Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Chất sử thi trong truyện ngắn của Jack London

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (920.34 KB, 110 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
––––––––––––––






NGUYỄN THỊ THU TRANG


CHẤT SỬ THI TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON





LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC







Hà Nội - 2012





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN
––––––––––––––




NGUYỄN THỊ THU TRANG



CHẤT SỬ THI TRONG
TRUYỆN NGẮN CỦA JACK LONDON



LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC

Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài
Mã số: 60 22 02 45




Hà Nội - 2012




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 2
3. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Phương pháp nghiên cứu 6
5. Đóng góp của đề tài 6
6. Cấu trúc luận văn 7
CHƢƠNG 1: CẢM HỨNG NGỢI CA HÙNG TRÁNG 8
1.1. Xung đột hoành tráng trong truyện ngắn Jack London 8
1.1.1. Xung đột giữa con người với tự nhiên 12
1.1.2. Xung đột giữa con người với con người 17
1.2. Tính chất trang nghiêm từ ngôi kể 26
1.2.1. Tính trang nghiêm của người kể chuyện ở ngôi thứ ba 28
1.2.2. Tính chân thực của người kể chuyện ở ngôi thứ nhất 31
1.2.3. Giọng điệu sử thi hoành tráng 34
CHƢƠNG 2: HÌNH TƢỢNG CON NGƢỜI SỬ THI 38
2.1. Ngƣời anh hùng đơn độc trong truyện ngắn Jack London 40
2.1.1. Người anh hùng đơn độc và chiến thắng 42
2.1.2. Người anh hùng đơn độc thất bại 48
2.2. Con ngƣời mang bản năng sống bất diệt 52
2.2.1. Bản năng sống với khao khát tự do 52
2.2.2. Khao khát sống bằng tình yêu cuộc sống 56
2.3. Con ngƣời với tấm lòng cao cả 58
CHƢƠNG 3: KHÔNG GIAN SỬ THI 64


3.1. Không gian lạnh lẽo, hoang sơ phƣơng Bắc 66
3.1.1. Cảm hứng sử thi bất tận từ không gian hoang sơ 66

3.1.2. Những mối nguy hiểm màu trắng 68
3.1.3. Nỗi ám ảnh của sự im lặng chết chóc 71
3.2. Không gian biển cả phƣơng Nam 75
3.2.1. Biển cả – Không gian hoang sơ, tráng lệ 76
3.2.2. Biển cả – chốn “hoang dã” đậm chất sử thi phương Nam 79
3.3. Không gian xã hội đối chọi khốc liệt 86
3.3.1. Không gian tranh đấu của những con người khát khao tự do 88
3.3.2. Những cuộc đấu tranh mang màu sắc sử thi 93
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Jack London sinh ngày 12 tháng 1 năm 1876 tại San Francisco, Hoa
Kì. Cái tên Jack London được biết đến khi tác phẩm Con trai của sói (The
Son of the Wolf) ra đời năm 1900, từ đó, với những đóng góp về văn
chương của mình, giới văn học ghi nhận Jack London như một gương mặt
xuất sắc cho nền văn học Mỹ hiện đại cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.
Sự nghiệp văn học của ông thành công ở cả mảng tiểu thuyết và
truyện ngắn với những tác phẩm tiêu biểu như Tiếng gọi nơi hoang dã (The
Call of the Wild) (tiểu thuyết), Nanh trắng (White Fang) (tiểu thuyết), Gót
sắt (The Iron Heel) (tiểu thuyết), Tình yêu cuộc sống (Love of Life) (truyện
ngắn), Sự im lặng màu trắng (The White Silence) (tập truyện ngắn)…
Trong đó, truyện ngắn của Jack London để lại ấn tượng sâu sắc trong
tâm trí người đọc khắp thế giới bởi sự hấp dẫn, lý thú, cùng giọng văn nhẹ
nhàng, giản dị, và quan trọng hơn cả là ý nghĩa, triết lý sống mà câu chuyện
để lại. Sự vùng dậy mạnh mẽ, ý chí kiên cường cùng khát vọng sống mãnh
liệt đã tạo cho nhân vật của ông một đặc tính rất riêng, đó là chất anh hùng.

Cùng với hoàn cảnh đặc thù, những người hùng này trở nên đẹp đẽ và đáng
ca ngợi như những người hùng của sử thi. Cũng bởi vậy, truyện ngắn của
Jack London mang tính chất sử thi vô cùng đậm nét, từ cảm hứng ngợi ca,
đến những con người anh hùng, cùng với đó là những không gian khắc
nghiệt mang tính sử thi để tạo nên những người anh hùng một cách hoàn
thiện, đẹp đẽ nhất.
Các tác phẩm của Jack London không chỉ cho người đọc cảm nhận
và khâm phục những con người đã cố gắng chiến thắng tự nhiên, chiến
thắng cái chết, chiến thắng chính bản thân mình để sống, mà còn là bài học


2
về lòng dũng cảm, ý chí kiên cường và khát vọng sống mãnh liệt của con
người trước mọi khó khăn, gian khổ.
2. Lịch sử vấn đề
Tiếng Việt
Có thể nói, tác phẩm của Jack London ở Việt Nam là rất nhiều, tuy
nhiên số lượng học giả nghiên cứu về ông vẫn còn rất ít ỏi. Dẫu vậy, những
công trình nghiên cứu về Jack London từ trước đến nay đa phần được đánh
giá là có ý nghĩa thiết thực và là nguồn tư liệu xác đáng, tin cậy cho việc
nghiên cứu, tìm hiểu về ông. Có thể kể ra như:
Cuốn Tác gia văn học Mỹ của Lê Đình Cúc đã có những giới thiệu
rất kỹ lưỡng về Jack London, trong đó, chủ yếu tác giả khẳng định “Với
Jack London, văn học Mỹ bắt đầu một dòng mới: Dòng văn học vô sản.”
Tác giả đã gọi Jack London là nhà văn Mỹ vô sản đầu tiên của nước Mỹ.
Bởi cuộc đời Jack London nằm trọn trong một thời kỳ lịch sử đó là thời kỳ
chủ nghĩa tư bản bộc lộ hết mọi nhược điểm của nó. Thấu hiểu những cơ
cực của con người tận cùng xã hội, Jack London đã có những trang viết rất
xúc động như trong Gót sắt (The Iron Heel), Thung lũng ánh sáng (The
Valley of the Moon), Đám người trong vực thẳm,… Và cuối cùng, tác giả

khẳng định, công lao của Jack London trước hết là suốt đời phấn đấu không
biết mệt mỏi để tuyên truyền cho một lý tưởng tiến bộ bằng cuộc đời và các
tác phẩm của mình. Ngoài ra, bài viết, Jack London và cuộc đấu tranh giai
cấp, đấu tranh dân tộc in trên Tạp chí Văn học cũng đề cập rất nhiều đến
vấn đề này trong các sáng tác của ông.
Tiếp đó, Lê Đình Cúc trong cuốn Văn học Mỹ – Mấy vấn đề về tác
giả cũng đã nêu được đặc điểm cơ bản trong tác phẩm của Jack London, đó
là những mâu thuẫn. Chính những mâu thuẫn này trở thành hướng phát
triển chủ đạo trong các tác phẩm của ông. Đó là mâu thuẫn giữa con người


