Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 150 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








TRẦN THANH HÀ




Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam





LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM











HÀ NỘI, 2005



2
Mục lục

Đặt vấn đề
Chƣơng một: Quan niệm tiểu thuyết trinh thám
Đặc trƣng thể loại
I.1. Quan niệm tiểu thuyết trinh thám
I.2. Đặc trưng thể loại
I.2.1. Tội phạm là chất liệu cuộc sống của tiểu thuyết trinh thám
I.2.2. Thám tử có vai trò nhất định trong cốt truyện
I.2.3. Tính duy lý thuần túy và tính hiện thực
I.2.4. Cơ may của ngƣời đọc trong việc khám phá bí mật
Chƣơng hai: Lịch sử phát triển và các hình thức của tiểu thuyết trinh thám
thế giới
II.1. Tiểu thuyết trinh thám - sản phẩm của xã hội tiêu thụ
phương Tây
II.2. Trinh thám cổ điển - mẫu hình đầu tiên và phổ biến nhất
II.3. Trinh thám đen - sự phơi bày "gương mặt đen" của xã hội
phương Tây
II.4. Trinh thám chính trị và sự nở rộ sau thế chiến thứ hai
II.5. Trinh thám hiện đại và sự xâm nhập vào địa hạt của tiểu
thuyết tâm lý
Chƣơng ba: Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam
III.1. Vài nét về quá trình hình thành và phát triển của tiểu

thuyết trinh thám Việt Nam
III.2. Thời kỳ đầu tiên: Phạm Cao Củng và Thế Lữ - sự ảnh
hưởng của trinh thám cổ điển phương Tây
III.2.1. Trinh thám suy luận và trinh thám mạo hiểm của Phạm
Cao Củng
III.2.2. Trinh thám lãng mạn của Thế Lữ
III.3. Tiểu thuyết tình báo - phản gián và nhu cầu nhận thức
chiến tranh
III.3.1. Bối cảnh của tiểu thuyết tình báo - phản gián Việt Nam
Trang
3


6
11
11
13
15
18



20
29

34
40

46



56
62


62
72

75
76

3
III.3.2. Tiểu thuyết tình báo - phản gián và nhu cầu nhận thức
chiến tranh
III.3.3. Tính tƣ liệu của tiểu thuyết tình báo - phản gián
III.3.4. Nhân vật điệp viên đƣợc chú trọng miêu tả về tâm lý
III.4. Tiểu thuyết vụ án, tiểu thuyết điều tra và tham vọng phân
tích tâm lý - xã hội
III.4.1. Giới hạn thể loại và hoàn cảnh xã hội của tiểu thuyết vụ
án, tiểu thuyết điều tra
III.4.2. Tiểu thuyết vụ án - hình thức phổ biến và sự ƣa thích miêu
tả tâm lý
III.4.3. Tiểu thuyết điều tra - hình thức điển hình của tiểu thuyết
trinh thám
III.4.3.1. Số lượng ít ỏi của tiểu thuyết điều tra
III.4.3.2. Nhân vật công an - tập thể được miêu tả ở phương diện
bình thường
III.4.3.3. Một thế giới không có đàn bà - sự kết hợp giữa kỹ
thuật trinh thám và phân tích tâm lý
Kết luận

Phụ lục
Tài liệu tham khảo

80
84
92

97

97

101

108
108

110

116
119
121
142





4
Đặt vấn đề
Thế kỷ XX đã chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của thể loại tiểu thuyết

trinh thám. Xã hội vật chất phát triển, nhu cầu giải trí ngày càng tăng cao, đã
khiến cho tiểu thuyết trinh thám trở thành một thể loại ăn khách, và kéo theo nó
là sự phát triển của các loại hình giải trí khác nhƣ điện ảnh, truyền hình, lấy
phẩm chất trinh thám làm yếu tố quan trọng để chinh phục khán giả. Xuất bản
sách trinh thám trở thành một công việc làm ăn phát đạt. ở các nƣớc phƣơng
Tây, tiểu thuyết trinh thám đƣợc xuất bản thành những series, có số lƣợng hàng
triệu bản và đƣợc tái bản liên tục, với những tên tuổi đã khẳng định nhƣ những
thƣơng hiệu: trinh thám của Conan Doyle, của Agatha Christie, của Georges
Simenon, Stanley Gardner, v.v. Việc bán sách trinh thám phát đạt đến nỗi mà
vào dịp Giáng Sinh, trên nhiều đƣờng phố ngƣời ta đọc thấy những quảng cáo:
“Một cuốn Agatha Christie cho ngày Giáng Sinh”… Nhiều hình tƣợng của tiểu
thuyết trinh thám đƣợc tôn sùng và đƣợc đề cao, chẳng hạn thanh tra Maigret
của Georges Simenon đƣợc tạc tƣợng ở Pháp và Hà Lan, tác giả thì trở thành
viện sĩ Viện Hàn lâm Bỉ; Agatha Christie đƣợc nữ hoàng Anh phong là Lady,
đƣợc tôn sùng là Nữ hoàng trinh thám trên khắp thế giới; Marinina đƣợc gọi là
Nữ hoàng trinh thám ở Nga; Conan Doyle hay Dashiell Hammett có tên trong
những bộ từ điển lớn; ở Mỹ có giải thƣởng Egar Poe là một giải thƣởng danh giá
dành cho các nhà văn viết truyện trinh thám; ở châu Âu có “Câu lạc bộ trinh
thám London”; có giải thƣởng Anthony, giải thƣởng Ellery Queen cho các tác
phẩm trinh thám hay nhất ở Anh; có “Hiệp hội các nhà văn trinh thám quốc tế”
mà Hữu Mai là nhà văn Việt Nam duy nhất có tên trong hiệp hội. Vƣợt khỏi
biên giới quê hƣơng là các nƣớc phƣơng Tây, tiểu thuyết trinh thám đƣợc dịch
in và phổ biến trong nhiều nƣớc khác nhau trên thế giới, ảnh hƣởng và làm xuất
hiện nhiều xu hƣớng trinh thám mới tại các nƣớc đó. Ngày nay, ngƣời ta thấy
sách trinh thám Nga, trinh thám Nhật và cả trinh thám Trung Quốc với những

5
câu chuyện về các gia tộc và các võ phái đậm màu sắc phƣơng Đông đang ngày
càng đƣợc độc giả chú ý.
Có đến một thế kỷ rƣỡi phát triển, rất ăn khách, có số lƣợng độc giả đông

đảo hơn bất kỳ một thể loại văn học nào, song trong một thời gian dài, tiểu
thuyết trinh thám chỉ đƣợc xem là văn học hạng hai, văn học đại chúng, là cận
văn học. Đƣợc sự quan tâm của đại chúng, và trong số độc giả hâm mộ có nhiều
nhà văn “đích thực” tên tuổi: Charles Dickens, Robert Louis Balfour Stevenson,
Jorges Luis Borges…, nhƣng ngay từ đầu tiểu thuyết trinh thám rất ít gợi nên sự
quan tâm của giới nghiên cứu. Mãi đến thập kỷ 1970, khi tiểu thuyết trinh thám
phát triển ở đỉnh cao và nhu cầu đọc sách trinh thám trở thành một hiện tƣợng xã
hội quan trọng, đặc biệt là sự ảnh hƣởng, xâm chiếm của thể loại này đối với văn
chƣơng tiểu thuyết, các nhà nghiên cứu phƣơng Tây mới đặt vấn đề nghiên cứu
tiểu thuyết trinh thám một cách sâu sắc. ở Pháp, Anh, Mỹ, Nga…, có rất nhiều
công trình nghiên cứu về tiểu thuyết trinh thám. ở nhiều nƣớc, tiểu thuyết trinh
thám đƣợc đƣa vào chƣơng trình ở bậc đại học. Thể loại trinh thám, rõ ràng đã
đƣợc thừa nhận có một vị trí quan trọng trong văn học phƣơng Tây.
ở Việt Nam, truyện trinh thám xuất hiện khá sớm, từ trƣớc 1945 với các tác
giả Thế Lữ và Phạm Cao Củng, và ngay từ hồi đó nó đã rất đƣợc chú ý. Sau này,
mặc dù có những đứt đoạn song tiểu thuyết trinh thám vẫn tiếp tục phát triển ở
cả hai miền Nam - Bắc với những hình thức khác nhau. Đến thập niên 1990, do
ảnh hƣởng của nền kinh tế mở cửa và giao lƣu văn hoá quốc tế, trên đất nƣớc ta
cũng bùng nổ nhu cầu đọc sách trinh thám. Trong khoảng hơn hai mƣơi năm đã
có hàng trăm tác phẩm trinh thám đƣợc dịch in. Và không chỉ là nhu cầu đọc
sách trinh thám của nƣớc ngoài, ngƣời Việt ngày càng có nhu cầu đọc trinh thám
Việt Nam. 30 năm sau khi chiến tranh kết thúc, chúng ta đã có một số lƣợng
sách trinh thám “made in Vietnam” đáng kể. Ngày nay, nhiều nhà văn đã tham
gia viết truyện trinh thám. Trong mấy năm gần đây, Bộ Công an kết hợp với Hội
Nhà văn Việt Nam tổ chức nhiều cuộc vận động viết và xét nhiều giải thƣởng
văn học về đề tài bảo vệ an ninh Tổ quốc và trật tự xã hội, trong đó lấy hình ảnh
ngƣời chiến sĩ công an làm trung tâm, dù không nhấn mạnh vào thể loại tiểu
thuyết trinh thám, nhƣng vô hình trung đây là một điều kiện để thể loại này phát
triển, vì các tổng kết đã cho thấy, trong tổng số tác phẩm tham dự và tác phẩm
đƣợc trao giải, tiểu thuyết trinh thám luôn chiếm một số lƣợng không nhỏ.


