Tải bản đầy đủ (.pdf) (118 trang)

Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội trong thời kỳ đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.71 MB, 118 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TẠ THỊ THẢO




BIẾN ĐỔI HOẠT ĐỘNG SINH HOẠT
CỘNG ĐỒNG - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60 31 30



LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh









HÀ NỘI - 2012

1
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành dựa trên cơ sở bộ số liệu của cuộc nghiên cứu
“Biến đổi cơ cấu - xã hội sau đổi mới và dự báo xu hướng biến đổi” do khoa Xã hội
học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện năm 2008 tại 6 tỉnh/thành đại
diện cho 3 miền Bắc - Trung - Nam. Những số liệu khác được sử dụng trong nghiên
cứu này được thu nhập từ các kênh thông tin đã công bố công khai của các cơ quan,
tổ chức có uy tín như Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện xã hội học.
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn BCN Khoa Xã hội học, trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội đã giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn rất nhiệt tình của các thầy cô giáo
hiện đang công tác tại Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các
thầy cô đã đóng góp từ ý tưởng đề tài, giúp đỡ tôi trong quá trình triển khai và hoàn
thiện luận văn thạc sỹ này.
Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Hoàng Bá Thịnh, người đã tận tình chỉ bảo và đóng góp ý kiến để tôi hoàn
thành luận văn đạt kết quả tốt.
Xin cảm ơn lớp Cao học Xã hội học Khóa 2008-2011, những người bạn thân
và gia đình đã đồng hành, động viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình
học tập tại Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội cũng như quá trình tôi
thực hiện luận văn thạc sỹ.
Trân trọng,

Hà Nội, ngày 31 tháng 3 năm 2011
Học viên




Tạ Thị Thảo



2
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCN :

Ban chủ nhiệm
NTL : Người trả lời
UBND : Ủy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chủ nghĩa

3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU


8
1. Lý do chọn đề tài


8
2. Ý nghĩa của đề tài


10

3. Mục đích nghiên cứu


10
4. Nhiệm vụ nghiên cứu


10
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


11
5.1. Đối tượng nghiên cứu 11
5.2. Khách thể nghiên cứu

11
5.3. Phạm vi nghiên cứu 11
6. Phương pháp nghiên cứu


11
7. Câu hỏi nghiên cứu


13
8. Giả thuyết nghiên cứu


14
9. Khung lý thuyết



15
10. Kết cấu luận văn


16
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN


17
1.1. Các khái niệm công cụ


17
1.1.1. Biến đổi xã hội 17
1.1.2. Cộng đồng xã hội 18
1.1.3. Sinh hoạt cộng đồng - xã hội 19
1.1.4. Nông thôn

19
1.1.5. Đô thị

20
1.1.6. Tổ chức chinh trị - xã hội 22
1.1.7. Đổi mới 22
1.2. Các lý thuyết xã hội học


24

1.2.1. Lý thuyết biến đổi xã hội 24
1.2.2. Lý thuyết hành động xã hội

25
1.2.3. Mạng lưới xã hội 26
1.3. Tổng quan vấn đề nghiên cứu


28
Chương 2: NHỮNG CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI SINH HOẠT CỘNG
ĐỒNG - XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 35
2.1. Tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội
35
2.1.1. Tham gia họp tổ dân phố/thôn/xóm, họp tại UBND xã/phường

35
2.1.2. Tham gia các lễ hội văn hóa, đi đình chùa 40
2.1.3. Tham gia các buổi lễ mừng thọ, sinh nhật, họp họ hàng 44
2.2. Tham gia các tổ chức chính trị - xã hội


49
2.2.1. Tham gia các tổ chức chính thức 49

4
2.2.2. Tham gia các tổ chức tự nguyện 53
Chương 3: CÁC NHÂN TỐ TẠO NÊN SỰ KHÁC BIỆT TRONG VIỆC
THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG - XÃ HỘI TRONG THỜI
KỲ ĐỔI MỚI 60
3.1. Các yếu tố nhân khẩu học



60
3.1.1. Trình độ học vấn 60
3.1.2. Tuổi và giới tính 63
3.1.3. Nghề nghiệp 70
3.1.4. Tình trạng hôn nhân 72
3.2. Điều kiện sống của hộ gia đình


76
3.2.1. Mức sống của hộ gia đình 76
3.2.2. Nơi sinh sống 89
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


98
TÀI LIỆU THAM KHẢO


104
PHỤ LỤC


107

5
DANH MỤC BIỂU
Biểu 2.1: Mức độ tham gia họp tổ dân phố/ thôn/ xóm, họp tại UBND xã/
phường của NTL qua các mốc thời gian 36

