Tải bản đầy đủ (.pdf) (44 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (417.26 KB, 44 trang )



1





Luận văn
Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách
kinh tế và chính sách xã hội trong thời
kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở nước
ta hiện nay


2
Đề cương chi tiết


A. Đặt vấn đề

B. Nội dung


I.Những vấn đề lí luận cơ bản

1. Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính
sách xã hội.

1.1. Khái niệm chính sách kinh tế, chính sách xã hội, thời kỳ quá
độ tiến lên Chủ nghĩa xã hội ở nước ta.



1.2. Các chỉ tiêu phản ánh.

1.3. Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách
xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và PLXH .

2. Một vài sự lựa chọn giữa chính sách kinh tế tăng trư
ởngg với việc
giải quyết chính sách xã hội trong quá trình phát triển kinh tế
của các nước.

2.1. Quan điểm tăng trưởng trước , bình đẳng sau.

2.2. Quan điểm ưu tiên công bằng hơn tăng trưởng .

2.3. Quan điểm chính sách kinh tế tăng trưởng đi liền với công
bằng xã hội (Thực hiện chính sách xã hội).

3. Kinh nghi
ệm rút ra từ một số n
ư
ớc
.
3.1. Chính sách kinh tế hướng tới sự tăng trưởng kinh tế nhanh với phân
phối công bằng, nâng cao mức sống cho mọi tầng lớp dân cư đặc biệt là
người nghèo nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.
3.2. Chú trọng phát triển nông nghiệp và đảm bảo chính sách xã hội cho
người dân.
3.3. Coi giáo dục là nền tảng .


4.Quan điểm của Đảng về giải quyết mối quan hệ giữa chính
sách kinh tế với việc thực hiện các chính sách xã hội

II.Thực trạng việc thực hiện chính sách kinh tế và thực hiện chính
sách xã hội Việt Nam.

1. Đánh giá th
ực trạng
.



3
1.1. Thực trạng chính sách kinh tế.

1.2. Thực trạng thực hiện các chính sách xã hội.

2. Đánh giá những thành tựu đạt được và những hạn chế trong
việc giải quyết mối quan hệ giữa chính sách kinh tế với chính
sách xã hội nhằm nâng cao đời sống vật chất và phúc lợi xã hội
ở nước ta.

2.1. Những thành tựu đạt được .

2.2. Những hạn chế và nguyên nhân.

III.Phương hướng và giải pháp giải quyết mối quan hệ biện chứng
giứa chính sách kinh tế và chính sách xã hội nhằm không ngừng
nâng cao đời sống vật chất , PLXH ở nước ta trong thời kỳ quá độ.


1. Phương hướng và mục tiêu phát triển KT-XH Việt Nam trong
kế hoạch 2006-2010.

1.1. Các mục tiêu chính sách kinh tế.

1.2. Các mục tiêu chính sách xã hội .

2. Các giải pháp thực hiện

2.1. Phương hướng để giải quyết tốt mối quan hệ .

2.2. Các giải pháp chủ yếu.

C. Kết luận .
D. Danh mục tài liệu tham khảo














4

A. Đặt vấn đề

Kể từ sau đại chiến thế giới thứ hai, nền kinh tế thế giới có những
bước tiến vượt bậc. Xu thế toàn cầu hoá diễn ra mạnh mẽ, nó thôi thúc
mọi quốc gia, mọi khu vực tham gia vào cuộc tranh đua quyết liệt vì
sự phát triển. Trong cuộc đua ấy, sự tụt hậu về kinh tế sẽ đẩy đất nước
ra khỏi quỹ đạo phát triển. Tuy nhiên không phải quỗc gia nào cũng
được chuẩn bị kỹ lưỡng để tham gia vào cuộc đua này, một số ít quốc
gia sẽ nhanh chóng vươn lên trở thành giàu có và kéo theo một bộ
phận dân cư cũng trở thành giàu có bỏ lại một số quốc gia tụt hậu
đằng sau với đại bộ phận dân cư phải sống trong nghèo khổ. Thực tế
chứng minh , theo thống kê Việt Nam năm 1996, hơn 30 năm qua, nền
kinh tế thế giới có tốc độ tăng trưởng rất cao, GNP/người tăng 3 lần,
GNP toàn thế giới tăng 6 lần từ 4000 tỷ(năm 1960) lên 23000 tỷ (năm
1994). Tuy nhiên hố ngăn cách giàu nghèo cũng có xu hướng gia tăng.
Khoảng ba phần tư dân số của các nước kém phát triển có mức thu
nhập âm. Chênh lệch giữa các nước phát triển và các nước thế giới thứ
ba về thu nhập tăng hơn 3 lần. Thu nhập của 20% dân số nghèo nhất
thế giới chiếm 1,4% tổng thu nhập toàn thế giới còn 20% người giàu
nhất lại chiếm tới 85% thu nhập thế giới quả là một sự chênh lệch quá
lớn. Tuy nhiên vấn đề xã hội không chỉ nổi lên ở các nước kém phát
triển, đang phát triển mà các nước có nền kinh tế phát triển, vấn đề xã
hội cũng rất nan giải, đó là nạn thất nghiệp, thất học,tệ nạn xã hội, sự
bần cùng hoá, khoảng cách giầu nghèo, các mâu thuẫn xã hội nổi lên
khó kiểm soát. Đó chính là sự không hài hoà hay sự mâu thuẫn giữa
chính sách kinh tế và chính sách xã hội.
Trong vài thập kỷ gần đây, các quốc gia nhận thấy vấn đề thực hiện
chính sách kinh tế để tăng trưởng kinh tế phải gắn với sự tiến bộ và
công bằng xã hội (thực hiện chính sách xã hội). Vấn đề đặt ra mang
tính chất toàn cầu bởi vấn đề này không chỉ cần thiết đối với các nước

nghèo mà còn đối với tất cả những nước phát triển. Đặc biệt đối với


5
nước ta, giải quyết bài toán phát triển kinh tế với bài toán chính sách
xã hội rất cần thiết, tất yếu phải giải quyết trong sự nghiệp cải cách,
đổi mới kinh tế, xoá bỏ sức ỳ và sự trì trệ xã hội, mâu thuẫn và hạn
chế chính sách xã hội do những hạn chế của cơ chế quản lý tập trung
quan liêu bao cấp ở nước ta, đặc biệt trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ
nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay. Chính vì lý do trên em chọn đề tài
tiểu luận: “Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và
chính sách xã hội trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa Xã hội ở
nước ta hiện nay