6
Mặc dù tiểu thuyết trinh thám chiếm một vị trí đáng kể trong số sách đƣợc
đọc ở Việt Nam, song việc nghiên cứu nó nhƣ một thể loại văn học đến nay vẫn
là một khoảng trống. Trong các giáo trình, trong các bộ từ điển văn học, tiểu
thuyết trinh thám không hề đƣợc đề cập, cũng chƣa có một nghiên cứu nào ở
trình độ thạc sĩ và tiến sĩ về thể loại này, có chăng là một vài bài báo, bài phát
biểu đƣợc in rải rác trên các báo và tạp chí, trình bày trong các hội thảo của Bộ
Công an. Gần đây, bộ Từ điển văn học mới nhất (Nhà xuất bản Thế giới, 2005)
nhà văn Phạm Cao Củng đƣợc giới thiệu là tác gia trinh thám, nhƣng không có
mục về tiểu thuyết trinh thám, trong khi có các mục về tiểu thuyết tâm lý, tiểu
thuyết lịch sử…
Khoảng trống trong nghiên cứu đối với thể loại, là lý do quan trọng để
chúng tôi lựa chọn đề tài.
Trong nhiều năm làm biên tập xuất bản, chúng tôi nhận thấy, tiểu thuyết
trinh thám vẫn đang phát triển tiến tới những hình thức mới và trong tƣơng lai
nó sẽ còn thu hút một khối lƣợng đông đảo độc giả, cũng nhƣ sẽ còn góp phần
vào sự thịnh vƣợng của các loại hình giải trí khác nhƣ điện ảnh, truyền hình. Vì
vậy, lựa chọn đề tài, âu cũng là một ích lợi cho công việc chúng tôi đang tiến
hành.
Mục đích của chúng tôi là nhằm nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam.
Thế nhƣng, muốn nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam thì phải đặt nó
trong thế so sánh với tiểu thuyết trinh thám thế giới, với những mẫu hình đã và
đang phát triển ở các nƣớc. Bởi vậy, luận văn này, chính là một công trình văn
học so sánh.
Luận văn của chúng tôi đƣợc chia làm 3 chƣơng: Trong Chƣơng một chúng
tôi cố gắng định hình khái niệm thể loại tiểu thuyết trinh thám; Chƣơng hai tập
trung khái quát lịch sử của tiểu thuyết trinh thám thế giới với các hình thức phát
triển của nó cho đến hiện tại; Chƣơng ba đi sâu phân tích những đặc điểm của
tiểu thuyết trinh thám Việt Nam, trong cái nhìn so sánh với tiểu thuyết trinh

thám thế giới.
Những phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu mà chúng tôi sử dụng trong luận
văn là lịch sử cụ thể và văn học so sánh.
Đây là nghiên cứu đầu tiên (ở mức độ cao học) về thể loại văn học trinh
thám ở trong nƣớc, vì vậy những ý kiến và phân tích của chúng tôi hẳn có nhiều
chủ quan. Tuy nhiên chúng tôi hy vọng luận văn của mình có thể cung cấp đƣợc
cho những ngƣời quan tâm những thông tin đáng kể về một thể loại đã và đang
rất phát triển trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam.

7
CHƢƠNG MỘT
Quan Niệm tiểu thuyết trinh thám
Đặc trưng thể loại
Tiểu thuyết trinh thám, tiểu thuyết đen, tiểu thuyết giật gân… có rất nhiều
tên gọi đƣợc dùng để chỉ chung các loại tiểu thuyết điều tra, tiểu thuyết vụ án,
tiểu thuyết tội phạm. Trong tiếng Anh, những khái niệm tƣơng đƣơng detective
novel - detective fiction (tiểu thuyết trinh thám) có rất nhiều: mystery novel,
crime novel, suspense novel… ở đây, chúng tôi sử dụng khái niệm tiểu thuyết
trinh thám, là khái niệm đƣợc dùng phổ biến. Vậy thế nào là tiểu thuyết trinh
thám? Cái gì làm nên cốt lõi của thể loại trinh thám phân biệt với các thể loại
khác nhƣ tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết lịch sử,…? Sau đây chúng tôi sẽ đi vào
một số vấn đề về quan niệm tiểu thuyết trinh thám và đặc trƣng thể loại của nó.
I.1. Quan niệm tiểu thuyết trinh thám
Khái niệm tiểu thuyết trinh thám đƣợc dùng để chỉ thể loại (genre) văn xuôi
hƣ cấu đƣợc khai sinh bởi Edgar Allan Poe (1809-1849), nhà văn Mỹ, với bộ ba
tác phẩm Vụ án đường Morgue, Lá thư bị mất và Bí mật của Marie Roget; sau
đó đƣợc tiếp nối với Wilkie Collins, Arthur Conan Doyle, John Dicson Carr,
Agatha Christie, Stanley Gardner v.v. Đó đều là những tiểu thuyết mang tính
hiện thực, duy lý, kể về một vụ điều tra tội phạm, hay một cuộc truy tìm, săn
đuổi hung thủ gây tội ác. Ban đầu tiểu thuyết trinh thám chỉ giới hạn trong loại

truyện điều tra, hình sự, nhƣng khi có sự xuất hiện của loại tiểu thuyết gián điệp
(spy novel - spy fiction) thì tiểu thuyết gián điệp cũng đƣợc nhiều nhà nghiên
cứu coi là một cành nhánh của thể loại trinh thám. ở Anh - Mỹ, spy novel bằng
với political thriller (trinh thám chính trị).

8
Edgar Poe, ngƣời khai sinh ra thể loại trinh thám, quan niệm tiểu thuyết
trinh thám là một thể loại văn học duy lý, một trò chơi trí tuệ. Trong Vụ án
đường Morgue và Lá thư bị mất ông miêu tả quá trình truy tìm thủ phạm của vụ
giết hai mẹ con nhà L‟ Espanaye và vụ mất cắp lá thƣ nhƣ một quá trình “gỡ
rối”, “một sự nhận dạng trí tuệ trong cách suy luận của chúng ta với cách suy
luận của đối phương chúng ta” (63, tr.454), đó là một trò chơi cờ hoàn toàn trí
tuệ, mà ngƣời chiến thắng là ngƣời “biết chơi chăm chú nhất”, biết phân tích
giỏi “bước vào đầu óc địch thủ, đồng nhất với hắn và thường chỉ bằng nháy mắt
là anh ta phát hiện ra cách độc nhất, một cách mà đôi khi đơn giản đến vô lý, là
thu hút địch thủ vào một tính toán sai lầm” (63, tr.637). Trinh thám của Edgar
Poe khuôn định trong những cốt truyện điều tra, nhân vật chính là thám tử
(Charles Dupin); mỗi một cốt truyện đƣợc khởi đầu bằng một vụ án mà sự thật
của nó treo lơ lửng nhƣ một câu đố nan giải, có đủ mọi tình nghi, nhƣng thám
tử, bằng đầu óc xét đoán, bằng phƣơng pháp suy luận khoa học, đã đi đến chỗ
giải đƣợc câu đố hóc hiểm, làm sáng tỏ bí mật: ai là kẻ giết ngƣời (ai là thủ
phạm)? Nhân vật Charles Dupin trong truyện của Egar Poe là mẫu hình thám tử
chuyên nghiệp đầu tiên trong văn học, khám phá các vụ án bằng khả năng phân
tích, suy luận sắc sảo, chứ không dựa vào những lời tố cáo hay những chứng cớ
hớ hênh.
Goerges Luis Borges khi phân tích truyện trinh thám của Edgar Poe có đƣa
ra một nhận xét: truyện trinh thám “là một thể loại văn học lý trí, một thể loại kỳ
ảo…, nhưng đó là thể loại kỳ ảo có nguồn gốc từ trí tuệ chứ không phải chỉ từ
tưởng tượng. Truyện trinh thám có nguồn gốc từ cả hai thứ đó, dĩ nhiên, nhưng
trước hết phải là từ trí tuệ” (63, Edgar Poe và truyện trinh thám, tr. 699).

