Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Sự nghiệp phê bình thơ của Xuân Diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.51 KB, 147 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1















































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM THÁI NGUYÊN
------------&-------------






ĐÀO THỊ THU HIỀN





SỰ NGHIỆP PHÊ BÌNH THƠ

CỦA XUÂN DIỆU









LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN










Thái Nguyên – 2007

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
















































ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
------------&-------------




ĐÀO THỊ THU HIỀN



SỰ NGHIỆP NGHIÊN CỨU PHÊ BÌNH
THƠ CỦA XUÂN DIỆU




Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34




LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS. LƢU KHÁNH THƠ







Thái Nguyên – 2007


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC
Trang
Mở Đầu 1
Chƣơng 1- Phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX và vị trí

của Xuân Diệu trong nền phê bình văn học
8
1.1. Vài nét về phê bình văn học Việt Nam thế kỷ XX 8
1.2. Vị trí của Xuân Diệu trong nền phê bình văn họcViệt
Nam thế kỷ XX
13
1.3. Quan niệm của Xuân Diệu về thơ và phê bình thơ 17
1.3.1. Quan niệm của Xuân Diệu về thơ 17
1.3.2. Quan niệm của Xuân Diệu về phê bình thơ 33
Chƣơng 2- Đóng góp của Xuân Diệu trong việc tôn vinh
các giá trị thơ ca dân tộc
45
2.1. Xuân Diệu với gia tài văn học cổ điển của dân tộc 45
2.1.1. Chân dung tâm hồn Nguyễn Trãi trong thơ Nôm 46
2.1.2. Những phát hiện về chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện
Kiều
của Nguyễn Du
51
2.1.3. Giá trị đích thực và vẻ đẹp của thơ Nôm Hồ Xuân
Hương
57
2.1.4. Nguyễn Khuyến- Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam 63
2.2. Xuân Diệu với nền thơ Việt Nam hiện đại. 68
2.2.1. Vẻ đẹp tâm hồn Bác trong tập thơ Nhật ký trong tù 69
2.2.2. Tố Hữu- Nhà thơ của tình thương mến 72
2.2.3. Nét đặc sắc của hồn thơ Huy Cận 79
2.2.4. Trần Đăng khoa- Một hồn thơ nhạy cảm, với những
vần thơ “hồn nhiên như một bình minh ríu rít”
83
Chƣơng 3- Một số đặc điểm trong phong cách nghiên cứu

phê bình thơ của Xuân Diệu
90
3.1. Tìm hiểu nội dung tư tưởng tác phẩm bằng cách đi sâu
khám phá hình thức nghệ thuật thơ
91
3.2. Kết hợp bình và giảng 101
3.3. Lối phê bình giàu tính trực cảm 112
3.4. Cách hành văn sôi nổi mãnh liệt 117
4.4. Một số hạn chế 122
Kết luận 125
Tài liệu tham khảo 128


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Xuân Diệu (1916- 1985) là một trong những tác gia lớn, một tài
năng đa dạng của nền văn học Việt Nam hiện đại, với một phong cách
riêng đặc sắc. Hơn nửa thế kỷ cầm bút sáng tác, ông đã để lại cho đời
một khối lượng tác phẩm lớn, và có giá trị lâu dài ở nhiều thể loại:
thơ, văn xuôi, nghiên cứu phê bình, dịch thuật. Với nhà thơ tài năng
này, ở thể loại nào ông cũng đạt được những thành tựu, in đậm dấu ấn
riêng.Trong sự nghiệp sáng tạo của Xuân Diệu, bên cạnh phần sáng
tác thơ mà ông dành phần lớn bút lực của đời mình, còn một mảng
sáng tác không kém phần quan trọng, đó là phê bình tiểu luận. Bằng
vốn hiều biết phong phú cùng với dụng công tìm tòi nghiên cứu và sự
tinh tế nhạy cảm của một nhà thơ tài năng, bằng lối viết tràn đầy nhiệt
tình, tràn đầy cảm xúc, Xuân Diệu đã mang đến cho những trang phê
bình tiểu luận của mình một giọng điệu riêng độc đáo.Ông có nhiều

công trình nghiên cứu phê bình thơ Việt Nam từ cổ điển đến hiện đại,
bên cạnh đó ông còn phê bình giới thiệu thơ của nhiều tác giả nước
ngoài. Gần hai chục tập tiểu luận phê bình và rải rác nhiều bài khác
đăng trên các báo, tạp chí,khối lượng lớn những tác phẩm của ông
trong lĩnh vực này đã phần nào khẳng định công phu lao động miệt
mài của Xuân Diệu với tư cách một nhà nghiên cứu phê bình thơ.
Từ trước đến nay, cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Xuân Diệu
đã thu hút sự quan tâm của các cây bút nghiên cứu phê bình nhiều thế
hệ. Đặc biệt số lượng bài viết về thơ Xuân Diệu rất phong phú. Điều
đó đã nói lên rằng giới nghiên cứu phê bình văn học nước ta ngày
càng nhận thấy giá trị lớn lao của Xuân Diệu trong tiến trình lịch sử
văn học Việt Nam hiện đại. Mặc dầu vậy phần đóng góp rất quan trọng
của Xuân Diệu đối với phê bình văn chương chưa được nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
đánh giá một cách công phu và đầy đủ. Số lượng bài viết về lĩnh vực
này còn rất ít ỏi.
Vì vậy luận văn chọn đề tài “Sự nghiệp nghiên cứu phê bình
thơ của Xuân Diệu” hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc nghiên
cứu đánh giá vị trí vai trò và ý nghĩa của cây bút nghiên cứu phê bình
thơ Xuân Diệu trong nền nghiên cứu phê bình thơ Việt Nam hiện đại,
ghi nhận những thành tựu to lớn của ông, phát huy những tư tưởng và
phong cách riêng độc đáo của ông.
Xuân Diệu là một trong số các tác gia được chọn đưa vào giảng
dạy ở trường trung học phổ thông. Điều này đã nói lên vị trí của Xuân
Diệu trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên để góp phần
hiểu Xuân Diệu một cách đầy đủ hơn thì không thể không nghiên cứu
mảng phê bình của ông. Bởi ở đây nhà thơ, nhà phê bình Xuân Diệu
bộc lộ những quan niệm, những suy nghĩ của bản thân về sáng tác thơ
ca. Là người trực tiếp giảng dạy ở trường phổ thông chúng tôi thấy

