ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------NGUYỄN VĂN SANG
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học
Hà Nội-2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------------------------------NGUYỄN VĂN SANG
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận Văn học
Mã số: 603222
Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Nam
Hà Nội-2008
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU......................................................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................7
4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................11
5. Những đóng góp mới của luận văn ........................................................................11
6. Kết cấu của luận văn ..............................................................................................11
NỘI DUNG ................................................................................................................12
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ .................12
1. 1. Một số vấn đề chung về tiểu thuyết lịch sử .......................................................12
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử ...........................................................................12
1.1.2. Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và các thể loại khác .............................18
1.1.3. Quan niệm về hiện thực và hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử ...........................20
1.1.4. Quan niệm của nhà văn về nhân vật anh hùng và lịch sử anh hùng trong
tiểu thuyết lịch sử. ......................................................................................................25
1.2. Những chặng đường phát triển của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ......................28
1.2.1. Tiểu thuyết lịch sử thời kỳ trung đại ................................................................28
1.2.2. Tiểu thuyết lịch sử hiện đại đầu thế kỷ XX đến 1945 .......................................30
1.2.3. Tiểu thuyết lịch sử hiện đại từ 1945 đến 1985 .................................................33
1.2.4. Tiểu thuyết lịch sử hiện đại từ 1986 đến nay ...................................................34
Tiểu kết.......................................................................................................................36
Chương 2 ....................................................................................................................37
HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
HIỆN ĐẠI VIỆT NAM .............................................................................................37
2.1. Hình tượng nhân vật anh hùng mang khát vọng lịch sử .....................................38
2.1.1. Xuất thân ..........................................................................................................38
2.1.2. Khát vọng lịch sử .............................................................................................44
2.2. Hình tượng nhân vật anh hùng với tài năng, tính cách, phẩm chất và khí
phách hơn người.........................................................................................................49
2.2.1. Thiên tài quân sự..............................................................................................49
2.2.2. Tính cách và phẩm chất hơn người .................................................................60
2.2.3. Khí phách anh hùng .........................................................................................65
2.3. Kiểu hình tượng nhân vật anh hùng có số phận đặt trong dịng lịch sử .............67
2.4. Hình tượng nhân vật anh hùng nặng vai trị thế sự ............................................71
Tiểu kết.......................................................................................................................75
Chương 3 ....................................................................................................................77
THI PHÁP NGHỆ THUẬT TRONG XÂY DỰNG HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT
ANH HÙNG TRONG................................................................................................77
TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ HIỆN ĐẠI VIỆT NAM .................................................77
3.1. Bút pháp miêu tả, phân tích và giả định trong xây dựng hình tượng nhân vật
anh hùng .....................................................................................................................77
3.1.1. Bút pháp miêu tả khắc họa hình tượng nhân vật anh hùng .............................77
3.1.2. Bút pháp phân tích nội tâm nhân vật anh hùng ...............................................80
3.1.3. Bút pháp giả định .............................................................................................83
3.2. Điểm nhìn trong xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng .................................84
3.2.2. Điểm nhìn nhân vật ..........................................................................................88
3.3. Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt
Nam ............................................................................................................................92
3.3.1. Không gian nghệ thuật .....................................................................................92
3.1.1.1. Không gian lịch sử và không gian đời thường .............................................93
3.1.1.2. Không gian bên trên và bên dưới .................................................................97
3.1.1.3. Không gian bên trong và bên ngoài..............................................................99
3.3.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................................101
Tiểu kết.....................................................................................................................105
KẾT LUẬN ..............................................................................................................106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................108
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trước thế kỷ XX, việc sáng tác tiểu thuyết trong đó tiểu thuyết lịch sử còn
khá mờ nhạt. Song, đến đầu thế kỷ XX, với sự thay đổi của mơi trường chính trị xã hội, thay đổi của thị hiếu người đọc, văn học Việt Nam đã có một bước vặn
mình lịch sử. Một trong những chuyển biến rõ ràng nhất là sự lên ngơi của thể
loại tiểu thuyết trong đó có tiểu thuyết lịch sử. Hàng loạt các tác phẩm văn học sử
ra đời làm nổi danh những tên tuổi như Phan Bội Châu, Nguyễn Tử Siêu, Lan
Khai. Tiểu thuyết lịch sử hiện đại đã chứng minh rằng nó có khả năng bao quát
các thể loại khác, khả năng phản ánh cuộc sống và tư tưởng thời đại ưu việt hơn
hẳn các thể loại trước đó. Nó đã làm cho quan niệm chuộng thơ hơn văn tồn tại từ
thời kỳ trung đại phải thay đổi. Khắp nơi, người ta bàn luận về những nhân vật
anh hùng trong tiểu thuyết bao gồm cả nhân vật Trung Quốc hay nhân vật Việt
Nam. Nhân vật và khí phách anh hùng của họ trở thành hình tượng được ngợi ca
trong các câu chuyện đời sống.
Mặc dù vậy, trải qua những năm tháng chiến tranh gian khổ và oai hùng,
dòng chảy của tiểu thuyết lịch sử đã lắng xuống giúp cho văn học đảm đương
nhiệm vụ anh hùng của nó, cùng dân tộc xốc dậy bảo vệ Tổ quốc. Những nhân
vật lịch sử như Trần Thủ Độ, Lê Lợi, Nguyễn Huệ, Nguyễn Trãi… ít khi được
nhắc đến trong tiểu thuyết. Người ta chỉ nhắc đến những anh hùng có cơng chống
ngoại xâm như Trần Hưng Đạo, Trần Quốc Toản. Nhưng nhìn chung là ít.
