lý Thánh Tông
dựng hành cung ở phía nam hồ làm nơi hóng gió”
[56, tr. 18].
16
Vua Lý Thánh Tông lên ngôi năm 1054, khi lên ngôi không gặp những
cuộc nổi loạn tranh giành giữa các hoàng tử anh em nhƣ thời vua cha Lý Thái
Tông. Cũng từ khi Lý Thánh Tông lên ngôi, các nƣớc láng giềng nhƣ Chiêm
Thành, Chân Lạp đều lần lƣợt tới triều cống. Việc bang giao với nhà Tống
bên Trung Quốc cũng rất tốt đẹp, đƣợc nhà Tống nể vì. Để kỷ công những
thắng lợi chính trị ấy, chùa và tháp Báo Thiên đã đƣợc xây dựng.
Đại Việt sử ký toàn thƣ có ghi: “Năm Bính Thân (1056), vua Lý Thánh
Tông làm chùa Sùng Khánh Báo Thiên, phát 1 vạn 2 nghìn cân đồng để đúc
chuông lớn. Chùa được xây dựng trên đất thôn Tự Tháp, huyện Thọ Xương.
Vua thân làm bài minh”
[39, tr. 343];
“Năm Đinh Dậu (1057), mùa xuân, tháng giêng, xây bảo tháp Đại
Thắng Tư Thiên cao vài chục trượng, theo kiểu 12 tầng (tức là tháp Báo
Thiên)” [39, tr. 343].
Tháp Báo Thiên là vật báu của Kinh thành, đƣợc xây dựng ở phía tây
hồ Lục Thuỷ, giữa một cái hồ nhỏ trƣớc chùa Báo Thiên. Tháp Báo Thiên
đƣợc xây dựng với quy mô rất to lớn, liệt vào hàng “An Nam tứ đại khí”, tức
là một trong bốn công trình lớn ở An Nam trong hai thời đại Lý - Trần. Tháp
đƣợc ngƣời đƣơng thời coi là một công trình tiêu biểu của Thăng Long, là
một cảnh quan đẹp của đế đô. Nhà thơ Phạm Sƣ Mạnh sống ở thế kỷ XIV, đời
Trần có thơ ca ngợi:
“Trấn áp đông tây củng đế kỳ
Khuy nhiên nhất tháp độc nguy nguy
Sơn hà bất động kình thiên trụ,
Kim cổ nan ma lập địa chùy”.
(Nghĩa là:
Trấn áp đông tây, giữ vững kinh kỳ,
Ngọn tháp sững sững trội vƣợt hẳn lên.
Chiếc cột chống trời đứng đó làm cho non sông yên ổn
Nhƣ mũi dùi trên đất lâu nay chẳng hề mòn).
17
Tháp Báo Thiên đỡ cho cả bầu trời không bị lay động, giữ cho mặt đất
không bị chuyển dời. Tòa tháp Báo Thiên sừng sững chính là biểu tƣợng sức
mạnh đang lên của quốc gia Đại Việt nói chung và hào khí Thăng Long nói riêng.
Những tầng trên của tháp Báo Thiên bằng đồng, những tầng dƣới bằng đá
và gạch. Gạch xây tháp là thứ gạch hoa có khắc chữ ghi rõ “Lý gia đệ tam đế
Long Thụy thái bình tứ niên tạo” (làm năm Long Thụy Thái Bình thứ tƣ, triều vua
thứ ba nhà Lý, tức là làm năm 1057 - niên hiệu vua Lý Thánh Tông). Nền tháp
xây rộng nhƣ một tòa nhà, có bốn cửa đi vào. Phía trong mỗi cửa có hai pho tƣợng
bằng đá, tổng cộng có tám pho tƣợng. Bên trong nền tháp còn có bày rất nhiều
tƣợng tiên thánh, chim muông, giƣờng ghế, chén bát, đều bằng đá
[19, tr. 181].
