Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN HÀ NỘI








ĐINH THỊ THỦY








KẾT CẤU TIỂU THUYẾT “CHÙM NHO PHẪN
NỘ” CỦA JOHN STEINBECK






LUẬN VĂN THẠC SỸ VĂN HỌC












Hà Nội - 2008
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự động
viên, giúp đỡ của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, gia đình,
những người thân yêu của tôi. Tôi xin ghi nhớ và gửi lời cảm
ơn chân thành đến tất cả mọi người.
Cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc
nhất tới PGS. TS. Lê Huy Bắc, người đã hết lòng giúp đỡ,
hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành luận văn này. Trên tất
cả, tôi nhận được từ thầy bài học quý giá đó là sự tận tâm,
nghiêm túc trong nghiên cứu khoa học.
Tôi cũng xin cảm ơn các cơ quan đã tạo điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu!
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 11 năm 2008
Đinh Thị Thủy



Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

3
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ





J O H N S T E I N B
E C K
1 9 0 2 - 1 9 6 8

Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

4
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Chương 1.

KẾT CẤU CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT HÀNH TRÌNH

1.1. XUNG ĐỘT TRONG CỐT TRUYỆN HÀNH TRÌNH

1.2. TOÀN CẢNH

1.3. TRỮ TÌNH NGOẠI ĐỀ

Chương 2.
KẾT CẤU KHÔNG GIAN, ÂM THANH, THỜI GIAN

2.1. KHÔNG GIAN

2.1.1. Con đường

2.1.2. Ngôi nhà

2.1.3. California

2.2. ÂM THANH

Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

5
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

2.3. THỜI GIAN

Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck


6
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ


Chương 3.
KẾT CẤU NHÂN VẬT, SỰ KIỆN

3.1. HỆ THỐNG NHÂN VẬT
3.2. HỆ THỐNG SỰ KIỆN DƯỚI CÁI NHÌN ĐIỆN ẢNH
3.2.1. Tính điện ảnh
3.2.2. Hệ thống sự kiện

KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

7
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ


MỞ ĐẦU

Gần 70 năm từ khi Chùm nho phẫn nộ (The Grapes of Wrath) ra đời,
tiểu thuyết ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả bằng những đại cảnh dọc
con đường 66, xuyên qua một phần đất Mỹ. Con đường 66 ngày nay được
coi là con đường du lịch, trong Chùm nho phẫn nộ, nó lại là hành trình
khốn khổ, đau thương của gia đình Joad và hàng nghìn gia đình khác di cư
tới California. California trở thành niềm hy vọng đầy ám ảnh, thôi thúc
những kẻ cùng đường.
John Steinbeck không chỉ dựng một câu chuyện, khai thác triệt để

một bi kịch mà hơn nữa, qua tác phẩm, ông mang tới hơi thở sôi sục của
thời đại, tính hiện thực tới cay nghiệt… bóp nghẹt những trái tim có lương
tri. Không phải ngẫu nhiên mà có quá nhiều ý kiến trái chiều xung quanh tác
phẩm này, kẻ phản đối thì cho rằng Chùm nho phẫn nộ là dối trá, đen tối
và đáng ghê tởm xuất phát từ nhận thức méo mó, thiên lệch, người ủng hộ
thì gọi đó là một thiên anh hùng ca, tác phẩm văn chương vừa hiện thực vừa
đầy hoang tưởng, nổi bật với một sự hài hước đầy cảm thông và một cách
nhìn xã hội thấu đáo.
Dù phản đối hay ủng hộ thì sức mạnh và tầm ảnh hưởng từ những
trang viết của John Steinbeck tới nền văn học Mỹ, tới đời sống và con người
Mỹ cũng như trên thế giới là không thể phủ nhận. John Steinbeck, đại diện
xuất sắc cho những nhà văn đầy thiện chí và tình thương là người xứng
đáng với giải Nobel 1962, trong đó Chùm nho phẫn nộ là thành tựu nổi bật
nhất. Tác phẩm này ngay sau một năm xuất bản đã được trao giải Pulitzer và
trở thành best-seller ở Mỹ.
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

8
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
John Steinbeck lớn lên trong những năm tháng khủng hoảng trầm
trọng của nước Mỹ, chứng kiến sự tha hóa mọi mặt của xã hội, sự phân tầng
ngày càng sâu giữa người nghèo và tầng lớp thượng lưu. Ở ông có cách nhìn
đầy tình thương đối với vấn đề của dân nghèo Mỹ, đề cao tâm hồn cao đẹp
và vị tha của con người. Chính vì vậy, ý nghĩa của Chùm nho phẫn nộ
vượt xa hơn tính sử thi, bi kịch về nhân dân Mỹ, thể hiện ở tình yêu quê
hương, sự lưu luyến, gắn bó với đất đai và khắc họa phương diện lạnh lùng,
nghiệt ngã của cách mạng công nghiệp.
Tiểu thuyết tập trung miêu tả hai hình tượng Tom và Casy. Tom tính