Quan niệm trinh thám nhƣ một trò chơi trí tuệ, S.S. Van Dine (tên thật là
Willard Hattington), Ellery Queen, Gilbert Kieth Chesterton, Dorothy Sayers,
John Dicson Carr…, đều xem tiểu thuyết trinh thám là một bài toán hóc búa,
một trò chơi ghép hình tinh vi, phức tạp, trong đó các chi tiết đƣợc gài đặt tạo
nên tình thế gay cấn, bí ẩn luôn luôn có vẻ không giải đƣợc, nhƣng cuối cùng
thám tử và ngƣời đọc đã sáng tỏ tất cả nhờ suy luận, phán đoán theo phƣơng
pháp diễn dịch. Conan Doyle cũng nhấn mạnh vào phép suy luận, nhƣng với

9
ông là phép “suy luận ngƣợc chiều”: Ngƣời ta nói cho anh cái kết cục và tự anh
phải tìm ra tất cả những sự việc đã dẫn đến cái kết cục ấy!
S.S Van Dine (Mỹ) vào năm 1928 có đƣa ra “Hai mươi quy tắc của tiểu
thuyết trinh thám” mà vào thời đó cũng nhƣ đến những năm 1970 còn là “khuôn
vàng thƣớc ngọc” của thể loại này, đã nói rõ: “Thủ phạm phải được xác định
qua một loạt suy luận, không phải qua tai nạn, tình cờ hoặc thú nhận trong chốc
lát”- Quy tắc thứ 5 (80).
Thập kỷ 1970, trƣớc nhu cầu đọc và sự phát triển ồ ạt của tiểu thuyết trinh
thám, khoa nghiên cứu văn học ở các nƣớc phƣơng Tây đã đặt vấn đề nghiên
cứu thể loại này một cách nghiêm chỉnh. Tuy nhiên, việc xác định phạm vi thể
loại và quan niệm về tiểu thuyết trinh thám của các tác giả không hoàn toàn
đồng nhất. F. Fosca, nhà nghiên cứu ngƣời Pháp, nhấn mạnh đến tính trí tuệ,
khoa học của tiểu thuyết trinh thám, mà ông gọi đó là “tiến trình xét đoán đặc
biệt”. Ông cho rằng: “Trong các nét chung có thể định nghĩa tiểu thuyết trinh
thám như một câu chuyện kể về sự săn đuổi con người, nhưng - và đây là đáng
kể - chuyện về một sự săn đuổi mà trong đó được sử dụng tiến trình xét đoán
đặc biệt, cho phép lý giải những sự kiện bề ngoài không đáng kể để từ chúng có
thể có được một kết luận nhất định… Thiếu điều đó tiểu thuyết kể về sự săn lùng
con người sẽ không là tiểu thuyết trinh thám, mà là tiểu thuyết phiêu lưu… hoặc
tâm lý”(64). ở đây, Fosca đã chỉ ra cốt lõi làm nên đặc trƣng của tiểu thuyết
trinh thám là ở “tiến trình xét đoán đặc biệt” mà tác giả cấu trúc để đi đến kết

luận cuối cùng chứ không phải ở bản thân câu chuyện mang tính hình sự hay
không.
Bogamil Rainov, nhà nghiên cứu ngƣời Nga gọi các dạng tiểu thuyết về tội
phạm là tiểu thuyết đen (ìồðớỷộ éợỡọớ - tiếng Nga). Đặc thù của tiểu thuyết đen,
là “sự trần thuật văn học gắn liền một cách không thay đổi với sự phạm tội”
(64). Trong cuốn sách của mình ông phân tích tội phạm nhƣ một chất liệu cốt
yếu của thể loại trinh thám. Thế nhƣng, ông lại coi tiểu thuyết tình báo - phản
gián nhƣ một hình thức của tiểu thuyết trinh thám.
Tiểu thuyết đen theo cách gọi của B. Rainov, tƣơng đồng với tiểu thuyết
trinh thám - roman policier trong tiếng Pháp. Trong cuốn sách của mình, ông
còn dẫn ra một số quan niệm khác về tiểu thuyết trinh thám, của R. Messac và
P. Moran. Theo R. Messac, trinh thám, “là tiểu thuyết hay truyện ngắn, trước

10
hết là dành cho sự khám phá có cơ sở logic và nhất quán về phương pháp và
các hoàn cảnh chính xác của một sự cố bí ẩn nào đó”(64). P. Moran thì nhấn
mạnh đến khả năng khêu gợi trí tò mò, làm kinh động và lôi cuốn độc giả của
tiểu thuyết trinh thám thông qua “một cơ chế khởi động con bù nhìn”(64) hoàn
toàn khoa học.
André Vanoncini trong cuốn “Le Roman Policier” (Tiểu thuyết trinh thám)
loại bỏ tiểu thuyết tình báo - phản gián khỏi phạm vi tiểu thuyết trinh thám, theo
ông, nó chỉ là một thể loại anh em với tiểu thuyết trinh thám mà thôi. Trong địa
hạt tiểu thuyết trinh thám theo quan niệm của ông có những khuynh hƣớng ông
gọi là tiểu thuyết đen và tiểu thuyết kinh dị. Tiểu thuyết đen nhằm chỉ loại tiểu
thuyết trinh thám - hành động miêu tả xã hội trong đó nhân vật điều tra “không
ngồi suy ngẫm trong một chiếc ghế phô-tơi” mà “xuống đường phố để quan sát
và hành động” (80). Dashiell Hammett, Raymond Chandler, Ross Macdonald
(Kenneth Millar) đƣợc coi là những tác gia tiêu biểu của loại này. Khuynh
hƣớng tiểu thuyết kinh dị bao gồm loại tác phẩm lấy tiến trình phát triển một âm
mƣu làm trung tâm, trong đó chú trọng nhiều đến diễn tiến của tâm lý tội phạm;

nhân vật trung tâm thƣờng là tội phạm chứ không phải là thám tử nhƣ trinh thám
cổ điển. Với Vanoncini, dù có nhiều khuynh hƣớng khác biệt nhƣ vậy, thì yếu tố
cơ bản làm nên một tác phẩm trinh thám vẫn là “nội dung trinh thám được bố trí
theo chiều dài một trục trung tâm của biện giải, người điều tra tiến lên theo đó
từ bí mật ban đầu thường gắn với nạn nhân của một vụ sát hại cho đến bước
giải quyết thường là sự nhận biết kẻ sát nhân”(80). Quan niệm của Vanoncini
cũng là quan niệm có tính phổ quát về cơ cấu tiểu thuyết trinh thám, tức là, một
cốt truyện trinh thám không bao giờ thiếu một trong ba yếu tố chính làm nên nội
dung của nó: nạn nhân - thám tử - thủ phạm, nhƣng “trục trung tâm” của nó
chính là tiến trình điều tra của nhân vật chính - ngƣời điều tra - thám tử.
ở Mỹ, nhà nghiên cứu G. John Cawelti coi trinh thám là một thể loại độc
lập với tiểu thuyết phiêu lƣu và tiểu thuyết lãng mạn (Adventure, Mystery and
Romance, University of Chicago Press, 1976).
ở Việt Nam, tiểu thuyết trinh thám lần đầu tiên đƣợc nhận diện trong các
nghiên cứu của Vũ Ngọc Phan, cuốn Nhà văn Việt Nam hiện đại. Theo Vũ Ngọc
Phan, các nhà văn trinh thám đầu tiên trong văn học Việt Nam làThế Lữ, Phạm
Cao Củng và Bùi Huy Phồn.

11
Một số nghiên cứu gần đây cũng đi đến định hình quan niệm về thể loại
trinh thám. Theo Cao Vũ Trân trong bài viết “Georges Simenon và tiểu thuyết
trinh thám Pháp thế kỷ XX” thì: “Hiểu một cách chung nhất, tiểu thuyết trinh
thám là một loại nghệ thuật xác định tội phạm chủ yếu dựa vào phương pháp
suy luận - một trình độ động não ở đẳng cấp cao - trong quá trình nghiên cứu
và phát hiện tội phạm. Đây là một thể loại văn học duy lý và kỳ ảo”(73, tr.72).
Trong những phân tích của mình, Cao Vũ Trân cũng chỉ đề cập đến hình thức
trinh thám - điều tra truyền thống.
Giáo sƣ Phan Cự Đệ xếp tiểu thuyết trinh thám vào địa hạt của tiểu thuyết
phiêu lưu, cho nên một cuốn tiểu thuyết trinh thám trƣớc hết phải mang đặc
điểm của tiểu thuyết phiêu lƣu: những biến cố bất ngờ, đầy kịch tính xẩy ra dồn

dập trong cốt truyện. Tiểu thuyết trinh thám, theo ông, đó là một trò chơi trí tuệ,
nó vừa thoả mãn chức năng giải trí của độc giả nhưng đồng thời phải có chức
năng nhận thức, thẩm mỹ, giáo dục của một tác phẩm văn học đích thực (24).
Phan Cự Đệ có điểm chung với Bogamil Rainov, xếp tiểu thuyết tình báo - phản
gián vào phạm vi tiểu thuyết trinh thám. Công trình của ông nhắc đến Ông cố
vấn của Hữu Mai và Yêu tinh của Hồ Phƣơng nhƣ những tác phẩm văn học trinh
thám.
Qua một vài quan niệm về tiểu thuyết trinh thám nêu trên, có thể thấy rằng,
các nhà nghiên cứu dù không hoàn toàn gặp nhau trong phân định phạm vi thể
loại, nhƣng đều có chung quan điểm, coi tiểu thuyết trinh thám là một thể loại
văn học duy lý, kết cấu dựa trên một trục trung tâm của sự khám phá bí mật về
tội ác, thuyết phục độc giả bằng logic.
Theo chúng tôi, tiểu thuyết trinh thám có thể có rất nhiều yếu tố ngoại biên,
song cốt lõi của loại tiểu thuyết này là sự khám phá bí mật (liên quan đến tội ác,
pháp luật) được trình bày một cách logic, duy lý, thuyết phục, loại bỏ hoàn toàn
các yếu tố huyền thoại, phi lý.
Tiểu thuyết trinh thám, trong phạm vi quan niệm của chúng tôi, bao gồm
cả tiểu thuyết tình báo - phản gián theo cách gọi ở Việt Nam. Thực tế sau thế
chiến thứ hai, môi trƣờng chiến tranh lạnh đã tạo điều kiện cho khuynh hƣớng
này phát triển mạnh. Và ở Anh - Mỹ từ lâu đã ra đời và tồn tại khái niệm
Political detective hay Political thriller (trinh thám chính trị), nó chỉ loại tiểu

