Tải bản đầy đủ (.pdf) (211 trang)

Khảo sát hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 211 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





VŨ THỊ NGA



KHẢO SÁT HÀNH VI RÀO ĐÓN
TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT







LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC






HÀ NỘI – 2010

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






VŨ THỊ NGA


KHẢO SÁT HÀNH VI RÀO ĐÓN
TRONG GIAO TIẾP TIẾNG VIỆT

CHUYÊN NGÀNH : LÍ LUẬN NGÔN NGỮ
MÃ SỐ: 62.22.01.01



LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC




NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. NGUYỄN ĐỨC TỒN




HÀ NỘI - 2010


1

MỤC LỤC


. Lời cam đoan
. Mục lục
. Danh mục các chữ viết tắt

Mở đầu
5
Chƣơng 1: Cơ sơ lí luận về ngữ dụng học của hành vi rào đón
14
1.1 Giao tiếp và các nhân tố giao tiếp
14
1.1.1 Ngữ cảnh
14
1.1.2 Ngôn ngữ
22
1.1.3 Diễn ngôn
22
1.2 Lí thuyết hội thoại
23
1.2.1 Các quy tắc hội thoại
24
1.2.2. Tham thoại
33
1.2.3 Sự kiện lời nói
34
1.3. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ
35
1.3.1. Động từ nói năng và động từ ngữ vi

36
1.3.2 Hành vi ở lời
38
1.4 Tiểu kết
49
Chƣơng 2: Hành vi rào đón và vai trò dụng học của hành vi rào
đón
51
2.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ rào đón
51
2.1.1 Một số cách hiểu về lời rào đón
51
2.1.2 Định nghĩa tác nghiệp về hành vi rào đón
52
2.1.3 Phân loại hành vi rào đón
63
2.2. Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp và chức năng của biểu thức rào đón
69
2.2.1 Đặc điểm cấu tạo ngữ pháp của biểu thức rào đón
69
2.2.2. Chức năng ngữ pháp – ngữ dụng của biểu thức rào đón
79
2.3. Vai trò dụng học của hành vi rào đón
2.3.1. Rào đón có vai trò là hành vi phụ thuộc trong tham thoại
82

82

2
2.3.2 Rào đón có vai trò là các tham thoại tiền dẫn nhập trong sự

kiện lời nói
90
2.4.Một số yếu tố tác động đến sự hình thành của hành vi rào
đón trong tiếng Việt

95
2.4.1. Tác động của các quy tắc hội thoại đến hành vi rào đón
95
2.4.2 Tác động của văn hoá giao tiếp đến hành vi rào đón trong
giao tiếp tiếng Việt

98
2.4.3 Tác động của đặc trưng nhận thức của người Việt đến hành
vi rào đón

102
2.5 Tiểu kết
104
Chƣơng 3: Hành vi rào đón nội dung và cách thức tiếp nhận thông
tin trong giao tiếp tiếng Việt


106
3.1. Hành vi rào đón phƣơng châm về lƣợng
107
3.1.1 Hành vi rào đón khi nói lại một tin cũ
107
3.1.2 Hành vi rào đón khi nói lượng tin ít hơn đòi hỏi
111
3.1.3 Hành vi rào đón khi nói lượng tin nhiều hơn đòi hỏi

114
3.2 Hành vi rào đón phƣơng châm về chất
115
3.2.1 Hành vi rào đón nhấn mạnh độ tin cậy của thông tin
116
3.2.2 Hành vi rào đón giảm nhẹ độ tin cậy của thông tin
119
3.3. Hành vi rào đón phƣơng châm quan yếu
126
3.3.1. Hành vi rào đón phương châm nhấn mạnh tính quan yếu
127
3.3.2. Hành vi rào đón khi chuyển đề tài
128
3.4. Hành vi rào đón phƣơng châm cách thức
131
3.4.1. Hành vi rào đón khi nhấn mạnh phương châm cách thức
131
3.4.2 Hành vi rào đón khi vi phạm phương châm cách thức
132
3.4.3. Hành vi rào đón nhằm duy trì sự liên tục của cuộc thoại
133

3
3.5 Hành vi rào đón đồng thời một số phƣơng châm hội thoại
135
3.6. Tiểu kết
141
Chƣơng 4: Hành vi rào đón hiệu quả ngoài lời của phát ngôn trong
giao tiếp tiếng Việt


143
4.1. Rào đón hành vi ở lời của hành vi ngôn ngữ
143
4.1.1. Rào đón các điều kiện sử dụng hành vi ở lời
143
4.1.2. Rào đón cách thực hiện hành vi ở lời
151
4.2 Hành vi rào đón vì phép lịch sự
155
4.2.1. Hành vi rào đón vì lịch sự chiến lược
155
4.2.2. Hành vi rào đón vì lịch sự chuẩn mực
162
4.2.3. Hiệu lực rào đón vì phép lịch sự của các HVRĐ về phương
châm hội thoại và RĐ hành vi ở lời

169
4.3.Tiểu kết
175
Kết luận
177
Những công trình của tác giả đã công bố liên quan tới luận án
181
Tài liệu tham khảo
182
Nguồn tƣ liệu trích dẫn trong luận án
194




4
1. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
A: Nhân vật hội thoại (vai nói)
B: Nhân vật hội thoại (vai nghe)
BTNV: Biểu thức ngữ vi
BTRĐ: Biểu thức rào đón
ĐTNN: Động từ nói năng
ĐTNV: Động từ ngữ vi
FFA (Face Flattering Acts): Hành vi tôn vinh thể diện
FTA (Face Threatening Acts): Hành vi đe doạ thể diện
HVNN: Hành vi ngôn ngữ
HVOL: Hành vi ở lời
HVRĐ: Hành vi rào đón
NDMĐ: Nội dung mệnh đề
NDRĐ: Nội dung rào đón
PNNV: Phát ngôn ngữ vi
TNND: Trạng ngữ ngữ dụng
2. BẢNG TỔNG KẾT CÁC BIỂU THỨC RÀO ĐÓN THƢỜNG GẶP
+ Bảng1 đến bảng 4: BTRĐ các phương châm hội thoại
+ Bảng 5: BTRĐ hành vi ở lời
+ Bảng 6: BTRĐ vì phép lịch sự
3. MỘT SỐ QUY ƢỚC CHÖ XUẤT XỨ TRÍCH DẪN
+ Trong ngoặc vuông [ ], số đầu chỉ thứ tự tài liệu trong danh mục Tài liệu
tham khảo của luận án, số thứ 2 chỉ số trang của tài liệu được trích dẫn;
+ Trong ngoặc đơn ( ) ở cuối các ví dụ, số đầu chỉ thứ tự văn bản trong danh
mục Nguồn tư liệu trích dẫn trong luận án, số thứ 2 chỉ số trang có ví dụ
được trích dẫn của văn bản.

