Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 157 trang )

Đại học quốc gia hà nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn
Khoa văn học
o0o






Cao Thị Thuý Hà




Nghệ thuật tự sự trong những người đàn bà tắm của
thiết ngưng






Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn












Hà Nội, 2008

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


1
MỤC LỤC
Trang
Phần Mở Đầu 3
A. Giới thuyết 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2.Lịch sử vấn đề 4
3. Phạm vi nghiên cứu 7
4. Phương pháp nghiên cứu 7
5. Đóng góp mới của đề tài 8
6. Cấu trúc của luận văn
B.Tác giả, tác phẩm và giới thuyết khái niệm 8
1. Tác giả, tác phẩm 8
1.1 .Tác giả Thiết Ngưng 8
1.2. Tác phẩm Những người đàn bà tắm 10
2. Giới thuyết khái niệm về tự sự học 13
2.1. Lược sử quan niệm về tự sự học 13
2.2. Tự sự học trong dòng chảy của văn học Trung Hoa 14
PHẦN NỘI DUNG 16
Chương 1 Người Kể Chuyện 16
1.1 Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự 16

1.1.1. Sự hiện diện của người kể chuyện 16
1.1.2. Vai trò của người kể chuyện 17
1.2. Người kể chuyện trong Những người đàn bà tắm 18
1.2.1. Đa dạng người kể chuyện 18
1.2.1.1. Người kể chuyện từ ngôi thứ nhất 19
1.2.1.2. Người kể chuyện từ ngôi thứ hai 28
1.2.1.3. Người kể chuyện từ ngôi thứ ba 32
1.2.2. Điểm nhìn tự sự 37
1.2.2.1. Điểm nhìn khách quan 38

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


2
1.2.2.2. Sự di chuyển linh hoạt giữa các điểm nhìn 43
1.2.3. Cách kể độc đáo với những chi tiết lạ, tượng trưng 50
1.2.3.1. Những chi tiết ảo, tượng trưng 51
1.2.3.2. Mỗi chương mang một tựa đề đậm chất thơ nhưng không kém
phần ám ảnh. 56
1.2.3.3. Hành văn hay lặp lại, xoáy lại 58
Chương 2 Không Gian - Thời Gian 60
2.1. Không gian 61
2.1.1. Trung Quốc – Không gian “tắm gội” 62
2.1.2. Mỹ quốc - Ảo ảnh thiên đường 68
2.1.3. Chiếc ghế sofa – Không gian ám ảnh 74
2.2. Thời gian 78
2.2.1. Hiện tại, Qúa Khứ, Tương lai - Thời gian đan xen 80
2.2.2. Thời gian Tuổi thơ - Nỗi đau ám ánh 85
2.2.3. Thời gian “Cách mạng văn hoá” - Vết thương dân tộc 89
Chương 3 Ngôn Ngữ và Giọng Điệu 96

3.1. Ngôn ngữ tự sự 97
3.1.1. Ngôn ngữ khái thuật 98
3.1.2. Ngôn ngữ miêu tả trường cảnh. 103
3.1.3. Độc thoại nội tâm - Miên man dòng ý thức 108
3.2. Giọng điệu tự sự 114
3.2.1. Giọng điệu trung tính, khách quan 115
3.2.2. Giọng điệu “phản tư”, hoài nghi 119
3.2.3. Giọng điệu triết lý, chiêm nghiệm 122
KẾT LUẬN 128
Phần Phụ Lục 1 131
Phần Phụ Lục 2 137
Tài Liệu Tham Khảo 152

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


3
Phần Mở Đầu

A. Giới thuyết
1. Lý do chọn đề tài
Cũng như văn học Nga, Pháp, văn học Trung Quốc đang được nghiên
cứu rất nhiều ở Việt Nam. Từ lâu, những vần thơ hàm súc ý tại ngôn ngoại
trong Kinh Thi, Đường Thi đến những tiểu thuyết như Đông Chu liệt quốc,
Tam quốc diễn nghĩa, Thủy Hử, Hồng lâu mộng, Kim Bình Mai đã làm cho
biết bao thế hệ độc giả say mê, yêu thích. Theo dòng chảy thời gian, vườn
hoa văn học Trung Quốc càng thêm tỏa hương, khoe sắc với những Lỗ Tấn,
Vương Mông, Giả Bình Ao, Mạc Ngôn, Trương Khiết, Trì Lợi Còn Thiết
Ngưng, một nhà văn trẻ của văn học đương đại Trung Quốc chưa thật sự
được quan tâm đúng mức. Có lẽ bởi người đọc cảm thấy lạ lẫm trước một

ngòi bút quá thẳng thắn và bản lĩnh. Tuy nhiên, với những gì thể hiện và
cống hiến cho văn chương, các sáng tác của Thiết Ngưng xứng đáng có một
vị trí quan trọng trong giai đoạn văn học Trung Hoa đương đại.
Trong tất cả những tác phẩm của mình, Thiết Ngưng kêu gọi lòng
khoan dung, sự hy sinh cao cả đến không cùng. Bà được xem là đại diện cho
văn học nữ tính, đề cao chủ nghĩa nữ quyền, đòi quyền bình đẳng với nam
giới một cách quyết liệt và mạnh mẽ. Điều đó góp phần lý giải vì sao rất
hiếm nhân vật chính là nam giới trong tác phẩm của nhà văn.
Với những phát hiện mới mẻ trong văn chương cũng như đóng góp
cho nền văn học nước nhà, ngày 12/11/2006, bà là nhà văn “mỹ nữ” đầu tiên,
sau Mao Thuẫn và Ba Kim được bầu làm chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc
với 7.690 hội viên.
Những người đàn bà tắm có giá trị khá lớn trong sự nghiệp sáng tác
của Thiết Ngưng cũng như trong dòng văn học Trung Quốc đương đại. Tác
phẩm được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới như: Anh, Pháp, Đức,
Nhật, Nga, Tây Ban Nha, Áo, Đan Mạch, Nauy, Việt Nam
Nghệ thuật tự sự là nét đặc sắc trong toàn bộ sáng tác của Thiết Ngưng
nói chung và trong Những người đàn bà tắm nói riêng. Tìm hiểu Nghệ thuật
tự sự trong Những người đàn bà tắm của nhà văn, luận văn góp phần nhận
thức sâu sắc về khái niệm tự sự và nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết – là một

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


4
trong những hướng nghiên cứu quan trọng nhằm giải mã cấu trúc nghệ thuật
của truyện kể. Bên cạnh đó, qua Những người đàn bà tắm, luận văn tìm
hiểu thêm về sự vận động của tiểu thuyết Trung Quốc đương đại trong bối
cảnh giao lưu văn hóa Đông – Tây.


2. Lịch sử vấn đề
Thiết Ngưng là “hiện tượng” của văn học Trung Hoa đương đại. Tuy
nhiên ở Việt Nam, bạn đọc biết đến bà chưa nhiều. Cũng có lẽ bởi cái bóng
quá lớn của Mạc Ngôn, Giả Bình Ao hay Vương Mông, Cao Hành Kiện
Bàn về Thiết Ngưng, gồm có:
Tài liệu tiếng Trung:
* “Bàn về phương thức độc đáo miêu tả nữ tính của Thiết Ngưng” của Lý
Lâm đăng trong Tạp chí “Nghiên cứu văn học hiện đại, đương đại Trung
Quốc”, tháng 3 nặm 2000.
* “Mặt đối mặt lạnh lùng nhìn nam tính” của Hạ Thiệu Tuấn đăng trong
“Trung Quốc đương đại văn học nghiên cứu” do Trương Quýnh chủ biên,
Nhà xuất bản Văn hóa nghệ thuật Bắc Kinh năm 2006.
* “Thiết Ngưng” trích từ “Trung Quốc đương đại văn học sử” do Vương
Khánh Sinh chủ biên, Nhà xuất bản Hoa Trung Sư phạm đại học năm
2000.
* “Tìm hiểu Đại dục nữ” của Chu Chính Bảo…đăng trong Tạp chí
“Nghiên cứu văn học hiện đại, đương đại Trung Quốc”, tháng 3 năm
2000.
Tài liệu tiếng Việt:
Trên các trang web: evan.com.vn; tienphongonline.com.vn; vnca.cand.com.vn;
vietbao.vn; tintuconline.vietnamnet gồm các bài viết:
* “Chúc mừng nhà văn Thiết Ngưng được bầu làm chủ tịch Hội Nhà
văn Trung Quốc” của nhà văn Hữu Thỉnh.
* “Thiết Ngưng trở thành Chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc” của
Nhuệ Anh.
* “Nhà văn “mỹ nữ” được bầu làm chủ tịch Hội Nhà văn Trung
Quốc” và “Cả làng văn Trung Quốc vui mừng vì chủ tịch Hội lấy chồng”
của Thu Thủy.

