Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (927.57 KB, 120 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***





LÊ THỊ TUYẾT



NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ,
NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU






LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN













HÀ NỘI - 2010

2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***




LÊ THỊ TUYẾT


NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ,
NGUYỄN NGỌC TƯ VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU

CHUYÊN NGÀNH: LÍ LUẬN VĂN HỌC
MÃ SỐ: 60.22.32




LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN






Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. ĐOÀN ĐỨC PHƯƠNG










HÀ NỘI - 2010

4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Lí do chọn đề tài 6
2. Lịch sử vấn đề 7
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 11
4. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
5. Cấu trúc luận văn 11
CHƢƠNG 1: TRUYỆN NGẮN VÀ MÀU SẮC NỮ QUYỀN TRONG TRUYỆN
NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƢ VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU 12
1.1. Thể loại truyện ngắn 12
1.1.1. Khái niệm, sự hình thành và phát triển của thể loại 12
1.1.2. Đặc trưng của truyện ngắn 14
1.2. Hiện tượng Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu và màu

sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả 15
1.2.1. Hiện trượng Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu 15
1.2.2. Vấn đề nữ quyền và màu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả 22
1.2.2.1. Vấn đề nữ quyền và văn học nữ quyền 22
1.2.2.2. Màu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả 36
CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN BA TÁC GIẢ 42
2.1. Nhân vật trong truyện ngắn 42
2.1.1. Khái niệm, vai trò và sự phân chia các loại hình nhân vật trong tác
phẩm văn học 42
2.1.2. Nhân vật trong truyện ngắn 45
2.1.3. Sự đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người trong văn xuôi đương
đại Việt Nam 47
2.2. Nhân vật trong truyện ngắn ba tác giả 52
2.2.1. Khái quát về hệ thống nhân vật 52

5
2.2.2. Các kiểu nhân vật nữ mang màu sắc nữ quyền 67
2.2.2.1. Nhân vật chủ động kiếm tìm hạnh phúc 67
2.2.2.2. Nhân vật ý thức về mẫu tính 79
CHƢƠNG 3: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT 89
3.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình 89
3.2. Nghệ thuật phân tích tâm lí 96
3.3. Nghệ thuật xây dựng tình huống 106
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118


















6
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam nói chung, văn xuôi Việt Nam nói riêng trong giai đoạn
đổi mới từ 1986 đến nay có nhiều khởi sắc. Một trong những yếu tố làm nên sự
phong phú, đa dạng của văn học giai đoạn này chính là sự xuất hiện ngày càng
nhiều của các cây bút nữ. Bên cạnh những cây bút nữ tên tuổi một thời như Vũ
Thị Thường, Dương Thu Hương là đội ngũ những cây bút trẻ trung hơn, sôi nổi
hơn như Lê Minh Khuê, Phạm Thị Hoài, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, và
gần đây là một loạt các cây bút trẻ đầy triển vọng như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ
Hoàng Diệu Với những nỗ lực đáng ghi nhận, họ thực sự đã tạo ra cho mình
những “lối nẻo riêng”.
Trong số những cây bút nữ nổi lên ngay từ những năm 1990 của thế kỉ
XX, Nguyễn Thị Thu Huệ được xem là một gương mặt đáng chú ý, một ngòi bút
có duyên trong lĩnh vực truyện ngắn, chinh phục người đọc bằng ngòi bút tinh tế,
giản dị mà cũng rất từng trải, thâm trầm. Bước sang những năm đầu của thế kỉ
XXI, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu lại là những hiện tượng văn chương
độc đáo. Văn của Nguyễn Ngọc Tư thấm đẫm chất Nam Bộ; trầm, buồn mà da

diết yêu thương. Chị tự ví văn của mình như trái sầu riêng - một đặc sản đối với
người mê nó nhưng cũng buộc nhiều người phải bưng mũi ngửi. Còn Đỗ Hoàng
Diệu - một nhà văn trẻ “phải đi một con đường vòng đến với độc giả”, thám hiểm
và khai phá nhiều vùng từng bị che lấp hay cấm kị trong văn học, đập vào mắt
người đọc bởi bề nổi của câu chữ nhưng lại đụng đến những vấn đề của cả một
thời đại, và do đó, nó đầy sức ám ảnh. Ba nữ nhà văn mang ba phong cách khác
nhau nhưng họ đều là những nhà văn có duyên với truyện ngắn, sáng tác của họ
đậm tính nữ, có hơi hướng màu sắc nữ quyền rõ nét và có nhiều điểm tương đồng
trong việc xây dựng hình tượng nhân vật.
Cùng với ngôn ngữ, kết cấu, giọng điệu, thì nhân vật cũng là một
phương diện độc đáo góp phần tạo nên chất riêng, làm nên phong cách tác giả.

7
Nguyễn Minh Châu đã từng cho rằng, “văn học và đời sống là hai vòng tròn
đồng tâm mà tâm điểm là con người”, và ông không thể tưởng tượng nổi một nhà
văn mà lại không mang trong mình tình yêu cuộc sống, và nhất là tình yêu con
người. Tìm hiểu nhân vật, đặc biệt là nhân vật nữ trong truyện ngắn ba nữ tác giả
chính là chúng ta đi khám phá đời sống và bản chất con người ấy; cũng là tìm
hiểu một trong những phương diện đặc sắc nhất thể hiện chất riêng, phong cách
tác giả, thấy được những điểm tương đồng của ba nhà văn, đặc biệt là khi họ
đứng trên quan điểm của giới mình, nhân danh giới mình viết về tình yêu, hạnh
phúc của người phụ nữ một cách chân thực nhất. Đây cũng là cách tiếp cận để
chúng ta đánh giá, khẳng định ý thức lao động, sáng tạo nghệ thuật của ba cây bút
được nhiều độc giả yêu mến này.
Và tìm hiểu nhân vật trong truyện ngắn ba tác giả cũng là một hướng tiếp
cận để chúng ta giải thích được vì sao họ lại từng được xem là những “hiện tượng
văn học” của nước nhà.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có khá nhiều bài viết về Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ
Hoàng Diệu và những tác phẩm của họ. Song có thể khẳng định rằng, cho đến

nay chưa có một công trình khoa học nào đi sâu vào truyện ngắn của họ một cách
cụ thể, có hệ thống. Hầu hết các bài viết chỉ dừng lại dưới dạng giới thiệu, nhận
xét sơ bộ, trình bày cảm xúc về một truyện ngắn hoặc một tập truyện ngắn nào đó
của từng tác giả.
Với Nguyễn Thị Thu Huệ, đáng chú ý là lời giới thiệu tập Truyện ngắn
bốn cây bút nữ của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng. Ông cho rằng, “chao chát và
dịu dàng, thơ ngây và từng trải, đớn đau và tin tưởng cứ trộn lẫn trong văn
Nguyễn Thị Thu Huệ tạo nên tính đa cực của ngòi bút nữ có duyên trong lĩnh vực
truyện ngắn. Đọc Nguyễn Thị Thu Huệ ta bị cuốn hút vào trong niềm vui và nỗi
buồn bất tận. Đời sống hiện lên trên từng trang sách của chị bề bộn, ngổn ngang,
ấy vậy mà ngẫm kĩ nó đâu vào đấy. Nhà văn nghiêng viết về con người trong khối