việc tìm hiểu Xuân Diệu ở phương diện nhà phê bình thơ là hết sức
cần thiết. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu rõ Xuân Diệu ở phương diện nhà
thơ. Bởi Xuân Diệu viết phê bình với kinh nghiệm của “ người làm
vườn vĩnh cửu”, kinh nghiệm của một nhà thơ lớn có nhiều đóng góp
cho nền thơ ca dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề:
Là một gương mặt sáng giá của văn học Việt Nam hiện đại,
thơ và văn của Xuân Diệu đã được sự quan tâm thường xuyên của giới
nghiên cứu phê bình văn học đã có những công trình nghiên cứu công
phu tâm huyết, có nhiều khám phá sáng tạo về tác gia Xuân Diệu trên
các chặng đường sáng tác, nhưng hoạt động nghiên cứu phê bình thơ
của Xuân Diệu chưa được nghiên cứu một cách đúng mức.
2.1 Những đánh giá chung về di sản nghiên cứu phê bình của Xuân
Diệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Đa số các bài nghiên cứu về Xuân Diệu chủ yếu đi sâu vào sự
nghiệp thơ cũng như văn xuôi, chỉ nói qua, nói lướt đến công việc
nghiên cứu phê bình thơ của ông- như bài viết của các tác giả: Nguyễn
Duy Bình, Huy Cận, Nam Chi, Nguyễn Đăng Mạnh, Hoàng Trung
Thông.
Ở bài nghiên cứu Xuân Diệu thuộc quyển “ Nhà thơ Việt Nam
hiện đại”, bên cạnh việc chủ yếu phân tích quá trình Xuân Diệu
trưởng thành trong sáng tác thơ sau cách mạng Mã Giang Lân phát
hiện một số đóng góp của ông trong hoạt động phê bình giới thiệu thơ,
dịch thơ: “Ưu thế về kinh nghiệm sáng tác, năng lực cảm thụ thơ tinh
tế, cách xâu chuỗi, phát hiện, phân tích, liên tưởng độc đáo, khen
nhiều chê ít, làm cho các tác giả thơ như được xuân hoá trẻ thêm”
Trong cuốn Nhà văn Việt Nam tập I, ở bài Xuân Diệu, giáo sư
Hà Minh Đức là người đầu tiên đã nêu lên một số nhận xét khái quát

về mảng nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu. Ông khẳng định một
tấm gương cần mẫn đối với thơ cổ điển, thơ hiện đại, suy nghĩ về chất
lượng thơ và công việc phê bình thơ, giới thiệu thơ nước các nước và
dịch; một diễn giả hăng say giao tiếp, giao cảm, có mặt ở tất cả các
hoạt động của thơ, đưa thơ về với cuộc sống. Giáo sư đã có những
nhận xét xác đáng, chẳng hạn “ Xuân Diệu có khả năng tự phân tích
và trình bày sáng tỏ những diễn biến của mạch tư tưởng và cảm xúc
ngay ở những khía cạnh uẩn khúc và khó diễn đạt. Anh thường lấy
thực tế sáng tác thơ ca của mình từ trong quá trình sáng tạo đến thành
quả cụ thể để chứng minh cho những vấn đề lý luận mà anh đề xuất”
Trong Từ điển văn học hoạt động phê bình của ông được
Nguyễn văn Long nêu ngắn gọn “ Bằng một vốn hiểu biết phong phú
và sự tinh nhạy của nhà thơ, với lối viết văn tràn đầy nhiệt tình, cảm
xúc, những tác phẩm phê bình, tiểu luận, bút ký của Xuân Diệu có một
tiếng nói riêng đáng chú ý”. Cũng trong cuốn này Phan Cự Đệ,Trần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Hữu Tá có đánh giá công lao đóng góp của Xuân Diệu cùng Đặng Thai
Mai, Xuân Trường, Hồng Chương.. trong đội ngũ lực lượng phê bình,
đã kịp thời phát huy vai trò của người chiến sỹ trên mặt trận đấu tranh
tư tưởng của Đảng bằng nhiều tiểu luận có giá trị và có tính chiến đấu
cao.Trong quyển sưu tập dày dặn Xuân Diệu Tác phẩm văn chƣơng
và lao động nghệ thuật (1999) tác giả Lưu Khánh Thơ dành khoảng
hai mươi trang giới thiệu khái quát về những đóng góp của Xuân Diệu
trong phê bình văn chương, phần còn lại của cuốn sách chủ yếu tuyển
chọn và giới thiệu những bài nghiên cứu về thơ của Xuân Diệu.
Với bài Xuân Diệu in trong giáo trình Văn học Việt Nam 1945-
1975 tập II, Nguyễn Trác nhìn nhận bên cạnh “ Xuân Diệu- nhà sáng
tác thơ văn” còn có “ Xuân Diệu- nhà bút ký, tiểu luận phê bình văn
học”. Bài viết chỉ ra những hướng chính mà Xuân Diệu gắn bó trong

suốt sự nghiệp văn học của mình: Dìu dắt các nhà thơ lớp sau, giới
thiệu các phong trào thơ quần chúng, phát hiện cái hay cái đẹp ở các
nhà thơ ưu tú, đi sâu vào thế giới tâm tình những nhà thơ nổi tiếng của
dân tộc, dịch và giới thiệu thơ nước ngoài. Bên cạnh đó, Nguyễn Trác
còn chú ý phát hiện một số nét phong cách phê bình của Xuân Diệu
với “ Nghệ thuật diễn đạt mạnh bạo, hồn nhiên từ rất khoẻ, ý rất
mạnh, tạo được những hình ảnh, những câu lý thú không thể quên
trong phê bình văn học”
Nói đến Xuân Diệu là người ta nhớ ngay đó là một nhà thơ nổi
tiếng, ít người quan niệm được đầy đủ rằng ông còn là một nhà
nghiên cứu phê bình thơ lỗi lạc.
2.2 Những bài nghiên cứu trực tiếp bàn về một số tập phê bình
tiểu luận của Xuân Diệu
Trước cách mạng hầu như chưa có ai nghiên cứu về phê bình
thơ Xuân Diệu. Sau hoà bình lập lại, có thể nói người đầu tiên bàn về
tiểu luận phê bình của Xuân Diệu là Chế Lan Viên, với bài “Đọc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
những bước đường tư tưởng của tôi”. Chủ yếu Chế Lan Viên đã khen
cái lý sống trong thể động của Xuân Diệu sau cách mạng và khen cái
tình ở nhà tiểu luận có lý này. Chế Lan Viên cũng chỉ ra những nhược
điểm chính của nhà phê bình Xuân Diệu lúc bấy giờ là “ còn thiếu
thực tế, thiếu vốn sống, nói quá ít đến những sự việc của thế giới xung
quanh anh sau cách mạng”.
Sau đó mỗi khi một tập tiểu luận phê bình của Xuân Diệu ra đời
lại có một vài bài viết trên báo đánh giá ưu khuyết về tập đó. Chẳng
hạn: Phê bình giới thiệu thơ(Lê Đình kỵ, Nam Mộc), Dao có mài
mới sắc (Đông Hoài), Và cây đời mãi mãi xanh tƣơi (Nguyễn Xuân
Nam), Mài sắt nên kim (Vũ Quần Phương), lƣợng thông tin và
những kỹ sƣ tâm hồn ấy (Chế Lan Viên, Thiếu Mai), Các nhà thơ cổ