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng



5
* “Nữ văn sĩ Thiết Ngưng – “Thiên vị” người cùng giới” của PGS.TS
Lê Huy Tiêu.
* “Cuộc chiến giữa lý trí và bản năng” của Đỗ Phước Tiến.
* “Thiết Ngưng: “Viết không phải là sứ mệnh” của Thanh Huyền.
* “Suốt đời cần nỗ lực học tập” của T.B.
* “Nữ nhà văn Trung Quốc đương đại” Bài trả lời phỏng vấn của Dịch
giả Sơn Lê.
* “Thiết Ngưng - Tiểu thuyết là những món quà tôi dành tặng độc giả”
của Mỹ Duyên.
* “Trung Quốc bình chọn các gương mặt văn học tiêu biểu”.
* Ngoài ra còn có bài viết của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn (Lời
bạt Những người đàn bà tắm) và hai khóa luận tìm hiểu về hình tượng
người kể chuyện của Vũ Thị Hạnh; quan hệ giữa dòng ý thức và kết cấu
trong Những người đàn bà tắm của Phạm Thị Thanh Huyền thực hiện. Như
vậy, ngoài những khái quát chung chung thì chưa có tác giả nào đi sâu
nghiên cứu về tác giả Thiết Ngưng và tiểu thuyết Những người đàn bà tắm
một cách cụ thể đặc biệt là ở phương diện nghệ thuật tự sự.
Qua những bài nghiên cứu của tác giả Việt Nam và Trung Quốc cùng
một số bài tự thuật của Thiết Ngưng, chúng ta có thể khái quát phong cách
sáng tác của bà như sau:
- Theo Thiết Ngưng, những tác phẩm văn học nước ngoài như Jean
Christophe của nhà văn Pháp Romain Rolland (1866 – 1944) có ảnh hưởng
rất lớn đến cách nhìn nhận đất nước và thế giới của nhà văn. Bà dành tình
cảm đặc biệt sâu sắc cho nông thôn Trung Quốc và cuộc sống của người
nông dân.
- Hai đề tài chủ yếu trong các sáng tác của Thiết Ngưng là cuộc sống
đầy rẫy đau buồn cũng như chân dung của những người phụ nữ Trung Quốc

điển hình và bức tranh toàn cảnh về nông thôn Trung Quốc trong sự phát
triển mạnh mẽ của xã hội. Khi được hỏi, tại sao bà chỉ quan tâm đến đời
sống nông thôn trong khi rất nhiều nhà văn khác chú tâm đến khai thác các
đề tài ở thành phố mà họ đang sống, Thiết Ngưng giải thích: “Tôi hy vọng,
tôi có thể chuyển tải được vẻ đẹp cảm xúc và những mối quan hệ của con

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


6
người ở nông thôn Trung Quốc. Những chuẩn mực cơ bản của đạo đức con
người vẫn được lưu giữ trong trái tim mỗi người”.
- Mặt khác, là một tác giả quan trọng trưởng thành trong thời kỳ mới,
trong khoảng hơn hai mươi năm sáng tác, Thiết Ngưng cơ bản vẫn giữ vững
lập trường và cảm xúc nữ tính của mình. Đó là cảm nhận chung của nhiều
nhà phê bình và độc giả. Quả thật, viết về nữ giới là nền tảng sáng tác của
Thiết Ngưng, nhất là khi nhà văn chú ý vào các chị em mình, điều đó được
thể hiện hết sức nổi bật. Nhưng khi Thiết Ngưng đối mặt với hiện thực xã
hội, ngòi bút của bà càng trở nên tự do hơn, phản ánh sâu sắc thế giới nội
tâm phức tạp của nữ giới.
- Tiểu thuyết của Thiết Ngưng chủ yếu trần thuật ở ngôi thứ nhất và
thứ ba nhưng thường nhà văn vẫn nghiêng về người dẫn chuyện ở ngôi thứ
nhất đặc biệt là từ góc nhìn Nữ tính như Chiếc áo màu đỏ không cài cúc.
- Khát vọng của nhà văn là muốn thông qua lịch sử gia đình thể hiện
những bước đi lớn của lịch sử Trung Quốc trong kỷ nguyên đầy biến đổi
này. Bà tin rằng mục đích của văn học không chỉ là thể hiện những niềm vui
nỗi buồn cá nhân mà còn phản ánh được nhịp đập của cuộc sống hiện đại
thông qua trải nghiệm của cá nhân.
- Tai họa đè lên số phận mỗi người thì nhân loại không có nơi nào
không có. Nhưng tại họa ở đất nước Trung Quốc, theo kiểu tiếp nhận của

người Trung Quốc, và ít ra là trong tiểu thuyết của Thiết Ngưng, có những
điểm hơi khác theo nghĩa bao quát. “Bệnh tật, tai họa càng đè nặng thì quyết
tâm hưởng đời càng mạnh mẽ. Cho nên bệnh tật, tai họa càng trở nên nặng
nề hơn” (Đỗ Phước Tiến).
- Năm 2003, Thiết Ngưng được độc giả tạp chí “Tiểu thuyết chọn lọc”
bầu chọn là một trong “Mười nhà văn nổi tiếng nhất thế kỷ”.
- Nhìn chung, những tài liệu trên đều nói về quan điểm sống, phong
cách nghệ thuật mạnh mẽ, dữ dội nhưng không kém phần nữ tính, quyến rũ
của nhà văn. Đó là những cuộc vật lộn hồi sinh nhằm khẳng định cái tôi một
cách trung thực, hết mình nhất. Bất cứ một kỳ tích nào cũng có thể thấy ở
Thiết Ngưng, bởi trong nhiều năm qua, bà như một thầy phù thuỷ có sức
cảm thụ nhạy bén, đầu óc tưởng tượng phong phú, khả năng khám phá sâu
sắc, trình độ hiểu biết và phân tích hiếm có cùng kỹ xảo tinh tế đã liên tiếp

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


7
cho người đọc những tác phẩm ưu tú với những sắc màu và vẻ đẹp khác
nhau, có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Từ những sáng tác thời kỳ đầu như: Ôi
Hương Tuyết, Tấm áo đỏ không cài cúc, tiếp theo là Cửa hoa hồng, Thành
phố không mưa, Người đàn bà chửa và con bò và gần đây là Vĩnh viễn xa
lắm, Những người đàn bà tắm… Các tác phẩm đó được chuyển hóa thành
các series phim truyền hình ăn khách suốt hàng thập kỷ qua. Sáng tác của bà
được đông đảo độc giả đón nhận và đã dịch ra nhiều thứ tiếng, xuất bản tại
nhiều quốc gia. Trên văn đàn Trung Quốc hiếm thấy một nhà văn cuốn hút
người đọc lâu bền như Thiết Ngưng.
- Có thể xem sự bộc bạch sau đây như là tuyên ngôn trong sáng tác
của nhà văn “Với tôi, viết không phải là một sứ mệnh. Tôi không có sự lựa
chọn nào khác ngoài viết văn. Chỉ có được làm như thế, tôi mới cảm nhận

được sự thoải mái, niềm vui trọn vẹn và sự bình yên trong tâm hồn. Tiểu
thuyết là những món quà tôi dành tặng độc giả. Như người nông dân cày sâu
cuốc bẫm trên đồng ruộng, tôi cũng gắn bó sâu nặng với cuộc đời để nuôi
dưỡng tâm hồn mình. Tôi sẽ luôn trung thực với thời đại mà tôi sống, với
ngòi bút, với lương tâm và với những độc giả yêu thương”. [6, 6].
Như vậy, tìm hiểu Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của
Thiết Ngưng không chỉ có ý nghĩa thiết thực đối với việc chiếm lĩnh thế giới
tác phẩm mà còn nắm bắt được những quan niệm, thủ pháp nghệ thuật mà
nhà văn sử dụng trong các sáng tác của mình. Bên cạnh khó khăn về ngôn
ngữ, tài liệu thì đề tài này cũng đem lại cho người viết những gợi mở hấp
dẫn, thú vị.

