Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Quan niệm về thơ của Xuân Diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 157 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN VĂN KHÁNH



QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA XUÂN DIỆU

Chuyên ngành : Lý luân văn học
Mã số : 5.04.01







LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN





HÀ NỘI - 2003





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGUYỄN VĂN KHÁNH



QUAN NIỆM VỀ THƠ CỦA XUÂN DIỆU

Chuyên ngành : Lý luân văn học
Mã số : 5.04.01



TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN




Người hướng dẫn khoa học : PGS.TS. LÝ HOÀI THU





HÀ NỘI - 2003


147

MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU 1
B. NỘI DUNG 13
CHƯƠNG THỨ NHẤT:THƠ VÀ NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ THƠ 13
I - Lƣợc khảo một số định nghĩa về thơ. 13
Xung quanh một số định nghĩa về thơ cổ 14
Xung quanh một số định nghĩa về thơ hiện đại 15
II- Những quan niệm cơ bản về thơ. 21
1. Quan niệm về thơ trong văn học trung đại. 21
Em xuống dưới ao em bắt con cua 23
Hắn kêu một tiếng, chàng ôi ! 23
2. Quan niệm về thơ trong văn học hiện đại. 27
2.1. Quan niệm về thơ từ đầu thế kỷ XX - 1945. 27
2.2. Quan niệm về thơ từ 1945 đến 1975. 31
2.3. Quan niệm về thơ từ 1975 đến nay 33
CHƯƠNG THỨ HAI 38
QUAN NIỆM CỦA XUÂN DIỆU VỀ ĐẶC TRƢNG THƠ 38
I - Xuân Diệu quan niệm về thơ 38
1. Xuân Diệu quan niệm về bản chất thơ. 38
2 . Xuân Diệu quan niệm về nhà thơ. 49
3. Xuân Diệu quan niệm về quy trình sáng tạo thơ. 58
4. Xuân Diệu quan niệm về chất lượng thơ. 66
II- Xuân Diệu quan niệm về phê bình thơ 74
1. Xuân Diệu quan niệm về mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu, cách thức, phương pháp phê bình
thơ. 76
2. Xuân Diệu quan niệm về mối quan hệ giữa nhà thơ, nhà phê bình thơ với công chúng thơ.
83
CHƯƠNG THỨ BA 88
QUAN NIỆM VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA XUÂN DIỆU VỀ THƠ 88


148
1.Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua tìm hiểu phê bình ca dao. 89
2. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình thơ hiện đại . 91
3. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua phê bình giới thiệu những tinh hoa
thơ ca thế giới. 93
4. Quan niệm về thơ của Xuân Diệu qua nghiên cứu phê bình thơ cổ . 94
4.1 - Nguyễn Trãi - nhà thơ mở đầu nền Văn học cổ điển Việt nam. 106
4.2 - Nguyễn Du - Đại thi hào dân tộc 116
4.3 - Hồ Xuân Hương - Bà chúa thơ Nôm. 130
C- KẾT LUẬN 142





















1
A. MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài.
1.1. Thơ là một thể loại văn học ra đời từ rất sớm và có vô số quan niệm
về thơ. Có ngƣời nói : “thơ là muối của cuộc đời”, và cao hơn, thơ chính là
“máu của cuộc đời”. Lê Quí Đôn quan niệm : “Thơ khởi phát tự trong lòng
người ta”. I.W.Goethe xem thơ là hành động tự giải toả của mỗi ngƣời. Với Tố
Hữu, thơ là “tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”. Nhà thơ Sóng Hồng coi
thơ là “tình cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật” để
có khả năng “thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp”. Platon xem
“thơ là tặng phẩm của thần linh”v.v và v.v Dù thơ là gì đi nữa thì vẫn phải
là kết tinh và thăng hoa của mồ hôi và nƣớc mắt cuộc đời. Có thể nói có bao
nhiêu nhà thơ, ngƣời đọc thơ thì có bấy nhiêu cách hình dung “định nghĩa” và
quan niệm về thơ khác nhau. Lãnh địa tinh thần này, mang trong mình những
quan niệm riêng tiềm ẩn đầy sức ám gợi không dễ gì thấu hiểu nắm bắt. Chính
điều đó khiến thơ ca trở thành một loại hình nghệ thuật đƣợc sự quan tâm hàng
đầu của các nhà nghiên cứu. Nói đến thơ là nói đến một hệ thống mở, một
dòng chảy dào dạt luôn vận động biến đổi không ngừng mà sự luận bàn là một
hành trình không có hồi kết.
1.2. Xuân D Đình Thi có ngôn ngữ tự nhiêà một nhà thơ lớn, một “hiện
tượng nghệ thuật điển hình” là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”,
ngƣời góp phần làm nên “một thời đại trong thi ca”, đồng thời cũng là “người
tái tạo nguồn sinh lực cho Thơ mới những năm 36 - 39 và đẩy trào lưu thơ ca
này vào thời cực thịnh”. Sau cách mạng, hồn thơ Xuân Diệu rộng mở nhƣ
muốn ôm trùm cả cuộc đời mới. Hai trƣờng ca “Ngọn quốc kì” và “Hội nghị
non sông” chứng tỏ ông đã bƣớc đúng giữa đại lộ thơ ca cách mạng. Bên cạnh
thơ chính trị, thơ chiến đấu và xây dựng cuộc sống mới, con ngƣời mới, mảng
thơ tình yêu đã làm cho tên tuổi Xuân Diệu thành bất tử. Đến nay, ông vẫn là
nhà thơ tình số một, nhà thơ tình “kiệt xuất” chƣa ai vƣợt qua đƣợc.


2
Mảng thơ dịch và giới thiệu tinh hoa thơ ca thế giới cũng chứa đựng
không ít tài thơ và quan niệm về thơ của ông.
Không chỉ dừng lại ở đó, Xuân Diệu còn là “nhà nghiên cứu phê bình lỗi
lạc”(Mai Quốc Liên), “một đại gia”(Hà Xuân Trƣờng), “một viện nghiên
cứu ”(Chế Lan Viên) trong việc nghiên cứu phê bình thơ. Bởi vậy, có thể nói,
hơn ai hết, Xuân Diệu là một trong những người có tư cách được xem là
một nhà thơ có cả một hệ thống quan niệm về thơ và nghề thơ đầy đủ
nhất. Nó không chỉ được phát biểu, trình bày bằng một hệ thống lý luận
rất phong phú mà còn được bày tỏ sinh động qua thực tiễn sáng tác thơ và
nghiên cứu phê bình thơ.
1.3. Theo dòng lịch sử, mỗi tác giả và tác phẩm văn chƣơng luôn chịu sự
thử thách, chọn lọc khắc nghiệt của thời gian và phần nhiều đã rơi vào quên
lãng. Nhƣng “dường như ngược lại với quy luật ấy, những tác giả và tác phẩm
tiêu biểu lại không ngừng được luận bàn qua các thời kỳ lịch sử”. Đó là kết
luận mang tầm khái quát cao của giáo sƣ Hà Minh Đức đối với các thi hào, thi
bá trong văn học Việt Nam. Bên cạnh những : Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ
Xuân Hƣơng, Hồ Chí Minh, Tố Hữu Xuân Diệu cũng là một trƣờng hợp tiêu
biểu cho việc “không ngừng được luận bàn qua các thời kỳ lịch sử”. Trong
những năm gần đây, nhiều luận án tiến sĩ về Xuân Diệu đƣợc bảo vệ thành
công, nhƣng những gì trong di sản nghệ thuật Xuân Diệu để lại vẫn là những
chân trời mới đầy hấp dẫn và có sức lôi cuốn đặc biệt.
1.4. Với tƣ cách là một tác gia văn học lớn, nhiều nhà nghiên cứu, phê
bình đã đi sâu tìm hiểu các phƣơng diện khác nhau của các giá trị trong thơ và
phê bình thơ của Xuân Diệu. Nhƣng vấn đề “Quan niệm của Xuân Diệu về
thơ” thì chƣa thực sự trở thành đối tƣợng nghiên cứu trọng tâm của bất kỳ một
công trình khoa học nào. Bởi vậy, luận văn chọn đề tài : “Quan niệm về thơ
của Xuân Diệu” nhằm cố gắng hệ thống, phân tích và trình bầy những đóng
góp trong quan niệm về thơ của Xuân Diệu trên các phƣơng diện chính: quan
niệm về đặc trƣng, bản chất của thơ, nhà thơ, qui trình sáng tạo thơ, chất lƣợng