điển Việt Nam (Mai Quốc Liên, Triều Dương, Vương Trí Nhàn),
ngoài ra còn có một số ý kiến điểm sách ngắn… những bài này thường
nêu nhận xét khen chê cụ thể một số đoạn, bài trong từng tập hoặc cả
tập
Phần lớn các bài báo, các tiểu luận đề cập đến những công trình
nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu chủ yếu từ sau Cách mạng
tháng Tám, ít nhiều đã khẳng định đóng góp của ông trong thời đại
mới của thi ca dân tộc. Các tác giả thống nhất khi nói đến cách phê
bình phát hiện, tìm tòi, sự nghiên cứu công phu, tài thẩm thơ tinh tế,
khiếu thẩm mỹ sành và nhuyễn, tính trung thực, tính chiến đấu, tính
sáng tạo của Xuân Diệu- một cây bút phê bình có bản sắc….song đó
mới chỉ là những nhận xét chung, những nhận định quá ngắn, hoặc lẻ
tẻ từng phương diện.Cho đến năm 2000,chưa có những công trình
nghiên cứu, đánh giá toàn diện, nhiều mặt một cách có hệ thống các
hoạt động phê bình giới thiệu thơ của Xuân Diệu.
Thời gian gần đây sự nghiệp nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu
đã được chú ý một cách thoả đáng hơn. Đã trở thành đối tượng nghiên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
cứu của một số công trình, bài viết, của một vài luận án và luận văn.
Đặc biệt là hai tác giả Trần Thị Thanh Hà và Phan Ngọc Thu đã đi vào
tìm hiểu những thành tựu trong công việc nghiên cứu phê bình văn học
của Xuân Diệu
Trên cơ sở tiếp thu và kế thừa ý kiến của những người đi trước
chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Sự nghiệp nghiên cứu phê
bình thơ của Xuân Diệu”, với suy nghĩ rằng, đối với những tác gia
lớn của một nền văn học cần có nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong
những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau. Trong một chừng mực nhất
định, chúng tôi đã cố gắng đưa ra một cách nhìn và những cảm nhận
mới về những đóng góp đáng trân trọng trong sự nghiệp phê bình thơ

của Xuân Diệu.
3.Nhiệm vụ và đối tƣợng nghiên cứu.
Qua việc tìm hiểu những công trình, bài viết nghiên cứu trước
đây về phê bình văn học nói chung và phê bình văn học của Xuân
Diệu nói riêng luận văn sẽ hướng tới các nhiệm vụ sau:
Luận văn sẽ chỉ ra vị trí của nhà phê bình Xuân Diệu trong nền
văn học Việt Nam thế kỷ XX
Tìm hiểu một cách hệ thống và tương đối toàn diện về thành tựu
và bản sắc trong phê bình thơ của Xuân Diệu, bắt đầu từ quan niệm
của ông về thơ và phê bình thơ, đến một số đóng góp cơ bản của ông
trong việc nghiên cứu phê bình các hiện tượng thơ cụ thể, những đặc
điểm nổi bật trong phong cách nghiên cứu phê bình thơ của ông
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là toàn bộ các bài tiểu luận
phê bình của Xuân Diệu mà chúng tôi thu thập được. Tuy nhiên trong
khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, không thể nghiên cứu toàn bộ sự
nghiệp phê bình của Xuân Diệu, luận văn chỉ tập trung đi sâu vào hai
mảng cơ bản: nghiên cứu phê bình thơ cổ điển và thơ hiện đại. Không
tiến hành nghiên cứu tất cả mọi hoạt động phê bình thơ, cũng như
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
không xem xét tất cả các tác giả tác phẩm mà Xuân Diệu đã đề cập,
chúng tôi tập trung đi sâu nghiên cứu những hiện tượng nổi bật, thể
hiện rõ quan niệm nhất quán của nhà thơ về thơ và phê bình thơ, để
bước đầu nhận định về Xuân Diệu với tư cách nhà nghiên cứu phê
bình thơ có nhiều đóng góp đối với nền thơ hiện đại Việt Nam
4.Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu trên luận văn kết hợp sử dụng
các phương pháp chủ yếu sau đây:
4.1 Phương pháp hệ thống.
Với quan niệm thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể, xuất phát từ

đặc điểm riêng trong thi pháp nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu,
luận văn chú trọng tìm ra những thành tố tạo nên diện mạo và qui luật
hoạt động nghiên cứu phê bình thơ của Xuân Diệu. Mọi đối tượng,
mọi vẫn đề khảo sát được chúng tôi đặt trong tương quan, hệ thống,
trong qui luật tác động lẫn nhau giữa quan niệm, tư tưởng, phương
pháp và phong cách cùng thành tựu của nhà phê bình
4.2 Phương pháp thống kê, tổng hợp.
Đối với từng thành tố luận văn thực hiện phương pháp thống kê
tổng hợp, nhằm tập hợp các ý kiến của các nhà nghiên cứu phê bình
văn học trong các bài viết, các sách báo…để có tư liệu phục vụ cho
luận văn.
4.3 Phương pháp so sánh đối chiếu
Luận văn sử dụng phương pháp đối chiếu so sánh để khẳng định
các mặt tiêu biểu và những nét độc đáo cá nhân về một phương diện
trong sáng tác của Xuân Diệu: nghiên cứu phê bình thơ.
4.4 Ngoài ra trong luận văn này chúng tôi còn sử dụng phương pháp
phân tích văn học, phương pháp khái quát hoá và một số phương pháp
khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, nội dung của luận văn gồm
3 chương
Chƣơng 1: Vị trí và vai trò của Xuân Diệu trong nền phê bình
văn học Việt Nam thế kỷ XX
Chƣơng 2: Đóng góp của Xuân Diệu trong việc tôn vinh các giá
trị thơ ca dân tộc
Chƣơng 3: Một số đặc điểm trong phong cách nghiên cứu phê
bình thơ của Xuân Diệu





















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
Chƣơng 1
VÀI NÉT VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX VÀ
VỊ TRÍ CỦA XUÂN DIỆU TRONG NỀN PHÊ BÌNH VĂN HỌC
1.1 VÀI NÉT VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM THẾ KỶ XX
Phê bình văn học cùng với lịch sử văn học và lý luận văn học là
ba bộ môn chính của khoa học văn học. Khái niệm phê bình văn học
được các nhà nghiên cứu văn học bàn đến từ rất lâu và được tiếp nhận
dưới nhiều góc độ, tiêu chí khác nhau. ở góc độ lý luận Biêlinski xem