8
mâu thuẫn vừa cố dính kết với gia đình như một “hang ổ cuối cùng”, lại vừa bị
nhiều ngoại lực giằng xé, lôi kéo ” [50, 8]. Lời nhận xét ấy đã phần nào khái
quát toàn bộ tinh thần truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, trong đó có nhân vật
của chị.
Liên quan đến truyện ngắn và nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Thị
Thu Huệ có luận văn thạc sĩ khoa học của Nguyễn Thị Hoa với đề tài Nhân vật
nữ trong truyện ngắn YBan, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ. Ở đề tài này,
tác giả của luận văn đã tập trung nghiên cứu hình tượng nhân vật nữ trong truyện
ngắn ba tác giả nữ, trong đó có Nguyễn Thị Thu Huệ, có liên quan đến đề tài của
chúng tôi.
Được xem là hiện tượng của văn học đầu thế kỉ XXI, sáng tác của cả
Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu đều thu hút sự chú ý của các nhà văn và
đông đảo bạn đọc, trong đó có các ý kiến trái chiều nhau.
Với Nguyễn Ngọc Tư, độc giả đặc biệt chú ý đến tập Cánh đồng bất tận
(2005) - tập truyện làm nên tên tuổi của chị. Vì vậy, có rất nhiều bài viết xoay
quanh tác phẩm này. Trần Hữu Dũng - một độc giả quan tâm và yêu mến tác
phẩm của chị đã lập hẳn một trang web o/NNTu thu

thập những bài viết về Nguyễn Ngọc Tư và tác phẩm của chị.
Cũng chính tác giả Trần Hữu Dũng đã có bài viết Nguyễn Ngọc Tƣ, đặc
sản miền Nam, cho rằng, mỗi truyện viết của Nguyễn Ngọc Tư là “một bữa ăn
văn chương thịnh soạn, dọn bày chu đáo, gồm toàn đặc sản miệt vườn, với những
vật liệu hảo hạng, tươi sống”, chị đã tạo được một chỗ đứng khu biệt cho mình,
không lẫn với bất cứ nhà văn nào, và chị đã góp phần tạo nên một nhánh văn
chương đặc biệt, không giống, nhưng chuẩn mực không kém những miền khác.
Hoàng Thiên Nga trên báo Văn Nghệ số 39 ngày 24-9-2005 có bài Đọc
Nguyễn Ngọc Tƣ qua Cánh đồng bất tận. Đây là bài viết mang tính chất cảm nhận
truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, đặc biệt là truyện Cánh đồng bất tận, theo đó, điểm
đáng lưu ý của tác phẩm này là bút pháp giản dị, gọn ghẽ, đầy ắp âm sắc Nam Bộ và
ngòi bút quá đỗi tinh tế, nhân hậu và trong lành của Nguyễn Ngọc Tư.

9
Liên quan đến nhân vật, có bài viết Nghệ thuật xây dựng nhân vật của
Nguyễn Ngọc Tư qua tập truyện Cánh đồng bất tận của tác giả Trần Thị Dung
Khoa Ngữ văn - Đại học Vinh - Nghệ An. Tác giả đã điểm qua một số biện pháp
xây dựng nhân vật của Nguyễn Ngọc Tư như xây dựng tình huống, miêu tả ngoại
hình, mô tả hành động, những lời đối thoại của nhân vật…
Tác giả Nguyễn Trọng Bình cũng đã có một loạt bài viết về tác phẩm của
Nguyễn Ngọc Tư, đáng chú ý phải kể đến Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc
Tư nhìn từ phương diện nghệ thuật con người và Những dạng tình huống thường
gặp trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư. Ở hai bài viết này, tác giả cho rằng “mô
hình” con người hướng thiện chính là một kiểu tư duy nghệ thuật độc đáo của
Nguyễn Ngọc Tư và đưa ra ba dạng tình huống khi khảo sát hầu hết các truyện
ngắn của chị.
Ngoài ra còn rất nhiều bài viết của độc giả về tác phẩm của chị về giọng
điệu, về đặc trưng ngôn ngữ, về nội dung tự sự, không gian - thời gian v.v… cùng
nhiều ý kiến bình luận của độc giả trên các trang web. Trong rất nhiều ý kiến, đa
phần là sự yêu mến đặc biệt của độc giả, sự đồng cảm, chia sẻ với tác giả Nguyễn

Ngọc Tư cũng như nhân vật trong tác phẩm của chị. Mới đây, Cánh đồng bất tận
cũng đã được mua bản quyền và được chuyển thể thành phim nhựa.
Với Đỗ Hoàng Diệu, độc giả yêu văn đặc biệt quan tâm đến tập truyện
ngắn Bóng đè (2005). Đây cũng là tập truyện ngắn duy nhất của chị được phát
hành cho đến thời điểm này. Sau khi Bóng đè ra đời, đã có hàng chục bài viết đề
cập đến tác phẩm trên các trang báo lớn như An ninh thế giới, Tuổi trẻ, Văn nghệ
trẻ, Hợp Lưu, Talawas,… Nhà văn Nguyên Ngọc và nhà phê bình Phạm Xuân
Nguyên đã có những lời khen ngợi dành cho tác phẩm. Trong bài viết Đỗ Hoàng
Diệu tự mở cho mình một đường riêng (được lấy làm bài giới thiệu tác phẩm),
Phạm Xuân Nguyên đã viết: “Đỗ Hoàng Diệu đã phải đi một con đường vòng
đến với độc giả. Truyện ngắn của cô thường là dài, dài hơn cái lệ thông thường
quy ước của một truyện ngắn gần như chủ yếu, cô viết về phụ nữ và dục tính.

10
Phụ nữ trong quan hệ với dục tính, nhưng quan trọng hơn, phụ nữ và dục tính
trong quan hệ với xã hội và lịch sử ”.
Còn nhà văn Nguyên Ngọc trong bài viết trên báo Tuổi trẻ thì cho rằng,
vấn đề mà Đỗ Hoàng Diệu đặt ra trong tác phẩm của mình lớn hơn rất nhiều vấn
đề số phận đàn bà những người phụ nữ phải gánh chịu cả một “quá khứ phi
phàm”, bị đeo đuổi vì “một thứ tội tổ tông”, những người phụ nữ “quá thông
minh nhưng quá cả tin”, có “tấm thân cong lên hình chữ S, một chữ S cố phản
kháng” song lại luôn nghĩ mình “là nô lệ cả từ nghìn năm nay từ khi chưa sinh
ra đời ”. Ông cũng đưa ra những nhận định ban đầu, về việc rất có thể Đỗ
Hoàng Diệu đang tiếp tục con đường của dòng “văn học tự vấn” đã được khơi
mào từ Nguyễn Huy Thiệp.
Trong bài viết Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Thanh Sơn đã so
sánh tác phẩm của Đỗ Hoàng Diệu với tác phẩm và tác giả Vệ Tuệ. Tác giả đánh
giá cao Vệ Tuệ và cho rằng, các nhân vật trong truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu
nghèo nàn về cuộc sống tinh thần; thiếu đi tình yêu thương vô bờ bến, vô điều
kiện với tha nhân, những truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu chỉ vật vã trong sự

huyễn hoặc ích kỷ về bản thân, một bản thân không có chiều sâu của cả văn hoá
lẫn tình cảm…
Ngoài ra phải kể đến các bài viết Người đàn bà có bàn tay thanh tao của
Nguyễn Hùng Mậu Kiệt, Ám dấu và ánh sáng trong Bóng đè của Đỗ Hoàng Diệu
của tác giả Lưu Nguyễn Đạt v…v. Bên cạnh đó còn có hàng trăm ý kiến trao đổi
của bạn đọc qua các trang web, các hội thảo và cả phỏng vấn, đối thoại của
những cơ quan thông tấn nước ngoài có uy tín (BBC) v.v… Các ý kiến chê thì
phần lớn căn cứ vào bề nổi câu chữ của Bóng đè mà cho rằng nó không phù hợp
với thị hiếu của độc giả Việt Nam khi đề cập quá nhiều đến các hình ảnh tính dục
nhiều khi đến…bệnh hoạn, đi ngược lại truyền thống văn hoá của nước ta.
Một tác phẩm ra đời chỉ nhận được toàn lời khen ngợi thì chưa hẳn đã là
một tác phẩm đáng chú ý. Ngược lại, một tác phẩm “bị” nhận nhiều lời chê cũng
chưa hẳn là một tác phẩm đáng bỏ đi. Điều đó chỉ chứng tỏ nó thu hút sự quan
tâm của đông đảo bạn đọc, mà với một nhà văn, đó lại là một trong những điều