Biểu 2.2: Nhóm tuổi người trả lời với mức độ thường xuyên tham gia họp tổ
dân phố/thôn/xóm qua các năm 38
Biểu 2.3: Mức độ tham gia họp tại UBND xã/phường phân theo nhóm tuổi 39
Biểu 2.4: Mức độ tham gia họp tổ dân phố/thôn/xóm phân theo nhóm nghề nghiệp 40
Biểu 2.5: Mức độ tham gia các lễ hội văn hóa, đi đình chùa của người trả lời 41
Biểu 2.6: Mức độ thường xuyên tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa của
NTL theo thời gian phân theo khu vực sống 42
Biểu 2.7: Mức độ thường xuyên tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa của
NTL theo thời gian phân theo nhóm nghề 43
Biểu 2.8: Mức độ thường xuyên tham gia lễ mừng thọ, lễ sinh nhật của NTL
theo thời gian 45
Biểu 2.9: Mức độ thường xuyên tham gia lễ mừng thọ, sinh nhật của NTL
phân theo nhóm tuổi 45
Biểu 2.10: Mức độ thường xuyên tham gia họp họ hàng của NTL theo thời gian 47
Biểu 2.11: Số lượng Hội/ đoàn thể chính thức NTL tham gia qua các mốc thời gian 50
Biểu 2.12: Số lượng hội tình nguyện NTL tham gia theo thời gian 56
Biểu 2.13. Số lượng hội tình nguyện NTL tham gia phân theo khu vực 57
Biểu 3.1: Học vấn với việc tham gia các hội tình nguyện của NTL 63
Biểu 3.2: Giới tính NTL với việc tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội 64
Biểu 3.3: Sự biến đổi số lượng tổ chức chính trị - xã hội NTL tham gia qua
các thời điểm phân theo giới tính 65
Biểu 3.4: Sự biến đổi nghề chính của NTL qua các mốc thời gian 71
Biểu 3.5: Tình trạng hôn nhân của NTL với sự biến đổi trong việc tham gia
các tổ chức/đoàn thể giai đoạn 1998 - 2008 76
Biểu 3.6: Sự biến đổi trong việc tham gia các tổ chức/đoàn thể của NTL với
bình quân thu nhập người/tháng giai đoạn 2003 - 2008 79

6
Biểu 3.7: Thu nhập bình quân của NTL với việc tham gia các tổ chức đoàn thể 80
Biểu 3.8: Mức độ tăng giảm về thu nhập của NTL giai đoạn 1998 - 2008 và

2003 - 2008 81
Biểu 3.9: Mức chi tiêu bình quân với số lượng các tổ chức đoàn thể NTL
tham gia qua các mốc thời gian 87
Biểu 3.10: Chi tiêu/người/tháng của hộ gia đình với sự biến đổi tham gia các
tổ chức/đoàn thể của NTL giai đoạn 2003 - 2008 88
Biểu 3.11: Chi tiêu/người/tháng của hộ gia đình với việc tham gia các tổ
chức xã hội tự nguyện qua các mốc thời gian 89
Biểu 3.12: Chi tiêu của hộ gia đình cho các hoạt động cộng đồng trong 12
tháng qua phân theo khu vực 90
Biểu 3.13: Mức độ thường xuyên tham gia các hoạt động cộng đồng xã hội của
NTL phân theo khu vực 91
Biểu 3.14: Mức độ tham gia các tổ chức tự nguyện của NTL qua các mốc
thời gian phân theo khu vực 94








7
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Dân cư liên hệ với chính quyền các cấp 38
Bảng 2.2: Mức độ tham gia lễ hội văn hóa, đi đình chùa của NTL phân theo
nhóm tuổi qua các mốc thời gian 42
Bảng 2.3: Sự tham gia của NTL vào các Hội/ đoàn thể chính thức theo
thời gian 50
Bảng 2.4: Sự tham gia Hội nông dân của NTL theo khu vực và qua các mốc
thời gian 53

Bảng 2.5: NTL tham gia Hội tình nguyện qua các mốc thời gian 55
Bảng 3.1: Tương quan giữa học vấn NTL với việc tham gia các hoạt động
cộng đồng - xã hội hiện nay 61
Bảng 3.2 : Tương quan giữa học vấn NTL với việc tham gia các tổ chức
chính trị - xã hội chính thức hiện nay 61
Bảng 3.3: Tương quan giữa giới tính của NTL với việc tham gia các tổ chức
chính trị - xã hội 65
Bảng 3.4: Tương quan giữa giới tính của NTL với sự biến đổi trong việc
tham gia các tổ chức đoàn thể 66
Bảng 3.5: Tương quan giữa tuổi của NTL với việc tham gia các tổ chức
chính trị - xã hội 67
Bảng 3.6: Tương quan giữa tuổi NTL với việc tham gia các hoạt động cộng
đồng - xã hội 69
Bảng 3.7: Tương quan giữa tuổi của NTL với sự biến đổi trong việc tham gia
các tổ chức/đoàn thể của NTL trong giai đoạn 1998 - 2008 70
Bảng 3.8: Tương quan giữa sự biến đổi trong việc tham gia các tổ chức/đoàn thể
của NTL với sự thay đổi nghề nghiệp của NTL trong giai đoạn 1998 - 2008 72
Bảng 3.9: Tương quan giữa việc tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội
với tình trạng hôn nhân của NTL 74
Bảng 3.10: Tương quan giữa tình trạng hôn nhân của NTL với việc tham gia
các tổ chức xã hội chính thức qua các mốc thời gian 75

8
Bảng 3.11: Tự đánh giá mức sống hộ gia đình [14] 77
Bảng 3.12: Mức sống của hộ gia đình qua các giai đoạn 77
Bảng 3.13: Sự thay đổi thu nhập của hộ gia đình từ các ngành nghề giai
đoạn 1998 - 2008 78
Bảng 3.14: Tương quan giữa nguồn thu nhập chính của hộ gia đình với bình
quân thu nhập người/tháng 80
Bảng 3.15: Tương quan giữa thu nhập của NTL với việc tham gia các hoạt