3. Phạm vi nghiên cứu
Do trình độ ngoại ngữ còn hạn chế, người viết chủ yếu khảo sát tiểu
thuyết Những người đàn bà tắm thông qua bản dịch của Sơn Lê. Luận văn
đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật tự sự của Thiết Ngưng ở khía cạnh người tự
sự, không gian – thời gian tự sự và ngôn ngữ - giọng điệu.
Ngoài ra, người viết còn khảo sát thêm các tác phẩm khác (tiểu thuyết
Cửa hoa hồng, Thành phố không mưa; tập truyện ngắn Chơi vơi trời
chiều) của Thiết Ngưng.

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


8
4. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết một cách tốt nhất những yêu cầu của luận văn đặt ra, người
viết sử dụng phương pháp nghiên cứu thi pháp học, ngoài ra có sự kết hợp
các phương pháp:
- Phương pháp thống kê, phân loại

- Phương pháp so sánh, đối chiếu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tiếp cận xã hội - lịch sử

5. Đóng góp mới của đề tài
Đây là lần đầu tiên vấn đề Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà
tắm của Thiết Ngưng được đặt thành đề tài để nghiên cứu. Từ đề tài này,
người viết muốn tìm hiểu những đóng góp mới của nhà văn trong nghệ thuật
tự sự của văn học Trung Quốc đương đại và văn học thế giới.

6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và phần Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Người kể chuyện
Chương II: Không gian - Thời gian tự sự
Chương III: Ngôn ngữ và giọng điệu

* Một số quy định trong cách trình bày luận văn
- In nghiêng: Phần trích dẫn, nhấn mạnh
- In nghiêng đậm: Tên tác phẩm
- In đậm: Các luận điểm được nhấn mạnh.

B.Tác giả, tác phẩm và giới thuyết khái niệm
1. Tác giả, tác phẩm
1.1.Tác giả Thiết Ngưng
Thiết Ngưng sinh năm 1957 trong một gia đình nghệ thuật tại Bắc Kinh
nhưng lại trải qua những năm tháng tuổi thơ ở Bảo Định (Hà Bắc). Khi còn
là một đứa trẻ, nhà văn cũng phải nếm trải mùi vị cay đắng của những biến

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng



9
động lịch sử và thường tìm niềm an ủi cho mình ở trong sách vở. Năm 1975,
học xong trung học, cô gái trẻ Thiết Ngưng về “cắm rễ” ở nông thôn Hà Bắc.
Cùng năm đó, tác phẩm đầu tay Chiếc liềm biết bay được in trong văn tập
dành cho thiếu nhi của NXB Bắc Kinh. Trong thời đại Internet, khi những
tên tuổi mới mọc lên như nấm sau mưa, Thiết Ngưng có thể không phải là
nhà văn nữ nổi tiếng nhất trên văn đàn nhưng các nhà phê bình cho rằng, bà
là người có được sự ái mộ lớn của độc giả lẫn dân trong nghề.
Sự nghiệp văn học của Thiết Ngưng được chia làm 3 thời kỳ:
* Thời kỳ đầu, với cái nhìn lạc quan trong sáng, tích cực, Thiết
Ngưng cho ra đời những tác phẩm như: Ồ, Hương tuyết (1982); Câu chuyện
tháng sáu (1984); Chiếc áo màu đỏ không có cúc (1985 – Tác phẩm này
được chuyển thể thành phim và đã giành giải Phim truyện hay nhất trong
năm của cả giải Trăm Hoa lẫn Gà Vàng). Cũng vào năm 1984, bà chuyển về
làm nhà văn chuyên nghiệp tại Hội Nhà văn Hà Bắc, sau đó được bầu làm
Phó chủ tịch Hội Nhà văn tỉnh, Phó chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc, Ủy
viên dự khuyết Trung ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Các tác phẩm thời
kỳ mới sáng tác của Thiết Ngưng phần lớn miêu tả chuyện và con người
thuộc tầng lớp bình dân. Nhà văn tập trung khai thác thế giới nội tâm của
nhân vật qua cái nhìn trong sáng, điềm đạm với ngôn ngữ uyển chuyển, mới
mẻ.
* Bước sang thời kỳ thứ hai, bên cạnh những Tử hình, Sắc biến, năm
1986 và 1988, bà cho ra đời 2 tác phẩm Mùa gặt lúa mạch và Mùa hái bông
đánh dấu thời kỳ sáng tác mới “phản tỉnh lịch sử văn hóa lâu đời, quan tâm
đến thân phận người phụ nữ”. Giai đoạn này, giọng văn của Thiết Ngưng
trở nên day dứt, mâu thuẫn có phần khắc nghiệt với cái nhìn bi quan, chán
nản. Tiểu thuyết Cửa hoa hồng được in vào năm 1988 đã thay đổi hẳn
phong cách và chủ đề. Thông qua mô tả sự cạnh tranh, tàn sát lẫn nhau của
mấy thế hệ phụ nữ, bà muốn phơi bày những mặt xấu xa, bỉ ổi và đẫm máu

trong cuộc sống. Đó là cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống với tất cả nỗi bi ai
và tàn khốc. Hầu hết các tác phẩm của Thiết Ngưng giai đoạn hai này đều u
ám, nặng nề, đặc biệt là hình tượng người đàn ông bị phê phán, châm biếm

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


10
mạnh mẽ; những vấn đề nóng bỏng của xã hội được nhà văn dũng cảm bóc
trần một cách “lộ thiên” nhất.
* Tuy nhiên, những năm 90 trở đi, bắt đầu “đối diện” trước sự biến động
lớn của đất nước và thế giới, nhà văn hiểu nhân tính một cách sâu sắc hơn. Ý
thức nữ quyền trỗi dậy trong bà. Thời kỳ này, từng bước, Thiết Ngưng trở lại
phong cách ban đầu vừa mới mẻ, thanh bình, vừa thâm trầm, nữ tính. Đó là
sự trở về của cái tôi sau cơn bão táp. Có thể nói, nhà văn ít dùng thủ pháp
nghệ thuật biểu hiện của trào lưu mới mà duy trì thủ pháp chất phác, trong
sáng đượm chất phương Đông như: Người đàn bà chửa và con bò, Chơi vơi
trời chiều, Hà Mị tìm tình yêu, Bươm bướm cũng phải bật cười
Đặc biệt vào năm 2000, nhà văn cho ra đời cuốn tiểu thuyết dài mới nhất
Những người đàn bà tắm (Đại dục nữ ) miêu tả số phận và sự trưởng thành
về thế giới tinh thần của một phụ nữ, được độc giả hoan nghênh nhiệt liệt
khiến tên tuổi Thiết Ngưng đã vượt ra khỏi biên giới Trung Quốc.
Năm 2006, bà giới thiệu với độc giả tác phẩm Bát hoa. Bát Hoa đánh dấu
sự thay đổi phong cách quen thuộc của nhà văn. Bát Hoa kể về lịch sử của
miền quê mà tác giả lấy để đặt tên cho tiểu thuyết, kéo dài từ cuối thời nhà
Thanh cho đến đầu những năm dân quốc. Bát Hoa thuộc hạng văn đọc chậm
theo kiểu truyền thống, một phong cách đã được coi nhẹ từ rất lâu. Và từ
năm 2006 đến nay, bà là chủ tịch Hội Nhà văn Trung Quốc.
Đến nay, gia tài văn học của Thiết Ngưng gồm có: bốn tiểu thuyết
(Thành phố không mưa, Cửa hoa hồng, Những người đàn bà tắm, Bát

hoa); bảy tập truyện vừa; sáu mươi truyện ngắn; hai tập kịch bản văn học
Điện ảnh cùng với nhiều bài văn xuôi.
Nói đến Thiết Ngưng, người ta không thể không nhắc đến Những người
đàn bà tắm. Tác phẩm có ý nghĩa đặc biệt trong sự nghiệp văn chương của
nhà văn.