3
thơ từ đó đƣa ra những lý giải quan niệm về thơ đó là gì? Nó ảnh hƣởng, chi
phối đến thực tiễn sáng tác : cả thơ và phê bình thơ của bản thân nhà thơ nói
riêng cũng nhƣ vai trò, tác động và ý nghĩa của quan niệm ấy trong sự vận
động và phát triển của thơ ca dân tộc nói chung ra sao? Qua đó, phần nào giúp
ngƣời đọc có một nhận thức toàn diện hơn về một tác gia văn học lớn của dân
tộc trong một giai đoạn lịch sử cụ thể, gần trọn thế kỷ XX “một thế kỷ bùng nổ,
một thế kỷ nhảy vọt trong tiến trình phát triển tuần tự của toàn nhân loại” đặng
giúp chúng ta có thể bƣớc vào một thời kỳ văn học mới với bản lĩnh và những
thành tựu xứng đáng hơn. Bởi vì, nói nhƣ Jiri Wolker : “Qua nhà thơ, người
ta thấy tầm cỡ thời đại mà ông ta sống.”
2. Lịch sử vấn đề.
Xuân Diệu là một tác gia văn học lớn. Ông luôn đƣợc sự quan tâm của
đông đảo giới nghiên cứu, phê bình. Ở những vấn đề và dƣới những góc độ,
những phƣơng pháp nghiên cứu khác nhau, các nhà khoa học đã đi sâu và làm
sáng tỏ nhiều điều lý thú. Nhƣng vấn đề, quan niệm về thơ của Xuân Diệu lại
chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Vấn đề thƣờng chỉ dừng lại ở một phạm vi hẹp
hay một mức độ vừa phải nếu không muốn nói là lƣớt qua. Hoặc cũng có khi
các tác giả trình bày quan niệm về thơ cho cả một trào lƣu, một giai đoạn
nhƣng lại chƣa đi sâu vào từng tác giả cụ thể và coi đó là một đối tƣợng nghiên
cứu có tính hệ thống; cũng cần phải thấy rằng quan niệm về thơ của mỗi tác giả
luôn bị chi phối bởi quan điểm nghệ thuật của các khuynh hƣớng, trào lƣu văn
học mà tác giả đó chịu ảnh hƣởng cũng nhƣ của từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
Hơn nữa phần lớn các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập tới quan niệm về thơ của
Xuân Diệu trên các “văn bản lộ thiên” tức là các phát ngôn trực tiếp của tác giả
mà chƣa chú trọng đúng mức đến “văn bản chìm”, ẩn chứa trong chính thực
tiễn sáng tác của nhà thơ. Dầu vậy, luận văn luôn tiếp thu, kế thừa những kết
qủa của những ngƣời đi trƣớc, coi đó là những gợi ý, những điểm tựa quan
trọng làm nên tính hệ thống của vấn đề quan niệm về thơ của Xuân Diệu.


4
2.1. Tình hình nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu trước cách
mạng tháng Tám.
Mặc dầu ngay từ khi mới xuất hiện trên thi đàn, Xuân Diệu đã lọt vào
“mắt xanh” của những ngƣời tên tuổi và có uy tín trong giới văn nghệ sĩ,
nhƣng nhìn chung các bài viết mới chỉ đánh giá cao vị trí hàng đầu của Xuân
Diệu đối với phong trào Thơ mới ở góc độ những cách tân, sáng tạo đặc sắc về
cả “hồn” và “xác” trong thơ, chƣa đề cập tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu.
Thế Lữ, ngƣời đi tiên phong của phong trào Thơ mới, trong bài viết đầu
tiên giới thiệu Xuân Diệu năm 1937, tuy có những nhận xét xác đáng biểu hiện
sự trân trọng đối với một tài năng nhƣng cũng chỉ ở góc độ ngợi ca cái đặc
điểm riêng trong thơ Xuân Diệu khác với Chế Lan Viên, Lƣu Trọng Lƣ, Huy
Cận Thế Lữ viết : “Thơ của ông không phải là “văn chương” nữa, đó là lời
nói, là tiếng reo vui hay năn nỉ, là sự chân thành cảm xúc, hoặc là những tình ý
rạo rực biến lẫn trong những thanh âm. Xuân Diệu, nhà thi sĩ của tuổi xuân,
của lòng yêu và ánh sáng”. Năm 1938, trong lời tựa tập Thơ thơ, Thế Lữ vẫn
tiếp tục dành những lời nồng nhiệt ngợi ca Xuân Diệu nhƣng cũng chỉ về
những đặc điểm của hồn thơ Xuân Diệu : “Thơ thơ là cụm đầu mùa chàng
tặng cho nhân gian. Và từ đây, chúng ta có Xuân Diệu. Loài người hãy hiểu
con người ấy”(47.T12).
Hoài Thanh, tác giả Thi nhân Việt Nam (1942), ngƣời tổng kết “Một thời
đại trong thi ca”, ngƣời định vị các chuẩn mực giá trị cũng nhƣ tầm quan trọng
của nó trong tiến trình vận động và phát triển của thơ ca dân tộc, tuy đã nói nên
đƣợc cái “thần” của hồn thơ Xuân Diệu nhƣng cũng chƣa đề cập đến quan
niệm về thơ của ông khi cho rằng: thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chƣa
từng có. Khi vui cũng nhƣ khi buồn ông đều nồng nàn tha thiết. Sau đó Hoài
Thanh đi đến một nhận định khái quát, đề cao đúng vị trí xứng đáng của nhà
thơ: “Xuân Diệu mới nhất trong các nhà Thơ mới, nên những người lòng trẻ
mới thích đọc Xuân Diệu mà đã thích thì phải mê Với một nhà thơ còn gì quí