động cộng đồng - xã hội 82
Bảng 3.16: Tương quan giữa thu nhập của NTL với việc tham gia các tổ
chức chính trị - xã hội 83
Bảng 3.17: Chi tiêu cho các nhu cầu cơ bản bình quân đầu người phân
theo vùng 84
Bảng 3.18: Mức chi tiêu/người/tháng của hộ gia đình với mức độ tham gia
các hoạt động cộng đồng - xã hội qua các mốc thời gian 85
Bảng 3.19: Tương quan giữa mức chi tiêu/người/tháng của hộ gia đình với
mức độ tham gia các tổ chức xã hội qua các mốc thời gian 86
Bảng 3.20: Bình quân thu nhập và chi tiêu của NTL phân theo khu vực 90
Bảng 3.21: Tương quan giữa mức độ tham gia các hoạt động cộng đồng xã
hội với khu vực sống của NTL 92
Bảng 3.22: Tương quan giữa việc tham gia các tổ chức xã hội chính thức với
khu vực sống của NTL qua các mốc thời gian 93
Bảng 3.23: Tương quan giữa khu vực sống của NTL với số lượng tổ chức xã
hội người trả lời tham gia qua các mốc thời gian 94
Bảng 3.24: Tương quan giữa việc tham gia các tổ chức xã hội tự nguyện với
khu vực sống của NTL 95


9
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tại Đại hội VI (12/1986), Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách đổi
mới kinh tế từ nền kinh tế tập trung quan liêu sang nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đảng Cộng sản
Việt Nam lãnh đạo đã trải qua hơn 20 năm và đã đạt được những thành tựu vô cùng
to lớn làm thay đổi một cách cơ bản mọi mặt của đời sống kinh tế - chính trị - xã hội
của nhân dân trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng của đất nước luôn đạt mức cao và ổn
định so với khu vực và trên thế giới, GDP hàng năm luôn đạt từ 7,5% - 8%, năm

sau cao hơn năm trước. Đời sống của nhân dân được nâng cao, số hộ giàu có tăng
lên và số hộ nghèo đói giảm đi. Số liệu của Tổng cục Thống kê về mức sống hộ gia
đình, cụ thể về mặt thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế cho thấy trong
vòng 10 năm (1998 - 2008) mức thu nhập bình quân đầu người đã tăng gấp 3 lần,
nếu như vào năm 1998 mức thu nhập bình quân đầu người ở khu vực thành thị chỉ
là 517 nghìn đồng/người/tháng thì đến năm 2010 đã tăng lên là 2129 nghìn
đồng/người/tháng; còn ở nông thôn mức tăng tương ứng từ 225 nghìn
đồng/người/tháng lên 1070 nghìn đồng/người/tháng [28]. Điều này cho thấy sự đổi
mới về chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước ta đã mang lại cho người
dân cuộc sống ổn định hơn.
Từ sự thay đổi cơ cấu kinh tế (tăng dần tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng
nông nghiệp) dẫn tới sự thay đổi cơ cấu ngành nghề. Với tính chất đặc thù và đa
dạng của mình, hoạt động kinh tế phi nông nghiệp đã thu hút đông đảo lực lượng
lao động tại cả khu vực nông thôn và thành thị làm cho mọi mặt đời sống của các hộ
gia đình thay đổi rõ rệt như: thu nhập, chi tiêu tăng lên; đời sống văn hoá phong phú
và đa dạng hơn, đầu tư nhiều hơn cả về thời gian và vật chất cho hoạt động giáo dục
và sinh hoạt chính trị - cộng đồng.
Như một điều tất yếu, trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, con
người luôn có xu hướng tập hợp nhau lại thành quần thể để cùng nhau tồn tại, rất
khó có thể thấy một cá nhân nào tồn tại đơn lẻ, độc lập. K.Mark đã khẳng định rằng:

10
“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng
biệt. Trong tính hiện thực của nó bản chất con người là tổng hoà của những mối
quan hệ xã hội” [4], theo đó, con người phải được đặt trong các quan hệ xã hội mới
có thể trở thành con người toàn diện, không có con người tồn tại riêng biệt. Một
trong những hoạt động của cá nhân khi sống trong một cộng đồng, địa phương
chính là sự tham gia các hoạt động cộng đồng như: họp tổ dân phố, lễ hội văn hoá,
đình chùa, lễ mừng thọ, họp họ hàng, câu lạc bộ,…
Thực tế cho thấy, hiện nay khi đời sống được nâng cao, người dân bắt đầu

dành nhiều thời gian và tiền bạc hơn cho việc tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng
đồng. Ở Việt Nam hiện nay ngoại trừ những Hội/ đoàn thể chính thức, thật khó có
thể thống kê được có tất cả bao nhiêu hội tự nguyện mà cá nhân có thể tham gia.
Kinh tế khá giả, cá nhân có thời gian nhiều hơn cho việc làm phong phú thêm đời
sống tinh thần của mình bằng cách tham gia các câu lạc bộ, các hội tự nguyện như:
câu lạc bộ sinh vật cảnh, hội người cao tuổi,… Việc tham gia vào các đoàn/ hội
cũng là cách để cá nhân tự trau dồi thêm kiến thức cũng như sự hiểu biết cho mình
về các lĩnh vực khác nhau của đời sống. Đó cũng là nơi mọi người có thể chia sẻ
với nhau những kinh nghiệm, vốn kiến thức mình tích luỹ được.
Có câu thành ngữ rằng: “Phú quý sinh lễ nghĩa”, ý muốn nói khi khá giả thì
thường phát sinh những nghi lễ, thể thức mà khi khó khăn không có điều kiện thực
hiện. Có thực mới vực được đạo, khi cái ăn, cái mặc được thoả mãn thì con người ta
mới có tinh thần để làm những việc khác như: thăm hỏi họ hàng, bạn bè, tham gia
vào các hoạt động cộng đồng hay các tổ chức đoàn thể. Để kịp thời nắm bắt diễn
biến cũng như xu thế biến đổi của xã hội nước ta hiện nay và những năm tiếp theo
đã có các cuộc khảo sát nhằm tìm hiểu sự biến đổi đó, kết quả đã chỉ ra được những
thành tựu đáng ghi nhận của thời kỳ Đổi mới về các mặt khác nhau của đời sống,
tuy nhiên vẫn còn những vướng mắc cần phải giải đáp. Các nghiên cứu đó chỉ phân
tích ở cấp độ rộng như vùng, tỉnh chứ chưa đi sâu vào phân tích ở cấp độ cá nhân.
Do đó trong giới hạn của luận văn tốt nghiệp này, tác giả lựa chọn một vấn đề cụ
thể trong sự biến đổi chung của toàn xã hội đó là vấn đề “Biến đổi hoạt động sinh

