ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ THU HIỀN
HÌNH ẢNH NAM NHI TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN CÔNG TRỨ NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Hà Nội- 2013
1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TRẦN THỊ THU HIỀN
HÌNH ẢNH NAM NHI TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN CÔNG TRỨ NHÌN TỪ QUAN ĐIỂM GIỚI
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH : Văn học Việt Nam
Mã số: 60 22 34
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Nho Thìn
Hà Nội - 2013
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 5
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 12
5. Phương pháp nghiên cứu . 13
6. Bố cục của luận văn 14
NỘI DUNG 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN
CỨU HÌNH ẢNH NAM NHI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG
TRỨ. 16
1.1 Khái niệm về giới ( Gender) 16
1.2 Quan niệm nam giới trong văn học nhà nho 22
1.3 Thân thế và thời đại Nguyễn Công Trứ 35
1.4 Tiểu kết chương 1 41
CHƢƠNG 2: HÌNH ẢNH NAM NHI TRONG 42
SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ 42
2.1 Quan niệm chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ 42
2.2 Ý thức về vai trò, giá trị của con người cá nhân 62
2.3 Tiểu kết chương 2 69
CHƢƠNG 3: SO SÁNH HÌNH ẢNH NAM NHI TRONG SÁNG TÁC CỦA
NGUYỄN CÔNG TRỨ VỚI SÁNG TÁC CỦA NHÀ NHO CHÍNH THỐNG
71
3.1 Điểm giống nhau trong cách nhìn nhận người nam giới của Nguyễn
Công Trứ so với các nhà nho chính thống. 71
3.2 Sự khác biệt trong cách nhìn nhận người nam giới của Nguyễn Công
Trứ so với các nhà nho chính thống. 96
3.3 Tiểu kết chương 3 109
KẾT LUẬN 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
3
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Người nam nhi có một vai trò hết sức quan trọng trong xã hội nói
chung và trong văn học nói riêng. Chính vì thế mà nghiên cứu về nam giới trở
thành một đề tài khá phổ biến trong nghiên cứu văn học thời gian gần đây.
Tuy rằng, xét về mặt số lượng thì hai giới đều chiếm một nửa dân số của toàn
nhân loại, nhưng về mặt vị thế xã hội thì tương quan giữa người phụ nữ với
người đàn ông trong lịch sử văn hóa và văn học lại không phải khi nào cũng bình
đẳng với nhau.
Như chúng ta đã biết trong suốt một thời gian dài của xã hội nam quyền
phương Đông nói chung và xã hội nam quyền Việt Nam nói riêng, người đàn
ông luôn giữ vai trò thống trị xã hội và có cách nhìn khắc kỉ với đức hạnh của
người phụ nữ. Người đàn ông có trách nhiệm giữ vững kỷ cương phép nước,
mang trong mình sứ mệnh cao cả là giáo hóa đạo đức cho nhân dân. Trong
nền văn học nước nhà, nhân vật mà hầu hết các sáng tác văn chương đề cập
đến là người nam giới - các đấng chính nhân quân tử; còn người phụ nữ rất ít
được nhắc đến, hoặc có đề cập thì bị áp đặt dưới cách nhìn khắc nghiệt của xã
hội nam quyền – coi sắc đẹp của người phụ nữ là nguồn gốc của cám dỗ, có
thể đe dọa đến sự nghiệp của nam tử hán, đe dọa lí tưởng “tu, tề, trị, bình” của
đấng trượng phu. Gần đây nhất đã có một số các công trình nghiên cứu về xã
hội nam quyền cùng với sự ảnh hưởng của quan điểm giới đến hình ảnh nam
nhi trong nghiên cứu văn học. Chính vì thế, để có một cách nhìn khái quát và
sâu sắc nhất về quan điểm giới trong nghiên cứu văn học nói chung và trong
sáng tác của Nguyễn Công Trứ nói riêng, chúng tôi đã lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ
quan điểm giới”.
4
Nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, chúng tôi nhận thấy một sự
thật không thể phủ nhận rằng chủ thể sáng tác và nhân vật xuất hiện trong các
sáng tác văn chương chủ yếu là nam giới. Sẽ không quá lời khi nhiều nhà
nghiên cứu nhận định phần lớn văn học trung đại Việt Nam là nền văn học
của nam giới. Từ những tác giả văn học viết đầu tiên thuộc giới tăng lữ, quý
tộc như Đỗ Pháp Thuận với Quốc tộ hay Trần Quang Khải với Tụng giá hoàn
kinh sư cho tới những nhà nho cuối cùng Trần Tế Xương và Tản Đà hầu hết
đều là những thành viên của “giới tính thứ nhất”.
Nổi bật lên trong văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Công Trứ được
xem là một trong những nhà nho tài tử với bản tính phóng túng mạnh mẽ, có
triết lý sống ngoài khuôn khổ nhưng lại bị gò mình trong tư tưởng Nho giáo
và cúi mình phục vụ triều đình phong kiến. Có thể nói, trong sự nghiệp thơ
văn của Nguyễn Công Trứ, mảng thơ Nôm, hát nói viết về “chí nam nhi”
chiếm một vị trí quan trọng và đầy ý nghĩa. Cho đến nay, đã có nhiều công
trình nghiên cứu về sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhưng hầu hết chỉ khám
phá về mặt tư tưởng, phong cách nghệ thuật chứ chưa đi sâu vào nghiên cứu
hình tượng nam nhi trong thơ ông trên cơ sở quan điểm về giới. Đề tài luận
văn: “Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ
quan điểm giới” sẽ góp thêm một phần công sức nhỏ bé trong nghiên cứu
“giới tính thứ nhất” của xã hội nam quyền.
2. Mục đích nghiên cứu.
Như chúng tôi đã khẳng định rõ lí do chọn đề tài ở mục trên, luận văn
nghiên cứu hình ảnh nam nhi trong sáng tác Nguyễn Công Trứ từ góc độ xem
xét quan điểm của ông về trách nhiệm của người nam nhi, cách nhìn nhận
người phụ nữ và lí giải dưới góc độ giới của họ. Qua đó chúng tôi mong muốn
5
sẽ làm nổi bật lên sự chi phối của quan điểm giới trong nghiên cứu hình ảnh
nam nhi nói chung của văn học trung đại.
Luận văn cũng làm sáng tỏ những hạn chế trong cách nhìn nhận về
trinh tiết, phẩm hạnh của người phụ nữ theo quan điểm của xã hội nam quyền.