phê bình là “mĩ học đang vận động”. Về bản chất, đối tượng thì phê
bình vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Còn trên ranh giới giữa sáng
tạo và thưởng thức, phê bình văn học là chiếc cầu nối gắn kết hai công
đoạn của một quá trình nghệ thuật và công chúng. Các nhà nghiên cứu
văn học còn mở rộng thêm, phê bình văn học vừa là một hoạt động,
vừa là một bộ môn khoa học về văn học. Phê bình văn học vừa tác
động tới sự phát triển của văn học, vừa tác động đến độc giả góp phần
hình thành thị hiếu thẩm mỹ cho quảng đại quần chúng. Là một môn
khoa học, phê bình văn học “nhận thức các phương hướng vận động
của văn học đương đại, tìm kiếm chỗ làm bàn đạp cho văn học đi tới,
khám phá những nhân tố nghệ thuật có khả năng mở ra một quá trình
văn học mới và chỉ ra những nhược điểm trong sáng tác so với nhu cầu
của thời đại và nhu cầu của bản thân văn học” [18, 206].Theo Trần
Đình Sử thì “phê bình văn học là hoạt động nghiên cứu, phán đoán giá
trị đối với một hiện tượng văn học cụ thể bao gồm tác phẩm, nhà văn,
tiếp nhận và cả lý luận phê bình xuất phát từ một quan niệm lý luận
nhất định trên cơ sở cảm thụ, thưởng thức tác phẩm” [ 15, 665]. Như
vậy văn học gắn liền với phê bình văn học. Có văn học thì có phê bình
văn học. Nếu văn học là phát ngôn về nhân sinh dưới hình thức ngôn
ngữ nghệ thuật, thì phê bình văn học là nghệ thuật khám phá văn hoá
cảm nhận ẩn tàng trong tác phẩm. Mãi mãi, người sáng tác và người
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
đọc, người phê bình tiếp sức nhau trong cuộc chạy đua vô tận để tìm
bắt ý nghĩa cuộc đời và ý nghĩa nghệ thuật, ý nghĩa là niềm mê hoặc
lớn, là đầu đề tranh cãi lớn trong mọi quan hệ văn học và phê bình xưa
nay. Văn học tồn tại trong tiếp nhận, cũng tức là tồn tại trong phê bình
bởi phê bình là hình thức tiếp nhận tích cực nhất tự giác nhất. Dù
muốn hay không tác phẩm văn học vẫn được cảm nhận qua lăng kính
phê bình dưới mọi hình thức: Dư luận xã hội, giáo dục ở nhà trường,

những cây bút phê bình, nhà nghiên cứu văn học. Chính vì vậy phê
bình có ý nghĩa rất quan trọng đối với đời sống văn học
Văn học viết Việt Nam ra đời từ thế kỷ X, với sự xuất hiện của
chữ Hán, chữ Nôm, sau này là chữ Quốc ngữ. Có văn học tất yếu có
phê bình văn học, nhưng lúc đầu phê bình văn học chỉ xuất hiện dưới
các dạng thức với các bài bi, ký, tự, bạt, thư, luận, xướng hoạ….Phê
bình lúc này chủ yếu mang tính chất thưởng thức, cảm thụ, hoặc với
tính chất hướng dẫn sáng tác theo các qui luật, nguyên tắc. Trước kia
các nhà thơ trung đại, không ý thức trở thành nhà thơ, nhà văn.
Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến…. và những người làm thơ khác họ
thường có quan niệm làm quan mới là con đường lập nghiệp. Làm thơ
văn chỉ là giãy bày cái gì đó bên trong về mặt tình cảm. Ngày xưa có
một ông Nguyễn Khuyến chẳng hạn viết xong một bài thơ đưa đi đâu,
ông gửi cho ai ? Nếu không tìm được tri kỷ trong làng ngoài xóm có ai
đó đủ chữ nghĩa, đáng mặt tri âm tri kỉ, thì ông đành phải bỏ tác phẩm
vào trong một cái tráp khoá lại. Ngày lại ngày, những bài thơ lần lượt
ra đời và lần lượt được xếp lên nhau trong chiếc tráp son đặt ở đầu
giường. Đợi đến một ngày đẹp trời, ông bạn Dương Khuê đi cáng đến
chơi- Đã bấy lâu nay bác tới nhà chủ nhân hấp tấp và mừng rỡ hối
thúc người nhà sửa ngay bữa rượu. Và khi đôi bạn ngà ngà thì là lúc
những cái tráp được mở ra và cuộc ngâm vịnh thù tạc tưởng như
không bao giờ dứt. Văn chương thuở ấy là như thế: Chỉ thu hẹp trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
một số ít văn nhân tài tử, khó phân biệt ai là tác giả, ai là độc giả, ai là
nhà phê bình. Thường thì mỗi người đều “kiêm nhiệm” tất cả.Ta hiểu
vì sao khi nghe tin Dương Khuê mất- Bác Dương thôi đã thôi rồi…
thì Nguyễn Khuyến đau đớn đến rụng rời, lời thở than của Nguyễn
Khuyến phần nào giúp ta hiểu được văn chương lúc bấy giờ:
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết

Viết đưa ai, ai biết mà đưa…
Nhà phê bình, nghề phê bình chưa thể có được vào thời ấy là
như vậy. Phải đến thế kỷ XX do sự vận động nội tại của văn học, dưới
sự tác động của hoàn cảnh lịch sử, cùng với nhu cầu đòi hỏi tất yếu
của sự phát triển văn học, phê bình mới chính thức trở thành một thể
loại. Các hoạt động báo chí, in ấn, xuất bản…ngày càng phát triển tạo
thuận lợi cho phê bình. Vì thế phê bình văn học ngày càng hoạt động
sôi nổi, có nhiều khởi sắc, các vấn đề mang tính thời sự của văn học
được phê bình quan tâm. Hơn một thế kỷ ra đời và phát triển, nền lý
luận phê bình văn học Việt Nam đã nhanh chóng trưởng thành, và
khẳng định được vị thế của mình. Phê bình văn học ngày càng thể hiện
được vai trò là người bạn tin cậy của độc giả và nhà văn, là cầu nối để
hoàn tất quá trình tồn tại một tác phẩm văn học. Phê bình văn học qua
các giai đoạn phát triển đã tạo ra nhiều gương mặt phê bình xuất sắc,
với nhiều tác phẩm có giá trị cho sự phát triển của văn học.Tuy nhiên
sự xuất hiện ấy là không đồng đều ở từng giai đoạn khác nhau.Theo ý
kiến chung của nhiều công trình nghiên cứu văn học Việt Nam, quá
trình phát triển lý luận phê bình có thể chia làm bốn giai đoạn.
Giai đoạn đầu thế kỷ đến năm 1931: Đây là giai đoạn mở đầu, là
bước chuẩn bị cho sự trưởng thành của lý luận, phê bình văn học Việt
Nam giai đoạn sau.
Giai đoạn từ năm 1932 đến năm 1945: Giai đoạn trưởng thành
vượt bậc của lý luận phê bình, có những cuộc tranh luận sâu sắc động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
chạm đến những vấn đề cốt tử của văn học, có những công trình
nghiên cứu vượt thời đại và trở thành kinh điển, xu hướng tìm tòi lý
luận và phương pháp phê bình đa dạng nhiều hướng.
Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1985: Giai đoạn hình thành,
củng cố lý luận, phê bình văn học dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản

Việt Nam. Phê bình lý luận trở thành vũ khí chiến đấu đắc lực của
Đảng nhằm chống lại văn học phi vô sản, khẳng định văn học cách
mạng, đem văn học cách mạng đến với đông đảo quần chúng nhân
dân. Phê bình văn học chủ yếu thực hiện nhiệm vụ đấu tranh tư tưởng
và trưởng thành nhanh chóng qua các cuộc đấu đấu tranh ấy về mặt
chính trị; nội dung học thuật của công tác lý luận phê bình cũng được
phát triển nhưng vẫn còn những mặt hạn chế. Chính vì vậy mà cùng
với nhu cầu đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, lý luận phê
bình cũng tích cực tự cởi trói, đổi mới vào giai đoạn sau.
Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2000: Đây là giai đoạn đổi
mới mạnh mẽ của lý luận, phê bình văn học Việt Nam. Các vấn đề đặc
trưng của văn học, vấn đề con người, quan hệ văn học và chính trị, văn
học phản ánh và sáng tạo, thi pháp học được quan tâm chú ý và gây
được sự hưởng ứng rộng rãi. Vấn đề đánh giá lại các hiện tượng văn
học quá khứ được thực hiện khá thoả đáng, từ Thơ mới đến sáng tác
của trào lưu hiện thực, văn học Tự lực văn đoàn. Nghiên cứu văn học
cổ điển cũng có những bước tiến triển vượt bậc.Việc phê bình văn học
đương đại cũng sôi nổi khi có những tác phẩm mới thực sự xuất hiện.
Nhưng rồi từ năm 1995 hoạt động phê bình văn học chững lại. Có
nhiều cuộc tranh luận lời lẽ nặng nề nhưng nội dung học thuật rất
mỏng manh, nếu không muốn nói là không có gì. Lý luận, phê bình
đang chờ đợi một bầu không khí thuận lợi để bứt lên đáp ứng yêu cầu
phát triển của bản thân văn học dân tộc trong thời đại ngày nay.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Nhìn lại chặng đường phát triển của lý luận,phê bình văn học
Việt Nam thế kỷ XX, giáo sư Trần Đình Sử đã tổng kết: “Nhìn lại lý
luận phê bình nghiên cứu văn học Việt Nam ta có thể thấy đó là một
quá trình phát triển mau lẹ, liên tục và không ít kịch tính. Bốn giai
đoạn lý luận phê bình, văn học trong thế kỷ hiện đại hoá văn học và

hội nhập vào đời sống văn học thế giới đã làm cho một nền văn học
vốn từ thời trung đại chưa thật sự phát triển về lý luận, phê bình trở
thành một nền lý luận phê bình tuy có phần hạn chế nhưng vẫn cố
gắng đồng hành với văn học dân tộc và lý luận phê bình văn học thế
giới trong những trào lưu lớn”[15, 795].
Làm nên diện mạo lý luận phê bình văn học Việt Nam hơn nửa
thế kỷ qua về cơ bản có hai lực lượng chính: các nhà phê bình chuyên
nghiệp và các nhà phê bình thuộc giới văn nghệ sỹ. Lý luận phê bình
Việt Nam ghi nhận sự đóng góp của thế hệ các nhà phê bình chuyên
nghiệp đầu tiên như: Thiếu Sơn, Hoài Thanh, Vũ Ngọc Phan, Hải
Triều, Đặng Thai Mai, Trần Thanh Mại, Đào Duy Anh, Nguyễn Bách
Khoa…Đến thế hệ các nhà phê bình chuyên nghiệp trưởng thành trong
kháng chiến chống Pháp như: Lê Trí Viễn, Huỳnh Lý, Trương Chính,
Đinh Gia Khánh, Đỗ Đức Hiểu, Hoàng Xuân Nhị, Đông Hoài, Hoàng
Như Mai, Lê Đình Kỵ, Vũ Khiêu, Hà Xuân Trường…Những người
được đào tạo trong chế độ mới như: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức, Chu
Xuân Diên,Nguyễn Đăng Mạnh, Phùng Văn Tửu, Nguyễn Xuân Nam,
Hoàng Ngọc Hiến, Nguyễn Văn Hạnh, Phương Lựu, Lương Duy Thứ,
Trần Đình Sử, Trần Hữu Tá, Mã Giang Lân, Phong Lê, Huỳnh Khái
Vinh, Nhị Ca…Các nhà lý luận phê bình thế hệ sau như: Phạm Văn
Long, Mai Quốc Liên, Trần Đăng Xuyền, Lê Ngọc Trà, Vũ Tuấn Anh,
Đỗ Lai Thuý,Vương Trí Nhàn, Lại Nguyên Ân…Các nhà phê bình
chuyên nghiệp thể hiện tập trung nhất cho trình độ học thức, ý thức tự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
giác về nghề nghiệp, quan niệm lý luận và phương pháp phê bình. Phê
bình chuyên nghiệp kết tinh thành tựu của phê bình thời đại.
Bên cạnh đó là các nhà phê bình thuộc giới văn nghệ sỹ, có thể
kể tên một đội ngũ đông đảo gồm nhiều thế hệ,thế hệ các nhà phê bình
thuộc giới văn nghệ sỹ trước 1945 tiêu biểu là: Nhất Linh, Hoàng

Đạo, Thạch Lam, Thế Lữ, Tú Mỡ, Nguyễn Công Hoan, LưuTrọng Lư,
Lan Khai,Vũ trọng Phụng… Thế hệ các nhà phê bình thuộc giới văn
nghệ giai đoạn sau 1945 tiêu biểu là: Xuân Diệu, Hoài Thanh, Nguyễn
Tuân, Bùi Hiển, Chế Lan Viên, Hoàng Trung Thông, Nguyễn Đình
Thi, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc,…Thế hệ sau những năm 60, 70 như
Vũ Quần Phương, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn
Trọng Tạo, Trịnh Thanh Sơn… Xuất phát từ chỗ đứng của mình là
người nghệ sỹ viết phê bình, nên phê bình của họ có cái nhìn của
người trong cuộc.Theo Chế Lan Viên thì đó là “phê bình bên trong”,
có cái nhìn thấu suốt từ bên trong quá trình sáng tạo đó là thuận lợi cơ
bản nhất của người nghệ sỹ viết phê bình. Là người mẹ đã từng mang
nặng đẻ đau những đứa con tinh thần,hơn ai hết họ hiểu được kỹ thuật
và công việc “bếp núc”, hiểu được sản phẩm tinh thần ấy được ra đời
như thế nào. Tác phẩm phê bình của các nhà văn, nhà thơ rất giầu
chất văn, có tính trực cảm mạnh, và thường có những phát hiện độc
đáo tinh vi, chỉ có thể có được sự rung động sâu sắc của một người có
trái tim nghệ sỹ. Vì vậy, có thể nói những tác phẩm phê bình của họ
thực chất đã là những “siêu tác phẩm” đầy sáng tạo hấp dẫn, bởi
những nhà phê bình đó đã là những nghệ sỹ thực sự. Nói chung các
cây bút phê bình này thường chú trọng đến việc phát hiện ra những cái
mới, cái đẹp, cái độc đáo của tác phẩm văn chương trên cả hai phương
diện: nội dung và nghệ thuật, nhưng chủ yếu là phương diện nghệ
thuật- qua sự rung động, qua sự nhạy cảm của tâm hồn nghệ sỹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Trong nền lý luận phê bình Việt Nam hai lực lượng phê bình
trên đều có vai trò vị trí riêng không thể thay thế, họ cùng nhau tạo
nên những thành tựu của lý luận phê bình nước nhà.
1.2 VỊ TRÍ CỦA XUÂN DIỆU TRONG NỀN PHÊ BÌNH VĂN HỌC
VIỆT NAM THẾ KỶ XX.

