Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (922.82 KB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



VŨ THỊ PHƯƠNG NGA


ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1975 - 1985






LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC








Hà Nội 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ THỊ PHƯƠNG NGA


ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1975 - 1985


Chuyên ngành : Văn học Việt Nam.
Mã số: 60 22 34.

LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS-TS LÝ HOÀI THU




Hà Nội 2008

MỤC LỤC
Trang
LỜI CÁM ƠN
4
MỤC LỤC
5
PHẦN MỞ ĐẦU
7
1. Lí do chọn đề tài

7
2. Lịch sử vấn đề
9
3.Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
15
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
15
3.2. Phạm vi nghiên cứu
15
4.Nhiệm vụ và đóng góp mới của luận văn
16
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu
16
4.2.Đóng góp mới của luận văn
16
5.Phƣơng pháp nghiên cứu
16
6. Kết cấu của luận văn
17
CHƢƠNG 1 : DIỆN MẠO VÀ CÁC KHUYNH HƢỚNG CỦA TIỂU
THUYẾT VỀ ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN 1975 – 1985

18
1.1. Nhìn lại chặng đƣờng của tiểu thuyết những năm chống Mĩ cứu
nƣớc

18
1.1.1 Sự mở rộng dung lƣợng phản ánh và qui mô của tiểu
thuyết
18

1.1.2. Sự phát triển về chiều sâu nhận thức và phản ánh hiện thực
chiến tranh

20
1.1.3. Cảm hứng ngợi ca mang đậm tính chất sử thi
22
1.2. Sự vận động của văn học Việt Nam những năm 1975 –
1985
25
1.2.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam sau thời kì chiến tranh chống Mỹ
cứu nƣớc

26
1.2.2. Những đổi mới đặt ra trong văn học giai đoạn sau
1975
27
1.2.3.Những đổi mới đặt ra từ phía chủ thể sáng tạo
30
1.3. Vài khuynh hƣớng của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh giai đoạn
1975 – 1985

33
1.3.1. Khuynh hƣớng trữ tình – Sử thi tiếp tục đƣợc duy
trì
33
1.3.2. Vấn đề thế sự - đời tƣ bƣớc đầu đƣợc phản ánh.
34
CHƢƠNG II: HIỆN THỰC CHIẾN TRANH VÀ HÌNH TƢỢNG
NGƢỜI LÍNH TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1975
– 1985


38
2.1. Hiện thực chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 –
1985

39
2.1.1. Hồi ức chiến tranh
40
2.1.2. Phân tích hiện thực chiến tranh
42
2.1.3. Chiến tranh với những vấn đề của cuộc sống
mới
48
2.2. Hình tƣợng ngƣời lính trong tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 –
1985

54
2.2.1.Sự chuyển dịch từ nhân vật lí tƣởng tới nhân vật tích cực
55
2.2.2.Nội tâm của ngƣời lính bƣớc đầu đƣợc khai thác
59
2.2.3. Tình yêu và cuộc sống riêng tƣ
64
CHƢƠNG III: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGHỆ THUẬT TRONG VIỆC
THỂ HIỆN ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TIỂU THUYẾT GIAI
ĐOẠN1975 – 1985


69
3.1.Sự chuyển tiếp trong cấu trúc thể loại tiểu thuyết

69
3.1.1.Từ cấu trúc lịch sử – sự kiện sang cấu trúc lịch sử – tâm hồn
70
3.1.2. Từ cấu trúc đóng đến cấu trúc mở
76
3.2. Thời gian và Không gian nghệ thuật
82
3.2.1.Thời gian – Không gian liền mạch và mang tính thời sự
82
3.2.2.Sự xuất hiện của kí ức
87
3.3. Giọng điệu trần thuật – Sự tổ chức những tiếng nói khác nhau trong
tác phẩm.
89
3.3.1.Ngƣờikể chuyện – Tác giả
89
3.3.2. Độc thoại nội tâm – Vùng đặc thù của tiếng nói nhân vật
93
KẾT LUẬN
97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
101























PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Chiến tranh là một đề tài lớn trong văn học từ trƣớc tới nay. Sự hiện diện
của đề tài này trong văn học chính là sự phản ánh sinh động nhất bức tranh hiện
thực cuộc sống trong những giai đoạn lịch sử đặc biệt của từng dân tộc và của cả
loài ngƣời. Soi chiếu vào cả hai nền văn học phƣơng Tây và phƣơng Đông chúng
ta đủ thấy sự chi phối lớn lao của đề tài quen thuộc này. Văn học phƣơng Tây với
hàng loạt tên tuổi tiêu biểu đã để lại cho văn học thế giới những tác phẩm đồ sộ và
có giá trị nhƣ Lep Tônxtôi với Chiến tranh và hoà bình, Sôlôkhốp với Sông Đông
êm đềm, E.M Remarque với hàng loạt tác phẩm Mặt trận phía Tây vẫn yên tĩnh,
Một thời để yêu, Một thời để chết, Đêm Lisbone, Ba người bạn, Khải hoàn môn
và Hêmingway với Giã từ vũ khí, Chuông nguyện hồn ai Chỉ chừng đó cũng đủ
để thấy đề tài chiến tranh trong văn học phƣơng Tây đã vƣơn tới đỉnh cao của nó.
Tất nhiên sự lớn mạnh và những thành tựu của đề tài này trong văn học
phƣơng Đông cũng không hề thua kém. Điển hình là văn học Trung Quốc với
những pho tiểu thuyết chƣơng hồi nổi tiếng nhƣ : Tam quốc diễn nghĩa của La