hơn cho bằng sự hoan nghênh của tuổi trẻ”(29.T33, 37). Mặc dù vậy, qua Thi

5
nhân Việt Nam, Hoài Thanh đã khai mở nhiều vấn đề quan trọng cho việc tìm
hiểu quan niệm về thơ nói chung và của Xuân Diệu nói riêng.
Vũ Ngọc Phan trong Nhà văn Việt Nam hiện đại (1941) có nêu cảm
giác chung của ngƣời trí thức lúc bấy giờ về thơ Xuân Diệu. Họ đã từng “phải
chặc lưỡi mà kêu: Thơ đâu lại có thứ thơ quái gở như thế !”. Nó ngây ngô quá,
“Tây” quá nhất là về âm điệu. Theo Vũ Ngọc Phan: dù là thơ mới hay cũ, đã là
thơ hay phải đảm bảo hai điều: ý nghĩa và âm điệu. ý nghĩa phải khoái hoạt,
hùng hồn, thú vị phát ra bởi những tƣ tƣởng thâm trầm, còn âm điệu du dƣơng
là nhờ ở cú pháp phân minh, chữ dùng tề chỉnh và quán xuyến. Đồng thời ông
cũng bênh vực Xuân Diệu và cho rằng không thể dùng hai chữ “ngô nghê”
đƣợc. Bởi vì “nếu ngũ quan bị kích thích, thi nhân chứa chan tình cảm mà phát
ra lời thơ, thì trong trí tưởng tượng, những cái vô hình cũng có thể hoá ra hữu
hìmh : Thơ cũng có thể ví như những thỏi nước đá mát lạnh và cảm đến não
con người ta, nhạc có thể ví như một thứ rượu mùi, tuy ngọt, tuy đậm đà, thơm
tho, mà có thể làm cho người ta say tuý luý”(48.T49). Và cuối cùng Vũ Ngọc
Phan kết luận : “Xuân Diệu thật là một người có tâm hồn thi sĩ”. Rằng Xuân
Diệu quan niệm về quá trình sáng tạo thơ phải luôn “với sự nồng nàn, tha
thiết” bằng nhịp đập của trái tim chứ không phải là một tay “thợ thơ” chỉ chăm
chăm chú ý vào kĩ thuật, chú ý đến “xác” mà không chú ý đến “hồn”.
2.2. Tình hình nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu
sau cách mạng tháng Tám.
Nguyễn Văn Long trong Từ điển Văn học, T.II, Nhà xuất bản Khoa học
xã hội, mục Xuân Diệu có đề cập ảnh hƣởng của thơ ca lãng mạn và tƣợng
trƣng Pháp đến phong cách thơ Xuân Diệu. Nguyễn Văn Long cho rằng: Do
chi phối bởi quan niệm về bản chất, chức năng và quy luật tự biểu hiện, đặc
biệt quan niệm về “cái tôi” bản thể trong mỗi nhà thơ và mỗi tác phẩm thơ mà
trong thơ, Xuân Diệu đã “kêu gọi tuổi trẻ tận hưởng hạnh phúc trần thế, nhằm

tìm một lối thoát khỏi thực tại đen tối. Sự đòi hỏi hưởng thụ ấy trước hết và lớn
nhất ở tình yêu, được nhà thơ nói lên một cách khát khao, rạo rực đến vô tận

6
bằng mọi giác quan cảm xúc nhạy bén, nhưng luôn luôn cảm thấy mong manh,
không thoả mãn, và do đó lúc nào cũng hốt hoảng, vội vàng lo sợ mọi cảm giác
sẽ tan biến, tuổi trẻ và tình yêu sẽ phai tàn”(98.TII,T605).
Giáo sƣ Hà Minh Đức trong “Những chặng đường thơ Xuân Diệu” in
trong Xuân Diệu về tác giả, tác phẩm phần thơ trƣớc cách mạng sau khi phân
tích, thẩm bình đặc điểm kỳ diệu, tinh vi trong sáng tạo hình tƣợng, cảm xúc
thơ đã đi đến kết luận : “Xuân Diệu là nhà thơ của cuộc đời mới. Từ cách cảm
nghĩ cho đến những rung động trong thơ đều mang màu sắc hiện đại”
(47.T169) và chính Xuân Diệu đã đƣa “Thơ mới lên ngôi trên thi đàn với
khuôn mặt trẻ trung, tươi thắm và hẫp dẫn chưa từng có”. Sang phần thơ sau
cách mạng ngoài việc phân tích những đóng góp lớn lao của Xuân Diệu trong
việc hoà mình quần chúng, vào hiện thực vĩ đại của dân tộc, phản ánh không
khí sôi nổi cuộc sống mới, con ngƣời mới, giáo sƣ đi đến kết luận : “trong
nhiều thập kỷ phát triển của những chặng đường thơ cách mạng, Xuân Diệu đã
chín lại với thực tế mới và nguồn thơ đã lại tỏ ra dào dạt, sung sức”(47.T191).
Theo tác giả Lý Hoài Thu, trong “Thơ Xuân Diệu trước cách mạng
tháng Tám - 1945”, Xuân Diệu có một quan niệm rất rõ nét và đặc biệt nhạy
cảm với phạm trù “Không gian, thời gian”, điều mà ông gọi chung là “kích
thước của toàn vũ trụ”. Điều thú vị hơn, là từ quan niệm đó ông đòi hỏi ngƣời
cầm bút phải có “rất nhiều không gian ở trong hồn” và “rất nhiều thời gian ở
trong tâm trí”. Cũng trong chuyên luận này, tác giả Lý Hoài Thu đã chỉ rõ :
“Xuân Diệu là người có hệ thống quan niệm tương đối hoàn chỉnh về mục
đích vai trò của sáng tạo nghệ thuật, mặc dầu có lúc ông đã tự mâu thuẫn
giữa những lời tuyên ngôn với quá trình sáng tác” (51.T20). Tác giả còn đƣa ra
một luận điểm có sức thuyết phục là : việc khẳng định quan niệm về sự tồn tại
của cá nhân, của “cái tôi” nghệ sĩ đã quyết định và chi phối đến hệ thống quan

niệm nghệ thuật của chính nhà thơ. Tác giả đã phân tích, lý giải và chứng
minh cụ thể không chỉ ở lý luận mà còn trong cả thực tiễn sáng tác. Chẳng hạn
khi tác giả cho rằng : ngoài “Lời đưa duyên” cho tập “Thơ Thơ” Xuân Diệu

7
còn có hai bài thơ, mà theo tác giả, trực tiếp bộc lộ quan điểm sáng tác của
Xuân Diệu. Đó là hai bài : “ Cảm xúc” và “ Lời thơ vào tập gửi hương”.
Trên nền tảng của chủ nghĩa lãng mạn, cùng với “ Cây đàn muôn điệu”
của Thế Lữ, có thể coi hai bài thơ trên là những lời tuyên ngôn của Xuân Diệu
nói riêng và phong trào Thơ mới nói chung. Ở đây Xuân Diệu cũng mộng mơ,
cũng tôn thờ cái đẹp nhƣng đằm thắm say sƣa hơn với cuộc đời trong bổn phận
thi sĩ của mình: Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây
Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến.
Xuân Diệu luôn muốn đem lòng mình “ ràng rịt với muôn xuân”, muốn
thắt chặt với cuộc đời bởi “ trăm tình yêu mến”. Cũng có lúc ông tự ví mình
nhƣ con chim mang tiếng hót đắm say, khác biệt dâng hiến cho đời :
Tôi là con chim đến từ núi lạ
Ngứa cổ hót chơi
Trong chuyên luận, tác giả khẳng định những câu thơ trên có thể coi là
sự phát ngôn đầy đủ cho quan điểm “ nghệ thuật vị nghệ thuật”. Đồng thời nó
nằm trong hệ thống quan niệm về thơ và nghệ thuật nói chung của Xuân Diệu .
Sau đó tác giả đi đến kết luận : “cùng với một số tác phẩm văn xuôi như : Phấn
thông vàng, Người lệ ngọc, Chú lái khờ Xuân Diệu là một trong số rất ít ỏi
các nhà thơ lãng mạn 32 - 45 đã bộc lộ rõ rệt những quan niệm sáng tác của
mình bằng thơ” . Những luận điểm trên đã gợi mở cho chúng tôi rất nhiều
trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Gần đây nhất trong luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Thị Thanh Hà, Hà
Nội 2002 với đề tài Xuân Diệu - nhà nghiên cứu phê bình thơ trong đó có một

tiểu mục bàn tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu còn hầu hết luận án đề cập
tới thành tựu cũng nhƣ một số nét phong cách nghiên cứu phê bình thơ. Công
trình thứ hai của tác giả Trần Thị Sâm, Hà Nội - 2002 có đề cập khá sâu sắc, hệ
thống và có sức thuyết phục về những chuyển biến trong quan niệm về thơ đầu