Sau khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, cùng với xu hướng biểu đạt tự
do, tiểu thuyết lịch sử một lần nữa có cơ hội chứng minh tiềm năng bị bỏ quên
của mình. Nó nhanh chóng vươn lên mạnh mẽ với sự ra đời của hàng loạt những
bộ tiểu thuyết dài hơi trong đó có Hội thề của Nguyễn Quang Thân; Bão táp triều
Trần của Hồng Quốc Hải; Sơng Cơn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác. Có thể
nói, tiểu thuyết lịch sử ở thời kỳ này đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại là giáo
dục lịch sử và góp phần giải quyết những vấn đề của thời hiện tại.
Nhìn nhận lại, ở bất cứ thời kỳ nào, một trong những yếu tố mang lại thành
công cho tiểu thuyết lich sử khơng có gì khác ngồi việc chính là xây dựng hình
tượng nhân vật trong đó có hình tượng nhân vật anh hùng. Họ có thể là những
anh hùng nổi tiếng trong lịch sử hay những anh hùng còn nhiều nghi vấn, khuất
lấp nhưng họ đều được soi chiếu dưới nhiều góc cạnh và với nhiều thái độ nhìn
nhận khác nhau. Lần đầu tiên, nhân vật anh hùng lịch sử bước lên văn đàn với
những bước đi của một con người bằng xương, bằng thịt. Và cũng lần đầu tiên,
nhà văn bày tỏ thẳng thắn hay kín đáo những nhận định yêu, ghét của mình đối
với những nhân vật của thời đại. Qua nhân vật anh hùng, lịch sử đã sống lại một
cách có hồn hơn. Hơn nữa lịch sử cịn mang theo văn hóa của một thời đại đã
thuộc về quá khứ.
Và như vậy, nếu nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử, tiến trình phát triển của tiểu
thuyết lịch sử khơng thơi, khơng chịu khó tìm tịi cách gây dựng hình tượng nhân
vật anh hùng trong đó thì khác nào cố cơng lặn xuống bể sâu nhưng vơ tình lại bỏ
sót một viên ngọc quý.
Mang theo ý tưởng đi tìm ngọc quý, người viết quyết tâm lựa chọn đề tài
nghiên cứu:
Hình tượng Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt
Nam
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ngược lại với sự phát triển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết lịch sử từ những
năm 80 trở lại đây là sự xuất hiện thưa thớt của các công trình nghiên cứu. Chúng
tơi tạm chia ra hai loại như sau:
Loại thứ nhất là các bài viết, bình luận về tiểu thuyết lịch sử hiện đại nói
chung và các bài viết về từng tiểu thuyết lịch sử nói riêng. Đó là các bài viết của
Bùi Văn Lợi: Những đóng góp của Nguyễn Tử Siêu cho loại hình tiểu thuyết lịch
sử giai đoạn đầu thế kỷ (Nguyễn Huệ Chi, Vũ Thanh - Tạp chí văn học, 1996, số
5); Về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Bùi Văn Lợi - Thông tin
KHXH, 1998, số 1); Về tiểu thuyết lịch sử và vấn đề giảng dạy tiểu thuyết lịch sử
trong nhà trường phổ thông (Bùi Văn Lợi - Nghiên cứu giáo dục, 1998, số 8);
Mối quan hệ giữa tính chn thực lịch sử và hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX (Bùi Văn Lợi - Tạp chí văn học, 1999, số 9).
Và các bài viết công phu như Suy nghĩ về lịch sử và tiểu thuyết lịch sử của Trần
Đình Sử đăng trên trang cá nhân của nhà nghiên cứu năm 2013; Mã lịch sử và mã
văn hóa trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam sau 1986 của Nguyễn Văn Hùng đăng
trên Báo điện tử Văn nghệ Quân đội tháng 4 năm 2013… cùng nhiều bài viết của
các tác giả khác về những vấn đề chung của tiểu thuyết lịch sử hiện đại.
Bên cạnh đó cịn có những bài viết, bình luận về bốn tiểu thuyết lịch sử
chúng tôi đang khoanh vùng nghiên cứu là Bão táp cung đình, Huyết chiến Bạch
Đằng, Hội thề và Sơng Cơn mùa lũ trong đó những bài viết về Sơng Cơn mùa lũ
có số lượng nhiều nhất. Đó là các bài viết của Mai Quốc Liên, Nguyễn Khắc Phê,
Phan Cự Đệ, Trần Hữu Thục, Đỗ Minh Tuấn… Trong bài viết: “Sông Côn mùa
lũ” của Nguyễn Mộng Giác: Sự khám phá nhân cách văn hóa Việt, Nguyễn Minh
Tuấn đã nói rằng: Sơng Cơn mùa lũ là cái nhìn mới mẻ táo bạo về người anh
hùng áo vải “Nếu như trong Phẩm Tiết, Nguyên Huy Thiệp đã khai thác cái ấn
tượng võ biền này để tạo dựng một Quang Trung thế tục, sàm sỡ và cao ngạo đế
vương thường gây tranh cãi, thì trong Sơng Cơn mùa lũ Nguyễn Mộng Giác đã
cãi lại định kiến văn hóa này khi trình bày Nguyễn Huệ như một nhân cách trí
thức hấp thụ các tinh hoa văn hố bác học qua một ông đồ là giáo Hiến, tiếp thu
các đạo lý từ Nho giáo, và từ nhiều nguồn khác để trở thành nhân vật anh hùng.