Nghiên cứu và tìm hiểu hình tượng người nam nhi trong sáng tác của
Nguyễn Công Trứ nhìn từ quan điểm giới trên cơ sở tiếp thu những ý kiến,
những công trình nghiên cứu, những phát hiện tương đối mới mẻ của các nhà
nghiên cứu trước đây, chúng tôi mong muốn đem đến một cái nhìn mới, cụ
thể và sâu sắc hơn về vấn đề này. Đồng thời, nghiên cứu này của chúng tôi
cũng góp phần hữu ích vào công việc phục vụ học tập, giảng dạy và nghiên
cứu sau này.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.
Nắm vững được lịch sử vấn đề đang nghiên cứu để tìm ra một hướng đi
mới cho riêng mình là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết khi thực
hiện đề tài luận văn: “Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công
Trứ nhìn từ quan điểm giới”. Đặc biệt trong thời gian gần đây, nghiên cứu
thơ văn của Nguyễn Công Trứ qua các giai đoạn ngày càng có bước phát triển
cả về số lượng, chất lượng và trở nên bộn bề theo thời gian. Qua nghiên cứu,
tìm hiểu chúng tôi nhận thấy, nghiên cứu về nam nhi trong sáng tác của ông
cũng là một vấn đề có bề dày lịch sử. Trong khuôn khổ của một đề tài luận
văn, chúng tôi chỉ đề cập đến những công trình tiêu biểu có liên quan đến vấn
đề mà chúng tôi quan tâm nghiên cứu.
Từ trước tới nay đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự
nghiệp thơ văn tác giả Nguyễn Công Trứ với quy mô lớn như: Trương Tửu,
Trần Nho Thìn, Nguyễn Lộc, Vũ Ngọc Khánh…Phải nói rằng việc đánh giá
6
về con người và thơ văn của Nguyễn Công Trứ còn có chỗ chưa thỏa đáng,
cách nhìn nhận của các nhà nghiên cứu có lúc lên thác, xuống ghềnh, khen
nhiều và chê cũng không ít. Chúng tôi đã tìm thấy một số công trình nghiên
cứu về người nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ như: Sáng tác của
Nguyễn Công Trứ (Phạm Thế Ngũ), Thơ văn Nguyễn Công Trứ (Nguyễn
Lộc), Sự nghiệp thơ văn Nguyễn Công Trứ (Trương Chính), Văn học Việt
Nam nửa cuối thế kỉ XVIII- nửa đầu thế kỉ XIX ( Nguyễn Lộc), Nguyễn Công
Trứ, Cao Bá Quát ( Hồ Sỹ Hiệp, Lâm Quế Phong), Nguyễn Công Trứ trong
dòng lịch sử…Và ở một số các công trình nghiên cứu của các tác giả khác.
Một nhà nghiên cứu thuộc thế hệ trí thức mới đã nghiên cứu Nguyễn
Công Trứ theo một cách mới là Nguyễn Bách Khoa. Ông đã có một phát hiện
khá lí thú khi đứng trên lập trường duy vật biện chứng, trên quan điểm giai
cấp để phân tích tư tưởng và thơ văn Nguyễn Công trứ. Nguyễn Bách Khoa
đã nhận ra cái điều mà sau này người ta gọi là “người anh hùng thời loạn”,
thời loạn đã hun đúc nên những anh hùng điển hình như Cống Chỉnh, Nguyễn
Huệ, Nguyễn Ánh: Cống Chỉnh, Nguyễn Huệ, Nguyễn Ánh đã đem thân thế
và sự nghiệp mình làm chói lọi cái hình ảnh “nam nhi” giữa một thời loạn
của đất nước. Họ đã trực tiếp đào tạo cho kẻ đương thời lòng sùng bái anh
hùng và chí làm trượng phu hiển hách. Trạng thái ý thức này chính là căn
nguyên lớn của cái “chí nam nhi” mà Nguyễn Công Trứ đã từng ôm ấp. [23;
tr.229 -230].
Vào những năm 60 của thế kỷ XX, có nhà nghiên cứu cũng đã để ý đến
ảnh hưởng của những anh hùng thời loạn đến tâm lí trượng phu của Nguyễn
Công Trứ: Tấm gương của Đặng Trần Thường, Võ Tánh, Lê Văn Duyệt,
Nguyễn Văn Thành đi theo Nguyễn Ánh mà phất cờ lập công cũng không thể
7
không tác động mạnh mẽ đến cá tính ưa hoạt động, thích công danh của
Nguyễn Công Trứ.
Năm 1978, Tác giả Nguyễn Lộc trong cuốn Văn học Việt Nam nửa cuối
thế kỉ XVII- nửa đầu thế kỉ XIX (tập 2) đã nhận định: Xét trong toàn bộ cuộc
đời và thơ văn Nguyễn Công Trứ, phải thấy quan niệm công danh của nhà thơ
trước hết có nghĩa là nhiệm vụ của người làm trai, là một món “nợ nần” phải
trả. Nguyễn Công Trứ không có quan niệm nào khác là con người sống trong
xã hội phải chiếm lấy một địa vị để trên cơ sở đó làm việc “trí quân, trạch
dân” [24, tr.498-499]. Nguyễn Lộc cũng khẳng định: Cái ưu điểm trong quan
niệm chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ là nó khẳng định một cách dứt khoát
vai trò tích cực của con người trong xã hội…Nhưng mặt khác cũng cần vạch
ra rằng “chí nam nhi” của Nguyễn Công Trứ không có tí liên hệ nào với
quần chúng, nó coi thường quần chúng, thậm chí còn đi ngược lại với quyền
lợi của quần chúng. [24, tr.504]. Và một chân lí nữa được nhà nghiên cứu
khẳng định: Nguyễn Công Trứ làm việc tận tuỵ suốt đời. Trước đây nhiều lúc
người ta thiên lệch khi nói đến nhân cách của Nguyễn Công Trứ. Họ chỉ thấy
ở ông một con người phóng túng, ngông nghênh, về già còn lấy vợ trẻ mười
tám, đôi mươi mà quên mất Nguyễn Công Trứ là một ông quan rất thanh
liêm, chính trực.[24, tr.501]. Ông tán dương những bài thơ viết về chí nam nhi
và nhận xét khá tinh tế rằng trong quan niệm về “chí nam nhi” của Nguyễn
Công Trứ không chỉ có ý thức về bổn phận đối với “quân, thân” mà còn ý
thức về vai trò giá trị của con người cá nhân. Tuy nhiên, khi chuyển sang
phần thơ văn hành lạc thì Nguyễn Lộc lại có một cái nhìn thiên lệch và đánh
giá chưa thoả đáng khi cho rằng: Quá trình diễn biến tư tưởng của Nguyễn
Công Trứ từ quan niệm chí nam nhi đến triết lí hành lạc là quá trình sụp đổ
hoàn toàn của lí tưởng xã hội của nhà thơ này. [24; tr.504].