3
với thiên nhiên, con người với con người,… Từ đó, tác giả khẳng định rằng
chính cuộc đời sóng gió cơ cực của nhà văn đã tác động rất lớn đến các tác
phẩm của nhà văn.
Cuốn Văn học Mỹ của Lê Huy Bắc đã khái quát rất kỹ lưỡng về cuộc
đời và sự nghiệp của Jack London. Trong đó, tác giả đã nghiên cứu sâu
nghệ thuật xây dựng xung đột trong truyện ngắn của Jack London và tập
trung tìm hiểu những dấu vết ngụ ngôn trong các sáng tác của ông. Khai
thác xung đột trong các tác phẩm của mình góp phần vô cùng quan trọng
trong thành công của Jack London, ngoài văn phong hoành tráng, bay bổng
hay cốt truyện ly lỳ… Được mệnh danh là bậc thầy của xung đột, Jack
London đã khiến cho nhân vật của mình thể hiện tính cách, nội tâm một
cách điển hình nhất, rõ ràng nhất. Cùng với đó, dấu vết ngụ ngôn cũng trở
thành nét độc đáo của nghệ thuật truyện Jack London. Với việc mượn con
vật, đồ vật để giáo huấn con người, Jack London đã tạo nên trong tác phẩm
của mình những giá trị nhân văn cao cả, để cao thiên hướng đạo đức, và đó
cũng là lý do tác phẩm của ông luôn được độc giả và giới nghiên cứu đón
nhận nồng nhiệt. Công trình này đã gợi mở rất nhiều những điều lý thú
trong các sáng tác của Jack London, đồng thời trở thành tư liệu quý giá để

nghiên cứu về tác gia này.
Trong cuốn Phê bình – Lý luận văn học Anh – Mỹ, tác giả Lê Huy
Bắc đã sưu tầm và giới thiệu một cách cụ thể hơn về các tác giả, tác phẩm
văn học Anh, Mỹ trong đó có Jack London với tiêu đề “Tiếng gọi nơi
hoang dã”. Trong cuốn sách này, vấn đề về Jack London được tác giả khai
thác dựa trên tác phẩm “Tiếng gọi nơi hoang dã” – một kiệt tác trong giai
đoạn sáng tác ban đầu của nhà văn, là cuốn sách thành công nhất, phổ biến
nhất trong sự nghiệp của ông và thu hút lượng độc giả khổng lồ. Câu
chuyện về Buck – chú khuyển siêu cẩu của Jack London thực sự làm cho


4
người đọc ngưỡng mộ, như một áng văn lãng mạn vùng hoang vu, bất chấp
sự nghiêm khắc của những ẩn dụ mà cuốn sách thể hiện. Tài nghệ điêu
luyện của Jack London thể hiện ở việc kể một câu chuyện sinh động và
chân thực, khiến cho người đọc hoàn toàn thỏa mãn với kết quả của nó. Và
điều đó khẳng định rõ hơn chỗ đứng của Jack London trong lòng độc giả,
khiến Jack London luôn trở thành đề tài hấp dẫn cho giới nghiên cứu và
nhiều thế hệ bạn đọc.
Ngoài ra, những bài viết của Lê Huy Bắc như “Nghệ thuật xây dựng
cốt truyện xung đột trong tác phẩm của Jack London”, “Cõi hoang sơ trong
“tiếng gọi nơi hoang dã” của Jack London”, “Truyện ngắn Mỹ thế kỉ XIX”,
“Truyện ngắn Châu Mỹ”, … đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Mỹ;
“Truyện ngắn Mĩ đương đại” trên Tạp chí Văn học nước ngoài, “Dấu vết ngụ
ngôn trong Lănđơn” Tạp chí Văn hóa Dân gian cũng là những tài liệu hết
sức quý giá và phong phú góp phần tích cực cho những công trình nghiên
cứu sau này cho nhiều học giả.
Tác giả Nguyễn Trọng Đức trong bài nghiên cứu “Nghệ thuật xây
dựng tình huống truyện trong truyện ngắn Jack London” đã chỉ ra sự phong
phú đa dạng và hiệu quả nghệ thuật của tình huống truyện được Jack London

sử dụng trong kho tàng truyện ngắn của mình. Bao gồm tình huống xung
đột, tình huống thử thách, và tình huống ngẫu nhiên. Trên cơ sở đó tác giả
bài báo đi đến sự khẳng định: nghệ thuật xây dựng tình huống truyện là một
đặc điểm nổi bật trong thi pháp nghệ thuật truyện ngắn của Jack London.
Tác giả Nguyễn Kim Anh trong luận văn tiến sỹ Thiên nhiên đặc
trưng trong thi pháp tiểu thuyết của Jack London cũng có những nghiên cứu,
tìm hiểu tỉ mỉ về thiên nhiên trong tác phẩm của Jack London, đồng thời có
những nhận định chính xác thể hiện sự công phu trong nghiên cứu về nhà
văn này.