Thời Lý có nhiều hoạt động liên quan đến chùa Báo Thiên. Chẳng hạn
mỗi khi gặp hạn lớn vua thƣờng ghênh rƣớc bốn vị pháp: Pháp Vũ, Pháp Vân,
Pháp Lôi, Pháp Điện cùng về chùa Báo Thiên để làm lễ cầu mƣa. Các vị sƣ
đƣợc vời vào kinh cũng thƣờng lƣu lại chùa này, để chữa bệnh cho nhà vua và
hoàng gia, mở trƣờng dạy kinh Phật, truyền đạo cho đệ tử và lập tông phái.
Nhà vua đã sai dựng một tòa Tịnh xá (nhà sạch sẽ, tĩnh mịch) ở bên
chùa Sùng Khánh, mỗi khi Quốc sƣ Minh Không tới kinh đô có việc sẽ
nghỉ tại đó. “Năm Tân Hợi (1131), vua Lý Thần Tông dựng nhà cho đại
sư Minh Không”
[39, tr. 386].
Năm Thiên Chƣơng Bảo Tự thứ tƣ (1136), nhờ chữa khỏi bệnh cho vua
Lý Thần Tông nên nhà sƣ Nguyễn Minh Không đƣợc phong là Quốc sƣ. Đại
Việt sử ký toàn thƣ có ghi: “Năm Bính Thìn (1136), vua (Lý Thần Tông)
bệnh nặng, chữa thuốc không khỏi. Nhà sư Minh Không chữa khỏi, phong
là quốc sư” [39, tr. 390]
.
“Năm Đinh Tỵ (1137), tháng 3, vua (Lý Thần Tông) ngự đến chùa Báo
Thiên, làm lễ Phật Pháp Vân để cầu mưa. Đêm ấy mưa to”
[39, tr. 391].
“Năm Mậu Ngọ (1138), mùa thu, tháng 7, không mưa. Vua (Lý Thần
Tông) sai Hữu ty làm lễ cầu ở Vu đàn và chùa Báo Thiên”
[39, tr. 392].
18
Trong Thiền uyển tập anh có mục ghi về nhà sƣ Đạo Huệ: “Năm Đại
Đính thứ 20 (1159, đời vua Lý Anh Tông) hoàng phi Thụy Minh bị ốm, vua
sai sứ vời sư Đạo Huệ đến xem bệnh. Khi sư vào cung, ông vừa đến cửa
phòng của hoàng phi thì bệnh của phi bèn khỏi. Vua Lý Anh Tông mời sư nghỉ
lại ở tân quán trong chùa Báo Thiên. Trong khoảng một tháng, các quan công
khanh, đạo hữu hâm mộ danh tiếng đến tham thỉnh nhiều không kể xiết. Sư
bèn đến thuyết pháp ở nhà giảng. Từ đó sư không về núi nữa. Tăng chúng các
nơi đến xin làm đệ tử rất đông”
[87, tr. 98].
Cũng trong Thiền uyển tập anh có mục ghi về nhà sƣ Tịnh Giới:
“Năm 1177, gặp đại hạn, vua Lý Cao Tông xuống chiếu cho các danh
tăng làm lễ cầu đảo đều không ứng nghiệm. Vua từ lâu đã nghe danh
tiếng của sư Tịnh Giới, bèn sai sứ thỉnh sư về kinh. Sư nghỉ ở chùa Báo
Thiên đến nửa đêm thắp hương đứng giữa sân chùa tụng niệm cầu khấn,
trời bèn đổ mưa. Vua hết lời khen ngợi sủng ái, thường gọi là Vũ sư (vị sư
giỏi thuật cầu mưa)”
[87, tr. 135].
“Năm Mậu Thân (1188), mùa hạ, tháng 5, đại hạn. Vua (Lý Cao Tông)
thân ngự đến chùa Pháp Vân ở Duềnh Bà để cầu đảo, nhân rước tượng Phật
Pháp Vân về chùa Báo Thiên”
[39, tr. 419].