8
thế kỷ XX - 1945. Nhƣng đây lại là quan niệm về thơ trong một giai đoạn lịch
sử cụ thể tuy có đề cập tới một số nhà thơ nhƣ Tản Đà, Hồ Chí Minh, Tố Hữu,
một số nhóm: “Xuân thu nhã tập”, phong trào Thơ mới nhƣng lại không bàn
tới quan niệm về thơ của Xuân Diệu hoặc có nói tới cũng chỉ là lƣớt qua hay
lại dƣới những bình diện khác.
Ngoài ra còn vô số các bài viết về Xuân Diệu dƣới các góc độ khác nhau
nhƣ :“Con đường sáng tạo của một nhà thơ” của Hoàng trung Thông; “Nhà thơ
lãng mạn tiêu biểu nhất” Lê Đình Kỵ; “Xuân Diệu nói về hai tập thơ “Thơ thơ”
và “Gửi hương cho gió” của Hà Minh Đức, “Xuân Diệu: chưa ai cảm thông
hết nỗi cô độc của tôi” của Vƣơng trí Nhàn; “Cái tôi” độc đáo, tích cực của
Xuân Diệu trong phong trào Thơ mới” của Lê Quang Hƣng; “Xuân Diệu nỗi
ám ảnh của thời gian” của Đỗ Lai Thuý, “Nỗi buồn và sự cô đơn trong thơ
Xuân Diệu” của Lý Hoài Thu, “Quan niệm nghệ thuật về con người trong thơ
Xuân Diệu” của Nguyễn Thị Hồng Nam Trong mỗi bài viết, các tác giả đều
đề cập tới các vấn đề khác nhau về tác giả, tác phẩm, hay một số vấn đề về
nghệ thuật rất công phu, sâu sắc, nhiều giá trị nhƣng tựu chung vẫn xoay
quanh sự ghi nhận ngợi ca những đóng góp lớn lao của Xuân Diệu trong cuộc
sống, trong sáng tác để làm nên những giá trị tinh thần trƣờng cửu. Tất nhiên
tuy chƣa đi sâu vào vấn đề lý luận: quan niệm về thơ của Xuân Diệu nhƣng nếu
đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa Con ngƣời - Cuộc đời - Tác phẩm thì
chính bản thân những bài viết đã ẩn chứa vấn đề : quan niệm về thơ. Bởi vì
chính thực tiễn cuộc sống đã làm nẩy sinh và gieo mầm cho những quan niệm
của mỗi nhà thơ. Và đến lƣợt mình, quan niệm về cuộc sống ắt hẳn sẽ ảnh
hƣởng và chi phối đến quan niệm về thơ của chính tác giả đó. Cho nên dù

không đề cập tới một cách trực tiếp nhƣng các bài viết đã cung cấp cho chúng
tôi những tiền đề cần thiết.
Nếu nhƣ Huy Cận, ngƣời bạn lớn trong đời và trong thơ, ƣớc mong nhƣ
ngƣời nông dân “được gieo hết hạt khi kết thúc cuộc đời” thì điều ấy Xuân
Diệu đã làm đƣợc. Ông đã hiến dâng cho cuộc đời tất cả những gì có thể, vẫn

9
là ông hoàng của thơ tình, nhà thơ tiên phong của cách mạng với tinh thần:
“Phần tinh hoa của người nghệ sĩ mà cũng là phần sống của cuộc đời là ở tác
phẩm”.
Với thực tế trên, chúng tôi nhận thấy : cho đến nay chƣa có công trình
nào đi sâu nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân Diệu với tƣ cách là một đề
tài độc lập. Vì vậy, thông qua luận văn chúng tôi mong muốn có một cái nhìn
hệ thống cùng một số ý kiến riêng, đóng góp vào sự nghiên cứu chung trên cơ
sở học hỏi, kế thừa kết quả bấy lâu của giới nghiên cứu.
3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Về lý luận : Muốn sáng tạo thơ, hiểu thơ cần phải có một hệ thống quan
niệm đúng đắn về thơ : quan niệm về đặc trƣng, bản chất thơ, về nhà thơ, qui
trình sáng tạo thơ, chất lƣợng thơ Hệ thống quan niệm đó sẽ ảnh hƣởng và
chi phối đến quá trình sáng tác thơ, phê bình thơ của bản thân Xuân Diệu nói
riêng và nền thơ ca Việt Nam hiện đại nói chung.
Qua việc hệ thống và phân tích những quan niệm về thơ của Xuân Diệu,
chúng tôi cố gắng chỉ ra những đóng góp từ đó tự nó trả lời và đóng vai trò cơ
sở, nền tảng dẫn đến thành công trên nhiều lĩnh vực trong đó đặc biệt là phê
bình thơ cổ điển. Nếu xem xét quan niệm về thơ của Xuân Diệu nhƣ một chỉnh
thể nghệ thuật khi đặt trong mối quan hệ đa chiều của một tác gia văn học lớn
ở cấp độ loại hình học tác giả, sẽ giúp cho tác giả đó đƣợc nghiên cứu sâu sắc,
toàn diện hơn. Đó là những đóng góp về mặt lý luận.
Về thực tiễn : Luận văn góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên cứu tác
giả Xuân Diệu và có thể làm tài liệu tham khảo cho học sinh, sinh viên các

trƣờng Đại học, Cao đẳng cùng những ngƣời đang quan tâm đến về đề tài này.
4. Nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Nhiệm vụ :
Luận văn đề cập tới một số vấn đề cơ bản thuộc quan niệm về thơ của
Xuân Diệu trên cơ sở thực tiễn sáng tác thơ, phê bình thơ và những đóng góp
của ông cùng ảnh hƣởng của nó đối với nền thơ Việt Nam thế kỷ XX .