5
MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hội thoại là sự tương tác liên nhân, trong đó các nhân vật hội thoại ảnh
hưởng, tác động qua lại lẫn nhau và gây nên ở nhau những thay đổi về hành
động, trạng thái tâm lí, tình cảm Cho nên, khi tham gia hội thoại, ngoài việc
đưa ra một nội dung thông tin nào đó, người ta còn phải cân nhắc nên thực
hiện hành vi ngôn ngữ nào, thực hiện theo cách thức nào Và trong nhiều
trường hợp, để đạt được hiệu quả giao tiếp người ta cần đến những yếu tố phụ
trợ đi kèm với các hành vi ngôn ngữ để làm tăng hay giảm hiệu lực ở lời của
những phát ngôn do hành vi đó tạo ra. Một trong những yếu tố này là lời rào
đón (Hedges).
Trong giao tiếp hằng ngày của người Việt, yếu tố rào đón có tần số xuất
hiện tương đối cao. Người ta rào đón mỗi khi thực hiện các hành vi có nguy
cơ đe doạ thể diện đối tác giao tiếp. Lời rào đón được sử dụng để ngăn ngừa
trước sự hiểu lầm hoặc những phản ứng không hay về lời nói của chủ ngôn.
Yếu tố rào đón khiến cho cuộc thoại trở nên uyển chuyển hơn, liên tục hơn,
góp phần duy trì và nâng cao hiệu quả của quá trình giao tiếp. Rào đón là một
hiện tượng ngôn ngữ mang đậm dấu ấn tâm lí, bản sắc văn hoá dân tộc của
người Việt. Nghiên cứu hành vi rào đón là cần thiết đối với việc sử dụng
ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp.
Hành vi rào đón tuy đã được đề cập đến trong một số tài liệu nghiên cứu
về dụng học ở nước ngoài, nhưng ở Việt Nam, vấn đề này chỉ được đề cập
đến một cách lẻ tẻ trong một vài bài viết hoặc công trình nghiên cứu, nên hầu
như vẫn còn để ngỏ. Vì vậy, luận án của chúng tôi chọn đề tài: Khảo sát hành
vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt để tìm hiểu một cách toàn diện, có hệ
thống và sâu sắc hơn về hành vi rào đón - một hiện tượng văn hoá mang đậm
dấu ấn về cách ứng xử ngôn ngữ của người Việt.

6
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU
Rào đón là một hiện tượng thường gặp trong hoạt động giao tiếp bằng

ngôn ngữ. Nghiên cứu về rào đón trong các ngôn ngữ là một vấn đề hấp dẫn
đối với ngôn ngữ học.
Việc nghiên cứu các yếu tố ngôn ngữ có chức năng rào đón trong tiếng
Việt chưa được Việt ngữ học quan tâm. Trong ngữ pháp học, các yếu tố ngôn
ngữ có chức năng rào đón thường được gộp chung vào thành phần tình thái
của phát ngôn - thành phần thể hiện thái độ, sự đánh giá của người nói đối với
nội dung thông báo của phát ngôn, hoặc đối với hoàn cảnh phát ngôn hay
với hiện thực. Theo Hoàng Tuệ: “Các từ thường gọi là trạng từ hay phó từ và
ngữ tương đương với phó từ, trạng từ như có lẽ, hình như, chắc chắn, theo tôi
được xem là phương tiện từ vựng biểu thị thành phần tình thái nhưng không
gắn với vị ngữ mà ở ngoài cấu trúc của vị ngữ” [112, tr. 1-5]. Cao Xuân Hạo
cho rằng “Tình thái của câu có thể được biểu thị bằng khởi ngữ (ngữ đoạn mở
đầu câu) như có lẽ, tất nhiên ” [41, tr. 51]
Nguyễn Quang [86 ] nêu ra các dấu hiệu tình thái sau đây:
- Uyển thanh: Diễn đạt sự không chắc chắn (có lẽ, có thể, có khả
năng…)
- Hạ ngôn: Yếu tố làm giảm mức độ (một chút, một tí, một lát, một
thoáng )
- Chủ quan hoá: Yếu tố biểu thị thái độ người nói
- Cam kết: Gồm các yếu tố từ vựng (chắc là, chắc chắn )
- Thỉnh đồng: Yếu tố dùng để gợi sự phản hồi từ phía người nghe (chứ
nhỉ, đấy, phải không nào )
- Nhã hiệu: Yếu tố dùng để tôn vinh người nghe làm giảm sự đe doạ thể
diện (dạ, thưa, ạ )
- Tăng cường: (Vô cùng, thực sự, thật là ).