11
tối quan trọng. Hẳn Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu
đã làm được điều đó khi họ đều đã từng trở thành những hiện tượng của đời sống
văn học nước nhà.
3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung tìm hiểu về nhân vật trong truyện ngắn của ba tác giả:
Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu, đặc biệt là những
nhân vật nữ để thấy rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong xây dựng nhân
vật của ba tác giả được xem thuộc hai thế hệ nhà văn nữ khác nhau và mang
những phong cách hoàn toàn khác nhau, cũng như sự gặp gỡ ở những nét đổi
mới, tiến bộ của các tác giả khi đề cập đến màu sắc nữ quyền - một hiện tượng
văn hoá, xã hội của thời hiện đại.
Luận văn tập trung khảo sát nhân vật trong các tác phẩm: Nguyễn Thị Thu
Huệ với các tập: Cát đợi (1992), Hậu thiên đƣờng (1993), Phù thuỷ (1995), Nào
ta cùng lãng quên (2003);

Nguyễn Ngọc Tư với các tập: Ngọn đèn không tắt (2000), Biển ngƣời
mênh mông (2003), Giao thừa (2003), Nƣớc chảy mây trôi (2004), Truyện
ngắn Nguyễn Ngọc Tƣ (2005), Cánh đồng bất tận (2005), Gió lẻ (2008);
Đỗ Hoàng Diệu với tập Bóng đè và các truyện ngắn Tình chuột, Những
sợi tóc màu tang lễ, Cô gái điếm và năm ngƣời đàn ông, Ngày bất tận.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu như: phương pháp thống kê,
phân tích, so sánh, phân tâm học cùng phương pháp tiếp cận thi pháp học
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn được triển khai trong
3 chương:
Chương 1: Truyện ngắn và màu sắc nữ quyền trong truyện ngắn Nguyễn
Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tư và Đỗ Hoàng Diệu
Chương 2: Nhân vật trong truyện ngắn ba tác giả
Chương 3: Nghệ thuật xây dựng nhân vật.

12
CHƢƠNG 1: TRUYỆN NGẮN VÀ MÀU SẮC NỮ QUYỀN TRONG
TRUYỆN NGẮN NGUYỄN THỊ THU HUỆ, NGUYỄN NGỌC TƢ
VÀ ĐỖ HOÀNG DIỆU
1.1. Thể loại truyện ngắn
1.1.1. Khái niệm truyện ngắn, sự hình thành và phát triển của thể loại
D. Gronopxki trong sách Đọc truyện ngắn viết: “Truyện ngắn là một thể
loại muôn hình muôn vẻ, biến đổi không cùng”. Quả đúng như vậy, bởi xung
quanh thuật ngữ này có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Nhà thơ Đức J. Gớt xác
định truyện ngắn là “một câu chuyện lạ đang xảy ra có thể làm ta kinh ngạc”. Từ
điển văn học giải thích “truyện ngắn là hình thức tự sự loại nhỏ; truyện ngắn
khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả một mảnh của cuộc
sống: một biến cố hay một vài biến cố xảy ra trong một giai đoạn nào đó của đời
sống nhân vật, thể hiện một khía cạnh nào đó của vấn đề xã hội” [46,137]. Trong

150 thuật ngữ văn học thì truyện ngắn được xác định là “thể tài tác phẩm tự sự
cỡ nhỏ, thường được viết bằng văn xuôi, đề cập đến hầu hết các phương diện đời
sống con người và xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là sự giới hạn về dung
lượng; tác phẩm truyện ngắn thích hợp với người tiếp nhận (độc giả) đọc nó liền
một mạch không nghỉ” [1, 359-360]. Các định nghĩa trên bổ sung cho nhau làm
nổi bật rõ những đặc trưng cơ bản nhất của truyện ngắn.
Trong cuốn Truyện ngắn - lí thuyết và thực tiễn thể loại, tác giả Bùi Việt
Thắng đã trình bày khá chi tiết về nguồn gốc của truyện ngắn. Ra đời vào trung
thế kỉ, khi nhà thờ Cơ đốc và lãnh địa của các chúa phong kiến giữ vị trí tối
thượng, bắt đầu với những thể tài châm biếm của Phục Hưng, sự xuất hiện của
thể loại truyện ngắn ở Châu Âu ngoài những điều kiện phát triển xã hội - tinh
thần của các dân tộc khác nhau còn chịu ảnh hưởng lớn của nhà văn Italia:
Bocaxio (1314 - 1375) với tác phẩm Mƣời ngày. Ở Anh, truyện ngắn ra đời vào
thế kỉ XIX với tập Truyện kể vùng Kentenbec của Đzairo Soxero. Ở Tây Ban
Nha, truyện ngắn hình thành muộn hơn và gắn liền với tên tuổi của Xecvantec. Ở

13
Đức, truyện ngắn xuất hiện gắn với chủ nghĩa lãng mạn nhằm phủ nhận chủ
nghĩa cổ điển. Ở Pháp, từ thế kỉ XV đã có tập 100 truyện ngắn của Actua de
Laxali. Và ở Nga, tuy truyện ngắn có mầm mống từ trước nhưng phải đến thế kỉ
XIX, truyện ngắn mới thực sự có sự hoàn thiện với A. Puskin cùng các truyện
ngắn: tập Truyện của ông Benkin (1830), Con đầm Pích (1838), Ngƣời con gái
viên đại úy (1836)…Tiếp đến là Gôgôn - người có công đặt nền móng cho chủ
nghĩa hiện thực trong văn học Nga với tập truyện ngắn Bức chân dung, và hội tụ
cuối cùng là Sêkhôp - một nghệ sĩ bậc thầy trong việc tạo ra sự cô đọng của một
truyện ngắn với hàng loạt các tác phẩm: Cái chết của một viên công chức,
Ngƣời tu sĩ vận đồ đen…Trong khi đó, thế kỉ XIX và thế kỉ XX lại xem Mĩ như
cái nôi phát sinh ra truyện ngắn hiện đại với việc cống hiến cho thế giới những
tác giả truyện ngắn tầm cỡ: E. Poe với Con mèo đen, O. Henry với Chiếc là cuối
cùng hay E. Hemingway với Cuộc đời hạnh phúc ngắn ngủi của Măccombo v.v…

Ở Việt Nam, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của thể loại
này. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Truyền kì là hình thức ban đầu của truyện
ngắn Việt Nam xuất hiện vào thế kỉ XV, một số ý kiến lại cho rằng truyện ngắn
hiểu theo nghĩa hiện đại chỉ hình thành từ khi có văn học viết bằng chữ Quốc
ngữ. Để có được lời khẳng định chắc chắn về sự ra đời của thể loại này ở nước ta,
cần có sự nghiên cứu, tìm tòi, đối chiếu, so sánh một cách khoa học. Nhưng
chúng ta không thể phủ nhận rằng, từ những năm 30 của thế kỉ XX, truyện ngắn
Việt Nam thực sự nở rộ với các tên tuổi: Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam, Nam
Cao… sau đến là Đỗ Chu, Nguyễn Minh Châu cho đến Nguyễn Huy Thiệp, Võ
Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ… và sự xuất hiện của hàng loạt cây bút trẻ có
triển vọng của thế kỉ XXI như Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu v.v… mang đến
cho thể loại truyện ngắn những hình thức vừa cũ, vừa mới, vừa lạ vừa quen, thể
hiện sự đổi mới rõ rệt trong phong cách thể loại.
1.1.2 Đặc trƣng của thể loại truyện ngắn

