Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (600.22 KB, 110 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



LƢƠNG THANH MAI


CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TỐ HỮU
QUA HAI TẬP THƠ
“MỘT TIẾNG ĐỜN” VÀ “TA VỚI TA”



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã số: 60 22 01 20




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Thành Hƣng




Hà Nội-2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




LƢƠNG THANH MAI







CÁI TÔI TRỮ TÌNH TRONG THƠ TỐ HỮU
QUA HAI TẬP THƠ
“MỘT TIẾNG ĐỜN” VÀ “TA VỚI TA”




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận văn học






Hà Nội-2014


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1.Lý do chọn đề tài 3

2. Lịch sử vấn đề 5
3. Mục đích, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
5. Kết cấu luận văn 10
CHƢƠNG 1: CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ NHỮNG CHẶNG ĐƢỜNG
THƠ TỐ HỮU 12
1.1. Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình 11
1.1.1. Cái tôi 11
1.1.2. Cái tôi trong thơ trữ tình 18
1.1.3. Cái tôi trữ tình trong những chặng đƣờng thơ Tố Hữu 25
1.2.1. Trong giai đoạn Từ ấy 25
1.2.2. Trong các giai đoạn viết “Việt Bắc”,
“Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa” 27
CHƢƠNG 2: CÁI TÔI TRỮ TÌNH TỐ HỮU TRONG
“MỘT TIẾNG ĐỜN” VÀ “TA VỚI TA” 34
2.1. Cái tôi hƣớng nội, cái tôi nội cảm 34
2.1.1. Trở về bản ngã với nỗi buồn và sự cô đơn 35
2.1.2. Chân tình, sâu sắc trong tình yêu 37
2.2. Cái tôi chiêm nghiệm, trăn trở 42
2.2.1. Day dứt về những đổi thay 42
2.2.2. Suy tƣ, triết lí trƣớc lẽ đời 46
2.3. Cái tôi lo toan, thảng thốt 50
2.3.1. Khẳng định bản lĩnh cá nhân 50
2.3.2. Nặng lòng với quá khứ, với nguồn cội 55

2
2.4. Cái tôi tin tƣởng, ngợi ca 60
2.4.1. Ngợi ca vẻ đẹp đất nƣớc thanh bình 61
2.4.2. Ngợi ca Đảng, ngợi ca Lãnh tụ 63
CHƢƠNG 3: NHỮNG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN 69

3.1. Biểu tƣợng thơ 69
3.2. Thể thơ 84
3.3. Ngôn ngữ 91
3.4. Giọng điệu 98
KẾT LUẬN 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO




3
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1. Cái tôi đƣợc hình dung nhƣ là tiêu điểm tinh thần của con ngƣời,
tạo nên bản sắc cá tính và là cái thuyết minh đầy đủ nhất cho sự tồn tại có ý
nghĩa của con ngƣời. Cái tôi làm nên muôn mặt của đời sống, cái tôi cũng làm
giàu cho thi ca. Xem thơ trữ tình nhƣ một biểu hiện của chủ thể, Hêghen cho
rằng: “Cần phải khẳng định một chủ thể cụ thể - nhà thơ như là điểm trung
tâm và nội dung đích thực của thơ trữ tình”. Ở thơ trữ tình “cá nhân là trung
tâm trong quan niệm và tình cảm nội tại của nó”. Nhƣ vậy, tìm hiểu cái tôi trữ
tình là tìm hiểu một phƣơng diện chính yếu của thơ trữ tình.
1.2. Vai trò của cái tôi trữ tình trong thơ rất quan trọng: là tiền đề tạo
nên phong cách thơ. Cái tôi càng rõ, càng lớn thì phong cách càng độc đáo.
Có thể nói, cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu mang những đặc điểm riêng khó
lẫn trong nền văn học hiện đại Việt Nam cũng nhƣ trong sự so sánh với những
cái tôi trữ tình cùng thế hệ: Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận…
1.3. Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc ta. Thơ Tố Hữu đồng hành với
lịch sử đất nƣớc, lịch sử cách mạng, lịch sử dân tộc và cả thế giới trên những
chặng đƣờng lớn của thế kỷ 20. Thơ ông luôn đón nhận kịp thời mối giao cảm
thời đại, kiên trì và chung thủy với những gì đã đƣợc xác định từ tập thơ “Từ

ấy”. Từ nội dung đến hình thức, từ tƣ tƣởng đến nghệ thuật, thơ Tố Hữu là thơ
dân tộc và thơ nhân dân. Cùng các tác giả của phong trào Thơ mới, Tố Hữu
thuộc số những nhà thơ Việt Nam đầu tiên mang vào thơ phẩm chất mới mẻ
là trữ tình riêng tư. Mỗi tác phẩm của ông đều có tính biểu tƣợng cao và tinh
tế trong nắm bắt cảm giác đời sống. Các sáng tác của ông đều là động lực tinh

4
thần tác động tới đời sống xã hội và đánh dấu những sự kiện chính trị, lịch sử
của đất nƣớc: Từ ấy(1946), Việt Bắc(1954), Gió lộng(1961), Ra trận(1962-
1971), Máu và hoa(1977), Một tiếng đờn(1992), Ta với ta(1999)… luôn trong
sáng, giản dị, dù là đi vào cuộc chiến đấu long trời lở đất hay đi vào cuộc
sống làm lụng lo toan, xây dựng đất nƣớc, con ngƣời.
Sự nghiệp sáng tác của Tố Hữu gói gọn trong 7 tập thơ. So với một số nhà
thơ cùng thời thì số lƣợng đó chƣa phải là nhiều nhất. Tuy vậy, giá trị thơ ông
đã đƣợc khẳng định, đã “thực sự trở thành một bộ phận không thể tách rời đời
sống tâm hồn Việt Nam”. Thế giới nghệ thuật thơ Tố Hữu trở thành đối tƣợng
thu hút sự tìm hiểu, nghiên cứu của giới phê bình và bạn đọc yêu mến.
Hơn nửa thế kỉ qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, phê bình giới
thiệu thơ Tố Hữu. Thơ của ông hầu hết đã đƣợc đánh giá, phân tích về mọi
mặt từ nội dung tƣ tƣởng tới hình thức, phong cách; từ đề tài, chủ đề, hình
tƣợng tới phƣơng pháp sáng tác, thể loại, ngôn ngữ. Với vốn tri thức mà giới
nghiên cứu tích lũy đƣợc đã khẳng định sự phong phú về nội dung tƣ tƣởng
và hình thức nghệ thuật của thơ ông. Hầu nhƣ không còn tập thơ, bài thơ nào
có giá trị của ông mà không đƣợc bàn đến. Tƣởng nhƣ thế giới nghệ thuật thơ
Tố Hữu đã đƣợc khai thác đến cạn kiệt. Nhƣng chƣa có ai dám khẳng định đã
đi đến tận cùng vẻ đẹp thơ ông, Thơ Tố Hữu là một đối tƣợng đầy sức quyến
rũ, hấp dẫn với những ngƣời yêu văn học.
Tìm hiểu cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng
đờn(1992), Ta với ta(1999) là cơ hội để ngƣời viết hiểu sâu hơn về thơ Tố
Hữu trong những năm tháng đất nƣớc đã hòa bình, thống nhất và đang trên