12
thuyết có cốt truyện tình báo - phản gián theo cách gọi ở Việt Nam, trong đó
nhân vật chính thay vì là thám tử điều tra tội phạm là nhà tình báo hay điệp
viên đi vào địa phận (hàng ngũ) kẻ thù (đại diện cái ác) thực hiện những
nhiệm vụ bí mật phục vụ công lý. Vậy, thừa nhận hay không, thì thực tế đã có
một loại trinh thám chính trị rất đƣợc ƣa chuộng ở phƣơng Tây, đặc biệt phát
triển vào các thập niên 70, 80, 90 của thế kỷ XX.
Năm 1989, trong đại hội thành lập Hiệp hội các nhà văn trinh thám quốc tế

ở Mexico, vấn đề có hay không tiểu thuyết trinh thám chính trị cũng đƣợc đƣa ra
bàn thảo tại diễn đàn hội nghị. Mặc dù có nhiều ý kiến khác nhau song cũng
không đi đến sự đồng nhất có hay không hình thức này. Tuy nhiên, nhà văn Hữu
Mai, tác gia viết tiểu thuyết tình báo - phản gián (tác phẩm tiêu biểu Ông cố vấn)
đƣợc coi là đại biểu duy nhất của văn học trinh thám Việt Nam.
Vậy, trinh thám chính trị, khái niệm đƣợc dùng nhiều trong ngôn ngữ
Anh - Mỹ, sẽ đƣợc chúng tôi sử dụng dƣới đây để chỉ loại tiểu thuyết gián điệp
ở phƣơng Tây. Đối với hình thức tƣơng tự trong văn học Việt Nam, chúng tôi sẽ
sử dụng khái niệm tiểu thuyết tình báo - phản gián, vốn là cách gọi quen thuộc
với giới nghiên cứu và bạn đọc trong nƣớc. Những vấn đề này chúng tôi sẽ trình
bày rõ trong các chƣơng sau.
I.2. Đặc trƣng thể loại
I.2.1. Tội phạm là chất liệu cuộc sống của tiểu thuyết trinh thám
Trƣớc hết một cốt truyện trinh thám bao giờ cũng gắn liền với sự phạm tội.
Trong một cuốn sách trinh thám không bao giờ thiếu nhân vật tội phạm. Đó có
thể là kẻ giết ngƣời, là kẻ thù chính trị hoặc quân sự trong trinh thám chính trị
(thƣờng là một thế lực, một chính phủ… đƣợc coi là phi nghĩa đứng về phía cái
ác cần loại trừ). Không có sự phạm tội thì không thể có tiểu thuyết trinh thám.
Nhà nghiên cứu ngƣời Nga Bogomil Rainov đã phát biểu rằng: “Trong sự phát
triển của mình tiểu thuyết trinh thám đã gạt bỏ và phá vỡ hầu như tất cả mọi
phép tắc đã cố quy định và hạn chế đặc thù của nó, tuy vậy nó vẫn giữ một nét
chủ yếu: sự trần thuật văn học gắn liền một cách không thay đổi với sự phạm

13
tội” (64). Tội phạm là chất liệu và luôn luôn là chất liệu cốt yếu nhất của tiểu
thuyết trinh thám. Không có một cuốn tiểu thuyết trinh thám nào lại kể một câu
chuyện tách rời khỏi tội phạm và việc vạch mặt tội phạm.
Xét từ trong nguồn gốc, truyện trinh thám ra đời là nhằm để đáp ứng nhu
cầu nhận thức về tội ác và khát vọng công lý của con ngƣời. Đồng thời, cùng với
ái tình, bạo lực dù ở thời đại nào vẫn là hiện thực có tính hấp dẫn vô cùng lớn,

trở thành đề tài cho nhiều loại hình nghệ thuật. Truyện trinh thám, hình thức văn
chƣơng đại chúng luôn luôn vƣơn đến những con số ấn bản kỷ lục, đƣơng nhiên
không có cách thức nào khác là khai thác các vụ hình sự, mà mức độ cao nhất
của nó phải là tội ác giết ngƣời. S. S. Van Dine nêu ra trong quy tắc thứ 7 của
mình: “Không có việc một tiểu thuyết trinh thám thiếu xác chết. Thậm chí phải
nói thêm xác ấy càng chết hẳn càng có giá trị”(80, 20 quy tắc của tiểu thuyết
trinh thám).
Vì sao? Vì không có gì gây căm phẫn và mong muốn đƣợc trả thù hơn một
vụ giết ngƣời. Chính bởi vậy nó thƣờng phải là sự kiện xẩy ra ngay lập tức. Vụ
giết ngƣời, nhƣ là yếu tố kích thích đầu tiên, và chừng nào còn chƣa biết đích
xác kẻ nào đã giết ngƣời và vì sao hắn giết, và hắn bị trừng trị nhƣ thế nào thì
ngƣời ta còn đọc sách. Độc giả của tiểu thuyết trinh thám là độc giả ƣa thích
kiếm tìm cảm giác kích thích, cho nên “để người ta đọc ba trăm trang mà không
đưa ra một vụ giết người nào là đòi hỏi quá đáng đối với độc giả tiểu thuyết
trinh thám” - Van Dine (80).
Chức năng lịch sử của tiểu thuyết trinh thám là khai thác cái chết không
phải để nhằm thoả mãn các thiên kiến cái ác mà để hƣớng tới sự chiến thắng của
chính nghĩa, công bằng. Xác chết và các kỹ năng thực hiện nó một cách hoàn
hảo bao giờ cũng có sức quyến rũ đột ngột để từ đó ngƣời đọc bƣớc vào cuộc
phiêu lƣu, có thể cùng với nhân vật thám tử đi đến tận cùng hành trình lập lại
công bằng theo đúng nguyện vọng của số đông. Cho nên vụ phạm tội chính là
căn cớ đầu tiên để có một cốt truyện trinh thám. Thủ phạm, là một nhân vật, dù
tần số xuất hiện của hắn trong cuốn sách nhiều hay ít, thì nó vẫn phải gợi nên
thật nhiều sự lƣu tâm của ngƣời đọc. Trinh thám cổ điển hay trinh thám hiện đại
đều thế cả.

14
Trong trinh thám chính trị, vấn đề tội ác không còn là một vụ giết ngƣời
hình sự nữa, mà nó nhằm vào các âm mƣu chính trị chống lại công lý theo quan
niệm của nhà văn. Những âm mƣu ấy, càng liên quan đến số phận của nhiều

ngƣời, càng ở cấp cao (cấp quốc gia, quốc tế) càng có sức hấp dẫn.
Nhƣ vậy, vụ án, chính là yếu tố đầu tiên và cần thiết của tiểu thuyết trinh
thám. Nhƣng, vậy thì, tại sao có nhiều tiểu thuyết trình bày sự phạm tội lại
không phải là tiểu thuyết trinh thám? Nhƣ Anh em nhà Karamazov, Tội ác và
trừng phạt của Dostoievsky, có đề tài hình sự, nhƣng là tiểu thuyết tâm lý? Bởi
vì, cái khác nhau giữa các thể loại này chính là ở quá trình và mục đích của nó.
Nếu nhƣ tiểu thuyết tâm lý nhằm đến chỗ miêu tả và phân tích các vấn đề tâm lý
của con ngƣời thì với tiểu thuyết trinh thám nó hoàn toàn khác; một câu chuyện
mang bản chất trinh thám vì nó nhằm đến việc làm sáng tỏ câu đố treo lơ lửng
ban đầu, kẻ nào phạm tội và cuối cùng ngƣời ta có vạch mặt chỉ tên hắn ra đƣợc
không? có lật đổ đƣợc hắn không?…
I.2.2. Thám tử luôn có vai trò nhất định trong cốt truyện
Hình mẫu đầu tiên của tiểu thuyết trinh thám là những câu chuyện điều tra
tội phạm mà nhân vật trung tâm trong đó là ngƣời thám tử. Mỗi ý nghĩ, mỗi
hành vi của anh ta đều gây chú ý cho ngƣời đọc. Tiến trình câu chuyện, từ khi có
sự tham dự của anh ta, sẽ là một cuộc phối trí mà mức độ hấp dẫn và căng thẳng
sẽ phụ thuộc vào tiến trình điều tra của anh ta, vào mức độ mà anh ta và tội
phạm gài bẫy lẫn nhau. Nó đúng là một cuộc chơi, cả hai bên cùng chạy đua, cả
hai bên cần vƣợt qua vô số lắt léo, nhƣng chiến thắng cuối cùng sẽ thuộc về
thám tử, ngƣời có sức mạnh trội hơn về trí tuệ, và đặc biệt, có sức mạnh của
chính nghĩa. Ban đầu, sức mạnh của viên thám tử chỉ cốt yếu nhờ ở trí tuệ, nhƣ
Sherlock Holmes có trí tuệ siêu phàm, Poirot là kẻ thông minh có óc phán đoán
hơn ngƣời, nhƣng về sau này, đặc biệt là trong trinh thám đen, viên thám tử còn
có sức mạnh của nắm đấm và súng đạn, có cả một bộ máy luật pháp (trƣờng hợp
viên cẩm Maigret của Simenon), trong trinh thám hiện đại là sự hỗ trợ của khoa
học kỹ thuật tân tiến (trƣờng hợp Kay Scarpetta của Patricia Corwell, Lincoln
Rhyme của Jeffery Deaver)… Tuy nhiên, không có chuyện chỉ có sức mạnh
vƣợt trội ở nhân vật thám tử mà thiếu sức mạnh chinh phục ở nhân vật tội phạm.

