Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (938.55 KB, 85 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐẶNG THỊ THU HƯƠNG

KÝ VỀ XỨ THANH QUA MỘT SỐ TÁC GIẢ
TIÊU BIỂU


Chuyên ngành: Văn Học Việt Nam
Mã số: 60 22 34


LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
Tiến sĩ HOẢ DIỆU THUÝ





HÀ NỘI – 2010


MỤC LỤC


Trang
PHẦN MỞ ĐẦU


1
1.Lí do chọn đề tài
1
2.Lịch sử vấn đề
3
3. Mục đích nghiên cứu
9
4. Đối tượng và Phương pháp nghiên cứu
10
5. Cấu trúc luận văn
11
PHẦN NỘI DUNG
12
Chương I
KHÁI NIỆM VỀ THỂ KÝ. XỨ THANH MẢNH ĐẤT MÀU CỦA KÝ

12

12
1.1. Khái niệm về thể ký
12
1.1 1. ký là một loại văn tự sự
14
1.1.2.Ký trần thuật những người thật việc thật
14
1.2 Xứ thanh , mảnh đất màu của ký
16
1.3. Sức hấp dẫn mời gọi của một vùng danh thắng
18
1.4. Sức lôi cuốn của một vùng văn hóa lịch sử

18
1.4.1Ký viết về xứ Thanh
18
1.4.2. Từ ý thức về con người cộng đồng tới ý thức về con người cá nhân
thế sự
22
1.4.3. Con người chủ thể lịch sử hay nạn nhân của lịch sử cùng với
những khát vọng sống và mưu cầu hạnh phúc


25
Chương II
NHỮNG BỨC TRANH HIỆN THỰC SỐNG ĐỘNG VỀ XỨ THANH
34
2.1. Hình ảnh một xứ Thanh nên thơ giàu đẹp
34
2.1.1.Hình ảnh về một vùng rừng
34
2.1.1.1.Hình ảnh về một vùng biển
34
2.1.1.2. Hình ảnh về một vùng tiềm năng du lịch
35
2.1.1.3.Hình ảnh xứ Thanh kiên cường, bất khuất trong kháng chiến
chống Mỹ
37
2.1.1.4.Hình ảnh xứ Thanh tuyến lửa
39
2.1.2 Hình ảnh Hàm Rồng anh dũng bất khuất
41
2.1.2Hình ảnh xứ Thanh trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước

41
2.1.2.2.Những thay đổi mạnh mẽ
42
2.1.2.3. Những tồn đọng thách thức


49
Chương III
53
3.1.Một số nét độc đáo ở phương diện nghệ thuật
54
3.1.1 Sức lôi cuốn nhờ các tình tiết sự kiện
54
3.1.2. Sự kiện cập nhât và đa dạng
57
3.1.3 Sự kiện giàu tính chiến đấu và tính dự báo
58
3.2.Tính điển hình và khái quát của sự kiện
59
3.2. Hình tượng nhân vật vừa sống động vừa giàu sức khái quát
65
3.3 Kết tinh được những sắc thái giọng điệu riêng
69
3.3.2.Giọng trữ tình trong bút ký Lê Đình Cánh
69
3.3.3.Giọng sôi nổi hào sảng trong ký của Trần Hiệp và Nguyễn văn Đệ
70
2.3.4.Giọng suy tư khắc khoải trong ký của Kiều Vượng



83
PHẦN KẾT LUẬN
85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
87




1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đề tài “Ký về xứ Thanh qua một số tác giả tiêu biểu” được hình thành từ những
lý do sau:
Xứ Thanh, mảnh đất của sử thi và thế sự, cái nôi đã sinh ra rất nhiều anh hùng
và thi sĩ cho đất nước, xứng đáng là đối tượng thẩm mỹ của nghệ thuật nói chung, văn
học nói riêng.
Được nuôi dưỡng và chắp cánh từ mảnh đất giàu truyền thống ấy, dễ hiểu tại
sao, lực lượng sáng tác của văn chương Xứ Thanh luôn dồi dào và sung mãn, thế hệ
sau nối tiếp thế hệ trước, không chỉ xây dựng và bồi đắp cho lực lượng cầm bút xứ
Thanh mãi giàu tiềm lực mà còn bổ sung vào lực lượng cầm bút cả nước, góp phần
xây dựng nền văn học nước nhà.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Xứ Thanh vừa hậu
phương vừa là tiền tuyến, vừa là an toàn khu cũng vừa là “điểm lửa”. Biết bao sự kiện
nổi bật đã diễn ra ở mảnh đất này trong những năm tháng ấy. Đất nước bước vào công
cuộc đổi mới, xứ Thanh cũng nhanh chóng đổi thay mạnh mẽ. Trước một thực tiễn
giàu sự kiện tính ấy, xứ Thanh đã trở thành mảnh đất màu của ký. Thể loại này đã thực
sự đóng vai trò tích cực trong việc phản ánh sức sống của một vùng đất giàu tiềm
năng.
Nổi lên trong làng ký Xứ Thanh sau cách mạng tháng Tám với thế hệ đầu tiên

là những tên quen thuộc: Nguyễn Thế Phương, Trần Hiệp, Lữ Giang, Nguyễn Trần
Thiết; tiếp sau đó là lớp kế cận xuất sắc: Phùng Gia Lộc, Lê Đình Cánh, Lê Xuân
Giang và hiện nay là những tên tuổi: Nguyễn Văn Đệ, Kiều Vượng, Đỗ Văn Phác
v.v… Họ đều là Hội văn học nghệ thuật Thanh Hóa, hội viên Hội nhà văn Việt Nam.
Những bài ký và tập ký của họ hoặc từng gây chấn động trong dư luận bạn đọc hoặc
từng đoạt giải trong các cuộc thi. Điều đáng kể là qua những sáng tác ký của họ, người
đọc hiểu thêm về mảnh đất và con người xứ Thanh. Thêm nữa, thể ký, vào tay họ đã
phát huy sức mạnh của thể loại trong chiếm lĩnh và tác động tích cực tới hiện thực
cuộc sống.

2
Đó là lý do để chúng tôi đặt vấn đề nghiên cứu.
Gần đây, xu hướng giới thiệu tác giả và tác phẩm văn học địa phương vào
chương trình giảng dạy ở khối các trường phổ thông và bậc đại học. Đề tài tìm hiểu,
nghiên cứu các tác giả địa phương nhằm góp phần bổ sung tư liệu cho mảng văn học
này.
2. Lịch sử vấn đề
Theo thống kê sơ bộ, cho đến nay đã có khoảng trên 35 tập ký của các nhà văn
xứ Thanh mà phần lớn các bài ký ấy đều viết về xứ Thanh, cùng với hàng trăm bài ký
chưa tuyển thành tập in rải rác trên các báo, tạp chí từ Trung ương đến địa phương.
Song, các bài viết, các công trình nghiên cứu về ký xứ Thanh lại chưa nhiều, nếu
không nói là còn rất khiêm tốn, chưa tương xứng với số lượng tác phẩm.
Theo quan sát của chúng tôi, thực trạng nghiên cứu về ký xứ Thanh diễn ra như
sau:
Trước hết là hướng nghiên cứu về một tác phẩm cụ thể. Hướng nghiên cứu này
thường dành cho những tác phẩm tạo được sự chú ý của dư luận hoặc các sáng tác
đoạt giải, như: Cái đêm hôm ấy đêm gì của Phùng Gia Lộc, Vàng dưới biển xanh, Bãi
cá giữa vụ cá, Đảng viên làng tôi của Nguyễn Văn Đệ, Ngã ba nhức nhối của Kiều
Vượng v.v… Chẳng hạn, xung quanh bài ký từng “gây chấn động” một thời của
Phùng Gia Lộc có khá nhiều bài nhận xét. Phần lớn các bài viết đều tập trung vào nội

dung hiện thực “gây sốc” của tác phẩm. Độc giả đánh giá cao tinh thần dũng cảm, dám
đấu tranh trực diện với cái xấu, cái ác và dám “chịu trách nhiệm” trước hiện thực phản
ánh của tác giả. Có bài viết đã đánh giá “Cái đêm hôm ấy hôm gì” cùng với một số bài
ký ra đời cùng thời gian này như Tiếng đất của Hoàng Hữu Cát, Người đàn bà quỳ của
Xuân Ba, Lời khai của bị can của Trần Huy Quang “chắc chắn sẽ sống mãi trong ký
ức người đọc và vĩnh viễn đi vào lịch sử văn học dân tộc” (Lã Nguyên) như những dấu
mốc đánh dấu bước chuyển từ văn học sử thi sang văn học của thời kỳ đổi mới.
Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến trong một bài giảng về thể loại ký đã nhận
xét về thành công của bài ký Bãi cá giữa vụ cá của Nguyễn Văn Đệ: “Có những bài ký
hay được viết hoàn toàn không phải vì những “nỗi nhức nhối”. Chẳng hạn bài Bãi cá