6
B. nội dung
I. những vấn đề lý luận cơ bản
1. Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
1.1.Khái niệm chính sách kinh tế, chính sách xã hội .
1.1.1.Khái niệm chính sách kinh tế .
Chính sách kinh tế là những chủ trương, chính sách cụ thể, những
quy định của nhà nước nhằm điều tiết nền kinh tế với mục đích tăng
trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, tăng phúc lợi xã hội.
Chính sách kinh tế bao gồm một số loại chính sách chủ yếu: Chính
sách kinh tế vĩ mô, chính sách điều tiết hoạt động kinh tế, chính sách
kinh tế đối ngoại và chính sách phát triển kinh tế .
Các chính sách kinh tế đều nhằm mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng
trưởng kinh tế là sự gia tăng hay tăng thêm về sản lượng (thu nhập)
tính cho toàn bộ nền kinh tế hay bình quân đầu người trong một thời

kỳ nhất định.
1.1.2 Khái niệm chính sách xã hội .
Chính sách xã hội là những chủ trương, những chính sách cụ thể,
những quy định của nhà nước duy trì hoặc làm thay đổi những điều
kiện sống của các tầng lớp dân cư, hướng đến sự thịnh vượng của các
tầng lớp dân cư trong xã hội; biểu hiện cụ thể dưới dạng vốn con
người và vốn xã hội.
Chính sách kinh tế tốt là tiền đề cho sự tăng trưởng bền vững về
các tiêu chuẩn sống bao gồm tiêu dùng vật chất, giáo dục , sức khỏe và
bảo vệ môi trường vv
Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng được các nhu cầu của
hiện tại mà không làm thương tổn khả năng đáp ứng các nhu cầu tương
lai.
Có nhiều quan điểm trong chính sách phát triển kinh tế
Theo P.Todako: Chính sách phát triển kinh tế cần được hiểu như
một quá trình nhiều mặt có liên quan đến những thay đổi trong cơ cấu


7
, trong thái độ và thể chế cũng như việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế
, giảm bớt mức độ bất bình đẳng và xoá bỏ chế độ nghèo đói.
Chúng ta hiểu chính sách phát triển kinh tế là một quá trình tăng
tiến về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm sự gia tăng về sản lượng hay
thu nhập và những biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và xã hội.
1.2. Các chỉ tiêu phản ánh.
1.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng kinh tế thể hiện chính
sách kinh tế đúng dắn .
- Tổng sản phẩm quốc nội (GDP):
Tổng sản phẩm quốc nội là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới tạo ra
trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia.

- Tổng sản phẩm quốc dân (GNP):
Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà
tất cả công dân một nước tạo ra và có thu nhập trong năm, không phân
biệt sản xuất được thực hiện ở trong nước hay ngoài nước .
- GDP/người:
+Theo phương pháp quy đổi ngoại tệ trực tiếp:
GDP(đô la)/ P P: quy mô dân số
GDP: quy mô thu nhập
+Theo ngang giá sức mua :
GDP thực tế bình quân đầu người đã được điều chỉnh theo ngang
giá sức mua(1 $ sẽ mua được bao nhiêu GDP của nước đó so với 1 $ sẽ
mua được bao nhiêu GDP tại Mĩ ).
1.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển xã hội thể hiện chính sách
xã hội đúng đắn.
Để phản ánh sự đúng đắn của chính sách xã hội thể hiển ở sự
phát triển xã hội người ta sử dụng các chỉ tiêu như sau: tuổi thọ bình
quân, tỉ lệ biết chữ , tỉ lệ chết yểu, lượng tiêu dùng Calo/người /ngày,
chi tiêu cho giáo dục , % dân số được hưởng các phương tiện vệ sinh,
hệ số Gini v.v
-Chỉ số phát triển con người (HDI):


8
Là chỉ số để tính trung bình các thành tựu trong phát triển con
người, đó là những thành tựu về những năng lực cơ bản nhất của con
người.
Các bộ phận cấu thành bao gồm:
*Tuổi thọ bình quân.
*Trình độ văn hóa-giáo dục.
*Thu nhập thực tế bình quân đầu người tính theo ngang giá sức

mua(PPP).
-Chỉ số nghèo khổ (HPI).
Là thước đo để đánh giá nghèo đói đa chiều , chỉ số tổng hợp về
sự thiệt thòi của con người được đánh giá trên các khía cạnh : cuộc
sống lâu dài, khoẻ mạnh, tri thức , sự bảo đảm về kinh tế và sự hội
nhập xã hội.
Các bộ phận cấu thành bao gồm:
+ Đối với những nước đang phát triển (HPI 1):
*Tỉ lệ người dự kiến không sống đến 40 tuổi.
*Tỉ lệ mù chữ .
*Tỉ lệ người không được tiếp cận với các dịch vụ y tế , nước
sạch.
*Tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng.
+ Đối với những nước phát triển (HPI 2):
*Tỉ lệ người dự kiến không sống đến 60 tuổi.
*Tỉ lệ những người chưa đạt được yêu cầu chuẩn về đọc và viết.
*Chỉ số nghèo về thu nhập.
*Sự thiệt thòi trong hòa nhập xã hội.
1.3. Mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội nhằm
nâng cao đời sống vật chất và phúc lợi xã hội .
1.3.1 Đặt vấn đề về sự hạn chế của chính sách kinh tế chú trọng tăng
trưởng .
Sau chiến tranh thế giới II vào 1960s các quốc gia đều nhấn
mạnh đến tầm quan trọng của chính sách kinh tế hướng đến tăng