14
Nhìn một cách khái quát thì sự khác nhau giữa truyện ngắn và tiểu thuyết
cũng như những đặc trưng của thể loại truyện ngắn tập trung vào một số khía
cạnh như sau:
- Dung lượng tác phẩm.
- Cách xây dựng kết cấu, cốt truyện.
- Cách thể hiện tính cách, số phận nhân vật.
Đặt trong mối tương quan so sánh với tiểu thuyết, chúng ta thấy rằng
truyện ngắn khác với tiểu thuyết về dung lượng. Dung lượng thể hiện qua số
trang, số lượng nhân vật, khuôn khổ của cốt truyện… Theo một số tài liệu thì
phương Tây có những quy định khá cụ thể về chiều dài của tiểu thuyết và truyện
ngắn, trong đó truyện ngắn chỉ nên kéo dài từ 3 đến 30 trang. Trong khi tiểu
thuyết có nhiều tuyến nhân vật với số lượng nhân vật đồ sộ hơn thì số lượng nhân
vật trong truyện ngắn ít hơn. Tiểu thuyết có nhiều sự kiện, biến cố nhưng truyện
ngắn thường chỉ có một sự kiện hoặc một biến cố quan trọng. Trong tiểu thuyết,

tốc độ hành động truyện thường diễn ra chậm để tính cách có điều kiện phát triển
một cách trọn vẹn nhất thì trong truyện ngắn, tốc độ hành động truyện lại diễn ra
mau lẹ hơn. Là một tác phẩm có dung lượng lớn nên ở một tiểu thuyết đôi khi có
nhiều cốt truyện còn trong truyện ngắn, thường chỉ có một cốt truyện mà thôi.
Tiểu thuyết là một hình thức tự sự cỡ lớn, có khả năng phản ánh hiện thực
một cách sâu rộng và toàn vẹn. Tác giả Vũ Ngọc Phan trong công trình Nhà văn
hiện đại cho rằng tiểu thuyết là “một loại văn rất hợp với tính tình nhân loại”, vì
“đọc tiểu thuyết người ta thấy có cái thú vị nồng nàn là được sống sâu rộng hơn,
thấm thía hơn, vì ở đời không một ai được sống trọn vẹn, không một ai được sống
với tất cả các giác quan rung động, với tất cả mọi hành vi cùng tư tưởng bồng
bột và thâm trầm”. Tác giả đề cao tiểu thuyết hiện đại với thiên chức khám phá bí
ẩn đời sống con người. Trong khi đó, truyện ngắn lại là hình thức tự sự cỡ nhỏ, vì
vậy mà nó chỉ “dừng lại ở một khoảnh khắc nào đó tiêu biểu trong một đời
người, trong sự hạn chế của không gian, thời gian” [42, 40]. Nếu tiểu thuyết mô tả
tính cách, số phận nhân vật ở dạng quá trình thì truyện ngắn thường thể hiện tính

15
cách con người trong một phút sáng chói, trong một khoảnh khắc nào đó nhưng
là khoảnh khắc có ý nghĩa quyết định tới tính cách, số phận của nhân vật.
Trong truyện ngắn, tình huống đóng vai trò cực kì quan trọng. Mỗi một
truyện ngắn hay chỉ nên có một tình huống.
Thực tế sáng tác cho chúng ta thấy rất nhiều truyện ngắn mang dáng dấp
của một tiểu thuyết. AQ chính truyện của Lỗ Tấn, Viên mỡ bò của Môpátxăng
hay Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu…là những ví dụ điển hình. Mặc dù
vậy, những tác phẩm này vẫn là truyện ngắn bởi nó mang hầu hết các đặc trưng
của thể loại này.
1.2. Hiện tƣợng Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tƣ, Đỗ Hoàng
Diệu và màu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả
1.2.1 Hiện tƣợng Nguyễn Thị Thu Huệ, Nguyễn Ngọc Tƣ và Đỗ
Hoàng Diệu.

Thập niên 90 của thế kỉ XX và những năm đầu của thế kỉ XXI là khoảng
thời gian được mùa của truyện ngắn và cũng là thời gian nở rộ của nhiều tên tuổi
nữ được bạn đọc mến mộ như Y Ban, Võ Thị Hảo, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lí Lan,
Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu,… Đội ngũ sáng tác ấy
khiến cho nền văn học của nước ta “đang mang gương mặt nữ - ngày càng trắc ẩn
và khoan dung, ngày càng tinh tế và đằm thắm” (Bùi Việt Thắng).
Nguyễn Thị Thu Huệ là một trong những cây bút nổi lên ngay từ đầu
những năm 90 của thế kỉ XX. Những năm 90, độc giả yêu văn chương đã thực sự
sửng sốt và ngỡ ngàng khi xuất hiện một truyện ngắn mà tác giả của nó chưa có
tên tuổi: Hậu thiên đƣờng. Cái nhìn của một nhà văn trẻ - một cô gái trẻ thật táo
bạo, thật mới nhưng cũng thật buồn, mang đậm hơi thở cuộc sống, hết sức chân
thực và có sức hút lạ kì. Hậu thiên đƣờng ấy đã in dấu trong trái tim của bao
người khiến họ phải suy ngẫm, phải nhìn lại cuộc sống, những người xung quanh
và nhìn lại chính mình. Tác phẩm ấy như "tiếp sức" cho Nguyễn Thị Thu Huệ
viết một loạt những truyện ngắn có tiếng vang khác: Cõi mê, Biển ấm, Phù thuỷ,
Xin hãy tin em, Của để dành Và cho đến thời điểm này, trên văn đàn Việt Nam

16
hiện đại, cái tên Nguyễn Thị Thu Huệ đã không còn lạ, thậm chí chị đã tạo được
một phong cách riêng độc đáo, không lẫn với bất cứ nhà văn nào. Truyện ngắn
của chị gợi lên biết bao trăn trở trong mỗi người về con người và cuộc đời này.
Văn của chị bắt nguồn từ cuộc sống. Qua những câu chuyện mà chị viết,
người đọc có cảm giác đã gặp ở đâu đó trong cuộc đời này. Bởi vậy, những
truyện ngắn ấy thường được chuyển thể thành phim truyền hình và đạt được
những giải cao trong các kỳ liên hoan như Nƣớc mắt đàn ông, Của để dành, Xin
hãy tin em
Từ khi bước vào nghiệp văn chương, nữ nhà văn này đã có một “vốn
liếng” kha khá khiến nhiều bậc đàn anh phải kính nể: Giải B giải thưởng Văn học
Hội Văn nghệ Hà Nội 1986 (truyện Một khoảng đời chờ đợi); Giải B Tác phẩm
tuổi xanh báo Tiền Phong năm 1990 với tác phẩm Những đêm thắp sáng; Giải

nhất cuộc thi viết truyện ngắn của Tạp chí Văn nghệ Quân đội 1994 với truyện
ngắn Hậu thiên đƣờng; Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 1994 (tập
truyện ngắn Hậu thiên đƣờng)…
Nhận định về truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Bùi Việt Thắng cho rằng,
truyện ngắn của Thu Huệ hấp dẫn rộng rãi bạn đọc trước hết vì giàu chất đời.
Mọi chuyện diễn ra xung quanh ta đều có thể đi vào trong tác phẩm: một sĩ quan
quân đội nghỉ hưu non nuôi chó Nhật để mưu sinh, chuyện ăn ốc uống rượu,
chuyện ngoại tình ghen tuông Trong những câu chuyện kể lại bằng cái giọng
tưng tửng lộ rõ nỗi niềm của con người thời đại khao khát yêu đương, cô đơn
trống rỗng, hi vọng và thất vọng, đắng cay và ngọt bùi. Những chuyện ấy, nỗi
niềm ấy có thể ngổn ngang và nhàm chán quanh ta, nhưng vào truyện của Thu
Huệ lại rõ đường nét, ám ảnh và mang nghĩa lí cuộc đời. Dù có những thành
công, nhưng chị vẫn luôn khao khát những tác phẩm của mình luôn ở trong lòng
người đọc bởi vì những câu chuyện ấy là sự đồng cảm, là lời tâm sự trước muôn
mặt của cuộc sống và chị chỉ là người nói hộ cho họ mà thôi.
Trong các tác phẩm của mình, Nguyễn Thị Thu Huệ dành nhiều sự quan
tâm đến những người phụ nữ. Vì với chị, phụ nữ không chỉ làm nên cuộc sống,