7
Đúng như Đỗ Hữu Châu đã nhận xét: Ngữ pháp học Việt ngữ chưa
quan tâm đến việc nghiên cứu các rào đón. Việc gộp chung các yếu tố rào đón
vào phạm trù “tình thái” đã xoá mờ mất ranh giới và những chức năng cực kì

thú vị của chúng, những chức năng mang đậm màu sắc văn hoá dân tộc riêng
của từng ngôn ngữ. [17, tr. 273]
Gần đây, dưới ánh sáng của Ngữ dụng học, hành vi rào đón đã được
một số tác giả đề cập đến. Trong cuốn “Dụng học Việt ngữ”, Nguyễn Thiện
Giáp có dành một mục để nói về “Những lời rào đón trong giao tiếp”[34,
tr.131-135]. Theo tác giả, sức mạnh điều chỉnh của nguyên tắc hợp tác mạnh
đến mức khi người nói cảm thấy có thể vi phạm nguyên tắc nào đó thì họ
dùng lời rào đón để chỉ ra sự vi phạm có thể có. Những lời rào đón này giống
như những bằng chứng cho phép người nói vi phạm một nguyên tắc nào đó và
chúng cũng là tín hiệu đối với người nghe để người nghe có thể hạn chế cách
giải thích của mình. Những lời rào đón còn thể hiện rằng người nói quan tâm
đến việc người nghe đánh giá họ là có hợp tác hội thoại hay không.Tác giả
Nguyễn Thiện Giáp đã nêu một số ví dụ về sự rào đón các phương châm hội
thoại trong tiếng Việt: để rào đón phương châm về chất có một số cách nói:
Nếu tôi không nhầm thì, tôi nhớ không rõ nhưng, theo như tôi biết, tôi không
dám chắc, nghe đồn, hình như, có lẽ ; Rào đón phương châm về lượng: Tôi
không được phép tiết lộ, thiên cơ bất khả lộ, như anh đã biết, tôi không muốn
làm phiền anh với những chi tiết vụn vặt ; Rào đón phương châm quan yếu:
Tôi không biết điều này có quan trọng không, tôi muốn nói thêm là ; Rào
đón về phương châm cách thức: Tôi xin mở ngoặc đơn là Trong giao tiếp,
ngoài nguyên tắc cộng tác còn có nguyên tắc lịch sự. Người ta cũng dùng
những lời rào đón để tránh đe doạ thể diện của người nghe: Nói khí vô phép,
nói chị bỏ ngoài tai, tôi hỏi thật

8
Trong cuốn “Ngữ pháp tiếng Việt”, khi nói về tình thái của phát ngôn,
Diệp Quang Ban đã chỉ ra rằng trong việc phân tích mặt dụng học của phát
ngôn, các biểu thức tình thái chỉ độ tin cậy và tình thái chỉ ý kiến được xếp
vào các yếu tố rào đón. Tình thái chỉ độ tin cậy nêu lên mức độ nào đó trong
niềm tin của người nói vào cái được nói đến trong câu (Ví dụ: Chẳng lẽ, hình

như, chắc là ). Tình thái chỉ ý kiến - diễn đạt ý kiến của người nói đối với
điều được nói đến trong câu (đối với nghĩa miêu tả của câu) như: Nói trộm
bóng, nói của đáng tội, theo chỗ tôi biết [2, tr. 204]
Yếu tố rào đón tiếp tục được Diệp Quang Ban bàn tới trong bài “Ứng
dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu -
phát ngôn”. Theo tác giả, trong tiếng Việt có những yếu tố “lang thang”
thường có tính chất những quán ngữ loại như anh còn lạ gì, nói khí vô phép
Chúng không thuộc cấu trúc cú pháp của câu và cũng không dễ dàng gia nhập
thành phần biệt lập vì chúng có phần khác với các thành phần đó. Từ khái
niệm công cụ là các phương châm hội thoại của Grice, tác giả viết: “Trong
dụng học, những yếu tố trong phát ngôn có quan hệ đến việc người nói ghi
nhận việc sử dụng các phương châm nêu trên thì được xếp vào số những lời
rào đón” [3, tr.17]. Và Diệp Quang Ban đã xếp những yếu tố ngôn ngữ "lang
thang" nói trên vào số những lời rào đón. Để giải thích các yếu tố này, tác giả
gắn chúng với bốn phương châm hội thoại của Grice: Những yếu tố ngôn ngữ
gắn với phương châm chỉ lượng, những yếu tố ngôn ngữ gắn với phương
châm chỉ chất, những yếu tố ngôn ngữ gắn với phương châm quan hệ, những
yếu tố ngôn ngữ gắn với phương châm cách thức.
Đỗ Hữu Châu (2001) đã xếp yếu tố rào đón vào chiến lược lịch sự âm
tính để né tránh những hành vi đe doạ thể diện (FTA) hoặc bù đắp, giảm nhẹ
hiệu lực của các FTA khi không thể không dùng chúng. [17, tr. 273]

9
Cũng xếp rào đón vào các chiến lược lịch sự âm tính, Nguyễn Quang
(2004) đã nghiên cứu rào đón theo hướng xét dấu hiệu rào đón theo lực ngôn
trung và theo các nguyên tắc của Grice. Xét theo lực ngôn trung, các dấu hiệu
rào đón này sẽ được phân loại thành : Các dấu hiệu rào đón được mã hoá
trong tiểu từ, các dấu hiệu rào đón trạng ngữ - mệnh đề. Xét theo các nguyên
tắc hội thoại của Grice, các dấu hiệu rào đón được phân chia theo 4 tiêu chí:
Chất (Quality) – Chân: Các dấu hiệu rào đón là: hình như là, có vẻ là,

tôi đoán là, người ta đồn là
Lượng (Quatity)- Túc: Các dấu hiệu rào đón là: khoảng, khoảng độ,
áng chừng, ở một mức độ nào đó
Hệ (Relevance/Relation) – Trực: Các dấu hiệu rào đón là: à, tiện đây,
nhân đây, rủi quá, tôi rất tiếc phải nói rằng
Thức (Manner) – Minh: Các dấu hiệu rào đón là: Đơn giản là, nó là thế
này, nói thực ra thì, nói cách khác thì [88, tr.108]
Rào đón cũng được một số tác giả khác đề cập tới như một yếu tố của
phép lịch sự. Chẳng hạn, Nguyễn Thị Hoàng Yến trong bài viết “Thành phần
mở rộng và các yếu tố lịch sự trong phát ngôn chê” [120, tr.14], Chử Thị Bích
trong bài “Một số biện pháp sử dụng ngôn ngữ biểu hiện phép lịch sự trong
trong hành vi cho, tặng.” [5, tr.52]
Yếu tố rào đón cũng đã được chúng tôi nghiên cứu trong luận văn thạc
sĩ của mình có nhan đề: Rào đón trong hội thoại Việt ngữ (2002). Chúng tôi
đã hệ thống những vấn đề lí luận về yếu tố rào đón trong ngôn ngữ, bước đầu
khảo sát và phân loại yêú tố rào đón trong giao tiếp tiếng Việt. [68]
Lời rào đón cũng đã được đề cập tới trong các nghiên cứu về chiến lược
thực hiện những hành vi ngôn ngữ cụ thể như: xin phép, nhờ, từ chối, phản
bác Chẳng hạn, Đào Nguyên Phúc trong bài Biểu thức rào đón trong hành
vi ngôn ngữ xin phép tiếng Việt trên cơ sở lí thuyết về phương châm hội thoại