đƣờng hội nhập cùng thế giới với nhiều thách thức mới đang mở ra. Đây cũng
còn là cơ hội để ngƣời viết bày tỏ lòng trân trọng, ngƣỡng mộ đối với một tài
năng, một nhân cách lớn đã từ biệt chúng ta để về cõi vĩnh hằng. Mặt khác,

5
Tố Hữu là một tác gia văn học đƣợc tuyển chọn vào chƣơng trình văn học cấp
THPT và Đại học. Vì vậy, việc nghiên cứu và triển khai đề tài này sẽ có tác
dụng thiết thực đối với việc giảng dạy sau này của chúng tôi.
Trên đây là những lý do khiến chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài Cái tôi
trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng đờn và Ta với ta. Hy
vọng rằng đề tài này sẽ góp phần đem đến một cách nhìn về Tố Hữu qua hai
tập thơ cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của ông.
Tuy nhiên, do những hạn chế về khả năng, trình độ, thời gian nên luận
văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp ý kiến của các chuyên gia và đồng nghiệp.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Bản chất chủ quan của thơ trữ tình đã đƣợc chú ý từ rất sớm,
Hêghen, Biêlinki, … đã đi sâu vào bản chất chủ quan của thơ trữ tình bằng
các khái niệm: “chủ thể”, “cái tôi”, “tâm hồn” và cho rằng đây chính là
“nguồn gốc và điểm tựa” của thơ trữ tình. Các nhà lý luận văn học cổ điển
Trung Quốc nhƣ Lƣu Hiệp, Bạch Cƣ Dị, Viên Mai…cũng đã có nhiều kiến
giải sâu sắc về vấn đề này bằng các khái niệm: “tâm”, “tình”, “vật”, “chí”,
“hứng”,”tính linh”…. Cuối thể kỉ XIX đầu thế kỉ XX, khái niệm cái tôi trữ
tình mới đƣợc vận dụng trong nghiên cứu thơ trữ tình. Các nhà lý luận văn
học hiện đại đều thống nhất rằng cái tôi trong mọi thời đại đều là nguồn gốc
cốt lõi của thơ ca. Ở Việt Nam, bản chất chủ quan của thơ trữ tình cũng đã
đƣợc nói đến từ xƣa: (Nguyễn Cƣ Trinh và Ngô Thì Nhậm đều cho thơ phát
ra của “chí” ở trong lòng; Lê Quý Đôn nói về mối quan hệ giữa “tình”, “cảnh”
và “sự”; Nguyễn Quýnh bàn về “tâm” và “hứng”; Nhữ Bá Sỹ coi văn chƣơng
“bật ra tự đáy lòng”; Cao Bá Quát cho thơ là thể hiện “tính tình”, “phẩm


6
chất”). Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình đƣợc các nhà lý luận văn học hiện
đại vận dụng vào việc nghiên cứu thơ trữ tình, tiêu biểu là các công trình
nghiên cứu của Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ, Hà Minh Đức, Nguyễn Xuân Nam,
Trân Đình Sử, Lê Lƣu Oanh, Mã Giang Lân, Nguyễn Bá Thành… Chúng tôi
đã tiếp thu một số ý kiến về cái tôi trữ tình trong các công trình trên để tìm
hiểu, nghiên cứu cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ Một tiếng
đờn và Ta với ta.
2.2. Là một nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, sáng tác của Tố Hữu
trở thành đề tài thu hút công sức nghiên cứu của đông đảo giới phê bình. So
với các nhà thơ cùng thời thì thơ Tố Hữu đƣợc nghiên cứu tìm hiểu rất nhiều,
rất sâu với số lƣợng bài phê bình nghiên cứu lớn và một số công trình nghiên
cứu có giá trị. Trong ngành nghiên cứu văn học Việt Nam hiện đại, sau mảng
thơ văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì thơ Tố Hữu là đề tài có nhiều thành tựu
đáng kể. Các công trình phê bình, giới thiệu của các nhà thơ, nhà văn nhƣ
Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông,… Các
chuyên luận và bài nghiên cứu của các tác giả Lê Đình Kỵ, Nguyễn Văn
Hạnh, Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh,…đều đã đề cập đến
nhiều mặt quan trọng khác nhau của thơ Tố Hữu.
Trƣớc hết phải nói đến chuyên luận Thơ Tố Hữu (NXB Đại học và trung
học chuyên nghiệp) của tác giả Lê Đình Kỵ xuất bản lần đầu vào năm 1979.
Đây có thể gọi là công trình đầu tiên nghiên cứu về thơ Tố Hữu một cách hệ
thống, toàn diện cả nội dung và nghệ thuật. Tác giả Lê Đình Kỵ nghiên cứu
thơ Tố Hữu qua các tập thơ: Từ ấy (1937-1946), Việt Bắc (1946-1954), Gió
lộng (1955-1961), Ra trận (1962-1971), Máu và Hoa (1972-1977). Tác giả đã
khái quát những chủ đề lớn trong thơ Tố Hữu nhƣ: Chủ đề về Nhân dân - Đất
nƣớc - Đảng - Lãnh tụ. Những đặc điểm phong cách tƣ tƣởng - nghệ thuật