Dƣới thời Lý, cả chùa và tháp Báo Thiên đều vào loại lớn bậc nhất
Kinh thành. Nơi có chùa và tháp đƣợc gọi là phƣờng Báo Thiên, mùng một và
ngày rằm có nhiều ngƣời lui tới tấp nập. Với việc xây dựng chùa và tháp Báo
Thiên đã hình thành bên hồ Lục Thủy một trung tâm Phật giáo. Những hoạt
động diễn ra ở đây mang tính chất tu hành của Phật pháp. Đặc biệt nhà vua
thƣờng có hoạt động cầu đảo ở chùa Báo Thiên để mong mƣa thuận gió hòa,
mang lại sự yên ấm cho cuộc sống của nhân dân. Điều này thể hiện phần nào
đời sống tôn giáo, tín ngƣỡng của dân tộc, đồng thời chứng tỏ các vị vua triều
Lý rất mộ đạo Phật, có lòng hƣớng Phật.
19
Đầu đời Trần, nạn ngoại xâm đe dọa nghiêm trọng từ phía Bắc
xuống, quân Mông Cổ ba lần xâm phạm đất nƣớc ta, Kinh đô Thăng Long
là mục tiêu chính của chúng. Vua Trần tổ chức kháng chiến, dốc toàn lực,
sức ngƣời và sức của ra chống giặc. Những hồ lớn ngoài bờ sông thành nơi
chế tạo thuyền chiến và luyện tập thuỷ quân bao gồm cả hồ Lục Thuỷ.
Theo Nguyễn Vinh Phúc trong Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn căn cứ
vào La Thành cổ tích vịnh, thời này hồ còn mang tên là đầm Thủy Quân
“Đời Trần giặc Nguyên xâm lược, vua sai tập thủy quân ở hồ, đặt tên là đầm
Thủy Quân”
[56, tr. 18]. Sau kháng chiến chống Nguyên thắng lợi, vua Trần
Nhân Tông (1279 - 1293) có dựng một ngôi đền thờ những anh hùng liệt sỹ
đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông cuối thế kỷ
XIII trên gò Ngọc Sơn ở phía bắc hồ Lục Thuỷ
[84, tr. 643-645].
Cũng dƣới đời Trần, sau khi đã thắng quân Nguyên có mở ba ngày hội
Thái Bình diên yến cho toàn quốc, nhân dân kinh đô tụ tập ở hồ Lục Thuỷ đua
thuyền, múa hát. Rồi từ đấy thành lệ, hàng năm dân chúng đều tụ tập ở đây
mở hội đua thuyền với nhà vua
[69, tr. 26].
Đời Trần Nhân Tông (1279 - 1293), vua cho dựng một tòa hành cung
tránh nắng hè ở nơi nay là đảo Ngọc. Những lần vua đến đây nghỉ ngơi chắc
là ngựa xe, ngƣời hầu tấp nập
[56, tr. 37].
Ở thôn Bảo Linh, thời Trần có lập đàn tế các chiến sỹ tử trận và nhân
dân bị nạn khi Chế Bồng Nga là chúa Chiêm Thành hai lần đem quân vào đốt
phá Kinh thành, cƣớp của giết ngƣời, bắt đàn bà con trẻ mang đi
[69, tr. 18].
Nhƣ vậy sang đời Trần, mặc dù quần thể chùa và tháp Báo Thiên vẫn
hiện hữu nhƣng các hoạt động diễn ra xung quanh hồ Lục Thủy không còn
mang tính chất Phật giáo rõ nét nữa. Do bối cảnh lịch sử của dân tộc trong
công cuộc kháng giặc Nguyên - Mông nên các hoạt động ấy mang tính chất
quân sự nhiều hơn.
20
1.2.2. Hồ Trả Gƣơm thời Lê sơ (1428 - 1527)
Hồ Trả Gƣơm (mà cách gọi tắt dân gian là HỒ GƢƠM) có tên chữ Hán
đƣợc gọi là Hoàn Kiếm, liên quan đến một truyền thuyết về việc vua Lê trả lại
gƣơm cho Rùa thần tại hồ. Kiếm và gƣơm đều là các loại vũ khí của chiến
trận. Phần quan trọng trong vận động của lịch sử dân tộc Việt Nam gắn với
nhiều cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm. Hồ là nơi dân tộc ta gửi lại
gƣơm báu cho Rùa thần giữ sau ngày dẹp xong giặc ngoại xâm.