tình thẳng thắn, bản năng nhưng dám phản kháng, cuối cùng tìm được con
đường đấu tranh cho riêng mình. Còn Casy - một mục sư lang thang, chống
lại Thượng đế, đã vứt bỏ giáo chức để quan tâm đến nỗi cực khổ của người
dân, cuối cùng chết vì lý tưởng của mình. Một người thuộc kiểu nhân vật
hành động, một người thiên về suy tư, rút cục đều thức tỉnh trước sự thảm
hại của thực tại và sự sụp đổ của mộng tưởng.
Chùm nho phẫn nộ trình diễn một văn phong già dặn và giàu xúc
cảm. Bằng bút pháp tả thực có sức tố cáo mạnh mẽ, tiểu thuyết đã lôi cuốn
người đọc ngay từ khi được xuất bản lần đầu tại Oklahoma với lượng phát
hành vượt trên cả Cuốn theo chiều gió. Rất nhanh sau đó, vào năm 1940,
dưới bàn tay của đạo diễn gạo cội John Ford, tác phẩm điện ảnh Chùm nho
phẫn nộ dựa theo cuốn tiểu thuyết cùng tên ra đời. Đến nay Chùm nho
phẫn nộ vẫn là một cuốn phim kinh điển được sử dụng trong giảng dạy điện
ảnh ở Mỹ và nhi
ều nước trên thế giới.
Nghiên cứu về John Steinbeck không thể không nhắc tới Chùm nho
phẫn nộ, với những thủ pháp độc đáo của kết cấu cốt truyện tiểu thuyết
mang tính hành trình. Đây cũng có thể nói là đặc điểm nổi bật ở Chùm nho
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

9
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

phẫn nộ. Luận văn trực tiếp đưa ra một cách tiếp cận mới mẻ trong lý luận
văn học Việt Nam. Cách tiếp cận này soi sáng những vấn đề cơ bản về cốt
truyện cũng như tổ chức nghệ thuật trong tác phẩm.
Mạnh dạn thể nghiệm cách phân tích dựa trên một khái niệm mới mẻ,
bản luận văn hướng tới giải mã phong cách tác phẩm Chùm nho phẫn nộ,
cũng là cách tìm hiểu nghệ thuật tiểu thuyết John Steinbeck với tư cách một
nhà văn lớn của nền văn học Mỹ.

2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Kết cấu tác phẩm là một vấn đề phức tạp nhưng vô cùng lý thú. Nó
không những thể hiện tài năng độc đáo của nhà văn mà còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như nền tảng văn hóa, loại thể, phong tục tập quán… Do đó,
nghiên cứu kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ là hướng tới:
- Phát hiện những đặc điểm cơ bản của kết cấu tiểu thuyết Chùm nho
phẫn nộ, cụ thể là kết cấu tiểu thuyết hành trình. Đây là đặc điểm lớn nhất,
chi phối mọi sáng tạo cũng như tổ chức nghệ thuật trong tác phẩm.
- Kết cấu tác phẩm không tồn tại một cách đơn lập. Nghiên cứu về kết
cấu để thấy được những yếu tố có quan hệ chặt chẽ với nó. Để hiểu một
cách thấu đáo giá trị của tác phẩm trong nền văn học Mỹ và thế giới.
Về khái niệm kết cấu tác phẩm văn học, có nhiều ý kiến luận bàn.
Theo Trần Đình Sử trong Lý luận văn học có ba vấn đề lớn về kết cấu tác
phẩm văn học:
- Kết cấu là toàn bộ tổ chức nghệ thuật sinh động của tác phẩm…
phục tùng đặc trưng nghệ thuật và nhiệm vụ nghệ thuật cụ thể mà nhà văn
tự đặt ra cho mình. Kết cấu không tách rời nội dung cuộc sống và tư tưởng
trong tác phẩm.
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

10
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

Nếu như chủ nghĩa cấu trúc xem kết cấu tác phẩm như một cấu trúc
bất biến, bỏ mất cái độc đáo và cá biệt không lặp lại của tổ chức tác phẩm,
thì kết cấu là toàn bộ tổ chức tác phẩm trong tính độc đáo, sinh động, gợi
cảm của nó.
Vì vậy kết cấu tác phẩm trong phần sâu sắc nhất của nó không phải là
sự liên kết theo những công thức, biên pháp có sẵn, mà là liên kết theo sự
phát hiện đời sống và suy nghĩ của nhà văn, tạo thành một hệ thống liên kết,

tạo ra hiệu quả tư tưởng thẩm mỹ. Hiểu như vậy, mọi phương diện tổ chức
tác phẩm, từ so sánh, ẩn dụ, câu, đoạn cho đến tổ chức trần thuật, hệ thống
hình tượng, thể loại, cốt truyện… đều thuộc phạm vi kết cấu. Chúng đan dệt
vào nhau để tạo ra tính hình tượng và chiều sâu nội dung của tác phẩm.
- Kết cấu còn là phương tiện khái quát nghệ thuật.
Về quá trình sáng tạo nghệ thuật, kết cấu xuất hiện như một mặt của
bản thân hình tượng nghệ thuật. Nó ra đời cùng với ý đồ nghệ thuật của tác
giả, cụ thể hóa cùng với sự phát triển của hình tượng nghệ thuật.
Nhưng kết cấu không chỉ là sự liên kết các hiện tượng, con người mà
mối quan tâm lớn của nhà văn là làm sao sắp xếp tài liệu để cái chính yếu
nổi bật lên, cái quan trọng gây được ấn tượng mạnh mẽ…
Kết cấu tác phẩm còn thể hiện quá trình vật lộn của nhà văn với tài
liệu sống, để biểu hiện chân lý, đồng thời phản ánh quá trình tư duy của nhà
văn và quá trình vận động của tư duy đó. Vì vậy tư tưởng sống động của nhà
văn bao giờ cũng biểu hiện trong kết cấu và qua kết cấu.
- Kết cấu tác phẩm có các bình diện và cấp độ:
Lý luận văn học truyền thống xem kết cấu là sự phối hợp liên kết các
yếu tố, các loại với nhau để tạo nên chỉnh thể tác phẩm.
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