9
trưởng kinh tế . Họ cho rằng tăng trưởng kinh tế là mục tiêu cơ bản
của mọi xã hội. Kết quả là nhiều nước đã đạt được tốc độ tăng trưởng
cao, nhưng sự tăng trưởng cao đó mang lại rất ít lợi ích cho người

nghèo . Thể hiện là mức sống của hàng trăm triệu người ở châu Phi,
châu á, Trung Đông dường như không tăng thậm chí còn giảm đi; tỉ lệ
thất nghiệp và bán thất nghiệp tăng cả ở nông thôn và thành thị ; phân
phối bất bình đẳng trong thu nhập tăng dẫn đến tình trạng nghèo tuyệt
đối còn phổ biến.
Những nguyên nhân đó là: Thứ nhất, trong một số trường hợp
Chính phủ muốn tăng thêm sức mạnh quân sự , hoặc danh tiếng của đất
nước và danh tiếng của các tập đoàn cai trị mà đã đầu tư vào hệ thống
quân sự , hoặc các dự án to lớn trong rừng rậm, trên sa mạc , đây là
những đầu tư đưa lại ít ích lợi trực tiếp cho những người dân(tăng
trưởng cao nhờ tăng đầu tư vào những dự án quân sự như trường hợp
của ấn Độ , Pakixtan ; những dự án để xây dựng những thành phố hiện
đại mang tính thí điểm như thành phố Thượng Hải của Trung Quốc.
Thứ hai, do các nguồn lực khan hiếm để tạo ra sự tăng trưởng tiếp
theo, do vậy một bộ phận lớn thu nhập được dùng để tái đầu tư. Nếu
quá trình này tiếp tục trong một thời gian dài thì không những không
nâng cao được đời sống nhân dân mà trái lại còn làm cho mọi tiêu
dùng giảm sút, mặc dù vẫn tạo ra được sự tăng trưởng kinh tế . Thứ
ba, khi thu nhập và tổng quỹ tiêu dùng tăng lên nhưng những người
giàu có lại nhận được toàn bộ hoặc phần lớn phần tăng thêm này, dẫn
đến tình trạng người giàu sẽ giàu thêm, còn người nghèo lại nghèo đi.
Điều đó thể hiện chính sách xã hội đã không được quan tâm đúng mức.
1.3.2. Sự chuyển hướng trong nhận thức (sau năm 1970)
- Những nước phát triển :
Nhấn mạnh trọng tâm vào chất lượng cuộc sống, đặc biệt quan
tâm đến môi trường.
- Những nước đang phát triển:


10

Mục tiêu chính của hoạt động kinh tế là xóa bỏ nạn nghèo đói
phổ biến và sự bất bình đẳng ngày càng tăng trong phân phối
thu nhập. Đây là những vấn đề cốt lõi của phát triển kinh tế .


11
1.3.3. Quan hệ khách quan, biện chứng giữa chính sách kinh tế và
chính sách xã hội .
Chính sách kinh tế và chính sách xã hội ngoài những mục tiêu
riêng còn có mục tiêu chung là nhằm phát triển con người , đảm bảo
công bằng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, thúc đẩy sự phát triển
của xã hội.
Chính sách kinh tế trước hết nhằm giúp tăng trưởng kinh tế là
điều kiện trước tiên để cải thiện chính sách xã hội, nâng cao phúc lợi
xã hội , khắc phục tình trạng đói nghèo của một quốc gia. Nguyên
nhân đầu tiên của đói nghèo là kinh tế không tăng trưởng . Trong các
xã hội tiền Tư bản chủ nghĩa, kinh tế tăng trưởng rất chậm, vì vậy tình
trạng đói nghèo rất phổ biến .
Chính sách xã hội tất yếu phải dựa trên sự phát triển kinh tế .
Phát triển kinh tế tạo ra cơ sở vật chất để giải quyết vấn đề phúc lợi và
thực hiện tốt các chính sách xã hội. Kinh tế phát triển sẽ nâng cao đời
sống của từng cá nhân và toàn xã hội , tạo điều kiện cho cá nhân tham
gia tích cực vào các hoạt động của cộng đồng, trong đó có hoạt động
phúc lợi xã hội . Kinh tế phát triển, Nhà nước sẽ có nguồn thu để thực
hiện các chương trình phúc lợi xã hội, thự hiện chính sách xã hội. Do
đó , phát triển kinh tế là điều kiện và tiền đề để phát triển và đa dạng
hóa các hoạt động của chính sách xã hội . Chính phủ các nước thường
dành một tỉ lệ nhất định của GNP để chi cho việc giải quyết các chính
sách xã hội nên thu nhập quốc dân càng lớn thì khả năng ngân sách chi
cho chính sách xã hội càng lớn. Nói cách khác , sự quan tâm và mức

chi phí dành cho chính sách xã hội tỉ lệ thuận với phát triển kinh tế .
Điều đó có nghĩa là kinh tế phát triển càng mạnh thì chi tiêu cho thực
hiện chính sách xã hội càng tăng . Chỉ khi tạo ra được một khối lượng
vật chất đáng kể thì mới có thể thực hiện và đáp ứng được các nhu cầu
xã hội ngày một tăng và đa dạng, có thể điều chỉnh , hoàn thiện và
thay đổi các chính sách xã hội .


12
Thực tế cho thấy , về tổng thể , hệ thống chính sách xã hội, phúc
lợi xã hội của các nước có nền kinh tế phát triển tốt hơn hẳn so với hệ
thống chính sách xã hội, phúc lợi xã hội của các nước kinh tế kém
phát triển . Người ta có thể phê phán hệ thống chính sách xã hội, phúc
lợi xã hội của một nước kinh tế phát triển nhưng điều đó chỉ muốn nói
là chính sách xã hội của nước đó chưa tương xứng với tiềm lực kinh tế
có thể đáp ứng được . Ngược lại người ta thường khen hệ thống chính
sách xã hội và phúc lợi xã hội của một nước đang phát triển nào đó là
muốn nói rằng chính sách xã hội và phúc lợi xã hội của nước đó tốt so
với điều kiện nền kinh tế nước đó có thể đáp ứng. Một tỉ lệ nhỏ GNP
của các nước giàu cũng lớn hơn rất nhiều tỉ lệ cao GNP của các nước
nghèo vì GNP của hai nhóm nước quá chênh lệch. Không ai dám khẳng
định rằng chính sách xã hội và phúc lợi xã hội của một nước nghèo về
tổng thể lại hơn được chính sách xã hội và phúc lợi xã hội của một
nước giàu mặc dù có thể phê phán nước giàu hơn về mặt nào đó. Để
phản ánh chính sách xã hội và phúc lợi xã hội của một nước , bao giờ
người ta cũng nhìn đến khả năng kinh tế của nước đó rồi đưa ra những
đánh giá mức độ tương xứng. Như vậy chính sách kinh tế tạo điều kiện
cho tăng trưởng kinh tế là nhân tố khách quan quan trọng ảnh hưởng
trực tiếp đến chính sách xã hội và phúc lợi xã hội .
Chính sách kinh tế hướng tới sự tăng trưởng kinh tế là một trong