10
Theo chúng tôi, một tác gia văn học lớn là tinh hoa của dân tộc, của một
thời và của muôn đời. Với suy nghĩ nhƣ thế, luận văn còn đặt nhiệm vụ làm
sáng tỏ thêm những quan điểm về bản chất, chức năng của thơ nhằm đi đến
mục đích : Kế thừa và phát huy những hạt nhân hợp lý của các quan niệm về
thơ tiến tới xây dựng một nền thơ ca “tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”, vừa
truyền thống, vừa hiện đại và mang đậm tính nhân văn.
4.2. Đối tượng nghiên cứu.
Là tất cả các ý kiến tiêu biểu thể hiện quan niệm về thơ của Xuân Diệu,
cả phƣơng diện lý luận lẫn thực tiễn sáng tác. Tất nhiên, đối tƣợng chính vẫn là
ý kiến bộc lộ trực tiếp quan niệm về thơ của Xuân Diệu. Cụ thể hơn, luận văn
sẽ khảo sát ba mảng chính :
+ Để có cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quan niệm về thơ của Xuân
Diệu, chúng tôi trình bày sơ bộ thơ và những quan niệm cơ bản về thơ từ trƣớc
đến nay.
+ Trong hệ thống quan niệm về thơ của Xuân Diệu, chúng tôi sẽ đề cập
tới những quan niệm của Xuân Diệu về đặc trƣng, bản chất thơ, về nhà thơ, về
quá trình sáng tạo thơ, về chất lƣợng thơ Vì quan niệm về thơ lại đƣợc bộc lộ
khá rõ nét trong nghiên cứu phê bình thơ, trong khi đó Xuân Diệu lại có một
mảng nghiên cứu phê bình vô cùng phong phú cho nên chúng tôi khảo sát cả
những quan niệm về phê bình thơ của Xuân Diệu coi đó nhƣ một hệ thống
quan niệm mang tính chỉnh thể không thể tách rời với thơ.
+ Sau hai phần mang tính lý luận, luận văn trình bày quan niệm và

những đánh giá của Xuân Diệu về thơ thông qua công tác nghiên cứu phê bình
thơ cổ điển của Xuân Diệu. Đây đƣợc coi là thực tiễn sáng tác sinh động, đặc
sắc, hệ quả tất yếu của những quan niệm đúng đắn về thơ.
4.3. Phạm vi nghiên cứu.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, chúng tôi nghiên cứu hầu hết các tác phẩm
của Xuân Diệu, trong đó tập trung hơn vào Xuân Diệu toàn tập - tập III,
“Công việc làm thơ” và bộ sách hai tập : “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam”.

11
Quan niệm về thơ nói chung và quan niệm về thơ của Xuân Diệu nói riêng là
một vấn đề mới, khó. Đây là lĩnh vực rộng lớn và phức tạp mà luận văn không
thể khảo sát hết các yếu tố thuộc nội hàm của quan niệm về thơ. Giải trình điều
đó, cũng có nghĩa là chúng tôi tự ý thức rằng: trong luận văn không tránh khỏi
những điều còn phiến diện, cần đƣợc tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu từ nhiều
phía, nhiều công trình.
5. Phương pháp nghiên cứu.
Sự kết hợp của nhiều phƣơng pháp nghiên cứu là tính tất yếu của một
công trình khoa học. ở đây chúng tôi sử dụng phƣơng pháp hệ thống, phƣơng
pháp so sánh lịch sử (đồng đại và lịch đại), phƣơng pháp phân tích chứng
minh Để thực hiện nhiệm vụ và tăng thêm độ tin cậy của đề tài nghiên cứu,
luận văn còn vận dụng các phƣơng pháp liên ngành nhƣ : Văn học sử, phê bình
văn học, lý thuyết tiếp nhận văn học, thi pháp học
Đồng thời trong quá trình tiến hành nghiên cứu, chúng tôi cố gắng kết
hợp một cách nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực tiễn sáng tác để làm sáng tỏ
các quan niệm về thơ của Xuân Diệu, một nhà thơ, trong số rất ít có cả một hệ
thống quan niệm về thơ và hệ thống quan niệm đó ảnh hƣởng chi phối không ít
tới đời sống thơ ca hiện đại.
6. Cái mới của luận văn.
Đây là luận văn đầu tiên tìm hiểu một cách có hệ thống và quy mô vấn
đề quan niệm về thơ của Xuân Diệu (không xem đây là kết luận ổn định vì

chƣa bao quát hết tƣ liệu). Ngoài ra luận văn cũng giúp ngƣời đọc hình dung
đƣợc khá trọn vẹn chân dung của một tác gia văn học lớn thông qua quan niệm
về thơ của chính nhà thơ ở cả góc độ lý luận và thực tiễn sáng tác.
Qua việc hệ thống, phân tích, đánh giá những đóng góp trong quan niệm
nghệ thuật về thơ của Xuân Diệu, luận văn có thể giúp ngƣời đọc có một cái
nhìn đúng đắn, khoa học hơn về loại hình tác giả văn học trong tổng thể các
mối quan hệ về văn hoá, xã hội, quan điểm nghệ thuật từ đó rút ra những
kinh nghiệm quý báu cho học tập, sáng tác và nghiên cứu phê bình tránh

12
những “tổn thất” và những “đường vòng” ấu trĩ không cần thiết, đặng vƣơn tới
một nền văn học tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
7. Cấu trúc luận văn.
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn gồm 1 trang chia ra 3
chƣơng nhƣ sau.
Chương thứ nhất : Thơ và những quan niệm cơ bản về thơ. (27tr)
Chương thứ hai : Quan niệm của Xuân Diệu về đặc trưng thơ.(48tr)
Chương thứ ba : Quan niệm và những đánh giá của Xuân Diệu về thơ .
(64tr)

13
B. NỘI DUNG
CHƢƠNG THỨ NHẤT
THƠ VÀ NHỮNG QUAN NIỆM CƠ BẢN VỀ THƠ
I - Lƣợc khảo một số định nghĩa về thơ.
Thơ là một thể loại văn học nảy sinh rất sớm, là hình thái văn học đầu
tiên trong đời sống con ngƣời. Từ thủa bình minh ấu thơ của lịch sử loài ngƣời,
thơ ca đã ra đời đồng hành cùng sự hình thành và phát triển của con ngƣời.
Những bài hát trong lao động của ngƣời nguyên thuỷ, những lời cầu nguyện
mong ƣớc mùa màng tốt tƣơi, những bài niệm chú, có thể đƣợc xem là những

hình thức đầu tiên sơ khai, đơn giản của thơ. Nhƣng thơ còn là một “hình thức
nghệ thuật cao quý, tinh vi”. Nên chỉ đến khi con ngƣời có nhu cầu tự biểu
hiện, thơ mới thực sự hình thành, theo đúng nghĩa của nó.
Theo quan niệm thông thƣờng, thuật ngữ thơ hàm nghĩa cho cả hai loại
thể thơ trữ tình và thơ tự sự. Song đặc trƣng của thơ bộc lộ tập trung nhất qua
thơ trữ tình.
Hiện thực cuộc sống là mảnh đất màu mỡ cho thơ nẩy mầm đâm lá.
Nhƣng đặc trƣng của thơ lại gắn với những cảm xúc, suy tƣ với chiều sâu của
thế giới nội tâm trong mỗi cá nhân ngƣời nghệ sĩ. Và ở những cảnh huống đặc
biệt không hề giống nhau, thi ca đã làm nên những phong cách và giá trị vô
cùng phong phú.
Từ những phẩm chất và đặc điểm khác nhau đó mà có nhiều cách lý giải
không hề giống nhau, thậm chí đối lập nhau về bản chất của thơ. Có nhiều
ngƣời xem bản chất của thơ ca là tôn giáo. Nó gắn với những gì thiêng liêng
huyền bí. Platon xem “thơ hay là tặng phẩm của thần linh”. Sau này
Hayđêghơ, Hăngri Brêmông, Malácmê đều chịu ảnh hƣởng của quan niệm
cho thơ là nhịp cầu trung gian nối thần linh với loài ngƣời.
Mặc dù thơ gắn với thế giới nội tâm sâu kín đa thanh, đa dạng, đa chiều,
vừa hữu hình vừa vô hình, không dễ gì nắm bắt. Song không vì thế mà đẩy thơ
ca vào địa hạt của tôn giáo, thần bí xa lạ không bắt rễ và thoát ly với cuộc đời.