10
của P. Grice [82, tr. 24] . Tác giả cho rằng đối với hành vi ngôn ngữ xin phép,
các biểu thức rào đón có vai trò khá quan trọng. Vì hành vi xin phép có đặc
trưng là lợi ích chủ yếu thuộc về chính bản thân người nói nên việc sử dụng
các biểu thức rào đón sẽ giúp cho hành vi xin phép được thực hiện dễ dàng
hơn và đạt hiệu quả cao hơn.
Trần Chi Mai trong bài Cách biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến bằng
các phát ngôn lảng tránh (Trên các cứ liệu tiếng Anh và tiếng Việt) [53, tr.
41] đã chỉ ra một cách lảng tránh bằng hình thức rào đón. Theo tác giả, từ

chối bằng rào đón là một hình thức tự vệ nhằm bảo đảm cho phát ngôn từ chối
có độ an toàn cao, bảo đảm cho người có phát ngôn từ chối không phải chịu
bất kì trách nhiệm gì trước hậu quả có thể xảy ra. Lảng tránh bằng rào đón
nhằm tránh sự hiểu lầm về lời từ chối sẽ được người nói đưa ra
Nguyễn Quang Ngoạn trong bài Một số chiến lược phản bác thường dùng
trong tiếng Việt cho rằng rào đón là chiến lược được sử dụng để giảm bớt
mức độ đe doạ thể diện đối với người nghe khi phản bác họ bằng cách tỏ ra
lịch sự hơn qua việc sử dụng các tiểu từ tình thái: kiểu như, đại loại là, nói
chung thì, có lẽ, thật ra, thật sự, hoàn toàn, không nhất thiết, nên chăng ; để
ngụ ý rằng ý kiến của người nói không mang tính áp đặt, hoặc chỉ có tính chất
ướm thử hay giãi bày. Do đó mà sự phản bác dễ được chấp nhận hơn. [75, tr.
39]
Trong luận án Hành vi nhờ và sự kiện lời nói nhờ trong giao tiếp bằng
tiếng Việt (2007) tác giả Dương Tuyết Hạnh đã dành một phần để nói về rào
đón trong sự kiện lời nói nhờ. Theo tác giả, khi nhờ một việc dù nhỏ hay lớn,
đơn giản hay phức tạp thì đã ít nhiều gây phiền toái cho người nghe. Vì vậy
để giảm thiểu tổn thất cho người nghe, để duy trì sự cộng tác, người nói phải
dùng một số lời rào đón. Rào đón trong sự kiện lời nói nhờ bao gồm: các biểu

11
thức rào đón xét theo phương châm hội thoại của Grice, biểu thức rào đón về
hành vi ở lời, biểu thức rào đón nhằm đảm bảo phép lịch sự. [38]
Tóm lại, ở Việt Nam, trong nghiên cứu dụng học, hành vi rào đón đã
được đề cập đến ở những khía cạnh và mức độ khác nhau mang tính “nhân
tiện” khi nghiên cứu hành vi ngôn ngữ cụ thể nào đó hay khi nghiên cứu về
phép lịch sự . mà chưa có công trình nào mang tính chuyên khảo để nghiên
cứu riêng về hiện tượng ngôn ngữ này.
3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
3.1.Mục đích
Mục đích của luận án là nghiên cứu hành vi rào đón nói chung trong

tiếng Việt, từ đó khái quát hoá kết quả nghiên cứu thành những luận điểm lí
thuyết góp phần phát triển chuyên ngành ngữ dụng học nói chung, lí thuyết
lịch sự nói riêng
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết đề tài đã chọn, luận án đề ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
1.Nhận diện, khảo sát và phân loại hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng
Việt
2. Phân tích hiệu quả giao tiếp của các hành vi rào đón
3. Lí giải cơ sở hình thành và giải mã thông điệp của hành vi rào đón
4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Hành vi rào đón trong giao tiếp của người Việt.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Các văn bản có xuất hiện lời rào đón thuộc các
phong cách khác nhau(văn học nghệ thuật, khoa học, hành chính)
5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Luận án sử dụng một cách tổng hợp các phương pháp nghiên cứu sau
đây:
5.1.Phƣơng pháp thống kê

12
Chúng tôi tập hợp những ngữ liệu có chứa hành vi rào đón trong các
tình huống giao tiếp thông thường, trong các văn bản hoặc trên các phương
tiện thông tin đại chúng. Sau đó phân loại và thống kê ngữ liệu để khảo sát.
5.2. Phƣơng pháp miêu tả
Từ những ngữ liệu đã thống kê, căn cứ vào các khái niệm cơ bản trong
lí thuyết ngữ dụng học, chúng tôi tiến hành miêu tả cách sử dụng hành vi rào
đón cùng với hiệu quả của nó trong phát ngôn để phân tích, lí giải các hành vi
rào đón đã được sử dụng. Dựa theo sự phân loại, luận án hệ thống hoá hành vi
rào đón theo các loại, các nhóm cụ thể.
5.3. Phƣơng pháp phân tích diễn ngôn
Hành vi rào đón xuất hiện trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Vì