3
giữa vụ cá của Nguyễn Văn Đệ chứa chan những tình cảm hào hứng, hồ hởi, ca ngợi
lao động dũng cảm của những người đánh cá ngày đêm vật lộn với sóng gió giữa biển
cả” […,13]. Tác giả Nguyễn Thế Hinh thì ấn tượng về một bài ký của Kiều Vượng:
“Đọc truyện ký của nhà văn Kiều Vượng, đặc biệt là ký Một đoạn đời, ta thấy bóng
dáng người nghệ sĩ thấp thoáng sau những lời văn tả, kể, bình phẩm đánh giá về cuộc
sống con người xứ Thanh và đất nước Việt Nam những năm tháng cùng nhịp bước đi
lên của lịch sử”[…, 51] v.v…
Hướng nghiên cứu thứ hai đi tìm hiểu, nghiên cứu chung về đặc điểm và sự vận
động của cả nền ký xứ Thanh như: “Ký - thể loại xung kích, cái nền phát triển văn
xuôi Thanh Hóa” của tác giả Trần Hiệp, “Thể ký, một mảng văn học hiện thực trong
dòng văn học hiển minh của thời đại” của tác giả Nguyễn Văn Đệ; Hoặc tìm hiểu dưới
góc độ tác giả hay một phương diện của thể loại, như: “Ký và truyện ngắn của Nguyễn
Văn Đệ”; “Ký Kiều Vượng- nỗi nhức nhối trí tuệ” của TS Hỏa Diệu Thúy; “Nỗi ám
ảnh trí tuệ trong ký của Kiều Vượng” của TS Hoàng Thị Mai; “Xứ Thanh trong bút
ký của Kiều Vượng” của nhóm tác giả Trần Quang Dũng – Mai Thị Phương v.v…
Trong số những bài nghiên cứu chung về ký xứ Thanh, đáng kể nhất là một số
bài viết của các tác giả: Trần Hiệp với “Ký- thể loại xung kích, cái nền phát triển của
văn xuôi Thanh Hóa”; Nguyễn văn Đệ với “Thể ký, một mảng văn học hiện thực trong

dòng văn học hiển minh của thời đại”. Là nhà văn trưởng thành và gắn bó với hoạt
động của văn nghệ Xứ Thanh từ những ngày đầu khi một nhóm những cây bút xứ
Thanh rủ nhau thành lập ra tập san Người bạn văn hóa (tiền thân của Tạp chí Xứ
Thanh) bây giờ. Vì vậy, Trần Hiệp có điều kiện quan sát, nắm bắt lực lượng sáng tác
của xứ Thanh trong đó có thể loại ký một cách tỉ mỉ và thấu đáo. Trong bài viết, tác
giả đã bao quát diễn trình vận động của ký xứ Thanh qua các chặng và người đọc có
thể hình dung được sự phát triển của ký xứ Thanh trong mạch vận động của văn học
cả nước nói chung, Thanh Hóa nói riêng. Với vốn hiểu biết của “người trong cuộc”,
Trần Hiệp đã có những nhận định khá sâu sát và đích đáng về ký Thanh Hóa. Chẳng
hạn, ở chặng từ 1960 đến 1965, với những chiến thắng giặc Mỹ trên đất Thanh Hóa
như “chiến thắng Lạch Trường”, “chiến thắng ngày 3 và 4/4/1965 từ bến phà Ghép

4
đến cầu Lèn mà trung tâm là Hàm Rồng, bắn rơi 47 máy bay Mỹ, đã thúc giục những
người cầm bút không thể không ghi chép lại”. Ký đã vào cuộc và đặc điểm của ký giai
đoạn này là “ghi chép kỹ hơn, dài hơn, nhưng chất văn học trong các bài ký ấy chưa
thật hoàn chỉnh, còn chắp vá…” . Sau khi văn nghệ Thanh Hóa được tăng cường một
lãnh đạo vừa có “tâm” vừa “có nghề” là nhà văn Nguyễn Thế Phương, văn học Thanh
Hóa nói chung, ký nói riêng đã khởi sắc, cùng với không khí sục sôi “Tất cả để đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược”, thời gian sau 1965, ký xứ Thanh khởi sắc trong việc phản
ánh không khí chiến đấu và sản xuất. “Loạt ký của thời gian này nhìn về nội dung tư
tưởng và nghệ thuật là những bản anh hùng ca của quân dân Thanh Hóa”. “Những bài,
những tập bút ký ấy hôm nay đọc lại chúng ta như được sống lại một thời đã đi vào
lịch sử…”.
Đất nước thống nhất, “các cây bút văn xuôi có dịp lắng lại để suy ngẫm về
những gì mình đã từng trải, đã viết và cũng để chuẩn bị cho mình sống và sáng tác
trong thời kỳ mới” và đây là giai đoạn ký xứ Thanh gặt hái được nhiều thành công,
đặc biệt ở mảng ký viết “về thời kỳ phục hưng kinh tế sau chiến tranh”. “Ở thời kỳ
này, thể ký không chỉ là của các cây bút văn xuôi mà còn cuốn hút cả các nhà thơ như
Vương Anh, Văn Đắc, Đỗ Xuân Thanh, nhà viết kịch Hà Khang, nhà nghiên cứu

Hoàng Tuấn Phổ (…) Các tập ký ở thời kỳ này đánh dấu bước trưởng thành mới trên
con đường văn nghiệp của mỗi cây bút”.
Bước vào thời kỳ đổi mới, các cây bút xứ Thanh vừa muốn tập trung nhiều thời
gian và trí lực “để làm nên những tác phẩm dài hơi” nhưng “không vì vậy mà thể ký bị
lãng quên”. Đặc điểm của ký xứ Thanh giai đoạn này là “ Các bài ký của các nhà văn
được cấu trúc như truyện ký thì ký của các nhà thơ lại có cái chất bay bổng và tươi
mát…vì vậy mà có sức truyền cảm mạnh mẽ hơn”. Đặc biệt, ký giai đoạn này đã viết
“lên tay và mạnh tay hơn. Những gì trước đây trong thực tế cuộc sống, khi cầm bút
các nhà văn phải né tránh thì ở thời kỳ này đã đặt lên trang viết, làm cho các bài ký
thật hơn, sinh động hơn, bớt đi lối ghi chép một chiều (…) ký không còn là loại văn
học làng nhàng, người đọc ngại đọc, ngại xem, nó đã trở thành những tác phẩm vừa bổ
ích cho người đọc góp phần không nhỏ cho các cấp, các ngành nhận ra những vấn đề

5
cần được giải quyết. Không ít bài ký đã vang lên lời kêu cứu cho các số phận qan trái,
cảnh báo đạo đức, nếp sống trong xã hội xuống cấp, có tên, có họ, có địa chỉ rõ ràng”.
Mặc dù tác giả Trần Hiệp tự xác định: “những gì chúng tôi nêu trên đây chưa
hắn là một công trình nghiên cứu, tổng kết, chúng tôi chỉ mong cung cấp được phần
nào về tiến trình phát triển của thể ký ở Thanh Hóa”, song chúng tôi coi đây là những
tổng kết sơ bộ bước đầu, đồng thời là những gợi ý hết sức quý báu cho đề tài của
chúng tôi.
Một bài viết có tính khái quát và tổng quát khác về ký xứ Thanh của một nhà
văn, cũng là cây bút từng tham gia viết ký: Nguyễn Văn Đệ. Nếu bài viết của tác giả
Trần Hiệp thiên về khái quát các chặng vận động của ký thì bài của Nguyễn Văn Đệ
đã quan tâm hơn đến đề tài phản ánh và cách phản ánh của một số cây bút và bài ký
tiêu biểu. Cây bút viết ký mà Nguyễn Văn Đệ quan tâm nhiều hơn cả là Phùng Gia
Lộc với bài ký “Cái đêm hôm ấy đêm gì” nổi tiếng của ông. Có thể nhận ra, chủ ý của
Nguyễn Văn Đệ muốn từ “Cái đêm hôm ấy đêm gì” để bàn về hướng đi và sức sống
của ký. Nguyễn Văn Đệ nhận thấy “Phùng Gia Lộc viết bài ký này dựa vào sự việc
diễn ra rất thật trên quê anh (…) hơn thế nữa, Phùng Gia Lộc đứng hẳn về phía những