11
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

Lý luận văn học mới mở rộng khái niệm kết cấu. Trong nhiều trường
hợp, kết cấu được xem là đồng nghĩa với khái niệm cấu trúc.
Kết cấu được mở rộng theo chiều ngang, được xem xét ở bình diện
quy luật tổ chức thể loại: kết cấu tự sự, kết cấu trữ tình. Vì vậy, kết cấu tác
phẩm văn học được xem tương quan với các loại hình khác như hội họa, âm
nhạc, kiến trúc, điện ảnh…
Mặt khác, mỗi thể loại văn học có phương thức tổ chức riêng. Kết cấu

vở kịch khác hẳn với kết cấu một bài thơ trữ tình… Ngay kết cấu các loại
tiểu thuyết cũng không giống nhau, chẳng hạn, tiểu thuyết chương hồi so với
tiểu thuyết hiện đại. Ở đây sự hiểu biết về các loại hình tác phẩm, các tri
thức về thi pháp của các dân tộc, các thời đại sẽ có ý nghĩa quan trọng để
nhận ra tính độc đáo trong kết cấu của một tác phẩm.
Kết cấu được xem xét ở chiều dọc, tức là nghiên cứu mối quan hệ quy
định và tùy thuộc của các cấp độ tác phẩm như một chỉnh thể. Kết cấu tồn
tại ở hai cấp độ cơ bản: cấp độ hình tượng và cấp độ trần thuật. Cấp độ hình
tượng gắn liền với toàn bộ tổ chức của thế giới nghệ thuật như hệ thống
nhân vật, hệ thống sự kiện, tình tiết và sự trình tự xuất hiện của chúng… đây
là cấp độ kết cấu bề sâu, gắn liền với ý đồ nghệ thuật và các tính cách được
phản ánh. Còn cấp độ trần thuật bao gồm sự liên tục của các biện pháp trần
thuật, sự tổ chức các câu, sự vận dụng phương pháp tu từ.
Kết cấu còn là một hiện tượng chức năng nên có thể nghiên cứu nó
trong tương quan với nội dung. Nhưng kết cấu còn là một hiện tượng kiến
trúc nên có thể xem xét như một tương quan giữa các yếu tố hình thức với
nhau để tạo nên vẻ đẹp hài hòa, nhịp điệu, vẻ đẹp kiến trúc của tác phẩm.
Nhưng vẻ đẹp kĩ thuật này cũng chỉ thực sự phát huy tác dụng khi nào nó
phục vụ cho một nội dung chân thực, sâu sắc.
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

12
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

Kết cấu và cấu trúc là những khái niệm gần nghĩa nhau. Cũng theo Lý
luận văn học: sự phân biệt của chúng cũng như sự phân biệt của nhiều khái
niệm lí luận văn học là khá tương đối, bởi không phải mọi khái niệm đều có
thể được phân định rạch ròi. Nói như Gorki mọi sự minh định khái niệm đều
phải dựa vào những ý nghĩa vốn không chặt chẽ, được nắm bắt bằng kinh
nghiệm của từ ngữ trong ngôn ngữ tự nhiên.

Khoa học hiện đại xem hệ thống như một tổng thể gồm các thành
phần có các quan hệ và liên hệ giữa chúng với nhau còn cấu trúc là phương
diện bất biến của hệ thống, là sự thống nhất vững bền, lặp lại của các quan
hệ, các yếu tố của hệ thống. Do đó, khái niệm kết cấu rộng hơn. Nó bao
gồm một phương diện bất biến và cả sự thể hiện đa dạng, sinh động, cá biệt
của cái ổn định đó, tạo thành sức hấp dẫn không lặp lại của tác phẩm.
Như vậy, nghiên cứu kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ, luận
văn chú ý đến những vấn đề kết cấu và giá trị của đặc điểm kết cấu đó. Cụ
thể, đối tượng hướng tới của luận văn là kết cấu cốt truyện, kết cấu không
gian, thời gian và kết cấu nhân vật, sự kiện.
Các khảo sát được tiến hành trên bản dịch Chùm nho phẫn nộ của
dịch giả Phạm Thủy Ba, NXB Hội Nhà văn, 1994. Bản dịch của Phạm Thủy
Ba chính xác hơn, đặc biệt khắc phục khá nhiều lỗi từ địa phương được
dùng trong bản dịch Chùm nho uất hận của Võ Lang năm 1972. Tuy vậy,
cũng có không ít sạn trong bản dịch này.
3. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Nghiên cứu kết cấu tiểu thuyết không phải là vấn đề mới. Rất nhiều
công trình, luận án, luận văn hay bài tiểu luận… chọn kết cấu làm đề tài.
Tuy nhiên, kết cấu tiểu thuyết hành trình trong Chùm nho phẫn nộ lại hoàn
toàn mới, ít nhất là ở Việt Nam.
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