Theo dõi quá trình hình thành nhân cách này ta thấy rõ bản lĩnh của Nguyễn Huệ
không phải đơn thuần là sự thăng hoa của bản năng giải phóng trong con người
nơng dân, mà là sự tự khẳng định có ý thức của một nhân cách văn hố mới trong
thời đại ấy. Do đó sức mạnh của người anh hùng Nguyễn Huệ không phải là
quyền lực hoang dã của bạo chúa. Chính cốt cách văn hố, bản chất trí thức này
đã tạo cho nhân vật Nguyễn Huệ trong tiểu thuyết của Nguyễn Mộng Giác có
một sức hấp dẫn lơi cuốn trí thức đương thời.” Đây là bài viết trên quan điểm
ngợi khen Sông Côn mùa lũ. Một bài viết khá công phu nữa về nhân vật anh hùng
Nguyễn Huệ là bài viết của Trần Hữu Thục: “Nhân vật Nguyễn Huệ trong Sông
Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác”. Bài viết đã có sự so sánh hình tượng nhân
vật Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ với Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp,
Gió lửa của Nam Giao, Mùa mưa gai sắc của Trần Vũ. Theo Trần Hữu Thục,
Sông Côn mùa lũ cho ta thấy một Nguyễn Huệ độc đáo trong tính cách, thơng
minh và sắc sảo trong trận chiến và trong chính trường đặc biệt là nhân vật “tràn
đầy tư tưởng”… của nhà văn Nguyễn Mộng Giác.
Trong lĩnh vực nghiên cứu chun sâu có cơng trình bảo vệ Luận án Tiến sĩ:
Tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ 1945 đến nay của Nguyễn Thị Tuyết Minh (Viện
Văn học, Hà Nội, 2009). Luận án đã trình bày được khái quát những đặc điểm
của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến nay qua từng giai đoạn phát
triển, đặ biệt là trình bày rất sâu về tư duy tự sự, nghệ thuật tự sự trong tiểu
thuyết lịch sử từ 1945 đến nay. Đó là Cảm thức lịch sử, khuynh hướng tái tạo lịch
sử, các loại hình nhân vật lịch sử, nghệ thuật trần thuật… Trong đó phần các loại
hình nhân vật lịch sử, nhà nghiên cứu đã đưa ra hai loại hình nhân vật chính là
nhân vật mang khát vọng lịch sử và nhân vật có số phận trong dịng lịch sử.
Tiếp đến cịn có Luận án Tiến sĩ Ngữ văn của Bùi Văn Lợi, “Tiểu thuyết lịch
sử Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến 1945” năm 1998. Cơng trình nghiên cứu đã so
sánh và đưa ra khái niệm tiểu thuyết lịch sử, nêu ra các đặc điểm cơ bản về nội
dung và nghệ thuật trong đó có đặc điểm về nghệ thuật xây dựng nhân vật của
tiểu thuyết lịch sử qua từng giai đoạn phát triển từ thế kỷ XX đến 1945.
Như vậy, trong các công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà nghiên cứu
mới chỉ dừng lại ở vấn đề bao quát như đặc trưng của tiểu thuyết lịch sử qua từng
giai đoạn hoặc nghiên cứu riêng biệt một tiểu thuyết lịch sử nhất định như trong
các luận văn trước đó của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.
Xét về vấn đề nghiên cứu hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết
lịch sử hiện đại Việt Nam từ trước đến nay, hiện chưa có một cơng trình nghiên
cứu quy mơ nào vừa mang tính khái qt vừa mang tính cụ thể, tập trung, sinh
động.
Trên cơ sở khai thác, kế thừa những tinh hoa trong những cơng trình nghiên
cứu về tiểu thuyết lịch sử hiện đại, với sự suy ngẫm và cố gắng hết mình, người
viết mong muốn sẽ mang lại một hướng tiếp cận mới về vấn đề nghệ thuật tiểu
thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam dựa trên nghiên cứu về hiện tượng nhân vật anh
hùng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Lịch sử Việt Nam có khơng ít những nhân vật lớn với tầm vóc tạo dựng thời
đại mà cuộc đời của họ tự nó đã là những pho tiểu thuyết. Song rất tiếc, cho đến
nay tiểu thuyết lịch sử Việt Nam mới chỉ dừng lại ở sự khai thác có tính chất
minh hoạ lịch sử về một vài giai đoạn và một số khía cạnh của những nhân cách
văn hố lớn này. Rất hiếm tác phẩm tái hiện các anh hùng dân tộc một cách tồn
diện, từ góc nhìn nhân văn và thế sự, tái tạo lại quá trình hình thành và sự toả
rạng của những nhân cách lớn này, trong khuôn khổ một thời đại lịch sử, càng rất
hiếm tác phẩm trình bày họ như là những nhân cách văn hố Việt Nam vừa gần
gũi, bình dị, vừa hấp dẫn, cao siêu. Bốn trong số rất hiếm tác phẩm viết được như
trên là:
- Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải với hai tập: Bão táp cung đình và
Huyết chiến Bạch Đằng.
- Hội thề của Nguyễn Quang Thân
- Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác
Trong giới hạn của luận văn, chúng tôi chọn bốn tác phẩm tiêu biểu trên
nhằm đưa ra một hướng nhìn chi tiết, cụ thể về hình tượng nhân vật anh hùng
trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam.
Bên cạnh đó, nhằm cung cấp một cái nhìn khái quát về sự vận động của hình
tượng nhân vật anh hùng, người viết có nêu một vài nhận định về tiến trình phát
triển của tiểu thuyết lịch sử: đề tài, phương thức thể hiện, nhân vật đặc biệt là
nhân vật anh hùng… qua các thời kỳ khác nhau, thông qua một số tác phẩm tiêu
biểu cho thời kỳ đó.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp Thi pháp học.
- Phương pháp Xã hội học.
- Phương pháp so sánh, đối chứng lịch sử.
- Phương pháp phân tích.
5. Những đóng góp mới của luận văn
Cơng trình nghiên cứu Hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết
lịch sử hiện đại Việt Nam mong muốn cung cấp thêm một đề tài nghiên cứu mới
vào lịch sử nghiên cứu tiểu thuyết lịch sử nói chung và hình tượng nhân vật trong
tiểu thuyết lịch sử nói riêng. Qua việc nghiên cứu hình tượng nhân vật anh hùng
trong bốn tiểu thuyết lịch sử đã nói ở trên, chúng tôi hi vọng sẽ cung cấp một cái
nhìn mới, cụ thể và sâu sắc hơn về hình tượng nhân vật, yếu tố hư cấu, khả năng
giải thiêng lịch sử, cảm hứng thế sự trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam.