5
Tiếng Anh
Trong cuốn The Cambridge History of American Literature, tác giả
William Peterfield Trent đã khẳng định, thời kỳ mà tác phẩm đầu tay của
O.Henry và Jack London là giai đoạn cuối của lịch sử truyện ngắn. Là thời
kỳ các tạp chí, sách giáo khoa và các chuyên đề đại học dường như “dâng
hiến hết mình cho truyện ngắn” [69, tr.1373]. Tác giả cũng khẳng đinh, văn
chương ban đầu mang tính quý tộc, được viết cho số ít những người tao
nhã. Văn chương về sau mang tính dân chủ, được viết cho đám đông.
“London mang đến cho đám đông những gì họ yêu cầu, mỗi một cảm xúc
ông cảm nhận được bên dưới thế giới bạo tàn đã ban phát cho ông và ông
đã bán tác phẩm rất chạy” [69, tr.1374]. Ông tạo được dấu ấn quyền lực –
ông chỉ viết về chuyện anh hùng chốn hoang dã nơi đó bản thân ông là một
phần rộng lớn; ông có cảm hứng mãnh liệt với sự kì lạ và hoang dã tại
những vùng đất chưa từng được biết đến ở thời điểm bây giờ. Đây cũng là lý
do chúng tôi chọn nghiên cứu về truyện ngắn Jack London, bởi sức hấp dẫn,
lôi cuốn trong truyện ngắn của ông luôn là đề tài hấp dẫn cho mọi thế hệ
nghiên cứu văn học.
Cuốn The American Tradition in Literature (10

th
Edition), tác giả
Goerge Perkins nhận định rằng, đầu thế kỷ XX, Jack London xuất hiện như
một hiện tượng mới của văn học, thu hút lượng độc giả khổng lồ mà không
ít nhà văn mong muốn. Tác giả nhấn mạnh rằng, cơn sốt vàng [67, tr.1338]
đối với Jack London như một cơ hội để ông kiếm sống bằng chính trí tuệ,
tài năng văn chương chứ không phải bằng lao động chân tay. Cùng với
những kinh nghiệm và những quan sát thực tế vùng phương Bắc, ông đã
cho ra đời hàng loạt những tác phẩm mang lại cho ông danh tiếng trên văn
đàn thế giới.


6
Cuốn The Norton Anthology of American Literature, tác giả Nina
Baym lại một lần nữa khẳng định ảnh hưởng của cơn sốt vàng Klondike
(1897-1898) [45, tr.972] đối với cuộc đời văn chương của Jack London.
Trở về từ sau những cuộc phiêu lưu đầy mạo hiểm đó, Jack London hoàn
toàn dành thời gian cho việc viết sách. Một loạt những tác phẩm lần lượt ra
đời, được chấp nhận và thực sự thành công như “To the Man on the Trail”
vào đầu năm 1899, “The White Silence”, “An Odyssey of the North”… đã
đưa ông trở thành nhà văn nổi tiếng, có số lượng sách bán chạy nhất; và trở
thành triệu phú bằng việc viết sách. Với số lượng tác phẩm khổng lồ, được
dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới đã chứng tỏ Jack London luôn nhận
được sự quan tâm nồng nhiệt của nhiều thế hệ người đọc.
3. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong giới hạn các truyện ngắn của Jack
London đã được dịch ra tiếng Việt, cụ thể qua các tuyển tập: Tuyển tập
truyện ngắn Jack London, Chúc kẻ lên đường, Tình yêu cuộc sống, Sóng
lớn Kanaka, Sự im lặng màu trắng, Miếng bít tết, Người đàn bà sinh ra ban
đêm,

Tuy nhiên, chúng tôi có sự chọn lọc tác phẩm bởi giới hạn đề tài chủ
yếu tìm hiểu tính chất sử thi trong các truyện ngắn Jack London.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Tiếp cận dưới góc độ thi pháp học và tự sự học, luận văn sử dụng
chủ yếu các phương pháp sau:
– Phương pháp thống kê, tổng hợp
– Phương pháp so sánh…
5. Đóng góp của đề tài
Góp phần mở rộng đề tài nghiên cứu về Jack London, luận văn
khẳng định thêm tính sử thi trong truyện ngắn Jack London là một phương


7
diện thú vị và còn mới mẻ để khai thác và tìm hiểu.
Làm rõ chất sử thi trong truyện ngắn của Jack London, luận văn
khẳng định và ca ngợi những con người chiến thắng tự nhiên, chiến thắng
bản thân, đồng thời nêu cao tinh thần của những con người anh hùng đó,
trở thành bài học quý giá về lòng dũng cảm và tình yêu cuộc sống.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được chia làm ba chương:
Chương 1: Cảm hứng ngợi ca hùng tráng
Chương 2: Hình tƣợng con ngƣời sử thi
Chương 3: Không gian sử thi




















8
CHƢƠNG 1
CẢM HỨNG NGỢI CA HÙNG TRÁNG
Ở chương này, luận văn tập trung vào đặc trưng cơ bản của tính chất
sử thi, đó là “cảm hứng ngợi ca”. Tính chất này quy định cái nhìn hoành
tráng về thế giới và con người. Qua đó, nhà văn ngợi ca sức sống mãnh liệt
và ý chí bất khuất của con người trong cuộc đối đầu với thiên nhiên hung
dữ.
Theo Từ điển Văn học do nhóm Đỗ Đức Hiểu chủ biên, sử thi:
“Trong nghĩa rộng cũng gọi là tự sự, một trong ba thể loại văn học, phân
biệt với trữ tình và kịch. Trong nghĩa hẹp và chuyên biệt, sử thi chỉ một
hoặc một nhóm trong thể loại tự sự, đó là sử thi anh hùng, tức là những
thiên tự sự kể về quá khứ anh hùng, hàm những “bức tranh” rộng và hoàn
chỉnh về đời sống nhân dân và về những anh hùng, dũng sĩ đại diện cho
một thể giới sử thi nào đó, thống nhất, hài hoà. Sử thi anh hùng tồn tại cả
dưới dạng truyền miệng lẫn dưới dạng được ghi chép thành sách; số đông
những bản chép các thiên sử thi anh hùng tiêu biểu đều có ngọn nguồn dân
gian; bản thân các đặc điểm của thể loại này cũng hình thành ở cấp độ dân

gian.”(tr.1572-1573).
Trên cơ sở khái niệm này, chúng tôi tập trung khai thác các tính chất
sử thi được thể hện trong truyện ngắn Jack London.
1.1. Xung đột hoành tráng trong truyện ngắn Jack London
Chất sử thi trước hết được thể hiện ở cảm hứng ngợi ca, đó là sự cảm
phục, ca ngợi những con người anh hùng, những khí phách anh hùng cùng
những công lao cao cả của người anh hùng. Trong truyện ngắn của Jack
London, trước hết đó là những xung đột hoàng tráng, để từ những xung
đột đó, con người và cả thiên nhiên, đôi khi là cả những con vật thể hiện