14
Thơ từ bao đời vẫn là “tiếng nói tươi trẻ nhất” , “hồn nhiên nhất của tâm hồn”
đƣợc chảy ra từ mạch ngầm của cuộc sống, nói tiếng nói của cuộc sống, một
tiếng nói tinh khiết và sâu thẳm nhất.
Đạo thiên chúa giáo có quan niệm : mỗi ngƣời tin đạo đều có thể tìm cho
mình một cách đến với chúa, đến với thiên đƣờng. Vậy thì cũng có thể nói rằng
: mỗi nhà thơ, ngƣời đọc thơ, yêu thơ đều có thể tìm cho mình một cách để đến
với thơ hay. Và có bao nhiêu nhà thơ, ngƣời đọc thơ, yêu thơ thì cũng có thể
nói có bấy nhiêu cách định nghĩa về thơ.

1- Xung quanh một số định nghĩa về thơ cổ
Chịu ảnh hƣởng của văn học phƣơng Đông, các nhà thơ Việt Nam xƣa
tƣ duy và sáng tạo thơ chủ yếu theo các quan niệm của thơ ca Trung Quốc. Thơ
là để nói lên cái chí, lời ca là để làm cho lời nói đƣợc lâu dài. Hay ở lòng thì
gọi là chí, nói ra thành lời thì gọi là thơ. Nhƣng thơ có cái cơ sở không đổi của
nó mà tứ là cái không ở yên một nơi, tuỳ tính hợp phận nên ít khi có thể làm
bài thơ nào cũng hay. Nếu cho là khó thì cái dễ sẽ tới, còn nếu xem thƣờng là
dễ thì cái khó lại ngay (theo Văn tâm điêu long - Lƣu Hiệp).
Tuy chịu ảnh hƣởng và vay mƣợn nƣớc ngoài nhƣng khi vào Việt Nam
các quan niệm đó đã đƣợc Việt hoá nhuần nhuyễn đến mức dƣờng nhƣ nó là tài
sản tinh thần của ngƣời Việt Nam. Có thể nói rằng quan niệm “thi dĩ ngôn chí”
hay “văn dĩ tải đạo” chi phối phần lớn các sáng tác của các nhà thơ xƣa. Mặc
dù vậy vẫn có những sáng tác thơ ca để ký thác tâm sự tình cảm riêng tƣ nhƣng
bao trùm chủ đạo vẫn là để nói cái chí, để giữ gìn và bảo vệ đạo lý. “Chí anh
hùng” của Nguyễn Công Trứ khá tiêu biểu cho quan niệm trên. Ông quan niệm
làm trai phải cho đáng nên trai, sống có chí khí, sống cuộc đời rộng lớn, không
bằng lòng với cuộc sống tầm thƣờng chật hẹp. Sống có chí khí là một đòi hỏi
của xã hội, một trách nhiệm, một món nợ phải trả cho xã hội - món nợ tang
bồng . Rất hào hùng và đầy khí phách khi Nguyễn Công Trứ viết
Chí làm trai nam bắc tây đông,
Cho phỉ sức vẫy vùng trong bốn bể.

15
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên đấng anh hùng đâu đấy tỏ.
Cùng nằm trong quĩ đạo của quan niệm về thơ xƣa nhƣng các nhà thơ
lớn cũng không hề cứng nhắc đến mức duy lý trí : làm thơ chỉ để nói cái chí, để
chở đạo mà còn rất sâu sắc đúng đắn khi quan niệm : “thơ khởi phát từ trong
lòng người ta” (Lê Quí Đôn). Có nghĩa là thơ không chỉ bó hẹp trong lãnh địa
của “chí” , của “đạo” do lý trí điều khiển sai khiến mà thơ còn là kết quả của sự

rung động của tấm lòng, của con tim. Không đƣợc lọc qua và “đầu thai” bằng
cảm xúc, bằng tấm lòng, bằng tình cảm làm sao có đƣợc những áng thơ hay tồn
tại mãi trong lòng ngƣời đọc.
Cũng vƣợt lên trên quan niệm về thơ trong văn học cổ, gần gũi với quan
niệm về thơ với Lê Quí Đôn, Ngô Thì Nhậm phát biểu : “Mây gió cỏ hoa xinh
tươi kỳ diệu đến đâu hết thẩy cũng đều từ trong lòng nẩy ra” và cao hơn, sâu
hơn ông đi vào bản chất của quá trình sáng tạo thơ, cái thiết cốt khơi nguồn cho
sáng tạo thơ hay là khi lòng ngƣời xúc động, và làm thăng hoa những giá trị
tƣởng nhƣ bình thƣờng bỗng trở thành bất tử : “Hãy xúc động hồn thơ để ngọn
bút có thần”. Xúc động càng lớn sự thần kỳ trong ngọn bút càng cao. Có thể
nói sự xúc động lớn đã tạo ra những “phút giây thiêng” sáng tạo nên những giá
trị tinh thần vĩnh cửu. Phải chăng cũng vì lý do trên mà có ngƣời đã quan niệm
thơ là tặng phẩm của thần thánh?
Xuất phát từ giây phút kỳ diệu “để cho ngọn bút có thần” nhà thơ xƣa
không hề khống chế khả năng vô biên của trí tƣởng tƣợng. Cho nên cũng lại
xuất hiện quan niệm : “thơ là sự lung linh giữa khả giải và bất khả giải”. Đó
thực sự cũng là một quan niệm về thơ không phải không đúng đắn và tiến bộ.
2- Xung quanh một số định nghĩa về thơ hiện đại
Mỗi thời đại khác nhau có những quan niệm về thơ không giống nhau.
Tất nhiên không có sự đoạn tuyệt và cắt đứt, không có sự loại bỏ một cách
tuyệt đối. Thực tế cho thấy không ít những quan niệm về thơ tronng xã hội thời
xƣa vẫn đƣợc kế thừa và phát huy một cách tích cực vừa làm giầu thêm kho

16
tàng lý luận về thơ vừa làm phù hợp với từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Chẳng
hạn những câu thơ sau đây tuy cách diễn đạt hình tƣợng thơ có khác nhau,
nhƣng ít nhất vẫn cùng chung một dòng chảy, một quan niệm về vai trò chức
năng của thơ, một điểm đến, một địa chỉ là vì cuộc sống con ngƣời, sự tiến bộ
của loài ngƣời :
- Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm

Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà (Nguyễn Đình
Chiểu)
- Dùng cán bút làm đòn xoay chế độ
Mỗi vần thơ bom đạn phá cường quyền. (Sóng Hồng)
- Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong. (Hồ Chí Minh)
Những ý kiến của Hồ Chí Minh và Sóng Hồng về thơ, có thể đƣợc coi là
những định nghĩa tiêu biểu trong quan niệm về thơ thời hiện đại. Nó ảnh hƣởng
và chi phối nhiều đến thơ ca Việt Nam thế kỷ XX. Họ là nhà cách mạng nhƣng
đồng thời cũng là nhà thơ có không ít những vần thơ hay. Đặc biệt là những
phát biểu về đặc trƣng, bản chất, tác dụng của thơ. Sóng Hồng, trong lời giới
thiệu tập thơ của mình đã nêu những định nghĩa rất khái quát và sâu sắc về thơ.
Ông quan niệm : “Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao
đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông qua
tình cảm đó, nói lên niềm hi vọng của cả một dân tộc, những ước mơ của nhân
dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của lịch
sử loài người”. (Sóng Hồng)
Với vị trí là cờ đầu của nền thơ ca cách mạng Việt Nam, Tố Hữu phát
biểu : “Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”, “Thơ là cái
nhuỵ của cuộc sống”. Coi cuộc sống rộng lớn vô cùng, nó nhƣ bông hoa và
phần hƣơng thơm quyến rũ nhất, giá trị nhất là phần “nhuỵ”. Thơ đƣợc ví nhƣ
nhuỵ hoa là coi thơ nhƣ tinh hoa nhất tạo hƣơng thơm cho cuộc sống .