7

trong sáng tác của nhà thơ nhƣ: Lãng mạn cách mạng - Trữ tình cách mạng,
phong cách dân tộc đậm đà Có thể nói, Lê Đình Kỵ đã có những đánh giá
hết sức khái quát, toàn diện về thơ Tố Hữu. Chuyên luận của ông rất có ý
nghĩa trong đời sống phê bình, nghiên cứu văn học.
Tác giả Hà Minh Đức với công trình giới thiệu, phê bình Tố Hữu - Cách
mạng và Thơ (NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2004) tập hợp tất cả các bài
viết của tác giả trong khoảng thời gian gần hai mƣơi năm. Phần Trò chuyện và
ghi chép về thơ có ý nghĩa nhƣ một món quà của nhà thơ với bạn đọc mà tác
giả Hà Minh Đức là ngƣời trực tiếp lắng nghe và ghi chép đầy đủ. Phần Tiểu
luận văn học gồm những bài viết về quá trình sáng tác qua các lời giới thiệu
thơ Tố Hữu, về một tác phẩm và cả lời bình về một vài bài thơ tiêu biểu của
Tố Hữu. Trong công trình này Hà Minh Đức có những khái quát lớn về đời
thơ Tố Hữu. Ông đánh giá Tố Hữu là “một tài năng thơ ca thuộc về nhân dân
và dân tộc”, nêu bật đƣợc sáng tác và thành tựu qua những chặng đƣờng thơ.
Một lần nữa, tác giả Hà Minh Đức nhấn mạnh Từ ấy là một tác phẩm xuất sắc
của nền thơ ca cách mạng, Ra trận là khúc ca chiến đấu. Cảm hứng về đất
nƣớc và nhân dân thể hiện sắc nét, phong vị Huế đậm đà trong thơ Tố Hữu
Trong phần Tiểu luận văn học, tác giả có lời giới thiệu tập thơ Ta với ta của
Tố Hữu. Ông khẳng định: “Trên sáu mươi năm đã qua những dòng thơ của
Tố Hữu vẫn đi giữa cuộc đời, vẫn giữ sức lay động và niềm tin ở con người,
vẫn là những giá trị tinh thần con người cao đẹp gắn với đất nước và nhân
dân”. Qua công trình Tố Hữu cách mạng và thơ, tác giả Hà Minh Đức đã góp
phần vào giới thiệu, nghiên cứu các sáng tác của Tố Hữu.
Bên cạnh công trình nghiên cứu của Hà Minh Đức về thơ Tố Hữu là hai
cuốn Tố Hữu thơ và cách mạng (NXB Hội Nhà văn, 1996) và Tố Hữu về tác
giả và tác phẩm (NXB Giáo dục, 2003) do nhiều tác giả biên soạn tập hợp tất
cả các bài viết, tiểu luận, phê bình của các nhà nghiên cứu về thơ Tố Hữu

8
trong gần nửa thế kỉ qua. Về nội dung, nghệ thuật của thơ Tố Hữu đều đƣợc

các tác giả khai thác một cách toàn diện, sâu sắc trong hai công trình này. Tuy
nhiên chƣa có tác giả nào có sự tìm hiểu, nghiên cứu cụ thể về. Hai tác phẩm
đó giúp định hƣớng tìm hiểu thơ Tố Hữu là chủ yếu.
Nếu nhƣ Lê Đình Kỵ khai thác nội dung nghệ thuật thơ Tố Hữu về mặt
chủ đề, đề tài, về những nét lớn trong phong cách nghệ thuật theo phƣơng
diện xã hội học thì Trần Đình Sử lại hƣớng đến cách tiếp cận thơ Tố Hữu ở
góc độ thi pháp. Chuyên luận Thi pháp thơ Tố Hữu đƣợc xuất bản lần đầu tiên
vào năm 1987 (NXB Hội Nhà văn), tái bản vào năm 1995 (NXB Giáo dục).
Với hƣớng nghiên cứu mới mẻ, tiếp cận tác phẩm ở góc độ thi pháp, chuyên
luận của Trần Đình Sử đã thực sự đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong việc
tìm hiểu, nghiên cứu thơ Tố Hữu. Chuyên luận không xem xét riêng phƣơng
pháp sáng tác - một trọng điểm sôi nổi của giới phê bình đƣơng thời mà chỉ đi
sâu vào bình diện thi pháp loại hình và tác giả. Theo tác giả của công trình thì
đây là “Thử nghiệm đầu tiên trong việc xác định nội hàm thơ trữ tình chính
trị, khái niệm kiểu nhà thơ, vận dụng các phạm trù thi pháp học hiện đại nhƣ
quan niệm nghệ thuật về con ngƣời, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ
thuật, các hình thức biểu hiện để xem xét thế giới nghệ thuật của nhà thơ”.
Chuyên luận thực sự có giá trị trong việc tìm hiểu sáng tác của Tố Hữu.
Trong khi bàn về tƣ duy thơ Việt Nam hiện đại, tác giả Nguyễn Bá Thành
đã đi sâu nghiên cứu sự vận động của tƣ duy thơ Tố Hữu từ trƣớc cách mạng
tháng Tám cho tới những năm 1980 qua tiêu đề Cái tôi trữ tình trong thơ Tố
Hữu. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu sự vận động của cái tôi trữ tình theo hƣớng
biện chứng từ hƣớng nội đến hƣớng ngoại và sau đó lại trở về hƣớng nội của
tƣ duy thơ Tố Hữu. Sự vận động của tƣ duy thơ Tố Hữu luôn hƣớng về hƣớng
ánh sáng cách mạng. Từ đó tác giả nêu bật đƣợc nét khác biệt, nét đổi mới của
tƣ duy thơ nhà thơ so với các tác giả đƣơng thời cả về mức độ và hƣớng vận

9
động. Công trình nghiên cứu Tư duy thơ và tư duy thơ hiện đại Việt Nạm đã
đóng góp nhiều giá trị trong việc tìm hiểu tƣ duy thơ của các nhà thơ Việt

Nam. Đây là hƣớng nghiên cứu có ảnh hƣởng lớn với việc tìm hiểu Cái tôi trữ
tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập Một tiếng đờn và Ta với ta của chúng tôi.
Nghiên cứu về thơ Tố Hữu còn có nhiều tác giả khác: Hoài Thanh, Xuân
Diệu, Chế Lan Viên, Huỳnh Lý, Vũ Đức Phúc, Nguyễn Đình Thi Trải qua
gần bảy mƣơi năm, các bài viết, phê bình, nghiên cứu về thơ Tố Hữu ngày
một nhiều hơn. Nhìn chung sáng tác của Tố Hữu đã đƣợc soi chiếu, phát hiện
nhiều giá trị nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật. Mỗi ngƣời có một cách đánh
giá, phân tích riêng, song đều nhất trí cho rằng Tố Hữu là một nhà thơ cách
mạng, là lá cờ đầu của văn học cách mạng Việt Nam. Nói nhƣ vậy không có
nghĩa là vẻ đẹp thơ Tố Hữu đã đƣợc khai thác đến tận cùng. Hai tập thơ cuối
đời của ông là Một tiếng đờn và Ta với ta mang những đặc điểm riêng trong
thi pháp và thể hiện một cái tôi trữ tình khá mới mẻ trong sự vận động và phát
triển của tƣ tƣởng nhà thơ.
Với đề tài Cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ “Một tiếng
đờn” và “Ta với ta”, chúng tôi mạnh dạn tập trung nghiên cứu hai tập thơ
cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của ông trên phƣơng diện tìm hiểu cái tôi
trữ tình. Vì vậy, đây có thể coi là đề tài đầu tiên nghiên cứu thơ Tố Hữu trong
phạm vi này .

3. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1. Trên cơ sở tìm hiểu cái tôi trữ tình, ngƣời viết đi sâu vào nghiên cứu
những điểm nổi bật, đặc sắc của cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập
thơ “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”.Từ đó, thấy đƣợc sự ổn định cùng những

10
biến đổi trong cái tôi trữ tình của một nhà cách mạng, một nhà chính trị, ngay
cả khi đã về hƣu, tƣởng nhƣ ẩn dật.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai tập thơ của Tố Hữu: Một tiếng
đờn (73 bài) và Ta với ta(39 bài). Những sáng tác trƣớc đó của Tố Hữu đƣợc

coi là những tƣ liệu quan trọng dùng để tham khảo.