kẻ yếu đuối bị quyền hành chèn ép, khuyến khích họ cất tiếng nói đòi hỏi cho mình
những gì cần phải có”. Những trang ký một thời của Phùng Gia Lộc đã “làm day dứt
bao trái tim đang hướng tới cái thiện, mong mỏi trông đợi lẽ công bằng” và vì vậy “số
đông bạn đọc đón đợi những thiên bút ký của Phùng Gia Lộc một cách hồ hởi”. Song
ngay khi khẳng định những gì Phùng Gia Lộc đã làm được trong một số thiên bút ký
nổi tiếng của anh, Nguyễn Văn Đệ vẫn nuôi khát vọng: “Theo tôi, tác phẩm, sự ngang
nhiên tự tại và sức bền của nó ở chỗ nó chứa đựng những yếu tố văn hóa khái quát
cao. Ngay cả khi viết về cái ác, sự lý giải những nguyên nhân dẫn đến độc ác…”. Từ
đòi hỏi ấy, bằng linh cảm của một nhà văn, tác giả nhận xét khá thẳng thắn về tác
phẩm của Phùng Gia Lộc: “Dù Phùng Gia Lộc đã từng ghi dấu ấn một thời cho người
đọc, những tác phẩm của anh vẫn chỉ ánh lên như những tia chớp mà không có độ bền
lâu dài”. Nguyễn Văn Đệ cũng có nhận xét về các bài ký của một vài tác giả khác như
Nguyễn Ngọc Liễn với “Tháng ba huyện Quảng”, Văn Đắc với “Những bài ca về mía

6
Lam Sơn”, Mai Ngọc Thanh với “Bây giờ Đồn Trang”, “Thấy ở vùng đất cổ”, “Cói
Nga Sơn” v.v…Qua các bài ký này, tác giả khẳng định thêm khả năng phản ứng
nhanh, giàu tính thời sự và sức chiến đấu của thể ký và tác giả cũng chỉ ra những hạn
chế của ký xứ Thanh: “Ký của của các nhà viết ký chuyên nghiệp và không chuyên
nghiệp ở Thanh Hóa trong nhiều năm qua vẫn chưa thoát khỏi cách viết kể lể, chưa
dồn sức cho sáng tạo thông qua những nhân vật điển hình. Hơn thế nữa, những tác phẩ
ký nói trên đều sa vào tư liệu và sự kiện, chưa có tính khái quát cao và nghệ thuật viết
ký như của họ là một loại hình văn chương ứng dụng, vì thế chưa có sức hấp dẫn và
thuyết phục”.
Nhóm những bài viết nghiên cứu đặc điểm của một số cây bút viết ký xứ Thanh
cũng đã chỉ ra đặc điểm nổi bật nhất của các cây bút này. Chẳng hạn, hai tác giả Hỏa
Diệu Thúy và Hoàng Thị Mai đều cho rằng kí của Kiều Vượng là “nỗi nhức nhối trí
tuệ”: “Không khó để nhận ra, ký của Kiều Vượng phần lớn thiên về khai thác, phát
hiện những “vấn đề” thuộc mảng đề tài tiêu cực, những vấn đề nhức nhối của xã hội
(…) có thể coi người viết ký về những sự việc tiêu cực là những chiến sĩ cầm bút trên

mặt trận chống tiêu cực. Ký viết về những sự việc tiêu cực thực sự là những “nhức
nhối trí tuệ”(Hỏa Diệu Thúy- Ký Kiều Vượng nỗi nhức nhối trí tuệ); “Kiều Vượng
luôn sống giữ cuộc đời với một đôi mắt “mở”. Đôi mắt ấy đã dẫn dắt anh, hướng đạo
ngòi bút của anh đi vào tận ngõ ngách của cuộc đời để tìm và ngợi ca những điều tốt
đẹp và phát hiện, đưa ra công luận những sự đời còn nhiều trớ trêu, khuất tất”(Hoàng
Thị Mai - Nỗi ám ảnh trí tuệ trong ký Kiều Vượng). Với ký của Nguyễn Văn Đệ, tác
giả Hỏa Diệu Thúy cho rằng ở một mức độ nào đấy Nguyễn Văn Đệ “đã chiếm lĩnh
được thể loại ký”. Tác giả đã “đi thực” và “sống thực” nên những trang ký của ông có
thể “làm độc giả ngỡ ngàng trước những chi tiết sống động thú vị”. “Nguyễn Văn Đệ
không chỉ thành công trong những bài ký ca ngợi thiên nhiên và con người, ông còn
thành công cả trong những bài ký viết về mặt trái của xã hội, bộc lộ nỗi đau, nỗi nhức
nhối trước những góc khuất đen tối của hiện thực”.
Nhìn chung, các bài viết, các công trình nghiên cứu về ký xứ Thanh và các cây
bút viết ký xứ Thanh chưa nhiều. Các bài viết, nếu có, còn lẻ tẻ và đang ở dạng phê

7
bình, góp ý, hoặc ở mức cảm nhận khái quát. Thực sự, chưa có một công trình dài hơi
nào đi sâu nghiên cứu về sự vận động, phát triển cũng như định giá được những đặc
điểm, thành tựu, đóng góp của ký xứ Thanh trong dòng chảy của nền văn học nước
nhà. Nhà văn Trần Hiệp cũng từng ao ước: “nếu có một công trình sưu tầm, sắp xếp
các tác phẩm ấy theo thời gian, theo từng loại công việc và được nghiên cứu phân tích
một cách khoa học thì chúng ta sẽ có một pho sử thi bằng văn học đậm đà sắc thái
Thanh Hóa”. Đề tài của chúng tôi là một nỗ lực theo hướng đó.
3. Mục tiêu đề tài:
Đề tài đặt ra ba mục tiêu cũng là ba đích nghiên cứu sau: thứ nhất, mặc dù lý
thuyết về thể loại không phải là mục tiêu hướng tới của đề tài, song dựa trên những ý
kiến, những quan niệm sẵn có đã được thừa nhận, đề tài sẽ tổng hợp, khái quát đưa ra
một quan niệm về thể ký; thứ hai, đề tài sẽ tìm hiểu, nghiên cứu những đặc điểm nội
dung của ký viết về xứ Thanh; thứ ba, đề tài sẽ tìm hiểu và xác định một số nét đặc sắc
của ký về xứ Thanh qua phương diện nghệ thuật

4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi chỉ tìm hiểu ký về xứ Thanh
qua những cây bút tiêu biểu, cụ thể là: những tác giả mà tác phẩm của họ góp phần
làm phong phú, đa dạng diện mạo của ký về xứ Thanh; thứ hai, những tác giả mà tác
phẩm của họ tạo được sự quan tâm, chú ý của độc giả; cuối cùng, đề tài sẽ ưu tiên đặc
biệt cho những tác giả và tác phẩm đoạt giải, đóng góp tích cực cho sự vận động và
phát triển của thể loại nói chung, sự vận động phát triển của văn học xứ Thanh nói
riêng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đây là đề tài văn học sử nên chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu
sau: Phương pháp thống kê, phân loại, phương pháp so sánh văn học, phương pháp
phân tích, khái quát, tổng hợp. Ngoài ra, đây là đề tài nghiên cứu về mảng văn học
mang sắc thái địa phương, nên chúng tôi có thể vận dụng cả phương pháp khu vực
học.
5. Kết cấu luận văn

8
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn sẽ có kết cấu trong ba chương:
Chương một: Khái niệm về thể ký. Xứ Thanh mảnh đất màu của ký
Chương hai: Những bức tranh hiện thực sống động, nhiều vẻ về xứ Thanh
Chương ba: Một số nét độc đáo về phương diện nghệ thuật































