Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (889.33 KB, 127 trang )

Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







NGUYỄN THỊ DUYẾN





HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG TIỂU THUYẾT
THỜI KỲ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI











LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học












Hà Nội-2013
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN THỊ DUYẾN






HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ TRONG TIỂU THUYẾT
THỜI KỲ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI









LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học








Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lí luận văn học
Mã số : 6022 32

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu








Hà Nội-2013
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

3

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 3
1. Lí do chọn đề tài 5
2. Lịch sử vấn đề 5
3. Đối tƣợng, phạm vi và mục đích nghiên cứu 9
3.1. Đối tượng nghiên cứu 9
3.2. Phạm vi nghiên cứu 9
3.3 Mục đích nghiên cứu 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
5. Cấu trúc luận văn 11
B. NỘI DUNG 12
Chƣơng 1. KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ VÀ TIỂU
THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI 12
1.1. Khái lƣợc chung hình tƣợng tác giả 12
1.1.1. Khái lược về hình tượng tác giả trong văn học 12
1.1.1.1.Khái niệm tác giả văn học 12
1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học 14
1.1.1.3.Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học 15
1.2. Tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải 20
1.2.1.Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn 20
1.2.2.Những tác phẩm tiêu biểu trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn

Khải 25
Chƣơng 2. CÁI NHÌN NGHỆ THUẬT VÀ CHÂN DUNG TÁC GIẢ 29
2.1. Cái nhìn nghệ thuật 29
2.1.1. Cái nhìn hiện thực, tỉnh tảo 30
2.1.2. Cái nhìn sắc sảo, tinh tế 34
2.1.3. Cái nhìn giàu tính phân tích. 39
2.2. Chân dung tác giả 45
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

4

2.2.1 Một người trải qua nhiều biến động hiện thực 45
2.2.2 Một Con người trong mối quan hệ xã hội rộng rãi 49
2.2.3 Một Con người với nhu cầu tự biểu hiện mình 57
Chƣơng 3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CỦA HÌNH
TƢỢNG TÁC GIẢ 65
3.1. Ngƣời kể chuyện 65
3.1.1. Người kể chuyện có ý thức đối thoại và mời gọi đối thoại 66
3.1.2. Người kể chuyện giàu ý thức tự vấn 71
3.1.2.1.Ý thức tự vấn trong văn học 71
3.1.2.2. Người kể chuyện có nhu cầu nhận thức lại 76
3.1.2.3. Người kể chuyện có ý thức tự vấn về nghề nghiệp và tư cách của nhà
văn 77
3.2. Ngôn ngữ và giọng điệu trần thuật 80
3.2.1. Ngôn ngữ 80
3.2.1.1.Ngôn ngữ đẫm chất hiện thực- đời thương 81
3.2.1.2. Ngôn ngữ đậm chất tự sự và miêu tả. 84
3.2.1.3. Ngôn ngữ độc thoại và đối thoại 87
3.2.2. Giọng điệu trần thuật 93

3.2.2.1. Giọng điệu xót xa, cảm thông chia sẻ 94
3.2.2.2. Giọng điệu hài hước, hóm hỉnh tự trào 96
3.2.2.3. Giọng điệu tranh biện, triết lí 99
3.2.2.4. Giọng điệu có tính đa thanh 107
C. KẾT LUẬN 114
D.TÀI LIỆU THAM KHẢO 119






Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

5

A. MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
1.1 Tác giả là chủ thể sáng tạo của tác phẩm. Vì vậy hình tượng tác giả
có vai trò, vị trí và đặc điểm riêng trong hệ thống hình tượng của tác phẩm, hình
tượng tác giả liên quan đến các vai giao tiếp nghệ thuật mà người nghệ sĩ lựa
chọn để tác động đến người đọc qua tác phẩm. Hình tượng tác giả là cái được
biểu hiện trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà thơ Đức I.W.Goethe nói: “Mỗi
nhà văn bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác phẩm của
mình một cách đặc biệt”. Còn Viện sĩ Nga V.Vinôgrađôp đã khẳng định: “Hình
tượng tác giả là cơ sở, là trung tâm của phong cách ngôn ngữ”. Việc nghiên
cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải là một
hướng tiếp cận văn học từ phương diện thi pháp học. Cách tiếp cận này giúp

chúng ta thêm một góc nhìn mới để phát hiện và khám phá vào chiều sâu tác
phẩm của Nguyễn Khải.
1.2 Nguyễn Khải là cây bút tiêu biểu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại
sau cách mạng tháng Tám. Ông là một trong những nhà văn sớm xác định cho
mình một quan niệm độc đáo về nghệ thuật, về vai trò của văn học và trách
nhiệm của nhà văn. Ông cũng thuộc số ít các nhà văn có sức viết dẻo dai, bền bỉ
và luôn có mặt ở những nơi “mũi nhọn” của cuộc sống. Bám sát từng bước đi
của đời sống với niềm hứng thú đặc biệt hướng vào “cái hôm nay” để nghiên
cứu, phân tích và đối thoại, sáng tác của Nguyễn Khải vừa nóng hổi tính thời
sự vừa có tầm khái quát về nhiều vấn đề thiết yếu đặt ra từ đời sống xã hội và
con người đương thời. Chính vì thế mà ông được nhiều nhà phê bình nghiên
cứu quan tâm bình luận và bạn đọc hào hứng đón nhận. Đúng như ý kiến của
Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Khải: “Ông là một
trong những nhà văn dẫn đầu của thời đại. Sáng tác của ông luôn luôn đánh
dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này, những năm tháng
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

6

đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng, một tài liệu tham
khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay cái dở
của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải” [76, tr.61].Với ngòi
bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho
người đọc những trang văn mang hơi thở của cuộc sống đất nước và con người
đương thời, thể hiện rõ trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của nhà văn.
1.3. Nguyễn Khải sáng tác nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch,
kí, tạp văn và đều có những tác phẩm có giá trị ở tất cả các thể loại đó. Riêng
tiểu thuyết của ông thời kì đổi mới đã được tìm hiểu và nghiên cứu ở một số
phương diện. Song chưa có một chuyên luận nào đi sâu nghiên cứu hình tượng

tác giả- một trong những phương diện quan trọng của thi pháp Nguyễn Khải.
Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của ông thời kì đổi mới là
một việc làm cần thiết, góp phần thiết thực vào việc tìm hiểu phong cách nghệ
thuật Nguyễn Khải và làm sáng rõ hơn những đóng góp của nhà văn đối với
nền văn học hiện đại nước nhà.
1.4. Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn đã có tác phẩm đưa vào
giảng dạy trong nhà trường phổ thông. Trong chương trình sách giáo khoa cũ
ông có truyện ngắn Mùa Lạc và trong chương trình sách giáo khoa mới có
truyện ngắn Một ngƣời Hà Nội. Việc nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu
thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải có ý nghĩa thiết thực và bổ ích trong
việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những tác phẩm của ông ở nhà trường
phổ thông. Vì những lẽ đó, cùng với tinh thần tiếp thu, phát triển ý kiến những
người đi trước, chúng tôi mạnh dạn đóng góp phần nghiên cứu của mình làm
sáng vấn đề: Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn
Khải.



Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

7

2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.
2.1. Những phê bình, nghiên cứu, sáng tác về Nguyễn Khải.
Tác giả, một trong những người sáng tạo ra thế giới nghệ thuật đã được
các nhà phê bình đề cập từ rất sớm. Ở nước ta, những vấn đề lí thuyết về nhà
văn, quá trình sáng tác, phong cách cũng sớm được trình bày trong tài liệu tham
khảo và sách giáo trình lí luận văn học từ những năm 60 của thế kí trước. Tuy
nhiên tác giả và hình tượng tác giả là những vấn đề, khái niệm của thi pháp học

mới được các nhà khoa học Việt Nam giới thiệu và nghiên cứu từ những năm
80 trở lại đây với các công trình nghiên cứu của Trần Đình Sử, Đào Thuỷ
Nguyên, Nguyễn Thị Bình, Đoàn Trọng Huy, Bích Thu và người để công và
dồn khá nhiều tâm huyết nghiên cứu về con người và văn chương Nguyễn Khải
là nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn. Với bài viết Nguyễn Khải trong sự vận
động của văn học cách mạng từ sau năm 1945, nhà nghiên cứu đã chỉ ra nét
độc đáo trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới là: “Cái nhìn sắc sảo
vốn có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính
mình và tự phát hiện trở lại- một phong cách vừa dân dã vừa hiện đại” [80,
tr.114]. Viết về những người thân trong gia đình họ hàng, Nguyễn Khải gửi
gắm nhiều tâm tư tình cảm của mình. Thông qua nhân vật này hình tượng tác
giả hiện lên rõ nét và sắc sảo. Khái niệm “hình tượng tác giả” như một “thuật
ngữ văn học” được trình bày trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học hình
tượng tác giả là: “Phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội
và vai trò văn học của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ
đợi” [25, tr.149]. Cách hiểu của nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân trong sách 150
thuật ngữ văn học, lại là: “Ở các tác phẩm có bình diện tự thuật hoặc trữ tình,
tác giả vừa là người “chủ xướng” vừa là người “tham dự”, tức là như một hình
tượng con người được thể hiện bằng nghệ thuật” [3, tr.146].
Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án đã đề cập nghiên cứu vấn đề
này như: Hoàng thị Anh (2008), Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thái Nguyên, Hình
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

8

tượng tác giả trong truyện ngắn của Nguyễn Khải, có viết: “ Hình tượng tác
giả trong tác phẩm là một phạm trù của thi pháp do nhà văn sáng tạo ra”; Còn
Nguyễn Thị Nga (2010), trong Luận án tiến sĩ, ĐH Sư phạm Hà Nội viết về
Hình tượng tác giả nữ trong thơ thời chống Mĩ lại cho rằng:“ Hình tượng tác

giả có thể coi như là một kiểu nhân vật tồn tại trong thế giới nghệ thuật nhưng
là một kiểu nhân vật đặc biệt không giống bất cứ nhân vật nào khác trong tác
phẩm”. Nhìn chung các bài viết đều đã khẳng định vai trò quan trọng của hình
tượng tác giả trong tác phẩm.
Nhìn lại quá trình nghiên cứu về Nguyễn Khải, chúng tôi nhận thấy vấn
đề hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Khải thời kì đổi mới đã được
nhiều nhà nghiên cứu như Đào Thủy Nguyên, Lại Nguyên Ân, Hà Công Tài …
đề cập đến với nhiều cấp độ: cái nhìn nghệ thuật, nhân vật người kể chuyện,
giọng điệu nghệ thuật, ngôn ngữ nghệ thuật. Mặc dù chưa có một chuyên luận
hay công trình khoa học nào nghiên cứu, trình bày một cách có hệ thống phạm
trù hình tượng tác giả, nhưng những ý kiến bàn về sáng tác của Nguyễn Khải,
đặc biệt là giai đoạn sau thời kì đổi mới thật sự quí giá và là những gợi ý để
chúng tôi tìm hiểu vấn đề: Hình tƣợng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi
mới của Nguyễn Khải, một cách có hệ thống, khoa học và toàn diện.
2.2. Tiểu thuyết Nguyễn Khải
Theo như Phan Cự Đệ: “Tài năng và phong cách Nguyễn Khải bắt đầu
hình thành và khẳng định từ khi Xung đột tập 1 được giới thiệu trên Tạp chí
văn nghệ quân đội năm 1957” [17, tr. 481-514]. Hầu hết các bài viết sau đó đều
nhất trí với Phan Cự Đệ, Vương Trí Nhàn và tiếp tục khẳng định “Tác phẩm
vào nghề, tác phẩm đánh dấu tên Nguyễn Khải trong lòng bạn đọc hâm mộ là
gì? Dĩ nhiên là phải kể đến Xung đột (1957). Đây mãi mãi là một đỉnh cao
trong sáng tác của Nguyễn Khải mà mỗi khi nhớ đến người ta phải kính trọng”
[78, tr. 8-14]. Không chỉ vậy mà chính bản thân tác giả cũng thừa nhân rằng:
Với “Xung đột, tôi bắt đàu ý thức về chức năng người cầm bút và thực sự bước
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

9

vào con đường viết truyện” [43, tr. 24]. Nguyễn Khải đã được giới nghiên cứu

phê bình đánh giá là một ngòi bút thông minh, sắc sảo trong khám phá và nắm
bắt hiện thực. Sự mẫn cảm với cái hàng ngày, với những vấn đề hôm nay đã
khiến những trang viết sắc sảo, đầy “chất văn xuôi”của Nguyễn Khải không
những luôn luôn có độc giả mà còn khơi gợi được hứng thú tranh luận, trở
thành nơi “giao tiếp đối thoại” với đông đảo bạn đọc.
Từ năm 1979 đến nay Nguyễn khải viết thêm được 6 cuốn tiểu thuyết
nữa cho nền văn học nước nhà. Trong đó Gặp gỡ cuối năm năm 1982 của ông
được nhận giải thưởng của Hội nhà văn, và 3 cuốn tiểu thuyết: Điều tra về một
cái chết, Vòng sóng đến vô cùng, Một cõi nhân gian bé tí. Như vậy, từ năm
1979 đến 1989 tiểu thuyết của Nguyễn Khải, đã được đông đảo bạn đọc đón
nhận và các nhà nghiên cứu quan tâm.
Theo các nhà nghiên cứu thì khuynh hướng tiểu thuyết Nguyễn Khải
được phát sinh từ chính phong cách của ông. Nguyễn Khải là người mở ra một
khuynh hướng mới- đó là khuynh hướng tiểu thuyết triết luận, Nguyễn văn
Long trong: “Nhìn lại một chặng đường tiểu thuyết” đã đưa ra các luận chứng
để chứng tỏ điều này: “Anh thường phân tích nhân vật của mình như một nhà
khoa học phân tích đối tượng nghiên cứu” [58, tr. 78]. Có nhiều nhà nghiên
cứu, phê bình khác cũng đều cho rằng khuynh hướng trong tiểu thuyết Nguyễn
Khải là xu hướng chính luận – triết luận, Lại Nguyên Ân coi tiểu thuyết Cha và
con…, là một công trình “triết luận về tôn giáo và chủ nghĩa xã hội bằng ngôn
ngữ tự sự” [2, tr. 3]. Văn Chinh thấy: Với Thời gian của ngƣời Nguyễn Khải
đã góp thêm một thành công mới cho xu hướng tiểu thuyết triết luận của văn
học nước ta”. Vũ Quần Phương cũng cho rằng “Giá trị khảo luận triết học của
tập tiểu thuyết này là của một cống hiến của Nguyễn Khải trong Văn xuôi Việt
Nam” [83, tr. 3].
Về bút pháp của Nguyễn Khải nhiều nhà phê bình đã nhận xét: “Nghiêng
về lối kể hơn lối tả. Cốt truyện của Nguyễn Khải không có gì li kì. Nhiều khi
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến


10

người viết không để ý đến cốt truyện, đến cấu trúc tác phẩm, mà quan tâm làm
nổi bật chính kiến, một kiểu sống, cách nói năng ứng xử của nhân vật” [62].
Vương Trí Nhàn cũng cho rằng những tác phẩm thành công của Nguyễn Khải
thường “hiện ra như một người kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ
với mọi người vui buồn khi quan sát việc đời. Đó là một phong cách vừa dân dã
vừa hiện đại” [76].
Về ngôn ngữ, Phan Cự Đệ nhận xét:“Phong cách hiện thực tỉnh táo cũng
tạo cho tác phẩm Nguyễn Khải một thứ ngôn ngữ đặc biệt. Đó là thứ ngôn ngữ
trí tuệ sắc sảo” [16, tr. 42]. Lại Nguyên Ân cũng nhấn mạnh “Phải nói đến đặc
sắc ngôn ngữ Nguyễn Khải, một ngôn ngữ rất văn xuôi: nó không nống lên
thống thiết mà thường pha ngang giọng tưng tưng, đùa đùa… và nói chung vẫn
phải nhận rằng ngôn ngữ của Nguyễn Khải là đặc sắc” [4, tr. 75-85].
Về kết cấu và cốt truyện, Phan Cự Đệ cho rằng Nguyễn Khải tiêu biểu
cho phong cách tiểu thuyết cổ điển theo lối chương hồi. “Đó là một cách làm
thông minh, nó giúp cho tác giả có khả năng lắp ghép những tài liệu gián tiếp,
xâu chuỗi các truyện kể của nhiều người khác nhau…[16, tr. 278]. Lại Nguyên
Ân cho rằng: “Có cái vắn gọn của một kiểu truyện “cổ điển” nghĩa là không có
mới mẻ lắm ở bố cục chung” [2, tr. 320-329].
Trên cơ sở khảo sát các bài viết, các bài nghiên cứu về Nguyễn Khải và
các sáng tác của ông trong thời kì đổi mới chúng ta có thể khẳng định rằng
Nguyễn Khải là một nhà văn sắc sảo, luôn đề cập đến vấn đề của đời sống và có
nhiều tìm tòi, sáng tạo và đổi mới trong cách viết. Các bài viết, các ý kiến đề
cập đến truyện ngắn và tiểu thuyết của Nguyễn Khải đều chỉ ra những điểm mới
trong cách thể hiện của tác giả từ cách nhìn, giọng điệu cho đến ngôn ngữ. Nhìn
chung các bài viết đều khẳng định những sáng tác của Nguyễn Khải góp phần
quan trọng trong việc đổi mới nền văn xuôi hiện đại nước nhà.



Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

11

3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đi sâu tìm hiểu và lí giải đặc điểm riêng về hình tượng tác giả trong tiểu
thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải. Từ đó làm nổi bật chân dung của tác
giả trong tác phẩm, đồng thời khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn trong nền
văn xuôi hiện đại và đương đại Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn sẽ đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu
thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải để thấy sự biểu hiện của hình tượng tác
giả xuyên suốt hành trình sáng tác của nhà. Chúng tôi đã chọn Gặp gỡ cuối
năm và Thời gian của ngƣời. Vì những nhân vật trong hai tác phẩm sau này
chúng ta vẫn thấy hình bóng của họ trong Thƣợng đế thì cƣời. Vì vậy chúng
tôi đã chọn 4 cuốn tiểu thuyết.
1. Gặp gỡ cuối năm (1983)
2. Thời gian của người (1985)
3. Vòng sóng đến vô cùng (1987)
4. Thượng đế thì cười (2005)
Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu chúng tôi có đề cập đến một số tác
phẩm khác của Nguyễn Khải ở giai đoạn trước để so sánh và khẳng định những
luận điểm của mình.
3.3. Mục đích nghiên cứu.
Trên tinh thần tiếp thu những nghiên cứu của các tác giả đi trước, luận
văn đặt ra nhiệm vụ là tập trung làm rõ hơn hình tượng tác giả trong tiểu thuyết
của Nguyễn Khải thời kì đổi mới như: Cái nhìn nghệ thuật và chân dung tác
giả; Một số vấn đề nghệ thuật biểu hiện hình tượng tác giả. Qua đó chúng tôi hi

vọng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn chương nghệ thuật Nguyễn
Khải và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam.

Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

12

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, luận văn chúng tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu chính sau đây:
4.1. Phƣơng pháp loại hình.
Phương pháp này giúp chúng tôi đi vào tìm hiểu những nét tương đồng,
những điểm khác biệt và sự biến đổi cùng các nguyên nhân và ý nghĩa của
chúng. Đặc biệt là sự xuất hiện hình tượng tác giả trong từng thời đại thời gian
và không gian khác nhau cũng như xuất hiện trong từng thể loại của nhà văn.
4.2. Phƣơng pháp so sánh.
Đây là phương pháp quan trọng để làm nổi bật đặc điểm nội dung, hình
thức trong tiểu thuyết của Nguyễn khải. Đối tượng so sánh là những tác phẩm
cùng thể loại, nội dung so sánh là các vấn đề thuộc đề tài, kết cấu, cốt truyện,
nhân vật. Ngoài ra chúng tôi có thể so sánh với một số nhà văn thế hệ trước và
cùng thời với Nguyễn Khải.
4.3. Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả văn học.
Nghiên cứu hình tượng tác giả trong tiểu thuyết của Nguyễn Khải thời kì
đổi mới phải đặt trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà
văn, do vậy trong quá trình nghiên cứu chúng tôi rất coi trọng phương pháp này.
4.4. Phƣơng pháp tiếp cận thi pháp học:
Phương pháp tiếp cận thi pháp học là phương pháp chủ đạo. Ở đây chúng
tôi đã vận dụng những khái niệm, công cụ và các thao tác của thi pháp học hiện
đại trong việc khảo sát, phân tích các phương diện: Cái nhìn nghệ thuật, chân

dung tác giả, nhân vật người kể chuyện, giọng điệu, một cách có hệ thống. Từ
đó đặt các yếu tố đó vào một chỉnh thể nghệ thuật để khái quát những nét chung
nhất về hình tượng tác giả trong sáng tác của Nguyễn Khải.
4.5. Phƣơng pháp khảo sát thống kê.
Đây là phương pháp được tiến hành đầu tiên, có tác dụng cung cấp những
dữ kiện, những số liệu chính xác, tạo cơ sở thực tế tin cậy cho những kết luận
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