11
hoạt cộng đồng xã hội trong thời kỳ đổi mới” phân tích sự thay đổi ở cấp độ cá
nhân với mong muốn đưa ra một số luận cứ làm phong phú thêm những nghiên cứu
về biến đổi xã hội.
2. Ý nghĩa của đề tài
- Những kết luận, đánh giá về sự biến đổi ở cấp độ cá nhân trong hoạt động
sinh hoạt cộng đồng thời kỳ Đổi mới có thể làm tài liệu tham khảo hỗ trợ phần nào
các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách sao cho có sự quan tâm hơn nữa tới

việc nâng cao mức sống của các hộ gia đình nói chung, từ đó thúc đẩy hoạt động
sinh hoạt cộng đồng, sao cho loại hình sinh hoạt này ngày càng trở nên phổ biến,
thu hút được sự quan tâm của người dân bởi đây là một hình thức sinh hoạt giúp đời
sống tinh thần của con người trở nên phong phú hơn.
- Nội dung và kết quả nghiên cứu của đề tài có thể làm tài liệu tham khảo
cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập về những vấn đề có liên quan đến biến
đổi cơ cấu - xã hội, lối sống
3. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu sự thay đổi ở cấp độ cá nhân trong hoạt động sinh hoạt cộng đồng
trong thời kỳ Đổi mới (từ năm 1998 đến năm 2008)
- Tìm hiểu những nhân tố tạo nên sự khác biệt trong việc tham gia các hoạt
động sinh hoạt cộng đồng trong thời kỳ Đổi mới.
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân vào
các hoạt động sinh hoạt cộng đồng trong thời gian tới
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Đề tài sẽ làm rõ các khái niệm công cụ: biến đổi, sinh hoạt cộng đồng, đổi
mới và vận dụng các lý thuyết xã hội học vào nghiên cứu về biến đổi.
- Đánh giá thực trạng biến đổi trong hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hội
trong 10 năm từ 1988 - 2008 (thông qua các chỉ báo: tham gia các hoạt động cộng
đồng; tham gia các hội/ đoàn thể)
- Tìm hiểu những nhân tố tạo nên sự khác biệt trong việc tham gia các hoạt
động sinh hoạt cộng đồng xã hội trong 10 năm từ 1988 - 2008.

12
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy sự tham gia của người dân vào
các hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hội trong thời gian tới.
5. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Biến đổi hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hội trong thời kỳ đổi mới.
5.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu là người dân tại 6 tỉnh/thành phố thuộc ba miền: miền
Bắc, miền Trung và miền Nam.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian tiến hành thu thập thông tin định tính: 2010 - 2011.
- Đề tài sử dụng số liệu định lượng của cuộc điều tra khảo sát.
+ “Biến đổi cơ cấu - xã hội sau đổi mới và dự báo xu hướng biến đổi”
được thực hiện năm 2008.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, qua phân tích số
liệu của cuộc điều tra khảo sát:
+ “Biến đổi cơ cấu - xã hội sau đổi mới và dự báo xu hướng biến đổi” do
Khoa Xã hội học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền thực hiện năm 2008 (Khảo sát
tại 6 tỉnh/ thành phố thuộc 3 miền Bắc - Trung - Nam). Bao gồm các tỉnh/thành phố
là: Yên Bái, Hà Nội, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tp. Hồ Chí Minh và Đồng Tháp.
Tác giả luận văn đã được Ban chủ nhiệm đề tài đồng ý cho phép khai thác dữ
liệu để viết luận văn.
+ Đặc điểm mẫu khảo sát:
Số lượng Tỷ lệ (%)
Khu vực

Nông thôn 1120 66,7
Thành thị 559 33,3
Giới tính

Nam 782 46,6

13
Nữ 897 53,4
Trình độ học vấn


Mù chữ 105 6,3
Tiểu học 278 16,6
THCS 570 33,9
THPT 431 25,7
Trung cấp, cao đẳng, THCN 130 7,7
Đại học 150 8,9
Sau đại học 12 0,7
Tuổi

Dưới 27 tuổi 259 15,4
Từ 27 đến 36 tuổi 393 23,4
Từ 37 đến 46 tuổi 429 25,6
Từ 47 đến 56 tuổi 304 18,1
Trên 56 tuổi 294 17,5
Tình trạng hôn nhân

Chưa có vợ/chồng 261 15,5
Có vợ/chồng 1268 75,5
Ly hôn 44 2,6
Ly thân 14 0,8
Góa 88 5,2
Nghề nghiệp

Nông nghiệp 509 30,3
Buôn bán, dịch vụ 278 16,6
Công nhân, viên chức, thủ công nghiệp/nghề tự do 254 15,1
Khác 249 14,8
Tôn giáo

Không theo tôn giáo 1376 82,0


14
Phật giáo 150 8,9
Thiên chúa giáo 90 5,4
Tin lành 10 0,6
Cao Đài 15 0,9
Hòa Hảo 27 1,6
Khác 2 0,1
Dân tộc

Kinh 1414 84,2
Khác 265 15,8

- Tiến hành phỏng vấn sâu 30 trường hợp tại 2 tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà
Tĩnh. Cụ thể:
+ Phỏng vấn sâu cán bộ UBND xã/phường: 04 trường hợp
+ Phỏng vấn sâu tổ trưởng dân phố: 04 trường hợp
+ Phỏng vấn sâu chủ hộ: 22 trường hợp
+ Cơ cấu mẫu phỏng vấn sâu:
Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Nghề nghiệp