Quán Trung, Thuỷ hử của Thi Nại Am Đây là những bức tranh rộng lớn, đồ sộ và
hoành tráng về hiện thực chiến tranh.
Văn học Việt Nam không nằm ngoài quỹ đạo của văn học nhân loại. Hình
thành trong những bối cảnh lịch sử đặc biệt, một nghìn năm phong kiến phƣơng
Bắc đô hộ, hơn một trăm năm chịu sự áp bức bóc lột của thực dân Pháp và đế quốc
Mĩ, văn học Việt Nam là tấm gƣơng phản ánh trung thành và chân thực hiện thực
cuộc sống của đất nƣớc và con ngƣời trong nghìn năm đấu tranh dựng nƣớc và giữ
nƣớc. Đề tài chiến tranh trong văn học Việt Nam tự nhiên và sinh động, từng bƣớc
trƣởng thành qua mỗi chặng đƣờng phát triển của văn học dân tộc. Ở mỗi chặng
đƣờng ấy, đề tài chiến tranh lại đƣợc tiếp cận và phản ánh từ những góc độ khác
nhau, theo những cảm hứng khác nhau. Đặc biệt, sau khi hoà bình và thống nhất
đất nƣớc (từ tháng 4 năm 1975), văn học vẫn không thôi viết về chiến tranh và
càng hăng hái trong nhiệm vụ phản ánh đời sống con ngƣời thời hậu chiến. Lúc
này, ngƣời viết đã có những “độ lùi” cần thiết để nhìn nhận về cuộc chiến, để thâm
nhập sâu hơn vào đời sống tinh thần của ngƣời lính, vì vậy mà chiến tranh đã trở
thành “siêu đề tài, người lính trở thành siêu nhân vật, càng khám phá càng thấy
những độ rung không mòn nhẵn” (Chu Lai – Ngƣời lính là một siêu nhân vật –
Báo Sài Gòn giải phóng thứ bảy, 18/ 4/2001).
Văn học Việt Nam sau 1975 đã có sự vận động và đổi mới trong cách tiếp
cận và chiếm lĩnh mảng đề tài vốn đã trở nên quen thuộc - đề tài chiến tranh - để
tạo nên diện mạo và những khuynh hƣớng mới mẻ cho dòng văn học thời hậu
chiến, đặc biệt đã gặt hái nhiều thành tựu trong thời kì đổi mới (sau 1986). Chính
vì thế, văn học (đặc biệt là tiểu thuyết) giai đoạn này không ngừng thu hút sự quan
tâm của các nhà nghiên cứu, phê bình, của các luận văn, luận án ở trong và ngoài
nƣớc. Tuy nhiên, từ trƣớc đến nay, bạn đọc và ngƣời nghiên cứu về đề tài chiến
tranh trong tiểu thuyết Việt Nam hiện đại thƣờng tập trung vào những thời kì lớn
có tính chất ổn định nhƣ giai đoạn 1945 -1975; giai đoạn sau 1975 hoặc giai đoạn
từ 1986 đến nay bởi ở những giai đoạn này, diện mạo và khuynh hƣớng văn học
cũng nhƣ những thành tựu đạt đƣợc là đậm nét hơn cả. Riêng giai đoạn từ 1975
đến 1985, một giai đoạn ngắn sau khi chiến tranh kết thúc và cũng là giai đoạn

chuẩn bị cho công cuộc đổi mới (1986 ) lại chƣa đƣợc quan tâm một cách đầy đủ.
Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi chọn đề tài: “Đề tài chiến tranh trong
tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn 1975 - 1985” với mục đích làm rõ những nét mới
trong diện mạo, khuynh hƣớng cũng nhƣ mảng hiện thực chiến tranh trong giai
đoạn văn học có tính chất “giao thoa”, “bắc cầu” này.
2. Lịch sử vấn đề.
Văn học Việt Nam sau 1975 đã bƣớc sang một chặng đƣờng mới của tiến
trình hiện đại hoá. Trong đời sống văn học, văn xuôi đạt đƣợc nhiều thành công cả
về số lƣợng và chất lƣợng sáng tác. Cho nên không có gì lạ khi văn xuôi thời kì
này trở thành đối tƣợng đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Dù trực tiếp hay
gián tiếp, khi nhận định về văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng, nhiều
ngƣời đã quan tâm đến những sáng tác về đề tài chiến tranh.
Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh và ngƣời lính không nằm ngoài sự vận động
chung của văn xuôi. Trƣớc khi bàn đến những ý kiến trực tiếp đề cập đến vấn đề
chiến tranh và ngƣời lính trong tiểu thuyết, cần thiết phải kể đến những nhận định
khái quát về sự vận động đổi mới của văn xuôi sau 1975. Nhìn chung, văn xuôi
Việt Nam sau 1975 đã đƣợc phân tích ở những phƣơng diện cơ bản, thể hiện quy
luật phát triển cuả văn học và hầu hết các ý kiến nghiên cứu phê bình đều gặp nhau
ở sự khẳng định thành tựu cách tân của văn xuôi thời kì này. Hà Xuân Trường
nhận định: “có sự đổi mới thực sự trong văn học” , “dƣ luận rộng rãi tập trung
đánh giá mặt tích cực của văn học, chủ yếu là văn xuôi trong những năm gần đây.
Chính mặt tích cực đó đại diện cho sự đổi mới văn học” (trả lời P.V Lễ tưởng niệm
và hội thảo về Nguyễn Minh Châu, Văn nghệ Quân đội số 3/1994). Nguyên Ngọc
viết: “Tình hình sáng tác văn học hiện nay theo tôi có hai mặt: một mặt, mặt chính
là rất tốt. Sáng tác văn học của chúng ta đang hay dần lên. Hình nhƣ sáng tác về
đại thể đang chuyển lên một bình diện mới cao hơn, sâu sắc hơn, văn học hơn,
ngƣời hơn. Tính xã hội rất mạnh mẽ, nhiều khi đến gay gắt, tính nhân văn ngày
càng sâu, không dễ dãi, [105]. Nguyễn Quang Thân hào hứng: “Chƣa bao giờ văn
xuôi phát triển mạnh nhƣ bây giờ”, “chƣa bao giờ nhà văn đƣợc thành thật nhƣ bây
giờ”, [52]. Bàn về văn học từ 1975 đến 1990, Hoàng Ngọc Hiến nhận xét: “Điều