những nhân tố quyết định nhất để đảm bảo phát triển và hoàn thiện các
chính sách xã hội và phúc lợi xã hội. Tăng trưởng kinh tế tạo ra ngày
càng nhiều của cải vật chất cho xã hội, cơ sở để nâng cao mức sống
người dân, ổn định chính sách hiện tại, đảm bảo cuộc sống tương lai.
Nhờ tăng trưởng kinh tế, Nhà nước mới có điều kiện xây dựng những
cơ sở phúc lợi như nhà dưỡng lão, trại trẻ mồ côi, cơ sở phúc lợi danh
cho người tàn tật, các khu vui chơi giải trí, các bệnh viện mới và hiện
đại, mở mang hệ thống giáo dục, y tế
Nhưng phải chăng cứ có có chính sách kinh tế tốt, nền kinh tế
phát triển thì chính sách xã hội và phúc lợi xã hội sẽ được cải thiện?


13
Tăng trưởng kinh tế không tự nó giải quyết được các vấn đề chính
sách xã hội và phúc lợi xã hội mặc dù Nhà nước vẫn chú ý đến việc
giải quyết việc giải quyết các vấn đề chính sách xã hội và phúc lợi xã
hội như xây dựng mạng lưới y tế đến tận cơ sở , phòng bệnh , chữa
bệnh cho nhân dân, chăm lo đời sống cho các gia đình bộ đội, thương
binh , liệt sĩ, mở mang giáo dục nhằm ổn định xã hội.
Thực tế những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành một số chính
sách chính sách xã hội và phúc lợi xã hội trên tinh thần đổi mới và cố
gắng thực hiện đồng thời cả chính sách phát triển, tăng trưởng kinh tế
và chính sách xã hội . Các chính sách xã hội không tồn tại độc lập mà
nằm trong tổng thể hệ thống chính sách của Nhà nước nên Nhà nước
có vai trò to lớn trong việc quản lý, thực hiện các chính sách xã hội,
tạo ra sự liên kết , thống nhất giữa các chính sách kinh tế và chính
sách xã hội để định hướng và thúc đẩy phát triển kinh tế phục vụ các
mục tiêu chính sách xã hội và nâng cao phúc lợi xã hội , từ việc đảm
bảo lợi ích của các tầng lớp nhân dân đến việc phát triển con người và
hoàn thiện cơ cấu xã hội .

2. Một vài sự lựa chọn giữa chính sách tăng trưởng kinh tế với việc
giải quyết chính sách xã hội trong quá trình phát triển kinh tế của
các nước.
2.1. Quan điểm tăng trưởng trước, bình đẳng sau.
Quan điểm này nhấn mạnh vào chính sách kinh tế thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, coi tăng trưởng kinh tế là đầu tàu để kéo theo sự biến
đổi về cơ cấu kinh tế và xã hội. Thực tế cho thấy, những nước theo
quan điểm này đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao , không ngừng tăng
thu nhập cho nền kinh tế song cũng cho thấy những hạn chế cơ bản của
việc lựa chọn này(nguồn tài nguyên bị kiệt quệ và môi trường sinh thái
bị huỷ hoại nặng nề, cùng với tăng trưởng là những bất bình đẳng về
kinh tế và chính trị xuất hiện tạo ra những mâu thuẫn và xung đột gay
gắt, phá huỷ và hạ thấp một số giá trị truyền thống tốt đẹp như nền
giáo dục gia đình, các giá trị tinh thần , thuần phong mĩ tục , các


14
chuẩn mực dân tộc , sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng đưa đến
những diễn biến khó lường trước làm đời sống kinh tế xã hội bị đảo
lộn , mất ổn định, v.v )
Điển hình theo quan điểm này là Braxin. Braxin phát triển nhanh
nhưng chính sách xã hội và phúc lợi xã hội với con người lại không
được giải quyết tốt. Braxin là một nước lớn, giàu tài nguyên và đã có
những tiến bộ đáng kể trong việc tạo ra một nền kinh tế hiện đại. Một
vài ngành công nghiệp và thành phố có thể sánh được với các nước
phát triển. Ngoài sự nổi tiếng về một số ngành công nghiệp và đô thị ,
Braxin cũng tạo được những tiến bộ quan trọng trong nông nghiệp ,
như sự phát triển của đậu tương , một loại cây xuất khẩu chính b ên
cạnh cà phê và các sản phẩm truyền thống khác. Nhưng sự tăng trưởng
kinh tế của Braxin là không vững chắc và không đồng đều. Tất cả

những người dân Braxin ở phía Đông-Bắc hầu như không được hưởng
thụ lợi ích từ tăng trưởng . Ngay cả những thành phố lớn , hiện đại ở
phía Nam cũng có những khu ổ chuột đáng kinh sợ , đôi khi liền kề
ngay với những khu kiến trúc mới, xa hoa. Nguyên nhân là ở Braxin
quyền sở hữu tài sản được tập trung cao, không có cải cách ruộng đất,
giáo dục chịu tác động nhiều của các yếu tố kinh tế thị trường, trong
công nghiệp và nông nghiệp đều nhấn mạnh đến các cơ sở sản xuất có
quy mô lớn, khuyến khích công nghiệp sử dụng nhiều vốn. Kết quả là
mức độ bất bình đẳng của Braxin là rất cao và có ít tiến bộ trong việc
giảm bớt nghèo khổ mặc dù mức tăng trưởng kinh tế nhanh.
2.2.Quan điểm ưu tiên công bằng hơn tăng trưởng .
2.2.1 Phân phối trước , tăng trưởng sau.
Đây là quan điểm chủ đạo của các nước đi theo Chủ nghĩa xã hội
sau thế chiến thứ hai. Họ cho rằng , việc tập trung tài sản vào một
nhóm người là trở ngại cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Bất bình
đẳng không chỉ là sự tha hoá phát triển mà còn là trở ngại cho sự phát
triển . Vì vậy phân phối lại là điều kiện tiên quyết cho tăng trưởng , cụ
thể là đoạt từ người giàu chia cho người nghèo . Cơ chế phân phối