Chúng tôi cũng tin rằng, luận văn sẽ giúp nâng cao một phần giá trị thẩm mỹ của
tác phẩm trong lòng bạn đọc khi đến với tiểu thuyết lịch sử.
6. Kết cấu của luận văn
Nội dung luận văn được thể hiện trong ba chương
Chương 1. Khái quát chung về tiểu thuyết lịch sử
Chương 2. Nhân vật anh hùng trong tiểu thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng trong tiểu
thuyết lịch sử hiện đại Việt Nam
NỘI DUNG
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ
1. 1. Một số vấn đề chung về tiểu thuyết lịch sử
1.1.1. Khái niệm tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết là bộ phận lớn và quan trọng của nền văn học bất cứ quốc gia
nào. Ở nước ta hơn ba chục năm qua, tiểu thuyết nở rộ và đã có những thành tựu
nhất định. Trong sự phát triển mạnh mẽ của thể loại này phải kể đến những đóng
góp khơng nhỏ của dịng tiểu thuyết lịch sử.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều tiểu thuyết lịch sử chất lượng, hội tụ được
nhiều cây bút có tài trong nền văn học Việt Nam đương đại đã chứng tỏ đất sống
của thể loại này không phải là chật hẹp nhất là sau những thành cơng của Nguyễn
Xn Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Hồng Quốc Hải, Võ Thị Hảo, Nam Dao...
Đồng thời với sự chào đón của người đọc là thái đội nhiệt tình của giới phê bình
văn học. Nhiều cơng trình nghiên cứu, nhiều bài viết có từ khóa tiểu thuyết lịch
sử xuất hiện trên các trang mạng và báo chí đã cung cấp nhiều cái nhìn khác nhau
về tiểu thuyết lịch sử. Tuy nhiên, dù tiểu thuyết lịch sử đã ra đời tại Việt Nam
cách đây hơn 100 năm nhưng định nghĩa nó vẫn cịn nhiều ý kiến khác nhau.
Trước khi tìm hiểu khái niệm về tiểu thuyết lịch sử, chúng ta nên hiểu rõ
ràng một lần nữa về thể loại tiểu thuyết và những khái niệm có liên quan.
Khái niệm về tiểu thuyết
Lịch sử phát triển tiểu thuyết đã để lại cho nền văn học thế giới nói chung và
văn học Việt Nam nói riêng những thành tựu rực rỡ. Những thành tựu ấy đã tạo
dựng nên diện mạo đặc biệt phong phú của tiểu thuyết trong suốt thời kỳ đã qua
tính từ khi hình thành thể loại.
Trong mục Tiểu thuyết trong cuốn 150 thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân
biên soạn có ghi: Tiểu thuyết là một thể loại văn xi có hư cấu, thơng qua nhân
vật, hồn cảnh, sự việc để phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn và những vấn đề
của cuộc sống con người, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện
bằng ngơn ngữ văn xuôi theo những chủ đề xác định.
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn
Khắc Phi chủ biên, Tiểu thuyết (nguồn gốc tiếng Pháp là “roman”) “là tác phẩm
tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh cuộc sống ở mọi giới hạn khơng gian và thời
gian. Tiểu thuyết có thể phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh
phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều
tính cách đa dạng.” [6, 328]
Theo Belinski thì "tiểu thuyết là sử thi của đời tư". Nhận định đó đã khái
quát về một dạng thức tự sự, trong đó sự trần thuật tập trung vào số phận của một
cá nhân trong quá trình hình thành và phát triển của nó. Sự trần thuật ở đây được
khai triển trong không gian và thời gian nghệ thuật đến mức đủ để truyền đạt cơ
cấu của nhân cách.
Từ những khái niệm trên về tiểu thuyết có thể rút ra những tính chất đặc
trưng của tiểu thuyết như sau: Thứ nhất là khả năng phản ánh tồn vẹn và sinh
động hiện thực cuộc sống nhìn từ góc độ đời tư.
Thứ hai là khả năng khám phá những vấn đề của cá nhân về số phận cá nhân
và thân phận con người. Nhân vật tiểu thuyết phải là “con người nếm trải”, tư
duy, chịu khổ đau, dằn vặt của cuộc đời. Tiểu thuyết miêu tả suy tư của nhân vật
về thế giới, về đời người, phân tích cặn kẽ những diễn biến tình cảm, trình bày
tường tận tiểu sử nhân vật, mọi chi tiết về quan hệ giữa người với người, về đồ
vật, môi trường, tốt xấu…
Thứ ba là khả năng tạo dựng tính đa dạng về thẩm mỹ. Nó miêu tả cuộc sống
như thực tại cùng thời, đang sinh thành bao gồm cái cao cả lẫn cái tầm thường.
Thứ tư là tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung
trần thuật để miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần thuật.
Điều này làm nên tính văn xi cho tiểu thuyết.
Thứ năm là khả năng hư cấu. Bản chất của tiểu thuyết là “tấm gương xê dịch
trên con đường dài” (Xtăngđan). Nhưng để tạo ra cho cuộc sống trong tấm gương
những tính cách điển hình sống động thì khơng thể khơng có yếu tố hư cấu nghệ
thuật bởi “hư cấu nghệ thuật là một cặp mắt để phát hiện những điển hình trong
cuộc sống” (A. Tơn - xtôi)
Cuối cùng, tiểu thuyết là thể loại văn học có khả năng tổng hợp nhiều nhất
các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác.
Cho đến nay, tùy từng khuynh hướng, trào lưu, đề tài khác nhau mà tiểu
thuyết được phân chia thành nhiều nhánh phong phú, đa dạng khác nhau. Tất
nhiên, chúng vẫn là tiểu thuyết, mang trong mình những đặc trưng căn bản của
tiểu thuyết.