đặc biệt quan trọng là trong mƣời lăm năm qua, kinh nghiệm văn học của ngƣời
sáng tác cũng nhƣ công chúng văn học là một sự kinh nghiệm bừng tỉnh, rõ ràng là
có một sự thay đổi trong thị hiếu và nhu cầu văn học.”, [45]. Tính chất bƣớc ngoặt
của văn xuôi sau 1975 đƣợc đánh giá gắn với những vấn đề cụ thể hơn trong các
bài viết của Nguyên Ngọc, Bích Thu, Vũ Tuấn Anh, Mai Hƣơng v.v. Nhà văn
Nguyên Ngọc cho rằng văn học đã cố gắng rút khỏi đề tài số phận chung của cả
cộng đồng dân tộc, đi đến hiện thực ngổn ngang và vì thế mà phạm vi quan tâm
của văn học ngày càng rộng lớn, phong phú: “Cái tiểu vũ trụ lại chính là một vũ trụ
rộng lớn khôn cùng”, [36].
Nguyễn Minh Châu, ngƣời đã có đƣợc những thành công nổi bật ở thể loại
tiểu thuyết sử thi trƣớc 1975 cũng đồng thời là nguời nhạy bén với xu thế đổi mới
và mạnh bạo với những thể nghiệm văn xuôi hiện đại. Dƣới góc độ lý luận phê
bình, ông cũng là một trong những ngƣời có công đầu trong thời điểm chuyển
mình có tính chất bƣớc ngoặt khi đƣa ra vấn đề nóng bỏng, đầy tính thời sự bức
xúc của nhu cầu đổi mới. Trong bài viết Viết về chiến tranh [19], sau khi đƣa ra
những nhận định về đặc điểm cơ bản của văn học 1945 – 1975 trong việc khai thác
hiện thực chiến tranh và hình tƣợng ngƣời lính, chỉ ra sự hạn chế của các tác phẩm
viết về chiến tranh giai đoạn này là “một chiều, theo hƣớng tích cực, những mặt
xấu đƣợc giấu đi trên trang sách”, Nguyễn Minh Châu đặt ra vấn đề thể hiện “con
ngƣời” trong văn học, kêu gọi những cái nhìn mới, chân thực hơn về chiến tranh,
đào sâu chất nhân văn, nhân bản từ đề tài chiến tranh. Luận đề đổi mới của Nguyễn
Minh Châu tiếp tục đƣợc đẩy lên mức gay gắt trong bài viết “Hãy đọc lời ai điếu
cho một giai đoạn văn nghệ minh hoạ”, [19].
Bàn về văn xuôi chiến tranh, Đinh Xuân Dũng đã có những nhận định xác
đáng khi chỉ ra “sự xuất hiện tính đa dạng của phuơng thức khái quát hiện thực
chiến tranh và tính đa thanh của việc đánh giá hiện thực” của văn xuôi sau 1975;
đồng thời nói đến sự “khái quát vĩ mô” và “khái quát vi mô” đối với đề tài chiến
tranh nhƣ là hai khuynh hƣớng cùng song tồn. Tất nhiên sự song hành hai khuynh
hƣớng này giảm dần kể từ đầu thập kỉ 80, “khái quát vĩ mô” dần nhƣờng chỗ cho
“khái quát vi mô”, văn xuôi viết về chiến tranh hƣớng tới những số phận cá nhân,

những biến động phức tạp tinh vi của thế giới tinh thần, [25].
Bích Thu đã phân tích sự vận động đổi mới theo từng chặng và cho rằng văn
học từ sau 1975 có thể chia thành hai giai đoạn: Từ 1975 đến 1986 văn học vẫn
phát triển theo quán tính cũ, đầu những năm 80 văn học đã có một số tín hiệu đổi
mới nhƣng phải từ 1986 trở đi văn học mới khởi sắc và đổi mới ở nhiều lĩnh vực.
Nhà nghiên cứu cũng khẳng định về sự chuyển mình từ tƣ duy sử thi sang tƣ duy
tiểu thuyết; theo đó, đề tài chiến tranh cách mạng, lịch sử và dân tộc dần dần
nhƣờng chỗ cho đề tài thế sự - đời tƣ, [145]. Vũ Tuấn Anh trong bài viết Văn học
đổi mới và phát triển [1], đã đƣa ra nhận định tính chất dân chủ hoá nhƣ một xu
hƣớng vận động của văn học sau 1975 và chỉ ra rằng chủ nghĩa nhân đạo cộng sản
và chủ nghĩa yêu nƣớc là những thƣớc đo cơ bản nhằm đánh giá văn học suốt một
thời gian dài đƣợc vận dụng một cách uyển chuyển và mở rộng hơn, chủ nghĩa
nhân văn cũng tạo ra một động lực mạnh mẽ thúc đẩy những thể nghiệm nghệ
thuật theo khuynh hƣớng dân chủ hoá.
Khi nhận xét về tiểu thuyết Đất trắng (Nguyễn Trọng Oánh), nhà phê bình
Đặng Quốc Nhật nhận xét: “Đất trắng gợi ra cho chúng ta những suy nghĩ mới cho
tiểu thuyết về đề tài chiến tranh lúc này. Ở đây ngƣời đọc thấy đƣợc sự dữ dội của
cuộc chiến đấu giữa ta và địch, những thiệt hại nặng nề của ta, những vùng đất
trắng, sự chịu đựng đế mức ghê gớm, cái giá của chiến công và chiến thắng cuối
cùng.”. Có lẽ nhận xét này không chỉ đúng với trƣờng hợp của tiểu thuyết Đất
trắng mà còn là đặc điểm nội dung của đa số các tiểu thuyết mƣời năm đầu sau
1975.
Trong bài viết Chiến tranh trong các tác phẩm văn chương được giải, [79];
Tôn Phƣơng Lan đã nhận xét: “văn học viết về đề tài chiến tranh trong những năm
chiến tranh ít nói về buồn vui của cuộc sống thƣờng nhật, ít nói về những đau
thƣơng, mất mát, hi sinh trên chiến trƣờng, ít quan tâm đến số phận con ngƣời mà
tập trung quan tâm đến số phận đất nƣớc. Sau chiến tranh, văn học viết về đề tài
này mới có “xu hƣớng viết về sự thật của đời sống, viết về những khó khăn, ác liệt,
những sai lầm, vấp ngã, thiếu sót của ngƣời lính trong chiến tranh cũng nhƣ trƣớc
sự cám dỗ của cuộc sống đời thƣờng”; hiện thực chiến tranh đã đựơc nhìn nhận