4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Phương pháp thống kê - phân loại
Khảo sát hai tập thơ cuối cùng của Tố Hữu, chúng tôi sử dụng phƣơng
pháp thống kê, hệ thống hóa theo từng nhóm tác phẩm nhằm tìm ra những
biểu hiện của cái tôi trữ tình.
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
Với khối lƣợng khá nhiều các bài thơ trong hai tập“Một tiếng đờn” và
“Ta với ta”,phƣơng pháp tổng hợp sẽ giúp ngƣời nghiên cứu khái quát lại, rút
ra đặc điểm chung của cái tôi trữ tình thể hiện trong thơ Tố Hữu, từ đó có
điều kiện đi sâu vào từng vấn đề.
4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu trên hai bình diện:
- So sánh đối chiếu cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu qua hai tập thơ
“Một tiếng đờn” và “Ta với ta” với cái tôi trữ tình trong các tập
thơ Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa.
- So sánh đối chiếu cái tôi trữ tình trong thơ Tố Hữu với cái tôi trữ
tình của một số nhà thơ khác để tìm ra những nét chung mang tính
thời đại và những nét riêng mang phong cách cá nhân, độc đáo.
4.4. Phương pháp tiếp cận thi pháp học


11
1. KẾT CẤU LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu, mục lục và kết luận, tài liệu tham khảo, luận văn
đƣợc trình bày trong 3 chƣơng:
Chương 1: Cái tôi trữ tình và những chặng đƣờng thơ Tố Hữu.

Chương 2: Cái tôi trữ tình Tố Hữu qua “Một tiếng đờn” và “Ta với ta”.
Chương 3: Những hình thức biểu hiện.







12
CHƢƠNG 1
CÁI TÔI TRỮ TÌNH VÀ NHỮNG CHẶNG ĐƢỜNG THƠ TỐ HỮU

1.1. Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình
1.1.1. Cái tôi
1.1.1.1. Từ góc độ triết học và tâm lý học
Ngay từ thời cổ đại, nhiều nhà khoa học, triết học đã trăn trở tìm lời
giải đáp. Nhƣng ý thức về cá nhân, về cái tôi chỉ thực sự đƣợc khẳng định khi
nhận thức của con ngƣời thoát khỏi sự ngự trị của tôn giáo. Sự nhận thức duy
lý về cái tôi là một bƣớc ngoặt quan trọng của nhân loại về bản thể sinh tồn.
Trong quá trình phát triển lịch sử của loài ngƣời, cái tôi đã dần định hình và
tự khẳng định tính độc lập của mình, trở thành chủ thể tƣ duy, chủ thể nhận
thức thế giới. Khái niệm cái tôi, đƣợc hình thành bởi một quá trình lâu dài,
mang trong mình tính phức tạp nhiều khi tƣởng nhƣ thần bí. Cái tôi có nội
hàm rộng đến nỗi khó xác định đƣợc toàn bộ ý nghĩa của nó cũng nhƣ tìm cho
nó một định nghĩa hoàn chỉnh, thống nhất.
Các triết thuyết tôn giáo: Cơ đốc giáo, Phật giáo, Nho giáo….về cơ
bản, “ không thừa nhận cái tôi cá nhân, hoặc giả có thừa nhận nhưng rồi
cuối cùng cũng quy về những quan niệm siêu hình, duy tâm, thần bí, xóa bỏ
cái tôi”[10,11]. Các học thuyết tôn giáo bằng cách này hay cách khác, đều

hƣớng con ngƣời đến đấng tối cao, quên đi cái tôi của mình. Song, để đạt
đƣợc điều đó, tôn giáo đòi hỏi mỗi cá nhân phải có một nghị lực phi thƣờng
để vƣợt qua chính mình. Để chế ngự cái tôi, vƣợt qua cái tôi, quên đi cái tôi,
suy cho cùng lại phải thực sự nhận biết tƣờng tận về cái tôi. Chính vì vậy mà
chủ trƣơng diệt ngã, vô ngã, xóa cái tôi cá nhân, tôn giáo cũng đã gián tiếp
thừa nhận có cái tôi tồn tại trong mỗi cá nhân. Duy có điều, quá trình sống

13
của con ngƣời là quá trình khẳng định cái tôi thì tôn giáo lại đi ngƣợc lại-xóa
bỏ cái tôi.
Các triết thuyết duy tâm khác cũng rất quan tâm đến cái tôi. Các nhà
triết học: Đêcactơ, Phichtê,Cantơ, Heeghen, Becxông, Phơrơt… đã “ giải
thích cái tôi như là căn nguyên có tính chất quan niệm” [11,66], và từ những
quan niệm này mà xây dựng thành hệ thống triết học duy tâm của mình
Đêcactơ(1595-1650) đƣa ra định nghĩa duy lý nổi tiếng: “ Tôi tư duy
vậy là tôi tồn tại”. Ông quan niệm cái tôi thể hiện ra nhƣ một cái thuộc về
thực thể biết tƣ duy, nhƣ là căn nguyên của nhận thức duy lý, do đó khẳng
định tính độc lập của mình[11,67-171] , [10(II),68].
Cantơ(1724-1804) cho rằng: Cái tôi bao gồm hai phƣơng diện: Thứ
nhất, cái tôi với tƣ cách chủ thể tƣ duy, chủ thể nhận thức thế giới. Thứ hai,
cái tôi với tƣ cách là khách thể của chính nhận thức.
Theo Cantơ, cái tôi cũng bắt đầu từ sự tự kỷ ý thức, bản thân nó cũng
chính là một đối tƣợng khám phá, tìm hiểu. Đây chính là một bƣớc tiến quan
trọng trong quan niệm cái tôi [10(II),165-166], [11,72].
Hêghen (1770-1831) coi cái tôi nhƣ là sự tha hóa của “ ý niệm tuyệt
đối” đồng thời nhấn mạnh vai trò to lớn của cái tôi. Cái tôi nhƣ là trung tâm
của tồn tại, cái tôi có khả năng, khát vọng và sức mạnh để thể hiện mình trong
hiện thực. Mọi cái đều tồn tại nhờ có cái tôi và cái tôi có thể chi phối toàn bộ
sự tồn tại và tiêu diệt của thê giới [10(II), 195-200], [11,67]
Hai nhà triết học cổ điển Đức( Cactơ và Hêghen) đã có những đóng

góp lớn không chỉ cho triết học mà cho cả hoạt động nghiên cứu văn học nghệ
thuật, đặc biệt trong việc khẳng định vai trò to lớn của chủ thể sáng tạo.
Bec xông (1859-1941) cho rằng trong con ngƣời có “ cái tôi bề mặt”
và “ cái tôi bề sâu”, chỉ có “ cái tôi bề sâu” thuộc về sâu thẳm của ý thức
mới chính là đối tƣợng của nghệ thuật [11,31].

