Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH PHỐ HUẾ NĂM 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.51 KB, 32 trang )

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THỪA KẾ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG TẠI THÀNH
PHỐ HUẾ NĂM 2009
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí
quan trọng trong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý chủ yếu để bảo vệ các
quyền của công dân. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể
thiếu được đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Mỗi nhà
nước dù có các xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi thừa kế là một quyền cơ
bản của công dân và được ghi nhận trong Hiến pháp.
Ở Việt Nam, sớm nhận thức được vai trò đặc biệt quan trọng của thừa kế,
nên ngay những ngày đầu mới dựng nước, các triều đại Lý, Trần, Lê cũng đã quan
tâm đến ban hành pháp luật về thừa kế. Pháp luật thành văn về thừa kế ở nước ta,
lần đầu tiên được quy định trong chương "Điền sản" của Bộ luật Hồng Đức dưới
triều vua Lê Thái Tổ. Trải qua quá trình đấu tranh cách mạng, xây dựng CNXH ở
nước ta, các quy định này đã được ghi nhận, mở rộng, phát triển và được thực hiện
trên thực tế tại các Điều 19 Hiến pháp 1959 "Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo vệ
quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân". Điều 27 Hiến pháp 1980 "Nhà nước
bảo hộ quyền thừa kế tài sản của công dân", Điều 58 Hiến pháp 1992 "Nhà nước
bảo hộ quyền sở hữu hợp pháp và quyền thừa kế công dân"... và đặc biệt là sự ra
đời của Bộ luật Dân sự 1995, sau đó Bộ luật Dân sự năm 2005 đã đánh dấu một
bước phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về thừa kế nói
riêng. Bộ luật Dân sự 2005 được xem là kết quả cao của quá trình pháp điển hoá
những quy định của pháp luật về thừa kế. Nó kế thừa và phát triển những quy định
phù hợp với thực tiễn, không ngừng hoàn thiện để bảo vệ quyền lợi của người thừa
kế một cách có hiệu quả nhất.
1
Tuy nhiên về thực tiễn, do sự phát triển mạnh mẽ từng ngày, từng giờ của đời
sống kinh tế - xã hội của đất nước, nên pháp luật về thừa kế hiện hành vẫn chưa thể trù
liệu hết những trường hợp, tình huống xảy ra trên thực tế. Còn một số quy định pháp


luật về thừa kế chung chung, mang tính chất khung, chưa chi tiết, chưa rõ ràng, lại
chưa có văn bản hướng dẫn thi hành cho từng vấn đề cụ thể. Vì vậy, còn nhiều quan
điểm trái ngược nhau, nên khi áp dụng vào thực tế sẽ xảy ra tình trạng không nhất
quán trong cách hiểu cũng như cách giải quyết. Điều đó đã xâm phạm quyền thừa kế
của công dân, đôi khi còn gây bất ổn trong đời sống sinh hoạt của mỗi gia đình, cộng
đồng và xã hội.
Trong bối cảnh hội nhập, với thực trạng nền kinh tế thị trường và xây dựng
nhà nước pháp quyền thì vấn đề tài sản thuộc sở hữu cá nhân ngày càng phong phú,
thừa kế di sản cũng nảy sinh nhiều dạng tranh chấp phức tạp. Hàng năm Toà án
nhân dân các cấp đã thụ lý và giải quyết hàng ngàn vụ án thừa kế. Nhiều vụ tranh
chấp thừa kế phải xét xử nhiều lần mà tính thuyết phục không cao. Có những bản
án quyết định của toà án vẫn bị coi là chưa "thấu tình đạt lý"... Sở dĩ còn tồn tại
những bất cập đó là do nhiều nguyên nhân trong đó phải kể đến là do các quy định
của pháp luật về thừa kế chưa đồng bộ, cụ thể...
Chính vì điều đó, nên trong thời gian gần đây nhiều văn kiện của Đảng như
Nghị quyết 48 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đến năm
2010, Nghị quyết số 08 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm của công
tác tư pháp trong thời gian tới... đã xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu, sự cần thiết
phải hoàn thiện hệ thống pháp luật trong thời kỳ đổi mới, trong đó có pháp luật về
thừa kế.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả đã chọn vấn đề: " Tìm hiểu một số vấn
đề về thừa kế và thực tiễn áp dụng tại thành phố Huế năm 2009” để làm đề tài niên
luận. Đây là một đề tài có ý nghĩa quan trọng cấp bách cả về phương diện lý luận
cũng như thực tiễn.
2
2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung của niên luận nghiên cứu những quy định của pháp luật về thừa kế
nói chung trong pháp luật Việt Nam. Qua đó, chúng ta so sánh, đối chiếu với những
quy định pháp luật trước khi Bộ luật dân sự được ban hành để làm nổi bật tính hiện
đại của những quy định về thừa kế và thực tiễn áp dụng chúng trong quá trình thực