8
Năm 1996, bài tiểu luận nghiên cứu về con người cuộc đời và thơ văn
của Nguyễn Công Trứ trong cuốn Nguyễn Công Trứ thơ và đời của tác giả
Chu Trọng Huyến đã phát hiện ra: ông luôn lạc quan vì ông tin tưởng rằng
mình có tài, rằng mình là “tú khí giang sơn chung đúc lại. [17, tr.67], ở đây ta
thấy sự xuất hiện của cái tôi tự khẳng định mình, có lẽ đây là hình mẫu của
nhà nho tài tử thời bấy giờ, họ tự hào mình là một người có tài năng. Đồng
thời, Nguyễn Công Trứ cũng công khai thú hành lạc của mình, cũng như của
các nhà nho cùng thời.
Bài nghiên cứu của các tác giả Hồ Sỹ Hiệp, Lâm Quế Phong in trong
cuốn Nguyễn Công Trứ - Cao Bá Quát viết: Những sáng tác của ông trong
giai đoạn đầu phản ánh tâm trạng của họ. Ông đặc biệt ca ngợi con người
hành động, con người trung hiếu, đề cao chí nam nhi, đề cao vai trò của kẻ sĩ
theo tinh thần Nho giáo, đã kích Phật giáo và tràn trề tinh thần lạc quan tin
tưởng [16, tr.19]. Đây là giai đoạn mà Nguyễn Công Trứ hăm hở, cái hăm hở
của một nhà nho sau khi đỗ đạt ra phụng sự giúp vua cai trị đất nước. Nhưng
càng về sau, do nhận ra bản chất của cái xã hội đen tối, bất công, nhận ra xã
hội mà ông tôn thờ vốn không tốt đẹp như ông hằng nghĩ, nên tinh thần lạc
quan càng giảm sút, tác giả cũng thừa nhận trong Nguyễn Công Trứ là con
người hành động nhưng cũng là con người hành lạc. [16, tr.40].
Với bài viết của tác giả Lê Thước về Sự nghiệp và thơ văn của Uy Viễn
tướng công Nguyễn Công Trứ, tuy ở bài viết này tác giả chưa có sự phát hiện
mới về tư tưởng con người Nguyễn Công Trứ, nhưng đây là công trình biên
khảo có ý nghĩa nền tảng làm tư liệu khi nghiên cứu. Lê Thước phân chia các
giai đoạn trong cuộc đời và đánh giá nhà thơ theo tiêu chí lập công, lập đức và
lập ngôn.
9
Nguyễn Khắc Hoạch với bài viết Lý tưởng kẻ sĩ trong thi văn và ngoài
cuộc đời Nguyễn Công Trứ. Bài viết không đi sâu vào nghiên cứu tư tưởng
của tác giả mà tìm hiểu quá trình trưởng thành cho đến cuối cuộc đời của nhà
thơ. Mỗi giai đoạn như vậy có một lý tưởng, một cách sống riêng. Thời xuất
chính ông tích cực hành đạo, thời ẩn dật ông lui vào hậu trường hưởng cuộc
đời nhàn lạc của người đã làm tròn nhiệm vụ. Quan trọng hơn là tác giả Phạm
Thế Ngũ nhìn từ khuynh hướng thời đại đi đến quan niệm sống của tác giả đã
có cái nhìn tương đối toàn diện và sâu sắc, trong bài viết Sáng tác của Nguyễn
Công Trứ cũng đề cập đến phương diện biểu hiện của con người như: chí nam
nhi, quan niệm công danh, quan niệm hưởng lạc, triết lý nhân sinh. Đặc biệt
tác giả còn thấy được điểm tương đồng và khác biệt giữa Nguyễn Công Trứ
và một số nhà nho khác như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn
Hàng…Phạm Vĩnh Cư khi bàn về Thơ hành lạc của Nguyễn Công Trứ với
dòng thơ an lạc, xem đó là mảng sáng tác rất đặc sắc lâu nay vẫn được coi là
thơ văn cầu nhàn hưởng lạc hay là thơ văn hành lạc chiếm một vị trí đáng kể.
Tác giả khẳng định: Nhu cầu hưởng thụ của con người, nâng nó lên thành
một triết lý có sức thu phục nhân tâm thì không mấy ai làm được như Nguyễn
Công Trứ. Ở Nguyễn Công Trứ hành lạc lẫn hành đạo, cả sự hưởng thú vui
lẫn việc thực hiện sứ mệnh của người anh hùng trên đời đều khát khao sự
chơi, cuộc chơi. Tác giả cũng khẳng định rằng: Bậc trượng phu ấy vì vậy vừa
khao khát công danh, vừa vô cầu yên sở ngộ, vừa hăng say nhập cuộc, vừa
biết thanh thản xuất thế, vừa biết hành vừa biết tàng, coi hành tàng thực chất
không khác gì nhau (“hành tàng bất nhị kì quan”) [5, tr.443]. Nguyễn Công
Trứ luôn thể hiện cái khí phách cứng cỏi, bản lĩnh cao cường của mình trong
thơ. Thơ ông vừa diễu cợt người đời, vừa diễu cợt bản thân mình.
Trương Tửu cũng giải thích nguyên nhân của hoạt động xã hội của
Nguyễn Công Trứ bằng tinh thần chống bọn “phú hộ” này. Hành lạc chỉ là
10
cách chống tiêu cực, chính nhập thế mới là cách chiến đấu chống phú hộ tích
cực. “Phú hộ ra làm quan là để kiếm lợi và đè nén. Còn nho sĩ (Nguyễn Công
Trứ) ra làm quan là để thực hiện một lí tưởng, thỏa mãn một chí khí. Từ đây
dẫn đến chí nam nhi”[18, tr.524]. Đó là nguồn gốc của hai hành vi tưởng như
mâu thuẫn là hành đạo và hành lạc. Từ đó, Trương Tửu khái quát về kiểu
nhân cách Nguyễn Công Trứ: Tính chất ấy là một tính chất hiếu thắng vậy.