9
CHƢƠNG 1
KHÁI NIỆM VỀ THỂ KÝ. XỨ THANH MẢNH ĐẤT MÀU CỦA KÝ

1.1. Khái niệm về thể ký
1.1.1. Ký là một loại văn tự sự
Để đưa ra một định nghĩa thế nào là ký, thật không giản đơn. Nhà văn Tô Hoài từng
phát biểu: “Ký cũng như truyện ngắn, truyện dài hoặc thơ, hình thù nó đấy, nhưng vóc
dáng nó luôn luôn đổi mới, đòi hỏi sáng tạo và thích ứng. Cho nên càng chẳng nên trói

nó vào một cái khuôn” (Sổ tay nhà văn. NXB Tác phẩm mới, Hà Nội, 1977, tr33).
Năm 1958, cuộc gặp gỡ quốc tế giữa các nhà viết ký được tổ chức ở Bucarets, nhiều
cây bút viết ký nổi tiếng cũng đã thú nhận về sự khó định dạng của thể loại này.
Đgiocđgiê cho rằng “sự lý giải mỹ học về khái niệm ký là chưa có hoặc không đầy đủ,
hoặc không đúng” [(Cuộc gặp gỡ quốc tế các nhà viết ký. Bucarets, 1958, 31](Dẫn
theo Lý luận văn học tập 2, NXB Giáo dục H, tr277). Nhà nghiên cứu Xô viết
Rưbinxếp thì cho rằng: “Về ký, thực tế là không thể nói đến cái gì xác định được đặc
trưng thể loại của nó” (Dẫn theo Lý luận văn học tập 2, NXB Giáo dục H, tr277).
Tuy nhiên, dù chưa thể đưa ra một định nghĩa nhất quán về thể loại, song đa số
các nhà nghiên cứu cũng như giới sáng tác đều thống nhất về một số điểm đặc trưng
thể loại của ký như sau:
Ký trước hết là một loại văn tự sự. Là loại hình tự sự, ký có mang đặc điểm của
loại hình tự sự nói chung, như: khả năng tái hiện đời sống trong toàn bộ tính khách
quan của nó; phương thức phản ánh hiện thực thông qua các sự kiện, biến cố và hành
vi con người cho nên nó cũng có cốt truyện và hệ thống nhân vật; trần thuật đóng vai
trò tổ chức thế giới nghệ thuật của tác phẩm v.v…
1.1.2. Ký trần thuật những người thật việc thật
Tuy nhiên, ký là “loại văn tự sự đặc biệt”, hoặc giả như ý kiến của Gulaeps một
nhà nghiên cứu Nga cho rằng “Ký là một biến thể của loại tự sự”. Những đặc trưng
trên đây mới là cách tiếp cận từ bên ngoài, chưa thấy được đặc thù riêng của loại hình

10
thể loại để phân biệt ký với các loại hình tự sự khác. Với cái nhìn hệ thống từ bên
trong, ký có đặc trưng riêng biệt sau:
Khác với truyện ngắn và tiểu thuyết, ký trần thuật người thật việc thật, nếu
không muốn nói thêm rằng là “trần thuật một cách xác thực”. Nhà văn viết ký luôn
chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác
phẩm. Cái đích của ký không phải là thông tin thẩm mỹ mà là thông tin sự thật. Lê
Quý Đôn nhận xét về Sử ký trong “Vân đài loại ngữ” của ông như sau: “Tư Mã
Thiên… chỉ thấy sự việc thì ghi, không hề để tâm làm văn, cho nên văn hay” (Dẫn

theo Lý luận văn học, tập 2, tr 281). Như vậy, theo Lê Quý Đôn, phẩm chất, giá trị
nghệ thuật của ký chính là ở tính chân thực. Nói khác đi “ngay trong sự thực đã có
tính thẩm mỹ”.
Vì coi trọng tính chân xác nên cốt truyện của ký không có tính hư cấu. Sự việc
và con người trong ký xác thực hoàn toàn, có địa chỉ hẳn hoi. Vì thế “ký dựng lại
những sự thật đời sống cá biệt một cách sinh động, chứ không xây dựng các hình
tượng mang tính khái quát”. Nhân vật trong ký cũng không nhằm miêu tả quá trình
hình thành tính cách trong tương quan với hoàn cảnh. “Đối tượng nhận thức thẩm mỹ
của ký, thường là một trạng thái đạo đức – phong hóa xã hội (thể hiện qua những cá
nhân riêng lẻ), một trạng thái tồn tại của con người hoặc những vấn đề xã hội nóng
bỏng”. Những câu chuyện đời tư “khi chưa nổi lên thành các vấn đề xã hội không phải
là đối tượng quan tâm của ký”. (Thuật ngữ văn học, tr137). Vì trần thuật người thật
việc thật nên nhân vật người trần thuật trong ký chính là tác giả, như ý kiến của nhà
phê bình Priliut “Thông thường, “tôi” trong ký là tác giả, mặc dù không trừ hình thức
người trần thuật ước lệ”.
Do trần thuật người thật việc thật, tác phẩm ký có giá trị như những tư liệu lịch
sử, có ý nghĩa và tác dụng rất lớn ngay đối với sự sáng tạo nghệ thuật về sau.
Tóm lại, trần thuật người thật việc thật là đặc trưng cơ bản của ký, nó phải “hết
sức cụ thể, có thể tái hiện được sự thật chân chính. Những nhân vật tạo nên phải là
những con người thật trong cuộc sống hiện thực, những sự việc mô tả phải dinh chặt

11
với địa điểm như người ta thường nói “ký có địa chỉ chính xác của nó” ((Dẫn theo Lý
luận văn học, tập 2, tr 284).
Vì tính đặc thù trên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng ký là một loại hình văn học
trung gian, nằm giữa báo chí và văn học. Vì vậy mà người ta phân ra hai tiểu loại ký là
“ký văn học” và “ký báo chí” . Ký văn học là “kí có tính nghệ thuật, gần với tác phẩm
nghệ thuật”, vì vậy nó diễn đạt bằng văn bản đa nghĩa. Nó “đa nghĩa ở một số yếu tố
cốt yếu, như: giọng điệu đa nghĩa, chủ đề tư tưởng đa nghĩa hoặc một số hiện tượng
quan trọng có khả năng ám gợi nhiều ý nghĩa” (Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, tr

244). Ngược lại với tính đa nghĩa của “ký văn học”, “ký báo chí” để lại ấn tượng “báo
chí” ở tính “đơn nghĩa” của văn bản. Vì vậy, ký báo chí “thích hợp với nhiệm vụ tuyên
truyền cổ động, người đọc dễ dàng hiểu đúng và nhất trí với nhau về ý nghĩa lớn cũng
như tiểu kết trong văn bản” (Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, tr 245).
Tuy nhiên sự phân biệt này cũng hết sức ước lệ, song có thể giúp hiểu đúng hơn
những đặc trưng của thể loại ký
1.1.3. Ký gồm nhiều thể
Có lẽ do đặc tính trung gian giữa báo chí và văn học nên ký phân chia thành
nhiều tiểu loại, mỗi tiểu loại mang sắc thái riêng: bút ký, ký sự, hồi ký, ký ức, ghi
nhanh, phóng sự, tùy bút, etxe…
Bút ký có khả năng tái hiện sự việc dồi dào nhưng qua đó biểu hiện khá trực tiếp
khuynh hướng cảm nghĩ của tác giả. Do đó, “bút ký mang màu sắc trữ tình. Những
yếu tố trữ tình luôn luôn được xen kẽ với sự việc, chính vì thế rất dễ phát triển thành
tùy bút.
Kí sự là một thể dùng để ghi chép lại một câu chuyện, một sự kiện tương đối
hoàn chỉnh. Trong đó sự việc và con người đan chéo với nhau, nhưng gương mặt của
nhân vật không thật rõ nét; phần bộc lộ cảm nghĩ của tác giả và những yếu tố liên
tưởng, nghị luận thường ít hơn ở bút ký, tùy bút. Có thể nói trong các tiểu loại của ký
thì ký sự gần với truyện hơn cả.
Hồi ký với đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những
sự việc trong quá khứ. Hồi ký có nhiều chỗ gần với nhật ký, người viết hồi ký chỉ tiếp

12
nhận và ghi chép phần hiện thực mà tác giả nhìn rõ hơn cả dựa trên cơ sở những ấn
tượng và hồi ức riêng trực tiếp của mình, vì vậy thường khó tránh khỏi tính phiến diện
và ít nhiều chủ quan của cá nhân.
Phóng sự nổi bật bằng những sự thật xác thực, dồi dào và nóng hổi. Mục đích
của phóng sự là cung cấp cho công chúng những tri thức đầy đủ, chính xác, để họ có
thể nhận thức, đánh giá đúng người và việc mà họ quan tâm theo dõi. Trong các tiểu
loại của ký thì phóng sự gần với báo chí hơn cả.