thi pháp luật.
3. Mục đích nghiên cứu
Tác giả xác định chọn đề tài này cũng dựa trên cơ sở có những mục đích
nghiên cứu rõ ràng như quy định về người để lại di sản thừa kế, người thừa kế, thời
điểm, thời gian mở thừa kế, di sản thừa kế, người quản lý di sản... và những điểm
mới trong chế định thừa kế. Sự kế thừa, tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác là
một quy luật khách quan, nhưng các quan hệ thừa kế ở mỗi chế độ xã hội được giải
quyết như thế nào là do chủ quan con người quyết định. Quyền sở hữu cá nhân là
cơ sở khách quan của việc thừa kế. Vì vậy, quyền thừa kế trong điều kiện của nước
ta hiện nay được thể hiện như một phương tiện để củng cố sở hữu của công dân,
củng cố quan hệ hôn nhân và gia đình, bảo vệ lợi ích của những người chưa thành
niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động.
Pháp luật của nước ta bảo vệ những lợi ích cơ bản của mỗi người lao động
trên cơ sở bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chung của toàn xã hội, góp phần xóa
bỏ những tàn tích của chế độ xã hội phong kiến để lại. Tạo môi trường pháp lý
thuận lợi làm cho nhân dân lao động yên tâm sản xuất tạo ra nhiều của cải vật chất
cho xã hội. Quyền thừa kế xuất phát từ quan điểm xem gia đình là tế bào của xã
hội, phải đảm bảo quyền lợi chính đáng cho mọi thành viên và sự ổn định của từng
gia đình. Mặt khác thông qua quyền thừa kế, giáo dục tinh thần trách nhiệm của
mỗi thành viên đối với gia đình. Do đó xác định được diện những người thừa kế
cũng như phương thức chia di sản trong pháp luật về thừa kế có ý nghĩa quan trọng
trong việc thực hiện các chức năng vai trò xã hội của nó.
3
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã
chết để lại (trong đó một số trường hợp người để lại di sản có thể chỉ là hoa lợi tức,
phát sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân đã chết
không thể chuyển cho những người thừa kế (tiền cấp dưỡng) vì pháp luật quy định
chỉ có người đó mới có quyền hưởng.
5. Cơ cấu bài niên luận

Bài niên luận gồm 2 chương: Chương thứ nhất gồm một số quy định chung
về thừa kế theo pháp luật Việt Nam, chương thứ hai giới thiệu về thực tiễn áp dụng
quy định của pháp luật về thừa kế và những giải pháp hoàn thiện chế định thừa kế.
4
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP
LUẬT VIỆT NAM
1.1. Khái niệm về thừa kế, quyền thừa kế
1.1.1. Khái niệm thừa kế
Thừa kế với ý nghĩa là một phạm trù kinh tế có mầm móng và xuất hiện ngay
trong thời ký sơ khai của lịch sử xã hội loài người. ở thời kỳ này, việc thừa kế
nhằm di chuyển tài sản của người chết cho người còn sống được tiến hành dựa trên
quan hệ huyết thống và do những phong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc
quyết định.
Quan hệ thừa kế là một quan hệ pháp luật, xuất hiện đồng thời với quan hệ
sở hữu và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội loài người. Mặt khác quan hệ
sỡ hữu là quan hệ giữa người với người về việc chiếm hữu của cải vật chất trong xã
hội, trong quá trình sản xuất lưu thông phân phối của cải vật chất. Sự chiếm hữu
vật chất này thể hiện giữa người này với người khác, giữa tập đoàn người người
này với tập đoàn người khác, đó là tiền đề đầu tiên để làm xuất hiện quan hệ thừa
kế.
Trong quan hệ xã hội cộng sản nguyên thủy, dù chỉ là một nền sản xuất đơn
giản với lao động thô sơ chủ yếu là hái lượm và săn bắn. Tuy vậy, nền sản xuất đơn
giản đó cũng nằm trong một hình thái kinh tế xã hội nhất định. Mác đã chỉ ra rằng:
“Bất cứ một nền sản xuất nào cũng là việc con người chiếm hữu những đối tượng
của tự nhiên trong phạm vi một hình thái xã hội nhất định và thông qua hình thức
đó”. Vì vậy, “nơi nào không có một hình thái sở hữu nào cả thì nơi đó cũng không
thể có sản xuất và do đó cũng không có một xã hội nào cả”. Do vậy, sở hữu cũng là
một yếu tố khách quan xuất hiện ngay từ khi có xã hội loài người và cùng với thừa
kế chúng phát triển cũng với xã hội loài người.