15
được xác lập sao cho đảm bảo thu nhập phụ thuộc vào đóng góp lao
động . Tuy nhiên, nền tảng của sự phân phối là chủ nghĩa bình quân .
Do vậy mặc dù nó là nguồn cổ vũ lớn lao với nhân dân nhưng nó đã
không có cơ sở vững chắc để tồn tại.
2.2.2 Lấy con người làm trung tâm (D.Korten) .
Theo ông , hầu hết các mô hình phát triển đều lấy chính sách
kinh tế tăng trưởng làm trọng tâm và ông phê phán các mô hình đó.
Ông cho rằng, phát triển lấy con người làm trung tâm là một tiến trình
qua đó các thành viên của xã hội tăng được khả năng của cá nhân và

định chế của mình để huy động và quản lí các nguồn lực nhằm tạo ra
thành quả bền vững , cải thiện chất lượng cuộc sống của họ sao cho
phù hợp hơn. Ông khẳng định quan điểm làm trung tâm, ủng hộ tính
chất bền vững của cuộc sống và môi trường hơn là chính sách kinh tế
tăng sản lượng của nền kinh tế .
2.3. Quan điểm chính sách kinh tế tăng trưởng đi liền với công
bằng xã hội (Thực hiện chính sách xã hội).
Đây là sự lựa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên. Quan
điểm này vừa nhấn mạnh về số lượng , vừa chú ý về chất lượng của sự
phát triển. Chính sách kinh tế phải gắn với việc giảm thiểu nghèo đói
và công bằng xã hội, tăng trưởng kinh tế phải bền vững để phù hợp với
các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.
Theo quan điểm này điển hình là Hàn Quốc. Hàn Quốc có mức
độ tăng trưởng kinh tế cao với những biện pháp rõ ràng để giảm bớt
nghèo khổ và thoả mãn những nhu cầu cơ bản. ở Hàn Quốc, tài sản đặc
biệt là đất đai đã được phân phối tương đối bình đẳng trước khi bắt
đầu có sự tăng trưởng nhanh. Sự tăng trưởng kinh tế nhanh bắt đầu từ
1960s đã rất quan tâm đến việc hiện đại hóa những công ty nhỏ và
vừa. Quyền sở hữu của người nước ngoài được hạn chế ở mức thấp
nhất. Tăng nhanh sản xuất để xuất khẩu đã thu hút nhiều lao động. Hệ
thống giáo dục bảo đảm cho tất cả trẻ em, trình độ phổ cập ngày được
nâng cao và lựa chọn nghiêm ngặt những người có khả năng tốt nhất


16
để tiếp tục học tập ở mức cao h ơn. Do đó đã góp phần giảm bớt nhanh
chóng sự nghèo khổ, đồng thời hỗ trợ cho sự công bằng và tăng
trưởng.
3. Kinh nghiệm rút ra từ một số nước.
Quá trình thực hiện chính sách kinh tế và chính sách xã hội giảm bất bình

đẳng ở Hàn Quốc , Malaixia cho ta một số kinh nghiệm như sau:
3.1.Chính sách kinh tế hướng tới sự tăng trưởng kinh tế nhanh với
phân phối công bằng, nâng cao mức sống cho mọi tầng lớp dân cư đặc
biệt là người nghèo nói chung và khu vực nông thôn nói riêng.
Chính đường lối phát triển đúng đắn đã đưa các nước này trở
thành các quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (8% / năm) được
xếp vào các quốc gia có tỉ lệ tiết kiệm/ GDP lớn . Các ngành công
nghiệp cần sử dụng nhiều lao động thu hút được lượng lao động nhàn
rỗi ở khu vực nông thôn, giải quyết được tình trạng thất nghiệp tràn
lan khi tiến hành công nghiệp hoá. Hơn nữa, tiền lương trung bình
tăng rất cao (Malaixia 10%/năm , Hàn Quốc 6%/năm). Điều này đưa
họ trở thành các nước có thu nhập bình quân đầu người và tiền lương
cao nhất khu vực, tỉ lệ thất nghiệp thấp chứng tỏ họ thoát khỏi sự đói
khổ , tiến tới tạo đủ việc làm có thu nhập cao cho người lao động và
dần xoá bỏ khoảng cách trong phân phối thu nhập .

3.2. Chú trọng phát triển nông nghiệp và đảm bảo chính sách xã
hội cho người dân.
Về cơ bản giải quyết bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn ,
giữa vùng kém phát triển và vùng phát triển , không chỉ cần sự nỗ lực
của chính phủ mà phải có thời gian dài để đưa các vùng này vượt qua
sự khác biệt về kinh tế –xã hội , tập trung vốn đầu tư để ưu tiên phát
triển kịp thời các vùng kém phát triển . Sự đầu tư này có thể làm giảm
tốc độ tăng trưởng giai đoạn đầu nhưng nó tạo điều kiện tốt hơn cho
các giai đoạn tiếp theo, tránh hậu quả chênh lệch càng lớn và khó giải
quyết cho quá trình phát triển sau này .