Tiểu thuyết lịch sử
Tiểu thuyết lịch sử đã được đánh dấu xuất hiện cách đây gần bảy trăm năm.
Một ví dụ đầu tiên của văn xuôi hư cấu lịch sử là Tam quốc diễn nghĩa của La
Quán Trung hồi thế kỉ XIV mô tả giai đoạn lịch sử quan trọng nhất ảnh hưởng
đến lịch sử phát triển đất nước Trung Hoa mãi tận sau này. "Tam Quốc diễn
nghĩa " là bộ truyện dài đầu tiên trên lịch sử văn học Trung Quốc, là bộ tiểu
thuyết lịch sử mở đường cho một trường phái, khiến Trung Quốc trở thành nước
có tiểu thuyết lịch sử phong phú nhất trên thế giới. Nó được quần chúng yêu mến
và đã vượt qua ranh giới một nước, đi vào đời sống văn học nhiều dân tộc, nhất
là ở vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, " Tam Quốc diễn nghĩa " đã được biết đến
từ lâu và nhiều nhân vật, nhiều sự kiện của tác phẩm đã trở thành đề tài xướng
họa, ngâm vịnh trong thơ ca, trở thành cốt truyện văn học cho một số vở tuồng
Lưu Thục, Gia Cát, Quan Công, Tào Tháo, Kế Điêu Thuyền, hồi trống Cổ
Thành, Tôn phu nhân qui Thục v.v... đã trở thành những điển cố được vay mượn
để bộc lộ lòng yêu nước, để ca ngợi tài năng và bản lĩnh để lên án gian thần nịnh
đảng, để biểu dương lòng dạ ngay thẳng, để biện hộ cho chữ "quyền biến" của
nhà nho. Điều cần lưu ý là khi được Việt Nam hóa, những điển cố đó trở thành
những biểu tượng khơng liên quan gì lắm đến xuất xứ cụ thể của nó nữa.
Ở Phương Tây, Sir Walter Scott được đánh dấu là người đầu tiên viết tiểu
thuyết lịch sử. Gyorgy Lukács, trong Tiểu thuyết lịch sử của mình, cho rằng Scott
là người viết tiểu thuyết đầu tiên nhìn thấy lịch sử là một mơi trường xã hội và
văn hóa riêng biệt, trong đó tiểu thuyết tập trung vào một nhân vật khác người
nằm ở giao điểm của các nhóm xã hội khác nhau để khám phá sự phát triển của
xã hội thông qua xung đột.
Tại Việt Nam, cuốn tiểu thuyết lịch sử cịn lại ngày nay Hồng Lê nhất thống
chí vẫn được coi phổ biến là cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên, đặt nền móng cho
sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử sau này. Tuy nhiên, theo Phan Văn Dân thì
cuốn tiểu thuyết lịch sử đầu tiên của Việt Nam được tìm thấy phải là Nam triều
cơng nghiệp diễn chí (truyện kể về cơng lao sự nghiệp của Nam triều) là một
truyện dài lịch sử viết bằng chữ Hán của Nguyễn Khoa Chiêm viết vào khoảng
thế kỷ 18. Tác phẩm cịn có các tên gọi khác như Trịnh Nguyễn diễn chí, Mộng
bá vương, Việt Nam khai quốc chí truyện… Tuy nhiên, theo một số ý kiến khác
thì trong tiến trình văn học Việt Nam trung đại, Hoan Châu ký là tác phẩm tiên
phong cho loại hình tiểu thuyết lịch sử, đồng thời cũng mở đầu cho tiểu thuyết
lịch sử chương hồi/tiểu thuyết chương hồi. Điều này cũng đã được nhiều nhà
chuyên môn khẳng định, tiêu biểu là PGS. Trần Nghĩa: “Thể loại truyện văn xuôi
viết theo kiểu chương hồi trong lịch sử tiểu thuyết cổ Việt Nam thì phải đợi đến
thế kỷ XVII mới được chính thức thành lập với sự xuất hiện của HCK (Hoan
Châu ký)” (Lời giới thiệu Hoan Châu ký). Nếu sự thật là như vậy, thì tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam cũng ra đời từ khá sớm.
Trải qua một giai đoạn dài gần như vắng bóng trên văn đàn để nhường chỗ
cho thơ ca cách mạng và tiểu thuyết sử thi, nhưng tiểu thuyết lịch sử trong vòng
mười năm trở lại đây đã chinh phục được một lượng lớn bạn đọc và thu hút nhiều
cơng trình, bài viết nghiên cứu. Một trong những vấn đề nổi cộm lên trong những
bài báo, bài viết là vấn đề thế nào là tiểu thuyết lịch sử và thế nào là tiểu thuyết
lịch sử hiện đại? Mỗi nhà nghiên cứu, nhà văn lại có quan niệm khác nhau về tiểu
thuyết lịch sử.
Nhà nghiên cứu Hải Thanh đã bày tỏ những quan điểm của mình về tiểu
thuyết lịch sử: “Tiểu thuyết lịch sử (historical novel) là một khái niệm kép chỉ
một tác phẩm văn học viết lịch sử bằng tiểu thuyết…Tiểu thuyết lịch sử là sự
sáng tạo, hư cấu trên cái nền đã ổn định của sự kiện lịch sử và nhân vật lịch sử.
Nhà tiểu thuyết … phải nhằm mục đích làm sáng tỏ hơn lịch sử, đem đến những
cảm hứng, làm giàu thêm vốn thẩm mỹ mới cho bạn đọc về lịch sử.”. Như vậy,
tiểu thuyết lịch sử phải hướng đến đối tượng duy nhất của nó là lịch sử và làm
sáng nó, làm nó trở nên gần gũi và dễ hiểu. Nói cách khác, tiểu thuyết lịch sử
phải mang trong mình nó một trọng trách lớn lao: phổ biến lịch sử và tiểu thuyết
chính là phương tiện của lịch sử.