13
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

Về nhà văn John Steinbeck, sau năm 1972 với việc xuất bản tác phẩm
Chùm nho phẫn nộ dưới cái tên là Chùm nho uất hận của Võ Lang in tại
NXB Gió bốn phương, việc nghiên cứu và phê bình tác phẩm của John
Steinbeck đã được chú ý, nhất là khu vực văn học miền Nam. Tuy nhiên,
không riêng gì John Steinbeck mà so với văn học Pháp hay văn học Nga…

văn học Mỹ ít được quan tâm hơn vì các tác phẩm của nền văn học này còn
chưa được tiếp xúc rộng rãi với độc giả và các nhà phê bình lí luận.
Ở Mỹ, có riêng một trang web tập hợp thông tin, nghiên cứu, phê
bình về John Steinbeck. Sách viết về ông cũng khá nhiều, những cuốn hiện
đang có ở Việt Nam như:
- Maxwell Geismar. Writers in crisis: The American novel between
two wars. Boston, 1942.
- R.S. Hughes. John Steinbeck, A study of the short fiction. Boston,
1989.
Riêng tài liệu tiếng Việt, chúng tôi chưa tìm thấy bất cứ công trình
nào khảo cứu chuyên sâu, mang tính học thuật về John Steinbeck. John
Steinbeck chỉ xuất hiện ở một phần, một bài viết… trong các cuốn sách,
báo, tạp chí hay trên internet. Đa số đơn thuần là giới thiệu thân thế, sự
nghiệp, sáng tác của John Steinbeck. Đáng chú ý như:
- Nguyễn Tiến Dũng. John Steinbeck văn nghiệp và cuộc đời. Tạp
chí Châu Mỹ ngày nay số 5, 1997. Bài báo giới thiệu về thân thế, sự
nghiệp của John Steinbeck, khẳng định ông là nhà văn được biết đến nhiều
hơn trên màn bạc và sân khấu.
- Lê Đình Cúc. John Steinbeck (1902- 1968) và Chùm nho uất hận
trong Tác gia văn học Mỹ thế kỷ XVIII-XX. NXB KHXH, 2004. Lê Đình
Cúc lý giải những mâu thuẫn trong tư tưởng cũng như trong sáng tác của
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

14
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

John Steinbeck, đặc biệt là vấn đề chiến tranh ở Việt Nam. Ông khẳng định:
Chính vì vậy mà một mặt John Steinbeck được nhiều người yêu mến nhưng
cũng bị nhiều người lên án. Ông vừa được giải thưởng Nobel, lại bị đòi
tước giải thưởng danh giá này khi ông sang Việt Nam (1966) cầm súng lên

máy bay trực thăng từ Đà Nẵng đi tham gia càn quét du kích Việt Nam. Ông
dùng ảnh hưởng tên tuổi của mình để thanh minh cho bọn xâm lược, để rồi
về Mỹ viết Nước Mỹ, Người Mỹ.
- Hữu Ngọc: John Steinbeck, cây bút tự nhiên chủ nghĩa miêu tả
nông dân vô sản Mỹ. Hồ sơ văn hóa Mỹ, NXB Thế giới 2006. Với phong
cách một nhà nghiên cứu văn hóa, Hữu Ngọc so sánh thực trạng xã hội Mỹ
những năm 30 thế kỷ XX với thực trạng trong Chùm nho phẫn nộ để khẳng
định Chùm nho phẫn nộ là một tiểu thuyết luận đề.
- Lê Nguyễn Hạnh Phước: John Steinbeck: Nghệ thuật như là một
sự cảnh tỉnh trong thời đại công nghiệp và kinh tế thị trường dưới sứ
mệnh nhân bản. Tạp chí Sông Hương số 230 tháng 04, 2008. Bài viết sau
phần khái lược về tác giả John Steinbeck và Chùm nho phẫn nộ, tác giả đi
vào luận điểm chủ nghĩa nhân đạo trong văn chương John Steinbeck. Đó là:
Qua tác phẩm của Steinbeck, những vấn đề xã hội nổi cộm thời bấy giờ là
sự bạo ngược và đời sống vật chất khốn cùng của những người lao động
nhập cư đã được thể hiện. Ông đề cập đến sự bất công và bóc lột người
lao động một cách vô nhân đạo từ đó khẳng định sự đấu tranh của con
người là một quá trình tự nhiên. Ông đề cao tự do của con người, cổ vũ
cho một triết lý sống nhân bản và trình bày những suy tư về điều thiện,
điều ác, giấc mơ, hiện thực.
- Wikipedia: John Steinbeck. Trang báo điện tử tổng hợp thông tin về
con người, sáng tác cũng như những tác phẩm nổi bật của John Steinbeck
/>.
- Hà Linh: John Steinbeck - tác giả “Chùm nho nổi giận”. Tác giả
giới thiệu về John Steinbeck với những tác phẩm nổi tiếng của ông.
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