Nông nghiệp
15
50
Phi nông nghiệp
15
50
Tuổi



Dưới 27 tuổi
2
6,7
Từ 27 đến 36 tuổi
5
16,7
Từ 37 đến 46 tuổi
10
33,3
Từ 47 đến 56 tuổi
10
33,3
Trên 56 tuổi
3
10
Giới tính


Nam
15
50
Nữ
15
50

- Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: tạp chí xã hội
học, các đề tài, các công trình nghiên cứu, các sách có liên quan đến biến đổi xã hội
và sinh hoạt cộng đồng


15
7. Câu hỏi nghiên cứu
- Mức độ người dân tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội như thế nào
trong giai đoạn 1998 - 2008? Những hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội nào
được người dân tham gia nhiều nhất?
- Các tổ chức chính trị - xã hội có thu hút được sự quan tâm của người dân
không?
- Có sự khác biệt trong việc tham gia các hoạt động cộng đồng - xã hội giữa
những người dân sống ở các điều kiện khác nhau không?
8. Giả thuyết nghiên cứu
- Đa số người dân đều tham gia ít nhất một tổ chức chính trị - xã hội chính
thức ở mọi thời điểm. Hoạt động tham gia họp họ hàng và họp tổ dân phố là các
hoạt động được người dân tham gia nhiều nhất.
- Các tổ chức chính trị - xã hội tự nguyện vẫn chưa thu hút được đông đảo
người dân tham gia.
- Người dân tham gia các hình thức sinh hoạt cộng đồng xã hội không đồng
đều. Người dân ở khu vực thành thị dành nhiều thời gian và vật chất hơn người dân
nông thôn cho các hoạt động sinh hoạt cộng đồng.
- Có nhiều nhân tố tạo nên sự khác biệt trong việc tham gia các hoạt động
cộng đồng xã hội của người dân như: thu nhập, tuổi tác, học vấn, giới tính, nơi
sinh sống

1
6
9. Khung lý thuyết







BIẾN ĐỔI HOẠT
ĐỘNG SINH
HOẠT CỘNG
ĐỒNG XÃ HỘI
TRONG THỜI KỲ
ĐỔI MỚI
Tham gia các hoạt
động cộng đồng:
- Họp tổ dân
phố/thôn/xóm
- Họp họ hàng (giỗ,
tang ma, cưới hỏi)
Điều kiện kinh tế xã hội của đất nước
Chính sách của Đảng và Nhà nước
Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương
Chính sách của địa phương
Tham gia các tổ chức
tự nguyện
Đặc điểm nhân khẩu – xã
hội của người trả lời
- Tuổi
- Giới tính
- Nghề nghiệp
- Trình độ học vấn
- Tình trạng hôn nhân
Đặc điểm hộ gia đình:
- Điều kiện kinh tế (tài
sản, vật dụng)
- Mức sống (thu nhập,

chi tiêu)
Nơi sinh sống:
- Nông thôn
- Thành thị

17
10. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận - khuyến nghị và danh mục tài liệu tham
khảo, đề tài bao gồm 3 chương,
- Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài
- Chương 2: Những chiều cạnh biến đổi sinh hoạt cộng đồng xã hội trong
thời kỳ Đổi mới
- Chương 3: Các nhân tố tạo nên sự khác biệt trong việc tham gia các hoạt
động cộng đồng xã hội trong thời kỳ Đổi mới

18
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Biến đổi xã hội
Biến đổi là những thay đổi có thể diễn ra theo chiều hướng tiến bộ, nhưng có
thể không diễn ra theo hướng tiến bộ mà lại suy thoái, thoái triển hoặc có thay đổi,
song không phải là sự đi lên hay đi xuống mà có thể chỉ là sự mở rộng hoặc thu hẹp.
Biến đổi xã hội luôn được các nhà nghiên cứu về xã hội, đặc biệt là các nhà xã
hội học quan tâm. Các nhà xã hội học kinh điển như Karl Marx, A. Comte, H.
Spencer hay E. Durkhiem luôn coi biến đổi xã hội là vấn đề cơ bản của xã hội. Nếu
không có sự biến đổi xã hội thì các xã hội sẽ luôn ở trạng thái gốc. Biến đổi xã hội là
một quá trình xã hội về những thay đổi trong cơ cấu của một hệ thống xã hội.
Một cách hiểu rộng nhất về biến đổi xã hội cho đó là một sự thay đổi so sánh
với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước. Tuy nhiên có một khái niệm
về biến đổi xã hội khá phổ biến và được nhiều người chấp nhận, đó là: “Biến đổi xã

hội là một quá trình qua đó những khuôn mẫu của các hành vi xã hội, các quan hệ
xã hội, các thiết chế xã hội và các hệ thống phân tầng xã hội được thay đổi theo
thời gian”[5]
Biến đổi xã hội đề cập đến sự thay đổi trật tự trong một xã hội, đó có thể là sự
chuyển hướng từ chế độ phong kiến sang chế độ tư bản chủ nghĩa, hay xã hội chủ
nghĩa. Nó cũng có thể được tạo ra bởi các cuộc cách mạng, các phong trào xã hội như
phong trào đòi quyền bình đẳng trong bầu cử cho phụ nữ, phong trào đòi quyền dân
chủ, và nó được thúc đẩy bởi văn hóa, tôn giáo, kinh tế hay khoa học - công nghệ. Sự
biến đổi xã hội có thể diễn ra một cách tự nhiên, trong tự nhiên, hoặc trong các tổ
chức xã hội, thậm chí ngay trong hành vi xã hội và quan hệ xã hội.
Trong đề tài này, chỉ xem xét sự biến đổi xã hội diễn ra trong lĩnh vực sinh
hoạt văn hóa cộng đồng của người dân khu vực nông thôn và đô thị. Xét ở mức độ
tham gia các hoạt động cộng đồng của người dân thay đổi theo thời gian và theo
điều kiện sống, khu vực sống.