vậy, khảo sát hành vi rào đón phải sử dụng phương pháp phân tích diễn ngôn :
đặt hành vi rào đón trong mối quan hệ với các nhân tố của diễn ngôn được sử
dụng trong hoạt động hội thoại (nhân vật hội thoại, đích hội thoại, nội dung
hội thoại ). Ngoài ra, còn cần phải quan tâm đến yếu tố hiện thực ngoài diễn
ngôn (yếu tố vật chất, xã hội, văn hoá ) khi phân tích chức năng hay lí giải
sự hình thành của hành vi rào đón.
6. CÁI MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án đã xác định được các đặc trưng khu biệt của hành vi rào đón trên cơ
sở phân tích điều kiện sử dụng của nó, các thành phần trong biểu thức ngữ vi
của hành vi rào đón (gọi chung là Biểu thức rào đón- BTRĐ) và những biểu
thức rào đón phổ biến;
- Khảo sát và miêu tả các BTRĐ về cấu tạo ngữ pháp; xác định chức năng
ngữ pháp - ngữ dụng của chúng; vai trò dụng học của hành vi rào đón;
- Nhận diện và miêu tả các hành vi rào đón trong hoạt động giao tiếp của
người Việt trên cơ sở lí thuyết giao tiếp, lí thuyết hội thoại và lí thuyết về
hành vi ngôn ngữ;

13
- Luận án phân loại các hành vi rào đón trong giao tiếp tiếng Việt thành 2
nhóm: Hành vi rào đón về nội dung và cách thức tiếp nhận thông tin của phát
ngôn; Hành vi rào đón về hiệu quả ngoài lời của phát ngôn. Hành vi rào đón
về nội dung và cách thức tiếp nhận thông tin của phát ngôn chính là hành vi
rào đón nguyên tắc cộng tác hội thoại. Hành vi rào đón về hiệu quả ngoài lời
của phát ngôn bao gồm các rào đón về hành vi ở lời và hành vi rào đón vì
phép lịch sự;
- Xác định cơ sở hình thành và lí giải hành vi rào đón trong giao tiếp của
người Việt. Đó là sự tôn trọng các quy tắc hội thoại, sự tác động của văn hoá
giao tiếp và đặc trưng nhận thức của người Việt.
7. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN
7.1.Về lí luận

Rào đón là một hiện tượng thường gặp trong hoạt động giao tiếp. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu hiện tượng ngôn ngữ này trong tiếng Việt chưa được
Việt ngữ học quan tâm thoả đáng. Nghiên cứu về hành vi rào đón trong giao
tiếp tiếng Việt sẽ góp phần phát triển chuyên ngành ngữ dụng học ở Việt Nam
nói chung, lí thuyết về lịch sự nói riêng. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu hiện
tượng này cũng có thể giúp làm sáng tỏ thêm một số vấn đề về lí luận ngôn
ngữ như BTRĐ là một kiểu trạng ngữ ngữ dụng (TNND), tác dụng của
TNND đối với hiệu lực ở lời của phát ngôn, cấu tạo của TNND, vị trí của nó
trong phát ngôn và trong diễn ngôn
7.2.Về thực tiễn
Nghiên cứu hành vi rào đón sẽ giúp hiểu thêm về nét văn hoá truyền
thống trong cách ứng xử khi giao tiếp của người Việt. Nội dung nghiên cứu
của đề tài có thể phục vụ thiết thực cho việc giảng dạy tiếng Việt trong nhà
trường các cấp. Đồng thời nó còn góp phần nâng cao hiệu quả giao tiếp trong
đời sống cá nhân và trong các mặt hoạt động xã hội khác.

14
8. CẤU TRÖC CỦA LUẬN ÁN
Ngoài các phần Mở đầu và Kết luận, Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4
chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về ngữ dụng học của hành vi ngôn ngữ rào đón
Chương 2: Hành vi rào đón và vai trò dụng học của hành vi rào đón
Chương 3: Hành vi rào đón nội dung và cách thức tiếp nhận thông tin trong
giao tiếp tiếng Việt
Chương 4: Hành vi rào đón hiệu quả ngoài lời của phát ngôn trong giao tiếp
tiếng Việt

15
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ NGŨ DỤNG HỌC

CỦA HÀNH VI NGÔN NGỮ RÀO ĐÓN
Lời rào đón thuộc phạm vi nội dung của phát ngôn, có tác động trực
tiếp đến nhiều phương diện của phát ngôn, như hiệu lực ở lời, nội dung liên cá
nhân, cách tiếp nhận nội dung mệnh đề. Vì vậy, để nghiên cứu hành vi ngôn
ngữ rào đón cần phải đề cập đến một số vấn đề lí thuyết ngữ dụng học có liên
quan trực tiếp, là cơ sở lí thuyết của đề tài, đó là những vấn đề lí thuyết về
giao tiếp và các nhân tố trong giao tiếp, lí thuyết hội thoại (quy tắc hội thoại,
tham thoại, sự kiện lời nói ) và lí thuyết về hành vi ngôn ngữ (hành vi ở lời,
biểu thức ngữ vi, phát ngôn ngữ vi), v.v
1.1 GIAO TIẾP VÀ CÁC NHÂN TỐ GIAO TIẾP
“Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin (hiểu theo nghĩa rất rộng bao
gồm cả tri thức, miêu tả, tình cảm, thái độ, ước muốn, hành động ) giữa hai
chủ thể giao tiếp (kể cả trường hợp một người giao tiếp với chính mình) diễn
ra trong một ngữ cảnh và tình huống nhất định, bằng một hệ thống tín hiệu
nhất định” [15, tr.13]
Nhân tố giao tiếp bao gồm những cái đã có và những cái được sản sinh
ra trong giao tiếp có ảnh hưởng, chi phối hình thức, nội dung, diễn tiến và kết
quả của giao tiếp. Theo Đỗ Hữu Châu, các nhân tố giao tiếp bao gồm: ngữ
cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn.
1.1.1 Ngữ cảnh
1.1.1.1 Nhân vật giao tiếp (thoại nhân)
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp bằng
ngôn ngữ. Giữa các nhân vật có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân.