15
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ



- Ngô Tự Lập: Cuốn sách “độc hại” của John Steinbeck. Nhà
nghiên cứu văn học Ngô Tự Lập đưa tin một số phụ huynh học sinh bang
Georgia và Mississippi phản đối đưa Của chụột và người (Of Mice and
Men) giảng dạy trong chương trình phổ thông vì cuốn sách có nhiều từ ngữ
dung tục. Những người hâm mộ John Steinbeck và cuốn sách lại cực lực
phản đối quan điểm đó.
/>
- VietNamNet: Các bậc thầy văn chương: John Steinbeck. Bài viết
giới thiệu tuyên dương của Viện Hàn lâm Thụy điển khi trao giải Nobel văn
học cho John Steinbeck và diễn từ của ông.
/>
Với tư cách được nhắc đến, cái tên John Steinbeck có mặt trong một
số công trình nghiên cứu về văn học Mỹ nói riêng, văn hóa Mỹ nói chung:
- Nguyễn Đức Đàn. Hành trình văn học Mỹ. NXB Văn học, 1996.
- Nguyễn Thị Khánh (chủ biên). Văn học Mỹ, quá khứ và hiện tại.
Viện Thông tin Khoa học xã hội, 1997.
- Lê Đình Cúc. Văn học Mỹ mấy vấn đề và tác giả. NXB KHXH,
2001.
- Lê Huy Bắc, Văn học Mỹ, NXB Đại học Sư phạm, 2003.
Sinh viên, học viên văn khoa yêu thích văn học Mỹ mới chỉ biết đến
một cách sơ lược về John Steinbeck trong phần tóm tắt lịch sử văn học Mỹ.
Do vậy, việc tiếp xúc với văn chương John Steinbeck còn nhiều khó khăn.
Từ năm 1998 tới nay, tại trường Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN,
chỉ có hai đề tài nghiên cứu về tác phẩm của John Steinbeck.
- Nguyễn Hải Vân, Tìm hiểu truyện ngắn “Hoa Cúc” của John
Steinbeck. Khóa luận, 1998. Đi sâu phân tích truyện ngắn Hoa Cúc của
John Steinbeck và coi bản dịch tác phẩm là một phần trong khóa luận.
- Đỗ Thu Hằng, Chủ đề, kết cấu cốt truyện và hình thức nghệ thuật
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck


16
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

trong hai tác phẩm của John Steinbeck: Của chuột và người, Hoa Cúc.
Luận văn, 2003. Phân tích hai tác phẩm của John Steinbeck trên phương
diện chủ đề, kết cấu.
Cả hai đề tài đều nhắc đến Chùm nho phẫn nộ nhưng ở mức điểm
tên. Về Chùm nho phẫn nộ, đặc biệt là kết cấu tiểu thuyết trong Chùm nho
phẫn nộ có thể nói là hoàn toàn mới.
4. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU, Ý NGHĨA CỦA LUẬN VĂN
Hướng tới giải mã kết cấu trong tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của
John Steinbeck, luận văn đi sâu vào cắt nghĩa các khái niệm, phương thức
cũng như những hình thức tổ chức khác nhau trong Chùm nho phẫn nộ.
Mục đích cuối cùng là để đưa ra một cách nhìn mới về phê bình văn
học, một thành quả nghiên cứu nghiêm túc về John Steinbeck. Từ đó hiểu
một cách sâu sắc và khách quan những giá trị của văn học Mỹ, nét độc đáo
trong tính cách con người cũng như vỉa tầng văn hóa Mỹ phong phú, đa
dạng.
Trên tinh thần đó, cùng với khó khăn về mặt tư liệu, luận văn không
thể không mang tới đôi điều đáng suy ngẫm trước những luận điểm, luận cứ
hay dẫn chứng được xây dựng chủ yếu trên tinh thần độc lập, từ suy ngẫm
dựa trên cuộc đời, tác phẩm và nền văn hóa Mỹ đương đại.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chùm nho phẫn nộ gồm 30 chương. Để phân tích, khái quát và đưa
ra những đặc điểm của kết cấu tiểu thuyết trong tác phẩm, chúng tôi dựa vào
một số phương pháp cơ bản:
- Phương pháp thống kê, diễn giải
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck


17
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

- Phương pháp so sánh
Bước đầu chúng tôi khảo sát văn bản, thống kê tư liệu, sau đó vận
dụng phương pháp tổng hợp - phân tích - so sánh để xử lý những thông tin
có được để rút ra kết luận. Kết luận đưa ra được khái quát thành những đặc
điểm, những nét cá biệt về hình thức thể hiện của tác phẩm.
6. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm phần mở đầu, phần nội dung và kết luận. Phần nội
dung có 3 chương:
Chương 1: KẾT CẤU CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT HÀNH TRÌNH
Chương 2: KẾT CẤU KHÔNG GIAN, ÂM THANH, THỜI GIAN
Chương 3: KẾT CẤU NHÂN VẬT, SỰ KIỆN
Cuối cùng là tài liệu tham khảo.









Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

18
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ


CHƯƠNG 1
KẾT CẤU CỐT TRUYỆN TIỂU THUYẾT HÀNH TRÌNH
Ở chương này chúng tôi tập trung xác lập các khái niệm tiểu thuyết
hành trình và cốt truyện hành trình. Từ đó luận văn tiếp tục khảo sát xung
đột, toàn cảnh và đặc điểm trữ tình ngoại đề của cốt truyện.
1.1. CỐT TRUYỆN HÀNH TRÌNH
Qua khảo sát, khái niệm tiểu thuyết hành trình trong văn học Việt
Nam chưa được định nghĩa với tư cách một loại thể. Từ hành trình, tiếng
Anh journey có nghĩa là cuộc hành trình (thường là bằng đường bộ); chặng
đường đi, quãng đường đi (trong một thời gian nhất định). Hay itinerary: kế
hoạch về một cuộc hành trình, ghi chép về một cuộc hành trình. Theo từ
điển Tiếng Việt, hành trình là: Chuyến đi dài, xa hay Con đường đi qua
trong một chuyến đi dài, xa.
Điện ảnh có dòng phim Roadmovie – phim hành trình, chỉ những bộ
phim mà câu chuyện diễn ra trong một chuyến đi trọn vẹn (Thelmas and
Louise, Stage Coach, Little Miss Sunshine…). Một cách không chính
thống, cụm từ tiểu thuyết hành trình xuất hiện trong một vài bài phỏng vấn,
giới thiệu văn học trên internet. Có một vài diễn đạt khác mang ý nghĩa
hành trình một cách chung chung.
Dựa theo khái niệm về dạng phim hành trình Roadmovie trong điện
ảnh, chúng tôi tạm thời sử dụng ý câu chuyện diễn ra trong một chuyến đi
trọn vẹn để đưa ra một cách hiểu. Theo đó, tiểu thuyết hành trình là dạng
tiểu thuyết mà câu chuyện diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định
(thời gian liên tục) và khoảng không gian chuyển động có giới hạn (con
đường), trong đó nhiều nhân vật tham gia - mỗi người một vai trò riêng
trong câu chuyện và có mối quan hệ mật thiết với nhân vật trung tâm.
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