14
Phơ rơt (1856-1939) coi cái tôi là sự hiện diện động cơ bên trong của
ý thức con ngƣời. Cái tôi là trung tâm của ý thức [11,553].
Nhƣ vậy, cái tôi là một phạm trù thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần và
thực chất là khái niệm thuộc về cấu trúc nhân cách. Vì vậy, các nhà tâm lý
học khi bàn về nhân cách đã phân tích kỹ cái tôi: Phân tâm học của Phơ rơt,
thuyết hiện sinh của Husserl; Sartre; thuyết phát triển trí tuệ của J.
Piagic;…Các công trình lý luận về nhân cách của các nhà tâm lý học Mác xit:
A.N. Lêônchiep; A.G.Coovaliôp… đều coi cái tôi là yếu tố cơ bản nhất , quan
trọng nhất cấu thành ý thức, nhân cách. Đáng chú ý nhất là quan niệm của hai
nhà tâm lý học: A.G.Xpirkin và A.N.Leeonchiep. Trong Triết học xã hội
A.G.Xpirkin đã nêu lên: “ Cái tôi chính là cấu trúc phần tự giác, tự ý thức
của nhân cách, có thể coi đó là trung tâm tinh thần – ý nghĩa, điều chỉnh – dự
báo của nhân cách, mang tính định hướng về động cơ, niềm tin , lợi ích, thế
giới quan, là cơ sở hình thành những tình cảm xã hội của con người(ý thức về
phẩm giá, nghĩa vụ, trách nhiệm, nguyên tắc đạo đức) và xác định mặt cá tính
( đơn nhất) của nhân cách” [12,17].
A.N.Leeonchiep cũng bàn nhiều đến nhân cách trong đó có vấn đề
con ngƣời tự ý thức mình là một nhân cách. Theo A.N.Lêonchiep “ ý thức về
cái tôi, là kết quả, là sản phẩm sinh thành của một con người với tư cách là
một nhân cách. Cái tôi của con người như đan quyện vào hệ thống tổng quát
của những mối quan hệ giữa con người và xã hội”.
Trên cơ sở những thành tựu khoa học về con ngƣời, đặc biệt là thành
tựu triết học, tâm lý học, triết học Mác đã đƣa ra một định nghĩa đầy đủ và

hoàn chỉnh về cái tôi: “ Cái tôi là trung tâm tinh thần của con người, của cá
tính người có quan hệ tích cực đối với thế giới và đối với chính bản thân
mình. Chỉ có con người độc lập kiểm soát những hành vi của mình và có khả
năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới có cái tôi của mình” [11,66]. Việc

15
khẳng định cái tôi là trung tâm tinh thần, cá tính con ngƣời cho thấy đời sống
tinh thần của con ngƣời không phải do một đấng siêu nhiên nào thổi vào mà
đƣợc hình thành và phát triển cùng với quá trình sống của con ngƣời, do con
ngƣời định đoạt. Mặt khác, cái tôi “ quan hệ tích cực với thế giới và với chính
bản thân mình”, có nghĩa là cái tôi vừa mang bản chất xã hội, có quan hệ gắn
bó, khăng khít với hoàn cảnh, vừa mang bản chất cá nhân độc đáo. Cấu trúc
của cái tôi gồm hai phần: Cái cá nhân và cái xã hội nhƣng không phải là phép
cộng, cũng không phải là một sự gắn kết cơ giới, máy móc mà hòa hợp,
xuyên thấm lẫn nhau nhƣ một hợp chất hữu cơ vậy. Nhƣ vậy, không thể có
một cái tôi hoàn toàn duy lý đến mức cực đoan, cũng không thể chấp nhận
một cái tôi thụ động, buông xuôi mà “ chỉ có con người độc lập kiểm soát
những hành vi của mình và có khả năng thể hiện tính chủ động toàn diện mới
có cái tôi của mình”( Các Mác) [11,66]. Cái tôi đòi hỏi con ngƣời phải ý thức
và tự ý thức cùng với những khả năng quan sát, phân tích , tổng hợp… để tự
điều chỉnh sao cho phù hợp với quy luật đời sống.
Trên cơ sở, quan niệm của các nhà triết học, tâm lý học nhân cách,
đặc biệt dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác, chúng tôi tạm thời có một vài
kết luận về cái tôi:
Thứ nhất: Cái tôi là trung tâm tinh thần của con ngƣời, là trung tâm
làm nên cấu trúc nhân cách, hình thành cá tính, phẩm chất, năng lực, sự năng
động của ý thức… của con ngƣời.
Thứ hai: Cái tôi vừa mang bản chất xã hội, lịch sử vừa mang bản chất
cá nhân riêng biệt,độc đáo… Con ngƣời là tổng hòa các mối quan hệ xã hội.
Do vậy, cái tôi vừa là chủ thể, vừa là khách thể của hoạt động nhận thức.

Thứ ba: Cái tôi tự ý thức, tự điều khiển, điều chỉnh, tái tạo lại thế giới
và tái tạo lại chính mình để hƣớng tới cái hoàn thiện.

16
Tóm lại, các tƣ tƣởng triết học, tâm lý học về cái tôi đã nói về bản chất
của chủ thể trong đó có vấn đề nhận thức, sáng tạo. Cái tôi chính là nền tảng
của sự sáng tạo, có ảnh hƣởng lớn đến nghệ thuật nói chung và thơ ca trữ tình
nói riêng.