15

Một cuốn sách trinh thám sở dĩ chinh phục đƣợc độc giả bởi nó mô tả cuộc chơi
phức tạp của hai đối thủ xứng đáng, tội phạm và thám tử.
Về cơ bản, nhân vật thám tử có vai trò hết sức quan trọng trong tiểu thuyết
trinh thám. Anh ta có thể là thám tử tƣ, thanh tra cảnh sát, luật sƣ, phóng viên,
chuyên gia hình sự…, nhƣng anh ta luôn luôn chỉ là một, dù có thật nhiều vụ
giết ngƣời. Trong một cốt truyện, có thể có nhiều ngƣời tham gia điều tra, tuy
vậy bao giờ cũng chỉ có một thám tử, những phát hiện và hành xử của anh ta
mới thực sự có tính quyết định và làm chuyển hƣớng tiến trình điều tra. Thậm
chí, trong các câu chuyện kể về quận cảnh sát 87 New York của MacBain, có
khá nhiều gƣơng mặt cảnh sát tham dự vào các vụ việc, thì nổi bật trong đó, vẫn
là gƣơng mặt của thanh tra Steve. Nguyên tắc “một và chỉ một thám tử” của S.
S. Van Dine (“Trong một cuốn tiểu thuyết trinh thám thực sự chỉ được có một
thám tử thực sự duy nhất” - Quy tắc 9 - Hai mƣơi quy tắc của tiểu thuyết trinh
thám) đƣợc tuân thủ khá nghiêm ngặt, ngoại trừ một phần của tiểu thuyết đen.
Trong tiểu thuyết đen, vai trò của nhân vật thám tử đã dần dần mờ nhạt đi dù
anh ta vẫn còn xuất hiện trên trang sách nhiều hoặc ít. Đặc biệt trong tiểu thuyết
của James Hadley Chase, vị trí của viên thám tử trở nên suy yếu chƣa từng thấy.
Chase không hề xây dựng một hình tƣợng thám tử chuyên nghiệp nào. Đối với
ông, bất kể ai cũng có thể đóng vai trò là thám tử, nhƣng câu chuyện điều tra bị
xếp vào hàng thứ yếu, không còn có ý nghĩa trên hết nhƣ đối với trinh thám cổ
điển nữa. Chase chăm chú vào chuyện kể về tội ác hơn là chuyện kể về cuộc
điều tra. Kết cục kẻ phạm tội bị xử nhƣ thế nào với ông không quan trọng. Điều
này cho thấy thái độ hoài nghi tuyệt đối của Chase cũng nhƣ của các tác gia
trinh thám đen đối với thể chế xã hội.
Không ảnh hƣởng trực tiếp từ tiểu thuyết đen, nhƣng ở Việt Nam trƣớc nay
đã tồn tại một hình thức trinh thám đƣợc gọi là tiểu thuyết vụ án. Tiểu thuyết vụ
án lấy tội phạm làm nhân vật chính. Câu chuyện kể về tội phạm và những
nguyên do dẫn con ngƣời đến chỗ phạm tội là câu chuyện chính yếu, quan trọng
của loại truyện này, chẳng hạn nhƣ Người không mang họ của Xuân Đức là câu
chuyện về tên cƣớp Nguyễn Viết Lãm, Hồ sơ một tử tù của Nguyễn Đình Tú là

chuyện đời của Phạm Bạch Đàn… Trong tiểu thuyết vụ án, vai trò của thám tử
(ở đây là công an) cũng rất mờ nhạt, nhƣng dẫu sao nó cũng đã không thiếu
vắng một cách tuyệt đối.

16
Tiểu thuyết vụ án khá phổ biến ở Việt Nam. Hình thức tiểu thuyết này phù
hợp với tham vọng nghiên cứu tâm lý tội phạm của các nhà văn, và, đồng thời
cũng là để tránh những cơ cấu trí tuệ của bài toán hình sự vốn rất phức tạp mà
các nhà văn Việt Nam còn thiếu kinh nghiệm. Những vấn đề này chúng tôi sẽ đề
cập cụ thể trong Chƣơng ba.
Trở lại với tiểu thuyết trinh thám thế giới, vƣợt qua thời kỳ của trinh thám
đen, tiểu thuyết trinh thám nói chung đã lấy lại cốt lõi của nó là câu chuyện kể
về cuộc điều tra. Cả trinh thám hiện đại cũng ƣa thích và đòi hỏi vai trò duy nhất
và chuyên nghiệp của nhân vật thám tử. Cho nên, các tác gia trinh thám ngày
nay lại thƣờng tiếp tục sáng tạo nên những series trinh thám xoay quanh một
nhân vật thám tử, nhƣ Sherlock Holmes đã hiện diện trong mọi câu chuyện của
Conan Doyle, nhƣ thanh tra Maigret trong các tiểu thuyết của Simenon… Ngày
nay, Patricia Corwell không ngừng phát triển trí tƣởng và tài năng của mình chỉ
để kể những câu chuyện xoay quanh nữ bác sĩ pháp y Kay Scarpetta, với Jeffery
Deaver là chuyên viên hình sự Lincoln Rhyme, với Alecxandra Marinina là nữ
thiếu tá điều tra hình sự Camenxcaia…
Nhƣ vậy, dù ở mức độ nào, nhân vật thám tử cũng luôn đóng một vai trò
nhất định trong tiến trình của tiểu thuyết trinh thám. Thiếu vai trò của thám tử,
thiếu vai trò của cuộc điều tra trong đó hƣớng đến việc truy tìm thủ phạm bí mật
hay một nhân vật đội lốt (đối với tiểu thuyết trinh thám chính trị) thì đó không
còn là một cuốn tiểu thuyết trinh thám nữa.
I.2.3. Tính duy lý thuần tuý và tính hiện thực
Tiểu thuyết trinh thám là sản phẩm hƣ cấu, sản phẩm của trí tƣởng tƣợng,
nhƣng tất cả sự hƣ cấu và tƣởng tƣợng ấy lại tuân thủ những nguyên tắc nghiêm
ngặt của tƣ duy lý tính. Tính duy lý và hiện thực là đòi hỏi cốt yếu của một cuốn

tiểu thuyết trinh thám.
Từ khi xuất hiện cho đến nay, tiểu thuyết trinh thám đã biến động nhiều về
mặt kỹ thuật và hình thức, nhƣng thể loại này vẫn bảo lƣu hoàn toàn cách kể
chuyện cũ, với một cốt truyện dù phức tạp đến đâu nhƣng bao giờ cũng trở nên
sáng rõ về cuối, khiến ngƣời ta có thể vẽ nên đƣợc sơ đồ các mối quan hệ, các
diễn tiến của hành động, động cơ. Các chi tiết, hành động trong một cốt truyện
trinh thám tuân thủ theo một trật tự chặt chẽ, tất yếu, cái này là nguyên do, sản