Bạn đọc biết đến Xuân Diệu, trước hết ở tư cách nhà thơ, từ một
“nhà thơ mới nhất”, “đại biểu đầy đủ nhất” cho phong trào Thơ mới
(1932- 1945),đến một nhà thơ tài năng gắn bó sự nghiệp của mình với
sự nghiệp cách mạng. Bên cạnh đó ông còn là một nhà nghiên cứu phê
bình thơ, có vị trí và vai trò quan trọng. Suốt một đời lao động cật lực,
“ tay năng làm lụng, mắt hay kiếm tìm”. “ dao có mài mới sắc”, “ mài
sắt nên kim”, Xuân Diệu có nhiều đóng góp trong lĩnh vực nghiên cứu
phê bình văn chương. Dù biết rằng “ làm thơ tuy vất vả nhưng có cảm
xúc bù đắp khi suy nghĩ. Viết nghiên cứu dễ tổn thọ”, nhưng Xuân
Diệu đã đầu tư nhiều công sức vào lĩnh vực này. Ngay từ những năm
trước cách mạng Xuân Diệu đã tiến hành hoạt động phê bình song
song với sáng tác thơ, ông viết nhiều tiểu luận bàn về thơ, về nhà thơ
(Thơ khó, Thơ của người, Tính cách An Nam trong văn chương, Mở
rộng văn chương, Một thời trơ trẽn, Cái học quẩn quanh…), Ông
không chỉ giới thiệu thơ mình (Lời đưa duyên…) mà còn giới thiệu thơ
cổ điển (Nguyễn Du..), thơ cận đại (Tản Đà…), thơ hiện đại (Huy
Cận., Thế Lữ…). Sau cách mạng đến với công chúng mới, ngòi bút
phê bình của Xuân Diệu càng dồi dào, sung sức, ông là tác giả của
hàng ngàn trang phê bình, với gần hai chục công trình, kể từ Tiếng
thơ đến bài viết cuối cùng Sự uyên bác với công việc làm thơ. Có ý
kiến cho rằng: “Về căn bản, văn tài của Xuân Diệu ở giai đoạn này
phát triển chủ yếu theo ngả tiểu luận nghiên cứu, chứ không phải là
thơ” (Tế Hanh), Trần Đăng Khoa đánh giá: “ Sự đóng góp lớn lao của
Xuân Diệu sau cách mạng không phải là thơ ca, mặc dù thơ ông vẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
hay, cũng không phải ở mảng dịch thuật…tài năng của Xuân Diệu sau
thời Thơ Thơ Gửi hương cho gió, một lần nữa lại chói sáng lên ở lĩnh
vực phê bình, nghiên cứu thơ ca”[20,54-55]. Nói như Chế Lan Viên,
một mình Xuân Diệu làm việc bằng cả một viện hàn lâm văn học, ở đó

ông vừa là viện trưởng vừa là một ông loong toong. “Chỉ tính riêng
các tác phẩm lí luận, phê bình đã có thể gọi Xuân Diệu là một đại
gia”, đặc biệt những tác phẩm tìm hiểu về các nhà thơ cổ điển Việt
Nam, bàn về công việc làm thơ….xứng đáng là những công trình tầm
cỡ chỉ có những nhà nghiên cứu phê bình thực sự tài hoa uyên bác mới
vươn tới được.
Không viết tài tử như Nguyễn Tuân, hoặc chỉ tập trung vào từng
vấn đề như Chế Lan Viên, hoạt động nghiên cứu phê bình của Xuân
Diệu trải ra rất rộng, trên nhiều bình diện, nhiều lĩnh vực. Hầu hết các
sự kiện có tính chất tiêu biểu của nền văn học nước nhà ông đều tham
gia ý kiến đóng góp. Đối với công việc tìm hiểu gia tài văn học ông
cha, Xuân Diệu là người đi tiên phong và có công rất lớn. Ông đã viết
nhiều chuyên luận công phu về hầu hết các nhà thơ cổ điển lớn của
dân tộc. Bộ sách Các nhà thơ cổ điển Việt Nam(hai tập) là một công
trình nghiên cứu bề thế. Tác giả đã mang vào trong đó tất cả tâm huyết
và tình yêu đối với văn học cổ điển. Nhiều nhà thơ lớn của dân tộc:
Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn
Khuyến, Trần Tế Xương, Nguyễn Đình Chiểu…đã được Xuân Diệu
nghiên cứu, phân tích và bình giải. Với những khám phá và nhận định
mới mẻ, tinh tế, ông đã làm cho những tên tuổi lớn trong kho tàng văn
học dân tộc thêm thăng hoa toả sáng, từ đó người đọc kính trọng và
yêu thích hơn các nhà thơ cổ điển. Điều đó giúp cho các bài viết của
ông có chất lượng và đạt hiệu quả cao. Công chúng và bạn bè đồng
nghiệp trong giới ghi nhận phần đóng góp đáng tin cậy đó của nhà thơ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Xuân Diệu. Nhà thơ Chế Lan Viên đánh giá về công việc này của
Xuân Diệu: “Chỉ một mình Xuân Diệu đã viết hầu hết các danh nhân
văn học. Viết hay khó ai thay thế được”.Việc nghiên cứu phê bình thơ
cổ điển có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn học hiện đại. Phát