9
được hết cái hùng vĩ, dũng cảm, sự thông minh và khả năng thích ứng
tuyệt vời của họ.
Là một trong những đại biểu xuất sắc của nền văn học hiện thực Mỹ
thế kỷ XIX, Jack London đã có rất nhiều cống hiến to lớn cho sự phát triển
của nền văn học nước này. Đặc biệt, chất sử thi thể hiện một cách vô cùng
độc đáo và phong phú trong các truyện ngắn của ông. Cảm hứng ngợi ca
trở thành cảm hứng chủ đạo, xuyên suốt hầu hết các truyện ngắn của ông.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “xung đột” là “sự đối lập, sự mâu
thuẫn được dùng như một quy tắc để xây dựng các mối quan hệ tương tác
giữa các hình tượng của tác phẩm nghệ thuật”. Trong văn học, các tác giả
thường khai thác những tình huống xung đột nhằm đẩy nhân vật và tình
huống truyện đến mức cao trào, từ đó, nhân vật tự thể hiện tính cách, bản
chất sâu kín nhất trong con người họ. Xung đột có thể coi là biểu hiện cao
nhất sự phát triển mâu thuẫn giữa các lực lượng, các tính cách trong một
tác phẩm. Xung đột thường được đề cao trong các tác phẩm kịch, tuy
nhiên, những thể loại như tiểu thuyết, truyện ngắn cũng không thể thiếu
nghệ thuật này. Đặc biệt trong các truyện ngắn, một hình thức tự sự hư cấu,
dung lượng ngắn, có tính hàm súc cao, độ căng lớn, khả năng cập nhật và

thích ứng uyển chuyển với mọi yêu cầu của xã hội, thường tái hiện và giải
quyết một vấn đề, một sự kiện hoặc một vài sự kiện [12, tr.28] thì việc khai
thác tình huống xung đột để tăng tính kịch tính, giải quyết nhanh một vấn
đề trong một dung lượng có hạn là rất cần thiết. Có thể nói xung đột là một
yếu tố thiết yếu của một tác phẩm văn học nói chung cũng như tiểu thuyết
nói riêng.
Nhờ có xung đột câu chuyện mới phát triển, tính cách nhân vật mới
được bộc lộ. Và qua sự lựa chọn, giải quyết những xung đột trong tác phẩm
sẽ thấy được tư tưởng nghệ thuật mà tác giả đã gửi gắm.


10
Xung đột luôn luôn mang cả ý nghĩa xã hội và ý nghĩa thời đại.
Trong tác phẩm văn học, xung đột có thể là những xung đột của cá nhân
nhân vật, nhưng bản thân xung đột ấy đã mang một ý nghĩa xã hội sâu sắc.
“Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư đã sắp đặt sự tồn tại cạnh nhau
cái cương ác với cái nhu thiện, khiến tấn bi kịch tâm trạng của các nhân vật
có cơ cháy âm ỉ và từng lúc bùng lên dữ dội. Nó luôn kéo căng cực độ
nhưng không tới mức làm gãy đứt mối ràng buộc giữa họ. Tác giả khéo léo
dựng lên hai cực đối chọi kề cặp nhau giữa hai nhóm nhân vật, với một bên
có tâm trạng bất tín, tuyệt vọng dẫn tới ích kỷ ác độc của Út Võ; sự bê tha
bất cần dẫn tới liều lĩnh của Sương; và bên kia có nỗi đau vô vọng cùng
niềm khát khao hiểu biết và yêu thương của hai chị em Nương – Điền.
Ngay trong bản thân Út Võ và Sương cũng tồn tại hai cực đối chọi nhau
như thế giữa sự bạc nhẫn với tình thương, giữa thái độ bất cần với cử chỉ
nhân ái, trách nhiệm. Phương pháp tạo đồng điệu trong tương phản ấy
thúc đẩy hình tượng nhân vật tới gần hơn đời sống hiện thực, đồng thời
tạo điều kiện xoáy sâu và gây ấn tượng mạnh hơn.
Xung đột ở mỗi thời đại khác nhau thì có sự khác nhau. Ví dụ ở thời
Hy Lạp cổ đại là xung đột giữa con người với thiên nhiên, con người với số

mệnh, ngay cả vị thần tối cao như Zeus cũng bị số mệnh đe dọa; trong thời
Phục Hưng là xung đột giữa chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa cá nhân tư
sản, các thế lực phong kiến, đồng tiền, tôn giáo; các xung đột hiện đại
thường xoay quanh xung đột giữa cách mạng và phản cách mạng, giữa cái
tốt và cái xấu, giữa cái thiện và cái ác. Xung đột có thể có nhiều phạm vi
cấp độ khác nhau: xung đột nội tâm, xung đột tư tưởng, xung đột giữa các
tính cách và hoàn cảnh, xung đột giữa các lực lượng xã hội,…Vì vậy, một
tác phẩm văn học nói chung và truyện ngắn nói riêng nếu không có xung
đột thì sẽ trở nên rất nhạt nhẽo.


11
Jack London có thể được xem là bậc thầy của những xung đột. Ông
khéo léo dựng nên các xung đột có tính kịch tính đến nghẹt thở, khiến các
nhân vật của ông bộc lộ một cách rõ nét và mãnh liệt nhất những bản tính
của họ, đôi khi là những bản năng tồn tại của con người mà trong những
lúc bình thường dường như không thể làm được.
Trong truyện ngắn của Jack London, thường gặp nhất là một không
gian hoang sơ phủ trắng tuyết của vùng Bắc cực, những vùng sóng gió của
các bờ biển, các hòn đảo ở phương Nam, hay thậm chí ở giữa cuộc sống
đời thường cũng đầy rẫy những nguy hiểm. Ở những nơi đó, sự khắc nghiệt
của tự nhiên dường như trở thành khắc tinh với con người, là những khó
khăn, những gian khổ buộc con người phải đối mặt và phải vượt qua. Đó là
cuộc đấu tranh sinh tồn một mất một còn với thiên nhiên mà con người
không còn cách lựa chọn nào khác là chiến đấu đến cùng để sống, như
người đàn ông được gọi là “hắn” trong Tình yêu cuộc sống (Love of Life);
người đàn ông trong Chúc kẻ lên đường (To The Man On The Trail); người
phụ nữ da đỏ trong Sự im lặng màu trắng (The White Silence); vợ chồng
nhà Barton trong Sóng lớn Kanaka (The Kanaka Surf), người đàn ông da
đen trong Miếng bít tết (A Piece of Steak). Xây dựng những con người kiên

cường này, nhà văn đã muốn ca ngợi họ một cách hào hùng nhất, lý tưởng
nhất, đẹp đẽ nhất, như những người hùng trong các sử thi.
Ở đây, cảm hứng ngợi ca nhằm hướng đến những con người ông coi
là anh hùng để ca ngợi sức sống, sự hi sinh, bản năng sinh tồn và tình yêu
mãnh liệt với cuộc sống đến vô hạn của họ. Như vậy, Jack London trong
các tác phẩm truyện ngắn của mình đã hướng đến ca ngợi những người đàn
ông, những người phụ nữ gặp rơi vào những hoàn cảnh trớ trêu, phải đối
diện với một bên là sự sống, một bên là cái chết; đối diện với những phức
tạp, những khó khăn của cuộc sống, nhưng họ vẫn vươn lên, vượt qua tất cả