Hơn năm thế kỷ đã trôi qua, song truyền thuyết về hồ Trả Gƣơm - hồ
Hoàn Kiếm và thanh thần kiếm Thuận Thiên mà Bình Định Vƣơng Lê Lợi
hoàn trả cho Rùa thần sau khi quốc gia Đại Việt đã đánh tan 10 vạn quân
Minh hung bạo vẫn lắng đọng trong đời sống tâm linh và ý thức dân tộc.
Trong Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi nói đến việc Lê Lợi đƣợc
gƣơm thần:
“Khi ấy Nhà-vua cùng người ở trại Mục-sơn là Lê Thận cùng làm bạn
keo sơn. Thận thường làm nghề quăng chài. Ở xứ vực Ma-viện, đêm thấy đáy
nước sáng như bó đuốc soi. Quăng chài suốt đêm, cá chẳng được gì cả. Chỉ
được một mảnh sắt dài hơn một thước, đem về để vào chỗ tối. Một hôm Thận
cúng giỗ (ngày chết của cha mẹ), nhà vua tới chơi nhà. Thấy chỗ tối có ánh
sáng, nhận ra mảnh sắt, nhà vua bèn hỏi:
- Sắt nào đây?
Thận nói:
- Đêm trước quăng chài bắt được.
Nhà vua nhân xin lấy. Thận liền cho ngay. Nhà vua đem về đánh sạch
rỉ, mài cho sáng, thấy nó có chữ “Thuận Thiên”, cùng chữ “Lợi”.
Lại một hôm, nhà vua ra ngoài cửa, thấy một cái chuôi gươm đã mài
dũa thành hình, nhà vua lạy trời khấn rằng:
- Nếu quả là gươm trời cho, thì xin chuôi và lưỡi liền nhau!
Bèn lấy mảnh sắt lắp vào trong chuôi, thành ra một chiếc gươm hoàn chỉnh.
21
Tới hôm sau, lúc đêm, trời gió mưa, sớm ngày mai, hoàng hậu ra trông
vườn cải, bỗng thấy bốn vết chân của người lớn, rất rộng, rất to. Hoàng hậu
cả kinh, vào gọi nhà vua ra vườn, được quả ấn báu, lại có chữ Thuận Thiên
(sau lấy chữ này làm niên hiệu) cùng chữ Lợi. Nhà vua thầm biết ấy là của
trời cho, lòng lấy làm mừng, giấu giếm không nói ra”
[78, tr. 29-30].
Trong Hoàng Việt địa dƣ chí của Phan Huy Chú có nói đến việc hoàn
trả gƣơm cho Rùa thần của vua Lê Thái Tổ sau công cuộc kháng Minh giành
thắng lợi: “ chuyện xưa kể rằng khi vua Lê Thái Tổ ngự thuyền chơi trong
hồ bỗng thấy một con rùa lớn nổi lên, vua rút bửu kiếm chỉ vào, rùa ngậm
ngay thanh kiếm rồi lặn mất. Vì vậy mà đặt tên là hồ Hoàn Kiếm”
[7, tr. 38].
Đầu thế kỷ XV, quân Minh xâm lƣợc nƣớc ta. Với mục đích đồng hóa
Đại Việt, giặc Minh đã đàn áp dân ta hết sức dã man: “Nướng dân đen trên
ngọn lửa hung tàn, vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ” và tịch thu sách vở,
đập vỡ bia đá, đền miếu các nơi khiến dân chúng ai cũng căm thù, phẫn uất.
Tất thảy đều mong ƣớc có bậc hiền tài cứu giúp trăm họ ra khỏi cảnh lầm than
khốn cùng. Bình Định Vƣơng Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống ngoại xâm đã
đáp ứng đƣợc nguyện vọng chính đáng đó của nhân dân, của lịch sử dân tộc.