hiện giá trị mới trong văn học truyền thống cũ là con đường làm giàu
truyền thống đem năng lượng tiềm tàng trong quá khứ để đẩy nhanh
quá trình nâng cao tầm văn hoá. Nó là cái cầu nối giữa hiện tại và quá
khứ, giúp ta “ ôn cố tri tân”. Đúng như Xuân Diệu xác định: “ Muốn
xây dựng nền văn học mới, việc học tập cái gốc văn học Việt Nam cũ
là rất cần thiết”. Những trang viết và thái độ chân thành hết mình đi
vào nghiên cứu văn học cổ điển của Xuân Diệu đã giúp chúng ta có ý
thức và quyết tâm hơn trong việc kế thừa và tiếp thu truyền thống văn
học dân tộc, trong việc tìm hiểu các tác giả, tác phẩm đã trải qua sự
thử thách và chọn lọc khắc nghiệt của thời gian.
Đối với thơ ca hiện đại, những đóng góp của ông rất đa dạng
phong phú. Dù là ở thời nào, trong hoàn cảnh nào, Xuân Diệu bao giờ
cũng thiết tha đấu tranh cho những giá trị đích thực của thơ. Ông là
người có tư tưởng cách mạng, phấn đấu cho một nền nghệ thuật chân
chính vì nhân dân, vì con người. Hầu như ông có mặt trong tất cả các
hoạt động thơ: là thành viên của ban giám khảo trong các cuộc thi,
viết lời tựa cho các tuyển thơ, viết bài tổng kết đáng giá từng chặng
đường sáng tác thơ. Xuân Diệu là một trong những người hàng đầu
nhặt nhạnh tìm kiếm những bài thơ hay, câu thơ hay của
Tiếng thơ quần chúng trong kháng chiến. Người ta còn khâm phục
Xuân Diệu ở vai trò phát hiện tài năng, truyền luyện tay nghề, phát
triển lớp trẻ, xây dựng thơ ca cách mạng. Xuân Diệu chú ý phát hiện
những tài năng thơ ngay từ trong những sáng tác đầu tay của họ, ví dụ
từ thời Thơ mới là Huy Cận, từ kháng chiến chống Pháp đến sau này là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
những nhà thơ như: Quang Dũng, Chính Hữu, Phạm Tiến Duật, Hữu
Thỉnh, Trần Đăng Khoa,….Ông đặc biệt quan tâm tới sáng tác của
những tác giả lớn như: Hồ Chí Minh, Tố Hữu, Huy Cận, Chế Lan
Viên…. Ông hăng hái Phê bình giới thiệu thơ, thơ nghiệp dư, thơ

chuyên nghiệp, thơ bộ đội, thơ thiếu nhi….Ông theo sát các cuộc thi
thơ, làm giám khảo công minh, nghiêm khắc với mong muốn nâng cao
dần chất lượng thẩm mỹ của thơ theo yêu cầu thời đại. Trước sau
Xuân Diệu vẫn nhất quán tiếp tục đấu tranh bảo vệ những giá trị của
thơ ca chân chính, ông dũng cảm đi vào những vấn đề bức xúc đặt ra
cho phê bình thơ hiện đại: đó là vấn đề chất lượng thẩm mỹ của thơ,
chất lượng của việc phê bình và biểu dương thơ, đáng giá những thành
tựu thơ cách mạng. Xuân Diệu đã góp phần nâng cao cảm thụ thơ
thời đại. Đúng như Trần Đình Sử nhận định, ta gặp ở đây
“ Một Xuân Diệu uyên bác trung thực, dũng cảm và chí tình”, “ Thái
độ thẳng thắn đó là biểu hiện của một tinh thần trách nhiệm lớn, một
nhân cách lớn”.
Hoạt động nghiên cứu phê bình của Xuân Diệu khá phong phú
đa dạng,nhìn vào tổng thể các công trình lớn nhỏ mà ông để lại, ta
thấy được tầm vóc khổng lồ và bóng dáng sừng sững của ông trong
nền phê bình thơ hiện đại. Trong bối cảnh phê bình thơ hiện đại Việt
Nam còn thưa thớt, ta càng nhận thấy những đóng góp của Xuân Diệu
thật là to lớn. Những thành tựu mà ông để lại đã phát huy tác dụng
trong việc xây dựng và phát triển nền thơ Việt Nam hiện đại

1.3 QUAN NIỆM CỦA XUÂN DIỆU VỀ THƠ VÀ PHÊ BÌNH THƠ
1.3.1 Quan niệm của Xuân Diệu về thơ
1.3.1.1 Thơ trước tiên là cuộc đời, là hiện thực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Trong bài Công việc làm thơ Xuân Diệu đã phát biểu: “ Trong
một tác phẩm văn học cái mà người ta yêu trước hết là cuộc sống,
chân lý cuối cùng và cao nhất của nghệ thuật là cuộc sống. Nghệ thuật
không thể là một thế giới riêng ở ngoài đời”[7, 33]. Cái chân lý dường
như hiển nhiên và giản dị ấy, với thế hệ nhà thơ như Xuân Diệu có

được là cả một quá trình nhận thức, quá trình ấy diễn ra vừa có tính
quy luật, vừa nhiều vẻ gắn với hoàn cảnh riêng của mỗi người.
Những năm trước cách mạng tháng Tám, sống trong xã hội thực
dân phong kiến, nhiều nhà thơ lãng mạn có khuynh hướng thoát ly,
quay lưng với thực tại bằng cách tự đưa mình vào cõi tiên, trốn vào
thiên nhiên thơ mộng,
“ phiêu lưu trong trường tình”, tìm đến thượng đế, trốn vào đạo, thậm
chí cả điên loạn. Riêng cái tôi khát khao rạo rực, ham sống, ham yêu
của Xuân Diệu, cho dù có lúc không khỏi cô đơn, sầu tủi. Vẫn cứ bám
riết lấy cuộc đời:
“ Ta ôm bó, cánh tay ta làm rắn
Làm dây đa quấn quýt cả mình xuân
Không muốn đi, mãi mãi ở vườn trần,
Chân hoá rễ để hút màu dưới đất…
(Thanh niên)
Ngay cùng thời gian ấy, trên báo Ngày nay, Xuân Diệu đăng bài
tiểu luận Thơ của người; ở một dạng diễn đạt khác, tư tưởng và tâm
hồn Xuân Diệu vẫn gắn với “ Nhân sinh” đắm đuối xiết bao:
“Thoát ra ngoài cuộc đời, ồ! Mộng tưởng cao quý; nhưng cứ ở
trong cuộc đời, sự cao quý lại càng cao hơn. Công việc dễ dàng là
đuổi một người tình nhân phụ ta, nhưng ở với họ và còn yêu họ luôn,
điều ấy chỉ ai thi sỹ mới làm nổi. Sao những người tự xưng thi sĩ lại
không làm được cái công việc ngang tàng sâu sắc: ở với đời và còn
luôn luôn yêu đời, dầu đời phụ ta”[4, 102].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Giọng văn tranh luận có cái bồng bột của tuổi trẻ, nhưng chúng
ta một lần nữa lại thấy được thái độ sống và quan niệm nghệ thuật
nhất quán của Xuân Diệu. Ông khẳng định thơ là của người, là của đời
và phải ở trong cuộc đời; nhà thơ phải là những người yêu cuộc đời