Người có tính chất ấy là người nuôi một quan niệm cực đoan về nhân sinh:
không sống thì thôi đã sống phải “có danh với non sông”, không thi thì thôi
đã thi thì phải “miếng khoa giáp ăn xanh phường sĩ tử”, không lập sự nghiệp
thì thôi, đã lập thì phải “ba vạn anh hùng đè xuống dưới”. Đó là một người
lúc nào cũng muốn làm hơn người, làm khác người, làm những cái lạ mà
thiên hạ không ai làm được” [18; tr.534].
Trương Tửu cũng khẳng định quan niệm về chí nam nhi luôn được
nhắc lại nhiều lần dưới ngòi bút của Nguyễn Công Trứ: Có cái quan niệm nào
được nhắc đi nhắc lại luôn luôn dưới ngòi bút thi ca của Nguyễn Công Trứ
lúc thanh niên, đó phải là quan niệm “chí nam nhi”. Trong đầu ông, chí nam
nhi là một quan niệm mơ hồ về sự nghiệp cá nhân của kẻ làm trai, gồm đủ cả:
chí anh hùng, nợ tang bồng hổ thỉ, khí tiết trượng phu, mộng công hầu khanh
tướng và lòng tham muốn lưu danh thiên cổ. [18; tr.618]. Và nhà nghiên cứu
cũng đã lí giải phần nào những yếu tố cấu tạo ra quan niệm đó ở Nguyễn
Công Trứ là do: sự hun đúc của thời loạn lạc, tâm lí tự cao tự đại của quý tộc
và khí thế trung hưng của sĩ phiệt.
Nguyễn Đình Chú lại có một cách nghiên cứu riêng về Nguyên Công
Trứ và cho rằng là con người – cá thể Nguyễn Công Trứ đã tự ý thức về
mình: đã sống là phải ra sống “lí tưởng đó là chí làm trai, là chí và nợ tang
bồng” [4; tr.28].
11
Trong bài viết Nguyễn Công Trứ và thời đại chúng ta, PGS.TS Trần
Nho Thìn đã đề cập tới yếu tố hành lạc, triết lý cầu nhàn hưởng lạc biểu hiện
rất rõ trong thơ Nguyễn Công Trứ và khẳng định chí nam nhi của Nguyễn
Công Trứ là sản phẩm của xã hội nam quyền.
Trần Ngọc Vương cắt nghĩa chí nam nhi của Nguyễn Công Trứ như là
tia hồi quang - sự tiếp biến - của “người anh hùng thời loạn” trong hoàn cảnh
chế độ chuyên chế nhà Nguyễn.
Năm 2007, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na cho rằng: Tiếng nói chí
nam nhi là chủ đề lớn nhất tập trung xuất hiện trong sáng tác của Nguyễn
Công Trứ thuở hàn vi và thời làm quan đắc chí. [28, tr.236]. Đồng thời, các
tác giả cũng khẳng định công lao to lớn của ông: Nguyễn Công Trứ đã mang
vào khái niệm chí nam nhi của Nho gia cái ý thức cá nhân về sự tự do phóng
túng trong lối sống tạo nên nét riêng độc đáo và mang đến một màu sắc mới
cho thời đại. Nguyễn Công Trứ nhất quán giữa con người trong mối quan hệ
với cộng đồng và con người trong mối quan hệ với bản thân; giữa ý thức về
trách nhiệm và ý thức về quyền lợi, giữa hành động và hưởng thụ. [28,
tr.239].
Có thể khẳng định: các công trình và bài viết của các nhà nghiên cứu
phê bình đã đem lại một giá trị to lớn khi đánh giá, nhận xét thơ văn về chí
nam nhi của Nguyễn Công Trứ. Tuy mỗi người có một cách nhìn nhận, đánh
giá khác nhau nhưng tựu chung đều thấy được vẻ đẹp trong con người cũng
như giá trị tư tưởng trong thơ văn của ông. Ngoài ra còn có nhiều bài viết,
nhiều công trình nghiên cứu khác như của: Chương Thâu, Vũ Ngọc Khánh,
Kiêm Đạt, Nguyễn Minh, Nguyễn Tài Thư, Trần Mạnh Hảo, Trần Thị Băng
Thanh
12
Cho đến nay, công việc nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Nguyễn
Công Trứ vẫn tiếp tục phát triển nhưng còn nhiều khoảng trống. Chúng tôi
nhận thấy rằng các công trình nghiên cứu đã có về sáng tác của Nguyễn Công
Trứ chưa đặt vấn đề nghiên cứu hình ảnh nam nhi từ góc nhìn giới tính của
họ. Đây không phải do hạn chế, yếu kém của các nhà nghiên cứu mà do
trường quan sát của họ không bao hàm hoặc ít bao hàm vấn đề giới. Nghiên
cứu “Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ nhìn từ
quan điểm giới” trên cơ sở tiếp thu ý kiến của các tác giả đi trước, cùng với
kiến thức và sự tìm tòi, nghiên cứu; chúng tôi tìm hiểu, khám phá cụ thể hơn
nữa về hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ, góp phần hữu
ích trên con đường nghiên cứu tác giả, tác phẩm thơ văn ông.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.
Luận văn của chúng tôi sẽ tìm hiểu về hình tượng người nam giới trong
sáng tác của Nguyễn Công Trứ. Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có sử
dụng các công trình nghiên cứu về người nam nhi trong quan điểm của Nho
giáo và một số bài thơ của một số tác giả khác như Nguyễn Trãi, Phạm Ngũ
Lão, Phan Bội Châu, Nguyễn Du… Chúng tôi còn sử dụng một số tài liệu
nghiên cứu về giới có liên quan đến đề tài. Từ đó, chúng tôi so sánh, đối chiếu
để làm sáng rõ hơn điểm giống và khác trong cách nhìn nhận người nam nhi
của Nguyễn Công Trứ với các sáng tác của nhà nho chính thống.
Trong luận văn này chúng tôi đề xuất vận dụng cách tiếp cận nghiên
cứu giới từ các góc độ như: quan niệm về giới tính nam trong văn học trung
đại; cách nhìn hạn hẹp với người phụ nữ - coi người phụ nữ là sự khơi gợi
ham muốn và hoàn toàn phụ thuộc vào người đàn ông…để so sánh một cách
toàn diện sự ảnh hưởng của các quan điểm giới tới cách nhìn nhận, đánh giá
vai trò, trách nhiệm người nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ.
13
5. Phƣơng pháp nghiên cứu .
Để hoàn thành tốt luận văn này, chúng tôi sử dụng các phương pháp
nghiên cứu sau :
- Phương pháp khảo sát - thống kê.
- Phương pháp tiếp cận văn hóa học.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu.