12
để chiến thắng. Họ không sợ cái chết, họ kiên cường chiến đấu với khó
khăn như bản lĩnh những anh hùng sử thi, và họ chiến thắng số phận cũng
oai hùng như những người hùng sử thi thắng trận.
1.1.1. Xung đột giữa con người với tự nhiên
Bằng cách xây dựng những xung đột đặc thù trong các câu chuyện
của mình, Jack London đã gợi ra trong các tác phẩm những cảm hứng sử
thi hùng tráng. Xung đột luôn là yếu tố xuất hiện thường xuyên, như sợi
dây xuyên suốt các tác phẩm, đồng thời là mạch ngầm để tạo nên những
bầu không khí hùng tráng trong hầu hết các truyện ngắn. Đó là sự xung đột
mạnh mẽ giữa tự nhiên và con người, giữa thiên nhiên phương Bắc hoang
vu, lạnh lẽo, quanh năm tuyết phủ trắng xoá và luôn chứa ẩn những cái chết
cho con người bất kỳ lúc nào… với con người dường như bị bủa vây trong
những xứ sở đó, hoàn toàn cô đơn, chỉ có một mình chống chọi lại thiên
nhiên để tồn tại. Những xung đột này ta có thể tìm thấy trong Tình yêu cuộc
sống, một trong những truyện hay và để lại tên tuổi cho Jack London, và cả
trong Sự im lặng màu trắng, Nhóm lửa,… Hay đó là thiên nhiên của
phương Nam tuy ấm ấp, ngập tràn ánh nắng nhưng quanh năm gió bão dữ
dội, nên con người ở đây cũng trở nên gan góc lạ thường để chống chọi với

những trận cuồng nộ của biển. Tiêu biểu cho kiểu thiên nhiên này là những
quần đảo đầy sóng gió hãi hùng, những quần đảo hoang sơ, có khi là hòn
đảo không một bóng người, không một tia hi vọng sống sót khi chẳng may lạc
vào đó. Vậy mà con người vẫn phải kiên trì tìm kiếm sự sống bằng tình yêu
bất tử với nó, và chiến thắng cái chết một cách anh hùng như những nhân vật
trong sử thi. Chúng ta dễ dàng bắt gặp những nhân vật như vậy trong các câu
chuyện như Ngôi nhà của Mapuhi (The House of Mapuhi), Sóng lớn Kanaka,
Solomon quần đảo khủng khiếp (The Terrible Solomon),…
Nếu như trong Ramayana, thiên nhiên là người bạn thân thiết của


13
con người, là một khung cảnh thiên nhiên đẹp tráng lệ, hùng vĩ, tạo môi
trường tích cực để nhân vật hoạt động mà là một hình tượng nghệ thuật vô
cùng đẹp đẽ, góp phần thành công cho nhân vật, thì thiên nhiên trong
những truyện ngắn của Jack London lại là những thử thách nghiệt ngã nhất
với con người. Thiên nhiên khắc nghiệt đó có thể khiến con người tự giết
hại chính đồng loại của mình để sống, để tồn tại, và cũng trong lúc đối mặt
với thiên nhiên như vậy, con người cũng thể hiện được chính bản chất của
mình, ích kỉ hay nhân hậu, hèn nhát hay dũng cảm, nhu nhược hay thông
minh, khôn khéo…
Đặt nhân vật của mình vào khung cảnh thiên nhiên khắc nghiệt và
nguy hiểm như vậy, Jack London đồng thời cũng để nhân vật chiến đấu
một cách cương quyết và mạnh mẽ nhất. Đó là những con người hành động
không ngưng nghỉ, và điều này làm nên tính kịch tính, hấp dẫn và vô cùng
lôi cuốn trong các tác phẩm của ông. Thiên nhiên càng dữ dội, con người
càng chiến đấu quyết liệt. Cuộc chiến đó là cuộc chiến sống còn giữa con
người và kẻ thù vô cùng mạnh, khả năng chiến thắng của con người vô
cùng nhỏ nhoi, nên dường như con người trở nên hùng vĩ hơn, anh dũng
hơn, vận dụng hết trí và lực để dành lại sự sống mặc dù mong manh, có khi

là vô vọng.
Tình yêu cuộc sống một câu chuyện như thế. Cũng được đặt trong
thiên nhiên Bắc cực giá lạnh đến đáng sợ, hoang vu và tĩnh mịch, ở đó có
hai con người đang nhọc nhằn với cuộc hành trình của mình. Khắc nghiệt
hơn nữa là một người trong đó không may bị trẹo mắt cá khi bị ngã xuống
nước và bị bỏ rơi lại. Người đàn ông này đã một mình chống chọi với cái
đói, sự đau đớn, cô đơn:
“Một lần nữa, mắt gã lại đảo khắp một vòng cái thế giới quanh gã.
Một quang cảnh không lấy gì làm phấn khởi. Đâu đâu cũng là một


14
đường chân trời mềm mại. Các trái đồi đều thấp. Chẳng có cây to,
cây nhỏ, cũng chẳng có cỏ – chẳng có gì ngoài một sự tiêu điều
mênh mông và ghê gớm, khiến cái sợ mau chóng nhóm lên trong mắt
gã.” [42, tr.21]
Trong cuộc hành trình mà gã không còn nhớ chính xác ngày tháng,
địa điểm, chỉ biết đi về phía Nam là Hồ Gấu Lớn, là nơi gã gắng gượng lê
từng bước để đến, gã trở thành một kẻ cô đơn, yếu thế, rợn ngợp trước
thiên nhiên hãi hùng. “Gã co ro giữa dòng nước trắng sữa, như thể khoảng
không rộng lớn đang ép lên gã với một sức mạnh áp đảo, đè gí gã một cách
thô bạo với sự uy nghi đầy tự mãn của nó.” [42, tr.21] Nhưng người đàn
ông đó không thể dừng lại, gã vẫn tiếp tục đi với một sự tuyệt vọng gần
như điên dại. Gã liên tiếp gặp những trở ngại do thời tiết, những nguy hiểm
luôn luôn rình rập. Gã đối mặt với một con gấu, bằng sự can đảm bền bỉ và
tuyệt vọng, khiếp sợ, gã đã đứng thẳng người lên, cũng gầm gừ, man rợ,
gớm ghiếc thốt lên nỗi sợ vốn là thích hợp với sự sống và vốn xoắn xuýt
quanh những rễ sâu nhất của sự sống; rồi gã lại gặp những con sói, nhưng
chúng cũng không tấn công gã, có lẽ chúng cũng sợ một sinh vật đứng
thẳng vừa có thể cào vừa có thể cắn để chống trả lại. Đặc biệt hơn nữa khi