17
mà còn bảo vệ, phát triển cuộc sống. Hơn nữa, cùng là nữ giới với nhau, chị hiểu
họ. Nhờ thế mà chị luôn có sự đồng cảm và muốn chia sẻ với họ những niềm vui,
những nỗi buồn. Người phụ nữ trong tác phẩm của chị là những người đàn bà
từng trải, bao dung với con cháu, những người vợ, người mẹ lo toan cho gia đình
và phấn đấu cho sự nghiệp, những cô gái háo hức vào đời, những người phụ nữ
khát khao hạnh phúc, tìm kiếm tình yêu trong xã hội hiện đại…Chị luôn cảm
nhận cuộc sống từ bề chìm của nó, tức là luôn khám phá đằng sau mỗi con người,
mỗi số phận cuộc sống nội tâm của họ. Nhân vật của chị không ai xấu hẳn và
cũng chẳng ai tốt hết. Chị thường tìm kiếm và khai thác nửa bên kia của nhân vật,
vì chị cảm thấy, đằng sau mỗi người phụ nữ bao giờ cũng ẩn chứa nhiều điều mà
không phải lúc nào họ cũng bộc lộ. Nhân vật của chị tồn tại được, vượt qua được

những khó khăn là bởi vì có niềm tin. Và văn chương, với chị, là người bạn
chung thuỷ có thể chia sẻ với chị nhiều điều. Hạnh phúc nhất là khi chị viết ra
một tác phẩm và nó đến được với người đọc, rồi được chấp nhận. Nguyễn Thị
Thu Huệ cũng đã từng tâm sự rằng, vì luôn yêu thương, cảm thông cho số phận
những người phụ nữ Việt Nam nên dường như người đọc phát hiện ra rằng, chị
không ưa đàn ông Việt Nam, bằng chứng là các nhân vật nam trong truyện ngắn
của chị. Nhưng như thế không có nghĩa là chị hạ bệ họ, vì thực ra, có rất nhiều
người đàn ông đáng giá trong cuộc đời này, chỉ có điều họ chưa đi vào truyện của
chị mà thôi.
Xuất hiện kịp thời khi quan niệm nghệ thuật về con người trong văn
chương đã thay đổi từ sau đổi mới, Nguyễn Thị Thu Huệ có dịp đi vào những vấn
đề rất đỗi dung dị, bình thường nhưng không hề tầm thường, là vấn đề gia đình
và những mâu thuẫn, xung đột xoay quanh tình yêu, những bi kịch tình yêu, bi
kịch xã hội, những cái tưởng chừng vụn vặt nhưng lại có tác động ghê gớm tới
hạnh phúc gia đình…., khác với một số đề tài của các nhà văn đương thời khác
như Võ Thị Hảo, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp… đi vào dư âm của cuộc
chiến tranh, bi kịch của người lính trở về sau chiến tranh, hay là thăm dò vào lĩnh
vực tâm linh còn đầy bí ẩn của con người… Đây cũng là điểm mới của chị so với

18
những nhà văn đó, đặt trong sự đổi mới của văn học Việt Nam nói chung. Truyện
ngắn của Nguyễn Thị Thu Huệ cũng đã đụng chạm đến những vấn đề cấm kị của
văn học, tình yêu đã chớm mang màu sắc nhục thể nhưng đằm thắm, kín đáo, nhẹ
nhàng. Đây lại là điểm mà các nhà văn trẻ sau này như Nguyễn Ngọc Tư, và đặc
biệt là Đỗ Hoàng Diệu khai thác một cách mạnh bạo, công khai hơn.
Bước sang những năm đầu của thế kỉ XXI, văn đàn Việt Nam đã thực sự
trở nên sôi động bởi sự xuất hiện của hàng loạt cây bút mới với những phong
cách viết khác nhau.
Tự ví văn mình như trái sầu riêng, “có người ăn khen ngon, có người bưng
mũi quay đi vì chê nó nặng mùi”, Nguyễn Ngọc Tư đã sớm định hình một phong

cách viết khá ấn tượng. Nổi tiếng ở miền Nam nhưng xuất hiện muộn hơn ở miền
Bắc với tập truyện Cánh đồng bất tận (2005), Nguyễn Ngọc Tư đã mang đến cho
người đọc nhiều cảm xúc rất trong trẻo và đậm chất nhân văn. Xuyên suốt những
trang văn của Nguyễn Ngọc Tư là con người Nam Bộ với những suy tư, trăn trở
rất người, với không gian sông nước, thuyền, ghe, với các món cá bông chua,
canh súng… quá đỗi thân thiết với người Nam Bộ. “Chất liệu của đời sống
thường nhật đi vào sáng tác của chị, từ những câu hò vọng cổ, những rừng tràm,
rừng đước , đến những mảnh đời xuôi ngược trên mỗi dòng sông quê mang theo
lời nhắn gửi về tình đời, tình người… khiến cho người đọc phải day dứt, phải
nghĩ suy, nhiếu lúc còn giật mình bởi như bắt gặp một mảnh tâm hồn trong đó.
Tất cả chất chứa trong một cách viết giản dị, trong sáng, không hoa mĩ, cầu kì.
“Dòng riêng” Nguyễn Ngọc Tư đặt trong “nguồn chung” của văn chương Nam
Bộ đã góp phần tạo ra một vẻ đặc biệt” [35].
Giải Nhất cuộc vận động sáng tác Văn học tuổi 20 lần II năm 2000 với tác
phẩm Ngọn đèn không tắt; Giải B Hội Nhà văn Việt Nam năm 2001 (tập truyện
Ngọn đèn không tắt); Tặng thưởng dành cho tác giả trẻ - Uỷ ban toàn quốc Liên
hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam 2000;… Chừng ấy giải thưởng để ghi
nhận những đóng góp của Nguyễn Ngọc Tư cho văn học nói chung; nhưng lòng
yêu mến của độc giả khắp cả nước đối với chị thì không gì có thể đong đếm được.