19
1.1.2. Cộng đồng xã hội
Cộng đồng là hình thức chung sống trên cơ sở sự gần gũi của các thành viên
về mặt cảm xúc, hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết (gia đình, tình bạn cộng
đồng yêu thương) được chính họ tìm kiếm và vì thế được con người cảm thấy có
tính cội nguồn. Và cộng đồng được xem là một trong những khái niệm nền tảng
nhất của xã hội học, bởi vì nó mô tả những hình thức quan hệ và quan niệm về trật
tự, không xuất phát từ các tính toán lợi ích có tính riêng lẻ và được thỏa thuận theo
kiểu hợp đồng mà hướng tới một sự thống nhất về tinh thần - tâm linh bao quát hơn
và vì thế thường cũng có ưu thế về giá trị.
Theo từ điển xã hội học của Harper Collins, cộng đồng được hiểu là “mọi
phức hợp các quan hệ xã hội được tiến hành trong lĩnh vực kinh cụ thể, được xác
định về mặt địa lý, hàng xóm hay những mối quan hệ mà không hoàn toàn về mặt
cư trú, mà tồn tại ở một cấp độ trừu tượng hơn”
Cộng đồng còn được hiểu là toàn thể những người cùng sống, có những điểm

giống nhau, gắn bó với nhau thành một khối trong sinh hoạt xã hội [9]. Nếu hiểu
theo nghĩa này thì cộng đồng được đề cập đến trong mẫu trở nên quá rộng, bởi lẽ
những người cùng chung sống trong một khu dân cư sẽ gắn bó với nhau trong các
sinh hoạt chung của khu dân cư đó, chưa có chứng cứ gì chắc chắn rằng họ hoàn
toàn giống nhau về một điểm nào đó như: nghề nghiệp, nền văn hóa,…
Cộng đồng xã hội được hiểu là một tập đoàn người rộng lớn có những dấu
hiệu, những đặc điểm xã hội chung về thành phần giai cấp, về nghề nghiệp, về địa
điểm sinh tụ và cư trú [9]. Cũng có những cộng đồng xã hội bao gồm cả một dòng
giống, một sắc tộc, một dân tộc. Như vậy, cộng đồng xã hội bao gồm một loạt yếu
tố xã hội chung mang tính phổ quát: kinh tế, địa lí, ngôn ngữ, văn hoá, tín ngưỡng,
tâm lí, lối sống, vv. Khẳng định tính thống nhất của một cộng đồng xã hội trên một
quy mô lớn, cũng đồng thời phải thừa nhận tính đa dạng và nhiều màu sắc của các
cộng đồng xã hội trên những quy mô nhỏ hơn.

20
Khái niệm cộng đồng xã hội trong đề tài này được hiểu là một nhóm người
cùng chung sống trong một không gian địa lý, cùng gắn bó và chia sẻ với nhau
trong cuộc sống thông qua những sinh hoạt chung tại nơi cư trú.
1.1.3. Sinh hoạt cộng đồng - xã hội
Sinh hoạt được hiểu một cách đơn giản đó là những hoạt động thuộc về đời
sống hàng ngày của một người hay một cộng đồng người.
Ngoài ra sinh hoạt còn được hiểu là lĩnh vực hoạt động ngoài sản xuất trong
đời sống hằng ngày, gắn liền với sự thoả mãn những nhu cầu về vật chất và văn hoá
của con người (ăn, mặc, ở, sức khoẻ, nghỉ ngơi, giải trí, vv.). Phương thức sinh hoạt
bao gồm toàn bộ những phương tiện, thói quen, nghi thức, hợp thành lối sống, do
phương thức sản xuất quyết định. Trong xã hội có giai cấp, lối sống của mỗi người
phụ thuộc vào địa vị giai cấp của người đó. Lối sống trong xã hội mang dấu ấn sâu
sắc của sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, địa vị bất bình đẳng của phụ nữ,
của đặc điểm dân tộc, tôn giáo, cũng như tính chất nền văn hoá của xã hội. Lối sống
thay đổi tuỳ theo sự phát triển của lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và nền văn

hoá của xã hội. Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sinh hoạt của người lao động là đối
tượng quan tâm của nhà nước, lối sống của nhân dân được cải thiện đồng thời với
việc nâng cao trình độ sản xuất vật chất và trình độ văn hoá của xã hội. [28]
Sinh hoạt cộng đồng - xã hội được hiểu là những hoạt động thuộc về đời
sống hàng ngày của một cộng đồng người, bao gồm những hoạt động chia sẻ các giá
trị sống, các hoạt động văn hóa. Trong đề tài này, khái niệm sinh hoạt cộng đồng -
xã hội và hoạt động sinh hoạt cộng đồng - xã hội được hiểu theo cùng một nghĩa, và
các hoạt động thuộc về sinh hoạt cộng đồng được giới hạn lại bao gồm: họp tổ dân
phố; đi họp tại ủy ban nhân dân; đi lễ đền, chùa; tham gia các tổ chức xã hội tự
nguyện và các tổ chức xã hội chính thức; tham gia các hoạt động khác như: dự sinh
nhật, lễ mừng thọ, tang ma, cưới hỏi trong và ngoài họ tộc.
1.1.4. Nông thôn
Mỗi một xã hội đều được chia thành hai phần là nông thôn và đô thị. Mỗi nơi
có những đặc điểm, lối sống khác nhau. Nông thôn thường được biết đến như là một