19
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ


Khái niệm trên là sự tổng quát ý nghĩa của những từ tạo thành nó, dựa
trên cơ sở của dòng phim Roadmovie rất thành công trong lịch sử điện ảnh
Mỹ. Phải nói thêm rằng, hầu hết những tác phẩm ăn khách đều được chuyển
thể thành phim và phần lớn đều tôn trọng nguyên tác (kịch bản chuyển thể
từ tiểu thuyết gọi là kịch bản chuyển thể).
Văn học Mỹ, trước John Steinbeck, vốn có truyền thống viết về hành
trình, sự di chuyển. Những tên tuổi lớn như James Fenimore Cooper (1789-
1851), Henry Darid Thoreau (1817-1862) hay Mark Twain (1835-1910),
đã cho ra đời nhiều tác phẩm văn học rất hấp dẫn. Còn John Steinbeck lại
khéo léo tạo cho mình một chủ đề tự nhiên với một nguồn tư liệu thực, ông
khai thác bản sắc nhưng đặc điểm chính thống, quen thuộc của văn học Mỹ
để làm giàu có thêm cho chính nó.
Những cuộc phiêu lưu của Huckleberry Finn của Mark Twain là tác
phẩm kinh điển khắc họa một nhân vật bất hủ, chú bé Finn da trắng mồ côi
mẹ sống với người cha nát rượu trong một thế giới đầy dối trá, đã từ bỏ nền
văn mình trốn đi với Jim, một nô lệ da đen, đến một vùng đất mới xa lạ.
Trên đường trốn chạy khỏi quê hương mình, trên một chiếc bè xuôi dòng
Missisipi tự do, hai người một da đen, một da trắng đã chứng kiến biết bao
cảnh thực của cuộc đời. Finn đã thổ lộ với người bạn da đen Tớ chuồn thôi,
dì Polly sẽ bắt tớ học… khai hóa văn minh cho tớ và tớ không thể chịu đựng
nổi điều đó. Trước đây tớ đã phải chịu một lần rồi [31].
Henry David Thoreau là một cá biệt. Bất kỳ ai tốt nghiệp trường đại
học danh tiếng thế giới - Đại học Harvard đều có thể thành công rực rỡ ở
các lĩnh vực, không là doanh nhân xuất sắc trên thương trường thì cũng trở
thành siêu sao trên chính trường… ngoại trừ Henry David Thoreau. Ra
trường, Henry David Thoreau tìm đến hồ Walden, dựng túp lều nhỏ, khai
hoang trồng trọt, viết văn đọc sách, sống cuộc đời giản dị giữa thiên nhiên
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck


20
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

hoang dã. Suốt một đời cầm bút và suy ngẫm về văn minh, ông tìm về
phương Đông với đạo Phật, tìm sự tĩnh lặng cách biệt mọi cám dỗ đời thực,
sáng tạo nên những trang viết như một gia tài quý báu của văn học Mỹ. Tiêu
biểu như cuốn Walden, hay đời sống trong rừng kể lại hai năm ông sống ở
Walden, là một anh chàng Robinson Crusoe giữa đảo hoang.
Một nhà văn khiến hàng triệu độc giả say mê với những chuyến đi
biển bão táp, những cuộc thập tự chinh mở rộng biên cương trong cuộc Tây
tiến trên đất Mỹ, hay cuộc sống của người da đỏ… đó là James Fenimore
Cooper. Sau khi bị đuổi khỏi trường đại học Yale, Cooper tham gia hải quân
với vai trò một thủy thủ. Suốt hai năm lênh đênh trên biển, trên nhiều vùng
đất, tiếp xúc với nhiều bộ lạc… Cooper đã viết nên Người cuối cùng của bộ
lạc da đỏ Mohican, Người giết hươu… Không thể không kể trường hợp
của Jack London (1876-1916), lên cả miền Bắc để đào vàng, ra sống với thổ
dân ngoài hoang đảo miền Alaska, xuyên qua những cánh rừng băng
tuyết… đối đầu với sự khắc nghiệt của thiên nhiên hoang dại để viết nên
những trang kỳ thú nhất về một phần nước Mỹ như Tiếng gọi nơi hoang dã,
Sói biển
Xây dựng cốt truyện dựa trên sự di chuyển đã là một dạng nổi loạn
đầu tiên trong văn học Mỹ, thoát khỏi cái cũ mòn truyền thống để tìm cái
mới. John Steinbeck với những tác phẩm của mình, đã góp phần làm sâu sắc
hơn nội dung của sự nổi loạn ấy. Chùm nho phẫn nộ xuất bản năm 1939.
30 chương dành miêu tả những biến đổi mạnh mẽ trong đời sống nông thôn
nước Mỹ những năm đầu thế kỷ 20 trước thời kỳ Đại khủng hoảng và thế
chiến thứ II, dưới sự ảnh hưởng của nền công nghiệp hóa. Mặt trái và những
mâu thuẫn khó có thể điều hòa giữa công nghiệp hóa và nền sản xuất nông
nghiệp phản ánh trong hành trình kiếm sống đầy tai ương và bất trắc của gia
đình người nông dân Tom Joad đến miền Tây nước Mỹ. Khi mới ra đời,