17
Nhận thức vấn đề đó , do điều kiện thuận lợi Malaixia chú trọng

phát triển nông nghiệp ngay từ đầu và kết quả là trở thành nước lớn
trên thế giới về xuất khẩu dầu cọ , cao su , côca. Còn Hàn Quốc đã mở
cửa thị trường theo xu thế tự do hoá, cắt giảm các khoản mục thuế
quan xuất nhập khẩu do vậy nền kinh tế tăng trưởng nhanh. Sau một
thời gian dài , hai quốc gia này chỉ chú trọng đến tăng trưởng kinh tế
bỏ qua công bằng xã hội cho nên trong xã hội có sự xáo trộn, có sự bất
công lớn trong phân phối thu nhập như ở Malaixia tập trung vào người
Mãlai Do vậy , chính phủ họ mới chú trọng đến phân phối thu nhập ,
đảm bảo công bằng cho mọi người dân . Malaixia hỗ trợ cho người dân
ở vùng xa xôi để họ có cơ hội phát triển , có chỗ ở, được học tập , làm
ăn. Hàn Quốc có các chính sách rất cụ thể về bảo hiểm y tế phát triển
con người , chăm sóc sức khoẻ cộng đồng , thành lập các chương trình
an sinh xã hội , cứu trợ về xã hội và chế độ hưu trí.
3.3. Coi giáo dục là nền tảng .
Để tiến hành phân phối thu nhập bình đẳng để giảm một cách có
hiệu quả sự chênh lệch thu nhập, cải thiện sự bình đẳng giữa các tầng
lớp dân cư thì việc tăng cường giáo dục là rất quan trọng . Chi tiêu
cho giáo dục hàng năm trong GDP của các nước là rất lớn như ở
Malaixia chiếm 1/3 chi tiêu công cộng . Nếu tính theo HDI thì sự
chênh lệch về mức độ phát triển nguồn lực đã thu hẹp từ năm 1970
(Tại năm 1970 HDI của người Mãlai chỉ bằng 70% của người Hoa
nhưng đến 1991 là 82%). Việc chú trọng đầu tư vào giáo dục , chăm
sóc sức khoẻ và dịch vụ xã hội khác đã làm cho HDI của người Mãlai
tăng 1,5 lần so với người Hoa. Do đầu tư mạnh vào giáo dục, người
lao động ở Malaixia có khả năng tiếp thu công nghệ mới, đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế nhanh chóng của đất nước. Với Hàn
Quốc, do chính phủ ý thức được sự cần thiết phải tạo ra các cơ hội
bình đẳng cho con em của mọi tầng lớp dân cư, vì vậy giáo dục ở Hàn Quốc
luôn luôn là nhân tố cơ bản, quan trọng trong việc tạo nguồn lực cần thiết cho phát
triển kinh tế và khoa học kỹ thuật . Hàn Quốc là nước có tỉ lệ người biết chữ cao



18
nhất thế giới và chính những người có trình độ học vấn cao đã là nhân tố cơ bản
giúp Hàn Quốc vượt bậc trong những năm gần đây. Như vậy , Hàn Quốc và
Malaixia coi giáo dục là yếu tố cơ bản cấu thành tăng trưởng.
4. Quan điểm của Đảng ta giải quyết mối quan hệ giữa chính sách
kinh tế với việc thực hiện các chính sách xã hội nhằm nâng cao đời
sống, đảm bảo phúc lợi xã hội cho người dân.
Đại hội X của Đảng ta đề ra mục tiêu : đưa nước ta ra khỏi tình
trạng kém phát triển , nâng cao rõ rệt đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp
theo hướng hiện đại .
Nhiệm vụ chủ yếu của chúng ta là tập trung lực lượng , tranh thủ
thời cơ, vượt qua thử thách, đổi mới toàn diện, phát triển kinh tế đa
thành phần. Quan điểm của Đảng ta là phát triển nhanh và bền vững ,
tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc thực hiện tiến bộ , công bằng xã
hội và bảo vệ môi trường. Cụ thể:
4.1. Phát huy cao độ mọi nguồn lực để phát triển nhanh và có hiệu
quả những sản phẩm , ngành , lĩnh vực mà ta có lợi thế , đáp ứng cơ
bản nhu cầu thiết yếu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu. Các vùng
kinh tế trọng điểm có tốc độ tăng trưởng nhanh, cao hơn mức bình
quân chung, đóng góp lớn vào tốc độ tăng trưởng của cả nước và lôi
kéo , hỗ trợ các vùng khác cùng phát triển . Tăng trưởng nhanh năng
suất lao động xã hội và nâng cao chất lượng tăng trưởng .
4.2. Thực hiện chính sách phát triển kinh tế, tăng trưởng nhanh năng
lực nội sinh về khoa học và công nghệ , đẩy mạnh giáo dục và đào tạo
, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ tốt yêu cầu công
nghiệp hoá , hiện đại hoá và từng bước tiếp cận với nền kinh tế tri
thức. Đi nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then

chốt để tạo bước nhảy vọt về kinh tế và công nghệ , tạo tốc độ tăng
trưởng vượt trội ở những sản phẩm chủ lực .
4.3. Phát huy nhân tố con người , mở rộng cơ hội cho mọi người đều
có điều kiện phát huy tài năng, tham gia vào quá trình phát triển và


19
thụ hưởng những thành quả phát triển; đồng thời có trách nhiệm góp
sức thực hiện dân giàu , nước mạnh , xã hội công bằng , dân chủ , văn
minh , giữ gìn và phát triển nền văn hoá dân tộc, đẩy lùi các tệ nạn xã
hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân về ăn , ở , đi lại ,
phòng và chữa bệnh , học tập , làm việc , tiếp nhận thông tin , sinh
hoạt văn hoá.
4.4. Chính sách kinh tế , xã hội phải gắn chặt với bảo vệ và cải thiện
môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi
trường thiên nhiên và xã hội . Chủ động phòng tránh và khắc phục tác
động xấu của thiên tai, của sự biến động khí hậu bất lợi và giải quyết
hậu quả chiến tranh còn để lại đối với môi trường sinh thái . Bảo vệ và
cải tạo môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội ; tăng cường quản lí
Nhà nước đi đôi với nâng cao ý thức của mọi người dân.
II. Thực trạng việc thực hiện chính sách kinh tế và chính sách xã hội ở
Việt Nam
1.Đánh giá thực trạng
1.1.Thực trạng chính sách kinh tế .
Thời kỳ 1976-1985 do ảnh hưởng chính sách kinh tế kế hoạch
hoá tập trung quan liêu bao cấp nên nền kinh tế nước ta rơi vào tình
trạng trì trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm thấp (2%)
trong khi tốc độ tăng dân số bình quân là 2,4%, làm không đủ ăn , chủ
yếu dựa vào nước ngoài , phân phối thu nhập đầu người rất thấp.
Tại Đại hội VI Đảng ta tiến hành công cuộc đổi mới nền kinh tế ,

chuyển đổi cơ cấu kinh tế , cơ chế quản lý kinh tế xoá bỏ nền kinh tế
kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp . Sau 20 năm đổi mới nền
kinh tế đã có những chuyển biến rõ rệt .
Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 91-95 là 8,2% , 96-2000 là
6,7%, hiện nay là hơn 8% .Cơ cấu kinh tế có sự chuyển đổi : nếu như
năm 1990 tỉ trọng công nghiệp /GDP là 22,7% , nông nghiệp là 38,7%
, dịch vụ là 38,6% thì đến năm 2000 lần lượt là 36,9%, 24,2% , 38,9%,
tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.