17
sinh cái kia, luôn luôn chúng quy định lẫn nhau chứ không hề có cái gì là ngẫu
nhiên tuyệt đối. Sự hấp dẫn của tiểu thuyết trinh thám nằm trong nghệ thuật
đánh lừa. Các sự kiện, dấu hiệu có thể dẫn ngƣời ta đến những phán đoán định
hƣớng sai, nhƣng cái sai đó chỉ là tạm thời, bởi vì không bao giờ không có
những dấu hiệu chỉ dẫn ngƣời ta đến những kết cục đúng. Một cuốn tiểu thuyết
trinh thám hoàn hảo sẽ đƣa ngƣời ta vào mê cung sự rối loạn, nhƣng trong sự rối
loạn đến nghẹt thở đó, ngƣời ta chỉ có một lối ra, một kết cục, một cách hiểu duy
nhất cho vấn đề đƣợc đặt ra trong toàn bộ cuốn sách. Nhƣ vậy, khác với các thể
loại khác, tiểu thuyết trinh thám chỉ mang một nghĩa, nó không thể mang tính đa
nghĩa hay có quá nhiều ẩn ý, biểu tƣợng. Đó chính là một bài toán đố thể hiện
nghiêm ngặt nhất tính logic, và ngƣời ta chỉ có thể tìm ra đáp số bằng quan sát,
phân tích và các phƣơng pháp suy lý, lập luận khoa học mà không hề tình cờ,
ngẫu nhiên.
Jorger Luis Borges khẳng định: Truyện trinh thám là một thể loại duy lý.
Nhà văn trinh thám chính là nhà đạo diễn có tƣ duy bao quát, có khả năng tổ
chức quan hệ, sắp xếp chi tiết, hành động, tạo nên một cơ cấu chặt chẽ tinh vi
đồng thời phải đẩy tới những đột biến bất ngờ trong chính logic của nó nhằm
duy trì độ cuốn hút mạnh mẽ là đòi hỏi không thể thiếu của văn chƣơng trinh
thám. Nhà văn Triệu Huấn khi sơ kết về công việc viết truyện tình báo - trinh
thám đã nói: “Cấu trúc là công việc bậc thầy Hay dở thành bại đều là ở cấu
trúc” (84). Là văn chƣơng hƣ cấu, nhƣng đây là một thể loại duy lý thuần tuý,

nó không có chỗ cho tƣ duy cảm tính. Do vậy, những miêu tả ngoại đề xuất hiện
rất hạn chế trong tiểu thuyết trinh thám. Trƣớc đây, các tác giả trinh thám cổ
điển loại bỏ các miêu tả tâm lý và ngoại cảnh, chỉ tập trung vào câu chuyện
chính, là bởi vì không muốn độc giả bị phân tán. Ngày nay, trinh thám hiện đại
quan tâm nhiều đến các vấn đề tâm lý và xã hội, nhƣng trong cốt truyện trinh
thám, nó phải giữ đƣợc nhịp điệu thăng bằng của các trƣờng đoạn gay cấn, làm
tăng thêm tính hấp dẫn của câu chuyện.
Trinh thám đen miêu tả nhiều đến cuộc đấu súng đạn, cơ bắp, nhƣng nổi
bật trong cơ cấu trinh thám vẫn là cuộc đấu trí tuệ giữa thám tử và tội phạm.
Edgar Poe gọi trinh thám là một “trò chơi trí tuệ.” Thƣờng thì tội ác trong
truyện trinh thám đƣợc thực hiện một cách hoàn hảo, có đủ các dấu hiệu lừa
phỉnh, có quá nhiều kẻ tình nghi, ván cờ lúc nào cũng bày đặt cho các đối thủ
ngang tài…, trong tình thế đó, vị thám tử phải sử dụng khả năng quan sát, phán
đoán, các quá trình của tƣ duy lý tính để đi đến kết luận xác đáng. Cơ may cho

18
sự vƣợt trội của anh ta là không nhiều, do đó, trong cuộc đấu quyết liệt và không
loại trừ nguy hiểm, anh ta phải vận dụng hết trí lực mình mới có thể chiến thắng
đối thủ. Patricia Corwell, Alecxandra Marinina hay miêu tả trực giác của nhà
thám tử trong khi phá án, song trực giác cũng chỉ tham dự ở chừng mức ít ỏi, nó
đƣa đến cho nhà thám tử khả năng định hƣớng, chứ không thể có ý nghĩa quyết
định trong tiến trình điều tra. Tiểu thuyết trinh thám ngày nay đề cập nhiều đến
tội phạm có trí tuệ cao, tội phạm khoa học, hiểu biết khoa học hình sự không
thua kém các chuyên gia dấu vết, thách thức pháp luật một cách hoàn toàn ý
thức và vô cùng tinh vi, do đó, cuộc đấu trí tuệ giữa thám tử và tội phạm ngày
nay cũng đƣợc miêu tả với những khả năng cao nhất mà lý trí con ngƣời có thể
đạt tới. Tiểu thuyết của Jeffery Deaver là một ví dụ điển hình.
Trong tiểu thuyết trinh thám chính trị, tính chất duy lý, “trò chơi trí tuệ” mà
các nhà trinh thám Việt Nam gọi là “trò chơi nghiệp vụ” càng đƣợc thể hiện đậm
nét. Trinh thám chính trị xây dựng các nhân vật điệp viên, luôn luôn sống đời

sống nhiều mặt, luôn luôn “đóng vai” trong hàng ngũ kẻ thù, mỗi một lời nói,
mỗi một hành động, ứng xử của anh ta đều có tính toán, mỗi phút giây trong đời
là một bài toán, lúc nào cũng căng thẳng và nguy hiểm, do đó lý trí của anh ta,
và tính toán của nhà văn, đồng thời cũng đƣợc huy động ở mức độ cao nhất.
Tiểu thuyết trinh thám chính trị phƣơng Tây, nhất là của Frederik Forsythe và
Tom Clancy mô tả những con ngƣời cứng rắn, lý trí, tất cả vì nhiệm vụ mà
không hề mảy may có một biểu lộ nào về đời sống tình cảm. Dù vậy độ căng
thẳng của các thử thách, các biến cố, những chi tiết về các cơ cấu quân sự và các
loại vũ khí chiến tranh đƣợc đƣa vào trong tác phẩm lại có sức hấp dẫn đặc biệt
đối với độc giả.
Là một thể loại duy lý, tiểu thuyết trinh thám đồng thời cũng là một thể loại
văn chƣơng hiện thực. Giáo sƣ Phan Cự Đệ xếp tiểu thuyết trinh thám vào địa
hạt của tiểu thuyết phiêu lƣu, vì tiểu thuyết trinh thám đƣa ngƣời ta vào những
cuộc thử thách, phiêu lƣu chết ngƣời, kích thích trí tò mò, sự ƣa thích khám phá
bí mật… Nhƣng tính phiêu lƣu của tiểu thuyết trinh thám có một giới hạn nhất
định so với tiểu thuyết phiêu lƣu, tiểu thuyết khoa học viễn tƣởng hay mức độ
tƣởng tƣợng trong các thể loại khác. Trong tiểu thuyết trinh thám, con ngƣời có
thể xê dịch trong những không gian rộng lớn, phiêu lƣu vào những địa hạt bí
mật, vào những âm mƣu, những biến cố gay cấn, nguy hiểm, thử thách tột cùng
sức chịu đựng của con ngƣời, nhƣng khả năng phiêu lƣu đó cũng là ở trong giới
hạn phù hợp với hiện thực, chứ không trở nên phi lý, không trở nên hoang
đƣờng. Rõ ràng, có chuyện nhân vật phiêu lƣu từ lục địa này đến lục địa khác,

19
nhƣng sẽ không có chuyện đi lên mặt trăng hay lạc sang thế giới ma quỷ hay
thần thánh; có thể phi xe trên xa lộ với 200 km/giờ, rơi xuống một cái vực mà
không chết, nhƣng không thể bay lên trời trên một tấm thảm nhƣ trong miêu tả
của Garcia Marquez (Trăm năm cô đơn), ngƣời ta có thể sống 100 tuổi nhƣng
không thể sống đến 500 tuổi kiểu nhƣ Tôn Ngộ Không trong tiểu thuyết của Thi
Nại Am (Tây du ký)… Vào những năm 1960, Ian Fleming, nhà văn Anh đã đƣa

hình tƣợng điệp viên 007, một kiểu nhân vật hành động ở tầm mức phóng đại
vào tiểu thuyết trinh thám chính trị, nhƣng mẫu hình này sau một thời gian chỉ
còn lại sự hấp dẫn trên màn ảnh mà không đƣợc ƣa thích trên trang sách nữa.
Gần đây, các nhà đạo diễn đã đƣa lên phim những cốt truyện trinh thám - viễn
tƣởng, trong đó xuất hiện những nhân vật có khả năng thấu thị một thế giới
khác, song cung cách này vẫn chƣa xuất hiện ở các nhà văn. Nếu là một xu
hƣớng mới của tiểu thuyết trinh thám thì nó đang chỉ ở dạng tiềm tàng. Còn hiện
nay, tính hiện thực vẫn là một đặc trƣng cơ bản, không thể phủ nhận của tiểu
thuyết trinh thám.
I.2.4. Cơ may của người đọc trong việc khám phá bí mật
Một cuốn tiểu thuyết trinh thám đích thực chính là một cuốn sách luôn luôn
dành cơ may cho ngƣời đọc trong việc phán đoán các tình huống, phán đoán ai,
cái gì, tại sao và nhƣ thế nào. S. S. Van Dine nêu lên hai quy tắc đầu tiên trong
Hai mươi quy tắc viết tiểu thuyết trinh thám của mình:
- Ngƣời đọc và thám tử phải có những cơ may giải quyết vấn đề nhƣ nhau.
- Tác giả không có quyền sử dụng những mánh khoé và mƣu mẹo đối với
ngƣời đọc khác những mánh khoé, mƣu mẹo thủ phạm sử dụng đối với thám tử.
Rõ ràng, độc giả của tiểu thuyết trinh thám không hề là những độc giả thụ
động, mà nhƣ Jorges Luis Borges nói, đó là những “độc giả hoàn toàn không mê
tín và vừa đọc vừa nghi ngờ, một nỗi nghi ngờ đặc biệt”(63). Ngƣời đọc tiểu
thuyết trinh thám không bao giờ bắt đầu bằng một sự tin chắc, một khung cảnh
đƣợc miêu tả, một nhân vật đƣợc giới thiệu, ngay lập tức gợi cho ngƣời ta nghi
ngờ: chuyện gì khủng khiếp sẽ xẩy ra đây? hắn ta là ai? hắn đóng vai trò gì trong
thảm kịch?… Tiểu thuyết trinh thám là một thể loại văn học giải trí, nhƣng đó là
một loại giải trí đặc biệt, giải trí bằng trí tuệ. Đọc tiểu thuyết trinh thám là một
hình thức rèn luyện trí năng, bởi vì, không chỉ nhân vật thám tử trong câu
chuyện luyện bài tập trí năng, luôn luôn quan sát, phân tích, phán đoán, mà cả
ngƣời đọc cũng tham gia vào quá trình giải đố, quá trình gỡ rối. Nếu thám tử là
ngƣời thƣờng trực câu hỏi, kẻ nào làm việc đó, các dấu hiệu này dẫn tới đâu, thì