16
a. Vai xã hội và vai giao tiếp
Trong một cuộc giao tiếp có sự phân vai. Có vai nói và vai nghe. Họ là
đối ngôn của nhau. Trong các cuộc giao tiếp mặt đối mặt thì liên tục có sự luân
chuyển vai: vai nói sau khi nói xong thì chuyển thành vai nghe và ngược lại
Bên cạnh đó, con người trong giao tiếp ngôn ngữ là các thành viên của

một hệ thống giao tiếp xã hội cụ thể. Tâm lí học xã hội gọi vị trí hay chức
trách và các quan hệ xã hội ấn định cho một cá nhân nào đó trong một hệ
thống xã hội là vai xã hội của người đó. Vai xã hội được quy định bởi địa vị
của các cá nhân trong mối quan hệ với các thành viên khác. Các địa vị ấy làm
nên giá trị xã hội của mỗi cá nhân trong nhóm. Trong quan hệ vai, mỗi thành
viên của nhóm được ấn định cho một bộ hành vi cá nhân thích hợp với vai của
mình. Bộ hành vi này nói chung là ổn định, lặp đi lặp lại và để lại dấu ấn đậm
nét trong ứng xử ngôn ngữ của con người. Chẳng hạn, chúng ta vẫn thường
hay nhận xét: “nói năng như ông cụ non”, “nói giọng bà chủ”
Trên thực tế, con người luôn ở vào các quan hệ giao tiếp đa dạng với
nhiều lớp người, loại người trong xã hội , vì vậy mỗi cá nhân bao giờ cũng có
một bộ vai xã hội phản ánh quan hệ xã hội của cá nhân đó. Mỗi vai được xác
lập từ một cặp vai (cha/me - con, anh/chị - em, bác sĩ- bệnh nhân, giáo viên -
học sinh, người bán- người mua ). Mỗi cặp vai có một ngôn ngữ riêng trong
ứng xử xã hội, tương ứng với một biến thể ngôn ngữ cá nhân của vai đó. Trong
quan hệ vai, mỗi cá nhân có một số ngôn ngữ cá nhân tương ứng với từng quan
hệ vai. Khi cá nhân chuyển từ vai này sang vai khác thì cá nhân cũng chuyển
mã - chuyển sang một biến thể cá nhân khác thích hợp với quan hệ vai mới.
Các vai xã hội thường được phân thành hai nhóm: Vai thường xuyên và
vai lâm thời hay vai tình huống. Vai thường xuyên được đặc trưng bởi giới
tính, lứa tuổi, nghề nghiệp. Vai lâm thời có hai nhóm: lâm thời thể chế và lâm
thời tình huống.

17
Thuộc vai lâm thời thể chế có thể gặp trong các quan hệ xã hội như thủ
trưởng- nhân viên, cha mẹ- con cái, vợ - chồng Còn quan hệ giữa người mua
- người bán sẽ xác lập nên các nhóm vai tình huống.
Căn cứ vào mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên trong
cặp vai có thể chia quan hệ vai thành hai nhóm:
- Vai người nói ngang hàng với người nghe (A=B)

- Vai người nói không ngang bằng với người nghe. Trong đó:
+ Vai người nói thấp hơn vai người nghe (A< B)
+ Vai người nói cao hơn vai người nghe (A>B)
Thực tế giao tiếp cho thấy, khi A=B, nếu A và B là hai người đã quen
thân, ngôn ngữ của họ thường ít chuẩn mực, sinh động, tự nhiên. Còn nếu A
và B không quen nhau, ngôn ngữ của họ mang tính chuẩn mực, lịch sự, cả hai
đều cố gắng thể hiện hành vi chuẩn của mình để tránh sự bị đánh giá xấu của
người đối thoại.
Nếu A<B, ngôn ngữ của A thường mang tính từ tốn, nhũn nhặn, dùng
nhiều từ ở thức giả định: nếu, nếu được, có thể Hành vi rào đón cũng thường
được sử dụng ở những trường hợp giao tiếp này.
Còn nếu A>B, ngôn ngữ của A sẽ mang sắc thái mệnh lệnh nhiều hơn.
Trong trường hợp này, hành vi rào đón xuất hiện ít hơn và hành vi rào đón
thường đi kèm với những hành vi đe doạ thể diện (chê, khuyên, xác tín )
nhằm giảm thiểu mức độ đe doạ thể diện của hành vi đó.
Ví dụ: Cùng thực hiện một hành vi vay tiền, nhưng nếu đối ngôn là
người đồng quyền, chủ thể giao tiếp có thể nói: Mình đang làm nhà, bí tiền
quá, cậu cho mình vay khoảng 20 triệu được không? Nhưng nếu đối ngôn là
người có quyền lực cao hơn, chủ thể sẽ phải viện đến cách nói gián tiếp hơn:
Anh biết rồi đấy, làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn, cứ tính một đằng đi một
nẻo, anh ạ. Giờ em còn thiếu 20 triệu để hoàn thiện nốt phần công trình phụ.

18
Em cũng ngại lắm nhưng chẳng biết nhờ vả ai. Em qua hỏi xem anh có thể
thu xếp cho em mượn 20 triệu được không? Chỉ sang tháng em sẽ gửi lại anh
thôi ạ.
Có thể thấy, chủ thể giao tiếp đã sử dụng khá nhiều kiểu rào đón để
thực hiện hành vi vay mượn của mình như nhắc lại thông tin cũ Anh biết rồi
đấy “làm ruộng thì ra, làm nhà thì tốn”, tỏ ra miễn cưỡng khi phải làm phiền
“Em cũng ngại lắm nhưng chẳng biết nhờ vả ai “ hay hứa hẹn “Chỉ sang