1.2. Tác phẩm Những người đàn bà tắm
Tiểu thuyết Những người đàn bà tắm xuất bản đầu tiên ở Việt Nam
vào tháng 3-2002 có tên là Khát vọng thời con gái. Năm 2006 tái bản và lấy
lại tên nguyên tác Những người đàn bà tắm. Tác phẩm này đã được đề cử

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


11
giải thưởng Mao Thuẫn - giải thưởng văn học lớn nhất của Hội Nhà văn
Trung Quốc.
Trong những năm qua, các tác phẩm của các nhà văn nữ Trung Quốc
đương đại đã có mặt đều đặn ở Việt Nam với các bản dịch gây ấn tượng như
Những người đàn bà tắm, Điên cuồng như Vệ Tuệ, Trường hận ca và Quạ
đen Trong đó, Những người đàn bà tắm được giới văn học Trung Quốc
đánh giá là “hiện tượng của năm”, được in ở mức cao: 200.000 bản ngay
trong lần phát hành thứ nhất.
Những người đàn bà tắm là tên một nhóm tranh của P.Cézanne, họa
sĩ người Pháp thuộc trường phái ấn tượng, mà Thiết Ngưng đã lấy làm tên
sách. Trên tranh, những tấm thân con gái màu nâu nhạt hòa quyện cùng cỏ
cây và đất đai, những cô gái mạnh khỏe, thản nhiên, an nhàn, chất phác,
không điệu đà mà cũng không có gì trái với lẽ thường. Những người con gái
này là giới hạn mà nhân loại hướng tới.
Có thể nói, Những người đàn bà tắm là tác phẩm xuất sắc trong sáng

tác của Thiết Ngưng. Nó không có chủ đề rõ ràng nhưng lại gợi ra rất nhiều
chủ đề mở, khiến người đọc phải giật mình. Có thể xếp Những người đàn
bà tắm vào Tiểu thuyết tâm lý; Tiểu thuyết ái tình và cũng có thể đây là
tiểu thuyết về sự trưởng thành của con người; về chủ nghĩa nữ tính Từ
“dục” trong Đại dục nữ có nghĩa “tắm gội” nhưng việc “tắm gội” này không
phải chìm đắm trong sự hoan lạc của tuổi thanh xuân, không phải “tắm gội”
bình thường theo lẽ tự nhiên mà nó mang ý nghĩa hết sức tượng trưng, ám
ảnh. Nhân vật trong tác phẩm phải trải qua “cuộc tắm gội lớn” cả về thể xác
lẫn tinh thần; “tắm gội” trong ánh sáng của đau thương và hạnh phúc, phải
trả giá bằng tuổi thanh xuân và cái chết mới hoàn toàn được “lột xác”, được
“tái sinh”.
Những người đàn bà tắm dài 472 trang, gồm lời dẫn và 10 chương kể
về một gia đình trí thức Bắc Kinh trong khoảng thời gian hai mươi năm,
sống ở thời kỳ cao điểm và sau khi kết thúc “Cách mạng văn hóa”. Cuối
những năm 60, bố mẹ của Doãn Tiểu Khiêu là Doãn Xích Tầm và Chương
Vũ bị điều từ Bắc Kinh về nông trường Vĩ Hà ở Phúc An cải tạo lao động.
Trong một lần về thành phố chữa bệnh, Chương Vũ đã ngoại tình với Bác sĩ

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


12
Đường và sinh ra Doãn Tiểu Thuyên. Giận mẹ, ghét em nên hai chị em Tiểu
Khiêu và Tiểu Phàm đã cùng đẩy bé Thuyên vào chỗ chết. Cái chết này
không ngừng ám ảnh quãng đời về sau của hai cô gái nên Doãn Tiểu Phàm
đã chạy trốn sang Mỹ, riêng Khiêu vật lộn với lương tâm tại quê nhà. May
mắn thay trong cuộc sống, Khiêu có hai người bạn thân để sẻ chia là Đường
Phi và Mạnh Do Do. Và khi Đường Phi từ giã cõi đời vì căn bệnh ung thư,
sự thật về cái chết của bé Thuyên mới được hé lộ. Là người con gái xinh đẹp,
tinh tế, Khiêu cũng có những chàng trai theo đuổi như Phương Kăng, Mark,

Trần Tại nhưng rồi cuối cùng hạnh phúc cũng không mỉm cười với cô. Có
chăng là sau những biến động thăng trầm của cuộc sống, Khiêu ngộ ra được
hạnh phúc của cuộc đời không chỉ là sự nhận về mà còn là cách cho đi. Và
khi cái chết của bé Thuyên thôi ám ảnh Khiêu cũng là lúc cô tìm lại được
“cái tôi” của bản thân mình. Hai cô gái Doãn Tiểu Khiêu và Doãn Tiểu
Phàm vừa giống cha vừa giống mẹ, kiên nhẫn chịu đựng tai họa, đồng thời
tìm mọi cách thu xếp một cuộc sống tốt nhất trong khả năng có thể. Những
bạn bè, hàng xóm của họ cũng sống như thế, yêu cuộc sống mãnh liệt và tìm
mọi cách tận hưởng cuộc sống của mình trong hoàn cảnh bi đát của xã hội.
Tiểu thuyết Những người đàn bà tắm miêu tả cuộc sống bình thường
của con người hiện đại Trung Quốc trong và sau “Cách mạng văn hóa”, qua
đó chúng ta thấy được bức tranh mang tính sử thi rộng lớn của một giai đoạn
lịch sử có nhiều biến chuyển của đại lục này.
Bạn đọc đã từng thích dòng văn học vết thương của Trung Quốc qua
các tác phẩm của Trương Hiền Lượng, Lý Nhuệ…chắc sẽ thích Thiết
Ngưng. Vì vết thương của Thiết Ngưng được nhìn lại theo một cách khác, ít
mặc cảm hơn mặc dù cũng nặng nề, cay đắng không kém.
Đến với Những người đàn bà tắm,Vương Trí Nhàn nhận định “Tác
phẩm này của Thiết Ngưng sẽ không bị phôi pha rất nhanh như nhiều cuốn
sách “nổi loạn” đương thời, mà, không biết chừng, sẽ gia nhập vào kho tàng
cổ điển của nền văn học Trung Hoa vốn giàu truyền thống lịch sử” (Lời bạt
trong Những người đàn bà tắm).


Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


13
2. Giới thuyết khái niệm về tự sự học
2.1. Lược sử quan niệm về tự sự học

Theo Trần Đình Sử “Tự sự học (Narratology) là một lĩnh vực nghiên cứu
đặc thù của lý luận văn học, lấy nghệ thuật tự sự làm đối tượng, phần nào đó
tương ứng với “thi học” nghĩa hẹp, là lĩnh vực lấy nghệ thuật thi ca làm đối
tượng nghiên cứu. Thi học của Arixtote xuất hiện đã hơn 2300 năm, mà “tự
sự học” mãi đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX mới chính thức xuất hiện.
Điều đó chứng tỏ sự lĩnh hội về nghệ thuật tự sự muộn màng biết chừng
nào” [44, 7].
Hiện nay, tự sự học đang trở thành một lĩnh vực được đông đảo các nhà
khoa học trên thế giới quan tâm. Trong các vấn đề của văn học, vấn đề lý
thuyết tự sự ngày càng được quan tâm phổ biến. Từ chủ nghĩa hình thức
Nga, ngôn ngữ học Saussure, trường phái Praha, trường phái Tân Aristote,
triết học phân tích, kí hiệu học, hậu cấu trúc chủ nghĩa không trường phái
nào là không quan tâm tới vấn đề trần thuật trong tiểu thuyết. Người ta càng
ngày càng nhận ra rằng nếu thiếu kiến thức cơ bản về tự sự học thì các phán
đoán trong các ngành nghiên cứu trên rất dễ phạm những sai lầm rất sơ đẳng
và các kết luận có thể chỉ là những lâu đài xây trên cát. Lý thuyết tự sự học
có thể coi như một bộ phận không thể thiếu của hành trang nghiên cứu văn
học hôm nay, và nói theo ngôn ngữ của Thomas Kuhn, thì đó là một bộ phận
cấu thành của hệ hình (paradigme) lý luận hiện đại.
Tự sự học hiện đại manh nha từ cuối thế kỷ XIX và có thể chia sự phát
triển của nó làm ba thời kỳ. Thời kỳ trước Chủ nghĩa cấu trúc: nghiên cứu
các thành phần và chức năng của tự sự (ngôn từ trần thuật, tính đối thoại,
điểm nhìn, dòng ý thức). Thời kỳ của Chủ nghĩa cấu trúc: nghiên cứu bản
chất ngôn ngữ và ngữ pháp của tự sự nhằm tìm một cách đọc mà không cần
đến sự đối chiếu giữa tác phẩm tự sự và hiện thực khách quan. Thời kỳ hậu
Chủ nghĩa cấu trúc: tự sự học gắn liền với ký hiệu học và siêu ký hiệu học,
hình thức tự sự được coi là phương tiện biểu đạt ý nghĩa tác phẩm. Nhà lý
luận tự sự Mĩ Gerald Prince đã chỉ ra đối tượng của “tự sự học” chính là
nghiên cứu cấu trúc sự kiện và cấu trúc lời văn của tác phẩm.


Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


14
Vậy tự sự học là gì?
Tự sự học là khoa học nghiên cứu về tự sự. Nó được xác lập dựa trên lý
thuyết về cấu trúc truyện kể: “Để xem xét một cấu trúc hay trình bày một sự
mô tả mang tính cấu trúc, nhà tự sự học phải phân tích từng chi tiết truyện
kể thành nhiều phần hợp thành và sau đó tìm ra chức năng và mối quan hệ
giữa chúng” [29, 29].
Và có thể xem quan niệm sau đây của GS.Trần Đình Sử đưa ra là tương
đối xác đáng về “Tự sự học”: “Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học
hiện đại nghiên cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề có liên quan”
[44, 11]. Đó chính là cấu trúc lời văn và cấu trúc sự kiện. Từ đó có sự phân
biệt giữa “kể cái gì” và “kể như thế nào” để làm nổi bật vai trò của chủ thể
trần thuật. Như vậy bản chất của tự sự là hướng tới cách đọc của độc giả.
Quan niệm tự sự vì thế không thể tách rời ký hiệu học, lý thuyết giao tiếp và
tiếp nhận. Nghiên cứu tự sự học chính là một đặc điểm của hình thức mang
tính nội dung.
Như vậy, trên cơ sở những lý luận về tự sự học, người viết triển khai bài
viết của mình theo hướng chú trọng cả cấu trúc sự kiện (kể cái gì) và cấu trúc
lời văn (kể như thế nào) qua hình tượng người kể chuyện, sự di chuyển giữa
các điểm nhìn, không gian, thời gian, ngôn ngữ và giọng điệu của tác phẩm.
Trong luận văn của mình, người viết đi sâu tìm hiểu “nghệ thuật tự sự” là
một bộ phận hữu cơ của thi pháp học và áp dụng nó để nghiên cứu, phân tích
“cuốn tiểu thuyết đậm đặc chất nữ tính” là Những người đàn bà tắm của
Thiết Ngưng.

2.2. Tự sự học trong dòng chảy của văn học Trung Hoa
Trong thể thao, nếu nói bóng đá là môn thể thao “vua” thì trong văn học,

tiểu thuyết là thể loại chủ chốt, bởi tiểu thuyết có thể phản ánh đầy đủ nhất,
sinh động nhất hiện thực cuộc sống xã hội. Từ khi Trung Quốc bước vào thời
kỳ mở cửa, văn học đương đại, đặc biệt là tiểu thuyết đương đại đã gặt hái
được nhiều thành tựu rực rỡ, được bạn đọc Trung Quốc và thế giới đón nhận
nồng nhiệt.

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


15
Trước kia thủ pháp nghệ thuật và hình thái biểu hiện của chủ nghĩa hiện
thực cổ điển Trung Quốc, của chủ nghĩa hiện thực phê phán châu Âu, của
chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa của Liên Xô trở thành phương pháp tự
sự chính thống trong văn tự sự cũng như thơ trữ tình của Trung Quốc và các
nước xã hội chủ nghĩa. Mãi đến thập niên 80 của thế kỷ XX, nhờ có sự giải
phóng tư tưởng, các nhà văn Trung Quốc mới thấy có nhu cầu đổi mới tư
duy tiểu thuyết nói riêng và tư duy văn học nói chung
Tiểu thuyết Trung Quốc có một lịch sử phát triển lâu dài với nhiều tiểu
loại tự sự. Từ thần thoại, tản văn Tiên Tần, đến Chí nhân – Chí quái thời
Ngụy Tấn, truyền kỳ đời Đường, thoại bản Tống Nguyên và đỉnh cao là tiểu
thuyết chương hồi Minh Thanh. Tuy nhiên do ảnh hưởng của quan niệm
“văn - sử - triết bất phân”, người kể chuyện chủ yếu là những người thiên về
“truyền kỳ”, “giảng sử” hay “ thuyết thư” nên truyền thống tự sự Trung Hoa
chủ yếu là tự sự ở ngôi thứ ba. Người kể chuyện là “người biết tuốt” với
“điểm nhìn toàn tri” đứng ra kể lại mọi chuyện.
Trong thời kỳ đổi mới, cùng với sự cách tân về tiểu thuyết là sự ra đời của
những quan niệm mới về tiểu thuyết. Các nhà văn không còn coi trọng sự
kiện như trước nữa mà bắt đầu tiến đến lối “tự sự lạnh lùng”, “tự sự độ
không”, “tự sự hàm hồ”.
Phan Văn Các trong “Tiểu thuyết Trung Quốc cuối thế kỷ XX” đã khái

quát được xu hướng mới của tiểu thuyết (cũng là tự sự học Trung Quốc):
“Quan niệm mới của tiểu thuyết chống lại nguyên tắc mĩ học kinh điển là
trọng tự thuật, khinh miêu tả, coi tự thuật là bản thể, là đích cuối cùng. Họ
thực thi quan niệm tạo ra “tính du hí của tự thuật” [40]. PGS. Lê Huy Tiêu
nhận thấy “góc nhìn tự sự đa nguyên, góc nhìn tự sự phức điệu và cách thức
trần thuật mới” là đặc điểm của tiểu thuyết thời kỳ mới [Dẫn theo 21, 5].
Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm sẽ chịu ảnh hưởng sâu
sắc của dòng chảy văn học Trung Quốc đương đại đó.




Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


16
PHẦN NỘI DUNG

Chương1. Người Kể Chuyện

Nhắc đến người kể chuyện, người ta nghĩ đến một trong ba phương thức
sáng tác chủ yếu: tự sự, trữ tình, kịch. Tuy nhiên, khác với trữ tình và kịch,
người kể chuyện trong tác phẩm tự sự đa dạng và nhiều cung bậc hơn.

1.1. Người kể chuyện trong tác phẩm tự sự
Bất cứ một tác phẩm tự sự nào, dù ngắn hay dài, dù đậm nét hay mờ nhạt,
dù có cốt truyện hay không đều xuất hiện người kể chuyện. Người kể chuyện
đóng vai trò dẫn dắt độc giả xuyên suốt quá trình tác phẩm.

1.1.1. Sự hiện diện của người kể chuyện

Trong hệ hình lý luận văn học hiện đại, thể loại tiểu thuyết và nghệ thuật
tự sự ngày càng chiếm vị trí trọng tâm.
Có thể nói vấn đề người kể chuyện là một trong những vấn đề trung tâm
của thi pháp văn xuôi hiện đại. Mặc dù trong suốt thế kỷ qua các nhà lý luận,
phê bình từ nhiều khuynh hướng tiếp cận khác nhau đã vật lộn với vấn đề
này, nhưng cho đến nay nó vẫn còn là một vấn đề đòi hỏi phải tiếp tục xem
xét, nghiên cứu.
Từ đầu thế kỷ XX vấn đề người kể chuyện đã được các nhà hình thức chủ
nghĩa Nga (A.Veksler, I.Gruzdev, V.Shklovski, B.Eikhenbaum) và nhóm các
nhà nghiên cứu Bắc Âu viết bằng tiếng Đức (W.Dibelius, K.Friedemanm,
K.Forstreuter) đặc biệt quan tâm đến. Tuy nhiên phải qua công trình của
những nhà nghiên cứu thế hệ sau, những người đặt nền móng cho “ trần
thuật học” như P.Lubbock, N.Friedman, Tz.Todorov, P.Vanden Heuvel,
G.Genette “phương pháp hình thức” kết hợp với “mĩ học tiếp nhận” mới
đưa ra được quan điểm tương đối rõ ràng về người kể chuyện.
Tz.Todorov tuyên bố: “Người kể chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến
tạo thế giới tưởng tượng Không thể có trần thuật thiếu người kể chuyện”
[44, 116]. Người kể chuyện không nói như các nhân vật tham thoại khác mà
kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và người kể,

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


17
nhân vật mà nhân danh nó cuốn sách được kể có một vị thế hoàn toàn đặc
biệt. Trên cơ sở lý thuyết giao tiếp, lý thuyết “giọng” và “lời người khác”
của M.Bakhtin, qua thực tế nghiên cứu cấu trúc và chức năng của diễn ngôn,
vấn đề người kể chuyện được đặt ra trong mối quan hệ với người đọc giả
định, với vấn đề “điểm nhìn”, các loại hình, cấp độ và tình huống trần thuật.
[Dẫn theo Đỗ Hải Phong, 44, 117].