qua thế giới nội tâm, những số phận cá nhân con ngƣời.
Ở một tầng bậc khác, nhà văn Hồ Phƣơng xem quá trình vận động của văn
học về chiến tranh sau 1975 nhƣ là “sự trở về của nguyên lí: Văn học là nhân học”.
Theo ông, văn học sau 1975 chủ yếu là khám phá và biểu hiện tâm hồn, tính cách,
sức sống của con ngƣời qua những số phận rất khác nhau trong muôn vàn sự kiện
xảy ra trong cuộc sống”; và “Để đi sâu vào số phận con ngƣời, không ít tác giả đã
đi sâu viết về các bi kịch cá nhân nằm trong bi kịch chung của dân tộc trong cuộc
chiến. Qua những bi kịch ấy, tính cách và bản ngã của con ngƣời đã đƣợc bộc lộ
rõ”, “càng đi sâu vào con nguời, văn học ta càng gần tới bản chất cuộc sống, do đó
tính nhân văn cũng cao hơn”, [124]. Nhà văn Xuân Thiều, trong bài viết Mấy suy
nghĩ về mảng văn học chiến tranh cách mạng [125], nhận định: “Nhân dân ta đã
trải qua nửa thế kỉ chiến tranh, nên sự biến động xã hội sẽ vô cùng lớn lao. Nó chi
phối số phận từng con ngƣời, cả trong chiến tranh và thời hậu chiến. Nó vẫn là một
vấn đề lớn của con ngƣời Việt Nam không chỉ trong quá khứ mà còn cả trong hiện
tại và cả tƣơng lai nữa”. Ông cũng phê phán cái nhìn cực đoan, đối lập giữa văn
học thời chiến với văn học thời bình; những nhận định về văn học thời chiến tranh
đƣợc ông rút ra từ chính thực tiễn sáng tác của mình đã tỏ ra giàu sức thuyết phục.
Nhà văn cũng rất sắc sảo khi đƣa ra nhận xét về những tác phẩm viết về chiến
tranh của những cây bút cổ vũ hết mình cho công cuộc đổi mới: “Những tác phẩm
viết về chiến tranh của họ đã khác trƣớc kia, ngòi bút nhà văn đã dấn sâu đến tận
cùng hiện thực chiến tranh, đào sâu vào tính cách Việt Nam, tâm hồn Việt Nam,
phát hiện những vẻ đẹp khác nhau, tái hiện lại khuôn mặt chiến tranh đúng nhƣ nó
vốn có”. Bài viết của Xuân Thiều đã phân tích khá toàn diện và sâu sắc những vấn
đề của văn học viết về đề tài chiến tranh trong mối tƣơng quan giữa trƣớc và sau
1975.
Nhận xét về giai đoạn văn học 1975 – 1985, Hà Xuân Trƣờng đã khẳng định
“Nền văn học của chúng ta đang vƣơn tới. Mƣời năm qua là mƣời năm thử thách
đối với bản chất xã hội chủ nghiã của nền văn học nƣớc ta”. Và chúng ta đã vƣợt
qua “mƣời năm thử thách” bằng những tác phẩm văn học bƣớc đầu manh nha cho
một dòng văn học đổi mới.

Đúng nhƣ Giáo sƣ Phan Cự Đệ đã tự tin khi đánh giá: “Văn xuôi chúng ta đang
bƣớc vào một chặng đƣờng mới với những thành tựu đáng phấn khởi. Nó đang tập
trung giải quyết hàng loạt vấn đề mới của chủ nghĩa xã hội trong chặng đƣờng đầu
tiên của thời kì quá độ, đồng thời trang trải món nợ tinh thần đối với hai cuộc chiến
tranh vĩ đại của dân tộc. Văn xuôi cũng đang có những tìm tòi, khám phá đáng kể,
đáng khích lệ những đóng góp mới về mặt thể loại và phong cách thể hiện”, (Mấy
vấn đề lí luận văn xuôi hiện nay – Tạp chí văn học, 1986 – số 5).
Tƣơng tự nhƣ vậy, nhà nghiên cứu Trần Đình Sử cũng tổng kết trong “Mấy
ghi nhận về sự đổi mới của tư duy nghệ thuật và hình tượng con người trong văn
học ta thập kỉ qua” rằng: “Nhìn chung có thể khẳng định đƣợc là nền văn học
nƣớc ta thập kỉ vừa qua đánh dấu sự biến đổi đáng kể của tƣ duy văn học và đang ở
vào thời kì mới, thời kì hứa hẹn một sự khám phá và tái hiện hình tƣợng con
ngƣờinhiều mặt trong tất cả chiều sâu phong phú của nó”.
Những đánh giá về văn xuôi sau 1975, cụ thể từ 1975 - 1985, rất phong phú,
thậm chí còn có phần bề bộn. Ở đây, chúng tôi không hi vọng bao quát đầy đủ mà
chỉ dừng lại ở những ý kiến tiêu biểu, phục vụ trực tiếp cho đề tài. Trên tinh thần
đó, có thể tóm lƣợc lại thành một số điểm nhƣ sau:
Thứ nhất, nhận định về văn học sau 1975 nói chung hầu hết các ý kiến đều
thống nhất là: văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985 đã có sự chuyển biến trên
nhiều phƣơng diện, trong đó sự đổi mới cách tiếp cận, khai thác hiện thực là điểm
quan trọng, thể hiện sự đổi mới trong tƣ duy nghệ thuật.
Theo đó, các ý kiến đều nhấn mạnh đến sự thay đổi trong cảm hứng: từ sự quan
tâm đến mảng đề tài mang tính sử thi chuyển sang hứng thú đặc biệt tới những đề
tài thuộc phạm vi thế sự, đời tƣ; tiểu thuyết nhờ vậy có diện mạo mới, thể hiện
đúng bản chất thể loại của nó.
Thứ hai, phần lớn các ý kiến bàn về vận động đổi mới của văn xuôi 1975 –
1985 đều lấy những sáng tác về đề tài chiến tranh làm cứ liệu, xem những dấu hiệu
đổi mới từ mảng sáng tác này là biểu hiện nổi bật của sự đổi mới toàn diện của văn
xuôi nói chung, tiểu thuyết nói riêng. Nhƣ vậy, trong tƣơng quan với văn học trƣớc
1945 – 1975, hiện thực chiến tranh trong tác phẩm sau 1975 thể hiện tập trung

những đặc trƣng thẩm mĩ mới. Chiến tranh và ngƣời lính đã bƣớc đầu đƣợc đặt
trong một hệ quy chiếu khác trƣớc, theo xu hƣớng dân chủ hóa, gắn với ý thức về
con ngƣời cá nhân, cá thể; chiến tranh đƣợc phản ánh dƣới cái nhìn đa chiều, đa
hƣớng, đặc biệt là từ những năm 80 trở về sau.
Thứ ba, hiện thực chiến tranh, hậu chiến tranh đƣợc mở rộng đào sâu khi
nhà văn hƣớng ngòi bút của mình vào đời sống bên trong, bộc lộ diện mạo tinh
thần con ngƣời. Nhờ vậy, nhà văn có điều kiện phơi bày đầy đủ toàn diện hơn tính
khốc liệt của chiến tranh cũng nhƣ đặt ra đƣợc những vấn đề nóng bỏng của cuộc
sống hiện tại.
Những nhận định trên đây là cơ sở để chúng tôi tiến tới xác lập hệ thống
luận điểm cho đề tài:
- Xu hƣớng vận động chung của văn xuôi 1975 – 1985 chi phối sự thể hiện
đề tài chiến tranh và ngƣời lính ra sao?.
- Khi bƣớc ra khỏi cuộc chiến để bƣớc vào cuộc sống hoà bình, khi quan
niệm về hiện thực quan niệm về con ngƣời đã thay đổi thì chiến tranh đƣợc khai
thác trong các tiểu thuyết nhƣ thế nào?.
- Những biểu hiện cụ thể nào chứng tỏ sự thể hiện đề tài chiến tranh và hình
tƣợng nguời lính là dấu hiệu quan trọng để hình dung hƣớng phát triển của tiểu
thuyết?.
- Các nhà tiểu thuyết đã khai thác những khía cạnh mới mẻ từ đề tài truyền
thống ra sao?.
Những vấn đề này sẽ đƣợc lần lƣợt giải quyết trong các phần của luận văn.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn lấy những sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết về đề tài chiến tranh
và ngƣời lính làm đối tƣợng khảo sát, từ đó khái quát về cách nhìn nhận, khai thác
hiện thực chiến tranh, sự thể hiện hình tƣợng ngƣời lính gắn với những dấu hiệu
đổi mới về sự phản ánh hiện thực và sự thể hiện nhân vật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
Về mặt tác phẩm, chúng tôi tập trung vào những tác phẩm thuộc thể loại tiểu