tháng em sẽ gửi lại anh thôi ạ.
b. Quan hệ liên cá nhân
Hội thoại là sự tương tác bằng lời. Đó là hoạt động tác động (làm tổn
hại hay duy trì) những quan hệ giữa người nói và người nghe trong giao tiếp.
Những quan hệ được hình thành giữa những người hội thoại với nhau thông
qua sự giao tiếp bằng lời gọi là quan hệ liên cá nhân.
Quan hệ liên cá nhân được thể hiện theo quan hệ dọc và quan hệ ngang.
Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện quan hệ này có thể là những yếu tố từ
ngữ đã được ổn định, cố định hoá trong hệ thống ngôn ngữ, được hình thành
theo tập tục, có tính quy ước xã hội, trở thành các nghi thức lời nói. Các
phương tiện ngôn ngữ biểu hiện quan hệ này cũng có thể là những yếu tố chỉ
được cá nhân dùng trong một hoàn cảnh giao tiếp cụ thể nào đó, sau đó sẽ mất
đi khi cuộc hội thoại chấm dứt. Song cũng có khi chúng được nhiều người sử
dụng theo, lặp đi lặp lại và trở thành các yếu tố được cố định hoá trong hệ
thống ngôn ngữ.
* Quan hệ ngang
Quan hệ ngang thể hiện khoảng cách gần hay xa cách giữa những
người hội thoại với nhau.
Có những dấu hiệu bằng lời, kèm lời và phi lời biểu thị quan hệ ngang:
- Những dấu hiệu bằng lời:

19
+ Hệ thống đại từ, những từ xưng hô, thưa gửi mang sắc thái quan hệ cá
nhân rõ rệt;
+ Đề tài của cuộc hội thoại cũng có thể thể hiện quan hệ ngang. Chẳng
hạn, những chuyện riêng tư, thầm kín chỉ có thể được nói giữa những người
có quan hệ thân thiết, gắn bó;
+ Các phương ngữ, biệt ngữ, đặc ngữ được dùng trong cộng đồng đa
tạp nói lên quan hệ gần gũi về dân tộc, địa phương;
- Những dấu hiệu kèm lời và phi lời:

+ Dấu hiệu về khoảng cách: Khoảng cách xa hay gần của người tham gia
hội thoại trong không gian hình học phản ánh khoảng cách về tâm lí, xã hội;
+ Những cử chỉ, điệu bộ: những cử chỉ thân mật gần gũi là những chỉ
dẫn rõ ràng về quan hệ thân thiết hay suồng sã;
+ Tư thế: hướng của cơ thể, thái độ giao tiếp, độ dài và cường độ của
sự tiếp xúc bằng mắt, nét mặt là những dấu hiệu đánh giá tình trạng quan
hệ;
+ Những dấu hiệu kèm lời như: cường độ phát âm, dung lượng các đơn
vị ngôn ngữ, tốc độ nhanh chậm, tốc độ nối tiếp của các lượt lời;
* Quan hệ dọc
Quan hệ dọc là quan hệ tôn ti xã hội tạo thành các vị thế trên dưới xếp
thành tầng bậc trên trục dọc. Vì vậy quan hệ dọc còn được gọi là quan hệ vị thế.
Quan hệ vị thế về cơ bản là phi đối xứng, tức là nếu A ở vị thế trên thì
B ở vị thế dưới và quan hệ đó không thay đổi trong tiến trình hội thoại.
Quan hệ vị thế phụ thuộc vào yếu tố khách quan như cương vị xã hội,
tuổi tác, giới tính. Đồng thời nó cũng phụ thuộc vào các yếu tố nội tại trong
tương tác lời nói như sự nắm vững ngôn ngữ, khẩu khí, âm lượng của cá
nhân.
Những dấu hiệu thể hiện quan hệ vị thế:

20
- Những dấu hiệu bằng lời:
+ Các cặp từ xưng hô thể hiện vị thế, hệ thống đại từ;
+ Cách tổ chức lượt lời về phương diện số lượng, chất lượng;
+ Cách tổ chức của tương tác như: ai dẫn nhập, ai kết thúc;
+ Các hành vi ngôn ngữ, hành vi hội thoại và sự thể hiện phép lịch sự
cũng phản ánh quan hệ vị thế;
- Những dấu hiệu kèm lời và phi lời:
+ Biểu hiện vật lí, y phục;
+ Cách tổ chức không gian giao tiếp;

+ Tư thế;
+ Cường độ, âm lượng giọng nói.
Trong các dấu hiệu trên đây, khi nghiên cứu hành vi rào đón, chúng tôi
chú ý hơn đến các từ xưng hô vì chúng vừa biểu thị quan hệ ngang (hoặc xa
cách hay thân tình) vừa biểu thị quan hệ dọc (thể hiện vị thế của các nhân vật
giao tiếp).
c. Xây dựng hình ảnh tinh thần của đối ngôn
Trong giao tiếp, để có được một phát ngôn thoả đáng, người giao tiếp
phải nhận thức được chính bản thân mình trong quan hệ với người đối thoại,
đồng thời phải đoán nhận đúng hình ảnh của người đối thoại với tất cả thuộc
tính về động cơ, mục đích, nhân cách, địa vị xã hội, học vấn, lối sống, cá tính
và hoàn cảnh giao tiếp đang diễn ra. Theo Như Ý[116, tr. 1-5] , giả sử có cuộc
giao tiếp giữa X và Y, trước khi và cả trong quá trình giao tiếp, X và Y đều tự
xác định mình là ai trong quan hệ với đối ngôn. Khái niệm của X về bản thân
là X’, của Y về Y là Y’
Đồng thời, ở X có hình thành trong quan niệm của mình hình ảnh về Y
là Y’’ và ở Y hình thành trong quan niệm của mình hình ảnh của X là X’’
.Tâm lí học xã hội gọi đó là “hình ảnh của người khác trong mình”. Như vậy,

21
khi giao tiếp cặp thoại X-Y thì không phải X nói chuyện với Y mà là X’ nói
chuyện với Y’’ và Y’ nói chuyện với X’’. Nếu X’, Y’ và X’’, Y’’ không hoàn
toàn trùng làm một với bản thân X, Y như nó có trong thực tế thì giữa X và Y
không xác lập được kênh giao lưu nhận thức - tức là người nói không thể hình
dung được người nghe quan niệm về mình như thế nào hoặc không thể xây
dựng lên hình ảnh tinh thần của người nghe để lựa chọn phát ngôn hoặc điều
chỉnh chiến lược giao tiếp.
Tóm lại, để giao tiếp đạt hiệu quả, những yêu cầu nhận thức cần đạt đến gồm:
(1) Bản thân mình thực có trong đời sống
(2)Mình tự nhận thức về bản thân