1.1.1.2. Từ góc độ sáng tạo văn học nghệ thuật.
Cái tôi nhà văn với tƣ cách là trung tâm tinh thần, tham gia vào toàn bộ
quá trình sáng tạo, đã trở thành một đối tƣợng của lý luận văn học, văn học sử
và nghiên cứu văn học. Cái tôi nhà văn có mặt ở mọi khâu, trong mọi yếu tố
của quá trình sáng tạo. Vai trò chủ thể trong sáng tạo nghệ thuật rất quan
trọng, “Nghệ thuật là tôi, khoa học là chúng ta” (Claud-Berna)
Ở đây, cần phải nói tới sự can thiệp của cái tôi nhà văn vào tƣ duy hình
tƣợng-kiểu tƣ duy đặc thù của sáng tạo nghệ thuật. Về điểm này, các nhà lý
luận đã đi đến thống nhất là nếu không có tƣ duy hình tƣợng, không có hƣ
cấu, tƣởng tƣợng sáng tạo thì không có văn học nghệ thuật. Ngƣời nghệ sĩ,
bằng kiểu tƣ duy hình tƣợng, bằng tƣợng tƣởng sáng tạo đã tạo ra một cuộc
sống thứ hai(thống nhất mà không đồng nhất với cuộc sống hiện thực vốn có).
Ở đó, thế giới đƣợc cấu tạo lại theo ƣớc vọng. Ngƣời nghệ sĩ khám phá cuộc
sống theo qui luật phản ánh và sáng tạo. Những sự vật, hiện tƣợng diễn ra
hàng ngày, dƣới con mắt của ngƣời nghệ sĩ, đã không còn giữ nguyên cái
thuần túy vốn có của nó nữa. Nhƣ vậy, cái tôi nhà văn tham gia vào tƣ duy
hình tƣợng cũng có nghĩa là tham gia vào toàn bộ quá trình sáng tạo ngay từ
khi bắt đầu hình thành ý đồ sáng tác. Tài năng của nghệ sĩ, tƣ duy hình tƣợng
ở nghệ sĩ không phải là cái gì có tính đột biến mà phải đƣợc nuôi dƣỡng từ
thời thơ ấu. Nhà văn quan sát thế giới (kể cả tự quan sát), hƣớng tới tất cả sự
chú ý vào những gì tác động mạnh mẽ đến cái tôi của mình. Với khả năng

nhạy cảm đặc biệt, cái tôi, trung tâm tinh thần diễn ra một quá trình phân tích,

17
tổng hợp. Những gì đƣợc giữ lại trong trí nhớ sẽ trở thành các ấn tƣợng có sức
sống lâu bền. Quá trình này diễn ra hết sức chủ quan và từ ấn tƣợng đến sáng
tạo có một khoảng cách , ở đó cái chủ quan có thể thay đổi. Sự thay đổi này
làm cải biến các ấn tƣợng. Các ấn tƣợng tồn tại trong trí nhớ ở dạng rời rạc,
khi đi vào tƣ duy hình tƣợng, sáng tạo chúng đƣợc tổ hợp nhờ liên tƣởng
thành một chỉnh thể phức hợp, hoàn chỉnh. Từ góc độ cái tôi tác giả, cái tôi
nghệ sĩ tham gia vào toàn bộ quá trình này với chức năng điều chỉnh, điều
khiển tƣ duy đi đúng với quy luật nhận thức và đặc trƣng sáng tạo nghệ thuật.
Cái tôi nghệ sĩ nội cảm hóa thế giới thực tại và tự biểu hiện mình qua hình
tƣợng. Khi cái tôi biểu hiện dƣới dạng cảm xúc trực tiếp, ta có các hình tƣợng
của một cái tôi trữ tình. Độc giả đến với tác phẩm văn học do nhu cầu của đời
sống tinh thần. Câu chuyện văn chƣơng là câu chuyện của tâm hồn. Cho nên,
không phải không có lý khi có ngƣời đặt nhà thơ ngang với ngƣời mộng du,
có thiên hƣớng phóng chiếu cái tôi của mình ra ngoài,còn độc giả có thiên
hƣớng chủ quan hóa xúc động của ngƣời khác. M.Arnauđôp gọi “ quá trình
sáng tạo của người nghệ sĩ là quá trình “ giải thoát nội tâm” và ông quan
niệm, những đau khổ bất hạnh sẽ làm cho nghệ sĩ “ năng sản” hơn là những
gì nghệ sĩ cảm thấy hạnh phúc”. Tônxtôi, Puskin, Lamactin, Banzăc, Gơt…
đều cho nhƣ vậy.
Chính nhờ có sự đồng cảm trong sáng tạo mà ở nghệ sĩ thƣờng có sự nhập
thân vào đối tƣợng nhƣng mức độ khác nhau. Song, nhờ có cái tôi tự ý thức,
nhà văn luôn có sự tỉnh táo nhất định. Sự nhạy cảm, cảm xúc khi dâng lên
mãnh liệt, thì lý trí có nguy cơ làm nô lệ cho trí tƣởng tƣợng, khi đó nhà văn
sẽ rơi vào “ảo mộng”, không còn ý thức về cái tôi của bản thân nữa. Nhà văn
phải dùng đến một cái tôi tỉnh táo, luôn tự ý thức, tự quan sát, biết phân tích
và dùng lý sự can thiệp vào quá trình sáng tạo. Một sự nhập thân hoàn hảo là
vừa phải biết quên mình đi vừa biết mình là một nhà văn.


18
Nhƣ vậy, hình tƣợng nghệ thuật là kết quả của những gì mà cái tôi nhà văn
hoàn toàn tâm huyết, là sự thống nhất hài hòa giữa tình cảm và lý trí, giữa tƣ
duy hình tƣợng cảm tính và sự phân tích lý tính, giữa khách quan và chủ
quan.
Cũng cần phải đề cập đến sự ảnh hƣởng của cái tôi nhà văn đối với cá tính
sáng tạo. Không có cá tính sáng tạo thì tác phẩm chỉ là một sự sao chép.
Không có phong cách, không có cái riêng là hành động “tự sát” trong nghệ
thuật. Khrapchencô khẳng định: “ sự đối lập giữa cá tính sáng tạo và con
người thực của nghệ sĩ cũng không hợp lý như sự đồng nhất chúng hoàn
toàn”. Cá tính nhà văn và cá tính sáng tạo, cái tôi nhà văn trong cuộc đời và
cái tôi nhà văn trong nghệ thuật (gọi tắt là cái tôi nghệ thuật) không bao giờ
đồng nhất. Trong quan hệ giữa cái tôi và cá tính, giữa cái tôi nghệ thuật và cá
tính sáng tạo cũng vậy. Giống nhƣ cái tôi nghệ thuật, cá tính sáng tạo mang
bản chất cá nhân, bản chất xã hội và bản chất thẩm mĩ. Nhƣng nếu nhƣ cá tính
sáng tạo với những phẩm chất tƣơng đối ổn định, bền vững là nét đặc thù thì
cái tôi nghệ thuật nét đặc thù là tính chất tự ý thức, tự điều chỉnh, thậm chí
điều chỉnh cả cá tính sáng tạo. Khi giữa cái tôi nghệ thuật và cá tính sáng tạo
sáng tạo có đƣợc sự thống nhất cao độ thì sáng tạo của nhà văn mới thật sự
mang phong cách và có giá trị. Bởi lẽ, cá tính sáng tạo và cái tôi nghệ thuật
đều có xu hƣớng tự biểu hiện nên trong tác phẩm chúng luôn có mặt ở mọi
cấp độ, mọi bình diện, làm nên một hình tƣợng tác giả thống nhất mà không
đồng nhất với con ngƣời nhà văn ngoài đời. Thi pháp học hiện đại khẳng định
hình tƣợng tác giả trong tác phẩm cũng là một hình thức nghệ thuật và cũng là
một tín hiệu thẩm mĩ. Nhà văn sáng tạo ra hình tƣợng của mình vừa chân thực
vừa hƣ cấu tƣởng tƣợng.