5.1 Phương pháp khảo sát – thống kê.
Mục tiêu của phương pháp này là chúng tôi khảo sát lại toàn bộ thông
tin về hình ảnh nam nhi được Nguyễn Công Trứ nhắc đến trong các sáng tác
của ông, tìm hiểu sâu sắc hơn trách nhiệm của một nam tử hán trong xã hội
nam quyền và từ đó có cơ sở để so sánh với các sáng tác của nhà nho chính
thống viết về người nam nhi. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp
khảo sát, thống kê để xử lí thông tin các tư liệu văn học tìm được trong quá
trình nghiên cứu, phục vụ cho công tác nghiên cứu luận văn.
5.2 Phương pháp tiếp cận văn hóa học.
Xã hội thời trung đại Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo,
xét trên quan điểm giới là xã hội nam quyền; một kiểu xã hội trong đó trách
nhiệm của nam nhi là phải gánh vác giang sơn, tu dưỡng đạo đức để trở thành
những bậc thánh nhân, quân tử; các chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ do
người đàn ông áp đặt, người nam giới có quyền chủ động hơn người phụ nữ
trong cuộc sống. Quan điểm nam quyền đã ăn sâu vào trong tư tưởng của các
nhà Nho và chi phối đến cách xây dựng hình ảnh nam nhi của Nguyễn Công
Trứ. Chính vì vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp văn hóa học, đặc biệt là
14
dựa trên quan điểm giới nhằm mục đích giải mã hình tượng nam nhi, tìm ra
nền tảng văn hóa của hình tượng này trong nền văn hóa phương Đông.
5.3 Phương pháp phân tích tổng hợp.
Chúng tôi nghiên cứu các quan điểm có giá trị về hình ảnh nam nhi của
nhà Nho nói chung và của Nguyễn Công Trứ nói riêng dưới góc độ nghiên
cứu giới để từ đó rút ra các luận điểm, luận cứ có giá trị phục vụ tốt cho công
tác nghiên cứu. Đồng thời từ những luận điểm, luận cứ đã rút ra đó, chúng tôi
tổng hợp lại để so sánh, lí giải vấn đề đang nghiên cứu.
5.4 Phương pháp so sánh - đối chiếu.
Để thấy được những nét chung và nét riêng trong cách xây dựng hình
ảnh nam nhi của Nguyễn Công Trứ so với sáng tác của nhà nho chính thống,
chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh – đối chiếu. Chúng tôi dự kiến sẽ so
sánh hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ với các sáng tác
trước, cùng thời và sau Nguyễn Công Trứ. Chúng tôi lựa chọn những tư liệu
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong luận văn để tìm ra những mặt tiến
bộ cũng như hạn chế trong tư tưởng của ông.
6. Bố cục của luận văn.
Luận văn của chúng tôi gồm có ba phần chính. Ngoài phần mở đầu và
phần kết luận, phần nội dung có ba chương chính như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu hình ảnh
nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ từ quan điểm giới.
Trong chương 1, chúng tôi tập trung vào những vấn đề lí luận và thực
tiễn để tìm ra cơ sở trong suốt quá trình nghiên cứu luận văn. Những lí thuyết
15
về giới sẽ là phương pháp luận mà chúng tôi sử dụng. Từ đó, chúng tôi có cơ
sở để nghiên cứu hình ảnh nam nhi được thể hiện trong nền văn học trung đại
nói riêng và trong xã hội phong kiến tập quyền nói chung. Chúng tôi cũng
trình bày về cuộc đời cũng như thời đại mà Nguyễn Công Trứ sống đã ảnh
hưởng rất lớn đến những sáng tác về chí nam nhi của ông.
Chương 2: Hình ảnh nam nhi trong sáng tác của Nguyễn Công Trứ.
Trong chương 2, chúng tôi nghiên cứu quan niệm về chí nam nhi của
Nguyễn Công Trứ. Người nam nhi luôn mang trong mình khát vọng công
danh cao đẹp, bổn phận quân thân, vì dân giúp nước. Người nam nhi không
chỉ có bản lĩnh cao cường, vượt lên trên mọi khó khăn, gian khổ để thực hiện
lí tưởng “trí quân trạch dân” mà người nam nhi còn có tinh thần cao khiết,
sống thanh bạch, không hám lợi danh. Bên cạnh đó, Nguyễn Công Trứ còn có
ý thức “cậy tài”, “khoe tài” mà ít nhà nho dám thể hiện.
Chương 3: So sánh hình ảnh nam nhi của Nguyễn Công Trứ với sáng
tác của nhà nho chính thống.
Nội dung chủ yếu của chương 3 là so sánh và đối chiếu sáng tác của
Nguyễn Công Trứ viết về chí nam nhi với các sáng tác của nhà nho chính
thống để thấy được những nét chung và những nét độc đáo riêng của Nguyễn
Công Trứ. Từ đó, chúng tôi từng bước lí giải sự độc đáo, táo bạo ấy.
16
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU HÌNH
ẢNH NAM NHI TRONG SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN CÔNG TRỨ.
Để nghiên cứu hình ảnh nam nhi trong các sáng tác của Nguyễn Công
Trứ dưới sự ảnh hưởng của xã hội nam quyền, luận văn triển khai tìm hiểu
một số vấn đề lí luận và thực tiễn về giới để tái hiện phần nào quan điểm văn
hóa về người nam nhi trong xã hội nam quyền Việt Nam, đồng thời phác thảo
qua nền văn học trung đại Việt Nam khi viết về người nam nhi theo quan
điểm giới. Đây chính là cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi hoàn thành
luận văn này.
1.1 Khái niệm về giới ( Gender).
Giới là một khái niệm mới xuất hiện ở các nước nói tiếng Anh vào cuối
những năm 60 và xuất hiện ở nước ta vào những năm 80 của thế kỷ XX. Cho
đến nay thuật ngữ giới được hiểu chưa có sự thống nhất trong giới nghiên cứu
và nhiều bằng chứng cho thấy còn không ít mơ hồ và sự nhầm lẫn trong cách
hiểu về giới khi triển khai thực tế cũng như trong cuộc sống thường ngày.
Giới không mang ý nghĩa là giới tính, cũng không mang ý nghĩa là phụ nữ.