Chùm nho phẫn nộ đã khiến cho ngài nghị sĩ Mỹ Lyle Boren nổi giận, ông
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

21
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

đánh giá đây là một sự dối trá, đen tối và đáng ghê tởm xuất phát từ nhận
thức méo mó, thiên lệch. Sau đó, khi trao giải Nobel Văn học cho nhà văn,
Viện hàn lâm gọi nó đơn giản là một thiên anh hùng ca.
Từ góc độ nội dung, Chùm nho phẫn nộ được chia làm 4 phần lớn:
- Phần I là Departure - Khởi hành gồm 10 chương, từ chương 1 tới
chương 10.
- Phần II là Journey - Chuyến đi, có 7 chương từ chương 11 tới
chương 17.
- Phần III Arriva - Nơi đến, có 5 chương từ chương 18 đến chương 22.
- Phần IV là Death, Disapperance and New life - Cái chết, biến mất
và cuộc sống mới, gồm 8 chương cuối cùng.
Cuộc hành trình bắt đầu từ chương 10 đến chương 30 với kết thúc dở
dang.
Kết cấu cốt truyện tiểu thuyết hành trình là đặc điểm đầu tiên, quan
trọng nhất của Chùm nho phẫn nộ, nơi John Steinbeck khắc họa một cách
chân thực con đường dài từ vùng đất đỏ bang Oklahoma tới vùng đất ngoằn
nghèo núi đồi và cỏ dại bang New Mexico tới những thung lũng bạt ngàn
California. Trên con đường 66 dài 1800 dặm hướng về phía tây, những kẻ di
dân nghèo khó ào ào đổ về California với những tờ truyền đơn lừa bịp,
những mong sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Giới thiệu về con đường 66 nằm gọn trong chương XII: Trên đường
66, Clazloville, Ozark, Van Buren và Fort Smith, thế là tận cùng của bang
Arkansa. Rồi tất cả những con đường dẫn tới Oklahoma City. Quốc lộ 66 từ
Tulsa đi xuống, đường 270 ngược lên Mac - Alester. Đường 81, từ Wiclita

Facls xuống phía nam, từ Emid len phía bắc đến Edmon Mac El Reno và
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

22
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

Clinton trên 66, hướng về phía Tây, Hydro, Elk - City và Texola - thế là tận
cùng Oklahoma. 66 đi qua vùng Cán Xoong của Texas. Qua Shamrock, Mac
Lean Conwan và Amarillo màu vàng, Wildorali Vaga và Boise, thế là hết
bang Texas. Tucumcari, Santa Rosa rồi đi tới các vùng núi của New Mexico,
tới Albuquerque ở đó có con đường từ Santa - Fe đổ xuống. Rồi đi xuống Rio
về phía tây trên quốc lộ 66 tận tới Gallup. Và đây là biên giới của New
Mexico. Và bây giờ là các vùng núi cao, Holbrook, Winslon và Flagstaf dưới
những đỉnh chọc trời của Arizona… Ra khỏi những dãy núi bị thiêu đốt dữ
dội, bị gặm nhấm bởi mặt trời xứ Arizona, tới sông Colorado đôi bờ xanh um
lau sậy. Thế là hết bang Arizona. Bang California ở ngay bên kia sông, bắt
đầu với một thành phố xinh xắn, thành phố Needle nằm bên sông [242; 26].

Bản đồ nước Mỹ: Con đường từ Oklahoma tới California
John Steinbeck đã tái hiện một bức tranh đa sắc của nhiều vùng địa lý
phong phú trên khắp những bang miền Tây của nước Mỹ. Từ những trang
trại héo úa xơ xác của vùng đất đỏ Oklahoma đến vùng Cán Xoong, miền
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

23
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

đất xám mấp mô do lụt lội từ xa xưa đã đào thành thung lũng. Từ những dải
núi non trùng điệp của vùng New Mexico đến vùng cao nguyên Arizona với
mặt trời thiêu đốt, đất cằn sỏi đá và đỉnh núi nham nhở. Từ cát nóng sa mạc