5
1.1.2. Khái niệm về quyền thừa kế
Theo nghĩa rộng, quyền thừa kế là pháp luật về thừa kế là tổng hợp các quy
phạm pháp luật quy định trình tự dịch chuyển tài sản của người chết cho những
người còn sống. Thừa kế là một chế định pháp luật dân sự, là tổng hợp các quy
phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác
theo di chúc hoặc theo tình tự nhất định, đồng thời quy định phạm vi quyền, nghĩa
vụ và phương thức bảo vệ các quyền và nghĩa vụ của người thừa kế
Quyền thừa kế hiểu theo nghĩa chủ quan là quyền của con người để lại di sản
và quyền của người nhận di sản. Quyền chủ quan này phải phù hợp với các quy
định của pháp luật nói chung và pháp luật về thừa kế nói riêng.
Thừa kế với tư cách là một quan hệ pháp luật dân sự trong đó có các chủ thể
có những quyền và nghĩa vụ nhất định. Trong quan hệ này, người có tài sản, trước
khi chết có quyền định đoạt tài sản của mình cho người khác. Những người có
quyền nhận di sản họ có thể nhận hoặc không nhận di sản trừ trường hợp pháp luật
có quy định khác.
Đối tượng của thừa kế là các tài sản, quyền tài sản thuộc quyền của người đã
chết để lại (trong một số trường hợp người chết để lại chỉ có hoa lợi, lợi tức phát
sinh từ tài sản). Tuy nhiên, một số quyền tài sản gắn liền với nhân thân người đã
chết không thể chuyển cho người thừa kế như tiền cấp dưỡng vì pháp luật quy định
chỉ có người đó mới có quyền được hưởng.
1.2. Một số quy định chung về thừa kế
1.2.1. Người để lại di sản thừa kế
Là cá nhân sau khi chết (cá nhân chết hoặc bị tòa án tuyên bố chết) có tài sản
để lại cho người khác thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Người để
lại thừa kế chỉ có thể là cá nhân. Còn không có pháp nhân hay tổ chức vì khi thành
lập, tài sản của pháp nhân, tổ chức là để duy trì các hoạt động của chính mình.
Không cá nhân nào được quyền định đoạt tài sản của pháp nhân, tổ chức. Nếu pháp
6
nhân, tổ chức có giải thể, phá sản thì tài sản được giải quyết theo quy định của pháp

luật (luật thương mại, luật doanh nghiệp, luật phá sản…). Về điều kiện của người
để lại di sản pháp luật không có quy định nào về điều kiện của người để lại di sản
thừa kế theo pháp luật.
Tuy nhiên, người để lại di sản theo di chúc pháp luật quy định phải thỏa mãn
các điều kiện sau: Người để lại di chúc có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; mục
đích và nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo
đức xã hội; người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện.
1.2.2. Người thừa kế
Theo nghĩa rộng, người thừa kế là người được hưởng di sản của một người
khác hoặc theo di chúc hoặc theo quy định của luật pháp.
Theo nghĩa hẹp người thừa kế là người được hưởng di sản theo quy định của
luật pháp.
Nếu người này là người có mối quan hệ huyết thống thì được gọi là thừa kế
theo huyết thống trái với người hưởng di sản theo di chúc thường là người ngoài
gia đình được nhận tài sản dưới hình thức di tặng.
Khác người thừa kế theo pháp luật, người thừa kế theo di chúc được xác định
bởi ý chí của người có di sản nên có một phạm vi rộng hơn so với người thừa kế
theo pháp luật vì thế nếu thừa kế theo pháp luật chỉ là thể nhân thì thừa kế theo di
chúc có thể là pháp nhân.
Theo điều 635 BLDS 2005 “ Người thừa kế nếu là cá nhân thì phải còn sống
vào thời điểm mở thừa kế, hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế
nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết”.
Cũng theo điều luật trên, trong trường hợp người thừa kế theo di chúc là một
cơ quan hay tổ chức nào đó thì cơ quan, tổ chức đó phải tồn tại vào thời điểm mở
thừa kế. Điều này có nghĩa là là cơ quan, tổ chức đó vẫn đang hoạt động bình
thường, chưa bị giải thể hoặc bị tuyên bố phá sản
7
1.2.3. Địa điểm mở thừa kế
Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản, nếu
không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ

hoặc phần lớn tài sản (khoản 2 điều 633 Bộ luật dân sự). Bộ luật dân sự quy định
địa điểm mở thừa kế, vì ở nơi đó thường phải tiến hành những công việc như: kiểm
kê ngay tài sản của người đã chết (trong trường hợp cần thiết), xác định những ai là
người thừa kế theo di chúc hoăc theo pháp luật, người từ chối nhận di sản... Ngoài
ra, những người trong diện thừa kế từ chối nhận di sản thì phải thông báo ngay với
cơ quan công chứng hoặc UBND phường, xã, thị trấn nơi mở thừa kế về việc từ
chối nhận di sản. Khi có tranh chấp thì tòa án nhân dân nơi có di sản mở thừa kế có
thẩm quyên giải quyết.
1.2.4. Thời điểm mở thừa kế
Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trong trường hợp
Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác
định tại khoản 2 điều 82 Bộ luật dân sự ( quy định tại khoản 1 điều 633). Việc xác
định thời điểm mở thừa kế rất quan trọng. kể từ thời điểm đó, xác định được chính
tài sản, quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản thừa kế gồm có những gì và khi
chia di sản còn bao nhiêu. Thời điểm mở thừa kế là căn cứ xác định những người
thừa kế những người thừa kế của người đã chết, vì người thừa kế là cá nhân phải
còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa
kế nhưng thành thai trước khi người để lại di sản chết.
1.2.5. Di sản thừa kế
Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại. Tại điều 634 Bộ luật dân sự
2005 quy định: “Tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong
khối tài sản chung với người khác”.
+ Di sản thừa kế là tất cả tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người chết (có
thể là tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền như:cổ phiếu, ngân phiếu, công trái, sổ tiết
8
kiệm, séc, tín phiếu, kỳ phiếu…điều 163 Bộ luật dân sự 2005) và các quyền tài sản
(Điều 181 Bộ luật dân sự 2005: quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền và có
thể chuyển giao trong giao dịch dân sự, kể cả quyền sở hữu trí tuệ. Cụ thể như:
Quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất, quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt
hại về tài sản…)

+ Di sản bao gồm:
- Tài sản riêng của người đã chết, đây là tài sản người đó tạo ra bằng thu
nhập hợp pháp của mình lúc còn sống như: Tiền lương, tiền thưởng, được tặng cho,
được hưởng thừa kế, được trúng số, tư liệu sinh hoạt, tư trang, vốn đầu tư kinh
doanh, nhà ở, quyền tài sản phát sinh sau khi người đó chết và chết do sự kiện đó
(như một người tham gia bảo hiểm nhân thọ nếu chết trong trường hợp không nêu
rõ người thụ hưởng là ai thì số tiền bảo hiểm sẽ trở thành tài sản của người này và
sẽ được chia thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc.
- Tài sản chung của người chết trong khối tài sản chung với người khác: Như
phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác trong trường
hợp hợp tác kinh doanh, lao động sản xuất, làm ăn, đầu tư chung, tài sản của vợ
chồng được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.
Điều đáng chú ý ở trường hợp này là không phải tất cả các tài sản, quyền tài
sản đều được xem là di sản thừa kế. Quyền tài sản và nghĩa vụ tài sản gắn liền với
nhân thân người để lại di sản không được coi là di sản thừa kế, như: quyền nhận
trợ cấp, quyền được nhận lương, nghĩa vụ cấp dưỡng của người để lại di sản khi
còn sống cho quan hệ hôn nhân và gia đình (cho con chưa thành niên, con thành
niên nhưng không có khả năng lao động…). Vì những quyền và nghĩa vụ tài sản
này chấm dứt khi người để lại di sản chết mà pháp luật quy định không được
chuyển cho những người thừa kế
9
1.2.6. Người quản lý di sản thừa kế
Người quản lý di sản thừa kế là người được chỉ định trong di chúc hoặc do
những người thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong trường hợp di chúc không chỉ định
người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì
người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến
khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản. Trong trường hợp chưa xác
định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà
nước có thẩm quyền quản lý. (điều 638 Bộ luật dân sự).
1.2.7. Thời hiệu khởi kiện về thừa kế

Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền
thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm kể từ
thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện
nghĩa vụ về tài sản để lại là ba năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
1.2.8. Những quy định chung về thừa kế trong pháp luật Việt Nam
1.2.8.1. Thừa kế theo pháp luật
* Khái niệm thừa kế theo pháp luật
Thừa kế theo pháp luật là việc di chuyển tài sản của người chết cho những
người thừa kế theo qui định của pháp luật.
Từ định nghĩa trên chúng ta có cơ sở để xác định thừa kế theo pháp luật trên
cơ sở có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng đối với người
để lại thừa kế, họ được hưởng di sản một cách công bằng, phù hợp với ý chí của
Nhà nước và đạo đức xã hội Việt Nam. Những người được hưởng thừa kế theo qui
định của pháp luật không phụ thuộc vào năng lực hành vi.
Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005 thì các trường hợp thừa kế theo pháp
luật được xác định như sau: Không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những
người thừa kế theo di chúc đều chết trước người lập di chúc hoặc chết cùng thời
điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc
10
không còn vào thời điểm mở thừa kế; những người được chỉ định làm người thừa
kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản, hoặc từ chối quyền hưởng di sản;
phần di sản không được định đoạt trong di chúc; phần di sản có liên quan đến phần
của di chúc không có hiệu lực; phần di sản có liên quan đến người được thừa kế
theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản hoặc chết trước người lập di
chúc, từ chối quyền hưởng di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người
lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc, nhưng không
còn vào thời điểm mở thừa kế.
* Điều kiện đối với người thừa kế
Một người chỉ có thể được nhận di sản theo pháp luật khi họ có đầy đủ tư
cách, có nghĩa rằng các nguyên tắc của pháp luật về thừa kế theo pháp luật quy

định phạm vi những người thuộc các hàng thừa kế khác nhau, họ phải hiện hữu vào
thời điểm mở thừa kế, thời điểm mà người để lại di sản chết theo quy định tại
khoản 1 Điều 636 Bộ luật Dân sự 2005.
Chính những lý luận và quy định trên nên điều 635 Bộ luật Dân sự 2005 nêu
rõ: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế
hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi
người để lại di sản chết”.
* Người ở trong tình trạng không có quyền hưởng di sản
Các trường hợp không có quyền hưởng di sản được qui định tại điều 643
Khoản 1 Bộ luật Dân sự như sau:
+ Người thừa kế bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe
hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm
nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó. Điều kiện chính đặt ra là người
thừa kế phải có một bản án có hiệu lực pháp luật.
+ Người thừa kế vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di
sản.
11
+ Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác
nhằm hưởng một phần hay toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền
hưởng.
+ Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản
trong việc lập di chúc, giả mạo, sửa chữa di chúc, hủy di chúc nhằm hưởng một
phần hay toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản. Còn một số hành vi
không được kể ra như sử dụng di chúc giả, giấu giếm di chúc,.. có thể được xử lý
nhờ nguyên tắc áp dụng tương tự.
Người không có quyền hưởng di sản được qui định trong 4 trường hợp nêu
trên đều không có quyền hưởng di sản theo di chúc hay theo pháp luật. Tuy nhiên,
nếu người để lại di sản biết hành vi của người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản
theo di chúc thì họ vẫn được hưởng di sản, (khoản 2 điều 643 Bộ luật Dân sự
2005).

* Truất quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật
Truất quyền hưởng di sản chỉ là sự bày tỏ ý chí của người có di sản về việc
không cho một người thừa kế nào đó hưởng phần di sản mà họ có thể được hưởng
theo quy định của pháp luật. Người có di sản có thể truất quyền hưởng di sản của
tất cả những người thừa kế theo pháp luật trừ những người hưởng di sản không phụ
thuộc vào nội dung di chúc.
* Truất quyền hưởng di sản được nói rõ
Người lập di chúc có thể tuyên bố rõ là một hoặc nhiều người thừa kế theo
pháp luật không có quyền hưởng di sản và sau đó có thể chỉ định rõ hoặc không chỉ
định ai là người thừa kế theo di chúc hay là người được di tặng.
* Truất quyền hưởng di sản không được nói rõ
Người lập di chúc có thể chỉ định người hưởng di sản nhưng không đả động
gì đến số phận của người thừa kế theo pháp luật không được chỉ định. Như vậy,
người thừa kế không được chỉ định trở thành người bị truất quyền không được nói
rõ.
12

×