13

có tính chất khái quát. Sử dụng phương pháp thống kê, chúng tôi tiến hành phân
loại, tổng hợp phân tích những vấn đề nội dung nghiên cứu của luận văn. Khi
thống kê chúng tôi chú ý những tác phẩm tiêu biểu trên cả hai phương diện nội
dung và hình thức. Đơn vị thống kê nhỏ nhất là chi tiết và lớn nhất là tác phẩm.
4.6. Để làm phong phú, sáng tỏ thêm nhiều phương diện, chúng tôi vận dụng
những yếu tố hỗ trợ của các phương pháp nghiên cứu văn học khác như:
Phƣơng pháp tổng hợp hệ thống hóa, phê bình văn học, phƣơng pháp phân
tích và phƣơng pháp tổng hợp … Sự vận dụng những yếu tố của các phương
pháp này chỉ hỗ trợ trong những trường hợp cần thiết.
5. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 3 chương như sau:
Chương 1: Khái lược chung về hình tượng tác giả và tiểu thuyết thời kì
đổi mới của Nguyễn Khải.
Chương 2: Cái nhìn nghệ thuật và chân dung tác giả.
Chương 3: Một số vấn đề nghệ thuật biểu hiện của hình tượng tác giả.













Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

14

B. NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI LƢỢC CHUNG VỀ HÌNH TƢỢNG TÁC GIẢ VÀ TIỂU THUYẾT
THỜI KÌ ĐỔI MỚI CỦA NGUYỄN KHẢI.
1.1. Khái lƣợc chung về hình tƣợng tác giả
1.1.1 Khái lược về hình tượng tác giả trong văn học.
1.1.1.1.Khái niệm tác giả văn học
Tác giả là một trong những khái niệm cơ bản được sử dụng nhiều trong
lịch sử văn học và phê bình văn học. Cho đến nay vấn đề tác giả trong văn học
cũng đã được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng chưa có một khái niệm đầy
đủ.“Có thể nói lí luận về tác phẩm và tác giả trong giai đoạn xây dựng và cho
đến nay chưa có một lí luận có đầy đủ cơ sở về hai khái niệm này” [94, tr.125].
Trong Từ điển thuật ngữ văn học các tác giả đã đưa ra định nghĩa về tác giả
văn học: “ Nhìn bề ngoài, tác giả làm ra văn bản ngôn từ: bài thơ, bài văn, bài
báo, tác phẩm văn học. Về thực chất tác giả văn học làm ra cái mới, người
sáng tạo ra các giá trị văn học mới. Sự bắt buộc mô phỏng, theo đuôi thời

thượng hoặc sáng tác không có bản sắc không làm nên tác giả văn học đích
thực” [25, tr. 235]. Tác giả là người làm ra tác phẩm. Về mặt xã hội, tác giả văn
học là người có ý kiến riêng về đời sống và thời cuộc. Đó là người phát biểu
một tư tưởng mới, quan niệm mới về hiện tượng đời sống. Về mặt đặc trưng,
tác giả văn học là người xây dựng thành công các hình tượng nghệ thuật độc
đáo, sống động, có khả năng tồn tại được trong sự cảm thụ thích thú của người
đọc. Về mặt nghề nghiệp, tác giả văn học là người xây dựng được một ngôn
ngữ nghệ thuật mới, có phong cách riêng, có bộ mặt riêng trong thể loại, có hệ
thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng.
Mọi hoạt động của văn học, từ hoạt động tiếp nhận, thưởng thức đến
nghiên cứu, phê bình…chỉ thực sự bắt đầu khi tác phẩm của nhà văn ra đời.
Cho nên nhà văn là người khởi đầu của nhiều hoạt động văn chương, giữ vai trò
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

15

đặc biệt quan trọng trong đời sống văn học. Ta gọi tác phẩm văn học là một
công trình sáng tạo nghệ thuật bởi lao động của người nghệ sĩ đúng là lao động
sáng tạo.Tác phẩm văn học không thể sản xuất đồng loạt theo những khuôn
mẫu có sẵn như sản xuất công nghiệp. Nghệ thuật luôn đòi hỏi nhà văn phải
sáng tạo ra những tác phẩm mới mẻ cả về nội dung lẫn hình thức. Vì vậy, tác
giả văn học phải là người có nhân cách, có bản lĩnh vững vàng và có ý thức sâu
sắc về nghề nghiệp. Nhà nghiên cứu Đông Hoài trong cuốn “Nhận thức và
thẩm định” đã từng khẳng định “Tác giả văn học phải có một kĩ năng miêu tả
điêu luyện, một bút pháp độc đáo lành nghề trong đó năng khiếu bẩm sinh là có
thật, cần được kịp thời phát hiện và không ngừng vun bồi bảo vệ” [29, tr.8].
Sáng tạo nghệ thuật đòi hỏi nhà văn phải có năng khiếu, có tài tư duy
bằng hình tượng, có khả năng suy ngẫm về các vấn đề của hiện thực thông qua
một thế giới hình tượng bao gồm những cảnh vật và những nhân vật cụ thể,

sống động, tồn tại trong những mối quan hệ xã hội phong phú và đa dạng. Văn
học là một quá trình sáng tạo bao gồm ba thành tố: nhà văn, tác phẩm và công
chúng. Vai trò của người đọc rất quan trọng. Nhà văn sáng tạo ra tác phẩm
nhưng tác phẩm chỉ thực sự có giá trị khi nó được người đọc tiếp nhận. Giữa
người viết và người đọc có sự tri âm. Cao Bá Quát đã từng nói : “Xưa nay nỗi
khổ của con người ta không gì bằng chữ tình, mà cái khó ở đời này không gì
bằng sự gặp gỡ”.
Nhưng nhiều khi điều tác giả nói ra và điều người đọc tiếp nhận không
phải lúc nào cũng trùng hợp. Đôi khi vẫn xuất hiện hình tượng người đọc đánh
giá tác phẩm hoàn toàn theo cảm nhận chủ quan của mình. Nhiều trường hợp
như vậy đã từng xảy ra trong văn học nhiều nước trên thế giới. Thậm chí đối
với cả sáng tác của nhà văn lỗi lạc. Chính vì vậy mà trong tiểu luận “Tác giả là
gì?” Michel Poucatult đã cho rằng: “Song song với sự biến hóa không ngừng
của xã hội, chức năng tác giả được ngoại hiện vào một khoảnh khắc của quá
trình ấy sẽ biến mất” [94, tr.126].
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