(3) Hình ảnh bản thân trong cách nghĩ của người khác
(4) Hình ảnh người khác trong ý nghĩ bản thân.
Đối với hành vi rào đón, thực chất là người nói “đón “ trước những suy
nghĩ hay phản ứng của người nghe khi tiếp nhận thông tin để “rào” - ngăn
chặn sự hiểu lầm, hướng người nghe đến đích chính xác của phát ngôn. Vì
vậy, để hành vi rào đón có hiệu lực, khả năng nhận diện trúng mình và hình
dung trúng cách người đối thoại nghĩ về mình là hết sức quan trọng.
Trở về với ví dụ trên, tuỳ thuộc vào “hình ảnh tinh thần” của A, B có
thể từ chối lời đề nghị mượn tiền của A bằng cách nói thẳng : mình không có
hoặc sử dụng hành vi rào đón: Không phải mình không muốn giúp cậu nhưng
mình vừa dồn tiền để lấy lô đất trong khu đô thị mới nên cũng kẹt. Cậu thông
cảm nhé.
1.1.1.2 Hoàn cảnh giao tiếp
a. Định nghĩa
Bất cứ cuộc giao tiếp nào bằng lời cũng diễn ra trong một hoàn cảnh
nhất định. Tất cả những hiện thực nằm ngoài diễn ngôn, tạo nên môi trường
cho cuộc giao tiếp được gọi là hoàn cảnh giao tiếp.

22
Hoàn cảnh giao tiếp bao gồm cả những hiện thực có thể cảm nhận được
bằng các giác quan hướng ngoại của thoại nhân, cả những cái phi vật chất
hiện hành trong xã hội như tín ngưỡng, lập trường chính trị. Hoàn cảnh giao
tiếp là những hiểu biết về điều kiện chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, tâm lí,
tôn giáo, khoa học… mà người giao tiếp nắm được. Chúng hợp thành tiền giả
định bách khoa của các thoại nhân trong giao tiếp.
b. Thoại trường
Một bộ phận nhỏ, hiện hữu của hoàn cảnh giao tiếp, ảnh hưởng trực
tiếp đến cuộc giao tiếp được gọi là thoại trường. Đó là thời gian, không gian
cụ thể với những con người, sự vật tạo thành không gian, thời gian đó. Mỗi
thoại trường đều có những quy định buộc người giao tiếp phải dùng ngôn

ngữ, cử chỉ và nội dung đối thoại phù hợp với những quy định đó. Những
hiểu biết về quy định của thoại trường cũng là một bộ phận của tiền giả định
bách khoa của cuộc giao tiếp.
Tiền giả định bách khoa của các thoại nhân có độ chênh nhất định tuy
nhiên họ vẫn phải có chung một lượng tiền giả định bách khoa nào đấy.
Lượng tiền giả định chung này là cơ sở để lựa chọn và lí giải các hành vi ngôn
ngữ nói chung và hành vi rào đón nói riêng. Chẳng hạn như người Việt Nam,
biết những điều kiêng cữ (có tính mê tín) đối với trẻ nhỏ nên khi muốn khen
một đứa trẻ nhỏ phải rào đón: Trộm vía, trông cháu bé kháu khỉnh quá.
c. Hiện thực được nói tới
Khi giao tiếp, các nhân vật nói với nhau về một sự vật, hiện tượng hay
một nguyện vọng tâm tư nào đó. Những cái đó là đề tài của cuộc hội thoại. Đề
tài của hội thoại là một bộ phận của ngữ cảnh.
Đề tài của cuộc hội thoại không phải chỉ do người nói quyết định. Phải
có sự thoả thuận của người nghe thì một bộ phận nào đó của hiện thực mới trở
thành đề tài của giao tiếp. Vì thế trước khi nói, người nói phải tính đến khả

23
năng hay mong muốn tiếp nhận của người nghe để lựa chọn nội dung và hình
thức của diễn ngôn sắp truyền đạt.
Ví dụ: Thông thường, người đối thoại không thích bị hỏi về những chuyện
riêng tư . Vì vậy, khi thực hiện hành vi này, để cuộc thoại có thể tiếp tục,
người nói phải “lựa lời” hoặc rào đón: Lẽ ra mình không nên hỏi chuyện
riêng tư của cậu nhưng cậu là người bạn tốt nhất của mình, chúng mình coi
nhau như chị em, cậu nói cho mình biết đi, cậu đang có nỗi khổ tâm gì thế?
1.1.2 Ngôn ngữ
Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp bằng lời. Giữa ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết có nhiều điểm khác nhau quan trọng.
Ngôn ngữ có các biến thể theo phương ngữ địa lí hay phương ngữ xã
hội, ngữ vực, các loại thể hoặc phong cách chức năng. Ngữ vực (register) đối

lập với phương ngữ. Phương ngữ là biến thể quan hệ với người dùng, ngữ vực
là biến thể liên quan tới cách dùng.
Các biến thể ngôn ngữ ảnh hưởng trực tiếp đến diễn ngôn của mỗi
người. Ngôn ngữ cá nhân trong một cuộc giao tiếp cụ thể ở một ngữ cảnh cụ
thể là hợp thể của các biến thể nói trên cộng với nhưng sáng tạo riêng của
từng người. Biến thể mà người giao tiếp phải lựa chọn trước hết là ngữ vực
(căn cứ vào thoại trường và quan hệ liên cá nhân) sau đó mới lựa chọn các
biến thể khác cho thích hợp.
1.1.3 Diễn ngôn
Theo Đỗ Hữu Châu [17, tr.34] có thể quan niệm về diễn ngôn như sau:
- Diễn ngôn là lời của từng người nói ra trong một cuộc giao tiếp. Cũng có
những diễn ngôn do hai hay hơn hai nhân vật giao tiếp xây dựng nên (như
trường hợp hội thoại tay ba, hai người liên kết để chống lại người thứ ba);

×