19
Không ồn ào, chao chát như Đỗ Hoàng Diệu, không lạnh lùng, sâu cay như
Phan Thị Vàng Anh;… Nguyễn Ngọc Tư đã tạo dựng cho mình một thế giới
riêng - thế giới đặc quánh chất miệt vườn Nam Bộ. Có một thứ không thể nào
thiếu được trong hầu hết các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, đó là sông nước.
Nước là nền, sông là dòng cho ngòi bút của chị triền miên tuôn chảy, cuốn theo
những chữ nghĩa đầy ắp tình người. Đi vào thế giới truyện ngắn của Nguyễn
Ngọc Tư, người ta cũng bắt gặp một trời biển tình thương và gắn bó: gắn bó với
ruộng đồng, với bầy vịt, với sông nước, với mẻ cá rô kho tộ…Trong những trang
văn tả cảnh thiên nhiên hay cuộc sống sinh hoạt của người dân Nam Bộ, Nguyễn

Ngọc Tư viết với một giọng điệu đôn hậu, dân dã, mộc mạc, chân thành. Chẳng
bao giờ lên gân lên cốt với ai, chẳng bao giờ tự cho mình là cao siêu, khác
thường, cái dân dã mộc mạc cứ tự nhiên tuôn chảy từ vốn sống của nhà văn, từ sự
gắn bó với những người nông dân chân lấm tay bùn, với những người nghệ sĩ
nghèo nhưng lòng yêu nghề lúc nào cũng chảy tràn tự trong huyết quản. Nguyễn
Ngọc Tư là nhà văn của miệt vườn Nam Bộ, như nhà văn Nguyên Ngọc đã đánh
giá: “Mấy năm nay chúng ta đều rất thích Nguyễn Ngọc Tư. Cô ấy như một cái
cây tự nhiên mọc lên giữa rừng tràm hay rừng đước Nam Bộ vậy, tươi tắn lạ
thường, đem đến cho văn học một luồng gió mát rợi, tinh tế mà chân chất, chân
chất mà tinh tế, đặc biệt “Nam Bộ” một cách như không, chẳng cần chút cố gắng
nào như các tác giả Nam Bộ đi trước…”.
Xuất hiện gần như cùng thời điểm với Nguyễn Ngọc Tư thế nhưng văn của
Đỗ Hoàng Diệu lại mang một phong cách hoàn toàn khác lạ. Xuất hiện trên văn
đàn Việt với tác phẩm Bóng đè cực kì gây choáng, Đỗ Hoàng Diệu đã làm xôn
xao giới văn nghệ nước nhà, khiến nhiều người phải giật mình. Từng được giải
thưởng Tác phẩm tuổi xanh với truyện ngắn Ông lão hàng xóm do báo Tiền
phong tổ chức năm 1990, nhưng cái tên Đỗ Hoàng Diệu bỗng đột ngột trở thành
hiện tượng là vào những năm đầu của thế kỉ XXI và thật sự được chú ý trong đời
sống văn học. Nhiều người thích, nhưng cũng nhiều người chê, nhưng tất cả đều
phải công nhận văn của chị là hơi thở mới trong văn chương đương đại. Những

20
thông điệp ráo riết, có phần quyết liệt được chị chuyển đến người đọc dưới cái vỏ
rất sex.
Trước đây, Đỗ Hoàng Diệu đã viết rất nhiều theo kiểu Tự lực văn đoàn
nhưng không in. Sau này do tác động của cuộc sống, sự thay đổi của chính bản
thân nên chị viết khác đi nhiều, được nhận xét là sexy hơn. Tình chuột là truyện
ngắn đầu tiên của chị giai đoạn này. Những tác phẩm kiểu ấy, theo chị, khó mà
được chấp nhận. Nhưng thực ra, như chị chia sẻ, sex chỉ là cái vỏ, không phải
mục tiêu, nó chỉ là phương tiện để chị chuyển tải một thông điệp khác. Chỉ bởi vì

đụng đến lĩnh vực này chị thấy mình có một chút hiểu biết, một chút lợi thế, một
chút hứng thú và cảm thấy sẽ viết hay hơn những đề tài khác mà thôi.
Từ sau đổi mới 1986, văn học Việt Nam đã được chứng kiến sự xuất hiện
của nhiều nhà văn có tên tuổi với chủ trương làm mới phong cách văn chương
bằng cách “phá rào”. Thế hệ đầu tiên phải kể đến là Nguyễn Huy Thiệp, Võ Thị
Hảo, Bảo Ninh… Họ đã đưa đến một cách viết độc đáo, mới lạ, một cách nói về
hiện thực khác hẳn trước đó. Thế hệ kế tiếp mang một giọng văn độc đáo đến tàn
nhẫn, không nhân nhượng, không thoả hiệp, ít nhiều có sự ảnh hưởng của
Nguyễn Huy Thiệp là Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương…;
điểm mới và khác của họ là ít nhiều đem những yếu tố hiện thực huyền ảo vào
trong tác phẩm. Thế hệ thứ ba có sự “phá rào” bằng cách phần đông hướng vào
tính dục, viết trần trụi hơn, có phần thô thiển, và có sự lạm phát yếu tố sex. Đằng
sau ngôn ngữ của họ là nhiều ẩn ý cần phải giải mã. Đỗ Hoàng Diệu là nhà văn
tiêu biểu không nằm ngoài xu hướng đó.
Là một nhà văn khá cầu toàn trong khi viết, muốn mỗi tác phẩm của mình
phải là một viên ngọc, Đỗ Hoàng Diệu đã cực kì chăm chút cho đứa con tinh thần
của mình, cho nên, khi viết xong Bóng đè thì chị gần như “kiệt sức”. Truyện của
chị mang hơi thở hiện đại, nhưng bản thân chị lại thấy mình cũ. Chị cho rằng
công, dung, ngôn, hạnh bao giờ cũng là cái đích cần đạt tới của những người phụ
nữ Việt Nam trong bất kì xã hội nào. Có điều tuỳ từng thời điểm mà cách biểu đạt
ấy có thể có những hình thức khác nhau. “Trong những truyện ngắn của Đỗ

21
Hoàng Diệu, toàn là những nhân vật phụ nữ, tất cả đều còn trẻ, khát khao sống,
mãnh liệt sống, tràn đầy dục tính, song chắc chắn vấn đề của chị lớn hơn rất
nhiều vấn đề số phận đàn bà. Những người phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu là những
người phụ nữ phải gánh chịu “cả một quá khứ phi phàm, bị đeo đuổi vì “một thứ
tội tổ tông”, “những người phụ nữ quá thông minh nhưng quá cả tin”, có “tấm
thân cong lên hình chữ S, một chữ S cố phản kháng”, song lại luôn nghĩ mình “là
nô lệ…cả từ nghìn năm nay… từ khi chưa sinh ra đời” [40].

Đã có không ít các bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng nói về
Bóng đè. Khen cũng nhiều mà chê cũng nhiều. Nó thực sự gây sốc cho một số
độc giả vốn quen với những nếp nghĩ truyền thống, coi đề tài tình dục như một
điều cấm kị. Nhưng, như nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên đã cho rằng, văn
chương Việt Nam hiện đại “người” hơn bởi nó đã chạm vào phần sau của cuộc
sống và phần sâu của con người. Vẫn còn đó những phần người bị bỏ ngỏ, còn
nhiều sự thật của cuộc sống và con người chờ văn chương tiếp tục khai phá, thám
hiểm. Và truyện ngắn của Đỗ Hoàng Diệu đi vào một sự thật đó. Quả thật, với
cách viết mới lạ, táo bạo, có phần khiêu khích, đụng chạm đến những vấn đề từ
lâu được xem là cấm kị, là thế mạnh của nam giới, “Đỗ Hoàng Diệu đã phải đi
một con đường vòng đến với độc giả” (Phạm Xuân Nguyên). Chị đã thám hiểm
và khai phá nhiều vùng từng bị che lấp trong văn học, đập vào mắt người đọc bởi
bề nổi của câu chữ nhưng lại đụng đến những vấn đề của cả một thời đại, đầy sức
ám ảnh. Và với cách viết như vậy, “chị đã tự mở cho mình một con đường riêng
vào văn chương” [41].
Văn học đương đại Việt nam đã có một Vi Thuỳ Linh với Linh, với Khát;
nay lại xuất hiện một Đỗ Hoàng Diệu với Bóng đè. Không thể phủ nhận rằng, với
Bóng đè, không khí văn học của nước nhà trở nên sôi động hơn, nhiều “đất diễn”
hơn. Đó thực sự là một điều đáng mừng. Và càng đáng mừng hơn nữa khi bản
thân người cầm bút tuy góc cạnh, bạo liệt nhưng vẫn rất “người”: “Phàm là
người viết văn, phải đau nỗi đau của thân phận mình tạo dựng, để khi đến tay