16

Việc cảm thụ tác phẩm văn học theo kiểu cảm nhận của cá nhân là điều
bình thường. Thực ra, sự đọc sáng tạo của người đọc có thể mở ra những cách
giải thích ý nghĩa khác nhau, nhưng không làm biến mất văn bản và khách thể
thẩm mĩ ở trong ấy, và do đó không xóa bỏ được yếu tố tác giả như là người
tham gia sự kiện nghệ thuật qua tác phẩm. Bởi vì:“Tác giả là trung tâm tổ chức
nội dung và hình thức cái nhìn nghệ thuật trong tác phẩm, là người mang cảm
quan thế giới đặc thù và là trung tâm tổ chức lại ngôn từ theo nguyên tắc nghệ
thuật. Do vậy hình tượng tác giả là những phạm trù của thi pháp học hiện đại”
[94, tr.126].
Vì lẽ trên, việc tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến thời đại sống,

quá trình sáng tác của nhà văn là một việc làm cần thiết. Hoàn cảnh xuất thân,
quê quán, thời gian sống và hành trang góp phần làm rõ các khía cạnh tư tưởng,
tâm lí trong tác phẩm. Tìm hiểu tác giả trong nghiên cứu văn học như là một
khái niệm của thi pháp học là nghiên cứu “Người xây dựng được ngôn ngữ
nghệ thuật mới, có phong cách, có giọng điệu riêng, có bộ mặt riêng trong thể
loại, có hệ thống hình ảnh biểu tượng đặc trưng riêng” [25, tr. 242]. Đó là
người nghệ sĩ luôn luôn hiện hình trong tác phẩm văn học.
1.1.1.2. Hình tượng tác giả trong văn học.
Ở bất kì thể loại nào, tự sự, trữ tình hay kịch, chủ thể sáng tạo bao giờ
cũng xuất hiện, dù có thể là đậm nhạt khác nhau. Với trí tưởng tượng phong
phú, khả năng lựa chọn đề tài, chủ đề, sự vận dụng khéo léo các thủ pháp nghệ
thuật và ngôn từ, người nghệ sĩ đã sáng tác, tạo ra tác phẩm nghệ thuật để thể
hiện những tư tưởng tình cảm của mình. Do vậy, “Tác phẩm là sự kết tinh quá
trình tư duy nghệ thuật của tác giả, biến những biểu tượng, ý nghĩ, cảm xúc bên
trong của nhà văn thành một sự thực văn hóa, xã hội khách quan cho mọi người
soi ngắm, suy nghĩ” [60, tr. 241]. Dấu ấn của chủ thể sáng tạo để lại trong tác
phẩm văn học thể hiện rất rõ nét trong hình tượng tác giả.
*Hình tượng tác giả trong văn học.
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

17

Hình tượng tác giả hiện hình trong tác phẩm mới là phạm trù của thi pháp
học. Nghiên cứu hình tượng tác giả xuất hiện trong tác phẩm văn học với tư
cách là một phạm trù của thi pháp học là việc làm cần thiết đối với việc nghiên
cứu văn học. Bởi vì thông qua tác phẩm văn chương, người nghệ sĩ thể hiện
được sự đánh giá của mình đối với cuộc sống và con người. Cơ sở tâm lí của
hình tượng tác giả là dạng thức tồn tại đặc thù của chủ thể giao tiếp nghệ thuật.
Trong đó cái “tôi” trong nhân cách mỗi người thể hiện trong giao tiếp. Cơ sở

nghệ thuật của hình tượng tác giả trong văn học mang tính chất giao tiếp của
văn bản nghệ thuật: văn bản của tác phẩm bao giờ cũng là lời của người trần
thuật, người kể chuyện hoặc là nhân vật trữ tình. Nó là kết quả sáng tạo nghệ
thuật của tác giả tiểu sử, giữa chúng có nhiều quan hệ thống nhất nhưng không
đồng nhất. Tác giả tiểu sử là người tạo dựng hình tượng tác giả và để lại nhân
cách của mình trong tác phẩm. Tác giả tiểu sử là một phạm trù xã hội, nằm bên
ngoài tác phẩm, còn hình tượng tác giả nằm bên trong tác phẩm, là phạm trù
của thi pháp học. Nhà văn xây dựng một văn bản đồng thời với việc xây dựng
ra hình tượng người phát ngôn văn bản ấy với một giọng điệu nhất định. Theo
Từ điển thuật ngữ văn học thì hình tượng tác giả là: “Phạm trù thể hiện cách
tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và vai trò văn học của mình trong tác
phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi (….). Hình tượng tác giả trong tác
phẩm văn học gắn với ý thức của tác giả về vai trò xã hội, tư thế văn học rất đa
dạng của mình” [25, tr.124]. Vì thế, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng hình tượng
tác giả là yếu tố quyết định nên phong cách của nhà văn.
“Văn như kì nhân”. Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn,
dù muốn hay không trong tác phẩm văn học bao giờ cũng có dấu ấn riêng của
người nghệ sĩ. Nguyễn Đình Thi cũng có nói một cách rất hình ảnh: Nhà văn
biểu hiện mình qua tác phẩm như thứ củi nào cháy lên thứ lửa ấy…khi tham gia
vào ý thức xã hội bằng sáng tạo nghệ thuật của mình thì: “Hình tượng tác giả là
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

18

một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về vai trò xã hội và văn học
của mình trong tác phẩm, một vai trò được người đọc chờ đợi”[25].
Hình tượng tác giả là trung tâm tổ chức nội dung - hình thức cái nhìn
nghệ thuật, đồng thời là trung tâm tổ chức ngôn từ nghệ thuật. Bakhtin đã khẳng
định: “không có hình tượng tác giả ngoài tác phẩm, tư tưởng nhà văn chỉ tồn