Giới là một thuật ngữ bắt nguồn từ ngành khoa học giới mới hình thành và
đang thâm nhập vào nhiều ngành khoa học: tâm lí học xã hội, xã hội học, dân
tộc học, văn hóa học Người ta nghiên cứu giới theo quan điểm sinh lý, chỉ
ra sự khác biệt về cấu tạo cơ thể, về sức khoẻ, về tính dục giữa nam và nữ để
ứng dụng vào y học, sinh học… Người ta cũng có thể nghiên cứu về giới theo
17
quan điểm xã hội để ứng dụng trong phân công lao động xã hội giữa nam và
nữ, giải quyết vấn đề ngành nghề cho nam và nữ, so sánh và cân đối thu nhập
giữa nam và nữ, đo lường độ tuổi nghỉ hưu phù hợp cho nam và nữ… Giới
cũng có thể được nghiên cứu trong tâm lý học để chỉ ra được đặc trưng dị biệt
trong tâm lý giữa phái nam và phái nữ…. Giới cũng có thể được nghiên cứu
theo quan điểm văn hoá để chỉ ra cái nhìn về giới của nam và nữ đối với nhau,
chỉ ra địa vị gia đình và xã hội của nam giới và nữ giới Đây cũng là lí do
khiến thuật ngữ giới được hiểu với ít nhiều khác biệt tùy vào góc độ của mỗi
ngành khoa học. Có thể đưa ra một số khái niệm, định nghĩa về giới như sau:
- “Giới là các quan niệm, hành vi, các mối quan hệ và tương quan về
địa vị xã hội của phụ nữ và nam giới trong một bối cảnh xã hội cụ thể.
Nói cách khác, nói đến giới là nói đến sự khác biệt giữa phụ nữ và nam
giới từ giác độ xã hội” [10; tr.27].
- “Giới là một thuật ngữ để chỉ vai trò xã hội, hành vi ứng xử xã hội và
những kỳ vọng liên quan đến nam và nữ” [10; tr.27].
- “Giới là sự tập hợp các hành vi học được từ xã hội và những kỳ vọng
về các đặc điểm và năng lực được cân nhắc nhằm xác định thế nào là
một nam giới hay một phụ nữ ( hoặc một cậu bé hay cô bé) trong một
xã hội hay nền văn hóa nhất định. Giới cũng phản ánh các mối quan hệ
giữa nam và nữ, ai cần làm gì và ai là người kiểm soát việc ra quyết
định, tiếp cận các nguồn lực và hưởng lợi” [10; tr.28].
- “Giới là một phạm trù chỉ vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam
giới và phụ nữ. Nói đên giới là nói đến cách thức phân định xã hội giữa
nam giới và phụ nữ, liên quan tới hàng loạt vấn đề thuộc về thể chế và
18
xã hội chứ không phải là mối quan hệ cá biệt giữa một nam giới hay
một phụ nữ nào” [10; tr.28].
Một số định nghĩa trên đây về giới cho phép ta hình dung cách tiếp cận
đa dạng về thuật ngữ này. Tuy nhiên, chúng tôi nhất trí với quan điểm cho
rằng: “Giới có thể dùng để chỉ vị thế xã hội của nam và nữ trong thực tế
(tương quan về vị trí, vai trò xã hội của cả nam và nữ); có thể dùng để chỉ
hành vi ứng xử xã hội của nam và nữ; cũng có thể dùng để chỉ các quan niệm,
các kỳ vọng liên quan đến nam và nữ…Nói đến giới là nói đến vai trò, trách
nhiệm và quyền lợi mà xã hội quy định cho người nam và người nữ. Bao gồm
việc phân chia lao động, các kiểu phân chia nguồn lợi và tương quan về địa vị
xã hội của nam giới và nữ giới trong một bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể.
Thuật ngữ giới đề cập đến những đặc tính và cơ hội về mặt kinh tế, xã hội,
văn hóa và tâm lí gắn với việc là phụ nữ hay nam giới. Trong phần lớn các xã
hội, là một người đàn ông hay là một người phụ nữ không chỉ có các đặc điểm
sinh học khác nhau mà còn phải đối diện với những mong đợi khác nhau của
xã hội về mặt ngoại hình, cách cư xử, tính cách và những công việc được cho
là thích hợp đối với giới tính của người đó”. [10; tr.28].
Như vậy, giới là một thuật ngữ được dùng để chỉ vai trò xã hội, hành vi
ứng xử xã hội và những đòi hỏi, yêu cầu đối với nam và nữ. Nó là sản phẩm
của xã hội – văn hóa.
Trong cuộc sống hằng ngày, khái niệm giới (gender) thường bị dùng lẫn
lộn với giới tính (sex). Thực chất đây là hai phạm trù tương hỗ nhưng không
đồng nhất. Giới tính là sự khác biệt giữa nam và nữ về mặt sinh học, bao gồm
sự khác nhau về giải phẫu ( kích thước, hình dạng cơ thể…), đặc điểm sinh lí
( hoạt động hormone, chức năng của các bộ phận). Giới tính có những đặc
trưng cơ bản là bẩm sinh, đồng nhất, không biến đổi và không thể thay đổi.
19
Như vậy, giới tính gần như là kiểu phân nhóm xã hội dễ nhận thấy nhất mà
chúng ta có thể dùng để nhận dạng mình và người khác giới.
Theo Keneth Clatterbaugh, có ba thành tố cấu thành nên khái niệm về
giới tính nam (nam tính) là: “vai trò giới của người đàn ông, khuôn mẫu về
nam tính, và lý tưởng về giới” [10; tr.4]. Theo ông, thành tố đầu tiên lý giải
đàn ông là gì vì nó “là một tập hợp hành vi, thái độ và hoàn cảnh thường thấy
ở những người đàn ông thuôc một nhóm xác định nào đó” [10; tr.4]. Thành tố
thứ hai liên quan đến cái mà người ta nghĩ về đàn ông: “Một khuôn mẫu là ý
tưởng chung về cái mà hầu hết mọi người đều xem là vai trò giới của đàn
ông… Khuôn mẫu dựa trên định nghĩa về đàn ông và vai trò mà đàn ông thực
sự đảm nhận không phải bàn cãi…” [10; tr.4]. Còn lý tưởng về giới là “một
quan niệm phổ biến cho rằng vai trò giới của người đàn ông nên như thế nào”
[10; tr.4]. Ông cũng lưu ý rằng giữa ba thành tố này có những mối quan hệ
tương tác và vì thế những ranh giới rạch ròi là không thể vạch ra mà là một sự
kết hợp biện chứng.