Tùy bút, bút ký, ký sự có nhiều điểm gần giống nhau, nhưng nét nổi bật ở tùy bút
là qua việc ghi chép những con người và sự kiện cụ thể có thực, tác giả đặc biệt chú
trọng đến việc bộc lộ cảm xúc, suy tư và nhận thức, đánh giá của mình về con người
và cuộc sống hiện tại. Vì vậy, điều đặc biệt ở tùy bút là ngôn ngữ rất giàu hình ảnh và
chất thơ.
Có thể nói, kí là thể loại ra đời từ rất sớm trong lịch sử của văn học nhân loại,
nhưng phải đến thế kỉ XVII, đặc biệt từ thế kỉ XIX, khi đời sống lịch sử của các dân
tộc ngày càng phát triển theo hướng tăng tốc, khi kĩ nghệ in ấn và báo chí phát triển,
văn học mở cửa, xé rào để thâm nhập vào các lĩnh vực hoạt động tinh thần khác, nhà
văn ngày càng có ý thức tham gia trực tiếp vào những cuộc đấu tranh xã hội, kí mới
thực sự phát triển mạnh mẽ.
Ở Việt Nam, ký cũng xuất hiện sớm, Lam sơn thực lục của Nguyễn Trãi, Ô -
Châu cận lục của Dương Văn An, Thượng kinh ký sự của Hải Thượng Lãn Ông Lê
Hữu Trác, Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hổ v.v… được coi là những áng ký xuất
hiện sớm nhất. Tuy nhiên, phải đến những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là từ sau cách
mạng tháng Tám, khi mà đời sống kinh tế chính trị, xã hội của đất nước có nhiều thay
đổi, hiện thực ấy đã là mảnh đất màu cho kí phát triển. Gần một thế kỷ qua, kí đã luôn
giữ một vai trò quan trọng trong đời sống văn học dân tộc. Cùng với truyện ngắn, ký
đã trở thành thể loại “cái” góp phần phản ánh kịp thời, nhiều mặt hiện thực đời sống
phong phú của đất nước, xứng đáng là “đội quân xung kích” của văn học nghệ thuật.
1.2. Xứ Thanh - mảnh đất màu của kí
1.2.1. Sức hấp dẫn, mời gọi của một vùng danh thắng

13
Xứ Thanh, gọi theo dân gian, chỉ vùng đất Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Là một
tỉnh lớn nối liền Bắc Bộ với Trung Bộ, Thanh Hóa là tỉnh cực bắc của Trung Bộ.
Trong lịch sử hình thành các đơn vị hành chính của đất nước, Thanh Hóa luôn là một
đơn vị độc lập, là một quận (quận Giao Chỉ) thời Văn Lang và các vua Hùng, là một
Bộ (bộ Cửu Chân), một Châu (Châu ái), một phủ (phủ Thanh Hoa) thời phong kiến và
một tỉnh như ngày nay.

Với diện tích trên mười một ngàn km2, phía tây vừa tiếp giáp với nước bạn
Lào, vừa gối đầu lên dãy Trường Sơn hùng vĩ, phía đông là đường lãnh hải dài tới
…km, xứ Thanh hội đủ núi cao, sông sâu, đồng bằng, biển cả, dân số đông đứng thứ
ba cả nước lại nhiều dân tộc, được xem là một Việt Nam thu nhỏ.
Những điều kiện thuận lợi của thiên nhiên ban tặng đã khiến xứ Thanh trở thành
vùng đất “quý hương”. Nhà bác học Phan Huy Chú từng khẳng định trong Lịch triều
hiến chương loại chí:“Thanh Hoa mạch cao chót vót, sông lớn lượn quanh, biển ở
phía Đông… Núi sông rất đẹp, là một chỗ có cảnh đẹp ở nơi xung yếu…Vẻ non sông
tốt tươi chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra
nhiều văn nho. Đến những sản vật quý, cũng khác nhiều nơi. Bởi vì đất thiêng thì
người giỏi nên nảy ra những bậc phi thường, vượng khí chung đúc, xứng đáng đứng
đầu cả nước”.
Một học giả người Pháp, ông Hippolyte Le Breton, nhà địa phương học nổi
tiếng khi nghiên cứu địa lý – lịch sử Bắc Trung bộ trong cụng trỡnh “La provaince de
Thanh Hoa” cũng đó thừa nhận “Thanh Húa đẹp như tranh”. Trong bài hát nói “Bản
tỉnh phong cảnh ca” của danh sĩ Nguyễn Thượng Hiền cũng dành những dũng tráng lệ
cho mảnh đất này:
Nhõn trung cảnh, cảnh trung nhõn
Nhõn với cảnh tứ thời giai sinh sắc
Tam thập lục động thừa tuyên đệ nhất
Thanh Hoa nhõn vật tối giai (1)

14
(Người trong cảnh, cảnh trong người/ Cảnh với người bốn mùa đều tươi đẹp/ 36
động đẹp trong nước, Thanh Hóa đứng hàng thứ nhất/ Người Thanh hóa đẹp nổi
tiếng).
Thử làm một chuyến du hành từ bắc xuống nam, từ đông sang tây sẽ thấy nơi
đây “một dòng suối, một quả núi chỗ nào cũng là danh thắng”(Lịch triều hiến
chương loại chí): Phía bắc, rặng Tam Điệp là cửa ngõ Thanh Hóa, mở ra đồng bằng
Bắc Bộ, cái nôi của nền văn minh sông Hồng. Thế núi hùng vĩ, con rồng đá Trường

sơn nằm cuộn khúc chắn ngang một khoảng trời, đuôi vẫy rừng xanh, đầu vươn tới
biển cả. Phía trong Tam Điệp, một rừng danh thắng chỗ nào cũng đẹp như tranh. Đó
là núi Thần Đầu, động Lục Vân. động Bích Đào, núi Bạch Nha, núi Vân Lỗi, bãi Am
Tiên, núi Linh Trường, cửa Bạch Câu… đều là nơi du lãm kỳ thú, nhiều danh sĩ mài
đá đề thơ, bút tích còn lưu mãi với thời gian. Tiêu biểu cho phong cảnh phía đông
của xứ Thanh là núi Trường Lệ với bãi biển Sầm Sơn, một trong những bãi biển hấp
dẫn nhất cả nước. Đây là nơi có “rồng vờn hạt ngọc, hạc bơi chân thành” với phong
cảnh biển kỳ thú, một thế giới thần tiên với nhiều đền miếu nay còn lại hai nơi đáng
kể là Đền Độc Cước và Chùa Cô Tiên. Cách Sầm Sơn không xa là huyện Tĩnh Gia
có quần đảo Biện Sơn được coi là quần đảo ngọc, gồm 18 hòn đảo lớn nhỏ ngoài
biển huyện Tĩnh Gia, xa trông giống đàn ngựa 18 con đang nhấp nhô bơi lội dập dờn
trên sóng nước, nên còn mang tên Thập Bát Mã Sơn. Địa danh Biện Hải, Biện Sơn
còn gắn với tích “Ngọc cưu” và giếng “Mỵ Châu Trọng Thủy”, nơi An Dương
Vương được rùa vàng rẽ sóng đón xuống thủy cung. Quần đảo danh thắng kỳ vĩ độc
đáo này của xứ Thanh từng là hải cảng và quân cảng dưới thời phong kiến, ngày nay
đang được xây dựng thành một cảng công nghiệp vào loại lớn nhất Đông Nam Á.
Phía tây Bắc và mặt Bắc của Thanh Hóa là cả một “rừng” danh sơn thắng địa
khó mà kể hết: Thanh Hóa trên mười một ngàn km2 thì 3/4 là núi và rừng, phần lớn
diện tích rừng núi ấy nằm ở khu vực miền tây và tây bắc xứ Thanh. Đỉnh Phù Luông
cao một nghìn mét quanh năm mây phủ, dấu trong lòng một khu sinh thái cổ đang là
mối quan tâm của giới khoa học lẫn văn chương. Rừng luồng xứ Thanh, rừng quế xứ
Thanh, lim xứ Thanh từng lừng danh cả nước, giờ còn hay hết? Núi Lam Sơn gắn