Chính vì thế, người kể chuyện có vai trò hết sức quan trọng trong tác
phẩm tự sự.

1.1.2. Vai trò của người kể chuyện
Nói như Michel Butor “Tiểu thuyết là một hình thức đặc biệt của trần
thuật”. Tam giác tự sự ba chiều “tác giả - nhân vật - độc giả” dần được thay
thế bởi sự huyền diệu và phức tạp hơn của tứ giác tự sự với “tác giả - người
tự sự - nhân vật - độc giả” [13, 32]. Ý kiến đó đã bao quát được tầm quan
trọng của nghệ thuật kể chuyện với các tác phẩm tự sự nói chung và tiểu
thuyết nói riêng. Mỗi tác phẩm đến với người đọc qua “vai trò trung gian
giữa chủ thể sáng tạo và tác phẩm đồng thời vừa là đại diện của tác giả” –
đó chính là hình tượng người kể chuyện, người tự sự hay còn gọi là người
trần thuật. Cho dù hiểu như thế nào thì đó cũng là hình tượng đóng vai trò
“thuật lại câu chuyện”
Ngay từ buổi sơ khai của văn học, chúng ta đã chìm đắm trong những
trang cổ tích huyền bí hay những dòng thần thoại kỳ ảo bằng lối kể chuyện
hấp dẫn và lôi cuốn. Với các tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, người tự sự
luôn xuất hiện với tư cách là người kể chuyện (thuyết thư) lôi kéo người đọc
từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Ngày nay, kỹ thuật viết truyện đã được
cách tân “Trên các trang sách giờ đây không còn lồ lộ bóng hình người đứng
ra kể chuyện như xưa, mà lúc này vai trò của tác giả là dựng lên khung cảnh
để người đọc như nhập ngay vào không khí trong chuyện” [43, 163]. Tuy
vậy cho dù người tự sự hiện ra trong tác phẩm dưới hình thức nào đi chăng
nữa thì ta vẫn thấy được vai trò quan trọng không thể thiếu của nó. “Nhà kể
chuyện, thuật truyện phải làm cho người đọc hứng thú, phải kể, phải thuật
thế nào cho độc giả có thể tưởng tượng được người, được việc” [43, 311].
Theo sự phát triển của văn học, người tự sự cũng có nhiều những biến đổi để

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng



18
thích ứng: “Thế giới ta đang sống đang thay đổi vùn vụt, kĩ thuật kể chuyện
truyền thống không đủ khả năng nắm bắt tất cả những liên hệ mới nảy sinh
trước mắt chúng ta” [23, 81]. Người tự sự luôn luôn được hoàn thiện để thực
hiện tốt sứ mệnh của mình làm nên sức cuốn hút của tác phẩm.
Người tự sự có mối quan hệ đan xen phức tạp, khó mà tách bạch rạch ròi
với tác giả, với nhân xưng, với nhân vật. Người tự sự có thể sử dụng ngôi
xưng thứ nhất, ngôi nhân xưng thứ ba, thậm chí còn có thể sử dụng ngôi
nhân xưng thứ hai nữa. Tiêu biểu nhất cho người tự sự ở ngôi nhân xưng thứ
hai chính là tiểu thuyết Linh sơn của Cao Hành Kiện hay một số chương
trong Những người đàn bà tắm. Còn các ngôi nhân xưng thứ nhất, thứ ba
được các tác giả tiểu thuyết Trung Quốc sử dụng rất thành công như Vương
Mông, Trương Hiền Lượng, Mạc Ngôn
Người tự sự có thể là tác giả, cũng có thể là nhân vật nào đó, là nhân vật
chính, nhân vật phụ hay hình ảnh người giấu mặt. Với Thiết Ngưng, nhà
văn nữ tiêu biểu cho dòng văn học nữ tính đã tìm cho mình phương pháp
sáng tác độc đáo đó là với cái nhìn hướng Thiện, cái nhìn bao dung với phụ
nữ, nhà văn phản ánh đúng bản chất của xã hội để từ đó đi đến tận cùng cái
gốc rễ của nhân sinh, của nhân tình thế thái. Chính phong cách này đã tạo
cho Thiết Ngưng luôn mới mẻ, bí ẩn, cuốn hút trong một loạt tiểu thuyết
như: Những người đàn bà tắm, Cửa hoa hồng, Thành phố không mưa

1.2. Người kể chuyện trong Những người đàn bà tắm
Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng là cuốn tiểu thuyết Trung
Quốc đương đại giàu tính cách tân. Tính cách tân trong tiểu thuyết thể hiện
rõ nhất ở phương thức tự sự của tác phẩm đó là lối tường thuật xen kẽ giữa
ngôi thứ nhất, thứ hai, thứ ba của nhân vật và sự di chuyển linh hoạt giữa các
điểm nhìn. Theo lối kể chuyện phức tạp và phong phú này, ý thức đạo đức
mạnh mẽ của tác giả (thay vì ý thức chính trị) làm thăng hoa ước vọng cá

nhân và hồi sinh lịch sử, quá khứ.

1.2.1. Đa dạng người kể chuyện
Người kể chuyện trong các tiểu thuyết cổ đại Trung Quốc luôn xuất hiện
với tư cách là người dẫn chuyện (thuyết thư nhân), đây là hình thức người

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


19
đứng bên ngoài kể chuyện. Nó tựa như một cuốn phim sống động xuất hiện
trước mắt độc giả nhưng họ lại không thể tham gia vào “bộ phim” đó. Bởi lối
kể chuyện này tuy nói rõ về thời điểm phát sinh của câu chuyện, nhưng lại
tạo ra khoảng cách giữa nhân vật và tác giả, giữa nhân vật trong tiểu thuyết
và người tự sự. Người dẫn chuyện tựa như một vị Thượng đế ngự trị phía
trên thế giới tiểu thuyết. Vị Thượng đế ấy hiểu rõ như lòng bàn tay mọi khía
cạnh, mọi tình huống của tiểu thuyết và ngoại hình, nội tâm của mọi nhân
vật. Để lôi cuốn độc giả, tác giả không ngay lập tức nói toạc ra tất cả những
điều mình đã biết. Chính vì thế, rất khó tránh khỏi sự công thức, rập khuôn
giữa các bộ tiểu thuyết. Ngày nay, trong tiểu thuyết hiện đại đã xuất hiện
những kết cấu, cách thức hết sức đa dạng và phong phú. Và để bộc lộ những
suy tư trăn trở, những vật lộn giằng xé, không gì hữu hiệu hơn bằng phương
thức “tự thể hiện”. Đó chính là người kể chuyện từ ngôi thứ nhất.