Các nhà nghiên cứu về giới đều cho rằng không thể có một mẫu hình
đàn ông chung cho mọi thời đại và mọi khu vực vì nam tính, với tư cách là
một cấu trúc văn hóa, khó tránh khỏi thay đổi. Song Geng dẫn nhận định của
Micheal Kimmel cho rằng: “nam tính có ý nghĩa khác nhau trong những thời
điểm khác nhau đối với những người khác nhau. Chúng ta hiểu thế nào là một
người đàn ông trong nền văn hóa của chúng ta bằng cách đặt những định
nghĩa của chúng ta trong sự đối lập với một tập hợp của „những người khác‟ -
những thiểu số về chủng tộc, về giới tính, và trên hết là phụ nữ” [34; tr. 4]. Vì
thế, “Phản nữ tính (anti femininity) […] là trọng tâm của vấn đề nam tính
thống trị ở phương Tây, tức là một người đàn ông thì có nghĩa là không giống
20
như là một người phụ nữ nên nam tính được định nghĩa bởi cái mà người đàn
ông không là hơn bởi cái họ là [34; tr. 4].
Theo nghiên cứu của nhiều học giả về giới trong nhiều lĩnh vực khoa
học xã hội, giới tính nữ (nữ tính) thường được gắn với sự tái sản sinh ra sự
sống (sinh nở) và những phẩm chất thuộc về sự chăm sóc, nuôi dưỡng như
thiên chức làm mẹ, sinh đẻ, sự nhã nhặn, dịu dàng, trực giác nhạy bén, tính
sáng tạo, chu kỳ sinh học của cuộc sống… Cổ mẫu của người phụ nữ trong
thần thoại và thế giới tâm linh thường được gắn liền với một lực lượng sáng
tạo tự nhiên (đất mẹ Gaia, bà Eve, …)
Trong triết học Trung Quốc, khái niệm về âm biểu thị cho nửa thuộc
giống cái trong cặp nhị phân âm/dương. Trong truyền thống văn hóa Hinđu,
Shakti là năng lượng sáng tạo thần thánh mang tính nữ, là năng lượng thiêng
vận động trong toàn bộ vũ trụ; đó là đối tác giống cái mà nếu thiếu thì giống
đực còn lại, biểu thị cho ý thức và khả năng suy xét, sẽ bất lực và vô giá trị.
Theo đạo Hinđu, lực lượng sáng tạo trong vũ trụ Yoni là giống cái với năng
lực sáng tạo ra sự sống.
Trong tâm lý học phương Tây, những cổ mẫu chính được giới thiệu lần
đầu tiên bởi Carl Jung và thường được vận dụng trong văn chương là những
mô hình hành vi tuân theo chu kỳ sinh học của sự sống ở người phụ nữ và rơi
vào một trong các vai trò sau: Con gái: đồng nghĩa với trinh nữ; Mẹ: gắn với
vai trò tái sản xuất sự sống (sinh nở) và nuôi dưỡng con cái - một chức năng
xã hội, văn hóa và tôn giáo; Mụ già: là người có vẻ cau có, gắt gỏng, độc ác,
hoặc nham hiểm, thường có phép thuật có thể hoặc giúp đỡ hoặc cản trở; bà ta
bị gạt ra ngoài lề xã hội vì đã rút khỏi chu trình sinh sản; sự gần kề với cái
chết đặt bà ta vào mối liên hệ với trí tuệ huyền bí; Nữ hoàng: chia làm hai
kiểu mẫu. Nữ hoàng trị vì: là một vị vua đàn bà tự mình cai trị đất nước;
21
hoàng hậu: là vợ của một ông vua trị vì, được chia sẻ tước hiệu nhưng không
được chia sẻ quyền lực.
Như vậy, cả giới tính nam (nam tính) và giới tính nữ (nữ tính) đều là
những tập hợp các biểu hiện đặc trưng về giới (của nam giới hay phụ nữ)
được tạo dựng nên phổ biến, thể chế hóa trong một nền văn hóa, một thời kỳ
lịch sử nhất định. Trong cơ sở hình thành nên nam tính và nữ tính, những yếu
tố sinh học tuy cũng đóng một vai trò không nhỏ nhưng quan trọng hơn cả là
vị trí có tính tương quan của hai giới trong hệ thống chính trị - xã hội - kinh tế
- văn hóa. Vì thế, nam tính và nữ tính không phải là những giá trị “nhất thành
bất biến” mà có tính lịch sử, tính khu vực. Chúng vừa là những qui ước xã hội
về giới áp đặt lên cá nhân từ bên ngoài vừa là ý thức tự áp dụng những qui
ước đó của chính họ.
Trong nghiên cứu văn học, người ta có thể vận dụng phương pháp
nghiên cứu giới của nhân vật văn học để tìm hiểu các kiểu hình tượng
nam/nữ. Chẳng hạn, nhân vật người anh hùng Võ Tòng trong bộ tiểu thuyết
chương hồi Thủy hử nổi tiếng khi được quan sát từ góc nhìn giới sẽ bộc lộ đặc
điểm và cũng là hạn chế của quan niệm anh hùng cổ trung đại: người anh
hùng nghĩa hiệp, tài năng nhưng lại thiếu tình yêu người đẹp, thậm chí lạnh
lùng đến tàn bạo đối với người phụ nữ có tình yêu phóng túng. Hay nghiên
cứu nhân vật phụ nữ như nàng Kiều từ quan điểm giới, người ta có thể thấy
quan niệm trinh tiết nghiệt ngã của Nho giáo đã trói buộc nàng Kiều, khiến
nàng mang mặc cảm tội lỗi vì mình không còn trong trắng và từ chối sống
tình vợ chồng với Kim Trọng sau mười lăm năm ly biệt, chờ đợi. Qua đó,
chúng ta có thể hiểu được một cách toàn diện những nguyên nhân dẫn đến bất
hạnh của Kiều, từ nguyên nhân xã hội đến nguyên nhân thuộc về quan niệm
giới. Nói khác đi, trong quá trình nghiên cứu, vấn đề giới giúp cho việc nhận
22
thức nhân vật toàn diện hơn, sâu sắc hơn. Nếu như trước đây, nhân vật
nam/nữ thường chỉ được nhìn theo quan điểm giai cấp, áp bức hay bị áp bức
thì với điểm nhìn giới, chúng ta thấy thêm những phương diện khác của nhân
vật.
Như vậy, khái niệm giới mà chúng tôi sử dụng trong luận văn không
những chỉ phương diện giới tính, giải thích người đàn ông và phụ nữ ở khía
cạnh sinh lý mà còn quan tâm đến cả phương diện văn hóa – xã hội của họ
như trong mối quan hệ gia đình, quan hệ nam nữ.