Jack London cho gã và một con sói đói, gầy và kiệt sức, cũng thảm hại
không kém gì gã, đối mặt với nhau để cố gắng cướp đoạt sự sống của nhau.
Hai bên đi cùng nhau suốt chặng đường, cũng mệt lử, lê lết từng bước, gầm
gừ, dọa nạt lẫn nhau,và lúc nào cũng trong tình trạng phòng bị và trực tấn
công. Cuối cùng thì gã cũng thắng con sói, bởi sự gan lì bám lấy sự sống và
cũng bởi tình yêu cuộc sống bất diệt và mãnh liệt hơn bao giờ hết. Câu
chuyện là cuộc đấu tranh không ngừng của con người trước thiên nhiên
hoang dã để tìm lại sự sống. Qua cuộc hành trình đó, người đàn ông trong
truyện đã tự khẳng định được bản chất tốt đẹp của mình, là một con người


15
gan dạ với nghị lực phi thường và tinh thần vượt qua khó khăn vô cùng
đáng nể phục. Nhưng trên hết, đó là tình yêu cuộc sống, hướng về cuộc
sống bằng tất cả sức lực và trí tuệ còn lại của mình.
Trong sử thi, hình tượng người anh hùng đôi khi mang nét tâm lý sử
thi hồn nhiên, ngây thơ, chất phác, thứ tâm lý gắn liền với hành động, được
bộc lộ một cách trực tiếp. Một Đăm Săn táo bạo, dũng cảm, dám cả gan đi
bắt Nữ thần Mặt trời về làm vợ, từng ngang tàng chặt đứt cây linh hồn của
H’nhí và H’bhí, vậy mà, khi hai người vợ ngã gục xuống thì Đăm Săn oà
lên khóc: “Anh vừa chạy về vừa khóc. Đăm Săn khóc từ sáng đến tối, từ tối
suốt sáng. Anh khóc nước mắt chảy ròng đầy một bát, chẩy ngập một chiếc
chiếu”(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam, Tập V. Nxb. Giáo dục, H,
2001, tr. 353). Còn người anh hùng Xing Nhã lại rớt nước mắt khi biết
được nỗi oan trái và mối thâm thù của cha mẹ chàng thuở trước: “Xing Nhã
vội vàng chạy đến đống tranh mục, tìm xương sọ cha, kêu khóc thảm
thiết”(Tuyển tập văn học dân gian Việt Nam , Tập V. Nxb. Giáo dục, H,
2001, tr. 383). Người anh hùng trong sử thi Khinh Dú trong khi nghe bác
kể lại hoạn nạn của gia đình thì chàng khóc nức nở thương cho gia đình
mình không đủ sức dành lại của cải đã mất. Tiếng khóc xuất hiện trên khoé

mắt các nhân vật anh hùng với khá nhiều cung bậc, khóc ròng, khóc thảm
thiết, khóc nức nở, cung bậc nào cũng cho thấy nỗi đau xót của một tấm
lòng đầy tình yêu thương. Đó là tính cách rất hồn nhiên mà các tác giả dân
gian muôn gán cho nhân vật của mình. Hình tượng người anh hùng của
Jack London cũng cho người đọc thấy những sự sợ hãi, những sự thất
vọng, thậm chí là tuyệt vọng nhưng họ đã vượt qua tất cả, họ đã chiến
thắng, không một chút yếu lòng, bởi chỉ yếu lòng một chút, họ có thể sẽ
vĩnh viễn nằm dưới băng tuyết, hay trong lòng đại dương, không bao giờ có
thể trở về được.


16
Xuống phương Nam ấm áp nhưng không kém khắc nghiệt, Jack
London một lần nữa cho người đọc thấy những con người cũng ngày đêm
chống lại sự dữ dằn của biển cả để bảo vệ cuộc sống, thậm chí là một mình
đối chọi với biển để tìm về cuộc sống. Đó là hình ảnh bà lão Nauri trong
Ngôi nhà của Mapuhi. Đảo san hô Hikueru ngày hôm đó phải đối mặt với
cơn bão khủng khiếp. Cơn bão như một trận đại hồng thủy, hàng ngàn
người bị biển vùi dập, hoặc cuốn ra biển, hoặc chết thê thảm trên đảo. Hòn
đảo trở thành “một hồ ngổn ngang người chết”, không một ngôi nhà, không
một túp lều nào còn đứng vững. Khắp đảo san hô, không còn lấy hai viên
đá nào chồng lên nhau. Một phần năm mươi số cây dừa còn đứng vững thì
cũng đã tả tơi, không còn lấy một quả trên cành, không còn chút nước ngọt
nào”. Bà Nauri cũng bị cuốn ra một hòn đảo hoang, không một ai sinh sống
và nuôi một hi vọng có người tìm ra mình dù đó là hi vọng vô cùng mong
manh. Bà kéo dài cuộc sống bằng những trái dừa bà đã dùng làm phao để
dạt được vào bờ. Đến ngày thứ 10, bà vô tình nhìn thấy một cái xác quen,
đó là người đã mua lại hạt ngọc trai của con trai bà (hat ngọc trai đó là thứ
của cải lớn nuôi ước mơ mua nhà của gia đình bà). Cuộc sống lại được kéo
dài khi bà tìm được một hòm gỗ có thức ăn. Tám ngày nữa, bà vật lộn ở

trên đảo, cầm cự bằng thứ thức ăn tìm thấy và những trái dừa, và cuối cùng
bà đã gắng sức tìm cách trở về nhà. Bà đã bện xơ dừa với nhau tạo thành
dây để buộc lại móc chèo vào chiếc thuyền, đến nửa đêm ngày thứ 8, bà lao
thuyền qua lớp sóng xô và bắt đầu cuộc hành trình trở về Hikueru. Trí
thông minh và lòng dũng cảm đã giúp bà biết tránh các luồng nước và lái
chèo đúng hướng, đã đuổi được cá mập trước khi chờ nó tấn công mình và
về được nhà trong hình hài gầy guộc và gớm ghiếc như một thây ma. Như
vậy, bà lão đã chiến thắng biển cả hung dữ, rợn ngợp để trở về, mang theo
viên ngọc trai, mang theo cả ước mơ về một ngôi nhà hạnh phúc, ấm cúng.