thuyết của những tác giả tiêu biểu, đã tƣơng đối thống nhất trong sự đánh giá
chung của dƣ luận. Hơn nữa, “tiểu thuyết giai đoạn 1975 – 1985” là một giai đoạn
ngắn ngay sau khi chiến tranh kết thúc, một giai đoạn có tính chất “giao thoa”,
“bắc cầu” từ thời kì chiến tranh sang thời kì đổi mới cho nên diện mạo và khuynh
hƣớng vận động của tiểu thuyết chƣa thật sự ổn định và nổi bật, thành tựu cũng
chƣa nhiều. Vì vậy, trong phạm vi của luận văn chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu
một số sáng tác điển hình của tiểu thuyết trong giai đoạn này. Tuy nhiên, để có thể
hình dung đƣợc sự vận động cũng nhƣ tính chất “cầu nối” của giai đoạn 1975 –
1985 thì cần có sự đối chiếu, so sánh với một số tiểu thuyết giai đoạn trƣớc 1975
và cả những tác phẩm thời kì sau đổi mới.
4. Nhiệm vụ và đóng góp mới của luận văn.
4.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để thực hiện việc khảo sát và nhận diện đối tƣợng, luận văn đặt ra những
nhiệm vụ cơ bản sau:
- Khái quát diện mạo và các khuynh hƣớng của tiểu thuyết về đề tài chiến
tranh giai đoạn 1975 – 1985.
- Phân tích một số vấn đềvề hiện thực chiến tranh và hình tƣợng ngƣời lính
trong tiểu thuyết chiến tranh giai đoạn 1975 – 1985.
- Tìm hiểu một số đặc trƣng nghệ thuật của tiểu thuyết về đề tài chiến tranh
giai đoạn 1975 – 1985.
4.2. Đóng góp mới của luận văn.
Trên cơ sở kế thừa những ý kiến, quan điểm văn học của những nghiên cứu
trƣớc đây, luận văn sẽ hệ thống hoá những biểu hiện đặc sắc của tiểu thuyết về đề
tài chiến tranh trong dòng chảy chung của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Chúng tôi vận dụng các thao tác của thi pháp học, loại hình học, văn bản
học trong quá trình xử lí các nội dung nghiên cứu.
Ngoài ra, các phƣơng pháp cụ thể nhƣ thống kê, so sánh, phân loại, phân
tích, tổng hợp cũng đƣợc kết hợp sử dụng.



6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài Phần mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, Luận văn
triển khai nội dung thành 3 chƣơng:
Chƣơng I: Diện mạo và các khuynh hƣớng của tiểu thuyết về đề tài chiến
tranh giai đoạn 1975 – 1985.
Chƣơng II: Hiện thực chiến tranh và hình tƣợng ngƣời lính trong tiểu thuyết
Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985.
Chƣơng III: Một số vấn đề về nghệ thuật trong việc thể hiện đề tài chiến
tranh của tiểu thuyết giai đoạn 1975 – 1985.


















CHƢƠNG 1
DIỆN MẠO VÀ CÁC KHUYNH HƯỚNG CỦA TIỂU THUYẾT VỀ

ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH GIAI ĐOẠN 1975 - 1985
1.1. Nhìn lại chặng đường của tiểu thuyết những năm chống Mĩ cứu nước.
Nói đến chiến tranh là nói đến máu lửa, chết chóc, sự tàn phá, sự hi sinh và
muôn ngàn hậu quả đau đớn khác. Đất nƣớc Việt Nam, con ngƣời Việt Nam, hơn
ai hết đều cảm nhận rõ ràng và sâu sắc điều này; bởi lẽ, lịch sử dân tộc ta đã phải
trải qua biết bao cuộc chiến tranh để bảo vệ đất nƣớc. Song cũng chính từ những
năm tháng “khổ nhục nhƣng vĩ đại ” ấy, đội ngũ những nhà văn - những “thƣ kí
trung thành của thời đại” đã kịp thời phản ánh một cách chân thực và xúc động
những hình ảnh khác nhau về đất nƣớc và con ngƣời Việt Nam trong chiến tranh.
Chúng ta không thể nào quên sự kiện ngày 5 tháng 8 năm 1964, tiếng súng
chống Mĩ ở miền Bắc đã nổ và đóng một dấu mốc quan trọng của thời kì cả nƣớc
có chiến tranh. Và trong khoảnh khắc ấy, tiếng gọi thiêng liêng của của Tổ quốc
nhƣ cùng trỗi dậy trong muôn vàn trái tim của thanh niên Việt Nam, thôi thúc họ
lên đƣờng vào tuyến lửa. Trong đội ngũ trùng trùng điệp điệp của những đoàn quân
đang “Xẻ dọc Trƣờng Sơn đi cứu nƣớc”, có không ít những nhà văn mà họ vừa
cầm súng chiến đấu vừa cổ vũ động viên chiến sĩ bằng những trang viết của mình.
Bên cạnh những thể loại đi đầu nhƣ kí sự và thơ ca, tiểu thuyết những năm chống
Mĩ cũng góp một tiếng nói riêng, âm hƣởng riêng tạo ra một dấu ấn đậm nét cho
thể loại tiểu thuyết về đề tài chiến tranh.
1.1.1 Sự mở rộng dung lượng phản ánh và qui mô của tiểu thuyết.
Trong khoảng hơn mƣời năm kể từ 1964, khi cả nƣớc bƣớc vào cuộc kháng
chiến chống Mĩ cứu nƣớc, văn học của chúng ta luôn đứng ở mũi nhọn chiến đấu,
bám sát và phục vụ những nhiệm vụ chính trị. Các sáng tác văn học đặc biệt là tiểu
thuyết đều cố gắng phản ánh những diễn biến cực kỳ mau lẹ cuả cuộc kháng chiến,
rút ngắn đƣợc khoảng cách vốn thƣờng có giữa văn học và sự kiện lịch sử. Những
nhà văn hầu hết đều là những ngƣời lính, họ có mặt ở các chiến dịch, các mặt trận;
họ vừa chiến đấu vừa cổ vũ đồng đội chiến đấu bằng những tác phẩm văn học của
mình. Họ đã viết bằng tất cả nguồn cảm xúc còn vẹn nguyên nơi chiến trƣờng với
mong muốn tái hiện thật đầy đủ, thật chi tiết những diễn biến của cuộc chiến đấu.
Chính vì thế, nhiều tiểu thuyết giai đoạn này còn mang tính kí sự, nặng về “kể”,