Nhà văn Nguyễn Mộng Giác, tác giả cuốn tiểu thuyết trường thiên Sông Cơn
mùa lũ lại có quan điểm ngược lại với Hải Thanh: “căn bản của tiểu thuyết là
chuyện thế sự, là chuyện con người và cuộc đời… Khi viết Sông Côn mùa lũ, tôi
chú trọng phần tiểu thuyết hơn phần lịch sử. Tôi chia nhân vật Sông Côn mùa lũ
làm hai tuyến: tuyến những nhân vật lịch sử, tôi giữ lại những nét chính, chỉ giải
thích hoặc cải chính những sự kiện lịch sử theo quan điểm của tơi… Tuyến thứ
nhì là đám đông dân chúng vô danh không ghi trong sử sách. Chính ở tuyến này
tơi tự do tưởng tượng và dùng họ để diễn giải lịch sử theo ý mình, và qua họ, cho
lịch sử thêm phần da thịt của tiểu thuyết.” Theo tôi nghĩ với Nguyễn Mộng Giác,
lịch sử chỉ dừng lại ở vai trò làm bạn đọc tin rằng mình đang đứng ở một thời đại
có thật xa xơi nào đó. Chất chân thực lịch sử chỉ là phông nền để Nguyễn Mộng
Giác đạo diễn những ý tưởng của mình trên đó. Và với Nguyễn Mộng Giác, lịch
sử như là một phương tiện của tiểu thuyết. Tuy nhiên, nói như vậy khơng có
nghĩa Nguyễn Mộng Giác khơng đề cao yếu tố lịch sử. Ngược lại, ông rất tôn
trọng yếu tố lịch sử chân thật “tôi không dám mạnh tay gạt phăng những gì cịn
ghi lại trong tài liệu lịch sử”.
Nhà văn Thái Vũ (tên thật là Bùi Quang Đồi) từng “tun ngơn” rằng: “Viết
tiểu thuyết lịch sử trước hết phải tôn trọng lịch sử, không hư cấu, bịa đặt, tùy tiện.
Viết cuốn nào, mình cũng vẽ bản đồ khu vực diễn ra những sự kiện chính để
tránh nhầm lẫn.…” Nhưng ơng cũng đã nói: Thực ra, nhiệm vụ đặt ra cho nhà
văn khi viết về đề tài lịch sử là rất lớn: nhà văn phải làm sống lại Lịch sử q khứ
nhưng khơng phải chỉ như nó vốn có (chính sử) mà cái Lịch sử đang sống lại đó
phải mang “hơi thở” của thời đại hôm nay.” Quan niệm này rất giống với quan
niệm của Nguyễn Mộng Giác và Nguyễn Quang Thân khi viết Sông Côn mùa lũ
và Hội thề.
Nguyễn Quang Thân đã trả lời trong một bài phỏng vấn khi Hội thề - một
cuốn tiểu thuyết lịch sử gây nhiều tranh cãi về mức độ hư cấu - vinh dự được
nhận giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam: “Dịng tiểu thuyết lịch sử khơng
“kể chuyện lịch sử” hết triều này đến triều khác mà giúp tìm lại cảm hứng đang
có xu hướng nguội tắt với quá khứ, đang gợi mở cho con người hơm nay tìm lại
hàng ngàn năm kinh nghiệm của cha ông, kho tàng quý giá nhất mà một dân tộc
có thể thừa kế. Điều quan trọng là tiểu thuyết lịch sử phải làm những gì chìm lấp
dưới bụi thời gian thành ánh sáng trong cuộc sống hiện đại chứ không phải giúp
độc giả nhâm nhi mãi quá khứ để “tự ru mình”. Nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử là
sáng tạo, nhào nặn và tái hiện một bức tranh 3D trên nền chính sử với tham vọng
muốn nó phong phú, đa dạng hơn đã đành mà cịn mang được cái nhìn riêng của
mình đối với bức trướng chính sử treo trong miếu thờ ngàn năm. Nó hướng tới
độc giả thời nay, nó lơi độc giả thời nay vào cùng suy nghĩ, hành động với nhân
vật lịch sử của tiểu thuyết được nhà văn sáng tạo ra.”