15
với cuộc khởi nghĩa của vị vua áo vải Lê Thái Tổ và điện Lam Kinh đang được phục
hiện. Dãy núi Nưa cổ kính vừa là nơi cất dấu cả một nền văn hóa, văn minh Đông
Sơn rực rõ, vừa gắn với tên tuổi vị nữ tướng anh hùng: Triệu Trinh Nương. Đâu đâu
cũng danh lam, thắng tích: thác Ma Ngao của Lang Chánh, thác Mơ của Bá Thước,
suối cá Thần Cẩm Lương, Cẩm Thủy, núi Đồng Cổ, núi Phố Cát, núi Quân Yên
v.v… Những đền, miếu. nghè, phủ thiêng ghi nhớ công ơn, chứng tích các bậc anh

hùng hào kiệt là con em của mảnh đất xứ Thanh hoặc gắn bó với xứ Thanh: đền vua
Lê Đại Hành, đền Lê Lai, đền Cầm Bá Thước, nghè Vẹt thờ người anh hùng Lý
Thường Kiệt, miếu Cửa Đông, phủ Chú Trịnh, đình Nhà Lê v.v…; thành Nhà Hồ
đang đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới v.v…
Có lẽ độc đáo và nổi tiếng nhất trong các danh thắng xứ Thanh chính là địa
danh Hàm Rồng. “Trong cõi Lĩnh Nam, xứ sở Lạc Long Quân, hình bóng rồng
thiêng hiện hữu khắp nơi, nhưng hiếm thấy đất nào như Hạc thành, Hạc phố, phía
Nam có Long Hổ làm tiền án, mặt Bắc lại thêm Long Mã trải dài suốt từ Tây sang
Đông. Hàm Rồng là dải núi thiêng , là khí thiêng của đất trời họp lại” (Hùng thiêng
sông núi Hàm rồng, tr). Nhiều ngọn núi đã có tên: hòn Cánh Tiên, hòn Vàng, hòn
Đám Cháy, hòn Cuội, Hòn Đình, hòn Đầu Rồng, hòn Con Voi, Đồi Thông, hòn
Đồng Thăng, hòn Hang Cá, hòn Con Mỡ, hòn Mướn, hòn Nghé, hòn Ngựa… và một
số tên mới đặt: đồi Quyết Thắng, đồi C4, đồi C5… Nhiều ngọn núi chưa có tên, nói
lên tiềm năng Đông Sơn - Hàm Rồng còn cả một kho tàng bao la chờ đợi tay người
khai thác. Con rồng núi Đông Sơn đã có độ tuổi trên dưới triệu năm. Nó vươn dài và
uốn lượn đến 99 khúc hùng vĩ, đằng trước đầu trần cất lên cực kỳ oai phong, trán dô
thành vòm cao, mũi nở hai cánh căng phồng, con mắt sâu thẳm không đáy và bộ
hàm mở rộng thành cái hang khổng lồ sắp nuốt trôi cả hòn núi Ngọc. Đây là một kiệt
tác mỹ thuật kỳ vĩ độc nhất vô nhị, chỉ có bàn tay tuyệt hảo của tạo hoá mới đủ sức
sáng tạo. Càng về phiá sau lưng rồng như càng thấp dần xuống, xòe năm cái vây hóa
ra năm bông hoa núi: Ngũ Hoa phong. Rồi hơi bất ngờ, khúc đuôi rồng quẫy mạnh,
lớp lớp đá tung lên xếp thành quần phong Bàn A, Bằng Trình, Tiên Sơn, những danh
sơn thắng tích, nối dài thêm làm đẹp mãi cho vùng đất xứ Thanh.

16
“ Thanh Hoa thắng địa đâu hơn
Hạc bay đỉnh núi rồng vờn hạt châu”
(Thơ ca dân gian)
Dễ hiểu tại sao từ ngàn xưa các vua chúa, thi sĩ, sử gia, du khách đi qua nơi
đây đều để lại bút tích và dấu ấn của họ để khẳng định vẻ đẹp và sức hấp dẫn của

một vùng đất mà “một dòng suối, một quả núi chỗ nào cũng là danh thắng”(Lịch
triều hiến chương loại chí). Bản thân các cây bút xứ Thanh cũng luôn tự hào về điều
đó. Vẻ đẹp của quê hương luôn là nguồn cảm xúc dồi dào, bất tận cho văn chương
trong đó có ký.
1.2.2. Sức lôi cuốn của một vùng văn hóa- lịch sử
Là vùng đất giàu trầm tích văn hóa khiến xứ Thanh trở thành vùng đất “thiêng”.
Những di chỉ khảo cổ cho thấy nơi đây chứa nhiều lớp văn hóa chồng chất: Núi Đọ
nơi phát hiện dấu tích loài “vượn người” thuộc thời kỳ đồ đá cũ với nền văn hóa sơ
kỳ: văn hóa Núi Đọ. Những di chỉ đồ đá với những khuyên tai, vòng tay, rìu đá…tinh
xảo, tuyệt đẹp có niên đại hàng triệu năm vừa được đã lý giải cho nghệ thuật chế tác
đồ đá An Hoạch nổi tiếng hàng ngàn năm dưới thời phong kiến từng là biểu tượng
cho tinh hoa nghệ thuật dân tộc Những di vật như những cây cung vói mũi tên đồng
với sức xuyên khủng khiếp, rìu đồng, lưỡi dao găm đồng, lưỡi câu đồng và đồ trang
sức của phụ nữ, đặc biệt là “11 lưỡi cày cánh bướm, có chiếc dài đến 10 cm, rộng 13
cm, lắp vào bắp cày, có khả năng cày ruộng nước rất sâu”, (Hùng thiêng sông núi…,
tr117) phát hiện trên đất Kẻ Dàng – Dương Xá (nay thuộc ngoại ô phía bắc thành phố
Thanh Hóa), được coi là trung tâm sinh sống của “người tối cổ thời kỳ tiền Hùng
vương” cho thấy người Việt cổ đã có cuộc sống khá văn minh. Trong một ngôi mộ
táng ở Đông Sơn, khảo cổ còn phát hiện thấy tượng bò bằng đất nung. Tượng bò và
lưỡi cày bướm bằng đồng khẳng định nền văn minh nông nghiệp hiện diện trên đất
Đông Sơn của người Việt cổ. Chứng tỏ họ biết làm ruộng và làm nghề nông, đối lập
với quan điểm cho rằng “những nơi điều kiện thiên nhiên quá thuận lợi, như Đông
Dương (trong đó có Thanh Hóa), nghề trồng trọt ra đời quá chậm” (Dẫn theo “Hùng
thiêng sông núi…, tr115) của một số học giả phương Tây. Trên dãy Na Sơn phát hiện

17
di chỉ đồ đồng là các vật dụng sản xuất, vũ khí được xác định khoảng thế kỷ I và II
sau công nguyên, tương ứng với thời kỳ lịch sử Bà Triệu.
Song có lẽ tập trung nổi bật nhất cho niềm tự hào của văn hóa xứ Thanh chính
là địa danh Đông Sơn đã được vinh dự đặt tên cho một nền văn minh: Văn minh

Đông Sơn. Qua nhiều đợt khai quật các di chỉ thời kỳ Đông Sơn, số lượng đồng thau
thu lượm được tới mức vô cùng đồ sộ. Người ta không thể không nghĩ tới một trung
tâm rèn đúc lớn sản xuất công cụ tại chỗ. Trừ một vài công cụ nhỏ chế tạo bằng cách
mài, dũa, hầu hết hiện vật đồng thau thời Hùng Vương nói chung, Đông Sơn nói
riêng đều là sản phẩm nghề đúc. Văn minh Đông Sơn kết tụ ở hình tượng trống đồng.
Đã tìm thấy những khuôn đúc bằng đất, đá và cả nồi nấu đồng…Các khuôn đúc được
cấu tạo để đúc những đồ vật đạt tiêu chuẩn cao về mỹ thuật, chứng tỏ người Việt cổ
thời Hùng Vương không những khéo tay, giàu kinh nghiệm, mà còn hiểu biết sâu sắc
về sự nóng chảy của kim loại, độ co rút của hợp kim khi nguội, sức đẩy của nước
đồng trong khuôn… Trình độ luyện kim của người Việt cổ Đông Sơn cao tới mức”
nhiều dân tộc văn minh trên thế giới lúc bấy giờ không sánh nổi”. Giáo sư sử học
Phạm Huy Thông đã viết: “Người Việt cổ đã có thời làm chủ một cuộc sống huy
hoàng với văn hóa Đông Sơn, với các vua Hùng. Di chỉ Đông Sơn bên bờ sông Mã
chứng tỏ tài năng xuất chúng về phát minh và đúc trống đồng văn minh hơn châu Âu
ngang thời của người Việt cổ” (Dẫn theo “Hùng thiêng sông núi…, tr253- 256).
Trống đồng Đông Sơn gắn với thần tích “Thần núi Đồng Cổ”. Tương truyền thần núi
Đồng Cổ đã giúp thái tử Long Đức nhà Lý dẹp loạn binh đao nên được phong vương
và được dựng miếu thờ ở thành Đại La (theo Đại Việt sử ký toàn thư). Sau, thần núi
Đồng Cổ còn nhiều lần giúp các triều vua dẹp giặc ngoại xâm nên được nhiều lần sắc
phong là “Linh ứng đại vương” hoặc “Minh linh cảm ứng bảo hựu đại vương”
v.v…(Theo sách Đại Nam nhất thống chí).
Một xứ Thanh giàu trầm tích văn hóa đã tạo ra “cõi thiêng” gắn liền với 4000
năm dựng nước của dân tộc. Sức sống văn hóa ấy không chỉ làm nên một cốt cách xứ
Thanh bền vững mà còn tạo cảm hứng nghệ thuật cho những tác phẩm văn chương.