17
Bàn về tính hàm súc và khả năng diễn đạt của thơ ca, Tế Hanh cho rằng
“Thơ là phương tiện tối thiểu nhất trong các ngành nghệ thuật để đạt được
những kết quả cao nhất”. Khi bàn đến qui trình sáng tạo thơ, làm thế nào để từ
hiện thực cuộc sống sáng tạo ra thơ? Nguyễn Đình Thi khẳng định : “Thơ là
tiếng nói đầu tiên tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi đụng chạm tới cuộc
sống”.

Với Xuân Diệu, ông lại có một cách định nghĩa riêng về thơ. Đành rằng
thơ là kết quả của cái phần cao sâu nhất là tâm trí của những con ngƣời chân
chính, nhƣng phải có sự đồng điệu, lòng say mê thì mới tạo ra thơ: “Thơ là
tiếng gọi đàn, là sự đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu của những con
người lao động, phấn đấu, suy nghĩ, yêu thương trong cái phần cao nhất, sâu
nhất của họ tức là tâm trí.” hoặc “Ai cảm được cái kỳ diệu của tình yêu thì
cũng có thể bằng cách tương đương liên hệ mà lĩnh hội được cái kỳ diệu của
thơ. Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết
hợp với cái tuyệt diệu ngây thơ, là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ và
tình nhân.”
Có lẽ vấn đề trung tâm trong thơ là cảm xúc và tình ngƣời, cho nên
nhiều nhà nghiên cứu, nhà thơ đã đề cập tới vấn đề này. Hoài Thanh phát biểu :
“thơ là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại muốn làm thơ trước hết
phải có tình”. Cũng đề cập tới sự rung động của cảm xúc trong sáng tạo thơ,
nhƣng hơi cực đoan khi các tác giả của nhóm Xuân thu nhã tập cho rằng : “Thơ
là sự rung động : có rung động là có thơ. Phải cần và chỉ cần có rung động ấy.
Thơ vì thế không cần để hiểu mà cốt để cảm. Thơ được ví như Giai nhân, như
Đẹp, như Trời. Trước lúc chưa kịp hiểu nó là gì ta đã bị nó quyến rũ, lôi kéo,
xâm chiếm”
Giáo sƣ Hà Minh Đức, một nhà khoa học có uy tín trong giới nghiên cứu
thơ nói riêng và lý luận văn học nói chung, khi đã “Đi hết một mùa thu”, với
hơn nửa thế kỷ lao động và sáng tạo, trải qua bao suy ngẫm, chiêm nghiệm sâu
sắc đã phát biểu một định nghĩa khái quát về đặc trƣng và ý nghĩa của thơ ca :

18
“thơ là tiếng nói của một tâm hồn, của niềm ước mơ, thơ bộc lộ khát vọng
vươn tới một lý tưởng đẹp đẽ và cao thượng”. Tất nhiên, không phải bài thơ
nào cũng bộc lộ một cách trực tiếp những luận điểm trên. Nhƣng suy cho đến
cùng thơ hay, thơ lớn dù trực tiếp hay gián tiếp đều “bộc lộ khát vọng vươn tới
một lý tưởng đẹp đẽ và cao thượng”. Điều đó nhƣ là một chân lý.

Ngoài ra, không khác xa lắm với các định nghĩa từ cổ chí kim trong quan
niệm về thơ của Việt Nam, các nhà thơ và các nhà nghiên cứu thế giới cũng
đƣa ra không ít định nghĩa xoay quanh đặc trƣng, phẩm chất của thơ. Đuy
Belây nhấn mạnh tới vai trò của cảm xúc, của trái tim trƣớc những biến thái
của cuộc sống. Khá “đồng điệu” với quan niệm về thơ ở Việt Nam khi ông cho
rằng : “thơ là người thư ký trung thành của trái tim”. Tất nhiên trong thơ phải
có trí tuệ, phải khái quát đƣợc những bức tranh hiện thực cuộc sống và con
ngƣời ở những bình diện khác nhau nhƣng nếu nhƣ có tất cả những điều đó mà
không có sự rung động của trái tim thì cũng không thể có thơ theo đúng nghĩa
của nó. Cho nên khi tâm hồn rung động thì ngƣời thƣ ký trung thành của trái
tim đã kịp thời ghi lại, đó chính là những vần thơ.
Biêlinxki nhà nghiên cứu phê bình Nga cũng đã định nghĩa : “thơ là tất
cả những gì làm cho ta phải quan tâm, gây xúc động, niềm vui, nỗi buồn, thú
say mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng”, không quan tâm nhiều đến các dấu hiệu về
hình thức của thơ. Biêlinxki tập trung vào những tình huống, những nguyên
nhân cội nguồn của sáng tạo thơ. Sự thật là hầu hết những tác phẩm thơ có giá
trị đều là kết quả của những nung nấu, dằn vặt thƣờng trực trong lòng. Nó trở
đi trở lại ám ảnh trong tâm trí khiến cho anh không viết không thể chịu nổi.
Lúc đó thơ tràn ra tự nhiên nhƣ một nhu cầu tự thân tất yếu, kết quả của
“những gì làm cho ta phải quan tâm, gây xúc động, niềm vui, nỗi buồn, thú say
mê, sự đau khổ, nỗi lo lắng”.
Cũng từ góc độ đặc trƣng bản chất của thơ, M.Gorki đại văn hào Nga
phát biểu : “thơ trước hết phải mang tính tình cảm”. Ở một điểm nhìn hẹp hơn
Anphret Vinhi lại cho rằng : “thơ là lòng nhiệt tình kết tinh lại”.