1.2 Quan niệm nam giới trong văn học nhà nho.
Trong xã hội phương Đông trung đại, một điều được mặc nhiên thừa
nhận và liên tục củng cố cả bằng luật pháp lẫn phong tục, văn hoá và văn
chương là địa vị đứng trên của người đàn ông so với người phụ nữ. Quan
niệm về nam giới và nữ giới trong văn học trung đại trước hết chịu sự chi
phối của hệ thống quan niệm triết học dựa trên nguyên lý âm – dương trong
Kinh Dịch. Ban đầu âm và dương vốn chỉ có nghĩa là bóng tối và ánh sáng,
nhưng về sau chúng không có hàm nghĩa cố định nữa. Chúng được xem là
cách để miêu tả các mối quan hệ giữa vạn vật. Trong vũ trụ luận của Lão-
Trang, âm được đồng nhất với tự nhiên và đàn bà; các nguyên lý được đánh
giá cao hơn là dương, văn hóa và nam tính. Trái lại, trong Nho giáo chính
thống, âm và dương lại liên quan tới các mối quan hệ mang tính tôn ty của
con người và quan hệ quyền lực giữa những gì mang tính âm và tính dương
lại bị đảo ngược. Người vợ bị coi là thấp kém hơn người chồng, như là âm so
với dương. Ngay cả một bề tôi hoặc một ông quan nhà nho cũng được xem là
âm trong mối tương quan với tính dương của vua chúa, và điều đó vẫn đúng
ngay cả khi cả hai người trong mối quan hệ cặp đôi này đều là đàn ông. Âm và
dương thể hiện những mối quan hệ có tính tôn ti, phụ thuộc lẫn nhau không
23
nhất thiết là giữa đàn ông và đàn bà, mặc dù những gì thuộc dương thường có
đặc trưng là gắn với những nguyên lý của đàn ông và âm thì gắn với những
nguyên lý của phụ nữ. Như vậy, âm/dương là một quan niệm đã bị chính trị
hóa, đưa đến những vị trí khác nhau của chủ thể trong một nền văn hóa có
tính chính trị xác định sự tồn tại về mặt xã hội và thậm chí cả cảm nhận trong
tâm hồn của con người.
Văn học trung đại Việt Nam trước thế kỷ XVIII, tiếng nói át trội trên
thi đàn là tiếng nói của các anh hùng hào kiệt, các đấng trượng phu, các bậc
quân tử. Trải qua ba triều đại Lý, Trần, Lê, lần lượt các học thuyết Phật giáo,
Nho giáo thay nhau nắm địa vị ý thức hệ. Vào thời đại Lý – Trần, khi đạo
Phật được tôn lên hàng Quốc giáo, đạo Lão và đạo Nho cũng ảnh hưởng tới
một bộ phận nhỏ giới trí thức quí tộc. Thành phần của giới trí thức thời kỳ
này hầu hết là quí tộc vũ sĩ hoặc tăng lữ chứ chưa phải là nhà nho mũ cao áo
dài. Do đó, trong các sáng tác thời kỳ này, mẫu hình con người lý tưởng là
những bậc anh hùng đại trượng phu với tư thế “hoành sóc giang sơn”, khí thế
“khí thôn ngưu”, lý tưởng “Nam nhi vị liễu công danh trái - Tu thính nhân
gian thuyết Vũ hầu” hay “Thái bình tu nỗ lực - Vạn cổ thử giang san” hoặc
những bậc tu hành đắc đạo đã vượt lên trên “thất tình”, “lục dục”, đạt đến
cảnh giới của cái tâm vô phân biệt. Đó cũng là những mẫu người thánh nhân
dùng “chí” khuất phục “tình”. Giọng thơ khẩu khí chiếm vai trò chủ đạo. Đến
một thiền sư cũng có cái tư thế hào hùng “Trường khiếu nhất thanh hàn thái
hư” (Ngôn hoài – Không Lộ Thiền sư), và người anh hùng trong tình cảnh
“vận khứ ẩm hận đa” cũng vẫn canh cánh một khát vọng cao cả “Trí chúa hữu
hoài phù địa trục” (Cảm hoài – Đặng Dung).
Cùng với con người đại trượng phu là người nam nhi biết giữ khí tiết
trong sạch, cao sĩ biết thời thế, biết ưu hoạn, một kiểu người quân tử theo
24
quan niệm nho giáo. Trong văn học thời Lí là con người thần, thiền, tiên. Lí
Nhân Tông viết tặng Giác Hải thiền sư và Thông Huyền đạo nhân:
Giác Hải lòng như biển
Thông Huyền đạo lại huyền
Thần thông mà biến hoá
Một Phật, một thần tiên
Trần Nguyên Đán quy ẩn giữ mình, dứt bỏ mọi công danh: “Mịch La,
Xích Bích đều vùi trong đất” nhưng ông vẫn khuyên Chu An ra làm quan để
hoàn thành sứ mệnh của người quân tử mà xã tắc đã giao phó. Hay như
Nguyễn Phi Khanh cũng thể hiện một con người tri thức yêu nước, nặng tình
với quê hương: “Lo việc nước chính là phận sự của bọn chúng ta. Nhờ ai nhắn
nhủ điều đó với dân Nghệ An. Mãi mãi làm cho nước nhà được nhàn hạ”.
Sang thời Lê, Nho giáo giành được địa vị độc tôn, trở thành ý thức hệ
chính thống của dân tộc từ thời Lê Thánh Tông. Giới trí thức và cũng là bộ
phận tác giả văn học chủ chốt của thời kỳ này là nhà nho. Học thuyết Nho
giáo, với sự phân chia trật tự xã hội theo triết lý âm/dương, những lý tưởng
“tam cương”, “ngũ thường” áp đặt đối với nam giới và đạo “tam tòng”, “tứ
đức” ràng buộc người phụ nữ… khiến sự phân biệt giữa nam và nữ càng trở
nên triệt để. Nam tôn nữ ty, nam cao nữ thấp, nam ngoại nữ nội… là những
quy tắc mặc nhiên được thừa nhận và tuân thủ. Đàn ông là giới nắm đặc
quyền về mọi mặt chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa. Chỉ có đàn ông mới được
đi học và tham gia vào những kì thi chọn người ra làm quan. Vì thế, lực lượng
sáng tác tuyệt đại đa số vẫn là các nhà nho nam giới và mẫu hình con người lý
tưởng trong văn học thời kỳ này là bậc thánh nhân, người quân tử. Bậc quân