18
Và như một lô gíc tất yếu, một xứ Thanh giàu trầm tích văn hóa cũng sẽ là
một xứ Thanh anh hùng. Nơi mà sử gia Phan Huy Chú đã tổng kết: “…Vẻ non sông
tốt tươi chung đúc nên sinh ra nhiều bậc vương tướng, khí tinh hoa tụ họp lại, nảy ra
nhiều văn nho…”.

Vị trí địa lý đặt xứ Thanh vào vị trí xung yếu, là đất “phên dậu” song cũng là
chốn “quý hương”. Nơi đây đã sinh ra bao anh hùng hào kiệt từng làm rạng rỡ non
sông với những tên tuổi kiệt xuất: Triệu Thị Trinh, Ngô Quyền, Dương Đình Nghệ, Lê
Hoàn, Lê Phụng Hiểu, Lê Lợi, v.v…Theo sách Các vị thần thờ ở xứ Thanh đã có hàng
trăm vị anh hùng hiển thánh được nhân dân ghi nhận công đức trong suốt chiều dài
lịch sử và hàng nghìn anh hùng liệt sĩ đã hi sinh trong hai cuộc kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ là những người con xứ Thanh. Đây cũng là nơi đã sinh ra nhà sử
học lỗi lạc Lê Văn Hưu; những nhà thơ danh tiếng như: Lê Thanh Tông, Trịnh Sâm,
Lê Quát, Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Mộng Tuân, Lương Đắc Bằng v.v
Trong suốt gần 4 thế kỉ dưói các triều đại phong kiến Lý - Trần - Hồ với các
vị trí “phên dậu” phía Nam của tổ quốc, nhân dân Thanh Hóa đã nhiều lần đánh lui các
cuộc xâm lấn đến từ cả phương Bắc và phương Nam. Dưới thời Trần quân dân Thanh
Hóa đã cùng với quân dân cả nước làm nên kỳ tích vô cùng lớn lao chưa từng có trong
lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm bằng ba lần thắng quân xâm lược Nguyên Mông
trong cuộc kháng chiến lần hai Thanh Hóa thực sự là chỗ dựa căn bản. Từ giữa thế kỷ
XIV trở đi mối đe dọa của Chiêm Thành đối với phía Nam quốc gia Đại Việt ngày
càng nghiêm trọng. Địa bàn Thanh Hóa là một trong những điểm thường xuyên bị
cướp phá. Nhân dân Thanh Hóa đã trở thành tường thành vững chãi bảo vệ kinh thành
Thăng Long, bảo vệ non sông Đại Việt.
Khi kẻ thù đến từ phía Tây, xứ Thanh đã từng là cái nôi của phong trào Cần
Vương. Chiến khu Ngọc Trạo, Ba Đình là những địa danh lịch sử trong bảng vàng
chống ngoại xâm. Chín năm của cuộc kháng chiến chống Pháp, xứ Thanh vừa là an
toàn khu vừa hậu phương lớn cung cấp sức người sức của cho tiền tuyến. Hàng nghìn
con em Thanh Hóa đã gia nhập vệ quốc quân. Dân công Thanh Hóa và đoàn vận tải
bằng xe thồ nổi tiếng đã có mặt trên khắp nẻo đường Việt Bắc. Có thể nói, “vùng tự

19
do” Thanh - Nghệ – Tĩnh có vai trò hết sức quan trọng đối với mọi diễn biến chiến sự
của vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bình - Trị - Thiên khi ấy, đúng như Hồ Chí Minh giao
phó: xây dựng Thanh Hóa thành tỉnh kiểu mẫu, hậu phương vững chắc của cuộc

kháng chiến chống thực dân Pháp và can thiệp Mĩ, xứng đáng là miền đất “phên dậu”
của tổ quốc trong sự nghiệp bảo vệ độc lập dân tộc.
Trong công cuộc kháng chiến chống Mĩ, với vị trí chiến lược quan trọng là cầu
nối giao thông từ Bắc vào Nam, Thanh Hóa trở thành mục tiêu hủy diệt với mục tiêu
của lầu năm góc: cắt đứt cầu nối giao thông Bắc – Nam. Xứ Thanh nằm trên tuyến
giao thông huyết mạch: Phà Ghép, cầu Hàm Rồng, cầu Tào Xuyên, cầu Lèn rải dài
trên toàn bộ địa phận Thanh Hóa, vì vậy, xứ Thanh trở thành “túi bom”, thành điểm
lửa. Từ 1965, miền Bắc trở thành chiến trường thì xứ Thanh là một trong những
chiến trường nỏng bỏng nhất. Mỹ đã ném xuống mảnh đất này …triệu tấn bom. Con
em Thanh Hóa vẫn ra trận để chi viện cho chiến trường lớn miền Nam. Và ngay trên
quê hương, từng cụ già, em bé vẫn lập công giết giặc. Trận địa Hàm Rồng, chiến
thắng Hàm Rồng đã đi vào lịch sử dân tộc như một dấu son ngời chói về tinh thần
chiến đấu và hi sinh anh dũng của quân và dân Thanh Hóa. Hãy nghe bè bạn năm
châu ca ngợi và ngưỡng mộ Hàm Rồng- Việt Nam: “ Tôi rất vinh dự được là khách
của nhân dân Nam Ngạn – Hàm Rồng dũng cảm đã dùng súng trường kiên quyết
chiến đấu chống máy bay hiện đại của Mỹ. Không có gì có thể đánh bại các bạn và
mặc dù gian khổ đến đâu, các bạn cũng sẽ nhất định thắng lợi. Nhân dân Việt Nam
muôn năm” . Nhân dân Nam Ngạn và và đội dân quân dũng cảm muôn năm” (AlAN
UYN MINTƠN- Phóng viên nhật báo Luân Đôn); „Hình ảnh xã Nam Ngạn, hình ảnh
những người phụ nữ anh hùng, những thanh niên cách mạng, các cháu nhỏ và cả
những bài hát sẽ khắc sâu mãi mãi trong lòng chúng tôi” (Phong viên báo thế kỷ- Cơ
quan TW của ĐCS SiLi Nam Mỹ);
Sau chiến tranh cùng với sự hi sinh phấn đấu quyết liệt, tinh thần chịu thương
chịu khó khăn gian khổ của cán bộ nhân dân, lực lượng vũ trang trong tỉnh, các mặt
đời sống dần dần ổn định, kinh tế Thanh Hóa bắt đầu có sự thay đổi rõ rệt, với một
tinh thần mới, niềm tin, sức mạnh mới.