19
Các nhà thơ lãng mạn lại thƣờng lý tƣởng hoá thơ, đối lập một cách cực
đoan giữa thơ với cuộc sống. Lamáctin cho rằng : “Thơ là hiện thân cho những
gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người”. J.R
Bếtsơ lại quan niệm tính tích cực và trách nhiệm của thơ là phải khơi dậy

những hoài bão cao đẹp và rộng lớn của con ngƣời. Ông cho rằng : “Thơ là sự
cố gắng không ngừng của con người để tự vượt lên mình”
Có thể nói rằng các định nghĩa về thơ là vô cùng phong phú. Mỗi định
nghĩa dù ở Việt Nam hay trên thế giới, dù thời xƣa hay thời nay, dù hẹp hay
rộng, dù của nhà thơ, nhà nghiên cứu thơ hay bạn đọc thơ đều có cái lý riêng
của nó, ít nhất là ở tƣ duy, ở điểm nhìn, ở thời điểm hiện tại của bản thân ngƣời
phát biểu. Cũng chính do những đặc điểm trên đã làm nên tính phong phú của
các định nghĩa về thơ. Có ngƣời xuất phát từ quan điểm giai cấp, có ngƣời xuất
phát từ quan điểm nghệ thuật, lại có ngƣời chỉ định nghĩa trên bình diện nội
dung, cũng có ngƣời chỉ định nghĩa trên bình diện hình thức. Thậm chí có
những định nghĩa theo chúng tôi là khá cực đoan chỉ căn cứ vào một khía cạnh
hình thức của thơ. Chẳng thế mà Gectruđơ Stainơ đã phải thốt lên : một bông
hồng là một bông hồng, cũng nhƣ thơ là thơ, thế thôi, cần gì nhọc lòng định
nghĩa mà tốn giấy mực. Để hệ thống lại cho dễ hiểu hơn, chúng ta có thể tạm
sắp xếp lại theo mấy nhóm sau đây. Nhóm một : Coi thơ luôn gắn với cuộc
sống : “Thơ biểu hiện cuộc sống một cách cao đẹp”, “Thơ là cuộc sống tập
trung cao độ, là cái lõi của cuộc sống”, “Thơ biểu hiện tinh chất cuộc sống”,
“là cái nhuỵ của cuộc sống” Nhóm hai : coi thơ là sợi dây ràng buộc mọi
ngƣời : “Thơ là tinh hoa, là thể chất cô đọng của trí tuệ và tình cảm”, “Thơ là
chuyện đồng điệu”, “là tiếng nói tri âm” Nhóm ba: xu hƣớng dựa vào cấu
trúc của ngôn ngữ : “Thơ trƣớc hết và cuối cùng là cuộc hành trình trọn vẹn
của ngôn từ, là cuộc đời của ngôn từ”, “Thi sĩ là ngƣời tạo tác ngôn từ”, “Một
bài thơ là những ngôn từ sáng giá đứng trong những trật tự hoàn hảo”. Nhà
nghiên cứu Phan Ngọc viết : “Thơ là cách tổ chức hết sức quái đản để bắt
ngƣời tiếp nhận phải nhớ, phải xúc cảm và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ

20
chức ngôn ngữ này.” Nhóm bốn : Thi pháp học lại nêu ý kiến về thơ theo một
cách riêng. Bakhtin, nhà thi pháp học nổi tiếng nêu sự khác nhau giữa thơ và
văn xuôi : “Thơ là tiếng độc bạch (monologique), một nỗi oán thán, một niềm

vui, một nỗi nhớ, một suy tƣởng. Tiểu thuyết là đối thoại (dialogique) nhiều
tiếng nói, nhiều bè, hoà hợp nhau, cãi nhau, đối chọi nhau”. Nhóm năm: xu
hƣớng định nghĩa thơ căn cứ vào dấu hiệu hình thức. Họ cho rằng so với văn
xuôi, trang thơ có nhiều khoảng trắng. Thơ nói ít mà chứa đựng nhiều nghĩa.
Chính những khoảng trắng lại chứa đậm chất thơ là nơi chất thơ lan toả. Thơ là
văn bản không liên tục có nhiều chỗ “lặng”, cái “lặng” tràn ngập cảm xúc và ý
tƣởng. Cũng từ dấu hiệu hình thức họ cho rằng đặc trƣng thơ là sự trùng điệp
của âm, vần, nhịp. Những ý kiến này quan niệm nhịp là linh hồn của thơ, hay
“Thơ là văn bản đƣợc tổ chức bằng nhịp điệu của ngôn từ”. Mỗi nhón định
nghĩa về thơ có những ƣu thế và hạn chế khác nhau. Tìm một định nghĩa nào
bao chứa đƣợc hết, vừa nhận ra cái phần “xác” và phần “hồn”, khía cạnh nội
dung và hình thức, cả cái vô hình và cái hữu hình, tiềm thức và vô thức là
một điều không hề đơn giản.
Cho nên, khó có một định nghĩa nào bao quát đƣợc tất cả những khía
cạnh thể hiện đặc trƣng của thơ. Mặc dầu vậy, theo ý kiến của chúng tôi, nói
nhƣ thế không có nghĩa là không thể có đƣợc một định nghĩa khả dĩ khái quát
đƣợc những nét cơ bản về thơ. Tuy thơ là một lĩnh vực tinh thần vô cùng
phong phú phức tạp, tinh vi và tinh tế. Mỗi tác phẩm thơ là sản phẩm tinh thần
của một cá nhân cụ thể trong một trạng thái cảm xúc, trong một sự rung động
cụ thể của tâm trí nhƣng nó vẫn tuân theo một qui luật chung và ít nhất đều
có tên gọi chung là “thơ” chứ không phải là một loại hình nghệ thuật khác.
Vậy thì theo chúng tôi, một định nghĩa về thơ sẽ đƣợc đông đảo bạn đọc chấp
nhận hơn, phải là một định nghĩa khái quát đƣợc cả đặc trƣng về nội dung và
hình thức của thơ để qua đó, ngƣời ta thấy đƣợc bóng dáng của hầu hết
những sáng tác thơ ca đều có mặt trong đó.

21
Xuất phát từ suy nghĩ trên, chúng tôi xin chọn hai ý kiến đƣợc coi nhƣ
những định nghĩa về thơ (một dài, một ngắn) mà theo chúng tôi đáp ứng đƣợc
khá đầy đủ những tiêu chí về cả nội dung và hình thức thơ :

Định nghĩa 1 : “Thơ tức là sự thể hiện con người và thời đại một cách
cao đẹp. Thơ không chỉ nói lên tình cảm riêng của nhà thơ, mà nhiều khi thông
qua tình cảm đó, nói lên niềm hi vọng của cả một dân tộc, những ước mơ của
nhân dân, vẽ nên những nhịp đập của trái tim quần chúng và xu thế chung của
lịch sử loài người.
Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có
tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình cảm và
lí trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm và lí trí ấy
được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng
vang nên nhạc điệu khác thường.
Thơ là một viên ngọc kim cương long lanh dưới ánh sáng mặt trời. Thơ
là thơ, đồng thời cũng là vẽ, là nhạc, là trạm khắc theo một cách riêng. Nhưng
thơ có khả năng bao quát sâu rộng không gian và thời gian mà những nghệ
thuật khác không có. Cho nên thơ là nghệ thuật kỳ diệu bậc nhất của trí tưởng
tượng.”
(Sóng Hồng)
Định nghĩa 2 : “Thơ là một thông báo thẩm mỹ trong đó kết hợp 4 yếu
tố: có Ỳ, có Tình, có Hình, có Nhạc.”(55.T22)
( Mã Giang Lân)
II- Những quan niệm cơ bản về thơ.
1. Quan niệm về thơ trong văn học trung đại.
Trƣớc khi tìm hiểu quan niệm về thơ trong văn học trung đại, chúng tôi
xin đề cập vài nét đến quan niệm về thơ trong văn học dân gian. Văn học dân
gian là những sáng tác nghệ thuật truyền miệng của nhân dân. Văn học dân
gian ra đời từ rất sớm, khi mà đời sống và nhận thức xã hội của con ngƣời còn
thấp kém, còn đang ở buổi sơ khai, tuổi ấu thơ hồn nhiên của lịch sử loài

×