hun hút đến cánh đồng ngũ cốc vàng óng trong ánh ban mai, rừng liễu và
hàng khuynh điệp… Song song những cảnh sắc khi khắc nghiệt, lúc căng
tràn sự sống đó bao giờ cũng là một tình huống éo le.
Qua những khó khăn tưởng chừng rút cạn sức lực con người, gia đình
Joad và chiếc xe cà tàng ì ạch vượt núi, qua vùng sa mạc chỉ có cát và mặt
trời. Cuối cùng, họ đã đến được California. Khi mọi người bối rối và kinh
hoàng trước quang cảnh thung lũng rộng lớn, khi niềm hy vọng về một cuộc
đời tươi đẹp phía trước vụt bùng lên, cũng là lúc, bà nội qua đời. Gia đình
Joad ngậm ngùi chôn cất bà nội với niềm an ủi, bà xứng đáng được yên nghỉ
trên mảnh đất California!
Thực tế, gia đình Joad đã vỡ mộng vì California không hào phóng
như họ tưởng. Nhiều ngày rã rời tìm việc, bị xua đuổi, bị đói, bị lùng sục…
từng thành viên trong gia đình lần lượt bỏ đi, vì chán nản, vì ám ảnh tội lỗi,
vì đuổi theo những tham vọng riêng… Cho đến lúc Tom Joad bị truy nã vì
tội giết người, cả gia đình đã tan nát. Trong cảnh mưa như trút, nước lụt đến
nơi trú ngụ, Rosasharn chuyển dạ. Đứa trẻ vừa ra đời đã chết. Câu chuyện
về cuộc di tản có thể đã chìm trong sự bi lụy, diệt vong nếu không có chi
tiết: Rosesharn dùng sữa của mình để cứu một người đàn ông sắp chết đói.
John Steinbeck miêu tả tình huống éo le, nơi giáp ranh giữa sự sống
và cái chết với một thái độ bình thản đến lạnh lùng. Sự bình thản đó phần
nào còn được hỗ trợ bởi cách kể chuyện ở ngôi thứ ba, khách quan và không
hề che giấu hay làm nhẹ bất kỳ tình tiết nào. Mất mát liên tiếp có thể đã làm
gục ngã bất kỳ ai nhưng không làm bà mẹ, ông bố hay cô con gái Rosasharn
vừa mất đi đứa con… nao núng. Những người còn lại vẫn miệt mài tìm
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

24
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ

kiếm sự sống, thắp lên hy vọng cho một người đàn ông xa lạ. Giọng văn

bình thản đã góp phần khắc họa những tính cách rất Mỹ.
Chùm nho phẫn nộ giàu yếu tố xã hội hơn bất kỳ tiểu thuyết hành
trình hay tiểu thuyết viết về sự di chuyển khác. Vì vậy, xét về tính truyện tác
phẩm được xếp vào loại tiểu thuyết xã hội - tiểu thuyết phản ánh những vấn
đề xã hội khác nhau ở từng thời kỳ lịch sử của nước Mỹ. Trong khi những
cuộc di chuyển thuần túy phiêu lưu sẽ cuốn phăng độc giả vào cơn lốc của
tưởng tượng, hết từ ngạc nhiên này tới bất ngờ khác ở sự kỳ thú của thiên
nhiên, hay những vùng miền xa lạ, có phần hoang đường thì Chùm nho
phẫn nộ chỉ đem lại sự phẫn nộ đến tê tái trước bức tranh trần trụi về nông
dân miền Nam mất đất phải rời bỏ nhà cửa, ruộng vườn tới miền Tây kiếm
sống, trên đường đi gặp không ít tai ương và bị bóc lột thảm hại. Làn sóng
di cư ồ ạt trong Chùm nho phẫn nộ đã từng là một vấn nạn của nước Mỹ!
Kết cấu cốt truyện tiểu thuyết hành trình đã hiện thực hóa cuộc di tản
của gia đình Joad, một cuộc di cư khốc liệt - không phải ngẫu nhiên mà nó
gây ra không ít tranh luận, vừa đồng tình vừa phản đối dữ dội của độc giả
cũng như chính quyền Mỹ. Ngoài những bức tranh sống động của thiên
nhiên miền Tây đặt bên những tình huống có ý nghĩa sống chết, nhân vật
của một tiểu thuyết hành trình đều gặp nhau ở một điểm: tính mục đích.
Đặt nhân vật vào một không gian chuyển động có giới hạn, cuối cùng
nhân vật cũng sẽ đi đến một điểm cuối cùng - cái đích. Trong Chùm nho
phẫn nộ cái đích mà mỗi nhân vật đều khao khát hướng tới là: California.
Rơi vào hoàn cảnh buộc phải rời bỏ trang trại, vùng đất nơi họ đã sinh
sống bao đời, gia đình Joad không còn cách nào khác phải thu xếp thức ăn,
tiền bạc lên đường tới California. Khi Tom Joad, người con trai thứ, nhân
vật trung tâm của câu chuyện, trở về, cả gia đình càng thêm quyết tâm rũ bỏ
tất cả dấn thân vào cuộc hành trình không biết đến tương lai. 13 con người
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

25
Luận văn Thạc sĩ Đinh Thị Thuỷ


cùng đồ đạc, thức ăn… chất lên một cái xe cũ nát để vượt một chặng đường
1800 dặm. Một điều tưởng chừng như không thể!
Chính vì không thể, những bất hạnh liên tiếp giáng xuống gia đình
Joad. Cái chết của ông nội, bà nội, mục sư Casy, đứa con Rosasharn… sự ra
đi bất ngờ của người anh Noah, con rể Connie, Al… và cuộc trốn chạy của
Tom Joad, tất cả đã làm gia đình Joad tan nát. Khi ra đi, tất cả đều náo nức
được thấy California nhưng không phải ai cũng tới đích.
Sơ đồ dưới đây miêu tả hành trình tới California của mỗi thành viên
gia đình Joad.

Sơ đồ tới đích của mỗi thành viên gia đình Joad
Trên sơ đồ, chặng đường trải qua của mỗi thành viên trong gia đình
được biểu thị bằng nét gạch đen. Nét gạch đen dừng ở đâu, thành viên đó rời
cuộc hành trình ở đó. Như ông nội qua đời ở cuối bang Oklahoma, ông đã
không thể cùng cả gia đình tới California.
Tính mục đích chi phối toàn bộ nhân vật trong Chùm nho phẫn nộ,
Kết cấu tiểu thuyết Chùm nho phẫn nộ của John Steinbeck

26

×