Một trong những ý kiến mang tính tổng hợp những ý kiến trên là của Trần
Nghĩa trong bài viết Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam: “Tiểu thuyết lịch sử cũng gọi
là lịch sử diễn nghĩa” gồm các tác phẩm viết về đề tài lịch sử thông qua việc miêu
tả nhân vật và sự kiện, tái hiện một cách nghệ thuật diện mạo xã hội và xu thế
của lịch sử một thời nhằm mang lại cho người đọc những khơi gợi bổ ích và mỹ
cảm văn học. Về phương diện bút pháp, một mặt phải dựa vào lịch sử khi miêu tả
các nhân vật và sự kiện nhằm đạt tới tính chân thực lịch sử nhưng mặt khác vẫn
cho phép hư cấu trong chừng mực thích hợp nhằm phát huy trí tưởng tượng làm
cho sự chân thực lịch sử được tăng hoa thành chân thực nghệ thuật”
Thực chất việc đi tìm khái niệm đúng đắn của tiểu thuyết lịch sử trước hết
phải xác định được các câu hỏi sau: Tiểu thuyết lịch sử viết về cái gì? Cách thức
viết nó ra sao? Và quan trọng nhất: Viết nó ra để làm gì? Từ những quan điểm
trên đây của các nhà nghiên cứu văn học và của chính những nhà văn viết tiểu
thuyết lịch sử dù có khác nhau (về mức độ hư cấu và mục đích tác phẩm), chúng
ta có thể đưa ra một ý kiến chung như sau: Tiểu thuyết lịch sử hiện đại là một thể
loại văn học sử mang đậm những đặc trưng của thể loại tiểu thuyết (yếu tố hư
cấu, yếu tố phản ánh toàn vẹn hiện thực, yếu tố con người cá nhân, yếu tố đa
thẩm mỹ…) nhằm “giải mã” lịch sử, đem lại cho người đọc cái nhìn mới, những
cảm xúc thẩm mỹ mới về lịch sử đồng thời không phá vỡ, bôi nhọ lịch sử. Những
đặc điểm này của thể loại tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi nhà văn phải vừa là nghệ sĩ,
vừa là nghiên cứu, có vốn sống và hiểu biết phong phú, có quan điểm lịch sử
đúng đắn và tiến bộ. Điều đấy không hề dễ với những cây bút trẻ non tay. Trong
bài viết Thái Vũ và tiểu thuyết lịch sử, Đỗ Ngọc Thạch đã nêu một nhận định rất
hài hước nhưng đúng đắn: Tiểu thuyết Lịch sử là cái “Lò bát quái” thử sức, thử
tài nhà văn cả về tri thức và khả năng sáng tạo nghệ thuật. Bởi ở đây nhà văn
phải đồng thời là nhà sử học”. Và bởi văn học không chép lại lịch sử, mô phỏng
lịch sử, mà nhà văn, bằng thiên tư của mình chiếu rọi vào lịch sử cái nhìn nhân
văn làm cho lịch sử được tái tạo lại với một tầm vóc vũ trụ như nó vốn có. Nhà
văn có khả năng bù đắp một cách kỳ diệu những khoảng trống, những phần khuất
lấp mà các sử gia còn sợ hãi, còn né tránh hoặc bỏ ngỏ.
1.1.2. Sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và các thể loại khác
Mặc dù cùng viết về đề tài lịch sử, nhưng tiểu thuyết lịch sử có những điểm
khác biệt cơ bản về cách viết, mục đích viết so với những thể loại khác.
Trước hết là sự khác biệt giữa tiểu thuyết lịch sử và khoa học lịch sử. Khoa
học lịch sử tôn trọng sự thật và yêu cầu người viết phải tơn trọng lịch sử. Trong
khi đó, nhà tiểu thuyết “trong chừng mực nào đó có quyền vi phạm sự đúng đắn
về về mặt sự kiện bởi tác giả cần sự đúng đắn về mặt lí tưởng mà thôi” (Hà Minh
Đức)
Các nhân vật trong khoa học sử không yêu cầu được khai thác ở góc độ đời
tư, sự phát triển cá tính qua những thăng trầm của lịch sử mà chỉ chú trọng đến
họ đã làm gì cho lịch sử và thường họ là những người anh hùng lịch sử. Họ là
những người đã sống và đã thuộc về quá khứ. Còn các nhân vật trong tiểu thuyết
lịch sử đa dạng hơn, “sinh động hơn các nhân vật lịch sử vì nhân vật của tiểu
thuyết lịch sử được trao sự sống cịn các nhân vật lịch sử thì đã sống” (lucas)
Nhiệm vụ của khoa học lịch sử là ghi chép, phục hồi và bảo tồn lịch sử.
Nhiệm vụ của người viết tiểu thuyết lịch sử là làm sống lại, tái hiện lại động cơ
xã hội và con người đã làm cho các nhân vật trong lịch sử tư duy, cảm xúc và
hành động như chính trong thực tế lịch sử.
Tuy đều dựa vào lịch sử làm sử liệu, giới thiệu những nhân vật của lịch sử
hoặc bối cảnh lịch sử, Nhưng nhà sử học có phận sự “truyền tín”, nhà tiểu thuyết
phải “truyền kỳ”. Ngòi bút nhà sử học là “thực lục” còn của nhà tiểu thuyết là
“hư bút” (bùi văn lợi).
Hoặc gần với tiểu thuyết lịch sử như bút ký thì chúng vẫn có nhiều ranh giới
rạch rịi. Nếu bút ký là được coi là “tín bút” khi ghi chép về lịch sử mà đặc biệt
ưu tiên cho các bậc “chí nhân” thì tiểu thuyết lịch sử bắt buộc phải cần đến hư
cấu nghệ thuật và phản ánh toàn bộ một thế giới lịch sử giàu có và sinh động
khơng kém gì cuộc đời thực tại.
Ngay trong chính thể loại tiểu thuyết, tiểu thuyết lịch sử cũng có những khác
biệt đáng kể so với những loại khác. Ví như, tiểu thuyết lịch sử viết về những
điều thuộc về quá khứ thì tiểu thuyết hiện thực lại viết về những cái thuộc về hiện
tại để phản ánh những bức xúc xã hội làm nổi lên thân phận khốn khổ của con
người. Nếu tiểu thuyết lịch sử lấy lịch sử làm đối tượng miêu tả trực tiếp với
phạm vi phản ánh rộng thì tiểu thuyết phong tục lại hẹp hơn và khơng miêu tả
lịch sử một cách trực tiếp. Nếu tiểu thuyết có yếu tố kiếm hiệp thì cũng nhằm
ni dưỡng cảm hứng, nhận thức lịch sử cho người đọc qua tính chất hiệp sĩ của
nhân vật; còn tiểu thuyết kiếm hiệp, trinh thám khơng tái hiện lịch sử nhằm mục
đích giáo dục hay phản ánh thời đại lịch sử. So với yếu tố truyền kỳ trong truyền
kỳ được sử dụng hoàn tồn chủ động và có ý thức để mượn truyện gửi gắm tâm
sự, yếu tố truyền kỳ trong tiểu thuyết lịch sử chủ yếu nhằm thu hút bạn đọc.
Việc phân biệt sự khác nhau giữa tiểu thuyết lịch sử và các thể loại khác như
phân tích ở trên đã cung cấp thêm cho người đọc những hiểu biết sâu sắc và rõ
ràng để nhận diện một tác phẩm có được coi là tiểu thuyết lịch sử hay khơng.