20
ngƣời đọc, trong nỗi kích thích của bí ẩn chƣa bị khám phá, cũng luôn luôn đặt
câu hỏi, luôn phải thực hiện thao tác trong tƣ duy là kết nối các tình tiết, phân
tích, phán đoán và kết luận. Edgar Poe khi sáng tạo ra thể loại trinh thám đã
đồng thời sáng tạo nên một loại độc giả đặc biệt của thể loại này. Độc giả trinh
thám, đã đƣợc rèn luyện, là một loại độc giả tự tin, càng ngày càng khó chấp
nhận những cốt truyện mỏng, đơn giản, càng ngày càng đòi hỏi sự chồng chất
phức tạp của các tình tiết, quá trình, đòi hỏi ở nhà văn những kỹ thuật đánh lừa
tinh vi hơn. Sự hấp dẫn của tiểu thuyết trinh thám nằm ở khả năng đánh lừa, ở
khả năng kích thích đến tận cùng trí tò mò của con ngƣời. Do vậy, một cơ cấu
trinh thám phải luôn luôn xuất hiện những cái bẫy, nhƣ những thử thách đối với
thám tử và đối với ngƣời đọc. Có một, hoặc một vài kẻ sát nhân, nhƣng đối
tƣợng tình nghi thƣờng là quá nhiều và cũng quá nhiều dấu hiệu làm lạc hƣớng
các phán đoán. Ngƣời ta có thể phán đoán sai, kết luận sai, và mỗi lần nhầm lẫn
nhƣ thế là mỗi lần sập bẫy và anh ta phải vƣợt qua cái bẫy đó để tiếp tục rơi vào
những trạng huống của cảm giác hồi hộp, kích thích, lo sợ và hả hê… Trinh
thám chính trị đem đến cho độc giả cảm giác ngƣợc với các loại trinh thám hình
sự, vì nỗi lo lắng, thiện cảm chính là dành cho nhân vật điệp viên. Thử thách của
nhân vật khiến ngƣời đọc âu lo, anh ta vƣợt nổi không, anh ta làm nó bằng cách
nào…, ngƣời đọc sẽ không ngừng phân tích và phán đoán nhƣ thế, căng thẳng
và hồi hộp đến tận trang sách cuối cùng.
Các nhà nghiên cứu thƣờng hay nhắc đến cuốn tiểu thuyết Mười người da
đen nhỏ của nữ văn sĩ Agatha Christie nhƣ một điển hình về khả năng đánh lừa.
Mƣời nhân vật trên một hòn đảo cô lập giữa biển, ai cũng có khả năng là nạn
nhân và ai cũng có khả năng là thủ phạm. Các dấu hiệu thƣờng dẫn độc giả đến
những phán đoán sai lệch, cuối cùng họ lạc hƣớng, lạc hƣớng hoàn toàn, cho
đến khi ngƣời ta có đƣợc bức thƣ của kẻ sát nhân thực thụ. Trong tiểu thuyết
này, Agatha không xây dựng nhân vật thám tử độc lập, thám tử, chính là ngƣời
đọc đầy nghi ngờ và không cả tin chút nào dù nhà văn có mánh khoé đến đâu đi
chăng nữa.

Có thể nói, một trong những yếu tố tạo nên sự lôi cuốn của tiểu thuyết trinh
thám chính là khả năng trao cho ngƣời đọc cơ may của một thám tử trong việc
khám phá các bí mật - một kiểu thám tử chủ động, độc lập trong tƣ duy, bình
đẳng, đƣợc kích thích và thoả mãn đến cùng các cảm giác.
*
* *

21
Nhƣ vậy, trải qua một thế kỷ rƣỡi phát triển, tiểu thuyết trinh thám mặc dù
có không ít thay đổi, song đây vẫn là thể loại bảo lƣu mạnh mẽ nhất những đặc
trƣng cơ bản của một thể loại văn chƣơng đại chúng. Ngày nay, cho dù đã xâm
nhập nhiều yếu tố của các thể loại khác vào trong cơ cấu tác phẩm, thì nó cũng
chỉ làm đặc trƣng này hay đặc trƣng khác trở nên mềm dẻo đi, chứ không hề làm
mất đi cốt lõi của thể loại đã đƣợc định hình khá vững chắc này.

22
CHƢƠNG HAI
Lịch sử phát triển và Các hình thức
của tiểu thuyết trinh thám thế giới
II.1. Tiểu thuyết trinh thám - sản phẩm của xã hội tiêu thụ phƣơng Tây
Ngƣời ta có thể tìm thấy nguồn gốc của truyện trinh thám trong những hình
thức văn chƣơng cổ xƣa nhất, chẳng hạn nhƣ chuyện Êđip làm vua trong bi kịch
cổ đại Hy Lạp, hay chuyện Cain trong Kinh Thánh. Trong Êđip làm vua, Êđip vì
vô tình mà giết cha lấy mẹ, khi cố gắng hiểu đƣợc sự tình chàng đã tự trừng phạt
mình. Nếu nhìn theo cách nhìn ngày nay, thì Êđip có vẻ vừa là nạn nhân, đồng
thời là tội phạm, là thám tử và cũng là chánh án. Trong Kinh Thánh (phần Sáng
thế kỷ - Cựu ƣớc), câu chuyện của Cain mang thuần tính vụ án hơn nhiều. Cain
vì ghen ghét đã giết em là Abel, chàng bị Chúa phán xét và trừng phạt. Theo lời
nguyền của Đức Chúa, nơi nào Cain trồng tỉa nơi đó sẽ cằn cỗi, Cain sẽ phải lƣu
lạc và trốn tránh mãi mãi trên mặt đất.

Nếu dõi theo lịch sử thì có thể thấy, ở bất kỳ thời đại nào cũng đều có
những câu chuyện văn chƣơng ghi dấu ấn tội ác và sự trừng phạt. Ngay từ thời
xa xƣa, con ngƣời đã chứng kiến những hành xử vƣợt ra ngoài phạm vi đạo đức,
luật pháp. Xã hội càng văn minh càng cố gắng điều chỉnh, nhƣng chƣa bao giờ
con ngƣời loại bỏ hẳn cái ác ra khỏi đời sống của mình. Tội ác và những ƣớc mơ
công bằng, chính thế đã đƣợc phản ánh trong các hình thức văn chƣơng. Điều
này khiến các nhà nghiên cứu cho rằng các yếu tố của truyện trinh thám đã tồn
tại từ rất lâu. Thế nhƣng chỉ đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trinh thám mới
xuất hiện nhƣ một hình thức tiểu thuyết độc lập.
Cha đẻ của thể loại trinh thám chính là Edgar Allan Poe (1809 - 1849). Poe,
sinh thời đã hấp dẫn bởi tính phiêu lƣu, những ấn tƣợng rùng rợn trong văn
chƣơng của mình. Con mèo đen, Con quỷ trên gác chuông, Nhân sư, v.v, hàng

23
loạt truyện khai thác những uẩn khúc của nhân tính, các trạng thái tâm thần,
thậm chí là bệnh lý của nhân cách. Đây là một nhân vật kỳ dị vĩ đại, ông đƣợc
coi là ngƣời khai sinh tiểu thuyết phiêu lƣu, kinh dị và tiểu thuyết trinh thám.
Loạt truyện Vụ án mạng ở đường Morgue, Bức thư bị mất cắp, Bí mật của
Marie Roget, đƣợc coi là những hình mẫu đầu tiên của truyện trinh thám. Đó là
hình mẫu của trinh thám cổ điển, thám tử khám phá vụ án dựa trên những suy lý
diễn dịch. Nhân vật Charles Dupin, con ngƣời lập dị cô đơn sống ở ngoại ô
Saint-Germain, Paris, không phải cảnh sát cũng không là thám tử tƣ, nhƣng là
nhân vật đầu tiên mang dáng vẻ một thám tử chuyên nghiệp.
Sau Edgar Poe, thế giới đồng loạt bùng nổ thể loại trinh thám. Từ những
thập niên cuối của thế kỷ XIX cho đến hết thế kỷ XX, đã liên tục xuất hiện hàng
loạt các tác gia trinh thám. Anh, Pháp, Mỹ là những quốc gia mà văn chƣơng
trinh thám phát triển nhất, sau đó là Hà Lan, Đức, Ireland, rồi Nga, Nhật Bản…
Sau Charles Dupin của Edgar Poe, bạn đọc tiếp tục say mê với hành trình phá án
của các thám tử tài ba nhƣ Cuff của Wilkie Collins - Anh (1824-1889), Lecoq
của Emile Gaboriau - Pháp (1832-1973), Sherlock Holmes của Arthur Conan