“tả”. Nhƣng đặc điểm nổi bật dễ nhận thấy hơn cả chính là sự mở rộng dung lƣợng
phản ánh và qui mô của tiểu thuyết. Các tác phẩm thời kì này viết về nhiều chiến
trƣờng, nhiều mặt trận, nhiều quân binh chủng khác nhau cung cấp cho ngƣời đọc
một bức tranh tổng hợp về sự trƣởng thành vƣợt bậc của quân đội. Nếu nhƣ Vùng
trời của Hữu Mai viết về không quân thì Dấu chân người lính của Nguyễn Minh
Châu viết về các binh chủng trong một chiến dịch chiến đấu lớn với bộ binh. Nếu
Chiến sĩ là chuyện kể của một chiến sĩ xe tăng quân giải phóng thì Những người
cùng tuyến viết về những ngƣời chiến sĩ trên tuyến đƣờng vận chuyển ra tuyền
tuyến Ngoài ra, chúng ta còn có Mẫn và tôi của Phan Tứ, Chớp trắng của Thu
Bồn, hai nhà văn miền Nam viết về các chiến sĩ quân giải phóng v.v.
Trong loạt tiểu thuyết này, sự mở rộng dung lƣợng phản ánh còn thể hiện ở
chỗ, lần đầu tiên ngƣời lính đƣợc đặt trong bối cảnh rộng lớn của đất nƣớc, gắn hậu
phƣơng với chiến trƣờng; gắn số phận một ngƣời với nhiều ngƣời, ngƣời tuyến
trƣớc với ngƣời tuyến sau, lớp già và lớp trẻ Lần đầu tiên
ngƣời lính chống Mĩ đƣợc phản ánh nhƣ những nhân vật chính của đời sống, đƣợc
đặt ở trung tâm xoáy động của một thời kì lịch sử chứ không phải chỉ ở chiến
trƣờng. Bề rộng phản ánh ấy còn ở chỗ tiểu thuyết đã trình bày những mảng hiện
thực chiến đấu khá đặc biệt: đó là những con đƣờng trong mây, những trận chiến
đấu vƣợt biển Hậu phƣơng Xã hội chủ nghĩa vững vàng và lớn lên trong chiến
tranh cũng đƣợc văn học chú ý đúng mức hơn qua các tác phẩm Đất làng (Nguyễn
Thị Ngọc Tú) và Vùng quê yên tĩnh (Nguyễn Kiên).
Có thể thấy ở giai đoạn này, văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng thể
hiện đƣợc sự phong phú, đa dạng trong cách chiếm lĩnh đề tài và phản ánh nó một
cách sinh động. Chiến tranh – một vấn đề không mới song các nhà văn đã làm mới
nó bằng cách mở rộng dung lƣợng phản ánh, đem dến cho văn học Việt Nam
những diện mạo mới mẻ, đặc sắc.
1.1.2. Sự phát triển về chiều sâu nhận thức và phản ánh hiện thực chiến tranh.
Hiện thực chiến tranh, cụ thể là cuộc chiến tranh chống Mĩ là một vấn đề rất
lớn mà muốn tái hiện đƣợc bức tranh toàn cảnh của hiện thực, cần phải dựng lên
diện mạo của nó mang tính chất tổng hợp: đó là cái dữ dội, khắc nghiệt, cái anh

hùng vô cùng đẹp đẽ, những hi sinh to lớn, những chặng đƣờng vô cùng gian khổ,
những chiến công vang dội Nhận thức của con ngƣời thời kì chống Mĩ cũng phải
đặt trong tƣơng quan biện chứng với hiện thực đa dạng trên, tái hiện sinh động
những tác động qua lại hết sức tinh vi và phức tạp giữa con ngƣời và hiện thực.
Để làm đƣợc điều đó, văn học thời kì này không thể chỉ đơn thuần mở rộng
dung lƣợng phản ánh bằng tổng số những sự kiện, biến cố chiến tranh, tổng số
hành động mà cần phải vẽ cho ra đƣợc sự vận động biện chứng bên trong con
ngƣời và hành động. Tiểu thuyết những năm chống Mĩ đã phần nào cho thấy
khuynh hƣớng muốn tìm tòi, lí giải những vấn đề xã hội, nói cách khác là đã có sự
phát triển về chiều sâu nhận thức và phản ánh hiện thực chiến tranh, về xây dựng
tính cách nhân vật.
Cuộc chiến đấu của chúng ta là một sự sàng lọc nghiêm ngặt và vĩ đại những
con ngƣời. Không có sự lẫn lộn vàng thau, trắng đen, tốt xấu trƣớc những thử
thách quyết liệt trong chiến tranh. Những cặn bã, dối trá, hèn nhát, thoái hoá đã bị
sàng lọc ra từ chiến tranh; những cái anh hùng, cao cả, đẹp đẽ đƣợc bộc lộ với tất
cả tính chất và màu sắc của nó. Để đạt tới chiều sâu của tác phẩm, cần sự thống
nhất nhuần nhuyễn giữa việc miêu tả hiện thực với quá trình phân tích và lí giải
hiện thực. Chiến tranh là một hiện tƣợng xã hội đặc biệt, không bình thƣờng trong
tiến trình cuộc sống, vì thế hiện thực chiến tranh thƣờng không tƣơng đồng với
hiện thực đời sống sau chiến tranh và những vấn đề cụ thể đặt ra cho con ngƣời
trong chiến tranh cũng rất khác biệt với những vấn đề của con ngƣời trong đời
sống bình thƣờng. Để cho việc miêu tả chiến tranh thực sự có tác động đối với hiện
tại, các tác giả thƣờng xuyên phải xử lý những vấn đề “xuất phát từ những yêu cầu
của hiện tại, tìm ra trong hiện thực chiến tranh những vấn đề gặp gỡ với hiện tại,
những mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp giữa quá khứ chiến tranh và thực tại hiện
nay. Nếu chỉ dừng lại ở việc miêu tả bề mặt của chiến tranh với tổng số những sự
kiện, biến cố và quá trình của nó thì chắc chắn rằng sẽ không tìm thấy sự gặp gỡ và
những mối liên hệ ấy” - (Đinh Xuân Dũng). Bởi vậy, sự đào sâu hơn nữa, sự tổng
hợp cao hơn nữa trong sáng tạo đã cho thấy sự phát triển về chiều sâu nhận thức và
phản ánh hiện thực chiến tranh. “ Cùng với việc tổng hợp diện phản ánh chiều rộng