20
Trong nông nghiệp sản lượng lúa tăng nhanh và vững chắc. Năm
1998 đạt 29,1 triệu tấn , tăng 4 triệu tấn so với năm 1995. Mức lương
thực đầu người từ 280 kg năm 1987 tăng lên 408 kg năm 1998. Năm
1998 , sản lượng lương thực cả nước đạt gần 34,25 triệu tấn , bảo đảm
an ninh lương thực tăng dự trữ và xuất khẩu. Năm 1999 , sản lượng
lương thực bình quân đầu người đạt 440 kg. Cùng với sản xuất lương
thực , các mặt hàng khác trong ngành trồng trọt , chăn nuôi đều có
mức tăng trưởng khá.
Trong công nghiệp , tăng trưởng bình quân 5,9% giai đoạn 86-
90 tăng lên 13,7% những năm 91-97 và 10,4% năm 1999. Các ngành
thương mại , dịch vụ , vận tải , y tế , giáo dục cũng có tốc độ tăng
trưởng cao. Đến nay chúng ta có thể khẳng định nền kinh tế nước ta đã
có sự phát triển mạnh mẽ, từng bước hội nhập thị trường quốc tế, đặc
biệt sau một năm gia nhập WTO, chúng đa đã đạt được hầu hết các chỉ
tiêu mà nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã đề ra ( Nghị quyết Đại
hội Đảng lần thứ X).
1.2.Thực trạng thực hiện các chính sách xã hội .
1.2.1. Thực trạng về đói nghèo
Tổng số hộ đói nghèo năm 1998 là 2387050 hộ chiếm 15,7% tổng

số hộ trên toàn quốc . Phần lớn số hộ nghèo sống ở vùng nông thôn
(91,5%) trong đó tập trung đông nhất là ở khu vực miền núi xa xôi hẻo
lánh, đồng bào dân tộc thiểu số.
Bảng 1 : Số hộ nghèo đói theo vùng

Vùng 1997 % 1998 %
1.Miền núi phía Bắc.
2.Đồng bằng sông
Hồng.
3.Bắc Trung Bộ
4.Duyên hải miền Trung

5.Cao nguyên Trung Bộ
638400

302460

544926

358260

180400

103900

25,32

9,81

27,84


22,44

27,84

5,50

570445

272160

500225

291815

171915

91400

22,39

8,38

24,62

17,80

25,65

4,75




21
6.Đông Nam Bộ
7.Đồng bằng sông
CửuLong.
Cả nước
493750

262290
6

15,65

17,68

489090

238705
0

15,37

15,70

Nguồn : Bộ Lao động thương binh và xã hội.







Bảng 2 : Chỉ số phát triển theo vùng
Vùng Chỉ số
1.Miền núi phía Bắc
2.Đồng bằng sông Hồng
3.Bắc Trung Bộ
4.Duyên hải miền Trung
5.Tây Nguyên
6.Miền Đông Nam Bộ
7.Đồng bằng sông Cửu
Long
89
114
88
96
99
128
93

Chỉ số này cho thấy rõ sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các
vùng miền núi xa xôi hẻo lánh và kém phát triển ở phía Bắc và Bắc
Trung Bộ so với vùng miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng trù
phú.
Sự phân cực giàu nghèo ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra mức
sống nhóm hộ có thu nhập cao so với nhóm hộ có thu nhập thấp chênh
nhau 7,3 lần năm 1996 và tăng lên 11,26 lần (năm 1998) . Hệ số chênh
lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn hiện nay khoảng 5-7 lần.



22
Mức thu nhập bình quân đầu người ở nông thôn hiện nay mới chỉ bằng
50% thu nhập của dân cư thành thị.
Các chỉ tiêu về cải thiện đời sống còn rất thấp so với mục tiêu đề
ra, đặc biệt là các chỉ tiêu về tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản (năm
1998 số trẻ suy dinh dưỡng còn 36,68% , tỉ lệ phát triển dân số còn ở
mức 1,7%, miền núi phía Bắc , Tây Nguyên còn rất cao 2,5-3% , tỉ lệ
biết chữ ở các vùng sâu , vùng xa chỉ vào khoảng 50% , ở nông thôn
chỉ có 43% số hộ gia đình được dùng nước sạch )
. Tình trạng đói nghèo ở nông thôn và các vùng ở nông thôn và các
vùng bị thiên tai, rủi ro dẫn tới dòng người đi lang thang kiếm sống ở
các thành phố và khu công nghiệp tăng lên.


23
1.2.2. Thực trạng về vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng
Vấn đề dinh dưỡng và sức khoẻ cộng đồng ở nước ta vẫn còn
nhiều bất cập và tiềm ẩn không ít nguy cơ. Sản lượng lương thực của
chúng ta tăng đều qua hàng năm, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu
dùng trong nước mà còn dư hàng triệu tấn để xuất khẩu. Thế nhưng
một bộ phận gia đình nghèo, thu nhập thấp vẫn không có đủ lương
thực để ăn. Tỉ lệ gia đình bị thiếu ăn kinh niên vẫn còn cao, đặc biệt là
ở các vùng nông thôn, miền núi , vùng dân tộc ít người. Nhìn chung,
bữa ăn của người việt Nam hiện nay còn thiếu về số lượng( dưới
ngưỡng cần thiết 2300 kcalo/người/ngày) và mất cân đối về chất
lượng. Lượng tiêu thụ thức ăn động vật rất thấp, lượng sữa, hoa quả
chín không đáng kể.Tỉ lệ ăn gạo quá cao và sự thiếu thực phẩm đa
dạng trong bữa ăn dẫn đến thiếu đạm, thiếu nhiều chất dinh
dưỡng(vitaminA,sắt ,iốt ).Ngược lại, một bộ phận các gia đình( chủ

yếu là các đô thị ) bắt đầu giầu lên, có mức sống cao nhưng do thiếu
kiến thức dinh dưỡng cần thiết nên ăn theo những khẩu phần không
hợp lí . Tình hình vệ sinh thực phẩm ở nước ta đang ở mức báo động.
Việc sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật không theo đúng qui định
không những ảnh hưởng đến nền nông nghiệp phát triển bền vững mà
còn làm ô nhiễm nguồn nước và để lại dư lượng hoá chất độc hại trong
lương thực , thực phẩm. Nhiều loại thịt bán trên thị trường không qua
kiểm tra thú y . Việc sản xuất các loại thức ăn chế biến sẵn, sản xuất
các loại bánh kẹo , nước giải khát bung ra không kiểm soát nổi về
chất lượng.Các quầy hàng ăn uống mọc lên khắp nơi nhưng không bảo
đảm những tiêu chuẩn vệ sinh tối thiểu.
1.2.3.Thực trạng về văn hoá-giáo dục
Có thể nói giáo dục - đào tạo là một mắt khâu quan trọng trong
chiến lược phát triển KT-XH của đất nước, nó quyết định tốc độ và
chiều hướng phát triển trong việc thực hiện chiến lược ấy. Đánh giá về
vai trò của giáo dục -đào tạo, Nghị quyết TW2 (khoá VIII) khẳng định:
“Giáo dục đào tạo đã góp phần quan trọng nâng cao dân trí , đào tạo