22
độc giả, người đọc lại đau nỗi đau của nhân vật. Vô hình trung, một vòng quay
linh cảm được tạo lập. Tạo lập nhờ bản năng của nhà văn” [7, 2].
1.2.2. Vấn đề nữ quyền và màu sắc nữ quyền trong truyện ngắn ba tác giả
1.2.2.1. Vấn đề nữ quyền và văn học nữ quyền
1. Trong cái nhìn lịch sử, vai trò của nữ giới, mặc nhiên bị coi là vai trò lệ
thuộc và bị chi phối bởi nam quyền.
Và cuộc chiến đấu để giành lại vị thế đã mất của nữ giới - vốn âm ỉ rất lâu

trong lịch sử đã dần phát triển mạnh mẽ với tên gọi là chủ nghĩa nữ quyền hay nữ
quyền luận (feminism).
Một cách khái quát nhất, “nữ quyền” được hiểu là “Quyền bình đẳng của
phụ nữ trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và giáo dục. Khái niệm “nữ quyền” ở
cấp độ rộng là quyền lợi của người phụ nữ trong thế tương quan với nam giới để
đạt đến cái gọi là “nam nữ bình quyền”. Ở cấp độ hẹp thì “nữ quyền” có mối
liên quan tới với các khái niệm như “giới tính”, “phái tính” trong văn học. Nếu
như “giới tính”, “phái tính” là công cụ để khu biệt đặc tính giữa hai phái
(nam/nữ) thì khái niệm nữ quyền không chỉ dừng lại ở đó mà mục đích của nó
hướng tới là sự bình quyền của nam - nữ, đồng thời tạo ra hệ quy chuẩn riêng
của nữ giới” [58].
Về khái niệm văn học nữ quyền, có thể hiểu, không phải tất cả sáng tác
của các tác giả nữ đều thuộc về dòng văn học nữ quyền và sáng tác của một tác
giả nam lại có khi được coi là văn học nữ quyền. Tiêu chí “văn học nữ quyền” ở
đây không phải là giới tính của nhân vật văn học mà là nội dung sáng tác có liên
quan đến việc bảo vệ, bênh vực quyền sống của phụ nữ, giải phóng phụ nữ, phê
bình và nghiên cứu văn học, nữ tính phải trực tiếp đối diện với sáng tác văn học
do các nam nữ tác giả sáng tác, suy nghĩ về quan hệ của sáng tác của các tác giả
nam nữ đối với sự sinh tồn và giải phóng phụ nữ.
Nhìn lại lịch sử, chúng ta thấy rằng, thực ra, lịch sử loài người đã bắt đầu
bằng chế độ mẫu hệ - khi mà hái lượm là hoạt động kinh tế chủ yếu để duy trì sự

23
sống. Cùng với thời gian, để tồn tại, con người chuyển sang việc săn bắn, và đàn
ông - với sức mạnh cơ bắp của mình, cùng với việc tạo ra thu nhập kinh tế nhiều
hơn, có vai trò chủ đạo trong các cuộc chiến tranh đã trở thành “kẻ mạnh”, và dần
dần trở thành “kẻ thống trị”. Vai trò thống trị của đàn ông, ngoài sự ủng hộ tuyệt
đối của thiết chế xã hội, còn trở thành một nét tâm lí phổ biến kéo dài từ thời này
qua thời khác. Tôn ti, trật tự và thái độ trọng nam khinh nữ từ chỗ là một vấn đề
trong đời sống xã hội đã dần dịch chuyển vào lãnh địa sáng tạo và thưởng thức

văn học cũng như các hoạt động tinh thần khác.
Trong dân gian, người đàn ông Việt bao giờ cũng giữ tư cách là kẻ chinh
phục. Khi thì tế nhị, nhẹ nhàng: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng - Tre non đủ
lá đan sàng hay chưa?”, nhưng lúc thì sỗ sàng, táo tợn: “ Gặp em anh nắm cổ
tay. Anh hỏi câu này có lấy anh không?”, và cuối cùng là tuyệt đối về quyền lực:
“Đàn ông năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên chỉ lấy một chồng”. Văn học dân
gian - dù ít bị áp chế bởi tính quy phạm nhất, là tiếng nói hồn nhiên, trong trẻo
của người dân lao động cũng đã thừa nhận vai trò của kẻ mạnh - đàn ông, so với
đàn bà. Tư tưởng ấy ăn sâu trong đời sống lao động, xã hội, và không có cớ gì để
không xuất hiện một cách ngạo nghễ trong đời sống văn học trung đại - nền văn
học ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo Trung Hoa.
Nho giáo được du nhập vào xã hội Việt Nam khá sớm và trong nhiều thời
kì nó trở thành Quốc giáo. Cho đến tận đầu thế kỉ XX, đời sống, xã hội, văn hoá,
tư tưởng Việt Nam vẫn còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi tư tưởng này. Là một đất
nước có hàng ngàn năm Bắc thuộc với nền văn hoá Nho giáo ảnh hưởng mạnh
mẽ từ Trung Hoa, vai trò áp chế của đàn ông so với đàn bà ở nước ta cũng đặc
biệt được chú trọng. Từ “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” cho
đến tư tưởng “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”, chúng ta thấy một cái nhìn khá
nhất quán về tư tưởng trọng nam khinh nữ trong xã hội Việt Nam. Và, dù xã hội
bây giờ đã có nhiều bước phát triển mạnh mẽ với sự hội nhập quốc tế, ảnh hưởng
những tư tưởng tiến bộ nhưng tư tưởng trọng nam khinh nữ này vẫn còn tồn tại ở
nhiều vùng, miền, thậm chí là vẫn tồn tại ở những gia đình có học vấn cao. Điều

24
này làm cho cấu trúc dân số bị lệch trầm trọng, tỉ lệ sinh nam cao hơn nữ, dẫn
đến hậu quả xấu cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Một trong những vấn đề đáng
lên án chính là quan niệm nghiệt ngã của Nho giáo đối với người phụ nữ, chỉ ra
sự bất công đối với người phụ nữ, nhất là cách nhìn mang tính điển chế hoá đối
với người quả phụ (không khuyến khích họ tái giá) và đề cao mẫu người phụ nữ
thủ tiết và tuẫn tiết. Mẫu người này xuất hiện trong truyện về liệt nữ khá phổ biến