của hiện thực, yêu cầu quan trọng hơn là tổng hợp bằng cách đào sâu vào cốt lõi
của hiện thực làm bật lên những vấn đề máu thịt của nó”- (Lê Bá Suý, Đinh Xuân
Dũng). Cuộc chiến đấu chống Mĩ của chúng ta đã đặt ra những vấn đề sâu sắc có
tính thời đại và từ đó ngƣời ta đã rút ra rất nhiều những kết luận, những chân lý mà
con ngƣời và thời đại đang rất quan tâm.
Chiều sâu của tác phẩm về đề tài chống Mĩ có liên quan mật thiết với việc lý
giải con ngƣời tham gia chiến tranh. Việc lý giải này bao gồm nhiều mặt, song chủ
yếu hơn cả là đi sâu vào thế giới tinh thần của con ngƣời. Nhiều vấn đề của cuộc
chiến đấu, những khía cạnh của chủ đề tác phẩm trƣớc đây, nay lại đƣợc đặt lại với
cái nhìn sâu sắc hơn và sự lý giải thuyết phục hơn. Chẳng hạn vấn đề hai thế hệ cha
và con từ Vào lửa quán xuyến sang Dấu chân người lính, Mẫn và tôi. Còn Cửa
sông và Vùng trời tuy cốt truyện rất khác nhau nhƣng đều nói lên một chân lý:
cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc đã làm cho mỗi ngƣời cố gắng vƣợt lên những
giới hạn của chính mình, trở thành tốt đẹp hơn và do đó mà họ đang xích lại gần
nhau, xiết chặt đội ngũ lại vì một mục tiêu cao cả đó là: Tổ quốc thống nhất, Bắc
Nam sum họp một nhà.
Nhìn chung, văn học viết về chiến tranh của chúng ta đã cố gắng đi từ việc
mô tả, tái tạo lại những bức tranh về chiến tranh đến việc vƣơn lên tìm tòi để đặt ra
và lý giải những vấn đề đạo đức, triết lý, tâm lý của con ngƣời nảy sinh trong chiến
tranh. Giải quyết tốt vấn đề này chính là việc xử lý một tƣơng quan biện chứng của
một quá trình sáng tạo: tƣơng quan giữa việc mở rộng dung lƣợng hiện thực với
việc đạt tới một chiều sâu nhận thức và phản ánh hiện thực chiến tranh.
1.1.3. Cảm hứng ngợi ca mang đậm tính chất sử thi.
Cách mạng tháng Tám (1945) thành công đã mở ra một thời đại mới trong
lịch sử dân tộc, một giai đoạn mới cho văn học Vệt Nam. Hai cuộc kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ là hai chặng đƣờng của giai đoạn văn học mới ấy. Ở từng
chặng, văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng có những đặc điểm về trình độ
cũng nhƣ quy mô khác nhau, song nhìn chung đặc trƣng thể hiện hình tƣợng ở cả
hai chặng này đều tƣơng đối thống nhất. Đó là, cảm hứng anh hùng ca (sử thi) bao
trùm lên mọi sáng tạo nghệ thuật. Con ngƣời trong tác phẩm là con ngƣời quần

chúng, con ngƣời hoà mình vào cái chung, thể hiện sức mạnh đoàn kết của toàn
dân tộc. Bức tranh đời sống trong các tác phẩm là cuộc sống, lao động của nhân
dân gắn với nhiệm vụ kháng chiến.
Tuy nhiên cần nhìn nhận những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1975 bằng một quan điểm toàn diện, linh hoạt, tránh xu hƣớng cực
đoan hoá khi đem đối lập giữa văn học trƣớc và sau 1975. Có thể nhắc tới ý kiến
của Giáo sƣ, Tiến sĩ Nguyễn Văn Long về vấn đề này:
“Cũng có cách nhìn khá phổ biến khi nhắc tới văn học ở giai đoạn trƣớc và
sau tháng 4 năm 1975 thƣờng đem sự đối lập tuyệt đối giữa sử thi và đời thƣờng,
giữa cá nhân và cộng đồng, giữa lí tƣởng xã hội và ý thức nhân bản. Sự đề cao ý
kiến cá nhân, hƣớng tới khám phá cái tôi đôi khi đến đối lập và xem nhẹ ý thức
cộng đồng. Sự đề cao những tìm tòi khám phá vào tâm linh, vô thức đôi khi lại là
biểu hiện sự xem nhẹ đối với ý thức, nhất là ý thức xã hội. Mọi sự đối lập tuyệt đối
ở đây đều dẫn đến sự phiến diện trong cách nhìn nhận, khám phá xã hội và con
ngƣời ”.
Ở đây, chúng tôi không có chủ ý bàn nhiều về đặc điểm của văn học Việt
Nam trong hai cuộc kháng chiến. Việc nhắc đến đặc trƣng của giai đoạn văn học
này chủ yếu trên tinh thần kế thừa những khái quát đã tƣơng đối ổn định và đƣợc
dƣ luận đồng tình. Để thấy đƣợc những biến đổi trong cảm hứng chủ đạo và nội
dung hiện thực trong các tác phẩm trƣớc và sau năm 1975; trong khi tiến hành so
sánh, một mặt phải tránh khuynh hƣớng tuyệt đối hoá giá trị của từng giai đoạn văn
học; mặt khác, theo chúng tôi, cần thiết phải có sự đối chiếu trên nét lớn những đặc
trƣng nổi bật giữa hai giai đoạn khác nhau này. Đồng thời với quan điểm không
cực đoan trong đánh giá thành tựu của mỗi giai đoạn văn học thì vẫn phải thấy
rằng: xuất phát từ bối cảnh lịch sử cụ thể, văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng
Tám lấy việc phục vụ chính trị, phục vụ Công – Nông – Binh làm nhiệm vụ nghệ
thuật với sự tự nguyện cao độ từ phía chủ thể sáng tạo. Nhà lý luận phê bình văn
học Hoài Thanh cũng đã từng nhận ra: “Cảnh tƣng bừng của cả dân tộc Việt Nam
đang trỗi dậy. Tôi cảm thấy khắp nơi ở xung quanh tôi và trong lòng tôi một cuộc
tái sinh màu nhiệm” - (Tạp chí Tiên phong, số 3, năm 1945). Nhà văn Nguyễn