tại trong tác phẩm” [10]. M.B Khrapchencô trong công trình: “Cá tính sáng
tạo của nhà văn và sự phát triển văn học” cũng cho rằng sự biểu hiện của hình
tượng tác giả trong tác phẩm nghệ thuật còn do đặc trưng thể loại quy định.
Hình tượng tác giả là dấu ấn chủ thể sáng tạo in đậm trong tác phẩm thấm
trong toàn bộ cơ chế và yếu tố tạo thành tác phẩm. Cho nên nó có thể thể hiện
trong từng yếu tố của chính thể nghệ thuật. Nhưng chúng ta cần phải chú ý: khi
nói về hình tượng tác giả cần phải thấy tính giãn cách của nó với các yếu tố trực
tiếp của tác phẩm. Mặc dù chúng ta có thể tìm thấy rất nhiều dấu hiệu của nó
trong nhân vật hay trong người kể chuyện của tác phẩm nhưng nhất định không
được đồng nhất, đơn giản. Người phát ngôn trong tác phẩm văn học không
được đem ra đồng nhất với tác giả, dù có rất nhiều điểm thống nhất nhưng
người kể chuyện trong tác phẩm chỉ là người đứng ra trực tiếp kể chuyện cho
tác giả. Do đó hình tượng tác giả không thể là hình tượng người kể chuyện mà
là một con người mà tác giả quy nạp ra từ tác phẩm.
Vấn đề hình tượng tác giả được khẳng định từ nhiều góc độ khác nhau
trong lí luận văn học. Sự phân biệt một cách chính xác giữa tác giả và hình
tượng tác giả trong sáng tác của nhà văn sẽ tránh được những nhầm lẫn đáng
tiếc, khi tìm hiểu ý nghĩa và vẻ đẹp của văn chương.
Hình tượng tác giả là một phạm trù thể hiện cách tự ý thức của tác giả về
vai trò xã hội và văn học của mình trong tác phẩm. Đó là yếu tố nghệ thuật tồn
tại trong bản thân văn bản, trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Nó góp phần
xác định phong cách riêng của từng tác giả.

Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

19

1.1.1.3. Nội dung và biểu hiện của hình tượng tác giả trong văn học
Cho đến nay, sự hiểu biết về hình tượng tác giả trong sáng tác văn học là

một vấn đề đã và đang được nghiên cứu trên nhiều góc độ khác nhau. Có người
cho rằng hình tượng tác giả biểu hiện ở: cái nhìn nghệ thuật của tác giả, sức bao
quát không gian, cấu trúc, cốt truyện, nhân vật và giọng điệu. Như vậy chúng ta
có thể tìm hiểu hình tượng tác giả biểu hiện chủ yếu ở một số phương diện như:
cái nhìn riêng độc đáo nhất quán để làm nổi bật lên chân dung của tác giả qua
sáng tác của mình một cách rõ nét, mà có ý nghĩa tư tưởng, đạo đức thẩm mĩ;
thể hiện qua ngôi kể, ngôn ngữ và giọng điệu của tác giả thâm nhập vào giọng
điệu của nhân vật trong sáng tác của tác giả Khi nghiên cứu hình tượng tác giả
trong tác phẩm, chúng ta cần chú ý không nên đồng nhất hình tượng tác giả với
cuộc đời và tính cách của nhà văn. Nhiều khi cuộc đời và tính cách bên ngoài
như thế này nhưng người trần thuật trong tác phẩm lại thế kia. Vì thế, hình
tượng tác giả sẽ thể hiện khác nhau với mỗi thể loại sáng tác cũng khác nhau.
Theo lí thuyết của thi pháp học hiện đại thì hình tượng tác giả được biểu hiện rõ
nét ở các phương diện sau:
* Hình tượng tác giả thể hiện qua cái nhìn nghệ thuật: Cái nhìn nghệ
thuật là vấn đề then chốt trong sáng tác văn học bởi nó phản ánh cách nhìn, khả
năng khái quát, đề xuất những vấn đề của cuộc sống. Mỗi tác phẩm văn học là
tổng hợp tầm nhìn, tầm hiểu biết, cảm nhận bằng thế giới nghệ thuật của nhà
văn, bộc lộ năng lực hoạt động tinh thần của chủ thể. Cái nhìn nghệ thuật là
xuất phát điểm của cấu trúc nghệ thuật, cái nhìn bao giờ cũng bộc lộ lập trường,
quan điểm, sự lựa chọn thẩm mĩ của chủ thể nghệ thuật. Cái nhìn nghệ thuật thể
hiện trong cảm giác, tri giác, quan sát của nhà văn do đó nó có thể phát hiện cái
đẹp, cái xấu, cái bi, ái hài,… của sự vật hiện tượng một cách rất sinh động. Điều
đó có nghĩa là cái nhìn ở đây mang tính quan niệm chứ không phải là sự sao
chép rời rạc đối với hiện thực. Nó chứa đựng trong đó quan điểm của nhà văn
nhưng không phải là quan điểm trừu tượng mà xuất hiện như những nguyên tắc
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

20


nghệ thuật. Nó cũng là điều kiện tiên quyết tạo nên phong cách nghệ thuật mà
nhà văn sáng tạo nên, thể hiện từ hình tượng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu
đến hệ thống đề tài. Việc khám phá cái nhìn nghệ thuật của mỗi nhà văn giúp
người nghiên cứu có thể hình dung ra hình tượng tác giả hiện diện trong tác
phẩm mà nhà văn xây dựng. Do vậy hình tượng tác giả không chỉ được biểu
hiện qua cái nhìn nghệ thuật, giọng điệu nghệ thuật mà còn được thể hiện rất rõ
qua ngôn từ nghệ thuật.
* Giọng điệu nghệ thuật là một yếu tố đặc trưng của hình tượng tác giả
trong tác phẩm: Giọng điệu không đơn giản là âm thanh có âm sắc đặc thù để
nhận ra người nói mà nó thể hiện thái độ, lập trường, cách nhìn của chủ thể phát
ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng lời văn ấy hướng vào. Giọng điệu
là sản phẩm mang tính cá biệt độc đáo, kết tinh sự thăng hoa sáng tạo của nhà
văn. Nó là một phương diện quan trọng bộc lộ hình tượng tác giả. Nói khác đi,
hình tượng tác giả, cái nhìn của nhà văn được thể hiện hết sức rõ nét qua giọng
điệu. Nó cũng là một yếu tố cốt yếu tạo nên phong cách nghệ thuật. Giọng điệu
cho ta hiểu sâu hơn sự phong phú của chủ thể sáng tạo. Vì thế, với người tiếp
cận, giọng điệu là chìa khóa đi vào tác phẩm, thông qua giọng điệu mà thâm
nhập vào thế giới tinh thần của tác giả, khám phá phong cách và khái quát lên
hình tượng tác giả.
*Ngôn từ nghệ thuật cũng là một phương diện quan trọng thể hiện hình
tượng tác giả: Ngôn từ là yếu tố thứ nhất, là hình thức biểu hiện của văn học.
Trong tác phẩm văn học bao giờ cũng có các yếu tố như: chủ đề, tư tưởng, nhân
vật, cốt truyện…đều được hiện diện qua ngôn từ. Ngôn từ nghệ thuật chính là
công cụ nghệ thuật, là phương diện để tác giả thể hiện quan điểm nghệ thuật.
Nói cách khác, ngôn từ nghệ thuật luôn đi liền với nội dung, luôn hàm chứa
trong đó tư tưởng, tình cảm, quan niệm, thái độ của tác giả, với một cái nhìn,
một giọng điệu và cả cá tính của tác giả. Với người nghệ sĩ, sáng tạo nghệ thuật
luôn đòi hỏi họ phải có một tiếng nói riêng, mà ngôn từ nghệ thuật chính là yếu
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải

Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

21

tố thể hiện trực tiếp tiếng nói riêng ấy. Ngôn từ nghệ thuật chính là nơi tập
trung biểu hiện những nét độc đáo trong cá tính sáng tạo của nhà văn. Việc lựa
chọn, sử dụng từ ngữ luôn hàm chứa một quan niệm, một thái độ của tác giả đối
với thế giới xung quanh mình.
*Chân dung tác giả: Chân dung của tác giả hiện lên trong tác phẩm của
mình là đặc điểm xuất phát từ nhu cầu muốn tự thể hiện của người nghệ sĩ. Khi
nhà văn tự hình dung, tự nhận định, tự đánh giá, chiêm ngưỡng về mình, nghĩa
là họ đã vẽ lên chân dung nghệ sĩ của mình trong tác phẩm theo cách cảm nhận
chủ quan. Có khi chân dung tác giả thể hiện qua bóng dáng, qua tên riêng, nét
tính cách, tự giới thiệu về tiểu sử bản thân của tác giả.
Tóm lại, hình tượng tác giả là dấu ấn chủ quan của nghệ sĩ được bộc lộ
trong tác phẩm. Hình tượng tác giả luôn xuyên thấm vào từng phương diện biểu
hiện của tác phẩm như: Cái nhìn nghệ thuật, ngôn ngữ, giọng điệu và từ đó hiện
lên chân dung của tác giả. Nhưng đó mới chỉ là những yếu tố cơ bản tạo thành
hình tượng tác giả trong thế giới nghệ thuật của nhà văn mà người đọc luôn bắt
gặp trong quá trình giao tiếp, thưởng thức nghệ thuật. Những yếu tố này luôn
xuyên thấm, chi phối lẫn nhau, thống nhất với nhau trong việc bộc lộ hình
tượng tác giả. Tuy nhiên ở mỗi tác giả và từng thể loại văn học, hình tượng tác
giả lại có những phương diện biểu hiện khác nhau. Chẳng hạn, khi nghiên cứu
hình tượng tác giả trong thơ trữ tình, người nghiên cứu không thể không chú ý
tới cái tôi trữ tình trong tác phẩm. Đó chính là cái tôi thứ hai do tác giả sáng tạo
ra và nó rất gần gũi với tác giả. Chính vì lẽ đó, từ việc phân tích cái tôi trữ tình
trong tác phẩm, người nghiên cứu có thể trừ xuất ra được hình tượng tác giả.
Còn trong văn xuôi, tác giả thường trao quyền cho người kể chuyện: tự sự hay
miêu tả lại con người cùng những biến cố trong không gian và thời gian…
thông qua việc kể chuyện từ ngôi thứ nhất hoặc ngôi thứ ba. Dù kể chuyện bằng

ngôi thứ nhất hay ngôi thứ ba thì nhân vật người kể chuyện cũng là nơi để tác
giả gửi gắm những suy ngẫm của bản thân về thế giới xung quanh. Vì thế, nhân
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

22

vật người kể chuyện thường có liên quan mật thiết với tác giả. Và nghiên cứu
hình tượng tác giả của một nhà văn khó có thể không chú ý đến nhân vật người
kể chuyện.
Nghiên cứu hình tượng tác giả chủ yếu tập trung ở phương diện nào còn
tùy thuộc vào từng tác giả và thể loại văn học. Hình tượng tác giả rất gần với cá
tính sáng tạo và phong cách của nhà văn nhưng chúng không phải là một. Tìm
hiểu hình tượng tác giả là con đường giúp ta đi sâu khám phá thế giới nghệ
thuật của nhà văn, vừa cho ta khái quát được nét độc đáo trong phong cách tác
giả.
1.2. Tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải.
1.2.1 Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn
Nguyễn Khải tên khai sinh là Nguyễn Mạnh Khải. Ông sinh ngày 3 tháng
2 năm 1930 tại Hà Nội trong một gia đình quan lại, nhưng ông không được thừa
hưởng cái giàu sang, no đủ của gia đình mình do thân phận của con vợ lẽ.
Chính vì thế mà tuổi thơ của Nguyễn Khải đã phải trải qua nhiều phen khốn
nhục, sống trong sự ghẻ lạnh, khinh bỉ của gia đình, họ hàng thậm chí cả người
cha đẻ của mình. Từ bé đến 15 tuổi Nguyễn Khải chưa một lần nhìn rõ mặt
người cha- một ông quan tri huyện. Lúc nào gặp cha Nguyễn Khải cũng khúm
núm, len lén sợ hãi như một kẻ có tội. Ông sống với mẹ và em trai trong sự tẻ
nhạt cả về vật chất lẫn tình cảm. Cha Nguyễn Khải làm quan nhưng chỉ là một
ông quan tri huyện đã hết thời nên chẳng thể “trợ cấp” được gì cho cuộc sống
khốn cùng của ba mẹ con Nguyễn Khải khỏi cảnh đói nghèo. Vì thế Nguyễn
Khải đã phải sớm lăn lộn với cuộc sống để nuôi mẹ và em, có thể nói chính

những trải nghiệm cay đắng, đầy éo le, tủi nhục đã khiến cho cuộc đời cũng như
văn chương của ông có đặc điểm riêng. Đó là sự hiểu đời, hiểu người, là sự
khôn ngoan, tỉnh táo, là tình cảm, yêu ghét, khinh trọng rạch ròi. Và cũng từ
sớm ông đã có một giọng văn trải đời.
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

23

Năm 17 tuổi Nguyễn Khải cùng mẹ và em về thị xã Hưng Yên sống cùng
với gia đình của họ hàng bên ngoại. Ở đây ông gia nhập vào đội dân quân tự vệ
Hưng Yên. Năm 1949 nhờ viết bài báo dân quân Hưng Yên mà ông được lên
làm phóng viên cho tờ báo này. Đến năm 1956, ông chuyển hẳn công tác về tờ
Sinh hoạt Văn nghệ của Tổng cục chính trị (từ năm 1957 là tạp chí Văn nghệ
Quân đội). Cuộc đời viết báo và viết văn của Nguyễn Khải bắt đầu từ đó.
Là một nhà văn- chiến sĩ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Pháp,
chống Mĩ xâm lược. Nguyễn Khải có một quan niệm hết sức đúng đắn về vai
trò, sứ mệnh của văn học nghệ thuật. Ông là người rất có ý thức dùng ngòi bút
của mình để làm vũ khí chiến đấu, phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của dân
tộc và góp phần xây dựng cuộc sống mới. Điều đó thể hiện ở việc ông luôn là
người tiên phong, tìm đến những vùng đất nóng bỏng, gian khổ và đầy sôi động
của đất nước. Bước chân của nhà văn đã đặt đến nhiều miền đất nước: Một
vùng nông thôn công giáo toàn tòng, một nông trường Điện Biên ở miền Tây
Bắc xa xôi, một hợp tác xã tiên tiến, một hòn đảo anh hùng kiên cường trong
chiến tranh phá hoại… Ông miệt mài đi và miệt mài viết.
Có thể nói, Nguyễn Khải là người có sức mạnh tinh thần to lớn, có khả
năng làm việc bền bỉ với một bút lực phi thường. Văn của ông càng viết càng
duyên “cái duyên dáng dân dã chứ không phải làm điệu, làm dáng mà có”
(Vương Trí Nhàn).
Tác phẩm đầu tiên đánh dấu sự xuất hiện của ngòi bút hiện thực -