Đồng thời, điều đó cũng giúp làm rõ thêm những đặc trưng riêng biệt của tiểu
thuyết lịch sử, góp cho việc nghiên cứu hình tượng người anh hùng trong tiểu
thuyết lịch sử được rõ ràng hơn.
1.1.3. Quan niệm về hiện thực và hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử
Thực chất tiểu thuyết và tiểu thuyết lịch sử khác nhau ở điều gì? Khơng chỉ
đơn giản ở chỗ tiểu thuyết lịch sử viết về đề tài lịch sử còn tiểu thuyết viết về đề
tài cuộc sống hiện thực. Xét về mặt nội hàm, tiểu thuyết lịch sử bao hàm tiểu
thuyết vì trong tiểu thuyết lịch sử bao hàm những đặc điểm sẵn có của tiểu
thuyết. Nhưng xét về mặt tương quan thì những đặc điểm của tiểu thuyết chi phối
những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử. Tính hư cấu, tính chú trọng số phận cá
nhân và thân phận con người, tính phản ánh hiện thực tồn vẹn, tính đa thẩm
mỹ… của tiểu thuyết đều chi phối những đặc điểm của tiểu thuyết lịch sử.
Nhưng bởi do đề tài phản ánh khác nhau nên những đặc điểm của tiểu thuyết
lịch sử có phần nới rộng nội hàm hơn so với những đặc điểm của tiểu thuyết
trong đó có tính hư cấu. Và cũng chính việc chưa khoanh vùng được mức độ hư
cấu trong tiểu thuyết lịch sử khiến các nhà nghiên cứu tốn nhiều giấy mực trong
việc xác định đúng đắn và đầy đủ khái niệm tiểu thuyết lịch sử.
Nói về quan niệm gia giảm yếu tố hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử, có ba
luồng ý kiến như sau: thứ nhất là đề cao tính chân thật hơn tính hư cấu; luồng thứ
hai là đề cao tính hư cấu hơn tính chân thật; thứ ba là luồng ý kiến cho rằng hư
cấu là cần thiết nhưng chỉ nên dừng ở một mức độ hợp lý để khơng bóp méo tính
chân thật của lịch sử.
Đứng về phía ý kiến thứ nhất có quan điểm của nhà văn G. Market viết trong
“Mùa thu của vị trưởng lão”: “Một tên độc tài đã nói: Sự bịa đặt của ngày hôm
nay, đến một lúc nào đó sẽ là sự thật trong tương lai”. Sẽ thật là nguy hiểm nếu
xuyên tạc lịch sử, thêm bớt lịch sử, bóp méo lịch sử.
Hay là những lời thẳng thắn của Hoàng Trọng Tường: “phẩm chất cần có của
nhà tiểu thuyết lịch sử là phải trung thực với lịch sử, trung thực với chính mình.
Nhà văn càng tài năng thì độ trung thực càng phải cao. Đó là bản lĩnh và lương tri
của người viết.”
Hay của Hải Thanh: “Một điều tối kỵ của tiểu thuyết lịch sử là làm sai lệch
chân dung nhân vật của lịch sử, sai lệch sự kiện lịch sử.” Điều này không sai bởi
lịch sử đúng cần được trân trọng và thật khủng khiếp khi một tiểu thuyết lịch sử
hư cấu thái quá tồn tại một ngàn năm sau bỗng trở thành một tài liệu lịch sử?
Lịch sử, xét đến cùng là những gì đã đi qua được người hiện tại ý thức lại. Những
bài học lịch sử về đấu tranh chống ngoại xâm sẽ vơ ích nếu khơng làm đọng lại ở
người học hơm nay về lịng u nước, u tự do, lịng kính trọng cha ơng đã dũng
cảm kiên quyết bảo vệ nền độc lập tự chủ cho nước nhà, từ đó mà được tiếp thêm
niềm tin, niềm tự hào để mà sống mạnh mẽ hơn, trung thực hơn, chân chính hơn.
Tiểu thuyết lịch sử cũng mang mục đích ấy. Nhà tiểu thuyết viết về quá khứ
nhưng mục đích là làm sao cho độc giả hơm nay nhận rõ thêm chân giá trị của
ngày hôm qua, để họ sống sao cho xứng đáng với lịch sử. Hãy cứ hình dung con
đại bàng tiểu thuyết lịch sử được nâng bởi hai cánh sự thật và thẩm mỹ mà bay
vào bầu trời văn hóa!” Những quan điểm trên đây đều đề cao tính chân thực lịch
sử trong tiểu thuyết lích sử. Tuy khơng hồn tồn phủ nhận yếu tố hư cấu (vì hư
cấu là đặc trưng của tiểu thuyết) nhưng họ rất coi trọng sự thật lịch sử, coi trọng
vai trò “tải đạo” của tiểu thuyết lịch sử.
Luồng ý kiến thứ hai coi trọng hư cấu bởi hư cấu là bản chất của tiểu thuyết,
là đặc trưng của văn học nghệ thuật, thể hiện bản chất của sáng tạo nghệ thuật.
Ngay từ thời Aristot, khi nói đến việc phân biệt giữa tính hư cấu và lịch sử, ơng
đã nói rằng: “Nhà sử học nói về những điều đã xảy ra thực sự, cịn nhà thơ thì nói
về những điều có thể xảy ra.” Có thể xảy ra nghĩa là chưa xảy ra, khơng xảy ra.
Có thể xảy ra nghĩa là khơng xảy ra thực sự nhưng nó đúng quy luật tất nhiên mà
trí tưởng tượng tạo ra. Và dựa trên quan điểm này mà Walter Scott và Victor
Huygo đã khai sinh ra tiểu thuyết lịch sử vào thế kỷ XVIII. Nhờ những câu