24
đội ngũ lao động có trình độ học vấn tiểu học , trung học và đội ngũ
cán bộ đông đảo phục vụ các nhu cầu KT-XH và an ninh, quốc phòng.”
Qua 3 lần mở chiến dịch chống nạn mù chữ : lần 1 (1945-1954) có 10
triệu người được xoá mù chữ, lần 2(1955-1959) ở miền Bắc đã xoá
xong mù chữ,93% dân số từ 12- 50 tuổi biết đọc , biết viết, lần 3
(1975-1979), chủ yếu thực hiện ở miền Nam đã có 85% dân số trong
độ tuổi biết chữ. Năm 1989, giáo dục phổ thông đã thống nhất trong cả
nước bao gồm 12 năm. Một chương trình quốc gia về xoá mù chữ và
phổ cập giáo dục tiểu học được triển khai từ năm 1990.
Ngân sách dành cho giáo dục tăng từ 6,21%(năm 1985) lên 9,4%

(năm 1994) , 13%(năm 1999), đào tạo được 273 ngành trong số 579
ngành cần đào tạo sau đại học ; năm 1999 cả nước có hơn 9000 tiến sĩ
và phó tiến sĩ, hơn 900000 người có trình độ đại học , cao đẳng, gần 4
triệu cán bộ trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật, có 4000
thợ bậc 7. Năm học 1997-1998 có 47 tỉnh , thành phố trong cả nước
đạt chuẩn quốc giavề phổ cập giáo dục tiểu học; cả nước có 130
trường đại học , cao đẳng, 244 trường trung học chuyên nghiệp ,174
trường dạy nghề chính quy, hơn 500 trung tâm dạy nghề, trung tâm
giáo dục kỹ thuật tổng hợp, 200 trường lớp dạy nghề dân lập , tư thục,
15 trường đại học dân lập với hơn 50000 sinh viên chiếm6,5% tổng số
sinh viên cả nước. Trong vòng hơn 10 năm(1986-1998) số sinh viên
các trường đại học tăng hơn 6,6 lần, riêng quy mô đào tạo không tập
trung tăng hơn 10 lần. Riêng năm 1999, có 420000 học sinh tốt nghiệp
PTTH, 100000 tốt nghiệp bổ túc văn hoá và 20000 thí sinh tự do thi
vào đại học, cao đẳng. Năm học 1997-1998, cả nước có khoảng 22
triệu học sinh, sinh viên từ mầm non đến đại học. Đội ngũ cán bộ
giảng dạy đại học , cao đẳng từ 10475 người (năm học1976-1977) đã
tăng lên 23500 người (năm học1997-1998). Năm 1998, số học sinh
nghèo được miễn phí là 682999 người với 1692638 triệu đồng, số học
sinh được cấp sách giáo khoa là 352043 người với kinh phí 5782 triệu
đồng. Theo ước tính , hàng năm có khoảng 50 vạn sinh viên đại học ,


25
cao đẳng , 10 vạn học sinh THCN và hơn 40 vạn học sinh học nghề ra
trường, mỗi năm cung cấp cho xã hội khoảng 1 triệu lao động qua đào
tạo
Nước ta có thành tích xoá mù chữ, nhưng nếu vào năn 1989 tỉ lệ
biết chữ cả nước đối với nam là 93%, nữ 84% thì năm 1993 con số
tương ứng là 91,4%, 82,41%. Như vậy tỉ lệ mù chữ mấy năm nay

không giảm mà lại có chiều hướng tăng lên. Khi các chi phí cho việc
học tập của con cái tăng, sự bao cấp của Nhà nước giảm , nhiều gia
đình không có tiền để đóng góp lại đông con, nên phải cho con bỏ học
, đặc biệt là các em gái. Hiện tượng bỏ học thường ở những năm
chuyển cấp. Theo niên giám thống kê 1992, số học sinh trong nước đã
giảm từ 13,3triệu(năm học 1986-1987) xuống còn 12,2 triệu(năm học
1989-1990), sau đó tăng lên 12,8 triệu(năm học 1991-1992) trong khi
dân số hàng năm tăng và số trẻ em đến tuổi đi học các cấp đều tăng.
Năm 1991 tỉ lệ bỏ học cấp I là 13,4%, cấp II là 32%. Các bậc cha mẹ
cũng mong muốn con cái được học tập, có trình độ văn hoá để có cuộc
sống đỡ khổ nhưng “lực bất tòng tâm”, họ không tạo được điều kiện,
thời gian cho con cái học tập được vì trình độ văn hóa bị hạn chế và
bận làm ăn, do đó các con cái của họ học kém , dốt, sẵn sàng bỏ học
làm việc nhà .Như vậy, trình độ học vấn của người dân nhìn chung
kém đi so với sự gia tăng dân số. Mặc dù đến năm 2007 số hộ nghèo
đã giảm nhờ chính sách xã hội của chúng ta thực hiện tương đối tốt.
Chúng ta đã phát động phòng trào ngày vì người nghèo, phong trào
xoá nhà dột nát …
1.2.4. Thực trạng vấn đề bất bình đẳng .
Thứ nhất, về bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn trên toàn
quốc. Với hơn 75% dân số sống ở nông thôn , tỉ trọng nông nghiệp
trong GDP cao và tỉ trọng sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng
trong xuất khẩu cao, Việt Nam là một nước nông nghiệp với mức bất
bình đẳng ở nông thôn thấp và thấp hơn ở thành thị. Sự chênh lệch

×