17
Trong Ramayana, nàng Sita là mẫu người phụ nữ Ấn Độ cổ đại, một
người vợ chung thủy, tiết hạnh, một người con gái nhu mì hiền từ, nhân
hậu. Cái cao cả mà nhân vật này thể hiện là tình yêu quên mình, hiến dâng
cho Rama một tình yêu son sắt, bất chấp gian nguy, bất chấp cả tính mạng.
Trong truyện của Jack London, người phụ nữ này cũng mang những phẩm
chất cao quý như người anh hùng trong sử thi, nhưng đó là lòng dũng cảm,
đấu tranh giành lại sự sống một cách quyết liệt. Tuy không có được sức trẻ
như Sita, nhưng Nauri có một tinh thần trẻ, một sức khỏe của dân biển
quanh năm sóng gió, và trên hết là sự gan góc kiên cường đáng khâm phục.
Từ đó, Jack London ca ngợi những con người sống hết mình và
chiến đấu hết mình để bảo vệ sự sống, để được sống. Trong họ có một
tình yêu mãnh liệt với cuộc sống, với những con người họ yêu quý, và có
người chiến thắng được thiên nhiên, có người phải bỏ mạng trong tuyết,
nhưng trên tất cả, họ để lại cho người đọc, cho người đời bài học quý giá
về giá trị cuộc sống, niềm khao khát sống và cách họ chiến đấu để được
sống mãnh liệt như thế nào.
1.1.2. Xung đột giữa con người với con người
Xung đột giữa con người với con người đã tạo nên những cảm hứng

mới cho các truyện ngắn của Jack London, qua đó, ông ngợi ca những con
người biết sống với lý tưởng, sống cho tình yêu và sẵn sàng bỏ qua tất cả
để được sống cuộc sống mà họ mong ước. Xung đội giữa con người và con
người của Jack London tồn tại ở những dạng thức khác nhau như xung đột
tình yêu tay đôi nhằm ca ngợi tình yêu, ca ngợi những con người dám đấu
tranh cho hạnh phúc lứa đôi; xung đột trong nội tâm của con người từ đó đề
cao đức hi sinh, lòng nhân hậu cao cả,…
Tiêu biểu cho kiểu xung đột tay đôi trong tình yêu là cuộc chiến
giành lấy cô gái mình yêu trong câu chuyện Con trai của sói (The Son of


18
the Wolf). Mackenzi được tác giả miêu tả là người con của Sói, tức là người
da trắng, những con người khai hóa văn mình được đặt trong cuộc chiến
với chàng trai da đỏ được gọi là Gấu để giành nhau cô con gái của vị
trưởng tộc da đỏ. Bằng sự thông minh của mình, Mackenzi cũng chiếm
được cảm tình của cô gái và thuyết phục được cô đi cùng mình, làm vợ
mình. Nhưng cuộc tình không thuận lợi khi Mackenzi bị bộ tộc da đỏ phản
đối. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt, và bằng quyết tâm cũng như bằng những
thứ của cải Mackenzi bỏ ra để mua chuộc thì cuối cùng phần thắng đã
thuộc về chàng trai da trắng. Ở đây, Jack London đã ca ngợi một tình yêu
không phân biệt sắc tộc: một người da trắng yêu cô gái da đỏ tha thiết và
nhất nhất muốn cưới cô làm vợ; đồng thời đã cố gắng thuyết phục cũng như
sẵn sàng chiến đấu để chiếm đoạt bằng được người con gái đó. Tuy nhiên,
qua tác phẩm, Jack London cũng ngầm phê phán xã hội tư bản Mỹ đương
thời đang áp đặt, đang tước đoạt nhân quyền của con người.
Jack London còn tinh tế, khéo léo hơn khi khai thác những xung đột
nội tâm kín đáo. Đó là sự giằng xé, đau đớn của những cuộc hôn nhân tan
vỡ, hay đứng trước nguy cơ tan vỡ, trước sự phản bội hay mới chỉ là
những nguy cơ đe dọa hạnh phúc gia đình. Nhưng bằng lòng cao thượng,

đức hi sinh, những nhân vật của Jack London đã cho người đọc thấy họ là
những người “anh hùng” khi giải quyết các tình huống một cách êm thấm
nhất, nhân văn nhất.
Sóng lớn Kanaka là câu chuyện tình yêu giữa hai vợ chồng nhà
Barton và những sự hiểu lầm trong tình yêu của họ, để cuối cùng, tình yêu
được trải nghiệm, được thử thách, để họ yêu nhau hơn, tin tưởng nhau hơn.
Đó là những con người dũng cảm bởi dám yêu và hi sinh hết mình cho tình
yêu của mình. Hình tượng sóng lớn như một hình ảnh ẩn dụ cho những
sóng gió trong cuộc hôn nhân của Lee và Ida. Tuy họ là một đôi tuyệt đẹp


19
giữa một người đàn ông có học thức, khỏe mạnh, có tiếng tăm trong vùng
với một người phụ nữ xinh đẹp bậc nhất trong con mắt của nhiều người,
một người phụ nữ đầy quyến rũ và khiêu khích… nhưng tình yêu của họ
không tránh khỏi những đe dọa hôn nhân đổ vỡ bởi sự can thiệp của Sonny.
Sonny là người đàn ông góa vợ và yêu Ida say đắm, si mê. Sự việc càng trở
nên nghiêm trọng khi Lee nhận thấy người vợ của mình ngày càng có
những biểu hiện khác lạ, và vô tình một lần anh bắt gặp Sonny hôn vợ
mình. Lee đã thực sự đau khổ vì Ida là người mà anh rất mực thương yêu. Tuy
nhiên, không giữ thái độ thù hận, Lee vẫn nhẹ nhàng, ân cần với vợ. Sau cuộc
thử thách tình cảm của vợ, Lee đã nhận ra rằng, người vợ anh vô cùng yêu
dấu ấy cũng yêu anh vô cùng khi cô sẵn sàng lao vào sóng dữ để cứu anh. Ida
đã kể lại mọi chuyện, hiểu lầm được giải tỏa, họ lại trở về với cuộc sống hạnh
phúc bên nhau nhờ tình yêu dành cho nhau rất chân thành, cao thượng.
Cái tài tình của Jack London là lột tả một cách tự nhiên nhất những
sự đấu tranh trong suy nghĩ và tình cảm của nhân vật, là sự vật lộn giữa
lòng ghen tuông, nỗi đau khổ tột cùng và tình yêu tha thiết, cao cả. Từ sự
đấu tranh mãnh liệt đó, nhân vật đã đủ bình tĩnh, đủ thông minh để xử lý mọi
việc, đã chọn được cách tốt nhất để giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng

nhất. Xung đột ở đây không phải là sự đấu tranh bằng vũ khí, bằng lời nói
giữa các đối thủ, mà là sự giằng xé trong nội tâm mỗi con người. Từ đó, nhân
vật bộc lộ một cách rõ ràng nhất tính cách, suy nghĩ và cả tình cảm của mình,
khẳng định lại một cách chắc chắn tình yêu đích thực mà họ dành cho nhau.
Đoạn kết của câu chuyện cổ tích (The End of the Story) là một câu
chuyện xúc động về tình yêu, nhưng trên hết, câu chuyện nổi bật lên tình
thương, sự thông cảm, đức hi sinh cao cả và lòng nhân từ vị tha vô bờ bến
của nhân vật bác sỹ Linday. Bằng đức độ cao đẹp của người bác sỹ, ông đã
sẵn sang vượt qua băng giá lạnh với thời tiết lạnh dưới 50 độ âm để đến với


20
một con người không may bị thương rất nặng, nhưng đang gắn gỏi chờ đợi
người đến cứu. Nhưng trớ trêu thay, đến nơi, người bác sỹ tốt bụng này đã
nhận ra người anh sẽ cứu là kẻ đã cướp vợ của mình. Căm phẫn, đau đớn
và vượt qua được cả những suy nghĩ tàn nhẫn: “Từ ngàn xưa trong cái thế
giới già cỗi này phong tục tiêu diệt những kẻ đi cướp vợ người khác đây có
gì là khác thường”, bác sỹ đã chấp nhận ở lại cứu Strang. Đọc câu chuyện
này, người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm tha thiết mà bác sỹ dành cho vợ
của mình, đó là một tình yêu vô bờ bến, vấn cố gắng níu kéo người vợ khi
đưa ra một thỏa thuận sẽ cứu Strang nếu cô trở về bên ông. Và ông luôn
căm thù Strang, luôn tâm niệm đó là một tên “kẻ cướp” xấu xa, phá vỡ
hạnh phúc một gia đình đang êm ấm. Tuy nhiên, khi nhận thấy tình yêu mà
vợ ông dành cho người thanh niên có nét mặt thanh tú Strang, ông đã sẵn
sang bỏ qua hận thù sang một bên, và tận tình cứu chữa cho anh, tận tình
đến mức đáng thán phục bởi ông còn ở bên cạnh anh cho đến khi anh khỏe
mạnh bình thường, thậm chí còn có thể đi săn bắn một cách lẹ làng, dũng
mãnh. Và cái kết của câu chuyện cổ tích mà bác sỹ vẫn chưa kể nốt với vợ
mình đó là “lấy điều thiện để trả điều ác” [43] đã khiến người vợ vô cùng
biết ơn, ngưỡng mộ. Tấm lòng cao thượng vô cùng đó đẹp có lẽ chỉ có thể

có trong những câu chuyện cổ tích, nhưng Jack London đã đưa vào câu
chuyện của mình một cách thật chân thực, tự nhiên và xúc động nhất. Có lẽ
bác sỹ cũng cảm kích trước sự hi sinh của cô vợ mình cho chàng thanh niên
mà cô yêu tha thiết, nên đã dốc lòng giữ lại tình yêu đó bên cô. Câu chuyện
cổ tích mà ông kể ra hay thỏa thuận mà ông đặt ra cũng chỉ để ông khẳng
định lại tình cảm của vợ mình dành cho chàng thanh niên kia, và cuối cùng
thì ông cũng nhận thấy, tình yêu đó cũng cao cả, mạnh mẽ hơn bất cứ thứ
gì. Do đó, ông không nỡ để họ rời xa nhau.
Sử thi Ramayana cũng ghi nhận một mối tình vô cùng thắm thiết


21
giữa nàng Sita xinh đẹp, thủy chung với người anh hùng Rama thông minh,
dũng mãnh. Sita cũng đã chiến thắng những sự dụ dỗ quỷ sứ Ravana, hết
lời ca ngợi Rama. Nhưng khi thoát khỏi móng vuốt của Ravana trở về, Sita
lại bị Rama nghi ngờ về lòng thủy chung của mình, và nàng đã chọn cách
nhảy vào lửa, nhờ thần lửa Agni chứng minh cho phẩm hạnh, trinh tiết của
mình. Nhưng trong Ramayana, những nhân vật đó đều là những vị thần,
hoặc mang trong mình dòng máu thần thánh, có sức mạnh, có quyền năng,
có thể chiến thắng thiên nhiên, chiến thắng cái chết bằng quyền năng vô
hạn của mình, và dùng quyền năng đó để bảo vệ tình yêu của mình. Ngược
lại, những con người nhỏ bé trong truyện ngắn của Jack London thì hoàn
toàn không có thứ quyền năng nào cả, họ chỉ bằng tình yêu, đức hi sinh mà
cứu sống, giúp đỡ lẫn nhau, để cho người mình yêu được hạnh phúc.
Nhưng họ là những người hùng không phải như trong sử thi mà là những
người anh hùng trong cuộc đời thường, bởi chỉ có những người anh hùng
mới có thể sẵn sàng hi sinh hạnh phúc cá nhân, thậm chí hi sinh cả cuộc
đời vì hạnh phúc của người khác.
Cuộc xung đột giữa con người với con người còn là sự giành giật
cuộc sống của nhau, giành giật công sức lao động của người khác. Chuyện

Khe núi toàn vàng (All Gold Canyon) là một minh chứng. Người đàn ông
được người đọc biết đến với cái tên Bin. Anh ta đang có cuộc hành trình
vất vả đến với “Ngài hầu bao” – tức khe núi rất nhiều vàng mà may mắn
anh ta tìm được. Sự lạc quan, tự tin và trí tuệ đã giúp anh ta nhanh chóng
tìm được số vàng vô cùng trị giá. Nhưng khi anh ta đã tìm được số vàng đó,
thì bất ngờ anh ta bị tấn công bởi một kẻ lạ mặt. Bin bị hắn bắn từ sau lưng,
bị thương và đã tưởng như mình thất bại. Nhưng với nghị lực của một con
người dũng cảm, lạc quan, và sự tức giận, anh đã chiến đấu với kẻ lạ mặt
kia, và giết chết hắn. Qua câu chuyện trên, Jack London đã cho người đọc

×