1.1.2. Cái tôi trong thơ trữ tình


19
1.1.2.1. Khái niệm cái tôi trữ tình
Thơ trữ tình là tiếng hát của tâm hồn, có khả năng thể hiện những biểu
hiện phức tạp của thế giới nội tâm con ngƣời, “là phương tiện để con người tự
khẳng định bản chất tinh thần của mình so với tồn tại vật chất, là phương tiện
để tự đồng nhất mình, xây dựng hình tượng về mình, xác định ý chí, chí
hướng, lập trường giá trị trước cuộc sống, đồng thời là phương tiện để xây
dựng thế giới tinh thần phong phú cho con người” [13,112]. Thơ trữ tình luôn
gắn với cái tôi trữ tình bởi nó dựa trên sự rung động của cái tôi cá nhân mang
số phận, cá tính riêng tƣ trong các tình huống trữ tình. Lê Lƣu Oanh cho rằng:
“Cái tôi trữ tình là thế giới chủ quan, thế giới tinh thần của con người được
thể hiện trong tác phẩm trữ tình bằng các phương tiện của thơ trữ tình”
[12,18], “có thể quan niệm rằng cái tôi trữ tình là nội dung, đối tượng cũng
như bản chất của thơ trữ tình”[12,19]
Có thể nói, cái tôi trữ tình là gƣơng mặt tinh thần của nhà thơ trong tác
phẩm; Đó cũng chính là cái tôi tác giả nhƣng đã đƣợc nghệ thuật hóa trong
thơ. Chính vì vậy cái tôi trữ tình thống nhất với cái tôi trong đời nhƣng không
đồng nhất. Giữa hai cái có khoảng cách do những quy luật đặc thù của sáng
tạo nghệ thuật tạo ra ( nhƣ sự hóa thân, nhập thân, hƣ cấu, điển hình hóa,
thậm xƣng…)
1.1.2.2. Nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ.
Bản chất của cái tôi trữ tình là bản chất chủ quan, cá nhân. Cái tôi trữ tình
càng tự ý thức sâu sắc thì thơ trữ tình càng đặc sắc. Nhƣng cái tôi trữ tình
không hoàn toàn đồng nhất và trùng khít với cái tôi nhà thơ mà là sự thể hiện
đời sống tinh thần và tƣ duy sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ. Đó là phiên bản
mới mẻ, chọn lọc, kết tinh và thăng hoa những suy tƣ, cảm xúc và trải nghiệm
của cái tôi nhà thơ. “Có nhiều cuộc đời thi sĩ gắn liền với đời thơ như hình với
bóng. Nhà thơ là nhân vật chính, là hình bóng trung tâm, là cái tôi bao quát

20

trong toàn bộ sáng tác. Những sự kiện, hành động và tâm tình trong cuộc đời
riêng cũng in lại đậm nét trong thơ”[11,62]. Chính vì mỗi nhà thơ đều có một
phong cách riêng, mang dấu ấn chủ quan “Người thơ phong vận như thơ
ấy”(Hàn Mặc Tử), nên đã tạo ra sự đa dạng, muôn màu sắc của các phong
cách thơ. Phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) là một thời đại trong thi ca (Hoài
Thanh) mà trong đó những cái tôi trữ tình hiện lên mang phong cách riêng:
một Nguyễn Bính mộc mạc, chân quê; một Nguyễn Nhƣợc Pháp trong sáng,
duyên ngầm; một Hàn Mặc Tử lúc đau thƣơng, điên cuồng, lúc trong trẻo,
trinh nguyên; một Huy Cận với suối buồn thƣơng lai láng; một Xuân Diệu
khát khao giao cảm mà vẫn trống trải, cô đơn; một Chế Lan Viên than thở
đắm chìm trong cõi siêu hình Sự khác biệt về phong cách thơ suy cho cùng
chính là sự khác biệt của cái tôi trữ tình với bản chất cá nhân - chủ quan độc
đáo.
Mặc dù không thể đồng nhất cái tôi trữ tình với cái tôi nhà thơ nhƣng
cũng không thể tách bạch mối quan hệ này. Có thể xem cái tôi nhà thơ nhƣ
ngọn nguồn để từ đó tỏa ra rất nhiều dạng thức của cái tôi trữ tình. Theo sự
vận động của thời gian, sự biến động của lịch sử, hoàn cảnh sống và thời đại
thay đổi thì cái tôi nhà thơ và cái tôi trữ tình cũng thay đổi. Trƣớc Cách mạng
tháng Tám năm 1945 Xuân Diệu khát khao giao cảm với đời nhƣng chỉ nhận
về sự hoài nghi và nỗi cô đơn thì hơn mƣời năm sau ông lại thấy: Đất nước
ơi, ta quyện với mình chặt lắm (Về Tuyên). Chế Lan Viên cũng vậy, Trƣớc
Cách mạng tháng Tám chỉ biết than thở đắm chìm trong cõi siêu hình với xứ
sở của ông vua Chế Bồng Nga thì sau khi đến với Cách mạng, hòa mình vào
cuộc sống của nhân dân, đã thấy mình thực sự đƣợc hồi sinh:
Con gặp lại nhân dân nhƣ nai về suối cũ
Cỏ đón giêng hai, chim én gặp mùa
Nhƣ đứa trẻ thơ đói lòng gặp sữa