Đình Thi viết: “Chúng ta đã tìm thấy bao trùm lên chúng ta, bao trùm làng xóm,
gia đình chúng ta một cái gì lớn lao chung, ấy là dân tộc”, [142]. Nhà văn Anh Đức
chiêm nghiệm: “ Văn học của một xứ sở, theo tôi dù muốn hay không, đó vẫn là
một cuộc hành trình liên tục, tự nhiên giữa các thế hệ cầm bút, chỉ có khác là mỗi
thế hệ gánh vác những sứ mệnh khác nhau và sứ mệnh ấy không thể tách rời vận
mệnh chung của đất nƣớc”, [122].
Có nhiều cách lý giải khác nhau xung quanh những đặc điểm của văn học về
đề tài chiến tranh. Nhìn chung, các ý kiến đều đi đến một sự đánh giá thống nhất
đặc trƣng phản ánh của văn học viết về chiến tranh. Chiến tranh nhƣ một sản phẩm
tất yếu của lịch sử, mang cả những ƣu thế và nhƣợc điểm có tính lịch sử và cảm
hứng ngợi ca mang đậm tính chất sử thi là một trong những nét đặc thù, hợp qui
luật của thực tiễn đời sống, văn hoá, chính trị.
Trên tinh thần đánh giá và đánh giá lại thành tựu của văn học những năm
kháng chiến chống Mĩ, đặc điểm về khuynh hƣớng sử thi hoá đã đƣợc đặt trong cái
nhìn thi pháp lịch sử, trong sự liên tục của mạch chảy truyền thống – theo quan
điểm của Giáo sƣ Trần Đình Sử: “Thực chất sử thi ở đây là phạm trù của một diễn
ngôn, mỗi một câu chuyện, bài ca về ngƣời anh hùng dân tộc đại diện cho tinh thần
tinh hoa, khí phách nhân dân đứng lên chống áp bức bóc lột và giặc ngoại xâm. Đó
là sự phản ánh đời sống tinh thần dân tộc nổi lên từ sau Cách mạng Tháng tám,
phát triển qua hai cuộc kháng chiến, tiếp nối quá trình phục sinh của tâm hồn dân
tộc khởi lên từ đầu thế kỉ XX”.
Khái quát trên phƣơng diện lịch sử tâm lý, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng
Mạnh nhấn mạnh đến tâm lý lãng mạn – một chủ nghĩa lãng mạn thấm nhuần tinh
thần chiến thắng và chủ nghĩa anh hùng: “Ba mƣơi năm chiến tranh giải phóng dân
tộc hƣớng về tƣ tƣởng độc lập tự do và Chủ nghĩa xã hội, cả dân tộc chủ yếu sống
với tâm lý lãng mạn – một chủ nghĩa lãng mạn thấm nhuần tinh thần chiến thắng
và chủ nghĩa anh hùng. Không có lòng yêu nƣớc thiết tha và lòng tin chắc chắn ở
tƣơng lai đầy ánh sáng của chiến thắng và cuộc sống ấm no hạnh phúc thì làm sao
có đủ sức mạnh tinh thần vƣợt qua mọi thiếu thốn gian khổ, mọi thử thách nặng nề
của chiến tranh”.

Cảm hứng ngợi ca in đậm tính chất sử thi đƣợc thể hiện ở thái độ ca ngợi
quần chúng, ở việc xây dựng hình tƣợng đám đông sôi động, hào hứng đầy sức
mạnh của công nhân, nông dân, bộ đội, dân công trong các tác phẩm Cửa biển -
1961 (Nguyên Hồng), Vỡ bờ - 1962 (Nguyễn Đình Thi), Bão biển - 1969 (Chu
Văn), Mẫn và tôi - 1972 (Phan Tứ), Dấu chân người lính - 1972 (Nguyễn Minh
Châu) v.v. Tính chất sử thi còn thể hiện rõ nét trong việc xây dựng những hình
tƣợng nhân vật anh hùng, nơi hội tụ, kết tinh bao phẩm chất cao đẹp của giai cấp,
của nhân dân, của dân tộc trong Đất nước đứng lên - 1956 (Nguyên Ngọc), Hòn
đất - 1966 (Anh Đức), Người mẹ cầm súng- 1968 (Nguyễn Thi), Rừng xà nu -
1969 (Nguyễn Trung Thành), Bão biển - 1969 (Chu Văn) v.v.
Nhƣ vậy có thể thấy, hiện thực mang đậm tính sử thi là đặc điểm nổi bật về
phƣơng diện nội dung phản ánh của tiểu thuyết những năm chống Mĩ .
1.2. Sự vận động của văn học Việt Nam những năm 1975 – 1985.
Cùng với sự vận động tất yếu của lịch sử là sự vận động trong nhận thức của
con ngƣời, của các nhà văn, đặc biệt là những Nhà văn – Ngƣời lính vừa bƣớc ra từ
cuộc hành quân gian lao và vĩ đại. Trong chiến tranh, khi cầm bút viết về cuộc
chiến đấu đang diễn ra, nhà văn đồng thời là ngƣời tham dự, ngƣời trong cuộc,
ngƣời chiến sĩ; bản thân họ tự nguyện là ngƣời cổ vũ và tuyên truyền cho cuộc
chiến đấu đó. Sau khi chiến tranh kết thúc, đã lùi xa thì nhà văn lại trở thành ngƣời
có khát vọng đào sâu trực tiếp vào thực tế của cuộc chiến đấu để trình bày và phát
hiện mọi mặt của nó với chiều sâu phức tạp mà trong chiến tranh họ chƣa kịp nhận
ra.
Văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1975 – 1985 đã có những chuyển biến nhanh
nhạy để bắt kịp với không khí chung của thời đại. Tiểu thuyết về đề tài
chiến tranh sau chiến tranh không nằm ngoài sự vận động chung đó.
1.2.1. Bối cảnh xã hội Việt Nam sau thời kì chiến tranh chống Mỹ cứu nước.
Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra một thời kì mới trong lịch sử dân
tộc. Chấm dứt hơn 20 năm kháng chiến chống Mỹ, dân tộc ta đã giành đƣợc thành
quả to lớn: giải phóng hoàn toàn miền Nam, bảo vệ vững chắc chế độ xã hội chủ
nghĩa ở miền Bắc, thống nhất đất nƣớc. Đất nƣớc hoà bình, cả nƣớc tập trung khắc

phục những hậu quả nặng nề do cuộc chiến tranh để lại và tiếp tục phải đƣơng đầu
với những thử thách mới. Dƣới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nƣớc nhân dân hai

×