Lê Lợi đã đƣợc họ “thần thánh hóa” thành nhân vật đƣợc Trời - Đất (Vũ trụ)
trao cho sứ mệnh trọng đại diệt giặc Minh cứu nƣớc, cứu dân khi nhận đƣợc
thanh kiếm thần Thuận Thiên. Thần kiếm Thuận Thiên là sự kết tinh, hội tụ,
thăng hoa của ba chiều không gian (lƣỡi gƣơm ở dƣới nƣớc, đốc gƣơm trên
mặt đất, bao gƣơm ở trên cây) và cũng là biểu tƣợng Thiên thời - Địa lợi -
Nhân hòa. Thanh kiếm thần Thuận Thiên đã bên cạnh Lê Lợi trong suốt công
cuộc kháng Minh mƣời năm ròng nếm mật nằm gai.
Chuyện trả kiếm cho Rùa thần là một mô típ độc đáo thƣờng gặp trong
truyện kể dân gian và nó thể hiện sâu sắc ý nguyện yêu chuộng hòa bình của
dân tộc Việt. Việc trả binh khí cho thần từng đƣợc truyền tụng trong lịch sử.
An Dƣơng Vƣơng đƣợc thần Kim Quy cho mƣợn bảo kiếm để chém gà tinh
22
trắng. Khi xây thành ốc xong, nhà vua đã trả kiếm cho thần. Thần Kim Quy
còn cho An Dƣơng Vƣơng mƣợn móng của mình làm lẫy nỏ thần, nhƣng khi
dẹp tan quân xâm lƣợc Triệu Đà, nhà vua lại không trả cho thần nên xảy ra cơ
sự: Triệu Đà lập kế tráo lẫy nỏ thần rồi đem quân vây đánh Loa thành khiến
An Dƣơng Vƣơng phải chịu cảnh nƣớc mất, nhà tan. Phải chăng Bình Định
Vƣơng Lê Lợi đã nhớ tới bài học lịch sử về quy luật “vay” - “trả” đó? Cái
gì đã mƣợn thì phải trả, phải biết ơn ngƣời đã giúp mình dựng nên nghiệp
lớn, phải giữ lòng trung tín. Có nhƣ vậy, nghiệp lớn mới thành, đất nƣớc
mới đƣợc muôn thuở thịnh trị thái bình.
Gắn liền truyền thuyết về hồ Trả Gƣơm là “Rùa thần”, thông qua đó
rùa đã trở thành một biểu tƣợng cho sự thiêng liêng về ƣớc nguyện hoà bình
trong tâm thức của ngƣời dân Việt Nam. Chính vì vậy khi nhắc tới hình ảnh
rùa, ngƣời Việt Nam đều nhớ về “Cụ Rùa” ở hồ Gƣơm với lòng kính trọng.
Hồ Trả Gƣơm trong truyền thuyết là biểu tƣợng của lòng yêu chuộng
hoà bình, niềm tự hào gắn liền với đời sống tinh thần và tâm thức dân gian
của ngƣời Thăng Long - Hà Nội, mang đậm chất huyền thoại - lịch sử. Thông
qua truyền thuyết nhân dân ta đã huyền thoại và thiêng liêng hóa một ƣớc
nguyện hòa bình, để tạo dựng nên chất thiêng cho một hồ nƣớc đẹp giữa lòng
Kinh thành Thăng Long - một chất thiêng lành mạnh của văn hóa cổ truyền
của dân tộc. Truyền thuyết đã nói lên một ý nghĩa cao đẹp thể hiện ƣớc vọng
hòa bình của dân tộc Việt Nam, hết chiến tranh gác vũ khí, nhân dân chăm lo
sản xuất vì một nền hoà bình lâu dài. Quả thực, sau công cuộc kháng chiến
chống giặc Minh của Bình Định Vƣơng Lê Lợi thắng lợi, nƣớc Đại Việt đã ca
khúc khải hoàn và mở nền thái bình thịnh trị dài lâu trong lịch sử.
Nhân dân ta bao đời nay vẫn muốn hòa bình để xây dựng đất nƣớc,
nhƣng khi có giặc ngoại xâm thì thanh gƣơm báu sẽ vẫn đƣợc trao cho dân
tộc Việt Nam đứng lên để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nƣớc mà các vua Hùng
đã có công tạo dựng. Đó chính là lời cảnh báo đối với các thế lực ngoại bang