21
Chiếc nôi ngừng bỗng gặp cánh tay đƣa

(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
Giữa cái tôi nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ không đồng nhất nhƣng
hoàn toàn thống nhất. Cái tôi trữ tình trong thơ không phải là cái tôi nhà thơ
trong đời mà là cái tôi nhà thơ đã đƣợc nghệ thuật hóa. Cho nên sự thống nhất
giữa cái tôi nhà thơ và cái tôi trữ tình trong thơ là hiện tƣợng thƣờng gặp. Thơ
trữ tình từ Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, đến Hồ Xuân Hƣơng, Cao Bá
Quát, Phan Bội Châu, Tố Hữu… đều biểu hiện rõ nét sự thống nhất đó. Đọc
thơ Nguyễn Trãi, ta bắt gặp cuộc đời của một ngƣời có khí tiết thanh cao, suốt
đời vì nƣớc, vì dân. Dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Nguyễn Trãi vẫn luôn là
một cây trúc hiên ngang, cƣơng trực giữa chốn “vườn Quỳnh” đầy rẫy những
kẻ xu nịnh hiểm độc. Đọc thơ Hồ Xuân Hƣơng, ta lại thấy một cái tôi duyên
phận hẩm hiu, một cuộc đời lận đận, bảy nổi ba chìm luôn khao khát hạnh
phúc, tình yêu chƣa bao giờ đƣợc nhƣ ý nguyện; một cái tôi phóng túng, táo
bạo, quyết liệt, đầy bản lĩnh, nghị lực, sẵn sàng lên án những bậc “hiền quân
nhân tử” và cả những lễ nghĩa, lề lối đạo đức giả; lớn tiếng bênh vực đòi
quyền sống cho những ngƣời phụ nữ. Đồng thời, đó là cái tôi đằm thắm,
duyên dáng thiết tha, rất phụ nữ. Thơ Phan Bội Châu là những lời tâm huyết,
chứa chan tinh thần yêu nƣớc, gắn liền với cuộc đời chiến sỹ cách mạng…
Từ những quan điểm lý luận về thơ trữ tình, nhà thơ và cái tôi trữ tình
trong thơ, chúng ta có thể khẳng định: Sự biểu hiện của cái tôi trữ tình trong
thơ là đa dạng, muôn hình, muôn vẻ. Nhà nghiên cứu Hà Minh Đức đã chỉ ra
những dạng thức bộc lộ của cái tôi trữ tình nhƣ sau:
Thứ nhất, dạng trực tiếp của một tình cảm riêng tƣ, một câu chuyện,
một cảnh ngộ, một sự việc gắn với cuộc đời riêng của ngƣời viết. Trong
những trƣờng hợp ấy, cái tôi trữ tình gần hoặc chính là cái tôi của tác giả và
nhà thơ thƣờng sử dụng một cách bộc lộ trực tiếp qua chữ “tôi”: “Từ ấy trong

22
tôi bừng năng hạ” (Tố Hữu), hoặc từ “ta”: “ Huế ơi, quê mẹ của ta ơi” (Tố
Hữu)( chữ “ta” rộng hơn bản thân cái tôi của ngƣời viết) có khi là anh em ta,

đồng chí ta, bạn bè ta,… “Ta nắm tay nhau xây dựng lại đời ta” (Tố Hữu).
Thƣờng thì cái tôi trong thơ dễ bộc lộ trực tiếp trong trƣờng hợp viết về
chính bản thân mình, và trong những quan hệ riêng tƣ. Với những loại, cái tôi
trữ tình trong thơ thƣờng phổ biến là cái tôi tác giả.
Thứ hai, cảnh ngộ, sự việc trong thơ không phải là cảnh ngộ riêng của
tác giả. Nhà thơ nói lên cảm nghĩ về những sự kiện mà mình có dịp trải qua
hoặc chứng kiến nhƣ một kỷ niệm, một quan sát. Cái tôi trữ tình ở đây là nhân
vật trữ tình chủ yếu của sáng tác. Ta đi tới của Tố Hữu, Các vị La Hán chùa
Tây Phương của Huy Cận, Đất nƣớc của Nguyễn Đình Thi… đều nằm trong
trƣờng hợp này.
Thứ ba, những bài thơ trữ tình viết về một loại nhân vật nào đó: Bà mẹ
Việt Bắc (Tố Hữu), Anh chủ nhiệm (Hoàng Trung Thông). Những nhân vật
này có khi là điển hình có thực ngoài đời nhƣ Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Viết
Xuân… Đó là nhân vật trữ tình của sáng tác tồn tại bên cái tôi trữ tình của nhà
thơ (cái tôi trữ tình là một loại nhân vật ít xác định cụ thể). Trong những
trƣờng hợp trên, tuy cái tôi của nhà thơ không đƣợc bộc lộ trực tiếp nhƣng
qua sáng tác vẫn nổi lên cái tôi trữ tình. Ở trƣờng hợp thứ hai và thứ ba cái tôi
trữ tình là cái tôi của tác giả đƣợc nghệ thuật hóa thành nhân vật trữ tình quan
trọng trong thơ.
Trong cuốn Tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nguyễn Bá Thành cho rằng
“ thơ trữ tình là những bản tốc ký nội tâm”, nghĩa là sự tuôn trào của hình ảnh
từ ngữ trong trạng thái xúc cảm mạnh mẽ của ngƣời sáng tạo. Chính vì vậy,
về bản chất, những nhân vật trữ tình trong thơ chỉ là biểu hiện đa dạng của cái
tôi trữ tình” “ cái tôi trữ tình trong thơ được biểu hiện dưới hai dạng hình
thức chủ yếu là cái tôi trữ tình trực tiếp và cái tôi trữ tình gián tiếp. Thơ trữ

23
tình coi trọng sự biểu hiện cái chủ thể đến mức như là nhân vật số một trong
mọi bài thơ”. “Tuy nhiên do sự chi phối của quan niệm thơ và phương pháp
tư duy của từng thời đại mà vị trí của cái tôi trữ tình có những thay đổi nhất

định”.
Vũ Tuấn Anh cũng đã giành nhiều tâm sức để nghiên cứu về bản chất
và sự thể hiện của cai tôi trữ tình trong thơ. Ông nhận định: “ Cái tôi trữ tình
là một sự tổng hòa nhiều yếu tố, là sự hội tụ thăng hoa theo quy luật nghệ
thuật cả ba phương diện cá nhân- xã hội- thẩm mỹ trong hình thức thể loại
trữ tình”[2,33]
Bản chất thứ nhất của cái tôi trữ tình là bản chất chử quan- cá nhân, bộc lộ
qua các thuộc tính sau:
Cái tôi trữ tình trở thành hệ quy chiếu thẩm mỹ đặc biệt mang tính chủ
quan, chuyển đổi hiện thực khách quan thành hiện thực chủ thể, mang đậm
dấu ấn cá nhân nhƣ một thực hiện độc đáo, duy nhất không lặp lại.
Cái tôi trữ tình biểu hiện, khai thác và phơi bầy thế giới nội tâm cảu cá
nhân, đồng thời qua đó xây dựng một hình ảnh mang tính quan niệm về chủ
thể. Cái tôi trữ tình khác về chất lƣợng với cái tôi nhà thơ, nó là cái tôi thứ hai
hoặc cái tôi đã đƣợc khách thể hóa trong nghệ thuật và bằng nghệ thuật. Bởi
vậy cái tôi trữ tình còn có thể là cái tôi trữ tình nhập vai hoặc nhiều vai.
Bản chất thứ hai của cái tôi trữ tình là bản chất của xã hôi nhân loại.
Cái tôi trữ tình tồn tại trong phức hợp các mối quan hệ: Truyền thống văn
hóa,lịch sử, đạo đức, thời đại nhân loại,… nên bao giờ cũng mang giá trị xã
hội. Cái tô trữ tình đồng hóa vào mình những gì tốt đẹp đƣợc kết tin trong đời
sông tinh thần nhân dân, cộng đồng, nhân loại, đồng thời luôn có xu hƣớng
đào thải những gì lỗi thời, lạc hậu. Đây là cơ sở giải thích vì saomang bản
chất cá nhân mà cái tôi trữ tình không hề đơn điệu. bởi vì nôi dung thơ trữ

×