ở Trung Quốc. Ở Việt Nam, kiểu truyện này không nhiều như Trung Quốc nhưng
không phải là không có. Các nhà nho Việt Nam đã từng ca ngợi người phụ nữ lấy
cái chết để chứng minh tiết hạnh với chồng, đó là Vũ Thị Thiết- người thiếu phụ
Nam Xương - một nhân vật có thực ở huyện Lí Nhân, Hà Nam. Vì sự cả ghen của
người chồng mà bà đã tự trầm mình để chứng minh lòng chung thuỷ, trinh trắng.
Câu chuyện này đã được Nguyễn Dữ ghi lại ở Truyền kì mạn lục. Bà được nhiều
người ca ngợi là liệt nữ, bản thân bà cũng được lập đàn thờ. “So sánh với Ấn Độ,
chúng ta cũng thấy có sự tương đồng với việc nhân dân lập đền thờ tưởng niệm
những người phụ nữ nhảy lên giàn thiêu chết theo chồng. Như vậy, không có
chuyện đàn ông tuẫn tiết theo vợ mà chỉ có những người phụ nữ tuẫn tiết theo
chồng” [51]. Sự bất công đối với người phụ nữ bao nhiêu thì sự ích kỉ của đạo
đức nam quyền càng được thể hiện bấy nhiêu. Trong văn học trung đại, về cơ bản
giới cầm bút vẫn thuộc về nam giới và trong tiếp nhận văn học, vị thế của kẻ
mạnh cũng được xác lập khi mà những cuộc thù tạc, đàm đạo văn chương không
có chỗ cho nữ giới. Nó chỉ diễn ra giữa những người đàn ông với nhau.
Văn học trung đại Việt Nam, xét một cách công bằng cũng đã có một dòng
văn học nữ quyền ở một chừng mực đáng kể, nhưng phải đến thế kỉ XVIII – XIX
mới xuất hiện. Trong vòng cương toả của tư tưởng nam quyền đã bắt đầu xuất
hiện những nữ văn sĩ tài năng là nữ giới như Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh
Quan, và đặc biệt là Hồ Xuân Hương. Là một nhà thơ có thân phận lẽ mọn, Hồ
Xuân Hương đã nhiều lần bộc bạch nỗi chán ngán trước sự “ban phát” tình yêu
bé mọn mà người đàn ông dành cho vợ lẽ: “Năm thì mười hoạ hay chăng chớ.
Một tháng đôi lần có cũng không”. Bà đã công khai lên tiếng bênh vực những

25
người phụ nữ “không chồng mà chửa” - tội tày đình trong xã hội thời bấy giờ:
“Không chồng mà chửa mới ngoan - Có chồng mà chửa thế gian chuyện
thường”. Bà khát khao một tình yêu trọn vẹn, tình yêu có yếu tố thân xác rõ rệt:
“Tài tử văn nhân ai đó tá - Thân này đâu đã chịu già tom”. “Trong bối cảnh mà
người phụ nữ được khuyến khích cam chịu, an phận thủ thường thì tiếng nói của

một nhà thơ nữ như Hồ Xuân Hương đề cập đến vấn đề quyền sống của người
phụ nữ xét về đời sống bản năng có ý nghĩa bênh vực nữ quyền thật sự. Bởi vì so
với nam giới, người phụ nữ chịu nhiều bất công, thiệt thòi nhất trong đời sống
bản năng” [51]. Mặc dù giàu tinh thần phản kháng và nổi loạn, nhưng, những
khúc tự tình của nữ sĩ họ Hồ vẫn chủ yếu là tiếng than thân trách phận. Cơ chế xã
hội, tư tưởng nam quyền không cho bà và những người phụ nữ nói chung hiện
thực hoá mong muốn của mình. Đó là lí do khiến bà phải ao ước: “Ví đây đổi
phận làm trai được - Thì sự anh hùng bá bấy nhiêu?” - “ẩn trong đó một trạng
thái tâm lí không chỉ riêng Hồ Xuân Hương mà là của nữ giới: muốn nên sự
nghiệp, phải đổi phận. Song mong ước kia, một mặt cho thấy sự đổi phận ấy
dường như là bất khả trong thực tế, mặt khác, gián tiếp xác nhận vị thế ưu thắng
của đàn ông” [13].
Tiếng nói bênh vực nữ quyền trong văn học giai đoạn này còn thể hiện
trong sáng tác của một số nhà nho là nam giới với “ba kiểu nhân vật phụ nữ đều
là do các nhà văn - nhà nho sáng tác - đã tạo nên những cơn sốt văn học cho giai
đoạn này là: người chinh phụ (vợ lính), người cung nữ và người kĩ nữ” [51].
Đặng Trần Côn, Nguyễn Gia Thiều, và đặc biệt là Nguyễn Du đã lên tiếng đấu tranh
mạnh mẽ cho nữ quyền, thay mặt người phụ nữ đòi hỏi một tình yêu tự do, chủ
động, một tình yêu đôi lứa có màu sắc nhục thể. Các tác giả - nam giới đã viết về
cuộc đời họ với sự cảm thông, thương yêu, trân trọng đặc biệt. Được nhìn từ quan
điểm “hồng nhan bạc phận”, các tác giả đã “sử dụng mệnh đề này để nói lên sự bất
công, vô lí của xã hội nam quyền đối với những người phụ nữ có nhan sắc, kì thực
là sự lên án xã hội nam quyền đã biến người phụ nữ nhan sắc thành đồ chơi” [51].
Như vậy, trong bối cảnh Nho giáo giai đoạn này thì các nhà nho, là những người đàn

26
ông, vẫn có thể tiếp cận chủ nghĩa nữ quyền theo cách riêng của họ, nêu lên những
vấn đề mà thực tế cuộc sống và tầm nhìn của họ cho phép. (So với một số nhà nho
của thế kỉ XX thì những tác giả này có tư tưởng tiến bộ hơn nhiều).
2. “Phải bước sang xã hội hiện đại, khi trình độ dân trí được nâng cao,

phụ nữ được đi học, được tự do bầu cử, tầng lớp công chức đã có sự tham gia
của phụ nữ thì cán cân công bằng về giới mới bắt đầu được hiện thực hoá” [13].
Phong trào đấu tranh cho nữ quyền trên thế giới đã được lịch sử ghi lại,
manh nha vào thời kì Khai sáng và bắt đầu phát triển mạnh từ thế kỉ XIX đến
nay. Vào tháng 10 năm 1879, một nhóm phụ nữ Paris đã xông vào trụ sở Quốc
dân đại hội đòi quyền bình đẳng nam nữ. Năm 1890, nữ kịch gia người Pháp
O.de Coarges đã đưa ra “Tuyên ngôn quyền lợi của phụ nữ” gồm 17 điều… Bước
sang thế kỉ XX, nhân loại được chứng kiến những phong trào đấu tranh cho nữ
quyền rầm rộ ở các nước phương Tây, tiêu biểu là Đan Mạch - nơi nổ ra sớm các
phong trào đấu tranh cho nữ quyền. Từ năm 1905, phụ nữ đã được đi bầu Hội đồng
cấp tỉnh và thị xã. Năm 1910, Hội phụ nữ Đan Mạch cùng viện Goethe của Đức đã
đòi quyền bình đẳng nam nữ trong chính trị và việc làm bằng Hội nghị
Copenhaghen ngày 8/3. Nhiều tên tuổi của những người phụ nữ lỗi lạc cũng gắn với
các cuộc đấu tranh đòi bình quyền, tiêu biểu như Gandid, Marguerite Durand…
Trước làn sóng đấu tranh mạnh mẽ của nữ giới, nhiều hội nghị bàn về
quyền của người phụ nữ đã được diễn ra. Trong môi trường của những tiếng nói
đòi quyền lợi cho người phụ nữ, các lí thuyết về giới đã được nhiều người quan tâm.
Năm 1949, nữ văn sĩ Pháp Simon de Beauvoir cho xuất bản cuốn Giới tính
thứ hai (The second sex). Đây là công trình có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
thúc đẩy sự phát triển của chủ nghĩa nữ quyền trong đời sống xã hội hiện đại nói
chung và trong văn học nói riêng. Khi bàn về giới tính thứ hai (đàn bà), tác giả
muốn tạo ra sự bình đẳng trong việc so sánh với giới tính thứ nhất (đàn ông).
Khoảng mười năm sau, cùng với những thay đổi lớn lao trong đời sống tư tưởng
của nhân loại, “Phê bình nữ quyền” (Feminist criticism), với tư cách là một
trường phái phê bình chính trị, xã hội đã phát triển mạnh mẽ. Gắn liền với những

×