1.2.1.1. Người kể chuyện từ ngôi thứ nhất
Với những ai đã từng đọc Những người đàn bà tắm và chú ý đến từng
trang thì nhất định sẽ nhận ra ngôi thứ nhất trần thuật trong tác phẩm. Mặc
dù trần thuật ngôi thứ nhất không phải là lối trần thuật duy nhất trong tiểu
thuyết này nhưng việc để người kể chuyện hiện diện trong đó với tư cách là
một nhân vật đã đem lại cho Những người đàn bà tắm một hiệu quả đặc

biệt, khẳng định một bước tiến vượt bậc so với nghệ thuật tiểu thuyết cổ điển
Trung Quốc.
Nếu với một cuốn tự truyện thông thường, việc xác định ngôi thứ nhất
của trần thuật trở nên dễ dàng thì ở Những người đàn bà tắm - được xem là
cuốn bán tự truyện của Thiết Ngưng thì ngôi thứ nhất của trần thuật sẽ phức
tạp hơn nhiều. Trần thuật ngôi thứ nhất trong tác phẩm này không phải là tác
giả, mà cũng không phải là một nhân vật đơn nhất thực sự. Nhà văn trao vai
trò trần thuật ở ngôi thứ nhất cho nhiều nhân vật, vì thế ngoài câu chuyện
chính của Khiêu ra, cuộc đời, suy nghĩ cũng như số phận của các nhân vật
khác đều được soi tỏ ở cả mặt khách quan và chủ quan. Nếu câu chuyện
được kể lại ở ngôi thứ hai, thứ ba thì sự kiện, tình huống trong tác phẩm
mang tính khách quan thì việc trao vai trò trần thuật ngôi thứ nhất cho người
kể chuyện với tư cách là nhân vật trong tác phẩm đã mang lại tính chủ quan

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


20
trong suy nghĩ và hành động của họ. Điều này đã làm cho nhân vật trong
Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng không còn là những hình tượng
khô cứng trên những trang tiểu thuyết mà trở thành con người thực với thế
giới nội tâm phong phú, đa dạng.
Những người đàn bà tắm là quá trình trưởng thành, lớn lên của các
nhân vật nữ đặc biệt là Doãn Tiểu Khiêu. Câu chuyện như một sự giãi bày,
sẻ chia cảm nhận với người đọc những băn khoăn, giằng xé nội tâm của nhân
vật. Với những dòng tự thuật của Khiêu, có lúc nỗi đau được đẩy đến tận
cùng, có lúc niềm hạnh phúc được thăng hoa rực rỡ, lúc ghê sợ, lúc thích thú,
lúc xót xa, lúc thương cảm đến nao lòng Nói tóm lại, những hỉ, nộ, ái, ố, bi,
ai cuồn cuộn trong tác phẩm khiến người ta liên tưởng đây là cuốn tiểu
thuyết cảm giác? Tiểu thuyết tự thú? - tiểu thuyết của nỗi đau ám ảnh

trong suy nghĩ, trong vô thức và trong cả những cơn mộng mị của nhân
vật.
M. Jahn cho rằng: Trần thuật ngôi thứ nhất (first – person narrative)
được kể bởi một người kể chuyện hiện diện trong tác phẩm với tư cách một
nhân vật; đó là một câu chuyện về những sự kiện mà bản thân nhân vật ấy
trải nghiệm, một câu chuyện về sự trải nghiệm của cá nhân. Cá nhân hành
động như là một người kể chuyện (cái “tôi” kể chuyện), hoặc là một nhân vật
(cái “tôi” trải nghiệm) ở cấp độ hành động. Trong trần thuật ngôi thứ nhất,
đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất vừa chỉ người kể chuyện (cái “tôi” kể chuyện
hoặc người tự kể chuyện) hoặc một nhân vật trong câu chuyện (cái “tôi”
trong câu chuyện). Nếu người kể chuyện là nhân vật chính, thì đó là cái “tôi”
vai chính, nếu người kể chuyện là nhân vật phụ thì đó là cái “tôi” - chứng
nhân.
Xét về điểm nhìn trần thuật ở ngôi thứ nhất thì câu chuyện được kể
xuất phát từ nhận thức về cái “tôi” kể chuyện (quan điểm diễn ngôn điển
hình: Tôi từng biết khi đó tôi biết gì) hoặc từ cấp độ giản đơn và giới hạn
trong sự hiểu biết của cái “tôi” trải nghiệm (người quan sát bên trong). Về
mặt nhận thức luận, những người kể chuyện ngôi thứ nhất bị giới hạn bởi
những giới hạn con người: họ không thể ở hai nơi cùng một lúc, không biết
điều gì trong tương lai sẽ xảy ra, trong hoàn cảnh bình thường họ không thể

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


21
kể về cái chết của chính mình và họ có thể không bao giờ biết chắc chắn
những nhân vật khác nghĩ hoặc tưởng tượng những gì.
Khiêu là nhân vật “tôi” xuyên suốt từ đầu cho đến cuối tác phẩm -
chứng nhân cho mọi khổ đau và hạnh phúc của mọi người. Là cô gái xinh
đẹp và trưởng thành hơn so với các bạn cùng lứa, Khiêu có những suy nghĩ

chín chắn mang đậm tính triết lý. Bị ám ảnh bởi cái chết của bé Thuyên,
Khiêu nhìn cuộc đời với thái độ dè chừng, mặc cảm đặc biệt là trong mối
quan hệ nam nữ. Quen biết với những hạng đàn ông trong xã hội, Khiêu xây
dựng cho mình chức năng miễn dịch trước những lời cám dỗ. Trái tim cô chỉ
hướng về một người đàn ông. Đó chính là Trần Tại. Tình yêu của anh như
sợi dây nối cánh diều lòng Khiêu, dù bay đi đâu, đến phương trời nào thì
cuối cùng cũng trở về nơi xuất phát. Và cũng vì tình yêu mấy chục năm bị đè
nén mà Khiêu luôn sống trong dằn vặt, thổn thức, ngay cả khi có những giây
phút riêng tư bên người đàn ông khác (Mark), Khiêu vẫn không nguôi gọi
tên Trần Tại. Bởi vậy cách duy nhất để nhân vật này cởi mở lòng mình
đó là độc thoại nội tâm, như hai người nói chuyện với nhau nhưng là
“hai trong một”.
Có thể thấy rằng, hình thức ngôi thứ nhất ở trong Những người đàn
bà tắm xuất hiện đa dạng bằng các phương thức: điện tín, độc thoại, tự
truyện… Giận mẹ ngoại tình, Khiêu đã viết thư cho bố vạch tội mẹ với nỗi
lòng đau khổ, phẫn uất nhưng rủi thay (hay là may mắn) bức thư đó bị trả lại.
Giả sử, chỉ là giả sử thôi, bức thư đó đến tay Doãn Xích Tầm thì không biết
cuộc sống của gia đình Khiêu sẽ ra sao. Mặc dù trên văn bản, Khiêu chỉ viết
thư cho bố một lần (bị thất bại) nhưng chắc chắn, Khiêu đã rất nhiều lần gửi
thư cho bố kể về cuộc sống tự lập ở nhà. Khiêu xem bố như chỗ dựa tinh
thần, như người bạn để sẻ chia và chỉ có bố mới ngăn được mẹ đến với người
đàn ông khác. Một bức thư dài, lời lẽ lẫn lộn những ngôn từ trách móc, ấm
ức “không thể chịu đựng được”, “vạch trần”. Bức thư như một bản tố cáo
đẫm nước mắt đối với Chương Vũ “Con phải vạch trần mẹ để bố biết. Từ
ngày mẹ về nhà không chịu chăm sóc các con Mẹ nói đan áo len cho con và
em nhưng mẹ lại đan áo cho bác sĩ Đường có bao nhiêu thời gian, mẹ đều
dành cho ông ấy, con thật không hiểu ra sao nữa! Bố đọc xong thư này hãy
về với chúng con, con không thể chịu đựng được nữa rồi” [5, 98].

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng



22
Tình cảm của Phương Kăng đối với Tiểu Khiêu cũng như thế, hoàn
toàn qua thư từ. Và chúng ta cũng chỉ biết được cốt cách, quan niệm, đời tư
của hai con người đang yêu qua 68 bức thư mà anh ta gửi cô. Mở đầu bằng lá
thư khởi điểm cho một tình yêu và kết thúc cũng là những dòng chữ “không
còn gì vương vấn” giữa Khiêu và Phương Kăng. Đây là một trong những
biểu hiện của lối kết cấu đóng. Tuy nhiên nó chưa đủ sức mạnh để cuốn trôi
cuộc đời nhân vật. Hình thức thư chỉ đánh lừa độc giả về mặt rút gọn thời
gian, về một kiểu tiểu thuyết tình cảm thông thường trên văn bản tác phẩm.
Vì thế, nếu xem xét thư tín trên góc độ kết cấu tác phẩm ta sẽ không thấy có
gì đặc biệt, bởi mọi dụng công nghệ thuật của Thiết Ngưng ở hình thức thư
tín này giành cả cho mục đích thể hiện cái “tôi” nhân vật.
Tìm hiểu Những người đàn bà tắm nhận thấy rằng, nhân vật luôn tự
nói với bản thân, tự ngẫm nghĩ về những “màu sắc‟‟, “âm thanh” của cuộc
sống. Đó là dấu hiệu tự truyện hết sức quan trọng thường xuất hiện trong trần
thuật ngôi thứ nhất. Chẳng hạn khi thấy Mạnh Do Do nói về cách mạng với
thái độ hồn nhiên, trẻ thơ, Khiêu thầm nghĩ “Do Do ơi, đằng ấy thông minh
và đáng yêu quá!”, hay khi thấy Phi tự nhận mình hạnh phúc như những
diễn viên trên màn ảnh, Khiêu ngỡ ngàng, lạ lẫm “Mình đã sống như trên
phim ảnh rồi, thật là to gan, ngang tàng, trên đời này không có gì làm
Đường Phi phải sợ. Những người con gái có người yêu, phải chăng đều
ngang tàng, bất chấp tất cả như Đường Phi?” [5, 144]. Ngay cả khi có
những giây phút rạo rực bên Mark ở xứ người, Khiêu vẫn không thôi chất
vấn bản thân “Mark không hiểu, làm sao anh có thể hiểu được. Tất cả của tôi
làm sao anh hiểu nổi”.
Đôi khi giữa ngôi thứ nhất và ngôi ba chỉ là ranh giới hết sức mong
manh. Nhưng xét theo kết cấu tâm lý của nhân vật thì có thể hiểu rằng, đây
là những thắc mắc, những nghi vấn mà nhân vật đã đặt ra cho mình “Quá