Nguyễn Khải là tác phẩm Xung đột, kết quả chuyến thâm nhập thực tế của nhà
văn vào vùng đạo gốc của Hải Hậu- Nam Định, khoảng cuối năm 1956, khi
Đảng ta tiến hành sửa sai cải cách ruộng đất và bắt đầu cuộc vận động hợp tác
xã nông nghiệp. Với một nhãn quan chính trị nhạy bén, nhà văn đã ghi lại cuộc
đấu tranh quyết liệt của cán bộ, bộ đội và nhân dân ta- cuộc đấu tranh gay gắt,
căng thăng, phức tạp- chống lại bọn phản động đội lốt tôn giáo nổi lên chống
phá cách mạng. Không chỉ phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp, Xung đột còn là
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

24

bức tranh sinh động về đời sống nông thôn vùng công giáo toàn tòng. Với
những trang viết nóng hổi hơi thở của cuộc sống đầy phức tạp và sôi động, với
những nhận xét sắc sảo, tinh tế Xung đột đã báo hiệu một “phong cách văn
xuôi hiện thực tỉnh táo đầy hứa hẹn”.
Tiếp theo Xung đột là hàng loạt tác phẩm của Nguyễn Khải viết về
những vấn đề thời sự của cuộc đấu tranh giữa hai con đường để tiến lên Chủ
Nghĩa Xã Hội ở miền Bắc như: Mùa Lạc. Đứa con nuôi, Ngƣời trở về, Tầm
nhìn xa, Chuyện ngƣời tổ trƣởng máy kéo, Anh đội phó và ngƣời thợ mộc,
Hãy đi xa hơn nữa… Nguyễn Khải hăm hở đến nông trường Điện Biên, mảnh
đất tây Bắc xa xôi của Tổ quốc, nơi ngày đêm đang diễn ra công cuộc lao động,
xây dựng Chủ Nghĩa xã hội- gieo mầm xanh trên những bãi chiến trường đẫm
máu năm xưa. Ông viết về cuộc sống mới đang được xây dựng, về tình yêu, sự
đổi thay và trách nhiệm của con người trong xã hội mới, nhà văn đến với nhân
vật bằng tình yêu thương và thái độ trân trọng, vừa ca ngợi con người nhưng
cũng lại khám phá thế giới tinh thần vốn phức tạp để cải hóa con người.
Nguyễn Khải đi sâu vào miêu tả công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền
Bắc nước ta. Thời kì này cả miền Bắc là một công trường lớn, đâu đâu cũng
xuất hiện những cá nhân tiên tiến và những tập thể anh hùng. Khắc họa thành

công những cá nhân tiên tiến, những điển hình cho những con người mới trong
xã hội, xã hội Chủ nghĩa là bước đi quan trọng của Nguyễn Khải giai đoạn này.
Ngòi bút của Nguyễn Khải không chỉ ca ngợi một chiều mà ông đã sớm nhìn ra
cái phức tạp, khó khăn của cuộc sống. Bên cạnh những cái tốt đang sinh thành
thì còn cả những điều xấu xa, tiêu cực và ông đã phê phán nó một cách quyết
liệt. Đó là y tá Giao trong Một cặp vợ chồng với lối sống cá nhân vị kỉ; đó là tổ
trưởng Khôi trong chuyện Ngƣời tổ trƣởng máy, tuy tháo vát thông minh, có
thành tích nhưng thiếu hắn lòng tin yêu con người, hay cái nhìn hạn hẹp ranh
ma, lúc nào cũng chăm chắm lo vun vén tư hữu kiểu nông dân cá thể như lão
Tuy Kiền trong Tầm nhìn xa… Những tác phẩm thời kì này của Nguyễn Khải
Hình tượng tác giả trong tiểu thuyết thời kì đổi mới của Nguyễn Khải
Luận văn thạc sĩ Nguyễn Thị Duyến

25

đều hướng tới một câu hỏi lớn: làm thế nào để con người được giải phóng? Làm
thế nào để con người có tự do hạnh phúc?
Khi đế quốc Mĩ leo thang bắn phá miền Bắc, Nguyễn Khải đã có mặt ở
những nơi nóng bỏng của cuộc chiến đấu. Đến với các chiến sĩ ở đảo Cồn Cỏ,
nhà văn cho ra đời thiên kí sự Họ sống và chiến đấu. Những chuyến đi đến với
các chiến sĩ công binh đang trấn giữ một địa điểm cực kì ác liệt ở trường Sơn,
ông viết Đƣờng trong mây. Vào đất lửa Vĩnh Linh, đến với những con người
xông pha mọi hiểm nguy để đưa hàng tiếp tế ra Cồn Cỏ, nhà văn viết Ra đảo.
Ông viết Chiến sĩ khi tham gia chiến dịch giải phóng miền Nam. Nguyễn Khải
là nhà văn mặc áo lính nên khi viết về những người anh hùng, ngòi bút của ông
đầy hào hứng và tâm huyết. Cuộc chiến tranh ác liệt của nhân dân và quân đội
ta được ông phản ánh rõ nét vào trong những tác phẩm thời kì này. Âm hưởng
chủ đạo của tác phẩm Nguyễn Khải cả giai đoạn này là ngợi ca chủ nghĩa anh
hùng cách mạng và ca ngợi những con người sống có lí tưởng vì độc lập dân tộc
và chủ nghĩa xã hội.

Khi giải phóng miền Nam, đất nước thống nhất, cả dân tộc hân hoan
bước vào một chặng đường lịch sử mới. Sự nhạy bén giúp Nguyễn Khải khám
phá ra một hiện thực mới mẻ - hiện thực cuộc sống miền Nam sau ngày giải
phóng. Các tác phẩm: Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ngƣời…
đề cập đến những thay đổi của cuộc sống sau chiến tranh, nhất là đổi thay trong
nhận thức, tư tưởng tình cảm của những con người vốn đã gắn bó với chế độ
Sài Gòn cũ.
Những tác phẩm của Nguyễn Khải trong giai đoạn này chuyển từ tính
ham tranh luận sang chiêm nghiệm, triết lí. Có lẽ tuổi đời và sự từng trải đã làm
cho suy nghĩ của nhà văn “già” đi, văn của ông theo đó cũng có những chuyển
biến trong tư tưởng và phong cách viết. Sự chuyển biến ấy thể hiện sự vận động
của ngòi bút Nguyễn Khải và cũng nằm trong sự vận động của cả một nền văn

×