20
Khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới toàn diện và sâu sắc, Thanh Hóa
cũng đã bộc lộ ưu việt của một vùng đất nhiều tiềm năng, với nhiều khu kinh tế mọc

lên như tân cảng Nghi Sơn, khu công nghiệp Lễ Môn, hồ thủy điện Cửa Đạt, nhà
máy đường Nông Cống, nhà máy xi măng Bỉm Sơn Bên cạnh đó những tiềm năng
tự nhiên cũng được khai thác phục vụ cho phát triển kinh tế, trong đó chủ yếu là phát
triển du lịch, đó là các khu du lịch Bến En, Hàm Rồng, Lam Kinh, trong đó bãi biển
Sầm Sơn hằng năm thu hút khối lượng du khách rất lớn, chúng ta còn có hệ thống
chùa chiền, đền thờ thu hút rất nhiều khách thập phương đến tham quan.
Sau 10 năm đổi mới và mở cửa, với truyền thống cách mạng lâu đời, với tinh
thần thực sự cầu thị, đảng bộ nhân dân Thanh Hóa đã cố gắng lập nên nhiều thành
tích to lớn trên tất cả mọi lĩnh vực chính trị , kinh tế, văn hóa, xã hội
Trên cơ sở tinh thần chính trị ổn định, kinh tế phát triển, các hoạt động văn hóa
xã hội đã bắt đầu khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân các dân tộc
Thanh Hóa đã có nhiều đổi mới và tiến bộ, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.
Niềm tin của mọi tầng lớp nhân dân vào sự nghiệp đổi mới quê hương dưới sự lãnh
đạo của Đảng ngày càng được củng cố. Trên đà phát triển ấy, Đảng bộ và nhân dân
Thanh Hóa với truyền thống lịch sử lâu đời, với tiềm năng to lớn của thiên nhiên ưu
đãi, sẽ vững tin chuẩn bị sẵn sàng bước vào thế kỷ XXI với tương lai đầy hứa hẹn.
Song sự vận động nào cũng mang tính hai mặt, công cuộc đổi mới của Thanh
Hóa không chỉ có những ưu việt mà cũng đã lộ ra nhiều hạn chế, trong đó có hạn chế
chung của thời đại và có cả những hạn chế mang tính đặc thù của vùng đất này.
Những năm gần đây Xứ Thanh nổi lên nhiều vấn đề “nóng”, nhiều sự kiện nổi bật
đến từ phí khách quan lẫn chủ quan, như: thiên tai lũ lụt, sự yếu kém về quản lý,
những tiêu cực xã hội v.v…
Ký là một thể loại năng động luôn bám sát và phản ánh kịp thời những vấn
đề cập nhật. Xứ Thanh từ truyền thống đến hiện tại đã và luôn trở thành nguồn cảm
hứng rộng lớn của văn chương, cũng là mảnh đất màu của ký. Dễ hiểu tại sao, nơi
đây không chỉ sinh ra một lực lượng sáng tác đông đảo mà còn là đối tượng thẩm mỹ
có sức thu hút mạnh mẽ với giới sáng tác, trong đó có thể loại ký.

21



1. 3. Ký viết về xứ Thanh
Nếu coi Lam Sơn thực lục của Nguyễn Trãi là bút ký lịch sử, Ô - Châu cận lục
của Dương Văn An là tập bút ký địa lý, Đại Nam nhất thống chí của Lê Văn Hưu là
tập sử ký thì xứ Thanh đã hiện diện thấp thoáng trong những tập ký này. Song, phải
đợi đến Thanh Hóa kỷ thắng (1904) của Vương Duy Trinh và Thanh Hóa tỉnh chí
(1909) của Nhữ Bá Sĩ thì “diện mạo” vùng đất xứ Thanh đã lộ diện khá tường tận qua
từng mỏm núi, dòng sông, từng danh lam, địa thú. Chẳng hạn, Thanh Hóa kỷ thắng
chép: “ Hỏa Châu phong tại huyện Hoằng Hóa, thôn Nghĩa Sơn. Trên đỉnh núi vốn có
chùa Tiên Đồng. Núi này nhỏ mà toàn đá. ậ đó có bến đò Long Hạm. Núi còn có tên là
núi Nhi Phong. Có câu “ngạn rằng”: Dị tai Đông Sơn cửu thập cứu phong, nhất hài vị
quy hề giang ngạn đông (Lạ thay chín chín ngọn núi Đông Sơn, còn có hòn nhỏ bờ
đông chưa về). Mỗi khi đến kỳ khảo thí, sĩ tử thường đến nơi đó bốc thẻ…” (Dẫn theo
Hùng thiêng sông núi Hàm Rồng, tr54)
Tuy nhiên, phải bước sang thời kỳ hiện đại, khi điều kiện in ấn phát triển thì thể
ký, thể loại gắn rất chặt với báo chí mói có điều kiện bùng nổ. Sau cách mạng tháng
Tám, nền văn học chịu sự lãnh đạo của Đảng, trở thành vũ khí cách mạng, tham gia
vào hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại, ký trở thành thể loại xung kích trong việc
phản kịp thời các sự kiện, động viên cổ vũ tinh thần chiến đấu, hi sinh của nhân dân.
Ký về xứ Thanh cũng nằm trong dòng chảy chung ấy. Theo thống kê sơ bộ của
chúng tôi, đến nay đã có ngót 40 tập ký của các nhà văn xứ Thanh viết về xứ Thanh,
cùng với hàng trăm bài ký chưa tuyển thành tập in rải rác trên các báo, tạp chí từ
Trung ương đến địa phương. Có thể khuôn về một số mảng đề tài sau:
Đề tài ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên và con người xứ Thanh có: Tập ký
Quế ngọc châu thường của Minh Hiệu; Tập ký Hương đất của Đỗ văn Phác; Các bài
ký: Bãi cá giữa vụ cá, Một chuyến đi biển, Vàng dưới biển xanh của Nguyễn Văn
Đệ; Sầm Sơn biển hát trăm năm, Bến En, Người thắp sáng vùng rừng, Vùng đất văn
nhân, Nhớ lắm đảo Mê ơi v.v… của Kiều Vượng; Những sân ga xanh, Kỷ niệm xa

22

vời, Đền Đọc Cước, Người về Thường Xuân, Ga hàm Rồng của Lê Đình Cánh; Màu
xanh rừng luồng của Lê Sĩ Oanh; Nét mới tôi ghi của Mai Ngọc Thanh, Đôi mắt
vùng cao của Vương Anh v.v…
Đề tài về chiến tranh đáng lưu ý hơn cả là các tập: Người bến thép của Trần
Hiệp viết về bến phà Ghép anh hùng và anh hùng liệt sĩ Mai Xuân Điểm; Ký sự Hàm
Rồng những ngày ấy của Lê Xuân Giang và Từ Nguyên Tĩnh cùng hàng loạt các bài
ký riêng lẻ của các tác giả khác.
Đề tài về vấn đề vấn đề xây dựng quê hương, phục hưng kinh tế sau chiến tranh
và bước chuyển mình của xứ Thanh thời đổi mới có lẽ được các tác giả quan tâm
nhiều nhất và cũng là mảng đề tài có số lượng tác tác phẩm nhiều hơn cả: Bản Mường
trong trăng của Vương Anh, Xi măng Bỉm Sơn, Voi Bỉm Sơn, Sáng tạo, Âm thanh mùa
mới, Độ nóng cao của Trần Hiệp, Vàng dưới biển xanh của Nguyễn Văn Đệ, Một đêm
ở Cồn Chiu, Vùng rừng rất sáng, Về khu công nghiệp Lễ Môn, Tân cảng Nghi Sơn,
Cửa Đạt mùa xuân của Kiều Vượng, Bây giờ Đồn Trang của Mai Ngọc Thanh, Ngày
mùa ở Định Công của Hà Khang, Màu xanh rừng luồng của Lê Sĩ Oanh, Giữa nắng
và lửa của Triệu Bôn, Bên sông Hạc của Chu Linh, Vùng kinh tế mới Triệu Sơn của
Từ Nguyên Tĩnh , Người về Thường Xuân, Mùa xuân trên công trường hồ Cửa Đặt
của Lê Đình Cánh v.v…
Gắn liền với mảng hiện thực phản ánh công cuộc xây dựng quê hương xứ Thanh
thời đổi mới, các cây bút ký không quên đề cập đến thực tiễn trái chiều. Đó là những
khó khăn thách thức, thách thức đến từ hoàn cảnh khách quan, thiên tai địch họa:
Thảm họa Hậu Lộc, Về quê sau bão của Kiều Vượng; Sau cơn bão biển của Nguyễn
Văn Đệ. Thách thức đáng sợ nhất là những hệ quả do chính con người gây ra. Có thể
coi đó là những nhức nhối xã hội như thói vô trách nhiệm, tệ quan liêu, tham nhũng,
chủ nghĩa cơ hội, bệnh vô cảm v.v…: Vài sự thật trong thành Thanh Hóa, Sự thật về
việc bỏ quên một anh hùng, Ong bay, Đánh bắt xa bờ hay trên bờ, Ngổn ngang những
vùng rừng, Nghĩ về thành phố của mình, Nhớ và buồn lắm làng Trầu ơi, Ngẩn ngơ cửa
Hà v.v… của Kiều Vượng, Cái đêm hôm ây đêm gì, Chìm thuyền trên cạn của Phùng
Gia Lộc; Tiền chùa, Đảng viên làng tôi của Nguyễn Văn Đệ v.v…

×