21
khu vực xa trung tâm, nơi đó mật độ dân cư thưa thớt, mức sống ít phồn thịnh hơn
so với đô thị, tính nông thôn đậm đặc trong lối sống. Cộng đồng dân cư ở đây cùng
chung sống trên một vùng lãnh thổ, cùng chia sẻ những giá trị truyền thống chung.
Nhân vật trung tâm của xã hội nông thôn là những người nông dân, họ sống và gắn
bó cả đời với mảnh đất của mình. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông
nghiệp gắn với tư liệu sản xuất là đất đai, ruộng vườn. Văn hóa xóm làng tạo nên
một sự sẻ chia trong cộng đồng, mỗi khu vực nông thôn có tiểu văn hóa riêng. Cộng
đồng đề cao tinh thần chung, lợi ích chung.
Mỗi quốc gia có thể xây dựng cho mình những chỉ báo riêng để thừa nhận
một khu vực được xem là khu vực nông thôn. Ví dụ, ở Canada là dân số ít hơn
10.000 dân, ở Mỹ là 2.500 dân, ở Nhật Bản là 50.000 dân, Na Uy là 2.000 dân, còn
ở Việt Nam là ít hơn 4.000 dân, trong đó dân cư chủ yếu sống bằng hoạt động sản
xuất nông nghiệp.
Trong đề tài này, các huyện Yên Bình (Yên Bái); huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh);

huyện Hòa Vang (Đà Nẵng); huyện Thanh Bình, huyện Hồng Ngự, huyện Tháp
Mười (Đồng Tháp) sẽ đại diện cho khu vực nông thôn, để so sánh sự biến đổi trong
hoạt động sinh hoạt cộng đồng giữa khu vực nông thôn và khu vực đô thị (Hà Nội
và thành phố Hồ Chí Minh).
1.1.5. Đô thị
Xét theo nghĩa từ, đô là từ chỉ độ lớn, thị là từ dùng chỉ chợ, hay nơi có nhiều
dân cư sinh sống bằng nghề buôn bán.
Các đô thị tồn tại ở khắp mọi nơi, ở mỗi quốc gia. Đa số mọi người biết rất
rõ khi nào họ được coi là đang sống trong một đô thị, tuy nhiên đến hiện nay vẫn
chưa có một sự thống nhất hoàn toàn rõ ràng giữa các quốc gia về khái niệm đô thị.
Ví dụ, ở Mỹ, một khu cư trú được coi là đô thị khi số dân cư sống ở đó vào khoảng
từ 2.500 người trở lên, đô thị ở Philippin phải có mật độ dân số tối thiểu là 1.000
người/km
2
, ở Cuba là 2.000 người cùng quần tụ quanh một điểm hạt nhân, trong khi
đó ở Nhật Bản yêu cầu phải có ít nhất 50.000 người dân. Còn ở Nam Phi, tiêu chí để
được xếp loại là đô thị lại không căn cứ vào số dân mà căn cứ vào chủng tộc dân cư.

22
Ở Brazil thì tuyệt nhiên chỉ có thủ đô mới được xem là đô thị, tức là dựa trên tiêu
chí chức năng chính trị. Ở Việt Nam, theo Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Chính
phủ, điểm dân cư được coi là đô thị khi có số dân tối thiểu đạt từ 4.000 người trở
lên, trong đó ít nhất 60% dân cư không làm nông nghiệp [17].
Theo quan điểm của xã hội học, đô thị được nhìn nhận dựa trên cấu trúc xã
hội và chức năng mà nó thực hiện, điều đó có nghĩa, các nhà xã hội học không quan
tâm đến số dân tới thiểu hay mặt tổ chức của đô thị, mà nhìn nhận nó như là những
tổ chức xã hội có đặc điểm địa lý và những đặc trưng văn hóa, xã hội nhất định.
Theo Max Weber, một đô thị phải đảm nhận những chức năng thị trường, và ít nhất
phải có một phần quyền lực quản lý điều hành. Các đô thị thể hiện những hình thức
tương tác, trong đó các cá nhân được biết đến với vai trò mà họ đảm nhận. Và rõ

ràng, các đô thị cũng đòi hỏi một sự gắn kết xã hội phải dựa trên một cái gì đó bao
quát, rộng lớn chứ không chỉ nằm trong phạm vi gia đình trực hệ hay bộ lạc, bộ tộc,
và dựa trên hệ thống luật lệ.
Trong đề tài này, khái niệm đô thị được hiểu là một kiến tạo lãnh thổ - xã
hội, một hình thức cư trú mang tính toàn vẹn lịch sử của con người, được đặc trưng
bởi các dấu hiệu:
- Là nơi tập hợp một số lượng lớn dân cư trên một lãnh thổ hạn chế.
- Đại bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực phi nông nghiệp
(công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ)
- Là môi trường trực tiếp, tạo ra những điều kiện thuận lợi cho sự phát
triển xã hội và cá nhân.
Trong mẫu nghiên cứu, Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh là hai đô thị lớn,
trực thuộc Trung ương, đại diện cho các khu vực đô thị trên cả nước. Đại bộ phận
dân cư chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Và đây cũng là vùng đô
thị trung tâm của cả nước, nơi diễn ra các hoạt động văn hóa, xã hội, chính trị. Phần
lớn các trường đại học, cao đẳng, nơi đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước đều nằm
ở khu vực này.