mức giữ gìn có trở thành tàn nhẫn vô nhân đạo không? Khiêu cần được bù
đắp, có quyền được bù đắp, bù đắp không phân biệt phải trái trắng đen,
thoát khỏi những toan tính bản thân, nắm lấy không gian, không gian có thể
cho mình tự do, có thể chú ý đến mình. Ở đâu? Ở đây, ở xứ người, ở mảnh
đất xứ người. Ở nước khác, ở đất nước người mới tìm thấy không gian của
mình. Lẽ nào kết luận này không chút vô lý sao?” [5, 328] .

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


23
Không chỉ đa dạng bằng các phương thức mà người kể chuyện còn
xuất hiện ở những nhân vật khác nhau. Khi “tôi” là Khiêu, khi “tôi” là Trần
Tại, khi “tôi” là Phàm, khi “tôi” là Phi…
Phàm là nhân vật trốn chạy với nỗi cô đơn không thể ngỏ cùng ai. Cô
ghen ghét, hằn học với tất cả mọi người nhất là với Khiêu. Phàm không bao
giờ chịu thua kém chị mình. Khi Phàm nói chuyện với Mark bằng tiếng Anh
qua điện thoại theo lời giới thiệu của Khiêu, giây phút đó, trong suy nghĩ của
Phàm xuất hiện niềm kiêu hãnh vì đã cách ly được chị mình với Mark “Ôi!
Mark, tại sao anh lại biết nói tiếng Trung Quốc, đừng mong dùng tiếng
Trung Quốc để nói “tôi yêu em” với chị Khiêu nhé!” [5, 322].
Một điều dễ nhận thấy rằng, ngôi thứ nhất trong tác phẩm không chỉ
xuất hiện với những suy tư buồn bã, âu lo với Khiêu, Trần Tại, Phàm mà còn
rất ngang tàng, mạnh mẽ với Phi. Phi đã từng mạnh mẽ tuyên bố “Tớ chết sẽ
không lay động bất cứ tâm hồn một ai, tớ không chết, cần phải sống cho đến
phút cuối cùng” [5, 378]. Ngay cả khi mang trong mình căn bệnh vô
phương cứu chữa, Phi vẫn bất cần, thản nhiên “Tớ không sợ bệnh tình dục
nên cũng chẳng phải giấu giếm làm gì, cứ đàng hoàng đi chữa…Ở những
nơi như thế, tớ vẫn tỏ ra khác người, tớ khác người vì tớ đâu sợ khi nói về
bệnh tình dục. Tớ còn mong rằng, bệnh đe dọa con người như vậy, thì cứ để

tớ sống như bệnh, để tớ sống như bệnh…không, sống như bệnh có lẽ không
thực, mà nên nói rằng tớ là bệnh, tớ là bệnh hoạn!” [5, 370,371].
Dựa trên cái cớ là những ký ức của nhân vật, Thiết Ngưng đã dẫn dắt
câu chuyện, làm cho mạch trần thuật cứ thế tuôn chảy theo dòng ý thức của
nhân vật. Nhờ có sự hồi tưởng về ký ức, sự đảo lộn và “nhảy cóc” của thời
gian mà các sự kiện cách xa nhau hàng mấy chục năm có thể ồ ạt hiện về
trong hiện tại. Những người đàn bà tắm là một tiểu thuyết tâm lý tiêu biểu
với lối kết cấu dòng ý thức. Kết cấu tâm lý đã mở rộng khả năng đưa các
nhân vật vào trong tác phẩm với vai trò là người trần thuật. Nói cách khác,
trong tác phẩm, Thiết Ngưng đã để các nhân vật tự sự (người trần thuật là
nhân vật trong tác phẩm). Những nhân vật này, đặc biệt là Doãn Tiểu Khiêu
– nhân vật chính – đã thuật lại những sự kiện, tình huống mà bản thân mình
đã trải qua, phần lớn sử dụng ngôi nhân xưng thứ nhất và thường xuyên sử
dụng các hình thức như tự truyện, đối thoại, độc thoại nội tâm, thư tín, điện

Nghệ thuật tự sự trong Những người đàn bà tắm của Thiết Ngưng


24
tín. Trong Những người đàn bà tắm, Thiết Ngưng không chỉ trao vai trò kể
chuyện cho nhân vật chính mà còn chia sẻ “niềm hạnh phúc” ấy với hầu hết
các nhân vật khác. Tuy với tần suất khác nhau, nhưng các nhân vật được góp
“tiếng nói riêng” vào sự hoàn chỉnh cho bức tranh của tác phẩm. Sự “hỗ
trợ”của các nhân vật trong quá trình tự sự đã làm cho hình tượng người kể
chuyện trong Những người đàn bà tắm hiện lên sinh động và đa dạng hơn.
Các nhân vật như Khiêu, Phàm, Đường Phi đều được dành một
khoảng thời gian để suy ngẫm về cuộc sống, con đường mình lựa chọn. Đặc
biệt trích đoạn tự truyện giữa Khiêu và Trần Tại là minh chứng thuyết phục
nhất để khẳng định Những người đàn bà tắm được trần thuật ở ngôi thứ
nhất (thông qua hình thức tự truyện, nhân vật trực tiếp xưng “tôi” để kể về

những trải nghiệm của mình). Tuy không được thể hiện thông qua hình thức
thư nhưng nội dung của những lời thổ lộ ấy như là một bức thư. Nhân vật
xưng “tôi” và hướng đến đối tượng tiếp nhận là một nhân vật mà mình nói
đến.
Đoạn tự truyện này tập trung nhất ở chương hai (Thời của những cái
gối). Đây là một cuộc đối thoại ngầm và bằng phương thức tự truyện. Qua
phương thức này, câu chuyện của nhân vật mới được hé lộ. Chuyện tình giữa
Khiêu và Trần Tại là câu chuyện đẫm nước mắt. Yêu nhau trong suy nghĩ,
trong giấc mơ và hơn thế cũng chỉ qua ánh mắt nhưng dường như họ sinh ra
là để cho nhau. Lời tự bạch của Doãn Tiểu Khiêu (trang102) và Trần Tại
(trang 107) ở hai thời điểm khác nhau nhưng có thể xâu chuỗi lại thành một
cuộc đối thoại đầy đặn, súc tích bằng cặp phạm trù Tôi – Anh và Tôi - Em

Doãn Tiểu Khiêu

Trần Tại
Tại sao tôi gặp anh toàn vào những
lúc không may nhất? Khi tôi không
muốn gặp ai thì lại phải gặp anh.
Những lúc tươi tỉnh, hãnh diện, vui
vẻ nhất thì anh không có mặt. Tối
hôm ấy tôi đứng bên vỉa hè đấm vào
cái thùng thư quyên rằng người khác
Tại sao những lúc em có điều không
may lại gặp tôi? Khi em không muốn
gặp ai lại gặp tôi? Buổi tối trời nổi
gió hôm đó, tôi đã gặp một cô bé nhỏ
nhắn đứng ôm lấy thùng thư mà
khóc, em khóc không tự giác, lại còn
đấm vào thùng thư, lúc đó tôi chưa

×