Doyle - Anh (1859-1930), cha Brown của Gilbert Kieth Chesterton - Anh (1874-
1936), Philip Marlowe của Raymond Chandler - Mỹ (1888-1959), Peter Wimsey
của Dorothy Sayers - Mỹ(1893-1957), Hercule Poirot và cô Marple của Agatha
Christie - Anh (1890-1976), Roderick Alleyn của Ngao Marsh - Ireland (1899-
1982), Albert Campion của Margery Allingham - Anh (1904-1996), Joseph
Roultabille của Gaston Leroux - Pháp, thanh tra Maigret của Georges Simenon -
Pháp (1903-1989), Philo Vance của S.S. Van Dine - Mỹ, luật sƣ Perry Mason
của Stanley Gardner - Mỹ, nữ bác sĩ pháp y Kay Scarpetta của bà Patricia
Cornwell - Mỹ, Kindaichi của Seichi Yokomizo - Nhật, nữ thiếu tá Camenxcaia
của Alecxandra Marinina - Nga, bác sĩ tâm lý Alex Delaware và thám tử Milo
Sturgis của Jonathan Kellerman - Mỹ, điệp viên 007 của Ian Fleming - Anh, và
cả tên trộm hào hoa của Arsène Lupin - Pháp, v.v. Đến nay, có lẽ đã không thể
kể hết tên các tác gia và tác phẩm trinh thám ở tất cả các quốc gia trên thế giới.
Tiểu thuyết trinh thám ra đời ở Mỹ nhƣng đặc biệt phát triển ở Anh. Tác
gia ngƣời Anh đầu tiên thành công trong thể loại này là Wilkie Collins (1824-
1889). Nếu Edgar Poe chỉ là ngƣời đặt nền móng cho tiểu thuyết trinh thám,
những tác phẩm của ông vẫn đậm tính chất truyện ngắn, khuôn định trong vài

24
mƣơi trang, các sự kiện chƣa mang nhiều tầng lớp; thì với Wilkie Collins thể
loại trinh thám đã trở nên đúng nghĩa với phẩm chất tiểu thuyết của nó. Tuy
nhiên, những gì mà W. Collins đạt tới đã không đƣợc phát triển bởi các tác gia
trinh thám kế tục ông. Hai cuốn sách đƣợc nhắc đến nhiều của ông là Người phụ
nữ mặc đồ trắng (1860) và Viên đá mặt trăng (1868).
Đƣợc ngƣời đọc ƣa thích trên toàn thế giới và đƣợc in với số lƣợng kỷ lục,
ở hầu hết các quốc gia, tái bản gần nhƣ hàng năm là loạt truyện về thám tử
Sherlock Holmes của Conan Doyle. ở Việt Nam, những truyện về thám tử
Sherlock Holmes có mặt trên thị trƣờng sách từ những năm 1930, đến nay, có
rất nhiều nhà xuất bản cùng in Conan Doyle. Riêng Nhà xuất bản Công an nhân
dân, bộ sách Những mẩu chuyện về thám tử Sherlock Holmes tái bản hàng năm,

số lƣợng ít nhất 1000 bản/năm. Sherlock Holmes đƣợc dựng thành phim dài tập
và cũng cuốn hút khán giả đông đảo không kém tiểu thuyết.
Cuộc đời và sự nghiệp của Conan Doyle cho thấy sự tác động sâu sắc của
thị hiếu và thị trƣờng đến văn học. Conan Doyle viết sách để kiếm tiền, viết theo
đơn đặt hàng của nhà xuất bản và của toà báo. Đƣơng thời, những mẩu chuyện
về Sherlock Holmes đã tạo nên những cơn sốt trong xã hội phƣơng Tây và đƣợc
ngƣời ta đón đọc từng kỳ. Sau này, khi đã trở nên giàu có nhờ viết truyện trinh
thám, cha đẻ của Sherlock Holmes vẫn luôn bị câu thúc bởi các đơn đặt hàng,
các yêu cầu của báo chí. Ông phải viết thật nhanh, viết để đáp ứng nhu cầu của
hàng triệu ngƣời bỏ tiền mua sách và đòi hỏi không ngừng về tính hấp dẫn của
các câu chuyện. Viết, viết và viết, cho đến lúc không thể chịu nổi áp lực công
việc, nhà văn đã buộc nhân vật của mình… chết để đƣợc nghỉ ngơi. Trong một
câu chuyện ông cho Sherlock Holmes rơi xuống vực chết. Nhƣng độc giả đã
không chấp nhận, họ viết thƣ đến toà báo đòi thám tử sống lại. Và thế là nhà văn
đành phải cầm lấy bút và bắt Sherlock Holmes sống lại trong truyện Sự trở về
của Sherlock Holmes.
Gillert Keith Chesterton (1874-1936) đƣợc Jorges Luis Borges coi đã vƣợt
qua Edgar Poe về thể loại trinh thám. Nhân vật xuất sắc của ông là thám tử - tu
sĩ - cha Brown mà việc điều tra không thể hiện một thay đổi nào của sơ đồ trinh
thám cổ điển. Chesterton tìm cách phát hiện những hố sâu trong tâm hồn con
ngƣời qua những âm mƣu giết ngƣời. Với vẻ ngoài chất phác, tầm thƣờng,
nhƣng bù lại cha Brown có trí tuệ sắc sảo và trực giác nhạy bén, ông tỏ ra giàu

25
kinh nghiệm và nhạy bén hơn giới cảnh sát trong Lệnh truyền từ chó, Kẻ vô
hình, Mũi tên của trời, Sự ngây thơ của cha Brown, Sự thông thái của cha
Brown, Sự hồ nghi của cha Brown, Bí mật của cha Brown… Tiểu thuyết của
Chesterton đƣợc ƣa thích ở Anh, Mỹ, nhƣng tiếc rằng chƣa đƣợc biết đến nhiều
ở Việt Nam.
John Dicson Carr viết hơn 40 tiểu thuyết. Những vụ án ông mô tả pha trộn

yếu tố hƣ - thực với tính chất hành động có sức hút lớn đối với độc giả.
Các tác gia trinh thám Anh phải kể đến nữa là Ronald Nock, Philip
MacDonald, Philip Spenhaim, Edgar Wallace. Wallace là một huyền thoại về
tốc độ viết. Ông viết một đêm một cuốn tiểu thuyết bằng cách đọc cho ngƣời
khác ghi tốc ký. Ông cũng nhƣ nhiều nhà văn khác đã trở nên giàu có nhờ viết
truyện trinh thám.
Ian Lancaster Fleming (1908-1964) là nhà văn viết tiểu thuyết trinh thám
chính trị nổi tiếng nhất thế kỷ XX. Nhân vật kiệt xuất của ông là điệp viên 007 -
James Bond, xuất hiện trong 14 cuốn tiểu thuyết luôn luôn là bestseller trên thị
trƣờng. Và với tài nghệ của Holywood, 007 đã lên màn bạc, trở thành nhân vật
hành động quyến rũ nhất trong lịch sử điện ảnh, mang lại doanh thu khổng lồ
cho nền công nghiệp giải trí Hoa Kỳ. Ngoài ra, nƣớc Anh còn có những tên tuổi
về loại tiểu thuyết này nhƣ John Le Carre, Len Dayghton, Fredrick Forsythe,
v.v.
Agatha Christie (1890-1976) là nữ tác gia trinh thám nổi tiếng nhất ở Anh
cũng nhƣ trên toàn thế giới. Bà viết 88 cuốn sách. Những câu chuyện của bà
thƣờng khai thác mâu thuẫn trong quan hệ gia đình, tình cảm, với âm mƣu tranh
giành thừa kế, tình ái… Viên thám tử tài ba ngƣời Bỉ Hercule Poirot đƣợc độc
giả ƣa thích có sự nghiệp thăng trầm, bắt đầu từ năm 1920 trong tác phẩm đầu
tay của Agatha Christie Vụ án bí ẩn ở Styles và hiện diện đến tận năm 1975
trong cuốn Tấm rèm cửa. Bên cạnh Poirot, Agatha còn có cô gái nhã nhặn
Marple, ngƣời đua tranh với viên thám tử già, lần đầu tiên xuất hiện trong cuốn
Vụ giết người ở Vicarage (1930) và trong cuốn sách cuối cùng của nữ tác gia cô
còn đóng vai trò điều tra chính (Sát thủ trong mơ - Sleeping Murder - 1976).
Tiểu thuyết của Christie cũng đƣợc đƣa nhiều lên màn ảnh. Nó đƣợc xuất bản
với số lƣợng không kém tác phẩm của Conan Doyle.

×