nồng nàn thiết tha nhất, chỉ vậy mới xứng đáng với “sự rộng lớn mênh
mông” và “niềm bao dung quảng đại” của thơ. Nhà thơ Thế Lữ đã vô
cùng thấu hiểu và chí lý khi đề tựa tập Thơ thơ những dòng sau “Xuân
Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của
ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Tưởng như cho
đến nay, chưa có ai có thể khái quát đúng bản chất con- người – thơ-
Xuân Diệu và quan niệm – nghệ thuật của Xuân Diệu gọn và đủ đến
vậy.
Những năm sau cách mạng, cũng như rất nhiều nhà thơ cùng
thời,ở Xuân Diệu có sự chuyển biến sâu sắc và mạnh mẽ trong tâm
hồn và tư tưởng. Cuộc đời và hiện thực trong quan niệm cũng như
trong thơ Xuân Diệu trước cách mạng chỉ dừng ở mức chủ yếu là tâm
tư của cái tôi- cá nhân cá thể, “Chỉ tự quay nhìn vào trong”. “Cái vũ
trụ riêng tư ấy” nghe được những cái rất tinh diệu và rất đáng trân
trọng, nhưng không thể nào “giàu sức mạnh” bằng cái tôi sau này. Sau
này mỗi khi nhìn lại mình, chính Xuân Diệu vẫn tự suy nghĩ trăn trở:
“Làm thế nào mà một tâm hồn thi sĩ cảm thương đã chuyển thành một
tâm hồn thi sĩ tham gia cải tạo thế giới”. Đó là cả một quá trình phấn
đấu của người cầm bút dưới ánh sáng lí tưởng cách mạng, là sự hoà
quyện nỗi niềm Riêng chung để cái tôi của nhà thơ gắn bó máu thịt
với số phận chung của cộng đồng. Xuân Diệu đã diễn tả rất cảm động
và chân thực niềm tự hào của cái tôi ấy
“ …Tôi cùng xương thịt với nhân dân của tôi
Cùng đổ mồ hôi cùng sôi giọt máu
Tôi sống với cuộc chiến đấu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Của triệu người yêu dấu gian lao”
Khi đã nhận thức bằng cả con tim và trí tuệ như vậy thì cảm
quan của nhà thơ về đời sống và văn học ngày càng phong phú và

nhạy bén hơn. Trong nền thơ hiện đại nước ta sau 1945, Xuân Diệu là
nhà thơ tiêu biểu cho khuynh hướng “cần phải mở rộng một cánh thơ
nữa: thơ trữ tình diễn đạt thực tại”[6,80]. Trong hàng loạt các bài phê
bình tiểu luận như Thơ với cuộc sống, thơ và thực tế, Quy luật cuộc
sống và quy luật tác phẩm trong thơ, Công việc làm thơ… tư tưởng lý
luận của Xuân Diệu về mối quan hệ giữa văn học nói chung và thơ nói
riêng với đời sống đã được thể hiện một cách nhuần nhuyễn, biện
chứng và toàn diện hơn.
Với Xuân Diệu, sự sống là Cây đời mãi mãi xanh tươi, là vô hồi
vô hạn “Không bao giờ chán nản”, cuộc đời sáng tạo nhanh hơn trí
tưởng tượng”; người văn nghệ muốn ca ngợi cuộc sống, không thể
không nói chuyện đâu đâu, mà phải vào trong bếp núc của cuộc đời.
Có lúc trong mạch “triều lên” ông cổ vũ: “Văn chương, sáng tác,
không tiếp xúc với đầu sóng ngọn gió của cuộc đấu tranh, thì sẽ thành
hoa giấy thôi”.Với Xuân Diệu “Thơ trước tiên là cuộc đời, là hiện
thực”, mà hiện thực lúc đó chính là thực tế cách mạng, thực tế chiến
đấu và sản xuất: “Thơ của chúng ta là thơ của sự sống, mà sự sống là
từ thực tế, thực tiễn; cái cốt lõi máu thịt của thơ chúng ta là thực tế
chiến đấu và sản xuất”. “Còn thực tế nào có ý nghĩa lịch sử hơn cái
thực tế chiến đấu hoàn thành giải phóng dân tộc ở miền Nam và xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta ?”[6,84].Xuân Diệu nhắc
lại chân lý: “Đời sống, thực tế và quần chúng là kho vô tận, là nguồn
bồi dưỡng vô hạn cho nhà thơ”[6,79],ông gọi hiện thực đó chính là hạt
giống, hạt giống ấy gieo vào tấm lòng thơ của người thi sĩ thì có thể
nảy cây, khai hoa kết quả. Xuân Diệu coi hiện thực không những là
điều kiện tất yếu, mà còn là cái điều kiện tiên quyết. Xuất phát từ quan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
niệm đó ông khuyên nhà văn nghệ cần phải tắm mình trong cái nguồn
hiện thực và quần chúng,để mở rộng một cánh thơ nữa: thơ trữ tình

diễn đạt thực tại[6,80]. Xuân Diệu ca ngợi các nhà thơ cổ điển như
Đỗ Phủ:
“ Nhà thơ thiên tài nói về hiện thực của xã hội, đã đưa ào ạt thực tế
vào thơ, đã làm những câu thơ hiện thực rất sớm trong văn học thế
giới”,thi hào Victo Huy gô “trở thành nhà thơ đầu tiên thực sự là hiện
thực của nền thơ Pháp”[6, 80-81]. Tuy nhiên “tác phẩm thơ được sinh
ra do sự quyện xe của thực tại khách quan với tâm hồn, trí tụê con
người”[ 7,35] cái gì cũng trở thành thơ được cả” nhưng “muốn thành
thơ phải lọc qua tâm hồn người, thấm cảm xúc người”. Vì vậy, thơ nói
riêng văn học nói chung không phản ánh cuộc sống một chiều, mà sự
phản ánh ấy còn bao hàm cả sự sáng tạo ra chất sống, sự sống: Thơ là
sự sống.Đó không chỉ là vấn đề thơ phản ánh hiện thực không thoát ly
cuộc đời, mà thơ tràn đầy sự sống đắm say ấm nóng. “ Thơ trước tiên
là cuộc đời, là hiện thực, vì ngay bản thân nó cũng chính là cuộc
sống”. Xuân Diệu nhấn mạnh: “Theo tôi nghĩ suy và sắp xếp thì trong
sự sáng tạo của nhà thơ, thứ nhất là sáng tạo chất sống, thứ nhì là sáng
tạo chất sống, thứ ba, thứ tư mới đến sáng tạo ngôn ngữ. và tôi dám
nghĩ rằng loại thơ sáng tạo ngôn ngữ quá tài giỏi cũng chỉ là thơ loại
nhì”[7,58].Cuộc sống được tái tạo thêm nhiều lần qua cái nhìn và tài
năng thể hiện của người nghệ sỹ, người làm thơ không chỉ phản ánh
đời sống mà còn truyền thêm chất sống, sáng tạo thêm sự sống, có lẽ
chính bởi vì thế mà nhiều hình tượng nhân vật, nhiều bài thơ đã bước
ra cuộc đời, sống mãi trong lòng bạn đọc.
Càng đề cao chất sống chất đời trong thơ bao nhiêu Xuân Diệu
càng đề cao tính chân thật của tác phẩm thơ bấy nhiêu. Với Xuân
Diệu, Chân thật chính là nền tảng của thơ, trong nhiều bài viết Xuân
Diệu nhắc như một yêu cầu thường trực:

×