23
1.1.6. Tổ chức chính trị - xã hội
Trong xã hội học, tổ chức xã hội được hiểu theo cả nghĩa rộng và hẹp. Nếu
theo nghĩa rộng, tổ chức xã hội chỉ bất kỳ kiểu tổ chức nào trong xã hội, còn theo
nghĩa hẹp thì tổ chức xã hội là một tiểu hệ thống xã hội, nó được xem như một
thành tố của cơ cấu xã hội [5]. Với ý nghĩa này, tổ chức xã hội chính là một hệ
thống các quan hệ, tập hợp liên kết các cá nhân nào đó để đạt được một mục đích
nhất định. Mối liên kết giữa các cá nhân được xem là sợi chỉ xuyên suốt, là xương
sống của tổ chức, sự bền vững của tổ chức phụ thuộc vào mức độ của mối quan hệ
đó. Hiện nay trong cấu trúc của hệ thống chính trị - xã hội Việt Nam có 3 loại tổ
chức chính trị - xã hội: tổ chức chính trị (Đảng cộng sản), tổ chức chính trị - xã hội
(Mặt trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân,…) và tổ chức xã hội

(Các hiệp hội kinh tế, các tổ chức nghề nghiệp, các tổ chức xã hội khác). Mỗi loại tổ
chức xã hội có đặc điểm và vai trò riêng, đại diện cho mối liên hệ của các thành
viên và mục đích hoạt động của tổ chức. Các tổ chức xã hội này là trung tâm đoàn
kết, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng nhân dân.
Trong đề tài này có nhắc tới cả ba loại hình tổ chức xã hội trên, tuy nhiên tác
giả cũng đã nhóm ba loại trên thành hai nhóm chính đó là tổ chức chính thức và tổ
chức tự nguyện. Trong đó tổ chức xã hội chính thức gồm có Đảng Cộng sản, Đoàn
thanh niên, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội người cao tuổi, Hội cựu chiến binh, Mặt
trận tổ quốc. Tổ chức tự nguyện gồm có Hội nghề nghiệp, hội đồng hương/đồng
niên/đồng môn/đồng ngũ, hội sở thích.
1.1.7. Đổi mới
Theo cách hiểu thông thường, đổi mới là thay đổi cho khác hẳn với
trước, tiến bộ hơn, khắc phục tình trạng lạc hậu, trì trệ và đáp ứng yêu cầu của
sự phát triển.
Đổi mới là cái vốn có của mọi vận động và phát triển trong tự nhiên, xã hội
cũng như trong tư duy. Bất kỳ sinh vật nào cũng luôn luôn tự đổi mới để thích nghi
với những sự thay đổi của môi trường sống. Đối với xã hội, đổi mới là một phản
ứng mang tính tự nhiên của xã hội để bảo đảm sự thích nghi của nó trước những

24
biến đổi môi trường tự nhiên, môi trường quốc tế, để thích ứng với tình thế. Đổi
mới là quá trình vận động tự nhiên của mọi hiện tượng xã hội.
Ngay từ năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng khái niệm “đổi mới”
trong sự vận dụng cụ thể vào Đổi mới đất nước. Người viết: “Công cuộc đổi mới,
xây dựng là trách nhiệm của dân”. Khi nhấn mạnh sự cần thiết phải không ngừng
đổi mới nhận thức để phản ánh đúng tình hình thế giới, tình hình trong nước vốn
không ngừng biến đổi, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “thế giới ngày ngày đổi mới,
nhân dân ta ngày càng tiến bộ cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến
bộ kịp nhân dân”. Theo Người đổi mới còn là để thắng sức ỳ của thói quen, của tập
quán cũ. Dù đó là việc khó khăn, nhưng chẳng có việc gì là không thể đổi mới.

Phân tích tình hình đất nước trong những năm cuối thập niên 70, đầu thập
niên 80 thế kỷ XX, Đại hội VI (12/1986) của Đảng ta đã nhấn mạnh: “Đổi mới là
vấn đề có ý nghĩa sống còn”. Sau khi nêu nội dung “Đổi mới cơ chế quản lý kinh
tế, Đổi mới chính sách xã hội,…”, Đại hội tập trung làm nổi bật nội dung đổi mới
Đảng: đổi mới tư duy, trước hết là tư duy kinh tế; đổi mới tổ chức; đổi mới đội ngũ
cán bộ; đổi mới phong cách lãnh đạo và công tác của Đảng. Từ đây, khái niệm “đổi
mới” được sử dụng rộng rãi trong các văn kiện của Đảng, trong sách báo cũng như
trong ngôn ngữ hằng ngày của nhân dân ta.
Đổi mới là quá trình loại bỏ những gì kìm hãm và cản trở sự phát triển, tổ
chức lại xã hội, đưa vào cơ chế vận hành của xã hội một hệ thống đồng bộ các yết tố
vật chất và tinh thần, tạo nên lực lượng cho sự phát triển vượt bậc.
Trong đề tài này, khái niệm đổi mới được sử dụng để nói về thời kỳ đổi mới
của đất nước ta, bắt đầu từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) cho
đến nay. Chúng ta đã trải qua hơn 20 năm đổi mới, và đã đạt được nhiều thành tựu
cả về lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Quá trình đổi mới đất nước do
Đảng và Nhà nước lãnh đạo vẫn đang tiếp tục, nhưng do giới hạn của luận văn, nên
tác giả chỉ xin đề cập đến sự thay đổi về hoạt động sinh hoạt cộng đồng xã hội diễn
ra trong khoảng thời gian 1998 - 2008.

×